1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Dựa trên cơ sở lý luận CNXHKH về chủ nghĩa xã hội và thực tiễn lịch sử ra đời, tồn tại, phát triển của CNTB, hãy chứng minh: CNTB không phải là nấc thang cao nhất của lịch sử phát triển nhân loại

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chứng minh: CNTB không phải là nấc thang cao nhất của lịch sử phát triển nhân loại
Tác giả Nhóm 01, N07 - TL1
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 4,21 MB

Nội dung

Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội với dự báo khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin về sự ra đời của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa thay thế cho hình thái kinh tế - xã hội t

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM

MÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

KHOA HỌC

ĐỀ BÀI: 03

Dựa trên cơ sở lý luận CNXHKH về chủ nghĩa xã hội và thực tiễn lịch sử ra đời, tồn tại, phát triển của CNTB, hãy chứng minh: CNTB không phải là nấc thang cao nhất của lịch sử

phát triển nhân loại

Hà Nội, 2022

1

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 3

MỞ ĐẦU 4

NỘI DUNG 4

1 Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội với dự báo khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin về sự ra đời của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa thay thế cho hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa 4

1.1 Lý luận của Chủ nghĩa xã hội khoa học về những điều kiện, tiền đề cho sự ra đời hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa thay thế cho hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa 5

1.1.1 Tiền đề về kinh tế - xã hội 5

1.1.2 Tiền đề về chính trị - xã hội 6

1.2 Sự phân kỳ của hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản chủ nghĩa 7

2 Thực tiễn sự ra đời, tồn tại, phát triển của chủ nghĩa tư bản ở giai đoạn tự do cạnh tranh và ở giai đoạn đế quốc chủ nghĩa cho thấy những giới hạn lịch sử của chủ nghĩa tư bản 8

2.1 Giới hạn lịch sử của chủ nghĩa tư bản ở giai đoạn tự do cạnh tranh 8

2.2 Giới hạn lịch sử của chủ nghĩa tư bản ở giai đoạn đế quốc chủ nghĩa 9

3 Những điều kiện, tiền đề cho sự ra đời hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa thay thế cho hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa ở các nước tư bản chủ nghĩa 10

KẾT LUẬN 17

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

2

Trang 3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU

3

Trang 4

Nhìn lại lịch sử phát triển của xã hội loài người, dù ở trong hình thái kinh tế – xã hội nào, ở những trình độ phát triển khác nhau và thậm chí là các chủ thể chính trị – xã hội khác nhau, song xét đến cùng mọi sự lựa chọn của nhân loại đều hướng đến mục tiêu cuối cùng đó là được sống trong một thế giới tốt đẹp hơn Lịch sử phát triển của loài người đã, đang và sẽ trải qua 5 hình thái kinh tế - xã hội, và có thể thấy, hình thái kinh tế - xã hội TBCN so với 3 hình thái kinh tế - xã hội còn lại (cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến) có những ưu điểm và thành tự vượt trội cũng bởi vậy mà nhiều người đã lầm tưởng rằng, chủ nghĩa tư bản (CNTB) là nấc thang cao nhất của lịch sử phát triển nhân loại Tuy nhiên, đó chỉ là một sự lầm tưởng Nhận thức được tầm quan trọng của việc hiểu rõ bản chất của CNTB để từ đó bác bỏ những quan điểm sai lầm, lệch lạc về hình

thái kinh tế - xã hội này, nhóm 01 chúng em xin lựa chọn đề bài số 03:

Dựa trên cơ sở lý luận CNXHKH về chủ nghĩa xã hội và thực tiễn lịch

sử ra đời, tồn tại, phát triển của CNTB, hãy chứng minh: CNTB không phải là nấc thang cao nhất của lịch sử phát triển nhân loại.

NỘI DUNG

1 Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội với dự báo khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin về sự ra đời của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa thay thế cho hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa

Thứ nhất, về phạm trù hình thái kinh tế - xã hội: 1

Hình thái kinh tế - xã hội là một phạm trù của Chủ nghĩa Duy vật lịch

sử dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định với một kiểu quan

hệ sản xuất (QHSX) đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất (LLSX) và một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những QHSX ấy Các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học (CNXHKH) C Mác và Ph Ăngghen khi nghiên cứu lịch sử phát triển của xã hội loài người, nhất là lịch sử xã hội tư bản, đã xây dựng nên học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội Học thuyết về hình thái kinh tế

- xã hội do C.Mác và Ph.Ăngghen khởi xướng, được V.I Lênin bổ sung, phát triển hiện thực hóa trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga Xôviết Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác –

1 Theo: Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình Quốc gia các bộ môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ

Chí Minh (2021), Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, Nxb Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội, tr 87

4

Trang 5

Lênin đã chỉ ra tính tất yếu sự thay thế hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa (TBCN) bằng hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa (CSCN),

đó là quá trình lịch sử - tự nhiên Theo đó, lịch sử loài người đã và đang trải qua 5 hình thái kinh tế - xã hội từ thấp đến cao là: Cộng sản nguyên thủy, Chiếm hữu nô lệ, Phong kiến, TBCN và CSCN

Thứ hai, về phạm trù hình thái kinh tế - xã hội CSCN:

Hình thái kinh tế - xã hội CSCN là hình thái kinh tế - xã hội phát triển cao nhất hiện nay; với QHSX dựa trên chế độ sở hữu công cộng về TLSX thích ứng với LLSX ngày càng phát triển hiện đại, xã hội hoá cao, tạo thành cơ sở hạ tầng có trình độ cao hơn so với cơ sở hạ tầng của Chủ nghĩa

tư bản, trên cơ sở đó có kiến trúc thượng tầng tương ứng thực sự là của đại

đa số nhân dân lao động Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, từ CNTB lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) tất yếu phải trải qua thời kì quá độ chính trị Học thuyết Hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác - Lê-nin

đã chỉ ra tính tất yếu của sự thay thế hình thái kinh tế - xã hội TBCN bằng hình thái kinh tế - xã hội CSCN, đó là quá trình lịch sử - tự nhiên Sự thay thế này được thực hiện thông qua cách mạng Xã hội chủ nghĩa xuất phát từ hai tiền đề vật chất quan trọng nhất là sự phát triển của LLSX và sự trưởng thành của GCCN ở CNTB

1.1 Lý luận của Chủ nghĩa xã hội khoa học về những điều kiện, tiền đề cho sự ra đời hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa thay thế cho hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa

1.1.1 Tiền đề về kinh tế - xã hội

CNTB là một giai đoạn mới trong lịch sử phát triển của nhân loại Với những bước tiến và thành tựu to lớn của LLSX (biểu hiện tập trung nhất là

sự ra đời của công nghiệp cơ khí), CNTB đã tạo ra bước phát triển vượt bậc của LLSX

Tuy nhiên, C.Mác và Ph.Ăngghen cũng chỉ ra rằng, trong xã hội TBCN, LLSX của CNTB ngày phát triển đến trình độ xã hội hoá cao thì càng làm cho mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển của LLSX với sự kìm hãm của QHSX mang tính tư nhân TBCN thêm sâu sắc QHSX TBCN đã trở nên lỗi thời, kìm hãm sự phát triển của LLSX Mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa của LLSX với tính chất tư nhân TBCN của QHSX trở thành mâu

5

Trang 6

thuẫn kinh tế cơ bản của Chủ nghĩa tư bản mà biểu hiện về mặt xã hội thành mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp công nhân (GCCN) với giai cấp

tư sản (GCTS)

Không chỉ dừng lại ở mâu thuẫn nội tại nêu trên, CNTB còn tạo ra nhiều những mâu thuẫn xung quanh trong quá trình tồn tại và phát triển: (1) mâu thuẫn giữa CNTB và CNXH; (2) mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc với các nước thuộc địa, phụ thuộc; các nước nghèo, chậm phát triển với các nước tư bản giàu có bóc lột; (3) mâu thuẫn giữa các nước TBCN với nhau

1.1.2 Tiền đề về chính trị - xã hội

Sự mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa của LLSX với chế độ tư hữu tư nhân TBCN đối với TLSX trở thành một mâu thuẫn kinh tế cơ bản trong xã hội, biểu hiện ở mặt xã hội là mâu thuẫn giữa hai giai cấp là công nhân và

tư sản C Mác và Ph Ăngghen cho rằng, GCTS không chỉ tạo vũ khí để giết mình mà còn tạo ra những người sử dụng vũ khí đó, những công nhân hiện đại, những người vô sản.2 Sự phát triển của LLSX và sự trưởng thành vượt bậc của GCCN là tiền đề kinh tế dẫn đến sự sụp đổ của CNTB Sự trưởng thành vượt bậc của GCCN được đánh dấu bằng sự ra đời của Đảng cộng sản, đội tiền phong của GCCN, trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh chính trị của GCCN chống GCTS Sự phát triển của LLSX và sự trưởng thành thực sự của GCCN là tiền đề, điều kiện cho sự ra đời của hình thái kinh tế - xã hội CSCN, thay thế cho hình thái kinh tế - xã hội TBCN

Tuy nhiên, do sự khác biệt về bản chất với tất cả các hình thái kinh tế

-xã hội trước đó, nên hình thái kinh tế - -xã hội Cộng sản chủ nghĩa không tự nhiên ra đời, trái lại, nó chỉ được hình thành thông qua cách mạng vô sản (cách mạng Xã hội chủ nghĩa) dưới sự lãnh đạo của chính đảng của GCCN

- Đảng Cộng sản Cách mạng vô sản là cuộc cách mạng của GCCN và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản trên thực tế được thực hiện bằng bằng con đường bạo lực cách mạng nhằm lật đổ chế độ Tư bản chủ nghĩa, thiết lập nhà nước chuyên chính vô sản, thực hiện sự nghiệp cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, xã hội Xã hội chủ nghĩa và CSCN Tuy nhiên, về mặt lý thuyết, cách mạng vô sản có thể được tiến hành bằng con đường hòa bình nhưng vô cùng hiếm và quý, trên thực tế cũng chưa từng xảy ra

2 Xem: C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 4, tr.605.

6

Trang 7

1.2 Sự phân kỳ của hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản chủ nghĩa

Theo C.Mác và Ph Ăngghen, hình thái kinh tế - xã hội CSCN phát triển từ thấp đến cao qua hai giai đoạn: giai đoạn thấp (giai đoạn đầu) và giai đoạn cao của xã hội CSCN; giữa xã hội TBCN và xã hội CSCN là thời

kỳ quá độ lên CNCS Về xã hội của thời kỳ quá độ, C.Mác cho rằng đó là

xã hội vừa thoát thai từ xã hội TBCN, xã hội chưa phát triển trên cơ sở của chính nó còn mang nhiều dấu vết của xã hội cũ để lại Trên cơ sở kế thừa quan điểm của Mác và Ăngghen và tính thực tiễn xây dựng CNXH ở Liên

Xô, V.I.Lênin vào năm 1917 gọi “giai đoạn đầu” là CNXH và xác định Thời kỳ quá độ không phải là CNXH hoàn chỉnh Chúng có bản chất khác nhau rõ rệt: Thời kỳ quá độ không thể có đầy đủ thuộc tính của CNCS, nhưng CNXH đã thể hiện bản chất này nói chung và phản ánh xu hướng đi tới CNCS Về vị trí của Thời kỳ quá độ, từ thực tiễn nước Nga, V.I.Lê-nin cho rằng, đối với những nước chưa có Chủ nghĩa tư bản phát triển cao “cần phải có thời kỳ quá độ khá lâu dài từ Chủ nghĩa tư bản lên Chủ nghĩa xã hội.”3

Như vậy, về mặt lý luận và thực tiễn: Hình thái kinh tế - xã hội CSCN trải qua hai giai đoạn phát triển cơ bản là Chủ nghĩa xã hội (giai đoạn thấp)

và Chủ nghĩa cộng sản (giai đoạn cao) Thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội, Chủ nghĩa cộng sản, được hiểu theo hai nghĩa:

- Thứ nhất, đối với các nước chưa trải qua CNTB phát triển (nước tiền

tư bản và nước tư bản chưa phát triển), cần thiết phải có thời kỳ quá độ khá lâu dài từ CNTB lên CNXH - những cơn đau đẻ kéo dài4;

- Thứ hai, đối với những nước đã trải qua Chủ nghĩa tư bản phát triển, giữa CNTB và CNCS có một thời kỳ quá độ nhất định, thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội này sang xã hội kia, thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNCS

3 V.I.Lê-nin , Sđd, 1977, tập 38, tr 464.

4 Xem: V.I.Lê-nin, Sđd, 1976, tập 33, tr223.

7

Trang 8

2 Thực tiễn sự ra đời, tồn tại, phát triển của chủ nghĩa tư bản ở giai đoạn tự do cạnh tranh và ở giai đoạn đế quốc chủ nghĩa cho thấy những giới hạn lịch sử của chủ nghĩa tư bản

2.1 Giới hạn lịch sử của chủ nghĩa tư bản ở giai đoạn tự do cạnh tranh

Trong thế kỷ XIX, CNTB phát triển tương đối hòa bình ở giai đoạn tự

do cạnh tranh Để thỏa mãn nhu cầu cạnh tranh trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, CNTB dùng mọi thủ đoạn như bóc lột lao động làm thuê, tăng cường độ lao động, mở rộng sản xuất để tạo nên nhiều giá trị thặng dư Quá trình đó đã làm gay gắt thêm mâu thuẫn cơ bản của CNTB,

đó là mâu thuẫn giữa GCTS và GCVS Thời gian lao động quá tải và nặng nhọc nhưng tiền lương nhận về vô cùng thấp đã khiến đời sống GCCN lúc bấy giờ vô cùng cực khổ Điều này đã dẫn đến hàng loạt các phong trào đấu tranh của GCCN, với mục tiêu là tăng lương, giảm giờ làm, GCCN đã thành lập các công đoàn để đoàn kết, tổ chức họ đấu tranh đòi quyền lợi cho mình Các cuộc đấu tranh của GCCN chống lại CNTB ở giai đoạn tự

do cạnh tranh diễn ra vô cùng sôi nổi, có thể kể đến một số phong trào công nhân nổi bật như: phong trào công nhân khởi nghĩa đòi tăng lương, giảm giờ làm và thiết lập chế độ cộng hòa tại thành phố Li – ông (Pháp) năm

1831; năm 1844, công nhân dệt vùng Sơ-lê-din (Đức) khởi nghĩa, chống lại

sự hà khắc của chủ xưởng và điều kiện lao động tồi tệ nhưng chỉ cầm cự

được 3 ngày rồi bị đàn áp đẫm máu Từ năm 1836 - 1847, “Phong trào Hiến chương” ở Anh diễn ra với quy mô, tổ chức và mang tính chất chính

trị rõ rệt Các cuộc đấu tranh của công nhân ở Pháp, Đức, Anh nêu trên

cuối cùng đều bị thất bại vì thiếu tổ chức lãnh đạo vững vàng và chưa có đường lối chính trị đúng đắn Tuy nhiên các phong trào này đã đánh dấu sự trưởng thành của phong trào công nhân quốc tế, tạo điều kiện cho sự ra đời của lý luận cách mạng sau này

Có thể thấy, sự bóc lột nặng nề của GCTS đối với người công nhân trong CNTB ở giai đoạn tự do cạnh tranh đã càng làm sâu sắc hơn mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX trong chính phương thức sản xuất TBCN và làm sâu sắc hơn nữa những mâu thuẫn nội tại trong xã hội tư bản chủ nghĩa lúc bấy giờ, đây chính là giới hạn lịch sử của CNTB

8

Trang 9

2.2 Giới hạn lịch sử của chủ nghĩa tư bản ở giai đoạn đế quốc chủ nghĩa

Sau khi xác lập phạm vi trên toàn thế giới, CNTB chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa Với sự phát triển của khoa học - kĩ thuật, sản xuất công, nông nghiệp, thương nghiệp và giao thông vận tải có bước tiến vượt bậc, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai được triển khai, đời sống xã hội chính trị của các nước tư bản lớn, tiêu biểu cũng bộc lộ một số điểm mới, ngoài những điểm cơ bản vốn có của CNTB Tuy nhiên, cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của CNTB vẫn là quan hệ bóc lột của các nhà tư bản đối với công nhân làm thuê Sự thống trị độc quyền một mặt làm cho LLSX phát triển nhanh chóng, với tính chất xã hội hóa ngày càng cao, mặt khác, của cải và quyền lực xã hội ngày càng tập trung vào trong tay của một nhóm nhỏ tư bản độc quyền Tình hình này đã đẩy TBCN tới cực điểm mâu thuẫn của nó, QHSX dựa trên sở hữu tư nhân TBCN về TLSX dường như không còn chứa đựng nổi LLSX đã xã hội hóa cao Xã hội tư bản đang tiềm ẩn trong lòng nó những điều kiện ngày càng chín muồi của một cuộc cách mạng xã hội

Xã hội tư bản vẫn ẩn chứa vô vàn áp bức, bất công, đói nghèo và chiến tranh Trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, sự phát triển kinh tế TBCN dẫn đến nhu cầu lớn về thị trường và nguyên liệu, do đó, GCTS tăng cường sự bóc lột đối với GCCN; các nước tư bản đã tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa và chiến tranh thế giới nhằm tranh giành thuộc địa

Vì mục đích giá trị thặng dư, mục đích làm giàu và thống trị, các nước

tư bản đã không chỉ tăng cường bóc lột trong nước, tư bản còn gia tăng sự bóc lột với các nước thuộc địa CNTB bóc lột đến tận xương tủy người dân

ở các nước thuộc địa: thế kỉ XIX ở Ấn Độ số người chết đói tăng lên 37,5 lần so với việc tăng 10 lần số lương thực và 80% dân số thiếu lương thực

Ở châu Phi, năm 1901 Anh tước đoạt 4400 ha đất và biến thành đồn điền bông, đay, tức 80% đất canh tác không phải dùng trồng cây lương thực Phải mất hàng chục, hàng trăm năm để các thuộc địa khắc phục những hậu quả mà chính sách của các nước đế quốc để lại.5 Không chỉ vậy, cuối thế kỷ XIX đầu XX, sự phân chia lãnh thổ thế giới không đồng đều đã dẫn đến

5 Xem thêm: Đỗ Thanh Bình (2010), Lịch sử phong trào giải phóng dân tộc thế kỉ XX – một cách tiếp cận, Nxb Đại

học sư phạm, tr.103;108; 331; 332.

9

Trang 10

việc các nước TBCN tiến hành hai cuộc chiến tranh thế giới đòi phân chia lại thuộc địa nhằm chiếm lĩnh và khai thác thị trường Hai cuộc chiến tranh thế giới 1914 - 1918 và 1939 - 1945 mà các nước tư bản ở giai đoạn đế quốc chủ nghĩa gây ra đã để lại những hậu quả vô cùng nặng nề đối với nhân loại Trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, 1,5 tỷ người bị cuốn vào vòng khói lửa, 10 triệu người chết, trên 20 triệu người bị thương, nền kinh tế Châu Âu bị kiệt quệ Ngoài mất mát về người, các thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy… ở châu Âu đều bị phá hủy, thiệt hại vật chất lên tới 338 tỷ USD Trong chiến tranh thế giới thứ hai, các thiệt hại được đo lường gấp 10 lần so với Thế chiến thứ nhất và bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại

Thêm vào đó, mục đích kinh doanh của CNTB bao giờ cũng đặt lợi nhuận lên hàng đầu, chính vì vậy, CNTB không chỉ gây nên những sự bất bình đẳng, áp bức, bóc lột trong xã hội, mà còn là “thủ phạm” gây nên hàng loạt vấn đề về ô nhiễm môi trường

Như vậy, sự ra đời, tồn tại và phát triển của CNTB ở giai đoạn tự do cạnh tranh và đế quốc chủ nghĩa đã cho thấy những giới hạn lịch sử của CNTB, đó chính là mâu thuẫn giữa LLSX với QHSX trong cùng phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa; trong xã hội tư bản còn tồn tại đầy rẫy những bất công, áp bức, bóc lột Với bản chất không thay đổi CNTB mặc

dù đã và đang tạo ra nhiều thành tựu to lớn, nhưng đồng thời nó đã và sẽ tiếp tục tạo ra vô số tai họa cho nhân loại với đầy rẫy áp bức, bóc lột, bất công, chiến tranh, nghèo đói, tệ nạn xã hội

3 Những điều kiện, tiền đề cho sự ra đời hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa thay thế cho hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa ở các nước tư bản chủ nghĩa

Trong lịch sử phát triển, CNTB đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển,

từ CNTB tự do cạnh tranh đến CNTB độc quyền, CNTB độc quyền nhà nước và ngày nay là CNTB hiện đại trong thời đại toàn cầu hóa, chúng ta không thể phủ nhận được rằng CNTB là một trong tiến trình của lịch sử nhân loại Tuy nhiên, CNTB dù có tạo ra những thành tựu to lớn cho lịch

sử phát triển của nhân loại nhưng với bản chất không thay đổi, CNTB đã và vẫn tiếp tục tạo ra vô số tai họa cho nhân loại

10

Ngày đăng: 09/10/2024, 06:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình Quốc gia các bộ môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (2021), Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, Nxb. Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Chủnghĩa xã hội khoa học
Tác giả: Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình Quốc gia các bộ môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb. Chính trị Quốc gia sự thật
Năm: 2021
3. Xem thêm: Đỗ Thanh Bình (2010), Lịch sử phong trào giải phóng dân tộc thế kỉ XX – một cách tiếp cận, Nxb. Đại học sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử phong trào giải phóngdân tộc thế kỉ XX – một cách tiếp cận
Tác giả: Xem thêm: Đỗ Thanh Bình
Nhà XB: Nxb. Đại học sư phạm
Năm: 2010
4. Phạm Thái Huynh (biên soạn), “Chương 2: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân” (năm học 2022-2023).II. Tạp chí, trang web tham khảo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương 2: Sứ mệnh lịch sử của giaicấp công nhân
8. H. Hà (theo Reuters, CNBC), Tỷ lệ thất nghiệp tại Anh trong bối cảnh lạm phát, link truy cập: https://dangcongsan.vn/the-gioi/tin-tuc/ty-le-that-nghiep-tai-anh-tang-trong-boi-canh-lam-phat-612186.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tỷ lệ thất nghiệp tại Anh trong bốicảnh lạm phát
9. Phạm Đức Hải (2022), Chủ nghĩa tư bản vẫn chưa vượt qua được những thách thức tự thân của nó sau hơn 400 năm , link truy cập:https://www.hcmcpv.org.vn/tin-tuc/bai-2-chu-nghia-tu-ban-van-chua-vuot-qua-duoc-nhung-thach-thuc-tu-than-cua-no-sau-hon-400-nam-1491895064 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ nghĩa tư bản vẫn chưa vượt qua đượcnhững thách thức tự thân của nó sau hơn 400 năm
Tác giả: Phạm Đức Hải
Năm: 2022
8. Đỗ Hồng Lâm (2021), Giai cấp công nhân Việt Nam trong tiến trình cách mạng dân tộc, link truy cập: http://m.tapchiqptd.vn/vi/nhung-ngay-ky-niem-lon/giai-cap-cong-nhan-viet-nam-trong-tien-trinh-cach-mang-cua-dan-toc-17029.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giai cấp công nhân Việt Nam trong tiến trìnhcách mạng dân tộc
Tác giả: Đỗ Hồng Lâm
Năm: 2021
9. Hà Lam (2019), Báo động mức nợ các nước nghèo, link truy cập:https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?dDocName=MOFUCM145424 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo động mức nợ các nước nghèo
Tác giả: Hà Lam
Năm: 2019
10. Nguyễn Văn Lan (2008), Triển vọng của phong trào công nhân ở các nước tư bản phát triển hiện nay, link truy cập:https://tapchicongsan.org.vn/web/guest/nghien-cu/-/2018/1179/trien-vong-cua-phong-trao-cong-nhan-o-cac-nuoc-tu-ban-phat-trien-hien-nay.aspx Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triển vọng của phong trào công nhân ở các nước tư bản phát triển hiện nay
Tác giả: Nguyễn Văn Lan
Năm: 2008
11. Nguyễn Sơn (2010), Khủng hoảng kinh tế đẩy chênh lệch giàu - nghèo ở Mỹ lên mức kỉ lục, link truy cập: https://tapchicongsan.org.vn/web/guest/nghien-cu/-/2018/3170/khung-hoang-kinh-te-day-chenh-lech-giau---ngheo-o-my-len-muc-ky-luc.aspx# Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khủng hoảng kinh tế đẩy chênh lệch giàu - nghèo ở Mỹ lên mức kỉ lục
Tác giả: Nguyễn Sơn
Năm: 2010
12. Đức Trung (2022), Người da màu bị cảnh sát Mỹ bắn 60 phát đạn, link truy cập: https://vnexpress.net/nguoi-da-mau-bi-canh-sat-my-ban-60-phat- 4483550.html?fbclid=IwAR2kBuAv8vkvRevhbNGcZZlntFMQ_YujYUo_1viMQzU5HiYl7cTzjDqaKnA Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người da màu bị cảnh sát Mỹ bắn 60 phát đạn
Tác giả: Đức Trung
Năm: 2022
13. Nguyễn Văn Thanh (2009), Khủng hoảng tài chính và những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản, link truy cập:https://tapchicongsan.org.vn/web/guest/hoat-ong-cua-lanh-ao-ang-nha-nuoc/-/2018/2533/khung-hoang-tai-chinh-va-nhung-mau-thuan-cua-chu-nghia-tu-ban.aspx Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khủng hoảng tài chính và những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản
Tác giả: Nguyễn Văn Thanh
Năm: 2009
16. Nguyễn Văn Thạo (2020), Bản chất, đặc điểm, xu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản hiện đại, link truy cập: https://hdll.vn/vi/nghien- cuu---trao-doi/ban-chat-dac-diem-xu-huong-van-dong-cua-chu-nghia-tu-ban-hien-dai.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản chất, đặc điểm, xu hướng vận độngcủa chủ nghĩa tư bản hiện đại
Tác giả: Nguyễn Văn Thạo
Năm: 2020
7. Báo Công nhân xã hội chủ nghĩa (Socialist Worker) của Đảng Công nhân xã hội chủ nghĩa Anh, số ra ngày 11-8-2015 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w