1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

CHẤT LIỆU ĐỒNG TRONG ĐIÊU KHẮC TƯỢNG ĐÀI docx

6 413 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 136,97 KB

Nội dung

CHẤT LIỆU ĐỒNG TRONG ĐIÊU KHẮC TƯỢNG ĐÀI Cùng với những tiến bộ vượt bậc của nhân loại, sự ra đời của các công nghệ tiên tiến và kỹ thuật đúc kim loại hiện đại, chất liệu đồng ngày càng trở nên phổ biến và vô cùng gần gũi với nghệ thuật Điêu khắc nói chung và với nền nghệ thuật Điêu khắc trang trí ứng dụng Việt Nam nói riêng. Đặc biệt ngày càng trở nên phổ dụng và được ưa chuộng trong lĩnh vực xây dựng tượng đài. Có thể nói đồng là kim loại được sử dụng nhiều nhất trong điêu khắc tượng đài và các tác phẩm phù điêu hoành tráng. Nó cho ta khả năng tái tạo bất kì bố cục điêu khắc phức tạp nào. Có 3 dạng sử dụng để thể hiện ngôn ngữ đi êu khắc trang trí ứng dụng: đồng thỏi để đúc, đồng lá để gò và đồng tích điện để mạ trong điêu khắc. Đồng là một trong các chất liệu kim loại trang nhã để làm tư ợng tốt nhất, bởi tính tạo hình của nó cho ta khả năng thực hiện từ những bố cục mảnh v à tinh vi, đến các chi tiết bất kì của hình khối lớn. Đó là kim loại cho phép giải quyết được một cách hoàn hảo bài toán tạo hình trong điêu khắc. Trong c ùng một lúc nó là chất liệu tạo hình tổng hợp có phạm vi sử dụng rất rộng. Bề mặt của đồng có tính chất trang trí với độ phong phú của các gam màu sắc kết hợp với vai trò của ánh sáng, đồng cũng là kim loại duy nhất có thể truyền màu sắc nhân tạo cho các tượng cổ điển. Màu sắc của đồng có một vai trò rất lớn trong điêu khắc, nó phụ thuộc vào t ỉ lệ của thiếc và kẽm trong hợp kim. Nếu hợp kim có 15% thiếc thì đồng có màu vàng, nhưng nếu có 16 - 25% thiếc thì đồng sẽ có màu vàng trắng, nếu có hơn 25% thiếc thì đồng sẽ có màu xám, và nếu có 33% thiếc thì sẽ có đồng trắng trông gần giống như bạc. Tương ứng với thành ph ần hợp kim khác nhau của thiếc ta sẽ có các độ nóng chảy khác nhau của đồng. Đồng nóng chảy ở nhiệt độ 1083oC, với thành phần 8% thiếc sẽ nóng chảy ở 980oC và với 25% thiếc sẽ nóng chảy ở 800oC. Độ cứng của đồng cũng phụ thuộc vào thành phần hợp kim thiếc: độ cứng lớn nhất là 27% thiếc, nhưng khi đó đồng sẽ giòn. Với thành phần 4 - 6% thiếc, đồng có tính tạo hình tốt nhất và được các nghệ nhân, các chuyên gia sử dụng trong công nghệ đúc tượng đài, tượng trang trí ứng dụng. ở Việt Nam, không phải là quá mới, mà từ xưa chất liệu đồng đã được sử dụng và làm rạng danh một số làng nghề. Ví như Ngũ Xã, nổi tiếng với chuông đồngtượng đồng. Từ đời vua Lê Huy Tông (1677), người dân Ngũ Xã với hai bàn tay “chín rạn hơi đồng” đã đúc nên pho tượng Trấn Võ uy nghi, cao gần 4m, nặng chừng 4 tấn, sừng sững trấn giữ phương Bắc Hà Thành. Nghe người đời truyền lại, tượng đúc xong mới cất đền Quán Thánh trùm lên. Những tưởng tác phẩm ấy đã là kiệt tác của nghệ nhân làng nghề Ngũ Xã? Nhưng khi bước chân vào ngôi chùa của làng này - chùa Thần Quang, đứng trước pho tượng Phật Adiđà, bạn mới thật sự kinh ngạc và ngh ĩ ngay rằng có lẽ đây mới là tuyệt đỉnh của nghệ nhân Ngũ Xã. Đức Phật từ bi, tọa thiền trên toà sen rộng chừng 15m, tượng cao 3,95m và nặng tới 10 tấn. Một điều kỳ diệutượng được đúc liền một khối, không thấy một mối hàn, không mảy may một tỳ vết. Một pho tượng Phật bằng đồng lớn nhất Việt Nam? Đúng vậy! Và đáng quý thay, pho tượng ấy, kiệt tác ấy được đôi bàn tay tài hoa, điêu luyện của các nghệ nhân Ngũ Xã tạo nên ngay giữa thế kỷ XX này. Một sự tiến bộ vượt bậc cả về trình độ và kỹ thuật đúc đồng khuôn đất mà Tổ nghề đồng các làng nghề đã từng phát triển và lưu truyền cho tới ngày nay. Nghệ thuật quả là một không gian mở, luôn luôn thay đổi và làm mới, hướng tới sự hoàn thiện. Vấn đề là sự kế thừa truyền thống và phát triển nó cùng với những thành tựu tiến bộ của nhân loại. Ngày nay với sự ra đời của các công nghệ đúc khuôn thép hiện đại, phương pháp đổ rót tiên tiến cho phép các nhà điêu khắc cùng với các chuyên gia đúc thể hiện các tác phẩm tầm cỡ lớn như tượng đài, đài tưởng niệm, tượng vườn bằng chất liệu đồng một cách dễ dàng hơn phương pháp đúc thủ công rất nhiều và gần như hoàn thiện tác phẩm ngay sau khi khuôn đúc đư ợc gỡ ra. Để đạt được sự hoàn thiện ấy đòi hỏi người đúc phải rất am hiểu v à có khả năng tính toán rất kỹ mọi chi tiết để vạch ra được các đường thoát khí, bởi khi rót đồng nóng chảy vào khuôn nếu khí không thoát sẽ gây rỗ bề mặt sản phẩm và khi ấy điêu khắc gia sẽ phải mất rất nhiều công sức để gia công hoàn thiện tác phẩm của mình. Bấy nhiêu thôi chưa đủ, công tác xử lý bề mặt và phủ lên tác phẩm một lớp áo bảo vệ khỏi nắng mưa, khỏi sự tàn phá dữ dội của khí hậu vùng nhiệt đới cũng vô cùng quan trọng, bởi làm ra được tác phẩm đã khó mà giữ được nó trường tồn cùng thời gian còn khó hơn nhiều. Rất may, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, có rất nhiều cách “nhuộm màu thời gian” cho tác phẩm bằng đồng. Thông thường người ta tạo màu bằng cách phủ ôxít. Có thể tạo màu bằng các phương pháp hoá học và hoá điện phân. Phương pháp hoá điện phân cho khả năng nhận được chất phủ ôxit rất gần với thành phần và dạng của ôxit thiên nhiên, nhưng việc phủ ôxit trên tượng lớn bằng phương pháp này tương đối khó khăn do sự cồng kềnh và trọng lượng rất lớn của tác phẩm điêu khắc, khó có thể đặt cho chúng các thùng chứa dung dịch có kích thước lớn. Ngoài ra, phương pháp đi ện phân của ôxit có thể phủ đồng đều trên các bề mặt điêu khắc phức tạp. Vì vậy các tác phẩm điêu khắc tương tự có thể phủ ôxit bằng các chổi sơn, bút lông, bàn chải và đối với các bề mặt lớn - bằng máy phun sơn. Để minh hoạ có thể đưa ra một số dung dịch điện phân ôxit (g/l): Sunfit đồng 50; Clorit amoni 28; Clorit natri 14; Axit Axêtic 12; Clorit kẽm 6; Glixerin 50. Cực âm là tác phẩm điêu khắc cần phủ ôxit (cực dương là đồng). Cường độ dòng điện của cực âm là 0,3 - 0,5 A/dm2. Quá trình điện phân diễn ra trong vòng 10 phút, trên đồng thanh tạo nên chất kết tủa trắng của muối đồng trung tính, khi khô trở thành mầu xanh lá cây, sau đó tác phẩm điêu khắc được ngâm vào trong nước và cuối cùng đem hong khô. Sau vài ngày lớp phủ này sẽ xuống màu, sẫm lại trong không khí. Khi đó có thể phủ dầu bóng lên tác phẩm điêu khắc và kết thúc quá trình làm màu. Một cách tạo màu khác cũng hết sức thú vị và thường được sử dụng với những công trình điêu khắc lớn, cũng là để khắc phục những nhược điểm của phương pháp hoá điện phân đó chính là tạo màu bằng phương pháp hoá học. Người ta dùng hoá chất cho phản ứng hoá học diễn ra ngay trên tượng. Khi đã đạt được sắc độ thì các bước còn lại để kết thúc quá trình làm màu được tiến hành như đã trình bày ở trên. Giờ đây trên con đường hội nhập, nhìn ra thế giới mới thấy nền điêu khắc trang trí ứng dụng của Việt Nam chúng ta có nhiều “mặt trận” còn đang bỏ ngỏ. Các thành phố của chúng ta sao ít tượng đài quá, ít công trình nghệ thuật công cộng quá? Có thể còn tồn tại nhiều lý do khác nh au, nhưng chúng ta tin chắc rằng với sự thay đổi vị thế của đất nước, được thừa hưởng những tiến bộ của nhân loại, chất liệu đồng sẽ cùng điêu khắc trang trí ứng dụng Việt Nam phát huy sức mạnh của mình, song hành thẳng tiến, đi đến những giá trị đích thực. Phạm Hoàng Vân . CHẤT LIỆU ĐỒNG TRONG ĐIÊU KHẮC TƯỢNG ĐÀI Cùng với những tiến bộ vượt bậc của nhân loại, sự ra đời của các công nghệ tiên tiến và kỹ thuật đúc kim loại hiện đại, chất liệu đồng ngày. dụng để thể hiện ngôn ngữ đi êu khắc trang trí ứng dụng: đồng thỏi để đúc, đồng lá để gò và đồng tích điện để mạ trong điêu khắc. Đồng là một trong các chất liệu kim loại trang nhã để làm tư ợng. tượng đài. Có thể nói đồng là kim loại được sử dụng nhiều nhất trong điêu khắc tượng đài và các tác phẩm phù điêu hoành tráng. Nó cho ta khả năng tái tạo bất kì bố cục điêu khắc phức tạp nào.

Ngày đăng: 28/06/2014, 16:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN