MỘT SỐ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ TAI NẠN GIAO THÔNG TẠI TỈNH BÌNH THUẬN MỤC LỤC PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU 1 PHẦN 2: NỘI DUNG 4 1. Mô tả tình huống 4 2. Mục tiêu xử lý tình huống 5 3. Nguyễn nhân và hậu quả của tình huống 5 3.1. Nguyên nhân: 5 3.2. Hậu quả: 8 4. Xây dựng, phân tích, lựa chọn phương án giải quyết tình huống: 9 4.1. Phương án một : 10 4.2. Phương án hai: 11 4.3. Phương án ba: Đầu tư nâng cao hiệu quả an toàn của kết cấu hạ tầng giao thông, xây dựng mạng lưới giao thông hiện đại: 12 4.4. Phương án bốn: Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, thường xuyên kiểm tra, xây dựng từng bước cơ sở hạ tầng, quy hoạch đô thị hiện đại và tăng cường pháp chế XHCN. 13 5. Lập kế hoạch tổ chức, thực hiện phương án đã lựa chọn 13 PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 16 1. Kết luận: 16 2. Kiến nghị: 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO 19 PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU Giao thông vận tải là mạch máu của nền kinh tế quốc dân, giao thông phát triển, an toàn, thuận lợi tạo điều kiện tốt cho sự trao đổi về kinh tế, chính trị, văn hoá, kỹ thuật giữa miền xuôi với miền ngược, giữa thành phố với nông thôn, giữa nước này với nước khác. Ngày nay giao thông vận tải là nhu cầu không thể thiếu được của con người, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các phương tiện giao thông ngày càng đa dạng, phát triển mạnh và có những bước tiến bộ đáng kể. Trong hơn mười năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước về phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, với các thành tựu của sự nghiệp công nghiêp hoá, hiện đại hoá đất nước, đời sống xã hội đã có những bước phát triển tích cực, điều kiện sinh sống của nhân dân ngày càng được nâng cao, giao lưu kinh tế, văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, nhu cầu đi lại của nhân dân tăng lên. Tuy nhiên bên cạnh đó sự tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường lại làm phát sinh những mặt tiêu cực về mặt xã hội, trong đó trên lĩnh vực an toàn giao thông đã bộc lộ nhiều vấn đề bức xúc, tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông tại các đô thị đã gây nhiều thiệt hại về con người, tài sản của nhà nước và nhân dân, đòi hỏi vai trò quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này ngày càng lớn, trong đó việc cần thiết trước mắt phải duy trì nghiêm túc việc thực thi các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, đặc biệt là hiện nay tình trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đang diễn ra còn nhiều phức tạp. Để nhanh chóng lập lại trật tự an toàn giao thông. Ngày 19/4/2023 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 10/CT-TTg Về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong tình hình mới, đề ra các giải pháp kiềm chế gia tăng và tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông. Như vậy trước tình hình bức xúc về ATGT, Đảng và Chính phủ đã xác định việc thiết lập lại trật tự kỷ cương trong công tác an toàn giao thông một trong những nhiệm vụ cấp bách, phải được sự quan tâm hàng đầu và là trách nhiệm của các Bộ, các ngành, các cấp chính quyền ở địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội. Đặc biệt trong đó việc đảm bảo nghiêm minh trong thực thi các quy định của pháp luật phải được coi là biện pháp hàng đầu. Tuy nhiên hiện nay hệ thống giao thông vẫn còn yếu về cơ sở vật chất so với yêu cầu thực tế, trong đó lĩnh vực đảm bảo trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông còn nhiều bất cập.Vai trò quản lý nhà nước ở một số Ngành và một số chính quyền địa phương chưa được coi trọng. Những yếu tố đó đã ảnh hưởng nhiều đến việc phòng chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông và ùn tắc giao thông. Vì vậy để xây dựng một đất nước văn minh, hiện đại một yêu cầu bức bách đặt ra và cần phải từng bước phát triển và xây dựng hiện đại các cơ sở hạ tầng giao thông, đồng thời phải có một hệ thống pháp luật đầy đủ và phát huy tốt vai trò quản lý của các cơ quan chức năng, trong đó kết hợp tăng cường các biện pháp mạnh trong giai đoạn hiện nay, để phòng chống các vi phạm về trật tự an toàn giao thông, nhằm làm giảm hạn chế tối đa các tai nạn giao thông mang lại hạnh phúc cho mỗi gia đình. Mục đích của chuyên đề là trên cơ sở đánh giá thực trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông, rút ra các cơ sở lý luận và thực tiễn về đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông. Khẳng định vai trò quan trọng của các cơ quan quản lý giao thông trong đấu tranh phòng chống vi phạm về trật tự an toàn giao thông, kiến nghị nêu ra một số giải pháp nhằm giảm thiểu các tai nạn giao thông và trật tự an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông. Tỉnh Bình Thuận đang trong giai đoạn phát triển và tăng trưởng vượt bậc, bên cạnh những thành tựu đáng kể đã đạt được còn không ít những hạn chế, tiêu cực còn tồn tại. Một trong những yếu kém ấy là vấn đề an toàn giao thông. Có thể nói chưa bao giờ tình hình tai nạn giao thông trở nên nghiêm trọng như hiện nay, tai nạn giao thông trở thành một vấn nạn lớn của đất nước. Mỗi ngày nó cướp đi không biết bao nhiêu tính mạng con người và thiệt hại về của cải vật chất, gây đau thương mất mát cho hàng ngàn gia đình, không biết bao nhiêu người lâm vào cảnh con mất cha, vợ mất chồng, mẹ mất con. Hậu quả của nó để lại gánh nặng rất lớn cho gia đình và xã hội. Thật xót xa khi mỗi ngày nước ta chứng kiến không dưới ba mươi vụ tai nạn giao thông, những cái chết đầy thương tâm. Những năm qua, nhất là thời gian gần đây khi thời kỳ kinh tế phát triển, phương tiện đi lại hiện đại, nhà nhà mua xe, người người đi xe, nhưng trong số họ không ít người điều khiển phương tiện của mình một cách tùy tiện, tham gia giao thông bất chấp luật lệ. Chính họ là những người gieo rắc nỗi kinh hoàng cho người thân của họ và cho toàn xã hội. Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác lập lại trật tự an toàn giao thông, bảo vệ tính mạng của nhân dân. Tuy nhiên vấn đề ở chỗ tai nạn giao thông vẫn chưa thể loại trừ vì những nguyên nhân mà không thể một sớm một chiều có thể khắc phục được. Với kiến thức đã tiếp thu được trong thời gian học tập tại lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính do Học viện Hành chính Quốc gia tổ chức và sự giúp đỡ của các thấy cô giáo cùng bạn bè đồng nghiệp, tôi xin chọn đề tài tiểu luận cuối khóa “Một số biện pháp hạn chế tai nạn giao thông tại tỉnh Bình Thuận” và đưa ra cách giải quyết cho tình huống trên. Tiểu luận gồm 3 phần: - Phần 1: Lời mở đầu. - Phần 2: Nội dung. - Phần 3. Kiến nghị và kết luận. Trong điều kiện thời gian có hạn, kiến thức của bản thân còn nhiều hạn chế nên mặc dù rất cố gắng, xong đề tài không thể tránh khỏi thiếu sót. Mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và anh chị em trong lớp học để đề tài được hoàn thiện hơn.
Trang 1MỤC LỤC
PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN 2: NỘI DUNG 4
1 Mô tả tình huống 4
2 Mục tiêu xử lý tình huống 5
3 Nguyễn nhân và hậu quả của tình huống 5
3.1 Nguyên nhân: 5
3.2 Hậu quả: 8
4 Xây dựng, phân tích, lựa chọn phương án giải quyết tình huống: 9
4.1 Phương án một : 10
4.2 Phương án hai: 11
4.3 Phương án ba: Đầu tư nâng cao hiệu quả an toàn của kết cấu hạ tầng giao thông, xây dựng mạng lưới giao thông hiện đại: 12
4.4 Phương án bốn: Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, thường xuyên kiểm tra, xây dựng từng bước cơ sở hạ tầng, quy hoạch đô thị hiện đại và tăng cường pháp chế XHCN 13
5 Lập kế hoạch tổ chức, thực hiện phương án đã lựa chọn 13
PHẦN 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 16
1 Kết luận: 16
2 Kiến nghị: 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
Trang 2PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU
Giao thông vận tải là mạch máu của nền kinh tế quốc dân, giao thông phát triển, an toàn, thuận lợi tạo điều kiện tốt cho sự trao đổi về kinh tế, chính trị, văn hoá, kỹ thuật giữa miền xuôi với miền ngược, giữa thành phố với nông thôn, giữa nước này với nước khác Ngày nay giao thông vận tải là nhu cầu không thể thiếu được của con người, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các phương tiện giao thông ngày càng đa dạng, phát triển mạnh và có những bước tiến bộ đáng kể Trong hơn mười năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước về phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, với các thành tựu của sự nghiệp công nghiêp hoá, hiện đại hoá đất nước, đời sống xã hội đã có những bước phát triển tích cực, điều kiện sinh sống của nhân dân ngày càng được nâng cao, giao lưu kinh tế, văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, nhu cầu đi lại của nhân dân tăng lên
Tuy nhiên bên cạnh đó sự tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường lại làm phát sinh những mặt tiêu cực về mặt xã hội, trong đó trên lĩnh vực an toàn giao thông đã bộc lộ nhiều vấn đề bức xúc, tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông tại các đô thị đã gây nhiều thiệt hại về con người, tài sản của nhà nước và nhân dân, đòi hỏi vai trò quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này ngày càng lớn, trong đó việc cần thiết trước mắt phải duy trì nghiêm túc việc thực thi các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, đặc biệt là hiện nay tình trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đang diễn ra còn nhiều phức tạp
Để nhanh chóng lập lại trật tự an toàn giao thông Ngày 19/4/2023 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 10/CT-TTg Về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong tình hình mới, đề ra các giải pháp kiềm chế gia tăng và tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông Như vậy trước tình hình bức xúc về ATGT, Đảng và Chính phủ đã xác định việc thiết lập lại trật tự kỷ cương trong công tác an toàn giao thông một trong những nhiệm vụ cấp bách, phải được sự quan tâm hàng đầu và là trách nhiệm của các
Bộ, các ngành, các cấp chính quyền ở địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội Đặc biệt trong đó việc đảm bảo nghiêm minh trong thực thi các quy định của pháp luật phải được coi là biện pháp hàng đầu Tuy nhiên hiện nay hệ thống giao thông vẫn còn yếu về cơ sở vật chất so với yêu cầu thực tế, trong đó lĩnh vực đảm bảo trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông còn nhiều bất cập.Vai trò quản lý nhà nước ở một số Ngành và một số chính quyền địa phương chưa được coi trọng Những yếu tố đó đã ảnh hưởng nhiều đến việc phòng chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông và ùn tắc giao thông
Vì vậy để xây dựng một đất nước văn minh, hiện đại một yêu cầu bức bách đặt ra và cần phải từng bước phát triển và xây dựng hiện đại các cơ sở hạ tầng giao thông, đồng thời phải có một hệ thống pháp luật đầy đủ và phát huy tốt vai trò quản lý của các cơ quan chức năng, trong đó kết hợp tăng cường các biện pháp mạnh trong giai đoạn hiện nay, để phòng chống các vi phạm về trật tự an
Trang 3toàn giao thông, nhằm làm giảm hạn chế tối đa các tai nạn giao thông mang lại hạnh phúc cho mỗi gia đình
Mục đích của chuyên đề là trên cơ sở đánh giá thực trạng vi phạm pháp luật
về trật tự an toàn giao thông, rút ra các cơ sở lý luận và thực tiễn về đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông Khẳng định vai trò quan trọng của các cơ quan quản lý giao thông trong đấu tranh phòng chống vi phạm về trật tự an toàn giao thông, kiến nghị nêu ra một số giải pháp nhằm giảm thiểu các tai nạn giao thông và trật tự an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông
Tỉnh Bình Thuận đang trong giai đoạn phát triển và tăng trưởng vượt bậc, bên cạnh những thành tựu đáng kể đã đạt được còn không ít những hạn chế, tiêu cực còn tồn tại Một trong những yếu kém ấy là vấn đề an toàn giao thông
Có thể nói chưa bao giờ tình hình tai nạn giao thông trở nên nghiêm trọng như hiện nay, tai nạn giao thông trở thành một vấn nạn lớn của đất nước Mỗi ngày nó cướp đi không biết bao nhiêu tính mạng con người và thiệt hại về của cải vật chất, gây đau thương mất mát cho hàng ngàn gia đình, không biết bao nhiêu người lâm vào cảnh con mất cha, vợ mất chồng, mẹ mất con Hậu quả của
nó để lại gánh nặng rất lớn cho gia đình và xã hội Thật xót xa khi mỗi ngày nước ta chứng kiến không dưới ba mươi vụ tai nạn giao thông, những cái chết đầy thương tâm
Những năm qua, nhất là thời gian gần đây khi thời kỳ kinh tế phát triển, phương tiện đi lại hiện đại, nhà nhà mua xe, người người đi xe, nhưng trong số
họ không ít người điều khiển phương tiện của mình một cách tùy tiện, tham gia giao thông bất chấp luật lệ Chính họ là những người gieo rắc nỗi kinh hoàng cho người thân của họ và cho toàn xã hội
Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác lập lại trật tự an toàn giao thông, bảo vệ tính mạng của nhân dân Tuy nhiên vấn đề ở chỗ tai nạn giao thông vẫn chưa thể loại trừ vì những nguyên nhân mà không thể một sớm một chiều có thể khắc phục được
Với kiến thức đã tiếp thu được trong thời gian học tập tại lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính do Học viện Hành chính Quốc gia tổ chức và sự giúp đỡ của các thấy cô giáo cùng bạn bè đồng nghiệp,
tôi xin chọn đề tài tiểu luận cuối khóa “Một số biện pháp hạn chế tai nạn giao
thông tại tỉnh Bình Thuận” và đưa ra cách giải quyết cho tình huống trên.
Tiểu luận gồm 3 phần:
- Phần 1: Lời mở đầu.
- Phần 2: Nội dung.
- Phần 3 Kiến nghị và kết luận.
Trang 4Trong điều kiện thời gian có hạn, kiến thức của bản thân còn nhiều hạn chế nên mặc dù rất cố gắng, xong đề tài không thể tránh khỏi thiếu sót Mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và anh chị em trong lớp học để đề tài được hoàn thiện hơn
Trang 5PHẦN 2: NỘI DUNG
1 Mô tả tình huống
Bà Trần Thị Hoa có chồng và hai con (một trai, một gái), chồng Bà là một công chức làm việc ở cơ quan nhà nước, hai con bà cũng đã lớn và học hành thành đạt, cả hai đều có công việc ổn định, có thu nhập cao
Nhà Bà ở Xã Hàm Chính – Huyện Hàm Thuận Bắc – Tỉnh Bình Thuận, nằm trên trục đường QL28, mỗi ngày cha con họ đi làm cách nhà từ 6 đến 10
Km, chồng Bà Hoa sống rất mẫu mực là tấm gương để con bà và các đồng nghiệp ở cơ quan noi theo, ngoại trừ một điều ông hay có tính chủ quan trong việc đi lại, nhiều lần bà Hoa nhắc nhở chồng con đi ra đường phải cẩn thận và tuân thủ luật giao thông nhất là không được chạy quá nhanh và phải đội mũ bảo hiểm, nhưng chồng và các con bà cứ ầm ờ cho qua chuyện
Như thường ngày, hôm nay Bà Trần Thị Hoa sau khi chuẩn bị bữa cơm chiều xong thì Bà bật ti vi xem và ngồi đợi chồng về dùng cơm, các con Bà chiều nay không dùng cơm ở nhà vì bạn bè họ có tổ chức bữa tiệc liên hoan
18 giờ 30 phút mà chồng vẫn chưa về, thường thì 18 giờ 00 phút ông đã có mặt ở nhà hoặc nếu có đi đâu thì ông đã điện thoại báo trước cho Bà Bà Hoa cảm thấy bồn chồn trong người, Bà định lấy điện thoại gọi cho chồng nhưng sợ ông đang chạy xe trên đường nghe điện thoại không tiện nên Bà chần chừ chưa kịp điện, đến 19 giờ 30 phút rồi mà chồng vẫn chưa về ruột gan Bà Lan nóng rang như lửa đốt, bỗng chuông điện thoại reo lên Bà Lan vội nhấc máy lên hỏi:
- Có phải ông đấy không ?
- Đầu dây bên kia có tiếng nói lại:
- Cho Tôi hỏi có phải nhà Bà Hoa không ?
- Bà Hoa linh cảm có chuyện chẳng lành vội đáp:
- Vâng tôi đây
- Đầu dây bên kia: Trước hết chúng tôi mong bà bình tĩnh và nghe điều này, chúng tôi gọi điện từ bệnh viện đa khoa tỉnh, chúng tôi rất lấy làm tiếc vì chồng Bà bị tai nạn giao thông rất nghiêm trọng đã không qua khỏi được cơn nguy kịch này Nghe đến đây Bà Hoa rụng rời tay chân buông tay khỏi điện thoại, trời đất như đổ sụp, mọi thứ như quay quần trước mắt Là người đàn bà cứng rắn, nghị lực, nhưng bà Lan không thể nào chịu nổi cú sốc quá lớn và quá đột ngột như vậy Lặng đi một lúc sau bà Lan mới định thần trở lại, bà gọi taxi
và thông báo cho các con đến bệnh viện để đưa xác chồng về
Tại bệnh viện bà được mọi người cho hay trên đường đi làm về Ông Nguyễn Văn Khánh bị hai thanh niên chạy xe từ trong hẻm phóng ra với tốc độ cao tông thẳng vào xe của Ông, do Ông củng đi khá nhanh nên vụ tai nạn thật sự rất nghiệm trọng; Ông bị chấn thương sọ não, gãy xương vai, xương đùi và chết
Trang 6trên đường khi đưa Ông vào bệnh viện, hai thanh niên kia cũng bị đa chấn thương và phải chuyển lên bệnh viện tuyến trên để chữa trị Bà Hoa đau đớn vật
vã, giá mà Ông nghe lời bà, giá mà hai cậu thanh niên kia đi đúng luật giao thông thì giờ này gia đình Bà đâu phải lâm vào cảnh vợ mất chồng, con mất cha,
sự đời thật nhiều cảnh trớ trêu
2 Mục tiêu xử lý tình huống
Mục tiêu xử lý tình huống này nhằm đạt được những yêu cầu sau:
- Ngăn ngừa giảm thiểu tai nạn giao thông, hạn chế thấp nhất những thiệt hại do các hành vi vi phạm luật giao thông gây ra
- Tăng cường tính nghiêm túc thực hiện luật giao thông góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa
- Bảo vệ lợi ích, bảo vệ tính mạng của người dân khi tham gia giao thông
3 Nguyễn nhân và hậu quả của tình huống
3.1 Nguyên nhân:
3.1.1 Do công tác quản lý:
Trong các cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức xã hội ở địa phương có một
số nơi còn chủ quan buông lỏng, các lực lượng chức năng chưa phát huy hết vai trò trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ về công tác an toàn giao thông, các cấp chính quyền triển khai công tác chưa thường xuyên liên tục, ở một số địa phương nhận thức trách nhiệm của một số lãnh đạo cơ quan đơn vị và chính quyền địa phương còn chưa đầy đủ, thiếu toàn diện, tư tưởng giao khoán cho lực lượng chuyên trách và hiện tượng chủ quan chưa thấy hết vai trò, nhiệm vụ của
cơ quan đơn vị địa phương mình trong công tác phối hợp chỉ đạo, điều hành và
tổ chức thực thi pháp luật về trật tự an toàn giao thông, phòng ngừa tai nạn giao thông
Công tác tuyên truyền pháp luật chưa đi vào chiều sâu, khu vực nông thôn, miền núi chưa được chú trọng, bên cạnh những công tác khen thưởng, khuyến khích những người có công trong công tác giữ gìn trật tự an toàn giao thông chưa kịp thời
Hoạt động của các ban ngành về an toàn giao thông của tỉnh Bình Thuận, các huyện, thị xã và vai trò của chính quyền phường xã còn hạn chế, tình hình trật tự an toàn giao thông đô thị tuy đã phát động thực hiện nhiều đợt cao điểm
ra quân phòng ngừa tai nạn giao thông, giảm thiểu tai nạn giao thông, nhưng tình hình vẫn chưa chuyển biến tích cực, tình trạng lấn chiếm lòng, lề đường, hè phố để kinh doanh làm nơi trông giữ xe, buôn bán họp chợ tự phát vẫn diễn ra gây ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông
Việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông còn mang tính giáo dục, chưa mang tính răn đe cao cũng là một trong những nguyên nhân khiến người dân coi thường pháp luật, với mức xử phạt như hiện nay thì chỉ cần nộp phạt vi phạm hành chính vài trăm ngàn là người ta lại tiếp tục tham
Trang 7gia giao thông trên đường Một số nước trong khu vực họ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông rất nghiêm và nặng, vì họ luôn đặt công tác an toàn giao thông lên hàng đầu, người dân của họ luôn có ý thức chấp hành nghiêm luật giao thông Ở nước ta vấn đề này cũng được đề cập rất nhiều nhưng do tính chất xã hội chủ nghĩa của nước ta nên chủ yếu mang tính tuyên truyền, giáo dục việc chấp hành trật tự an toàn giao thông cho người dân
là chính
3.1.2 Do kết cấu hạ tầng và phương tiện tham gia giao thông:
Hệ thống đường bộ ở Bình Thuận được đầu tư, nâng cấp mở rộng nên cơ sở
hạ tầng đã được cải thiện, cho phép tốc độ chạy của phương tiện nhanh hơn, song vẫn còn một số bất cập, chưa đáp ứng được sự gia tăng nhanh chóng của phương tiện cơ giới đường bộ cũng là nguyên nhân góp phần gây tai nạn giao thông như:
- Chưa có hệ thống đường gom, cầu vượt cho khu đông dân cư, khu đô thị, các khu công nghiệp vì vậy trên các tuyến đường còn quá nhiều điểm giao cắt,
đó cũng là nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông gia tăng
- Trên các tuyến đường có quá nhiều những đoạn đường cong cua gấp khúc
bị che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện, cũng là nguyên nhân gây tai nạn giao thông
- Do tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế nên nhu cầu đi lại của người dân tăng cao, do đó phương tiện cơ giới tham gia giao thông cũng tăng nhanh đột biến, trong khi hệ thống đường giao thông phát triển không đồng bộ, không kịp thời gây ách tắc giao thông thường xuyên, đó cũng là nguyên nhân gây tai nạn giao thông
Trong các nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông phải kể đến sự gia tăng của phương tiện cơ giới đường bộ ( bao gồm xe mô tô, xe gắn máy, xe ô tô ), tốc
độ đô thị hóa nhanh dẫn đến mật độ tham gia giao thông ngày càng tăng nên tai nạn giao thông cũng tăng theo
3.1.3 Do sự thiếu hiểu biết về pháp luật và ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ của người dân còn yếu.
- Tình trạng thành lập các bến bãi trái phép, ô tô chở khách vượt tuyến chạy lòng vòng đón trả khách không đúng nơi quy định, các xe ô tô phóng nhanh vượt ẩu, tình trạng đua xe máy vẫn còn diễn biến phức tạp, làm cho tình hình trật tự an toàn giao thông trở nên ngày càng trở lên bức xúc, thành phần tham gia giao thông hỗn hợp, đi không đúng phần đường qui định, người điều khiển phương tiện giao thông chưa có giấy phép lái xe theo qui định, còn nhiều học sinh chưa đủ tuổi vẫn điều khiển xe mô tô trên đường
- Tình hình lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè, hành lang ATGT, để họp chợ
tự phát, buôn bán vât liệu xây dựng, làm lều quán, xây bục bệ vẫn còn tái diễn gây cản trở giao thông làm mất mỹ quan đô thị
Trang 8- Ý thức tự giác chấp hành luật giao thông của người tham gia giao thông chưa cao là nguyên nhân hàng đầu của các vụ tai nạn giao thông
Thống kê nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông của nhiều năm qua cho thấy:
- Lỗi chạy quá tốc độ chiếm 37%
- Lái xe trong tình trạng say rượu bia chiếm 25%
- Tránh vượt sai quy định chiếm 24%
- Các lỗi khác chiếm 14%
Đối tượng gây ra tai nạn giao thông nhiều nhất là người đi xe mô tô, xe máy chiếm tỉ lệ từ 77% đến 80%
Lứa tuổi gây ra tai nạn nhiều nhất là từ 18 tuổi đến 30 tuổi chiếm 61% Thông thường phần lớn tai nạn giao thông đường bộ xảy ra lỗi do vô ý, đánh giá phán đoán không đúng về tình hình đường xá và các yếu tố giao thông khác ở một số dạng chủ yếu sau:
- Việc tính toán không đúng mức của người điều khiển phương tiện trong việc lựa chọn tốc độ, chọn thời gian và địa điểm khi điều khiển xe rẽ trái hoặc quay đầu xe
- Việc phán đoán và quyết định lựa chọn không đúng về thơi gian và thời điểm cho xe vượt và khi vượt không nhìn thấy xe ngược chiều
- Việc đánh giá tình hình đường và các yếu tố giao thông khác không kịp thời nên áp dụng chậm các biện pháp xử lý khi xuất hiện các tình huống nguy hiểm
- Việc vi phạm hành lang an toàn giao thông, lấn chiếm lòng lề đường để làm nơi kinh doanh buôn bán, ngang nhiên họp chợ tự phát trên đường cũng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai nạn giao thông
- Ý thức tự bảo vệ mình của người tham gia giao thông còn chủ quan, phó mặc cho số phận Đảng, Chính phủ, các cấp Chính quyền và cơ quan đoàn thể, phương tiện thông tin đại chúng liên tục tuyên truyền giáo dục cho người dân khi tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm để bảo vệ mình khi có tai nạn xảy
ra, tuy nhiên hầu như chỉ có một bộ phận nhỏ người dân tham gia giao thông là chấp hành thực hiện, còn lại bộ phận rất lớn chỉ chấp hành khi có các lực lượng chức năng làm nhiệm vụ, tiến hành cưỡng chế bắt buộc thực hiện nghiêm túc và triệt để
3.1.4 Do sự thiếu tôn trọng pháp chế xã hội chủ nghĩa:
Những người tham gia giao thông thường coi nhẹ luật pháp cụ thể là luật giao thông đường bộ, xem thường tính mạng của người khác kể cả tính mạng của chính mình Họ luôn tìm cách lách luật, trốn tránh sự kiểm tra của các cơ quan chức năng, của những người làm nhiệm vụ bảo vệ trật tự an toàn giao
Trang 9thông Chính vì sự coi thường và bất chấp tính mạng của mình đã gây ra biết bao tai nạn thương tâm, gieo rắc nỗi kinh hoàng cho người dân vô tội
3.2 Hậu quả:
3.2.1 Gây thiệt hại về mặt kinh tế:
Mỗi vụ tai nạn giao thông kéo theo rất nhiều hệ lụy về kinh tế, một phần thiệt hại do phương tiện bị hư hỏng, tốn chi phí sửa chữa hoặc phải vứt bỏ cả phương tiện vì không thể phục hối được sau tai nạn, gia đình và xã hội phải tốn chi phí chữa chạy các chấn thương của người tham gia giao thông khi bị tai nạn, đặc biệt là đối với các chấn thương nghiêm trọng như chấn thương sọ não thì chi phí chữa trị càng tốn kém gấp bội phần
Ngoài ra còn có các thiệt hại khác về kinh tế như: chi phí kiện tụng giải quyết khiếu kiện, tranh chấp, thiệt hại về kinh tế do người thân trong gia đình phải tạm gác công việc làm kinh tế để lo cho người thân bị nạn
3.2.2 Tổn thất về con người:
Tai nạn giao thông ngoài những tổn thất về mặt kinh tế còn gây tổn hại trực tiếp và dễ dàng nhận thấy, đặc biệt là các tai nạn nghiêm trọng đó là thiệt hại về con người (làm nhiều người bị thương và thiệt mạng) Hàng năm nước ta có hơn mười ngàn người chết do tai nạn giao thông, một con số quá lớn Có thể nói tổn thất về con người là tổn thất to lớn nhất gây nhiều đau thương mất mát nhất của mỗi vụ tai nạn
Thống kê số liệu tai nạn giao thông xảy ra trên cả nước từ năm 2019 đến hết năm 2023:
Năm Số vụ tai nạn (vụ) Tổng số người bị thương (người) Tổng số người bị chết (người)
Riêng năm 2023: Tai nạn giao thông năm 2023, toàn quốc xảy ra 22.067 vụ tai nạn giao thông, làm chết 11.628 người, bị thương 15.292 người Trong đó: Đường bộ, xảy ra 21.880 vụ, làm chết 11.498 người, bị thương 15.255 người
3.2.3 Ảnh hưởng xấu về mặt xã hội:
Tai nạn giao thông không chỉ gây thiệt hại trực tiếp cho người tham gia giao thông và gia đình họ mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến trật tự an toàn xã hội Dễ thấy nhất là mỗi khi xảy ra tai nạn trên đường thì lập tức khu vực đó trở
Trang 10nên lộn xộn phần vì người dân tham gia cứu nạn, cứu hộ cho người bị tai nạn, phần thì nhiều người hiếu kỳ tập trung lại để xem càng làm cho trật tự trở nên lộn xộn
Ngoài ra, những vụ tai nạn làm mất đi người trụ cột trong gia đình, mất đi người lao động chính, những người còn lại nhất là trẻ em và những người không
có khả năng lao động, khi đó họ trở thành một phần gánh nặng không mong muốn của xã hội
3.2.4 Làm giảm sút nghiêm trọng pháp chế xã hội chủ nghĩa, làm mất uy tín của Việt Nam đối với Quốc tế:
Tai nạn càng nhiều chứng tỏ người dân chưa nghiêm chỉnh chấp hành các hành vi vi phạm hành chính về luật giao thông đường bộ dẫn đến tình trạng tai nạn giao thông ngày càng tăng…Do đó, tình hình vi phạm pháp luật của người dân xảy ra ngày càng nhiều thì chứng tỏ pháp chế xã hội chủ nghĩa đó chưa được thực hiện một cách nghiêm túc Khi đó Quốc tế nhìn vào đất nước chúng ta với một con mắt e ngại và ở chừng mực nào đó không muốn đầu tư vào Việt Nam, không muốn đến tham quan du lịch chỉ vì tình trạng ý thức của người tham gia giao thông chưa thực hiện nghiêm luật giao thông Đây cũng là mất mát không nhỏ về phát triển kinh tế đối với một đất nước đang trên đà phát triển như nước ta
4 Xây dựng, phân tích, lựa chọn phương án giải quyết tình huống:
Trong những năm qua nhất là từ năm 2008 sau khi luật giao thông đường
bộ được ban hành và chỉ thị số 18 của ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông Triển khai chương trình thực hiện quốc gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
và các chỉ thị của Thủ Tướng Chính phủ về trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường thủy nội địa thì tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Bình Thuận nói riêng và cả nước nói chung đã có chuyển biến tích cực, trật tự kỷ cương trong hoạt động giao thông được tôn trọng hơn, hiệu lực quản lý nhà nước trên lĩnh vực trật tự an toàn giao thông được tăng cường, ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ công trình giao thông và tính tự giác chấp hành luật giao thông của đại bộ phận nhân dân được nâng cao
Song những kết quả đạt được chỉ là bước khởi đầu, tai nạn giao thông tuy
có giảm theo từng năm nhưng chưa vững chắc, chỉ cần lơ là trong quản lý, trong việc thực thi của các lực lượng chức năng trong việc tuần tra, kiểm soát thì tai nạn giao thông tức thì sẽ tăng Tai nạn giao thông xảy ra nhiều nhất trong lĩnh vực Giao thông đường bộ đang là bức xúc của xã hội, gây thiệt hại trực tiếp đến tính mạng, tài sản của gia đình và xã hội Một trong những mục tiêu lớn của công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông là kiềm chế đẩy lùi tai nạn giao thông.Với tình hình thực tế như hiện nay và những năm tiếp theo lượng phương tiện cá nhân như xe mô tô, ô tô phát triển nhanh thì nguy cơ gia tăng tai nạn giao