Theo Luật Quy hoạch, Quy hoạch tỉnh Kiên Giang được nghiên cứu, xây dựng trên cơ sở tích hợp các nội dung, định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực và các huyện, thành phố có tính tới y
Trang 1ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG
BÁO CÁO TÓM TẮT ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC
của dự án “QUY HOẠCH TỈNH KIÊN GIANG
THỜI KỲ 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050”
Tháng 2 năm 2023
Trang 3MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC HÌNH vi
MỞ ĐẦU 7
TÓM TẮT NỘI DUNG QUY HOẠCH 9
1.1 TÊN CỦA QUY HOẠCH 9
1.2 CƠ QUAN ĐƯỢC GIAO NHIỆM VỤ XÂY DỰNG QUY HOẠCH 9
1.3 MỐI QUAN HỆ CỦA QUY HOẠCH ĐƯỢC ĐỀ XUẤT VỚI CÁC QUY HOẠCH KHÁC CÓ LIÊN QUAN 9
1.3.1 Các Chiến lược, Quy hoạch đã được phê duyệt có liên quan đến Quy hoạch được đề xuất 9
1.3.2 Phân tích mối quan hệ của Quy hoạch với các Chiến lược, Quy hoạch có liên quan 11
1.4 NỘI DUNG CỦA QUY HOẠCH CÓ KHẢ NĂNG TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG 13
1.4.1 Quan điểm, mục tiêu của Quy hoạch 13
1.4.2 Phương án của Quy hoạch được lựa chọn 18
1.4.3 Định hướng phát triển các ngành quan trọng của tỉnh 18
1.4.4 Định hướng phát triển các khu vực có vai trò động lực 23
1.4.5 Phương án tổ chức không gian phát triển nông nghiệp 25
1.4.6 Phương án phát triển hệ thống đô thị, nông thôn 28
1.4.7 Phương án phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề 30
1.4.8 Phương án phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng 31
PHẠM VI ĐÁNH GIÁ MÔI TRỪỜNG CHIẾN LƯỢC VÀ THÀNH PHẦN MÔI TRỪỜNG, DI SẢN THIÊN NHIÊN CÓ KHẢ NĂNG BỊ TÁC ĐỘNG BỞI QUY HOẠCH 35
2.1 PHẠM VI KHÔNG GIAN VÀ THỜI KỲ CỦA QUY HOẠCH 35
2.1.1 Phạm vi không gian 35
2.1.2 Phạm vi thời gian 35
2.2 HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG 35
2.3 TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI 36
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA QUY HOẠCH ĐẾN MÔI TRƯỜNG 37
3.1 NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CHÍNH 37
Trang 43.2 ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO XU HƯỚNG CỦA CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CHÍNH
TRONG TRƯỜNG HỢP KHÔNG THỰC HIỆN QUY HOẠCH 37
3.2.1 Đánh giá, dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính 37
3.2.2 Tác động của biến đổi khí hậu đến các vấn đề môi trường chính 41
3.3 ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO XU HƯỚNG CỦA CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRONG TRƯỜNG HỢP THỰC HIỆN QUY HOẠCH 43
3.3.1 Đánh giá, dự báo tác động tích cực và tiêu cực của Quy hoạch đến môi trường 43
3.3.2 Đánh giá, dự báo xu hướng các vấn đề môi trường chính 51
3.3.3 Đánh giá, dự báo xu hướng tác động của biến đổi khí hậu trong việc thực hiện Quy hoạch 55
GIẢI PHÁP DUY TRÌ XU HƯỚNG TÍCH CỰC, GIẢM THIỂU XU HƯỚNG TIÊU CỰC CỦA CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CHÍNH 58
4.1 CÁC GIẢI PHÁP DUY TRÌ XU HƯỚNG TÍCH CỰC, HẠN CHẾ, GIẢM THIỂU XU HƯỚNG TIÊU CỰC TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH 58
4.1.1 Giải pháp về cơ chế, chính sách pháp luật 58
4.1.2 Các giải pháp về tổ chức, quản lý 58
4.1.3 Các giải pháp về công nghệ, kỹ thuật 59
4.1.4 Các giải pháp giảm nhẹ, thích ứng với biến đổi khí hậu 60
4.2 ĐỊNH HƯỚNG VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH 62
4.2.1 Định hướng áp dụng công cụ quản lý môi trường của Quy hoạch 62
4.2.2 Định hướng phân vùng môi trường 63
4.2.3 Định hướng thực hiện đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư được đề xuất trong Quy hoạch 66
4.3 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUY HOẠCH 68
4.3.1 Quản lý môi trường 68
4.3.2 Giám sát môi trường 68
THAM VẤN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC 71
5.1 THỰC HIỆN THAM VẤN 71
5.1.1 Mục tiêu của tham vấn 71
5.1.2 Nội dung tham vấn, các đối tượng được lựa chọn tham vấn và căn cứ để lựa chọn các đối tượng này 71
5.1.3 Mô tả quá trình tham vấn, cách thức tham vấn trong quá trình thực hiện đánh giá môi trường chiến lược 73
5.2 KẾT QUẢ THAM VẤN 75
5.2.1 Các ý kiến đóng góp chính 76
Trang 55.2.2 Tiếp thu ý kiến đóng góp 77
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 78
1 VỀ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 78
2 KẾT LUẬN 82
2.1 Kết luận chung về sự phù hợp của quan điểm, mục tiêu quy hoạch với quan điểm, mục tiêu, chính sách về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững 82 2.2 Kết luận chung về kết quả dự báo xu hướng tích cực và tiêu cực của các vấn đề môi trường chính 82
3 VỀ HIỆU QUẢ CỦA ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC 84
3.1 Các đề xuất, kiến nghị từ quá trình ĐMC để điều chỉnh các nội dung của Quy hoạch 84
3.2 Các nội dung Quy hoạch đã được điều chỉnh 86
3.3 Các vấn đề còn chưa có sự thống nhất giữa yêu cầu phát triển và bảo vệ môi trường 86
4 NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH VÀ KIẾN NGHỊ HƯỚNG XỬ LÝ 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
Trang 6HĐND : Hội đồng nhân dân
VHTT : Văn hoá, thể thao VLXD : Vật liệu xây dựng
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Quy mô nền kinh tế và nhu cầu vốn đầu tư theo kịch bản cơ sở 18
Bảng 1.2 Mục tiêu chi tiết ngành thương mại – dịch vụ 19
Bảng 1.3 Mục tiêu ngành nông – lâm – thủy sản đến năm 2030 19
Bảng 1.4 Mục tiêu ngành công nghiệp đến năm 2050 20
Bảng 1.5 Quy hoạch các KCN tỉnh Kiên Giang đến năm 2030 30
Bảng 1.6 Quy hoạch các CCN tỉnh Kiên Giang đến năm 2030 30
Bảng 3.1 Danh mục các vấn đề môi trường chính của Quy hoạch 37
Bảng 3.2 Dự báo lượng nước thải sinh hoạt phát sinh tại khu vực đô thị trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2050 38
Bảng 3.3 Lưu lượng nước cấp và nước thải công nghiệp dự báo giai đoạn 2030-2050 38
Bảng 3.4 Lưu lượng nước thải từ chăn nuôi dự báo giai đoạn 2030-2050 38
Bảng 3.5 Dự báo khối lượng chất thải rắn phát sinh từ các ngành, lĩnh vực 39
Bảng 3.6 Tác động của BĐKH đến ĐDSH 42
Bảng 3.7 Xác định tiềm năng ảnh hưởng đến môi trường của định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực trong quy hoạch 44
Bảng 3.8 Dự báo tải lượng chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt sau xử lý theo các kịch bản 51
Bảng 3.9 Thống kê tình hình phát sinh chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021 - 2030 (tấn/ngày) 52
Bảng 3.10 Tổng tải lượng các chất ô nhiễm không khí theo các kịch bản 54
Bảng 3.11 Tổng hợp kết quả tính toán tiềm năng phát sinh KNK (nghìn tấnCO2/năm) theo các lĩnh vực khi thực hiện Quy hoạch 55
Bảng 4.1 Những khía cạnh môi trường cần được chú trọng trong quá trình lập ĐTM 66 Bảng 5.1.Bảng tổng hợp thể hiện các vấn đề cần lưu ý về bảo vệ môi trường 78
Trang 8DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1 Dự báo tiềm năng phát sinh khí nhà kính giai đoạn 2021 – 2050 56
Trang 9MỞ ĐẦU
Thực hiện Luật Quy hoạch và Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 05/02/2018 của Chính phủ
về triển khai thi hành Luật Quy hoạch, Nghị định 37/2019/NĐ-CP của Chính phủ, UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức lập Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 Theo Luật Quy hoạch, Quy hoạch tỉnh Kiên Giang được nghiên cứu, xây dựng trên cơ sở tích hợp các nội dung, định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực và các huyện, thành phố có tính tới yếu tố liên vùng và hội nhập kinh tế quốc tế
Một số chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước đang được nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện như: Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế
- xã hội thời kỳ 2021-2030, các quy hoạch được xây dựng mới theo Luật Quy hoạch (quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng) sẽ có tác động trực tiếp đến định hướng phát triển của tỉnh Kiên Giang trong những năm tới Mặt khác, theo yêu cầu của Luật Quy hoạch, việc xây dựng Quy hoạch tỉnh Kiên Giang là để cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng ở cấp tỉnh về không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, hệ thống đô thị và phân bố dân cư nông thôn, kết cấu hạ tầng, phân
bổ đất đai, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường
Dự báo bối cảnh quốc tế những năm tới: (i) Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tiếp tục được đẩy mạnh tuy có gặp nhiều trở ngại, thách thức; sự điều chỉnh chính sách, quan hệ đối ngoại của các nước lớn trong khu vực và trên thế giới diễn biến khó lường (ii) Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo ngày càng trở thành nhân tố quyết định đối với năng lực cạnh tranh của mỗi quốc gia Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn biến rất nhanh, tác động sâu rộng, đa chiều đến chính trị, kinh tế, xã hội toàn cầu Kinh tế số
sẽ làm thay đổi phương thức quản lý nhà nước, mô hình sản xuất kinh doanh, tiêu dùng
và đời sống văn hóa xã hội; chuyển dịch sang năng lượng tái tạo, năng lượng xanh sẽ là
xu thế rõ nét hơn trong thời kỳ tới (iii) Phát triển bền vững trở thành xu thế bao trùm trên thế giới Theo đó, xu thế phát triển các đô thị thông minh, đô thị xanh ngày càng gia tăng (iv) Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, nhất là ASEAN, Trung Quốc và Ấn
Độ có vai trò ngày càng lớn trong nền kinh tế toàn cầu; cạnh tranh giữa các nước trong việc trở thành các trung tâm mạnh ngày càng lớn
Tình hình trong nước: (i) Việt Nam tham gia vào một loạt FTA thế hệ mới, Hiệp định đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), đang triển khai đồng thời đàm phán nhiều hiệp định thương mại tự do lớn (RCEP, Việt Nam - Israel, khối EFTA) là những yếu tố quan trọng thúc đẩy thương mại và đầu tư (ii) Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp và xã hội tăng lên Chất lượng tăng trưởng kinh tế từng bước được cải thiện, cơ cấu kinh tế bước đầu dịch chuyển sang chiều sâu, hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào cho nền kinh tế được cải thiện đáng kể Khu vực tư nhân ngày càng có sự đóng góp lớn hơn vào nền kinh tế Tầng lớp trung lưu gia tăng nhanh; đời sống mọi mặt của người dân không ngừng được cải thiện (iii) Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế có xu hướng chững lại, nguy cơ tụt hậu và rơi vào bẫy thu nhập trung bình của nền kinh tế còn cao Năng lực tiếp cận nền kinh tế số còn hạn chế Quá trình đô thị hóa tiếp tục diễn ra nhanh, tạo sức ép lớn về nhu cầu xây dựng kết cấu
hạ tầng đô thị, việc làm, nhà ở, dịch vụ y tế, giáo dục và xử lý ô nhiễm môi trường đô thị Chênh lệch giàu nghèo và trình độ phát triển giữa một số vùng, miền, địa phương
có xu hướng giãn rộng Già hóa dân số tăng nhanh dẫn đến áp lực lên hệ thống an sinh
Trang 10xã hội và tác động đến tăng trưởng kinh tế Biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng nhanh, khốc liệt và khó lường, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và cuộc sống người dân
Trong bối cảnh 10 năm tới và xa hơn, Kiên Giang có nhu cầu và triển vọng phát triển ở một số ngành, lĩnh vực: (i) Phát triển mạnh mẽ ngành du lịch mà trọng tâm là xây dựng Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng chất lượng cao; (ii) Phát triển đô thị Rạch Giá, Hà Tiên và Phú Quốc trở thành đô thị văn minh, giàu đẹp trong vùng đồng bằng sông Cửu Long; (iii) Phát triển đồng bộ, hiện đại cơ sở hạ tầng (nhất là hạ tầng vận tải đường bộ, đường biển và đường hàng không) trở thành 1 trong những trung tâm kết nối giữa thành phố Hồ Chính Minh với các nước trong khu vực; (iv) Tái cơ cấu nâng cao chất lượng, tạo giá trị gia tăng cao trong các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến và dịch vụ; (v) Cải cách thể chế, nâng cao mức sống vật chất và tinh thần cho người dân; (vi) Bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học Đồng thời có những giải pháp hiệu quả (giải pháp công trình và phi công trình) thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng Góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng, phát triển bền vững
Thời kỳ 2011-2020, các quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 và Điều chỉnh QH nói trên là cơ sở để tỉnh chỉ đạo, điều hành phát triển KT-
XH trên địa bàn tỉnh Hơn nữa, qua rà soát, đánh giá thực hiện các quy hoạch thời kỳ trước, cho thấy tỉnh cần phải thay đổi, chuyển đổi, kể cả định vị, định hướng lại một cách toàn diện các mục tiêu phát triển KT-XH và bố trí không gian mới cho phù hợp với thế và lực (nội lực) hiện tại của tỉnh, cũng như phù hợp với bối cảnh mới của thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Do vậy, việc nghiên cứu và xây dựng Quy hoạch tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là rất cần thiết theo yêu cầu của hướng tiếp cận mới, cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng trên địa bàn tỉnh, có tầm nhìn dài hạn, nhằm phát huy hiệu quả các lợi thế của tỉnh, làm căn cứ khoa học và thực tiễn cho việc
tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế - xã hội và xây dựng các kế hoạch phát triển 5 năm
và hàng năm, đáp ứng yêu cầu phát triển chung của cả nước, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội để xây dựng Kiên Giang trở thành tỉnh phát triển năng động và có đóng góp ngày càng quan trọng vào sự phát triển chung của vùng và cả nước
Trang 11TÓM TẮT NỘI DUNG QUY HOẠCH
1.1 TÊN CỦA QUY HOẠCH
QUY HOẠCH TỈNH KIÊN GIANG THỜI KỲ 2021 – 2030,
TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
1.2 CƠ QUAN ĐƯỢC GIAO NHIỆM VỤ XÂY DỰNG QUY HOẠCH
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kiên Giang do UBND tỉnh Kiên Giang giao nhiệm vụ chủ trì thực hiện Quy hoạch tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050
− Đại diện: Ông Giang Thanh Khoa Chức vụ: Giám đốc
− Địa chỉ liên hệ: 09 Mậu Thân, Vĩnh Thanh, Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
− Điện thoại: 0297.3862.037, Fax: 0297.3962223, Email: skhdt@kiengiang.gov.vn
1.3 MỐI QUAN HỆ CỦA QUY HOẠCH ĐƯỢC ĐỀ XUẤT VỚI CÁC QUY HOẠCH KHÁC CÓ LIÊN QUAN
1.3.1 Các Chiến lược, Quy hoạch đã được phê duyệt có liên quan đến Quy hoạch được đề xuất
Quy hoạch tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ được thực hiện phù hợp với các chiến lược, quy hoạch Quốc gia và quy hoạch vùng, cũng như đảm bảo được sự thống nhất với các chiến lược, quy hoạch khác của tỉnh Kiên Giang như sau:
− Quy hoạch Quốc gia:
+ Nghị quyết số 39/2021/QH15 ngày 13 tháng 11 năm 2021 của Quốc hội thông qua Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
+ Quy hoạch tổng thể quốc gia: Để triển khai lập Quy hoạch tổng thể quốc gia, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhằm huy động, phân bổ, sử dụng hiệu quả, hợp lý các nguồn lực của quốc gia để phát triển đất nước nhanh và bền vững;
là cơ sở để lập quy hoạch trong hệ thống quy hoạch quốc gia và là căn cứ để xây dựng
kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, kế hoạch đầu tư công 5 năm và hằng năm Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học về quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, các định hướng ưu tiên phát triển trong quy hoạch Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết số 138/NQ-CP ngày 25/10/2022 và đang được hoàn chỉnh để trình Quốc hội xem xét, phê duyệt
+ Quy hoạch sử dụng đất quốc gia: Nghị quyết số 67/NQ-CP ngày 12/5/2020 của Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021-2025 đã được Quốc hội phê duyệt tại Nghị quyết số 39/2021/QH15
Trang 12+ Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030: Quyết định 880/QĐ-TTg ngày 09/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030
+ Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn mới: Quyết định số 294/QĐ-TTg ngày 24/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
+ Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia: Quyết định số 536/QĐ-TTg ngày 17/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Nhiệm vụ lập “Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời
kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”
+ Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học thời kì 2021-2030 tầm nhìn đến 2050: Quyết định
số 174/QĐ-TTg ngày 03/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học thời kì 2021-2030 tầm nhìn đến 2050
+ Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050: Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 10/1/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt nhiệm
vụ lập quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 + Quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý chất thải rắn y tế nguy hại đến năm 2025: Quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 08/2/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý chất thải rắn y tế nguy hại đến năm 2025
+ Quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030: Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
+ Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 + Quyết định số 985a/QĐ-TTg ngày 1/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia về quản lý chất lượng không khí đến năm 2020 tầm nhìn đến 2025
+ Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 7/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt điều chỉnh chiến lược về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến 2025 tầm nhìn đến
2050
+ Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 09 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phân
bổ chỉ tiêu Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 + Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021-2025; Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 287/QĐ-TTg ngày 28 tháng 02 năm 2022
− Quy hoạch vùng: Hiện tại Quy hoạch tổng thể vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời
kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được hoàn thiện và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 287/QĐ-TTg ngày 28/2/2022, cùng với các quy hoạch khác của vùng đã được phê duyệt bao gồm:
+ Quyết định số 245/QĐ-TTg ngày 12/2/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
Trang 13+ Quyết định số 252/QĐ-TTg ngày 13/2/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm
2020, định hướng đến năm 2030
+ Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 15/1/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch xây dựng vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050
+ Quyết định số 2055/QĐ-TTg ngày 23/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
+ Quyết định số 11/2012/QĐ-TTg ngày 10/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
+ Quyết định số 2140/QĐ-TTg ngày 08/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch cấp nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
+ Quyết định số 1101/QĐ-TTg ngày 05/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch cấp nước vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2030
và định hướng đến 2050
+ Quyết định số 280/QĐ-TTg ngày 20/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ về danh mục
Dự án “Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch hỗ trợ cho tăng trưởng toàn diện khu vực tiểu vùng Mekong mở rộng”
+ Quyết định số 639/QĐ-BNN-KH ngày 02/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc phê duyệt Quy hoạch nông nghiệp, nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trong điều kiện biến đổi khí hậu + Quyết định số 1397/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch thủy lợi đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2012 - 2020 và định hướng đến năm 2050 trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng
− Các quy hoạch, phương án phát triển ngành địa phương bao gồm:
+ Quyết định số 388/QĐ-TTg ngày 10/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang đến năm
Trang 14cả nước để xây dựng các quan điểm, mục tiêu, phương án phát triển KT-XH của QH tỉnh Kiên Giang
− Quy hoạch tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 phải phù hợp với Chiến lược phát triển KT-XH của cả nước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quy hoạch tổng thể quốc gia; Quy hoạch sử dụng đất; Quy hoạch ngành quốc gia; các Quy hoạch vùng (vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vùng trọng điểm phía Nam) và các vùng có liên quan
− Quy hoạch phát triển giao thông vận tải (GTVT), quy hoạch nhóm đường bộ, đường thủy có vị trí rất quan trọng cho việc phát triển KT-XH của tỉnh Từ quy hoạch giao thông vùng đã xây dựng và sẽ phát triển trong tương lai, quy hoạch GTVT của tỉnh Kiên Giang sẽ định hướng phát triển ngành phù hợp nhất, tận dụng được nguồn lực tại chỗ, phù hợp với định hướng chung của toàn vùng và mang tính kết nối lưu thông giao thông giữa tỉnh Kiên Giang và giao thông toàn vùng
− Quy hoạch nông nghiệp, nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020
và định hướng đến năm 2030 trong điều kiện biến đổi khí hậu (BĐKH) sẽ dựa trên cơ
sở quy hoạch vùng đã thực hiện, sẽ xác định được lợi thế và hạn chế của tỉnh và những tác động tiềm tàng của BĐKH đến ngành nông nghiệp, nông thôn, trên cơ sở đó sẽ bố trí cây trồng vật nuôi phù hợp với đặc thù của tỉnh Kiên Giang, đảm bảo được các mục tiêu chung của vùng
− Quy hoạch xây dựng vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050: Căn cứ vào mục tiêu và định hướng về cấu trúc không gian vùng, tổ chức phát triển không gian vùng, định hướng phát triển hạ tầng vùng, các chương trình, dự
án đầu tư…, trên cơ sở đó, Quy hoạch tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ xây dựng định hướng phát triển không gian lãnh thổ, hạ tầng kỹ thuật phù hợp với quy hoạch vùng để đạt được mục tiêu tăng tỷ lệ đô thị hóa từ 35% đến 40% với tốc độ tăng bình quân từ 2,4% đến 3,3%/năm, phát triển theo mô hình đa trung tâm với quy mô trung bình trên cơ sở phát triển các vùng sinh thái nông nghiệp đặc trưng, phù hợp với phân vùng phát triển kinh tế và thích ứng với những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nhằm phát triển nền nông nghiệp đa dạng, có trình độ chuyên môn hóa cao trên cơ
sở công nghiệp hóa và thương mại hóa nông nghiệp
− Quy hoạch thuỷ lợi vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2012-2020 và định hướng đến năm 2050: Dựa trên cơ sở quy hoạch vùng đã thực hiện, sẽ xác định được việc hoàn thiện bố trí các công trình thủy lợi trong tỉnh Kiên Giang phù hợp với quy hoạch phát triển của vùng, đảm bảo được các mục tiêu góp phần đảm bảo an toàn dân sinh, sản xuất, cơ sở hạ tầng; Từng bước hoàn thiện hệ thống thủy lợi, chủ động cấp nước, tiêu thoát nước, kiểm soát lũ, kiểm soát mặn ổn định cho khoảng 1,8 triệu ha đất lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long; chủ động nguồn nước đảm bảo lịch thời vụ và quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; đề xuất giải pháp cung cấp nước ngọt, nước mặn ổn định và bền vững; hoàn chỉnh hệ thống đê biển, đê sông, hệ thống cống điều tiết nhằm ngăn mặn, giữ ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp theo hướng gia tăng giá trị và lợi nhuận trên một đơn vị diện tích; khai thác thế mạnh về sản xuất lúa, nuôi trồng thủy sản, trồng và chế biến các loại trái cây đem lại hiệu quả cao; góp phần phục vụ xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống của người dân nhằm ổn định chính trị, bảo đảm an ninh - quốc phòng, trật tự an toàn xã hội trong vùng; chủ động các giải pháp ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, xâm nhập mặn, suy giảm dòng chảy
Trang 15kiệt thượng lưu; đề xuất giải pháp phòng chống xói lở, bồi lắng và bảo vệ nguồn nước, giảm thiểu ô nhiễm môi trường sinh thái
Mối quan hệ giữa QH tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 với các quy hoạch khác
− Quan hệ với các quy hoạch ngành khác: Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển
KT-XH tỉnh Kiên Giang là tài liệu có tính khoa học, sau khi được phê duyệt sẽ mang tính chiến lược chỉ đạo sự phát triển KT-XH, được luận chứng bằng nhiều phương án KT-
XH về phát triển và phân bố lực lượng sản xuất theo không gian có tính đến chuyên môn hóa và phát triển tổng hợp sản xuất của các đơn vị cấp dưới Mặt khác quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh là quy hoạch chuyên ngành nhằm cụ thể hoá quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của tỉnh Do đó, nội dung của Quy hoạch ngành phải được điều chỉnh thống nhất với quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của tỉnh
− Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH hiện nay mang tính chiến lược còn các quy hoạch ngành sẽ giải quyết chi tiết hơn cho ngành mình, cụ thể:
+ Quan hệ với quy hoạch sử dụng đất: Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH là tài liệu mang tính khoa học, sau khi được phê duyệt sẽ mang tính chiến lược chỉ đạo sự phát KT-XH, được luận chứng bằng nhiều phương án KT-XH về phát triển và phân bố lực lượng sản xuất theo không gian có tính đến chuyên môn hoá và phát triển sản xuất tổng hợp của các vùng và các đơn vị cấp dưới Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH là một trong những tài liệu tiền kế hoạch cung cấp căn cứ khoa học cho việc xây dựng các kế hoạch phát triển KT-XH Trong đó, có đề cập đến dự kiến sử dụng đất ở mức độ định hướng đối với mỗi nhiệm vụ chủ yếu Đối tượng của quy hoạch sử dụng đất đai là tài nguyên đất Nhiệm vụ chủ yếu của nó là căn cứ vào yêu cầu của phát triển KT-XH và điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội hiện tại để điều chỉnh cơ cấu và phương hướng sử dụng đất, xây dựng phương án quy hoạch phân phối sử dụng đất thống nhất và hợp lý Như vậy, quy hoạch sử dụng đất là quy hoạch tổng hợp chuyên ngành, cụ thể hoá quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH, những nội dung của quy hoạch sử dụng đất được tích hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
+ Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 08 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm
2020, định hướng đến năm 2030 đã quy hoạch 219 khu bảo tồn được phân hạng: Bảo tồn tự nhiên, vườn quốc gia, bảo vệ cảnh quan, dự trữ thiên nhiên, bảo tồn loài và sinh cảnh, bảo tồn cảnh quan cả ở trên cạn và dưới nước Trên cơ sở này, Kiên Giang định hướng thời gian tới tăng diện tích rừng đặc dụng (rừng bảo tồn thiên nhiên), giảm diện tích rừng phòng hộ, rừng kinh tế
1.4 NỘI DUNG CỦA QUY HOẠCH CÓ KHẢ NĂNG TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG
1.4.1 Quan điểm, mục tiêu của Quy hoạch
Quan điểm phát triển
(1) Quan điểm về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh
Trang 16− Phát triển kinh tế nhanh và bền vững trên cơ sở tập trung nguồn lực để phát triển các ngành, lĩnh vực, tiểu vùng có lợi thế; tận dụng lợi thế về vị trí địa lý trên hành lang kinh
tế phía Nam thuộc tiểu vùng sông Mê Kông để phát triển các liên kết giao thương trong vùng ĐBSCL và phát triển hoạt động kinh tế quốc tế
− Phát triển kinh tế theo hướng gia tăng giá trị các nguồn lực, cải thiện môi trường đầu
tư hấp dẫn và sử dụng cơ chế vượt trội để thu hút các nhà đầu tư có chất lượng, thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao, tận dụng được các cơ hội mới của Cách mạng công nghiệp 4.0
− Phát triển kinh tế phải tôn trọng môi trường sống, khai thác và duy trì các nguồn tài nguyên tự nhiên lâu dài, giữ cân bằng sinh thái, đa dạng sinh học, phát triển mảng xanh
đô thị, tăng cường áp dụng kinh tế tuần hoàn và chủ động thích ứng biến đổi khí hậu, nước biển dâng
− Phát triển kinh tế gắn với mục tiêu nâng cao chất lượng sống của cư dân; thúc đẩy công bằng xã hội, kết hợp việc bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa và lịch sử của Kiên Giang, cải thiện chất lượng an sinh xã hội Đầu tư phát triển hệ thống y tế và giáo dục được xem là khoản đầu tư vào chất lượng sống và vào nguồn nhân lực tương lai của tỉnh, không phụ thuộc lợi nhuận Phát triển toàn diện gắn liền với vai trò của một bộ máy quản lý nhà nước năng động, thân thiện, kỷ luật, hiệu quả, quyết đoán và sáng tạo
− Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới, hải đảo của Tổ quốc; giữ vững an ninh chính trị, trật tự,
an toàn xã hội; chủ động mở rộng các quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế để tạo môi trường thuận lợi cho hợp tác phát triển kinh tế - xã hội
(2) Quan điểm về tổ chức, sắp xếp không gian các hoạt động kinh tế - xã hội
− Tổ chức, sắp xếp không gian các hoạt động kinh tế - xã hội đảm bảo phát huy vị thế chiến lược của tỉnh là trở thành trung tâm kinh tế biển của Quốc gia ở khu vực biển Tây,
ưu tiên phát triển chuỗi đô thị ven biển, hướng biển để kết nối mạnh mẽ các hoạt động kinh tế - xã hội giữa đất liền với trọng tâm là vùng Rạch Giá và vùng Hà Tiên với Phú Quốc; đảm bảo tính có thể mở rộng, có thể liên kết của các không gian phát triển mới với trọng tâm là vùng U Minh Thượng trong tổng thể mối quan hệ liên ngành, liên vùng
− Phân bố không gian các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh đảm bảo tính bình đẳng về cơ hội phát triển cho mọi người dân, các cộng đồng dân tộc, các khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo; đồng thời, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế tự nhiên, văn hóa của các tiểu vùng sinh thái khác nhau, các địa phương nhằm tạo dựng nền tảng phát triển bền vững cho tỉnh
(3) Quan điểm về phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
− Ưu tiên phát triển nhanh hạ tầng giao thông kết nối, chuỗi đô thị hướng biển, hạ tầng của các khu chức năng quan trọng như: khu kinh tế biển, khu kinh tế cửa khẩu, khu cụm công nghiệp, khu thương mại - dịch vụ, khu du lịch và hạ tầng phục vụ chuyển đổi số phù hợp với định hướng tổ chức và khai thác lãnh thổ, tạo ra các không gian phát triển mới với tầm nhìn dài hạn Tập trung đầu tư phát triển đồng bộ tại các khu vực động lực, hành lang kinh tế, những điểm đầu mối (hub) cấp vùng, xuyên biên giới, tạo động lực phát triển đột phá ở những địa bàn có tiềm năng, lợi thế; đồng thời, từng bước mở rộng
Trang 17hạ tầng kết nối giữa các khu vực, bảo đảm sự phát triển hài hòa, cân đối giữa các tiểu vùng trên địa bàn tỉnh
− Sử dụng hiệu quả nguồn đầu tư từ ngân sách địa phương, kết hợp với ngân sách Trung ương để tập trung đầu tư tạo sự kết nối giữa hạ tầng nội tỉnh với hạ tầng của vùng, quốc gia và của tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng Huy động nguồn lực doanh nghiệp và dân
cư tham gia đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
tế biển của Quốc gia; phát triển Phú Quốc thành trung tâm dịch vụ, du lịch sinh thái biển mạnh mang tầm quốc tế; Rạch Giá là thành phố thương mại, dịch vụ xanh; Hà Tiên là
đô thị di sản; Rạch Giá – Hà Tiên - Phú Quốc hình thành tam giác phát triển chính của nền kinh tế đô thị, thương mại dịch vụ hướng biển
2) Đến năm 2025, tỷ trọng khu vực nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 25,9%, công nghiệp
- xây dựng chiếm 21,2% (trong đó, công nghiệp chiếm 14,2%), thương mại - dịch vụ chiếm 48,1% và thuế sản phẩm chiếm 4,8% trong cơ cấu kinh tế tỉnh Đến năm 2030, tỷ trọng khu vực nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 19,1%, công nghiệp - xây dựng chiếm 21,8% (trong đó, công nghiệp chiếm hơn 15,0%), thương mại - dịch vụ chiếm 53,5% và thuế sản phẩm chiếm 5,6% trong cơ cấu kinh tế tỉnh
3) Năm 2025, GRDP bình quân đầu người đạt 77 triệu đồng, tương đương 3.212 USD Năm 2030, GRDP bình quân đầu người đạt 115 triệu đồng, tương đương 4.520 USD, gấp 1,9 lần năm 2020
4) Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân thời kỳ 2021-2030 đạt 8,1%/năm Đến năm 2030 đạt 232 triệu động/lao động
5) Huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 5 năm 2021-2025 đạt 263.129
tỷ đồng, giai đoạn 2026-2030 đạt 448.387 tỷ đồng
Trang 186) Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh tăng bình quân trên 14,5%/năm trong thời
kỳ 2021-2030 Đến năm 2025 đạt khoảng 18.465 tỷ đồng, năm 2030 đạt khoảng 39.000
tỷ đồng
7) Khách du lịch:
− Đến năm 2025, đạt khoảng 10,7 triệu lượt khách, trong đó có 9,8 triệu lượt khách nội địa và 0,9 triệu lượt khách quốc tế
− Đến năm 2030 đạt khoảng 23,7 triệu lượt khách, bao gồm 22 triệu lượt khách nội địa
và 1,7 triệu lượt khách quốc tế
(b) Về văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế
8) Tốc độ tăng dân số thời kỳ 2021-2030 đạt 0,65%/năm
9) Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 0,2%/năm Đến năm 2030 tỷ lệ hộ nghèo đạt dưới 2%
10) Đến năm 2030, tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia phân theo giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông lần lượt đạt 64,5%; 90,7%; 90% Duy trì tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông từ 98,5% trở lên
11) Đến năm 2025, đạt tỷ lệ 10,3 bác sĩ và 33,5 giường bệnh trên 1 vạn dân Đến năm
2030, đạt tỷ lệ 11,9 bác sĩ và 36,4 giường bệnh trên 1 vạn dân; tuổi thọ trung bình của người dân là 75,5 tuổi
(c) Về bảo vệ môi trường
12) Tỷ lệ độ che phủ rừng ổn định ở mức 12%
13) Đến năm 2030, tỷ lệ chất thải rắn thu gom được xử lý đạt 100% đối với chất thải rắn sinh hoạt đô thị, công nghiệp, y tế và 90% chất thải rắn sinh hoạt nông thôn 100% tổng lượng CTR sinh hoạt phát sinh tại các đô thị loại I, II, III, IV, V và 90% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt tại các điểm dân cư nông thôn được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường 100% các đô thị lớn và các khu, cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung; 100% các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt quy chuẩn về môi trường
(d) Về không gian và kết cấu hạ tầng
14) Tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh đạt khoảng 50-55% Tỉnh Kiên Giang có 02 đô thị loại I
là thành phố Rạch Giá, thành phố Phú Quốc, 01 đô thị loại II là thành phố Hà Tiên, 01
đô thị loại III là thị xã Kiên Lương, 10 đô thị loại IV là thị trấn Tân Hiệp, Minh Lương, Giồng Riềng, Thứ Ba, Vĩnh Thuận và nâng cấp thị trấn Hòn Đất, Sóc Sơn, Gò Quao, Thứ Mười Một, đô thị Lại Sơn; 20 đô thị loại V
15) Xây dựng cơ bản kết cấu hạ tầng kỹ thuật cho 05 khu công nghiệp; 14 cụm công nghiệp; Khu kinh tế Phú Quốc; Khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên
Trang 1916) Hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng 4 cụm du lịch trọng điểm
17) Về giao thông: Đến năm 2030, xây dựng hoàn chỉnh các trục giao thông đối ngoại; các tuyến đường tỉnh đạt tiêu chuẩn tối thiểu cấp IV; 100% đường huyện được nhựa hóa hoặc BTXM hóa Xây dựng tuyến vòng tránh các khu đô thị trên địa bàn tỉnh, quỹ đất giành cho giao thông đô thị ≥16%
18) Về thủy lợi: Chủ động kiểm soát, đảm bảo cung cấp đủ nước ngọt cho sản xuất nông nghiệp; chủ động cung cấp nước mặn cho nuôi trồng thủy sản; kiểm soát lũ, kiểm soát mặn và các loại hình thiên tai khác
19) Về cấp nước: Đến năm 2030: tỷ lệ dân cư đô thị được sử dụng nước sạch đạt 100%; tỷ lệ dân cư nông thôn tập trung được sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước vùng liên tỉnh, cấp nước đô thị đạt 35%; tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch bình quân đạt dưới 12%
98-(e) Về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội
20) Bảo đảm quốc phòng, an ninh ở địa bàn chiến lược, biên giới, biển, hải đảo góp phần phát triển kinh tế, xã hội vùng dự án; xây dựng, củng cố thế trận khu vực phòng thủ trên đất liền, biển, hải đảo gắn với đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, kết hợp bố trí, sắp xếp, ổn định dân cư trên địa bàn theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương
21) Xây dựng, củng cố tiềm lực quốc phòng trên cơ sở hỗ trợ phát triển sản xuất, hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật, mô hình dịch vụ hai đầu cho người dân; phát triển kinh tế hàng hóa, giúp dân thoát nghèo bền vững; hình thành các mô hình kinh tế thích hợp ở những vùng biển, đảo khó khăn; làm cầu nối giữa đất liền và hải đảo, tổ chức các hoạt động dịch vụ trên biển để giúp dân bám biển sản xuất dài ngày, góp phần tăng cường các hoạt động dân sự trên các vùng biển, hải đảo chiến lược
(2) Mục tiêu phát triển đến năm 2050
Đến năm 2050, Kiên Giang trở thành một trong những nơi cung cấp chất lượng sống cao ở khu vực Tây Nam Bộ, là điểm đến hấp dẫn cho doanh nghiệp và lao động trong lĩnh vực dịch vụ và công nghệ, và là một trung tâm du lịch sinh thái biển đảo hàng đầu với hệ thống đô thị hiện đại tập trung ở các trung tâm hành chính ven biển và các đảo
Trong đó, các bản sắc văn hóa và giá trị lịch sử của Kiên Giang được bảo tồn và thể hiện
rõ nét Quản trị nhà nước tại tỉnh Kiên Giang thân thiện, hiệu quả và sẵn sàng cho các
cơ chế quản lý sáng tạo và đặc thù Người dân sống tại Kiên Giang có thể dễ dàng tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng cao, môi trường giáo dục đào tạo nhân văn, môi trường sống xanh và an toàn Các ngành nghề kinh tế trong tỉnh phát triển hài hòa, bền vững, có chất lượng và giá trị cao Hệ thống kết cấu hạ tầng và đô thị phát triển hiện đại, thông minh, kết nối với các trung tâm kinh tế trong vùng
Rạch Giá trở thành thành phố thương mại dịch vụ xanh, Hà Tiên là thành phố di sản, và Phú Quốc là một trung tâm thương mại dịch vụ và du lịch sinh thái biển đảo đẳng cấp quốc tế
Trang 20Nền kinh tế tỉnh cần dựa vào ba trụ cột chính: Thứ nhất, các nhà đầu tư hàng đầu về du
lịch, thương mại, bất động sản, công nghệ thông tin, công nghiệp và nông nghiệp công
nghệ cao Thứ hai, tầng lớp cư dân có kỹ năng, có tinh thần kinh doanh, và có văn hóa
Thứ ba, bộ máy quản trị địa phương có tính năng động và hiệu quả
Trong quá trình thực hiện mục tiêu tầm nhìn này, tỉnh cần tuân theo bốn nguyên tắc phát triển đó là (i) quản lý nhà nước luôn sẵn sàng cho các tình huống đặc thù và sáng tạo, (ii) đảm bảo phân phối lại từ cực tăng trưởng đến các vùng còn lại, (iii) tăng trưởng phải đảm bảo cải thiện chất lượng sống đồng đều trong từng dự án, và (iv) bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu trong từng chi tiết Bên cạnh đó, có sáu yếu tố hỗ trợ quan trọng trong quá trình phát triển, bao gồm: hạ tầng và kết nối, y tế, giáo dục, xúc tiến đầu
tư, sự tham gia của cộng đồng, và quản lý nhà nước
1.4.2 Phương án của Quy hoạch được lựa chọn
Kết hợp với thực trạng phát triển và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phát triển kinh
tế - xã hội của Kiên Giang trong tương lai, cũng như tính khả thi của mỗi phương án,
phương án 2 (phương án cơ sở) là phương án tăng trưởng và phát triển phù hợp với
tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh bởi đạt được hai mục tiêu chính Với các giả định, kết
quả dự báo một số chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế theo kịch bản cơ sở của tỉnh giai đoạn 2021-2030 trong Bảng dưới đây:
Bảng 1.1 Quy mô nền kinh tế và nhu cầu vốn đầu tư theo kịch bản cơ sở
du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, là một phần quan trọng không thể tách rời trong nền kinh tế biển; Kiên Giang trở thành điểm đến đặc biệt hấp dẫn, cửa ngõ kết nối quan trọng của nền kinh tế du khách, định vị được thương hiệu phát triển bền vững trong khu vực ASEAN Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2030 đạt 10%-
Trang 2112%/năm Đến năm 2050, Kiên Giang sẽ trở thành một điểm đến du lịch biển đảo đặc sắc đẳng cấp quốc tế, với mục tiêu mũi nhọn là phát triển bền vững, phát triển dựa vào cộng đồng và phát huy các giá trị lịch sử văn hoá địa phương
2050, Kiên Giang sẽ trở thành cửa ngõ thương mại quốc tế hướng biển của vùng ĐBSCL
và là trung tâm thương mại hướng du lịch và dịch vụ
Bảng 1.2 Mục tiêu chi tiết ngành thương mại – dịch vụ
Nông – lâm – thủy sản
Trong giai đoạn 2021-2030, giảm sản xuất lúa và tập trung chất lượng để đáp ứng mục tiêu kinh tế nông nghiệp thay vì sản xuất nông nghiệp tập trung vào sản lượng Diện tích trồng lúa từ 382.387 ha giảm xuống 375.000 ha ở những vùng canh tác không hiệu quả
để chuyển đổi sang các mô hình nông nghiệp phù hợp đạt giá trị kinh tế cao Đến năm
2050, tiếp tục duy trì các không gian sản xuất lúa; đồng thời đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch giữ ổn định diện tích đất lúa khoảng 370.000 ha để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu Chuyển một phần diện tích đất lúa, đất trồng cây ăn quả, đất rừng sang các mục đích sử dụng khác để phát triển kinh tế - xã hội; giữ ổn định diện tích rừng phòng hộ, bảo vệ nghiêm diện tích rừng tại các khu vực hạn chế phát triển
Bảng 1.3 Mục tiêu ngành nông – lâm – thủy sản đến năm 2030
Trang 22tế Tập trung ưu tiên phát triển công nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ cao, chế biến/sản xuất nông-lâm-thủy sản, kết nối nông nghiệp và thương mại-dịch vụ, du lịch; công nghiệp cơ khí phục vụ các ngành nông nghiệp và ngư nghiệp; công nghiệp sử dụng nhiều lao động và công nghiệp trình độ cao Hạn chế phát triển các sản phẩm có tác động xấu đến môi trường
Bảng 1.4 Mục tiêu ngành công nghiệp đến năm 2050
Trang 23Stt Các chỉ tiêu Đến năm 2030 Đến năm 2050
Tăng trưởng tổng sản phẩm địa bàn ngành
công nghiệp (GRDP) thời kỳ 2021-2030
(giá so sánh 2010) (%/năm)
6,4 – 9,4
3 Tỷ trọng ngành công nghiệp trong cơ cấu
GRDP tỉnh (theo giá hiện hành) (%) > 15,0
5 Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo trung cấp
nghề, cao đẳng, đại học và sau đại học (%) 20
và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân Y tế chuyên sâu phát triển ngang tầm với các thành phố lớn ở một số chuyên khoa Y tế công lập và y tế tư nhân cùng hỗ trợ phát triển, trong đó y tế công lập luôn giữ vai trò chính , y tế ngoài công lập giữ vai trò cung cấp dịch vụ chất lượng cao Đặc biệt, theo định hướng phát triển du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, Phú Quốc có thể thu hút đầu tư vào các dự án chăm sóc y tế chất lượng cao
(2) Về giáo dục và đào tạo
Đến năm 2030, giáo dục đào tạo có sự chuyển biến căn bản về chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo; coi trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh, của đất nước và tạo đột phá trong chất lượng giáo dục Định hướng đến năm 2050 Kiên Giang trở thành nơi có chất lượng giáo dục toàn diện, cung cấp nội dung kiến thức và kỹ năng cần thiết hướng tới lối sống nhân văn, bền vững, bảo vệ văn hóa và lịch sử, ý thức bảo vệ môi trường Trong đó, học sinh và sinh viên được phát triển khả năng tự học, sáng tạo, có khả năng áp dụng công nghệ mới Giáo viên và giảng viên có chuyên môn giỏi được tăng cường, đồng thời phát triển hiệu quả
hệ thống cơ sở vật chất giáo dục, tăng chuyển đổi số, và thúc đẩy loại hình ngoài công lập Giáo dục Kiên Giang không chỉ đáp ứng nhu cầu của tỉnh mà còn thu hút được người học từ các tỉnh trong ĐBSCL Phát triển liên kết với các trường trong và ngoài
Trang 24nước, đồng thời thu hút các nhà đầu tư giáo dục đến tỉnh cung cấp các dịch vụ giáo dục chất lượng quốc tế
(3) Về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo
Tạo bước chuyển biến cơ bản về tiềm lực khoa học - công nghệ của tỉnh trên các mặt: năng lực và trình độ nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất cho phát triển khoa học - công nghệ, dịch vụ và thông tin khoa học - công nghệ để giải quyết các nhiệm vụ khoa học - công nghệ ở trình độ quốc tế
Tầm nhìn đến 2050, triển khai thực hiện tốt các chương trình và kế hoạch về phát triển khoa học - công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc
tế Huy động tối đa các nguồn lực, nhất là nguồn lực ngoài ngân sách cho đầu tư ứng dụng, cải tiến công nghệ và đổi mới sáng tạo
(4) Về văn hóa thể thao
Phát triển văn hóa, gia đình nhằm phát huy các truyền thống tốt đẹp, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng gia đình tiến bộ, hạnh phúc; nâng cao chất lượng và hiệu quả trong xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị, nông thôn mới Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc, các giá trị văn hóa mang nét đặc trưng của vùng đất Kiên Giang
Tầm nhìn đến năm 2050, hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao đạt chuẩn, đảm bảo nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tập luyện, vui chơi, giải trí của người dân Các thiết chế văn hóa, thể thao trọng điểm của tỉnh đủ tiêu chuẩn đáp ứng biểu diễn các chương trình nghệ thuật chuyên nghiệp, chương trình nghệ thuật, thi đấu đòi hỏi quy mô lớn mang tầm khu vực, quốc gia và quốc tế Các bản sắc văn hóa và giá trị lịch sử của Kiên Giang được bảo tồn và thể hiện rõ nét, song hành với phát triển kinh tế Kiên Giang là điểm đến cho các khách du lịch có nhu cầu thưởng thức văn hóa bản địa
Tầm nhìn đến năm 2050, sinh kế của người dân được đảm bảo, đặc biệt là ở các khu vực vùng sâu, vùng xa, và vùng đồng bào dân tộc thiểu số Các chính sách trợ giúp xã hội nhắm đến đúng đối tượng khiến cho kết quả mục tiêu giảm nghèo được duy trì bền vững, không có hộ tái nghèo Sức khỏe thể chất, tinh thần, và mức sống của người có công được duy trì và đảm bảo ở mức cao Tệ nạn ma túy bị đẩy lùi, số lượng người nghiện
ma túy giảm đáng kể so với giai đoạn trước và không có người tái nghiện Trẻ em được
Trang 25thụ hưởng môi trường giáo dục và phát triển lành mạnh, được bảo vệ khỏi các hành vi xâm hại, lao động sớm và tình trạng lang thang cơ nhỡ
(6) Phương án kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng
Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng - an ninh trong xây dựng và hiện đại hóa kết cấu hạ tầng kinh tế và kết cấu hạ tầng quân sự Hạ tầng kinh tế - xã hội vừa tạo nền móng cho giao lưu phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, vừa phục vụ tốt nhiệm vụ cơ động, bố trí lực lượng và đáp ứng các nhu cầu của lực lượng vũ trang
Kết hợp kinh tế - xã hội với quốc phòng - an ninh trong các hoạt động đối ngoại Chủ trương thực hiện đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại, mở rộng quan hệ kinh tế để đẩy nhanh quá trình phát triển đất nước, đồng thời tăng cường hơn nữa tiềm lực quốc phòng
Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng - an ninh trong các hoạt động quân sự Các hoạt động quân sự không gây cản trở hoặc phá hoại việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội mà còn góp phần thực hiện tốt hơn các mục tiêu kinh tế -
xã hội đã đặt ra Các hoạt động quân sự cần quan tâm đến việc thực hiện tiết kiệm, sử dụng hợp lý các nguồn lực, khai thác có hiệu quả tiềm năng của các cơ sở công nghiệp quốc phòng để tham gia xây dựng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng các khu kinh
tế quốc phòng trên các địa bàn chiến lược ở biên giới, hải đảo Ngoài lực lượng vũ trang, các lực lượng chức năng trực tiếp tham gia chống buôn lậu, chống tệ nạn xã hội, trấn áp bạo loạn, chống tham nhũng… cũng là hình thức kết hợp kinh tế với quốc phòng trong các hoạt động quân sự
1.4.4 Định hướng phát triển các khu vực có vai trò động lực
Phương án phát triển các khu vực có vai trò động lực
(1) Thành phố Rạch Giá
− Phát triển tiềm năng đường bờ biển và không gian biển phía tây, mở ra sự phát triển mạnh mẽ cho kinh tế dịch vụ du lịch của thành phố, dẫn đến phát triển về thương mại, tri thức, văn hóa
− Kết nối trung tâm vùng tỉnh Kiên Giang cũng như các đô thị vệ tinh phát triển trong vùng tỉnh và các khu vực khác trong vùng ĐBSCL
(2) Thành phố Hà Tiên
− Thương mại (đặc biệt là kinh tế biên mậu), dịch vụ, công nghiệp và du lịch sẽ là các động lực phát triển kinh tế lớn nhất của vùng gắn với hệ thống giao thông là các tuyến đường bộ huyết mạch như Quốc lộ 80, Quốc lộ N1, Đường tuần tra biên giới và cảng Bãi Nò để phát triển vận tải biển qua các nước láng giềng và hệ thống giao thông thủy quan trọng kết nối với trung tâm kinh tế TP.HCM tạo nên các hành lang kinh tế quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của cả vùng, tỉnh và vùng ĐBSCL
(3) Thành phố Phú Quốc
Trang 26− Tầm nhìn phát triển thành phố Phú Quốc trở thành trung tâm thương mại dịch vụ và
du lịch sinh thái biển đảo đẳng cấp quốc tế
− Định hướng phát triển Phú Quốc gắn kết với hệ thống đô thị ven biển, đô thị đảo để trở thành một cực phát triển kinh tế biển quan trọng trong không gian biển quốc gia
− Phát triển các đường ống dẫn xăng dầu, khí và nước sinh hoạt để đảm bảo an ninh năng lượng, an ninh quốc phòng và phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội, đời sống của người dân
− Phát triển các dự án giao thông quan trọng
Phát triển các khu kinh tế tỉnh Kiên Giang
(1) Khu kinh tế Phú Quốc
− Thời kỳ 2021-2030, tiếp tục đầu tư phát triển Khu kinh tế Phú Quốc là khu kinh tế ven biển theo Quyết định số 31/2013/QĐ-TTg, ngày 22/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ
về việc thành lập khu kinh tế Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang Khu kinh tế Phú Quốc có quy
mô 58.923ha bao gồm toàn bộ diện tích thành phố Phú Quốc
− Phát triển KKT Phú Quốc trở thành một trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng và dịch vụ chất lượng cao, có sức hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế
(2) Khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên
− Giai đoạn 2021 – 2030 đầu tư, nâng cấp 01 cửa khẩu quốc tế Hà Tiên, 01 cửa khẩu chính Giang Thành, 01 cửa khẩu phụ Nha Sáp Giai đoạn đến năm 2050 đầu tư, nâng cấp: 02 cửa khẩu quốc tế Hà Tiên và Giang Thành, 01 cửa khẩu chính Nha Sáp, 03 cửa khẩu phụ Vàm Rầy, Rạch Gỗ, Chợ Đình
− Khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên, với diện tích 1.600 ha, gồm 05 phường: Pháo Đài, Đông Hồ, Tô Châu, Bình San, Mỹ Đức
− Giai đoạn sau năm 2030, đề xuất Chính phủ thành lập Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Kiên Giang, bao gồm: Khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên (nghiên cứu mở rộng diện tích ra các phường, xã của thành phố Hà Tiên) và Khu kinh tế cửa khẩu Giang Thành (gắn với cửa khẩu quốc tế Giang Thành, cửa khẩu chính Nha Sáp và các cửa khẩu phụ trên địa bàn Giang Thành)
(3) Khu kinh tế ven biển Rạch Giá
− Trong thời kỳ 2021-2030, tỉnh cần tập trung ưu tiên nguồn lực để phát triển hiệu quả các khu kinh tế đã được phê duyệt; đồng thời, chuẩn bị các điều kiện hỗ trợ cần thiết để xây dựng khu kinh tế ven biển Rạch Giá vào giai đoạn sau năm 2030
− Sau năm 2030, tỉnh đề xuất Chính phủ thành lập khu kinh tế ven biển Rạch Giá với hạt nhân là thành phố Rạch Giá, cùng với vùng phụ cận và các huyện Châu Thành, An Minh, An Biên là cần thiết trong định hướng phát triển mạnh về kinh tế biển, trở thành một trung tâm kinh tế biển, khu vực biển Tây, của Quốc gia
Phương án quy hoạch không gian biển Kiên Giang
(1) Không gian vùng biển đảo
Trang 27− Ưu tiên thứ nhất là các khu vực sử dụng với mục đích an ninh quốc phòng Xác định các vùng bảo tồn, bao gồm các đảo và vùng biển xung quanh nó để khoanh vùng định hướng bảo tồn Các khu vực còn lại là các khu vực phát triển các hoạt động kinh tế biển như nuôi biển, khai thác biển, du lịch, hàng hải
(2) Không gian vùng bờ biển
− Du lịch và dịch vụ biển: Tập trung đầu tư hạ tầng cho du lịch, nhất là các vùng du lịch trọng điểm, du lịch biển đảo, ven biển như: Phú Quốc, Kiên Hải, Rạch Giá, Hà Tiên, Kiên Lương; trong đó, xây dựng phát triển Phú Quốc thành trung tâm dịch vụ, du lịch sinh thái biển mạnh mang tầm quốc tế Xây dựng cơ chế, chính sách thuận lợi cho người dân; cơ chế, chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp du lịch
− Công nghiệp, đô thị ven biển: Tập trung phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế, đóng góp nhiều cho tăng trưởng và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế Đẩy mạnh thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển các khu đô thị ven biển
− Kinh tế hàng hải: Phát triển đội tàu vận tải biển, đáp ứng nhu cầu vận tải nội địa, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng vận tải quốc gia; phát triển thêm các tuyến vận tải hành khách ven biển, hải đảo phục vụ hoạt động du lịch Hoàn thành xây dựng các tuyến giao thông kết nối vùng kinh tế biển với các trục giao thông trọng điểm quốc gia và các tỉnh trong vùng biển và ven biển phía Tây
− Nuôi trồng và khai thác hải sản: Tổ chức lập quy hoạch và xây dựng dự án nuôi trồng thủy sản tỉnh Kiên Giang theo hướng nuôi biển, ven biển, quanh các đảo và vùng ven
bờ, gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản vùng biển, đảo; kết hợp mô hình nuôi biển với hoạt động du lịch Thực hiện tái cơ cấu toàn diện khai thác hải sản Tiếp tục hình thành
hệ thống cơ sở hạ tầng thủy sản đồng bộ, gắn kết các ngành công nghiệp
− Năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới: Thúc đẩy đầu tư khai thác điện gió, điện mặt trời và năng lượng tái tạo khác Ưu tiên đầu tư phát triển năng lượng tái tạo Tập trung các ngành kinh tế biển mới nổi như năng lượng tái tạo từ biển, khai thác mỏ dưới đáy biển, công nghệ sinh học biển, an toàn và giám sát hàng hải, dịch vụ và sản phẩm biển công nghệ cao, các ngành kinh tế biển khác
1.4.5 Phương án tổ chức không gian phát triển nông nghiệp
Định hướng tổ chức không gian phát triển vùng sản xuất lúa tập trung
Diện tích sản xuất lúa năm 2020 là 382.387 ha, định hướng đến năm 2050 giảm còn khoảng 375.000 ha, và đến 2050 giữ ổn định ở khoảng 370.000 ha; trong đó, đất chuyên trồng lúa nước đến năm 2030 còn khoảng 265.867 ha và duy trì 260.000-265.000 ha đến năm 2050; đất lúa – tôm tăng từ 85.686 ha năm 2020 lên khoảng 110.719 ha năm 2030
và duy trì đến năm 2050
Định hướng tổ chức không gian phát triển vùng sản xuất màu tập trung
Các cây màu – khoai lang, khoai mỳ - cùng với cây bắp giúp các hộ trồng lúa cải thiện thu nhập, đặc biệt đối với các hộ ở những vùng trồng lúa có đất bị nhiễm phèn ảnh hưởng tới năng suất Chẳng hạn, tại huyện Hòn Đất cây khoai lang được luân canh với cây lúa giúp các hộ cải thiện được kinh tế bên cạnh việc trồng lúa Khoai lang cũng được trồng nhiều ở các huyện khác gồm Kiên Lương, Giồng Riềng và Gò Quao Hai huyện Hòn
Trang 28Đất và Giồng Riềng chiếm khoảng 70% tổng sản lượng của toàn tỉnh Trong giai đoạn 2011- 2020, diện tích khoai lang tại Kiên Giang tăng trưởng đều với tốc độ trung bình đạt khoảng 7%/năm Ngoài ra, so với các tỉnh trong ĐBSCL, năng suất khoai lang của Kiên Giang đứng thứ 2 với mức 22,3 tấn/ha, chỉ đứng sau Đồng Tháp (26,3 tấn/ha) và Vĩnh Long (28,1 tấn/ha) Theo đó diện tích khoai lang được ước tính khoảng 1.995 ha năm 2025 và 2.795 ha năm 2030, với mức sản lượng lần lượt là 44,5 nghìn tấn và 62,3 nghìn tấn
Định hướng tổ chức không gian phát triển vùng sản xuất cây lâu năm tập trung
Theo như báo cáo từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang (2016) thì định hướng đến 2030 như sau:
− Cây khóm: được bố trí diện tích từ 9.000 đến 10.000 ha, chủ yếu ở 02 huyện Châu Thành và Gò Quao
− Cây tiêu: Phát triển ổn định địa bàn trồng tiêu ở Phú Quốc, Hà Tiên, Kiên Lương và
mở rộng diện tích trồng tiêu ở Gò Quao, Giồng Riềng, U Minh Thượng Đến năm 2030, diện tích tiêu đạt 1.200ha và ổn định
− Cây chuối: Có tiềm năng phát triển tạo sinh kế bền vững, thay thế cho cây mía kém hiệu cho vùng đất phèn thuộc vùng đệm UMT Theo đề xuất của Sở NN&PTNT, cây chuối được bố trí tại xã Minh Thuận và An Minh Bắc thuộc huyện UMT với diện tích đến năm 2030 đạt từ 2.500-2.600 ha
− Cây ăn quả: Cải tạo đất vườn tạp ở Phú Quốc và các huyện thuộc vùng TSH Các loại trái cây như xoài, cam, táo, nhãn chủ trồng tại các huyện Gò Quao, U Minh Thượng, và Châu Thành Trong số này thì xoài có diện tích lớn nhất
− Cây dừa: Dừa là cây trồng phổ biến trên đất vườn của ĐBSCL Ở Kiên Giang, dừa phát triển mạnh và chiếm diện tích lớn ở vùng ven biển, ven sông Cái Lớn, Cái Bé và vùng U Minh Thượng
− Cây mía: Thu hẹp diện tích trồng mía còn 2.000ha, chủ yếu ở vùng UMT và TSH phục vụ nguyên liệu cho nhà máy đường
Định hướng tổ chức không gian phát triển khu chăn nuôi tập trung
(1) Chăn nuôi heo
− Quy mô từ 540 nghìn con vào năm 2030 đến 750 nghìn con vào năm 2050, trong đó đàn lợn nái từ 50 đến 52 nghìn con; đàn heo được nuôi trang trại, công nghiệp chiếm trên 40%
− Một số địa phương được đưa vào quy hoạch phát triển đàn heo giai đoạn 2030 và tầm nhìn 2050 như sau: (1) Khu vực TGLX (bao gồm Kiên Lương (5%), Hòn Đất (8%) và Giang Thành (2%); (2) Khu vực TSH (bao gồm Tân Hiệp (30%), Châu Thành (5%), Giồng Riềng (20%) và Gò Quao (15%); (3) Khu vực UMT (bao gồm An Biên (10%) và Vĩnh Thuận (5%)
(2) Chăn nuôi gia cầm
Trang 29Một số địa phương được đưa vào quy hoạch phát triển đàn gia cầm giai đoạn 2030 và tầm nhìn 2050 như sau: (1) Khu vực TSH (bao gồm Tân Hiệp (15%), Châu Thành (8%), Giồng Riềng (40%), và Gò Quao (12%); (2) Khu vực UMT (bao gồm An Biên (10%), Vĩnh Thuận (5%) và U Minh Thượng (3%); (3) Khu vực TGLX (bao gồm Giang Thành (2%) và Kiên Lương (5%)
(3) Nuôi chim yến
Hiện tại Chim yến đã xuất hiện ở 15 huyện/TP thuộc tỉnh Kiên Giang với quy mô 971
hộ dẫn dụ, gây nuôi chim yến, với diện tích vùng là 161.375 m2 , ước tính có 300.000- 400.000 con yến Chim yến không phải là sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh Kiên Giang Tuy nhiên, trong thời gian tới, quy hoạch ngành nuôi chim yến có sản lượng tổ yến đạt từ 30-35 tấn vào năm 2025, từ 35-40 tấn vào năm 2030 và đạt 50 tấn vào năm
2050
Định hướng tổ chức không gian phát triển rừng
Theo như định hướng của tỉnh về cơ cấu: (1) Rừng sản xuất là 6.959 ha (9,4%), rừng phòng hộ 27.137 ha (36,8%) và rừng đặc dụng là 39.585,7 ha (53,7%) và tỷ lệ che phủ đạt 12% Đến năm 2030 đảm bảo diện tích rừng đạt 78.152 ha, và duy trì diện tích này đến 2050 là 77.600 ha Như vậy, trong thời gian tới định hướng tỷ lệ che phủ rừng tại Kiên Giang ổn định 12% và ít thay đổi
Phân bố không gian phát triển các loại rừng:
− (1) Khu bảo vệ cảnh quan Hòn Chông
− (2) Khu bảo tồn loài-sinh cảnh Phú Mỹ
− (3) Vườn Quốc Phú Quốc
− (4) Vườn Quốc gia U Minh Thượng
− (5) Khu bảo tồn biển quốc gia cụm đảo Thổ Chu
− (6) Khu bảo tồn biển Phú Quốc
− (7) Khu dự trữ thiên nhiên đầm Đông Hồ - Tx Hà Tiên
− (8) Khu dự trữ thiên nhiên núi đá vôi Kiên Lương
Định hướng tổ chức không gian phát triển vùng nuôi trồng thủy sản tập trung
(1) Nuôi trồng thủy sản ven bờ
Trang 30− Nuôi tôm: Quy mô diện tích nuôi tôm nước lợ đến năm 2020 khoảng 137.560 ha và đến năm 2030 khoảng 145.440 ha và tầm nhìn 2050 là 145.100 ha
− Nuôi tôm công nghiệp - bán công nghiệp: được bố trí không gian tập trung ở vung các chuyên nuôi tôm nước lợ vùng TGLX (thuộc địa bàn các huyện Giang Thành, thị xã Hà Tiên, Kiên Lương, một ít ở huyện Hòn Đất) và vùng UMT thuộc (huyện An Biên, An Minh và Vĩnh Thuận)
− Tôm - lúa: Phát triển mạnh mô hình tôm - lúa ở vùng UMT và sau năm 2020 đẩy mạnh phát triển ở khu vực phía Nam Quốc lộ 80 từ Rạch Giá đến Ba Hòn - Kiên Lương
− Tôm quảng canh- quảng canh cải tiến: được bố trí ở hầu hết các huyện, nhưng tập trung nhiều nhất là huyện An Minh, Vĩnh Thuận, An Biên
− Nuôi tôm càng xanh: Không gian bố trí thuộc các huyện như Vĩnh Thuận, UMT, An Biên, An Minh và Gò Quao
(2) Nuôi cua
Diện tích nuôi thả cua năm 2021 là 78.680 ha, kế hoạch đến năm 2030 đạt 86.590 ha và tầm nhìn 2050 là 100.000 ha Quy hoạch không gian để phát triển việc nuôi cua trong các mô hình tôm – lúa, thủy sản dưới tán rừng được bố trí ở các huyện như: An Minh,
An Biên, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận, Hòn Đất, Kiên Lương, Giang Thành và TP.Hà Tiên
(3) Nuôi cá và các loài thủy sản khác
Diện tích ước tính năm 2021 là 42.615 ha, định hướng đến năm 2030 là 29.130 ha và tầm nhìn 2050 là 30.000 ha
(4) Nuôi biển
Phân vùng nuôi biển tỉnh Kiên Giang được chia thành 2 vùng: (1) Vùng hải đảo: Bao gồm các huyện đảo Phú Quốc, Kiên Hải, xã đảo Tiên Hải - TP Hà Tiên, các xã đảo Sơn Hải, Hòn Nghệ - huyện Kiên Lương Phát triển nuôi cá lồng bè như: cá mú, cá bớp, cá chim vây vàng, cá chẽm, nuôi thủy sản khác như: tôm hùm xanh, tôm tít, ghẹ, trai ngọc, (2) Vùng ven biển: Bao gồm TP Hà Tiên, các huyện Kiên Lương, Hòn Đất, An Minh, An Biên Phát triển nuôi các đối tượng nhuyễn thể như: sò huyết, sò lông, hến biển, vẹm xanh, hàu
1.4.6 Phương án phát triển hệ thống đô thị, nông thôn
Định hướng phát triển đô thị
Định hướng phát triển các đô thị theo tiêu chí đô thị tăng trưởng xanh, đô thị thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững
Tập trung đầu tư phát triển 6 đô thị động lực: TP Rạch Giá, Phú Quốc, Hà Tiên, TT Thứ Ba (H An Biên), TT Giồng Riềng (H Giồng Riềng)
Trang 31Đô thị trung tâm vùng tỉnh: Xây dựng thành phố Rạch Giá là đô thị loại I, trung tâm vùng tỉnh Kiên Giang và là 1 trong 7 đô thị cấp vùng của vùng ĐBSCL Có vai trò là trung tâm tiểu vùng ven biển tại khu vực phía Tây sông Hậu; trung tâm dịch vụ du lịch, dịch vụ thương mại tầm quốc gia và quốc tế Hướng tới tầm nhìn là Đô thị thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu
Định hướng phát triển các vùng nông thôn
− Các làng xã phát triển theo mô hình nông thôn mới gắn với các đặc thù của từng khu vực trên cơ sở bổ sung hoàn thiện hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và cơ sở sản xuất theo mô hình nông thôn mới theo các tiêu chí riêng của tỉnh Kiên Giang
− Phát triển các hạ tầng kỹ thuật kết nối thuận lợi từ các làng xóm tới các khu vực đô thị và trung tâm dịch vụ
− Bổ sung hoàn chỉnh các công trình hạ tầng xã hội thiết yếu theo các chỉ tiêu chung của tỉnh
− Phát triển các trung tâm dịch vụ, hỗ trợ sản xuất như chuyển giao công nghệ, công tin, đào tạo nghề, tài chính và quảng bá giới thiệu sản phẩm
− Bảo vệ các không gian, cảnh quan, di tích tôn giáo tín ngưỡng và các không gian có giá trị trong vùng nông thôn
− Khắc phục triệt để các vấn đề gây ô nhiễm môi trường
− Đầu tư đồng bộ các cơ sở hạ tầng xã hội thiết yếu, bệnh viện đa khoa, trường dạy nghề, trung tâm thương mại, trung tâm về thông tin, tài chính tại các thị trấn huyện lỵ, đặc biệt là vùng miền có điều kiện thấp so với mức trung bình chung của tỉnh như: huyện U Minh Thượng, Vĩnh Thuận, An Minh, Kiên Hải, Giồng Riềng, Gò Quao, An Biên,
− Tại các trung tâm xã hình thành đầy đủ các công trình hạ tầng xã hội như trường học, trạm y tế, chợ, bưu điện, nhà văn hóa theo tiêu chuẩn quốc gia và quy định riêng của Tỉnh
− Tại các nhóm cụm xã phát triển trường phổ thông trung học, các trung tâm về văn hóa, các trung tâm chuyển giao công nghệ trên cơ sở các quy hoạch chuyên ngành được duyệt
− Khuyến khích bảo tồn không gian kiến trúc truyền thống, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Hướng dẫn thiết kế mẫu nhà ở nông thôn điển hình, xây dựng với mật độ thấp, đáp ứng tiện nghi và sinh hoạt hiện đại, thống nhất về ngôn ngữ kiến trúc, tiến tới mô hình nông thôn hiện đại có đặc trưng riêng, phù họp với điều kiện kinh
tế xã hội của mỗi vùng
− Xã hội hóa phát triển mạng lưới hạ tầng xã hội tại các cụm điểm dân cư, thôn, xóm như nhà văn hóa thôn, thư viện dòng họ, truyền nghề truyền thống
− Phát triển các mô hình nông thôn tự xử lý được các vấn đề môi trường, sử dụng các nguồn năng lượng sạch
− Phát triển các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề mới nhưng phải đảm bảo về môi trường và không ảnh tới cảnh quan trong khu vực nông thôn
− Được phép phát triển các dự án nhà ở, du lịch sinh thái mới kết hợp với cải tạo chỉnh trang làng xóm hiện hữu, nhưng có giới hạn về quy mô
Trang 32− Phát triển và hiện đại hóa giao thông vận tải nông thôn, cải tạo nâng cấp mạng lưới giao thông hiện có
− Bảo vệ nguồn nước cấp cho khu vực nông thôn khỏi ô nhiễm từ các nguồn thải sinh hoạt, chăn nuôi và sản xuất tiểu thủ công nghiệp
− Xây dựng hệ thống thoát nước chung cho khu vực dân cư Khuyến khích xây dựng hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp và giếng tách nước thải tại vị trí miệng xả của hệ thống thoát nước chung để xử lý bằng các phương pháp xử lý tự nhiên: giếng thấm, bãi lọc ngầm
− CTR có thể tái chế sẽ thu gom chuyển đi khu xử lý CTR gần nhất trong các vùng Khuyến khích xử lý và tái sử dụng CTR hữu cơ tại nguồn phát sinh Sử dụng các nghĩa trang theo cụm dân cư làng xóm Khuyến khích sử dụng các nghĩa trang tập trung
− Cải tạo môi trường riêng cho khu vực nông thôn, trong đó xác định các khu vực có vấn đề tồn tại về môi trường và đề xuất các giải pháp cụ thể
− Thực hiện các chương trình giám sát về môi trường để có những điều chỉnh cụ thể trong các hoạt động sản xuất và sinh hoạt, tránh những tác động tiêu cực
− Xử lý triệt để các nguồn ô nhiễm do công nghiệp, sinh hoạt, làng nghề đến môi trường
1.4.7 Phương án phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề
Quy hoạch phát triển khu công nghiệp:
Bảng 1.5 Quy hoạch các KCN tỉnh Kiên Giang đến năm 2030
Đơn vị: ha
Tăng, giảm
1 Khu công nghiệp Thuận Yên Hà Tiên 100 134 34
2 Khu công nghiệp Thạnh Lộc Châu Thành 77 252 175
5 Khu công nghiệp Kiên Lương II Kiên Lương 175 175
Nguồn: Dự thảo Quy hoạch tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, năm 2022
Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp:
Bảng 1.6 Quy hoạch các CCN tỉnh Kiên Giang đến năm 2030
Trang 33STT Cụm công nghiệp Địa điểm
− Đến năm 2050: Cơ bản hoàn thiện mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông
Hạ tầng thông tin và truyền thông
Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số Phát triển ổn định và đi trước một bước hạ tầng thông tin
Trang 34và truyền thông, đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính quyền, đảm bảo hạ tầng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp số, đáp ứng phương thức sống mới, phương thức làm việc mới trong một môi trường số an toàn, rộng khắp Tương tác với người dân nhiều hơn, triển khai xây dựng đô thị thông minh, Chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số, xã hội số, kinh tế số từ cấp thấp nhất là cấp xã
Hạ tầng thủy lợi, cấp thoát nước và môi trường
(1) Phương án kết nối hạ tầng thủy lợi
Dự án thuỷ lợi Cái Lớn và Cái Bé Dự án cấp nước và kiểm soát mặn Cái Lớn - Cái Bé
là một dự án lớn và toàn diện Dự án này bao gồm trong số các hạng mục, một công trình điều tiết lớn ở cửa sông Cái Lớn, âu thuyền, một số cửa cống nhỏ và nạo vét các kênh cấp nước từ sông Hậu từ phía tây Điều này dự kiến sẽ đảm bảo nguồn nước sạch
ở khu vực phía bắc sông Cái Lớn và Cái Bé Trong giai đoạn 2 của dự án, vùng nông nghiệp nước ngọt quanh năm được quy hoạch mở rộng ở phía nam sông Cái Lớn bằng cách xây dựng thêm các cửa cống Giai đoạn 1 của dự án đang được thực hiện và công trình Cái Lớn/Cái Bé đã hoàn thành trên 50%
(2) Phương án kết nối hệ thống cấp nước và thoát nước
(b) Tiêu thoát nước
Việc tiêu thoát nước vùng dự án chủ yếu theo các sông chính và kênh trục Khi chưa có
đê bao và bờ bao thì nước lũ và nước mưa theo các kênh và tràn đồng Trong những năm gần đây các bờ bao và đê bao đã làm cản trở cho việc tiêu thoát nước làm mực nước trong vùng dự án dâng cao Tuy nhiên, các bờ bao này đã góp phần quan trong trong việc đưa hệ số quay vòng đất tăng nhanh và năng suất của cây trồng cũng được đảm bảo
(3) Phương án phát triển các khu xử lý chất thải
Quy hoạch các nhà máy xử lý rác thải mang tính cấp vùng, liên huyện, định hướng quy hoạch các nhà máy xử lý rác thải cụ thể như sau:
− Vùng Tứ giác Long xuyên: là trung tâm kinh tế lớn nhất tỉnh, trải dài từ thành phố Rạch Giá đến thành phố Hà Tiên Vì vậy, định hướng đến năm 2030, quy hoạch 3 nhà máy xử lý rác tại: Khu liên hợp xử lý chất thải rắn huyện Hòn Đất, quy mô 25-45ha; nhà máy xử lý rác huyện Giang Thành, quy mô 10-15ha; và nhà máy xử lý rác huyện Kiên Lương, quy mô 10-18ha;
Trang 35− Vùng Tây Sông Hậu: quy hoạch 1 nhà máy xử lý rác tại huyện Giồng Riềng, quy mô 15-18ha;
− Vùng U Minh Thượng: Quy hoạch 1 nhà máy xử lý rác tại huyện U Minh Thượng, quy mô 10-15ha;
− Vùng Hải đảo: quy hoạch 2 nhà máy xử lý rác tại thành phố Phú Quốc: tại xã Hàm Ninh (10-25ha), xã Cửa Dương (10-25ha)
Phương án phát triển kết cấu hạ tầng xã hội
(1) Hạ tầng giáo dục và đào tạo
− Dự kiến đến năm 2025 sắp xếp lại các trường mầm non, phổ thông trên địa bàn tỉnh theo hướng giảm số lượng các trường tiểu học, trung học cơ sở, tăng các trường mầm non, trường liên cấp tiểu học và trung học cơ sở; trung học cơ sở và trung học phổ thông Đến năm 2025 trên địa bàn tình có khoảng 568 trường
− Tiếp tục phát triển hệ thống trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên
− Các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh được tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện đại Khuyến khích đầu tư xây dựng trường đại học
ở Kiên Giang (tại Rạch Giá) nhằm xây dựng hệ sinh thái công nghệ thông tin
− Giai đoạn 2021 - 2025, quy hoạch hệ thống các trường cao đẳng, trung cấp công lập trên địa bàn tỉnh theo hướng tập trung, tinh gọn, đảm bảo hiệu quả đầu tư và chất lượng đào tạo
− Giai đoạn 2026 - 2030, thực hiện giảm đầu mối, sáp nhập còn 02 trường cao đẳng, 05 trường trung cấp và một số trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện hoạt động hiệu quả
− Đến năm 2050, định hướng sáp nhập còn 01 trường cao đẳng, 02 trường trung cấp, và một số trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện hoạt động có hiệu quả trên địa bàn
(2) Hạ tầng y tế và chăm sóc sức khỏe
Đến năm 2030, hệ thống cơ sở y tế công lập tỉnh Kiên Giang có 09 bệnh viện công lập,
15 trung tâm y tế cấp huyện, 144 trạm y tế cấp xã và các đơn vị y tế dự phòng
(3) Hạ tầng khoa học và công nghệ
Định hướng phát triển khoa học - công nghệ của Kiên Giang giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cũng được tiếp tục xây dựng trên cơ sở của từng tiểu vùng như sau:
− Tiểu vùng Tứ Giác Long Xuyên;
− Tiểu vùng Tây Sông Hậu;
− Tiểu vùng U Minh Thượng;
− Tiểu vùng biển đảo
(4) Hạ tầng văn hóa, thể thao
Trang 36Triển khai thực hiện xây dựng mới các thiết chế văn hóa, thể thao trọng điểm của tỉnh gồm: Quảng trường và tượng đài Bác Hồ tại phường Dương Đông, thành phố Phú Quốc; Trung tâm Triển lãm nghệ thuật và bảo tồn di sản văn hóa tại Công viên văn hóa An Hòa, thành phố Rạch Giá
Phát triển mạng lưới văn hóa, thể thao tại các đô thị, khu dân cư phát triển, trong đó khuyến khích xã hội hóa đầu tư phát triển, trọng tâm tại các khu vực thành phố Rạch Giá – Hà Tiên - Phú Quốc
(5) Hạ tầng du lịch
Trục không gian nội vùng gồm:
− Trục đường bộ TP.Rạch Giá - Hòn Đất - Kiên Lương - Hà Tiên theo Quốc lộ 80 và đường ven biến Hòn Đất – Kiên Lương; TP Rạch Giá - An Biên - Vĩnh Thuận - U Minh Thương theo Quốc lộ 63; TP Rạch Giá - Giồng Riềng - Gò Quao theo Quốc lộ 61
− Trục đường thủy TP Rạch Giá - Phú Quốc; Hà Tiên - Phú Quốc; Kiên Lương - Phú Quốc; TP Rạch Giá - Kiên Hải; kênh Rạch Giá – Hà Tiên tại vị trí ngã ba giao với cầu Cái Tre, kênh Nông trường, kênh Vĩnh Tế
− Trục đường không sân bay Rạch Giá - Phú Quốc
Định hướng cửa khẩu phát triển du lịch:
− Đường biển: Phú Quốc, Rạch Giá, Kiên Lương, Hà Tiên và Kiên Hải
− Đường bộ: Cửa khẩu quốc tế Hà Tiên, Giang Thành
− Đường hàng không: Cửa khẩu hàng không quốc tế Phú Quốc
Định hướng trạm dừng chân ven các tuyến quốc lộ:
− Tắc Cậu (giữa cầu Cái Bé và cầu Cái Lớn)
− Khu vực Rạch Giá – Tân Hiệp
− Khu vực Giồng Riềng – Gò Quao
− Khu vực Hòn Đất - Kiên Lương
Trang 37PHẠM VI ĐÁNH GIÁ MÔI TRỪỜNG CHIẾN LƯỢC VÀ THÀNH PHẦN MÔI TRỪỜNG, DI SẢN THIÊN NHIÊN CÓ KHẢ NĂNG BỊ TÁC ĐỘNG
BỞI QUY HOẠCH
2.1 PHẠM VI KHÔNG GIAN VÀ THỜI KỲ CỦA QUY HOẠCH
2.1.1 Phạm vi không gian
Kiên Giang là một trong 13 tỉnh, thành thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL),
có diện tích tự nhiên là 6.348,78 km2 Về hành chính, tỉnh hiện có 15 đơn vị hành chính với 03 thành phố (Rạch Giá, Phú Quốc và Hà Tiên), 11 huyện đất liền (Kiên Lương, Hòn Đất, Tân Hiệp, Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao, An Biên, An Minh, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận, Giang Thành) và 01 huyện đảo (Kiên Hải) với hơn 140 đảo lớn nhỏ nằm rải rác và xa đất liền Toàn tỉnh có 144 đơn vị hành chính cấp xã, gồm: 18 phường, 11 thị trấn và 115 xã
2.1.2 Phạm vi thời gian
Phạm vi thu thập thông tin 2016 - 2020, thời gian dự báo 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050
2.2 HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
Môi trường không khí: Trong giai đoạn 2016 - 2020 diễn ra xu thế cải thiện chất lượng môi trường không khí đô thị và công nghiệp qua các năm, bởi số lượng chỉ tiêu phân tích vượt quy chuẩn hàng năm giảm từ 4/5 (2016) xuống còn 1/5 (2019) và tổng số thông
số phân tích vượt quy chuẩn hàng năm giảm từ 70/195 (2016) xuống 15/205 (2020) Tính chung cho cả giai đoạn 2016-2020, có tổng số 4/5 chỉ tiêu phân tích vượt quy chuẩn, gồm: độ ồn, tổng bụi, NO2, SO2 Nhìn chung trong giai đoạn 2016 – 2019 chất lượng môi trường không khí trên địa tỉnh có xu hướng được cải thiện rõ rệt, nên tác động đến cảnh quan và hệ sinh thái là không nhiều Chất lượng không khí khu vực đô thị tại năm 2019-2020 được cải thiện, nâng cao và nằm dưới quy chuẩn cho phép
− Môi trường nước mặt lục địa: Từ năm 2016 đến năm 2020 cơ bản diễn ra xu thế suy giảm chất lượng nước mặt, với số lượng chỉ tiêu phân tích vượt quy chuẩn hàng năm đã tăng từ 8/12 (2016) lên 10/12 (2020), tuy tổng số thông số phân tích vượt quy chuẩn hàng năm có giảm đi trong năm 2019 Tuy nhiên, nếu so với các năm 2014-2015, thì có thể nhận thấy chất lượng nước mặt lục địa giai đoạn 2016-2020 tuy có xu thế suy giảm
đi, song ít nhiều vẫn được cải thiện tốt hơn so với các năm 2014-2015 trước đó do trong các năm 2014-2015 có tổng số 11/12-12/12 thông số vượt quy chuẩn, cũng như có tổng
số lượng các thông số vượt quy chuẩn ở mức cao (39,7-49,4%)
− Môi trường nước biển ven bờ: Trong giai đoạn 2016 - 2019 có thể diễn ra xu thế suy giảm chất lượng nước biển ven bờ, bởi số lượng chỉ tiêu phân tích vượt quy chuẩn hàng năm có xu thế tăng từ 4/6 (2016-2018) xuống 6/7 (2020) và tổng số thông số phân tích vượt quy chuẩn hàng năm tăng từ 31/156 (2016) lên 42/182 (2018) Tính chung cho cả giai đoạn 2016-2020, có tổng số 6/7 chỉ tiêu phân tích vượt quy chuẩn, bao gồm: pH,
DO, TSS, NH3, Fe, Coliform
Trang 38− Môi trường nước dưới đất: Trong giai đoạn 2016-2018 sử dụng ổn định 9 chỉ tiêu phân
tích và đến 2019-2020, tăng lên 19, mà lý do là nhằm tăng cường công tác quan trắc,
giám sát và đánh giá về hàm lượng kim loại nặng trong nguồn nước dưới đất Với tổng
số 15 điểm đo quan trắc hàng năm tại 4 vùng quan trắc, tạo nên sự gia tăng từ tổng số
135 thông số (2016-2018) lên 285 thông số (2019) quan trắc thu thập được Năm 2020
bổ sung thêm 1 điểm đo tại huyện Giang Thành, nâng tổng số điểm đo lên 16 và 304
thông số quan trắc Tần suất quan trắc hàng năm là 2 đợt quan trắc/năm và giá trị trung
bình năm là trung bình tính toán của 2 đợt quan trắc/năm
− Môi trường đất: trong giai đoạn 2016 - 2020 đã diễn ra xu thế cải thiện, nâng cao chất
lượng môi trường đất qua các năm, bởi số lượng chỉ tiêu phân tích vượt quy chuẩn hàng
năm giảm từ 1/5 (2016) xuống còn 0/5 (2017-2020) và tổng số thông số phân tích vượt
quy chuẩn hàng năm giảm từ 2/50 (2016) xuống 0/50-55 (2017-2020) Tính chung cho
cả giai đoạn 2016-2020, chỉ có tổng số 1/5 chỉ tiêu phân tích vượt quy chuẩn về hàm
lượng Asen (As) trong năm 2016 Nếu so sánh với nguồn số liệu quan trắc của các năm
2014-2015, thì có thể nhận thấy chất lượng đất trong cả giai đoạn 2014-2020 vừa qua
đều có diễn biến khá ổn định theo xu thế được cải thiện tốt hơn
− Hiện trạng đa dạng sinh học, tài nguyên sinh vật: Theo kết quả“Báo cáo đánh giá định
kỳ 10 năm Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang được UNESCO công nhận”, Khu
dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang có độ đa dạng sinh học cao, với hệ động - thực
vật có 2.407 loài; trong đó, động vật có 913 loài (có 95 loài quý, hiếm và 57 loài đặc
hữu), thực vật có 1.500 loài (có 118 loài quý, hiếm và 60 loài đặc hữu) Hiện nay, đã ghi
nhận thêm 48 loài động vật và 17 loài thực vật, với một số loài đặc hữu quý hiếm như:
thằn lằn ngón Phú Quốc, thằn lằn đá ngươi tròn đuôi trắng, thằn lằn chân ngón Hòn Tre,
rắn lục Hòn Sơn, thu hải đường Bà Tài, lan bầu rượu Kiên Lương,
2.3 TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI
− Về kinh tế: Thời kỳ 2011-2020, kinh tế Kiên Giang tăng trưởng ổn định và quy mô
kinh tế ở mức khá so với cả nước Cơ cấu kinh tế tỉnh chuyển dịch tích cực, phù hợp với
điều kiện thực tế địa phương Tỉnh cũng khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế và huy động
được nhiều nguồn lực cho đầu tư phát triển Năm 2020, Kiên Giang đứng thứ 2 khu vực
ĐBSCL về thu ngân sách và trở thành “điểm sáng” trong bốn tỉnh kinh tế trọng điểm
của khu vực ĐBSCL bao gồm TP Cần Thơ và tỉnh An Giang, Kiên Giang, Cà Mau
Nhìn chung, tổng sản phẩm trên địa bàn – GRDP của tỉnh Kiên Giang có xu hướng tăng
đều qua các năm Cụ thể GRDP (theo giá hiện hành) tăng từ 34.318 tỷ đồng vào năm
2010 lên 96.818 tỷ đồng vào năm 2020, tốc độ tăng trưởng hàng năm (CAGR4 – theo
giá so sánh) trong thời kỳ 2011-2020 đạt 7,2%/năm Mức tăng trưởng khả quan vào năm
2020 cho thấy kinh tế Kiên Giang vẫn tăng trưởng ổn định trước những ảnh hưởng tiêu
cực của đại dịch COVID-19
− Về xã hội: Năm 2010, dân số Kiên Giang là 1.691 nghìn dân, đứng thứ 2 trong vùng
ĐBSCL, sau tỉnh An Giang (2.122 nghìn dân) Giai đoạn 2016-2020: Tỷ lệ hộ nghèo
giảm từ 8,3% xuống còn 1,9%, tương ứng giảm 6,4%, bình quân mỗi năm giảm
1,3%/năm, hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch UBND tỉnh đề ra (chỉ tiêu giảm từ 1 -
1,5%/năm), tỷ lệ hộ cận nghèo giảm từ 4,5% còn 4,2%; 100% hộ nghèo được cấp thẻ
BHYT, hỗ trợ mua thẻ BHYT cho người cận nghèo, người dân sống trên địa bàn các xã
đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số sống tại các xã khó khăn; dân trên xã đảo;
đã thực hiện xây dựng mới 7.487 căn nhà, sửa chữa 744 căn nhà cho hộ nghèo
Trang 39ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA QUY HOẠCH ĐẾN MÔI TRƯỜNG
3.1 NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CHÍNH
Sau khi xem xét, tìm hiểu và tham khảo các Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Kiên Giang các năm từ 2016 - 2020, định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế đề xuất trong quy hoạch Các vấn đề môi trường chính của quy hoạch tỉnh Kiên Giang thời kỳ
2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phân tích đánh giá và sắp sếp theo thứ tự ưu tiên như bảng dưới đây:
Bảng 3.1 Danh mục các vấn đề môi trường chính của Quy hoạch
1 MTC1 Suy giảm tài nguyên và chất lượng nước
2 MTC2 Suy giảm chất lượng môi trường do gia tăng phát sinh chất thải rắn
3 MTC3 Suy giảm hệ sinh thái rừng tự nhiên và đa dạng sinh học
4 MTC4 Suy giảm chất lượng môi trường không khí
5 MTC5 Suy thoái tài nguyên đất
6 MTC6 Biến động môi trường xã hội
3.2 ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO XU HƯỚNG CỦA CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRONG TRƯỜNG HỢP KHÔNG THỰC HIỆN QUY HOẠCH
3.2.1 Đánh giá, dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính
(1) Vấn đề MT1 - Suy giảm tài nguyên và chất lượng nước
(a) Suy giảm nước mặt lục địa nước dưới đất và nước biển ven bờ
Cùng với sự gia tăng dân số, phát triển đô thị sẽ kéo theo gia tăng lượng nước thải sinh hoạt, tuy nhiên hệ thống xử lý nước thải chưa được xây dựng đồng bộ, nước thải sinh hoạt từ các hộ dân hầu hết chưa được xử lý triệt để trước khi xả ra nguồn tiếp nhận Chất thải từ sinh hoạt hằng ngày hầu như đều được thải trực tiếp xuống hệ thống kênh rạch, không qua hệ thống xử lý Chính điều này đã góp phần làm gia tăng ô nhiễm nguồn nước mặt và nước dưới đất tỉnh Kiên Giang Việc chăn nuôi gia súc gia cầm ở hộ gia đình vùng nông thôn còn chưa có ý thức tiết kiệm nguồn nước trong việc vệ sinh, vệ sinh chuồng trại; chưa có hệ thống xử lý chất thải nước thải, phần lớn cho vào ao hồ, bể
tự hoại để thấm vào đất dễ gây ô nhiệm môi trường nước Việc nuôi các bè cá, bè tôm trực tiếp trên các dòng nước mặt sông rạch đã làm ô nhiễm nguồn nước do một số nguyên nhân như thức ăn của cá dư thừa, sự khuấy động nguồn nước, sự cản trở lưu thông dòng mặt Nguồn nước bị nhiễm bẫn, nhiễm các hóa chất và thuốc trừ sâu…
Trong thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, nếu QH tỉnh 2021 không thực hiện, thì hàm lượng COD, BOD5, TSS, sẽ tăng dần theo hàm tuyến tính, vượt giá trị các cột
so sánh trong QCVN08-MT:2015/BTNMT
Trang 40Quá trình khai thác làm vật liệu xây dựng cho các công ty sản xuất xi măng từ Kiên Lương dọc theo QL 80 đến các huyện Hòn Đất, Hà Tiên làm các dãy núi, hang núi đá vôi biến mất kéo theo hàng loạt sinh vật ở vùng núi đá vôi sẽ biến mất, bên cạnh đó trữ lượng nước ngầm cũng có thể bị sụt giảm do núi đá vôi liên quan mật thiết đến tầng nước ngầm Các bãi chôn rác không đạt yêu cầu kỹ thuật, nước rỉ ra từ rác thấm vào mạch nước ngầm hoặc cho chảy tràn trên mặt đất vào kênh rạch Các dòng nước mặt trên sông, kênh rạch còn bị ô nhiễm do xăng dầu của các tàu bè đi lại, hoặc các sự cố vận chuyển khác trên sông, biển Sự phát triển nhanh của ngành công nghiệp, chuyển dịch sang hướng sản xuất tập trung gia tăng năng suất của ngành nông nghiệp, gia tăng dân số và mở rộng đô thị, phát triển du lịch cũng làm gia tăng nhu cầu sử dụng nước Nguồn nước có hạn trong khi nhu cầu sử dụng ngày càng gia tăng sẽ gây nên các áp lực
và suy giảm tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh tương lai
(b) Dự báo tình hình phát sinh nước thải
Nước thải trên địa bàn tỉnh Kiên Giang được phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng chủ yếu là các nguồn như: Nước thải công nghiệp; nước thải chế biến thủy sản; nước thải y tế; nước thải từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; nước thải sinh hoạt của
hộ dân; nước thải từ các khu vực chợ… Tùy theo đặc tính của từng loại nước thải mà mức độ ô nhiễm khác nhau Các nguồn nước thải phát sinh nếu không có biện pháp xử
lý phù hợp và hiệu quả sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng nguồn nước tiếp nhận từ
đó ảnh hưởng chung đến chất lượng môi trường của tỉnh
Bảng 3.2 Dự báo lượng nước thải sinh hoạt phát sinh tại khu vực đô thị trên địa bàn
tỉnh Kiên Giang đến năm 2050
Định mức sử dụng (lít/người/ngày)
Nhu cầu sử dụng (m 3 /ngày)
Lưu lượng nước thải (m 3 /ngày)
Khi các nhà máy không có một hệ thống xử lý nước thải tốt, đạt chuẩn mà xả nước thải
ra ngoài môi trường thì bị ảnh hưởng nặng nề nhất chính là nguồn nước
Bảng 3.3 Lưu lượng nước cấp và nước thải công nghiệp dự báo giai đoạn 2030-2050
Diện tích đất công
nghiệp (ha)
Nhu cầu sử dụng (m 3 /ngày)
Lưu lượng nước thải (m 3 /ngày)
1.032,38 1.882,78 2.014,74 3.674,34 1.032,38 1.882,78 Bảng 3.4 Lưu lượng nước thải từ chăn nuôi dự báo giai đoạn 2030-2050
(con)
Đàn bò (con)
Đàn heo (con)
Gia cầm (nghìn con)
Tổng chất thải phát sinh (m 3 /ngày)