1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tóm tắt Đổi mới công tác giải quyết khiếu nại hành chính trong giai Đoạn hiện nay

26 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đổi mới công tác giải quyết khiếu nại hành chính trong giai đoạn hiện nay
Tác giả Hoàng Quốc Long
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Huy Hoàng
Trường học Học viện Hành chính Quốc gia
Chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 317,92 KB

Nội dung

Lý do chọn đề tài luận văn Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân đã được Hiến pháp năm 2013 ghi nhận tại Điều 30: “Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ q

Trang 1

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

HOÀNG QUỐC LONG

ĐỔI MỚI CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Hà Nội, Tháng 5/2024

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Huy Hoàng

Phản biện 1: TS Bùi Thị Hải

Phản biện 2: PGS.TS Lê Thị Hương

Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia

Địa điểm: Phòng họp 4b, Nhà.G - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia

Số:77 - Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa – TP Hà Nội Thời gian: vào hồi 10 giờ 00 ngày 13 tháng 09 năm 2024

Trang 3

1 Lý do chọn đề tài luận văn

Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân đã được

Hiến pháp năm 2013 ghi nhận tại Điều 30: “Mọi người có quyền khiếu nại, tố

cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác”

Ngày 11/11/2011 Quốc hội khóa XIII tại kỳ họp thứ 2 đã thông qua Luật Khiếu nại năm 2011, tạo khung pháp lý quan trọng để đảm bảo thực hiện quyền khiếu nại của công dân cũng như xác định thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan,

tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc giải quyết khiếu nại, góp phần phát huy dân chủ, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân

Những năm vừa qua, công tác giải quyết khiếu nại đã có những chuyển biến tích cực, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều Chỉ thị, Nghị quyết nhằm tăng cường hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, nhiều văn bản pháp luật được ban hành đã tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện quyền khiếu nại Tuy nhiên, thực tiễn công tác giải quyết khiếu nại cho thấy mặc dù các cơ quan nhà nước đã có cố gắng trong công tác giải quyết khiếu nại nhưng hiệu quả giải quyết chưa cao Những hạn chế trong công tác giải quyết khiếu nại nói trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân Chính sai phạm của cán bộ, công chức là lý do để phát sinh khiếu nại, kể cả khiếu nại đông người, kéo dài phức tạp Một số cán

bộ, công chức sa sút về phẩm chất đạo đức, quan liêu, nhũng nhiễu, hách dịch,

vô cảm trước yêu cầu chính đáng của dân Vì vậy, cần có những quy định mạnh

mẽ, cụ thể hơn nữa để nâng cao chất lượng của đội ngũ quản lý, cán bộ Nhà

Trang 4

nước Bên cạnh đó, công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, cũng cần được cải tiến Luật Khiếu nại và các văn bản quy phạm pháp luật khác đã quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý khiếu nại của công dân Có nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân quan trọng là các quy định pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại có những điểm bất hợp lý

Trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền, việc nghiên cứu những vấn đề lý luận - thực tiễn về khiếu nại và giải quyết khiếu nại để góp phần hoàn thiện pháp luật có liên quan có ý nghĩa rất quan trọng trên các bình diện lập

pháp, thực tiễn và lý luận Chính vì vậy, em chọn nội dung “Đổi mới công tác

giải quyết khiếu nại hành chính trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài luận văn

cao học, chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

Từ trước đến nay, đã có nhiều đề tài khoa học ở nhiều cấp độ khác nhau, Luận án Tiến sỹ, luận văn thạc sỹ hoặc các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành có nội dung nghiên cứu về công tác giải quyết khiếu nại Tuy nhiên, các

Đề tài, luận án, luận văn đó hoặc có nội dung nghiên cứu chưa có tính toàn diện đánh giá về công tác giải quyết khiếu nại hành chính, hoặc có thời gian nghiên cứu đã lâu, không còn tính thời sự trong khi tình hình thi hành pháp luật giải quyết khiếu nại và hoạt động hành chính thay đổi theo sự phát triển của đất nước trong từng thời kỳ Do vậy cần có nghiên cứu cập nhật để đáp ứng nhu cầu thực tiễn, nhằm đề xuất các giải pháp đổi mới công tác giải quyết khiếu nại hành chính trong giai đoạn hiện nay

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

Trang 5

Làm rõ khái niệm, đặc điểm và vai trò của công tác giải quyết khiếu nại, làm rõ thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại hành chính, các yếu tố tác động

Chỉ ra được kết quả công tác giải quyết nại hành chính của Thủ trưởng các cơ quan hành chính nhà nước trong những năm gần đây; đánh giá những mặt được, những mặt chưa được, nguyên nhân của những mặt chưa được

Chỉ ra quan điểm, giải pháp nhằm đổi mới công tác giải quyết khiếu nại hành chính trong thời gian tới, trên cơ sở đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan, đơn vị có liên quan

4 Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu của luận văn

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đổi mới công tác giải quyết khiếu nại hành chính trong giai đoạn hiện nay

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Do thời gian và điều kiện nghiên cứu cùng khả năng tiếp cận số liệu nên phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ tập trung vào công tác giải quyết khiếu nại hành chính của Thủ trưởng các cơ quan hành chính nhà nước

- Về thời gian: Nghiên cứu số liệu thu được của giai đoạn 2019 - 2023 làm cơ sở đề xuất giải pháp trong thời gian tới

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận

Giải quyết khiếu nại hành chính là nền tảng lý thuyết và pháp lý giúp hướng dẫn, điều chỉnh quá trình giải quyết khiếu nại của công dân đối với các quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của cơ quan nhà nước, tổ chức, hoặc cá nhân có thẩm quyền Hiến pháp năm 2013 quy định quyền khiếu nại,

tố cáo của công dân và Luật Khiếu nại 2011 Là văn bản pháp lý cơ bản quy định

Trang 6

về quyền và trình tự, thủ tục khiếu nại, thẩm quyền và trách nhiệm giải quyết khiếu nại

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết nhiệm vụ đặt ra, đề tài dựa trên phương pháp luận duy vật

biện chứng, duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lênin cùng các quan điểm của Đảng, Nhà nước về giải quyết khiếu nại hành chính, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của công dân, tổ chức trong bối cảnh tăng cường hội nhập quốc tế hiện nay

Ngoài ra, đề án sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau đây:

- Phương pháp thống kê được sử dụng để thu thập dữ liệu về công tác giải quyết khiếu nại hành chính từ các báo cáo nội bộ, báo cáo của các cơ quan quản lý

- Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp được sử dụng để so sánh, phân tích, tổng hợp số liệu thu thập được

- Phương pháp suy luận lôgic được sử dụng trong phân tích, đánh giá các vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn, đặc biệt những những hạn chế và nguyên nhân đối với công tác giải quyết khiếu nại hành chính, làm cơ sở cho đề xuất một số giải pháp đổi mới công tác giải quyết khiếu nại hành chính

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Luận văn góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về công tác giải quyết khiếu nại nhằm Giải quyết xung đột và mâu thuẫn xã hội, Cải thiện hoạt động quản lý hành chính, Nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức, Phòng ngừa sai phạm hành chính Công tác giải quyết khiếu nại hành chính không chỉ giúp bảo vệ quyền lợi của người dân mà còn nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước và tạo nên một hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện hơn

7 Bố cục của luận văn

Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác giải quyết khiếu nại hành chính

Trang 7

Chương 2: Thực trạng công tác giải quyết khiếu nại hành chính trong

những năm vừa qua

Chương 3: Quan điểm, giải pháp đổi mới công tác giải quyết khiếu nại

hành chính trong giai đoạn hiện nay

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1:

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT

KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH

1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò, yêu cầu đổi mới của công tác giải quyết khiếu nại hành chính

1.1.1 Khái niệm công tác giải quyết khiếu nại hành chính

Trong lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam, dưới các triều đại phong kiến trước đây cũng đã xuất hiện và tồn tại việc khiếu nại Từ sau khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời đến nay, quyền khiếu nại đã trở thành quyền

hiến định Điều 29 Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà năm 1959 quy định: “Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà có quyền khiếu nại và tố cáo với bất cứ cơ quan nhà nước nào về những hành vi vi phạm pháp luật của nhân viên cơ quan nhà nước Những việc khiếu nại và tố cáo phải được giải quyết kịp thời Người bị thiệt hại vì hành vi phạm pháp của nhân viên cơ quan nhà nước

có quyền được bồi thường, Các Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp hiện năm

2013 cũng đều ghi nhận quyền khiếu nại của công dân, cơ quan, tổ chức Luật khiếu nại năm 2011 quy định cụ thể việc giải quyết khiếu nại của công dân, cơ quan, tổ chức

1.1.2 Đặc điểm, vai trò của công tác giải quyết khiếu nại hành chính

1.1.2.1 Đặc điểm của khiếu nại:

- Khiếu nại hành chính là việc thưc hiện quyền chính trị - pháp lý của cá nhân

Trang 8

Khiếu nại nói chung và khiếu nại hành chính nói riêng chỉ xuất hiện trong nhà nước có sự hiện diện của dân chủ Ngày nay, quyền khiếu nại hành chính không chỉ là quyền công dân mà đã trở thành quyền con người Trong điều kiện hội nhập quốc tế, các quốc gia không chỉ ghi nhận công dân có quyền khiếu nại hành chính mà còn cho phép cá nhân nước ngoài, người không quốc tịch cũng

có quyền khiếu nại hành chính Quyền khiếu nại hành chính của công dân thường được quy định mang tính hiến định trong các Hiến pháp - bản văn chính trị tuyên bố cách thức tổ chức quyền lực nhà nước và các mối quan hệ chính trị

cơ bản nhất trong xã hội Bản thân việc quy định này đã thể hiện quyền khiếu nại hành chính của cá nhân mang tính chính trị - pháp lý rất cao

1.1.3 Yêu cầu đổi mới công tác giải quyết khiếu nại hành chính

Pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại cần quán triệt và cụ thể hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác này, đảm bảo phù hợp với tiến trình cải cách hành chính nhà nước và cải cách công tác tư pháp hiện nay.Các quy định cần tạo điều kiện thuận lợi cho công dân, cơ quan,

tổ chức thực hiện quyền khiếu nại, đề cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước

có thẩm quyền trong việc giải quyết khiếu nại, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại và hiệu lực công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực đời sống kinh tế, xã hội Cần thiết lập trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại đơn giản, nhanh chóng, công khai, minh bạch và có hiệu quả, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; phát huy quyền dân chủ của nhân dân

1.2 Thẩm quyền, nguyên tắc, trình tự, thủ tục công tác giải quyết

khiếu nại hành chính

1.2.1 Thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính, phần lớn các vụ việc khiếu nại trong thời gian qua liên quan đến lĩnh vực

Trang 9

quản lý và sử dụng đất (ước tính chiếm khoảng 80% số vụ việc khiếu nại), gồm các loại vụ việc khiếu nại điển hình sau: khiếu nại liên quan đến việc thu hồi đất

để thực hiện các dự án xây dựng các khu đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các công trình cơ sở hạ tầng (chủ yếu là đòi nâng giá bồi thường đất đai

bị thu hồi, bồi hoàn thành quả lao động trên đất, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư, cấp đất sản xuất); khiếu nại đòi lại đất cũ trước đây đưa vào tập đoàn sản xuất, nông lâm trường; khiếu nại đòi lại đất trước đây cho mượn, cho thuê; khiếu nại tranh chấp đất đai trong nhân dân; khiếu nại đòi lại nhà cửa, tài sản thuộc diện vắng chủ, diện cải tạo do Nhà nước quản lý trước đây; khiếu nại của các tổ chức, tín đồ tôn giáo đòi lại đất đai, cơ sở thờ tự, tài sản của tôn giáo (Công giáo, Phật giáo, Cao Đài, Tin lành) Các vụ việc còn lại là khiếu nại trong việc thực hiện chính sách xã hội; khiếu nại của cán bộ, công chức bị kỷ luật; khiếu nại

1.2.2 Nguyên tắc giải quyết khiếu nại hành chính:

Giải quyết khiếu nại hành chính phải thực hiện theo quy định của pháp luật

Điều 4 Luật Khiếu nại nêu rõ: “việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại phải được

thực hiện theo quy định của pháp luật”,

1.2.3 Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại hành chính

Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại Luật khiếu nại năm 2011 đã quy định đầy đủ về trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại theo hướng đơn giản, công khai, dân chủ, nhanh chóng, kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi cho người khiếu nại, bao gồm: việc thụ lý giải quyết; thời hạn giải quyết khiếu nại; xác minh nội dung khiếu nại; tổ chức đối thoại, ra quyết định giải quyết khiếu nại; việc áp dụng biện pháp khẩn cấp; gửi quyết định giải quyết khiếu nại; việc khởi kiện vụ

án hành chính tại Tòa án và hồ sơ giải quyết khiếu

1.3 Các điều kiện đảm bảo đổi mới công tác giải quyết khiếu nại hành chính

Trang 10

Quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại hành chính là những hoạt động xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật và kiểm soát việc thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại hành chính của các chủ thể có thẩm quyền trong

hệ thống cơ quan hành chính nhà nước tiến hành, tác động đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc giải quyết khiếu nại hành chính, nhằm bảo đảm pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính được thực thi thống nhất, hiệu quả trên thực tế

1.3.1 Sự hoàn thiện thể chế pháp luật về khiếu nại hành chính

Hệ thống chính sách, pháp luật về quản lý nhà nước nói chung và về giải quyết khiếu nại hành chính nói riêng là yếu tố xác định tính hợp pháp, hợp lý của hoạt động quản lý Nhà nước với tư cách là chủ thể của quản lý phải xác lập các căn cứ pháp lý, đảm bảo cho hoạt động quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại hành chính đi vào nề nếp và thực sự có hiệu quả

1.3.2 Ý thức trách nhiệm của Người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong công tác giải quyết khiếu nại hành chính

Nhận thức của lãnh đạo cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại hành chính; nhận thức của cán bộ, công chức và các cá nhân khác có liên quan có tác động rất lớn đến quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại hành chính Khi nhận thức được đầy đủ vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại hành chính thì các chủ thể có thẩm quyền sẽ chủ động thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình và lựa chọn phương thức phù hợp để thực hiện nội dung quản lý nhà nước

về giải quyết khiếu nại hành chính

1.3.3 Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ công chức làm nhiệm vụ tham mưu giải quyết khiếu nại hành chính

Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại hành chính giữ vai trò then chốt trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu

Trang 11

quả của quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại hành chính Đội ngũ này bao gồm những cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại hành chính trong Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp, các cơ quan thanh tra nhà nước

1.3.4 Nhận thức của người dân trong việc chấp hành pháp luật nói chung và pháp luật về khiếu nại hành chính nói riêng

Tăng cường tuyên truyền phổ biến pháp luật nói chung và pháp luật về khiếu nại để người dân hiểu và chấp hành pháp luật

1.3.5 Mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc giải quyết KNHC

Giải quyết KNHC đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa cấp thẩm quyền giải quyết với các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan Đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong bộ máy nhà nước, tùy theo chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm phối hợp, tạo điều kiện, hỗ trợ chuyên môn,

nghiệp vụ, nguồn lực tài chính, chế độ cung cấp thông tin, tài liệu…

Kết luận chương 1

Quyền khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân, được Hiến pháp và pháp luật quy định, được nhà nước bảo đảm Khiếu nại hành chính là một trong những phương tiện pháp lý hữu hiệu để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình Thông qua việc thực hiện quyền khiếu nại hành chính người dân tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước giúp cho cơ quan nhà nước kịp thời phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật, những hạn chế của quyết định hành chính, hành vi hành chính trong quản lý cũng như những bất cập trong chính sách, pháp luật và trong tổ chức bộ máy hành chính của cơ quan quản lý từ đó có biện pháp xử lý, kịp thời điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước

Trang 12

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH

CHÍNH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 2.1 Kết quả, tình hình công tác giải quyết khiếu nại hành chính

Quản lý nhà nước là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và được xem là một chức năng của nhà nước trong quản lý xã hội và có thể xem là chức năng đặc biệt Quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại hành chính là biện pháp bảo đảm cho hoạt động giải quyết khiếu nại hành chính của công dân diễn ra đúng pháp luật, đạt hiệu quả cao và bảo đảm được quyền khiếu nại hành chính của công dân đã được pháp luật quy định

2.2 Kết quả giải quyết khiếu nại của các cơ quan hành chính nhà nước trong 5 năm vừa qua

2.2.1 Tiếp nhận, thụ lý các vụ việc khiếu nại hành chính

Trong năm 2019, các cơ quan hành chính tiếp nhận 301.007 đơn thư các

loại (bao gồm: đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh) Có 197.736 đơn đủ điều kiện xử lý (chiếm 65,7% tổng số đơn tiếp nhận), trong đó có 59.399 đơn khiếu nại, 22.171 đơn tố cáo với 24.806 vụ việc khiếu nại, 8.182 vụ việc

tố cáo thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước

Trong năm 2020, các cơ quan hành chính tiếp nhận 305.769 đơn thư các

loại (bao gồm: đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh) Có 189.202 đơn đủ điều kiện xử lý (chiếm 62% tổng số đơn tiếp nhận), trong đó có 55.928 đơn khiếu nại, 26.783 đơn tố cáo; có 20.958 vụ việc khiếu nại, 8.120 vụ việc tố cáo thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước

Trong năm 2021, các cơ quan hành chính tiếp nhận 359.339 đơn các loại

(bao gồm: đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh); đã xử lý 336.645 đơn, có 274.988 đơn đủ điều kiện xử lý, chiếm 76,5% tổng số đơn đã xử lý; qua

Trang 13

xử lý có 45.108 đơn khiếu nại, 17.389 đơn tố cáo, 212.491 đơn kiến nghị, phản ánh; có 16.038 vụ việc khiếu nại, 6.600 vụ việc tố cáo thuộc thẩm quyền của

cơ quan hành chính nhà nước

Trong năm 2022, các cơ quan hành chính nhà nước đã tiếp nhận tổng

cộng 344.820 đơn các loại (đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh), trong đó có 41.95 đơn khiếu nại Tình hình khiếu nại trong đó có khiếu nại hành chính của công dân, cơ quan, tổ chức trong năm 2022 nhìn chung có giảm, số lượt người đến cơ quan hành chính nhà nước để khiếu nại, kiến nghị, phản ánh giảm 14,1% so với năm trước; số lượt đoàn đông người giảm 32,7%; tổng số đơn các loại giảm 4%, tuy nhiên, số vụ việc khiếu nại, thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan hành chính nhà nước tăng 3,9%

Trong năm 2023, các cơ quan hành chính nhà nước đã tiếp nhận tổng

cộng 446.805 đơn các loại Có 342.437 đơn đủ điều kiện xử lý (chiếm 76,6% tổng số đơn tiếp nhận), trong đó có 50.533 đơn khiếu nại với 28.892 vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền của CQHCNN Năm 2023, tình hình KNHC của công dân, cơ quan, tổ chức vẫn tiếp tục tăng về cả số lượng lẫn số vụ việc thuộc thẩm quyền so với năm 2022 Về KNHC, So với năm 2022, số đơn các loại tăng 29,6%, đơn khiếu nại tăng 20,5%

2.2.2 Thẩm tra, xác minh, ban hành quyết định giải quyết các vụ việc khiếu nại hành chính

Năm 2019, các cơ quan hành chính nhà nước các cấp đã giải quyết 28.428

vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, đạt tỷ lệ 86,2% (khiếu nại 21.202

vụ việc, đạt 85,5%; tố cáo 7.226 vụ việc, đạt 88,3%) Qua giải quyết khiếu nại,

tố cáo đã kiến nghị thu hồi cho Nhà nước, trả lại cho tập thể, cá nhân 205,5 tỷ đồng, 24,1 ha đất; khôi phục, đảm bảo quyền lợi cho 1.889 tập thể, cá nhân; kiến nghị xử lý vi phạm 597 người (đã xử lý 388 người), chuyển cơ quan điều tra 20 vụ, 26 đối tượng

Ngày đăng: 02/10/2024, 11:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN