TƯỢNG NGOÀI TRỜI VÀ NGHỆ THUẬT BIỂU ĐẠT pptx

9 530 0
TƯỢNG NGOÀI TRỜI VÀ NGHỆ THUẬT BIỂU ĐẠT pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TƯỢNG NGOÀI TRỜI NGHỆ THUẬT BIỂU ĐẠT một tác phẩm của Henry Moore Tượng ngoài trời môi trường thành phố là vấn đề được nêu ra để bàn bạc xét đoán mỗi khi có công trình điêu khắc ngoài trời được xây dựng. Tượng ngoài trời (ở ta thường gọi là tượng đài) có giá trị nghệ thuật cao thường mang dấu tích văn hoá của một thời, đậm sắc màu riêng bi ệt của một vùng, một dân tộc, như Cột đá chùa Dạm ở Bắc Giang, tượng Đầu người mình thú ở Ai Cập, tượng Nữ thần chiến thắng ở Hy Lạp, tượng Những người công dân thành Calais của Rodin ở Pháp, v.v Ngày nay, sự xuất hiện của những pho tượng ngoài trời, không chỉ mang ý nghĩa đơn thuần của một pho tượng, mà với sự phát triển của công nghiệp, với tốc độ phát triển của xây dựng đô thị, nó còn mang ý nghĩa thiết định lại trên một trình độ cao hơn mối tương quan, hài hoà của một môi trường thẩm mỹ thời đại. Sự phát triển như vậy của nghệ thuật điêu khắc, tất yếu sẽ dẫn đến một hình thức tiếp nhận mới về nghệ thuật. Điều đó như đã th ấy, một tác phẩm điêu khắc ngoài trời không chỉ giới hạn trong những hình thức tạo hình của thể loại điêu khắc thông thường (nghĩa là phải tạo hình về một đối tượng cụ thể) bó hẹp không gian với những thưởng ngoạn miễn cưỡng (như các tượng thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19) đặt tượng trên một cái bệ khuôn thức tạo thành môi trường ngăn cách. Hình thức của điêu khắc, nhất là với tượng ngoài trời đã có nhiều nét mới mẻ, có khả năng chiếm đoạt một môi trường không gian rộng lớn, thu hút mọi hoạt động nơi có tượng trở thành hình bóng hoặc là một thành phần của tác phẩm đó. Điêu khắc ra đời sự tồn tại của nó đã tác thành những tiếng nói riêng, những hình khối khác nhau biểu hiện một tình cảm khác nhau những h ình khối giống nhau trong một bố cục khác nhau càng lại không trùng hợp với nhau về tiếng nói. ở mỗi tác phẩm tiếng nói của nó càng khác biệt. Trong điêu khắc, sự định hình về ngôn ngữ hình khối lại càng rõ ràng, vì vậy khi sáng tác nhà điêu khắc bao giờ cũng có ý thức tìm cho điều mình định nói bằng một hình khối có nghĩa tương đồng tìm cho bố cục chung của tác phẩm một thể thức không trái ngược với tinh thần ý tứ. Chẳng hạn khi muốn thể hiện một cái gì nhiệt tình sôi nổi không thể bằng những khối mềm mại phẳng lặng, khi muốn tải một điều gì trữ tình thì không áp d ụng các hình khối cố tình ức chế một nội dung bên trong như tượng Ai Cập. Cặp Tình yêu của Moore đã dùng những khối đá khổng lổ, diễn tả các chi tiết dè dặt như điêu khắc Ai Cập nhưng vẫn không ai bắt bẻ. Bởi vì cặp Tình yêu dùng hình thức ấy không phải giống như cách diễn tả tình yêu có tính chất say đắm của Rodin mà là vẻ đẹp có ý nghĩa triết lý về tình yêu, một tình yêu vĩnh cửu, bất biến trong nhân loại. ở trường hợp nào cũng thế khi mô tả một nhân vật nào phải hiểu sâu tính cách nhân vật ấy. Mô tả một con người kiên nghị nếu con người ấy tính trầm lặng th ì không thể dùng những hình khối có tính xáo động, khi thể hiện vẻ mặt của những đứa trẻ ngây thơ thì không dùng các hình thức mạnh bạo, mà tốt hơn bằng những hình thức dịu dàng. Tính chất dịu dàng hay mạnh mẽ còn tuỳ thuộc vào chất liệu, mỗi chất liệu có những đặc tính riêng, nhưng những đặc tính ấy được phát triển có nhiều khả năng biểu đạt nghệ thuật khi được các nghệ sĩ có kinh nghiệm vận dụng vào tác phẩm của mình. Chẳng hạn với chất liệu đá cẩm thạch, nhà điêu khắc Subin đã thành công khi xây dựng hình tượng Lô-mô-nô-xốp. Ông đã tạo nên những khối mềm ăn hợp với chất đá biết lợi dụng khả năng của chất liệu truyền đạt những tình cảm ấm cúng dịu dàng của nhân vật. Tượng có khối tròn đầy đơn giản, không chú ý chi tiết (đá cẩm thạch không ưa lối tả nhiều chi tiết) nhưng lại rất tạo hình, sự chuyển tiếp từ hình này sang hình khác rất mềm mại, làm cho người ta nghĩ ngay đến khí chất của Lô-mô-nô-xốp, một người chất phác giàu tính cách Nga. Chỉ có như vậy thôi, thế mà hàng chục thế kỷ không thể lặp lại, nếu trước đây người Hy Lạp trong các tượng của mình đã người hoá các vị thần trên núi cao, thì ngày nay, những tác phẩm điêu khắc phản ánh về con người cũng phải được nâng lên mức lý tưởng. Cho nên nghệ thuật có bắt đầu từ tự nhiên vẫn phải sử dụng cách tạo hình sáng tạo, nghĩa là ph ải thấu hiểu những nghĩa đa chiều của ngôn ngữ, đặc biệt là vấn đề không gian. Trước đây, tượng tròn chỉ đặt trong nhà, ngày nay tượng ngoài trời được chú ý. Vấn đề không gian đã đặt ra như vấn đề phát triển của ngôn ngữ làm tượng ngoài trời không đơn giản chuyển hình thức tượng nhỏ sang lớn, không gian trong nhà ra ngoài trời. Nó có yêu cầu khắc nghiệt hơn của tầm nhìn, của tổ chức mối quan hệ thẩm mỹ trong xã hội. Tượng phải gắn với không gian, không gian phải được coi như phương diện tạo hình trong xây dựng hình tượng. Với bức tượng ngoài trời, cái sống động đầu tiên mà người ta nhìn thấy là tác động của ánh sáng khung cảnh bao quanh. Nhà điêu kh ắc cần phải tuỳ thuộc vào mỗi cảnh để chọn hình thức tạo hình. Họ phải biết sử dụng những thuận lợi của địa điểm, mượn nó làm tăng sức mạnh của hình tượng. Kơ-rơ- ben (người Nga) đã bắt dòng sông Ôkê cùng tượng hoà lên tiếng nói. Giữa dòng sông, dáng hình trong trang phục địa phương, cô đọng trong cái khối mang một dáng dấp hữu hình của xa xưa hiện dần lên những thiên thần về quá khứ. Quá khứ của vùng quê nhỏ bé, lạc hậu này đã trở thành khu công nghiệp lớn. Năm 1996, các nhà điêu khắc trao đổi làm tượng Kim Đồng ở Cao Bằng. Trước tiên là kích thước, sau đó đến hình thức vị trí đặt tư ợng. Có nhà điêu khắc nói rằng giữa núi cao này phải đặt tượng có kích thước lớn, khối khoẻ giản lược, đừng để cái hùng vĩ của núi rừng lấn át. ý kiến khác trái ngược, tượng có kích thước to chừng nào cũng không thể so với quả núi. Vậy không làm to, làm to cũng không thích hợp với con người v à tư chất Kim Đồng. Nên to hơn người thật đôi chút, chọn tầm nhìn gần, tốt nhất trên một mỏm đá tự nhiên thích hợp làm bệ tượng, ý kiến thứ hai có phần hợp lý. Không gian của những môi trường thiên nhiên rất bướng bỉnh. Chỉ có nhà điêu khắc tài năng mới bắt sự bướng bỉnh ngang trái ấy quy thuận. Falconet (người Pháp) đã xây dựng tượng Pie đại đế, bắt dòng sông Nê-va thành hình bóng. Tượng làm sông Nê-va thêm kỳ vĩ. Cái kỳ vĩ cứ đư ợc nhân lên mỗi khi ánh nắng vạch ra một chiều ngang, toàn khối lượng lộ ra một hình tượng Pie đại đế. Việc xử lý không gian làm tăng sức biểu hiện hình tượng của tác phẩm, tưởng rằng đã tuyệt tác, nhưng tình cờ được nhà điêu khắc Ma-nhi-de phát hiện, còn có khả năng xử lý không gian nơi pho tượng một cách tốt hơn . Ma-nhi-e đã viết lại: “ Trong thời kỳ chiến tranh người ta đã đem những bao cát che cho tượng, trên bệ đá người ta đắp một cái ụ lớn. Tôi được nhìn thấy pho tượng tuyệt vời này, ngay lúc đầu, khi tượng vừa được bỏ đi lớp che đó nhưng hãy còn ụ đất. Con ngựa tựa hồ như đang lướt trên ng ọn đồi tự nhiên bỏ lại những vệt cỏ. Một cảm giác lớn lao với tôi, thực không hơn không kém. Một giải quyết vô cùng hiệu quả mà tôi nhìn thấy, chiếc đồi đất tự nhiên này có một tỷ lệ với thiên nhiên, lúc đó hầu như tảng đá không còn chút tỷ lệ nào, mà lúc đó theo quan niệm của tôi bệ đá không giải quyết chính xác với tượng”. Tomski có quan niệm tương tự trong bài viết: “Bàn về bố cục trong điêu khắc” đã đại ý nói là khi dự thảo tượng đài Đơmi Trốp đã sử dụng biện pháp chuyển từ tảng đá đến ụ đất. Bằng dự kiến như vậy ông tìm kiếm mối quan hệ thực chất của tượng với thi ên nhiên. Khi sáng tác tượng ngoài trời, với mục đích ca ngợi những nhân vật anh hùng các chiến công của dân tộc, thường dưới hình thức của tư ợng chân dung. Một sự lúng túng đã xảy ra giữa tình trạng nghiêng về vẻ đẹp hài hoà với thiên nhiên. Lúc đó, phần lớn các nhà điêu khắc sử dụng phương pháp cổ điển, chú ý đến sự diễn tả thiên về chi tiết, về các khối nhỏ trên bề mặt. Các tác phẩm ấy thường bố cục theo thế cân xứng, ít chất năng động, đặt trên b ệ cao, xung quanh có hàng rào hay hàng dây sắt. Như vậy pho tượng phần nào giữ được mục đích của việc kỷ niệm, nhưng sự ngăn cách trong không gian của nó dỡ bỏ đi rất nhiều khả năng nghệ thuật trong khái quát một hình tượng rộng lớn. Từ những năm 1930, 1940 nghệ thuật ngoài trời như đã tìm thấy ngôn ngữ của chính mình, với khối hình đơn giản đứng vững trong không gian rộng lớn, bằng một chất liệu, bằng những hình tượng khái quát, các tác phẩm điêu khắc có thể thu nhận dễ dàng, sâu sắc có nhiều khía cạnh của tình cảm đọng lại trong nhiều khoảnh khắc của không gian thời gian như tác phẩm Bộ bàn ghế im lặng của Brancusi là những khối cầu cắt đôi lật ngược đặt lên nhau, cỡ nhỏ là những chiếc ghế, cỡ lớn hơn là chiếc b àn. Bàn ghế đặt trong khu vườn không cố tình, mà tự nhiên chi ếm đoạt sự im lặng khiến khu vườn được chứa đựng chúng đã mang tên “vườn im lặng”. Hiện nay nghệ thuật tượng ngoài trời càng đi đến sự tổng hợp nghệ thuật không gian trên quy mô phức hợp với các công trình xây dựng. Các tác phẩm dễ thâm nhập vào môi trường xung quanh con ngư ời, đặt ra vấn đề cần phải có các mối liên hệ hoàn toàn mới, mang quan niệm thẩm mỹ thay đổi tương quan với sự phát triển nghệ thuật trong kiến trúc. Chẳng hạn trong quan hệ tổng thể kiến trúc tượng đài nhiều trường hợp bằng các phương tiện hoàn toàn kiến trúc đã giải quyết các vấn đề của hình tượng nghệ thuật một cách tốt đẹp. “Làng Ha Tưn” ở Bê-lô-rút-ki, được tác giả thể hiện thành cả một làng tưởng niệm. ở đây các giải pháp hình tượng không gian được kết hợp một cách tài tình, đạt được một cảm thụ hết sức sâu sắc về tinh thần dân chủ, mỗi căn nhà, mỗi sự việc xảy ra ở đây đều bất tử. Tinh thần khu tưởng niệm, mang ý nghĩa một tác phẩm nghệ thuật, được giải quyết một cách ăn ý sâu sắc của các phương tiện kiến trúc. Kiến trúc, trong khu vực tưởng niệm này tuyệt nhiên không phải là “cái bệ”, mà là một bộ phận mang chức năng hình tượng, giải quyết những ý đồ tư tư ởng của tác phẩm, điều đó cũng có thể thấy ở đài kỷ niệm Xa-la-pin-xơ, với các bức tượng xây lơ lửng từ lối đi vào, tượng trưng cho sự ngăn cách giữa sự sống chết, trước khi bước vào nhóm tượng, đặt trên nền đất không có bệ. Qua sự phát triển của điêu khắc, đặc biệt trong lĩnh vực tượng đài, hình tư ợng của tác phẩm không đóng khung trong giới hạn của một pho tượng đứng trên bệ, mà có cả một mối quan hệ với thiên nhiên. Tượng gắn bó với một không gian cùng nó cấu tạo một tổng thể - tưởng niệm. Đài tưởng niệm Búc-hen-van xây dựng trên sườn núi, nơi hàng trăm tù nhân đã chết, là một phức hợp nghệ thuật tuyệt diệu, toàn bộ khu tưởng niệm nhô lên phía trước, lấy một tháp chuông làm nền. Trong một không gian rộng (600mx250m) có một con đường dẫn vào từ trại cũ, bên cạnh có bảy hình chạm bằng đá, rồi đến “đường qua các dân tộc” nơi 18 chiếc cột tưởng niệm các nạn nhân của 18 dân tộc đã bị bọn Đức quốc xã giết hại , tiếp đến ba hố sâu rất lớn gọi là “các mộ lớn” nơi chôn cất những người đã hy sinh. Tác phẩm đã gợi lên mối căm thù sâu sắc, mối căm thù ấy nung nấu dẫn đến hình tượng của nhóm tượng, trước tháp chuông. Tháp chuông làm nền cho công trình chặt chẽ, đồng thời là một bộ phận trong bố cục, mang cảm xúc của sự oán hờn đến điểm cao của thụ cảm. Nhóm tượng gồm 11 tù nhân lúc hiệu lệnh vang lên, bước vào tr ận chiến đấu cho tự do. Nhóm tượng đã hoà vào khung cảnh, khung cảnh nơi xây dựng tượng đã được lôi kéo vào bố cục. Tháp chuông, không gian rộng lớn, đã nhuộm màu thời gian ấy là một hình thức, khó có thể thay thế bằng những hình thức khác, đã hoà vào một cách ân hợp với các hình chạm nổi dọc theo đường đi, làm nền cho nhóm tượng, gợi nên cái đau thương không thể quên được trong lòng của mỗi người về cái trại tù nhân của quân phát xít Đức. Trại tù nhân Búc-hen-van nổi tiếng về các khổ hình đau đớn, nó đã huỷ hoại cơ thể con người, phá vỡ nhiều mặt của đạo đức. Tượng đài kỷ niệm Búc-hen-van đã khéo lôi kéo môi trường không gian vào nội dung của tác phẩm. Tượng Các Mác của Ke-rơ-ben, cũng có nhiều ưu điểm trong bố cục tổ chức không gian. Nhưng có điểm khác hẳn, với cách vận dụng không gian của đài tưởng niệm Búc-hen-van. M ột đằng sử dụng cái không gian vốn có để làm tăng sức biểu hiện của hình tượng, một đằng phải tổ chức một không gian mới để hỗ trợ mức biểu hiện của hình tượng. Nếu như nghệ thuật hướng thế giới vào tính mức độ, thăng bằng hài hoà là những biểu hiện của cảm thức tốt, thì tại những nơi có công trình điêu khắc sẽ dựng nên mối quan hệ hài hoà giữa nhịp điệu của cuộc sống con người với xã hội. ý nghĩa của một tác phẩm điêu khắc lớn lao như vậy. Sự quyết định của ý nghĩa đó như đã được nhấn mạnh phải là tiếng nói của h ình khối sự bố cục của hình khối trong những không gian. Đặc biệt với ý nghĩa tổ chức môi trường thẩm mỹ không gian của điêu khắc không phải là không gian trong phạm vi của một bố cục, được giới hạn trong khuôn khổ của hình tượng tác phẩm, mà còn là không gian được mở rộng hơn. Như người ta thường thấy nơi đâu có công trình điêu khắc mọc lên, nơi đó sẽ trở thành trung tâm nơi tập trung đông người. Các nhà điêu khắc đã không lãng quên điều đó, đang tận dụng hết khả năng để tăng thêm hiệu lực của tác phẩm. Dĩ nhiên, mọi sự cố gắng của một tác giả đối với tác phẩm của mình là như vậy. Nhưng điều cốt lõi của nó vẫn là xây dựng được một hình tượng nghệ thuật tốt cho tác phẩm. Để làm được điều này chỉ có một điều duy nhất phải nghiên cứu thấu đáo đối tượng phản ánh không ngừng nghiên c ứu sự thành công của các bậc thầy điêu khắc. Có như vậy mới có tác phẩm tốt, tránh được sự hời hợt trong tạo hình, tránh được những vụ lợi trong sáng tác, trong thực hiện các dự án xây dựng tượng đài, bớt dần những phản cảm trong dư luận. Tượng đài không thể là một mô hình hóa hiện thực, mà là một tác phẩm trường tồn, cấp một giá trị thẩm mỹ. Nguyễn Ngọc Dũng . TƯỢNG NGOÀI TRỜI VÀ NGHỆ THUẬT BIỂU ĐẠT một tác phẩm của Henry Moore Tượng ngoài trời và môi trường thành phố là vấn đề được nêu ra để bàn bạc và xét đoán mỗi khi. bàn bạc và xét đoán mỗi khi có công trình điêu khắc ngoài trời được xây dựng. Tượng ngoài trời (ở ta thường gọi là tượng đài) có giá trị nghệ thuật cao thường mang dấu tích văn hoá của một thời,. thuộc vào chất liệu, mỗi chất liệu có những đặc tính riêng, nhưng những đặc tính ấy được phát triển và có nhiều khả năng biểu đạt nghệ thuật khi được các nghệ sĩ có kinh nghiệm vận dụng vào tác

Ngày đăng: 28/06/2014, 16:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan