Mục lục hình ảY Logo của doanh nghiệp Acecook...1 Hình 1: Một số sản phẩm của ACECOOK Việt Nam...5 Mô hình quản lý chuỗi cung ứng...7 Mô hình sơ đồ chuỗi cung ứng của Acecook...8 Hình ản
Tổng quan doanh nghiệp
Tổng quát về công ty
- Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam
- Tên Tiếng Anh: Acecook Vietnam JSC
- Tên viết tắt: VINA ACECOOK
Logo của doanh nghiệp Acecook
- Trụ sở chính: Lô II-3, Đường số 11, KCN Tân Bình - Phường Tây Thạnh - Quận Tân Phú - TP Hồ Chí Minh.
Các lĩnh vực kinh doanh chính của công ty bao gồm: sản xuất mì ống, mì sợi và các sản phẩm tương tự; sản xuất thực phẩm và thức ăn chế biến sẵn; sản xuất và đóng hộp dầu, mỡ động vật và thực vật; chế biến và bảo quản nước mắm, dầu mỡ,
- Đại diện pháp luật : KAJIWARA JUNICHI
Quá trình hình thành và phát triển
Thành lập từ năm 1993 và đi vào hoạt động từ năm 1995, Acecook Việt Nam đã khẳng định vị thế dẫn đầu thị phần trong suốt gần 30 năm Với doanh số chiếm khoảng 50% thị trường thành thị và 43% trên toàn quốc, Acecook Việt Nam trở thành một trong những công ty thực phẩm tổng hợp hàng đầu, vững vàng trên thị trường Việt Nam.
1993: Thành lập công ty Liên Doanh Vifon – Acecook với vốn đầu tư 4 triệu USD 1995: Bán sản phẩm đầu tiên tại TP.HCM.
1996: Mở chi nhánh bán hàng tại Cần Thơ và bắt đầu thị trường xuất khẩu Mỹ
1997: Mở chi nhánh tại Hà Nội.
1999: Đạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao.
2000: Ra mắt sản phẩm mì Hảo Hảo, đánh dấu bước đột phá trên thị trường.
2001: Mở chi nhánh ở Đà Nẵng.
2002: Thành lập văn phòng đại diện tại Campuchia và đạt danh hiệu Doanh nghiệp trẻ xuất sắc.
2003: Mở nhà máy mới tại Bình Dương và doanh số tăng đột biến.
2004: Đổi tên thành công ty TNHH Acecook Việt Nam và mở thêm nhà máy tạiBắc Ninh.
2008: Chuyển đổi thành công ty cổ phần và trở thành thành viên của Hiệp hội MAL thế giới.
2010: Nhận Huân chương lao động hạng Nhất.
2012: Khánh thành nhà máy Hồ Chí Minh hiện đại bậc nhất ĐNA.
2016: Nhận giải thưởng Thương hiệu thực phẩm an toàn và giải quảng cáo sáng tạo 2017: Lọt vào Top 10 Công ty thực phẩm đồ uống uy tín.
2018: Mì Hảo Hảo lập kỉ lục tiêu thụ nhiều nhất trong 18 năm.
2019: Liên tiếp 7 năm đứng đầu về thương hiệu mì ăn liền được chọn mua nhiều nhất.
2020: Vượt qua 20 tỉ gói mì tiêu thụ trong 10 năm, mở rộng xuất khẩu đến 40 quốc gia.
- Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam: Ông Kajiwara Junichi
- Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam: Ông Hoàng Cao Trí
- Giám đốc Khối Marketing Acecook Việt Nam: Ông Kato Kazuo
Mục tiêu chiến lược
“Thông qua con đường ẩm thực để cống hiến cho xã hội Việt Nam”
“Cung cấp sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao mang đến sức khỏe – an toàn – an tâm cho khách hàng”
- Dựa trên sứ mệnh này, Acecook Việt Nam luôn đặt ưu tiên hàng đầu là chất lượng sản phẩm, đồng thời hỗ trợ truyền đạt những thông tin đúng đắn và khoa học về sản phẩm mì ăn liền để tạo sự an toàn và an tâm cho khách hàng Những năm gần đây,Acecook Việt Nam tập trung những sản phẩm vì sức khỏe, vừa để đáp ứng nhu cầu mới của người tiêu dùng, vừa nâng cao giá trị cho sản phẩm mì ăn liền.
“Trở thành doanh nghiệp sản xuất thực phẩm hàng đầu Việt Nam có đủ năng lực quản trị để thích ứng với quá trình toàn cầu hóa”
- Đây vừa là slogan vừa là giá trị của công ty, điều này được thể hiện cụ thể bằng 3 chữ HAPPY như sau:
- Happy Consumers: Cam kết đảm bảo sản phẩm an toàn, chất lượng và đáp ứng nhu cầu của khách hàng
- Happy Employees: Tạo ra chế độ phúc lợi tốt và quan tâm đến đời sống của cán bộ công nhân viên
- Happy Society: Đóng góp vào sự phát triển của ngành mì ăn liền và tham gia các hoạt động từ thiện và bảo vệ môi trường
Sản phẩm của Acecook Việt Nam
- Acecook Việt Nam là một trong những công ty thực phẩm hàng đầu tại Việt Nam, chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm ăn liền, bao gồm mì ăn liền, bún, phở, miến, Các sản phẩm của Acecook được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Các sản phẩm chủ lực của Acecook Việt Nam:
+ Mì ăn liền: Mì ăn liền là sản phẩm chủ lực của Acecook Việt Nam, chiếm hơn50% thị phần mì ăn liền tại Việt Nam Acecook Việt Nam có hơn 100 loại mì ăn liền khác nhau, với nhiều hương vị phong phú, phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng Việt
Nam Một số thương hiệu mì ăn liền nổi tiếng của Acecook Việt Nam bao gồm:Hảo Hảo, Đệ Nhất Phở, Hảo 100, Phở Xưa & Nay,
+ Bún, phở, miến: Acecook Việt Nam cũng là một trong những nhà sản xuất bún, phở, miến hàng đầu tại Việt Nam Các sản phẩm này được sản xuất từ nguyên liệu tươi ngon, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm Một số thương hiệu bún, phở, miến nổi tiếng của Acecook Việt Nam bao gồm: Bún Phú Hương, Phở Phú Hương, Miến Phú Hương,
Hình 1: Một số sản phẩm của ACECOOK Việt Nam Ưu điểm của Acecook:
+ Thương hiệu quốc dân: Acecook được công nhận là một trong những thương hiệu mì ăn liền hàng đầu tại Việt Nam, có mặt ở mọi vùng miền của đất nước Sự phổ biến này giúp công ty tiếp cận và đáp ứng nhu cầu của đa dạng phân khúc khách hàng.
Acecook luôn chú trọng vào chất lượng sản phẩm, không ngừng cải tiến hương vị, mẫu mã, bao bì để nâng cao trải nghiệm của người tiêu dùng Với cam kết này, Acecook đã xây dựng được lòng tin vững chắc, đảm bảo chất lượng vượt trội cho các sản phẩm của mình.
+ Cạnh tranh khốc liệt: Acecook đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các đối thủ trong ngành như Nissin, Masan, và những thương hiệu khác Điều này đặt ra thách thức lớn về mặt giữ chân khách hàng và mở rộng thị trường.
+ Thách thức từ xu hướng lành mạnh: Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến lối sống lành mạnh và ăn sạch, điều này tạo ra một đe dọa đối với Acecook do một phần khách hàng có suy nghĩ rằng các sản phẩm ăn liền, chế biến sẵn không tốt cho sức khỏe.
Thành tựu
- Bắt đầu từ 1995, đến nay ACECOOK Việt Nam đã có một chặng hành trình 30 năm đầy ấn tượng với nhiều thành tựu to lớn:
+ Thành tựu sản phẩm: Mì Hảo Hảo của Acecook trở thành biểu tượng ẩm thực yêu thích nhất tại Việt Nam, với hơn 30 tỷ gói bán ra tính đến năm 2023 Acecook Việt Nam đã đồng loạt xuất khẩu sang các thị trường Úc, Mỹ, Nga, Trung Quốc, châu Phi và các nước Đông Nam Á khác, mang về cho tập đoàn doanh thu 3 triệu USD.
+ Thành tựu chất lượng: Sản phẩm của Acecook được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế và được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng, hương vị thơm ngon và phù hợp với khẩu vị của người Việt Nam.
+ Thành tựu kinh doanh: Acecook hiện chiếm hơn 50% thị phần mì ăn liền tại
Việt Nam và đứng ở vị trí thứ 5 trên thị trường Nhật Bản Doanh thu của công ty đã tăng trưởng đều đặn, đạt hơn 10.000 tỷ đồng vào năm 2019, với lãi ròng hơn 1.600 tỷ đồng
+ Thành tựu xã hội: Acecook tích cực tham gia các hoạt động xã hội như ủng hộ các quỹ từ thiện, xây dựng trường học Công ty đã được trao nhiều giải thưởng danh giá như "Hàng Việt Nam Chất lượng cao", "Thương hiệu Quốc gia", và "Top 100 Thương hiệu mạnh Việt Nam", góp phần vào sự phát triển của cộng đồng và xã hội Việt Nam.
2 Quản lý dây chuyền cung ứng
Quản lý chuỗi cung ứng là gì?
- Là quá trình quản lý và điều phối các hoạt động liên quan đến việc di chuyển hàng hóa/dịch vụ từ nguồn cung cấp đến người tiêu dùng cuối cùng, bao gồm việc tích hợp các hoạt động như mua hàng, quản lý kho, vận chuyển, sản xuất và phân phối
Mô hình quản lý chuỗi cung ứng
Cách thức vận hành chuỗi cung ứng của Acecook?
- Chuỗi cung ứng của Acecook được xây dựng theo hệ thống khép kín, quản lý tối ưu hóa tổng thể từ điều hành nhập nguyen liệt, sản xuất thành phẩm, bán thành phẩm cho tới khâu phân phối, bán lẻ.
- Công ty hợp tác với nhiều đối tác cung cấp dịch vụ Logistics để xây dựng hệ thống quản lý kho, quản lý đơn đặt hàng, nhà phân phối, nhân sự, …
Mô hình sơ đồ chuỗi cung ứng của Acecook
Các thành phần trong chuỗi cung ứng của Acecook?
2.3.1 Quản lý nguồn nguyên liệu đầu vào
- Acecook xây dựng quy trình quản lý nguồn nguyên liệu đầu vào vô cùng chặt chẽ
Hình ảnh kiểm tra nguồn nguyên liệu đầu vào
- Nguyên liệu làm gia vị, nguyên liệu thật: được làm những từ những nguyên liệu tươi với nguồn gốc nhập được kiểm soát kỹ càng, uy tín, đảm bảo theo các tiêu chuẩn cụ thể từ công ty.
- Nguyên liệu làm sợi mỳ, bún, miến, …: được nhập khẩu trực tiếp từ Úc, Canada. Các nguyên liệu khác như dầu thực vật được nhập từ Malaysia Vẫn còn rất ít các doanh nghiệp Việt Nam tham gia cung cấp nguyên liệu đầu vào cho Acecook (hiện tại trong nước chỉ có công ty Cổ phần Tiến Hưng đang cung cấp nguyên liệu để sản xuất vắt mỹ cho hãng)
- Bao bì đóng gói: của Acecook không chỉ sử dụng cho thị trường nội địa mà còn cho cả thị trường Quốc tế Sản phẩm được cung cấp bởi các nhà cung cấp uy tín và đảm bảo tuân thủ theo quy định Cộng đồng chung Châu Âu (Regulation EU No10/2011).
- Hệ thống máy móc, công nghệ sản xuất, Acecook Việt Nam được chuyển giao trực tiếp từ Acecook Nhật Bản Đây đều là những dây chuyền tự động, hiện đại, toàn bộ các thiết bị được sử dụng đều là các thiết bị kỹ thuật hiện đại.
- Acecook hiện có hơn 11 nhà máy trên cả nước hoạt động theo hệ thống khép kín với dây chuyền tự động Quá trình sản xuất được kiểm soát 24/24 theo những tiêu chuẩn khắt khe về an toàn, vệ sinh thực phẩm quốc tế.
- Những sản phẩm không đạt chất lượng sẽ được lọc và loại ra tức thì khỏi dây chuyền sản xuất.
- Để đảm bảo chất lượng sản xuất được đồng nhất, Acecook sử dụng công nghệ được chuyển giao trực tiếp từ công ty mẹ tại Nhật Bản Các thiết bị được trang bị đồng bộ cho toàn bộ các nhà máy sản xuất Đội ngũ nhân viên sản xuất luôn được đào tạo định kỳ,thực hiện chặt chẽ quy trình sản xuất và quản lý, đồng bộ cho mọi địa điểm nhà máy ởBắc – Trung – Nam tại Việt Nam.
- Nhà máy sản xuất gói gia vị: Acecook sở hữu 11 nhà máy nhưng chỉ có duy nhất nhà máy sản xuất gia vị tại TP Hồ Chí Minh Các gói gia vị sẽ được phân phối đến các nhà máy khác để đóng gói cùng mì
- Acecook Việt Nam trung bình mỗi năm sản xuất và đáp ứng nhu cầu tiêu thụ khoảng 3 tỷ gói mì ăn liền (hơn 50% thị phần trong nước) mỗi năm Công ty sử dụng số lượng xe giao hàng lến đến hơn 500 xe/ngày để đảm bảo các sản phẩm được phân phối ổn định trong chuỗi cung ứng của Acecook, đảm bảo sản phẩm luôn tưới mới, chất lượng cao.
- Công ty thực hiện việc phân phối thông qua 7 chi nhánh kinh doanh chính với hơn 700 đại lý cấp 1 phân bổ rộng khắp cả nước.
- Trụ sở công ty và văn phòng chính tại quận Tân Phú, Hồ Chí Minh
- Chi nhánh miền Bắc: Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh
- Chi nhánh miền Trung: Đà Nẵng
- Chi nhánh miền Nam: TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Vĩnh Long
- Acecook là một trong những công ty tham gia thị trường mỳ ăn liền sớm nhất tại Việt Nam Sản phẩm của công ty có độ phủ hơn 95% điểm bán lẻ cả nước, mức độ nhận diện của những sản phẩm của Acecook dao động từ 80 – 100% (đặc biệt, nhãn hiệu Hảo Hảo gần như là thương hiệu quốc dân, có độ phủ nhận diện 100% đối với người tiêu dùng tại Việt Nam) Ngoài ra, Acecook còn phát triển đưa ra nhiều sản phẩm đa dạng hướng tới các tệp khách hàng khác nhau:
- Với độ tuổi từ 18-25: Phân khúc độ tuổi này là học sinh, sinh viên, vì thếAcecook cho ra mắt mì Hảo Hảo, SiuKay, Lẩu thái tôm… có hương vị chua cay ngọt, đánh thức vị giác của lứa tuổi này
- Độ tuổi từ 26 – 30: Phân khúc độ tuổi đa phần là dân văn phòng, người đã có gia đình họ sẽ chú trọng tới dinh dưỡng của sản phẩm Acecook đưa ra những sản phẩm như: mì Udon, mì không chiên Block…
- Để tiếp tục mở rộng chuỗi cung ứng của Acecook vốn đã cực kỳ chặt chẽ, công ty hiện liên kết với các nền tảng mua sắm trực tuyến như Sendo, Tiki, Lazada
- Công ty cũng đẩy mạnh việc tiêu thụ xuất khẩu đến hơn 46 Quốc gia và vũng lãnh thổ trên thế giới. Ưu điểm:
+ Có thể nói Acecook là một trong những doanh nghiệp sản xuất thực phẩm ăn liền hàng đầu tại Việt Nam với những sản phẩm vô cùng quen thuộc với người tiêu dùng trên cả nước với mức độ nhận diện cao, thành quả đó 1 phần có được chính là nhờ vào việc xây dựng một chuỗi cung ứng chất lượng, phủ rộng khắp cả nước, ứng dụng cntt trong toàn bộ hệ thống chuỗi cung ứng, bên cạnh đó ACECOOK luôn chú trọng xây dựng và hoàn thiện chuỗi cung ứng phù hợp với các yêu cầu ngày càng cao của thị trường hiện nay.
+ Liên quan đến vụ việc 2 sản phẩm của ACECOOK là mì hảo hảo và miến good bị thu hồi ở Ireland do chứa chất cấm Ethylene Oxide, đại diện công ty cho biết đã làm việc với các nhà cung cấp nguyên liệu, các nhà cung cấp khẳng định không sử dụng chất này trong quy trình sản xuất của họ, vụ việc cũng đã dấy lên vấn đề vô cùng nan giải trong ngành thực phẩm về việc quản lý chuỗi cung ứng từ những khâu đầu tiên như nguyên liệu thô đầu vào cho đến thành phẩm cuối cùng đến tay người tiêu dùng đều phải tuân thủ theo quy định hiện hành của mỗi quốc gia đặt ra.
3 Hoạch định nhu cầu tồn kho
Tồn kho
3.1.1 Khái niệm về tồn kho
- Hàng tồn kho là các tài sản ngắn hạn tồn tại dưới hình thái vật chất có thể cân, đo, đong, đếm được như: nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ đã mua nhưng chưa đưa vào sử dụng, thành phẩm sản xuất xong nhưng chưa bán, hàng hóa thu mua nhưng còn tồn kho, hàng hóa đang trong quá trình sản xuất dở dang
+ Sản xuất theo lô, cần thời gian chuyển đổi từ dây chuyền sản xuất này sang loại sản phẩm khác.
+ Việc làm cân bằng các công đoạn (do sự khác nhau về nhịp độ hoạt động của máy).
+ Dự phòng trường hợp máy hư và phế phẩm.
+ Làm đủ lượng hàng tồn kho sẵn có: mục đích chính là đảm bảo hàng tồn kho sẵn có theo yêu cầu trong mọi thời điểm Vì sự thiếu hụt và dư thừa hàng tồn kho đều chứng tỏ cho sự tốn kém trong tổ chức điều hành Trường hợp thiếu hụt hàng tồn kho thì dây chuyền sản xuất sẽ bị gián đoạn Hậu quả là việc sản xuất giảm đi hoặc không thể sản xuất.
+ Kết quả là việc kinh doanh giảm sút dẫn đến giảm doanh thu, giảm lợi nhuận và tệ hơn là thua lỗ Mặt khác, sự dư thừa hàng tồn kho cũng có nghĩa làm kéo dài thời gian sản xuất và phân phối luồng hàng hóa Điều này có nghĩa là khoản tiền đầu tư vào hàng tồn kho nếu được đầu tư vào nơi khác trong kinh doanh, thì nó sẽ thu lại được một khoản nhất định Không chỉ vậy, nó cũng sẽ làm giảm các chi phí thực hiện và làm tăng lợi nhuận.
+ Giảm thiểu chi phí và đầu tư cho hàng tồn kho; liên quan gần nhất đến mục đích trên đó là làm giảm cả chi phí lẫn khối lượng đầu tư vào hàng tồn kho Điều này đạt được chủ yếu bằng cách đảm bảo khối lượng cần thiết hàng tồn kho trong tổ chức ở mọi thời điểm.
- Cũng như doanh nghiệp sản xuất, hàng tồn kho cũng có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp thương mại vì nếu thiếu hụt hàng tồn kho sẽ dẫn đến rủi ro doanh nghiệp mất đi sự tín nhiệm của khách hàng Không cung cấp được lượng hàng hóa khi cần thiết không chỉ làm mất khách hàng tại thời điểm hiện tại mà còn có thể mất luôn những đơn đặt hàng trong tương lai do doanh nghiệp không còn được khách hàng tin cậy vào khả năng cung ứng loại hàng hóa đó Trong môi trường cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ mau chóng mất khách hàng vào tay các đối thủ cung ứng sản phẩm cùng loại nếu không dự đoán được nhu cầu và khả năng tiêu thụ của thị trường để lập kế hoạch tồn kho phù hợp.
Mặt khác, nếu dự trữ dư thừa hàng tồn kho, doanh nghiệp sẽ mất rất nhiều thời gian để xử lý hàng tồn, có thể kéo theo ảnh hưởng của giá, đặc biệt là những sản phẩm có vòng đời ngắn và khó bán rộng rãi Dù kinh doanh trong bất kỳ lĩnh vực nào thì việc dự trữ quá mức hàng tồn kho cũng là điều nên tránh, vì nó sẽ làm tăng chi phí bảo quản kho, đóng thuế tính trên sản phẩm chưa bán được và mua bảo hiểm với mức phí cao hơn Theo thống kê, các doanh nghiệp bán lẻ thường phải chi từ 20% đến 30% cho chi phí lưu kho lưu bãi.
- Vì thế việc tính toán để cân bằng giữa chi phí và rủi ro trong việc dự trữ lượng hàng hóa tồn kho ít hay nhiều rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp.
3.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng tồn kho
- Mức tồn kho dự trữ của doanh nghiệp nhiều hay ít thường phụ thuộc vào một số yếu tố cơ bản sau:
- Quy mô sản xuất và nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu, hàng hóa của doanh nghiệp thường bao gồm: dự trữ thường xuyên, dự trữ bảo hiểm, dự trữ thời vụ.
Khả năng sẵn sàng cung ứng của thị trường.
- Thời gian vận chuyển hàng hóa từ nhà cung cấp đến doanh nghiệp.
- Xu hướng biến động giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu.
- Độ dài thời gian chu kỳ sản xuất sản phẩm.
- Trình độ tổ chức sản xuất và khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
- Khả năng xâm nhập và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm…
- Về cơ bản hàng tồn kho có thể bao gồm ba loại chính:
+ Nguyên vật liệu thô phục vụ cho quá trình sản xuất – kinh doanh: Nguyên vật liệu là những đối tượng lao động đã được thể hiện dưới dạng vật hóa như sắt, thép trong doanh nghiệp cơ khí chế tạo, sợi trong doanh nghiệp dệt; da trong doanh nghiệp đóng giày; vải trong doanh nghiệp may mặc… Đây là một yếu tố không thể thiếu được của quá trình sản xuất, có vai trò rất lớn để quá trình này được tiến hành bình thường dù nó không trực tiếp tạo ra lợi nhuận.
+ Sản phẩm dở dang: bao gồm sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm Tồn kho trong quá trình sản xuất chủ yếu là sản phẩm chưa hoàn thành Đó là các loại nguyên liệu nằm tại từng công đoạn của dây chuyền sản xuất Trong nền kinh tế thị trường, sản phẩm làm ra đòi hỏi trình độ công nghệ cao, quá trình sản xuất ngày càng có nhiều công đoạn Nếu dây chuyền sản xuất càng dài, càng phức tạp, có nhiều công đoạn nhỏ phân tách thì sản phẩm dở dang sẽ càng nhiều.
+ Thành phẩm: bao gồm thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán Tồn kho thành phẩm luôn tồn tại trong một doanh nghiệp tại một thời kỳ nhất định Sau khi hoàn thành các công đoạn sản xuất, hầu như tất cả các doanh nghiệp đều chưa thể tiêu thụ hết ngay các sản phẩm của mình Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này Để tiêu thụ sản phẩm có thể cần phải sản xuất đủ cả lô hàng mới được xuất kho, có “độ trễ” nhất định giữa sản xuất và tiêu dùng, quy trình chế tạo nhiều công đoạn tốn nhiều thời gian hoặc doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng mang tính thời vụ…
3.1.7 Đặc điểm, tính chất của hàng hóa
- Mỗi loại hàng hóa có đặc điểm, tính chất thương phẩm khác nhau, yêu cầu về việc bảo quản lưu trữ khác nhau, do đó ảnh hưởng đến số lượng hàng tồn kho và thời gian tồn kho Đối với hàng thực phẩm tươi sống: có đặc điểm, tính chất, thương phẩm phức tạp, dễ hư hỏng và là hàng tiêu dùng hằng ngày, khách mua thường xuyên thường đủ để bán 1 - 2 ngày, thời gian tồn kho 1-2 ngày Đối với thực phẩm đóng hộp: từng loại có thời hạn sử dụng khác nhau nhưng với điều kiện bảo quản dễ dàng hơn hàng tươi sống nên thời gian tồn kho lâu Đối với ngành dược, công nghiệp hóa chất của Viêt Nam chưa phát triển, nguyên liệu sử dụng trong sản xuất gần như là 100% nhập khẩu cho nên thời gian vận chuyển dài do đó lượng tồn kho thường được dự trữ tương đối cao.
3.1.8 Lợi ích, chi phí của giữ hàng tồn kho
- Việc giữ hàng tồn kho đem lại một số lợi ích cho doanh nghiệp như sau:
Thứ nhất, việc chấp nhận mức hàng tồn kho cho phép doanh nghiệp mua hàng với số lượng lớn (vượt quá nhu cầu sử dụng hiện tại) để được hưởng chiết khấu thương mại từ nhà cung cấp Điều này dẫn đến giảm chi phí giá vốn hàng bán, do đó làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
+ Thứ hai, việc dự trữ hàng tồn kho đảm bảo nguồn cung cấp ổn định cho khâu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp dự đoán rằng trong tương lai giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu sẽ tăng.
+ Thứ ba, việc dự trữ hàng tồn kho đảm bảo mức giá ổn định của các hàng hóa phục vụ cho nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp dự đoán rằng trong tương lai giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu sẽ tăng
VẤN ĐỀ TỒN KHO TẠI CÔNG TY ACECOOK TẠI VIỆT NAM
3.2.1 Các yếu tố tác động
- Hơn 90% sản phẩm của công ty được tiêu thụ trong thị trường nội địa Hàng năm nhu cầu tiêu thụ luôn tăng cao vào các dịp sum họp gia đình như dịp tết hay vào mùa cưới từ đó kéo theo nhu cầu nguyên vật liệu đáp ứng cho sản xuất cũng tăng cao.
- Số lượng sản phẩm tiêu thụ và số lượng nguyên vật liệu sử dụng tỷ lệ thuận với nhau, tuy nhiên tỷ lệ tăng giảm không giống nhau Công ty nghiên cứu áp dụng công thức mới, sử dụng công nghệ mới, các công cụ quản lý tốt hơn hạn chế thất thoát, hao hụt nguyên liệu Mặt khác việc ứng dụng này gây ra tổn thất các nguyên liệu cũ không phù hợp với công thức mới phải hủy bỏ, bên cạnh đó chi phí lưu kho, lưu bãi cho các lô hàng trong năm qua tăng đáng kể vì vướng mắc các qui định nhà nước về tải trọng, vệ sinh an toàn thực phẩm làm chi phí nguyên vật liệu tăng lên
3.2.1.2 Năng lực, khả năng cung ứng của nhà cung cấp
- Nguồn nguyên liệu trong nước chiếm tỷ trọng lớn hơn nguồn nguyên liệu nhập khẩu Đây là những nguyên liệu phổ biến tương đối dễ tìm, bên cạnh đó hầu hết các nhà cung cấp trong nước đều có mối quan hệ lâu năm với công ty nên việc thiếu hụt nguyên vật liệu hiếm khi xảy ra
- Mặt khác các nguyên vật liệu nhập khẩu phần lớn là những nguyên liệu đặc biệt khan hiếm nhà cung cấp hoặc chỉ sản xuất theo yêu cầu của doanh nghiệp Với tính chất nguyên vật liệu cũng như các yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật của doanh nghiệp về chủng loại, chất lượng, mẫu mã bao bì…nhằm có được những sản phẩm chất lượng mang đến tay người tiêu dùng đôi khi công ty phải chấp nhận một số điều kiện khắc khe từ nhà cung cấp khi mua hàng:
+ Giá nguyên vật liệu cao, không có nguồn nguyên liệu thay thế.
+ Tồn kho nguyên liệu không sử dụng đại trà cho các sản phẩm khác.
+ Chi phí nhập khẩu cao.
3.2.1.3 Cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải
- Hạ tầng cơ sở và hệ thống giao thông của một vùng, của một quốc gia phát triển tốt có ảnh hưởng rất lớn giúp thuận tiện trong việc chuyển nguyên vật liệu, đáp ứng kịp thời nhu cầu doanh nghiệp Doanh nghiệp giảm bớt mức nguyên vật liệu dự trữ làm giảm chi phí sản xuất, sử dụng nguồn vốn hiệu quả hơn
Nguồn nguyên liệu chính của sản phẩm do công ty sản xuất là bột mì cao sản và mật mía được cung cấp trong nước Tuy nhiên, nếu không có cơ sở hạ tầng tốt, việc phát triển vùng nguyên liệu sẽ gặp khó khăn, đặc biệt trong quá trình thu hoạch mì do hàm lượng tinh bột sẽ giảm nếu chậm trễ Ngoài ra, hệ thống cảng biển thiếu đầu tư khiến tình trạng ùn tắc hàng hóa thường xuyên xảy ra, gây trở ngại cho việc giải phóng các lô hàng nhập khẩu.
3.2.2.4 Đặc điểm, tính chất nguyên vật liệu
- Mỗi loại nguyên vật liệu đều có những đặc trưng riêng như mẫu mà bao bì, hình dạng, kích cỡ, tính chất, điều kiện bảo quản khác nhau…Mặt khác các nguyên đều dùng trong chế biến thực phẩm nên các qui định nhà nước về giấy phép cũng như điều kiện bảo quản đảm bảo an toàn cho từng loại sản phẩm rất khắc nghiệt.
- Lượng nguyên vật liệu quá đa dạng về số lượng lẫn chủng loại nên cần có phương thức nhận dạng phù hợp tránh nhầm lẫn trong bảo quản cũng như trong cấp phát nguyên vật liệu ảnh hưởng đến quá trình sản xuất.
3.2.3.5 Quy định nhãn mác, bao bì, điều kiện tồn trữ của nhà nước
- Ngoài các qui định về chất lượng hàng hóa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thì việc tuân thủ các qui định vè bao bì đóng gói nhãn mác hàng hóa và điều kiện bảo quản hàng hóa tại kho hàng của doanh nghiệp rất quan trong trong việc tránh nhẫm lẫn trong sử dụng
- Nhãn mác bao bì phải đảm bảo ghi đẩy đủ các thông tin theo qui định của nhà nước riêng các nguyên vật liệu nhập khẩu do nhập khẩu từ nước ngoài nên phải dán nhãn phụ bằng tiếng việt
- Công ty luôn phải tuân thủ các qui định an toàn hàng hóa trong đó việc tuân thủ các điều kiện bảo quản hàng hóa tại kho doanh nghiệp là vấn đề hết sức quan trọng Toàn bộ các kho hàng của công ty phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi được đưa vào sử dụng nếu các cơ sở đảm bảo các điều kiện sau:
- Nguồn nguyên liệu phải chứng minh được rõ nguồn gốc xuất xứ, được cung cấp từ những địa chỉ uy tín, có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
- Người trực tiếp tham gia hoạt động lưu trữ, hoặc người chủ kinh doanh cũng phải được cấp giấy chứng nhận sức khỏe của bộ y tế, hoặc các cơ quan có thẩm quyền Có giấy chứng nhận kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm.
3.2.2 Về tình hình hiện tại ở công ty
3.2.2.1 Bộ máy quản trị nguyên vật liệu tồn kho
Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty Acecook Việt Nam
3.2.2.2 Xác định nhu cầu nguyên vật liệu
- Hiện tại công ty không sử dụng chính thức một loại mô hình quản trị tồn kho nào mà phần lớn do kinh nghiệm hoạt động qua các năm là chính Với khối lượng nguyên vật liệu của công ty đa dạng phức tạp nên lượng đặt hàng tối ưu phụ thuộc vào nhiều yếu tố chu kỳ đặt hàng, số lượng đặt hàng tối thiểu các qui định chính sách của nhà nước…Hầu hết việc tình toán thiết lập lượng hàng dự trữ tối ưu dựa theo kinh nghiệm thức tế của các mặt hàng và của nhân viên nên thường không chính xác hay xảy ra thừa, thiếu nguyên liệu
Sơ đồ quy trình dự báo nguyên vật liệu
Sơ đồ quy trình mua hàng của công ty Acecook 3.2.2.3 Kiểm soát mức tồn kho
- Báo cáo tình hình dự toán mua hàng trong kỳ do phòng mua hàng thực hiện ghi nhận tình hiện thu mua nguyên vật liệu từng kỳ từ đó so sánh đối chiếu việc thu mua nguyên vật liệu có đáp ứng được nhu cầu sản xuất hay không và đạt bao nhiêu phần trăm. Đồng thời báo cáo cũng cho thấy được tình hình giá cả nguyên vật liệu trên thị trường có nhiều biến động hay không mà đưa ra các quyết định chiến lược sao cho tìm được những nguồn hàng với giá cả hợp lý, ổn định vế số lượng lẫn chất lượng, chuẩn bị ngân sách đảm bảo công ty luôn có đủ nguồn tài chính khi cần.
Bố trí mặt bằng
Khái niệm bố trí mặt bằng sản xuất
- Bố trí mặt bằng sản xuất trong doanh nghiệp là việc tổ chức, sắp xếp, định dạng về mặt không gian các phương tiện sản xuất và phục vụ sản xuất trên mặt bằng diện tích của doanh nghiệp sao cho mọi hoạt động diễn ra một cách thuận lợi nhất đảm bảo quá trình sản xuất vận hành liên tục, đều đặn, giảm thiểu các chi phí không cần thiết, không tạo ra giá trị gia tăng trong hoạt động sản xuất.
- Kết quả của bố trí mặt bằng sản xuất là hình thành các nơi làm việc, các phân xưởng, các bộ phận phục vụ sản xuất hoặc dịch vụ và dây chuyền sản xuất Khi xây dựng phương án bố trí sản xuất cần căn cứ vào luồng di chuyển của công việc, nguyên vật liệu, bán thành phẩm và lao động trong hệ thống sản xuất, dịch vụ của doanh nghiệp.
- Mục tiêu của bố trí sản xuất là tìm kiếm, xác định một phương án bố trí hợp lý,đảm bảo cho hệ thống sản xuất hoạt động có hiệu quả cao, thích ứng nhanh với thị trường.
Vai trò của bố trí mặt bằng sản xuất
Bố trí sản xuất hợp lý là yếu tố cốt lõi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động hàng ngày lẫn triển vọng phát triển lâu dài của đơn vị Việc thiết kế và bố trí sản xuất tác động tới nhiều yếu tố, từ năng suất lao động, thời gian sản xuất, chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất cho tới khả năng kiểm soát sản xuất Bởi vậy, khi xây dựng kế hoạch bố trí sản xuất, doanh nghiệp cần tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng vị trí sắp xếp máy móc, thiết bị, quy trình vận hành và các khâu phụ trợ để đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra thông suốt, hiệu quả và tối ưu nhất.
- Bố trí đúng sẽ tạo ra năng suất, chất lượng cao hơn, nhịp độ sản xuất nhanh hơn, tận dụng và huy động tối đa các nguồn lực vật chất vào sản xuất nhằm thực hiện những mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
- Bố trí sản xuất ảnh hưởng trực tiếp, mạnh mẽ đến chi phí và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
- Bố trí hợp lý sẽ tạo ra quá trình sản xuất linh hoạt hơn có thể thích ứng với những thách thức của sự thay đổi nhu cầu trên thị trường Đối với các doanh nghiệp dịch vụ đặc biệt quan trọng cho khách hàng tiếp cận nhanh thuận lợi và có cảm giác tốt nhất khi sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp.
- Trong nhiều trường hợp, sự thay đổi bố trí sản xuất sẽ dẫn đến những vấn đề tâm lý không tốt, gây ảnh hưởng xấu đến năng suất lao động.
Sắp xếp hợp lý không gian sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm thiểu chi phí vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm Bố trí hợp lý giúp loại bỏ các lãng phí không cần thiết trong quá trình sản xuất, từ đó cải thiện hiệu suất và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Tạo sự dễ dàng, thuận tiện trong kiểm tra, kiểm soát các hoạt động và đảm bảo được một môi trường an toàn cho nhân viên khi làm việc.
- Bố trí sản xuất đòi hỏi sự nỗ lực và đầu tư lớn về sức lực và tài chính.
- Đây là một vấn đề dài hạn nếu sai lầm sẽ khó khắc phục hoặc rất tốn kém.
Bố trí mặt bằng nhà máy Acecook
- Kho nguyên liệu thô (kho gạo, kho bột mì…) và kho vật liệu (kho thùng carton, bao bì)… được bố trí ở đầu dây chuyền sản xuất.
- Các nguyên liệu trên được vận chuyển đến khu vực sản xuất, từng loại nguyên liệu sẽ được vận chuyển đến phòng sản xuất phù hợp (ví dụ: bột mì sẽ được đưa đến nơi sản xuất mì ăn liền, bột gạo được đưa đến nơi sản xuất phở, hủ tiếu, cháo) Tại đây quy trình sản xuất mì/ phở/ cháo/ hủ tiếu sẽ được tiến hành Sau đó, các sản phẩm chưa hoàn thiện được đưa đến kho bán thành phẩm trước khi đến bước đóng gói.
- Những thùng sản phẩm hoàn thiện sẽ di chuyển theo băng chuyền tới kho thành phẩm Sau đó, các thùng hàng được sắp xếp theo quy cách trên pallet chuyển đến kho trung chuyển để lưu trữ trước khi được vận chuyển đến các đại lý, nhà phân phối và các cửa hàng bán lẻ.
- Kho Thành phẩm được bố trí ngay cạnh đường đi của cổng nhà máy, có diện tích rộng đủ đảm bảo dự trữ hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường.
Như vậy, chúng ta có thể thấy nhà máy Acecook được bố trí theo quy trình công nghệ sản xuất Trong đó, thứ tự các phân xưởng được sắp xếp theo trình tự của quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Sản phẩm đi qua phân xưởng nào trước thì phân xưởng đó sẽ được bố trí gần kho nguyên liệu Phân xưởng cuối cùng mà sản phẩm đi qua sẽ có vị trí gần kho thành phẩm Hai phân xưởng có quan hệ trực tiếp trao đổi sản phẩm cho nhau sẽ được bố trí cạnh nhau Ngoài ra, để thuận lợi cho việc vận chuyển, kho nguyên liệu kho trung chuyển, kho thành phẩm được bố trí gần đường giao thông chính bên ngoài.
Chiến lược bố trí mặt bằng của Acecook
Khi bố trí mặt bằng, Acecook tuân thủ những nguyên tắc sau:
Ngay từ đầu, Acecook đã tính đến khả năng sản xuất mở rộng trong tương lai Bố trí mặt bằng sản xuất linh hoạt giúp công ty có thể tăng sản lượng hoặc đa dạng hóa sản phẩm Lựa chọn địa điểm thuận lợi cũng hỗ trợ cho kế hoạch mở rộng, đáp ứng nhu cầu thị trường và chiến lược phát triển kinh doanh lâu dài.
Đảm bảo an toàn trong sản xuất là yếu tố thiết yếu không chỉ bảo vệ sức khỏe cho người lao động mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm cũng như năng suất hoạt động của doanh nghiệp Việc đảm bảo an toàn giúp hạn chế tối đa rủi ro tai nạn, sự cố, từ đó tạo ra môi trường làm việc an toàn và hiệu quả, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, giảm chi phí bồi thường, cũng như duy trì danh tiếng tốt cho doanh nghiệp.
+ Mọi quy định về chống bụi, ồn, chống rung, an toàn về phòng cháy chữa cháy,
… trong nhà máy Acecook đều được tuân thủ nghiêm ngặt.
+ Tận dụng hợp lí không gian và diện tích mặt bằng: Sử dụng tối đa diện tích mặt bằng hiện có sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu được chi phí thuê mặt bằng Điều này không chỉ áp dụng đối với diện tích sản xuất mà còn áp dụng đối với diện tích kho hàng.
+ Đảm bảo tính linh hoạt của hệ thống: Các máy móc, trang thiết bị được bố trí linh hoạt, dễ di chuyển, phòng trường hợp khi có những thay đổi nhỏ trong nhà máy thì vẫn sẽ không làm ảnh hưởng đến quy trình sản xuất.
5 Thiết kế sản phẩm và dịch vụ
Khái niệm thiết kế sản phẩm và dịch vụ
- Thiết kế sản phẩm là một quá trình tạo ra sản phẩm cho doanh nghiệp hoặc khách hàng Nó được tạo nên từ việc phát triển ý tưởng, xây dựng và quảng bá các sản phẩm mới và cả những sản phẩm đã có sẵn Trên thực tế, việc này không chỉ có nhiều chủ đề thiết kế khác nhau, tuy nhiên, nó phải nhằm hướng đến tính mục đích mà doanh nghiệp xây dựng sẵn từ đầu Việc thiết kế cần phải làm nổi bật, đáp ứng được cả về hình thức và chức năng của sản phẩm.
- Sau hơn 20 năm hình thành và phát triển, bằng những nỗ lực phát triển tại một quốc gia đông dân và khó tính trong tiếp nhận những sản phẩm mới lạ của ngành ẩm thực như Việt Nam, Vina Acecook giờ đây đã được biết đến là một thương hiệu dẫn đầu ngành hàng mì ăn liền chiếm hơn 50% thị phần và mức độ bao phủ gần 100% thị trường với những sản phẩm thơm ngon, chất lượng, phong phú hương vị, đa dạng hình thức
- Sản phẩm của công ty rất đa dạng chủng loại kinh doanh trong và ngoài nước bao gồm các sản phẩm mì ăn liền, miến ăn liền, bún ăn liền, phở ăn liền,… với những nhãn hiệu quen thuộc như Hảo Hảo, Lẩu Thái, Đệ Nhất, Phú Hương, phở xưa và nay, dầu ăn Đệ Nhất, nước mắm Đệ Nhất…
Một số hãng sản phẩm quen thuộc sản xuất bởi Acecook Việt Nam
5.1.2 Thiết kế mẫu mã của các sản phẩm
Các sản phẩm của Acecook đa dạng về cả mẫu mã lẫn loại hình sản phẩm
- Trước đây, sản phẩm mì và phở của Acecook thường được đóng gói hoặc đóng hộp và bảo quản cẩn thận trong các bao bì chuyên dụng dùng cho thực phẩm, đạt chứng nhận an toàn trong việc bảo quản và giữ vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Hiện nay, với việc chạy đua để bắt kịp xu thế, tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường Việt Nam, các sản phẩm của Acecook ngày càng phong phú và đa dạng, không chỉ về mẫu mã mà còn là loại hình và chất lượng của sản phẩm Ví dụ như hộp mì trộn khô chứa lỗ thoát nước, muối nêm Hảo Hảo độc quyền được chứa trong lọ ( bằng nhựa hoặc thuỷ tinh), nước mắm đệ nhất đóng chai,…
- Sản phẩm đa dạng, đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng.
- Tăng khả năng cạnh tranh.
- Thị trường được mở rộng ở cả trong nước và quốc tế, tăng doanh thu.
- Nhiều mẫu mã, hãng sản phẩm khác nhau với kiểu dáng đẹp, thu hút người dùng.
- Tốn chi phí đầu tư mua trang bị, máy móc, thiết bị sản xuất các loại sản phẩm khác nhau.
- Chi phí cho thiết kế bao bì, mẫu mã làm tăng giá thành sản phẩm.
- Nguy cơ gánh nặng tồn kho khi thị trường biến động.
- Nhiều sản phẩm khó quản lí trong quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm.
- Nắm bắt xu thế thị trường để không bị lạc hậu trong thiết kế sản xuất.
Hiện nay, các mặt hàng của Acecook vẫn đang được phát triển đa dạng hơn không chỉ về chủng loại và chất lượng của sản phẩm mà còn cả về mẫu mã để góp phần chạy đua theo xu thế thị yếu của thị trường.
- Đẩy mạnh truyền thông hợp lý, khuyến mãi, quảng cáo sản phẩm mới thu hút khách hàng tiêu dùng.
Tuy hiện tại các sản phẩm của Acecook đã có độ phủ sóng toàn Việt
Tuy nhiên, Nam không ngừng nỗ lực quảng bá và truyền thông như các thương hiệu mì sau này Việc hợp tác với những nghệ sĩ nổi tiếng trong các chiến dịch quảng cáo, đầu tư cho các gameshow và chương trình truyền hình giúp giới thiệu sản phẩm mới của Acecook đến người tiêu dùng nói chung và giới trẻ nói riêng.
- Nghiên cứu, sáng tạo ra những sản phẩm mới chất lượng đáp ứng nhu cầu người dùng.
Từ trước đến nay, Acecook luôn tích cực nghiên cứu cho ra mắt các sản phẩm mới, chất lượng cao, để mở rộng thị trường và đáp ứng nhu cầu, các sản phẩm mới đang được hiện hành có thể kể đến như : Nước mắm đệ nhất, muối nêm Hảo Hảo,…
Tổ chức lại các nhà máy sản xuất trên toàn địa bàn Việt Nam để tối ưu hóa năng lực sản xuất, giảm thiểu chi phí Sắp xếp nhà máy theo các nhóm sản phẩm chuyên biệt giúp cải thiện hiệu quả, giảm thời gian chờ, giảm lãng phí và cải thiện năng suất.
Giống như việc sản xuất hiện nay trên toàn thế giới đang có xu hướng toàn cầu hoá, mỗi một mặt hàng nhất định được tập trung phát triển và sản xuất tại một địa điểm nhất định, nơi có lợi thế sản xuất mặt hàng ấy Việc này có thể giảm tải tối đa chi phí sản xuất do một chi nhánh phải sản xuất quá nhiều những loại sản phẩm khác nhau cần những thiết bị, máy móc khác nhau.
Quản lí chất lượng
Định nghĩa chất lượng như thế nào?
- Chất lượng trong quản lý sản xuất từ góc độ của kỹ sư là việc đảm bảo rằng các quy trình sản xuất được thực hiện một cách hiệu quả và sản phẩm cuối cùng đáp ứng hoặc vượt qua các tiêu chuẩn chất lượng đặt ra, thông qua việc áp dụng các kỹ thuật và phương pháp quản lý chất lượng phù hợp.
Đảm bảo chất lượng sản xuất
Đảm bảo chất lượng trong sản xuất đóng vai trò tối quan trọng trong việc loại bỏ lỗi trước khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng Quá trình này bao gồm các biện pháp đánh giá chất lượng chặt chẽ nhằm phát hiện và khắc phục mọi sai sót Trong trường hợp phát hiện vấn đề, đội ngũ quản lý sẽ quyết định thu hồi hoặc triển khai các giải pháp khắc phục hiệu quả, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Một số vấn đề phổ biến trong dây chuyên sản xuất mà kiểm soát chất lượng có thể giải quyết bao gồm:
- Đầu ra không chính xác: Khi nhu cầu thị trường thường xuyên biến động, có thể khó điều chỉnh đầu ra của bạn Kết quả là, sản phẩm bạn sản xuất quá nhiều hoặc quá ít.
- Thiếu thông tin: Mọi thứ trong quy trình diễn ra một cách nhanh chóng khiến bạn gặp khó khăn trong việc nắm bắt thông tin về tất cả những gì đang diễn ra trong dây chuyền sản xuất theo thời gian thực.
- Khối lượng công việc không cân bằng: Nếu không cẩn thận, bạn dễ dàng rơi vào tỉnh huống sản xuất dàn trải không đồng đều, một số thiết bị máy móc bị sử dụng quá mức, số khác lại không dùng đến.
Kiểm soát chất lượng tốt trong quá trình sản xuất giúp điều chỉnh thời gian, đảm bảo sản xuất kịp tiến độ Điều này giúp giảm thiểu những sai sót trong sản xuất, tránh tình trạng chậm trễ do phải sửa chữa hoặc làm lại sản phẩm, từ đó tăng hiệu quả và năng suất cho doanh nghiệp.
- Sự chậm trễ trong việc thay đổi sản xuất: Khi thay đổi hệ thống dây chuyền, có thể gây ra sự chậm trễ ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp
- Sự cố khi chuyển dây chuyền lắp ráp: Phát sinh trong quá trình chuyển đổi làm chậm quá trình sản xuất, đồng thời lãng phí thời gian & nguồn lực.
- Các vấn đề với dây chuyền lắp ráp hiện có: Ngay cả khi dây chuyền lắp ráp của bạn là một dây chuyền quen thuộc, các vấn đề vẫn có thể phát sinh dẫn đến việc sản xuất bị đình trệ Kiểm soát chất lượng có thể giúp xem xét những vấn đề này và đưa bạn đi đúng hướng.
- Sản phẩm cuối cùng bị lỗi: Sản phẩm cuối cùng kém chất lượng rõ ràng là một vấn đề lớn, mà việc kiểm soát chất lượng chắc chắn có thể giúp giải quyết triệt để.
Công tác đảm bảo chất lượng sản xuất của Acecook
6.3.1 Kiểm soát chất lượng đầu vào
- Nguyên vật liệu đầu vào được chọn lựa và đánh giá nghiêm ngặt theo 03 tiêu chí chính như sau:
Thiết lập tiêu chuẩn nguyên liệu chặt chẽ, bao gồm các đặc tính lý hóa, sinh, vi sinh, kim loại… Đảm bảo nguyên liệu đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định của pháp luật trong nước và quốc tế để cung cấp sản phẩm chất lượng cao, an toàn cho người sử dụng.
- Nhà cung cấp được đành giá trước khi mua hàng và định kỳ hàng năm, dựa trên tiêu chí đạt chứng nhận ATVSTP trong nước và các tiêu chí cơ bản của các tổ chức chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm quốc tế như BRC IFS Food, HACCP và ISO 9001 Nhà cung cấp được yêu cầu cam kết không sử dụng phụ gia ngoài danh mục, không chiều xa NON GMO và thân thiện môi trường.
- 100% lô nguyên vật liệu nhập được kiểm tra, kiểm soát chất lượng trước khi đưa vào sản xuất căn cứ theo các chỉ tiêu chất lượng đã thiết lập Việc kiểm tra bao gồm cả kiểm tra ngoại quan lô hàng, các vấn đề liên quan đến ATVSTP và kể cả phương tiện vận chuyển Các lô hàng không đáp ứng tiêu chuẩn cũng như điều kiện vệ sinh sẽ bị từ chối nhập vào Acecook Việt Nam.
6.3.2 Kiểm soát quy trình sản xuất
- Kiểm soát quy trình sản xuất đáp ứng tiêu chí của các nguyên tắc và tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm trong nước và quốc tế:
- Nguyên tác an toàn vệ sinh và chất lượng thực phẩm HACCP [Tái chứng nhận 3 năm/lần]
- Tiêu chuẩn BRC Global Standard for Food Safety [Tại chứng nhận 1 năm/lần)
- Tiêu chuẩn đánh giá về chất lượng và an toàn thực phẩm IFS Food (Tái chứng nhận 1 năm/lần)
- Tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 [Tái chứng nhận 3 năm/lần)
- Tiêu chuẩn và năng lực của phòng thí nghiệm và hiệu chuẩn ISO 17025 (Tái chứng nhận 3 năm/ lần).
+ Nhờ việc tối ưu hóa trong thiết kế nhà máy và bố trí dây chuyền sản xuất, song song với sử dụng công nghệ hiện đại, không những số lượng công nhân cần thuê cũng giảm rất nhiều so với mô hình sản xuất truyền thông mà còn có thể đảm bảo được chuẩn chất lượng đồng nhất cho sản phẩm.
+ Việc các khâu sản xuất đều vận hành khép kín và rành mạch sẽ trở thành rủi ro lớn cho Acecook khi một khâu nào đó bị gián đoạn do những sự cố ngoài ý muốn như hư hỏng máy móc, dây chuyển bị ách tắc, vì khi những sự cố này xảy ra thì tất cả hoạt động sẽ bị đình trệ và gây thiệt hại lớn.
+ Hệ thống sản xuất theo dây chuyền không linh hoạt với những thay đổi về khối lượng sản phẩm, thiết kế sản phẩm và quá trình Đòi hỏi người đầu tư phải trang bị lại hoặc mở rộng sản xuất.
+ Năm 2021, về chất lượng sản phẩm, mì Hảo Hảo và miền Good là 2 sản phẩm của Acecook Việt Nam bị Cơ quan An toàn Thực phẩm Ireland (FSAI) thông báo có sử dụng chất Pesticide Ethylene Oxide Điều này đã gây hoang mang cho người tiêu dùng, đặc biệt là người dân Việt Nam, tuy phía công ti đã có thông báo đó là các sản phẩm chỉ dành riêng cho thị trường Châu Âu, nhưng qua vụ việc này Acecook Việt Nam đã làm mất lòng tin của người tiêu dùng Để lấy lại lòng tin buộc Acecook Việt Nam phải làm rõ được vụ việc trên và qua đây công ti cũng cần phải rút kinh nghiệm kiểm soát quá trình sản xuất chế biển nghiêm ngặt, chặt chẽ hơn để không có những sự việc tương tự trong tương lai.
Đảm bảo hợp đồng với nhà cung cấp nêu rõ các điều khoản về chất lượng nguyên liệu, bao gồm xác định thông số kỹ thuật, yêu cầu kiểm định chất lượng và hình phạt đối với nguyên liệu không đạt chuẩn.
+ Thực hiện kiểm tra mẫu định kỳ trên các lô nguyên liệu đầu vào để đảm bảo chúng đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng đã được thỏa thuận
+ Xác thực và chứng nhận: Yêu cầu nhà cung cấp cung cấp các chứng chỉ hoặc bằng chứng về việc tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng như ISO, HACCP, hoặc các chứng nhận công nghiệp khác
+ Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng nội bộ: Dựa trên thông tin đã thu thập được từ yêu cầu của thị trường, các quy định và tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của nước chuẩn bị xuất khẩu, xây dựng cho doanh nghiệp những tiêu chuẩn đáp ứng được với yêu cầu cụ thể của từng quốc gia