Đánh giá thực trạng hồ sơ Địa chính và tình hình Đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng Đất, quyền sở hữu nhà Ở và tài sản khác gắn liền với Đất tại văn phòng Đăng ký Đất Đai chi nhánh thành phố hưng yên, tỉnh hưng yên
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
***********
Đỗ Thị Phương Linh
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH VÀ ĐĂNG KÝ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT TẠI VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HƯNG YÊN, TỈNH
HƯNG YÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
***********
Đỗ Thị Phương Linh
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH VÀ ĐĂNG KÝ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT TẠI VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HƯNG YÊN, TỈNH
Trang 3LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan Đề tài: “Đánh giá thực trạng hồ sơ địa chính và tình hìnhđăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sảnkhác gắn liền với đất tại Văn phòng Đăng ký đất đai Chi nhánh thành phố HưngYên, tỉnh Hưng Yên” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi Các số liệu, kết quảnêu trong Luân văn này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ công trình nghiên cứu nào khác
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong Luận văn đều có xuất xứ,nguồn gốc cụ thể Việc sử dụng các thông tin này trong quá trình nghiên cứu là hoàntoàn hợp lệ
Hà Nội, ngày tháng năm 2022
Tác giả luận văn
Đỗ Thị Phương Linh
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn, ngoài sự nỗ lực của bản thân,tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, ủng hộ nhiệt tình của nhà trường, bạn bè vàgia đình Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn trân thành về sự quan tâm quý báu đó.Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS TS Phạm QuangTuấn đã hết lòng hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện Luận văn
Tôi xin cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Địa Lý, Trường Đại học Khoa học
Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ tôi hoàn thành Luận văn
Tôi xin cảm ơn các thầy, cô giáo và các cán bộ thuộc Phòng Sau đại học, TrườngĐại học Khoa học Tự Nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
và giúp đỡ tôi thực hiện Luận văn
Tôi xin cảm ơn Văn phòng Đăng ký đất đai Chi nhánh Thành phố Hưng Yên, tỉnhHưng Yên đã cung cấp tài liệu, số liệu và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện nghiêncứu đề tài; xin cảm ơn bạn bè, gia đình đã luôn cổ vũ, động viên và giúp đỡ tôi trongsuốt quá trình thực hiện Luận văn này
Hà Nội, ngày tháng năm 2022
Tác giả luận văn
Đỗ Thị Phương Linh
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2
5 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3
6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
7 CƠ SỞ TÀI LIỆU ĐỂ THỰC HIỆN LUẬN VĂN 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5
1.1 Cơ sở lý luận của công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận và lập hồ sơ địa chính 5
1.1.1 Đất đai 5
1.1.2 Sở hữu đất đai 6
1.2 Căn cứ pháp lý của công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận và lập hồ sơ địa chính 7
1.2.1 Các văn bản do Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành 7
1.2.2 Các văn bản thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 8 1.2.3 Các văn bản thuộc thẩm quyền của các Bộ, ngành ở Trung ương ban hành 8
1.3 Về đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận 8
1.3.1 Về đăng ký đất đai 8
1.3.2 Về cấp giấy chứng nhận 10
1.3.3 Về lập hồ sơ địa chính 17
1.4 Công tác đăng kí đất đai, cấp giấy chứng nhận và lập hồ sơ địa chính tại một số nước trên thế giới 19
1.4.1 Đăng ký đất đai tại Thụy Điển 19
1.4.2 Đăng ký đất đai tại Anh 20
Trang 61.4.3 Đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền với đất đai và lập hồ sơ địa chính ở
Ôxtrâylia 20
1.4.4 Đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền với đất đai và lập hồ sơ địa chính ở Cộng hòa Liên bang Đức 21
1.4.5 Kinh nghiệm của các nước trong đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính 21
1.5 Kết quả đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận và lập hồ sơ địa chính tại Việt Nam 22
1.6 Kết quả đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận và lập hồ sơ địa chính trên địa bàn tỉnh Hưng Yên 23
1.6.1 Kết quả đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Hưng Yên 23
1.6.2 Kết quả lập hồ sơ địa chính trên địa bàn tỉnh Hưng Yên 24
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH VÀ ĐĂNG KÝ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT TẠI VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HƯNG YÊN, TỈNH HƯNG YÊN 26
2.1 Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của thành phố Hưng Yên 26
2.1.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường 26
2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 30
2.2 Tình hình quản lý đất đai và hiện trạng sử dụng đất tại thành phố Hưng Yên 33
2.2.1 Tình hình quản lý đất đai thành phố Hưng Yên 33
2.2.2 Hiện trạng sử dụng đất tại thành phố Hưng Yên năm 2020 38
2.3 Phân tích thực trạng hồ sơ địa chính và tình hình đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại Văn phòng Đăng ký đất đai Chi nhánh thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên 40
2.3.1 Kết quả đăng kí đất đai, cấp giấy chứng nhận trên địa bàn thành phố Hưng Yên giai đoạn 2016-2020 40
2.3.2 Kết quả thực hiện công tác hồ sơ địa chính của Văn phòng đăng ký đất đai Chi nhánh thành phố Hưng Yên 51 2.4 Phân tích ý kiến của người dân và các cán bộ về thực trạng hồ sơ địa chính và tình hình đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
Trang 7khác gắn liền với đất của Văn phòng Đăng ký đất đai Chi nhánh thành phố Hưng Yên
53
2.4.1 Nhân lực của Văn phòng Đăng ký đất đai Chi nhánh thành phố Hưng Yên 53
2.4.2 Mức độ công khai thủ tục hành chính 54
2.4.3 Thái độ và mức độ hướng dẫn người sử dụng đất khi nộp hồ sơ của cán bộ Chi nhánh 56
2.4.4 Thời gian thực hiện các thủ tục hành chính 57
2.4.5 Chất lượng hồ sơ địa chính trên địa bàn thành phố Hưng Yên 59
2.5 Đánh giá chung về thực trạng hồ sơ địa chính và tình hình đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của Văn phòng Đăng ký đất đai Chi nhánh thành phố Hưng Yên 60
2.5.1 Những mặt đạt được 60
2.5.2 Khó khăn và nguyên nhân 61
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH VÀ ĐĂNG KÝ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT TẠI VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HƯNG YÊN, TỈNH HUNG YÊN 64
3.1 Cơ sở đề xuất 64
3.2 Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác hồ sơ địa chính và đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại Văn phòng đăng ký đất đai Chi nhánh thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên 64
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 78
1 Kết luận 78
2 Kiến nghị 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
PHỤ LỤC 82
Trang 8DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa tiếng việt
GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
TN&MT Tài nguyên và môi trường
VPĐKQSDĐ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
Trang 9DANH MỤC BẢNGBảng 2.1: Dân số, mật độ dân số phân theo phường, xã năm 2016 30Bảng 2.2: Diện tích, cơ cấu theo mục đích sử dụng đất năm 2020 39Bảng 2.3: Kết quả đăng ký đất đai, cấp GCN đất ở TP.Hưng Yên giai đoạn 2016-2020 44Bảng 2.4: Kết quả cấp GCN đất nông nghiệp năm 2020 47Bảng 2.5: Kết quả thực hiện chỉ tiêu cấp GCN đất nông nghiệp năm 2020 48Bảng 2.6: Kết quả cấp đổi giấy chứng nhận đối với đất nông nghiệp sau dồn thửa đổiruộng 49Bảng 2.7 Kết quả thực hiện công tác đăng ký biến động đất đai của Văn phòng đăng
ký đất đai Chi nhánh thành phố Hưng Yên 50Bảng 2.8: Tình hình lập và quản lý hồ sơ địa chính trên địa bàn thành phố HưngYên 51Bảng 2.9: Đánh giá về nhân lực của Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai 54Bảng 2.10: Những tồn tại và nguyên nhân hạn chế hoạt động của Văn phòng Đăng kýđất đai Chi nhánh thành phố Hưng Yên 61
Trang 10DANH MỤC SỞ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH
Hình 1.1 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai 1988 11
Hình 1.2 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, theo mẫu ban hành của Quyết định số 24/2004/QĐ-BTNMT 12
Hình 1.3 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, theo mẫu ban hành của Thông tư 23/2014/TT-BTNMT 14
Hình 2.1: Sơ đồ vị trí Thành phố Hưng Yên – tỉnh Hưng Yên 26
Hình 2.2: Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất năm 2020 Thành phố Hưng Yên 39
Hình 2.3: Nơi niêm yết công khai thủ tục hành chính của Văn phòng đăng ký đất đai Chi nhánh thành phố Hưng Yên 55
Hình 2.4: Đánh giá của người dân về mức độ công khai thủ tục hành chính tại Văn phòng đăng ký đất Chi nhánh đai thành phố Hưng Yên 55
Hình 2.5: Đánh giá của người dân về thái độ của cán bộ Văn phòng đăng ký đất đai Chi nhánh thành phố Hưng Yên 56
Hình 2.6: Đánh giá của người dân về mức độ hướng dẫn của cán bộ Văn phòng đăng ký đất đai Chi nhánh thành phố Hưng Yên 57
Hình 2.7: Đánh giá của người dân về tiến độ giải quyết hồ sơ của Văn phòng đăng ký đất đai Chi nhánh thành phố Hưng Yên 58
Hình 2.8: Đánh giá của các cán bộ về thời gian thực hiện các thủ tục hành chính tại Văn phòng đăng ký đất đai Chi nhánh thành phố Hưng Yên 58
Hình 2.9: Đánh giá của các cán bộ về chất lượng hồ sơ địa chính 59
Hình 3.1 Giao diện thiết lập việc đăng ký 67
Hình 3.2 Giao diện kê khai đăng ký cấp GCN 67
Hình 3.3 Giao diện thiết lập việc đăng ký 68
Hình 3.4:Chuyển thông tin chủ sử dụng vào danh sách đăng ký 68
Hình 3.5 Giao diện kê khai thông tin thửa đất 69
Hình 3.6 Tháo tác khi sử dụng thửa, tờ bản đồ cũ 69
Hình 3.7 Thiết lập mục đích, thời hạn sử dụng đất 69
Hình 3.8 Bảng nguồn gốc sử dụng đất 70
Trang 11Hình 3.9 Giao diện “Đơn đăng ký” 70
Hình 3.10 Thiết lập chuyển quyền 71
Hình 3.11 Giao diện chuyển quyền trọn giấy 71
Hình 3.12 Giao diện tìm kiếm GCN 71
Hình 3.13 Giao diện kết quả tìm kiếm GCN 72
Hình 3.14 Giao diện thực hiện biến động chuyển quyền 73
Hình 3.15 Giao diện cấp GCN cho người nhận chuyển nhượng 73
Hình 3.16 Giao diện Thế chấp 74
Hình 3.17 Giao diện tìm kiếm GCN 74
Hình 3.18 Giao diện mục thông tin người thế chấp 75
Hình 3.19 Giao diện tìm kiếm chủ nhận thế chấp 75
Hình 3.20 Chọn thửa thế chấp 76
Hình 3.21 Giao diện thiết lập trang bổ sung 76
Hình 3.22 Giao diện biên tập trang in 77
Trang 12MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đăng ký đất đai thực chất là thủ tục hành chính bắt buộc nhằm thiết lập một hệthống hồ sơ địa chính đầy đủ và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho chủ sửdụng đất hợp pháp, nhằm thiết lập một hệ thống hồ sơ địa chính đầy đủ giữa Nhà nước
và người sử dụng là cơ sở để Nhà nước quản lý, nắm chắc toàn bộ đất đai theo phápluật Từ đó, chế độ sở hữu toàn dân dân đối với đất đai, quyền và lợi ích hợp pháp củangười sử dụng được bảo vệ và phát huy đảm bảo đất đai được sử dụng đầy đủ, hợp lý,tiết kiệm, hiệu quả
Văn phòng Đăng ký đất đai có chức năng thực hiện đăng ký đất đai và tài sảnkhác gắn liền với đất; xây dựng, quản lý, cập nhật, chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính và
cơ sở dữ liệu đất đai; thống kê, kiểm kê đất đai; cung cấp thông tin đất đai theo quy định Hệthống đăng ký đất đai hiện nay của Việt Nam đang chịu một sức ép ngày càng lớn, từyêu cầu hỗ trợ sự phát triển thị trường bất động sản và cung cấp khuôn khổ pháp lý đểtăng thu hút đầu tư Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cơ bản hoàn thànhnhưng nhu cầu giao dịch đất đai thì ngày càng cao Hồ sơ về đất đai được quản lý ởnhiều cấp khác nhau, có nhiều khác biệt giữa thông tin trên sổ sách và trên giấy chứngnhận quyền sử dụng đất, vì vậy mặc dù có những chuyển biến quan trọng trong khuônkhổ pháp lý về đất đai, nhưng vẫn cần nỗ lực nhiều hơn khi triển khai hệ thống đăng kýđất đai ở cấp địa phương
Thực hiện chủ trương về thành lập Văn phòng Đăng ký đất đai một cấp trên cở
sở hợp nhất Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môitrường và Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môitrường các huyện, thành phố Ngày 16/5/2015, Văn phòng Đăng ký đất đai Chi nhánhthành phố Hưng Yên được thành lập theo Quyết định số 1088/QĐ-UBND ngày15/6/2015 của UBND tỉnh Hưng Yên về việc thành lập Văn phòng Đăng ký đất đaitrực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Hưng Yên
Thành phố Hưng Yên là thành phố trực thuộc tỉnh Hưng Yên, nằm về phía TâyNam của tỉnh, thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, cách thủ đô Hà Nội 64 km về phíaTây Bắc Phía Bắc giáp huyện Kim Động, phía Nam giáp tỉnh Hà Nam, phía Đông giáphuyện Tiên Lữ, phía Tây giáp tỉnh Hà Nam Tổng diện tích tự nhiên là 7.386,10 ha
Là một thành phố trực thuộc tỉnh có diện tích lớn và kinh tế đang trên đà tăngtrưởng nên các giao dịch về đất đai ngày càng nhiều, ngày càng phức tạp Trong khi sốlượng cán bộ, viên chức đang làm việc tại Chi nhánh còn rất mỏng Cán bộ, viên chức vàngười lao động thường xuyên phải làm thêm giờ, thứ bảy, chủ nhật nhưng áp lực công việcvẫn còn rất lớn Nhận thức về luật đất đai của người sử dụng đất còn chưa cao, dẫn đếnkhi thực hiện các thủ tục hành chính về đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
Trang 13cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người sử dụng đất không đầy đủ Một sốngười sử dụng đất không thiện trí hoàn thiện hồ sơ theo hướng dẫn mà thường quychụp cho người tiếp nhận hồ sơ gây khó khăn nên việc hoàn thiện hồ sơ đăng ký và cấpgiấy chứng nhận kéo dài.
Xuất phát từ những vấn đề trên và nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề,tôi thực hiện đề tài:“Đánh giá thực trạng hồ sơ địa chính và tình hình đăng ký cấpgiấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liềnvới đất tại Văn phòng Đăng ký đất đai Chi nhánh thành phố Hưng Yên, tỉnh HưngYên”
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng hồ sơ địa chính và tình hình đăng ký cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tạiVăn phòng đăng ký đất đai Chi nhánh thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên, từ đó đưa
ra được các giải pháp cụ thể và có tính thực tiễn nâng cao hiệu quả của công tác hồ sơđịa chính và đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở vàtài sản khác gắn liền với đất tại Văn phòng đăng ký đất đai Chi nhánh thành phố HưngYên, tỉnh Hưng Yên
3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Phạm vi không gian: thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên
- Phạm vi thời gian: giai đoạn 2016 - 2020
- Phạm vi nội dung khoa học: Thu thập số liệu, tài liệu về điều kiện tự nhiên,điều kiện kinh tế - xã hội của thành phố Hưng Yên trong giai đoạn 2019-2020; Số liệu
về thực trạng hồ sơ địa chính, công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của Văn phòng đăng ký đất đai Chinhánh thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên lấy từ năm 2016 - 2020
4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Tổng quan cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về đăng ký đất đai và tổ chức hoạtđộng của Văn phòng đăng ký đất đai
- Khái quát tình hình quản lý đất đai trên địa bàn thành phố Hưng Yên, tỉnh HưngYên
- Đánh giá thực trạng hồ sơ địa chính, công tác đăng ký cấp giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của Văn phòngĐăng ký đất đai Chi nhánh thành phố Hưng Yên theo các chức năng nhiệm vụ đượcgiao
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Văn phòng Đăng ký
Trang 14đất đai Chi nhánh thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.
5 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Văn phòng đăng ký đất đai Chi nhánh thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên
- Các văn bản pháp luật có liên quan đến hồ sơ địa chính, đăng ký cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất củaVăn phòng đăng ký đất đai Chi nhánh thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên
- Những người có liên quan:
+ Người sử dụng đất, đây là nhóm trực tiếp chịu tác động của việc cải cách thủtục hành chính trong quản lý đất đai với mô hình Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai;
+ Cán bộ trực tiếp quản lý, điều hành công việc tại Chi nhánh Văn phòng đăng
ký đất đai và các cán bộ địa chính cấp xã, phường
6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu:
Thu thập tài liệu, số liệu: Về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội, số liệu dân số, laođộng, số liệu thống kê đất đai, số liệu về thực trạng phát triển kinh tế xã hội, về công tácđăng ký đất đai, cấp GCN quyền sử dụng đất Tìm hiểu các văn bản pháp luật, các quyđịnh về quản lý đăng ký đất đai, cấp GCN quyền sử dụng đất của thành phố Hưng Yên,tỉnh Hưng Yên…Trong đó:
Điều tra thu thập số liệu thứ cấp: Điều kiện tự nhiên , kinh tế xã hội , hiện trạng
sử dụng đất, tình hình quản lý sử dụng đất …
Điều tra thu thập số liệu sơ cấp: Đăng ký cấp giấy chứng nhận sử dụng đất, đăng
ký biến động, hồ sơ địa chính
- Phương pháp thống kê, tổng hợp và xử lý số liệu: Căn cứ vào các số liệu, tàiliệu thu thập được, tiến hành thống kê, xử lý các số liệu, tài liệu theo bảng, biểu về hiệntrạng, biến động sử dụng đất; công tác hồ sơ địa chính và tình hình đăng ký đất đai, cấpgiấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền vớiđất của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai
- Phương pháp so sánh: Sử dụng để phân tích, so sánh, các nguồn tài liệu, số liệuliên quan đến hồ sơ địa chính, đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sởhữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trong giai đoạn 2016-2020 với nhau Đồngthời đối chiếu, so sánh quy định trong các văn bản pháp luật với quá trình thực hiện ở địaphương
- Phương pháp phân tích và đánh giá tổng hợp: Từ số liệu, tài liệu đã thu thậpđược, tiến hành phân tích để phát hiện ra những quy luật, xu hướng, đánh giá để tìm ranhững tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong công tác hồ sơ địa chính, đăng ký cấp giấy
Trang 15đó có cơ sở để đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác này tại địa bàn nghiêncứu.
- Phương pháp điều tra xã hội học: sử dụng phiếu điều tra với bộ câu hỏi soạn sẵn
về các nội dung liên quan đến thực trạng hồ sơ địa chính và đăng ký cấp giấy chứngnhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của Chinhánh Văn phòng đăng ký đất đai
Điều tra, phỏng vấn người sử dụng đất: Phỏng vấn 50 cá nhân đã tham gia đăng
ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký biến động đất đai tại Chi nhánhVăn phòng đăng ký đất đai trong 6 tháng cuối năm 2020
Điều tra, phỏng vấn 07 cán bộ đang làm việc tại Văn phòng đăng ký đất đai Chinhánh thành phố Hưng Yên và 17 cán bộ địa chính xã, phường trên địa bàn thành phốHưng Yên
- Phương pháp tiếp cận hệ thống: vấn đề nghiên cứu được đặt trong mối quan hệtổng quan, được tiếp cận từ nhiều phía; cụ thể là tiếp cận từ tổng thể tới chi tiết; từ lýluận, phương pháp luận tới thực tiễn; từ chính sách pháp luật tới thực tế triển khai thựchiện chính sách và thi hành pháp luật
7 CƠ SỞ TÀI LIỆU ĐỂ THỰC HIỆN LUẬN VĂN
- Luật đất đai 2013 và các văn bản dưới luật về hệ thống tổ chức quản lý đất đai
và hồ sơ địa chính, đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà
ở và tài sản khác gắn liền với đất
- Tham khảo kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về mô hình đăng ký đấtđai, bất động sản
- Các báo cáo của UBND thành phố Hưng Yên, Phòng Tài chính-Kế hoạch, Chicục thuế, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký đất đai,…
- Các giáo trình cơ sở địa chính, hồ sơ địa chính, hệ thống chính sách pháp luậtđất đai… và các tài liệu tham khảo khác
- Thu thập thông tin từ việc điều tra thực tế tại địa phương như: Phỏng vấn cánhân đã tham gia đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký biến độngđất đai tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai
Trang 16CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1.1 Cơ sở lý luận của công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận và lập hồ sơđịa chính
1.1.1 Đất đai
Như ta đã biết đất đai có nguồn gốc từ tự nhiên, cùng với vòng quay của bánh
xe thời gian thì con người xuất hiện và tác động vào đất đai, cải tạo đất đai và biến đấtđai từ sản phẩm của tự nhiên lại mang trong mình sức lao động của con người, tứccũng là sản phẩm của của xã hội
Đất đai là một tài nguyên thiên nhiên quý giá của mỗi quốc gia và nó cũng làyếu tố mang tính quyết định sự tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật kháctrên trái đất Các Mác viết: “Đất đai là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiện đểsinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản xuất cơ bản trongnông, lâm nghiệp” Bởi vậy, nếu không có đất đai thì không có bất kỳ một ngành sảnxuất nào, con người không thể tiến hành sản xuất ra của cải vật chất để duy trì cuộcsống và duy trì nòi giống đến ngày nay Trải qua một quá trình lịch sử lâu dài conngười chiếm hữu đất đai biến đất đai từ một sản vật tự nhiên thành một tài sản củacộng đồng, của một quốc gia Luật Đất đai năm 1993 của nước Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam có ghi: “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sảnxuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bànphân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốcphòng Trải qua nhiều thế hệ nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập,bảo vệ được vốn đất đai như ngày nay!”( Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam 1993)
Rõ ràng, đất đai không chỉ có những vai trò quan trọng như đã nêu trên mà nócòn có ý nghĩa về mặt chính trị Tài sản quý giá ấy phải bảo vệ bằng cả xương máu vàvốn đất đai mà một quốc gia có được thể hiện sức mạnh của quốc gia đó, ranh giớiquốc gia thể hiện chủ quyền của một quốc gia Đất đai còn là nguồn của cải, quyền sửdụng đất đai là nguyên liệu của thị trường nhà đất, nó là tài sản đảm bảo sự an toàn vềtài chính, có thể chuyển nhượng qua các thế hệ
Đất đai có tính cố định vị trí, không thể di chuyển được, tính cố định vị trí quyếtđịnh tính giới hạn về quy mô theo không gian và chịu sự chi phối của các yếu tố môitrường nơi có đất Mặt khác, đất đai không giống các hàng hóa khác có thể sản sinh quaquá trình sản xuất do đó, đất đai là có hạn Tuy nhiên, giá trị của đất đai ở các vị tríkhác nhau lại không giống nhau Đất đai ở đô thị có giá trị lớn hơn ở nông thôn vàvùng sâu, vùng xa; đất đai ở những nơi tạo ra nguồn lợi lớn hơn, các điều kiện cơ sở hạtầng hoàn thiện hơn sẽ có giá trị lớn hơn những đất đai có điều kiện kém hơn Chính vìvậy, khi vị trí đất đai, điều kiện đất đai từ chỗ kém thuận lợi nếu các điều kiện xungquanh nó trở nên tốt hơn thì đất đó có giá trị hơn Vị trí đất đai hoặc điều kiện đất đaikhông chỉ tác động đến việc sản xuất, kinh doanh tạo nên lợi thế thương mại cho một
Trang 17công ty, một doanh nghiệp mà nó còn có ý nghĩa đối với một quốc gia Chẳng hạn,Việt Nam là cửa ngõ của khu vực Đông Nam á, chúng ta có biển, có các cảng nước sâuthuận lợi cho giao thông đường biển, buôn bán với các nước trong khu vực và trên thếgiới, điều mà nước bạn Lào không thể có được.
Đất đai là một tài sản không hao mòn theo thời gian và giá trị đất đai luôn có xuhướng tăng lên theo thời gian
Đất đai có tính đa dạng phong phú tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng đất đai vàphù hợp với từng vùng địa lý, đối với đất đai sử dụng vào mục đích nông nghiệp thìtính đa dạng phong phú của đất đai do khả năng thích nghi của các loại cây, con quyếtđịnh và đất tốt hay xấu xét trong từng loại đất để làm gì, đất tốt cho mục đích nàynhưng lại không tốt cho mục đích khác
Đất đai một tư liệu sản xuất gắn liền với hoạt động của con người Con ngườitác động vào đất đai nhằm thu được sản phẩm để phục vụ cho các nhu cầu của cuộcsống Tác động này có thể trực tiếp hoặc gián tiếp và làm thay đổi tính chất của đất đai
có thể chuyển đất hoang thành đất sử dụng được hoặc là chuyển mục đích sử dụng đất.Tất cả những tác động đó của con người biến đất đai từ một sản phẩm của tự nhiênthành sản phẩm của lao động Trong điều kiện sản xuất tư bản chủ nghĩa, những đầu tưvào ruộng đất có liên quan đến các quan hệ kinh tế – xã hội Trong xã hội có giai cấp,các quan hệ kinh tế – xã hội phát triển ngày càng làm các mâu thuẫn trong xã hội phátsinh, đó là mối quan hệ giữa chủ đất và nhà tư bản đi thuê đất, giữa nhà tư bản vớicông nhân
Trong nền kinh tế thị trường, các quan hệ đất đai phong phú hơn rất nhiều,quyền sử dụng đất được trao đổi, mua bán, chuyển nhượng và hình thành một thịtrường đất đai Lúc này, đất đai được coi như là một hàng hoá và là một hàng hoá đặcbiệt Thị trường đất đai có liên quan đến nhiều thị trường khác và những biến động củathị trường này có ảnh hưởng đến nền kinh tế và đời sống dân cư
1.1.2 Sở hữu đất đai
Hiến pháp năm 1980 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quy định hìnhthức sở hữu duy nhất đối với đất đai là hình thức sở hữu toàn dân do Nhà nước làm đạidiện chủ sở hữu thống nhất quản lý trong cả nước Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ởnước ta được xây dựng dữ trên những luận cứ khoa học của học thuyết Mác-Lênin vềquốc hữu hóa đất đai, những điều kiện thực tiến đặc thù của nước ta, cũng như kế thừa
va phát triển tập quán chiếm hữu đất đai của ông cha ta trong lịch sử
“Đất đai thuộc sở hữu toàn dân…” là nguyên tắc hiến định, được quy định tạiđiều 17- Hiến pháp 1980: “Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước tài nguyên trong lòngđất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời…cùng các tài sản khác mà phápluật quy định là của Nhà nước đều thuộc sở hữu toàn dân” Đây là cơ sở pháp lý cao nhấtxác định rõ toàn dân là chủ sở hữu đối với toàn bộ vốn đất quốc gia
Trang 18Với tư cách là chủ thể trong quan hệ sở hữu đất đai, nhân dân có quyền chiếmhữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình Nhưng nhân dân không thể tự mình thực hiện
mà quyền này được chuyển giao cho Nhà nước Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân,
do nhân dân, vì nhân dân không có mục đích tự thân Nhà nước chỉ là công cụ làphương tiện để nhân dân thực hiện quyền chủ thể trong quan hệ sở hữu tài sản thuộc sởhữu toàn dân nói chung đất đai nói riêng “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nướcthống nhất quản lý” Vì vậy nhà nước với tư cách đại diện sở hữu toàn dân quản lý đấtđai Toàn bộ đất dù ở đất liền hay lãnh hải, dù đất đang sử dụng hay đất chưa sử dụngđều thuộc Nhà nước
Mục đích của quy định “Nhà nước thống nhất quản lý” là nhằm sử dụng đất đai
có hiệu quả, phục vụ tốt các mục tiêu kinh tế xã hội Nhà nước thống nhất quản lý đấtđai cũng là quy định cần thiết khi Nhà nước thừa nhận đất đai là hàng hóa đặc biệt, xúctiến việc hình thành và phát triển thị trường bất động sản
Trong pháp luật Việt Nam có sự tách bạch giữa chủ sở hữu và chủ sử dụng đấttrong quan hệ đất đai Thực ra ở đây có mối quan hệ khăng khít giữa nhà nước với tưcách là người đại diện chủ sở hữu đất đai với người sử dụng vốn đất đai của Nhà nước.Tuy đất đai thuộc sở hữu toàn dân nhưng Nhà nước đại diện chủ sở hữu, vì vậy Nhànước có quyền xác lập pháp lý cụ thể với người sử dụng đất Điều đặc trưng ở đây làtuy đất đai là tài nguyên quốc gia có giá trị lớn song Nhà nước vẫn có thể xác lập hìnhthức giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất có thu tiền hoặc cho thuê đất vớingười sử dụng Nhà nước còn chủ trương xác định giá đất làm cơ sở cho việc lưuchuyển quyền sử dụng đất trong đời sống xã hội
Tóm lại, chế độ sở hữu toàn dân về đất đai là một khái niệm pháp lý gồm tổnghợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ sở hữu đất đai trong đó xác nhậnquy định và bảo vệ quyền đại diện chủ sở hữu của Nhà nước trong việc chiếm hữu, sửdụng và định đoạt đất đai
1.2 Căn cứ pháp lý của công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận và lập hồ
sơ địa chính
Năm 1980, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã khẳng định:
“ Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch chung nhằm đảm bảođất đai được sử dụng hợp lý, tiết kiệm…” Công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ đượcĐảng và Nhà nước ta Quan tâm chỉ đạo thông qua hệ thống các văn bản pháp luật sau:1.2.1 Các văn bản do Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành
Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân (Hiếnpháp, năm 2013)
Luật Đất đai năm 2013 được Quốc hội đã thông qua ngày 29/11/2013, có hiệulực kể từ 01/7/2014 (Quốc hội, năm 2013)
Trang 191.2.2 Các văn bản thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ banhành
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy định chi tiết thihành một số điều của Luật Đất đai
- Nghị định số 44/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15 tháng 05 năm 2014 quyđịnh về giá đất
- Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy định về tiền sửdụng đất
1.2.3 Các văn bản thuộc thẩm quyền của các Bộ, ngành ở Trung ương ban hành
- Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014 của Bộ Tài nguyên và Môitrường quy định về GCN quyền sử hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
- Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 05 năm 2014 của Bộ Tàinguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính
- Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 05 năm 2014 của Bộ tàinguyên và Môi trường quy định về thành lập bản đồ địa chính
- Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 06 năm 2014 của Bộ tàinguyên và Môi trường Thông tư quy định về hồ sơ giao đất cho thuê đất, chuyển mụcđích sử dụng đất, thu hồi đất
Ngoài ra còn có hàng loạt các văn bản khác của Chính phủ, các Thông tư củacủa Bộ Tài nguyên và môi trường, Thông tư liên tịch của Bộ Tài nguyên và Môitrường… nhằm cụ thể hóa các vấn đề có liên quan
1.3 Về đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận
1.3.1 Về đăng ký đất đai
a) Khái niệm về đăng ký đất đai
Theo Khoản 15, Điều 3, Luật Đất đai năm 2013: Đăng kí đất đai, nhà ở, tài sảnkhác gắn liền với đất là việc kê khai và ghi nhận tình trạng pháp lý về quyền sử dụngđất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và quyền quản lý đất đối vớimột thửa đất vào hồ sơ địa chính Và Theo Khoản 1 Điều 95 Luật Đất đai năm 2013:Đăng kí đất đai là bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quảnlý; đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thực hiện theo yêucầu của chủ sở hữu
b)Vai trò của công tác đăng ký đất đai
Đăng ký đất đai là công cụ của Nhà nước đảm bảo lợi ích Nhà nước, công dânnhư quản lý nguồn thuế, Nhà nước với vai trò trung gian tiến hành cân bằng lợi íchgiữa các chủ thể, bố trí cho mục đích sử dụng tố nhất Nhà nước biết được cách để
Trang 20quản lý chung qua việc dùng công cụ đăng ký đất đai để quản lý Lợi ích của công dân
có thể thấy được như Nhà nước bảo vệ quyền và bảo vệ người công dân khi có cáctranh chấp, khuyến khích đầu tư cá nhân, hỗ trợ các giao dịch về đất đai, giảm khảnăng tranh chấp đất đai
Đăng ký đất đai để Nhà nước nắm chắc và quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyênđất Biết mục đích sử dụng, từ đó điều chỉnh hợp lý các thông tin hồ sơ địa chính, hồ sơđịa chính cung cấp tên chủ sử dụng, diện tích, vị trí, hình thể, góc cạnh, thời hạn sửdụng đất, mục đích sử dụng, những ràng buộc thay đổi trong quá trình sử dụng và quản
lý của những thay đổi này
c) Hình thức đăng ký đất đai
* Theo Luật Đất đai 2013 thì đăng ký đất đai là bắt buộc đối với người sử dụngđất và người được giao đất để quản lý; đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắnliền với đất thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu
Đăng ký lần đầu: được thực hiện trong các trường hợp sau đây: Thửa đất đượcgiao, cho thuê để sử dụng; thửa đất đang sử dụng mà chưa đăng ký; thửa đất được giao
để quản lý mà chưa đăng ký; nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chưa đăng ký
Đăng ký biến động: được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứngnhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi sau đây:
• Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyềnchuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụngđất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liềnvới đất;
• Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên;
• Có thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích, số hiệu, địa chỉ thửa đất;
• Có thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký;
• Chuyển mục đích sử dụng đất;
• Có thay đổi thời hạn sử dụng đất;
• Chuyển từ hình thức Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm sanghình thức thuê đất thu tiền một lần cho cả thời gian thuê; từ hình thức Nhà nước giaođất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất; từ thuê đất sang giao đất có thutiền sử dụng đất theo quy định của Luật này
• Chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đấtcủa vợ hoặc của chồng thành quyền sử dụng đất chung, quyền sở hữu tài sản chung của
vợ và chồng;
• Chia tách quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với
Trang 21đất của tổ chức hoặc của hộ gia đình hoặc của vợ và chồng hoặc của nhóm người sửdụng đất chung, nhóm chủ sở hữu tài sản chung gắn liền với đất;
• Thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo kết quảhòa giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền côngnhận; thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ; quyết định của cơ quan nhànước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyếtđịnh hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án
đã được thi hành; văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp vớipháp luật;
• Xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề;
• Có thay đổi về những hạn chế quyền của người sử dụng đất
1.3.2 Về cấp giấy chứng nhận
a) Khái niệm về giấy chứng nhận
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tên đầy đủ là Giấy chứng nhận quyền sửdụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất Giấy chứng nhận quyền sửdụng đất là giấy chứng nhận do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sửdụng đất để bảo hộ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, là chứng thưpháp lý xác lập mối quan hệ hợp pháp giữa Nhà nước với người sử dụng đất
Nhà nước Việt Nam thực hiện cấp giấy chứng nhận từ sau khi có Luật Đất đainăm 1987 Tại khoản 5 điều 9 Luật Đất đai năm 1987 (được Quốc hội thông qua ngày29/12/1987), tuy có đề cập đến việc cấp GCNQSDĐ nhưng GCNQSDĐ là loại giấynào thì Luật không quy định rõ Quy định cụ thể về GCNQSDĐ chính thức có từ Quyếtđịnh 201-QĐ/ĐKTK ngày 14/7/1989 của Tổng cục Quản lý ruộng đất Do mẫu giấynày có màu đỏ nên thường được gọi là giấy bìa đỏ
Tuy nhiên, giấy chứng nhận chỉ áp dụng cấp cho quyền sử dụng đất mà không
áp dụng cấp cho đất có nhà ở tại đô thị Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, ngày 5/7/1994,Chính phủ đã ban hành nghị định 60/CP về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ởtại đô thị, quy định người sử dụng đất ở và sở hữu nhà ở tại đô thị được cấp giấy chứngnhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở Cũng trong khoảng thời gian này,nảy sinh tình trạng buông lỏng quản lý về đất đâi, đất thuộc trụ sở làm việc của các cơquan, đơn vị của Nhà nước bị sử dụng lãng phí, không đúng mục đích, do vậy Bộ Tàichính ban hành Quyết định số 20/1999/QĐ-BTC ngày 25/02/1999 và Thông tư số122/1999/TT-BTC ngày 13/10/1999 về kê khai, đăng ký sử dụng trụ sở làm việc thuộc
sở hữu nhà nước Và các cơ quan, đơn vị tổ chức đều phải đăng ký đất đai, nhà và côngtrình xây dựng khác gắn liền với đất Sau khi đăng ký, các cơ quan, đơn vị, tổ chức sẽđược cấp giấy chứng nhận quyền quản lý, sử dụng nhà đất, trị sở làm việc thuộc sở hữunhà nước Giấy chứng nhận này do Bộ Tài chính phát hành theo Quyết định số
Trang 2220/1999/QĐ-BTC ngày 25/02/1999 và do có màu tím nên thường được gọi là giấy tím.
Hình 1.1 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai 1988
Với mong muốn đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người sửdụng đất, đến Luật Đất đai năm 2003 được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003, cóhiệu lực từ ngày 1/7/2004 quy định về Giấy chứng nhận đã có sự thay đổi cơ bản TạiKhoản 4 Điều 48 Luật Đất đai 2003 quy định: “GCNQSDĐ được cấp cho người sử
Trang 23có tài sản gắn liền với đất thì tài sản đó được ghi nhận trên GCNQSDĐ; chủ sở hữutài sản phải đăng ký quyền sở hữu tài sản theo quy định của pháp luật về đăng ký bấtđộng sản” Người đã được cấp giấy đỏ hoặc giấy hồng sẽ được đổi sang giấy mớikhi có sự chuyển quyền sử dụng đất Theo Quyết định số 24/2004/QĐ-BTNMTngày 01/11/2004 ban hành quy định về GCNQSDĐ thì mẫu giấy chứng nhận nàycũng có “màu đỏ.
Hình 1.2 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, theo mẫu ban hành
của Quyết định số 24/2004/QĐ-BTNMTTheo Nghị định 88/2009/NĐ-CP về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
Trang 24quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do Chính phủ ban hành và Thông
tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quyđịnh về GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp theomột mẫu thống nhất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất Giấy chứng nhận có nền hoa văn trống đồng với “màuhồng cánh sen”
Hiện nay, theo Thông tư 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014 của Chính phủquy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khácgắn liền với đất, giấy chứng nhận gồm 1 tờ có 4 trang, in nền hoa văn trống đồng màuhồng cánh sen (được gọi là phôi giấy chứng nhận) và trang bổ sung nền trắng, mỗitrang có kích thước 190mm x 265mm Bao gồm các nội dung theo quy định sau
- Trang 1 gồm Quốc hiệu, Quốc huy và dòng chữ "Giấy chứng nhận quyền sửdụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất" in màu đỏ; mục "I Tênngười sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất" và số phát hànhGiấy chứng nhận gồm 2 chữ cái tiếng Việt và 6 chữ số, bắt đầu từ BA 000001, được inmàu đen; dấu nổi của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Trang 2 in chữ màu đen gồm mục "II Thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liềnvới đất", trong đó, có các thông tin về thửa đất, nhà ở, công trình xây dựng khác, rừngsản xuất là rừng trồng, cây lâu năm và ghi chú; ngày tháng năm ký Giấy chứng nhận và
cơ quan ký cấp Giấy chứng nhận; số vào sổ cấp Giấy chứng nhận
- Trang 3 in chữ màu đen gồm mục "III Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắnliền với đất" và mục "IV Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận"; Trang 4 in chữmàu đen gồm nội dung tiếp theo của mục "IV Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứngnhận"; nội dung lưu ý đối với người được cấp Giấy chứng nhận; mã vạch;
- Trang bổ sung Giấy chứng nhận in chữ màu đen gồm dòng chữ "Trang bổsung Giấy chứng nhận"; số hiệu thửa đất; số phát hành Giấy chứng nhận; số vào sổ cấpGiấy chứng nhận và mục "IV Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận" như trang
4 của Giấy chứng nhận
Trang 25Trang 1 và trang 4 Giấy chứng nhận
Trang 2 và trang 3 Giấy chứng nhậnHình 1.3 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, theo mẫu ban hành của Thông tư
23/2014/TT-BTNMTb) Nguyên tắc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Quy định cụ thể tại Điều 98 Luật Đất đai 2013 về nguyên tắc cấp GCNQSDĐ,quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất như sau:
1) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắnliền với đất được cấp theo từng thửa đất Trường hợp người sử dụng đất đang sử dụngnhiều thửa đất nông nghiệp tại cùng một xã, phường, thị trấn mà có yêu cầu thì đượccấp một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắnliền với đất chung cho các thửa đất đó
Trang 262) Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chungnhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sởhữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người cóchung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất vàcấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu cóyêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.
3) Người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất được nhậnGiấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền vớiđất sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật
Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đấtkhông thuộc đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được miễn, được ghi nợnghĩa vụ tài chính và trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm thì được nhậnGiấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền vớiđất ngay sau khi cơ quan có thẩm quyền cấp
4) Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền vớiđất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vàoGiấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền vớiđất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người
Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở vàtài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất làtài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặcchồng thì được cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng nếu có yêu cầu
5) Trường hợp có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với số liệughi trên giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 hoặc Giấy chứng nhận đãcấp mà ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so với ranh giới thửa đất tạithời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất, không có tranh chấp với những người sửdụng đất liền kề thì khi cấp hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sởhữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất diện tích đất được xác định theo số liệu đođạc thực tế Người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tíchchênh lệch nhiều hơn nếu có
c) Đối tượng được cấp GCNQSDĐ
Theo Điều 99 Luật Đất đai 2013, Trường hợp sử dụng đất được cấp Giấy chứngnhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Nhà nướccấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liềnvới đất cho những trường hợp sau đây:
Trang 27- Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụngđất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các điều 100,
101 và 102 của Luật Đất đai 2013;
- Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật Đất đai 2013 cóhiệu lực thi hành;
- Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng choquyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụngđất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ;
- Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai;theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quanthi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơquan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;
- Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất;
- Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khucông nghệ cao, khu kinh tế;
- Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất;
- Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người muanhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
- Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc cácthành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sửdụng đất hiện có;
- Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất
tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môi trườngcùng cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khácgắn liền với đất
2) Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân
cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử
Trang 28dụng đất ở tại Việt Nam.
3) Đối với những trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhậnquyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng mà thực hiệncác quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cấp đổi, cấplại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sởhữu công trình xây dựng thì do cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện theo quyđịnh của Chính phủ
1.3.3 Về lập hồ sơ địa chính
a) Khái niệm
Hồ sơ địa chính bao gồm các tài liệu dạng giấy hoặc dạng số thể hiện thông tinchi tiết về từng thửa đất, người được giao quản lý đất, người sử dụng đất, chủ sở hữutài sản gắn liền với đất, các quyền và thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sảngắn liền với đất
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính và việc lập,chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính; lộ trình chuyển đổi hồ sơ địa chính dạng giấy sang hồ
sơ địa chính dạng số
Theo Điều 3 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trườngquy định về thành phần HSĐC, HSĐC là tập hợp tài liệu thể hiện thông tin chi tiết vềhiện trạng và tình trạng pháp lý của việc quản lý, sử dụng các thửa đất, tài sản gắn liềnvới đất để phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai và nhu cầu thông tin của các tổchức, cá nhân có liên quan
b) Thành phần của hồ sơ địa chính
Theo Điều 4 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trườngquy định về thành phần HSĐC, địa phương xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu địa chính,HSĐC được lập dưới dạng số và lưu trong cơ sở dữ liệu đất đai, gồm có các tài liệu là:tài liệu điều tra đo đạc địa chính gồm BĐĐC và sổ mục kê đất đai; sổ địa chính và Bảnlưu GCN Đối với các địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, HSĐC gồm có:tài liệu điều tra đo đạc địa chính gồm BĐĐC và sổ mục kê đất đai, bản lưu GCN lậpdưới dạng giấy và dạng số (nếu có); sổ địa chính được lập dưới dạng giấy hoặc dạng số;
và sổ theo dõi biến động đất đai lập dưới dạng giấy
c) Nguyên tắc lập, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính
Theo Điều 5 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trườngquy định về nguyên tắc lập, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, HSĐC được lập theotừng đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn; việc lập, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địachính phải theo đúng trình tự, thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật đất đai;nội dung thông tin trong HSĐC phải đảm bảo tính thống nhất với GCN được cấp (nếucó) và phù hợp với hiện trạng quản lý, sử dụng đất
Trang 29d)Trách nhiệm lập, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính
Theo Điều 6 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trườngquy định về trách nhiệm lập, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính như sau:
1) Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
Tổ chức thực hiện việc đo đạc lập bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai;
Chỉ đạo thực hiện chỉnh lý, cập nhật biến động bản đồ địa chính, sổ mục kê đấtđai; lập, cập nhật và chỉnh lý biến động thường xuyên sổ địa chính và các tài liệu kháccủa hồ sơ địa chính ở địa phương
2) Văn phòng đăng ký đất đai chịu trách nhiệm thực hiện các công việc sau:Thực hiện chỉnh lý biến động thường xuyên đối với bản đồ địa chính, sổ mục kêđất đai:
Tổ chức lập, cập nhật, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính như sổ địa chính, sổtheo dõi biến động, sổ cấp giấy chứng nhận
Cung cấp bản sao bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai (dạng sốhoặc dạng giấy) cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn sử dụng
3) Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc như văn phòngđăng ký đất đai đối với các đối tượng sử dụng đất, được Nhà nước giao quản lý đất, sởhữu tài sản gắn liền với đất thuộc thẩm quyền giải quyết thủ tục đăng ký
4) Địa phương chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì Văn phòng đăng
ký quyền sử dụng đất các cấp thực hiện các công việc theo quy định như sau:
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường(sau đây gọi là Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh) chủ trì tổ chức việc lập
sổ địa chính; cung cấp tài liệu đo đạc địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai choVăn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường(sau đây gọi là Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện); thực hiện cập nhật,chỉnh lý các tài liệu hồ sơ địa chính: sổ mục kê, theo dõi biến động, sổ địa chính, sổcấp giấy chứng nhận, bản đồ địa chính đối với các thửa đất của các tổ chức, cơ sở tôngiáo, cá nhân nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầutư;
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện thực hiện cập nhật, chỉnh lýcác tài liệu hồ sơ địa chính: sổ mục kê, theo dõi biến động, sổ địa chính, sổ cấp giấychứng nhận, bản đồ địa chính đối với các thửa đất của các hộ gia đình, cá nhân, cộngđồng dân cư và người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam; cungcấp bản sao bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai cho Ủy ban nhân dân cấp
xã sử dụng
Trang 305) Ủy ban nhân dân cấp xã cập nhật, chỉnh lý bản sao tài liệu đo đạc địa chính,
sổ địa chính, sổ mục kê đất đai đang quản lý theo quy định tại thông tư24/2014/TT-BTNMT để sử dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý đất đai ở địa phương.1.4 Công tác đăng kí đất đai, cấp giấy chứng nhận và lập hồ sơ địa chính tại một
số nước trên thế giới
1.4.1 Đăng ký đất đai tại Thụy Điển
Ở Thụy Điển, đất đai được chia thành những đơn vị bất động sản Tất cả nhữngđơn vị bất động đều được đăng ký Hoạt động đăng ký đất đai bao gồm hoạt động địachính (sự hình thành và đăng ký bất động sản) và việc đăng ký quyền (quyền sở hữu vànhững hạn chế trong thực hiện quyền) Những hoạt động này được duy trì và kế thừa từ
hệ thống đăng ký trước đây với một vài thay đổi cho phù hợp với xã hội hiện đại Hoạtđộng đăng ký được tiến hành chủ yếu bởi Cơ quan Đo đạc Đất đai quốc gia (Đặng AnhQuân 2011)
Cơ quan Đo đạc Đất đai quốc gia là tổ chức thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường,với bốn bộ phận chuyên môn của mình (Bộ phận Dịch vụ địa chính, Bộ phận Đăng kýquyền, Bộ phận Thông tin Địa lý và Đất đai, Bộ phận Thương mại và Bản đồ) chịutrách nhiệm chính đối với hoạt động đăng ký trên phạm vi cả nước, bao gồm hoạt độngđịa chính và đăng ký đất quyền Với quá trính phát triển ít biến động, hầu hết các đơn
vị đất đai ở Thụy Điển đều đã được đăng ký thể hiện đầy đủ thông tin trong Sổ Đăng
ký bất động sản do Cơ quan Đo đạc đất đai vận hành và quản lý Ngoài các thông tin vềdịa chính và chủ quyền mà cơ quan Đo đạc Đất đai quốc gia có được từ chính hoạtđộng của mình, các thông tin về quy hoạch, về giá trị bất động sản cũng được các cơquan quản lý liên quan chuyển đến, cập nhật thường xuyên, liên tục trong Sổ Đăng kýbất động sản (Đặng Anh Quân 2011)
Nhân viên đo đạc địa chính và nhân viên quản lý đất đai là hai chức danh chủyếu tiến hành các hoạt động đăng ký đất đai tại Thụy Điển Nhân viên đo đạc địa chínhthực hiện và chịu trách nhiệm đối với toàn bộ tiến trình của một thủ tục địa chính từ khi
có đơn yêu cầu cho đến khi có quyết định cuối cùng Trên cơ sở phối hợp các thông tin,quy trình với kết quả thẩm tra, xác minh, đề ra các giải pháp và tổ chức thương lượnggiữa các bên liên quan, họ sẽ đưa ra những quyết định quan trọng về mặt pháp lý, kinh
tế cũng như kỹ thuật Nhân viên đo đạc địa chính có quyền hạn hoàn toàn độc lập vàtương ứng theo đó, họ phải tự chịu trách nhiệm trong hoạt động của mình Các quyếtđịnh mà họ ban hành được xem là có hiệu lực tương đương với phán quyết sơ thẩm củaTòa án (Đặng Anh Quân 2011)
Ở Thụy Điển, bất động sản là đất đai, bao gồm cả tài sản gắn liền trên đất (nhưnhà, công trình xây dựng, cây trồng lâu năm…) được xác định theo chiều ngang hoặc
cả theo chiều ngang và chiều thẳng đứng do cán bộ có thẩm quyền tiến hành theo thủtục nhất định Việc tự ý phân lô đất đai là không hợp pháp và vô hiệu Mỗi đơn vị tài
Trang 31sản đều phải được đăng ký thành một đơn vị đăng ký trong khu vực đăng ký xác định.Mỗi huyện là một khu vực đăng ký với tên gọi riêng, bao gồm một hoặc nhiều đơn vịđăng ký Những đơn vị tài sản trong cùng một huyện được phân chia thành từng khuhoặc từng dãy, bao gồm một hoặc nhiều đơn vị, với số ký hiệu theo quy định Các đơn
vị tài sản trong mỗi khu cũng được đánh số thứ tự Tên đăng ký của một đơn vị tài sản
sẽ bao gồm tên của khu vực đăng ký, tên của khu và một số đăng ký Số đăng ký nàygồm số thứ tự của từng khu và số thứ tự của đơn vị tài sản, được ngăn cách bởi dấu haichấm Mỗi đơn vị tài sản đăng ký sẽ có một tên đăng ký riêng, không trùng lặp với têncủa đơn vị khác (Đặng Anh Quân 2011)
1.4.2 Đăng ký đất đai tại Anh
Hệ thống đăng ký đất đai của Anh là hệ thống đăng ký bất động sản (đất đai vàtài sản khác gắn liền với đất) tổ chức đăng ký theo một hệ thống thống nhất có Vănphòng chính tại Luân Đôn và 14 văn phòng khác phân theo khu vực (địa hạt) phân bổđồng đều trên toàn bộ lãnh thổ Anh Quốc và Xứ Wales Mọi hoạt động của hệ thốngđăng ký hoàn toàn trên hệ thống máy tình nối mạng theo một hệ thống thống nhất (máylàm việc không kết nối với INTERNET, chỉ nối mạng nội bộ để bảo mật dữ liệu) (BộTài nguyên và Môi trường 2012)
Cơ sở của đăng ký được quy định rất chặt chẽ trong Luật đăng ký đất đai (LandRegistration Act) được sửa đổi và ban hành mới vào năm 2002, có hướng dẫn chi tiếtvào năm 2003 (Registration Rules) và được cập nhật, chỉnh sửa bổ sung vào năm 2009.Trước năm 2002 Văn phòng đăng ký đất đai hoạt động theo địa hạt Bất động sản thuộcđịa hạt nào thì đăng ký tại Văn phòng thuộc địa hạt đó Tuy nhiên, từ khi có Luật đăng
ký mới (năm 2002) và khi hệ thống đăng ký hoạt động theo hệ thống đăng ký điện tửthì khách hành có thể lựa chọn bất kỳ Văn phòng đăng ký nào trên lãnh thổ Anh Chođến năm 1994, Anh đã chuyển toàn bộ hệ thống đăng ký từ hệ thống đăng ký thủ côngtrên giấy sang hệ thống đăng ký tự động trên máy tính nối mạng, dùng dữ liệu số Dữliệu số là dữ liệu có tính pháp lý nếu dữ liệu đó do Văn phòng đăng ký đất đai cung cấp.Điều này được quy định cụ thể trong Luật đăng ký và Luật đất đai (Bộ Tài nguyên vàMôi trường 2012)
Về đối tượng đăng ký: Theo Luật Đất đai của Anh lấy đơn vị thửa đất làm đơn
vị đăng ký, các tài sản khác gắn liến với đất được đăng ký kèm theo thửa đất dưới dạngthông tin thuộc tính Về chủ sở hữu chỉ phân biệt sở hữu cá nhân và sở hửu tập thể (sởhữu chung, đồng sở hữu ) (Bộ Tài nguyên và Môi trường 2012)
1.4.3 Đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền với đất đai và lập hồ sơ địachính ở Ôxtrâylia
Về hình thức sở hữu, luật pháp của Ôxtrâylia quy định Nhà nước và tư nhân đều
có quyền sở hữu bất động sản trên mặt đất, không phân chia giữa nhà và đất Về phạm
vi, người sở hữu có quyền sở hữu khoảng không và độ sâu được quyền sử dụng có thể
Trang 32từ 12 đến 60 mét (theo quy định cụ thể của pháp luật) Toàn bộ khoáng sản có tronglòng đất như: bạc, vàng, đồng, chì, kẽm, sắt, ngọc, than đá, dầu mỏ,… đều thuộc sởhữu Nhà nước (Sắc lệnh về đất đai 1933); nếu Nhà nước thực hiện khai thác khoángsản phải ký hợp đồng thuê đất với chủ đất và phải đền bù thiệt hại tài sản trên đất.
Về quyền lợi và nghĩa vụ, luật pháp Ôxtrâylia thừa nhận quyền sở hữu tuyệt đối,không bắt buộc phải sử dụng đất Chủ sở hữu có quyền chuyển nhượng, thế chấp, chothuê hoặc chuyển quyền theo di chúc mà không có sự trói buộc hoặc ngăn trở nào
Nhà nước có quyền trưng dụng đất để xây dựng hoặc thiết lập các công trìnhcông cộng phục vụ quốc kế dân sinh (Điều 10, Sắc lệnh về đất đai 1902) nhưng chủ sởhữu được Nhà nước bồi thường Việc sử dụng đất phải tuân theo quy hoạch, phân vùng
và đất phải được đăng kí chủ sở hữu, khi chuyển nhượng phải nộp phí trước bạ và đăng
kí tại cơ quan có thẩm quyền (Cục quản lý đất đai Ôxtrâylia - DOLA)
1.4.4 Đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền với đất đai và lập hồ sơ địachính ở Cộng hòa Liên bang Đức
Ở Đức, quyền có nhà ở của công dân được quy định trong Liên bang Theo đó,đất và nhà không tách rời, nhà đất được mua-bán theo nguyên tắc của thị trường
Hiến pháp Cộng hòa Liên Bang Đức (Điều XIV) quy định quyền sở hữu đất vàquyền thừa kế xây dựng được Nhà nước bảo đảm, tuy nhiên, chủ sở hữu có nghĩa vụ sửdụng không đi ngược với lợi ích của toàn xã hội Khái niệm về sở hữu đất và nhà ởĐức là thống nhất với ngoại lệ là: thứ nhất, quyền thừa kế xây dựng - với quyền nàyngười được hưởng quyền thừa kế xây dựng có thể xây dựng và sử dụng công trình trênmảnh đất của chủ khác - bên giao quyền thừa kế xây dựng - theo hợp đồng được phép
ký cho một thời hạn tối đa là 99 năm Người mua quyền có nghĩa vụ phải trả hàng nămcho chủ đất khoản tiền bằng 6 - 7% giá trị của mảnh đất Quyền thừa kế xây dựng đượcthế chấp và hết hạn hợp đồng thì chủ đất mua lại nhà; hai là, sở hữu từng phần - ápdụng trong trường hợp một người mua căn hộ trong một tòa nhà thì được quyền sở hữucăn hộ và một phần đất trong khuôn viên tòa nhà Phần đất này được quy định theo tỷ
lệ phần trăm của toàn bộ diện tích đất, mặc dù không chỉ rõ ở vị trí cụ thể nào Tỷ lệnày phụ thuộc vào diện tích và vị trí không gian của căn hộ trong tòa nhà
1.4.5 Kinh nghiệm của các nước trong đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính
Sau khi tiến hành nghiên cứu về công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ và lập HSĐCcủa một số nước trên thế giới đã rút ra được một số kinh nghiệm
1) Hệ thống ĐKĐĐ phải được xây dựng trên nền tảng công nghệ thông tin hiệnđại, dễ dàng cập nhật, tra cứu thông tin phải phát triển đáp ứng yêu cầu quản lý và sửdụng
2) Bất cứ người nào sử dụng đất đai và sở hữu bất động sản trên lãnh thổ đều
Trang 33phải tiến hành đăng ký đất đai, Nhà nước chỉ bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp của chủ sởhữu có tên trong hệ thống đăng ký.
3) Dữ liệu bất động sản đã được đăng ký được lưu giữ và công bố thông quamột sổ điện tử gọi là Sổ đăng ký bất động sản các thông tin về quy hoạch, về giá trị bấtđộng sản, chủ sử dụng,… cũng được các cơ quan quản lý liên quan chuyển đến cậpnhật thường xuyên, liên tục trong Sổ đăng ký bất động sản
1.5 Kết quả đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận và lập hồ sơ địa chính tại ViệtNam
Theo Báo cáo Kết quả thực hiện nhiệm vụ, công tác quản lý đất đai 9 tháng đầunăm 2020 của Bộ tài nguyên môi trường về kết quả về đo đạc, đăng ký, cấp giấy chứngnhận tại Việt Nam: công tác đo đạc, đăng ký, cấp Giấy chứng nhận, kết quả đến nay, cảnước đã đo đạc lập bản đồ địa chính đạt trên 77% tổng diện tích tự nhiên và đã cơ bảnhoàn thành mục tiêu cấp giấy chứng nhận theo Nghị quyết số 30/2012/QH13 ngày 21tháng 6 năm 2012 của Quốc hội, tỷ lệ cấp Giấy chứng nhận đạt trên 97,3% tổng diệntích các loại đất cần cấp Về cấp Giấy chứng nhận, đã cấp Giấy chứng nhận lần đầu vớidiện tích là 122.271 ha (505 Giấy chứng nhận) và cấp đổi Giấy chứng nhận 239.194 ha(1.949 Giấy chứng nhận) Đặc biệt, trong năm 2016, Tổng cục đã tổ chức các Tổ côngtác làm việc trực tiếp với 07 địa phương, gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ
An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Lâm Đồng và TP Hồ Chí Minh để kiểm tra, hướng dẫn tháo gỡkhó khăn, vướng mắc về công tác cấp Giấy chứng nhận theo chỉ đạo của Bộ trưởng;kếtquả kiểm tra cho thấy một số đơn vị còn tồn đọng nhiều hồ sơ, các hồ sơ đã giải quyếtđược kiểm tra đều có tổng thời gian thực hiện vượt quá quy định, có nhiều trường hợpkéo dài nhiều tháng, thậm chí hàng năm, điển hình như tại Bà Rịa - Vũng Tàu, NghệAn; nguyên nhân tồn đọng do các cơ quan chuyên môn xử lý hồ sơ chưa đúng quy địnhchiếm tỷ lệ đáng kể Ngoài ra, Tổng cục đã chỉ đạo, kiểm tra tại 30 tỉnh, thành phố vềtình hình thực hiện Chỉ thị số 1474/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ để đôn đốc,hướng dẫn các địa phương thực hiện công tác đo đạc và cấp giấy chứng nhận theo đúngquy định
Cả nước có 39 địa phương phải thực hiện dự án xác định, cắm mốc ranh giới, đo
vẽ lập bản đồ địa chính, lập hồ sơ ranh giới, xây dựng phương án sử dụng đất, cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất cho các công ty nông, lâm nghiệp thực hiện sắp xếptheo Nghị định 118/2014/NĐ-CP (Có 27 tỉnh đã phê duyệt và đang tổ chức thực hiệnTKKTDT; 09 tỉnh đang hoàn thiện Thiết kế kỹ thuật - Dự toán trình Ủy ban phê duyệt;
03 tỉnh, gồm: Vĩnh Phúc, Đồng Nai và Hà Nội đang thực hiện theo các chương trình
đo vẽ bản đồ đất nông lâm trường trước đây) Đến nay, 10 tỉnh đã cơ bản hoàn thànhnhiệm vụ xác định ranh giới sử dụng đất của các công ty nông, lâm nghiệp; 07 tỉnh đã
cơ bản hoàn thành cắm mốc ranh giới gồm, 03 tỉnh đã cơ bản hoàn thành đo đạc bản đồđịa chính(Tổng cục đã có văn bản số 608/TCQLĐĐ-KHTC ngày 09/5/2016 để chỉ đạo,đôn đốc các địa phương báo cáo kết quả triển khai và tập trung tổ chức thực hiện).Đối
Trang 34với việc thành lập văn phòng đăng ký một cấp: trong năm 2017, Tổng cục đã tập trungchỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương thực hiện việc kiện toàn Văn phòng đăng
ký đất đai một cấp theo quy định của Luật Đất đai và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ;cùng với Lãnh đạo Bộ trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắctrong quá trình thành lập và hoạt động của Văn phòng đăng ký tại 04 tỉnh, thành phố(Quảng Ninh, Hải Phòng, Vĩnh Long và Đồng Nai) Kết quả đến tính nay, cả nước đã
có 53 tỉnh, thành phố đã thành lập Văn phòng đăng ký đất đai một cấp theo quy định.1.6 Kết quả đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận và lập hồ sơ địa chính trên địabàn tỉnh Hưng Yên
1.6.1 Kết quả đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địabàn tỉnh Hưng Yên
Tính đến ngày 31/12/2020, Kết quả cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng thuộcthẩm quyền các cấp cụ thể như sau:
1.6.1.1 Công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhântrên địa bàn tỉnh
a Kết quả cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu
* Đối với đất sản xuất nông nghiệp
- Tính đến ngày 31/12/2020, tổng số thửa đất nông nghiệp đã được cấp Giấychứng nhận 604.327 thửa, đạt 91,77% trên tổng số thửa phải cấp; diện tích 46.279,48
ha, đạt 93.43% trên tổng diện tích phải cấp;
- Tổng số Giấy chứng nhận đã ký 277.716 giấy, trong đó số Giấy chứng nhận đãtrao 218.713 giấy, chưa trao 59.003 Giấy
* Đất phi nông nghiệp
Tổng số thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận 6.158 thửa, đạt 62,41% trêntổng số thửa đất phải cấp, diện tích 3.608,91 ha, đạt 81,34% trên tổng diện tích cần cấp
- Tổng số Giấy chứng nhận đã ký 6.031 giấy, trong đó số Giấy chứng nhận đãtrao 6.031 giấy
* Đất ở khu dân cư
- Tổng số thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận 232.326 thửa, đạt 60,86% trêntổng số thửa phải cấp; diện tích 7.180,05 ha, đạt 58,68% trên tổng diện tích phải cấp
- Tổng số Giấy chứng nhận đã ký 224.005 giấy, trong đó số Giấy chứng nhận đãtrao 177.020 giấy, chưa trao 46.985 Giấy
b Tình hình cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất
Trang 35hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định cho hộ gia đình, cá nhân với7.296 Giấy chứng nhận, trong đó 677 Giấy chứng nhận đất nông nghiệp và 6.619 Giấychứng nhận đất phi nông nghiệp.
1.6.1.2 Công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đơn vị, tổ chức kinh
tế trên địa bàn tỉnh
a Kết quả cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu
+ Đất ở có 3.696 thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận đạt 77,18%, diện tích104,43ha, đạt 65,94%;
+ Đất quốc phòng có 96 thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận, đạt 97,96%;diện tích 84,20 ha, đạt 97,26%; chưa được cấp Giấy chứng nhận 02 thửa, diện tích2,37ha;
+ Đất an ninh có 29 thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận đạt 100%, diện tích20,10 ha, đạt 100% ;
+ Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp có 1.595 thửa đất đã được cấp Giấychứng nhận đạt 97,73%, diện tích 2942,28 ha, đạt 99,42%, chưa được cấp Giấychứng nhận 37 thửa, diện tích 16,50ha;
+ Đất cơ sở tôn giáo có 391 thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận, đạt 57,50%,diện tích 115,01 ha đạt 64,72%, chưa được cấp Giấy chứng nhận 289 thửa, diện tích62,69 ha;
b Tình hình cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất
Sở đã thực hiện cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sởhữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định cho 78 tổ chức trên địa bàntỉnh với 378 Giấy chứng nhận, cụ thể:
- Cấp đổi 321 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 21 tổ chức;
- Cấp đổi và chứng nhận bổ sung tài sản gắn liền với đất 54 Giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất cho 54 tổ chức;
- Cấp lại 03 Giấy chứng nhận do bị mất cho 03 tổ chức
1.6.2 Kết quả lập hồ sơ địa chính trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
Hệ thống bản đồ địa chính của Hưng Yên đã đáp ứng được cơ bản yêu cầu pháttriển của tỉnh Hưng Yên là một trong 09 tỉnh được triển khai dự án hoàn thiện và hiệnđại hoá hệ thống quản lý đất đai Việt Nam (gọi tắt là dự án VLAP) Trên địa bàn có hệthống điểm tọa độ GPS và bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2.000, 1/5.000, 1/10.000 phủ trùmtoàn tỉnh Các tài liệu, sản phẩm bản đồ này đã phục vụ đắc lực, kịp thời cho công cuộcphát triển kinh tế - xã hội Năm 2017, UBND tỉnh đã đưa chỉ thị về việc đẩy nhanh
Trang 36triển khai dự án đo đạc, lập hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính cho các
hộ gia đình, cá nhân của 04 huyện (Văn Giang, Văn Lâm, Mỹ Hào, Ân Thi) chưa thựchiện dự án VLAP Thực hiện các quyết định của UBND tỉnh: số 803/QĐ-UBND ngày25/04/2016 phê duyệt thiết kế kỹ thuật dự toán công trình đo đạc lập bản đồ địa chính,đăng ký đất đai lập hồ sơ địa chính; cấp và cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử đụng đất,xây dựng cơ sở dữ liệu và tích hợp cơ sở dữ liệu địa chính 21 xã, thị trấn thuộc huyện
Ân Thi
Tỉnh Hưng Yên là một trong những địa phương được lựa chọn thực hiện dự ánVLAP - dự án hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống đất đai
Trang 37CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH VÀ ĐĂNG KÝCẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở
VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT TẠI VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ ĐẤT
ĐAI CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HƯNG YÊN, TỈNH HƯNG YÊN
2.1 Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của thành phố Hưng Yên
2.1.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Thành phố Hưng Yên là thành phố trực thuộc tỉnh Hưng Yên, nằm về phía TâyNam của tỉnh, thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, cách thủ đô Hà Nội 64 km về phíaTây Bắc; cách thành phố Hải Dương 50 km về phía Đông Bắc Với tổng diện tích tựnhiên là 73,86 km2, mật độ dân số trung bình 1.521 người/ km2 Thành phố có 7
phường (Lê Lợi, Quang Trung, Hiến Nam, An Tảo, Minh Khai, Lam Sơn, Hồng Châu)
và 10 xã (Trung Nghĩa, Liên Phương, Hồng Nam, Quảng Châu, Bảo Khê, PhươngChiểu, Hoàng Hanh, Tân Hưng, Phú Cường, Hùng Cường)
Thành phố có tọa độ địa lý toạ độ địa lý nằm trong khoảng 20040’ vĩ độ Bắc và
106005’ kinh độ Đông, có vị trí tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Kim Động
- Phía Nam giáp tỉnh Hà Nam
- Phía Đông giáp huyện Tiên Lữ
- Phía Tây giáp tỉnh Hà Nam
Hình 2.1: Sơ đồ vị trí Thành phố Hưng Yên – tỉnh Hưng Yên
Trang 38Với vị trí địa lý thuận lợi thành phố Hưng Yên đã tạo nhiều lợi thế về giao lưukinh tế - văn hoá - xã hội với các địa phương trong tỉnh; thủ đô Hà Nội, thành phố HảiPhòng, Hải Dương, Thái Bình, Phủ Lý ;thành phố Hưng Yên có vai trò thúc đẩy kếtnối vùng Thủ đô Hà Nội với vùng Đồng bằng Duyên hải.
2.1.1.2 Địa hình, địa mạo
Địa hình: TP Hưng Yên thuộc vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng, có địa hình tương đối bằng phẳng, hướng dốc chính từ Tây Bắc xuống Đông Nam Cao độ nền trung bình là 3,6m, cao nhất khoảng +5,5m (các khu dân cư); thấp nhất khoảng +0,7m (đồng ruộng, ao hồ).
- Địa mạo: Nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, được kiến tạo bởi các lớp trầm tích bở rời thuộc đệ tứ với chiều dày từ 150m - 160m Theo thứ tự địa tầng gồm các loại đất đá sau:
+ Các trầm tích Phistoxen, dày 130-140m dạng vụn tho gồm sạn, sỏi, cát thô, cát trung có xen kẹp sét bột, gồm các tầng: Tầng bồi tích sông (cuội, sạn, cát
đa khoáng xen kẹp các lớp sét mỏng màu xám, màu nâu, nâu gụ dày 70-75m); tầng bồi tích sông kiểu hỗn hợp (cát, sét, cát sét màu xám, màu nâu gụ bề dày 50-60m).
+ Các trầm tích Holoxen: bề dày 5-30m Thành phần chủ yếu là sét cát, sét bột,sét chứa hữu cơ, phân bố trên mặt địa tầng bao gồm các lớp: Bồi tích sông biển hỗn hợp (chiều dày trên dưới 10m); bồi tích biển chiều dày 3-7m; bồi tích sông hiện đại, chủ yếu phân bố ở dải cục bộ ven sông Hồng, chiều dày 3-5m.
- Địa chất công trình: Địa tầng chủ yếu là đất thịt nhẹ, sét và sét pha cát có cường độ chịu lực từ 1,0 - 1,5 kg/cm3.
2.1.1.3 Khí hậu
TP Hưng Yên nói riêng và tỉnh Hưng Yên nói chung đều nằm trong vùng đồngbằng Bắc Bộ và chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết trongnăm được phân làm 2 mùa rõ rệt:
- Mùa hè: Nóng ẩm, mưa nhiều được kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10
- Mùa đông: Lạnh, khô hanh thường kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3năm sau
Theo số liệu điều tra của trung tâm khí tượng thuỷ văn tỉnh Hưng Yên, các yếu
tố khí hậu được thể hiện:
* Nhiệt độ
Trang 39Hàng năm có nhiệt độ trung bình là 23,20C, mùa hè nhiệt độ trung bình là
30-320C, nhiệt độ cao nhất vào tháng 6, tháng 7 là 36- 380C Mùa đông nhiệt độ trung bình
là 17- 200C, nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1 và tháng 2 là 8 - 100C Tổng tích ôn hàngnăm là 85030C
* Mưa
Lượng mưa tập trung và phân bố theo mùa, mùa hè thường có mưa to, bão lớn,gây úng lụt, làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân trên địa bàn huyện,mùa đông thời tiết hanh khô kéo dài, lượng mưa ít, nước ở các ao, hồ cạn, không đủ đểphục vụ sản xuất nông nghiệp, nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt cũng bị hạn chế
* Nắng
Tổng số giờ nắng trung bình năm là 1750 giờ, số ngày nắng trong tháng là 24ngày, số giờ nắng trung bình của mùa hè từ 6- 7 giờ trong ngày, mùa đông có từ 3- 4giờ nắng trong ngày
* Gió bão
TP Hưng Yên chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính: gió đông Bắc thổi vàomùa lạnh và gió đông Nam thổi vào mùa nóng Vào các tháng 6, tháng 7 có xuất hiệnđợt gió khô nóng; mùa đông từ tháng 12 đến tháng 2 có những đợt rét đậm kéo dài.Hàng năm Thành phố Hưng Yên còn bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp của 3 đến 4trận bão với sức gió và lượng mưa lớn gây thiệt hại cho sản xuất, tài sản, làm ảnhhưởng đến đời sống dân cư trong huyện
* Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí trung bình năm là 85%, tháng cao nhất là 92%, tháng thấpnhất là 74%, tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 3, độ ẩm trung bình là 88,4%, thángkhô nhất là tháng 11, độ ẩm trung bình là 74%
2.1.1.4 Thủy văn
TP Hưng Yên chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thuỷ văn sông Hồng (chạydọc từ Tây Bắc xuống Đông Nam), sông Luộc và hệ thống kênh tưới tiêu sông BắcHưng Hải (có các trục chính là sông Cửu An, Điện Biên.)
Cùng với hệ thống sông ngòi, lại nằm trong hệ thống đại thuỷ nông Bắc HưngHải với hệ thống thủy lợi đảm bảo tương đối chủ động cung cấp nước trong mùa khôhạn và tiêu úng trong mùa mưa lũ Tuy nhiên địa hình thấp, mùa mưa tập trung gặpnước sông Hồng dâng cao nên khả năng tiêu nước hạn chế, úng lụt cục bộ kéo dài, cần
có biện pháp chủ động trong giai đoạn tới
2.1.1.5 Tài nguyên đất
Theo kết quả thống kê đất đai năm 2019, tính đến thời điểm 31/12/2019, tổngdiện tích tự nhiên của TP Hưng Yên là: 7.386,10 ha, trong đó diện tích đất nông
Trang 40nghiệp 3.984,84 ha, chiếm 53,95 % tổng diện tích tự nhiên, diện tích đất phi nôngnghiệp 3.293,71 ha, chiếm 44,59 % tổng diện tích tự nhiên, diện tích đất chưa sử dụng107,55 ha, chiếm 1,46 % tổng diện tích tự nhiên.
Đất đai của thành phố Hưng Yên được phát triển trên nền phù sa được bồi đắphàng năm của hệ thống sông Hồng, chủ yếu là đất thịt nhẹ pha cát Được thể hiện trêncác nhóm đất chính sau:
* Đất phù sa không được bồi màu nâu tươi trung tính ít chua không glây, hoặcglây yếu của hệ thống sông Hồng (Ph): Có diện tích là 1191,70ha, nằm ở các phường,xã: Hiến Nam, An Tảo, Trung Nghĩa, Bảo Khê, Liên Phương, Hồng Châu, QuảngChâu
* Đất phù sa không được bồi màu nâu tươi trung tính ít chua glây trung bìnhhoặc glây mạnh của hệ thống sông Hồng (Pgh ): Với diện tích 300,55 ha nằm ở cácphường, xã: Hiến Nam, Lam Sơn, Hồng Nam, Hồng Châu
2.1.1.6 Tài nguyên nước
* Nước mặt :
Nước sông Hồng, các sông, ao, hồ trong khu vực thành phố như sông Điện Biên,
Hồ Bán Nguyệt, Hồ An Vũ 1, Hồ An Vũ 2 Và nguồn nước mưa được lưu tại các ao,
hồ, kênh mương nội đồng được điều tiết qua hệ thống thuỷ nông Bắc Hưng Hải qua cáctrạm bơm và hệ thống kênh mương nội đồng để cung cấp nước cho cây trồng
* Nước ngầm:
Theo đánh giá của Cục Địa chất khí tượng thủy văn và kiểm nghiệm ở một sốgiếng khoan UNICEP, nguồn nước ngầm của thành phố Hưng Yên có độ mặn, nồng độsắt, mangan cao, nhiều giếng khoan có hiện tượng chua Về mùa khô nước ngầm ở độsâu 10-15 m, mùa mưa 8-10 m, hàm lượng sắt (Fe2+) trong nước cao, nếu được xử lýtốt có thể sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất
Thành phố Hưng Yên hiện có nhà máy nước sạch An Vũ cung cấp cho khu vựcnội thành và trong định hướng của tỉnh xây dựng nhà máy cấp nước sạch khu vựcthành phố tại phường Lam Sơn Nước dùng cho sinh hoạt hàng ngày chủ yếu là nướcmáy và nước mưa, giếng khơi và giếng khoan Với nhu cầu như hiện nay nguồn nướcmặt và nước ngầm đủ để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân
và một phần trong sản xuất công nghiệp, tuy vậy cần phải được quan tâm xử lý nướcsinh hoạt phục vụ cho nhân dân
2.1.1.7 Tài nguyên nhân văn
Trên địa bàn thành phố có nhiều di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng Quốc gia
và công nhận cấp tỉnh Thành phố có 128 di tích lịch sử văn hóa là một tiềm năng dulịch lớn 928ha ngoài đê sông có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái kết hợp nuôi