1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận vấn Đề làm thêm của sinh viên k68 xã hội học, trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia hà nội

22 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vấn đề làm thêm của sinh viên K68 Xã hội học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN
Tác giả Phan Thị Thu Hà
Người hướng dẫn Trịnh Khánh Vân
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Xã hội học
Thể loại Bài tiểu luận cuối kỳ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 631,02 KB

Nội dung

Xuất phát từ tìm hiểu thực trạng cũng như những lợi ích vàmặt trái của đi làm thêm, tôi đề xuất một số giải pháp để việc đi làm thêm có hiệu quảhơn, hạn chế ảnh hưởng đến kết quả học tập

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA…

-o0o -BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

VẤN ĐỀ LÀM THÊM THÊM CỦA SINH VIÊN K68 XÃ HỘI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN

VĂN - ĐHQGHN

Họ và tên: Phan Thị Thu Hà

Mã sinh viên: 23032180 Lớp học phần: LIB1050 3 - G408 Giảng viên bộ môn: Trịnh Khánh Vân

Trang 2

VẤN ĐỀ LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN K68 XÃ HỘI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC

KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN - ĐHQGHN

trên toàn quốc (bao gồm cả hệ caođẳng và đại học)

của sinh viên k68 Xã hội hoc trườngĐại học Khoa học xã hội và Nhânvăn

Xã hội hoc trường Đại học Khoa học

xã hội và Nhân văn

Trang 3

II Mục lục

I Bảng mở rộng và thu hẹp đề tài 1

II Mục lục 2

III Mở bài 3

1 Lý do chọn đề tài 3

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3

2.1 Mục đích nghiên cứu 3

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

3.1 Đối tượng nghiên cứu 4

3.2 Phạm vi nghiên cứu 4

4 Câu hỏi nghiên cứu 4

5 Tổng quan nghiên cứu 5

6 Phương pháp nghiên cứu 6

IV Thân bài 6

1 Nội dung 6

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ LÀM THÊM 6

CHƯƠNG 2 TÌM HIỂU VỀ THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA VIỆC LÀM THÊM 8

2.1 Thực trạng đi làm thêm của sinh viên K68 Xã hội học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN 8

2.2 Nguyên nhân đi làm thêm của sinh viên K68 Xã hội học trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN 8

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP ĐƯA RA CHO VẤN ĐỀ LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN K68 XÃ HỘI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN - ĐHQGHN 9

3.1 Những lợi ích của việc làm thêm 9

3.2 Những mặt trái của việc làm thêm 10

3.3 Những giải pháp khắc phục mặt trái của làm thêm 11

a Đối với Nhà trường 11

b Đối với sinh viên 12

c Đối với nhà tuyển dụng 13

2, Phân tích số liệu 13

V Kết luận 19

VI Thảo luận 20

VII, Danh mục tài liệu tham khảo 20

Trang 4

III Mở bài

1 Lý do chọn đề tài

Hiện nay việc sinh viên lựa chọn đi làm thêm song song với việc học tập trênghế nhà trường đã không còn quá xa lạ và mới mẻ, thậm chí nó trở thành một xuhướng đối với các bạn sinh viên Có rất nhiều lựa chọn cho các bạn sinh viên khiquyết định đi làm thêm, chẳng hạn như hình thức làm thêm (làm toàn thời gian, làmtoàn thời gian theo ngày cố định, làm bán thời gian, ), mức lương, loại hình côngviệc (phục vụ, gia sư, bán hàng, ) Tùy thuộc vào điều kiện thực tế của mỗi sinh viên

mà có lựa chọn phù hợp với bản thân

Đi làm thêm mang lại cho các bạn sinh viên một số lợi ích nhất định, có thểthấy rõ nhất là tạo thêm nguồn thu nhập cho các bạn sinh viên; giúp trau dồi thêmnhững kinh nghiệm hữu ích cho cuộc sống; mở rộng được thêm các mối quan hệ;

Bên cạnh những lợi ích thì đi làm thêm cũng có những mặt trái của nó Đầutiên, đó chính là việc dễ bị xao nhãng trong việc học tập từ đó khiến kết quả học tậpkhông tốt, thậm chí là tốn thời gian và tiền bạc cho việc học và thi lại Tiếp đó là nguy

cơ đối mặt với lừa đảo và cạm bẫy, nhất là đối với sinh viên năm nhất khi chưa cónhiều kinh nghiệm về cuộc sống xã hội Bên cạnh đó có thể là gặp những tình huống,tai nạn nguy hiểm khi làm việc;

Có nhiều nghiên cứu đã nói về vấn đề làm thêm của sinh viên, tuy nhiên chưa

có nghiên cứu nào nói về vấn đề làm thêm của sinh viên K68 Xã hội học trường Đạihọc Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN, từ đây tôi tiến hành thực hiện đề tài

“ Vấn đề làm thêm của sinh viên K68 Xã hội học trường Đại học Khoa học Xã hội vàNhân văn - ĐHQGHN” Xuất phát từ tìm hiểu thực trạng cũng như những lợi ích vàmặt trái của đi làm thêm, tôi đề xuất một số giải pháp để việc đi làm thêm có hiệu quảhơn, hạn chế ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên K68 Xã hội học trường Đạihọc Khoa học Xã hội và Nhân văn

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Với đề tài nghiên cứu của tôi “Vấn Đề Làm Thêm Của Sinh Viên K68

Xã Hội Học Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn - ĐHQGHN” cómục đích nghiên cứu là từ những thực trạng, nguyên nhân cũng như lợi ích vàmặt trái của việc đi làm thêm của sinh viên K68 Xã hội học trường Đại họcKhoa học xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN tôi đề xuất một số giải pháp giúphạn chế hoặc khắc phục phần nào những mặt trái của việc đi làm thêm còn tồntại, để từ đó sinh viên vẫn vừa đi học vừa đi làm được mà không có quá nhiềuảnh hưởng đến cuộc sống

Trang 5

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Với đề nghiên cứu của tôi “Vấn Đề Làm Thêm Của Sinh Viên K68 XãHội Học Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn - ĐHQGHN” sẽ có

ba nhiệm vụ, cụ thể như sau:

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về thực trạng đi làm thêm của sinh viên K68 Xãhội học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu và đánh giá mặt lợi ích và mặt trái của việc đi làmthêm của sinh viên K68 Xã hội học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhânvăn - ĐHQGHN

Nhiệm vụ 3: Đưa ra một số giải pháp khắc phục những mặt trái còn tồntại của việc đi làm thêm cho sinh viên K68 Xã hội học trường Đại học Khoahọc Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề việc làm

4 Câu hỏi nghiên cứu

- Sinh viên K68 Xã hội học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

- ĐHQGHN có thực trạng đi làm thêm như thế nào?

- Những giải pháp được đề xuất có khả thi cho sinh viên K68 Xã hội họctrường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN không?

- Liệu sinh viên KK68 Xã hội học trường Đại học Khoa học Xã hội vàNhân văn - ĐHQGHN có nên hay không nên đi làm thêm hay không?

Trang 6

5 Tổng quan nghiên cứu

Độ tuổi của sinh viên thường từ 18-22 tuổi, ở khoảng độ tuổi này sẽ có những

ưu điểm nhất định như: trẻ trung, năng động, nhanh nhẹn, khả năng tiếp thu nhạy bén,đặc biệt trong thời đại phát triển mạnh mẽ của công nghệ hiện đại ngày nay lại càng

có ưu thế hơn cho các bạn sinh viên Chính vì thế, nhiều nhà tuyển dụng, đơn vị, tổchức, cá nhân có nhu cầu tuyển các bạn nhân viên ở các vị trí công việc linh hoạt thờigian, không yêu cầu quá nhiều về trình độ chuyên môn, sự cố định và lâu dài

Với sự ra đời của các công việc liên quan đến sử dụng hình ảnh cá nhân trêncác nền tảng mạng xã hội (mẫu ảnh, sáng tạo nội dung, quảng cáo các sản phẩm, ) đãtrở thành nơi hấp dẫn đối với những bạn sinh viên có ưu thế về ngoại hình, sức ảnhhưởng nhất định trên mạng xã hội, kỹ năng giao tiếp, Đây là những công việc lợi thếhơn cả đối với những bạn sinh viên trẻ như hiện nay

Khi bàn về thực trạng đi làm thêm của sinh viên, có thể thấy được nhiều số liệunói về tỷ lệ sinh viên đi làm thêm.Dù chưa có số liệu thống kê tỷ lệ sinh viên trên toànquốc đi làm thêm, tuy nhiên tại một số nghiên cứu cụ thể đã đưa ra được một vài dữliệu: Tại Đại học TDTT Bắc Ninh với “572/922 sinh viên làm thêm chiếm tỷ lệ

62,04%” (Ngô & Nguyễn, 2018, tr.46) hay tại trường Đại học kỹ thuật y tế Hải dươngvới “593/1433 sinh viên làm thêm (chiếm tỷ lệ 41,4%) ” (Lê và cộng sự, 2021, tr.183).Qua những số liệu trên ta có thể thấy được số lượng sinh viên đi làm thêm nhìn chung

là khá cao

Có rất nhiều lý do được các bạn sinh viên đưa ra khi quyết định đi làm thêm,trong bài “Thực Trạng Việc Làm Thêm Của Sinh Viên Trường Đại Học Thể Dục ThểThao Bắc Ninh” đã khảo sát thấy rằng phần đông sinh viên cho rằng lý do quan trọng

để quyết định đi làm thêm đó là “tích lũy kinh nghiệm làm việc” và “có thêm thunhập” (Ngô & Nguyễn) Còn trong bài “Thực trạng đi làm thêm của sinh viên trườngĐại học kỹ thuật y tế Hải dương năm 2019” cũng chỉ ra rằng chủ yếu sinh viên đi làmthêm là do muốn “có thêm thu nhập” và “khẳng định bản thân” (Lê và cộng sự) Bêncạnh những lý do trên thì còn nhiều lý do khác như: tận dụng thời gian rảnh, tăng khảnăng giao tiếp,

Việc đi làm thêm luôn có hai mặt - lợi ích và mặt trái của việc làm thêm Đốivới những lợi ích của việc đi làm thêm thì có thể thấy được như là sinh viên sẽ cóthêm cơ hội trải nghiệm thực tế, cơ hội nâng cao kiến thức,nâng cao thu nhập và tựchủ tài chính, mở rộng và xây dựng thêm những mối quan hệ mới, (“Sinh viên đilàm thêm - nên hay không?”, 2023)

Bên cạnh đó, mặt trái của việc đi làm thêm cũng nhận được rõ ràng như ảnhhưởng đến sức khỏe, dễ mất cân bằng thời gian, nguy cơ bị lừa đảo và rơi vào cạmbẫy (“Sinh viên đi làm thêm - nên hay không?”, 2023) Bản thân sinh viên cũng đãphần nào biết trước những lợi ích và mặt trái của việc đi làm thêm, nhưng số đôngsinh viên vẫn lựa chọn đi làm thêm Điều này đặt ra những thách thức nhất định cho

Trang 7

cả sinh viên cũng như cho các bên tuyển dụng trong việc sử dụng nguồn lao động làsinh viên.

Để vừa có thể đi học vừa đi làm thêm nhưng vẫn mang lại hiệu quả, sinh viêncần trang bị cho mình nhiều kỹ năng để có thể cân bằng giữa hai việc - học và làmthêm Bên cạnh sự chủ động của sinh viên thì cũng cần có các bên (nhà trường, cácđơn vị, cá nhân, tổ chức tuyển dụng) phối hợp cùng định hướng và phát triển nhữngchính sách, giải pháp hỗ trợ cho sinh viên hạn chế việc gặp các điều bất lợi trong quátrình vừa học vừa làm thêm

6 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Với đề tài nghiên cứu của mình, tôi sử dụngnhững nguồn tài liệu có sẵn liên quan tới đề tài để: bài báo, tạp chí, công trìnhnghiên cứu khoa học Đây là cơ sở lý thuyết để nhóm nghiên cứu chúng tôi dựavào để nghiên cứu đề tài của mình

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Tạo hệ thống những câu hỏi liên quan tới

đề tài Phát bảng hỏi cho sinh viên K68 Xã hội học trường Đại học Khoa học

xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội Dựa trên cách lấy mẫu ngẫunhiên hệ thống, tôi lấy 31/67 sinh viên K68 Xã hội học Khoảng cách được xácđịnh là: d= N/n (trong đó N là số đơn vị tổng thể chung, n là số đơn vị của tổngthể mẫu) Số bảng hỏi phát ra là 31, thu về 31/31 phiếu khảo sát, số phiếu hợp

lệ 31/31 Từ những thông tin của các sinh viên K68 Xã hội học giúp nghiêncứu của tôi có thêm dữ liệu để tìm hiểu được thực trạng, nguyên nhân, một sốlợi ích cũng như mặt trái về việc đi làm thêm

IV Thân bài

1 Nội dung

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ LÀM THÊM

Những khái niệm, định nghĩa liên quan đến đề tài “Vấn đề việc làm của sinh viên K68

Xã hội học trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - ĐHQGHN”

● Việc làm thêm: “Thực chất việc làm thêm là một định nghĩa nhằm mô tả hay

diễn đạt một công việc mang tính chất chất không chính thức, không thường

Trang 8

xuyên, không cố định, không ổn định bên cạnh một công việc chính thức.”(Phạm và cộng sự, 2020, tr.294)

● Làm toàn thời gian (full time): “Theo đó, công việc full time được hiểu là cáccông việc toàn thời gian, làm theo giờ hành chính 8 tiếng/ngày Tuy nhiên, sốgiờ làm việc cụ thể mỗi ngày có thể khác nhau phụ thuộc vào quy định vàchính sách của từng công ty” (“Công Việc Full Time Là Gì? Quyền Lợi CủaNgười Lao Động Khi Làm Việc Full - Time”, 2023)

Làm bán thời gian (part time): Thuật ngữ này có thể hiểu là sự sắp xếp công

việc linh hoạt, có nghĩa là làm việc ít hơn số giờ toàn thời gian của công việctoàn thời gian (full time) (Janza, 2020)

Làm việc cố định vào một số ngày: Có thể hiểu rằng bạn sẽ chỉ đi làm vào các

ngày đã cố định sẵn trong tuần, tùy thuộc vào nơi vào làm việc mà ngày đi làm

có thể trong tuần hoặc cuối tuần

● Làm thời gian tự do: Là công việc bạn không bị bó hẹp trong thời gian làm

việc nhất định nào đó Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc việc làm đượcngười làm việc tự do quyết định

● Nguồn thu nhập: “Thu nhập là khoản tiền mà một cá nhân hay một doanh

nghiệp nhận được từ công việc, hoạt động kinh doanh sản phẩm hoặc dịch vụ

và từ việc đầu tư Ngoài ra, thu nhập của một người có thể đến từ lương hưu,trợ cấp xã hội, thừa kế hay quà tặng Luật pháp Việt Nam chỉ thừa nhận quyền

sở hữu của cá nhân và tổ chức đối với thu nhập hợp pháp, tức là thu nhập có cơ

sở pháp lý.” (Đặng, 2022)

Kỹ năng mềm: “kỹ năng mềm là khả năng mà một người có được để làm việc,

giao tiếp, và tương tác với người khác Nó bao gồm nhiều kỹ năng khác nhaunhư kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng lãnh đạo, quản lýthời gian, lắng nghe, tư duy phản biện, làm việc nhóm, v.v.” (“Kỹ Năng Mềm

Là Gì? 7 Kỹ Năng Mềm Cần Thiết Giúp Bạn Thành Công Trong Công Việc”,2022)

Kỹ năng xã hội: “Kỹ năng xã hội là khả năng giao tiếp, tương tác với người

xung quanh bằng ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ một cách có hiệu quả Có 4 loại

kỹ năng xã hội phổ biến là: Kỹ năng giao tiếp giữa cá nhân, kỹ năng sinh tồn,

kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng giải quyết xung đột.” (“Kỹ năng xã hội làgì? Giáo dục phát triển kỹ năng cho trẻ”, 2023)

Lừa đảo: “Lừa đảo là hành vi gian dối để làm người khác tin nhằm thực hiện

những mục đích vụ lợi, trái pháp luật Lừa đảo là thuật ngữ khoa học pháp lýxuất hiện từ nhiều thế kỷ qua và được mọi người sử dụng rộng rãi ở trong nhiềulĩnh vực của đời sống xã hội.” (Nguyễn, 2023)

Trang 9

CHƯƠNG 2 TÌM HIỂU VỀ THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN CỦAVIỆC LÀM THÊM

2.1 Thực trạng đi làm thêm của sinh viên K68 Xã hội học trường Đạihọc Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN

Sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN nóichung và sinh viên K68 Xã hội học nói chung đều đã có một phần nhất địnhsinh viên tham gia vào lao động

Những công việc các bạn sinh viên K68 Xã hội học tham gia vô cùng đadạng từ hình thức, tính chất công việc cho đến mức lương, thời gian lao

động, Bên cạnh những công việc đơn giản, không yêu cầu trình độ chuyênmôn cao thì cũng có những công việc lại có những yêu cầu nhất định về kỹnăng, trình độ ở một vài khía cạnh (kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tính toán vàphân tích, )

Với số lượng sinh viên K68 Xã hội học đi làm thêm song song với việchọc tập trên trường cũng ở mức khá cao, số liệu cụ thể sẽ được đề cập ở nộidung phân tích số liệu

2.2 Nguyên nhân đi làm thêm của sinh viên K68 Xã hội học trường Đạihọc Khoa học xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN

Theo Bộ luật lao động 2019, độ tuổi bắt đầu được phép lao động củanam và nữ đều là từ 15 tuổi Như vậy, khi bắt đầu trở thành sinh viên với độtuổi từ 17- 18 tuổi thì họ đã đủ tuổi được phép lao động Đây sẽ là tiền đề đầutiên cho phép các bạn sinh viên, trong trường này cụ thể là các bạn sinh viênK68 Xã hội học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHNtìm kiếm và làm những công việc làm thêm

Xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau đểcác bạn sinh viên đưa ra lựa chọn việc đi làm thêm song song với việc đi họctrên trường

Đầu tiên có thể kể đến như các bạn sinh viên muốn có thêm thu nhập,một khoản tiền cá nhân của mình Việc muốn có thêm thu nhập còn tùy vàohoàn cảnh của mỗi bạn sinh viên mà có ý nghĩa khác nhau Với các bạn sinhviên phải di chuyển đến để sinh sống và học tập tại một nơi mới như Hà Nội sẽphát sinh nhiều chi phí hơn so với những bạn sinh viên sinh ra ở đó Bên cạnhhọc phí thì có nhiều chi phí khác có thể kể đến như chi phí cho nơi ở, ăn uống,phương tiện đi lại, nhu cầu vui chơi giải trí, Việc có thêm thu nhập cũng giúp

Trang 10

các bạn bạn sinh viên giảm bớt phần nào vấn đề tài chính cho gia đình Hoặcđơn giản các bạn muốn có thêm thu nhập chỉ để thỏa mãn những nhu cầu nhỏ

về vật chất cũng như tinh thần của mình

Tiếp đó là hiện nay có quá nhiều kênh thông tin từ truyền thống (phát tờrơi, dán thông báo, giới thiệu những người thân quen, ) cho đến cách hiện đại

số (chạy quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội, đăng bài trên các trangmạng xã hội, ) đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho các bạn sinh viên nắm bắtđược nhu cầu tuyển dụng lao động của các cá nhân, đơn vị, tổ chức tuyển dụng.Việc tìm kiếm các công việc làm thêm cũng rất dễ dàng trong thời đại pháttriển công nghệ như hiện nay, điều này khiến cho các bạn sinh viên cảm thấybớt ngại việc phải đi tìm kiếm việc làm thêm hơn

Cùng với đó là sự xuất hiện của nhiều công việc không đòi hỏi quánhiều về trình độ chuyên môn cao, thời gian làm việc linh hoạt, thậm chí nhiềucông việc ưu tiên hơn cả cho nhóm đối tượng sinh viên (có thể thấy dễ nhất làgia sư) có thể giúp các bạn sinh viên tham gia lao động dễ dàng hơn

Bên cạnh đó, các bạn sinh viên quyết định lựa chọn việc đi làm thêmcòn mong muốn đem lại nhiều lợi ích cho bản thân như tạo dựng các mối quan

hệ xã hội mới, phát triển các kỹ năng mềm và kỹ năng xã hội, tích lũy thêmkinh nghiệm, Tất cả đều là những tiền đề quan trọng cho quá trình phát triểntương lai sau này của các bạn sinh viên

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP ĐƯA RA CHO VẤN

ĐỀ LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN K68 XÃ HỘI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOAHỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN - ĐHQGHN

3.1 Những lợi ích của việc làm thêm

Không thể phủ nhận việc làm thêm đem lại nhiều lợi ích cho mỗi cá nhân Tùythuộc vào việc kiểm soát và cân bằng công việc của mỗi cá nhân mà những lợi ích ấy

sẽ phát huy khác nhau

Trước hết, khi làm thêm bạn sẽ có một khoản tiền cá nhân của mình Phụ thuộcvào mức lương của công việc và số ngày đi làm thì sẽ có mức lương khác nhau Vớikhoản tiền cá nhân đó có thể giúp các bạn sinh viên giúp đỡ được gia đình phần nào,

có thể đáp ứng được những nhu cầu cá nhân khác Bên cạnh đó, việc lao động để kiếm

ra những đồng tiền còn giúp các bạn sinh viên cảm thấy trân trọng những công sứcmình đã bỏ ra, biết cách chi tiêu hợp lý hơn, đây cũng là cách thực hành việc quản lýtài chính cá nhân cho mỗi bạn sinh viên

Tiếp đó làkhi tham gia vào những môi trường công việc sẽ là cơ hội cho cácbạn sinh viên phát triển những ưu điểm mình vốn có hay thậm chí là thay đổi cả

những hạn chế của bản thân Đơn giản như việc kỹ năng giao tiếp với người khác tốt

Trang 11

hơn, trở nên tự tin hơn trước đám đông, khả năng nhanh nhạy trong việc với các ứngbiến với các tình huống xảy ra trong quá trình làm việc, nâng cao tinh thần tráchnhiệm với công việc, cách phối hợp làm việc nhóm, biết cách quản lý thời gian.

Những kỹ năng được học trên trường, trên lớp chỉ là lý thuyết và chúng ta không thểhiểu rõ nó như nào nếu chúng ta chưa áp dụng nó vào đời sống thực tế

Với đặc thù của việc học theo tín chỉ nên các bạn sinh viên sẽ rất chủ độngtrong việc sắp xếp, lựa chọn những thời gian mình học trên trường Nhờ đó mà sẽ cónhững khoảng thời gian rảnh mà các bạn sinh viên có thể đi làm thêm, không chỉ đểthời gian không bị lãng phí mà còn nâng cao và tích lũy cho mình thêm những kỹnăng mềm, kỹ năng xã hội cần thiết, hạn chế được thời gian sử dụng mạng xã hội quánhiều hay thời gian nhu cầu thỏa mãn tinh thần thái quá

Đối với những công việc có liên quan đến ngành học thì nó còn giúp cho cácbạn sinh viên có thêm những kinh nghiệm và tiền đề cho các công việc liên quan đếnnghề của mình trong định hướng tương lai Hơn hết, những công việc làm thêm này sẽ

là những công việc thiết thực hơn cả, tuy nhiên để có thể tìm kiếm và làm việc đượcnhững công việc liên quan đến ngành mình học không phải là dễ dàng

3.2 Những mặt trái của việc làm thêm

Ngoài những lợi ích mà đi làm thêm đem lại thì nó cũng tồn những mặt trái của

nó Tác động của những mặt trái này sẽ khác nhau đối với sinh viên, tùy thuộc vàotính công việc, khả năng sắp xếp và quản lí thời gian cá nhân của mỗi sinh viên

Thứ nhất, việc đi làm thêm sẽ ảnh hưởng rất lớn tới việc học tập Làm giảm

thời gian tự học của mỗi sinh viên Tranh thủ những khoảng thời gian rảnh trong ngày

để đi thêm thay vì tự học, điều này có thể gây ra hạn chế trong quá trình ôn tập lạinhững kiến thức được học trên lớp,Thậm chí, khi các bạn sinh viên dành thời gian làmthêm nhiều hơn so với thời gian học tập, từ đó dẫn tới kết quả học tập giảm sút, xaonhãng trong việc học, phải học lại và thi lại, ra trường không đúng hạn Hằng năm,trường có một số nhất định sinh viên buộc cho thôi học, trong đó có cả những sinhviên đi làm thêm quá nhiều dẫn tới kết quả học không đảm bảo chất lượng Có thểthấy rằng nếu không cân bằng được giữa việc học tập và đi làm thêm thì sẽ ảnh hưởngđến cả tương lai sau này của các bạn sinh viên khi phải dang dở quá trình học tập

Thứ hai, việc làm thêm sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe Học trên trường thường đã

gây cảm giác mệt mỏi, uể oải sau đó lại đi làm nên lại càng mệt mỏi và uể oải hơn.Khi thời điểm học căng thẳng hơn (nhiều bài tập được giao, thời điểm chuẩn bị thi)cùng với việc vẫn phải đi làm đã khiến các bạn sinh viên bỏ quên sức khỏe của mình:thức khuya, ăn không đủ bữa hoặc ăn không khoa học, làm việc và học tập đến mứckiệt sức, Lâu dần những thói quen xấu này ảnh hưởng rất xấu tới sức khỏe, thường

dễ thấy nhất là đau dạ dày, đau đầu, đau lưng, suy nhược thần kinh, Không chỉ vềsức khỏe thể chất, làm thêm còn ảnh hưởng ít nhiều tới sức khỏe tinh thần, khi áp lực

Ngày đăng: 07/10/2024, 14:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN