1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản lý dự án Trường Đại học Việt Nhật

124 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản lý dự án Trường Đại học Việt Nhật
Tác giả Lê Hồng Hanh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Hương Lan
Trường học Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Quản lý kinh tế
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 26,31 MB

Nội dung

Xuất phát từ những hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý các dự ánnêu trên, do vậy, trong thời gian tới việc hoàn thiện công tác QLDA DTXD tại Ban QLDA Trường ĐHVN nhằm nâng cao hiệu q

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE

LÊ HÒNG HANH

QUAN LÝ DỰ ÁN DAU TƯ XÂY DỰNG TẠI

LUẬN VĂN THAC SĨ QUAN LY KINH TE CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Hà Nội - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Hương Lan

XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ XÁC NHAN CUA CTHĐ

HƯỚNG DẪN CHÁM LUẬN VĂN

Hà Nội - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế này là kết quả

nghiên cứu khoa học độc lập của tôi dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Thị

Hương Lan Các số liệu, tài liệu được sử dụng trong Luận văn dựa trên các

nguồn tin cậy, có thực và chưa được công bố trong bất cứ một công trình

nghiên cứu nào của người khác Các nội dung trích dẫn và tham khảo các tài

liệu, sách, thông tin được đăng tải trên các tạp chí theo danh mục tài liệu thamkhảo của Luận văn Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình nghiêncứu của mình.

Hà Nội ngày tháng năm 2023

Tác giả

Lê Hồng Hanh

Trang 4

LOI CAM ON

Dé hoàn thành chương trình đào tạo Thạc sĩ Quản lý kinh tế và ban

Luận văn này, bên cạnh những nỗ lực của bản thân tác giả đã nhận được sự

quan tâm, động viên, giúp đỡ tận tình của các thầy cô, bạn bè và gia đình

trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.

Với tình cảm chân thành, tác gia xin gửi lời cảm ơn tới:

- Ban Giám hiệu, Phong Dao tao, Trường Dai học Kinh tế - Đại học

Quốc gia Hà Nội.

Các thầy, cô giáo và các cán bộ quản lý Khoa Kinh tế Chính trị Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Toàn thể quý thầy cô tham gia giảng dạy lớp QLKT K30 2

- Lãnh đạo, các cán bộ, công chức và viên chức các phòng ban thuộcBan Quản lý dự án đầu tư xây dựng Trường Đại học Việt Nhật - Đại học

Quốc gia Hà Nội

- Các cơ quan hữu quan, các nhà khoa học, các đồng nghiệp, bạn bè,người thân và gia đình.

- Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Thị

Hương Lan, cô đã tận tình hướng dẫn khoa học, luôn động viên và khích lệ

tác giả dé hoàn thành Luận văn đúng kế hoạch.

Mặc dù đã có nhiều cỗ gang dé hoàn thành Luận văn Thạc sĩ Quản ly

kinh tế bằng tất cả sự nhiệt tình và năng lực của bản thân, tuy nhiên Luận vănkhông tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến

đóng góp quý báu của các thầy cô và ban đọc dé tác giả có thé hoàn thiện tốthơn nữa Luận văn của mình.

Xin trân trọng cam ơn!

Trang 5

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TU VIET TÁTT - 5-5 5° s2 5< S<ss£ssesessessessesse i

DANH MỤC HINH ccscssesssssssssssscssessessesssssssssssscsocssessnscusesssscsscesesessscensessesees iii

J:79080/(0627.100075 1

CHUONG 1 TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝLUẬN VÀ THUC TIEN VE QUAN LÝ DỰ ÁN DAU TƯ XÂY DUNG SU

DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚỚC - c5 se ©csecssessetssersersserssre 5

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng I348-1000i)i 81:10 5

1.1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến quản lý dự án đầu tư xây dựng sử

dung ngan sach nha nuGc 0010.577 : 5

1.1.2 Khoảng trống nghiên COU c.ccsccecccssessessessssssssessessessessussussussseesessessessesseeeees 71.2 Cơ sở lý luận về quản lý dự án đầu tư xây dựng - -¿-sz5+z 91.2.1 Một số khái niệm cơ bản -c:-522vt2 tt 9

1.2.2 Vai trò của quản lý dự án đầu tư sử dụng ngân sách nhà nước 14

1.2.3 Yêu cầu quản lý đối với dự án đầu tư sử dụng ngân sách nhà nước 151.2.4 Đặc điểm quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng ngân sách Nhà nước l61.2.5 Chủ thé quản lý, hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng

NGAN Sach Nha NUCC 010077 19

1.2.6 Nội dung quan lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quan lý dự án sử dung

0134108-:1008À),63)) ANGGưiầaiẦẢ - 22

1.2.7 Các tiêu chí đánh giá kết quả công tác quản lý dự án DTXD tại Ban Quan

ly dự án sử dụng ngân sách Nhà nưỚC -¿- 5 + *++E+E£seseserserserserrke 31

1.2.8 Các yêu tố ảnh hưởng đến công tác quan lý dự án đầu tu xây dung tại Ban

Quản lý dự án sử dụng ngân sách Nhà nước . s-s + s+sssssseseseresesrs 32

1.3 Một số kinh nghiệm và bài học thực tiễn về quản lý dự án đầu tư xây dựng

Trang 6

sử dụng vốn ngân sách nhà nưỚC - 2 £ 2+2 £+EE+EE£EE+EE£E£EEtExerxerxeei 381.3.1 Kinh nghiệm của một số Ban Quản lý dự án sử dụng ngân sách nhà nước

thuộc cơ sở giáo dục tại Việt Nam - 22c 2311 32 1911 1 xe rrrerrke 38

1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho Ban Quản lý dự án Trường Đại học Việt Nhật

trong công tác QLDA DTXD sử dụng ngân sách nhà nước - 46

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CUU . -ccc«ss 48

2.1 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu -2- 5+ ©5£+c+z+ze+zxesred 48

2.2 Phương pháp xử lý thông tin, dữ liệu 5 55 +3 *+svvsseerssessesss 48

2.2.1 Phương pháp thong kê, mô tả - 2: ¿5£ £+E£+EE+EE+EEEEEEEZEErrxrrxere 48

2.2.2 Phương pháp phân tích, tổng hợp - 2 2 2 + ++x+zx+xzzxsrxees 49 2.2.3 Phuong 0:10 0 50

CHUONG 3 THUC TRANG QUAN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DUNG

TẠI BAN QUAN LÝ DỰ ÁN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NHẠT 51

3.1 Tổng quan về Đại học Quốc gia Hà Nội và Ban Quản lý dự án Trường ĐạiHoc a8 5 51

3.1.1 Khái quát về Dai học Quốc gia Hà Nội ceecescessessesseessessessessesseeseessesessessees 513.1.2 Giới thiệu về Ban Quản lý dự án Trường Đại học Việt Nhật 533.2 Phân tích thực trạng quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản lý dự án

Trường Dai học Việt Nhật Ăn HH HH HH Hiệp 60

3.2.1 Thực trạng công tác lập kế hoạch vốn và kế hoạch tiến độ dự án 603.2.2 Thực trạng công tác đấu thầu lựa chọn nhà thầu ¿-s=szs+ss¿ 663.2.3 Thực trang công tác quan lý chất lượng các gói thầu - 683.2.4 Thực trạng công tác nghiệm thu, thanh toán các hợp đồng 733.2.5 Thực trạng công tác giám sát, kiểm tra +-2¿©cz+cx++xe+rxzrxerreees 783.3 Đánh giá thực trạng quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản lý dự án

Trường Đại học Việt NhẬT - c1 HH HT HH HH rkg 80

3.3.1 Kết qua dat QUOC cceceeccescsscessessessesseessessessessessessecsessessessessessessesseseasessessess 80

3.3.2 Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế w cececessesseessesessessessesseeseseesesseesees 83

Trang 7

CHUONG 4 ĐỊNH HUONG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUAN LÝ

DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI BAN QUAN LÝ DỰ ÁN TRƯỜNG ĐẠI

HỌC VIET NHHẠTT, -< 55 5< << 499 9399594 3004408600914 10094 87

4.1 Bối cảnh mới trong nước va quốc tế ảnh hưởng đến công tac quản lý dự ánđầu tư xây dung tại Ban Quan lý dự án Trường Dai học Việt Nhật 874.2 Định hướng hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban

Quản lý dự án Trường Đại học Việt Nhật - Ăn Hs HH He, 88

4.3 Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban

Quản lý dự án Trường Đại học Việt Nhật - - ccSc se ssseirrrrrrrreree 89 4.3.1 Nâng cao năng lực bộ máy quản lý dự án -5 +55 +++s+sessss2 89

4.3.2 Nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch . ¿ 2 5+2scsz+c+2 914.3.3 Tăng cường chat lượng trong công tác dau thầu lựa chọn nhà thau 934.3.4 Chú trọng công tác quản lý chất lượng các gói thầu - 94

4.3.5 Đây mạnh công tác nghiệm thu, thanh toán 2- 2 2s s2 s52: 96

4.3.6 Tăng cường phối hợp giữa các bên tham gia dự án với Ban Quản lý dự án

Trường Dai học Việt Nhật - - - Ă HS SH HS HH Hệ 97

4.3.7 Tăng cường chat lượng công tac giám sát, kiém tra 2-2-5: 984.4 Một số kiến nghị - 2: St +E+EE£EEEEEEEEEEE2112112211171711211 1111 xe 99

KET LUAN cesssssssssssssssessessssssssssscsoesosssessussussussscssccsessussussussnsenesecsessusensessescese 101

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO °- 22s s<se=secssese 102

PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC CÁC TỪ VIET TAT

STT Ký hiệu Nguyên nghĩa

1 | CBDA Chuẩn bi dự án

2 | CBĐT Chuan bi dau tu

3 | DHQGHN _ | Đại học Quốc gia Ha Nội

4 |ĐTXD Đầu tư xây dựng

5 |KT-XH Kinh tế - Xã hội

6 |NSNN Ngân sách nhà nước

7 |NSTW Ngân sách trung ương

8 | QLDA Quan ly du an

9 | QLNN Quan lý nha nước

10 | UBND Uy ban nhân dân

II | XDCB Xây dựng cơ bản

Trang 9

DANH MỤC BANG

Bảng 3.1 Thông tin về tình hình nhân sự tại Ban QLDA Trường DHVN 56

Bảng 3.2 Tổng hợp các nguồn vốn Ban QLDA Trường ĐHVN quản lý 61

Bang 3.3 Thông tin về tình hình lựa chọn nhà thầu 2 2 2 5255: 67Bảng 3.4 Thông tin về tình hình quản lý chất lượng các gói thầu 72Bảng 3.5 Thông tin về tình hình nghiệm thu các gói thầu -5- 75Bang 3.6 Thông tin về tình hình thanh toán các hợp đồng - 77Bang 3.7 Thông tin về tình hình giám sát, kiểm tra các gói thầu 79

ii

Trang 10

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Sơ đồ chu trình quản lý dự án - 2 2 2+£+EE+EEeEEerEzEerxerxees 13

Hình 1.2 Các chủ thể tham gia quản lý dự án đầu tư xây đựng 19

Hình 1.3 Sơ đồ Ban QLDA ĐTXD chuyên ngành và khu vực . - 20Hình 1.4 Sơ đồ Ban QLDA DTXD một dự án - - 2 2 ++setxe£x+E++xe+xees 21

Hình 1.5 Sơ đồ tổ chức Tư vẫn quản lý dự án 2-2 x++x++xzrxsrxees 21

Hình 1.6 Sơ đồ Chủ dau tư trực tiếp quản lý dự án -2-2s+s+csze: 22Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức của Ban QLDA Trường ĐHVN -¿ 5¿ 55Hình 3.2 Kế hoạch tiến độ dự kiến thực hiện dự án WB - sec: 63

Hình 3.3 Tiến độ thực tế thực hiện dự án W -2- 2 ©5ccccxcrerxerxees 64

Hình 3.4 Kế hoạch tiến độ dự kiến thực hiện dự án JICA -:-: 65Hình 3.5 Tiến độ thực tế thực hiện dự án JICA -2- 22 22£+sz+£s+cxzei 65

11

Trang 11

PHAN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã và đang tạo ra sự thay đổi đặc biệt lớn trong tất cả lĩnh vực đời sống trong đó có giáo dục Với sự thay

đổi nhanh chóng của công nghệ, đòi hỏi giáo dục phải đem lại cho người họcnhững kiến thức kỹ năng mới, khả năng sáng tạo, thích ứng với thách thức vànhững yêu cầu mới mà các phương pháp giáo dục truyền thống không thé đáp

ứng Điều này buộc các cơ sở giáo dục phải cải tiến liên tục, đổi mới chương

trình, công nghệ nhằm đảo tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhucầu phát triển của xã hội và hội nhập quốc tế Các cơ sở đào tạo phải có sự

chuẩn bị tốt về nguồn lực và đặc biệt là đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị đầy đủ phục vụ cho việc đảo tạo và nghiên cứu.

Đề đây nhanh tiến độ triển khai một số dự án thành phần tại Hòa Lạc

theo Quyết định số 1907/QĐ-TTg ngày 18/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 30/7/2014 tại Quyết định số 2589/QĐ-ĐHQGHN, Giám đốc ĐHQGHN đã ký quyết định thành lập Ban Quản lý Trường Đại học Việt Nhật trực thuộc ĐHQGHN và đôi tên thành Ban Quản lý dự án Trường Đại học Việt Nhật tại Quyết định số 3170/QD-DHQGHN ngày 14/10/2016 Trên cơ

so các các nhiệm vụ được DHQGHN giao, Ban QLDA Trường Dai học ViệtNhật (DHVN) đã tổ chức thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư các dự án, tiêu

biểu là: Dự án Phát triển các Đại học Quốc gia Việt Nam - Tiểu dự án

DHQGHN; Dự án Đầu tư xây dựng Trường Đại học Việt Nhật; Dự án ĐTXD Khu ký túc xá số 4 thuộc Dự án DTXD Ký túc xá sinh viên (QG-HN05),

Trong thời gian qua, mặc dù công tác quản lý các dự án DTXD tại Ban

QLDA Trường ĐHVN đã có nhiều chuyên biến tích cực và đã đạt được một

số kết quả quan trọng, song trong thực tế vẫn còn tồn tại một SỐ mặt hạn ché, bat cập anh hưởng đến công tac QLDA DTXD như:

Trang 12

(1) Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến công tác quản lý, thực

hiện dự án còn nhiều điểm chưa phù hợp, các văn bản hướng dẫn thực hiệnkhông kip thoi, việc nhận thức va vận dụng con lung túng.

(2) Nguồn vốn cấp cho các dự án còn eo hẹp và dàn trải, do vậy việc sử

dụng nguồn vốn chưa đạt hiệu quả

(3) Công tác lập kế hoạch, quản lý tiến độ còn phụ thuộc vào chấtlượng người lập và các yếu tổ khách quan không lường trước được, dẫn đến

kế hoạch phải điều chỉnh.

(4) Công tác tô chức, triển khai thực hiện dự án chưa đạt kết quả như

kỳ vọng; công tác nghiệm thu, thanh toán còn bộc lộ một số hạn chế; nhân sựcủa Ban quản lý dự án còn thiếu và phải kiêm nhiệm nhiều việc

(5) Sự phối hợp giữa các bộ phận, phòng, ban và các Bên liên quantham gia dự án đôi khi còn chưa kip thời và chưa hiệu qua.

(6) Công tác giám sát, kiêm tra còn hạn chế, mang tinh chủ quan, số

lượng các cuộc kiểm tra còn ít.

Xuất phát từ những hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý các dự ánnêu trên, do vậy, trong thời gian tới việc hoàn thiện công tác QLDA DTXD

tại Ban QLDA Trường ĐHVN nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng dau tu dé

vừa đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật, vừa phù hợp với tình hình

thực tiễn tại ĐHQGHN và tại Ban QLDA Trường ĐHVN là yêu cầu cần thiết.Trên cơ sở đó, tác giả lựa chọn đề tài “Quản lý dự án đầu tư xây dựng tạiBan Quản lý dự án Trường Đại học Việt Nhật” làm đề tài Luận văn Thạc

sĩ Quản lý kinh tế

2 Câu hỏi nghiên cứu

Luận văn hướng tới trả lời câu hỏi là Lãnh đạo Ban QLDA Trường

DHVN can thực hiện các giải pháp nào dé hoàn thiện công tác quản lý dự ánđầu tư xây dựng tại Ban trong thời gian tới?

Trang 13

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

a) Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Luận văn là đề xuất một số giải pháp

nhằm hoàn thiện công tác quản ly dự án DTXD tại Ban QLDA Trường

DHVN trong thời gian tới.

b) Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quan ly dự án DTXD

- Phân tích, đánh giá thực trạng quản ly dự án DTXD tại Ban QLDATrường ĐHVN trong giai đoạn 2019-2022, từ đó, chỉ ra những kết quả đạt

được, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong quản lý dự án DTXD

- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án

DTXD tại Ban QLDA Trường DHVN trong thời gian tới.

4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu

a) Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về công tác QLDA DTXDtại Ban QLDA sử dụng ngân sách Nhà nước, nghiên cứu cụ thể tại BanQLDA Trường ĐHVN - Đại học Quốc gia Hà Nội

b) Pham vi nghiên cứu

- VỀ không gian: Luận văn nghiên cứu về công tác QLDA DTXD tại

Ban QLDA Trường DHVN.

- Về thời gian: Luận văn phân tích, đánh giá thực trang công tac QLDAĐTXD tại Ban QLDA Trường ĐHVN giai đoạn từ năm 2019-2022; dé xuất

một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLDA DTXD tại Ban QLDA

Trang 14

lượng các gói thầu; Nghiệm thu, thanh toán các gói thầu; Giám sát, kiểm traviệc thực hiện các nhiệm vụ.

5 Kết cau luận văn

Ngoài phan mở đầu, kết luận Luận văn được bố cục gồm 4 chương:

- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thựctiễn về quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng ngân sách nhà nước

- Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.

- Chương 3: Thực trạng quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản lý

dự án Trường Đại học Việt Nhật.

- Chương 4: Định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý dự án đầu tư

xây dựng tại Ban Quản lý dự án Trường Đại học Việt Nhật.

Trang 15

CHƯƠNG 1 TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SO LÝ

LUẬN VA THUC TIEN VE QUAN LÝ DỰ AN DAU TƯ XÂY DUNG

SU DUNG NGAN SACH NHA NUOC

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về quan lý dự án đầu tu xây dựng

sử dụng ngân sách nhà nước

1.1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến quản lý dự án đầu tư xây dựng

sử dụng ngân sách nhà nước

Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về lĩnh vực

QLDA DTXD được công bố dưới nhiều hình thức khác nhau như: sách, các

bài viết được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành, Luận án tiến sĩ, Luận

văn Thạc sĩ, Các nghiên cứu trong lĩnh vực này khá đa dạng và phong phú,

tiêu biểu có một số công trình như sau:

Ngô Quang Minh, 2015 Quản lý dự án dau tư xây dựng công trình sử dung von ngân sách nha nước trên địa ban huyện Mê Linh, Hà Nội Luan văn

Thạc sĩ Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN Tác giả đã có những đánh giá

rat chi tiết về các hoạt động DTXD công trình trên địa bàn huyện Mê Linh

trong thời gian vừa qua Tác giả đã tổng kết được những kết quả đạt được và

nêu, ra các mặt hạn chế của công tác quản lý hoạt động DTXD bằng nguồn vốn NSNN trên địa ban, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm giúp huyện Mê Linh có cơ sở dé quản lý hiệu quả hơn đối với hoạt động này.

Đỗ Thị Hải Yến, 2015 Quản lý các dự án công nghệ thông tin tại Cục

Công nghệ Thông tin và Thống kê Hải quan Luận văn Thạc sĩ Trường Đại

học Kinh tế - ĐHQGHN Tác giả đã hệ thống, làm rõ những lý luận cơ bản về

quản lý nhà nước đối với hoạt động quản lý các dự án công nghệ thông tin.

Luận văn đã phân tích rõ về thực trạng, các hạn chế về công tác quản lý các

dự án Công nghệ thông tin tại Cục Công nghệ Thông tin và Thống kê Hải

quan từ đó kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLDA

Trang 16

Lê Anh Tuấn, 2017 Quan ly dự án Đầu tư xáy dựng sử dụng vốn nhà

nước tại Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Kinh

tế - ĐHQGHN Tác giả đã nêu được những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nhà nước về các dự án DTXD dung bằng nguồn vốn NSNN, đưa ra được các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý các dự án DTXD, phân tích, đánh giá thực

trạng, rút ra những kết quả, hạn chế và nguyên nhân và đề xuất một số giảipháp nhằm nâng cao việc quản lý các dự án DTXD

Lại Thị Duyên, 2017 Nang cao hiệu quả công tác quản lý dự án sử dụng

vốn ngân sách trên địa bàn quận Hà Đông - Hà Nội Luận văn Thạc sĩ TrườngĐại học Kiến Trúc Hà Nội Tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao

hiệu quả công tác QLDA sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn quận Hà Đông trong giai đoạn chuẩn bị dự án và thực hiện dự án Tuy nhiên nội dung Luận văn mới chỉ phân tích một số nội dung cơ bản về cơ sở lý luận, thực trạng công tác

QLDA sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn quận Hà Đông

Nguyễn Dinh Tuấn Vũ, 2019 Hodn thiện công tác quản lý dự án Dau

tu tại Ban Quan ly dự án Đầu tư xáy dung tinh Dong Nai Luan van Thac si Trường Đại hoc Thủy lợi Tac giả chỉ ra rằng, trong qua trình thực hiện các

dự án đầu tư, chất lượng và hiệu quả xây dựng công trình chưa cao là do

những yếu kém trong QLDA đầu tư từ khâu tô chức quản lý, xây dựng quytrình quan lý hoặc thậm chi là chất lượng đội ngũ cán bộ QLDA DTXD

Vũ Thị Quỳnh Hương, 2019 Quản lý du án Đầu tư xây dựng bằng nguồn

vốn NSNN tại Ban Quản lý các dự án Đầu tư xây dựng - Văn phòng Quốc hội.

Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN Tác giả đã làm rõ cơ sở

lý luận về quản lý dự án xây dựng; khái niệm, nội dung quản lý dự án; các tiêuchí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý dự án đầu tư xây dựng bằng

nguồn vốn NSNN Phân tích và đánh giá thực trạng công tác QLDA DTXD tại

Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng - Văn phòng Quốc hội thời gian qua, từ

đó chỉ rõ những thành công, hạn chế và nguyên nhân Đề xuất giải pháp hoản

Trang 17

thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng - Văn phòng Quốc hội trong thời gian tới.

Nguyễn Khắc Mạnh, 2020 Quản lý dự án Đầu tư xây dựng tại Ban

Quản lý dự án Đầu tu xây dựng chuyên ngành của Tổng cục Hải quan Luận

văn Thạc sĩ Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN Tác giả đã hệ thong hóa về

cơ sở lý luận và thực tiễn công tác QLDA DTXD chuyên ngành Phân tíchcông tác QLDA ĐTXD trên cơ sở các nội dung về: lập kế hoạch, tổ chức thực

hiện kế hoạch, nghiệm thu, thanh quyết toán dự án và thanh tra, kiểm tra,

giám sát việc thực hiện dự án Với những nghiên cứu cụ thể thực tiễn, tác giả

đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLDA DTXD tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành của Tổng cục Hải quan.

Nông Thị Thanh Nga, 2020 Hoàn thiện công tác Quản lý dự án Đầu tuxây dựng tại Ban Quản lý dự án Đâu tư và xây dựng Thành phố Bắc Kạn

Luận văn Thạc sĩ Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên Tác giả đã phân tích, đánh giá về thực trạng QLDA DTXD từ

nguồn vốn NSNN trên địa bàn Thành phố Bắc Kan trong giai đoạn từ năm

2017 -2019, từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác QLDA DTXD

tại cho giai đoạn 2020 - 2025.

Phạm Văn Nghĩa, 2021 Tăng cường quản lý các dự án đầu tư bằngnguồn vốn ngân sách nhà nước Tap chi Tài chính, số 748 Kỳ 1 tháng03/2021, trang 116-118 Bài viết nghiên cứu tình hình quản lý các dự án đầu

tư băng nguồn vốn NSNN giai đoạn từ năm 2016-2018 trên địa bàn tỉnh Ninh

Bình, qua đó, đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý các

dự án đầu tư bằng nguồn vốn NSNN.

1.1.2 Khoảng trồng nghiên cứu

Có thé thay rằng, công tác QLDA DTXD là nhằm đảm bảo dự án hoàn

thành đúng thời gian, trong phạm vi ngân sách đã được duyệt, đảm bảo chất

Trang 18

lượng, đạt được mục tiêu cụ thể của dự án và các mục đích đề ra Do vậy, việc quản lý dự án sẽ giúp cho dự án triển khai thực hiện một cách an toàn, ít

rủi ro và đây nhanh tốc độ thực hiện dự án Từ đó, có thể nhận xét về cácnghiên cứu đã công bố nêu trên như sau:

Thứ nhất, mặc dù các nghiên cứu cũng đã đề cập đến một số nội dung

về công tác QLDA DTXD, tuy nhiên một số nội dung, căn cứ trong dé tài của

các tác giả theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật về xây dựng đã hết hiệu lực và sẽ không còn phù hợp trong giai đoạn hiện nay.

Thứ hai, các nghiên cứu về QLDA ĐTXD hầu hết được thực hiện tại

các Ban QLDA chuyên ngành của các Bộ, ngành ở Trung ương vả các Quận,

huyện ở các tinh mà chưa có nghiên cứu nào về QLDA DTXD tại Ban QLDAthuộc cơ sở giáo dục.

Thứ ba, các nghiên cứu hau hết chỉ tiếp cận theo hướng QLDA DTXD tại các Ban QLDA chủ yếu quản lý, sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước

mà chưa nghiên cứu rộng hơn đối với việc quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước gồm cả nguồn vốn vay nước ngoài, nguồn vốn khác,

Thứ tư, các công trình nghiên cứu đã công bố, chưa có công trình nào

dé cập đến vấn đề QLDA ĐTXD tại Ban QLDA Trường DHVN - Dai học Quốc gia Hà Nội.

Từ những khoảng trống ở trên, tác giả có thé xác định đề tài “Quan ly

dự án Đầu tư xây dựng tại Ban Quản lý dự án Trường Đại học Việt Nhật” làmột đề tài mới, chưa được ai nghiên cứu Với góc nhìn theo hướng quản lýkinh tế, trong quá trình thực hiện đề tài, bên cạnh việc kế thừa, chọn lọc

những thành tựu nghiên cứu đã có, tác giả cũng đã nghiên cứu, cập nhật

những vấn dé mới phủ hợp với các quy định hiện hành của Nhà nước, nhất là

những van dé về lý luận và thực tiễn đối với công tác quản lý dự án, từ đó dé

Trang 19

xuất một số giải pháp nhăm hoàn thiện công tác QLDA ĐTXD của Ban

QLDA Trường ĐHVN trong thời gian tới.

1.2 Cơ sở lý luận về quản lý dự án đầu tư xây dựng

12.1 Một số khái niệm cơ bản

1.2.1.1 Dự án

- Theo nghĩa chung nhất, dự án là một lĩnh vực hoạt động đặc thù, một

nhiệm vụ cần phải thực hiện với phương pháp riêng, nguồn lực riêng và theo

một kế hoạch tiễn độ nhằm tạo ra một thực thé mới Dự án là những nỗ lực cóthời hạn nhăm tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất

- Theo Từ điển Bách khoa toàn thư, “dự án” được hiểu là “Điều có ý

định làm” hay “Đặt kế hoạch cho một ý đồ, quá trình hành động” Như vậy,

dự án có khái niệm vừa là ý tưởng, ý đồ, nhu cầu vừa có ý năng động, chuyên

động, hành động.

- Theo tác giả Phan Hồng Giang, 2012 Giáo trình bài giảng môn Quản

ly dự án Trường Dai học Khoa học Xã hội và Nhân văn - DHQGHN Dự án

“là một lĩnh vực hoạt động đặc thù, một nhiệm vụ cần phải thực hiện vớiphương pháp riêng, nguồn lực riêng và theo một kế hoạch tiến độ nhăm tạo ra

một thực thé mới”.

- Theo tác giả Nguyễn Quốc Duy, 2012 Chuyên dé Quản trị dự án.Cục Phát triển doanh nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư Dự án “là một nỗ lực

phức tạp, không thường xuyên, mang tính chất đơn nhất được thực hiện trong

điều kiện ràng buộc nhất định về thời gian, ngân sách, nguồn lực và các tiêuchuẩn chất lượng dé đáp ứng yêu cầu của khách hàng”

- Theo Luật Dau thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 Dự án “bao gồm: chương trình, dự án đầu tư xây dựng mới; dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng các dự án đã đầu tư xây dựng; dự án mua săm tài sản, kể cả thiết bị, máy móc

không cân lap đặt; dự án sửa chữa, nâng cap tài sản, thiệt bị; dự án, dé án quy

Trang 20

hoạch; dự án, đề tài nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật, điều tra cơ bản; các dự án, đề án đầu tư phát triển khác”.

Tóm lại, dự án là một tập hợp các hoạt động, nhiệm vụ được sắp xếp

một cách phù hợp, có liên quan đến nhau được thực hiện bằng những nguồn

lực nhất định trong khoảng thời gian xác định và có thời hạn bắt đầu, kết thúcđược tiến hành nhằm đạt được các mục tiêu dé ra

1.2.1.2 Dự án đầu tư xây dựng

- Theo Từ điển Tiếng Việt, “đầu tư là bỏ công sức, tiền bạc vào việc gì

đó dé có được lợi ích”

- Theo tác giả Nghiêm Văn Dĩnh, 2019 Tổ chức Quản lý thực hiện dự

án Trường Dai học Giao thông Vận tai:

+ Dự án đầu tư “là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dai hạn dé tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định Những dự án đầu tư phải thông qua hoạt động xây dựng mới thực hiện được mục đích đầu tư được gọi là dự án đầu tư xây dựng công trình”.

+ Dự án đầu tư xây dựng công trình “là một tập hợp những đề xuất có

liên quan đến việc bỏ trốn dé xây dung mới, mở rộng hoặc cải tạo những công

trình xây dựng nhăm mục đích duy trì, phát triển, nâng cao chất lượng côngtrình hoặc sản phẩm dịch vụ trong một thời hạn nhất định”

- Theo Bộ Kế hoạch va Dau tư, Ngân hang Phát triển Châu A, 2009.Cam nang hướng dan chuẩn bị và thực hiện dự án nguôn vốn ODA do ADB

tai trợ tại Việt Nam Dự án DTXD công trình “là dự an đầu tư liên quan đến

việc xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằmmục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm,

dịch vụ”.

- Theo Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 Dự án đầu tưxây dựng “là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiễnhành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây

10

Trang 21

dựng nhằm phát triển, duy tri, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm,

dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định”.

Tóm lại, dự án đầu tư xây dựng là một tập hợp các hoạt động có liên quan đến nhau được xác định nhằm đạt được một hoặc một số mục tiêu nhất định, được thực hiện trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định, thông qua việc sử dụng các nguồn lực Theo góc độ quản lý, dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật tư, thiết bị, nhân lực, nhằm tạo

ra sản pham mới hay các kết quả về tài chính, kinh tế - xã hội trong một thời

gian dai.

1.2.1.3 Dự án dau tư xây dựng sử dung nguồn vốn ngân sách Nhà nước

Ngân sách nhà nước “là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được

dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhànước có thầm quyền quyết định dé bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm

vụ cua Nhà nước” hay Vốn NSNN có nghĩa là tat cả các nguồn vốn khác nhau của Nhà nước dựa trên các khoản thu, chi trong quỹ NSNN để dau tư vào một

dự án công nào đó Những khoản thu, chi này của Nhà nước đều được dự toán

và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định dé bảo đảm thực hiện các

chức năng, nhiệm cụ của nhà nước.

Trong thực tế, hoạt động NSNN là hoạt động thu chi tài chính của Nhànước, hoạt động này rất đa dạng và phong phú, được tiến hành hầu hết trêncác lĩnh vực, tác động đến mọi chủ thé KT-XH

Thu ngân sách Nhà nước bao gồm “các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí;

các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước; các khoản đóng góp củacủa các tô chức va cá nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy

định của pháp luật” Chi ngân sách Nhà nước bao gồm “các khoản chi phát

triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của

bộ máy Nhà nước; chi trả nợ của Nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi

11

Trang 22

khác theo quy định của pháp luật” Như vậy, toàn bộ các khoản thuế, phí, lệ

phí và các khoản do Chính phủ vay trong và ngoài nước dé bù đắp bội chi NSNN và các khoản viện trợ của các tô chức nước ngoài là vốn NSNN.

Các hoạt động thu chi của NSNN luôn gắn chặt với quyền lực kinh tế, chính trị của Nhà nước, được Nhà nước tiến hành trên cơ sở những luật lệ nhất định Đăng sau những hoạt động thu chỉ tài chính đó chứa đựng nội dung KT-

XH nhất định và chứa đựng các quan hệ kinh tẾ, quan hệ lợi ích nhất định Trong các quan hệ lợi ích đó, lợi ích quốc gia, lợi ích chung bao giờ cũng được đặt lên hàng đầu và chi phối các mặt lợi ích khác trong thu, chi NSNN.

Quá trình thực hiện thu, chi NSNN nhằm hình thành quỹ tiền tệ của Nhà nước và là quá trình phân phối và phối lại giá trị tổng sản phẩm xã hộiphục vụ cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trên các lĩnhvực, trong từng giai đoạn nhất định Vốn NSNN cho đầu tư XDCB được cân đối trong dự toán NSNN hằng năm từ các nguồn thu trong nước, nước ngoài

dé cấp phát và cho vay ưu đãi về đầu tu XDCB.

Tom lại, dự án DTXD sử dụng vốn NSNN là dự án được hình thành từ nguồn vốn NSNN nhằm xây dựng, phát triển cơ sở vật chất, kỹ thuật và kết

cau hạ tang KT-XH cho nền kinh tế quốc dân

1.2.1.4 Quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước

Quản lý dự án đầu tư xây dựng là sự tác động liên tục, có tô chức, địnhhướng mục tiêu vào quá trình DTXD (bao gồm công tác chuẩn bị dự án, thựchiện dự án và kết thúc xây dựng công trình của dự án đưa vào khai thác sử

dụng) và các yếu tố đầu tư băng một hệ thống đồng bộ các biện pháp KT-XH,

tổ chức kỹ thuật và các biện pháp khác nhằm đạt được kết quả, hiệu quả đầu

tư và hiệu quả KT-XH cao nhất, trong điều kiện cụ thé xác định trên cơ sở

vận dụng sáng tạo các quy luật khách quan và quy luật đặc thù của DTXD.

12

Trang 23

Mục tiêu cơ ban của QLDA là hoàn thành các công việc theo đúng yêucầu kỹ thuật và chất lượng, trong phạm vi ngân sách, theo kế hoạch và thời

gian cho phép Việc QLDA DTXD được thực hiện nhằm đưa dự án vào khai

thác sử dụng đảm bao chất lượng tốt, tiến độ, chi phí phù hợp, an toàn và hiệu quả Để đạt được mục tiêu này cần phải QLDA ngay từ giai đoạn chuẩn bị

đầu tư cho đến giai đoạn thực hiện dự án

Theo tác giả Từ Quang Phương, 2014 Giáo trình quản lý dự án Nhàxuất Đại học kinh tế Quốc dân Quản lý dự án “là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảmbao cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt

và đạt được các yêu cầu đã định về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm dịch vụ,

bằng những phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép” Quản lý dự án baogôm ba giai đoạn chủ yêu theo sơ đô sau:

Lập kế hoạch

- Thiết lập mục tiêu

- Dự tính nguon luc

- Xây dung kê hoạch.

( Giám sát Điều phối thực hiện

- Do lường kết quả - Bố trí tiến độ thời gian

- So sánh với mục tiêu - Phân phối nguồn lực

- Báo cáo - Phối hợp các hoạt động

- Giải auvét các van đề ) - Khuvén khích đông viên 7

|

(Nguôn Giáo trình Quản lý dự án, Từ Quang Phương (Nhà xuất bản Dai học kinh tế Quốc dân, 2014)

Theo tác giả Nghiêm Văn Dĩnh, 2019 Tổ chức Quản lý thực hiện dự

Hình 1.1 Sơ đồ chu trình quản lý dự án

án Trường Đại học Giao thông Vận tải Quản ly dự án “la tác động quan lý

13

Trang 24

của chủ thể quản lý thông qua quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự ánhoàn thành đúng thời han, trong phạm vi ngân sách được duyệt va đạt đượccác yêu cầu đã định về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm, dịch vụ, bằng những phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép”.

Tóm lại, quản lý dự án là việc áp dụng các kiến thức, kinh nghiệm,công cụ, của chủ thé quản lý thông qua quá trình lập kế hoạch, điều phối

thời gian, sử dụng các nguồn lực nhằm đảm bảo dự án được thực hiện đúng

kế hoạch trong phạm vi ngân sách được duyệt và đưa dự án vào khai thác, sửdụng một cách hiệu quả, kip thời, dap ứng các mục tiêu đặt ra Noi cách khác

QLDA là hoạt động quản trị quá trình hình thành, triển khai và kết thúc dự án,

trong môi trường hoạt động nhất định, với không gian và thời gian xác định.

Quản lý dự án ĐTXD sử dụng vốn NSNN là tập hợp các hoạt động sửdụng nguồn vốn từ NSNN kết hợp với các đầu vào khác dé thực hiện mộtphần công trình, một công trình hay một số công trình xây dựng nhằm mục

dich phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm dịch vụ

trong một thời gian nhất định

1.2.2 Vai trò của quản lý dự án đầu tư sử dụng ngân sách nhà nước

Quản lý dự án có vai trò rất quan trọng, và có ảnh hưởng trực tiếp tới

chất lượng, tiễn độ và kết quả của dự án Cụ thể:

- Nhằm tổ chức, thực hiện các hoạt động của dự án

- Theo dõi tiến độ dự án, đánh giá tình trạng quá trình thực hiện, đảm

bảo dự án đang được triển khai đúng kế hoạch.

- Báo cáo những sai sót, chậm trễ trong quá trình thực hiện công trình

và đưa ra những yêu cầu về biện pháp khắc phục.

- Báo cáo tình hình thực hiện theo yêu cầu và đưa ra những chính sách

đảm bảo chất lượng dự án đúng theo mục tiêu đã đề ra.

14

Trang 25

- Kiểm tra và điều phối về thiết kế, hỗ trợ giải quyết các van dé trong

quá trình thi công các hạng mục công trình của dự án.

- Quản lý về chất lượng, khối lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi

trường, nghiệm thu, thanh toán, hoàn công và quyết toán công trình,

- Phối hợp ban giao các hạng mục công trình dé đưa vào sử dụng

Tóm lại, vai trò của QLDA đầu tư là làm cho mọi hoạt động của từngđơn vị và của toàn thê hệ thống diễn ra một cách đồng bộ, thống nhất trong

quản lý, điều hành giải quyết các công việc của dự án nhằm đạt được mục tiêu của dự án trong khoảng thời gian và nguồn kinh phí được duyệt.

1.2.3 Yêu cầu quản lý doi với dự án đầu tư sử dụng ngân sách nhà nước

Trong QLDA, thông thường các nguyên nhân chính dẫn đến dự án

không đạt được các kết quả như kỳ vọng, dự án không hoàn thành các mục

tiêu đã dé ra là: (i) Việc xác định các mục tiêu dự án không rõ ràng, việc điều

chỉnh mục tiêu là chưa kip thời với tình hình mới; (11) Quan điểm, nhận thức

về dự án không đúng đắn, thiếu sự quan tâm đến hiệu qua dự án, bằng mọi giá

cô gắng nhằm thực hiện mục tiêu, đầu ra của dự án dẫn đến làm tăng chi phí;

(ili) Thiéu su kiém tra, giam sat trong qua trinh chuẩn bị va thực hiện dự ánhoặc sự kiểm tra, giám sát chưa phù hợp gây khó khăn cho việc thực hiện hay

kết quả của việc kiểm tra giám sát không được triển khai, sử dụng; (iv) Nhân

sự của dự án chưa được lựa chọn đúng, việc bố trí nhân sự còn chưa phù hợp với chuyên môn va công việc, ngoai ra nhiều khi còn có sự thay đôi, đặc biệt đối với các cán bộ chủ chốt; (v) Phân công công việc thiếu hợp lý, thiếu cơ

chế quản lý, điều hành thích hợp dẫn đến việc ra quyết định chậm trễ

Theo tác giả Phan Hồng Giang, 2012 Bài giảng môn Quản lý dự án.Truong Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - DHQGHN Yêu cầu quản lý

đối với dự án là: (i) Xác định rõ mục tiêu và tuân thủ các mục tiêu trong suốt

quá trình quản lý dự án; (ii) Phân công rõ trách nhiệm, quyền hạn đến từng bộphận, cá nhân; (11) Lap kế hoạch dự án đảm bảo tính khả thi; (iv) Xác định

15

Trang 26

thời điểm triển khai phù hợp; (v) Tuân thủ nguyên tắc kiểm soát chi phi đầy

đủ, giám sát và kiểm tra định kỳ nhằm đảm bảo dự án luôn triển khai thựchiện theo trong kế hoạch và mục tiêu ban đầu; (vi) Nâng cao hiệu quả công

tác phối hợp với các Bên có liên quan đến dự án Thu thập đầy đủ thông tin từ các Bên đề có nhận định đúng đắn, phù hợp về dự án.

Theo Luật Dau tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/6/2019, yêu cầu

QLDA đầu tư cần đảm bao là: (i) Tuân thủ quy định của pháp luật về quản ly

và sử dụng vốn đầu tư công; (11) Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã

hội, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm của quốc gia và quy hoạch cóliên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch; (iii) Thực hiện đúng

trách nhiệm và quyên hạn của cơ quan quản lý nhà nước, tô chức, cá nhân liên

quan đến quản lý và sử dụng vốn đầu tư công Quản lý việc sử dụng vốn đầu

tư công theo đúng quy định đối với từng nguồn vốn; (iv) Bảo đảm dau tư tập

trung, đồng bộ, chất lượng, tiết kiệm, hiệu quả và khả năng cân đối nguồn lực;

(v) Không dé thất thoát, lãng phi; (vi) Bao đảm công khai, minh bạch trong

hoạt động đầu tư công

Tóm lại, các nguyên tắc sau cần đảm bảo tuân thủ khi QLDA: (i) Xác

định rõ mục tiêu và tuân thủ các mục tiêu trong suốt quá trình QLDA; (ii)

Phân công rõ trách nhiệm, quyền hạn đến từng bộ phận, cá nhân tham gia dự án; (11) Lập kế hoạch thực hiện dự án đảm bảo tính khả thị; (iv) Tuan thủ nguyên tắc kiểm soát chi phí đầy đủ; (v) Giám sát và kiểm tra định kỳ nhằm đảm bảo dự án luôn triển khai thực hiện theo trong kế hoạch và mục tiêu ban đầu; (vi) Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp với các Bên có liên quan dự

án Thu thập đầy đủ thông tin dé có nhận định, đánh giá đúng đắn về các hoạtđộng của dự án.

1.2.4 Đặc điểm quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng ngân sách Nhà nước

Ngân sách nhà nước bao gồm vốn ngân sách trung ương: ngân sách cấptỉnh; ngân sách cấp huyện, thị tran, xã phường Ngân sách được hình thành từ

16

Trang 27

vốn tích lũy của nền kinh tế và được nhà nước duy trì trong kế hoạch ngân sách để cấp cho các đơn vị thực hiện các kế hoạch nhà nước hàng năm, kế hoạch 5 năm và kế hoạch đài hạn Đầu tư các dự án sự nghiệp kinh tế như giao thông, duy tu, bão đưỡng, sửa chữa cầu đường: nông nghiệp, thủy lợi, bão dưỡng các tuyến đê Đầu tư duy tu bảo dưỡng hệ thống đèn chiếu sáng,

vỉa hè, hệ thống cấp thoát nước Đầu tư hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhà

nước, gop vốn cô phan, liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực

cần thiết có sự tham gia của nhà nước theo quy định của pháp luật

Ngoài việc đầu tư vào các lĩnh vực như đã nêu trên, Ngân sách nhà

nước có ý nghĩa quan trọng cho các nguồn vốn khác đề lập các dự án, các quy

hoạch cần thiết để nhân dân và các tổ chức kinh tế khác đưa vốn vào đầu tư

phát triển Hoặc ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần làm đường ngõ xóm,

trường học, nhà trẻ.

Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều bước phát triển tích

cực, trong đó có đóng góp rất lớn từ hoạt động đầu tư bằng vốn NSNN vào

các lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng KT-XH Trong đó, nguồn vốn NSNNchiếm vi trí vô cùng quan trọng trong DTXD cơ sở ha tang, tạo điều kiện chocác khu vực kinh tế phát huy hiệu quả cao

Thực tế cho thấy, quản lý vốn dau tư từ NSNN hiện nay còn nhiều thủ tục rườm rà, có quá nhiều cấp, ngành tham gia quản lý, sự chồng chéo thiếu đồng bộ dẫn đến không đảm bảo hiệu quả và chặt chẽ trong quản lý Đây cũng chính là rào cản lớn ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư dự án Chính vì thế các dự án DTXD sử dụng nguồn vốn NSNN có những đặc điểm riêng biệt.

Thứ nhất, các dự án ĐTXD thường là những dự án lớn, có tầm ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế, tạo ra sự chuyền dịch kinh tế, tạo ra môi trường đầu tư cho các địa phương và quốc gia.

Thứ hai, dự án ĐTXD sử dụng nguồn vốn NSNN là những dự án phi

lợi nhuận hoặc có khả năng thu hồi vốn thấp Chính vì thé rất khó dé thu hút

17

Trang 28

đầu tư từ bên ngoài, do vậy Nhà nước cần phải đầu tư từ nguồn vốn NSNN

nhằm tạo ra một môi trường phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội cho

đất nước.

Thứ ba, bên cạnh những dự án DTXD mà Nhà nước va địa phương kêugọi đầu tư từ nhiều hình thức khác nhau thì trong một số lĩnh vực như Quốc

phòng, an ninh hay các công trình có sự ảnh hưởng lớn đến đời sống KT-XH

của đất nước các thành phần kinh tế khác sẽ không được phép đầu tư.

Thứ tư, chất lượng ban hành hệ thống văn bản pháp luật quản lý nhà

nước các dự án DTXD bằng nguồn vốn NSNN thể hiện trên một số nội dungnhư: hợp pháp, khả thi, hiệu quả.

Thứ năm, chất lượng công tác xây dựng kế hoạch tạo vốn thông quaviệc tăng nguồn thu cho NSNN để thực hiện bố trí, cân đối vốn đủ, kip thời

cho các dự án.

Thứ sáu, chất lượng công tác chuẩn bị dự án: thể hiện việc lập, thẩm

định, phê duyệt dự án ĐTXD công trình đảm bảo phù hợp với các quy định,

rút ngắn thời gian chuan bị; đồng thời đảm bảo chất lượng ở từng khâu

Thứ bảy, chất lượng công tác triển khai quản lý tô chức thực hiện dự án

ĐTXD công trình: lập, thâm định, phê duyệt thiết kế, tổng dự toán; công tác

giải phóng mặt bằng và bố trí tái định cư đảm bảo có mặt bằng sạch nhanh,đáp ứng lợi ich của nhà nước va nhân dân

Thứ tám, công tác đưa dự án vào khai thác, sử dụng và thanh, quyết toán vốn DTXD công trình: thông qua việc đưa dự án vào khai thác sử dụng sớm theo mục tiêu của dự án đã đề ra; công tác tạm ứng, thanh toán, quyết toán vốn DTXD có đảm bảo kịp thời, đúng trình tự, thủ tục quy định hay

không.

Thứ chín, công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát đầu tư của cộng đồng

liên quan đến dự án DTXD công trình: Công tác thanh tra của nhà nước; kiểm

tra định ky, đột xuât của các cơ quan nhà nước; Giám sát của cộng đông dân

18

Trang 29

cư có liên quan dé đánh giá, dự án có được tô chức triển khai theo đúng quyđịnh không.

1.2.5 Chủ thể quản lý, hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng sửdụng ngân sách nhà nước

1.2.5.1 Các chủ thé tham gia quản lý dự án dau tư xdy dựng sử dụng ngânsách nhà nước

Tùy thuộc vào đặc thù, dạng và quy mô của dự án mà trong quá trình tô

chức thực hiện dự án có sự tham gia của nhiều tổ chức và chuyên gia khác

nhau Mỗi tổ chức, chuyên gia có vai trò, chức năng riêng, mức độ tham gia

và trách nhiệm đối với dự án cũng khác nhau Các chủ thể chủ yếu là: Người

có thâm quyền quyết định đầu tư; Chủ đầu tư, Ban QLDA; Nhà tài trợ; các

Nhà thầu; Các tổ chức tai chính,

Ở góc độ này, có thê nói bản chất của chức năng tô chức QLDA là phối

hợp liên kết các chủ thé riêng lẻ thành một hệ thống quản lý Mối quan hệ

giữa các chủ thê với nhau có thê được mô tả như sơ đô dưới đây:

CƠ QUAN QUẢN LÝ

NHÀ NƯỚC VE BAU TƯ

Nha thâu xây lắp

Hình 1.2 Các chủ thể tham gia quản lý dự án đầu tư xây dựng(Nguồn Giáo trình Tổ chức Quản lý thực hiện dự án, Nghiêm Văn

Dĩnh, Trường Đại học Giao thông Vận tải, 2019)

19

Trang 30

1.2.5.2 Hình thức quản lý thực hiện dự án dau tư xây dựng sử dụng ngânsách nhà nước

Căn cứ quy mô, tính chất, nguồn vốn sử dụng và điều kiện thực hiện dự

án đầu tư xây dựng, người quyết định đầu tư quyết định áp dụng một trong các hình thức tô chức quản lý dự án sau:

(i) Ban quan ly dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản ly dự

án đầu tư xây dựng khu vực

- Dự án sử dụng vốn ngân

sách nhà nước

- Dự án theo chuyên ngành sử

- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch

Ủy ban nhân dân cấp huyện.

dụng vốn nhà nước ngoài - Người đại điện có thâm quyền của doanh

ngân sách của tập đoàn kinh

tế, tông công ty nhà nước.

nghiệp nhà nước

Ban quản lý đự án đầu tư xây

dựng chuyên ngành, Ban quản

lý dự án đầu tư xây đựng khu

vực

Hình 1.3 Sơ đồ Ban QLDA ĐTXD chuyên ngành và khu vực

(Nguồn Giáo trình Tổ chức Quản lý thực hiện dự án, Nghiêm Văn

Dĩnh, Trường Đại học Giao thông Vận tải, 2019)

20

Trang 31

(ii) Ban quan ly dự án đầu tư xây dựng một dự án.

- Dự án sử dụng von nhà

nước quy mô nhóm A có

công trình cáp đặc biệt; có áp

dụng công nghệ cao được Bộ Ban quản lý dự án đầu tư

trưởng Bộ Khoa học và công xây dựng một dự án

Dinh, Truong Đại học Giao thông Vận tải, 2019)

(iii) Tổ chức tư van quản lý dự án

Thực hiện một, một số hoặc toàn bộ

công việc quản lý thực hiện dự án

Hình 1.5 Sơ đồ tổ chức Tư van quản lý dự án (Nguồn Giáo trình Tổ chức Quan lý thực hiện dự an, Nghiêm Van

Dinh, Truong Đại học Giao thông Vận tải, 2019)

21

Trang 32

(iv) Chủ đầu tư sử dụng bộ máy chuyên môn trực thuộc quan lý dự án.

Giao nhiệm vụ

- Các dự án cải tạo, sửa chữa

quy mô nhỏ

- Dự án có sự tham gia của

đủ điều kiện năng lực dé quản lý

thực hiện dự án.

Hình 1.6 Sơ đồ Chủ dau tư trực tiếp quản lý dự án (Nguồn Giáo trình Tổ chức Quản lý thực hiện dự án, Nghiêm VănDĩnh, Trường Đại học Giao thông Vận tải, 2019)

1.2.6 Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản lý dự án sửdụng ngân sách Nhà nước

1.2.6.1 Lập kế hoạch von và kế hoạch tiến độ thực hiện dự án

* Lập kế hoạch vốn cho dự ánMột trong những nguyên nhân ảnh hưởng tiễn độ giải ngân của dự án là

do phải điều chỉnh dự án nhiều lần cũng như số vốn được giao không đúng kế

hoạch Do vậy, khi lập kế hoạch vốn cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Việc xây dựng kế hoạch vốn phải phù hợp với kế hoạch thực hiện,đảm bảo bám sát mục tiêu và tiễn độ của dự án

- Xác định rõ mục tiêu, thứ tự ưu tiên trong kế hoạch đầu tư đảm bảo

phù hợp với kế hoạch dau tư và khả năng cân đối các nguồn vốn cho dự án

- Phù hợp với khả năng thực hiện và tiến độ giải ngân của từng hạng

mục công việc, từng dự án cụ thể.

- Việc lập kế hoạch và phân bổ vốn đối với các dự án đảm bảo tuân thủ

theo thứ tự ưu tiên như sau:

22

Trang 33

+ Bố trí vốn dé thu hồi các khoản vốn ứng trước.

+ Bồ trí vốn cho các dự án đã hoàn thành và đã bàn giao đưa vào sử

* Lập kế hoạch tiễn độ thực hiện dự án

Kế hoạch tiến độ thực hiện dự án “là kế hoạch thực hiện các hoạt động

xây dựng bằng những công nghệ xây dựng, kỹ thuật xây dựng và biện pháp tô

chức thích hợp nhằm hoàn thành công trình với chất lượng tốt nhất, chi phí hợp ly

trong thời hạn cho phép, đảm bảo an toan lao động và vệ sinh môi trường”.

Lập kế hoạch tiến độ “là việc tổ chức dự án theo một trình tự logic, xác định những công việc cần làm, nguồn lực thực hiện và thời gian làm những

công việc đó nhằm hoàn thành tốt mục tiêu đã xác định của dự án Lập kếhoạch tiến độ là việc chi tiết hóa những mục tiêu của dự án thành các công

việc cụ thé và hoạch định một chương trình dé thực hiện các công việc đó”.

Trước khi triển khai thực hiện các hạng mục hoặc một sỐ hạng mụccông trình của dự án, thì công trình phải được lập tiến độ thi công xây dựng.Tiến độ công trình phải phù hợp với tông tiến độ của dự án đã được duyệt

Đối với công trình xây dựng có quy mô lớn và thời gian thi công kéo

dài thì tiến độ xây dựng công trình phải được lập cho từng giai đoạn, tháng,

quí, năm Nhà thầu thi công xây dựng công trình có nghĩa vụ lập tiến độ thicông xây dựng chỉ tiết, bố trí xen kẽ kết hợp các hạng mục công việc cần thựchiện nhưng phải đảm bảo phủ hợp với tong tiến độ của dự án

23

Trang 34

Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, tư vấn thiết kế, tư vẫn giám sátthi công xây dung và các bên có liên quan có trách nhiệm theo dõi, giám sát

tiến độ thi công xây dựng công trình và điều chỉnh tiến độ trong trường hợp

tiến độ thi công xây dựng ở một số giai đoạn kéo dài nhưng không được làm ảnh hưởng đến tổng tiễn độ của dự án.

Trường hợp xét thấy tiễn độ thi công xây dựng tổng thé của công trình

bị kéo dài thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư quyết định điềuchỉnh tiễn độ tổng thé

1.2.6.2 Công tác đấu thầu lựa chọn nhà thầu

Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu dé ký kết và thực hiện hợpđồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây

lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo

hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảmcạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tẾ

Nói một cách đơn giản, đấu thầu là quá trình chủ đầu tư hoặc bên mời

thầu lựa chọn nhà thầu (hoặc nhà đầu tư) đáp ứng các yêu cầu của mình.

Trong đó, bên mua sẽ tổ chức đấu thầu dé bên bán (các nhà thầu, nhà đầu tư)

cạnh tranh nhau Mục tiêu của Bên mua là có được các hàng hóa và dịch vụthỏa mãn các yêu cầu của mình về kĩ thuật, chất lượng và chi phí thấp nhất.

Mục đích của nhà thầu, nhà đầu tư là giành được quyền cung cấp mua hànghóa, dịch vụ đó với giá hợp lý và đảm bảo mức lợi nhuận cao nhất có thê.Như vậy, bản chất của đấu thầu đã được xã hội thừa nhận như một sự cạnhtranh lành mạnh dé được thực hiện một việc nào đó, một yêu cầu nào đó

Việc lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng nhằm chọn được nhà thầu có đủ điều kiện năng lực dé cung cấp sản phẩm, dich vụ xây dựng phù hợp, có giá dự thầu hợp lý, đáp ứng được yêu cầu của Chủ đầu tư và các mụctiêu của dự án.

24

Trang 35

Trước khi tổ chức đấu thầu, kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải được lập và được cấp có thâm quyền phê duyệt, đăng tải theo đúng quy định của pháp luật về dau thầu Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập cho toàn bộ dự án, dự toán mua săm Trường hợp chưa đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho toàn bộ

dự án, du toán mua sắm thì lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho một hoặc một số

gói thầu dé thực hiện trước Việc phân chia dự án, dự toán mua săm thành cácgói thầu phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện; bảo đảm đồng bộ

của dự án, dự toán mua sắm và quy mô gói thầu hợp lý.

Việc lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng nhằm chọn được nhà

thầu có đủ điều kiện năng lực dé cung cấp sản phẩm, dịch vu, có giá dự thầuhợp lý, đáp ứng được yêu cầu của Chủ đầu tư và các mục tiêu của dự án Tổ

chức lựa chọn nhà thầu có thé được thực hiện theo 2 giai đoạn như sau:

- Giai đoạn sơ tuyển (nếu có): Tùy theo quy mô, tính chất của gói thầu,Chủ đầu tư hoặc bên mời thầu thông báo mời sơ tuyên trên các phương tiệnthông tin đại chúng hoặc gửi thư mời thầu sơ tuyên

- Giai đoạn đấu thầu: Chủ đầu tư hoặc bên mời thầu cung cấp hồ sơ

mời thầu cho các nhà thầu đã vượt qua vòng sơ tuyển (nếu có tổ chức sơ

tuyển) hoặc cung cấp hồ sơ mời thầu cho các nhà thầu có nhu cầu tham dự

thầu theo hình thức trực tiếp (nếu đấu thầu không qua mạng) hoặc trên hệ

thống mạng đấu thầu quốc gia (nếu tô chức đấu thầu qua mạng) Nhà thầu

tham dự thầu phải nộp hồ sơ dự theo đúng yêu cầu của Chủ đầu tư hoặc bênmời thầu

Nguyên tắc đánh giá, lựa chọn nhà thầu trong giai đoạn sơ tuyển, Chủ

đầu tư hoặc bên mời thầu phải kiểm tra sự đáp ứng của nhà thầu đối với các

yêu cầu của gói thầu và lựa chọn phương pháp để đánh giá năng lực về kinhnghiệm, kỹ thuật và khả năng tài chính của nhà thầu tham dự Trong giai đoạndau thầu, Chủ đầu tư hoặc bên mời thầu phải xem xét khả năng cung cấp các

25

Trang 36

sản phẩm, dịch vụ của nhà thầu trên cơ sở đánh giá đồng thời các tiêu chí như

tiến độ thực hiện, giá dự thầu và tiêu chuẩn của sản phẩm, dịch vụ, các điều

kiện hợp đồng và các điều kiện khác do nhà thầu đề xuất nhằm đạt được mục

tiêu đầu tư và hiệu quả của dự án Nhà thầu được lựa chọn là nhà thầu có giá

trị thầu hợp lý và mang lại hiệu quả cao nhất cho dự án

Hiện nay, pháp luật về đấu thầu quy định có các hình thức lựa chọn nhà

thầu, nhà đầu tư gồm: đấu thầu rộng rãi; đấu thầu hạn chế; chỉ định thầu; chào

hàng cạnh tranh; mua sắm trực tiếp; tự thực hiện; lựa chọn nhà thầu, nhà đầu

tư trong trường hợp đặc biệt; tham gia thực hiện của cộng đồng.

1.2.6.3 Công tác quản lý chất lượng các gói thầu

* Các gói thdu tư van:

Quản lý chất lượng công trình xây dựng là hoạt động quản lý của cácchủ thê tham gia các hoạt động xây dựng trong quá trình chuẩn bị, thực hiệnđầu tư và khai thác, sử dụng công trình nhằm đảm bảo chất lượng và an toàn

của công trình Quản lý chất lượng công tác thiết kế xây dựng là một trong những công việc cần được thực hiện trong công tác quản lý chất lượng công

trình xây dựng.

Các nhà thầu tu van gồm: khảo sát, thiết kế, quản lý dự án, giám sát, thi

nghiệm, kiểm định và các nhà thầu tư van khác Các nhà thầu khi tham gia

hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định, chịu trách

nhiệm trực tiếp, toàn diện về chất lượng và an toàn đối với các công việc do

mình thực hiện trước pháp luật, trước chủ đầu tư và trước nhà thầu chính trong trường hợp là nhà thầu phụ Nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm trước

chủ đầu tư về các công việc do nhà thầu phụ thực hiện

* Các gói thấu xây dựng:

Chất lượng công trình xây dựng là những yêu cầu tổng hợp đối với đặctính an toàn, mỹ quan, kinh tế của công trình phù hợp với quy chuẩn xây

26

Trang 37

dựng, tiêu chuẩn xây dựng, cấp công trình, hợp đồng kinh tế và các quy định

pháp luật hiện hành của Nhà nước.

Quản lý chất lượng công trình xây dựng nhằm đảm bảo cho công trình

đáp ứng tốt nhất các yêu cầu và mục tiêu chất lượng phù hợp với những tiêu chuẩn, thỏa mãn tốt nhất nhu cầu sử dụng Việc quản lý chất lượng bao gồm

nhiều tiêu chí, được thực hiện trong suốt chu kỳ của dự án ĐTXD bắt đầu từ

giai đoạn chuẩn bị dự án cho đến khi kết thúc dự án và đưa vào vận hành,khai thác sử dụng.

Quản lý chất lượng công trình xây dựng gồm nhiều lĩnh vực quản lý trong

đó, chất lượng thi công xây dựng công trình phải được kiểm soát ngay từ giai đoạn mua sắm, sản xuất, chế tạo các sản phẩm xây dựng, vật liệu xây dựng, cầu kiện và thiết bị được sử dụng vào công trình cho tới giai đoạn thi công xây dựng,

chạy thử và nghiệm thu đưa công trình hoàn thành vào sử dụng.

Nhằm đảm bảo cho công trình đáp ứng tốt nhất các yêu cầu và mục tiêu chất lượng phù hợp với những tiêu chuẩn, thỏa mãn tốt nhất nhu cầu sử dụng Khi tổ chức thực hiện dự án, việc quản lý chất lượng công trình xây dựng cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

(i) Chất lượng công trình xây dựng phải được đảm bảo và quản lýxuyên suốt quá trình đầu tư xây dựng và cả giai đoạn khai thác công trình;

(ii) Tất cả các tổ chức, cá nhân các cấp tham gia vào hoạt động đầu tưxây dựng đều có trách nhiệm đảm bảo, quản lý chất lượng công trình;

(iii) Quản ly chất lượng phải được thực hiện thông qua một hệ thốngcác biện pháp kinh tế, công nghệ, tô chức, hành chính và giáo dục, thông quamột cơ chế nhất định và hệ thống các tiêu chuẩn định mức, hệ thống kiểm

soát, các chính sách khuyến khích.

27

Trang 38

1.2.6.4 Công tác nghiệm thu, thanh toán hợp đồng xây dựng

* Nghiệm thu hợp đông xây dựng

Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận băng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu dé thực hiện một phần hay toàn bộ công

việc trong hoạt động DTXD Trong đó: Bên giao thầu là chủ đầu tư hoặc daidiện của chủ đầu tư hoặc tổng thầu hoặc nhà thầu chính; Bên nhận thầu là

tổng thầu hoặc nhà thầu chính khi bên giao thầu là chủ đầu tư, là nhà thầu phụ

khi bên giao thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính Bên nhận thầu cóthé là liên danh các nhà thầu

Nguyên tắc thực hiện hợp đồng xây dựng: Các bên hợp đồng phải thựchiện đúng các cam kết trong hợp đồng về phạm vi công việc, yêu cầu chấtlượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thỏa thuận khác;Trung thực, hợp tác và đúng pháp luật; Không xâm phạm đến lợi ích của Nhànước, cộng đồng và lợi ích hợp pháp của tô chức, cá nhân khác

Trước khi thanh toán hợp đồng cho nhà thầu, phải tiến hành nghiệm thu

chất lượng, sản phẩm công việc nhà thầu đã thực Cu thé:

+ Đối với các gói thầu tư vấn: Bên giao thầu và bên nhận thầu tiến hànhlập biên bản nghiệm thu chất lượng sản phẩm theo từng đợt thanh toán; lậpbiên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành khi nhà thầu đã hoàn thành toàn

bộ các công việc theo hợp đồng đã ký làm cơ sở dé quyết toán hợp đồng

+ Đối với các gói thầu xây dựng: Theo tính chất, trình tự thực hiện

công việc hay điểm dừng thi công, bên giao thầu và bên nhận thầu tiến hành lập các biên bản nghiệm thu gồm: Nghiệm công việc xây dựng; Nghiệm thugiai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng; Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng làm cơ

sở đề thanh toán, quyết toán hợp đồng.

* Thanh toán hợp đông xây dựng Việc thanh toán hợp đồng xây dựng phải phù hợp với loại hợp đồng,

28

Trang 39

giá hợp đồng và các điều kiện trong hợp đồng mà các bên đã ký kết Khi

thanh toán theo các thỏa thuận trong hợp đồng các bên không phải ký phụlục hợp đồng, trừ trường hợp bồ sung công việc chưa có trong hợp đồng

Các bên thỏa thuận trong hợp đồng về số lần thanh toán; giai đoạn, thời

điểm và thời hạn thanh toán; hồ sơ thanh toán và điều kiện thanh toán

Bên giao thầu phải thanh toán đầy đủ (100%) giá trị của từng lần thanh

toán cho bên nhận thầu sau khi đã giảm trừ tiền tạm ứng, tiền bảo hành theo thỏa

thuận trong hợp đồng (nếu có), trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác

Trường hợp trong kỳ thanh toán các bên chưa đủ điều kiện để thanh

toán theo đúng quy định của hợp đồng (chưa có đữ liệu để điều chỉnh giá,

chưa đủ thời gian để xác định chất lượng sản phẩm ) thì có thể tạm thanhtoán Khi đã đủ điều kiện dé xác định giá trị thanh toán thì bên giao thầu phải

thanh toán cho bên nhận thầu theo đúng thỏa thuận trong đồng.

Việc thanh toán các khối lượng phát sinh (ngoài hợp đồng) chưa có đơn

giá trong hợp đồng thực hiện theo các thỏa thuận hợp đồng hoặc thỏa thuận

bổ sung hợp đồng mà các bên đã thống nhất trước khi thực hiện và phải phùhợp với các quy định của pháp luật có liên quan.

Thời hạn thanh toán do các bên thỏa thuận trong hợp đồng phù hợp với quy mô và tính chất của từng hợp đồng.

Hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng do bên nhận thầu lập phù hợp vớitừng loại hợp đồng xây dựng, giá hợp đồng và các thỏa thuận trong hợp đồng

Hồ sơ thanh toán (bao gồm cả biểu mẫu) phải được ghi rõ trong hợp đồng xây dựng và phải được bên giao thầu xác nhận.

Nghiêm cắm bên giao thầu không thanh toán đầy đủ hoặc không đúng

thời hạn theo các thỏa thuận trong hợp đồng cho bên nhận thầu.

1.2.6.5 Công tác giám sát, kiểm tra

Dự án có thể hoan thành đúng kế hoạch, tiễn độ va đảm bảo chất lượng

hay không cũng phụ thuộc nhiều vào sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan,

29

Trang 40

các cấp ngành có liên quan trong việc kiểm tra, giám sát đối với các công trình xây dựng nếu sự phối hợp đó là chặt chẽ, có khoa học thì sẽ là cơ sở vững chắc góp phần tạo nên hiệu quả QLDA ĐTXD.

Nội dung của công tác giám, sát kiểm tra là: kiểm tra việc lựa chọn nhà thầu xây dựng; kiểm tra việc khảo sát xây dựng; kiểm tra việc thi công xây dựng

công trình; kiểm tra các giai đoạn của quá trình đầu tư dự án, nhằm phát hiện

và xử lý kịp thời hiện tượng gây thất thoát, lãng phí trong cả quá trình đầu tư,loại bỏ những khối lượng phát sinh không được duyệt, sai định mức, sai đơn giá,

không đúng chủng loại vật liệu, danh mục thiết bị được duyệt,

Mục đích của kiểm tra, giám sát nhằm phòng ngừa xử lý những viphạm, bao đảm để các cơ quan, tổ chức và cá nhân tuân thủ và chấp hành một

cách chính xác, đầy đủ và nghiêm chỉnh quy định pháp luật Nhà nước Do

vậy các giải pháp (các khuyến nghị, kiến nghị, yêu cầu ) được đưa ra từ hoạtđộng kiểm tra, giám sát không chỉ hướng vào việc xử lý hành vi vi phạm, mà

còn có tác dụng khắc phục các kẽ hở của chính sách, pháp luật, ngăn ngừa tận gốc mam mống phát sinh những vi phạm pháp luật có thể xảy ra.

Dé nâng cao hiệu quả trong DTXD và nham hạn chế tối đa các sai sót,thất thoát, lãng phi trong lĩnh vực DTXD, thì công trình xây dựng phải đượcgiám sát trong quá trình thi công xây dựng Chủ đầu tư được quyền tự thựchiện giám sát thi công xây dựng công trình nếu đủ điều kiện năng lực hoặcthuê tổ chức tư van đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện giám sátmột, một số hoặc toàn bộ công trình, dự án

Nội dung thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình gồm “kiêm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình; kiểm tra

biện pháp thi công xây dựng của nhà thầu; kiểm tra và chấp thuận vật liệu,

cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình; kiểm tra, đôn đốc nhà thầu thi công xây dựng công trình và các nhà thầu khác thực hiện

30

Ngày đăng: 08/10/2024, 03:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w