Phân tích quy trình phúc tập hồ sơ hải quan? Tại sao phải thực hiện bước phúc tập hồ sơ trong quy trình thủ tục hải quan? Nhận xét tình hình phúc tập hồ sơ hải quan tại Việt Nam hiện nay.. Trong xu thế toàn cầu hóa diễn ra sôi động, nền kinh tế Việt Nam đang từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, đòi hỏi nước ta cần có những sự thay đổi cho phù hợp với xu thế mới, ngoại thương trở thành hoạt động không thể thiếu của các doanh nghiệp. Theo Cổng Thông tin điện tử Bộ Tài chính, năm 2023, cán cân thương mại của Việt Nam tiếp tục ghi nhận xuất siêu năm thứ 8 liên tiếp, với mức thặng dư ước đạt gần 30 tỷ USD, tăng gần gấp 3 lần năm 2022. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2023 ước đạt 683 tỷ USD, trong đó xuất khẩu ước đạt 354,5 tỷ USD. Đây là biểu hiện rõ nét cho sự vươn lên của ngành xuất nhập khẩu cả về chất lẫn về lượng. Đặc biệt, Hải quan trong hoạt động xuất nhập khẩu cũng là vấn đề nổi bật đáng lưu tâm đối với Nhà nước lẫn doanh nghiệp. Trong quy trình thủ tục Hải quan, bước phúc tập hồ sơ và kiểm tra hồ sơ cũng như kiểm tra hàng hóa thực tế là các bước quan trọng, ảnh hưởng tới sự hiệu quả và xuyên suốt của hoạt động Hải quan. Vì vậy, nhóm sẽ tìm hiểu về hai vấn đề trên. Cụ thể, bài thảo luận có kết cấu như sau: I. Phúc tập hồ sơ 1. Quy trình phúc tập hồ sơ 2. Tại sao cần phúc tập hồ sơ 3. Tình hình phúc tập hồ sơ hải quan tại Việt Nam hiện nay II. Kiểm tra hồ sơ & kiểm tra thực tế hàng hóa 1. Nội dung kiểm tra hồ sơ & kiểm tra thực tế hàng hóa 2. Những khó khăn trong kiểm tra thực tế hàng hóa của Hải quan và doanh nghiệp Việt Nam hiện nay I. BÀI 1 Đề bài: Phân tích quy trình phúc tập hồ sơ hải quan? Tại sao phải thực hiện bước phúc tập hồ sơ trong quy trình thủ tục hải quan? Nhận xét tình hình phúc tập hồ sơ hải quan tại Việt Nam hiện nay. 1.1. Phân tích quy trình quy trình phúc tập hồ sơ hải quan • Khái niệm phúc tập hồ sơ hải quan: Hải quan chính là một ngành thực hiện các nhiệm vụ như kiểm tra, giám sát hàng hóa và phương tiện vận tải, thực hiện công tác phòng, chống buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; thực hiện nhiệm vụ tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với những hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thực hiện kiến nghị những chủ trương, các biện pháp quản lý Nhà nước về hải quan đối với các hoạt động như xuất khẩu, nhập khẩu, hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và những chính sách thuế đối với những hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Phúc tập hồ sơ hải quan là nghiệp vụ kiểm tra, đối chiếu các chứng từ trong hồ sơ hải quan của lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu đã thông quan nhằm xác định việc tuân thủ pháp luật về hải quan của người khai hải quan và cán bộ, công chức trong quá trình làm thủ tục hải quan. Khâu phúc tập hồ sơ hải quan nằm trong quy trình thủ tục thông quan được quy định tại Quyết định số 56/2003/QÐ-BTC ngày 16/04/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về hồ sơ hải quan, quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán. Việc phúc tập hồ sơ hải quan phải đảm bảo nguyên tắc sau: - Khi thực hiện phúc tập hồ sơ hải quan, công chức thực hiện phúc tập kiểm tra tính đầy đủ, đồng bộ các thông tin khai báo trên các chứng từ. - Kiểm tra lại toàn bộ các công việc đã làm được thể hiện trên hệ thống và/hoặc trên hồ sơ hải quan của công chức hải quan và người khai hải quan đã thực hiện đầy đủ và đúng quy định. - Căn cứ vào các thông tin có được tại thời điểm phúc tập (thông tin nhạy cảm, chỉ đạo của cấp trên) để tập trung kiểm tra sâu đối với những hồ sơ có độ rủi ro cao. • Quy trình phúc tập hồ sơ hải quan: Theo Quyết định số 2294/QĐ-TCHQ ngày 11 tháng 9 năm 2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quy định về quy trình phúc tập hồ hải quan thực hiện thủ tục hải quan điện tử phải tuân thủ theo quy trình sau: Bước 1:Bước đăng nhập và kiểm tra danh sách Công chức thực hiện phúc tập đăng nhập hệ thống, kiểm tra danh sách tờ khai hải quan chờ phúc tập trên hệ thống để thực hiện. Đối với các lô hàng được thông quan sau khi kiểm tra các chứng từ giấy; kiểm tra chứng từ giấy và kiểm tra thực tế hàng hóa thì công chức thực hiện phúc tập tiếp nhận hồ sơ giấy từ công chức được giao nhiệm vụ quản lý, hoàn tất hồ sơ để thực hiện. Bước 2. Phúc tập hồ sơ: Trường hợp 1: Đối với các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan điện tử ở dạng điện tử. 1. Phúc tập hồ sơ hải quan điện tử đối với trường hợp lô hàng được chấp nhận thông tin khai tờ khai hải quan điện tử cho phép “thông quan”: • Kiểm tra sự thống nhất thông tin khai của hồ sơ hải quan với thông tin của cơ sở dữ liệu trên hệ thống; • Đối chiếu tờ khai hải quan điện tử trên hệ thống với tờ khai hải quan điện tử in (nếu có); • Kiểm tra lại kết quả tính thuế và xử lý (nếu có). 2. Phúc tập hồ sơ hải quan điện tử đối với trường hợp lô hàng được thông quan sau khi kiểm tra các chứng từ điện tử • Ngoài việc thực hiện phúc tập như quy định tại Điều 1 nêu trên, công chức thực hiện phúc tập phải kiểm tra thêm về nội dung chứng từ, trình tự, thời gian, dấu, chứng từ không bị tẩy xóa, sửa đổi nội dung hoặc có dấu hiệu giả mạo dễ nhận thấy đối với chứng từ scan; • Kiểm tra sự đầy đủ, đồng bộ (số loại, số lượng, hình thức) các chứng từ của hồ sơ hải quan theo quy định. Trường hợp 2. Đối với các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan điện tử ở dạng giấy Đối với các lô hàng được thông quan sau khi kiểm tra các chứng từ giấy; kiểm tra chứng từ giấy và kiểm tra thực tế hàng hóa thì thực hiện phúc tập như sau: • Thực hiện phúc tập như quy định tại Trường hợp 1 nêu trên; • Kiểm tra, đối chiếu tính chính xác, thống nhất giữa hồ sơ hải quan điện tử trên hệ thống với hồ sơ hải quan ở dạng giấy; • Các nội dung khác thực hiện như quy định hiện hành. Bước 3. Xử lý kết quả phúc tập hồ sơ hải quan • Trường hợp hồ sơ hải quan hợp lệ, chính xác và không có nghi vấn sai phạm thì công chức thực hiện phúc tập xác nhận kết quả phúc tập hồ sơ hải quan tại “Phiếu kết quả phúc tập hồ sơ hải quan” trên hệ thống và đóng hồ sơ hải quan. Đối với hồ sơ hải quan thuộc trường hợp 2 Bước 2 Mục 2 sau khi cập nhật kết quả phúc tập trên hệ thống thì in “Phiếu kết quả phúc tập hồ sơ hải quan” và đính kèm hồ sơ giấy để lưu trữ; • Trường hợp công chức thực hiện phúc tập phát hiện còn thiếu chứng từ hoặc có sai sót thì yêu cầu bộ phận có liên quan bổ sung, khắc phục; • Trường hợp công chức thực hiện phúc tập nếu phát hiện hồ sơ hải quan có sai phạm về giá, thuế thì trình Lãnh đạo Chi cục nơi thực hiện thủ tục hải quan điện tử xử lý; • Trường hợp công chức thực hiện phúc tập phát hiện hồ sơ có khả năng vi phạm nhưng chưa đủ căn cứ để kết luận hành vi gian lận thì in “Phiếu kết quả phúc tập hồ sơ hải quan” và “hồ sơ hải quan điện tử” trên hệ thống, báo cáo Lãnh đạo Chi cục để gửi hồ sơ về Chi cục Kiểm tra sau thông quan tiến hành đánh giá, theo dõi. Bước 4. Thực hiện chế độ báo cáo và lưu trữ hồ sơ. • Nội dung và thời gian báo cáo được thực hiện theo quy định hiện hành; • Việc lưu trữ hồ sơ hải quan dưới dạng điện tử được thực hiện trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, đối với hồ sơ hải quan giấy việc lưu trữ được thực hiện theo quy định hiện hành. 1.2. Nguyên nhân phải thực hiện bước phúc tập hồ sơ trong quy trình thủ tục hải quan Theo Quyết định số 1564/TCHQ/QĐ/KTSTQ ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, mục đích của việc phúc tập hồ sơ là: • Phát hiện chính xác, kịp thời những sai sót, không hợp lệ giữa khai hải quan và các chứng từ trong hồ sơ hải quan, các dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan của người khai hải quan, và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá; là cơ sở ban đầu và nguồn thông tin quan trọng phục vụ công tác kiểm tra sau thông quan; • Phát hiện các sai sót về nghiệp vụ hải quan do công chức hải quan thực hiện trong quá trình làm thủ tục hải quan trước đó và có các biện pháp khắc phục kịp thời những sai sót về nghiệp vụ hải quan, ngăn chặn việc gây thất thu thuế cho ngân sách; • Phân loại xác định người khai hải quan chấp hành tốt pháp luật về hải quan, nhằm khuyến khích người khai hải quan và cán bộ công chức hải quan nâng cao ý thức tuân thủ tốt pháp luật và các quy định có liên quan. Theo Quyết định 2294/QĐ-TCHQ năm 2010 mục đích phúc tập là • Kiểm tra lại các công việc đã làm trong quy trình thông quan để phát hiện thiếu sót, sai sót và kịp thời yêu cầu khắc phục; • Phát hiện những sai sót, bất hợp lý, vi phạm dễ thấy; • Phát hiện sự thất lạc hoặc chậm trễ chứng từ thuộc hồ sơ xuất khẩu, nhập khẩu; • Bổ sung thông tin vào cơ sở dữ liệu; • Sắp xếp, lưu trữ hồ sơ hải quan một cách khoa học, dễ tra cứu; • Cung cấp thông tin, dấu hiệu vi phạm cho khâu kiểm tra sau thông quan. Ngoại trừ việc nhằm đạt được các mục đích trên, doanh nghiệp và các cơ quan cũng cần thực hiện phúc tập hồ sơ trong quy trình thủ tục hải quan do một số nguyên nhân khác như: • Để nâng cao hiệu suất và tiết kiệm thời gian: Phục tập hồ sơ giúp tăng cường sự chuẩn bị và tổ chức trong quy trình thủ tục hải quan, giúp giảm thiểu thời gian cần thiết để hoàn thành các bước thủ tục, từ đó nâng cao hiệu suất và tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp. • Để đảm bảo tuân thủ các quy định pháp lý: Phục tập hồ sơ giúp đảm bảo rằng doanh nghiệp tuân thủ đúng các quy định về hải quan và thương mại quốc tế, tránh gây ra rủi ro pháp lý và các hậu quả tiêu cực có thể xảy ra nếu vi phạm quy định. Đồng thời, việc luôn tuân thủ các quy định như vậy sẽ góp phần tạo nên một môi trường kinh doanh lành mạnh, an toàn để doanh nghiệp hoạt động và phát triển. • Để giảm thiểu rủi ro và chi phí không cần thiết: Việc phục tập hồ sơ giúp xác định và giảm thiểu rủi ro liên quan đến việc thiếu sót hoặc thông tin không chính xác trong hồ sơ, đồng thời giúp tránh được các chi phí phát sinh do việc phải xử lý sai sót sau này. • Để tăng cường sự tin cậy và mối quan hệ với cơ quan hải quan: Việc thực hiện phúc tập hồ sơ chứng tỏ sự chuyên nghiệp và trách nhiệm của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan, từ đó tạo ra sự tin cậy và củng cố mối quan hệ tích cực với cơ quan hải quan. Như vậy, có thể thấy, phúc tập hồ sơ là một bước quan trọng trong quy trình thủ tục hải quan để đảm bảo hoạt động của cả doanh nghiệp và cơ quan Hải quan. Vì vậy cần thực hiện phúc tập hồ sơ một cách chủ động, tự nguyện, không lảng tránh, bỏ qua. 1.3. Nhận xét tình hình phúc tập hồ sơ hải quan tại Việt Nam hiện nay. 1.3.1. Ưu điểm Quy trình được đơn giản hóa, tinh gọn, giảm bớt các bước thủ tục rườm rà: Quy trình phúc tập hồ sơ hải quan tại Việt Nam hiện nay đã được đơn giản hóa và tinh gọn nhằm giảm bớt các bước thủ tục rườm rà, qua đó tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa. Việc này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho các bên liên quan mà còn góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan. Ứng dụng công nghệ thông tin mạnh mẽ, thúc đẩy giải quyết thủ tục hải quan điện tử, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp: Công nghệ thông tin mạnh mẽ đề cập đến việc sử dụng các hệ thống và phần mềm tiên tiến để xử lý các tờ khai hải quan và các chứng từ liên quan. Điều này bao gồm việc tự động hóa các quy trình, từ việc nhập liệu đến việc phân tích dữ liệu, giúp quy trình phúc tập trở nên hiệu quả và chính xác hơn. Thúc đẩy giải quyết thủ tục hải quan điện tử liên quan đến việc cải thiện và tối ưu hóa quy trình thông quan, giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng nộp và theo dõi trạng thái của hồ sơ hải quan của mình một cách điện tử. Điều này giảm bớt sự cần thiết phải có sự tương tác trực tiếp với cơ quan hải quan, từ đó giảm thiểu thời gian chờ đợi và các vấn đề phát sinh do giao tiếp trực tiếp. Cuối cùng, tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp là một trong những lợi ích chính của việc áp dụng công nghệ thông tin vào quy trình hải quan. Doanh nghiệp có thể giảm đáng kể thời gian chờ đợi và chi phí liên quan đến việc lưu trữ và xử lý giấy tờ, giúp tăng cường hiệu suất và cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
BÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN: NGHIỆP VỤ HẢI QUAN
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
I BÀI 1 3
1.1 Phân tích quy trình quy trình phúc tập hồ sơ hải quan 3
1.2 Nguyên nhân phải thực hiện bước phúc tập hồ sơ trong quy trình thủ tục hải quan 5
1.3 Nhận xét tình hình phúc tập hồ sơ hải quan tại Việt Nam hiện nay 7
1.3.1 Ưu điểm 7
1.3.2 Hạn chế 8
1.3.3 Giải pháp 10
II BÀI 2 13
2.1 Phân tích nội dung kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa 13
2.1.1 Nguyên tắc kiểm tra 13
2.1.2 Kiểm tra chi tiết hồ sơ 13
2.1.3 Kiểm tra thực tế hàng hóa và thông quan đối với lô hàng phải kiểm tra thực tế 15
2.2 Nhận xét những khó khăn trong hoạt động kiểm tra thực tế hàng hóa của Hải quan và doanh nghiệp Việt nam hiện nay 16
2.2.1.Những khó khăn trong hoạt động kiểm tra thực tế hàng hóa của Hải quan 16
2.2.2.Những khó khăn trong hoạt động kiểm tra thực tế hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam 17
KẾT LUẬN 19
Trang 3MỞ ĐẦU
Trong xu thế toàn cầu hóa diễn ra sôi động, nền kinh tế Việt Nam đang từng bướchội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, đòi hỏi nước ta cần có những sự thay đổicho phù hợp với xu thế mới, ngoại thương trở thành hoạt động không thể thiếu của cácdoanh nghiệp
Theo Cổng Thông tin điện tử Bộ Tài chính, năm 2023, cán cân thương mại của ViệtNam tiếp tục ghi nhận xuất siêu năm thứ 8 liên tiếp, với mức thặng dư ước đạt gần 30 tỷUSD, tăng gần gấp 3 lần năm 2022 Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2023 ước đạt
683 tỷ USD, trong đó xuất khẩu ước đạt 354,5 tỷ USD Đây là biểu hiện rõ nét cho sựvươn lên của ngành xuất nhập khẩu cả về chất lẫn về lượng Đặc biệt, Hải quan tronghoạt động xuất nhập khẩu cũng là vấn đề nổi bật đáng lưu tâm đối với Nhà nước lẫndoanh nghiệp
Trong quy trình thủ tục Hải quan, bước phúc tập hồ sơ và kiểm tra hồ sơ cũng nhưkiểm tra hàng hóa thực tế là các bước quan trọng, ảnh hưởng tới sự hiệu quả và xuyênsuốt của hoạt động Hải quan Vì vậy, nhóm sẽ tìm hiểu về hai vấn đề trên Cụ thể, bàithảo luận có kết cấu như sau:
I Phúc tập hồ sơ
1 Quy trình phúc tập hồ sơ
2 Tại sao cần phúc tập hồ sơ
3 Tình hình phúc tập hồ sơ hải quan tại Việt Nam hiện nay
II Kiểm tra hồ sơ & kiểm tra thực tế hàng hóa
1 Nội dung kiểm tra hồ sơ & kiểm tra thực tế hàng hóa
2 Những khó khăn trong kiểm tra thực tế hàng hóa của Hải quan và doanhnghiệp Việt Nam hiện nay
Trang 4I BÀI 1
Đề bài: Phân tích quy trình phúc tập hồ sơ hải quan? Tại sao phải thực hiện bước phúc tập hồ sơ trong quy trình thủ tục hải quan? Nhận xét tình hình phúc tập hồ sơ hải quan tại Việt Nam hiện nay.
1.1 Phân tích quy trình quy trình phúc tập hồ sơ hải quan
Hải quan chính là một ngành thực hiện các nhiệm vụ như kiểm tra, giám sát hànghóa và phương tiện vận tải, thực hiện công tác phòng, chống buôn lậu và vận chuyển tráiphép hàng hóa qua biên giới; thực hiện nhiệm vụ tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đốivới những hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thực hiện kiến nghị những chủ trương, cácbiện pháp quản lý Nhà nước về hải quan đối với các hoạt động như xuất khẩu, nhập khẩu,hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và những chính sách thuế đối với những hànghóa xuất khẩu, nhập khẩu
Phúc tập hồ sơ hải quan là nghiệp vụ kiểm tra, đối chiếu các chứng từ trong hồ sơhải quan của lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu đã thông quan nhằm xác định việc tuân thủpháp luật về hải quan của người khai hải quan và cán bộ, công chức trong quá trình làmthủ tục hải quan
Khâu phúc tập hồ sơ hải quan nằm trong quy trình thủ tục thông quan được quyđịnh tại Quyết định số 56/2003/QÐ-BTC ngày 16/04/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chínhquy định về hồ sơ hải quan, quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhậpkhẩu theo hợp đồng mua bán
Việc phúc tập hồ sơ hải quan phải đảm bảo nguyên tắc sau:
- Khi thực hiện phúc tập hồ sơ hải quan, công chức thực hiện phúc tập kiểm tra tínhđầy đủ, đồng bộ các thông tin khai báo trên các chứng từ
- Kiểm tra lại toàn bộ các công việc đã làm được thể hiện trên hệ thống và/hoặc trên
hồ sơ hải quan của công chức hải quan và người khai hải quan đã thực hiện đầy đủ
Trang 5Theo Quyết định số 2294/QĐ-TCHQ ngày 11 tháng 9 năm 2010 của Tổng cụctrưởng Tổng cục Hải quan quy định về quy trình phúc tập hồ hải quan thực hiện thủ tụchải quan điện tử phải tuân thủ theo quy trình sau:
Bước 1: Bước đăng nhập và kiểm tra danh sách
Công chức thực hiện phúc tập đăng nhập hệ thống, kiểm tra danh sách tờ khai hảiquan chờ phúc tập trên hệ thống để thực hiện
Đối với các lô hàng được thông quan sau khi kiểm tra các chứng từ giấy; kiểm trachứng từ giấy và kiểm tra thực tế hàng hóa thì công chức thực hiện phúc tập tiếp nhận hồ
sơ giấy từ công chức được giao nhiệm vụ quản lý, hoàn tất hồ sơ để thực hiện
Bước 2 Phúc tập hồ sơ:
Trường hợp 1: Đối với các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan điện tử ở dạng điện tử.
1 Phúc tập hồ sơ hải quan điện tử đối với trường hợp lô hàng được chấp nhận thông tin khai tờ khai hải quan điện tử cho phép “thông quan”:
Kiểm tra sự thống nhất thông tin khai của hồ sơ hải quan với thông tin của cơ sở
dữ liệu trên hệ thống;
Đối chiếu tờ khai hải quan điện tử trên hệ thống với tờ khai hải quan điện tử in (nếu có);
Kiểm tra lại kết quả tính thuế và xử lý (nếu có)
2 Phúc tập hồ sơ hải quan điện tử đối với trường hợp lô hàng được thông quan sau khi kiểm tra các chứng từ điện tử
Ngoài việc thực hiện phúc tập như quy định tại Điều 1 nêu trên, công chức thựchiện phúc tập phải kiểm tra thêm về nội dung chứng từ, trình tự, thời gian, dấu,chứng từ không bị tẩy xóa, sửa đổi nội dung hoặc có dấu hiệu giả mạo dễ nhậnthấy đối với chứng từ scan;
Kiểm tra sự đầy đủ, đồng bộ (số loại, số lượng, hình thức) các chứng từ của hồ sơhải quan theo quy định
Trường hợp 2 Đối với các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan điện tử ở dạng giấy
Đối với các lô hàng được thông quan sau khi kiểm tra các chứng từ giấy; kiểm tra chứng
từ giấy và kiểm tra thực tế hàng hóa thì thực hiện phúc tập như sau:
Thực hiện phúc tập như quy định tại Trường hợp 1 nêu trên;
Trang 6 Kiểm tra, đối chiếu tính chính xác, thống nhất giữa hồ sơ hải quan điện tử trên hệthống với hồ sơ hải quan ở dạng giấy;
Các nội dung khác thực hiện như quy định hiện hành
Bước 3 Xử lý kết quả phúc tập hồ sơ hải quan
Trường hợp hồ sơ hải quan hợp lệ, chính xác và không có nghi vấn sai phạm thìcông chức thực hiện phúc tập xác nhận kết quả phúc tập hồ sơ hải quan tại “Phiếukết quả phúc tập hồ sơ hải quan” trên hệ thống và đóng hồ sơ hải quan Đối với hồ
sơ hải quan thuộc trường hợp 2 Bước 2 Mục 2 sau khi cập nhật kết quả phúc tậptrên hệ thống thì in “Phiếu kết quả phúc tập hồ sơ hải quan” và đính kèm hồ sơgiấy để lưu trữ;
Trường hợp công chức thực hiện phúc tập phát hiện còn thiếu chứng từ hoặc có saisót thì yêu cầu bộ phận có liên quan bổ sung, khắc phục;
Trường hợp công chức thực hiện phúc tập nếu phát hiện hồ sơ hải quan có saiphạm về giá, thuế thì trình Lãnh đạo Chi cục nơi thực hiện thủ tục hải quan điện tử
Bước 4 Thực hiện chế độ báo cáo và lưu trữ hồ sơ.
Nội dung và thời gian báo cáo được thực hiện theo quy định hiện hành;
Việc lưu trữ hồ sơ hải quan dưới dạng điện tử được thực hiện trên hệ thống xử lý
dữ liệu điện tử hải quan, đối với hồ sơ hải quan giấy việc lưu trữ được thực hiệntheo quy định hiện hành
1.2 Nguyên nhân phải thực hiện bước phúc tập hồ sơ trong quy trình thủ tục hải quan
Theo Quyết định số 1564/TCHQ/QĐ/KTSTQ ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Tổng cụctrưởng Tổng cục Hải quan, mục đích của việc phúc tập hồ sơ là:
Phát hiện chính xác, kịp thời những sai sót, không hợp lệ giữa khai hải quan và cácchứng từ trong hồ sơ hải quan, các dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan củangười khai hải quan, và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình làm thủ
Trang 7tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá; là cơ sở ban đầu và nguồn thông tin quantrọng phục vụ công tác kiểm tra sau thông quan;
Trang 8 Phát hiện các sai sót về nghiệp vụ hải quan do công chức hải quan thực hiện trongquá trình làm thủ tục hải quan trước đó và có các biện pháp khắc phục kịp thờinhững sai sót về nghiệp vụ hải quan, ngăn chặn việc gây thất thu thuế cho ngânsách;
Phân loại xác định người khai hải quan chấp hành tốt pháp luật về hải quan, nhằmkhuyến khích người khai hải quan và cán bộ công chức hải quan nâng cao ý thứctuân thủ tốt pháp luật và các quy định có liên quan
Theo Quyết định 2294/QĐ-TCHQ năm 2010 mục đích phúc tập là
Kiểm tra lại các công việc đã làm trong quy trình thông quan để phát hiện thiếusót, sai sót và kịp thời yêu cầu khắc phục;
Phát hiện những sai sót, bất hợp lý, vi phạm dễ thấy;
Phát hiện sự thất lạc hoặc chậm trễ chứng từ thuộc hồ sơ xuất khẩu, nhập khẩu;
Bổ sung thông tin vào cơ sở dữ liệu;
Sắp xếp, lưu trữ hồ sơ hải quan một cách khoa học, dễ tra cứu;
Cung cấp thông tin, dấu hiệu vi phạm cho khâu kiểm tra sau thông quan
Ngoại trừ việc nhằm đạt được các mục đích trên, doanh nghiệp và các cơ quan cũng cầnthực hiện phúc tập hồ sơ trong quy trình thủ tục hải quan do một số nguyên nhân khácnhư:
Để nâng cao hiệu suất và tiết kiệm thời gian: Phục tập hồ sơ giúp tăng cường sựchuẩn bị và tổ chức trong quy trình thủ tục hải quan, giúp giảm thiểu thời gian cầnthiết để hoàn thành các bước thủ tục, từ đó nâng cao hiệu suất và tiết kiệm thờigian cho doanh nghiệp
Để đảm bảo tuân thủ các quy định pháp lý: Phục tập hồ sơ giúp đảm bảo rằngdoanh nghiệp tuân thủ đúng các quy định về hải quan và thương mại quốc tế,tránh gây ra rủi ro pháp lý và các hậu quả tiêu cực có thể xảy ra nếu vi phạm quyđịnh Đồng thời, việc luôn tuân thủ các quy định như vậy sẽ góp phần tạo nên mộtmôi trường kinh doanh lành mạnh, an toàn để doanh nghiệp hoạt động và pháttriển
Để giảm thiểu rủi ro và chi phí không cần thiết: Việc phục tập hồ sơ giúp xác định
và giảm thiểu rủi ro liên quan đến việc thiếu sót hoặc thông tin không chính xác
Trang 9trong hồ sơ, đồng thời giúp tránh được các chi phí phát sinh do việc phải xử lý saisót sau này.
Trang 10 Để tăng cường sự tin cậy và mối quan hệ với cơ quan hải quan: Việc thực hiệnphúc tập hồ sơ chứng tỏ sự chuyên nghiệp và trách nhiệm của doanh nghiệp trongquá trình thực hiện thủ tục hải quan, từ đó tạo ra sự tin cậy và củng cố mối quan
hệ tích cực với cơ quan hải quan
Như vậy, có thể thấy, phúc tập hồ sơ là một bước quan trọng trong quy trình thủ tục hảiquan để đảm bảo hoạt động của cả doanh nghiệp và cơ quan Hải quan Vì vậy cần thựchiện phúc tập hồ sơ một cách chủ động, tự nguyện, không lảng tránh, bỏ qua
1.3 Nhận xét tình hình phúc tập hồ sơ hải quan tại Việt Nam hiện nay.
1.3.1 Ưu điểm
Quy trình được đơn giản hóa, tinh gọn, giảm bớt các bước thủ tục rườm rà:
Quy trình phúc tập hồ sơ hải quan tại Việt Nam hiện nay đã được đơn giản hóa vàtinh gọn nhằm giảm bớt các bước thủ tục rườm rà, qua đó tạo điều kiện thuận lợi hơn chocác doanh nghiệp trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa Việc này không chỉ giúp tiết kiệmthời gian và chi phí cho các bên liên quan mà còn góp phần nâng cao hiệu quả quản lýnhà nước về hải quan
Ứng dụng công nghệ thông tin mạnh mẽ, thúc đẩy giải quyết thủ tục hải quan điện tử, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp:
Công nghệ thông tin mạnh mẽ đề cập đến việc sử dụng các hệ thống và phần mềmtiên tiến để xử lý các tờ khai hải quan và các chứng từ liên quan Điều này bao gồm việc
tự động hóa các quy trình, từ việc nhập liệu đến việc phân tích dữ liệu, giúp quy trìnhphúc tập trở nên hiệu quả và chính xác hơn
Thúc đẩy giải quyết thủ tục hải quan điện tử liên quan đến việc cải thiện và tối ưuhóa quy trình thông quan, giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng nộp và theo dõi trạng tháicủa hồ sơ hải quan của mình một cách điện tử Điều này giảm bớt sự cần thiết phải có sựtương tác trực tiếp với cơ quan hải quan, từ đó giảm thiểu thời gian chờ đợi và các vấn đềphát sinh do giao tiếp trực tiếp
Cuối cùng, tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp là một trong những lợiích chính của việc áp dụng công nghệ thông tin vào quy trình hải quan Doanh nghiệp cóthể giảm đáng kể thời gian chờ đợi và chi phí liên quan đến việc lưu trữ và xử lý giấy tờ,giúp tăng cường hiệu suất và cạnh tranh trên thị trường quốc tế
Trang 11Hệ thống thông tin Hải quan điện tử (VNACCS/VCIS) được nâng cấp, cải tiến liên tục, giúp tăng cường khả năng kết nối, trao đổi thông tin giữa các cơ quan chức năng và doanh nghiệp:
Nâng cấp và cải tiến liên tục của VNACCS/VCIS cho thấy cam kết của Việt Namtrong việc áp dụng công nghệ tiên tiến để cải thiện quy trình làm việc Các bản cập nhậtthường xuyên giúp đảm bảo rằng hệ thống luôn phản ánh những thay đổi trong luật lệ vàthực tiễn quốc tế
Tăng cường khả năng kết nối thông qua hệ thống này giúp cho việc trao đổi thôngtin giữa các cơ quan chức năng và doanh nghiệp trở nên nhanh chóng và minh bạch hơn.Điều này không chỉ giúp cải thiện quy trình thông quan mà còn tạo điều kiện cho việcquản lý rủi ro và kiểm soát an ninh biên giới một cách hiệu quả
Trao đổi thông tin giữa các cơ quan chức năng và doanh nghiệp được thực hiệnmột cách suôn sẻ, giúp giảm thiểu thời gian chờ đợi và tăng cường sự hợp tác Điều nàycũng góp phần vào việc tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy thương mại
và đầu tư
Thúc đẩy thương mại:
Tạo thuận lợi thương mại: Quá trình phúc tập hồ sơ hải quan giúp đơn giản hóa vàtinh gọn các thủ tục, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu Điềunày không chỉ giảm thiểu thời gian và chi phí cho doanh nghiệp mà còn góp phần tăngcường sự linh hoạt và nhanh chóng trong các giao dịch thương mại
Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia: Việc cải thiện và tối ưu hóa quy trình hảiquan thông qua phúc tập hồ sơ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tuân thủ các quy định,giảm bớt gánh nặng hành chính, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệpViệt Nam trên thị trường quốc tế
Minh bạch và công bằng: Phúc tập hồ sơ hải quan đóng vai trò quan trọng trongviệc tạo ra một môi trường xuất nhập khẩu minh bạch và công bằng, giúp doanh nghiệphoạt động trong một khuôn khổ pháp lý rõ ràng và đáng tin cậy
1.3.2 Hạn chế
Công tác phúc tập còn tiềm ẩn nguy cơ tham nhũng, tiêu cực:
Một trong những hạn chế của công tác phúc tập hồ sơ hải quan tại Việt Nam hiệnnay là nguy cơ tiềm ẩn của tham nhũng và tiêu cực Điều này không chỉ ảnh hưởng đến
Trang 12tính minh bạch và công bằng trong quy trình hải quan mà còn gây ra những hậu quả tiêucực đối với môi trường kinh doanh và uy tín của cơ quan hải quan.
Tham nhũng và tiêu cực có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân, bao gồm cơ chếquản lý nhà nước còn hạn chế, việc thực thi pháp luật chưa nghiêm, và tổ chức bộ máychưa tinh gọn Các vấn đề này tạo ra kẽ hở cho việc lạm dụng quyền lực và vi phạm phápluật, từ đó làm suy yếu niềm tin của doanh nghiệp và nhân dân vào hệ thống hải quan
Hệ thống công nghệ thông tin tuy được cải thiện nhưng vẫn còn một số hạn chế:
Hạ tầng công nghệ: Hệ thống mạng chưa ổn định, hay xảy ra tình trạng nghẽnmạng, gián đoạn; khả năng xử lý dữ liệu lớn còn hạn chế; hệ thống chưa được tích hợpđồng bộ giữa các cơ quan chức năng
Bảo mật thông tin: Hệ thống an ninh mạng chưa hoàn thiện; nguy cơ hacker tấncông, đánh cắp thông tin; ý thức bảo mật thông tin của cán bộ và doanh nghiệp chưa cao
Năng lực sử dụng công nghệ thông tin: Một số cán bộ chưa thành thạo sử dụng cácphần mềm, thiết bị công nghệ; khả năng cập nhật, ứng dụng các công nghệ mới còn hạnchế
Nhận thức của một số doanh nghiệp về quy định pháp luật hải quan còn hạn chế:
Nhận thức của một số doanh nghiệp về quy định pháp luật hải quan còn hạn chế làmột rào cản lớn trong công tác phúc tập hồ sơ hải quan tại Việt Nam hiện nay, dẫn đếnnhiều bất cập và ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của doanh nghiệp cũng như hiệu quảchung của ngành hải quan
Biểu hiện của hạn chế này bao gồm:
Doanh nghiệp không nắm rõ quy trình thủ tục, giấy tờ cần thiết dẫn đến thực hiện sai quy định, kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ;
Doanh nghiệp không cập nhật thường xuyên thay đổi pháp luật hải quan dẫn đến sai sót, vi phạm pháp luật;
Doanh nghiệp chưa chú trọng nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, nhân viên phụ trách thủ tục hải quan dẫn đến thiếu kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ;
Doanh nghiệp chủ quan, lơ là, ỷ lại vào dịch vụ khai báo hải quan dẫn đến sai sót,
vi phạm pháp luật do thiếu hiểu biết