LỜI CẢM ƠNHoàn thành đề tài cơ sở với tiêu đề: “Đô thị hóa và kiến tạo công không gian làngở một làng ven đô Hà Nội”, tôi xin trân trọng cảm ơn: Nhà trường đã tạo cơ hội cho các cán bộ t
Trang 1ĐÈ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÁP CƠ SỞ
ĐÔ THỊ HÓA VÀ KIÊN TẠO KHÔNG GIAN CÔNG Ở
MOT LANG VEN DO HÀ NOI
Chủ nhiệm đề tai: NGO THI CHANG
Mã số: CS.2023.07 Thời gian thực hiện: 12 tháng (từ tháng 02/2023 đến tháng 02/2024)
Don vị: Khoa Nhân học, Trường Dai học Khoa học Xã hội và Nhân van
Chủ tịch Hội đồng
PGS.TS Nguyễn Văn Sửu
Hà Nội, năm 2024
Trang 2LỜI CẢM ƠNHoàn thành đề tài cơ sở với tiêu đề: “Đô thị hóa và kiến tạo công không gian làng
ở một làng ven đô Hà Nội”, tôi xin trân trọng cảm ơn:
Nhà trường đã tạo cơ hội cho các cán bộ trẻ trong đó có tôi được tiếp tục nghiên
cứu, thực hiện những dự định trong chuyên môn cá nhân, cảm ơn các thầy cô chuyên
viên phòng Nghiên cứu khoa học đã hướng dẫn tận tình các thủ tục trong quá trình hoàn
thiện đề tài
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Văn Sửu — Trưởng Khoa cùng tập thécác thầy cô đã tạo điều kiện về thời gian cũng như tận tình giúp đỡ tôi về mặt chuyênmôn khi tôi thực hiện đề tài này
Trong thời gian điền dã, tôi nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo địaphương và toàn thể người dân làng Ngọc Than Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắcđến lãnh đạo địa phương, người dân làng Ngọc Than và đặc biệt là ông Nguyễn XuânMai, xóm Chùa đã cung cấp rất nhiều thông tin và tư liệu quý giá để tôi có thể hoànthành đề tài này
Hà Nội, thang 3 năm 2024
Trang 3MỤC LỤC
Trang
Mở đầu 5
1 Ly do chon dé tai 5
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài 6
3 Mục tiêu của đề tài 14
4 Phương pháp nghiên cứu 14
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 15
Chương I: Đô thị hoá va quá trình tư hữu hoa không gian làng Ngọc Than 16
1.1 Không gian công truyền thống làng Ngọc Than 161.2 Không gian tư truyền thống làng Ngọc Than 341.3 Quá trình đô thị hóa làng Ngọc Than 39 1.4 Quá trình tư hữu hoá không gian làng Ngọc Than
1.4.1 Sự xuất hiện và mở rộng của những ngôi nhà hiện đại 39
1.4.2 Sự thu hẹp của các không gian công truyền thong 4ITiểu kết chương I 45Chương II: Kién tạo không gian công lang Ngọc Than 462.1 Kiến tạo không gian công mang tính thiêng (đình, chùa, miéu, văn tự) 462.2 Kiến tạo không gian mặt nước (sông, ngòi, ao, giếng) 572.3 Kiến tạp không gian chợ 61
2.4 Kiến tạo hệ thống đường làng 632.5 Sự xuất hiện các không gian công hiện đại 65Tiểu kết chương II 68Chương ITI: Đề xuất chính sách nhằm kiến tạo không gian làng ven đô bền 70vững trong bôi cảnh đô thị hoá
3.1 Nhận diện các phương thức kiến tạo không gian 703.2 Đề xuất các giải pháp đô thị hoá dựa trên kế thừa những giá trị cổ truyền 753.3 Đề xuất xây dựng loại hình đô thị nông nghiệp 77Tiểu kết chương III 78Kết luận 79
Tài liệu tham khảo 81
Phụ lục ảnh 85
Trang 4Bang 1: Các xứ đồng cổ làng Ngoc Than
Sơ đồ 1 : Vị trí, thứ bậc tế lễ của các thành phan ở làng
Sơ đồ 2: Đường ra và vào làng trước kia
Sơ đồ 3: Bút ngọc nghiên than làng Ngọc Than năm từ trước năm 1954 đến năm
1972
Sơ đồ 4: Hiện trạng Bút ngọc nghiên than năm 2016
Sơ đồ 5: Không gian văn từ trước thời kỳ HTX
Sơ đồ 6: Không gian văn từ năm 2016
Sơ đồ Hiện trạng sử dụng đất xã Ngọc Mỹ năm 2015
Ban đồ 1: Hệ thống không gian công truyền thống làng Ngọc Than trước 1954
Bản đồ 2 : Hệ thống không gian công làng Ngọc Than năm 2016
Bản đồ 3 : Không gian mặt nước làng Ngọc Than trước năm 1970
Bản đồ 4 : Không gian mặt nước làng Ngọc Than năm 2016
46
58 58
Trang 5MỞ DAU
1 Lý do chọn đề tài
Lang là một trong những thành t6 làm nên đặc trưng văn hóa người Việt Từnhững góc độ, mục đích khác nhau mà các nhà nghiên cứu từ lâu, đã cung cấp những
nghiên cứu về làng xã một cách khá phong phú Nhiều công trình nghiên cứu nổi bật
đã xuất hiện dé xử lý những van đề như mối quan hệ kinh tế cổ truyền làng xã (nôngnghiệp, ruộng đất, sở hữu ruộng đất); thiết chế làng xã, tổ chức quản lý; văn hóa tỉnh
thần và văn hóa vật chất (nếp sống, phong tục, tôn giáo, ) Như vậy, với tư cách là
một đất nước nông nghiệp, với đa số là nông dân, bản thân làng luôn chứa đựng vấn
đề hiểu biết về Việt Nam Tùy thuộc những quan sát khác nhau mà đặc tính bản chấtcủa làng, của xã hội Việt Nam sẽ hiện lên đa dạng Nhằm góp vào xác định bản chất
của làng Việt, của người Việt - những cư dân sống ở làng, từ truyền thống kết nói với
cái hiện đại phức tạp, nghiên cứu của tôi muốn hiểu làng Việt, người Việt qua không
gian làng xã.
Con người trước nhất là sinh thé cư trú trong không gian cụ thé, với ngườiViệt là không gian làng Quá trình cư trú ngàn đời trong không gian làng đã qui định
các bản chất của người Việt về mọi mặt, văn hóa, kinh tế, chính trị va tôn giáo người
nông dân làng quê Chính vì thế việc nghiên cứu không gian có ý nghĩa quan trọngtrong năm bắt các đặc điểm nông thôn Việt Nam Trong thời hiện đại, quá trình đô thịhóa đang làm thay đổi cấu trúc không gian lang quê, điều đó, kéo theo sự thay đổinhiều mặt đời sống xã hội nông dân Việc nghiên cứu không gian làng và quá trình
đô thị hóa tác động đến sự thay đổi không gian lang cho phép nắm bắt các van déphức tạp ở làng quê Việt Nam hiện đại.
Hon thế, nước Việt Nam hiện đại, van đề nồi bật và chứa đựng nhiều phức tạp
đó là đô thị hóa làng quê Việt Nam, trước nhất là các làng ven đô Đô thị hóa làng
quê diễn ra sâu sắc và trên một tổng thể rộng lớn, trong đó, dễ nhận thấy nhất là sự
biến đổi không gian làng từ truyền thống đến hiện đại hóa, công nghiệp hóa Sự kiếntạo không gian của làng quê Việt Nam hiện đại, giữa các không gian cô truyền xenlẫn không gian hiện đại cùng tồn tại làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp cần giảiquyết Làng chuyên đổi sang hiện đại hóa, thì không gian cô truyền nào mất di, vàkhông gian nào được phục hưng, tái kiến thiết, đồng thời, không gian mới nào sẽđược kiến tao và đặc điểm của nó là gì? Mặt lợi thé và hạn chế của chuyên đổi không
gian ra sao? Dù thế nào, đối điện với hiện đại hóa, không gian làng đã có sự thay đôi
Trang 6trên tông thé Nghiên cứu không gian làng Việt và đặt nó trong bối cảnh đô thi hóa ởlàng quê hiện nay cho phép không chỉ nắm bắt các bản chất làng, mà còn cho phépnắm bắt được những động thái, đặc điểm của quá trình đô thị hóa làng quê ở Việt
Nam.
Làng Việt trải qua hơn một thế kỷ quan sát đã hé lộ ra nhiều chiều kích mang
tính bản chất khác nhau, mà ở mỗi góc độ, lại có tác dụng soi sáng nhận thức Nhữngquan sát về làng từ lý thuyết không gian, dù mới khởi đầu nhưng hứa hẹn nhiều
những diém khả di trong các kết luận nhằm đóng góp thêm vào nhận thức về lang Vàlàng là một thực thể linh động liên tục biến thiên trong lịch sử, vì thế, các không giancũng liên tục đổi thay, nắm bắt tính linh động của không gian làng là tiếp cận làngnhư một thực thé sống động, nhất là ngày nay, quá trình đô thị hóa đã làm biến đổi
sâu sắc cấu trúc không gian làng xã từ trong gốc rễ, không gian làng chuyên thành
không gian pho Với tat cả sự phức tap ấy về làng, quan sát từ không gian cho thấyhướng tiếp cận này là cấp thiết ở thời điểm hiện tại Từ đó, nghiên cứu mong muốnđóng góp những kiến giải vào van dé phát triển quá trình đô thị hóa bền vững nôngthôn Việt Nam, tiến đến hiện đại mà không đứt gãy với truyền thống quá khứ
2 Tống quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài
Làng Việt - một đối tượng nghiên cứu
Làng Việt nói riêng hay làng ở khu vực châu Á nói chung từ lâu đã là đốitượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học Làng theo dòng thời gian lịch sử, đã đượcnhận thức, “tưởng tượng” ra với các hệ đặc tính khác nhau, tùy thuộc vào góc quansát, mỗi quan tâm của các nhà nghiên cứu, hay các “cộng đồng tưởng tượng” Déhiểu văn hóa Việt Nam, không gì quan trọng hơn xuất phát từ căn cước văn hóa của
nó là lang (và, do đó, kéo theo là ho) Nỗ lực đầu tiên, phải ké đến các học giả ĐôngDương mà tiêu biểu là Rouilly (1929), Malot (1903), Gourou (1936) ! Sau day, rấtquan trọng là đóng góp học giả Việt Nam thời đầu thế kỷ XX như Phan Kế Bính),Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Huyén (1939), Nguyễn Văn Khoan (1930) Day là
những tác giả với những công trình đỉnh cao, có ý hướng khảo tả, tổng hợp, nhận
định về những nét nổi bật của làng và nền văn hóa Việt Nam theo hướng dân tộc chí.Những nỗ lực nén tảng ấy với da phan các kiến giải vẫn còn có tính kinh điển tronghiểu biết, nghiên cứu làng
Dé có cái nhìn tông thê, mở vào lý luận và thực tiên vê lang và nghiên cứu
! Xem một tổng quan tương đối cụ thé, chuyên dẫn từ: Nguyễn Thừa Hy (2012).
? In lần đầu: Phan Kế Bính (1913 - 1914), “Việt Nam phong tục”, _ Đông Dương Tạp chi, N°24 - 49.
3 In lần đầu: Trần Trọng Kim (1920), Việt Nam sử lược, Trung Bắc tân văn, Hà Nội.
Trang 7lang, can diém qua, du rất khái lược, một vài ý kiến, định nghĩa ban đầu về làng được
“hình dung” trong tri thức học giả đầu thế kỷ XX P.Ory cho rằng làng xã chính là
“một chính phủ cự tộc đầu sỏ (un gouvernement oligarchique), một quốc gia nhỏ bénam lọt trong dé quốc Annam Nha nước không can thiệp vào những công việc nội
bộ làng xã” [dẫn theo: 20, tr 182] Học giả người Việt Nguyễn Văn Huyên lại viết:
“Làng có thể định nghĩa là một tập hợp nhiều gia đình thành một nhóm dân cư, haytách thành nhiều nhóm Làng không phải chỉ gồm những người cư trú tại đây, mà cảmọi người gốc tích ở làng và có thê chỉ về làng một hai lần trong đời Nhưng nhữngngười này có mô ma tổ tiên, nhà thờ do một người trong “họ” trông nom Dù thé nàothì đối với một người Việt Nam, bao giờ cũng là vinh dự khi có một làng quê ở tỉnh
lẻ Nếu không, đưới mắt dân làng, ho bị gọi bằng cái từ khá khinh thị là người tứ xứ”[18, tr 817] Như vậy, theo thời gian, làng đã được nhận biết với các hệ đặc tính khácnhau của nó, tùy vào góc quan sát, mỗi quan tâm của nhà nghiên cứu Các kiến giải
về lang ấy không những đa dang, va chạm nhau, mà còn mang tính b6 sung cho nhau
Tiến theo sự phát triển khoa học của các nghiên cứu làng Việt, những hìnhdung về làng từ các nghiên cứu hiện đại đạt đến những chiều sâu mới Những côngtrình nghiên cứu, đánh giá chuyên sâu về ban chất làng từ nhiều cạnh khía Đáng kế
là, nghiên cứu về lịch sử của quá trình phát triển kinh tế xã hội nông thôn [của Phan
Đại Doãn (2001), Đào Thế Tuấn (1997)]; những cách nhìn mới từ cấu trúc luận,thuyết kinh tế đạo đức về làng truyền thống [Trần Từ (1984), J.Kleinen (2007),J.Scott (1976), S.Popkin (1979), ]; các nghiên cứu những nét đặc thù của xã hộinông thôn trong quá khứ và hiện tại như nghiên cứu cơ cấu sở hữu ruộng đất nông
nghiệp, từ cơ sở phân tích địa bạ [Phan Huy Lê (1959), Trương Hữu Quýnh
(1982-1983), Nguyễn Dinh Đầu (1992), ], nghiên cứu sở hữu công và tư, sự buôn bán củacác làng nghề thủ công [Nguyễn Quang Ngọc (1993), Nguyễn Đức Nghinh - NgôKim Chung (1987) ]; về các phương thức trao đổi và các hop tác nông nghiệp, vềnhững thay đổi trong cơ cấu xã hội của làng hiện đại theo hướng xã hội học
[F.Hutart-G.Lemercinier, (2001)], về tập quán, luật tục, tôn giáo ở nông thôn [Bùi
Xuân Dinh (1985), Nguyễn Duy Hinh (7996) ], van đề thương thảo trong tái lập vàsáng tạo truyền thống, lễ hội [Lương Văn Hy (1992), Trương Huyền Chi (2001)] v.v
Sự phát triển của nghiên cứu làng từ nhiều khu vực Việt Nam học khác nhau trêntoàn thế giới càng thêm phần soi sáng các bản chất làng Nhăm tạo ra một cơ sở quan
sát, tôi chon theo một cách hiểu hiện đại về làng, từ cái nhìn đã mang tính phức hợp,làng được định nghĩa như sau: “một cộng đồng được hình thành nên từ quá trình
Trang 8tranh chấp, vi phạm, điều chỉnh, thỏa hiệp và trao đồi, rằng “làng” biến đổi không
nghừng và những quy ước xã hội làm nền tảng của “làng” thay đổi tùy thuộc vào
hoàn cảnh, cơ cấu xã hội, chính trị, kinh tế và tôn giáo cũng như vào lợi ích của mỗi
ca nhân” [31, tr 25] Làng như thế, phải được nhận thức với tầm quan trọng đặc biệt
của các hoạt động nghiên cứu nhằm hướng tới nhận thức văn hóa, chính tri tôn giáo,
kinh tế, nghệ thuật trong cấu trúc tông thé của văn hóa Việt Nam Chính vi vậy,
luôn có rất nhiều cách tiếp cận làng, trong đó, các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa,
xã hội làng Việt đã được phân tích và thảo luận trong nhiều tài liệu nghiên ctu’
Nhung tóm lai, để có được một nhìn tổng quan bước đầu về nghiên cứu làng,
chúng ta cần nhận thấy, có hai thái độ khoa học cụ thể đối với các quan sát về thực
thé làng truyền thống, hay sự định dạng về trật tự bản chất làng từng tồn tại trong giới
nghiên cứu Việt Nam thé ky XX [31, tr 21 - 23] Quan điểm thit nhất, đại điện từ
những cái nhìn từ nền học vấn Đông Dương, thời Pháp thuộc là quan điểm phê
phán Quan điểm phê phán nhìn vào thực thé làng như là một bước can trở đối với sự
phát triển đất nước, cho du có nhiều điều hay, nhưng làng vẫn là nơi mà rất nhiều hủ
tục còn tôn tai Làng mà ở đó là sự bè phái, mê tín dị đoan, cường hào sách nhiễu,
trọng danh vô lối, tiểu nông tin mun cho nên cần “cải lương hương chính” Quan
điểm phê phán này được các học giả như Phan Kế Bính, Nguyễn Văn Huyên, Đào
Duy Anh thường vạch ra trong các nghiên cứu làng qua phong tục, văn hóa Đại
diện cho quan điểm phê phán, có thé được nhận biết qua cách hình dung khá gay gắt
của Phan Kế Bính về làng như sau: “Từ ngày nước Đại Pháp bảo hộ, đem những thói
văn minh Âu Tây mà rải rác sang nước ta Ta ngoảnh lại mà xem những tục cũ thì tỏ
ra nhiều điều ngày trước là hay mà bây giờ hóa ra hủ bại lắm rồi” [4, tr 8] Thứ hai,
quan điểm tích cực, nhìn làng với nhiều ưu điểm: mà trong đấy, làng như là một lối
biểu hiện của dân chủ ở làng xã Từ Chi chính là học giả tiêu biểu cho quan điểm này
ở Việt Nam Quan điểm kiểu Phan Kế Bính, nếu đặt vào đầu thế kỷ XX khi Việt Nam
còn nam dưới chế độ thuộc địa, nhu cầu canh tân hiện đại hóa dân tộc đặt ra như một
mục đích tối thượng, là chủ âm trong hoạt động chấn hưng, thì, thực chất quan điểm
phê phán có tác dụng cảnh tỉnh rất lớn với những lực cản trong cuộc chấn hưng dân
trí, văn hóa Khi lịch sử đã chuyên đổi, Việt Nam dành được độc lập, nhìn về truyền
thông, lớp hậu bôi trong không gian mới, có khoảng cách hon đê nhìn nhận vê các
# Để có một cái nhìn bao quát về sự phong phú của lịch sử van đề, xem Thư mục về nghiên cứu làng Việt, bước đầu được
đưa ra trong công trình Làng Việt Nam, da nguyên và chặt.
5 Một cách sinh động hơn nữa, xem sự đả phá của các nhà văn, báo chí đương thời như tuần báo Phong hóa, hay Ngô Tat
Tổ viết Tập án cái đình và Việc làng, Léu chỗng.
Trang 9giá trị của làng Từ đó, sinh thành những cái nhìn trung tính hơn trong nhìn nhận sựhợp lí, tính tích cực của thực thé lang Quan điểm tích cực mà Từ Chi là một trongnhững đại diện đã phát hiện ra làng với tô chức rất linh hoạt của nó đã duy trì một thứdân chủ làng xã, trên nhiều cấp độ Như vậy, các quan điểm về làng, cả mặt hạn chế
và tích cực, đều có cơ sở dé tồn tại, chúng mang tính bổ sung cho nhau chứ không
loại trừ cho nhau Thực vậy, một cái nhìn lịch sử bình tĩnh và biện chứng về làng thì
rõ ràng, làng là một phức thé mà tồn tại trong nó cả những ưu điểm lẫn nhược điểm.Nghiên cứu làng, vì thế, không nhắn mạnh thái quá vao một quan điểm nào mà cầnnhìn nhận làng với cả những mặt hay lẫn đở Quan trọng, đó là phải nhìn thấy nhữngtồn tại hợp ly của làng để có thé phát huy các thế mạnh của văn hóa làng nhằm xâydựng những mô hình khả dụng cho sự phát triển Việt Nam hiện tại và tương lai
Ở khu vực Việt học nước ngoài, những năm đầu của thập kỷ 80 đã đánh dấumột bước đồi mới trong nghiên cứu về làng xã không chi với các nhà nghiên cứu ViệtNam mà còn đối với các học giả nước ngoài Trong đó, nghiên cứu với kết quả mà bềngoài tưởng như mâu thuẫn của Scott (1976) và Popkin (1979) đã đánh dấu một bướcngoặt là khơi dậy lại cuộc tranh luận về đề tài nông dân Việt Nam
Trường phái kinh tế đạo đức xem xét sự phản kháng của của người nông dân
và cho rằng những người nông dân sống trong các cộng đồng làng xã cô truyền đã cốlập ra một trật tự bảo tồn dé hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro, theo mộtnguyên tắc sống “an toàn trên hết” (safety - first) Đạo lý sinh tồn này dựa trên nhữngthực tiễn kinh tế và những đổi thay của xã hội, đã đảm bảo cho mỗi thành viên trongcộng đồng làng xã một quyền lợi tinh thần dé tồn tại Phản biện “người nông dân duytình” của Scott, Popkin trong cuốn sách về “Người nông dân duy lý” đã lập luận rằngngười nông dân được phan đấu liên tục không chỉ dé bảo vệ mà còn dé nâng cao mứcsông của họ thông qua các khoản đầu tư công và tư, kế hoạch dai hạn và ngắn hạn.Popkin chỉ ra rằng, làng được xem là tốt nhất như các tổ chức thay vi đơn vị hànhchính xã và người bảo trợ cùng các mối quan hệ phức tạp với người nông dân [49, tr413] Trường phái kinh tế chính trị có quan điểm hoàn toàn khác về sự phản khángcủa người dân Một phong trào đấu tranh khi được tiến hành nghĩa là họ tin sẽ thànhcông với sự dau tu dé đem lại kết quả [5, tr 73]
Thực chất thì, duy lý hay duy tình chỉ là các tình thế ứng xử của người nôngdân trong môi trường sống hơn là một tâm tính Người nông dân không tối đa hóa lợinhuận trong mọi trường hợp, họ chỉ “duy lý” khi có những điều kiện nhất định dam
bảo cho tính khả thi của việc “duy lý” đó Điều kiện bao gồm: việc tối đa lợi nhuận
Trang 10hay tính “duy lý” không tạo ra nhiều rủi ro cho sinh kế của người dân; luôn có sựmạo hiểm hay lối thoát trong trường hợp có những toan tính “duy lý” ấy không thànhcông Thế ứng xử thường động và ở mỗi giai đoạn lịch sử, trong những điều kiệnkhác nhau luôn được thay đôi dé phù hợp với hoàn cảnh Đó cũng là hai mặt của bat
kỳ xã hội nông thôn nao, không chi của Việt Nam [35, tr 61 - 63].
Từ khoảng 1980 đến nay, các công trình nghiên cứu về Việt Nam hiện đại đãtăng một cách nhanh chóng, đặc biệt từ sau chính sách mở cửa tạo điều kiện thuận lợi
cho hợp tác và thực địa Những nghiên cứu trước đây mới chỉ nhìn nông thôn trong
lịch sử với sự nhận diện cấu trúc làng làng xã, tức mặt tĩnh của nông thôn thì cuối thế
kỷ XX, các nghiên cứu đã mở ra diện rộng, tức là trú trọng hơn tới những thay đôi xãhội của làng quê Việt Nam Nghiên cứu sau này, vì thế, mang tính linh động hơn, đã
góp một cách nhìn động vào xã hội nông thôn Việt Nam Làng Việt Nam trở thành
tâm điểm của nghiên cứu khoa học xã hội Việt Nam đương đại (Lương Văn Hy,1992) Từ đó, những nghiên cứu khảo tả hay nghiên cứu cộng đồng đã dần dần đượcthay thé bằng những nghiên cứu về mối liên kết giữa địa phương và các cấp cao hơnvới giả định ngầm hiểu rằng làng là một bộ phận của xã hội rộng lớn hơn [22, tr 14]
Sự thực, làng không bat biến mà thường biến, sự thường biến trong tính 6n định của
nó Điều này không trái ngược với tính tự trị của làng, mà chính là biểu hiện của sựhoàn chỉnh của thực thê làng Bởi hoàn toàn chủ động, tự trị, làng có thé đối diện vớicác sự biến đối, chọn lựa sự biến đôi dé phát triển mà không bị phá vỡ cấu trúc Tinh
mở cho phép tư duy về làng trong tính năng động của làng Việt kết nối với các thếgiới bên ngoài [22, tr 9 - 10] [29, tr 29] Hà Văn Tan gọi tính mở của làng ấy qua cáigọi là mối quan hệ liên làng, siêu làng (Hà Van Tan, 1987)
Làng xã mà điển hình của nó ở miền Bắc Việt Nam còn thường được phản ảnhtrong sự can thiệp của nhà nước nhằm kiểm soát nguồn lực của làng như đất đai vàlao động Nghiên cứu có tính hệ thống về di cư nội địa, sự xáo trộn các khối cư dancủa làng là thú vị bởi tính linh động và phức tạp của van dé (Li Tana,1996), (NguyễnVăn Chính, 1997), Hiện tượng di chuyển lao động như một phản kháng của nôngdân trước sự can thiệp của nhà nước như thay đổi định hướng của chúng ta đối vớilàng như một cấu trúc xã hội và có mối quan hệ phức tạp với nhà nước, đồng thời,
mở ra một chủ đề khác là di dân ở làng xã, gỡ bỏ cái nhìn cô điển như một thực thékhép kín, ôn định Làng vẫn tồn tại vững chắc trên thân thể văn hóa Việt Nam, từ xa
xưa và ngay trong thời điểm hiện tại, những cái nhìn về làng vẫn liên tục biến chuyên
khiến làng Việt nói riêng, làng Việt Nam đa tộc người nói chung vẫn là một trong
10
Trang 11những chủ đề quan trọng nhất trong nhân học Việt Nam hiện đại.
Làng - tiếp cận từ không gian
Các học giả nước ngoài đã xây dựng những cách nhìn khác nhau về không
gian Theo Karl Marx, không gian là một thực tiễn xã hội mà khái niệm này được
kiến tạo bởi các nhóm xã hội quyền lực — hay nhóm tư bản [59, tr.73 - 96] Tiếp nối,Henri Lefebvre đã phát triển khái niệm “không gian” để nghiên cứu đời sống xã hộicủa thành phố và cách con người sử dụng không gian của họ Ông cho rằng khônggian (xã hội) là sản phẩm (xã hội) Nghiên cứu về sản xuất không gian sẽ hé lộ vềquan hệ xã hội và các hình thái [52, tr 116] Henri Lefebvre phân chia không gian
thành ba trục chính mà ông gọi là “không gian nhận thức” (/e percu hay perceived
space) có tính tinh than; “không gian hình thành” (/e concu hay conceived space) cótính vat chất và “không gian sống” (le vecu hay lived space) có tính xã hội Quanđiểm lý thuyết cho rằng không gian là một sản phẩm xã hội nên nó cũng có vai trònhư một công cụ của tư duy, hành động, đồng thời là phương tiện kiểm soát và cai
trị Nếu không nhận thức được điều này thì sự đổi thay xã hội sẽ trở thành vô nghĩa
khi nó không tạo ra được một không gian thích hợp Thuyết kiến tạo không gian củaLefebvre là một đóng góp quan trọng trong nghiên cứu đô thị, thành phố và không
gian.
Sau nay, Nigel Thrift nhấn mạnh đến bốn nguyên tắc của hướng tiếp cậnkhông gian cho rằng (1) mọi thứ, từ những thứ nhỏ nhất, đều được phân bồ theo bềmặt; (2) không có một đường biên đối với không gian, nghĩa là mọi không gian ở mộtmức độ ít hay nhiều đều lỗ chỗ hay bị xuyên thủng; (3) tất cả mọi không gian đềubiến đổi, không có không gian tĩnh và không gian bất biến; (4) không có một loạihình không gian duy nhất nào [50, 139-155] Nghiên cứu của Lisa Drummond nhấn
mạnh hai phạm trù không gian: không gian chung/không gian công cộng (public
space) va không gian riêng (private space) trong các phân tích về thực tiễn sử dụng
cũng như biên giới của hai không gian này ở đô thị Việt Nam đương đại Từ những
tài liệu thực địa trong bối cảnh Việt Nam đương đại, tác giả đã nhấn mạnh việc phân
chia thành hai phạm trù không gian phải chú ý đến các đặc tính địa phương, xét cả về
mặt không gian và thời gian [47, 2377-2391 |.
Cách nhìn nhận không gian không chỉ dừng lại ở những phạm tri có thể định
nghĩa được mà con là những phạm trù/ loại không gian không hay khó định nghĩa rõ ràng Đó là “không gian xã hội” chứa đựng các quan hệ xã hội, các vân đê và những
11
Trang 12thực hành của các xã hội tộc người ở khu vực Đông Nam Á, vì thế, nó rộng lớn hơn
cả không gian địa lý cư trú Không gian xã hội, do vậy, theo Condominas ngoàinhững chiều kích vốn có là mang tính không gian và thời gian mà còn mang tính lịch
sử và tộc người Không gian xã hội quan hệ mật thiết, thay đồi tùy thuộc vào điềukiện lịch sử, đặc điểm kinh tế, xã hội của một cộng đồng [7, tr 49]
Nghiên cứu về không gian của con người, phát triển lên ở một tầm mức lýthuyết rộng lớn, sẽ đụng chạm đến hai lĩnh vực đặc biệt được quan tâm, chồng khớpnhau của khoa hoc xã hội hiện và hậu hiện dai: ký ức va địa ly Edward W Said vớinghiên cứu nổi tiếng của mình đã đưa ra những luận điểm hết sức độc đáo về mối
tương tác giữa sáng tao, ký ức và không gian con người đang ton tại Theo ông, sángtạo truyền thống là phương pháp sử dụng ký ức tập thể một cách có lựa chọn, tính
toán kiểu trưng dụng các biểu tượng tập thé dé nhào nặn văn hóa mới phục vụ cho cáihiện tại, mà bề ngoài thì được che đậy bởi vỏ bọc “truyền thống” [44, tr 179] Saidbăng các phân tích của mình đã chỉ ra, lịch sử thực sự của Palestin đã “được tạo ra”
bởi phe chiến thắng là các học giả Israel Người Israel viết lịch sử Palestin cho người
Palestin học Với mục đích “tạo ra” một lịch sử có lợi cho mình, người Israel đã kế
về một lịch sử Palestin không phải như nó đã thật sự diễn ra trong quá khứ mà là kêtheo hướng có lợi cho họ - những người Israel chiến thắng Đến nỗi, ngày nay lịch sửđược tạo ra ay được nghiém nhiên coi như là “sự thực lich sử” mỗi khi người tamuốn tìm hiểu về Palestin cổ Các không gian như các khu tái định cư của Palestin
được đổi tên thành khu định cư Do Thái, nhà ở tập trung theo phong cách Châu Âu
du nhập và lan rộng khắp khu vực Palestin là những gá lắp vào cảnh quan, khônggian minh họa cho quyền lực của Israel Kết quả cuối cùng ra sao? Người Palestin
và Israel giờ đây có mối liên hệ về lich sử, địa lý mật thiết không tưởng Họ sốngcùng nhau - như Said ví von, một sự kết hợp giữa cây thông của dự án trồng với các
cây khác sinh trưởng bốn thập niên qua trong một cách thức khiến ta cứ tưởng nhưthé tất cả chúng đã từng ở đó Cách tiếp cận của Said, phức tạp và tinh tế, nhưng nó
đã mở ra một viễn cảnh phân tích các cơ chế “sáng tạo không gian” của phe chiếnthắng, tạo dựng diễn ngôn không gian theo hướng có lợi cho mình Dịch chuyền ý đồphân tích của Said vào Việt Nam, xã hội nhiều biến động mà gan với mỗi biến cô lớncủa lịch sử sẽ xuất hiện một diễn ngôn thống trị chủ đạo, “chịu trách nhiệm” chính
trong việc đưa ra các tưởng tượng về làng Điều ấy, đưa van đề nghiên cứu không
gian về làng sự cần thiết phải nắm bắt bản chất các diễn ngôn tạo dựng không gian
làng với những điêu ân chứa đăng sau các “động cơ” đưa ra hình ảnh đại diện.
12
Trang 13Trở lại với điều kiện bản địa Việt Nam, cái nhìn về làng như một tô chức khônggian đã xuất hiện trong tư duy của các học giả Đông Dương mà Gourou là đại diệntiêu biểu Qua nghiên cứu của Gourou, ta thay được làng Việt hiện lên thật cụ thé,
sông động và rõ nét Các không gian như lũy tre, hệ thống đường làng, cổng làng, ao
làng, giếng làng, đình và điểm được tác giả coi như những thành phan tạo lên hìnhhài, đáng vẻ mà ta có thể quan sát được về làng [11]
Tuy nhiên, nghiên cứu không gian làng Việt, chỉ bắt đầu đạt được những thành
tựu từ các nghiên cứu về làng xã hiện đại, mà tiêu biểu là công trình Làng Việt ởvùng châu thổ sông Hồng: Van dé còn bỏ ngỏ? do Philippe Papin và Olivier Tessier
chủ biên Tiếp đó là ấn pham do Nguyễn Tùng chủ biên mang tên Méng Phụ - mộtlang ở Đông bang Sông Hông[39] Hướng tiếp cận không gian được thể hiện rõ nétqua hai bài viết của Nguyễn Tùng [31, tr 97 - 138] và Olivier Tessier [31, tr 139 -
179] Quan điểm của Nguyễn Tùng về làng được nhấn mạnh, làng chỉ là đơn vị cư trú
cơ sở mà người dân quê gắn bó về tình cảm nhưng hoàn toàn không có bộ máy hành
chính riêng biệt [39, tr 99] Lang bao gồm các không gian được t6 chức xen kẽ: xứ
và xứ đồng, không gian cư trú, không gian canh tác Trong không gian cư trú, nôi bật
là kiến trúc công cộng mang đậm những đặc trưng lang xã Bắc Bộ Tổ chức khônggian xen kẽ cũng được Olivier Tessier khăng định là mô hình phản ánh thực tiễn làngHay ở Phú Thọ Tác giả đã hướng nghiên cứu của mình vào việc tổ chức các khônggian của một làng cụ thé, việc phân loại các không gian cần dựa vào các đặc điểm tự
nhiên, mục đích sử dụng của chính các không gian ây.
Những nghiên cứu về làng, nhất là trong bối cảnh đô thị hóa từ không gian,
hướng chủ đạo nồi bật gần đây, dù mới bắt đầu nhưng hứa hẹn nhiều tiềm năng Bai
viết của Nguyễn Công Thảo phân tích sự thay đổi không gian thiêng trong kí ứcngười dân khi có sự tác động của đô thị hóa đã khiến các không gian ấy dần biến mắt,kéo theo tâm thức của người dân về cái thiêng cũng bị phai mờ Dưới chiều cạnh vănhóa, tôn giáo, quá trình “giải thiêng” là một quá trình nổi bat, là lí do quan trọng dẫn
đến sự biến đổi của các không gian sinh thai làng Việt theo hướng gia tăng tính thế
tục [34] Nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Văn Sửu và Chu Thu Hường vềhướng tiếp cận không gian trong nghiên cứu làng Việt và những đóng góp của ViệnViễn đông Bác cổ Pháp mang tính khái quát nhưng trực diện hơn đã cho chúng tathấy rõ các hướng tiếp cận làng Việt được khái quát một cách rõ nét, trọng tâm: tiếp
cận lich sử, tiếp cận chủ thé và tiếp cận không gian làng Điều đó càng cụ thé hơn khi
13
Trang 14nhóm tác giả phân tích và lý giải về sự biến đổi một số không gian chủ đạo của làngnhư không gian cư trú, không gian kiến trúc, không gian xã hội, không gian thiêng,không gian sản xuất, không gian hành chính, không gian công cộng ở một làng ven
đô cụ thé ở đồng bằng sông Hồng Các yếu tố nội tại với tác động của các chính sách
về công nghiệp hóa, đô thị hóa đã khiến làng Đồng Ky thay đổi Sự biến đổi không
gian làng là một hệ quả tất yếu nhưng nó còn thê hiện sự ứng phó linh hoạt của làngtrước quá trình đô thị hóa [32] Đô thị hóa đã tạo nhiều cơ hội chuyển đổi sinh kế,
nâng cao chất lượng đời sống của người dân nhưng đồng thời, cũng chứa đựng nhữngthách thức, rủi ro ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe, an sinh xã hội và đặc biệt làlối sống Đô thị hóa chỉ là một trong nhiều yếu tố quyết định phương thức thay thékhông gian làng trong xuyên suốt bối cảnh lịch sử, chính trị, văn hóa, xã hội Nhưng
phải khăng định răng, với tác động của đô thị hóa, sự biến đổi không gian mới thực
sự mạnh mẽ và phức tạp với nhiều yếu tố tác động, từ yếu tố nội tại của cá nhân, củacộng đồng đến các yếu tố bên ngoài như chính sách nhà nước, các chương trình, dự
án thực hiện tại địa phương.
3 Mục tiêu của Đề tài
Tiến hành nghiên cứu này, tôi hướng đến ba mục tiêu chính:
1/ Cung cấp một cách nhìn toàn điện về không gian làng xã Bắc Bộ từ trường
hợp làng Ngọc Than với những bước căn bản như phân loại không gian, xác định bản
chất không gian từ đó đưa ra những đặc trưng nôi bật của không gian làng
2/ Phân tích quá trình tư hữu hoá của các không gian từ công sang tư trong bồi
cảnh đô thị hóa.
3/ Làm rõ quá trình kiến tạo không gian công từ góc độ chính quyền địa
phương, cộng đồng và cá thể (kiến tạo-quản lý-sử dụng)
4 Phương pháp nghiên cứu
Một trong những phương pháp chủ đạo mà tôi vận dụng trong quá trình
nghiên cứu đó chính là điền da dân tộc học Trong quá trình đó, tôi chủ yêu sử dung
chuỗi các kỹ thuật nghiên cứu như quan sát tham gia, phỏng vấn sâu, phỏng vấn hồi
cô (trong đó có chọn mẫu phỏng van) dé thu thập các tài liệu định tính, thu thập và
xử lý tài liệu thứ cấp tại các nơi lưu trữ và tại địa bàn nghiên cứu
e Quan sát tham gia: Tôi tập trung vào các không gian làng nhằm mô tả một
cách chân thực nhất về cảnh quan làng Cụ thể là quan sát các không gian công,không gian tư trong thời điểm hiện tại để thấy được không gian nào đang chiếm ưuthế, không gian nào còn hay mắt, không gian nào được phục chế, không gian nào mở
14
Trang 15rộng và không gian nao mới xuât hiện.
e Phỏng van sâu trong đó có phỏng vấn hồi cố được tôi tiễn hành thường xuyên
Giới tính được chia đều trong các độ tuổi được nêu trên để thông tin thu được kháchquan từ nhiều góc độ lứa tuổi, giới tính Phỏng vấn hồi cố được thực hiện với các vịlão làng, có sự am hiểu nhằm tập trung vào việc thiết lập lại không gian cổ truyền
làng Việt qua trí nhớ, tìm hiểu chức năng của từng không gian Để việc thu thập
thông tin hiệu quả và khắc phục sự quên của người cao tuổi Tôi gợi ý họ ké lại
những biến cố, bước ngoặt quan trọng với họ, gợi cho họ những mường tượng chính
xác hơn về mốc thời gian cũng như không gian lúc đó Với các lứa tuổi trung niên vàthanh - thiếu niên cung cấp những thông tin về sự thay đổi của các không gian hiệntại, người dân đã ứng xử ra sao với sự thay đôi không gian đó Để tiếp cận với các vị
lão làng, tôi thường đi la cà, hỏi han người dân dé bắt mối đến tìm gặp và hẹn trướccho mỗi cuộc phỏng vấn Mỗi một cuộc phỏng vấn từ hai tiếng đến hai tiếng rưỡi
dong hô vào bat kì thời diém nào khi người họ thoải mái vê thời gian.
e Thu thập các nguồn tài liệu văn bản: Tôi tiến hành thu thập các tài liệu thứ cấptại địa phương cũng như các thư viện, trung tâm lưu trữ Đây cũng là nguồn thông tinquan trọng giúp nghiên cứu thêm sáng tỏ và công phu hơn.
e Ngoài ra tôi còn sử dụng các phương pháp cơ bản khác như thống kê, chụpảnh, ghi âm, bản đồ hóa góp phần hỗ trợ thu thập thông tin được chính xác và cụthé hơn
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Làng Ngọc Than, xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, Hà Nội là đối tượng và cũng
là địa bàn nghiên cứu của tôi, bởi, đây là một làng cô truyền mà các thiết chế không
gian khá đặc trưng cho làng xã Việt Nam truyền thống mà ngày nay còn quan sátđược Đồng thời, tư liệu thứ cấp mà tôi thu thập được trong quá trình khảo sát kháphong phú nên tạo điều kiện thuận lợi hơn về việc tìm hiểu sâu về đối tượng Bêncạnh đó, Ngọc Than còn là một làng ven đô, cách trung tâm Hà Nội khoảng 16 km
nên Ngọc Than đang chịu tác động sâu sắc của quá trình đô thị hóa Vì thế, ở đây
chứa đựng nhiều dự kiện mang tính tiêu biểu tương thích cho những phân tích của đề
xẻ
tal.
15
Trang 16CHƯƠNG 1: ĐÔ THỊ HOÁ VÀ QUÁ TRÌNH TƯ HỮU HOÁ KHÔNG GIAN
LÀNG NGỌC THAN
Làng Ngọc Than mà định dạng hành chính ngày nay là một thôn” thuộc xã Ngọc
Mỹ, huyện Quốc Oal, Hà Nội VỊ trí của làng nam cách trung tâm thị tran Quéc Oai 1,5
km về phía Tây Nam Phía bắc giáp voi hai xã Phùng Xá, Binh Phú của huyện Thạch
Thất Phía nam giáp hai xã Nghĩa Hương, Can Hữu Phía đông giáp thôn Phú Mỹ Phía
tây giáp thôn Đồng But của xã Ngọc Liệp Làng trước vốn chi là một làng nhỏ, nam doc
hai bờ sông Ngọc Con sông này từng là một tuyến đường thủy quan trọng của làng vì
nối liền sông Tích với sông Day đồ ra sông Hồng, và cả vùng phên dau phía Tây với
kinh thành Thăng Long Cái tên làng Than cũng bắt nguồn từ đây, chỉ làng ở ven bờ
sông Ngọc”.
1.1 Không gian công truyền thống làng Ngọc Than
Với tính chất một ngôi làng cổ xứ Dodi, Ngọc Than như một sự lựa chọn khaquan dé có thé giúp nghiên cứu lam sáng rõ về không gian làng mạc cũng như linh hồn
của làng quê Bắc Bộ Mà cụ thé chính là sự hiện hữu mạnh mẽ cái thuộc về cộng đồng,
tập thé Hệ thống không gian công ở làng Sơ đồ dưới đây sẽ cho thấy hệ thống không
gian công làng Ngọc Than một cách rõ nét.
Tầm quan trọng hay tính công hữu của các không gian công với cộng đồng được thể
hiện khá rõ qua các điều lệ trong hương ước làng Ngọc Than:
Khoản 12: Các của công [19, tr 20]
Điều 94: Đã gọi là của chung cả làng thì người trong làng ai cũng có nghĩa vụphải giữ Nếu ai làm ton hại thì phải bồi thường, còn những nơi đình, chùa, các sở công
tuân phiên phải trông coi, không ai được chăn trâu, bò, vi phạm phạt cũng như điều 91
Ở trên noi;
Điều 95: Khi làng có bán động sản hay bat động sản thì hội đồng đấu giá can
nhưng yết thị cho mọi người déu biết trước khi dau giá 10 ngày;
Điều 96: Khi đấu giá, ai hơn thì được mà hội dong phải làm biên bản đính vàogiấy tình nguyện dé và công hàm lưu triểu số tién ban được bao nhiêu xung vào công
quy.
5 Kiến giải của học giả Nguyễn Văn Vĩnh về “thôn” khá tương thích với trường hợp Ngọc Than: Thôn chỉ một làng nhỏ,
ít ra là trên nguyên tắc, với tất các các chức năng của đơn vị hành chính cơ sở Nhưng đồng thời, thôn cũng, là một đơn vi
địa vực nằm bên trong xã Khác với xóm, thôn thường có đình, cũng như một số tập tục riêng, nên có bản sắc đôi khi khá đậm nét so với các thôn khác cùng xã Trường hợp đó, thôn cũng tự xem như một làng, với nghĩa kèm theo đầy cảm xúc
của từ này (xem Nguyễn Văn Vĩnh, 2013).
7 Than ÈÏÉ trong Ngọc Than -E #ƒÝ chữ Hán, chi đất ven nước sông hợp với Ngọc, thành nghĩa đất ven sông Ngọc.
16
Trang 17Trải nghiệm qua từng không gian công truyền thống làng Ngọc Than là một cách dé
CẦU BIA MÈ
°
CẦU
ĐÔNG VUONG
Ban đồ 1: Hệ thống không gian công truyền thống làng Ngọc Than trước 1954
Nguồn: Ngô Thị Chang vẽ năm 2016 Chú thích: -
ĐMI: Điêm xóm Quán DMS: Điêm xóm Giữa DM9: Điêm xóm Công G4: Giêng xóm O
ĐM2: Điểm xóm Trại ĐM6: Diém xóm Hạ Khê GI: Giếng xóm Quán G5: Giếng xóm Ngánh
DM3: Điếm xóm Chùa ĐM7: Điếm xóm Thượng Khê G2: Giếng xóm Chùa G6: Giếng xóm Thượng Khê
ĐM4: Điếm xóm Ô DMB: Diém xóm Ngánh G3: Giếng tắm tượng
(1) Dinh: Dinh Ngoc Than’ kiến trúc kiểu chữ quốc [E] trên mảnh đất 1,2 mẫu, ở phía
Tây Bắc làng Đình xây dựng năm Đức Nguyên thứ nhất, tức năm Giáp Dần (1674)
dưới thời vua Lê Gia Tông (1672 - 1675) Theo Thần tích làng Ngọc Than, đình làng
thờ hai vị Lý Bí và á thánh Phạm Tu Vị thứ nhất là Lý Bí hiệu là Kiêm Tử, tên thườnggọi là Tiền Ly Nam Dé Vị thứ hai là Phạm Tu tên là Phạm Chi Phạm Tu là tướng tàicủa Lý Bí, có nhiều công, nhưng sau đó đã phải hy sinh Hiệu Lý Nam Đề phong cho
ông là Nam Hải đại vương Hàng năm từ 13 đến 17 tháng giêng Âm lịch, làng NgọcThan tổ chức lễ hội tung bừng, gọi là lễ Du xuân giao điệt (chơi xuân đánh vật) dé nhớ
8 Xem thêm ảnh phần phụ lục: hình 1; 2; 3; 4; 5; 6.
17
Trang 18Pham Tu, một người văn võ song toàn và nồi tiếng về hai môn đánh vật, đánh gậy [23,
tr 555].
Tổng thê đình được mở rộng nhiều lần Năm Chính Hòa thứ tư, tức năm QuýHợi (1683), đời vua Lê Hy Tông (1676 - 1705), đình được mở rộng quy mô lần thứnhất Năm Vĩnh Thịnh thứ 12, tức năm Đinh Dậu (1717), đời vua Lê Dụ Tông (1705 -
1729), đình được mở rộng quy mô lần thứ hai và được giữ nguyên cho đến nay ĐìnhNgọc Than là ngôi đình sàn gỗ độc đáo; người dân làng tin tưởng, đương thời có nhiều
ngôi đình như thế nhưng đến nay, có lẽ chỉ còn đình Ngọc Than là ngôi đình duy nhấtvới kiểu đáng kiến trúc thời Lê Trung Hưng (1533 - 1788) còn bảo tồn khá nguyênvẹn Kiến trúc đình Ngọc Than được đánh giá là rất phóng khoáng, mỹ thuật công phu
và điêu luyện, kết hợp hài hòa với thiên nhiên, dang vẻ thanh nhã mà vẫn bề thé, tônnghiêm Về giá trị kiến trúc của đình Ngọc Than tiêu biểu nhất là hệ thống vì kèo đều
được dựng kiểu giá chiêng - kẻ suốt Đây là một dạng thức kiến trúc độc đáo và trung
thực nhất của ngôi đình được xây dựng vào thế ky XVII Về điêu khắc, đề tài rồngđược sử dụng làm chủ dé trang trí cho nhiều mảng điêu khắc Rồng ở đây được tac vớinhiều tư thế: rồng nô đùa với các loài vật như than lăn, sóc, rồng ấn hiện trongmây, Ở đình còn có những bức chạm nỗi, tượng tròn võ sĩ đánh hồ, cưỡi voi vớiphong cách rất tinh xảo Đình Ngọc Than là một công trình kiến trúc nghệ thuật tiêubiểu của thế kỷ XVII còn hiện hữu [38, tr 420 - 421]
Đình được xây dựng ở một vi trí trung tâm cua làng và tọa lạc trên một khu đấtrộng, trước cửa đình có một ao rộng, xung quanh khuôn viên đình từ xưa cô nhân đãxây tường đá ong có hệ thong cột trụ mở ba lối vào sân đình Khuôn viên đình bao
gồm các công trình sau:
Nghi môn: Ranh giới giữa không gian đình với không gian bên ngoài được kếtnối bởi hệ thống công đình Dinh Ngọc Than có hai công ở mặt trước va mặt sau.Công trước được gọi là công chính nằm sát đường làng, trên trục thần đạo của đình.Công được xây dựng theo lối nghi môn trụ biểu rộng 4,45 m, hai cột trụ hoa biểu hai
bên cao 8,07 m Trên cùng hai đỉnh trụ lớn của đắp hình tứ phượng chum đầu kiểu lá
lật Phía đưới là đầu vuông: tiếp theo phía dưới là trụ lồng đèn Mặt ngoài lồng đèn cóđắp nổi các họa tiết trang trí hình tứ linh, tứ quý Thân trụ biểu tạo khung ô, là mặtphăng dé đắp nổi câu đối ca ngợi di tích Dé trụ hình khum thắt cô bồng Hai bên cổngchính có hai cổng phụ xây kiểu chồng diêm hai tầng tám mái Theo cách gọi thông
thường là Tam quan tức ba công (một cổng chính, hai cổng phụ); bề ngang công phụ
rộng 1,54 m, cao 2,99 m, lối đi rộng 0,66 m Họa tiết trang trí là hình kìm nóc, guột
mây lá, đều dap nối bang vôi vữa Men theo sườn bên trái đình dẫn đến công hậu.
18
Trang 19Công được bó thềm bằng đá xanh và đặt đôi lân trên đỉnh trụ để kiểm soát tâm linh
khách hành hương, nhân dân Lối đi bên sườn trái của đình dẫn ra công hậu mang đậmtính tâm linh của người làng với tư duy, sau khi hoàn tất nghi thức trình thánh, các bôlão và thanh niên theo lối này để vào đại đình dâng lễ kính cáo, như vậy họ quan niệm
vẫn được đi trong không gian thiêng của đình thay vì đi ra đường làng nên sẽ được
thần linh chứng giám
Sân đình: Sân đình gồm sân tiền và sân hậu Trong đó, sân tiền rộng 1.704 m2;
trước năm 1954 được lát gạch Bát Tràng một nửa, nửa còn lại trồng cỏ Sân tiền là nơidiễn ra các nghi thức tế lễ chính vào ngày hội làng Ở sân đình, sự phân chia khônggian cho từng thành phần trong làng cũng hết sức rành mạch thông qua chiếu tế lễ
Trang 20Lệ xưa, nếu người làng lễ nhằm vào chiếu mõ làng thi gia đình đó đến nhà aicũng không bao giờ được tiếp đón Chiếu ngoại lai dành cho dân ngụ cư ở làng vào
dâng lễ Nếu gia đình có người vừa mat vẫn được dâng lễ ra đình nhưng trên đườnggặp người tế phải dẹp qua một bên và cúi mặt
Sân hậu là sân sau của đình còn được gọi là sân Cầu, là nơi diễn ra các nghithức kính cáo Thành hoàng làng khi mở hội Du xuân giao điệt Trước hết phải có múathờ Một đội thanh niên lực lưỡng, bận võ phục, thắt dây lưng nhiễu điều, ra múa mộtbài võ va một bài gậy để nghênh than Tiếp đến là keo vật thờ, có hai lão đô đóng khó
ra biểu diễn một keo vật thử dé gây hào hứng Sau đó là hội thi vật cho tat cả mọingười xa gần tham dự
Tả mạc, hữu mạc: nằm trong sân tiền, ở hai bên trước mặt Đại đình, mỗi nhà có
7 gian làm bằng gỗ tứ thiết; kết cấu theo kiểu kiến trúc nhà Việt gồm mái chảy, lợp
ngói Đây là nơi có các quan sửa soạn mũ áo trước khi vào tế hay là chỗ để dân làngchuẩn bị cỗ bàn, đồ lễ trong ngày hội đình
Bệ tế than nông: Bệ tế thần nông ở trong sân, chếch về phía Đông Bắc, là nơithờ tiên sư của nghề nông
Tiển tế Tiền tế làm năm Ất Ty (1905, Thành Thái năm thứ 7), trước mặt Đại
đình, cách 2,2 m; nằm trên nền gạch dài 22,9 m, rộng 7,78 m Kiến trúc năm gian, hai
di, kích thước không đều nhau: gian giữa rộng 4,1 m, hai gian bên rộng 3,65 m; haigian kế tiếp rộng 2,55 m; hai di rộng 2,3 m Các bộ vi làm theo lỗi chồng rường dongiản kết hợp với giá chiêng Trên cùng là thượng lương, phía dưới là đấu hình thuyền
đỡ lay thuong luong, hai mat dau có khắc hình chữ triện
Toàn bộ khung bốn mái làm bằng gỗ tứ thiết và gỗ xoan Bộ khung nhà đượcđặt trên hai hàng chân cột gồm hai hàng cột cái và hai hàng cột quân Các cột đều được
kê trên chân tảng bằng đá xanh Theo quan niệm truyền thống, chân tảng cũng được
tạo thành hai lớp theo quan niệm âm dương tương hỗ: lớp dưới hình vuông tượng
trưng cho âm, lớp trên hình tròn tượng trưng cho dương Âm đương di liền với nhau,tạo nên sinh khí Hai đốc nhà tiền tế xây gạch, trát vôi; trước và sau bái đường bỏtrống Mái nhà lợp ngói, bên dưới ngói lợp có ngói lót Rui mè bằng gỗ, dày 2 cm,được bào trơn và chốt trên cật hoành nhằm tạo độ phẳng để đỡ ngói lợp; mè giữ chongói lót không bị xô lệch Trên đầu bờ nóc có hình tượng con kìm đắp bằng vôi, trênthân có dán mảnh sành sứ, dé kìm giữ nóc mái, tránh gió lùa quan đầu hồi
Sân lọng: nằm giữa Đại đình và Tiền tế, rộng 2,3 m, lát gạch Bát Tràng Trongsân, ở phía trước hai bên gian giữa đình Thượng, có đắp một đôi voi cao 1,5 m, đài
1,9 m, ngang 1,3 m, cốt bằng đất, ngoài trat vôi.
20
Trang 21Đại định: Toàn bộ Đại đình được xây dựng trên một cấp nền hình chữ nhật, mặtnên bằng phăng, bó via xung quanh bằng đá Chiều cao từ nền của gian lòng thuyền
lên đến ván sàn là 0,65 m Hai bậc thềm kích thước mỗi bậc 55x24 cm, lát gạch BátTràng, dẫn từ nền lên gian lòng thuyền trên sàn của đại đình
Hệ thống san gỗ là đặc điểm độc đáo của đình Ngọc Than vẫn được bảo tồn
nguyên vẹn đến nay Hệ thống dầm sàn có nhiệm vụ liên kết phía dưới bộ khung gỗcủa đình Dầm dọc nối các cột trong một bộ vì Dam ngang nối các cột của các vì với
nhau Sàn làm băng gỗ tứ thiết, cáo cách mặt đất 0,65 m, dưới gầm sàn bỏ trống Vánsài trải dai trên các dam, tạo thành mặt phẳng thuận tiện cho giao thông trong lòngđình thượng Có điều đáng lưu ý là sàn đình không ở cùng một cấp độ: phần xungquanh kết nối giữa cột quân và cột hiên cao hơn phía trong 0,15 m; còn trong các gian
đó độ chênh lệch 0,1 m Kết cấu cao thấp có chủ định này phan ánh quan niệm “trọng
sỉ” của người xưa Tuy nhiên, “sỉ” ở đây chỉ để dành cho các cụ ông trong tổ chứcphe/giáp ở làng Xưa kia, Ngọc Than có bốn phe/giáp là Yên Mỹ, Trung Cường, Văn
Phú, Vĩnh Khang là tập hợp của các dòng họ lại với nhau Sàn đình chính là nơi cho
các chức dịch, hương lão ngồi mỗi khi hội họp tại đình, thứ tự ngồi đã được quy định
trong mục ngôi thứ tại Khoán ước của làng.
Trong khi ngồi, phiên và tộc biểu của các giáp có chức năng giám sát chéo cho
nhau và nhắc nhở, nếu ai ngồi sai thì cắm thẻ phạt Thẻ phạt tượng trưng cho sự thất
lễ Có ba cấp thẻ phạt: thẻ nhất, thẻ nhị, thẻ tam Nếu ai bị cắm thẻ tam thì vĩnh viễnkhông được ra đình ngồi nữa Hai cụ từ luôn luôn có vi trí ngồi cạnh hậu cung, khi ănuống cũng ngồi tại chỗ mà không được ra khỏi đại đình Riêng đội khèn, đội trống,dân ngụ cư, mõ làng tuyệt nhiên không được vào đại đình dù có đến tuổi, già cả Các
họ ngụ cư ở làng phải đủ năm đời mới được nhập vào hội quan viên và vào đình ngồi
Đại đình là nơi thờ Thành hoàng làng, có diện tích lớn nhất trong tô hợp đìnhvới chiều dài 23 m, rộng 12,8 m; gồm 5 gian, 2 chái; 4 bề có hiên; 4 mái 4 đao cong;toàn thân đình làm bằng gỗ tứ thiết Toàn bộ khung được dựng trên 6 hàng chân cột
20, mỗi hàng có hai cột cái, hai cột quân và hai cột hiên, do đó tổng thể kết cấu khung
đại đình bao gồm: 8 cột cái; 16 cột quân; 24 cột hiên Các cột thăng, tròn, được bào
trơn, không trang trí, được phủ một lớp sơn màu đỏ, dựng theo thế thượng thu hạthách Các chân cột kê đá xanh Như phan lớn các công trình kiến trúc cô, tòa đại đìnhcủa đình Ngọc Than có mái lợp theo kiểu “tầu đao - lá mái” với bốn góc rộng ra bốn
phía Ở hai đầu kìm của tòa này được gắn một đôi lân chầu vào nhau Đầu guột còn có
thêm hai con lân trong tư thế chạy ngược lại Phần đao có ba dai uốn cong lên và đượckết thúc bang một đầu rồng chau về phía nóc mái tạo cảm giác thanh thoát, bay bồng
21
Trang 22Ngói lợp đình Ngọc Than gồm nhiều loại khác nhau như ngói di, ngói mũi hài đầu mũi
nồi hình nửa bông hoa cúc Hai mái hồi không bịt kín mà mở ra một khoảng trống hình
tam giác gọi là wi ruồi có chức năng đón sáng và tao sự thông thoáng cho tòa nhà Bao
quanh đại đình là các tắm ván gỗ kiểu đồ lụa bịt kín bốn mặt nhưng vẫn có hệ thống
cửa ở mặt trước và mặt sau Hệ thống cửa đình gồm năm cửa, ba cửa mặt trước và hai
cửa mặt sau Ở mặt trước, cửa chính ở gian lòng thuyền là cửa làm theo lối thượng
song hạ bản, gồm hai cánh cao 2,40 m, rộng 3,40 m Cửa được sơn đỏ có bánh xe lăn
phía dưới Hai cửa phụ ở hai gian tiếp giáp với gian lòng thuyền và hai cửa phụ mặt
sau nhỏ, cao 1,20 m, rộng 1 m, là các ván gỗ ghép lại với nhau Từ nền đình đến
ngưỡng cửa có hai bậc thềm lát gạch Bát Tràng lớn Hai cửa phụ mặt trước là để ra,
vào đình, còn cửa lớn chính giữa gian lòng thuyền chỉ mở vào những ngày lễ hội cúng
tế thần linh
Thượng cung nằm trong đại đình, là một gác lửng, nằm trong không gian haicột cái phía trong gian giữa chạy về sau, có diện tích khoảng 9 m2, được bưng kín bốn
phía bằng các tắm ván gỗ mỏng Gác lửng có hai cửa kích thước đài 1,7 m, rộng 0,9 m
Hai bên có hai cầu thang nối liền cửa gác lửng và sàn đình dé thuận tiện cho việc lên
gác thánh Phía trước là hệ thống chửa bức bàn thu nhỏ che chan không gian thờ thánh
Điều đặc biệt ở đình làng Ngọc Than, đó chính là nơi cất giữ một khối lượng
lớn tác phẩm điêu khắc, trang trí mang đậm dấu ấn lịch sử, văn hóa Đề tài rồng,
phượng, những con thú nhỏ như thạch sùng, lân, cá chép, hay đề tài người như người
cưỡi báo, người cưỡi voi?, người cưỡi rồng, tiên nữ với những nét chạm khắc điêu
luyện, có hồn đã góp phần làm nên nét đẹp mang tính đặc trưng cho đình Ngọc Than
(2) Chùa: Chùa làng Ngọc Than"® trước kia được xây dựng ở xóm Chùa Ban
đầu chỉ là ngôi nhà tranh nhỏ, khung mái bằng tre, nứa Về sau chùa được mở mang,
xây dựng lại theo kiểu nhà gỗ, lợp ngói, có tên là chùa Lũng Vào khoảng nửa cuối thé
kỷ XVII, khi chuyển về xóm Ô (xưa là xóm Tây Tru), chùa được xây dựng theo kiểu
kiến trúc “nội công ngoại quốc”, chùa lay tên là Vĩnh Khánh tự Chùa nhìn theo hướng
Tây với kiến trúc cận đại, kẻ truyền, khung gỗ, lợp ngói Chùa được tu tạo qua nhiều
năm như Minh Mệnh (1822), Thiệu Tri (1844), Duy Tân 5 (1911), Bao Dai 10 (1935).
Năm Quy Ty (1953), chùa có một dot trùng tu lớn Chùa là nơi sinh hoạt chủ yếu của
gần 600 vãi (hay con nhang đệ tử) vào các ngày lễ lớn như lễ Phật Đản, lễ Vu Lan, lễ
đám của đình, ngày Rằm, mùng Một Đàn ông trong làng rất ít khi sinh hoạt tại chùa
? Đây là một trong những điêu khắc đặt ra nhiều nghi vấn cho các bậc lão làng Tuy nhiên, tiếp cận nguồn sử liệu từ Thần
tích, thần sắc đình Ngọc Than, có một thời kỳ vua lưu lạc sang nước Ai Lao - xứ sở của loài voi Bởi lẽ vì thé mà có thé
dự đoán rằng, tượng người cưỡi voi được tái hiện lại trong hệ thống điêu khắc của đình vì chính sự kiện đó.
!9 Xem thêm ở phụ lục: ảnh 9; 10.
22
Trang 23Vì thế, luôn có một sự phân định giữa chùa và đình, chùa là nơi của các cụ bà còn đình
là nơi dành cho các cụ ông Chùa Vinh Khánh ngày nay nam lọt trong khu dân cư,
ngăn cách với nhà dân bởi tường gach cao và khoảng vườn nhỏ kin lá dé khiến khách
lạ nhầm lẫn với những ngôi nhà trong làng nếu không chú ý quan sát tên trên cổngchùa Kiến trúc ban đầu của chùa qua các lần tu tạo vẫn được bảo tồn nguyên vẹn cho
đến nay, tuy nhiên, đáng tiếc là đang có dấu hiệu xuống cấp trầm trọng Chùa Vĩnh
Khánh gồm các hạng mục như sau:
Cổng chùa: Công có cửa vòm Hai bên là hai trụ biéu Dé trụ biểu thắt cổ bồng,thân trụ phẳng có đắp câu nổi câu đối Qua công, men theo con đường lát gạch, mộtbên là vườn cây dẫn đến sân chùa lát gạch bát đỏ làm nổi bật ngôi chùa đầy cô kínhvới mái ngói nâu sậm phủ lớp rêu phong.
Chính điện: Hay còn gọi là chùa chính được xây dưng theo kiểu chữ Dinh (T),dân gian gọi là hình chuôi vồ, gồm tiền tế năm gian, hai chái và hậu cung lớn Hiênchùa rộng 1,55 m Hai bức tường nối hai bức tường hồi với hai trụ biểu ngoài sân, liênkết tạo nên dáng tay ngai Hai trụ biểu có tiết điện vuông, chân dé thắt cô bồng Thântrụ có tạo gờ mép, các phía dap nôi câu đối Phía trên trụ thắt lại có 6 lồng đèn, bêntrên là hình phượng chau thanh thoát
Từ ngoài hiên để vào trong chùa phải bước qua hệ thống cửa bức bàn Hệ thốngcửa chạy ngang hàng cột quân phía trước Phật điện khiến cho việc sử dụng như tháo,lắp, đóng, mở rất tiện lợi Tuy nhiên, trai qua thời gian, hệ thống cửa và cột gỗ đã mục,xuất hiện các nốt rỗ trên bề mặt, nổi rõ bên các bức tường quét vôi trắng đã bong trócloang 16 Kết cau nóc mái là khung giá chiéng lớn đứng vững trên bề mặt thân, xà nóc,
rui, hoành Các bộ vì đỡ mái Phật điện được bố trí trên mặt bằng bốn hang chân cột
(trốn một cột) Hai bộ vì giữa Phật điện làm theo kiểu “thượng giá chiêng con nhị, ha
kẻ bẩy” Hai bộ vì hồi làm theo kiểu vì kèo bắt chéo hình chữ V, được khóa chặt ởthượng lương bằng một đấu kê hình thuyền Trong tiền đường, ban thờ được bài trí hệthống tượng Phật Trên các cột gỗ là các câu đối Ở hai góc hai bên treo một quả
chuông đồng đúc năm 1822, một khánh đồng đúc năm 1844 Hai bên tiền đường bố trícác bộ tượng cân xứng Bộ tượng Hộ Pháp là Khuyến Thiện và Trừng Ác ở hai bên là
hai pho tượng có kích thước lớn nhất chùa bố trí theo nguyên tắc “tả trọng, hữu
khinh” Bên trái là tượng Khuyến Thiện mặt trăng, tay cầm ngọc; bên phải là tượng
Trừng Ác mặt đỏ, tay cam thanh long đao Hai pho tượng đắp bang đất nén cao, trangtrí nhiều đường nét, màu sắc.
Bên trái là bộ tượng Đức Ông, Già Lam - Chân tế Đức Ông được coi là người
23
Trang 24bảo vệ tải sản của chùa nên được tạo hình quan văn, đội mũ cánh chuồn, râu dài đen,
mặt nghiêm nghị, tay phải cầm bút, tay trái cầm số, ghi chép công việc của chùa vatiền của lễ vật công đức Do đó, khi vào chùa, người dân phải kính cáo Đức Ông trước,sau mới ra các ban thờ khác Đức Ông có hai thị giả là Già Lam và Chân Té, tạo hìnhquan văn, ngồi hai bên, một vị cầm bút, một vi cầm số sách Bên phải là bộ tượng
Thánh Tăng tay cầm chén, tay bắt ấn với hai trợ thủ Diệm Nhiên - Đại Sĩ, một tượng
mặt xanh dữ, một tượng nhân hậu, hiền từ Đối xứng hai bên góc là tượng Thổ Địa Giám Trai Thổ Địa tóc bạc, râu dai, cầm cành trúc dé bảo hộ Phật pháp Giám Trai là
-sứ giả trông coi việc ăn uống của chúng tăng
Hậu cung: Rộng 5,5 m, sâu 9,5 m Từ cột cái đến cột quân liên kết qua hệ thống
kẻ nách tạo thành lối đi hai bên Trên nền thượng điện có xây các bậc giật cấp dé hệthống tượng Phật theo hướng cao dan Trên cột cái là những xà ngang chạy qua đứngtrên xà hạ đón các bức thùng và ván mê chạm bong kênh hình hồ phù Hai bên vì hạ làhai bức cốn chạm lộng hình rồng đạp mây Phía dưới là hình mây xoắn sống động
Hệ thong tượng Phat được bố trí thành 6 lớp: Lớp tượng thứ nhất ở vị trí cao
nhất trong thượng điện là bộ tượng Tam Thế Ba pho tượng được tạo tác tương tự
nhau, thế ngồi âm dương trên đài sen cao; lớp tượng thứ hai gồm bộ tượng Quan Âm,Tuyết Sơn và Di Lặc; lớp tượng thứ ba là bộ tượng Di Đà tam tôn, giữa là tượng A Di
Đà, hai bên là trong Quan thế âm và Đại thế chí; lớp tượng thứ tư gồm bộ tượng Quan
Âm chuẩn đề, Kim Đồng - Ngọc Nữ; lớp thứ năm gồm bộ tượng Ngọc Hoàng, NamTào, Bắc Đâu; lớp tượng thứ sáu gồm tượng Thích Ca sơ sinh đứng trên tòa sen, mìnhtrần, tay trái chỉ trời, tay phải chỉ đất Về sau có thêm bộ Thích Ca cửu long với vòmcầu hình chín con rồng
Hai bên tường thượng điền là bộ tượng Thập Điện Diêm Vương gồm: TầnQuảng Vương, Sở Giang Vương, Tống Đế Vương, Ngũ Quan Vương, Diêm LaVương, Thái Sơn Vương, Biến Thành Vương, Bình Dang Vương, Đô Thị Vương,Chuyên Luân Vương
(3) Chợ: Chợ Ngọc Than!! xưa có hai điểm họp, gọi là chợ Cống (gần cầuCống) và chợ xóm Cầu (trong sân Cầu, tức sân sau của đình) Chợ ngày nào cũng họp,
là nơi mua bán chính yếu của người trong làng Từ năm 1961 đến nay, chợ Ngọc Than
đã có nhiều thay đôi, cả về địa điểm lẫn quy mô Năm 1961, chợ được gom vào chốnđình làng, họp chung tại sân sau của đình Từ năm 1963 đến năm 1971, chợ huyện Phủ
Quốc sát nhập với chợ làng họp tại đình Ngọc Than Thời điểm này, tuy là một chợ
!! Xem thêm ở phụ lục: ảnh 7; 8.
24
Trang 25làng nhưng thực chất quy mô và các mối quan hệ buôn bán vô cùng lớn bởi sự xuất
hiện của chợ Phủ trong cấu trúc chợ làng Năm 1972, chợ Phủ Quốc tách khỏi chợ
làng, họp tại thị tran Quéc Oai như vị tri hiện tại Chợ làng van hop tại sân Cầu, ngày
24 - 12 - 1982, Bộ Văn hóa xếp hạng đình là Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia,
chợ rút ra ngoài họp chung với chợ làng Phú Mỹ.
(4) Văn từ - Văn chi: Văn từ làng Ngoc Than’? là nơi thờ Đức Không Tử, đồng
thời, là nơi thờ những bậc tiên hiền, khoa bảng trong làng theo truyền thống Nho giáo
Văn từ Ngọc Than nằm ở xóm Giữa, cách đình làng chưa đến 50 m Kiến trúc gồm hai
ngôi nhà song song, mỗi nhà gồm ba gian, bào trơn đóng bén đơn giản Văn từ xưa có
cảnh quan đẹp gồm cả ao, giả sơn và vườn cây, nay văn từ đã bị các hộ dân dụng lấn
chiếm gần hết chỉ còn lại khu trung tâm Ngày xưa, khi tế lễ, các hào mục, kì mục và
thầy đồ đang dạy học trong làng đều được mời phối hưởng Vào những ngày trước
khoa thi, sĩ tử trong làng đến Văn từ làm lễ cầu may, nếu thi đỗ thì trở lại làm lễ tạ,
truyền thống ấy, còn mạnh đến ngày nay Năm 2007, văn từ đã được tu bổ Và dé xién
dương truyền thống hiếu học làng quê, các bậc đỗ đạt xuất thân làng Ngọc Than hiện
nay khi làm lễ trình làng đều được cộng đồng làng vinh danh và ghi tên tại văn từ
Trước kia, khuôn viên văn từ rộng rãi với tổ hợp ao, sân, gian thượng và tiền tế
Bao quanh văn từ toàn bộ là ao Người làng nói rằng, nơi đây có một vẻ đẹp linh
thiêng, khiến chăng ai dám tới gần Cổng từ đường xóm dẫn vào sân hậu có hai cây
bàng to tỏa bóng mát, sân hậu rộng khoảng 96 m° Trong sân có một giếng nước,
người dân trong xóm thường lấy về ăn Tiếp đến là gian thượng thờ Không tử, các vị
tiên hiền và những người đỗ đạt ở làng Nền đất thấp, cửa bức bàn cô kính Gian tién
té là nơi các cụ nghỉ ngơi, thụ lộc khi tế lễ xong GIữa gian thượng va tiền tế là một
khoảng sân nhỏ dé tiến hành tế lễ Hai bên hông của sân là cổng vào văn từ, lối mòn
dẫn từ sân hậu đi men theo bờ ao dẫn vào hai công vòm nhỏ, cao chừng 1,50 m, đây là
một kiểu cách khá đặc biệt trong văn hóa người Việt Công vòm thấp buộc người ta
phải cúi mình khi bước vào nơi thờ Thanh Sau gian tién tế là sân tiền rộng khoảng 48
m và ao nhỏ rộng 240 m2 giao cho mõ làng khi ấy là ông Dé trông coi, như một kế
sinh nhai mà làng trả công Qua ao nhỏ là ao Thánh của làng, rộng hơn 360 m” Người
dân trong làng có thê tự do nuôi thả hay bắt cá mà không bị phạt
(5) Dén - Am - Miếu - Điện:
2 Xem thêm ở phụ lục: ảnh 11; 12 Làng Ngọc Than gọi là văn từ, bởi, như Phan Kế Bính trong Việt Nam phong tuc khi
lí giải về mục Văn từ, Văn chỉ cho biết: “Đàn lộ thiên thì gọi là văn chỉ, có lợp mái thì gọi là văn từ” Tuy thế, trên thực
địa phỏng vấn người dân làng và các cụ lão có hiểu biết về văn hóa quá khứ vẫn có sự lẫn lộn trong cách gọi văn từ, văn chỉ ở làng.
25
Trang 26Dĩn Ngọc Giang: ở xóm Công, xđy dung năm 1902, kiểu “nội tự ngoại
khâch”, lă kiến trúc thời cận đại Quần thĩ kiến trúc đền bao gồm đền Thượng vă đền
Hạ Đền được xđy băng đâ ong, cho đến nay vẫn được bảo tồn nguyín vẹn, giữ được
sự cổ kính dù năm trong cùng quần thể nhă ở đậm chất hiện đại
Đền Thượng thờ năm vị bao gồm: Cửu Thiín Khai Hóa Văn Xương Đề Quđn
(người Trung Quốc, vị thần chủ về văn học vă giâo dục); Phuc Ma Dai Dĩ (Quan
Công hay Quan Vũ, tự Vđn Trường hay Trường Sinh); Kim Quyết Tuyển Tiín Dĩ
Quđn (La Tổ, danh y Trung Quốc); Than Nui Tản Viín (Tản Viín Sơn Thânh); Đức
Thânh Trần (Trần Hưng Đạo) Đền Hạ thờ Thânh Mẫu Trong đền Hạ có một khâm
thờ Thânh, ba tượng Mẫu bằng gỗ
Ngăy xưa, tế lễ ở đền Ngọc Giang có bốn tiết trong một năm lă Khai hạ, Xuđn
tế, Thu tế vă Tắt niín, về sau thì đơn giản đi, vẫn lăm bốn tiết những chi dang hương
hoa, oản chứ không tô chức tế
Miếu: Câc xóm trong lăng đều có miĩu thờ, chỉ riíng xóm Trại Mới lă không cómiĩu vì đến năm 1968 mới thănh lập Tất cả câc ngôi miĩu đều có tudi trín 100 năm.Miếu xóm Thượng Khí dựng năm 1897, đến năm 2010 được hạ giải dĩ xay dung lai,
hoăn thănh ngăy 30 - 8 - 2010, vẫn theo kiểu dang kiến trúc cũ nhưng cao, rộng, bề thĩhơn Câc ngôi miĩu đều lăm đơn giản, kiểu nhă ba gian đều nhau hoặc gian giữa rộng
hơn hai gian bín Theo quan niệm dđn gian, mỗi khu đất đều có thổ thần canh giữ Mỗixóm có một vị thần băn thĩ cấp cao hơn cai quản chung Do đó, trong mỗi nha thờ cóbăn thờ thần thĩ dia, trong mỗi xóm lại có ban thờ đặt trong miĩu xóm dĩ thờ thần linhbản thĩ của xóm
Điện thờ: Xưa kia trong lăng có khâ nhiều điện thờ nhưng hầu hết lă quy mônhỏ, xđy đơn giản, lợp ngói ri Có ba ngôi điện được nhắc đến nhiều hơn cả lă điện nhẵng Hai Lạc (xóm Trại), điện Bă (xóm Hạ Khí) vă điện nhă ông Tiểu (xóm Ô) Trong
đó lớn nhất lă điện nhă ông Nguyễn Văn Tiểu dựng năm Giâp Tuất (1934) với ba gianhai dĩ Gian giữa thờ Tam Thânh: Đức Thânh Tản, Đức Thânh Trần, quan Giâm; gianbín phải thờ Mẫu, gian bín trâi thờ tổ tiín Băn thờ ở đầu hồi đặt bât hương của câccon nhang đệ tử Trong câc ngôi điện, ngoăi băn thờ thần thânh, hương ân, còn có đồphâp khí, chiếu ngòi hầu thânh
(6) Công quân - Diĩm sở'?: Lang Ngọc Than có khoảng 10 điểm canh nămtrong lẫn ngoăi lăng Điếm Xóm Ô, Diĩm Xóm Ngânh, Diĩm Hă Khí, Diĩm Xóm
Giữa (điểm cô nhất), Điếm Xóm Chùa, Điểm Xóm Quân chia thănh hai cấp độ:
!3 Xem thím ở phụ lục: ảnh 35; 36.
! Xem thím ở phụ lục: ảnh 13; 14; 15; 16.
26
Trang 27điểm làng và diém xóm Diém làng thường ở đầu làng và là ngơi nghỉ của phiên tuầnnên còn được gọi là điểm phiên Trước kia, Ngọc Than có ba điểm phiên ở các vi tri
trước đình, cầu Hữu, công Vò sau trạm xá xã hiện nay Cầu Hữu trước năm 1945 còn
là nơi tuần phiên gác, nhưng sau 1945 không còn nữa, chỉ để thờ phụng Như vậy, hợpcác điểm là không gian công của xóm ta thay được mạng lưới diém canh thuộc không
gian công của làng.
Nhìn chung, điểm xóm chỉ đơn giản là ngôi nhà ngói từ ba đến năm gian, giangiữa có đặt ban thờ thần bàn thổ của xóm Dân trong xóm vào các ngày mùng Một,Ram hoặc các tiết khai xuân, khai hạ mang hương, hoa, quả, oản ra điểm làm lễ.Tuy nhiên, khác với thành hoàng làng có tên gọi cụ thé, có thé biết lai lịch, các thầnlinh bản thô của xóm không có trường hợp nào được rõ lai lịch xuất xứ, tên húy Dântrong xóm gọi thần là ngài Vào làng Ngọc Than, ta sẽ bắt gặp rải rác khắp nơi cácđiểm canh được xây gạch đá ong khiến không gian làng cô vốn rat mật tập nay trở nênmềm mại và nên thơ hơn
Quán Trần!Š: ở xóm Quán, xưa là nền cũ nhà ông Pham Tu Chưa rõ năm xâyquán Trần Khu Quán rộng 590 mỶ, trước năm 1945 là một khu đất dài, ở giữa xây một
bệ vuông, mỗi bề khoảng 15 m bằng đá ong Khoảng những năm 1949 - 1950, quán bị
phá dỡ, còn lại hai bức tường bằng đá ong, một bệ thờ Bệ xây chân quỳ, có hậu banh,xung quanh có tường đá ong cao 1,30 m, dày 50 cm Công vào có hai trụ cao rộng 3,70
m với hai câu đối hai bên, chắn ngang bởi hàng gạch cao 40 em, dày 20 em Sau quán
có hai cây đề cổ thụ, tuổi trên dưới 300 năm Năm 1955 bão làm đồ một cây, cây cònlại bị sét đánh gãy ngọn năm 1962 Năm 1973, HTX đã xây một nhà kho nhỏ bên cạnh
cây dé Sau năm 1980, cây dé bị gãy dé, nhà kho cũng được phá dỡ dé trả lại mặt bằng
cho quán.
Hiện tại, khuôn viên quán rộng 13,60 m, dài 26,70 m Bên phải quán là các hộ
gia đình đang sinh sống, bên trái là đường dẫn đến điểm xóm Trại Trước mặt quán cósân đồ bê tông là sân chơi dành cho trẻ nhỏ và cũng là địa điểm tổ chức việc đám của
các hộ gia đình trong xóm Bên trong khuôn viên quán có sân gạch được lát năm 1954
với hai hàng cây bàng trồng thắng tắp, tỏa bóng mát phủ kín sân Vì thế, đây không chỉ
là nơi tổ chức tế lễ hàng năm mà cũng là sân chơi cho trẻ nhỏ vào những ngày hè nắngnóng Sâu về phía trong là bệ thờ rộng 3,70 m, dai 7,40 m, cao 1,50 m Gitta đặt một
bát hương lớn Phía trước đó là một bệ thờ nhỏ có bát hương do dòng họ nhà ông
Nguyễn Quý Đào cung tiến Hang năm, tại quán có lễ Tước thảo và phụng nghinh (rẫy
!Š Xem thêm ở phụ lục: anh 33; 34.
27
Trang 28cỏ, mời di) sau dam lệ lại mời về.
(7) Không gian mặt nước (sông, ngòi, ao, giêng)!5: Trước kia, sau lũy tre, làng
Ngọc Than có rất nhiều ao, giếng cùng ngòi Than rộng lớn
Ao Thánh: năm phía trái đình và phía sau Văn từ, cách Ao Sen một bờ đất nhỏ
Ao rộng khoảng 3 sào Bắc Bộ, rất sâu Ao Thánh là di tích liên quan đến thành hoàng
làng Lý Bí và Phạm Tu.
Ao Sen: gắn liền với quần thể kiến trúc đình, rộng 6 sào Bắc Bộ, cụ thé là trước
mặt đình Ngọc Than, cách cổng đình một con đường nhỏ Không chỉ mang tinh chat
cảnh quan, ao Sen còn là nơi cung cấp nước sinh hoạt cho toàn dân làng Ngọc Than
trong một thời gian dài khi chưa có nguồn nước sạch nông thôn
Ngòi Than: là phần điện tích mặt nước lớn nhất của làng Ngòi Than chảy qua
Ngọc Mỹ từ quán Mã Gội (Ngọc Than) đến dưới quán Sanh (Phú Mỹ), dài tới 2 km
Xa xưa, ngòi Than vốn là một con sông, là tuyên đường thủy quan trọng nối liền sôngTích với sông Day Nhưng trước năm 1945, chi thấy còn lại từ cống Cầu Hà (Ngô Sai)đến công Trại Ro (Nghĩa Hương) Tuy vậy, từ trước, sau Cách mạng tháng Tám và
hàng chục năm sau này, ngòi Than vẫn là một cảnh quan thiên nhiên đẹp của quêhương với nguồn nước sạch trong, hàng chục bến tắm mát, hàng chục giếng nước ăn ởhai bên bờ, với hai cầu hình bán nguyệt, xây bằng đá ong của hai thôn, nối liền các
xóm ở hai bên đầu tả hữu ngạn Từ sông Tích, bốc qua đê và cống Trại Ro, nhữngthuyền nan lớn chở đầy lâm sản, ngược thông dòng lên tận xóm Quán Trong ngòi,những chiếc vó bè, những thuyền nan nhỏ vẫn ngày đêm thả lưới kiếm cá; thanh, thiếuniên vẫn bơi lội từ bên này sang bờ bên kia và phải người dai sức mới bơi nổi từ cầu
cống (Phú Mỹ) vượt qua cầu cống (Ngọc Than) lên tận bến tắm xóm Quán [2, tr 12
-13].
Gắn với Ngòi Than là các bến nước, nơi tập kết thuyền bè và cũng là nơi diễn rasinh hoạt hết sức làng mạc và bình di như rửa rau, tắm tap, giặt giũ Bến nước ngàyxưa với người Ngọc Than như một nhà tắm công cộng, thé hiện sự phóng khoáng vềgiới tính Nơi đấy, đàn ông có thể ở trần, còn đàn bà chỉ mặc một cái váy rồi cứ thế màtắm chăng có chút ngại ngùng hay e thẹn Làng Ngọc Than có ba bến thuyền: Bến xóm
Ô là nơi đón thuyền bè của khách từ các nơi đến làng để lên đình Hiện nay bến nàychỉ có dấu tích nơi có cầu ngòi xóm; Bến xóm Quán là một trong ba bến lớn nhất trênNgòi Than, rộng nhưng giờ chỉ còn là bãi rác với nước thải đen ngòm; Bến Rước xuấtphát từ việc đây là điểm đầu tiên bên kia sông Ngòi Than, đối diện với bến xóm Quán
‘6 Xem thêm ở phụ lục: ảnh 21; 22; 29; 30.
28
Trang 29và Quán là nơi đón đoàn rước kiệu Thánh từ Quán, qua ngòi, rồi đi theo đường ven lũy
về đình Cái tên “Bến Rước” vì thế có thể hiểu là bến đón rước, nơi đầu tiên đón đoàn
rước rời khu vực Quán dé về đình Cùng với cái chết của Ngòi Than không gian bếnthuyén giờ chỉ còn là dĩ vãng
Giếng!”: Trong làng có sáu giếng nước: giếng xóm Quán, giếng xóm Chùa,giếng xóm O, giếng tắm Phật, giếng xóm Ngánh, giếng xóm Hạ Khê Hau như xóm
nào cũng có một giếng nước dé cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho cả xóm Giếng phố
thông nhất là giếng miệng tròn, chỉ khác cái ao ở chỗ được xây gạch xung quanh tạothành vòng tường thành sâu hun hút trong làn nước xanh Người đi xuống lấy nướcbang bậc gạch dé múc đầy vào thùng hay gánh kéo kẹt trên vai Giếng luôn cam ki tắmgiặt hay rửa bát Có giếng nhỏ, các bà, các mẹ đi múc nước phải thả một cái gầu nhỏ
đan bằng tre xuống lòng giếng dé kéo nước lên đồ vào thùng
(8) Cổng làng: Trước kia, Ngọc Than có ba công làng Một cổng ở xóm Chùa
đi ra cầu Hữu, là công hai tầng kiểu “thượng gia hạ môn” (trên nhà dưới công); phầncông có công chính và ngách, tầng trên công dùng làm nơi cho tuần phiên ngủ Trongđêm, nếu có người làng đi đâu về, sau khi phiên kiểm tra thì chỉ mở cửa ngách cho
vào Cổng làng xóm Chùa bị phá vỡ năm 1930, đến năm 1949 làm lại kiểu công vòm,hai bên có câu đối đắp nôi, đến năm 1956 lại bị phá dỡ
Sơn nhất đường tiên tiên bút thểThan lưu nhiễu hậu dẫn văn lan
Tạm dịch:
Núi Tản cao trước mặt, vươn ngọn bút thần tiên
Ngòi Than chảy phía sau, dẫn dòng văn trác nguyệt.
Cổng thứ hai ở ngang vị trí góc tường bao sau đình (ngang nơi có cổng nhỏ xây
đá ong, đi lên đình từ phía sau) Công thứ ba ở xóm Trại, đều chỉ có hai trụ lớn haibên Ngày nay làng không có công vào Việc mắt đi công làng như một điều đáng nuốitiếc của người dân sở tại
(9) Kho nghĩa thương: Dau ấn của kho nghĩa thương làng Ngoc Than ngày nay
không còn nữa mà thay vào đó chính là một không gian hiện đại, ít nhiều có thê nói tới
là không gian trạm xá.
(10) Hệ thống đường làng'3: Làng có hai đường chính dé ra vào làng được vinhư là hai cánh tay của con thi /¿ giau mặt day linh thiêng, có khi được đồng nhất với
con rồng theo truyền thống phong thủy Cánh tay bên tả đi qua Cầu Hữu, Cầu Đìa Mè
'7 Xem thêm ở phụ lục: anh 17; 18.
'8 Xem thêm ở phụ lục: ảnh 19; 20; 23; 24; 31; 32.
29
Trang 30là đường ra khỏi làng Cánh tay bên hữu qua Cầu Mới, Cầu Đồng Vương là đườngquay trở về Hai con đường đất đi qua bốn cầu mang đậm tính chất phong thủy của
làng Trước năm 1963, hai con đường này cũng chính là hai lối ra đồng Lối thứ nhất,qua cầu Hữu đến đìa Mè Từ đó, có hai nhánh nhỏ, một nhánh xuống đồng Lươn, mộtnhánh lên đìa Hiệp, rồi lên mả Kẻ Mày cho đến sông Cái Cầu Hữu nằm ở rìa làng,
gần đối diện với công làng ngày xưa, nơi có đường đi làm đồng từ xóm Chùa ra Đìa
Đủ, sau này có đường đi ven Lũy thì cầu nằm sát đường đi như hiện nay Xưa, mỗi khi
trong làng có người chết, khi đám ma đi qua Cầu Hữu thì đều dừng nghỉ làm lễ độvong và tụng niệm các bản kinh cầu siêu thoát cho người chết Các vãi có thể hát bàichèo đò, kinh độ hồn Lối thứ hai, qua cầu Mới, xuống Đồng Vường, vào Cống Cái,dia Vàng, xuống đến Dia Nguộn (Gốc Vừng) là cuối đồng, giáp làng Đồng But của xãNgọc Liệp Từ năm 1963, có thêm lối thứ ba ra đồng khi làng đắp đoạn đường từ gócbên phải đình làng ra cống sông Con, nơi hiện con hai cây xa ctr cổ thụ Năm 2011,
khi thực hiện Dự án tôn tạo đình làng, khôi phục cảnh quan trong khu vực đình làng
thì đoạn đường này dự kiến sẽ phá bỏ để khôi phục một phần không gian xung quanhđình làng như trước năm 1965.
Đường trong làng tiêu biểu cho cấu trúc đường xương cá, đồng thời, là một làng cỗ
mật tập nên hệ thống đường di lối lại rất hẹp, chang chit va phức tap Đối với người lạ,ngôi làng như một trận đồ bát quái vì không có gì phân biệt giữa đường và ngõ ngoại
trừ vật liệu và độ dài Khi đường không đi thăng, người ổi dạo có thể bị lạc và không
tìm được lối ra trừ khi quay lại đường cũ Đường làng xưa được lát gạch cổ, hay chủ
yếu là đường đất tạo nên sắc thái cổ kính Tường đá ong hai bên nhà dân làm các lối đi
lại có vẻ đẹp đặc trưng của một làng bán sơn địa.
Một trong những không gian có vai trò phục vụ nhu cau di lại, thông thươngcủa người làng Ngọc Than xưa cũng phải ké đến cầu Cống Cầu Cống (cầu Cụ
Thượng) được ông Nguyễn Khuê, người xóm Cống đỗ cử nhân, là tri huyện TamNông đã về làng cung tiến và kêu gọi quyên góp dé làm Cầu Cống cuốn vòm qua ngòi.Cầu Cống có hai lối đi hai bên là đá ong xếp bậc, giữa đồ đất Giữa thé ki XIX, cụ
30
Trang 31Đặng Trần Chuyên (1816 - 1869) là tiến sĩ khai khoa của làng, đã cung cấp vật liệu
nâng cao thêm cầu cống qua ngòi Cầu xây đá ong, vòm cuốn tang nối nhau để chịu
lực Tất cả đường dẫn và cầu cống đều làm bằng đá ong Cầu cống bề mặt rộng 4,03
m, cao 1,5 m so với mặt đường, 3,5 m so với mặt nước chảy để thuyền nan chui qua
được; lòng cống rộng 4 - 5 m Đến năm 1945, họ Nguyễn Quý đã cung tiến xây bậc
bằng gạch chỉ ở phần giữa cầu Do làm cầu cống cuốn vòm, lại có bậc, nên khi qua cầu
chỉ có cách đi bộ, lên từng bậc một và khi xuống phía bên kia cũng vậy Đến năm
1983, cầu Cống bị phá với lý do dé cho xe cải tiến chở phân bón và lúa đi qua được dé
dang Sự biến mat hình anh một Cầu Cống cao vút làm bang đá ong bắc qua Ngòi
Than mênh mông cho đến nay vẫn là sự nuối tiếc của người dân làng Than Cầu Cống
bê tông hiện tại như hòa lẫn với con đường bê tông của xóm cũng như chính sự nhạt
nhòa, không điểm nhấn về không gian làng Than Người dân sở tại chỉ không thê lý
giải được tại sao Cầu Cống có thé bị phá bỏ một cách day lạnh lùng bởi chính quyền
Việc cho xe cải tiến đi qua có thể khắc phục được bằng cách đồ đường đi phía chân
cầu như một số vị cao niên ở làng đã đưa gia giải pháp Nhưng, có lẽ chính bởi Cầu
Cống là một trong những hình tượng gợi lên chế độ phong kiến một thời nên dù cho
cầu có đẹp, có nên thơ, có gắn bó với đời sống làng mạc thì cũng bị đập phá dưới chế
độ mới - chế độ không có sự tồn tại của bất kỳ dấu vết phong kiến
(11) Nghia trang làng”: Trước kia, nơi chôn cất người chết của làng nam xen
kẽ trong các xứ đồng Mỗi gia đình khi có người mất, thường mời thầy về xem phong
thủy rồi chọn vị trí mộ Trường hợp rơi vào khổ đất của người trong làng, gia đình
phải mua với giá rất cao dé có “m6 yên ma đẹp”?0.
Sau này, việc chôn cất ở làng được phân định rõ ràng Làng có hai khu là nghĩa
địa và nghĩa trang hay vẫn được người làng gọi nôm na là khu hung táng và khu cải
táng Nghĩa địa là nơi chôn cất người làng sau khi chết, rồi ba năm sau phải tiễn hành
cải tảng, xây mộ tại nghĩa trang làng Năm 1967, khu cải táng của làng được phân định
ở khu vực riêng là gò Đìa Vàng, còn khu hung táng thuộc về đồng Thốp Tuy nhiên, vì
đồng Thốp là khu gieo mạ của cả làng, có vị trí gần với khu dân cư nên dé đảm bảo vệ
sinh, năm 1991 làng cắt riêng 4 mẫu ruộng làm khu hung táng ở đồng Khóm như hiện
tại Diện tích của nghĩa địa đồng Khóm được phân đôi bởi đường cái ra khỏi làng
Thời kỳ đầu việc chôn cất người chết chỉ diễn ra tại 2 mẫu phía trong đường cái,
! Xem thêm ở phụ lục: ảnh 26; 27; 28.
? Trường hợp gia đình ông Nguyễn Xuân Mai, có mộ tổ năm trên ruộng của người dân trong làng, ngoài việc đặt tiền với
gia cao dé có thé xây cat rộng rãi thi hàng năm có ba lễ tiết vào tết Đoan Ngọ mùng 5 - 5, mùng 10 - 10 Âm lịch và tết
Nguyên đán, ông đều phải mang lễ qua nhà người có ruộng như một lời cảm tạ cho sự trông nom của họ dành cho ngôi
mộ.
3l
Trang 32nhưng với tập tục đào huyệt chôn tới 5 bậc, cần nhiều diện tích nên chỉ đến năm 1997việc chôn cất mở rộng ra 2 mẫu còn lại Trong năm 1992, khu hung táng phía trong
đường cái dần dần chuyền thành ruộng canh tác nên cho đến nay chỉ còn khoảng 2mẫu đất ở đồng Khóm Từ hình thức chôn cất tự do cho đến khu biệt thành những địavực riêng ở làng Vi trí nghĩa địa, nghĩa trang làng mới được cô định và không thé xâmphạm trong làng Tuy nhiên, rảo bước khắp các xứ đồng làng Ngọc Than, ta cũngkhông quá bat ngờ khi chứng kiến những ngôi mộ được xây cất bề thế rải rác khắp nơi.Tưởng chừng như đó là hiện diện của một làng mật tập khiến mỗi người sống phảitranh giành từng mảnh đất với người chết dé sinh nhai, nhưng không, lần khuất sâu xabên trong chính là van đề tâm linh, là sự tôn trọng quy luật phong thủy với ông bà tôtiên dé lại Việc di dời mộ tổ từ bao đời đến một khu đất mới không bao giờ là dé dang
cả.
(12) Xứ đồng: được tạo bởi hệ thống thuỷ lợi và công điền, von là nơi điễn racác hoạt động sản xuất nông nghiệp Ở Ngọc Than có rất nhiều xứ đồng:
STT | Xứ đồng STT | Xứ đồng STT | Xứ đồng
1 Đồng Dat 16 Đồng Mái 31 Chuôm Hồng
2 Đông Sộp 17 Đông Luon 32 Âm Giang
3 Đồng Tép 18 Đồng Danh 33 Du (Dia Du)
4 Đồng Sinh 19 Đồng Trôi 34 _ | Banh Chung
5 Đồng Môi 20 Đồng Gon 35 Cây Táo
6 Đông Da 21 Đông Gạnh 36 | Gò Day
7 Dong Đống 22 Dong Tau 37 Go Mang
8 Đông Bên 23 Cửa Đình 38 _ | Hốc Thốp
9 Dong Ga 24 Cửa Ngòi 39 | Trại Mới
10 Đồng Chòi 25 Thanh Tre 40 Quán Dậm
11 | Đồng Bói 26 Đìa Vàng 41 Chùa Đồng
12 | Đồng Mang 27 Đìa Mè 42 Quán Thánh
13 | Đồng Khom 28 Đìa Hiệp 43 | Đường Ga
14 |ĐồngVường | 29 Dia Linh 44 |MảNhớn
15 | Dong Dé 30 Dia Nguộn 45 | B6 Hon
Bang 1: Các xứ đồng cô làng Ngoc Than
Đề định vị một khu vườn hay một cánh đồng, các địa bạ thời xưa thường ghi rõ
chúng ở xứ nào, hay chính là chỗ, nơi nào Chính với nghĩa này, xứ được dùng từ giữa
thế kỷ XVI trở đi, khi nhắc đến ruộng đất, thành ngữ xứ đồng thường được dùng Tên
32
Trang 33gỌI các xứ đồng nôm na thể hiện được đời sống tâm tý, tình cảm và sinh hoạt giản dịcủa cư dân trồng lúa từ xa xưa Theo bản đồ năm 1925, đồng ruộng của Ngọc Than khi
đó được tinh từ khu đồng Ré?! (chỉ cấy được vụ mùa tháng 7, 8), dia Mè, đồng Tépxuống đồng Chiêm”? (chỉ cấy được vụ chiêm/xuân vào tháng 3, 4) Các khu đồng nhưđồng Bến, Trại Mới, đìa Hiệp, đồng Lươn, đồng Trôi, đồng Da của Ngọc Than hiện
nay, trước năm 1925 thuộc địa giới hành chính xã Ngô Té Từ những năm 30 của thế
kỷ XX, diễn ra quá trình xâm canh của người dân Ngọc Than với ruộng đất của Ngô
Tê Đến năm 1965 Nhà nước phân định lại địa giới, Ngô Tê thuộc đất bên kia sôngCái Trước năm 1966, người Ngọc Than vẫn gọi các xứ đồng theo tên cũ Năm 1966,các cánh đồng được quy hoạch lại nhưng tên gọi hầu hết vẫn gắn với tên gọi truyềnthống
Dau tích vùng ngập nước còn lại cuối đồng làng là chuôm Hồng trước bỏ hóa,
sau năm 1963 hình thành các khoảng ruộng cấy một vụ Đồng Sính, đồng Tép, đồngMang, đến năm 1971 vẫn chủ yếu cay được một vu, còn nhiều khoảnh lầy thụt Đếnnăm 1980, dia Đỏ vẫn còn tinh trạng ngập nước lâu ngày, thuộc vào loại ruộng xấunhất Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cuộc sống của người dân Ngọc Than ngày
xưa vô cùng vat va, lam lũ Ta thấy được đâu đó, nét tương đồng với mô ta mà Nguyễn
Văn Vĩnh viết về những khu đồng dưới Nơi mà người ở đồng chiêm buộc phải cấy
vào giữa mùa đông, phải lội trong ruộng nước vào những ngày Dai han và gặt lúa vào
giữa mùa hè, đưới cái nắng gay gắt của tháng Sáu Người nông dân vùng ngập úngmỗi năm chỉ cấy được một vụ Họ phải kiếm ăn thêm băng cách kéo vó, đánh bắtnhững con cá nhỏ hay tôm tép [42, tr 115 - 117] Quá khứ đi bắt tôm tép, cua cá vàonhững ngày đồng ruộng ngập nước vẫn luôn hiện hữu trong tâm trí người dân NgọcThan cho đến nay
Trước thế ky XVIII, ruộng lang Ngọc Than được phân làm ba loại: ruộng công,
ruộng tư và ruộng hậu:
e Ruộng công thuộc sở hữu của làng Ruộng công có nhiều loại, được sử dụng
vào mục đích cụ thê: 1/ ruộng bút điền: dùng chi phí làm hộ tịch, đơn từ điều
hành quản trị trong làng xã; 2/ ruộng trợ sưu điền: dùng trợ cấp xã hội nhưgiúp người nghèo đóng thuế đinh; 3/ ruộng học điền: giao cho hội tư văn ding
dé thuê thay day học cho con em trong làng; 4/ ruộng “cô nhỉ quả phụ”: dùngcứu tế cho đối tượng phụ nữ góa bụa, trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa
e Ruộng hậu là ruộng của tư nhân tự nguyện đem hiến cho làng, cho đình, chùa
?! Gọi chung khu trên đồng.
2 Gọi chung khu dưới đông.
33
Trang 34để được dân làng thờ cúng sau khi chết Mục đích có thể là công đức hay dongười hiến không có con trai nối đõi nên dâng cho làng, nhờ làng hương khói
cho mình sau này Người hiến ruộng có thể được khắc tên và số diện tíchruộng đã hiến cho làng vào bia đá dé ghi nhớ lâu dài
e Ruộng tư thuộc sở hữu cá nhân Tên người và diện tích ruộng sở hữu được ghi
chép trong văn tự quản lý ruộng đất của nhà nước
Thời kỳ thực dân Pháp xâm lược, làng Ngọc Than cũng có những chuyên biến
bước đầu về kinh tế Những người thuộc diện ban - cố nông trong làng không có
ruộng, phải di làm thuê Đàn ông di làm thợ cày bừa thuê, ca tháng được trả 80 kg thóc
khô Dan ba đi nhé ma, cay, gat thuê được nuôi ăn trưa, hết ngày trả công một đấu gạo.
Phan lớn ruộng tập trung vào nhà giàu, mỗi gia đình trung nông lớp dưới có từ 1 - 2mẫu ruộng, trung nông lớp trên từ 3 - 4 mẫu ruộng Cho đến những năm tiến hành hợp
tác hóa nông nghiệp, phần lớn ruộng đất đã quy vào HTX, còn lại vẫn giữ nguyên, làmruộng và nộp thuế 14% Từ năm 1993 - 1995, Nhà nước giao ruộng đất ồn định cho
dân, năng suất lúa đạt 8,53 tan/ha Toàn bộ diện tích canh tác của làng đến trước năm
2010 là 702 mẫu Bắc bộ
1.2 Không gian tư truyền thống làng Ngọc Than
Theo khảo sát ở Ngọc Than, nhà truyền thống được phân thành ba loại chính:nhà giàu, nhà khá giả và nhà nghèo Tuy nhiên, thời kì cải cách ruộng đất chính là mộtbước ngoặt lớn trong đời sống làng xã nói chung và Ngọc Than nói riêng Sự việc đấu
tố địa chủ khiến cho hầu hết những nhà giàu có ở làng mất nhà cửa, ruộng vườn.Những ngôi nhà bị tịch thu phần lớn là của nhà giàu phục vụ cho cách mạng hay chiacho người nghèo đến nay đã không còn nữa Sự nỗ lực, cố gắng tìm mua lại mảnh dat
cha ông của các thế hệ con cháu về sau cũng không kịp để gìn giữ những ngôi nhà
truyền thống ấy Bởi vậy, hầu như không còn bóng dáng của một ngôi nhà giàu có ởlàng Những ngôi nha đó được thay thé bởi những ngôi nhà tang hiện đại và tiện nghỉcủa một thế hệ trẻ mới chịu ảnh hưởng sâu đậm lối sống phương Tây Bên cạnh đó,những ngôi nhà ngói truyền thống hiện nay chính là nhà của những hộ khá giả ở làng.Cuộc sống của con người trong đó không có quá nhiều biến động, bởi vậy không gian
sông của họ cho đến nay vẫn được bản toàn Không gian nhà khá giả ở Ngọc Than có
những nét tương đồng với nhà nghèo về mặt cấu trúc, tuy nhiên, sự khác biệt lớn nhất
đó chính là sự tôn tạo, trùng tu gắn liền với tâm thế tồn cé của một người chủ có điềukiện tài chính Ngược lại, những hộ nghèo với điều kiện kinh tế khó khăn, ep hẹp, ngôinhà của họ vì thế cũng đang trên đà xuống cấp một cách trầm trọng kèm theo sự tuềnhtoàng bên trong ngôi nhà.
34
Trang 35Về cơ bản, không gian nhà truyền thống làng Ngọc Than được tái hiện như sau.
Trong ngôi nhà, luôn có sự phân định chức năng các không gian Ngồi nhà chính vừa
dé ở, vừa dé thờ phụng tô tiên và tiếp khách, nơi này quan trọng nhất Trong đó, gian
nhà chính có thé gọi là phòng danh dự trong nhà vì ở đây có ban thờ tô tiên và là nơi
tiếp khách đến chơi nhà [37, tr 147] Nam giới chính là người làm chủ trong không
gian nay Đặc biệt, với những nhà giàu có và gia giáo ở làng, giới nữ tuyệt nhiên bi
cam vào không gian này nếu đến ngày có kinh nguyệt Ngoài ra, khi phụ nữ muốn vào
nhà, họ phải tắm giặt sạch sẽ, ăn mặc gọn gang mới được phép thâm nhập vào không
gian chính mang tính linh thiêng của ngôi nhà Phòng khách, hay nói đúng hơn, gian
chính nơi có bộ bàn ghế dù tuénh toàng, so sài nhưng van là nơi gia chủ tiếp khách va
là nơi bị “xâm phạm” nhiều nhất trong gia đình khi được nhiều người cùng trưng
dụng, không hề có phòng riêng dành cho từng cá nhân [20, tr 76] Vì thế, tính chất
riêng tư của nó là thấp nhất trong cấu trúc ngôi nhà Đây được coi như một không gian
sống mang đậm tính cộng đồng cấp gia đình”)
Nơi riêng tư nhất trong ngôi nhà, có lẽ là hai gian buồng ở hai đầu hồi Ngăncách giữa hai buông với gian chính là vách đố lụa bỏ măng, chỉ thông với nhau bởi
một cửa tò vò thấp, phải cúi người khi đi lại Hai căn phòng này thường thiếu ánh sáng
và là nơi ở của cặp vợ chồng chủ nhà Ngoài để ở, buồng còn là nơi chứa các cót thóc,
những thúng đựng ngô Khoai lang, đậu và các thực phẩm khác đều được chứa trong
căn phòng này [37, tr 149] Nếu thấy một bên dùng dé chứa các thực phẩm thì hiểu là
nhà này chưa có con dâu [37, tr 157] Tuy nhiên, một số nhà ở Ngọc Than, tất cả
không gian thuộc về nhà chính không dành cho nữ giới, đặc biệt là con dâu trong nhà
Mỗi người con dâu sé được phân cho một phòng riêng dưới nha ngang Chi nơi đây
mới mới được phép diễn ra hoạt động riêng tư trong ngôi nhà.
Nhà bếp, chuông gia súc, nơi này quan trọng thứ ba Nhà bếp thường sát vớinhà chính, đặc biệt là gần buồng phụ nữ để tiện việc hôm sớm bếp núc [40, tr 42] Các
chị em dâu trong nhà thường lấy bếp là nơi tập trung dé có thé tự do trò chuyện hay
thoải mái nô đùa, cợt nhả nhau mà không phải lo thất lễ Đây là nơi con người phận vị
được buông lỏng theo tiếng cười và sự tự do trong tổng thé không gian nhà
Nhà thường có hiên ở phía trước Hiên là một phần không gian vừa là của tựnhiên, vừa của ngôi nhà - một khâu trung gian nối liền không gian nhân tạo với không
gian tự nhiên; nối liền con người ở trong nhà với tự nhiên bên ngoài [40, tr 40] Ở
chính ngay giữa hiên có cái dai bằng trẻ dan dé che bớt ánh nang quá chói và cũng dé
?3 Chính trong ngôi nhà sự phân định riêng tư cũng còn tùy thuộc vào từng không gian Bởi vậy, khi xếp nhà vào không
gian tư, tức là nghiên cứu chỉ đặt sự riêng tư so với cộng đông làng xã.
35
Trang 36che cho ngoài sân không nhìn thăng vào trong bàn thờ tổ tiên đặt ở chính giữa Trong nhà có it ánh sáng mặt trời nên tối Đó là đặc điểm chung của các nhà kiểu Bắc
Việt [37, tr 145].
Cả ba nơi nối liền vào một cái sân rộng, vuông làm cho bố cục ngôi nhà thốngnhất thành một thể hoàn chỉnh và trọn vẹn Sân là nơi để đập lúa, phơi phóng, đan lát,
lam các nghề phụ, Ngoài tác dụng kinh tế, sân còn là nơi dé tụ họp đông người mỗi
khi gia đình có tang ma, cưới xin hoặc những đêm trăng thanh gió mát cả gia đình ra
đây ngắm cảnh, giải trí sau một ngày lao động vat vả Một tác dụng khác cũng cần nóitới là nhờ có sân phản chiếu làm cho nhà thêm sáng sua Giếng hay bé nước thường ở
một góc sân hay kẹp giữa nhà chính và nhà bếp, vừa thuận tiện vừa kín đáo [40, tr 44].
Làng Ngọc Than phát triển nhiều nghề thủ công và thương nghiệp thì ngôi nhàcũng toát lên nền thủ công nghiệp không tách rời nông nghiệp [43, tr 89] Họ không tô
chức một nơi sản xuất cô định và quy mô Nhà ở sẽ được tận dụng làm nơi sản xuất
trực tiếp trên hiên, trong sân nhà hoặc làm theo kiểu phố phường, buôn bán với cửahàng bên ngoài rồi đến kho chứa, nơi tiếp khách, v.v khi chủ nhân là người có tiềmlực kinh tế [43, tr 90] Điều thấy rõ ở khu “phố mới” làng Ngọc Than thuộc xóm Trại
Quan sát thứ lớp không gian trong ngôi nhà cô làng Ngọc Than, có thé nhậnthấy đó như là mộ mẫu sống động cho nhận định trên Tính đến năm 201 1, trong làngcòn rất ít nhà cô còn được bảo tồn nguyên vẹn Các ngôi nhà trên 100 tuổi được gìngiữ cho đến nay là nhà cụ Đỗ Lai Nghi, xóm Giữa làm mùa đông năm Quý Mùi(1833); nhà ông Nguyễn Doãn Lễ, xóm Hạ Khê, nhà ông Đỗ Hữu Tiếp, xóm Trại vànhà chú Đỗ Hữu Doanh, xóm Quán Cấu trúc tông thé các ngôi nhà cô này khá giốngnhau: gồm năm gian, hai dĩ Trong lòng nhà có sáu hàng chân cột nên lòng nhà rấtrong; tong cộng nhà có đến 36 cột Nhà làm theo kiểu thông hiên, tổng thể mặt bangkiến trúc hình chữ “môn” (hình khuôn cửa) Ngôi nhà hội tụ những nét dep trong kiếntrúc gỗ truyền thống của ngôi nhà Việt Bắc Bộ Trong nhà có hai bức thuận bang gỗngăn giữa hai buồng và nhà ngoài Hệ thống cửa nhà rất đặc sắc, đó là cửa bức bàn,
mỗi cửa gồm bốn cánh Trước cửa dat cánh dai che nắng, che mưa cho ngôi nhà Tat
cả làm tạo vẻ đẹp cô kính, ấm vào đông và mát vào hè cho ngôi nhà Quan sát ngôi nhà
từ bên trong, ta thấy trong năm gian, thì chỉ hai gian buồng thực sự có cách biệt vớitổng thể không gian chung ngôi nhà bằng các lớp tường gỗ khép kín Các không giancòn lại, đều thông với nhau, có thể quan sát được lẫn nhau, vì thế, nếu quan sat từ giớihạn không gian là không ngăn cách, nói khác, nó là liên không gian Bởi thế, trảinghiệm thuần túy cá nhân chỉ có thé là trong hai gian buồng, vốn thuộc về các cặp vợchồng, chốn riêng tư Ngoài ra, gian bếp, mà bao giờ được làm tách biệt, là nơi thuộc
36
Trang 37về người đàn bà trong gia đình nên biệt lập, đàn ông không may khi đặt chân đến Sự
riêng tư của gian bếp thé hiện vào mùa đông, khi giá lạnh, chi cần đóng cánh cửa bếplại, những người đàn bà có thể tắm, rửa làm những việc cá nhân trong ngay chính gianbếp Một cách tương đối, ta có thé chấp nhận tính chất riêng tư của “góc buồng, xóbếp” trong ngôi nhà Việt
Trải nhiệm từng không gian trong ngôi nhà truyền thống làng Ngọc Than,
chúng ta thấy toát lên một cuộc sống phong phú và phức tạp, từ quan hệ gia đình đến
xã hội làng xã Tục thờ cúng tổ tiên, chế độ bảo vệ huyết tộc, chế độ gia trưởng, chế độ
trọng nam khinh nữ, những phong tục, tập quán ấy găn chặt vào người nông dân xuyênqua từ đời này sang đời khác, khó phai nhạt Ngôi nhà là tế bào của làng xã, làng xã là
tế bào của xã hội Những tục lệ, thứ bậc quan hệ xã hội in đậm trong xã hội, thôn xã và
ảnh hưởng vào ngôi nhà ở, làm cho chúng ta thấy có sự thống nhất hài hòa và người ta
cảm thấy quen thuộc, bình thường, coi như một điều tất yếu xảy ra [43, tr 86]
1.3 Qua trình đô thị hoá làng Ngọc Than
Vốn là làng thuần nông, ngày nay, một Ngọc Than đậm chất làng truyền thốngbán son dia Bắc Bộ với nhà ngói, tường đá ong, đường gạch quanh co đã đổi thay với
tốc độ chóng mặt Tính từ năm 2005 đến tháng 7 - 2011, sau bốn lần nông dân chuyêngiao một phan đất canh tác dé làm đường giao thông và chuyền giao cho các doanh
nghiệp chuyền đôi mục đích sử dụng đất phát triển đô thị với các dự án như xây dựngđường cao tốc, trục kinh tế, chung cư, diện tích canh tác của làng Ngọc Than bị thuhẹp tương đối nhiều Cụ thé, nam 2005, làng Ngọc Than ban giao 4.600 m? ruộng délàm đường cao tốc Lang Hòa Lạc; năm 2008, ban giao trên 9.300m? dé làm trục kinh
tế Bắc Nam và đường gom, hành lang hai bên đường cao tốc Láng Hòa Lạc chạy quađồng làng Nhiều hộ có ruộng năm trong quy hoạch đường Láng Hòa Lạc thuộc các xứ
đồng Môi 1+2+3, đồng Danh 1+2+3, đồng Da 1+2+3 đã nhận tiền đền bù mức thấp
nhất 7 triệu/sào đến cao nhất là 27 triệu đồng/sào Nam 2010, bàn giao trên 9.300m?(thuộc đất ở đồng Bói 1, đồng Dạnh 1, đồng Môi 1) cho doanh nghiệp ô tô TrungThượng, mức đền bù cao nhất lên tới 294 triệu đồng/sào Tháng 7 năm 2011, bàn giao444.036m? (thuộc ở khu đồng Gạo 1+2, đồng Môi 1+2) cho doanh nghiệp Công ty cổphan tài chính và phát triển doanh nghiệp (xây dựng khu đô thị Tây Quốc Oai) với giáđền bù là 295 triệu đồng/sào”!
24 Tự liệu thực địa, kết hợp với số liệu trong [3, tr 37].
37
Trang 38SƠ DO HIỆN TRANG SỬ DỤNG DAT NĂM 2015
HUYỆN QUOC OAI XÃ NGỌC MỸ THÀNH PHÓ HÀ NỘI
Như vậy, với tổng diện tích đất nông nghiệp 205 ha, khoảng 47 ha đất đã thuộc
vào các chương trình, dự án thu hồi, Ngọc Than đã mất đi 1⁄4 diện tích đất canh tác
nông nghiệp Đô thị hóa ở Ngọc Than, như thế, không diễn ra một cách “đột ngột”, trải
qua một cuộc “cách mạng ruộng đất”, hay chịu sự tác động mạnh mẽ từ quá trình thu
toàn bộ hay phần lớn diện tích đất nông nghiệp cho mục đích đô thị, biến các làng xãthành điểm đô thị theo phương thức hành chính hay đô thị hóa “cưỡng bức”, “ngườinông dân chỉ sau một đêm trở thành thị dân” Nhưng quá trình đô thị hóa làng Ngọc
Than, thực chất, một sự tìm hiểu sâu lại thấy ở đấy chứa đựng những yếu tố mãnh liệt,
an kín dưới tác động của đô thị hóa trong sự tiếp nhận của nội tại, đồng thời, vẫn nổi
cộm những sự ảnh hưởng trực tiép của các tác nhân bên ngoài.
38
Trang 39Quá trình đô thị hóa cùng với những chính sách phát triển khác của Nhà nước
trong vòng hơn một thập kỷ qua, thực chat, đã tạo nên những biến đổi về nhiều mặt ởlàng Ngọc Than Từ một cộng đồng lấy nông nghiệp truyền thống làm chính yếu đãdần tiếp nhận những hoạt động sinh kế mới nhờ sự phát triển của huyết mạch giaothông cùng với sự hình thành các khu công nghiệp, đô thị Hoạt động kinh tế phi nôngnghiệp, giờ đây, đã trở thành phương thức mưu sinh căn bản của những người ở làng.
Đời sống kinh tế, vật chất và đặc biệt là mức sống được cải thiện và nâng cao Nghề
căn bản nông nghiệp trong quá khứ, giờ đây, chỉ còn được tiến hành nhằm đảm bảo
“an toàn lương thực”, cày cấy chỉ là thứ yếu Người nông dân Ngọc Than đứng trước
cơ hội đô thị hóa, và đã nắm bắt khá tốt cơ hội ấy dé chuyên đổi kinh tế, nâng cao đờisống vật chất và cập nhật, hưởng lợi các tiện ích từ đời sống đô thị
Với khuôn khổ cho phép, nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc dé cập đến những van
đề nồi trội, hiện hữu rõ nét liên quan đến tác động của đô thị hóa tới Ngọc Than Vàđiểm cần nhẫn mạnh ở đây chính là dựa trên đặc tính địa phương xét cả về mặt khônggian và thời gian Mỗi một cộng đồng, một ngôi làng đều có lịch sử, bối cảnh riêngnên sự tiếp nhận quá trình đô thị hóa cũng khác biệt
1.4 Quá trình tư hữu hoá không gian làng Ngọc Than
1.4.1 Sự xuất hiện và mở rộng của những ngôi nhà hiện đại
Có thể nói, gắn liền với con người cá nhân là không gian riêng tư, ở đó conngười tồn tại như một thực thể sinh tồn Soi chiếu vào làng xã, không gian tư tuykhông mang giá trị riêng tư tuyệt đối, tiêu biểu nhất, đó chính là ngôi nhà, nơi conngười được sống với những phút riêng tư cho riêng mình Đô thị hóa đã có những tác
động mạnh mẽ đến không gian tư ở làng, đó không chi là trực điện mà còn an sâu
trong chính sự thay đôi tư duy và tâm lý của con người - chủ nhân của những ngôi nhà
Từ những năm đầu của thế kỷ XX, làng Ngọc Than đã xuất hiện những ngôi nhà đầutiên mang kiến trúc phương Tây như mở màn cho thời đại chiếm lĩnh không gian tamcao Thời điểm phong trào xây nhà tầng phát triển rằm rộ ở Ngọc Than bắt đầu từnhững năm 2000 trở về đây, đặc biệt là ở các khu giãn dân Đô thị hóa với sự xâmnhập khiến ngôi làng đã thực sự khoác lên mình một bộ áo mới Nhà tầng hiện đại trởthành lựa chọn tối ưu cho người dân ở làng để có thê đáp ứng nhu cầu sử dụng, phát
huy tính tiện nghi và hơn cả là tôn trọng sự riêng tư cá nhân.
Phong trào xây nha mới theo kiểu hiện đại trở nên rầm rộ từ sau các đợt bồithường đất, đặc biệt từ năm 2008 đến 2011 Với số tiền bồi thường đất ruộng đã mất,nhiều nhà trong làng vốn sống trong những ngôi nhà cấp bốn ba gian truyền thống chật
chội đã bỗng chốc có von dé xây dựng nhà cửa khang trang hon Con số được người
39
Trang 40dân làng cung cấp giao động từ 70 - 80% các hộ gia đình ở làng xây được nhà tầng là
xuất phát từ các đợt thu hồi đất Làng Ngọc Than như được thay da, đối thịt khi nhìn
từ trên cao Những nhà mới xuất hiện một cách chắp vá bên cạnh những ngôi nhà cũ
và lan at những không gian cũ xưa Đô thi hóa đã tao cho Ngọc Than một diện mao
mới Làng không chỉ mở theo chiều rộng mà còn phát triển theo chiều cao với những
ngôi nhà cao tầng, siêu thị mini và phòng tập gym hiện đại Ngọc Than đang dần đánh
mất hình hai của một ngôi làng truyền thống, hiện đại nhưng an chứa sự nhạt nhòa, vô
hồn của những sự thay thế không gian mà nhiều người hiểu biết ở làng cho rằng “qua
vội vàng” và “thiếu hiểu biết”2š
Thực chất, số tiền đền bù không thể đưa ra một cách cụ thé trên diện rộng, bởiphụ thuộc vào diện tích và giá đền bù của từng đợt Có hộ nhận được tiền đền bù vài
chục triệu, vài trăm triệu và thậm chí lên tới hàng tỷ đồng Trường hợp nhận được số
tiền từ 100 đến hơn 200 triệu đồng ở làng chiếm phần lớn Gia đình nhà cô Đỗ Thị T,
xóm Ô mat 168 m° đất ruộng cho doanh nghiệp ô tô Trung Thượng, với số tiền đền bù
140 triệu đồng Việc xây dựng một ngôi nhà hiện đại, khang trang vào thời điểm năm
2011 tiêu tốn 600 triệu đồng của gia đình cô Số tiền đền bù chỉ tiêu đủ cho mua vật
liệu xây dựng, cộng thêm huy động vốn tích cóp của gia đình từ nghề làm nón, đi phu
hồ đã đủ để đưa ra quyết định đập bỏ căn nhà cấp bốn ba gian, xây năm 1995 còn vững
chắc dé xây ngôi nhà mới tiện nghi hơn Trường hợp này, tiền đền bu chỉ giúp phụ vào
cơ hội xây nhà mới chuyển đổi không gian sống Trường hợp khác, gia đình ông
Nguyễn Văn T, xóm Bến Rước, nhà ngày xưa chỉ vẻn vẹn 48 m? ở trong làng không
đủ chia cho ba anh em Năm 1968 - 1969, chính quyền xã cấp đất giãn dân, gia đình
ông chủ động ra ngoài ria làng để được 240 m2, sau đó, chia đều cho ba anh em Riêng
gia đình ông xây nhà ba gian cấp bốn dé ở, nhưng vẫn vô cùng chật hẹp Năm 2011,
với số tiền đền bù 888 triệu đồng cho 1080 m? đất ruộng đã khiến gia đình ông có sự
thay đồi hoàn toàn trong con mắt của người làng Số tiền được chia cho các anh em và
về phần gia đình ông có thể xây một ngôi nhà ba tầng cao ráo, hiện đại với giá 1,2 tỷ
đồng bám mặt đường lớn vào thời điểm cuối năm 2011 Cần nói thêm, kinh tế khá gia
nhà ông T có được trước khi đền bù cũng là nhờ cơ hội của đô thị hóa, khi con đường
25 Từ đó, nay sinh một số người có tầm nhìn, như trường hợp ông Đỗ Hữu D - trưởng họ Đỗ Hữu một họ rất lớn và danh
giá trong làng, với ngôi nhà thờ cô kính, bề thế được coi như đẹp nhất vùng Sơn Tây, dù không quá khá giả nhưng ông đã
tranh thủ mua gom được nếp nhà cô, đồ xưa bán rẻ đề sau đó, xây dựng lên những không gian nhà cổ mà ông đầy tự hào.
Theo cái nhìn của ông Đỗ Hữu D, người làng đã quá lãng phí khi phá bỏ không thương tiếc những không gian mà ông
cho là “thực sự là bề dày văn hóa” Trường hợp khác là ông Đỗ Nhất Nghé, xóm Bến Rước, một người Có tầm nhìn khi là
người đầu tiên ở làng Than xây đựng được nhà hiện đại cao tầng nhờ đi Đức xuất khâu lao động Có tiền, có lòng tồn cổ,
ông đã tranh thủ “cơ hội” phá bỏ nhà cổ, mua giá rẻ độ đôi, ba triệu một nếp nhà Sau đó, đầy sáng tạo khi phải xoay sở
với một diện tích chật hẹp, giải pháp của ông là dựng nguyên nhà cổ trên nên nóc sân nha tang Biến nhà cổ thành không
gian tiếp khách và phục dựng lại với nguyên tắc “giữ nguyên nếp nhà nghèo khi xưa để nhớ quá khứ cha ông”.
40