Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 31 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
31
Dung lượng
745,37 KB
Nội dung
VănchươngvàhộihoạViệtNam (Tranh Thiếu nữ - Dương Bích Liên) PGS.TS Phạm Vĩnh Cư Quan hệ qua lại giữa văn học với các loại hình nghệ thuật khác ở ViệtNam là một đề tài nghiên cứu khoa học lớn và liên ngành, đòi hỏi tập trung nhiều lực lượng tinh nhuệ, nhiều học giả hiểu biết sâu rộng vănhoá - nghệ thuật nước ta và thế giới. Trong bài viết ngắn này chúng tôi chỉ sơ bộ đề cập đến tương quan so sánh giữa vănchươngvàhộihọaViệtNam dưới hai góc độ: vị trí của hai loại hình nghệ thuật này trong đời sống xã hội ở những thời đại khác nhau và những cống hiến của chúng cho kho tàng vănhoá nước nhà. Ngoảnh nhìn lại nền văn nghệ cổ truyền của nước ta, người ViệtNam ngày nay, đã quen với quan niệm về sự bình đẳng giữa các loại hình nghệ thuật, không thể không ngạc nhiên về vị trí rất đỗi chênh lệch giữa một bên là vănchươngvà một bên là các ngành nghệ thuật khác. Từ thế kỷ này sang thế kỷ khác, xã hộiViệtNam xưa kia chỉ coi trọng vănchươngvà xem nhẹ mọi nghệ thuật khác. Biết làm thơ, viếtvăn hầu như là điều kiện nhất thiết phải có ở những người thuộc giới «sĩ phu » - tầng lớp được trọng vọng nhất trong xã hội. Từ « văn nhân » vừa có nghĩa là một trí thức nhân văn, vừa có nghĩa người cầm bút. Những sáng tác thơ văn hay của họ được công luận tán tụng và phẩm bình rộng rãi, tên tuổi các tác giả được lưu truyền cho hậu thế để học tập, noi gương. Còn những nghệ nhân hoạt động trong các khu vực nghệ thuật khác thì dù có tài đến đâu (thí dụ như kiến trúc sư Vũ Như Tô trong thế kỷ XVI) vẫn cứ bị xem là thợ. Họ thường không đề tên dưới những tác phẩm của mình và vì thế không được người đời sau biết đến. Nếu chúng ta còn nhớ cái tên Vũ Như Tô và nhà vănViệtNam thời đại mới Nguyễn Huy Tưởng đã có thể viết một bi kịch xuất sắc về ông thì đơn thuần chỉ vì ông đã bị giết cùng với vua Lê Tương Dực trong một cuộc bạo loạn của binh sĩ và dân chúng thành Thăng Long phẫn nộ về những phí tổn quá lớn cho việc xây công trình Cửu trùng đài. Song những ai trong thế kỷ XVIII đã chạm khắc nên những pho tượng Phật và La hán ở chùa Tây Phương giờ đây rất nổi tiếng và được du khách trong ngoài nước ngợi khen, có lẽ mãi mãi chúng ta sẽ không được biết. Giữa những loại hình nghệ thuật cổ truyền ở ViệtNam (chúng tôi chỉ nói đến nghệ thuật của người Việt), hộihọa rõ ràng chiếm vị trí khiêm tốn hơn cả, có thể nói, hầu như vắng mặt. Những gì chúng ta còn giữ được đến nay là một số chân dung lý tưởng hoá thuộc thể loại tranh thờ, một số hình họa trang trí cho những sắc phong và một số cảnh sinh hoạt nông thôn - tất cả đều có giá trị nghệ thuật không cao và đều thuộc những thế kỷ gần đây. Hộihọa cổ ViệtNam (ngoại trừ tranh Đông Hồ và tranh Hàng Trống mà không thể liệt vào hộihọa theo nghĩa chính xác của từ ấy) vắng mặt trong trang trí nội thất của người Việt, kể cả những gia đình khá giả từ đời này đến đời kia chơi đồ cổ, trong đó có tranh cổ. Ngay trong cung điện của các vua nhà Nguyễn ở Huế chúng ta ngày nay cũng chỉ thấy những tranh vẽ trên gương với chất lượng rất trung bình. Vua chúa ViệtNam không khuyến khích và bảo trợ cho hộihọa (trường hợp Trần Nhân Tông (1) là một ngoại lệ rất hiếm hoi). Vào thời buổi thịnh trị nhất của nhà nước phong kiến quân chủ Việt Nam, Lê Thánh Tông lập hội Tao đàn nhị thập bát tú, cổ vũ sáng tác thơ văn trong giới quan lại cung đình, chứ không lập Đồ họa Hàn lâm viện để khích lệ và bồi dưỡng những tài năng trong hội họa. Hệ quả tất yếu là các văn nhân đất Việt thường ưa thích và biết xướng họa thi ca, nhưng chẳng mấy người nắm vững nghệ thuật hộihọa (và cả thư pháp). Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến thuở còn hàn vi hay sau khi đã giũ áo từ quan thường gửi gắm tâm tư của mình vào thơ hoặc tham gia ca hát với các kỹ nữ chứ không cầm cũng chiếc bút lông ấy, dùng cũng mực Tàu ấy vẽ lên cũng những tờ giấy ấy những tranh thủy mặc hay những bức thư pháp. Nước ViệtNam ta không có những Tào Thực, Vương Duy, Tô Đông Pha, Ba Tiêu (Ba Sô) - những nhà thơ lớn đồng thời là những danh họavà thư pháp gia. (2 thiếu nữ đi chợ - Nguyễn Tiến Cung) (Hai cô gái và em bé - Tô Ngọc Vân) Trong một nền vănhoá mà chỉ một nghệ thuật vănchương giữ địa vị độc tôn, bản thân nghệ thuật ấy khó phát triển được phong phú và muôn màu muôn sắc do thiếu cọ sát, tương tác, đua tài thi sức với các nghệ thuật khác. Trong bối cảnh kém trù phú chung như thế, không thể hình thành một nền phê bình văn nghệ, chứ chưa nói đến lý luận và triết học nghệ thuật. Điều này sẽ gây ra nhiều trở ngại khó khắc phục cho những ai ấp ủ kỳ vọng viết lịch sử mỹ học ViệtNam hay lịch sử vănhoáViệtNam nói chung. Tình hình đổi thay hẳn, nếu chúng ta ngoái nhìn sang các nước « đồng văn » với chúng ta : Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên. Ở đấy, trước tiên ở Trung Quốc - trung tâm của thế giới Hán hoá (cinisé), nước láng giềng liền núi liền sông đã ảnh hưởng tạo tác đến toàn bộ vănhoá vật chất và tinh thần của người Việt chúng ta - hộihọa cũng như thư pháp được coi trọng và khuyến khích phát triển không kém văn chương. Như nhiều người biết, ở Trung Quốc, bên cạnh những nhà thơ đại tài được hậu thế tôn là «thi thánh », có những «họa thánh» và «thư thánh» (2) . Thư pháp vàhộihọa là hai chị em ruột sinh hạ hầu như cùng một lúc, trưởng thành trong sự kích thích, tương tác và liên kết với nhau, trong sự quan tâm bảo trợ của nhà nước và xã hội. Nhiều hoàng đế Trung Hoa là những họa sĩ, thư pháp gia, hoặc những nhà sưu tập nghệ thuật trứ danh (3) . Họa viện được thành lập bên cạnh hoàng gia và hoạt động có quy củ từ thế kỷ VIII. Không chỉ thi từ, mà cả thư họa đã sớm trở thành những thú vui tao nhã của giới sĩ phu Trung Hoa, cả những người làm quan cũng như những người tránh xa quan trường. Chính do sự khác biệt giữa nghệ thuật cung đình - quan phương với nghệ thuật của các sĩ phu tự do mà trong lịch sử nghệ thuật Trung Hoa đã hình thành hai dòng hộihọa trường tồn : « Viện thể họa » và « Văn nhân họa » (4) , đối lập song cũng ảnh hưởng, thẩm thấu lẫn nhau, cùng với sự tiếp thụ ảnh hưởng của nghệ thuật phương Tây trong nhiều thế kỷ bảo đảm sự phát triển năng động, giàu thành tựu đa dạng của hộihọavà mỹ thuật Trung Hoa nói chung. Với những khác biệt hiển nhiên nhưng không cơ bản, bức tranh phát triển hộihọavà mỹ thuật ở Nhật Bản cũng hiện ra tương tự. Nơi đây, cũng như ở Trung Quốc, thơ ca, hội họa, thư pháp vừa phát triển đồng hành, vừa liên kết chặt chẽ, đôi khi hợp thành những thể thống nhất không thể tách rời, như ở thể loại saiga (5) . Còn mức độ bắt rễ của chúng vào đời sống hàng ngày, vai trò tác dụng của chúng trong sự giáo dưỡng khiếu thẩm mỹ của người Nhật thì được thể hiện nổi bật, thí dụ, bằng sự hiện diện cái tokonoma (6) trong nội thất của mọi gia đình Nhật Bản. (Chơi ô ăn quan - Nguyễn Phan Chánh) (Dê - Nguyễn Tư Nghiêm) (Hà Nội - Bùi Xuân Phái) (Thiếu nữ - Dương Bích Liên) (Em Thúy - Trần Văn Cẩn) (Cô gái vàhoa sen - Nguyễn Sáng) Sang thời đại mới, trong cuộc gặp gỡ vĩ đại giữa vănhoá phương Đông với phương Tây, hộihọavà mỹ thuật cổ truyền của Trung Quốc và Nhật Bản đã ảnh hưởng tác thành thế nào đến nhiều ngành nghệ thuật Âu - Mỹ thế kỷ XIX-XX, đã làm giàu đến đâu kho tàng chung của nghệ thuật thế giới - về đề tài này đã có nhiều công trình nghiên cứu đáng tin cậy được viết ở nhiều nước và bằng nhiều thứ tiếng (7) . Từ Trung Quốc, Nhật Bản và cả Triều Tiên chuyển sang nghiên cứu mỹ thuật ViệtNam cổ truyền, các học giả phương Tây đầu thế kỷ XX trong các công trình của mình dễ gieo cho người đọc cảm tưởng là ở người Việt không có gien hộihọa (8) . Hạnh phúc thay, những nghi ngờ ấy chỉ trong vài thập niên đã được xua tan bởi những tác phẩm hộihọa được triển lãm ở Hà Nội, Sài Gòn, Paris, Tokyo, Roma của một loạt họa sĩ trẻ, báo hiệu sự ra đời tuy muộn mằn, nhưng gây ấn tượng của một nghệ thuật hộihọaViệtNam đích thực. Tất cả những họa sĩ ấy đều là sinh viên Trường Mỹ thuật Đông Dương - một trường cao đẳng được thành lập năm [...]... khi đó thì văn xuôi nghệ thuật Việt Nam, với Số đỏ, Vang bóng một thời, Sống mòn đã vươn tới chất « cổ điển mới », đầy tính hiện đại Tiến trình hiện đại hoá hãy còn nhen nhóm trong văn học - nghệ thuật nước ta, thì cách mạng tháng Tám thắng lợi Nhìn nhận và so sánh hồi cố vănchươngvà mỹ thuật ViệtNam giai đoạn 1945 1975, trước tiên cần tâm niệm rằng nền vănchươngvà mỹ thuật ấy tồn tại và phát triển... ngoại tại của quá trình nảy nở và sinh trưởng của các nghệ thuật ấy Nếu vănchương ở nước ta, cũng như ở mọi nơi, ra đời và phát triển một cách tự nhiên, cùng với lịch sử ngàn năm của dân tộc và quốc gia, và mọi chuyển biến ở trong nó, hôm qua và hôm nay, đều mang tính tự nhiên và nội tại, thì hộihoạViệtNam khởi thuỷ lại là thành qủa của một sự ươm trồng từ bên ngoài và trong vòng hai thập kỷ nó tăng... tranh hữu thể (figuratif) và vô thể (non-figuratif), chân dung và tự hoạ, phong cảnh thành thị và nông thôn, thủ đô và tỉnh lẻ, miền xuôi và miền ngược, núi non và biển cả, tĩnh vật và khoả thân, cảnh sinh hoạt dân gian và sân khấu chèo Tìm thấy mình trong cảm thức trữ tình và trào phúng (hai chất ấy nhiều khi thẩm thấu nhau ngộ ngĩnh trong hộihoạ của ông) nhiều hơn là trong cảm hứng anh hùng hoá hay... thêm về hộihoạ cổ nước ta, ngoài một câu ngắn gọn " Ở Việt Nam, cho đến thế kỷ XX, hộihoạ không được phát triển" (9) Sau khi bài viết này đã hoàn thành, chúng tôi mới được làm quen với một công trình tiên phong của một nữ học giả Pháp chứa đựng nhiều thông tin và phẩm bình, kiến giải mới mẻ : Corinne de Ménonville La peinture vietnamiene Une aventure entre traditon et modernité (Hội hoạViệtNam Một... tr.105 (19) Hoạ sĩ Dương Bích Liên (1924-1988), mà một số nhà nghiên cứu trong và ngoài nước (bà Corinne de Ménonville) liệt vào "tứ trụ" của hội hoạViệtNam hiện đại, theo chúng tôi, lại không phải là nhân vật như thế, mặc dù ông cũng rất có tài và là một nghệ sĩ có bản lĩnh công dân cao Nguyên nhân là do sự quyến luyến lớn của ông với hộihoạ lãng mạn trước cách mạng và hiện thực xã hội chủ nghĩa... (thời kỳ cổ đại và phong kiến) Nxb Văn hoá-Thông tin, H, 2002, tr.92-102 (Chương Nghệ thuật hộihoạ Lý - Trần) Tác giả công trình này cố gắng chứng minh sự tồn tại trong quá khứ của một nền hộihoạViệtNam phát triển, nhưng từ những thư tịch cổ mà ông trích dẫn chỉ có thể khẳng định rằng xưa kia ở ta có những hoạ công trang trí cung điện của các vua chúa, nhưng trình độ nghệ thuật của những hoạ phẩm của... khai mở cho hội hoạViệtNam những nẻo đường tiến hoá từ cổ truyền lên hiện đại(19) Sự xuất hiện cùng một lúc ba nghệ sĩ cách tân bậc thầy giờ đây được cả xã hộivà nhà nước thừa nhận (20) rõ ràng đã là một sức mạnh văn hoá, một chỗ dựa tinh thần vững chắc cho những hoạ sĩ ViệtNam hôm nay trong những nỗ lực sáng tạo cái mới của họ Hiện nay, trong hơn một công trình khoa học xuất bản ở trong và ngoài... rằng trong nửa thế kỷ qua những thành tựư cao nhất của mỹ thuật ViệtNam tập trung trong lĩnh vực hộihoạ Nếu ta tính đến những cống hiến còn khiêm tốn của vănchươngvà những khó khăn trong sự trưởng thành âm nhạc bác học và cả điện ảnh ở ta, thì có thể nói rằng những thành quả cao nhất của hộihọa cũng là những đỉnh điểm của nghệ thuật ViệtNam từ sau 1945 Rất khó đánh giá đúng đắn cái đương thời, cái... giúp đỡ những họa sĩ trẻ người Việt tìm ra những con đường nhiều hứa hẹn để trong một thời gian lịch sử ngắn sáng tạo nên một nền hộihọa vừa thể hiện sự tiếp nhận nhuần nhuyễn nghệ thuật phương Tây vừa mang đậm dấu ấn dân tộc và khu vực(11) Trong lịch sử nghệ thuật Việt Nam, giai đoạn 1930 - 1945 là buổi đơm hoa kết trái đầu tiên của tiến trình vănhoá Việt Namhội nhập vănhoá thế giới Nó được đánh... độ và công dụng xã hội của hội họaViệtNam hôm nay Thứ nhất, nhiều khách sạn mới, thượng hạng ở nước ta trang trí cho mình một cách có « gu » bằng những họa phẩm nội địa, không cần đến các họa sĩ ngoại quốc Thứ hai, hàng chục họa sĩ ViệtNam trung niên và trẻ tuổi thường xuyên tham gia những triển lãm quốc tế và bán được khá nhiều tranh cho người nước ngoài theo giá không rẻ rúng Tranh Bửu Chỉ Hội . Văn chương và hội hoạ Việt Nam (Tranh Thiếu nữ - Dương Bích Liên) PGS.TS Phạm Vĩnh Cư Quan hệ qua lại giữa văn học với các loại hình nghệ thuật khác ở Việt Nam là một đề. là văn chương và một bên là các ngành nghệ thuật khác. Từ thế kỷ này sang thế kỷ khác, xã hội Việt Nam xưa kia chỉ coi trọng văn chương và xem nhẹ mọi nghệ thuật khác. Biết làm thơ, viết văn. giữa văn chương và hội họa Việt Nam dưới hai góc độ: vị trí của hai loại hình nghệ thuật này trong đời sống xã hội ở những thời đại khác nhau và những cống hiến của chúng cho kho tàng văn hoá