1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Các tác phẩm điện ảnh có chủ đề phật giáo của Im Kwon-Taek pot

11 437 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 201,29 KB

Nội dung

Các tác phẩm điện ảnhchủ đề phật giáo của Im Kwon-Taek (Lược thuật bài diễn giảng của GS. David James (University of Southern California) tại Trường Đại học KHXH và NV TP.HCM ngày 11 tháng 3 năm 2010) ThS. Nguyễn Ngọc Bảo Trâm lược thuật 1. KHÁI QUÁT 1.1. Lịch sử Triều Tiên (Korea) Joseon, triều đại cuối cùng trong lịch sử chế độ phong kiến Triều Tiên, đã phát triển bền vững trong hơn năm thế kỷ ở Triều Tiên (1392-1910), cho đến trước chiến tranh thế giới thứ hai, vẫn hầu như tồn tại biệt lập và khép kín với thế giới phương Tây. Dưới triều đại này, Triều Tiên đã phát triển thành một quốc gia giàu mạnh và nền văn hóa độc đáo. Cho đến cuối thế kỷ XIX, Triều Tiên trở thành mục tiêu cho tham vọng xâm chiếm thuộc địa của cả Nhật Bản và Nga. Từ năm 1910 đến 1945, Triều Tiên bị Nhật Bản xâm chiếm và trở thành một thuộc địa của đế quốc này. Trong giai đoạn này các phong trào yêu nước của Triều Tiên bị Nhật Bản đàn áp dã man. Rất nhiều nhà yêu nước bị cầm tù hoặc bị hành quyết. Về văn hóa, Nhật Bản nỗ lực thực hiện các chính sách phá hủy văn hóa Triều Tiên; về ngôn ngữ, tiếng Hàn bị kìm nén và trở thành ngôn ngữ thứ yếu so với tiếng Nhật. Đến năm 1945 (năm kết thúc Thế chiến thứ 2), Triều Tiên đón nhận sự kiện “một ngày tự do” để rồi sau đó bị chia cắt làm hai miền cho tới ngày nay. Ở miền Nam, Mỹ hỗ trợ cho một chính phủ bao gồm cả những người từng cộng tác với Nhật. Ở miền Bắc, nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành liên minh với những người Cộng sản. Năm 1950, miền Bắc Triều Tiên thực hiện cuộc Nam tiến nhằm thống nhất đất nước. Miền Nam Triều Tiên kháng cự lại với sự giúp đỡ của Mỹ. Chiến tranh Triều Tiên đã diễn ra từ năm 1950 đến 1953, khiến cho Triều Tiên kiệt quệ và trở thành một trong những nơi nghèo nhất thế giới, trong khi lãnh thổ vẫn bị chia cắt. - Hàn Quốc Nam Triều Tiên, tức Hàn Quốc, xây dựng một chế độ tư bản độc tài với những nhà độc tài quân sự được sự ủng hộ của Mỹ. Một trong số đó là Park Chung-Hee, làm tổng thống từ năm 1961 đến 1979. Trong những năm đó, đã diễn ra những cuộc đàn áp tàn bạo đối với tầng lớp lao động, sinh viên và phong trào dân chủ. Tuy nhiên, cũng chính trong thời gian này, kinh tế Hàn Quốc phát triển và tăng trưởng nhanh chóng, đã vươn lên vị trí nền thương mại lớn thứ 12 trên thế giới. Nhưng cũng chính sự phát triển kinh tế và sự hiện đại hóa này đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với văn hóa của Hàn Quốc. Từ năm 1970 đến 1992, là sự xuất hiện của phong trào Minjung (quần chúng) với sự tham gia của đông đảo trí thức, sinh viên, nhân dân lao động nhằm đấu tranh đòi dân chủ và chống lại độc tài quân sự. Cho đến năm 1993, chế độ dân chủ được thiết lập và Hàn Quốc đã thành lập được một chính phủ dân sự. Như vậy, lịch sử Triều Tiên thế kỷ XX là một giai đoạn nhiều đau thương: vào nửa đầu thế kỷ, vùng đất này bị biến thành thuộc địa của Nhật Bản, còn ở nửa sau của thế kỷ lại bị chia cắt làm 2 lãnh thổ riêng biệt, trong đó Nam Triều Tiên nằm dưới sự ảnh hưởng của Mỹ còn Bắc Triều Tiên thì chịu ảnh hưởng của Liên Xô và Trung Quốc. Trong bối cảnh ấy, văn hóa truyền thống Triều Tiên đã bị xâm hại và bị tổn thương rất nhiều. 1.2. Điện ảnh Triều Tiên (Korea) Sự phát triển của điện ảnh Triều Tiên sự phát triển song song với tiến trình lịch sử của nó. Trong giai đoạn khởi đầu, điện ảnh Triều Tiên hoàn toàn nằm dưới sự ảnh hưởng và khống chế của Nhật Bản. Giai đoạn từ năm 1926 đến 1935, là giai đoạn độc lập đầu tiên của điện ảnh Triều Tiên. Trong đó, năm 1930 được xem là thời kỳ hoàng kim đầu tiên của điện ảnh Triều Tiên. Sau chiến tranh Triều Tiên, đất nước này bị chia cắt làm hai và vì vậy điện ảnh cũng phân chia làm 2 trường phái riêng biệt. - Bắc Triều Tiên Điện ảnh hoàn toàn nằm trong vòng kiểm soát của nhà nước, các bộ phim được sản xuất đều mang tính giáo dục và tuyên truyền. Phim ảnh xoay quanh các chủ đề về Tổ quốc vĩ đại, về đất nước lý tưởng, sự vĩ đại của Kim Nhật Thành và hệ tư tưởng Juche (chủ thể), bên cạnh đó là các chủ đề chống lại chiến tranh Nhật Bản, chống Mỹ trong chiến tranh Triều Tiên, mong muốn thống nhất đất nước và trục xuất các thế lực nước ngoài. Các tác phẩm điện ảnh trong giai đoạn này mang đậm phong cách hiện thực xã hội chủ nghĩa được tiếp nhận từ Liên Xô. - Nam Triều Tiên (Hàn Quốc) Trong khi đó, ở Nam Triều Tiên, điện ảnh lại phát triển theo một chiều hướng hoàn toàn khác. Thập niên 60, được xem là thời kỳ hoàng kim thứ 2 của điện ảnh. Trong giai đoạn này, điện ảnh Hàn Quốc nhiều tác phẩm được giới thiệu ở các nước châu Á. Nhưng đến thập niên 70, sự xuất hiện của truyền hình cũng làm cho ngành điện ảnh bị suy yếu phần nào. Tuy vậy, đến thập niên 90, lại diễn ra sự phục hưng của điện ảnh Hàn Quốc mới. Nét riêng của điện ảnh thời kỳ này đã được định hình từ ảnh hưởng của các cuộc đấu tranh chính trị trong phong trào Minjung (những năm 80). Đầu tiên là các phim ngắn do các tổ chức bí mật của sinh viên thực hiện. Từ sau cái chết của Park Chung-Hee, vấn đề làm phim đã được cởi mở hơn. Song song với tình hình chính trị, đây cũng là thời điểm đánh dấu một bước ngoặc quan trọng của điện ảnh Hàn Quốc – Thời kỳ điện ảnh Hàn Quốc nhanh chóng được thế giới biết đến qua các liên hoan phim Quốc tế. Từ năm 2000, điện ảnh Hàn Quốc phát triển hơn nữa, đặc biệt với những bộ phim mang tính nghệ thuật, phim truyền hình và phim giải trí. Giai đoạn này cũng tạo nên một làn sóng mới, Làn sóng Hàn Quốc - Hallyu (Hàn Lưu), thuật ngữ được các nhà phê bình Bắc Kinh dùng để chỉ những thành công to lớn trong các chương trình truyền hình và âm nhạc hiện đại của Hàn Quốc. Ngày nay, điện ảnh Hàn Quốc đã trở thành một nền điện ảnh lớn ở châu Á cũng như là một nền điện ảnh hấp dẫn và sinh động nhất trên thế giới, thay thế cả vị trí của điện ảnh Hồng Kông những năm 80-90. (Tham khảo thêm thông tin tại địa chỉ: http://www.koreanfilm.org). 1.3. Im Kwon-Taek Im Kwon-Taek là một đạo diễn điện ảnh nổi tiếng thế giới của Hàn Quốc. Các tác phẩm của ông đã đưa điện ảnh Hàn Quốc trở nên nổi bật trong nhiều liên hoan phim thế giới. Bắt đầu từ những vị trí bình thường trong ngành điện ảnh, Im Kwon-Taek đã dần dần trở thành một đạo diễn tên tuổi. Từ những năm 60, ông đã sản xuất rất nhiều phim, thuộc nhiều thể loại khác nhau, kể cả phim lá cải, phim tính gợi tình hay phim giải trí. Giữa thập niên 1970, là thời kỳ khủng hoảng cá nhân của Im Kwon-Taek, ông phát biểu: “Một hôm, tôi chợt cảm thấy như thể là tôi đã nói dối mọi người trong suốt 12 năm qua. Tôi quyết định đền bù cho những việc làm lầm lỗi của mình bằng cách làm những bộ phim trung thực hơn.” Từ đó, ông quyết định làm những bộ phim về văn hóa truyền thống của Hàn Quốc. Im Kwon-Taek đã làm các phim với chủ đề giải quyết những chấn thương gây ra từ quá trình hiện đại hóa Hàn Quốc thế kỷ XX, việc phá hủy văn hóa truyền thống bản địa do ảnh hưởng của phương Tây và công nghiệp hóa hay sự lệ thuộc vào nước Mỹ. Ông muốn tạo ra một bộ mặt mới của điện ảnh Hàn Quốc, mang những đặc thù của văn hóa Hàn Quốc và được thế giới nhìn nhận. Im Kwon-Taek đã làm những phim về văn hóa và nghệ thuật truyền thống Hàn Quốc như: - Genealogy (1978): về nghệ thuật gốm sứ Hàn Quốc - Chunhyang (2000): về truyện kể dân gian - Festival (1996): về nghi thức tang lễ - Sopyonje (1993): về nghệ thuật p’ansori (nghệ thuật opera dân gian truyền thống của Hàn Quốc) Những bộ phim của Im Kwon-Taek đã cung cấp một kiểu mẫu cho một nền điện ảnh Hàn Quốc mới, đồng thời hướng đến việc phục hồi những giá trị văn hóa Hàn Quốc đặc thù đã bị đánh mất. Im Kwon-Taek đã thực sự tạo ra một ngôn ngữ điện ảnh của Hàn Quốc mới, rất khác biệt với điện ảnh Hollywood. Chính những bộ phim này đã tạo ra những cạnh tranh với phim Hollywood, và tạo nên chỗ đứng riêng của điện ảnh Hàn Quốc trong các liên hoan phim Quốc tế. Im Kwon-Taek đã xây dựng nên 3 motif chính để thể hiện sự chấn thương, sự hỗn loạn, sự tan vỡ của Hàn Quốc thời hiện đại. - Thứ nhất là những câu chuyện gia đình rất phổ biến ở Hàn Quốc, về những gia đình bị tan vỡ, chia lìa từ chiến tranh hai miền. - Thứ hai là những người phụ nữ, những phụ nữ xinh đẹp thuộc tầng lớp lao động, bị đối xử dã man, bị lạm dụng. Các nhân vật phụ nữ xinh đẹp lý tưởng này trong phim của Im Kwon-Taek chính là tượng trưng cho đất nước Hàn Quốc đang bị xâm hại. Cần biết là vấn đề đối xử với phụ nữ một cách tàn tệ không phải chỉ trong một giai đoạn nhất định mà mang tính xuyên suốt trong lịch sử Hàn Quốc. - Thứ ba là những cảnh thiên nhiên tươi đẹp của Hàn Quốc là thể hiện cho một hình ảnh về một quốc gia lý tưởng. Tất cả các motif trên đều được thể hiện trong Sopyonje - bộ phim kể về một người nghệ sĩ nhận nuôi 1 gái và truyền thụ nghệ thuật p’ansori cho cô. gái này phải uống một thứ thuốc khiến bị mù và hình tượng gái đau khổ trong bộ phim chính là sự thể hiện cho nỗi đau và nỗi thống khổ của đất nước Hàn Quốc trong thời hiện đại. 2. PHẬT GIÁO VÀ PHIM CỦA IM KWON TAEK 2.1. Im Kwon-TaekPhật giáo Năm 372, Phật giáo đã được nhà sư Thuận Đạo người Trung Quốc truyền vào Hàn Quốc. Trường phái Phật giáo chính ở Hàn Quốc là Seon (Thiền), tương tự như Thiền ở Trung Quốc và Việt Nam hay Zen (Thiền) ở Nhật Bản. Thông thường các trường phái Phật giáo chú trọng nghiên cứu các tác phẩm kinh điển, nhưng Thiền đi theo một xu hướng khác là sự rũ bỏ và thiền định. Người xem thể cảm nhận được Phật giáo Đại thừa và sự thiền định của Thiền trong phim của Im Kwon-Taek. Dưới thời Joseon, Phật giáo bị đặt thấp hơn Nho giáo nhưng những giai đoạn sau thì Phật giáo lại đạt được một vị trí cao hơn. Các vấn đề chính trong phim của Im Kwon-Taek khi liên kết với chủ đề Phật giáo cũng mang những tính chất đặc biệt. Vấn đề gia đình và tính dục trở nên phức tạp. Bởi vì theo trường phái Seon, các tăng ni buộc phải vứt bỏ gia đình cũng như vứt bỏ đời sống tính dục. Ngược lại, ở vấn đề thiên nhiên, vì các tự viện Hàn Quốc đều được xây dựng trên núi nên đã tạo điều kiện cho Im Kwon-Taek được những góc quay đẹp về thiên nhiên. Trong khi đó, chính trị trở thành vấn đề phức tạp nhất, bởi vì trường phái Seon cũng hướng đến việc từ bỏ các hoạt động thế tục, nhưng phim của Im Kwon-Taek lại muốn phần nào phản ánh xã hội, và thể hiện những con người liên hệ với đời sống thế tục. Như vậy phim của Im Kwon-Taek hướng đến việc phản ảnh sự trái ngược căng thẳng giữa hai trường phái: một là xa rời cuộc sống thế tục và một là dấn thân vào đời sống thế tục (nhập thế). 2.2. Hai bộ phim chủ đề Phật giáo Im Kwon-Taek 2 bộ phim quan trọng mang chủ đề Phật giáo là Mandala và Yết đế, yết đế, ba la yết đế (Aje Aje Para Aje) Mandala (1981) được sản xuất trong giai đoạn đầu của thời kỳ giải phóng chính trị ở Hàn Quốc, còn Yết đế, yết đế, ba la yết đế (1989) sản xuất sau thời kỳ giải phóng chính trị, khi các chính sách kiểm định đã được nới lỏng hơn. Cả hai bộ phim đều nhân vật là hai nhà sư / ni cô, một người ở tại chùa và một người rời khỏi chùa để tham dự vào cuộc sống đời thường. Hai bộ phim đưa ra cùng một câu hỏi: lựa chọn là gì? Đời sống tu hành khổ hạnh trong chùa ở trên núi hay là tham gia tích cực vào đời sống thế tục. Và hai bộ phim dường như đều cho rằng nhập thế thì tốt hơn là con đường khổ hạnh (nghĩa là phê phán trường phái Seon). - Mandala: so sánh cuộc đời của 2 nhà sư Ji-San và Bo-Pun Ji-San là một nhà sư luôn say sưa và đã để cho một người phụ nữ trẻ tuổi quyến rũ nên bị đuổi khỏi chùa. Ông theo người phụ nữ xuống núi nhưng nhận ra rằng tình dục không thỏa mãn được ông đồng thời cũng không ngăn cản ông khỏi việc truy cầu giác ngộ. Bo-Pun: một nhà sư trẻ hơn, gặp Ji-San trên đường đi và nghe câu chuyện của ông. Xuất hiện câu chuyện về một nhà sư khác là Su-Gwan, một nhà sư khổ hạnh, ông đã từng tự đốt cháy ngón tay của mình. Su-Gwan cho rằng thiền không tác dụng với ông và ông sẽ đi tìm bản ngã của mình bằng một con đường khác, theo hình mẫu một nhà sư mà ông từng gặp trên 1 hòn đảo bị bệnh dịch. Vị sư đến hòn đảo đó, làm cho cuộc sống những người bị bệnh dịch bớt đau khổ hơn và khiến cái chết đến nhẹ nhàng hơn. Đến một ngày nọ, nhà sư biến mất khi người dân địa phương muốn xây cho ông ngôi chùa. Cuối cùng, Ji-San tìm thấy được sự cứu rỗi dành cho mình thông qua việc phục vụ mọi người. Im Kwon-Taek đã sử dụng các yếu tố, các hình tượng Phật giáo nhưng lại tư tưởng phê phán sự tách biệt khỏi đời sống thế tục của trường phái Seon. Đó là cách ông sử dụng nét đẹp văn hóa truyền thống Hàn Quốc để nói về các vấn đề hiện đại trong xã hội. - Yết đế, yết đế, ba la yết đế: hai nữ tu: Chin-Song và Soon-Nyeo Bộ phim tập trung vào những người phụ nữ thuộc giai cấp lao động, thể hiện vấn đề mại dâm và tính dục. Vì thể hiện hình ảnh người phụ nữ bị lạm dụng nên những người theo chủ nghĩa nữ quyền đã phê phán phim của Im Kwon-Taek là lợi dụng phụ nữ. Bộ phim này kể về những ni xuất thân là những phụ nữ thuộc giai cấp lao động và vấn đề lựa chọn giữa tu hành khổ hạnh, tiết dục trong chùa với cuộc sống đời thường quan hệ tình dục lại được đặt ra. Chin-Song: Một nữ tu khổ hạnh, không bao giờ rời khỏi chùa. Soon-Nyeo: Là một gái xinh đẹp, trải qua tuổi thơ đau khổ và từng quan hệ với một người đàn ông từng tham gia chiến tranh Việt Nam. muốn rời bỏ cuộc sống khổ đau nên xin vào chùa nhưng cả ba lần đều bị từ chối. Cuối cùng khi đã được nhận vào làm người tập tu trong chùa, lại bị trục xuất vì một kẻ nghiện rượu đeo đuổi và dọa tự tử ở chùa. Vị sư trụ trì bảo phải rời khỏi chùa nhưng lại không hoàn toàn mất hết lòng tin ở cô. Khi trục xuất Soon-Nyeo ra khỏi chùa, bà đưa cho một công án: Linh hồn của con ở chùa và thể xác ở cuộc sống thế tục thì phần nào thực sự là con? Soon-Nyeo đi theo người đàn ông say sưa rượu chè, sống nghèo khó và bị đối xử rất tàn tệ. Khi kẻ xay xỉn đó qua đời, trở thành y tá, kết hôn với một bác sĩ, rồi đi cùng ông ra một hòn đảo bị bệnh dịch. Sau khi đẩy lùi bệnh dịch, người chồng đã chết sau khi hai vợ chồng quan hệ với nhau. Khi vị sư trụ trì bị ốm nặng, trở về chùa, đến bên giường bệnh của ân sư. Nhưng số phận của là đi tìm sự giác ngộ. Ở kết thúc phim, Soon-Nyeo lại đi vào cuộc sống thế tục. Hình thức nào là chân tu để đi đến giác ngộ theo tư tưởng Phật giáo? Con đường tu hành khổ hạnh, xa rời đời sống thế tục hay là con đường nhập thế? Câu trả lời là: Tự các bạn hãy chọn câu trả lời cho chính mình! . Các tác phẩm điện ảnh có chủ đề phật giáo của Im Kwon-Taek (Lược thuật bài diễn giảng của GS. David James (University of Southern California). thân vào đời sống thế tục (nhập thế). 2.2. Hai bộ phim có chủ đề Phật giáo Im Kwon-Taek có 2 bộ phim quan trọng mang chủ đề Phật giáo là Mandala và Yết đế, yết đế, ba la yết đế (Aje Aje. xem có thể cảm nhận được Phật giáo Đại thừa và sự thiền định của Thiền trong phim của Im Kwon-Taek. Dưới thời Joseon, Phật giáo bị đặt thấp hơn Nho giáo nhưng những giai đoạn sau thì Phật giáo

Ngày đăng: 28/06/2014, 20:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w