1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận bảo tồn và phát huy giá trị di tích Đình làng hòa mục

40 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bảo tồn và phát huy giá trị di tích đình làng Hòa Mục
Tác giả Trần Thị Minh Nguyệt
Người hướng dẫn Trịnh Khánh Vân
Trường học ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Chuyên ngành Nhập môn năng lực thông tin
Thể loại Tiểu luận cuối kỳ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 1,74 MB

Cấu trúc

  • A. MỞ ĐẦU (5)
    • 1. Lý do chọn đề tài (5)
      • 2.1. Mục đích nghiên cứu (6)
      • 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu (6)
    • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (6)
      • 3.1. Đối tượng nghiên cứu (6)
      • 3.2. Phạm vi nghiên cứu (6)
    • 4. Tổng quan tài liệu (7)
    • 5. Phương pháp nghiên cứu (8)
    • 6. Đóng góp của luận văn (9)
  • B. NỘI DUNG (9)
  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA BẢO TỒN DI TÍCH VĂN HÓA (9)
    • 1.1. Khái niệm cơ bản (9)
    • 1.2. Mô hình bảo tồn di sản văn hóa (13)
    • 1.3. Một số điểm đặc thù cần chú ý trong việc vận dụng các lý thuyết bảo tồn với di tích của Việt Nam (13)
    • 1.4. Sự kết nối hữu cơ giữa di sản vật thể và phi vật thể (14)
  • CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ ĐÌNH LÀNG HÒA MỤC (15)
    • 2.1. Tổng quan về làng Hòa Mục (15)
    • 2.2. Tổng quan về đình làng (19)
  • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ ĐÌNH LÀNG HÒA MỤC (25)
    • 3.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến bảo tồn và phát huy giá trị đình làng Hòa Mục (25)
    • 3.2. Giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị đình làng Hòa Mục (28)
    • C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (30)
      • I. KẾT LUẬN (30)
      • II. KIẾN NGHỊ (31)
        • 1. Kiến nghị với nhà nước, thành phố (31)
        • 2. Kiến nghị với các nhà chuyên môn (31)
        • 3. Kiến nghị với địa phương (32)
        • 4. Kiến nghị với cộng đồng (33)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................................34 (34)
  • PHỤ LỤC..........................................................................................................................................36 (36)

Nội dung

Việc nghiên cứu về đình làng góp phần tìm hiểu về giá trị của thể loại công trình này và tầm quan trọng của nó trong nền kiến trúc dân gian cũng như ý nghĩa trong văn hóa làng xã Việt Na

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA BẢO TỒN DI TÍCH VĂN HÓA

Khái niệm cơ bản

Văn hóa là lĩnh vực rộng lớn, trong đó DSVH là một bộ phận cấu thành quan trọng hình thành nên bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia Theo Đại từ điển Tiếng Việt, di sản là "Giá trị tinh thần và vật chất của văn hóa thế giới hay một quốc gia, một dân tộc để lại" [53] Ở nước ta, năm 2001 Luật Di sản văn hóa được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2001, thuật ngữ "di sản văn hóa" chính thức được ghi trong văn bản pháp quy cao nhất và được sử dụng phổ biến [13, tr.11] Năm 2009 Luật Di sản văn hóa được sửa đổi, bổ sung một số điều khoản thông qua luật số 32/2009/QH12 ngày 18/6/2009. Theo đó, "Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta" [13, tr.13]

Di sản văn hóa được lưu truyền qua nhiều thế hệ, biểu trưng cho nền văn hóa của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc Theo thời gian và năm tháng do ảnh hưởng của chiến tranh, thiên tai nhiều di tích bị xuống cấp và có nguy cơ mai một Do đó cần có chính sách và giải pháp để bảo tồn, phát huy giá trị của di tích ở nước ta nói chung, Hà Nội nói riêng trong đó có

Di tích lịch sử văn hóa Hòa Mục trong giai đoạn phát triển mới của đất nước một cách hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của làng Hòa Mục.

Di tích là một bộ phận của di sản văn hóa, là thành tố quan trọng và là thông điệp từ quá khứ gửi lại cho các thế hệ mai sau Thuật ngữ "di tích" được nhiều từ điển đề cập đến như:

Theo Đại từ điển Tiếng Việt định nghĩa về di tích; "Di tích là các loại dấu vết của quá khứ, chủ yếu là nơi cư trú và mộ táng của người xưa được khoa học nghiên cứu Theo nghĩa di tích văn hóa thì nó là di sản văn hóa.

1.1.3 Di tích lịch sử văn hóa

Di tích lịch sử văn hóa là tài sản văn hóa vô giá, nguồn sử liệu quý giá cho hậu thế và góp phần làm nên kho tàng văn hóa dân tộc, nhân loại Tuy nhiên, mỗi quốc gia có những quan niệm riêng về di tích lịch sử văn hóa, phản ánh giá trị văn hóa và lịch sử đặc trưng của từng dân tộc.

Trong Hiến chương Vermice - Hiến chương quốc tế về Bảo tồn và Trùng tu di tích và di chỉ, tại Điều 1 có định nghĩa: "Di tích lịch sử không chỉ là một công trình kiến trúc mà còn cả các khu đô thị hoặc nông thôn đó được tìm thấy bằng chứng của một nền văn minh cụ thể, phát triển quan trọng hay một sự kiện lịch sử" [24, tr.12] Khái niệm này không chị áp dụng với những công trình nghệ thuật lớn mà cả với những công trình khiêm tốn đã hội tụ được các ý nghĩa văn hóa của quá khứ. Ở Việt Nam khái niệm di tích theo Từ điển Bách Khoa "Là các loại dấu vết của quá khứ, là đối tượng nghiên cứu của khảo cổ học, sử học Di tích là di sản văn hóa được pháp luật bảo vệ, không ai được tùy tiện dịch chuyển, thay đổi, phá hủy" [25, tr.667).

Trong cuốn Đại từ điển tiếng Việt, DTLSVH được hiểu là "Tổng thể những công trình, địa điểm, đồ vật hoặc tác phẩm, tài liệu có giá trị lịch sử hay giá trị văn hóa được lưu lại"(53, tr.414].

Giáo trình Bảo tồn Di tích lịch sử - văn hóa của Trường Đại học Văn hóa định nghĩa về di tích lịch sử văn hóa: "Là những không gian vật chất cụ thể, khách quan, trong đó chứa đựng các giá trị điển hình lịch sử, do tập thể hoặc cá nhân con người hoạt động sáng tạo ra trong lịch sử để lại" (47, tr.171.)

Trong cuốn Văn bản quản lý nhà nước về di sản văn hóa Luật Di sản văn hóa (năm

2001) có nêu: "Di tích lịch sử văn hóa là những công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học" [13, tr.14 - 15].

Theo giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, di tích được xếp hạng bao gồm: Di tích quốc gia đặc biệt, Di tích quốc gia và Di tích cấp tỉnh Đình Hòa Mục được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 1460 - QĐ/VH ký ngày 28 tháng 6 năm 1996.

Danh từ "đình" có nguồn gốc từ Hán - Nôm, chỉ đơn vị hành chính nhỏ thời Tần Hán Theo công trình nghiên cứu của Lê Ngọc Hải, đình là kiến trúc nhỏ làm từ tre, gỗ, đá, có hình dạng đa dạng như tròn, vuông, lục giác, bát giác, quạt Đình thường được xây dựng ở rừng, vườn, nơi phong cảnh đẹp để du khách ngắm cảnh, thưởng ngoạn và nghỉ ngơi Đình xây bên đường hoặc bên sông nước gọi là "lương đình", "trường đình" Ngoài ra còn có các loại đình như "tỉnh đình", "bị đinh".

Cũng chỉ những kiến trúc nhỏ xây vì sự tiện lợi quần chúng về mặt nghiệp vụ, ví dụ như

“bưu đỉnh", "thư đình"[19, tr.28-29].

Từ điển văn hóa cổ truyền Việt Nam, mục tử Đinh (quán), định nghĩa: Một kiến trúc thuộc dạng quán nghỉ Định hình thành từ khi người Việt khai thác đồng bằng Bắc Bộ. Nhưng dáng dấp khởi nguyên đã mất, chỉ còn để lại hậu thân là những ngôi nhà ba gian nằm giữa ngã ba đường, ngoài cánh đồng quân Trước đây, đình là nơi nghỉ tạm của dân làng khi đi làm đồng hoặc của khách đường xa (trạm) vì thế thường có quán nước Tại kinh đô có Dịch đình để làm nơi tiếp sứ thần ngoại quốc hoặc quan lại địa phương trú khi vào chầu vua [36].

Từ điển Bách khoa, tập 1, mục từ Đình, viết: Công trình kiến trúc công cộng của làng Việt Nam xưa, dùng làm nơi thờ thành hoàng và nơi họp việc làng Có tài liệu cho rằng đình ra đời ở Bắc Bộ đời nhà Trần, lúc đầu dùng làm chỗ nghỉ ngơi của nhà vua khi đi thị sát dân tình, về sau mới dùng làm nơi thờ Thành hoàng [25].

Học gia Nguyễn Đăng Khoa định nghĩa: "Đình là đền thờ Thành hoàng làng - Đinh được xây hơi xa nơi ở - Đình gồm một dãy nhà khá rộng có thể để được bàn thờ Thành hoàng, các đồ tế tự và có thể đủ cho mọi người trong lãng đến hội họp những ngày hội" [27, tr.6-7].

Mô hình bảo tồn di sản văn hóa

Bảo tồn nguyên vẹn là phương pháp bảo tồn sản phẩm quá khứ theo nguyên trạng, được áp dụng chủ yếu trong lĩnh vực văn hóa vật thể Tuy nhiên, phương pháp này lại không phù hợp với văn hóa phi thể, đặc biệt là các lễ hội truyền thống mang giá trị tinh thần, vì không thể bảo tồn nguyên trạng những sản phẩm văn hóa này.

Bảo tồn trên cơ sở thừa kế: bảo tồn những điểm tích cực và sẽ loại bỏ những mặt tiêu cực Nhưng thực tế, rất khó khăn để phân định được đâu là mặt tích cực đâu là mặt hạn chế của yếu tố văn hóa, vốn là khái niệm trừu tượng có tính tương đối Tại Việt Nam, những nhà quản lý áp dụng lý thuyết này thường mắc phải sai lầm khi nhanh chóng vội vàng bỏ phần hội trong các lễ hội, với tư tưởng cho rằng phần hội không cần thiết, nó được coi như “cưới mà không ăn, không xin”.

Quan điểm vừa bảo tồn vừa phát triển của Gregory J Ashworth: quan điểm này chỉ coi trọng vấn đề di sản sống và phải được phát huy những giá trị trong đời sống Nhìn theo quan điểm này, phát triển là nhằm đáp ứng các nhu cầu và đòi hỏi của con người Đây là lý thuyết rất được trọng dụng, là xu thế chủ đạo ở nhiều nơi trên thế giới, nhằm mục đích vừa bảo tồn, vừa phát triển các di sản, phát huy hiệu quả xã hội và văn hóa của di sản Từ đó thu được hiệu quả về kinh tế, đặc biệt là trong du lịch văn hóa đang trên đà phát triển mạnh mẽ.

Một số điểm đặc thù cần chú ý trong việc vận dụng các lý thuyết bảo tồn với di tích của Việt Nam

Không thể phủ nhận được rằng các nền tảng lý thuyết liên quan đến vấn đề di sản, bảo tồn di sản hiện nay trên thế giới có nguồn gốc lịch sử từ Phương Tây, mà cụ thể là Châu Âu Thêm vào đó, trong quá trình đô hộ và chiếm đóng của mình, các tư tưởng và lý thuyết bảo tồn của Phương Tây càng thể hiện rõ nét ở các nước thuộc địa Điểm tích cực của quá trình này là nó đã xây dựng cơ sở lý thuyết về di sản, ý thức bảo tồn di sản được cụ thể hóa cho các nước Châu Á trong đó có Việt Nam Tuy nhiên, đối với lý thuyết bảo tồn vốn dĩ rất linh hoạt trong cách vận dụng cần được áp dụng trên cơ sở hiểu được một số điểm khác biệt của Việt Nam so với phương Tây Cụ thể trong việc sử dụng các vật liệu xây dựng, việc sử dụng gỗ phổ biến trong xây dựng các công trình truyền thống của Việt Nam đồng nghĩa với việc thay thế cấu kiện và đôi khi hạ giải là điều bắt buộc phải làm trong quá trình trùng tu và bảo tồn di tích Điều này xem ra đã vi phạm nghiêm trọng tiêu chí về tính xác thực trong bảo tồn cổ điển của phương Tây khi mà hiện trạng và vị trí của di tích đã bị thay đổi nghiêm trọng Tuy nhiên, đó là cách mà người Việt cổ vẫn làm trong quá trình trùng tu, sửa chữa xưa kia Mặt khác, nó phản ảnh tính linh hoạt, khả năng tháo lắp vốn được coi là một giá trị độc đáo của kiến trúc gỗ Việt Nam Do đó, việc có thể xê dịch vị trí một số cấu kiện sau khi tháo lắp là điều không thể tránh khỏi và điều có thể chấp nhận được sau quá trình tu bổ.

Công tác trùng tu tôn tạo di tích là một phần việc trong công tác bảo tồn di tích vốn dĩ bao hàm ý nghĩa lớn hơn đó là nghiên cứu giữ gìn và phát huy các giá trị của di tích Đối với các nước Châu Á, đôi khi việc giữ gìn được yếu tố vật chất không quan trọng bằng việc giữ được các giá trị được đại diện bởi các yếu tố vật chất đó Điều đó có nghĩa rằng, các giá trị cốt lõi của yếu tố vật chất mất đi thì việc tồn tại của thực thể đó cũng không còn nhiều ý nghĩa Một ví dụ sinh động của yếu tố này là ngôi đền Shinto ở Nhật Bản được xây dựng lại sau mỗi 20 năm Họ quan niệm rằng việc giữ gìn việc xây dựng ngôi đền đó là một cách để giữ lại tính chất của di tích là một thực thể tồn tại được nhờ việc không ngừng quan tâm và sửa chữa nó Do đó, việc gìn giữ một di tích trong mối liên hệ với các hoạt động văn hóa là một yếu tố vô cùng quan trọng trong công tác bảo tồn di tích Có như vật thì di tích mới thực sự là thực thể sống đối với cộng đồng xung quanh.

Nhận ra được sự cần thiết một cơ sở lý thuyết dựa trên các công ước quốc tế thích ứng với điều kiện đặc thù của nước mình, một số nước Châu Á đã đưa ra cho quốc gia mình những định hướng riêng cho công tác bảo tồn di tích Có thể kể ở đây như Trung Quốc,Indonesia, Lào Hay trên cấp độ khu vực có những hội nghị đề cập đến vấn đề bảo tồn của riêng Châu Á Thái Bình Dương, trong đó hiến chương Hội An năm 2006 cũng là một tài liệu đáng chú ý.

Sự kết nối hữu cơ giữa di sản vật thể và phi vật thể

Hội làng là một trong vài hoạt động lớn nhất hàng năm được tổ chức trong đình làng và khu vực lân cận đình làng – thường là một khu đất rộng rãi Đã có nhiều ý kiến khác nhau về cấu trúc của lễ hội nói chung và đình làng nói riêng Một số ý kiến cho rằng có hai phần trong hội làng là phần lễ và phần hội Ý kiến khác cho rằng nếu chia như vậy sẽ không thấy được sự liên hệ hữu cơ giữa phần hành lễ với các hoạt động như trò trơi hoặc cuộc thi trong thời gian lễ hội Theo đó, lễ hội bao gồm ba yếu tố tạo thành: nhân vật thờ phụng, các thành tố hiện hữu và cuối cùng là các thành tố tàng ẩn nhưng hiện hữu trong các thời gian thiêng Ví dụ một số ngôi đình thờ thánh Tản Viên – tức là vị thần núi đại diện cho việc đắp đê trị thủy thì phần trò chơi hoặc hội thi thường liên quan đến nước như là đua thuyền, bắt vịt… Cốt lõi của hoạt động hội làng là thể hiện sự tôn trọng đối với nước – cốt lõi của sự sống ngoài ra còn là một đại diện của thiên nhiên trực tiếp ảnh hưởng đến cuộc sống của nhân dân Do đó, việc thấu hiểu được cấu trúc và giá trị của lễ hội thì việc quản lý ngôi đình sẽ được đặt trong suối nguồn văn hóa và sự hiểu biết của người dân về những giá trị cốt lõi tàng ẩn trong các yếu tố hiện hữu Mặt khác, trong bối cảnh lịch sử đã thay đổi, việc giữ gìn các hội làng cũng cần tôn trọng những gì từ cộng đồng hiện nay sáng tạo được nảy sinh từ nhu cầu thực chất của cộng đồng Có như vậy thì sức sống của các hoạt động lễ hội mới được duy trì Trong công tác bảo tồn ngôi đình làng được xếp hạng di tích kiến trúc quốc gia, việc khảo sát đánh giá tình trạng di tích, các hỏng hóc và sửa chữa đóng vai trò chủ đạo Việc nghiên cứu về kỹ thuật xây dựng, các yếu tố liên quan như cảnh quan(settings), hay sự liên hệ với con người, tác động của di tích đến yếu tố văn hóa xã hội(association) chưa được nghiên cứu một cách thấu đáo.

TỔNG QUAN VỀ ĐÌNH LÀNG HÒA MỤC

Tổng quan về làng Hòa Mục

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Theo thần tích lưu truyền dân gian thì làng được hình thành từ thời Hùng Vương. Vào năm 40 sau Công nguyên, làng từng là nơi diễn ra các trận đánh giữa quân của Hai Bà Trưng với quân Mã Viện (nhà Hán) Có hai nữ tướng của Hai Bà Trưng hy sinh tại đây, được dân làng lập miếu thờ, gọi là miếu Hai Cô Những tư liệu lịch sử cũng ghi chép lại rằng, làng Hòa Mục xưa kia có tên là Kẻ Đáy Trước khi nhà Đường từ Trung Quốc sang đô hộ thì Kẻ Đáy là một ngôi làng chỉ có vài nóc nhà tranh mái lá nằm nép ven bờ Tô giang trầm mặc Đầu thế kỷ thứ VIII, Mai Hắc Đế dẫn quân từ Nghệ An đánh chiếm Tống Bình

(vùng Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên ngày nay).

Quân của Mai Hắc Đế đã đánh đuổi giặc Đường ra khỏi bờ cõi Tuy nhiên, ngay sau đó, nhà Đường đã cử tướng Quách Sở Khách đem theo 10 vạn binh mã đến chiếm lại Tống Bình khiến cho trận chiến ngày càng trở nên đẫm máu Ông Lại Đức Thụ, nguyên là giảng viên Khoa Sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội lần giở những trang tư liệu rồi kể lại cho chúng tôi nghe về trận chiến năm xưa của Mai Hắc Đế: Khi nhà Đường đem quân chiếm lại Tống Bình, Mai Hắc Đế đã giao cho vợ là Phạm Thị Uyển, người huyện Thọ Xương cầm quân đánh trả trên sông Tô Lịch.Lúc này, đường thủy là huyết mạch giao thông quan trọng nhất của cả vùng Quân Đường đã men theo đường thủy, ngược sông Hồng vào khu vực Hồ Tây rồi tiến vào sông Tô Lịch để tấn công quân Mai Hắc Đế ở phía nam thành Tống Bình. Trước tình thế đó, bà Uyển đã bố trí quân phục kích hai bên bờ sông Tô Lịch nhằm ghìm chân quân địch để cho Mai Hắc Đế hành quân vào rừng ẩn nấp Quách Sở Khách dẫn quân rơi vào ổ phục kích của ta Nhưng do lực lượng địch quá đông đã khiến cho cuộc phục kích của bà Uyển thất bại Bà hy sinh, dân làng Kẻ Đáy vớt được xác bà lên chôn cất rồi lập miếu thờ, sau tu bổ dần thành đền Dục Anh.Hai người em trai sinh ba của bà là Phạm Miện và Phạm Huy đều là những võ tướng đi theo Phùng Hưng đánh giặc cứu nước Sau khi mất, dân làng phong cả ba chị em làm thành hoàng, thờ chung trong đền Dục Anh Đến thời kỳ nhà Lý, Kẻ Đáy được đổi thành Trang Nhân Mục Trang Nhân Mục chứng kiến những sự kiện lớn trong lịch sử song cũng ghi dấu những đau thương, ai oán mà có lẽ, lịch sử làng chẳng bao giờ muốn lưu lại.

Theo lời ông Lại Đức Thụ (Nam):

Thời Trần có bà Trịnh Thị Tùng là con một viên quan trong triều, sống ở Nhân Mục Môn (làng Quan Nhân) Lớn lên, bà được tuyển vào cung, làm vợ vua Lê Uy Mục (1505 -

1509) Lúc lên ngôi, Lê Uy Mục giết hại tông thất, giam cầm Lê Oánh là anh em con chú con bác của mình Sau, Lê Oánh trốn thoát, chiêu tập lực lượng ở Tây Đô (Thanh Hóa) rồi tiến về thành Đông Kinh (Hà Nội), bắt vua Lê Uy Mục rồi ép vua phải chết Bà Trịnh Thị Tùng sợ quá, trốn về Hồng Mai rồi thắt cổ tự tử Lê Oánh cho quân về Nhân Mục Môn tìm bà để sát hại nhưng người làng đó lại chỉ sang hướng Trang Nhân Mục Không tìm thấy bà,chúng điên cuồng thảm sát dân làng, chỉ có mấy người chạy thoát phải bỏ đi biệt tích Làng cũng đổi tên thành Nhân Mục Tàn để ghi dấu tích của vụ thảm sát này.

Sau khi oan tình được rửa sạch, triều đình đã ban 16 mẫu đất của Nhân Mục Môn cho làng Hòa Mục Những người con lưu vong trước đây lần lượt hồi hương, trong đó có cụ tổ lục đại của dòng họ Lại Đức Thụ Để xóa đi quá khứ đau thương, làng Nhân Mục Tàn đổi tên thành Hòa Mục Người dân nơi đây chủ yếu sinh sống bằng nghề nông, không có nghề phụ nào khác.

Bây giờ, Hòa Mục đã thành phố, đông đúc Dấu tích xưa của một làng bị mai một dần dà chỉ còn lưu lại trong sử sách và trong cả cuốn gia phả của chi họ ông Thụ Cụ Lai Khắc

Mô (82 tuổi), hậu duệ của một dòng họ lớn và lâu đời ở đây cho biết: “Những ngôi nhà cổ được xây dựng rất tinh tế, nhà được làm hoàn toàn bằng gỗ Hệ thống vì, kèo kết nối toàn bằng chốt, mộng gỗ tháo lắp dễ dàng và được chạm trổ tinh xảo không thua kém các kiến trúc gỗ ở trong hoàng cung triều Nguyễn Đã từng có nhà bảo tàng học đến đây nghiên cứu rồi nói rằng có thể biến làng cổ Hòa Mục thành một bảo tàng dân tộc ngoài trời”.Với những giá trị ấy, có thể thấy rằng, làng cổ Hòa Mục là một làng truyền thống tiêu biểu của đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam.

2.1.2 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

Quận Cầu Giấy nằm ở phía Tây Thành phố Hà Nội, phía Bắc giáp quận Tây Hồ, Bắc

Từ Liêm, phía Nam giáp quận Thanh Xuân, phía Tây giáp quận Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm.

Làng Hòa Mục hiện nay thuộc các tổ dân phố 29, 30, 31 và một phần tổ 32, 37 của phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội Làng được xem là còn giữ gìn khá đầy đủ hệ thống thiết chế văn hóa cổ xưa nhất mà cơn sóng đô thị hóa vẫn không phủ mờ được Có sáu di tích các loại như đình, đền, chùa, miếu, giếng cổ, cổng làng; trong đó có di tích đã được Nhà nước xếp hạng quốc gia như đình ngoài, đình trong (chính là hành cung thờ ba chị em họ Phạm đã có công giúp nước đánh ngoại xâm) và đền thờ Dục Anh, phía Đông giáp quận Đống Đa, quận Ba Đình, quận Tây Hồ.

Quận nằm ở cửa ngõ phía tây nhưng liền kề với quận trung tâm, một trong những khu phát triển chính của thành phố Hà Nội Trong quận có sông Tô Lịch chạy dọc theo chiều dài phía Đông của quận, có các trục đường giao thông vành đai nối thủ đô Hà Nội với sân bay quốc tế Nội Bài và trục đường chính nối trung tâm Hà Nội với chuỗi đô thị vệ tinh Hòa Lạc

Quận Cầu Giấy nằm ở phía Tây-Tây Bắc thủ đô Hà Nội, có vị trí chiến lược trong quá trình phát triển đô thị tại thủ đô Với các trục đường chính như Trần Duy Hưng, Cầu Giấy - Xuân Thủy - 32, quận Cầu Giấy là nơi tập trung nhiều dự án trọng điểm về kinh tế - xã hội, góp phần vào sự phát triển nhanh chóng của khu vực.

Địa hình nơi đây tương đối bằng phẳng, thấp dần về phía nam và tây Đất đai được bồi đắp bởi phù sa sông Hồng và sông Tô Lịch, phù hợp với nhiều loại cây trồng như lúa, rau màu và hoa Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa đã làm mất đi phần lớn diện tích đất nông nghiệp.

Khí hậu mang những đặc trưng của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng Đây là một điều kiện thuận lợi cho đời sống và sản xuất Nhiệt độ trung bình hàng năm của quận vào khoảng 23,9oC Trong đó, nhiệt độ cao nhất là vào tháng 6, trung bình là 29,4 oC và thấp nhất là vào tháng 1, trung bình là 16,9 oC Lượng mưa trung bình hàng năm của Quận là 1577,3 mm Lượng mưa thường cao nhất là vào tháng 7 và tháng 8, tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 12, khoảng 13,29 mm.

2.1.3 Điều kiện kinh tế, văn hóa – xã hội

Kinh tế của làng thuộc quận Cầu Giấy phát triển nhanh và khá toàn diện, tạo được sự chuyển dịch quan trọng về cơ cấu theo đúng định hướng: từ “Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng - thương mại, dịch vụ - nông nghiệp” nay chuyển sang “Dịch vụ - Thương mại và Công nghiệp - Xây dựng”.

Hoạt động văn hóa - thể thao phát triển mạnh mẽ, các nhà văn hóa khang trang được xây dựng ở nhiều địa phương, tổ dân phố đều có nhà họp và sinh hoạt cộng đồng Các hoạt động thể thao quần chúng, thể thao thành tích cao được chú trọng đầu tư Nhiều điểm vui chơi, di tích lịch sử được nâng cấp, cải tạo Khu vui chơi được trang bị thiết bị thể thao ngoài trời, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của người dân Phong trào đền ơn đáp nghĩa và các chính sách xã hội đạt nhiều thành tựu, đảm bảo 100% hộ gia đình có nước sạch, hỗ trợ việc làm cho hàng chục nghìn người.

2.1.4 Bối cảnh bảo tồn của đình làng khu vực Hà Nội hiện nay

Cùng với sự phát triển của lý thuyết bảo tồn di tích, cách thức tiếp cận đến di tích càng ngày trở nên rộng hơn và linh hoạt hơn Di tích không nên bảo tồn bằng cách tách biệt nó ra khỏi tự nhiên và sự phát triển, sự thay đổi và vận động tự nhiên Nói cách khác, bảo tàng hóa di tích là một cách tiếp cận không còn phù hợp nữa Thêm vào đó, công tác bảo tồn không nên còn là công việc riêng của các nhà chuyên môn nữa mà sự tham gia của cộng đồng càng ngày càng đóng vai trò quan trọng tác động lớn đến hiệu quả của công tác bảo tồn di tích

Tổng quan về đình làng

2.2.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển

Trong kiến trúc công cộng làng xã Việt Nam thì đình xuất thiện muộn hơn so với chùa Đình làng là một thiết chế văn hóa tín ngưỡng ra đời từ thời Lê Sơ, đánh dấu bước phát triển của cơ cấu làng xã cổ truyền.Tuy nhiên,đình đã phát triển và dần thay thế chùa đảm nhận vai trò là trung tâm văn hóa làng xã Đình làng khởi dựng sớm nhất từ thế kỷ XVI

[10, tr.44].Tuy nhiên đình làng được xác định niên đại rõ ràng có minh chứng đó là đình Lỗ Hạnh, Hà Bắc(khởi dựng năm 1576 dưới triều nhà Mạc).Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Trần Lâm Biền [9, tr.34], đình có niên đại sớm nhất được biết là đình Thụy Phiêu ở Ba Vì,

Hà Nội, có ghi rõ niên đại đầu cột là năm 1531.

Trong phần đầu cuốn sách “Đình Việt Nam” của tác giả Hà Văn Tấn về nguồn gốc của đình, thời nhà Đinh, ở cố đô Hoa Lư đã có dựng đình cho sứ thần nghỉ chân trước khi vào chầu vua Đến đời Trần, đình với tư cách là trạm nghỉ chân được ghi trong Đại Việt sử kí toàn thư: “Thượng hoàng xuống chiếu rằng, trong nước ta, phàm chỗ nào có đình trạm đều phải tô tượng Phật để thờ Trước là tục nước ta, sau là vì nắng mưa nên làm đình để cho người ta đi đường nghỉ chân, trát vách bằng vôi trắng gọi là đình trạm” Dưới thời nhà Lê, đình làng từng bước phát triển, những người giàu có đã bỏ tiền để làm đình Từ khoảng thế kỷ XV, đình không còn chức năng thờ Phật như trong những thế kỷ trước, mà là nơi thờThành hoàng - những người có công với nước, với dân.

2.2.2 Chức năng và vai trò của đình làng trong đời sống tinh thần Đình cổ truyền là một thiết chế văn hóa - tín ngưỡng tổng hợp, có ba chức năng cơ bản: tín ngưỡng, hành chính và văn hóa Rất khó để xác định chức năng nào có trước, chức năng nào được bổ sung Hơn nữa, ba chức năng đan xen, hòa quyện nhau đến mức khó phân biệt được Các nghiên cứu về đình làng nói chung: Paul Giran (1912), trong Magie et religion annamites (tạm dịch: Ma thuật và tín ngưỡng của người An Nam) cho rằng “Đình là nơi ngự trị của vị Thành hoàng của mỗi làng xã, là trung tâm đời sống tập thể của cộng đồng, là nơi mà kỳ mục dùng làm nơi nhóm họp, hoạch định các vấn đề hành chính tố tụng nội bộ, nơi cử hành các nghi lễ tín ngưỡng” Cụ thể hơn, phân tích về vị trí và chức năng của đình ở vùng Đồng bằng Sông Hồng, Đỗ Văn Rỡ (1997) trong Cội nguồn và truyền thống dân tộc Việt Nam đã viết “Triều đình là đình, là đỉnh chót vót của Nước (Quốc gia), còn đình thần là đỉnh cao nhất của xã, của nền văn minh nông nghiệp, của Viêm Việt (Viêm Việt là dân tộc Việt Nam lúc khởi thủy) Nền văn minh này đặt trên nền tảng gia đình, nhiều gia đình họp thành khu, xóm, ấp và đặt cuối cùng là xã, là làng Bởi vậy có thể nói rằng cái nhà của làng là đình Đình là tiểu triều đình, là triều đình tại xã, là cấp làng để đối với triều đình ở cấp nước ”.

Trong công trình "Góp phần nghiên cứu về một vị Thành hoàng ở An Nam - Lý Phục Man" (1938), tác giả - nghiên cứu viên của Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp - đã tập trung nghiên cứu vị Thành hoàng Lý Phục Man, một nhân vật lịch sử nổi tiếng gắn liền với sự kiện chống quân Nguyên xâm lược Nghiên cứu của tác giả dựa trên các tư liệu Hán văn và sử liệu Việt Nam, cung cấp những thông tin quý giá về cuộc đời, sự nghiệp và công trạng của nhân vật này.

Nguyễn Văn Huyên không chỉ giới thiệu về tục thờ Lý Phục Man mà còn mô tả rất chi tiết về ngôi đình làng Việt Hoặc khái quát hơn nữa, tác giả Kim Định (1971) với Triết lý cái đình đã cho rằng ngôi đình làng của người Việt chính là biểu tượng của nền văn minh, văn hóa dân tộc “Nếu văn minh Ai Cập được biểu hiện bằng Kim Tự Tháp, văn minh Hy Lạp bằng đền thờ Parthéon, thì văn minh Việt Nho được biểu hiện bằng cái đình”. Đối với các học giả Phương Tây, có nhiều nhà nghiên cứu tham gia nghiên cứu đình làng dưới góc độ kiến trúc tôn giáo, như: P Gourow, L Bezaciez, Chẳng hạn, P Gourow nghiên cứu ngôi đình trong tổng thể chung của làng xã vùng châu thổ Bắc Kỳ và đưa ra nhận xét: đình làng có sự thống nhất giữa kiến trúc tôn giáo và kiến trúc riêng tư, không có nguyên tắc khác nhau giữa các ngôi nhà Việt Nam Còn L Bezaciez, nhà nghiên cứu nghệ thuật Việt Nam lâu năm thì lại cho rằng, ngôi đình làng đã trở thành một trong những công trình uy nghiêm nhất trong phong cảnh Việt Nam.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, các công trình nghiên cứu về ngôi đình làng nhiều hơn Điển hình là công trình Mở đầu cho việc nghiên cứu ngôi đình về phương diện Dân tộc học của Lê Văn Hảo Trong công trình nghiên cứu này, chủ đích của tác giả là miêu tả các hoạt động tinh thần ở đình làng và từ đây đưa ra đề cương cho việc nghiên cứu ngôi đình.Trong bài viết “Quanh ngôi đình làng - lịch sử” của Trần Lâm Biền đăng trên tạp chí Nghiên cứu Nghệ thuật số 4 năm 1983, cho rằng: đình làng có khởi nguyên là một nhà công cộng để nghỉ chân (đình trạm) rồi có những ngôi đã trở thành kiến trúc công cộng của làng xã, việc thờ Thành hoàng và kết hợp với sự ra đời của kiến trúc là nơi công bố chính lệnh của triều đình phong kiến được coi là tiền đề của ngôi đình làng về sau.

Như vậy, cội nguồn của đình làng với hai chức năng chính: nơi sinh hoạt cộng đồng và là nơi ban bố chính lệnh của triều đình Đình làng chính thức ra đời nhờ một sự thỏa hiệp giữa dân gian và chính thể Quân chủ Hay trong cuốn Đình Việt Nam do Hà Văn Tấn - Nguyễn Văn Cự chủ biên (1998), cho rằng, “có thể coi đình là một tòa thị chính, một nhà thờ và một nhà văn hóa công cộng của làng xã Việt Nam Ngôi đình là biểu tượng cho cộng đồng làng xã Việt Nam, là yếu tố hữu hình của văn hóa làng Việt Nam”5 Tại Miền Nam có các công trình nghiên cứu của Toan Ánh với Làng xóm Việt Nam, Tín ngưỡng Việt Nam, Hội hè đình đám,Phong tục Việt Nam; Phan Khoang với Việt sử xứ Đàng Trong, Sơn Nam với Lịch sử khẩn hoang miền Nam,

Qua một số nhận định trên, có thể thấy chức năng của ngôi đình trong văn hóa Việt không chỉ đơn giản là nơi thờ cúng Thành hoàng mà còn giữ vai trò cố kết cộng đồng, tính thiêng và tính biểu tượng của một ngôi làng cụ thể Với quan niệm có một thế giới khác tồn tại song song với thế giới con người, đình được coi là nơi ở của những vị thần linh Những vị thần này được tin là có khả năng bảo hộ cho cuộc sống của con người Vì thế, con người phải tỏ lòng biết ơn thần linh qua cách thực hành nghi lễ ở từng lễ hội cụ thể, ước nguyện

“làm sao kéo được các vị thần linh từ trên thượng giới xuống cõi trần gian để sự thờ cúng được dễ dàng hơn để các vị đó gần gũi, dễ thông cảm với người trần thế hơn”

2.2.3 Đặc điểm, giá trị của đình làng

Biến cố lịch sử, nguồn gốc cư dân, trình độ văn hóa, văn hóa bản địa, đã tác động vào sự hình thành, kết cấu, kiến trúc, mô típ trang trí trên ngôi đình Hòa Mục Sau đây là một số yếu tố, đặc điểm và ý nghĩa của kiến trúc đình làng.

Hệ đề tài thực vật:Phổ biến nhất là các mô típ hoa cúc, hoa mai, hoa sen Ý nghĩa:

- Hoa cúc biểu tượng cho những lời chúc tốt đẹp, trường thọ, bền bỉ;

- Hoa mai biểu tượng cho sự may mắn, phúc lành, gân guốc, vững chãi;

- Hoa sen biểu tượng cho đức hạnh và sự hoàn hảo.

Hệ đề tài đồ vật:

Bố cục trang trí đối xứng theo kiểu ô hộc, dễ thấy nhất là cuốn thư ở chính giữa, biểu tượng cho trí tuệ và tài năng Không gian vũ trụ được thể hiện qua hình ảnh vòng thái cực, bát quái hoặc mặt trời, mặt trăng, viên ngọc trong kiểu thức "lưỡng long triều nhật", "lưỡng long triều nguyệt", "lưỡng long tranh châu", tượng trưng cho điềm lành, hạnh phúc, chống lại tà ma và bất hạnh.

Trang trí trên gỗ: Nền nhà, tường vách, bình phong, cổng ngõ, mái cổ diềm, một số vật dụng trang trí hay thiết kế bên trong kiến trúc như khám thờ, bàn linh, trướng, hoành phi được trang trí bằng nhiều kĩ thuật khác nhau như khảm sành sứ, trang trí nề vôi vữa đắp nổi, trang trí bích họa Được sử dụng trong phần nội thất của hệ thống đình làng Hòa Mục Mang ý nghĩa như một thuộc tính quan trọng của ngôn ngữ kiến trúc.

Trang trí trên nền vôi vữa: Nền nhà, tường vách, bình phong, cổng ngõ, mái cổ diềm, một số vật dụng trang trí hay thiết kế bên trong kiến trúc như khám thờ, bàn linh, trướng, hoành phi, bình phong, … được trang trí bằng nhiều kĩ thuật khác nhau như khảm sành sứ, trang trí nề vôi vữa đắp nổi, trang trí bích họa Về ý nghĩa thì những trang trí bằng vôi vữa đã tạo nên nét đặc thù và gây nhiều ấn tượng, thể hiện sự khéo léo của người thợ thủ công liên quan đến cả hai lĩnh vực điêu khắc và hội họa, mang đậm tính chất tâm linh.

2.2.3.2 Giá trị của đình làng

Ngôi đình đã trở thành hình ảnh thân thương, chất chứa bao kỉ niệm và ân tình với người dân làng xã Nó ghi lại những chiến tích anh hùng của nhân dân về cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ quê hương Trên khắp địa bàn thành phố, ngôi đình nào cũng ghi dấu phong trào yêu nước của nhân dân địa phương, từ các cuộc khởi nghĩa đến cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 và các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ Khi chưa xây dựng những cơ quan hành chính, nhà văn hóa cộng đồng thì ngôi đình chính là ngôi nhà chung của làng, là cứ địa của các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, là nơi nuôi giấu, che chở cán bộ cách mạng và bộ đội - những người con ưu tú của quê hương, những con người đã sống, chiến đấu và hy sinh vì đất nước, vì Tổ quốc và tự do của dân tộc.

GIẢI PHÁP NHẰM BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ ĐÌNH LÀNG HÒA MỤC

Những yếu tố ảnh hưởng đến bảo tồn và phát huy giá trị đình làng Hòa Mục

Đình làng vừa mang đặc trưng của công trình kiến trúc cổ truyền, vừa là nơi tổ chức các hoạt động cộng đồng Về ưu điểm, đình làng có cấu trúc gỗ linh hoạt, dễ lắp dựng và sửa chữa, không gian đa năng đáp ứng nhiều hoạt động văn hóa Ngoài giá trị vật lý, đình làng còn có giá trị tinh thần đặc biệt đối với người dân Tuy nhiên, nhược điểm căn bản của đình làng là vật liệu gỗ kém bền, dễ bị côn trùng phá hoại và ảnh hưởng bởi điều kiện khí hậu ẩm.

Một khó khăn khác cho công tác bảo tồn và quản lý di sản đình ở Việt Nam xuất phát từ hệ thống lưu trữ thông tin di tích chưa hiệu quả mà phương pháp xây dựng dựa theo kinh nghiệm và nguyên nhân khách quan chính Những tư liệu khảo sát đầu tiên đối với đình làng được thực hiện bởi người Pháp vào thế kỷ 20, phần còn lại tất cả những hoạt động xây dựng, tu bổ đối với đình làng ở thời gian trước không hề có các hồ sơ kỹ thuật như bản vẽ hay ghi chép chi tiết về kỹ thuật thi công hay mô tả về các thay đổi về kiến trúc Kết quả là hiện nay các kiến thức về kỹ thuật thi công, hay biên niên sử về sự phát triển của từng ngôi đình làng nhìn chung là khá sơ sài khi so sánh với các công trình cổ của phương Tây.

3.1.2 Kinh tế, văn hóa và xã hội

Khi xét đến các yếu tố ngoại cảnh tác động đến công tác bảo tồn và quản lý di sản đình làng, cơ hội và thách thức luôn song hành Trong các cơ hội đối với đình làng, những nhu cầu văn hóa của cộng đồng đem đến cơ hội cho việc thích nghi không gian đình làng với các hoạt động văn hóa mới Bên cạnh đó, không thể phủ nhận được rằng chương trình mục tiêu văn hóa quốc gia về chống xuống cấp các di tích văn hóa là một cơ hội để nâng cao ý thức của xã hội về tầm quan trọng của bảo tồn di sản nói chung và đình làng nói riêng nhằm mục tiêu phát triển bền vững Bên cạnh những cơ hội đó, thách thức đối với công tác bảo tồn đình làng là không hề nhỏ, trong đó sự thay đổi của kinh tế – xã hội là một yếu tố then chốt dẫn đến sự quên lãng và suy giảm các chức năng truyền thống của đình làng.

Trước đây, việc trùng tu, sửa chữa và gìn giữ ngôi đình làng đều dựa trên những đóng góp của người dân địa phương những người nhận thấy lợi ích trực tiếp từ các hoạt động cộng đồng diễn ra ở ngôi đình làng hoặc vẫn còn những mối liên hệ tinh thần đối với ngôi đình. Như vậy, động lực của các sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động gìn giữ đình làng là lợi ích mà ngôi đình đem lại thông qua các hoạt động diễn ra ở đây Khi các hoạt động ở đình làng bị mai một đồng nghĩa với các động lực này cũng mất dần đi.

Ngày nay, một trong những bài học đầu tiên của nền kinh tế thị trường đó là sự tự trị, tự cấp tự túc đồng nghĩa với đói nghèo Kết quả là các chức năng chính của đình làng hiện nay chỉ gói gọn trong một vài lễ hội trong năm còn phần lớn thời gian là đóng cửa – đối với đình có kiến trúc khép kín hoặc để mở và không có bóng dáng các hoạt động nào Có một điểm đáng chú ý ở đây đó là cơ hội của việc đưa các chức năng mới vào trong ngôi đình làng truyền thống dường như chưa được quan tâm đúng mức Một mặt khi các chức năng truyền thống như hội họp đã biến mất, mặt khác những nhu cầu mới của xã hội chưa được nghiên cứu để đưa vào cho ngôi đình Điều đó đã dẫn đến một thách thức chung đối với nhiều ngôi đình đó là sự suy giảm các chức năng truyền thống cũng như mối liên hệ giữa người dân địa phương và đình làng càng trở nên mờ nhạt Khái niệm chuyển đổi chức năng sử dụng (transformation) hay thích nghi (adaptation) đình làng trong hoàn cảnh xã hội mới ít được nhắc đến trong các đồ án bảo tồn Thay vào đó, các dự án bảo tồn nói chung và đình làng nói riêng vẫn chú trọng vào các yếu tố vật chất mà chưa quan tâm đến các yếu tố phi vật chất của đình làng.

Hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý di sản còn nhiều hạn chế và vốn ngân sách hạn hẹp cho việc trùng tu bảo tồn cũng là những thách thức không nhỏ Hiện nay, cơ sở dữ liệu của các di tích chưa được số hóa dẫn đến việc tiếp cận các thông tin di tích bao gồm cả di tích đình làng là rất hạn chế Bên cạnh đó, khi chưa được số hóa các thông tin di tích thì khả năng cập nhật tình trạng của di tích thường xuyên là rất khó Khi mà tình trạng của di tích không được cập nhật thường xuyên thì việc bỏ sót các di tích xuống cấp trầm trọng là rất dễ xảy ra Ngoài ra, khi không có một hệ thống dữ liệu số về các di sản thì việc đánh giá và so sánh sự cần thiết đầu tư giữa các di sản là rất khó khăn và dễ dẫn đến việc phân bổ nguồn vốn không hiệu quả trong công tác trùng tu bảo tồn di sản nói chung và đình làng nói riêng.

Giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị đình làng Hòa Mục

3.2.1 Bù đắp các chức năng đã biến mất cho đình làng và sự tham gia của cộng đồng trong bảo tồn di tích đình làng

Sự tham gia của cộng đồng trong bảo tồn di sản đảm bảo tính xã hội và giảm áp lực tài chính cho nhà nước Người dân địa phương đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và giám sát di tích, đặc biệt là chống lại các tác động tiêu cực của yếu tố con người Mối liên hệ chặt chẽ giữa cộng đồng với di sản, ví dụ như đình làng, phản ánh giá trị xã hội đặc biệt trong văn hóa Việt Nam và Châu Á.

Việc bổ sung các hoạt động ở đình làng là cách hiệu quả để khôi phục lại mối liên kết chặt chẽ giữa người dân và di sản Trước hết phải khẳng định rằng không gian linh hoạt của đình làng đem đến một tiềm năng rất lớn cho rất nhiều hoạt động như hội họp, các hoạt động văn hóa văn nghệ, thi đấu thể thao Thêm vào đó, các chức năng mới như không gian triển lãm văn hóa, sân chơi cho trẻ em, tổ chức các buổi học tập dã ngoại cho trẻ em ở đình làng là những phương án vừa nâng cao hiểu biết và sự tự hào của người dân với đình làng vừa đáp ứng được những nhu cầu thực tế từ địa phương Hiện nay, còn thiếu vắng các giải pháp khôi phục và bổ sung các hoạt động ở đình làng Các bài học từ việc bảo tồn các nhà thờ cổ của phương Tây thì việc chuyển đổi mục đích sử dụng cũng là một yếu tố cần tính đến nhằm đảm bảo các công trình có được nguồn kinh phí cho công tác trùng tu và bảo tồn cũng như đảm bảo rằng công chúng được tiếp tục tham quan và tiếp cận với công trình. Những công trình cổ bị phá đi xây mới là những ví dụ đau xót về cách ứng xử không phù hợp với di sản, tuy nhiên mặt khác cũng không nên cứng nhắc trong tư duy bảo tồn là đơn thuần giữ gìn nguyên trạng Thay vào đó, cách ứng xử linh hoạt nhằm giữ gìn được các giá trị của di sản trong bối cảnh phát triển là điều cần thiết đối với các ngôi đình hiện nay.

3.2.2 Xây dựng lực lượng có chuyên môn trong công tác bảo tồn di tích đình

Trong công tác bảo tồn và quản lý di tích nói chung và đình làng nói riêng, lực lượng có chuyên môn đóng vai trò quan trọng Người nắm được nguyên tắc bảo tồn sẽ là đóng vai trò như kiến trúc sư trưởng trong việc kết nối các chuyên gia trên nhiều lĩnh vực tham gia vào dự án bảo tồn và quản lý di tích Điều đó dẫn đến sự cần thiết các chương trình đào tạo nhân lực về bảo tồn ở Việt Nam Tham khảo một số trường Đại học tại một số nước như Bỉ, Anh và Đức thì chương trình đào tạo về bảo tồn thường nằm ở cấp độ cao học Điều đó nhằm hướng đến việc những người tham gia khóa học đã có những kiến thức cần thiết ở các lĩnh vực như kiến trúc, lịch sử, khảo cổ… trước khi nắm được các nguyên tắc bảo tồn Đây có thể coi là một hướng đi đáng tham khảo cho các cơ sở đào tạo ở Việt Nam như Trường Đại học Kiến trúc, Trường Đại học Xây dựng.

3.2.3 Nghiên cứu phát triển quy hoạch không gian làng xã Việt Nam cần đi trước việc bảo tồn di tích đình làng

Không gian làng xã Việt Nam hiện chưa nhận được sự quan tâm tương xứng đối với quy mô và số lượng Trong khi đó làng xã là đơn vị gắn kết nhất đối với các ngôi đình làng, cách thức tiếp cận trong bảo tồn đương đại đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về không gian làng xã để đạt được kết quả cao nhất trong bảo tồn đình làng Mặc dù trong quy hoạch, các di tích luôn được đánh dấu và yêu cầu được tôn trọng, tuy nhiên việc hiểu được giá trị không gian làng Việt một cách thấu đáo thì không phải dự án nào cũng làm được Tại Trung Quốc,quốc gia này đã đưa ra được văn bản đề xuất đến các nguyên tắc ứng xử đối với không gian cảnh quan làng cổ, trong đó thừa nhận những giá trị làng xã nông thôn Đây có thể là một bước đi cần tham khảo của đất nước có ít nhiều tương đồng với Việt Nam.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Công trình tín ngưỡng-tôn giáo nói chung và công trình đình làng nói riêng là những di sản văn hóa vô cùng quý báu của dân tộc Đình làng đã đi sâu vào tiềm thức của con người Việt nó có vai trò và chức năng rất quan trọng trong đời sống cộng đồng làng xã Việt Nam Đình làng mang những đặc điểm và giá trị kiến trúc to lớn, tuy nhiên vì là công trình cổ và quá trình phát triển đô thị hiện nay đang diễn ra với tốc độ chóng nhanh, đình làng không tránh khỏi bị hư hỏng, xâm phạm và có nguy cơ không giữ được nguyên vẹn các đặc điểm cũng như giá trị vốn có Làng cổ Hòa Mục là địa điểm lịch sử mang trong mình nhiều giá trị: Văn hóa, lịch sử, kiến trúc…Đình làng Hòa Mục là một thành phần không thể tách rời của hệ thống di tích làng cổ Hòa Mục, khu di tích văn hóa làng cổ Hà Nội Công tác bảo tồn và phát huy giá trị kiến trúc đình làng Hòa Mục chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố và những khó khăn thách thức Tuy nhiên việc nghiên cứu về đình làng Hòa Mục là việc làm cần thiết để bảo tồn và phát huy giá trị làng cổ Hòa Mục nói chung và di tích đình làng Hòa Mục này nói riêng Và việc nghiên cứu này cần dựa trên những căn cứ pháp lý của nhà nước, các hiến chương quốc tế về bảo tồn di sản, các lý thuyết bảo tồn và đúc kết những kinh nghiệm quý báu trong và ngoài nước Công tác bảo tồn và phát huy giá trị kiến trúc đình làng Hòa Mục với những định hướng và nguyên tắc thống nhất, có lập trường sẽ đưa ra được giải pháp cụ thể đúng đắn để công việc này được thực hiện tốt nhất, có hiệu quả nhất. Để duy trì và phát huy giá trị các di tích đình làng Hòa Mục cần triền khai đồng bộ các giải pháp về tổ chức không gian, kiến trúc, kỹ thuật hạ tầng cũng quản lý khai thác sử dụng công trình có hiệu quả.

Một số vấn đề trong công tác bảo tồn đình làng thường thấy là sự thiếu kết nối giữa ngôi đình và tính nguyên gốc của bối cảnh bảo tồn Yếu tố nguyên gốc này cần được nhìn nhận trong sự biến đổi không ngừng và cũng cần được xem xét đến trong việc bảo tồn đình làng Thiếu nguồn lực tài chính và cách tiếp cận quá chú trọng vào yếu tố vật chất của đình làng là hai trong số những nguyên nhân dẫn đến giảm hiệu quả trong công tác bảo tồn đình làng Một vài nhóm giải pháp nhằm cải thiện công tác bảo tồn và quản lý di tích có thể kể đến ở đây là việc tiêu chuẩn hóa thông tin về di tích nhằm nâng cao chất lượng quản lý, đầu tư trọng điểm cho di tích và nâng cao hiểu biết của người dân về di tích Phục hồi sức sống cho đình làng thông qua việc bổ sung các chức năng hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng cũng là một nhóm giải pháp quan trọng nhằm tăng cường sự tham gia của người dân trong công tác bảo tồn đình làng cũng như gìn giữ giá trị xã hội của đình làng Ngoài ra việc xây dựng lực lượng chuyên môn của ngành bảo tồn là một giải pháp cần sự tham gia của các cơ sở đào tạo chuyên ngành kiến trúc, văn hóa ở Việt Nam.

1 Kiến nghị với nhà nước, thành phố Để bảo tồn và phát huy giá trị kiến trúc cổ truyền nói chung và kiến trúc đình làng Hòa Mục nói riêng Nhà nước và các cơ quan hữu trách cần có chính sách hợp lý kiên quyết để bảo vệ di tích Đồng thời cần có cơ chế gắn liền quyền lợi trách nhiệm của người dân với di tích để nâng tầm giá trị di tích, và nâng cao ý thức cộng đồng.

Để việc bảo tồn và tôn tạo di tích đạt hiệu quả cao, Nhà nước và các cơ quan hữu trách cần chú trọng lắng nghe và tiếp thu ý kiến đóng góp của các chuyên gia, đồng thời bảo đảm tôn trọng quyền lợi chính đáng của những người có liên hệ đến di tích Điều này không chỉ giúp đưa ra những quyết định thấu đáo, toàn diện mà còn tạo được sự đồng thuận và ủng hộ từ cộng đồng, góp phần gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa quốc gia.

2 Kiến nghị với các nhà chuyên môn

Các nhà chuyên môn: nhà Văn hóa, lịch sử, khảo cổ, kiến trúc, các chuyên gia cần có sự trao đổi, tham khảo, phối hợp với nhau để có những định hướng, giải pháp tối ưu cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích cổ Cần thấy rõ trách nhiệm của mình đối với công trình di tích nói riêng và di sản văn hóa của dân tộc noi chung.

Nhận thức và tuyên truyền Luật Di sản Văn hóa là nhiệm vụ quan trọng nhằm đưa luật này vào đời sống người dân, giúp các cấp chính quyền, ngành chức năng và địa phương hiểu rõ vai trò của mình trong việc bảo vệ di sản văn hóa Đồng thời, đưa Luật Di sản Văn hóa vào chương trình giảng dạy lịch sử văn hóa tại các trường học để bồi đắp thế hệ trẻ tình yêu và ý thức giữ gìn, phát huy di sản văn hóa Từ đó, bảo vệ không chỉ giá trị lịch sử, khoa học của di sản mà còn cả cội nguồn dân tộc, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam.

Kiên trì công tác tuyên truyền, giáo dục, tập huấn về di sản văn hóa và Luật Di sản văn hóa Chú trọng tới đối tượng thanh thiếu niên, triển khai có hiệu quả khẩu hiệu “Di sản nằm trong tay thế hệ trẻ” của UNESCO…

Hoạch định chính sách, tổ chức, quy hoạch và quản lý phát triển: Đảng và Nhà nước cần có những chủ trương nhằm phục hồi để có thể sử dụng, khai thác một cách hợp lý các giá trị của di tích lịch sử - văn hóa Đây hoàn toàn là những chủ trương, chính sách đúng đắn và cần được thực hiện nghiêm túc Không những thế, cần phải có kế hoạch thu hút, khuyến khích đầu tư phát triển và tăng cường liên kết các hoạt động giữa doanh nghiệp du lịch trên địa bàn với địa phương nhằm đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá văn hóa đình làng, đồng thời bảo vệ, trùng tu những ngôi đình bị xuống cấp.

3 Kiến nghị với địa phương Địa phương nơi có di tích cần có trách nhiệm trong việc quản lý và khai thác sử dụng. Tránh các hoạt động có tác động tiêu cực đến di tích Thường xuyên nâng cao ý thức cộng đồng, tăng cường công tác bảo vệ, gìn giữ di tích.

- Thành lập ban quản lý đình làng, xây dựng mô hình quản lý với sự tham gia của cộng đồng nhân dân địa phương.

- Xây dựng các mức thu phí, lệ phí tham quan du lịch đình làng theo quy định của pháp luật.

- Sử dụng nguồn thu trong các hoạt động nghiệp vụ về quản lý di sản văn hóa; tuyên truyền quảng bá, giáo dục về bảo vệ di sản văn hóa; đầu tư xây dựng các công trình phục vụ trực tiếp công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa.

- Quy hoạch phát triển du lịch tại các đình làng theo quan điểm đảm bảo tính tổng thể,đảm bảo cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng nhằm bảo vệ di sản văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng.

- Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực cho việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích, bao gồm đội ngũ quản lý, đội ngũ nghiên cứu về di tích, các kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, kỹ thuật viên, thợ nghề, nghệ nhân, những người làm công tác bảo vệ di tích ở cơ sở.

- Tổ chức các hội nghị mở rộng, mời các doanh nghiệp tham gia nhằm thu hút đầu tư, tăng cường thông tin, tiếp xúc với địa phương.

- Biên soạn và phát hành các ấn phẩm có chất lượng và thông tin chính xác về đình làng.

- Điều phối, kiểm soát các đối tượng khách đến với đình làng, có kế hoạch tổ chức sắp xếp các đoàn khách đến tham quan một cách hợp lý.

- Bổ sung các dịch vụ vận chuyển, các điểm trông giữ xe, các phương tiện và cách thức vận chuyển, lưu thông trong khu vực nội thành.

- Nghiên cứu cơ bản về đặc điểm và giá trị của đình làng, nghiên cứu bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị của di sản văn hóa, đồng thời trao đổi và chuyển giao kinh nghiệm trong công tác trùng tu, bảo vệ di sản văn hóa.

4 Kiến nghị với cộng đồng

Nhân dân sống trong khu vực di tích hay lân cận khu di tích cần thấy rõ trách nhiệm và quyền lợi của mình với việc tồn tại của di tích Có ý thức bảo vệ tránh các hoạt động có ảnh hưởng đến di tích, tôn trọng các quy định của nhà nước, cơ quan quản lý và những ý kiến của các nhà chuyên môn Khách du lịch cần có thái độ ứng xử văn hóa với di tích, có ý thức giữ gìn không làm ảnh hưởng đến di tích. Đối với sinh viên đang học tập và nghiên cứu tại các trường đại học cần:

- Trau dồi kiến thức nói chung, kiến thức về văn hóa đình làng nói riêng cho bản thân để đáp ứng nhu cầu hội nhập;

- Giới thiệu cái hay cái đẹp của văn hóa đình làng thành phố, đặc biệt là những đình làng nổi tiếng của thành phố với bạn bè, sinh viên nước ngoài đến từ Lào, Thái Lan,

Philippines, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, … đang học tập và nghiên cứu tại các trường đại học.

Ngày đăng: 07/10/2024, 14:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Đào Thị Lan Anh (2015), Quản lý di tích lịch sử văn hóa đền – chùa Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan, xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, luận văn tốt nghiệp, chuyên ngành Quản lý văn hóa nghệ thuật, trường Đại học Văn hóa Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đền – chùa Hoàng TháiHậu Ỷ Lan, xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
Tác giả: Đào Thị Lan Anh
Năm: 2015
[2] Trần Lâm Biền (2017), Đình làng Việt (Châu thổ Bắc Bộ), NXB Hồng Đức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đình làng Việt (Châu thổ Bắc Bộ)
Tác giả: Trần Lâm Biền
Nhà XB: NXB Hồng Đức
Năm: 2017
[4] Nguyễn Ngọc Chinh (2016), Nguyễn Thanh Trường, Nguyễn Ngọc Nhật Minh, Bảo tồn, phát triển di tích lịch sử, văn hóa Quảng Nam - Đà Nẵng: Mô hình và giải pháp, NXB Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo tồn, phát triển di tích lịch sử, văn hóa Quảng Nam - Đà Nẵng: Mô hình và giải pháp
Tác giả: Nguyễn Ngọc Chinh
Nhà XB: NXB Đà Nẵng
Năm: 2016
[5] Bạch Thị Dung (2014), Tìm hiểu di tích đình làng Tri Chỉ, khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Bảo tàng học, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu di tích đình làng Tri Chỉ
Tác giả: Bạch Thị Dung
Năm: 2014
[6] Trịnh Minh Đức (2007), Bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, NXB ĐHQG Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa
Tác giả: Trịnh Minh Đức
Nhà XB: NXB ĐHQG
Năm: 2007
[7] Nguyễn Trường Giang (2015), “Một số vấn đề về bảo tồn và quán lý đình làng khu vực Hà Nội”, Tạp chí Khoa học công nghệ Xây dựng – Trường Đại học Xây dựng số 26/11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về bảo tồn và quán lý đình làngkhu vực Hà Nội”, "Tạp chí Khoa học công nghệ Xây dựng – Trường Đại học Xây dựng
Tác giả: Nguyễn Trường Giang
Năm: 2015
[8] Lê Ngọc Hải (2018), Quản lý di tích lịch sử văn hóa đình Phùng Khoang, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội, luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành Quản lý văn hóa, trường Đại học Sư Phạm Nghệ thuật Trung ương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đình Phùng Khoang
Tác giả: Lê Ngọc Hải
Năm: 2018
[10] Ngô Thị Hường (2011), “Nghệ thuật trang trí Đình làng Đà Nẵng”, Tạp chí Lịch sử tỉnh Bình Dương, Số 18, trang 23-27 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật trang trí Đình làng Đà Nẵng
Tác giả: Ngô Thị Hường
Năm: 2011
[11] Ngô Thị Hường (2011), “Đình làng Đà Nẵng - Những giá trị cần bảo lưu”, Tạp chí Văn hóa du lịch Đà Nẵng, Số 10, trang 16-18 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đình làng Đà Nẵng - Những giá trị cần bảo lưu”, "Tạpchí Văn hóa du lịch Đà Nẵng
Tác giả: Ngô Thị Hường
Năm: 2011
[16] Phí Thành Phát; Nguyễn Thanh Lợi (2021), “Biến đổi văn hóa đình làng ở Tây Nguyên”, Nghiên cứu Tôn giáo số 7 (211), 103-132 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biến đổi văn hóa đình làng ở TâyNguyên"”, Nghiên cứu Tôn giáo
Tác giả: Phí Thành Phát; Nguyễn Thanh Lợi
Năm: 2021
[17] Hà Văn Tấn; Nguyễn Văn Kự (2014), Đình Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đình Việt Nam
Tác giả: Hà Văn Tấn; Nguyễn Văn Kự
Nhà XB: NXB Khoa học Xã hội
Năm: 2014
[18] Lưu Trần Tiêu (2002), Một số vấn đề về di tích lịch sử văn hóa, NXB Văn hóa dân tộc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về di tích lịch sử văn hóa
Tác giả: Lưu Trần Tiêu
Nhà XB: NXB Văn hóadân tộc
Năm: 2002
[19] Hồ Tấn Tuấn; Lê Xuân Thông; Đinh Thị Toan (2012), Đình làng Đà Nẵng, NXB Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đình làng Đà Nẵng
Tác giả: Hồ Tấn Tuấn; Lê Xuân Thông; Đinh Thị Toan
Nhà XB: NXB Đà Nẵng
Năm: 2012
[20] Tân Việt (2014), 100 điều nên biết về phong tục Việt Nam, NXB Văn hóa Dân tộc Sách, tạp chí
Tiêu đề: 100 điều nên biết về phong tục Việt Nam
Tác giả: Tân Việt
Nhà XB: NXB Văn hóa Dântộc
Năm: 2014
[21] Trần Thị Hồng Yến (2013), Biến đổi về xã hội và văn hóa ở các làng quê trong quá trình đô thị hóa tại Hà Nội, NXB Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biến đổi về xã hội và văn hóa ở các làng quê trongquá trình đô thị hóa tại Hà Nội
Tác giả: Trần Thị Hồng Yến
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2013
[3] Nguyễn Việt Chinh (2012), Biến đổi văn hóa tổ chức đời sống làng nghề giầy da Phú Yên, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, luận văn tốt nghiệp, chuyên ngành Văn hóa học, trường Đại học Văn hóa Hà Nội Khác
[9] Trương Minh Hùng (2017), Quản lý di tích lịch sử văn hóa đình Giàn, phường Xuân Đỉnh, quân Bắc Từ Liêm, Hà Nội, luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành Quản lý văn hóa, trường Đại học Sư Phạm Nghệ thuật Trung ương Khác
[12] Ngô Thị Hường (2011), Đình làng Đà Nẵng dưới góc nhìn ý nghĩa và biểu trưng, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Cán bộ trẻ các trường đại học sư phạm toàn quốc, Hà Nội, trang 215-219 Khác
[14] Nguyễn Phương Loan (2017), Quản lý di tích lịch sử văn hóa đình – đền Kim Liên, phường Phương Liên, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành Quản lý văn hóa, trường Đại học Sư Phạm Nghệ thuật Trung ương Khác
[15] Vũ Ngọc Minh (2011),Bảo tồn và phát huy giá trị các di tích đình làng khu vực Cổ Loa, Đông Anh, luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Kiến trúc, Trường đại học Kiến trúc Hà Nội Khác
w