Yoga–Khángsinhchobáchbệnh Từ những bệnh về thể xác như đau đầu, xương khớp, tim mạch, tiêu hóa, béo phì… cho đến các bệnh về tinh thần như stress rối loạn tâm trí, hay cáu giận, trầm cảm…, tất cả đều có thể dùng một liều khángsinh duy nhất đặc biệt hiệu quả: Đó là yoga. Yoga xưa Là nghệ thuật cổ có nền từ môn khoa học cực kỳ tinh tế, nghiên cứu về thể xác, tâm trí và tinh thần, được khởi nguồn từ 5.000 năm trước từ Ấn Độ. Theo tiếng Phạn, Yoga có nghĩa là “Sự hợp nhất” giữa tâm trí, cơ thể, và tinh thần. Yoga được miêu tả chính xác trong tiếng Phạn là asana- từ diễn tả dáng điệu, tư thế thoải mái của thân thể. Asana chỉ là một trong các bài tập của yoga, phần lớn các bài tập quan tâm nhiều đến tinh thần và tâm linh hơn là hoạt động thể chất. Tuy nhiên, ở phương Tây, từ asana và yoga thường được sử dụng thay thế cho nhau. Trong khi triết lý của yoga bao trùm nguyên tắc tâm linh, yoga tự nó không phải là một tôn giáo, mà nó giúp làm dịu đi sự náo loạn của cảm xúc và suy nghĩ mâu thuẫn. Và, Yoga có khả năng xóa bỏ đi những đau khổ bắt nguồn từ những đố kỵ, phiền muộn bằng cách rèn luyện tinh thần, cảm xúc, trí tuệ và lý trí thông qua việc kết hợp tâm trí với các chuyển động của cơ thể. Và nay Chúng ta không tìm đến yoga để giác ngộ hay vì một mục đích tâm linh cao siêu nào đó. Tất cả mọi người, từ già, trẻ, trai, gái, béo, gầy, buồn, vui,… đều đến với yoga với chung một mục đích: tìm một loại “kháng sinh cực mạnh” cho tất cả các loại bệnh của thời hiện đại. Vì chúng ta thường xuyên bị stress với những áp lực công việc, đôi khi chán nản và không tìm thấy ý nghĩa thực sự của hạnh phúc, có lúc nghi ngờ và không hiểu nổi chính bản thân mình, nên chúng ta cần tìm một sự cân bằng trong tinh thần. Cũng vì cuộc sống hiện đại khiến chúng ta dễ mắc nhiều căn bệnh khó chịu như béo phì, đau lưng, đau đầu, rối loạn tiêu hóa…, nên chúng ta cần một liều thuốc chung tác động đúng vào gốc gác sâu xa của những căn bệnh này. Và những động tác, những tư thế của yoga chính là liều khángsinh đó, để con người thấy khỏe mạnh hơn, mềm dẻo hơn, và quan trọng là yêu đời hơn. Hình thức dễ nhận thấy ở các động tác yoga là những tư thế vặn người, cúi gập hoặc kéo dãn cơ thể. Những động tác này nhằm gây sức căng tới các nhóm cơ, khớp hoặc dây chằng, đặc biệt là đối với những vùng “ngoan cố” như cổ, vai, bụng. Sự căng giãn này giúp gia tăng lưu lượng máu tới từng tế bào, mang đến cảm giác ấm người và đầy năng lượng. Khi thực hành nhuần nhuyễn, yoga sẽ tăng cường cơ bắp, giảm các dây chằng bị cứng, kích thích tuần hoàn máu, hoạt hóa các khớp và đặc biệt là làm cho cột sống được dẻo dai. Mọi người thường nghĩ rằng tập Yoga chỉ là sự kéo căng cơ thể. Nhưng trong khi thực hành các động tác kéo căng cơ thể, thì toàn bộ tâm trí chúng ta cũng bị hút vào đó. Yoga thực sự tạo nên sự thăng bằng giữa sức mạnh và sự mềm dẻo của cơ thể thông qua các tư thế hoặc dáng điệu đặc biệt có lợi. Các tư thế có thể thực hiện nhanh chóng nối tiếp nhau tạo sức nóng cho cơ thể, hoặc chậm rãi hơn để tăng sức chịu đựng. Những tư thế yoga được nghiên cứu để gây ra sức ép đối với nội tạng và các tuyến nội tiết, giúp tăng cường chuyển hóa. Yoga cũng dạy chúng ta làm thế nào để sử dụng hai lá phổi hợp lý nhất qua những bài tập hít thở. Một số cách thở sẽ giúp thông mũi và điều hòa hệ thần kinh trung ương, có lợi cho cả cơ thể lẫn tinh thần. Tập yoga không bao giờ là nhàm chán bởi các bài tập này luôn thay đổi, dù các tư thế cố định. Một trong những điều khó khăn nhất, nhưng rút cục cũng là thứ tự do nhất của yoga, đó là nhận thức về bản ngã và bạn thừa nhận nó. Yoga có tác dụng chữa được rất nhiều bệnh tật. (Ảnh minh họa) 10 lợi ích của yoga 1. Tăng cường sức khỏe thể chất, từ cơ xương, khớp, tiêu hóa, đến tim, phổi,… 2. Giúp ngủ tốt hơn 3. Giải tỏa stress và giảm sự phản ứng của các hormone stress 4. Cân bằng tâm trạng, kiểm soát sự giận giữ 5. Giảm sự đau đớn và sự nhạy cảm với cảm giác đau đớn cả thể xác, lẫn tinh thần. 6. Tăng cường sự minh mẫn 7. Mang đến cảm giác hạnh phúc 8. Giảm béo 9. Có lợi cho hoạt động “Chăn gối”, giúp tạo hứng thú tình dục và dễ đạt khoái cảm. 10. Giúp phụ nữ trẻ và đẹp hơn. Đúng sai về yoga 1. Tập yoga cần hết sức cố gắng? Sai. 5 nguyên tắc cơ bản để bạn tập đúng và nhận được toàn bộ các lợi ích từ yoga là Thư giãn, Thích thú, Chia sẻ, Tập trung và Kiên trì. Nghĩ là bạn không cần phải quá cố gắng hay căng thẳng với các bài tập kể cả khi bạn chưa quen với nó. Hãy để đầu óc thật thảnh thơi, thư thái, cộng với sự tập trung vào các bài tập, bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích về tinh thần khi tập yoga hơn là bạn tưởng. 2. Yoga dành cho những người kiên trì? Đúng. Yoga cũng không dành cho những người lười biếng. Việc tập các động tác của yoga luôn đòi hỏi sự cẩn thận, chính xác và chậm rãi, vì thế bạn cần phải có sự nhẫn nại, và kiên trì. Nếu bạn là người hay nôn nóng, hay thay đổi, thì yoga chính là một cách để bạn sửa đổi tính cách. 3. Ai cũng có thể tập yoga Sai. Trẻ dưới 15 tuổi không nên tập yoga vì bài tập này đòi hỏi phải tập trung ý trí và năng lực trong sự tĩnh lặng và chiêm nghiệm, vì thế có thể sẽ thu hẹp môi trường sống và giảm khản năng giao tiếp đối với lứa tuổi đang phát triển. Những người bị bệnh đau lưng, tim mạch, huyết áp, đau đầu, viêm khớp… cũng cần hết sức lưu ý khi tập yoga vì nhiều tư thế có thể gây hại cho sức khỏe. 4. Tập yoga luôn có lợi cho sức khỏe? Sai. Thậm chí có người có thể chết khi đạt tới cảnh giới cao nhất của yoga, nghĩa là đã có thể tác động sâu tới tiềm thức mà không thể tỉnh lại và thoát ra được. Những người vội vàng, muốn đạt hiệu quả nhanh chóng nên tập gấp gáp hay tập quá nhiều thì dễ rơi vào tình trạng quá khấn khích, dẫn đến mất ngủ, bồn chồn, hay cáu gắt… . Yoga – Kháng sinh cho bách bệnh Từ những bệnh về thể xác như đau đầu, xương khớp, tim mạch, tiêu hóa, béo phì… cho đến các bệnh về tinh thần như stress rối. về tinh thần khi tập yoga hơn là bạn tưởng. 2. Yoga dành cho những người kiên trì? Đúng. Yoga cũng không dành cho những người lười biếng. Việc tập các động tác của yoga luôn đòi hỏi sự cẩn. Những người bị bệnh đau lưng, tim mạch, huyết áp, đau đầu, viêm khớp… cũng cần hết sức lưu ý khi tập yoga vì nhiều tư thế có thể gây hại cho sức khỏe. 4. Tập yoga luôn có lợi cho sức khỏe?