1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO TỔNG HỢP DỰ ÁN HỖ TRỢ NÂNG CAO KHẢ NĂNG NHẬN DIỆN SẢN PHẨM, KẾT NỐI KÊNH TIÊU THỤ NÔNG SẢN ĐẶC SẢN, CHỦ LỰC, SẢN PHẨM OCOP, SẢN PHẨM LÀNG NGHỀ TỈNH HƯNG YÊN

82 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hỗ trợ nâng cao khả năng nhận diện sản phẩm, kết nối kênh tiêu thụ nông sản đặc sản, chủ lực, sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề tỉnh Hưng Yên với cộng đồng các nhà bán lẻ
Trường học Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Chuyên ngành Nông nghiệp
Thể loại Báo cáo tổng hợp
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hưng Yên
Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 1,09 MB

Cấu trúc

  • I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN (7)
  • II. CÁC CĂN CỨ LẬP DỰ ÁN (8)
    • 1. Văn bản Trung ương (8)
    • 2. Văn bản của tỉnh (9)
  • III. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN (10)
  • IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU (11)
  • V. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN DỰ ÁN (11)
  • I. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT, KÊNH TIÊU THỤ CỦA CÁC SẢN PHẨM NÔNG SẢN CHỦ LỰC, SẢN PHẨM OCOP, SẢN PHẨM LÀNG NGHỀ TỈNH HƯNG YÊN (12)
    • 1. Nông sản chủ lực tỉnh Hưng Yên (0)
      • 1.1. Danh mục các sản phẩm chủ lực (ban hành theo Nghị Quyết số 214/2019/NQ- HĐND ngày 10 tháng 7 năm 2019 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Hưng Yên)....Error! (0)
        • 1.2.1. Lúa nếp thơm Hưng Yên (0)
        • 1.2.2. Cây ăn quả đạt tiêu chuẩn VietGAP (0)
        • 1.2.3. Rau đạt tiêu chuẩn VietGAP (0)
        • 1.2.4. Hoa, cây cảnh (0)
        • 1.2.5. Cây dược liệu (0)
      • 1.3. Lĩnh vực chăn nuôi (0)
        • 1.3.1. Lợn đạt tiêu chuẩn VietGAP (0)
        • 1.3.1. Chăn nuôi bò đạt tiêu chuẩn VietGAP (0)
        • 1.3.2. Gia cầm đạt tiêu chuẩn VietGAP (0)
      • 1.4. Thủy sản đạt tiêu chuẩn VietGAP (0)
    • 2. Sản phẩm OCOP (0)
      • 2.1. Đánh giá tình hình thực hiện chương trình OCOP tỉnh Hưng Yên (31)
      • 2.2. Hoạt động xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm OCOP (32)
      • 2.3. Kênh tiêu thụ sản phẩm OCOP (32)
    • 3. Đánh giá hiện trạng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm làng nghề tỉnh Hưng Yên (35)
      • 3.1. Giai đoạn trước khi có Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn (35)
      • 3.2. Giai đoạn từ khi có Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn đến nay (35)
      • 3.3. Công tác xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại (37)
    • 1. Thực trạng hoạt động phát triển thương hiệu các sản phẩm chủ lực tỉnh Hưng Yên (38)
    • 2. Thực trạng khả năng nhận diện nông sản chủ lực, sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề tỉnh Hưng Yên (38)
  • III. CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TIÊU THỤ NÔNG SẢN CHỦ LỰC, SẢN PHẨM OCOP, SẢN PHẨM LÀNG NGHỀ (39)
  • IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG (39)
    • 1. Những mặt đạt được (39)
    • 2. Những mặt tồn tại (40)
  • I. MỤC TIÊU (42)
    • 1. Mục tiêu chung (42)
    • 2. Mục tiêu cụ thể (42)
  • II. NHIỆM VỤ DỰ ÁN (18)
    • 1. Nâng cao khả năng nhận diện, kết nối kênh tiêu thụ với hệ thống bán lẻ đối với nông sản chủ lực, sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề tỉnh Hưng Yên (43)
      • 1.1. Xác định các đối tượng, sản phẩm hỗ trợ nâng cao khả năng nhận diện và kết nối kênh tiêu thụ với hệ thống bán lẻ (43)
      • 1.2. Các nội dung hỗ trợ nhận diện đối với các sản phẩm lựa chọn (43)
      • 1.3. Định hướng nhận diện, chuỗi liên kết một số nông sản chủ lực, sản phẩm OCOP (từ 3- 4 sao), sản phẩm làng nghề (đã được công nhận) với cộng đồng các nhà bán lẻ đối với các sản phẩm lựa chọn (44)
        • 1.3.1. Định hướng nhận diện, chuỗi liên kết một số nông sản chủ lực với cộng đồng các nhà bán lẻ đối với các sản phẩm đã lựa chọn (44)
          • 1.3.1.1. Lúa nếp thơm Hưng Yên (44)
          • 1.3.1.2. Cây ăn quả đạt tiêu chuẩn VietGAP (45)
          • 1.3.1.3. Cây rau đạt tiêu chuẩn VietGAP (46)
          • 1.3.1.4. Lợn đạt tiêu chuẩn VietGAP (46)
          • 1.3.1.5. Gia cầm đạt tiêu chuẩn VietGAP (47)
          • 1.3.1.6. Bò đạt tiêu chuẩn VietGAP (47)
          • 1.3.1.7. Thủy sản đạt tiêu chuẩn VietGAP (48)
        • 1.3.2. Định hướng các chuỗi liên kết một số sản phẩm OCOP (từ 3 sao) với cộng đồng các nhà bán lẻ đối với các sản phẩm lựa chọn (48)
          • 1.3.2.1. Sản phẩm long nhãn Hưng Yên (48)
          • 1.3.2.2. Sản phẩm nghệ tươi và chế biến từ nghệ xuất xứ Hưng Yên (49)
          • 1.3.2.3. Sản phẩm hạt sen và các sản phẩm chế biến từ hạt sen (49)
          • 1.3.2.4. Sản phẩm mật ong hoa nhãn và các sản phẩm chế biến từ mật ong (50)
          • 1.3.2.5. Sản phẩm trà thảo dược (50)
          • 1.3.2.6. Nhóm sản phẩm chế biến từ gia cầm (51)
          • 1.3.2.7. Nhóm sản phẩm trà bông thảo dược (51)
        • 1.3.3. Định hướng các chuỗi liên kết một số sản phẩm làng nghề (đã được công nhận) với cộng đồng các nhà bán lẻ đối với các sản phẩm lựa chọn (51)
      • 1.4. Thực hiện kết nối các chuỗi liên kết nông sản chủ lực, sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề với cộng đồng các nhà bán lẻ hiện đại (52)
    • 2. Đào tạo tập huấn (52)
    • 3. Các dự án ưu tiên (0)
      • 3.1. Đối với nông sản chủ lực (0)
        • 3.1.1. Lĩnh vực trồng trọt (53)
        • 3.1.2. Lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản (54)
      • 3.2. Đối với sản phẩm OCOP, làng nghề (54)
    • 4. Vốn thực hiện đề án (57)
    • 5. Hiệu quả của đề án (58)
  • III. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN (58)
  • IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN (59)
    • 1. Giải pháp về thông tin tuyên truyền (59)
    • 2. Phát triển các vùng sản xuất tập trung sản phẩm nông nghiệp chủ lực, sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề tham gia chuỗi liên kết với hệ thống bán lẻ. .58 3. Tăng cường quản lý chặt chẽ quy trình sản xuất an toàn và kiểm tra chất lượng sản phẩm làm cơ sở để định hướng sản xuất nông sản theo yêu cầu của thị trường, hiện đại hoá trong sản xuất, kinh doanh (60)
    • 4. Tiếp tục thực hiện và hoàn thiện kết cấu hạ tầng thương mại góp phần thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm nông sản (61)
    • 5. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, ứng dụng thương mại điện tử (61)
    • 6. Xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu (62)
    • 7. Chính sách hỗ trợ (62)
    • 1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (63)
    • 2. Sở Tài chính (63)
    • 3. Sở Kế hoạch và Đầu tư (63)
    • 4. Sở Công Thương (63)
    • 5. Sở Khoa học và Công nghệ (63)
    • 5. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố (0)
    • 6. Các tổ chức chính trị- xã hội (64)
    • 7. Các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, Hợp tác xã, làng nghề (64)
  • cho 1 ha) (0)

Nội dung

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊNSỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BÁO CÁO TỔNG HỢP DỰ ÁN HỖ TRỢ NÂNG CAO KHẢ NĂNG NHẬN DIỆN SẢN PHẨM, KẾT NỐI KÊNH TIÊU THỤ NÔNG SẢN ĐẶC SẢN, CHỦ LỰC, S

TÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Hưng Yên là tỉnh nằm trong vùng Kinh tế Trọng điểm Bắc bộ, liền kề Thủ đô Hà Nội, gần một số tuyến trục kinh tế và đô thị lớn, có các tuyến đường bộ quan trọng của Quốc gia chạy qua Vị trí địa lý tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh trong phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, mở rộng giao lưu, trao đổi kinh tế, văn hoá, xã hội với các tỉnh khác trong vùng đặc biệt là Thủ đô Hà Nội, là thị trường tiêu thụ nông sản lớn nhất Việt Nam.

Theo xu hướng phát triển chung của nền kinh tế, trong những năm qua, nông nghiệp nông thôn tỉnh Hưng Yên đã đạt được những kết quả tích cực, thể hiện rõ vai trò, vị trí của ngành trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Với tỷ trọng GDP tuy không lớn trong cơ cấu kinh tế, nhưng ngành nông nghiệp tỉnh mang lại việc làm và thu nhập ổn định cho khoảng 80% dân cư khu vực nông thôn Quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã hình thành những vùng chuyên canh nông nghiệp hàng hóa hiệu quả cao đáp ứng nhu cầu trong tỉnh và ngoài tỉnh, đặc biệt là thị trường Thủ đô Hà Nội, tăng hiệu quả sản xuất trên một diện tích canh tác và góp phần tăng thu nhập cho người dân.

Hưng Yên cũng đặc biệt coi trọng công tác xây dựng thương hiệu nông sản đặc thù của tỉnh để đẩy mạnh tiêu thụ nông sản trong nước và xuất khẩu Các ngành nghề truyền thống và dịch vụ ở nông thôn phát triển khá; kinh tế hợp tác phát triển, đa dạng về hình thức và quy mô; đến hết năm 2020, toàn tỉnh có 320 hợp tác xã nông nghiệp, 140 sản phẩm Ocop trong đó có 115 sản phẩm đạt hạng

3 sao, 24 sản phẩm đạt hạng 4 sao và 01 sản phẩm đề xuất tiềm năng 5 sao; 58 làng nghề (đã có 39 làng nghề được công nhận, 08 làng nghề truyền thống)

Tuy nhiên, hiện nay các sản phẩm nông nghiệp chủ lực đặc biệt là sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề truyền thống của tỉnh Hưng Yên đa số vẫn sản xuất theo lối thủ công, ít thay đổi về bao bì, mẫu mã, kiểu dáng, chưa có biện pháp để quản lý và truy xuất nguồn gốc, xuất xứ, nên không bảo đảm các tiêu chí về an toàn vệ sinh thực phẩm, chưa đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng và yêu cầu ngày càng cao của thị trường Mặt khác, các sản phẩm gắn thương hiệu của các làng nghề còn trôi nổi, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không bảo đảm chất lượng đã ảnh hưởng không nhỏ đến danh tiếng và uy tín của các làng nghề trong tỉnh, làm hạn chế và kìm hãm sự phát triển sản xuất kinh doanh, nhiều làng nghề dần mai một Vì vậy, cần có biện pháp hỗ trợ xây dựng, bảo hộ sở hữu trí tuệ, khai thác, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ của các làng nghề và các sản phẩm nông nghiệp đặc thù của tỉnh.

Bên cạnh việc phát triển sản xuất, tạo ra các sản phẩm đạt chất lượng, đặc trưng, tiêu biểu cho các địa phương, cũng cần hỗ trợ nâng cao khả năng nhận diện sản phẩm để phục vụ nội tiêu, định hướng xuất khẩu Chính vì vậy việc thực hiện Dự án: “Hỗ trợ nâng cao khả năng nhận diện sản phẩm, kết nối kênh tiêu thụ nông sản đặc sản, chủ lực, sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề tỉnh Hưng Yên với cộng đồng các nhà bán lẻ giai đoạn 2021-2025” là cần thiết Kết nối, đưa sản phẩm nông sản an toàn vào hệ thống bán lẻ không chỉ tạo cơ hội cho sản xuất có “đầu ra” ổn định, nâng cao thương hiệu nông sản, mà còn giúp doanh nghiệp bán lẻ ổn định nguồn cung hàng hóa chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.

CÁC CĂN CỨ LẬP DỰ ÁN

Văn bản Trung ương

- Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010;

- Chỉ thị số 08-CT/TW của Ban Bí thư ngày 21/10/2011 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới;

- Nghị định 83/2018/NĐ-CP ngày 24 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về khuyến nông;

- Nghị định số 52/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12 tháng 4 năm 2018 về việc phát triển ngành nghề nông thôn;

- Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;

- Quyết định số 1747/QĐ-TTg ngày 13/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2025;

- Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm;

- Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;

- Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 – 2020;

- Quyết định số 919/QĐ-TTG ngày 01/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021 - 2025 của Thủ tướng Chính phủ;

- Quyết định số 801/QĐ-TTg ngày 7/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021 -

2030 của Thủ tướng Chính phủ;

- Quyết định số 3073/QĐ-BNN-QLCL ngày 27/12/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Đề án "Xây dựng và phát triển mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn trên phạm vi toàn quốc";

- Quyết định số 4781/QĐ-BNN-VPĐP ngày 21/11/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Số tay hướng dẫn phát triển sản xuất trong Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016- 2020;

- Quyết định số 4163/QĐ - BNN - KTHT ngày 24/10/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 98/2018/NĐ - CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;

- Thông tư số 43/2017/TT-BTC ngày 12/5/2017 của Bộ Tài chính Quy định Quản lý và Sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;

- Thông tư số 08/2019/TT-BTC ngày 30/01/2019 của Bộ Tài chính về việcSửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 43/2017/TT-BTC ngày 12/5/2017 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sư dụng kinh phí sự nghiệp thực hiệnChương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.

Văn bản của tỉnh

- Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 15/6/2021 của Tỉnh uỷ tỉnh Hưng Yên về Chương trình thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-

- Nghị Quyết số 214/2019/NQ-HĐND ngày 10 tháng 7 năm 2019 của HĐND tỉnh Hưng Yên về một số chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên;

- Quyết định số 726/QĐ - UNND ngày 08/3/2019 của UBND tỉnh Hưng Yên về việc ban hành các ngành hàng, sản phẩm khuyến khích và ưu tiên hỗ trợ thực hiện liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh Hưng Yên;

- Quyết định số 817/QĐ-UBND ngày 26/3/2019 của UBND tỉnh Hưng Yên về việc phê duyệt Đề án mỗi xã một sản phẩm tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2018-

- Quyết định số 1608/QĐ - UNND của UBND tỉnh Hưng Yên ngày 22/7/2020 về việc phê duyệt kết quả đánh giá, xếp hạng, công nhận sản phẩm thuộc Chương trình OCOP tỉnh Hưng Yên đợt 1 năm 2020;

- Quyết định số 21/2020/QĐ-UBND ngày 30 tháng 7 năm 2020 của UBND tỉnh về việc ban hành quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Hưng Yên;

- Quyết định 2426/QĐ-UBND ngày ……… về các nội dung hỗ trợ… ;

- Quyết định số …… ngày ……của UBND tỉnh về việc phê duyệt đề cương và dự toán dự án nhận diện sp… ………;

- Quyết định số 589/QĐ-UBND ngày 1/3/2022 của UBND tỉnh về việc phê duyệt đề án phát triển làng nghề hoa, cây cảnh gắn với du lịch nông nghiệp tỉnh Hưng Yên đến năm 2025, tầm nhìn 2030;

- Kế hoạch số 40/KH-UBND ngày 11/3/2020 của UBND tỉnh về phát triển làng nghề tỉnh Hưng Yên năm 2020;

- Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 30 tháng 9 năm 2020 của UBND tỉnh về việc thực hiện chương trình OCOP tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021 – 2025;

- Kế hoạch số 109/KH-UBND ngày 18 tháng 9 năm 2020 của UBND tỉnh về phát triển làng nghề giai đoạn 2021 - 2025 của UBND tỉnh;

- Kế hoạch số 09/KH-UBND ngày 27/5/2022 của UBND tỉnh về kế hoạch hỗ trợ các hộ sản xuất nông nghiệp tham gia sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên;

- Công văn số 2294/UBND-KT2 ngày 31/8/2020 của UBND tỉnh về việc xây dựng một số đề án, dự án thực hiện nhiệm vụ phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025;

- Văn bản số 1663/UBND-KT2 ngày 28/6/2022 của UBND tỉnh về việc thực hiện theo các quy định tại Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình XTTM ban hành theo Quyết định số 21/2020/QĐ-UBND ngày 30/7/2020 của UBND tỉnh.

MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN

Đánh giá được hiện trạng sản xuất sản phẩm nông nghiệp chủ lực, đặc sản, sản phẩm OCOP và các sản phẩm làng nghề tỉnh Hưng Yên; xác định danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực, đặc sản, sản phẩm làng nghề thế mạnh; tình hình phát triển sản phẩm OCOP; Đánh giá tình hình xây dựng, phát triển và quản lý thương hiệu; khả năng nhận diện sản phẩm nông nghiệp an toàn, chất lượng của người tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp; tình hình phát triển các kênh tiêu thụ sản phẩm, sản phẩm sản xuất trong tỉnh, trong nước, nhập ngoại;

Làm rõ những khó khăn, tồn tại, hạn chế trong sản xuất, xây dựng thương hiệu, quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm; trong việc nâng cao khả nhận diện sản phẩm nông nghiệp an toàn, chất lượng; trong hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm;

Xác định nhiệm vụ hỗ trợ nâng cao khả năng nhận diện sản phẩm, kết nối kênh tiêu thụ nông sản đặc sản, sản phẩm nông nghiệp chủ lực, sản phẩmOCOP, sản phẩm làng nghề với cộng đồng các nhà bán lẻ;

Xây dựng được kế hoạch, giải pháp hỗ trợ nâng cao khả năng nhận diện sản phẩm, kết nối kênh tiêu thụ một số nông sản đặc sản, sản phẩm nông nghiệp chủ lực, sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề với cộng đồng các nhà bán lẻ.

PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN DỰ ÁN

- Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp từ các cơ quan quản lý: Các sở, ngành; các huyện, thành phố; các xã, thị trấn có liên quan: thu thập các số liệu về hiện trạng sản xuất, tiêu thụ các nông sản chủ lực, các sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề…

- Phương pháp điều tra, phỏng vấn và đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia: Được áp dụng để đánh giá hiện trạng, ưu điểm, hạn chế, khó khăn, thuận lợi trong việc làm rõ những khó khăn, tồn tại, hạn chế trong sản xuất, xây dựng thương hiệu, quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm; nâng cao khả nhận diện sản phẩm nông nghiệp an toàn, chất lượng; trong hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm;

- Phương pháp xử lý thông tin điều tra: Dùng phần mềm EXCEL xử lý trên máy vi tính.

- Phương pháp chuyên gia: Được tiến hành thông qua các Hội thảo khoa học để xin ý kiến tư vấn của các chuyên gia;

PHẦN THỨ NHẤT ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT, KÊNH TIÊU THỤ, KHẢ NĂNGNHẬN DIỆN CỦA CÁC SẢN PHẨM NÔNG SẢN CHỦ LỰC, SẢNPHẨM OCOP, SẢN PHẨM LÀNG NGHỀ TỈNH HƯNG YÊN

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT, KÊNH TIÊU THỤ CỦA CÁC SẢN PHẨM NÔNG SẢN CHỦ LỰC, SẢN PHẨM OCOP, SẢN PHẨM LÀNG NGHỀ TỈNH HƯNG YÊN

Sản phẩm OCOP

Hưng Yên (qui cho 1 ha)

TT Hạng mục Cá tiêu thụ trên kênh truyền thống (1.000 đồng)

Cá tiêu thụ trên hệ thống bán lẻ hiện đại (1.000 đồng)

Nguồn: Kết quả điều tra và tính toán của đề án

Qua kết quả điều tra cho thấy, hiệu quả kinh tế của các sản phẩm kết nối với kênh tiêu thụ hiện đại cao hơn kênh tiêu thụ truyền thống: về thu nhập tính cho 1 ha ao nuôi cá là 115 triệu đồng, chi phí 42 triệu đồng và lãi thuần 58 triệu đồng Đối với kênh hệ thống bán lẻ hiện đại thì doanh thu là 138 triệu đồng (gấp 1,2 lần so với kênh truyền thống); chi phí là 46 triệu đồng (gấp 1,1 lần) và lợi nhuận là 72,5 triệu đồng (gấp 1,25 lần) Kênh tiêu thụ trên hệ thống bán lẻ hiện đại tập trung chủ yếu tại HTX nuôi trồng thủy sản Hòa Phong, HTX nuôi trồng thủy sản Hạ Lễ, HTX thủy sản sạch Hưng Hải …

2 Đánh giá tổng quan chương trình OCOP, tình hình phát triển các sản phẩm OCOP

2.1 Đánh giá tình hình thực hiện chương trình OCOP tỉnh Hưng Yên

Xác định thực hiện Chương trình OCOP là nhiệm vụ hết sức quan trọng, cần thiết trong phát triển nông thôn và xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu

Kết quả Công nhận sản phẩm OCOP tỉnh Hưng Yên như sau:

- Về xếp hạng sản phẩm: Tổng số 140 sản phẩm, trong đó có 115 sản phẩm đạt hạng 3 sao, 24 sản phẩm đạt hạng 4 sao và 01 sản phẩm đề xuất tiềm năng 5 sao.

- Về nhóm sản phẩm: Các sản phẩm tham gia xếp hạng thuộc các nhóm theo quy định tại Quyết định 490/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trong đó có 114 sản phẩm thuộc nhóm ngành thực phẩm, 9 sản phẩm thuộc nhóm ngành đồ uống, 12 sản phẩm thuộc nhóm ngành thảo dược và 5 sản phẩm thuộc nhóm ngành thủ công mỹ nghệ, trang trí.

- Về chủ thể sản phẩm: Có 51 chủ thể sản phẩm OCOP tham gia đánh giá xếp hạng, trong đó có 33 HTX, 9 doanh nghiệp và 9 cơ sở sản xuất trên các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Hưng Yên.

2.2 Hoạt động xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm OCOP

Các hoạt động xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm OCOP và các sản phẩm tiềm năng OCOP được thực hiện, đã tổ chức nhiều hội nghị trực tiếp, trực tuyến xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP và các sản phẩm nông nghiệp, nông thôn của tỉnh như Hội nghị xúc tiến thương mại sản phẩm cây có múi và sản phẩm OCOP tỉnh Hưng Yên năm 2021; hội nghị kết nối cung cầu tiêu thụ cam, sản phẩm nông nghiệp - công nghiệp tỉnh Hưng Yên ; hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể tham gia nhiều hội nghị trực tuyến kết nối giao thương sản phẩm OCOP với Hà Nội, các tỉnh phía Bắc và cả nước Sở Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với Sở Công thương hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm OCOP tỉnh Hưng Yên tại hệ thống các siêu thị, trung tâm thương mại, nhà phân phối, điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, tại các tỉnh, thành phố trên cả nước; phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ liên kết tiêu thụ các sản phẩm OCOP tỉnh Hưng Yên tại địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể sản phẩm OCOP của tỉnh tích cực tham gia hội trợ tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, hệ thống siêu thị AEON Long Biên, AEON Hà Đông, Ngoài ra, sản phẩm OCOP được trưng bày, bán tại các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trong tỉnh; tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử voso, shopee, postmart, bán hàng online trên các trang mạng xã hội facebook, zalo,

Các sản phẩm OCOP được công nhận đã có bước tiến về chất lượng, mẫu mã, bao bì, đảm bảo điều kiện, quy định về tem, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc sản phẩm; các tổ chức kinh tế tham gia Chương trình OCOP, nhất là hợp tác xã từng bước được củng cố, phát triển, nâng cao năng lực đáp ứng yêu cầu của cơ chế thị trường; từng bước chuyển đổi sản xuất quy mô nhỏ sang sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị khép kín, đặc biệt là gắn với vai trò của các HTX, doanh nghiệp vừa và nhỏ; đã hình thành được 140 chuỗi giá trị OCOP hoạt động hiệu quả với vai trò tích cực của HTX và doanh nghiệp.

2.3 Kênh tiêu thụ sản phẩm OCOP

Tỷ lệ sản phẩm OCOP được đưa vào chuỗi cung ứng nội địa quy mô lớn như hệ thống siêu thị, các cửa hàng thực phẩm sạch còn khiêm tốn do các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chưa đảm bảo thường xuyên ổn định sản lượng, nguồn hàng, hiện nay có 57 cơ sở OCOP tham gia chuỗi liên kết với hệ thống bán lẻ(chiếm khoảng 30% tổng số các cơ sở OCOP) Một số cơ sở, doanh nghiệp còn không duy trì được các tiêu chuẩn chất lượng quy định kiểm tra kiểm soát khắt khe nên không nhiệt tình, tha thiết tham gia cung ứng hàng tại các siêu thị

Bảng 17 Sản lượng các sản phẩm tham gia OCOP được tiêu thụ qua kênh hệ thống bán lẻ

TT Tên sản phẩm Sản lượng

1 Nhóm sản phẩm ăn quả tươi

- Vải chín sớm Phù Cừ 120 15-20%

TT Tên sản phẩm Sản lượng

2 Sản phẩm qua chế biến

- Sản phẩm nghệ tươi và chế biến từ nghệ 150 5-7%

- Hạt sen và sản phẩm chế biến từ hạt sen 10 2-3%

- Mật ong hoa nhãn và sản phẩm được chế biến từ mật ong 20,5 7-10%

3 Nhóm sản phẩm ẩm thực

Nguồn: Kết quả điều tra của đề án

- Nhóm sản phẩm ăn quả tươi:

+ Nhãn Hưng Yên tại các cơ sở OCOP tham gia chuỗi liên kết với hệ thống bán lẻ trung bình là 250 -290 tấn/năm (chiếm 10-15% sản lượng nhãn Hưng Yên tại các cơ sở tham gia OCOP), tập trung tại một số HTX như: HTX Miền Thiết, HTX nhãn lồng Tiên Châu; HTX cây ăn quả đặc sản Quyết Thắng, HTX sản xuất nhãn lồng Nễ Châu, HTX Nông nghiệp kiểu mới Đức Thắng xã Minh Tân…

+ Vải trứng Hưng Yên: Tham gia chuỗi liên kết với hệ thống bán lẻ trung bình khoảng 20 tấn/năm (chiếm khoảng 10-15%); tập trung chủ yếu tại HTX Nông nghiệp Quyết Tiến.

+ Vải chín sớm Phù Cừ: Tham gia chuỗi liên kết với hệ thống bán lẻ khoảng 120 tấn/năm (chiếm khoảng 15-20% sản lượng vải chín sớm Phù Cừ tại các cơ sở tham gia OCOP); tập trung tại cơ sở như: HTX Nông nghiệp Thắng Lợi (Xã Tam Đa, huyện Phù Cừ); HTX Nông nghiệp Minh Tiến (Xã Minh Tiến, huyện Phù Cừ);

+ Cam Hưng Yên: Tham gia chuỗi liên kết với hệ thống bán lẻ trung bình khoảng 235-250 tấn/năm (chiếm khoảng 15-20% sản lượng cam Hưng Yên tại các cơ sở tham gia OCOP); tập trung tại cơ sở: HTX sản xuất và kinh doanh nông sản chất lượng cao Quảng Châu (Xã Quảng Châu, TP Hưng Yên); HTX Nông nghiệp Ngũ Phúc (Xã Tam Đa, huyện Phù Cừ); HTX sản xuất rau quả và DVTM xã Đồng Thanh (Xã Đồng Thanh, huyện Kim Động)…

+ Dưa lưới: Tham gia chuỗi liên kết với hệ thống bán lẻ khoảng 20 tấn/năm (chiếm khoảng 15-20% sản lượng dưa lưới tại các cơ sở tham gia OCOP); tập trung tại HTX sản xuất cung ứng rau quả và cây dược liệu An Thịnh Phát

- Nhóm sản phẩm qua chế biến:

+ Sản phẩm nghệ tươi và chế biến từ nghệ: Tham gia chuỗi liên kết với hệ thống bán lẻ khoảng 150 tấn/năm (chiếm khoảng 5-7% sản lượng nghệ tại các cơ sở tham gia OCOP); tập trung tại Công ty TNHH Hoàng Minh Châu Hưng Yên (Xã Chí Tân, huyện Khoái Châu); HTX Thương mại dịch vụ sản xuất nghệ Đại Hưng (Xã Đại Hưng, huyện Khoái Châu).

Đánh giá hiện trạng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm làng nghề tỉnh Hưng Yên

3.1 Giai đoạn trước khi có Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn

Các làng nghề hoạt động theo Theo Nghị định 66/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn Theo báo cáo năm 2011 về Kết quả 05 năm thực hiện Nghị định 66/2006/NĐ -CP của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên; năm

2010 toàn tỉnh có 63 làng nghề (giảm 26% so với năm 2006) sản xuất các loại sản phẩm khác nhau theo nhóm:

- Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (mây tre đan, gốm sứ…): 18 làng

- Chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản: 20 làng.

- Sản xuất vật liệu xây dựng, xây dựng: 06 làng

- Tái chế các chất thải: 03 làng

- Khác: 05 làng Đến năm 2017, số làng nghề giảm còn 51 làng, trong đó: 3 làng dừng hoạt động, 14 làng hoạt động cầm chừng, 34 làng hoạt động hiệu quả (Trong đó có làng nghề Hoa, cây cảnh Xuân Quan, xã Xuân Quan - Làng nghề hoa, cây cảnh đầu tiên được công nhận)

3.2 Giai đoạn từ khi có Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn đến nay

Từ năm 2018, các làng nghề hoạt động theo Theo Nghị định số 52/2018/NĐ-CP của Chính phủ Số lượng và tình trạng hoạt động của các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hưng Yên qua các năm như sau:

Bảng 18 S l ng và tình tr ng ho t ng c a các làng ngh trên a bàn t nhố hoa, cây cảnh chủ yếu năm 2021 ưng Yên ợng một số hoa, cây cảnh chủ yếu năm 2021 ạng hoạt động của các làng nghề trên địa bàn tỉnh ạng hoạt động của các làng nghề trên địa bàn tỉnh đột số hoa, cây cảnh chủ yếu năm 2021 ủ yếu năm 2021 ề trên địa bàn tỉnh địa bàn tỉnh ỉnh và CAQ VietGAP

Tổng số làng nghề toàn tỉnh 63 54 49 51 54 55 58

Nguồn: Báo cáo làng nghề các năm, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hưng Yên

Theo Báo cáo số 10/BC-SNN ngày 14 tháng 01 năm 2020 của Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Hưng Yên về Sơ kết 02 năm thực hiện Nghị định số 52/2018/NĐ-CP và kết quả khảo sát, năm 2020 toàn tỉnh có 58 làng nghề, trong đó có 39 làng nghề được công nhận, 37 làng nghề hoạt động ổn định (trong đó có 5 làng nghề hoa, cây cảnh). Đến năm 2021, toàn tỉnh có 59 làng nghề, trong đó có 41 làng nghề đã được UBND tỉnh công nhận; tổng số cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh tại các làng nghề là 18.268 cơ sở; doanh thu của các cơ sở sản xuất trong làng nghề đạt trên 7.300 tỷ đồng; có 35 làng nghề hoạt động hiệu quả, điển hình như Làng nghề hoa, cây cảnh Xuân Quan xã Xuân Quan huyện Văn Giang đạt doanh thu1.300 tỷ đồng; làng nghề quất cảnh Thắng Lợi xã Thắng Lợi huyện Văn Giang đạt doanh thu 570 tỷ đồng; làng nghề truyền thống Đúc đồng Lộng Thượng xã Đại Đồng huyện Văn Lâm đạt doanh thu 252 tỷ đồng, làng nghề quất cảnh ThiếtTrụ xã Bình Minh huyện Khoái Châu đạt doanh thu 225 tỷ đồng ; công tác xúc tiến thương mại nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm đã được một số địa phương, làng nghề quan tâm thực hiện; đến nay, toàn tỉnh có 9 làng nghề đã được công nhận nhãn hiệu tập thể (Chạm bạc Huệ Lai, hương Cao thôn, tươngBần, hoa, cây cảnh Xuân Quan, quất cảnh Thắng Lợi, rượu Trương Xá, chế biến hoa quả thôn Phương Trung, rượu thôn Ngọc xã Lạc Đạo; đúc đồng LộngThượng) và nhiều làng nghề khác đang xây dựng kế hoạch và đề xuất các cơ quan chức năng hướng dẫn, hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu; các làng nghề đã tích cực tham gia các hội chợ, triển lãm nhằm tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ, tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử, các trang mạng xã hội để giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm trực tuyến.

Phát triển ngành nghề, làng nghề nông thôn đã tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương phát triển kinh tế xã hội; kết cấu hạ tầng của các làng nghề được tăng cường do có sự hỗ trợ đầu tư của nhà nước cùng với sự đóng góp của người dân thực hiện với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm"; khuyến khích hỗ trợ cho các làng nghề áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, tham gia xúc tiến thương mại, quảng bá, xây dựng thương hiệu mở rộng quy mô sản xuất, thị trường tiêu thụ sản phẩm; môi trường làng nghề đã được các địa phương, làng nghề quan tâm đầu tư nhằm khắc phục, xử lý ô nhiễm môi trường đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của làng nghề thân thiện với môi trường; phát triển ngành nghề, làng nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập, tạo việc làm cho lao động nông nhàn; cải thiện và nâng cao đời sống nông thôn; tận dụng được nguồn nguyên liệu, lao động tại chỗ của địa phương tạo ra hàng hoá có giá trị kinh tế cao; sản phẩm hàng hoá của các làng nghề được nâng cao về chất lượng, đa dạng mẫu mã, sản phẩm đáp ứng được nhu cầu khách hàng trong và ngoài tỉnh

3.3 Công tác xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại

Công tác xúc tiến thương mại nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm đã được một số địa phương, làng nghề quan tâm tiếp tục thực hiện Đến nay, toàn tỉnh có

9 làng nghề đã được công nhận nhãn hiệu tập thể (làng nghề Chạm bạc Huệ Lai xã Phù Ủng huyện Ân Thi; làng nghề truyền thống hương Cao thôn xã Bảo Khê

TP Hưng Yên; làng nghề truyền thống Tương bần Phố Bần Yên Nhân TX Mỹ Hào; làng nghề hoa, cây cảnh Xuân Quan xã Xuân Quan; làng nghề quất cảnh Thắng Lợi xã Thắng Lợi huyện Văn Giang; làng nghề truyền thống sản xuất rượu Trương Xá xã Toàn Thắng huyện Kim Động; làng nghề chế biến hoa quả thôn Phương Trung xã Phương Chiểu TP Hưng Yên; làng nghề sản xuất rượu thôn Ngọc xã Lạc Đạo; làng nghề truyền thống đúc đồng Lộng Thượng xã Đại Đồng huyện Văn Lâm) và nhiều làng nghề khác đang xây dựng kế hoạch và đề xuất các cơ quan chức năng hướng dẫn, hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu

Các làng nghề đã tích cực tham gia các hội chợ, triển lãm, hội nghị giao thương kết nối cung cầu nhằm tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ như: sản phẩm đúc đồng của làng nghề truyền thống đúc đồng Lộng Thượng xã Đại Đồng huyện Văn Lâm, sản phẩm tương bần của làng nghề truyền thống tương bần Phố Bần Yên Nhân TX Mỹ Hào, làng nghề truyền thống hương Cao thôn xã Bảo Khê TP Hưng Yên.

Giới thiệu cho các cơ sở làm nghề tham gia các hội nghị giao thương kết nối cung cầu trực tuyến, trực tiếp; hội nghị kết nối cung cầu tiêu thụ cam, sản phẩm nông nghiệp - công nghiệp tỉnh Hưng Yên năm 2021 ; hướng dẫn, hỗ trợ kỹ năng quảng bá, giới thiệu, bán sản phẩm trực tuyến qua các trang mạng xã hội zalo, facebook, các sàn giao dịch thương mại điện tử voso, shopee, postmart, Đặc biệt, tỷ lệ sản phẩm làng nghề được đưa vào chuỗi cung ứng nội địa quy mô lớn như hệ thống siêu thị còn khiêm tốn do các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chưa đảm bảo thường xuyên ổn định sản lượng, nguồn hàng (chỉ mới chiếm 7-10% sản phẩm), còn lại là tiêu thụ theo kênh truyền thống

II ĐÁNH GIÁ THỰC TRANG KHẢ NĂNG NHẬN DIỆN SẢNPHẨM CHỦ LỰC, SẢN PHẨM OCOP, SẢN PHẨM LÀNG NGHỀ

Thực trạng hoạt động phát triển thương hiệu các sản phẩm chủ lực tỉnh Hưng Yên

Thực hiện chính sách về xây dựng nhãn hiệu cộng đồng, tỉnh Hưng Yên đã hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu, nhãn hiệu cho nhiều sản phẩm hàng hóa chủ lực, góp phần nâng cao sức cạnh tranh, giá trị hàng hóa, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân Đến nay, tỉnh Hưng Yên đã có 26 sản phẩm được đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ, trong đó có 3 sản phẩm được Cục Sở hữu trí tuệ bảo hộ nhãn hiệu cộng đồng, gồm: Nhãn lồng Hưng Yên (2006 và chỉ dẫn địa lý năm 2017), TươngBần và Hương Thôn Cao (2008), 23 sản phẩm đã và đang được bảo hộ nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận (Quất cảnh Văn Giang, Chuối tiêu hồngKhoái Châu, Gà Đông Tảo, Vải lai chín sớm Phù Cừ, Mật ong hoa nhãn HưngYên, Chạm bạc Huệ Lai, Rượu Lạc Đạo, Rượu Trương Xá, Cam Quảng Châu,Cam Văn Giang, Nghệ Chí Tân - Khoái Châu, Cam Đồng Thanh, Đúc đồngLộng Thượng, Hoa Cây cảnh Xuân Quan, Nếp thơm Hưng Yên, Mộc HòaPhong - Mỹ Hào, Vải trứng Hưng Yên, Bánh tẻ Phụng Công - Văn Giang, Long nhãn Hưng Yên, Nấm Nam Hàn - Ân Thi, Cam Hưng Yên, Mộc Thụy Lân -Yên Mỹ, Mộc Đại Tập - Khoái Châu) Các sản phẩm tham gia thực hiệnChương trình OCOP đa dạng về mẫu mã, bao bì, tem mác, chất lượng sản phẩm cao đáp ứng thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu.

Thực trạng khả năng nhận diện nông sản chủ lực, sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề tỉnh Hưng Yên

Đến nay sản lượng được tiêu thụ có hợp đồng qua hệ thống bán lẻ hiện đại như siêu thị, sàn giao dịch điện tử, các cửa hàng thực phẩm sạch …trung bình chỉ chiếm 10-15% sản lượng nông sản chủ lực; khoảng 22-25% đối với sản phẩm OCOP từ 3 sao và khoảng 7-10% sản phẩm làng nghề được công nhận, có nhận diện (tem, nhãn mác, truy suất nguồn gốc) Còn lại khoảng 90-95% sản lượng nông sản chủ lực; 85-90% sản lượng OCOP, 90-93% sản phẩm làng nghề được công nhận chưa có nhận diện, truy suất nguồn gốc.

Vì vậy thời gian qua, tiêu thụ nông sản của tỉnh gặp không ít khó khăn Do không có nhận diện nên nông sản của tỉnh chịu nhiều áp lực cạnh tranh với tỉnh khác Tình trạng nhãn ở các tỉnh khác “nhái” nhãn lồng Hưng Yên, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng và uy tín của người sản xuất hiện nay diễn ra khá phổ biến Ngoài ra, các sản phẩm chủ lực của Hưng Yên được nuôi,trồng ở Hưng Yên nhưng không được chứng nhận nguồn gốc, xuất xứ, không có tem nhãn mác… cũng được bày bán tràn lan tại nhiều chợ, các tuyến đường giao thông tại trên địa bàn các tỉnh, người mua không có kinh nghiệm rất khó phân biệt Công tác quản lý của cơ quan nhà nước còn gặp nhiều khó khăn vì người bán hàng chủ yếu là bán rong, bán lẻ, rất khó quản lý.

CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TIÊU THỤ NÔNG SẢN CHỦ LỰC, SẢN PHẨM OCOP, SẢN PHẨM LÀNG NGHỀ

Nhằm thúc đẩy tiêu thụ nông sản chủ lực, sản phẩm OCCOP và sản phẩm làng nghề, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành một số chính sách, điển hình như:

Hướng dẫn số 81/HD-SNN ngày 31 tháng 03 năm 2020 của UBND tỉnh Hưng Yên về việc quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện đề án: ”Duy trì và phát hệ thống thông tin điện tử Hy.check.net.vn truy suất nguồn gốc các sản phẩm nông lâm sản và thủy sản đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2020-2025”; Nghị quyết số 199/2019/NQ-HĐND ngày 27/3/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên; Kế hoạch số 09/KH-UBND tỉnh Hưng Yên ngày 27 tháng 5 năm 2022 về việc hỗ trợ các hộ sản xuất nông nghiệp tham gia sàn thương mại điện tử, thúc đây phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên; Kế hoạch số 109/KH-UBND ngày 08 tháng 9 năm 2020 của UBND tỉnh về kế hoạch phát triển làng nghề giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 30/9/2020 của UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình OCOP tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025… Một số chính sách triển khai đã hỗ trợ các địa phương, chủ thể sản xuất tham gia có hiệu quả như: đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, tích cực tham gia hội chợ, hội thảo, diễn đàn, trong nước và quốc tế nhằm quảng bá sản phẩm chủ lực, OCOP, làng nghề và mở rộng trường tiêu thụ; hỗ trợ các chủ thể có sản phẩm đăng ký truy xuất nguồn gốc, sở hữu trí tuệ, chứng nhận nhãn hiệu, tem mác,… đồng thời khen thưởng các chủ thể có sản phẩm được UBND tỉnh công nhận từ 3 sao trở lên để phát triển sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất, nâng hạng sản phẩm đạt tiêu chuẩn của Chương trìnhOCOP.

ĐÁNH GIÁ CHUNG

Những mặt đạt được

- Các cơ sở sản xuất kinh doanh hiện nay cũng đã nhận thức được lợi ích của nhận diện thương hiệu, kết nối các kênh tiêu thụ theo chuỗi liên kết và đã những biện pháp nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã hình thành và hỗ trợ 128 mô hình chuỗi Hỗ trợ khép kín từ sản xuất, đến tiêu thụ được 53 chuỗi, trong đó 40 chuỗi trồng trọt (gồm: rau 10 mô hình, nhãn 13 mô hình, vải 03 mô hình, cây có múi và cây khác 14 mô hình); 09 chuỗi chăn nuôi, 04 chuỗi thủy sản Xây dựng hệ thống thông tin điện tử hy.check.net.vn quản lý và thực hiện việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm thông qua tem truy xuất Qrcode; tạo module kết nối cung cầu sản phẩm gồm phiên bản web và phiên bản mobile, module quản lý và đánh giá sản phẩm OCOP của các tổ chức; đưa giao diện hệ thống sang phiên bản tiếng anh, tiếng trung, thúc đẩy việc kết nối, thụ nông sản an toàn trong nước và quốc tế.

Các chuỗi liên kết giữa sản xuất, tiêu thụ sản phẩm bước đầu đã phát huy hiệu quả là nhân tố điển hình để các địa phương giới thiệu hướng đi phù hợp với thực trạng sản xuất nông nghiệp hiện nay Là động lực hình thành các tổ chức, tập thể, HTX đầu tư vào sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp tạo sự lan tỏa tới các nhóm sản xuất các loại cây trồng chủ lực, đặc sản vùng, thế mạnh của địa phương, của tỉnh phát triển, là nền tảng công nhận các sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh, làm cơ sở động lực, xây dựng thúc đẩy mỗi làng, mỗi địa phương có sản phẩm đặc trưng, có ưu thế cạnh tranh, mang lại giá trị kinh tế, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm để đưa ra thị trường những sản phẩm tốt, đa dạng, phù hợp nhu cầu người tiêu dùng Có nhiều mô hình chuỗi có đơn hàng cung cấp vào hệ thống siêu thị như Vinmart, Vinmart+, Coopmart Hà Nội, Coopfood Miền Bắc, Coopmart Bắc Giang…., Big C; các công ty, nhà hàng, bếp ăn tập thể, trường học trong và ngoài tỉnh Mô hình có đơn hàng, hợp đồng tiêu thụ sản phẩm ngày một tăng dần, ổn định với giá thành cao hơn so với thị trường truyền thống trung bình giao động từ 10-15%

- Các sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP được đánh giá, xếp hạng đã có bước tiến về chất lượng, mẫu mã, bao bì, đảm bảo điều kiện, quy định về tem, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc sản phẩm Các tổ chức kinh tế tham gia Chương trình OCOP, nhất là hợp tác xã từng bước được củng cố, phát triển, nâng cao năng lực đáp ứng yêu cầu của cơ chế thị trường; từng bước hình thành một số chuỗi liên kết từ sản xuất từ các vùng nông thôn đến thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP.

- Các chủ cơ sở sản xuất các sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề mạnh dạn đầu tư phát triển sản phẩm, máy móc, trang thiết bị theo quy trình sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường,

Những mặt tồn tại

Tỷ lệ sản phẩm nông sản chủ lực, OCOP, làng nghề hiện nay tham gia vào các kênh với cộng đồng các nhà bán lẻ (siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng trực tuyến…) hiện nay còn rất thấp (chỉ chiếm 10-15% quy mô sản lượng) đối với nông sản chủ lực và khoảng 20-25% đối với sản phẩm OCOP, để có thể đưa hàng vào hệ thống siêu thị, cơ sở sản xuất nông sản cần đáp ứng đầy đủ yêu cầu về hồ sơ như đăng ký kinh doanh, chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy kiểm nghiệm nhưng trên thực tế phần lớn các cơ sở sản xuất vẫn còn có sản phẩm chưa bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, thậm chí chưa có mã số, mã vạch và mẫu mã, bao bì còn đơn điệu, không bắt mắt, cũng như thiếu các chứng nhận về an toàn thực phẩm…

Hệ thống siêu thị đặt ra mức chiết khấu cao đang khiến cho sản phẩm nông nghiệp bị đẩy giá thành lên cao, khó cạnh tranh với hàng nhập khẩu; giá hàng nông sản đưa vào siêu thị rất cứng nhắc nên trên thực tế các hợp tác xã không mặn mà với việc đưa hàng vào siêu thị Bên cạnh đó việc tham gia sàn giao dịch điện tử không phù hợp với nông sản mùa vụ, vì mùa vụ nông sản chỉ trong thời gian mấy tháng mà phí giao dịch phải nộp cả năm.

Mặc dù có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, nông sản Hưng Yên có chất lượng cao, hương vị đặc trưng đã và đang được người tiêu dùng ưa chuộng, tuy nhiên công tác nhận diện các nông sản trên địa bàn tỉnh còn yếu Hiện nay chỉ chiếm 10-15% sản lượng nông sản chủ lực và khoảng 20-25% đối với sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên và sản phẩm làng nghề được công nhận là 7-10% có nhận diện (tem, nhãn mác, truy suất nguồn gốc) Còn lại khoảng 85-90% sản lượng nông sản chủ lực; 75-80% sản lượng OCCOP, làng nghề được công nhận 90- 93% chưa có nhận diện, truy suất nguồn gốc

Tỷ lệ việc áp dụng QR Code hiện nay còn chiếm tỷ lệ thấp nguyên nhân do trình độ công nghệ thông tin của nông dân hiện còn hạn chế, chi phí đầu tư thiết bị, phần mềm để nhập và liên kết các dữ liệu với nhau ban đầu cao Cùng với đó là thói quen sử dụng, kiểm tra QR Code để tìm hiểu về sản phẩm của người dân chưa cao, chưa thường xuyên

Hoạt động xúc tiến thương mại được triển khai nhưng chưa hình thành được hệ thống quảng bá, xúc tiến thương mại mang tính kết nối, chuyên sâu về sản phẩm OCOP; năng lực của nhân viên bán hàng, dịch vụ chăm sóc khách hàng, công tác quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, bán hàng trực tuyến, bố trí không gian trưng bày sản phẩm còn hạn chế.

HỖ TRỢ NÂNG CAO KHẢ NĂNG NHẬN DIỆN SẢN PHẨM, KẾT NỐI KÊNH TIÊU THỤ NÔNG SẢN ĐẶC SẢN, SẢN PHẨM NÔNG SẢN CHỦ LỰC, SẢN PHẨM OCOP, SẢN PHẨM LÀNG NGHỀ VỚI CỘNG ĐỒNG

MỤC TIÊU

Mục tiêu chung

Xây dựng và phát triển các chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ cộng đồng các nhà bán lẻ nông sản đặc sản, chủ lực, sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề, đảm bảo an toàn thực phẩm Nâng cao khả năng nhận diện thương hiệu, kiểm soát chất lượng và truy suất được nguồn gốc sản phẩm; tạo sự liên kết chặt chẽ giữa người sản xuất và người cung ứng với thị trường tiêu thụ; nâng cao được giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường; đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, góp phần thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Hưng Yên.

NHIỆM VỤ DỰ ÁN

Nâng cao khả năng nhận diện, kết nối kênh tiêu thụ với hệ thống bán lẻ đối với nông sản chủ lực, sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề tỉnh Hưng Yên

1.1 Xác định các đối tượng, sản phẩm hỗ trợ nâng cao khả năng nhận diện và kết nối kênh tiêu thụ với hệ thống bán lẻ

Giai đoạn 2022-2025, dự kiến các đối tượng hỗ trợ nâng cao khả năng nhận diện, kết nối kênh tiêu thụ với hệ thống bán lẻ là:

- Nhóm các nông sản chủ lực: Lúa nếp thơm Hưng Yên; Nhãn lồng Hưng Yên; Vải trứng Hưng Yên; cam Hưng Yên; chuối Hưng Yên; Gia cầm VietGAP (gà Đông Tảo VietGAP); bò VietGAP, Lợn VietGAP, rau VietGAP, NTTS VietGAP.

- Nhóm sản phẩm OCOP: Tập trung các sản phẩm đã có chuỗi liên kết và đạt 3 - 4 sao năm 2021:

+ Sản phẩm long nhãn Hưng Yên

+ Sản phẩm nghệ tươi và chế biến từ nghệ xuất xứ Hưng Yên

+ Sản phẩm hạt sen và các sản phẩm chế biến từ hạt sen

+ Sản phẩm mật ong hoa nhãn và các sản phẩm chế biến từ mật ong

+ Nhóm sản phẩm các loại trà thảo dược (các sản phẩm trà mầm, trà đông trùng hạ thảo, trà hoa nhài, trà cỏ ngọt…)

+ Nhóm sản phẩm chế biến từ gia cầm

+ Nhóm sản phẩm xà bông thảo dược

- Một số sản phẩm làng nghề được công nhận: Sản phẩm mộc mỹ nghệ xuất xứ Hưng Yên; Làng nghề Hoa cây cảnh Hưng Yên; Dược liệu làng Nghĩa Trai; làng nghề Đúc đồng Lộng thượng.

- Các sản phẩm thế mạnh khác.

1.2 Các nội dung hỗ trợ nhận diện đối với các sản phẩm lựa chọn:

- Thiết kế lô gô, biểu tượng (nếu cần).

- Đăng ký quyền sở hữu nhãn hiệu sản phẩm.

- Kế thừa và thiết kế đa dạng hoá kiểu dáng bao bì sản phẩm: Yêu cầu phải sáng tạo, ấn tượng có tính ứng dụng cao, đa dạng hoá kiểu dáng bao bì sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.

- In ấn, sản xuất bao bì, tem nhãn: Ứng dụng được thực tế, đáp ứng nhu cầu thị trường tốt.

- Thiết kế, in ấn tờ rơi, cataloge, bộ quảng bá, truyền thông (mũ, áo,…) cho từng đơn vị.

- Đăng ký mã số mã vạch truy suất nguồn gốc.

- Tạo Qrcode truy suất nguồn gốc sản phẩm trên bao bì sản phẩm, kết nối Website, zalo, fb

- Thiết kế, xây dựng các website quảng bá sản phẩm cho từng đơn vị.

- Tham gia hội chợ, giới thiệu các sản phẩm kết nối cung cầu.

- Các nội dung liên quan khác.

1.3 Định hướng nhận diện, chuỗi liên kết một số nông sản đặc sản, chủ lực, sản phẩm OCOP (từ 3- 4 sao), sản phẩm làng nghề (đã được công nhận), sản phẩm thế mạnh với cộng đồng các nhà bán lẻ đối với các sản phẩm lựa chọn

1.3.1 Định hướng nhận diện, chuỗi liên kết một số nông sản chủ lực với cộng đồng các nhà bán lẻ đối với các sản phẩm đã lựa chọn

1.3.1.1 Lúa nếp thơm Hưng Yên a Định hướng sản xuất lúa nếp thơm Hưng Yên

Dự kiến đến năm 2025, diện tích lúa nếp thơm Hưng Yên là 5.000 ha, năng suất 65 tạ/ha, sản lượng dự kiến 32.500 tấn lúa Năm 2030 diện tích lúa nếp thơm Hưng Yên là 4.000 ha; năng suất 68 tạ/ha, sản lượng dự kiến 27.200 tấn lúa Các vùng sản xuất lúa nếp thơm Hưng Yên tập trung như: xã Hạ Lễ, xã Hồng Quang, xã Hồ Tùng Mậu, xã Nguyễn Trãi (huyện Ân Thi); xã Tống Trân, Nhật Quang, Đình Cao, Tống Phan (huyện Phù Cừ); Xã Vĩnh Xá, Hùng An, Song Mai, Đức Hợp (Kim Động)… b Định hướng nhận diện, chuỗi liên kết với cộng đồng các nhà bán lẻ

- Nhận diện: Đến năm 2025, sản lượng lúa nếp thơm được tiêu thụ có sử dụng bao bì nhãn mác, mã số, mã vạch có hệ thống truy suất nguồn gốc chiếm 25-30% sản lượng.

- Kênh tiêu thụ kết nối với hệ thống bán lẻ: dự kiến đến năm 2025 khoảng20-25% sản lượng (4.000 - 5.000 tấn thóc tương đương 2.500 tấn - 3.000 tấn gạo lúa nếp thơm Hưng Yên/năm).

1.3.1.2 Cây ăn quả đạt tiêu chuẩn VietGAP a Định hướng sản xuất cây ăn quả đạt tiêu chuẩn VietGAP

Phát triển cây ăn quả theo hướng chuyên canh, gắn kết chặt chẽ sản xuất với công nghiệp bảo quản, chế biến và thị trường tiêu thụ, tăng thu nhập cho các hộ sản xuất, thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp Phát triển, mở rộng thêm từ 3.000-3.500 ha (chuyển đổi từ trồng cây có hiệu quả kinh tế thấp sang trồng cây ăn quả) để đến năm 2025, ổn định đến năm 2030 diện tích trồng cây ăn quả khoảng 17.500 ha Trong đó: Ổn định diện tích trồng nhãn 5.000 ha, tập trung cải tạo, nâng cao chất lượng những giống nhãn đặc sản, giống nhãn chín muộn chất lượng tốt; diện tích trồng cam khoảng 2.000 ha tại các vùng trồng; cải tạo, nâng cao chất lượng sản phẩm bằng việc đầu tư thâm canh, ghép cải tạo giống, thay thế bằng giống mới; diện tích trồng chuối khoảng 2.500 ha tại các vùng sản xuất hiện nay; Phát triển, mở rộng thêm diện tích trồng vải từ 500-700 ha, nâng tổng số diện tích trồng vải đến năm 2025 đạt khoảng 1.800 ha, tại các huyện Phù

Cừ và Ân Thi (diện tích vải trứng chiếm khoảng 30% diện tích); Phát triển, mở rộng diện tích trồng bưởi thêm 370 - 400 ha, tại TP Hưng Yên và các huyện Khoái Châu, Phù Cừ, Văn Lâm, Yên Mỹ, Kim Động, nâng diện tích trồng bưởi đến năm 2025 là 2.000 ha.

Diện tích CAQ VietGAP dự kiến đến năm 2025 khoảng 5.000 ha; năm

- Diện tích nhãn đạt tiêu chuẩn VietGAP năm 2021 là 2.000 ha, sản lượng 42.000 tấn

- Diện tích cây có múi đạt tiêu chuẩn VietGAP năm 2021 là 1.000 ha, sản lượng 17.000 tấn

- Diện tích cây chuối đạt tiêu chuẩn VietGAP năm 2021 là 800 ha, sản lượng 34.000 tấn

- Diện tích cây vải đạt tiêu chuẩn VietGAP năm 2021 là 230 ha, sản lượng 3.600 tấn b Định hướng nhận diện, chuỗi liên kết với cộng đồng các nhà bán lẻ

- Nhận diện: Đến năm 2025, sản lượng cây quả đạt tiêu chuẩn VietGAP được tiêu thụ có sử dụng dụng bao bì nhãn mác, mã số, mã vạch có hệ thống truy suất nguồn gốc chiếm 25-30% sản lượng:

+ Nhãn lồng Hưng Yên có sử dụng bao bì nhãn mác, mã số, mã vạch có hệ thống truy suất nguồn gốc sản lượng 6.300 - 8.400 tấn

+ Cam Hưng Yên có sử dụng bao bì nhãn mác, mã số, mã vạch có hệ thống truy suất nguồn gốc sản lượng khoảng 2.550 - 3.400 tấn

+ Chuối tiêu hồng Hưng Yên có sử dụng bao bì nhãn mác, mã số, mã vạch có hệ thống truy suất nguồn gốc sản lượng khoảng 5.100 - 6.800 tấn

+ Vải chín sớm Phù Cừ có sử dụng bao bì nhãn mác, mã số, mã vạch có hệ thống truy suất nguồn gốc sản lượng khoảng 5.400 - 7.200 tấn

- Kênh tiêu thụ kết nối với hệ thống bán lẻ: Đến năm 2025 diện tích cây ăn quả VietGAP kết nối với cộng đồng các nhà bán lẻ khoảng 20-25% quy mô diện tích (khoảng 250-500 ha):

+ Kênh liên kết nhãn lồng VietGAP với cộng đồng các nhà bán lẻ dự kiến sản lượng khoảng 2.100 - 4.200 tấn

+ Kênh liên kết cam VietGAP với cộng đồng các nhà bán lẻ khoảng 50-100 ha, sản lượng 850 - 1.700 tấn

+ Kênh liên kết chuối VietGAP nối với cộng đồng các nhà bán lẻ khoảng 40-80 ha, sản lượng 1.700 - 3.400 tấn

+ Kênh liên kết vải VietGAP kết nối với cộng đồng các nhà bán lẻ khoảng 12-23 ha, sản lượng 180 - 360 tấn

1.3.1.3 Cây rau đạt tiêu chuẩn VietGAP a Định hướng sản xuất rau tiêu chuẩn VietGAP

Giai đoạn đến năm 2025 và 2030, diện tích sản xuất rau màu khoảng 16.000 ha gieo trồng, mở rộng diện tích rau tại các huyện trọng điểm sản xuất rau của tỉnh, như: Kim Động, Yên Mỹ, Ân Thi, Khoái Châu,… (trong đó, phấn đấu xây dựng 06 vùng sản xuất rau an toàn tại các huyện trọng điểm này) Đến năm 2030 dự kiến 100% diện tích sản xuất rau chuyên canh được ứng dụng công nghệ cao.

Trong đó, rau đạt tiêu chuẩn VietGAP dự kiến đến năm 2025 là 400-500 ha đất canh tác, năm 2030 đạt khoảng 1.000 ha b Định hướng nhận diện, chuỗi liên kết với cộng đồng các nhà bán lẻ

- Nhận diện: Đến năm 2025, tỷ lệ sản lượng rau VietGAP tiêu thụ có sử dụng bao bì nhãn mác, mã số, mã vạch, có hệ thống truy suất đạt khoảng 25- 30% sản lượng rau VietGAP.

- Kênh tiêu thụ kết nối với hệ thống bán lẻ: Đến năm 2025, rau VietGAP liên kết với cộng đồng các nhà bán lẻ khoảng 20-25% quy mô sản lượng rau VietGAP (sản lượng khoảng 4.800 - 7.200 tấn rau tươi)

1.3.1.4 Lợn đạt tiêu chuẩn VietGAP a Định hướng phát triển lợn VietGAP

Đào tạo tập huấn

2.1 Đào tạo tập huấn về chuỗi liên kết : Hướng dẫn xây dựng dự án liên kết; Hướng dẫn quy trình xin vốn, triển khai thực hiện và quyết toán các dự án liên kết theo Nghị định 98/2018; Hướng dẫn thực hiện các biểu mẫu thực hiện dự án liên kết theo quy định và công tác quản lý nhà nước đối với dự án liên kết.

2.2 Đào tạo tập huấn về nâng cao khả năng nhận diện

Tập huấn về ứng dụng mã số mã vạch trong truy xuất nguồn gốc các sản phẩm hàng hóa; Cách áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật địa phương; Cách đăng ký mã số mã vạch theo Nghị định mới của Chính phủ, các chính sách mới của tỉnh trong việc triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn sản phẩm, hàng hóa cũng như trách nhiệm quản lý của nhà nước về việc truy xuất nguồn gốc.

Qua buổi tập huấn, các cơ sở sản xuất, tiêu thụ hiểu rõ hơn về khái niệm và những lợi ích mà truy xuất nguồn gốc mang lại, đó là: Với doanh nghiệp: giúp kiểm soát rủi ro phát sinh khi theo dõi, xác minh toàn bộ đường đi của hàng hóa.Đây không chỉ là bước để các doanh nghiệp tạo sự tin tưởng nơi khách hàng mà còn là “bức tường” bảo vệ uy tín của sản phẩm và doanh nghiệp Với nhà phân phối: yên tâm nhập hàng và tư vấn tốt nhất cho khách hàng lựa chọn hàng hóa cần thiết Với người tiêu dùng: kiểm tra được nguồn gốc xuất xứ hàng hóa định mua, xua tan nỗi lo mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng…Đối với cơ quan quản lý nhà nước: là công cụ hữu ích phục vụ cho công tác quản lý, kiểm soát thị trường hàng hóa Xác định được chính xác, kịp thời nguyên nhân sự cố về chất lượng sản phẩm, hàng hóa cũng như vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan.

2.3 Đào tạo tập huấn về tham gia sàn giao dịch điện tử : Tập huấn cho các hộ sản xuất tham gia sàn giao dịch: Hướng dẫn các hộ sản xuất nông nghiệp tạo tài khoản tham gia kinh doanh trên sàn thương mại điện tử Postmart, Sendo, Voso và các sàn TMĐT khác; hướng dẫn quy trình, cách khởi tạo gian hàng, đưa sản phẩm lên gian hàng và theo dõi đơn hàng phát sinh; hướng dẫn cách chụp ảnh, quay clip, xây dựng nội dung giới thiệu sản phẩm, cách thức đóng gói, vận chuyển đảm bảo chất lượng sản phẩm; …

2.5 Đào tạo tập huấn các kiến thức về xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm

Tập huấn giúp các học viên được giới thiệu về về thị trường, công tác marketing; xúc tiến thương mại và kỹ năng tham gia hội chợ triển lãm Từ việc hiểu được thị trường, nhu cầu của khách hàng, các cách thu hút sự quan tâm của khách hàng tiềm năng và giữ chân khách hàng hiện tại Đồng thời làm thế nào để truyền thông, tham gia hội chợ, triển lãm có hiệu quả Trong khóa tập huấn, các thành viên của HTX/DN có nữ giới tham gia quản lý, điều hành đã được giới thiệu, thực hành và trao đổi các kỹ năng xúc tiến thương mại, marketing thu hút khách hàng Đây là một nội dung rất cần thiết cho các HTX/DN trong thời điểm hiện nay, góp phần giải quyết bài toán tìm đầu ra cho sản phẩm, giúp sản phẩm của HTX/DN tiếp cận với người tiêu dùng trong nước và thị trường xuất khẩu.

Cũng tại đây, các học viên đã thực hành giới thiệu sản phẩm của mình, thực hành bán hàng tại hội chợ giả định dưới sự hướng dẫn và đánh giá của các giảng viên.

3 Các nội dung thực hiện ưu tiên

3.1 Đối với nông sản đặc sản, chủ lực, thế mạnh

3.1.1 Lĩnh vực trồng trọt a Danh mục các nội dung ưu tiên như sau

- Hỗ trợ nhận diện sản phẩm lúa nếp thơm Hưng Yên, kết nối với cộng đồng các nhà bán lẻ.

- Hỗ trợ nhận diện sản phẩm nhãn lồng và các sản phẩm chế biến từ nhãn,kết nối với cộng đồng các nhà bán lẻ.

- Hỗ trợ nhận diện vải trứng Hưng Yên, kết nối với cộng đồng các nhà bán lẻ

- Hỗ trợ nhận diện cam Hưng Yên, kết nối với cộng đồng các nhà bán lẻ

- Hỗ trợ nhận diện sản phẩm chuối, kết nối với cộng đồng các nhà bán lẻ

- Hỗ trợ nhận diện các sản phẩm rau, kết nối với cộng đồng các nhà bán lẻ.

- Hỗ trợ nhận diện và kết nối với kênh tiêu thụ đối với các sản phẩm trồng trọt khác (ổi, thanh long,…). b Điều kiện hỗ trợ

Các nông sản đặc sản, chủ lực, thế mạnh sản sản xuất ra phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm hoặc giấy chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn phù hợp với qui trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (Vietgap), chứng nhận Ocop.

3.1.2 Lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản a Danh mục các nội dung ưu tiên

- Hỗ trợ nhận diện gà Đông Tảo, các sản phẩm chế biến từ Gà Đông Tảo kết nối với kênh tiêu thụ với cộng đồng các nhà bán lẻ.

- Hỗ trợ nhận diện các sản phẩm lợn và các sản phẩm chế biến từ lợn kết nối với kênh tiêu thụ với cộng đồng các nhà bán lẻ.

- Hỗ trợ nhận diện thủy sản, kết nối với kênh tiêu thụ với cộng đồng các nhà bán lẻ,

- Hỗ trợ nhận diện các sản phẩm chăn nuôi, thuỷ sản khác. b Điều kiện hỗ trợ: Các cơ sở chăn nuôi, thủy sản có giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm hoặc giấy chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn phù hợp với qui trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (Vietgap), chứng nhận Ocop.

3.2 Đối với sản phẩm OCOP, làng nghề a Danh mục các nội dung ưu tiên sản phẩm OCOP

- Hỗ trợ nhận diện sản phẩm nghệ tươi và chế biến từ nghệ, kết nối với kênh tiêu thụ với cộng đồng các nhà bán lẻ.

- Hỗ trợ nhận diện sản phẩm hạt sen và các sản phẩm chế biến từ hạt sen, kết nối với kênh tiêu thụ với cộng đồng các nhà bán lẻ.

- Hỗ trợ nhận diện sản phẩm mật ong hoa nhãn và các sản phẩm chế biến từ mật ong, kết nối với kênh tiêu thụ với cộng đồng các nhà bán lẻ.

- Hỗ trợ nhận diện sản phẩm long nhãn Hưng Yên, kết nối với kênh tiêu thụ với cộng đồng các nhà bán lẻ.

- Hỗ trợ nhận diện sản phẩm trà thảo dược (trà mầm, trà đậu đỏ, trà ngũ cốc, trà đậu đen, trà gạo lứt, trà đậu nành ), kết nối với kênh tiêu thụ với cộng đồng các nhà bán lẻ.

- Hỗ trợ nhận diện sản phẩm chế biến từ gia cầm, kết nối với kênh tiêu thụ với cộng đồng các nhà bán lẻ.

- Hỗ trợ nhận diện sản phẩm các loại xà bông thảo dược, kết nối với kênh tiêu thụ với cộng đồng các nhà bán lẻ.

- Hỗ trợ nhận diện các sản phẩm Ocop khác. b Danh mục các nội dung ưu tiên sản phẩm làng nghề

- Hỗ trợ nhận diện mộc mỹ nghệ Hưng Yên, kết nối với kênh tiêu thụ với cộng đồng các nhà bán lẻ.

- Hỗ trợ nhận diện hoa cây cảnh Hưng Yên, kết nối với kênh tiêu thụ với cộng đồng các nhà bán lẻ.

- Hỗ trợ nhận diện dược liệu làng Nghĩa Trai, kết nối với kênh tiêu thụ với cộng đồng các nhà bán lẻ.

- Hỗ trợ nhận diện các sản phẩm của làng nghề Đúc đồng, kết nối với kênh tiêu thụ với cộng đồng các nhà bán lẻ.

- Hỗ trợ nhận diện các sản phẩm làng nghề khác. c Điều kiện hỗ trợ :

- Chủ các nội dung ưu tiên các cơ sở OCOP, cơ sở làng nghề kết nối với kênh tiêu thụ với cộng đồng các nhà bán lẻ phải có tính bền vững, có kế hoạch theo hợp đồng đã ký kết

- Có hợp đồng ký kết tiêu thụ với hệ thống bán lẻ.

3.3.1 Tuyên truyền, giới thiệu thông qua các hoạt động truyền thông trên báo giấy, báo điện tử, truyền thanh, truyền hình; đăng tải trên các Trang thông tin điện tử, Sàn thương mại điện tử; xây dựng cơ sở dữ liệu, ấn phẩm, cẩm nang, tờ gấp, tờ rơi, cataloge, các video clip để giới thiệu, quảng bá và các kênh thông tin, truyền thông khác Mức hỗ trợ tối đa 100% chi phí thực hiện, nhưng không quá 95 triệu đồng đối với một nội dung thực hiện, chuyên đề tuyên truyền.

3.3.2 Tổ chức các cuộc hội trợ, triển lãm Thông qua các triển lãm, hội chợ, hội nghị xúc tiến thương mại cho các nhà sản xuất, nhà phân phối gặp gỡ,tìm hiểu, ký kết hợp đồng tiêu thụ, tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm Mức hỗ trợ:

- Đối với các đơn vị tự tham gia: Hỗ trợ 50% nhưng không quá 10 triệu đồng/đơn vị tham gia; đối với các khoản chi phí: Chi phí thuê mặt bằng, thiết kế, dàn dựng gian hàng, chi phí vận chuyển.

Vốn thực hiện đề án

Tổng kinh phí thực hiện đề án: “ Hỗ trợ nâng cao khả năng nhận diện sản phẩm, kết nối kênh tiêu thụ nông sản đặc sản, chủ lực, sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề tỉnh Hưng Yên với cộng đồng các nhà bán lẻ giai đoạn 2021- 2025” là 32.668.000 nghìn đồng (Bằng chữ: Ba mươi hai tỷ, sáu trăm sáu mươi tám triệu đồng chẵn ).

4.2 Nguồn vốn: Ngân sách nhà nước

Tổng nguồn vốn kinh phí thực hiện: 32.668.000 nghìn đồng (chiếm 100%) Trong đó:

- Vốn tổ chức thông tin, tuyên truyền thực hiện Đề án: 910 triệu đồng;

- Vốn điều tra, rà soát thực trạng sản xuất của cơ sở sản xuất các sản phẩm chủ lực, OCOP, làng nghề làm cơ sở lên kế hoạch hỗ trợ nhận diện, cung cấp thông tin tới cộng đồng nhà bán lẻ: 65.270 triệu đồng;

- Tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo; Hội thảo tư vấn về kỹ năng nhận diện, kết nối cá kênh tiêu thụ sản phẩm với hệ thống bán lẻ: 1.770 triệu đồng;

- Xây dựng thị trường xúc tiến thương mại: 4.075 triệu đồng.

- Hỗ trợ nhận diện đối với một số nông sản chủ lực, sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề: 11.535 triệu đồng;

- Chi phí thiết kế in ấn ấn phẩm, tờ rơi, cataloge, cẩm nang, videoclip, : 2.280 triệu đồng;

- Hỗ trợ xây dựng website quảng bá sản phẩm, bán hàng trực tuyến cho các đơn vị/chủ thể: 1.890 triệu đồng;

- Chi phí quảng bá truyền thông trực tuyến: 2.700 triệu đồng.

- Vốn chi phí quản lý đề án: 1.290 triệu đồng;

- Chi phí hỗ trợ xây dựng các điểm trưng bày, bán sản phẩm: 3.500 triệu đồng.

- Xây dựng sàn giao dịch điện tử “Nông sản Hưng Yên:: 2.000 triệu đồng.

- Vốn chi khác là: 652,730 triệu đồng.

Hiệu quả của đề án

5.1 Hiệu quả kinh tế : Thông qua các chuỗi liên kết nông sản có nhận diện với hệ thống cửa hàng bán lẻ hiện đại không chỉ nâng cao giá trị sản xuất cho ngành nông nghiệp mà còn từng bước hình thành tư duy sản xuất hiện đại, mang tính thị trường cho người dân.

- Tạo ra các sản phẩm nông sản đảm bảo an toàn thực phẩm phục vụ nhu cầu hàng ngày của người dân; hình thành chuỗi sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm khép kín từ trang trại đến bàn ăn; tạo nguồn nguyên liệu đảm bảo phục vụ cho các cơ sở chế biến thực phẩm.

- Áp dụng tiêu chuẩn VietGAP và tiêu chuẩn hữu cơ vào sản xuất nông nghiệp trong quá trình triển khai các chuỗi liên kết, gắn với tiêu thụ sản phẩm sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho bà con nông dân và các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, phân phối sản phẩm:

- Tạo lợi thế cạnh tranh, nâng cao thương hiệu của nhà sản xuất, chế biến, phân phối sản phẩm.

- Tạo lập một ngành nông nghiệp bền vững với việc giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường và đảm bảo lợi ích xã hội.

- Tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà: nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà quản lý.

- Góp phần thay đổi thói quen sản xuất, cách suy nghĩ của người sản xuất, kinh doanh về sản xuất bền vững.

5.3 Hiệu quả môi trường : Chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp chủ lực, sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề đã góp phần bảo vệ môi trường một cách tích cực, đối với cây trồng hạn chế việc lạm dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật để tăng năng suất, đối với chăn nuôi không sử thuốc kháng sinh,không sử dụng hormone tăng trưởng, tạo nên sản phẩm chất lượng cao, nâng cao thu nhập cho người dân.

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1 Năm 2022: Tổ chức thông tin tuyên truyền triển khai thực hiện Dự án

2.1 Điều tra, rà soát hiện trạng sản xuất của cơ sở sản xuất các sản phẩm chủ lực, OCCOP, làng nghề để lên kế hoạch hỗ trợ nhận diện, cung cấp thông tin tới cộng đồng nhà bán lẻ để kết nối liên kết tiêu thụ

2.2 Tổ chức các lớp đào tạo, tư vấn cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, kinh doanh về nông sản chủ lực, OCOP, làng nghề trên địa bàn tỉnh về kỹ năng nhận diện, kết nối kênh tiêu thụ với hệ thống bán lẻ

2.3 Xây dựng thị trường xúc tiến thương mại: Tổ chức các cuộc hội trợ, triển lãm Thông qua các triển lãm, hội chợ, hội nghị xúc tiến thương mại cho các nhà sản xuất, nhà phân phối gặp gỡ, tìm hiểu, ký kết hợp đồng tiêu thụ, tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm.

2.4 Các dự nội dung ưu tiên hỗ trợ nhận diện, kết nối với kênh tiêu thụ với cộng đồng các nhà bán lẻ đối với sản phẩm nông sản chủ lực, sản phẩm

OCOP, sản phẩm làng nghề (cụ thể các mô hình tại mục 3 Đề xuất các chương trình, dự án ưu tiên).

2.4.1 Thực hiện các nội dung ưu tiên:

Bảng 20 Thứ tự thực hiện các nội dung ưu tiên hỗ trợ nhận diện, kết nối kênh tiêu thụ nông sản đặc sản, chủ lực, sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề tỉnh Hưng Yên với cộng đồng các nhà bán lẻ

TT Sản phẩm chủ lực TT Sản phẩm OCOP TT Sản phẩm làng nghề NĂM 2023

Hưng Yên 1 Sản phẩm long nhãn Hưng Yên 1 Mộc mỹ nghệ

2 Sản phẩm nghệ tươi và chế biến từ nghệ 2 Hoa cây cảnh

3 Sản phẩm hạt sen và các sản phẩm chế biến từ hạt sen

3 Vải trứng 4 Sản phẩm mật ong hoa nhãn và các sản phẩm chế biến từ mật ong

Sản phẩm trà thảo dược (trà mầm, trà đậu đỏ, trà ngũ cốc, trà đậu đen, trà gạo lứt, trà đậu nành )

5 Chuối 6 Sản phẩm chế biến từ gia cầm

7 Sản phẩm các loại xà bông thảo

TỔNG CỘNG: 18 NỘI DUNG ƯU TIÊN

GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

Giải pháp về thông tin tuyên truyền

- Tuyên truyền về chủ trương, chính sách của tỉnh về hỗ trợ nâng cao khả năng nhận diện nông sản, kết nối kênh tiêu thụ với hệ thống bán lẻ; hiệu quả, kinh nghiệm triển khai trên thực tế tại một số địa phương

- Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của người dân và xã hội về hoạt động truy xuất nguồn gốc, kinh doanh nông sản trên các sàn giao dịch điện tử có như vậy hiệu quả của QR Code, tem truy xuất mới phát huy được giá trị, trở thành cầu nối giữa nhà sản xuất - người tiêu dùng và là giải pháp hữu hiệu giúp các cơ quan chức năng đấu tranh chống hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng.

- Thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng; Website của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị trực thuộc Sở; tại các siêu thị, các cửa hàng nông sản về cách nhận biết nông sản chủ lực, sản phẩm OCOP và sản phẩm làng nghề Hưng Yên.

- Phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương, các Hiệp hội ngành hàng và các tỉnh, thành phố trong cả nước kịp thời thông tin đến các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản trên địa bàn tỉnh về nhu cầu, yêu cầu chất lượng đối với từng loại nông sản của thị trường trong nước và các nước nhập khẩu để doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh sát với nhu cầu thị trường Thông qua Hội/Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh nắm bắt và giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc của cộng đồng doanh nghiệp trong quá trình thực hiện kế hoạch.

Phát triển các vùng sản xuất tập trung sản phẩm nông nghiệp chủ lực, sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề tham gia chuỗi liên kết với hệ thống bán lẻ .58 3 Tăng cường quản lý chặt chẽ quy trình sản xuất an toàn và kiểm tra chất lượng sản phẩm làm cơ sở để định hướng sản xuất nông sản theo yêu cầu của thị trường, hiện đại hoá trong sản xuất, kinh doanh

- Rà soát lại quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp, thủy sản Căn cứ vào kết quả đánh giá chất lượng đất đai đối với từng loại cây trồng, xây dựng, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2025 và định hướng giai đoạn tiếp theo cho phù hợp Bố trí đủ quỹ đất phát triển các vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung, sản phẩm nông nghiệp chủ lực; dồn điền đổi thửa, chuyển đổi đất lúa để phát triển vùng sản xuất sản phẩm nông nghiệp chủ lực: lúa, rau, cây ăn quả, chăn nuôi,

- Đầu tư cải tạo, xây dựng hạ tầng (thủy lợi, đường nội bộ, hệ thống điện hạ thế, ) của vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung, sản xuất sản phẩm nông nghiệp chủ lực và sản phẩm nghiệp có lợi thế của tỉnh đáp ứng được yêu cầu về giao thông, tưới, tiêu chủ động, có khả năng tích hợp công nghệ hiện đại.

- Khi quy hoạch các khu, cụm công nghiệp, phải bố trí quỹ đất cho nhà máy chế biến nông sản gắn với vùng nguyên liệu tại các huyện, thị, thành phố.

3 Tăng cường quản lý chặt chẽ quy trình sản xuất an toàn và kiểm tra chất lượng sản phẩm làm cơ sở để định hướng sản xuất nông sản theo yêu cầu của thị trường, hiện đại hoá trong sản xuất, kinh doanh

- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và hỗ trợ các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản áp dụng quy trình sản xuất, hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (VietGAP, ISO, HACCP );

- Tăng cường cấp mã vùng trồng và cơ sở đóng gói nông sản tại các vùng sản xuất nông nghiệp chủ lực tập trung

- Tiếp tục thực hiện nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, hậu kiểm về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản trên địa bản tỉnh để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm và công khai các cơ sở vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm theo quy định.

Tiếp tục thực hiện và hoàn thiện kết cấu hạ tầng thương mại góp phần thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm nông sản

- Đầu tư xây dựng các Trung tâm thương mại, siêu thị tại các huyện trên địa bàn tỉnh, nhằm thu hút các sản phẩm nông sản tiêu thụ một cách bền vững.

- Nâng cấp, phát triển chợ truyền thống, kết hợp với từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ của chợ, chợ an toàn thực phẩm, chợ văn minh thương mại

- Đề xuất phát triển các Trung tâm Logistics, Trung tâm hội chợ triển lãm thương mại nhằm tạo điều kiện thuận lợi phục vụ nhu cầu lưu thông hàng hóa.

Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, ứng dụng thương mại điện tử

- Đẩy mạnh, phát triển hệ thống truy suất nguồn gốc sản phẩm giúp minh bạch nguồn gốc về sản phẩm trong đó chú trọng các ứng dụng đã được tỉnh phê duyệt và đang triển khai trên địa bàn tỉnh như hệ thống thông tin Hy.check.net.vn (theo Quyết định số 2582/QĐ-UBND ngày 11/11/2021 về phê duyệt cấp độ an toàn của hệ thống thông tin điện tử hy.check.net vn truy suất nguồn gốc sản phẩm nông lâm sản trên địa bàn tỉnh Hưng Yên).

- Hỗ trợ xây dựng Website thương mại điện tử bán hàng, bộ thương hiệu trực tuyến cho doanh nghiệp, HTX, các cơ sở sản xuất kinh doanh.

- Xây dựng và hỗ trợ doanh nghiệp HTX, các cơ sở sản xuất kinh doanh áp dụng các giải pháp công nghệ (công nghệ mã vạch, QR code, chipNFC, công nghệ blockchain ) để truy xuất nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, xây dựng thương hiệu trực tuyến và tiếp thị sản phẩm trên môi trường điện tử.

- Xây dựng bộ giải pháp hỗ trợ kinh doanh trực tuyến để giúp các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ và hợp tác xã triển khai ứng dụng thương mại điện tử.

- Hỗ trợ nâng cao năng lực cho doanh nghiệp, HTX và các cơ sở sản xuất kinh doanh xuất khẩu tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử.

- Đưa thông tin các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông sản lên sàn thương mại điện tử tỉnh Hưng Yên, Cổng thông tin giao dịch điện tử SởNông nghiệp và Phát triển Nông thôn; cung cấp thông tin hỗ trợ cho các sản phẩm nông sản của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh tham gia các sàn thương mại điện tử do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công Thương tổ chức kết nối nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ nông sản trên môi trường trực tuyến.

Xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu

- Tập trung thực hiện khâu thiết kế mẫu mã bao bì, tem nhãn, đóng gói sản phẩm Thực hiện việc gắn tem truy xuất nguồn gốc cho nông sản hàng hóa giúp nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường, đồng thời tăng uy tín của nhà sản xuất đối với người tiêu dùng.

- Tổ chức hội thảo, tập huấn với các doanh nghiệp, hợp tác xã, người sản xuất để thông tin về sự cần thiết, tầm quan trọng của việc xây dựng, bảo vệ và phát triển thương hiệu; tầm quan trọng của việc đầu tư bao bì, tem nhãn, đóng gói sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh, gia tăng giá trị sản xuất Đặc biệt, chú trọng xây dựng và phát triển thương hiệu, điểm nhấn là dấu hiệu nhận biết và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Chính sách hỗ trợ

Để thực hiện đề án, tiếp tục thực hiện các chính sách hiện nay đã được ban hành trên địa bàn tỉnh Hưng Yên để thực hiện liên kết chuỗi, hỗ trợ tem, nhãn mác truy suất nguồn gốc như: Nghị quyết số 319/NQ-HĐN ngày 13/10/2020 của UBND tỉnh về việc hỗ trợ một số nội dung sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2020 -2025; Nghị quyết số 199/2019/NQ-HĐND ngày 27/3/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hưng Yên quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên; Nghị quyết số 179/2022/NQ-HĐND ngày 16 tháng 3 năm 2022 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Hưng Yên quy định mức hỗ trợ đăng ký bảo hộ đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu, đăng ký bảo hộ, công nhận giống cây trồng mới thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Hưng Yên; Quyết định số 21/2020/QĐ-UBND ngày

30 tháng 7 năm 2020 về việc ban hành quy chế xây dựng quản lý và thực hiện chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Hưng Yên.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành, địa phương triển khai thực hiện

Dự án đạt mục tiêu đề ra; Tổ chức thông tin tuyên truyền triển khai thực hiện Dự án; Xây dựng kế hoạch thực hiện Dự án nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện, trình UBND tỉnh phê duyệt;

- Chịu trách nhiệm in ấn, quản lý, cấp phát các bao bì, nhãn mác, tem truy suất; hỗ trợ đúng đối tượng; thực hiện công tác thanh, kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân sử dụng bao bì, tem truy suất mang nhãn hiệu nông sản chủ lực, sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề tỉnh Hưng Yên đúng đối tượng, sản phẩm.

- Hỗ trợ thúc đẩy phát triển liên kết giữa các HTX, cơ sở sản xuất, làng nghề với cộng đồng bán lẻ hiện đại

- Hằng năm, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện; đề xuất sửa đổi, bổ sung Dự án khi cần thiết.

- Tổ chức thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại nông sản: xúc tiến thương mại điện tử, tham gia các chương trình Hội chợ, triển lãm, tổ chức các Hội nghị kết nối cung cầu,

Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện Dự án; hướng dẫn trình tự, thủ tục quản lý, sử dụng kinh phí, giải ngân và thanh quyết toán theo quy định.

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưuUBND tỉnh cân đối, bố trí vốn đầu tư để thực hiện Dự án theo chính sách hiện hành.

Sở Công Thương

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thực hiện xúc tiến thương mại sản phẩm nông nghiệp chủ lực, sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề, sản phẩm thế mạnh của tỉnh.

Sở Khoa học và Công nghệ

- Chủ trì và phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Công Thương thực hiện hỗ trợ công tác đăng ký nhãn hiệu, cấp mã số, mã vạch; Hướng dẫn cơ sở sản xuất, kinh doanh các mặt hàng nông sản thực hiện ghi nhãn hàng hóa, đóng gói bao bì sản phẩm theo đúng quy định, hướng dẫn doanh nghiệp áp dụng quản lý theo tiêu chuẩn ISO vào sản xuất và hoạt động của đơn vị; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trong thực hiện xác lập quyền sở hữu trí tuệ và truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm hàng hóa.

- Chủ trì thực hiện lồng ghép các chương trình, đề án của Bộ Khoa học vàCông nghệ và của tỉnh về thực hiện hỗ trợ các hộ kinh doanh, HTX và doanh nghiệp ứng dụng, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật tiên tiến nhằm hỗ trợ sản xuất sản phẩm nông đặc sản, chủ lực, sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề.

6 Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

Phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của Dự án đảm bảo kịp thời, có hiệu quả.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân sử dụng bao bì, nhãn mã vạch, tem truy suất của nông sản đặc sản, chủ lực, sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề tỉnh Hưng Yên liên kết tiêu thụ với cộng đồng bán lẻ.

Chỉ đạo phát triển sản xuất các nông sản đặc sản, chủ lực, sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề trên địa bàn huyện gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm với cộng đồng bán lẻ đảm bảo chất lượng

Tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân đầu tư cơ sở sản xuất, tiêu thụ sản phẩm sản phẩm, tham gia các chương trình xúc tiến thương mại trong, ngoài nước.

Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn xây dựng chương trình, kế hoạch chi tiết để đưa vào tổ chức thực hiện theo đúng quy định hiện hành Phối hợp với các đơn vị liên quan thu hút các tổ chức, doanh nghiệp đầu tư sản xuất, liên kết, sơ chế, bảo quản, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm của địa phương;

6 Các tổ chức chính trị- xã hội

- Chủ động thực hiện, vận động, nâng cao nhận thức về chất lượng, ATTP nông sản, khuyến khích hình thành các chuỗi liên kết sản xuất hàng hóa nông sản và thủy sản đảm bảo ATTP gắn với tiêu thụ sản phẩm;

- Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, Hợp tác xã, đơn vị sản xuất với các doanh nghiệp, đơn vị phân phối, tiêu thụ sản phẩm đảm bảo đầu ra sản phẩm ổn định, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm.

7 Các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, Hợp tác xã, làng nghề

Chấp hành đúng các quy định liên quan của pháp luật, xây dựng liên kết chặt chẽ giữa các thành phần tham gia chuỗi; Các cơ sở sản xuất, hợp tác xã,trang trại, hộ nông dân tăng cường đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất trồng trọt,chăn nuôi theo tiêu chuẩn ATTP, VietGAP, hướng hữu cơ, hữu cơ, luôn đảm bảo về số lượng và chất lượng sản phẩm cung cấp cho cộng đồng các nhà bán lẻ sau khi đã ký hợp đồng cam kết

PHỤ LỤC 01: DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

T Nội dung thực hiện Đơn vị Số lượng Đơn giá (nghìn đồng)

Ngân sách nhà nước hỗ trợ

Tổ chức thông tin tuyên truyền triển khai thực hiện

2 Điều tra, khảo sát thực trạng sản xuất của cơ sở sản xuất các sản phẩm chủ lực,

OCOP, làng nghề làm cơ sở lên kế hoạch hỗ trợ nhận diện, cung cấp thông tin tới cộng đồng nhà bán lẻ

- Xây dựng phương án và lập mẫu phiếu điều tra

- Pho to phiếu điều tra Phiếu 900 0.3 270 270 270

- Hỗ trợ người cung cấp thông tin Phiếu 900 50 45,000 45,000 45,000

- Tổng hợp số liệu, xây dựng báo cáo kết quả điều tra Báo cáo 1 10,000 10,000 10,000 10,000

Hỗ trợ theo chiều sâu: Tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng; Hội thảo tư vấn về kỹ năng nhận diện, kết nối các kênh tiêu thụ sản phẩm với hệ thống bán lẻ

4 Xây dựng thị trường xúc tiến thương mại 300,000 4,075,000 300,000 1,000,000 1,325,000 1,450,000

Tham gia các chương trình Hội chợ, Triển lãm ở các tỉnh, thành phố

Tổ chức các Hội nghị kết nối cung cầu HN 2 150,000 300,000 500,000 500,000

Hỗ trợ nhận diện đối với một số nông sản chủ lực, sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề, sản phẩm thế mạnh

Hỗ trợ nhận diện đối với một số nông sản chủ lực (lúa nếp, nhãn, vải, cam, hạt sen, long nhãn, bột sắn dây, mật ong, gà đông tảo, thủy sản,…)

+ Chi phí đăng ký nhãn hiệu hàng hóa và chi phí thiết lập

Sản phẩm 30 15,000 450,000 450,000 450,000 mã truy xuất nguồn gốc sản phẩm

+ Chi phí thiết kế mới hoặc thay đổi bộ nhận diện sản phẩm Sản phẩm 30 5,000 150,000 150,000 150,000

+ Chi phí in ấn, mua tem nhãn, bao bì sản phẩm

+ Hỗ trợ khác Sản phẩm 30 10,000 300,000 300,000 300,000

Hỗ trợ nhận diện đối với sản phẩm OCOP 5,750,000 5,750,000 - 1,750,000 2,000,000 2,000,000

Chi phí đăng ký nhãn hiệu hàng hóa và chi phí thiết lập mã truy xuất nguồn gốc sản phẩm

Chi phí thiết kế mới hoặc thay đổi bộ nhận diện sản phẩm

Chi phí in ấn, mua tem nhãn, bao bì sản phẩm Sản phẩm 50 15,000 750,000 750,000 750,000

+ Hỗ trợ khác Sản phẩm 50 10,000 500,000 500,000 500,000

Hỗ trợ nhận diện đối với sản phẩm làng nghề 835,000 835,000 - 135,000 300,000 400,000

Chi phí đăng ký nhãn hiệu hàng hóa và chi phí thiết lập mã truy xuất nguồn gốc sản phẩm

Chi phí thiết kế mới hoặc thay đổi bộ nhận diện sản phẩm

Chi phí in ấn, mua tem nhãn, bao bì sản phẩm

+ Hỗ trợ khác Sản phẩm 3 10,000 30,000 30,000 30,000

Chi phí thiết kế, in ấn các ấn phẩm, tờ rơi, cataloge, cẩm nang, video clip,…, các phụ kiện đi kèm quảng bá (áo, mũ, cờ, băng zon, khẩu hiệu,

Hỗ trợ xây dựng website quảng bá sản phẩm, bán hàng trực tuyến cho các đơn vị/chủ thể Đơn vị 3 30,000 1,890,000 90,000 450,000 600,000 750,000

8 Chi phí quảng bá, truyền thông trực tuyến Đợt 2 300,000 2,700,000 600,000 900,000 1,200,000

9 Chi phí quản lý đề án 1,290,000 1,290,000 30,000 330,000 430,000 500,000

Chi phí hỗ trợ xây dựng các điểm trưng bầy, bán sản phẩm Điểm 2 350,000 3,500,000 700,000 1,400,000 1,400,000

11 Xây dựng sàn giao dịch điện tử "Nông sản Hưng Yên" 2,000,000 2,000,000

PHỤ LỤC 2 DANH MỤC SẢN PHẨM OCOP TỈNH HƯNG YÊN ĐẾN NĂM 2021

TT Địa phương/Tên sản phẩm Chủ thể Địa chỉ Điểm số

Xếp hạng Đại diện Điện thoại

1 Long nhãn HTX nhãn Miền Thiết Xã Hàm Tử, huyện Khoái

3 Bột nghệ HTX TMDV sản xuất nghệ Đại Hưng

Xã Đại Hưng, huyện Khoái Châu

5 Giò lụa gà Đông Tảo HTX Chăn nuôi và KD gà Đông Tảo Xã Đông Tảo, huyện

6 Giò sào gà Đông Tảo 61

7 Nhãn miền (quả tươi) HTX nông sản sạch

Minh Bảo Xã Bình Kiều, huyện

Khoái Châu 58 3 sao Phạm Đức Long 0984389136

8 Nước sung S7 Hộ Kinh doanh Thuỷ

Khoái Châu 57 3 sao Lê Thị Ngát 0845627777

9 Cây Chanh vàng bon sai HTX nông sản Phú Quý Xã Tân Dân, huyện

Khoái Châu 55 3 sao Nguyễn Hữu Hà 0344519046

HTX sản xuất nhãn lồng

Nễ Châu Xã Hồng Nam, TP Hưng

2 Mật ong hoa nhãn 64 4 sao

Hộ kinh doanh Đỗ Thị Ngoãn

Xã Tân Hưng, TP Hưng Yên

Hộ kinh doanh Lâm Gia Phường Hiến Nam, TP.

TT Địa phương/Tên sản phẩm Chủ thể Địa chỉ Điểm số Xếp hạng Đại diện Điện thoại

12 Trà măng tây HTX Đầu tư và phát triển nông nghiệp công nghệ cao Minh Châu

Xã Bảo Khê, TP Hưng

Yên 54 3 sao Nguyễn Quốc Việt 0978219333

III Thị xã Mỹ Hào

1 Di Lặc đứng bao tiền HTX nông nghiệp, chăn nuôi và đồ gỗ mỹ nghệ Hòa Phong

Xã Hòa Phong, TX Mỹ Hào

1 Ổi Văn Giang HTX sản xuất rau, củ quả an toàn Văn Giang Xã Liên Nghĩa, huyện

3 Ruốc thịt gà Hộ kinh doanh Hải Hiền Xã Mễ Sở, huyện Văn

1 Dưa chuột Maya HTX sản xuất, cung ứng rau quả và cây dược liệu

Phù Cừ 62 3 sao Bùi Văn phương 0971 998 929

2 Long nhãn HTX nông nghiệp và thủy sản Hưng Thịnh xã Quang Hưng

Phù Cừ 62 3 sao Tống Xuân Vũ 0971801356

3 Hạt sen tươi HTX NN kiểu mới Đức

Hạnh xã Đình Cao Xã Đình Cao, huyện Phù

Cừ 52 3 sao Doãn Thị Lan 0866992608

HTXDV Nông nghiệp Cam lòng vàng Nguyên Hoà

Phù Cừ 54 3 sao Đặng Thành Nhơn 0968181488

1 Trà mầm đậu đen Hộ kinh doanh Lương Đức Toàn

Xã Hiệp Cường, huyện Kim Động

2 Trà mầm đậu đỏ 71 4 sao

3 Trà mầm ngũ cốc 72 4 sao

TT Địa phương/Tên sản phẩm Chủ thể Địa chỉ Điểm số Xếp hạng Đại diện Điện thoại

4 Bột mầm đậu nành 72 4 sao

5 Trà mầm gạo nứt 67 3 sao

6 Bột mầm đậu đỏ 67 3 sao

7 Bột mầm đậu đen 67 3 sao

8 Bột mầm ngũ cốc 67 3 sao

9 Bột mầm gạo nứt 67 3 sao

10 Trà mầm đậu nành 67 3 sao

Công Thành HTX sản xuất rượu

Thành Nhàn Xã Nghĩa Dân, huyện

12 Rượu nếp cái hoa vàng 69

13 Trà dưỡng tâm an thần Việt Tú HTX đầu tư sản xuất và thương mại phát triển nấm sạch Việt Tú

Xã Phú Thịnh, huyện Kim Động

14 Trà Linh chi Việt Tú 67 3 sao

15 Cao Linh chi Việt Tú 69 3 sao

Việt Tú Công ty TNHH dược liệu Việt Tú Xã Phú Thịnh, huyện

17 Trà Đông trùng hạ thảo Việt Tú 64 3 sao

1 Vải trứng Hưng Yên HTX Vải trứng Hưng

Xã Đa Lộc, huyện Ân

Thi 61 3 sao Đoàn Văn Hiểu 0983569110

1 Cải canh HTX DVNN tổng hợp xã Yên Phú

Xã Yên Phú, huyện Yên Mỹ

TT Địa phương/Tên sản phẩm Chủ thể Địa chỉ Điểm số Xếp hạng Đại diện Điện thoại

HTX rau an toàn Bình

Minh Xã Thiện Phiến, huyện

Hộ kinh doanh Nguyễn Thị Thanh Lữ Xã Thụy Lôi, huyện Tiên

Xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm

6 Rượu nếp ngâm bách nhật

Cơ sở sản xuất rượu Cúc Vinh

Xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm

7 Rượu nếp cái hoa vàng 60

PHỤ LỤC 3 Các chủ thể OCOP tỉnh Hưng Yên năm 2019 - 2020

TT Địa phương/Tên sản phẩm Chủ thể Địa chỉ Xếp hạng Đại diện Điện thoại

HTX nhãn Miền Thiết Xã Hàm Tử, huyện Khoái

Châu 3 sao Nguyễn Văn Thế 0989 548 559

3 Bột nghệ HTX TMDV sản xuất nghệ Đại Hưng Xã Đại Hưng, huyện

Khoái Châu 3 sao Nguyễn Văn Quân 0977 514 781

5 Giò lụa gà Đông Tảo HTX Chăn nuôi và KD gà Đông Tảo

Khoái Châu 3 sao Lê Quang Thắng 0964 999 636

6 Giò sào gà Đông Tảo

7 Nhãn miền (quả tươi) HTX nông sản sạch Minh

Khoái Châu 3 sao Phạm Đức Long 984389136

8 Nước sung S7 Hộ Kinh doanh Thuỷ Tâm

Mộc Xã Bình Kiều, huyện

Khoái Châu 3 sao Lê Thị Ngát 845627777

9 Cây Chanh vàng bon sai HTX nông sản Phú Quý Xã Tân Dân, huyện

Khoái Châu 3 sao Nguyễn Hữu Hà 344519046

II Thành phố Hưng Yên

HTX sản xuất nhãn lồng

Nễ Châu Xã Hồng Nam, TP Hưng

2 Mật ong hoa nhãn 4 sao

Hộ kinh doanh Đỗ Thị

Ngoãn Xã Tân Hưng, TP Hưng

Yên 3 sao Đỗ Thị Ngoãn 983602607

Hộ kinh doanh Lâm Gia Phường Hiến Nam, TP.

Hưng Yên 3 sao Nguyễn Văn Tác 911732111

12 Trà măng tây HTX Đầu tư và phát triển Xã Bảo Khê, TP Hưng 3 sao Nguyễn Quốc Việt 978219333

TT Địa phương/Tên sản phẩm Chủ thể Địa chỉ Xếp hạng Đại diện Điện thoại nông nghiệp công nghệ cao Minh Châu Yên

III Thị xã Mỹ Hào

1 Di Lặc đứng bao tiền HTX nông nghiệp, chăn nuôi và đồ gỗ mỹ nghệ Hòa Phong

Xã Hòa Phong, TX Mỹ

Hào 3 sao Phạm Thành Lợi 973225168

1 Ổi Văn Giang HTX sản xuất rau, củ quả an toàn Văn Giang Xã Liên Nghĩa, huyện

Văn Giang 3 sao Lý Thị Hà 967363133

Hộ kinh doanh Hải Hiền Xã Mễ Sở, huyện Văn

Giang 3 sao Chu Minh Hải 935131010

1 Dưa chuột Maya HTX sản xuất, cung ứng rau quả và cây dược liệu

Xã Tống Trân, huyện Phù

Cừ 3 sao Bùi Văn phương 0971 998 929

2 Long nhãn HTX nông nghiệp và thủy sản Hưng Thịnh xã Quang Hưng

Phù Cừ 3 sao Tống Xuân Vũ 971801356

3 Hạt sen tươi HTX NN kiểu mới Đức

Hạnh xã Đình Cao Xã Đình Cao, huyện Phù

Cừ 3 sao Doãn Thị Lan 866992608

HTXDV Nông nghiệp Cam lòng vàng Nguyên Hoà

Phù Cừ 3 sao Đặng Thành Nhơn 968181488

1 Trà mầm đậu đen Hộ kinh doanh Lương Đức

Xã Hiệp Cường, huyện Kim Động

2 Trà mầm đậu đỏ 4 sao

3 Trà mầm ngũ cốc 4 sao

4 Bột mầm đậu nành 4 sao

TT Địa phương/Tên sản phẩm Chủ thể Địa chỉ Xếp hạng Đại diện Điện thoại

5 Trà mầm gạo nứt 3 sao

6 Bột mầm đậu đỏ 3 sao

7 Bột mầm đậu đen 3 sao

8 Bột mầm ngũ cốc 3 sao

9 Bột mầm gạo nứt 3 sao

10 Trà mầm đậu nành 3 sao

Công Thành HTX sản xuất rượu Thành

Kim Động 3 sao Đào Công Thành 964886456

12 Rượu nếp cái hoa vàng

13 Trà dưỡng tâm an thần

Việt Tú HTX đầu tư sản xuất và thương mại phát triển nấm sạch Việt Tú

Xã Phú Thịnh, huyện Kim Động

14 Trà Linh chi Việt Tú 3 sao

15 Cao Linh chi Việt Tú 3 sao

16 Đông trùng hạ thảo Việt

Tú Công ty TNHH dược liệu

Xã Phú Thịnh, huyện Kim Động

17 Trà Đông trùng hạ thảo

1 Vải trứng Hưng Yên HTX Vải trứng Hưng Yên Xã Đa Lộc, huyện Ân

Thi 3 sao Đoàn Văn Hiểu 983569110

HTX DVNN tổng hợp xã Yên Phú

Xã Yên Phú, huyện Yên

Mỹ 3 sao Nguyễn Hữu Hưng 976828460

TT Địa phương/Tên sản phẩm Chủ thể Địa chỉ Xếp hạng Đại diện Điện thoại

HTX rau an toàn Bình

Minh Xã Thiện Phiến, huyện

4 Giò tai lợn Hộ kinh doanh Nguyễn

Xã Thụy Lôi, huyện Tiên

Lữ 3 sao Nguyễn Thị Thanh

Econashine Xã Lạc Đạo, huyện Văn

Lâm 3 sao Nguyễn Thị Hội 981081991

6 Rượu nếp ngâm bách nhật Cơ sở sản xuất rượu Cúc

Vinh Xã Lạc Đạo, huyện Văn

Lâm 3 sao Nguyễn Tuấn Vinh 356093374

7 Rượu nếp cái hoa vàng

PHỤ LỤC 04 DANH SÁCH CÁC LÀNG NGHỀ, LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG, NGHỀ TRUYỀN THỐNG ĐƯỢC CÔNG NHẬN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Tên làng nghề, làng nghề truyền thống, nghề truyền thống được công nhận Địa chỉ

Bảo vệ môi trường làng nghề

Làng nghề Làng nghề truyền thống Nghề truyền thống Đã rà soát/ chưa rà soát Đơn vị thực hiện

1 Làng nghề Chế biến hoa quả thôn Phương Trung

Thôn Phương Trung, xã Phương Chiểu, TP

Hưng Yên 2004 Đã rà soát Sở

2 Làng nghề Sản xuất Bún đậu thônViên Tiêu

Thôn Viên Tiêu, xãTân Hưng, TP Hưng Yên

3 Làng nghề truyền thống Hương Cao Thôn

Khê, TP Hưng Yên 2004 Đã rà soát Sở

4 Làng nghề Chế biến nông sản thôn Điện Biên

Thôn Điện Biên, xã Hồng Nam, TP Hưng

Yên 2016 Đã rà soát Sở

5 Làng nghề truyền thống Đan đó

Thôn Tất Viên, xã Thủ Sỹ, huyện Tiên

Lữ 2007 Đã rà soát Sở

6 Làng nghề đan truyền thống Lờ đó

Thôn Nội Lăng, xã Thủ Sỹ, huyện Tiên

Lữ 2006 Đã rà soát Sở

7 Làng nghề Làm Mành thôn Đa Quang

8 Làng nghề Mây tre đan Tân Xã Thiện Phiến, 2004 Đã rà soát Sở

Tên làng nghề, làng nghề truyền thống, nghề truyền thống được công nhận Địa chỉ Năm công nhận

Bảo vệ môi trường làng nghề

Làng nghề Làng nghề truyền thống

Nghề truyền thống Đã rà soát/ chưa rà soát Đơn vị thực hiện

Khai huyện Tiên Lữ TN&MT

9 Làng nghề Sản xuất VLXD

Viên Quang xã Quang Hưng, huyện Phù Cừ 2007 Đã rà soát Sở

10 Làng nghề Mây tre đan

Duyên Linh xã Đình Cao, huyện

Phù Cừ 2004 Đã rà soát Sở

Làng nghề Chế biến lương thực, thực phẩm và kinh doanh tổng hợp thôn Trai

Trang thôn Trai Trang, T.trấn Yên Mỹ, huyện

12 Làng nghề Mộc mỹ nghệ

Thụy Lân Xã Thanh Long, huyện Yên Mỹ 2007 Đã rà soát Sở

Làng nghề truyền thống Miến dong Lại Trạch

Yên Mỹ 2004 Đã rà soát Sở

14 Làng nghề truyền thống sản xuất Rượu Trương Xá

Xã Toàn Thắng, huyện Kim Động 2005 Đã rà soát Sở

15 Làng nghề Mây tre đan

Quảng Lạc Xã Phú Thịnh, huyện

Kim Động 2006 Đã rà soát Sở

16 Làng nghề Thêu ren, may ga, gối, rèm Cốc Khê Xã Phạm Ngũ Lão, huyện Kim Động 2005 Đã rà soát Sở

17 Làng nghề Chạm bạc Huệ

Xã Phù Ủng, huyện Ân Thi 2004 Đã rà soát Sở

18 Làng nghề truyền thống Tương bần P P Bần Yên Nhân, TX.

Mỹ Hào 2005 Đã rà soát Sở

Tên làng nghề, làng nghề truyền thống, nghề truyền thống được công nhận Địa chỉ Năm công nhận

Bảo vệ môi trường làng nghề

Làng nghề Làng nghề truyền thống

Nghề truyền thống Đã rà soát/ chưa rà soát Đơn vị thực hiện

19 Làng nghề Chế biến LTTP

Lỗ Xá Phường Nhân Hoà,

TX.Mỹ Hào 2004 Đã rà soát Sở

20 Làng nghề Mộc mỹ nghệ

Mỹ Hào 2018 Đã rà soát Sở

21 Làng nghề Mộc dân dụng

Quan Cù Phường Phan Đình

Phùng, TX Mỹ Hào 2007 Đã rà soát Sở

22 Làng nghề truyền thống chế biến dược liệu Nghĩa Trai xã Tân Quang, huyện

Văn Lâm 2004 Đã rà soát Sở

23 Làng nghề truyền thống đúc đồng Lộng

Thượng xã Đại Đồng, huyện

Văn Lâm 2004 Đã rà soát Sở

24 Làng nghề Chế biến gỗ

Thôn Ngọc xã Lạc Đạo, huyện

Văn Lâm 2004 Đã rà soát Sở

25 Làng nghề Tái chế nhựa

Minh Khai TT Như Quỳnh, huyện Văn Lâm 2004 Đã rà soát Sở

26 Làng nghề Sản xuất đậu phụ

Xuân Lôi xã Đình Dù, huyện

Văn Lâm 2005 Đã rà soát Sở

27 Làng nghề May da Ngọc

Loan xã Tân Quang, huyện

Văn Lâm 2005 Đã rà soát Sở

28 Làng nghề Gốm sứ thôn 4 Xã Xuân Quan, huyện

Văn Giang 2004 Đã rà soát Sở

29 Làng nghề Mây tre đan

TTrấn Văn Giang, huyện Văn Giang 2006 Đã rà soát Sở

Các tổ chức chính trị- xã hội

- Chủ động thực hiện, vận động, nâng cao nhận thức về chất lượng, ATTP nông sản, khuyến khích hình thành các chuỗi liên kết sản xuất hàng hóa nông sản và thủy sản đảm bảo ATTP gắn với tiêu thụ sản phẩm;

- Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, Hợp tác xã, đơn vị sản xuất với các doanh nghiệp, đơn vị phân phối, tiêu thụ sản phẩm đảm bảo đầu ra sản phẩm ổn định, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm.

Các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, Hợp tác xã, làng nghề

Chấp hành đúng các quy định liên quan của pháp luật, xây dựng liên kết chặt chẽ giữa các thành phần tham gia chuỗi; Các cơ sở sản xuất, hợp tác xã,trang trại, hộ nông dân tăng cường đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất trồng trọt,chăn nuôi theo tiêu chuẩn ATTP, VietGAP, hướng hữu cơ, hữu cơ, luôn đảm bảo về số lượng và chất lượng sản phẩm cung cấp cho cộng đồng các nhà bán lẻ sau khi đã ký hợp đồng cam kết

PHỤ LỤC 01: DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

T Nội dung thực hiện Đơn vị Số lượng Đơn giá (nghìn đồng)

Ngân sách nhà nước hỗ trợ

Tổ chức thông tin tuyên truyền triển khai thực hiện

2 Điều tra, khảo sát thực trạng sản xuất của cơ sở sản xuất các sản phẩm chủ lực,

OCOP, làng nghề làm cơ sở lên kế hoạch hỗ trợ nhận diện, cung cấp thông tin tới cộng đồng nhà bán lẻ

- Xây dựng phương án và lập mẫu phiếu điều tra

- Pho to phiếu điều tra Phiếu 900 0.3 270 270 270

- Hỗ trợ người cung cấp thông tin Phiếu 900 50 45,000 45,000 45,000

- Tổng hợp số liệu, xây dựng báo cáo kết quả điều tra Báo cáo 1 10,000 10,000 10,000 10,000

Hỗ trợ theo chiều sâu: Tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng; Hội thảo tư vấn về kỹ năng nhận diện, kết nối các kênh tiêu thụ sản phẩm với hệ thống bán lẻ

4 Xây dựng thị trường xúc tiến thương mại 300,000 4,075,000 300,000 1,000,000 1,325,000 1,450,000

Tham gia các chương trình Hội chợ, Triển lãm ở các tỉnh, thành phố

Tổ chức các Hội nghị kết nối cung cầu HN 2 150,000 300,000 500,000 500,000

Hỗ trợ nhận diện đối với một số nông sản chủ lực, sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề, sản phẩm thế mạnh

Hỗ trợ nhận diện đối với một số nông sản chủ lực (lúa nếp, nhãn, vải, cam, hạt sen, long nhãn, bột sắn dây, mật ong, gà đông tảo, thủy sản,…)

+ Chi phí đăng ký nhãn hiệu hàng hóa và chi phí thiết lập

Sản phẩm 30 15,000 450,000 450,000 450,000 mã truy xuất nguồn gốc sản phẩm

+ Chi phí thiết kế mới hoặc thay đổi bộ nhận diện sản phẩm Sản phẩm 30 5,000 150,000 150,000 150,000

+ Chi phí in ấn, mua tem nhãn, bao bì sản phẩm

+ Hỗ trợ khác Sản phẩm 30 10,000 300,000 300,000 300,000

Hỗ trợ nhận diện đối với sản phẩm OCOP 5,750,000 5,750,000 - 1,750,000 2,000,000 2,000,000

Chi phí đăng ký nhãn hiệu hàng hóa và chi phí thiết lập mã truy xuất nguồn gốc sản phẩm

Chi phí thiết kế mới hoặc thay đổi bộ nhận diện sản phẩm

Chi phí in ấn, mua tem nhãn, bao bì sản phẩm Sản phẩm 50 15,000 750,000 750,000 750,000

+ Hỗ trợ khác Sản phẩm 50 10,000 500,000 500,000 500,000

Hỗ trợ nhận diện đối với sản phẩm làng nghề 835,000 835,000 - 135,000 300,000 400,000

Chi phí đăng ký nhãn hiệu hàng hóa và chi phí thiết lập mã truy xuất nguồn gốc sản phẩm

Chi phí thiết kế mới hoặc thay đổi bộ nhận diện sản phẩm

Chi phí in ấn, mua tem nhãn, bao bì sản phẩm

+ Hỗ trợ khác Sản phẩm 3 10,000 30,000 30,000 30,000

Chi phí thiết kế, in ấn các ấn phẩm, tờ rơi, cataloge, cẩm nang, video clip,…, các phụ kiện đi kèm quảng bá (áo, mũ, cờ, băng zon, khẩu hiệu,

Hỗ trợ xây dựng website quảng bá sản phẩm, bán hàng trực tuyến cho các đơn vị/chủ thể Đơn vị 3 30,000 1,890,000 90,000 450,000 600,000 750,000

8 Chi phí quảng bá, truyền thông trực tuyến Đợt 2 300,000 2,700,000 600,000 900,000 1,200,000

9 Chi phí quản lý đề án 1,290,000 1,290,000 30,000 330,000 430,000 500,000

Chi phí hỗ trợ xây dựng các điểm trưng bầy, bán sản phẩm Điểm 2 350,000 3,500,000 700,000 1,400,000 1,400,000

11 Xây dựng sàn giao dịch điện tử "Nông sản Hưng Yên" 2,000,000 2,000,000

PHỤ LỤC 2 DANH MỤC SẢN PHẨM OCOP TỈNH HƯNG YÊN ĐẾN NĂM 2021

TT Địa phương/Tên sản phẩm Chủ thể Địa chỉ Điểm số

Xếp hạng Đại diện Điện thoại

1 Long nhãn HTX nhãn Miền Thiết Xã Hàm Tử, huyện Khoái

3 Bột nghệ HTX TMDV sản xuất nghệ Đại Hưng

Xã Đại Hưng, huyện Khoái Châu

5 Giò lụa gà Đông Tảo HTX Chăn nuôi và KD gà Đông Tảo Xã Đông Tảo, huyện

6 Giò sào gà Đông Tảo 61

7 Nhãn miền (quả tươi) HTX nông sản sạch

Minh Bảo Xã Bình Kiều, huyện

Khoái Châu 58 3 sao Phạm Đức Long 0984389136

8 Nước sung S7 Hộ Kinh doanh Thuỷ

Khoái Châu 57 3 sao Lê Thị Ngát 0845627777

9 Cây Chanh vàng bon sai HTX nông sản Phú Quý Xã Tân Dân, huyện

Khoái Châu 55 3 sao Nguyễn Hữu Hà 0344519046

HTX sản xuất nhãn lồng

Nễ Châu Xã Hồng Nam, TP Hưng

2 Mật ong hoa nhãn 64 4 sao

Hộ kinh doanh Đỗ Thị Ngoãn

Xã Tân Hưng, TP Hưng Yên

Hộ kinh doanh Lâm Gia Phường Hiến Nam, TP.

TT Địa phương/Tên sản phẩm Chủ thể Địa chỉ Điểm số Xếp hạng Đại diện Điện thoại

12 Trà măng tây HTX Đầu tư và phát triển nông nghiệp công nghệ cao Minh Châu

Xã Bảo Khê, TP Hưng

Yên 54 3 sao Nguyễn Quốc Việt 0978219333

III Thị xã Mỹ Hào

1 Di Lặc đứng bao tiền HTX nông nghiệp, chăn nuôi và đồ gỗ mỹ nghệ Hòa Phong

Xã Hòa Phong, TX Mỹ Hào

1 Ổi Văn Giang HTX sản xuất rau, củ quả an toàn Văn Giang Xã Liên Nghĩa, huyện

3 Ruốc thịt gà Hộ kinh doanh Hải Hiền Xã Mễ Sở, huyện Văn

1 Dưa chuột Maya HTX sản xuất, cung ứng rau quả và cây dược liệu

Phù Cừ 62 3 sao Bùi Văn phương 0971 998 929

2 Long nhãn HTX nông nghiệp và thủy sản Hưng Thịnh xã Quang Hưng

Phù Cừ 62 3 sao Tống Xuân Vũ 0971801356

3 Hạt sen tươi HTX NN kiểu mới Đức

Hạnh xã Đình Cao Xã Đình Cao, huyện Phù

Cừ 52 3 sao Doãn Thị Lan 0866992608

HTXDV Nông nghiệp Cam lòng vàng Nguyên Hoà

Phù Cừ 54 3 sao Đặng Thành Nhơn 0968181488

1 Trà mầm đậu đen Hộ kinh doanh Lương Đức Toàn

Xã Hiệp Cường, huyện Kim Động

2 Trà mầm đậu đỏ 71 4 sao

3 Trà mầm ngũ cốc 72 4 sao

TT Địa phương/Tên sản phẩm Chủ thể Địa chỉ Điểm số Xếp hạng Đại diện Điện thoại

4 Bột mầm đậu nành 72 4 sao

5 Trà mầm gạo nứt 67 3 sao

6 Bột mầm đậu đỏ 67 3 sao

7 Bột mầm đậu đen 67 3 sao

8 Bột mầm ngũ cốc 67 3 sao

9 Bột mầm gạo nứt 67 3 sao

10 Trà mầm đậu nành 67 3 sao

Công Thành HTX sản xuất rượu

Thành Nhàn Xã Nghĩa Dân, huyện

12 Rượu nếp cái hoa vàng 69

13 Trà dưỡng tâm an thần Việt Tú HTX đầu tư sản xuất và thương mại phát triển nấm sạch Việt Tú

Xã Phú Thịnh, huyện Kim Động

14 Trà Linh chi Việt Tú 67 3 sao

15 Cao Linh chi Việt Tú 69 3 sao

Việt Tú Công ty TNHH dược liệu Việt Tú Xã Phú Thịnh, huyện

17 Trà Đông trùng hạ thảo Việt Tú 64 3 sao

1 Vải trứng Hưng Yên HTX Vải trứng Hưng

Xã Đa Lộc, huyện Ân

Thi 61 3 sao Đoàn Văn Hiểu 0983569110

1 Cải canh HTX DVNN tổng hợp xã Yên Phú

Xã Yên Phú, huyện Yên Mỹ

TT Địa phương/Tên sản phẩm Chủ thể Địa chỉ Điểm số Xếp hạng Đại diện Điện thoại

HTX rau an toàn Bình

Minh Xã Thiện Phiến, huyện

Hộ kinh doanh Nguyễn Thị Thanh Lữ Xã Thụy Lôi, huyện Tiên

Xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm

6 Rượu nếp ngâm bách nhật

Cơ sở sản xuất rượu Cúc Vinh

Xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm

7 Rượu nếp cái hoa vàng 60

PHỤ LỤC 3 Các chủ thể OCOP tỉnh Hưng Yên năm 2019 - 2020

TT Địa phương/Tên sản phẩm Chủ thể Địa chỉ Xếp hạng Đại diện Điện thoại

HTX nhãn Miền Thiết Xã Hàm Tử, huyện Khoái

Châu 3 sao Nguyễn Văn Thế 0989 548 559

3 Bột nghệ HTX TMDV sản xuất nghệ Đại Hưng Xã Đại Hưng, huyện

Khoái Châu 3 sao Nguyễn Văn Quân 0977 514 781

5 Giò lụa gà Đông Tảo HTX Chăn nuôi và KD gà Đông Tảo

Khoái Châu 3 sao Lê Quang Thắng 0964 999 636

6 Giò sào gà Đông Tảo

7 Nhãn miền (quả tươi) HTX nông sản sạch Minh

Khoái Châu 3 sao Phạm Đức Long 984389136

8 Nước sung S7 Hộ Kinh doanh Thuỷ Tâm

Mộc Xã Bình Kiều, huyện

Khoái Châu 3 sao Lê Thị Ngát 845627777

9 Cây Chanh vàng bon sai HTX nông sản Phú Quý Xã Tân Dân, huyện

Khoái Châu 3 sao Nguyễn Hữu Hà 344519046

II Thành phố Hưng Yên

HTX sản xuất nhãn lồng

Nễ Châu Xã Hồng Nam, TP Hưng

2 Mật ong hoa nhãn 4 sao

Hộ kinh doanh Đỗ Thị

Ngoãn Xã Tân Hưng, TP Hưng

Yên 3 sao Đỗ Thị Ngoãn 983602607

Hộ kinh doanh Lâm Gia Phường Hiến Nam, TP.

Hưng Yên 3 sao Nguyễn Văn Tác 911732111

12 Trà măng tây HTX Đầu tư và phát triển Xã Bảo Khê, TP Hưng 3 sao Nguyễn Quốc Việt 978219333

TT Địa phương/Tên sản phẩm Chủ thể Địa chỉ Xếp hạng Đại diện Điện thoại nông nghiệp công nghệ cao Minh Châu Yên

III Thị xã Mỹ Hào

1 Di Lặc đứng bao tiền HTX nông nghiệp, chăn nuôi và đồ gỗ mỹ nghệ Hòa Phong

Xã Hòa Phong, TX Mỹ

Hào 3 sao Phạm Thành Lợi 973225168

1 Ổi Văn Giang HTX sản xuất rau, củ quả an toàn Văn Giang Xã Liên Nghĩa, huyện

Văn Giang 3 sao Lý Thị Hà 967363133

Hộ kinh doanh Hải Hiền Xã Mễ Sở, huyện Văn

Giang 3 sao Chu Minh Hải 935131010

1 Dưa chuột Maya HTX sản xuất, cung ứng rau quả và cây dược liệu

Xã Tống Trân, huyện Phù

Cừ 3 sao Bùi Văn phương 0971 998 929

2 Long nhãn HTX nông nghiệp và thủy sản Hưng Thịnh xã Quang Hưng

Phù Cừ 3 sao Tống Xuân Vũ 971801356

3 Hạt sen tươi HTX NN kiểu mới Đức

Hạnh xã Đình Cao Xã Đình Cao, huyện Phù

Cừ 3 sao Doãn Thị Lan 866992608

HTXDV Nông nghiệp Cam lòng vàng Nguyên Hoà

Phù Cừ 3 sao Đặng Thành Nhơn 968181488

1 Trà mầm đậu đen Hộ kinh doanh Lương Đức

Xã Hiệp Cường, huyện Kim Động

2 Trà mầm đậu đỏ 4 sao

3 Trà mầm ngũ cốc 4 sao

4 Bột mầm đậu nành 4 sao

TT Địa phương/Tên sản phẩm Chủ thể Địa chỉ Xếp hạng Đại diện Điện thoại

5 Trà mầm gạo nứt 3 sao

6 Bột mầm đậu đỏ 3 sao

7 Bột mầm đậu đen 3 sao

8 Bột mầm ngũ cốc 3 sao

9 Bột mầm gạo nứt 3 sao

10 Trà mầm đậu nành 3 sao

Công Thành HTX sản xuất rượu Thành

Kim Động 3 sao Đào Công Thành 964886456

12 Rượu nếp cái hoa vàng

13 Trà dưỡng tâm an thần

Việt Tú HTX đầu tư sản xuất và thương mại phát triển nấm sạch Việt Tú

Xã Phú Thịnh, huyện Kim Động

14 Trà Linh chi Việt Tú 3 sao

15 Cao Linh chi Việt Tú 3 sao

16 Đông trùng hạ thảo Việt

Tú Công ty TNHH dược liệu

Xã Phú Thịnh, huyện Kim Động

17 Trà Đông trùng hạ thảo

1 Vải trứng Hưng Yên HTX Vải trứng Hưng Yên Xã Đa Lộc, huyện Ân

Thi 3 sao Đoàn Văn Hiểu 983569110

HTX DVNN tổng hợp xã Yên Phú

Xã Yên Phú, huyện Yên

Mỹ 3 sao Nguyễn Hữu Hưng 976828460

TT Địa phương/Tên sản phẩm Chủ thể Địa chỉ Xếp hạng Đại diện Điện thoại

HTX rau an toàn Bình

Minh Xã Thiện Phiến, huyện

4 Giò tai lợn Hộ kinh doanh Nguyễn

Xã Thụy Lôi, huyện Tiên

Lữ 3 sao Nguyễn Thị Thanh

Econashine Xã Lạc Đạo, huyện Văn

Lâm 3 sao Nguyễn Thị Hội 981081991

6 Rượu nếp ngâm bách nhật Cơ sở sản xuất rượu Cúc

Vinh Xã Lạc Đạo, huyện Văn

Lâm 3 sao Nguyễn Tuấn Vinh 356093374

7 Rượu nếp cái hoa vàng

PHỤ LỤC 04 DANH SÁCH CÁC LÀNG NGHỀ, LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG, NGHỀ TRUYỀN THỐNG ĐƯỢC CÔNG NHẬN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Tên làng nghề, làng nghề truyền thống, nghề truyền thống được công nhận Địa chỉ

Bảo vệ môi trường làng nghề

Làng nghề Làng nghề truyền thống Nghề truyền thống Đã rà soát/ chưa rà soát Đơn vị thực hiện

1 Làng nghề Chế biến hoa quả thôn Phương Trung

Thôn Phương Trung, xã Phương Chiểu, TP

Hưng Yên 2004 Đã rà soát Sở

2 Làng nghề Sản xuất Bún đậu thônViên Tiêu

Thôn Viên Tiêu, xãTân Hưng, TP Hưng Yên

3 Làng nghề truyền thống Hương Cao Thôn

Khê, TP Hưng Yên 2004 Đã rà soát Sở

4 Làng nghề Chế biến nông sản thôn Điện Biên

Thôn Điện Biên, xã Hồng Nam, TP Hưng

Yên 2016 Đã rà soát Sở

5 Làng nghề truyền thống Đan đó

Thôn Tất Viên, xã Thủ Sỹ, huyện Tiên

Lữ 2007 Đã rà soát Sở

6 Làng nghề đan truyền thống Lờ đó

Thôn Nội Lăng, xã Thủ Sỹ, huyện Tiên

Lữ 2006 Đã rà soát Sở

7 Làng nghề Làm Mành thôn Đa Quang

8 Làng nghề Mây tre đan Tân Xã Thiện Phiến, 2004 Đã rà soát Sở

Tên làng nghề, làng nghề truyền thống, nghề truyền thống được công nhận Địa chỉ Năm công nhận

Bảo vệ môi trường làng nghề

Làng nghề Làng nghề truyền thống

Nghề truyền thống Đã rà soát/ chưa rà soát Đơn vị thực hiện

Khai huyện Tiên Lữ TN&MT

9 Làng nghề Sản xuất VLXD

Viên Quang xã Quang Hưng, huyện Phù Cừ 2007 Đã rà soát Sở

10 Làng nghề Mây tre đan

Duyên Linh xã Đình Cao, huyện

Phù Cừ 2004 Đã rà soát Sở

Làng nghề Chế biến lương thực, thực phẩm và kinh doanh tổng hợp thôn Trai

Trang thôn Trai Trang, T.trấn Yên Mỹ, huyện

12 Làng nghề Mộc mỹ nghệ

Thụy Lân Xã Thanh Long, huyện Yên Mỹ 2007 Đã rà soát Sở

Làng nghề truyền thống Miến dong Lại Trạch

Yên Mỹ 2004 Đã rà soát Sở

14 Làng nghề truyền thống sản xuất Rượu Trương Xá

Xã Toàn Thắng, huyện Kim Động 2005 Đã rà soát Sở

15 Làng nghề Mây tre đan

Quảng Lạc Xã Phú Thịnh, huyện

Kim Động 2006 Đã rà soát Sở

16 Làng nghề Thêu ren, may ga, gối, rèm Cốc Khê Xã Phạm Ngũ Lão, huyện Kim Động 2005 Đã rà soát Sở

17 Làng nghề Chạm bạc Huệ

Xã Phù Ủng, huyện Ân Thi 2004 Đã rà soát Sở

18 Làng nghề truyền thống Tương bần P P Bần Yên Nhân, TX.

Mỹ Hào 2005 Đã rà soát Sở

Tên làng nghề, làng nghề truyền thống, nghề truyền thống được công nhận Địa chỉ Năm công nhận

Bảo vệ môi trường làng nghề

Làng nghề Làng nghề truyền thống

Nghề truyền thống Đã rà soát/ chưa rà soát Đơn vị thực hiện

19 Làng nghề Chế biến LTTP

Lỗ Xá Phường Nhân Hoà,

TX.Mỹ Hào 2004 Đã rà soát Sở

20 Làng nghề Mộc mỹ nghệ

Mỹ Hào 2018 Đã rà soát Sở

21 Làng nghề Mộc dân dụng

Quan Cù Phường Phan Đình

Phùng, TX Mỹ Hào 2007 Đã rà soát Sở

22 Làng nghề truyền thống chế biến dược liệu Nghĩa Trai xã Tân Quang, huyện

Văn Lâm 2004 Đã rà soát Sở

23 Làng nghề truyền thống đúc đồng Lộng

Thượng xã Đại Đồng, huyện

Văn Lâm 2004 Đã rà soát Sở

24 Làng nghề Chế biến gỗ

Thôn Ngọc xã Lạc Đạo, huyện

Văn Lâm 2004 Đã rà soát Sở

25 Làng nghề Tái chế nhựa

Minh Khai TT Như Quỳnh, huyện Văn Lâm 2004 Đã rà soát Sở

26 Làng nghề Sản xuất đậu phụ

Xuân Lôi xã Đình Dù, huyện

Văn Lâm 2005 Đã rà soát Sở

27 Làng nghề May da Ngọc

Loan xã Tân Quang, huyện

Văn Lâm 2005 Đã rà soát Sở

28 Làng nghề Gốm sứ thôn 4 Xã Xuân Quan, huyện

Văn Giang 2004 Đã rà soát Sở

29 Làng nghề Mây tre đan

TTrấn Văn Giang, huyện Văn Giang 2006 Đã rà soát Sở

Ngày đăng: 02/10/2024, 04:23

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3. Hiệu quả kinh tế chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa nếp thơm - BÁO CÁO TỔNG HỢP
DỰ ÁN HỖ TRỢ NÂNG CAO KHẢ NĂNG NHẬN DIỆN SẢN
PHẨM, KẾT NỐI KÊNH TIÊU THỤ NÔNG SẢN ĐẶC SẢN,
CHỦ LỰC, SẢN PHẨM OCOP, SẢN PHẨM LÀNG NGHỀ
TỈNH HƯNG YÊN
Bảng 3. Hiệu quả kinh tế chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa nếp thơm (Trang 13)
Bảng 4. Diễn biến sản xuất cây ăn quả  toàn t nh và CAQ VietGAP ỉnh và CAQ VietGAP - BÁO CÁO TỔNG HỢP
DỰ ÁN HỖ TRỢ NÂNG CAO KHẢ NĂNG NHẬN DIỆN SẢN
PHẨM, KẾT NỐI KÊNH TIÊU THỤ NÔNG SẢN ĐẶC SẢN,
CHỦ LỰC, SẢN PHẨM OCOP, SẢN PHẨM LÀNG NGHỀ
TỈNH HƯNG YÊN
Bảng 4. Diễn biến sản xuất cây ăn quả toàn t nh và CAQ VietGAP ỉnh và CAQ VietGAP (Trang 16)
Bảng 7. Phân tích hiệu quả kinh tế chuỗi của kênh tiêu thụ rau 1 - BÁO CÁO TỔNG HỢP
DỰ ÁN HỖ TRỢ NÂNG CAO KHẢ NĂNG NHẬN DIỆN SẢN
PHẨM, KẾT NỐI KÊNH TIÊU THỤ NÔNG SẢN ĐẶC SẢN,
CHỦ LỰC, SẢN PHẨM OCOP, SẢN PHẨM LÀNG NGHỀ
TỈNH HƯNG YÊN
Bảng 7. Phân tích hiệu quả kinh tế chuỗi của kênh tiêu thụ rau 1 (Trang 19)
Bảng 8. Phân tích hiệu quả kinh tế chuỗi của kênh tiêu thụ rau 2 - BÁO CÁO TỔNG HỢP
DỰ ÁN HỖ TRỢ NÂNG CAO KHẢ NĂNG NHẬN DIỆN SẢN
PHẨM, KẾT NỐI KÊNH TIÊU THỤ NÔNG SẢN ĐẶC SẢN,
CHỦ LỰC, SẢN PHẨM OCOP, SẢN PHẨM LÀNG NGHỀ
TỈNH HƯNG YÊN
Bảng 8. Phân tích hiệu quả kinh tế chuỗi của kênh tiêu thụ rau 2 (Trang 20)
Bảng 10. Hiệu quả kinh tế chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ hoa, cây - BÁO CÁO TỔNG HỢP
DỰ ÁN HỖ TRỢ NÂNG CAO KHẢ NĂNG NHẬN DIỆN SẢN
PHẨM, KẾT NỐI KÊNH TIÊU THỤ NÔNG SẢN ĐẶC SẢN,
CHỦ LỰC, SẢN PHẨM OCOP, SẢN PHẨM LÀNG NGHỀ
TỈNH HƯNG YÊN
Bảng 10. Hiệu quả kinh tế chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ hoa, cây (Trang 23)
Bảng 11. Thực trạng chăn nuôi lợn toàn tỉnh, chăn nuôi lợn VietGAHP - BÁO CÁO TỔNG HỢP
DỰ ÁN HỖ TRỢ NÂNG CAO KHẢ NĂNG NHẬN DIỆN SẢN
PHẨM, KẾT NỐI KÊNH TIÊU THỤ NÔNG SẢN ĐẶC SẢN,
CHỦ LỰC, SẢN PHẨM OCOP, SẢN PHẨM LÀNG NGHỀ
TỈNH HƯNG YÊN
Bảng 11. Thực trạng chăn nuôi lợn toàn tỉnh, chăn nuôi lợn VietGAHP (Trang 25)
Bảng 12. Hiệu quả kinh tế chuỗi liên kết sản xuất, tiêu lợn (tính cho 1 - BÁO CÁO TỔNG HỢP
DỰ ÁN HỖ TRỢ NÂNG CAO KHẢ NĂNG NHẬN DIỆN SẢN
PHẨM, KẾT NỐI KÊNH TIÊU THỤ NÔNG SẢN ĐẶC SẢN,
CHỦ LỰC, SẢN PHẨM OCOP, SẢN PHẨM LÀNG NGHỀ
TỈNH HƯNG YÊN
Bảng 12. Hiệu quả kinh tế chuỗi liên kết sản xuất, tiêu lợn (tính cho 1 (Trang 26)
Bảng 13.  Thực trạng chăn nuôi gia cầm VietGAP tỉnh Hưng Yên - BÁO CÁO TỔNG HỢP
DỰ ÁN HỖ TRỢ NÂNG CAO KHẢ NĂNG NHẬN DIỆN SẢN
PHẨM, KẾT NỐI KÊNH TIÊU THỤ NÔNG SẢN ĐẶC SẢN,
CHỦ LỰC, SẢN PHẨM OCOP, SẢN PHẨM LÀNG NGHỀ
TỈNH HƯNG YÊN
Bảng 13. Thực trạng chăn nuôi gia cầm VietGAP tỉnh Hưng Yên (Trang 28)
Bảng 14. Phân tích hiệu quả kinh tế chuỗi của kênh tiêu thụ gà Đông Tảo và - BÁO CÁO TỔNG HỢP
DỰ ÁN HỖ TRỢ NÂNG CAO KHẢ NĂNG NHẬN DIỆN SẢN
PHẨM, KẾT NỐI KÊNH TIÊU THỤ NÔNG SẢN ĐẶC SẢN,
CHỦ LỰC, SẢN PHẨM OCOP, SẢN PHẨM LÀNG NGHỀ
TỈNH HƯNG YÊN
Bảng 14. Phân tích hiệu quả kinh tế chuỗi của kênh tiêu thụ gà Đông Tảo và (Trang 28)
Bảng 15. Phân tích hiệu quả kinh tế chuỗi của kênh tiêu thụ gà Đông Tảo và - BÁO CÁO TỔNG HỢP
DỰ ÁN HỖ TRỢ NÂNG CAO KHẢ NĂNG NHẬN DIỆN SẢN
PHẨM, KẾT NỐI KÊNH TIÊU THỤ NÔNG SẢN ĐẶC SẢN,
CHỦ LỰC, SẢN PHẨM OCOP, SẢN PHẨM LÀNG NGHỀ
TỈNH HƯNG YÊN
Bảng 15. Phân tích hiệu quả kinh tế chuỗi của kênh tiêu thụ gà Đông Tảo và (Trang 29)
Bảng 17. Sản lượng các sản phẩm tham gia OCOP được tiêu thụ qua - BÁO CÁO TỔNG HỢP
DỰ ÁN HỖ TRỢ NÂNG CAO KHẢ NĂNG NHẬN DIỆN SẢN
PHẨM, KẾT NỐI KÊNH TIÊU THỤ NÔNG SẢN ĐẶC SẢN,
CHỦ LỰC, SẢN PHẨM OCOP, SẢN PHẨM LÀNG NGHỀ
TỈNH HƯNG YÊN
Bảng 17. Sản lượng các sản phẩm tham gia OCOP được tiêu thụ qua (Trang 33)
Bảng 20. Thứ tự thực hiện các  nội dung ưu tiên hỗ trợ nhận diện, kết nối kênh tiêu thụ nông sản đặc sản, chủ lực, sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề tỉnh Hưng Yên với cộng đồng các nhà bán lẻ - BÁO CÁO TỔNG HỢP
DỰ ÁN HỖ TRỢ NÂNG CAO KHẢ NĂNG NHẬN DIỆN SẢN
PHẨM, KẾT NỐI KÊNH TIÊU THỤ NÔNG SẢN ĐẶC SẢN,
CHỦ LỰC, SẢN PHẨM OCOP, SẢN PHẨM LÀNG NGHỀ
TỈNH HƯNG YÊN
Bảng 20. Thứ tự thực hiện các nội dung ưu tiên hỗ trợ nhận diện, kết nối kênh tiêu thụ nông sản đặc sản, chủ lực, sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề tỉnh Hưng Yên với cộng đồng các nhà bán lẻ (Trang 59)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w