1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

170 câu hỏi đáp pháp luật phổ biến kiến thức pháp luật mới dành cho hòa giải viên ở cơ sở

88 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề 170 câu hỏi đáp pháp luật phổ biến kiến thức pháp luật mới dành cho hòa giải viên ở cơ sở
Chuyên ngành Pháp luật
Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 557 KB

Nội dung

Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị: - Cản trở việc nam hoặc nữ tự ứng cử, được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốchội, đại biểu Hội đồng nhân dân, vào c

Trang 1

170 câu hỏi đáp pháp luật phổ biến kiến thức pháp luật mới

dành cho hòa giải viên ở cơ sở

I. Tìm hiểu một số quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới

Văn bản sử dụng: Nghị định số 125/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 củaChính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới

1 Xin cho biết, mục tiêu của bình đẳng giới được xác định như thế nào?

Mục tiêu bình đẳng nam, nữ (nam, nữ bình quyền) đã được đưa ra từ Chánhcương vắn tắt của Đảng do Bác Hồ soạn thảo năm 1930, được nêu trong các vănkiện Đại hội Đảng, được thể chế hóa trong Hiến pháp, nhiều văn bản pháp luậtkhác của Nhà nước Những thành tựu bình đẳng giới ở Việt Nam trong những nămqua là to lớn, được quốc tế công nhận Tuy nhiên, giữa quy định của chính sách,pháp luật với thực tiễn bình đẳng giới vẫn còn khoảng cách nhất định Một sốphong tục lạc hậu, tư tưởng phong kiến “trọng nam, khinh nữ” vẫn còn nặng nề,cản trở việc thực hiện quy định của pháp luật về bình đẳng giới, cản trở sự thamgia bình đẳng của phụ nữ trong các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị và xãhội

Xuất phát từ những nguyên do trên, tại Điều 4 của Luật Bình đẳng giới năm

2006 đã xác định rõ mục tiêu bình đẳng giới là xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo

cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồnnhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan

hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình

2 Trong xã hội ngày nay, quan niệm “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” (1 con trai thì có, 10 con gái cũng như không) vẫn còn tồn tại khá nặng trong tư tưởng của một bộ phận người dân, được thể hiện rất rõ qua việc muốn và tìm cách sinh con trai, qua việc đối xử thiên vị con trai hơn con gái của ông bà, cha mẹ Vậy xin hỏi, hành vi trên có vi phạm pháp luật không?

Tại Điều 10 Luật bình đẳng giới quy định các hành vi bị nghiêm cấm, gồm:

- Cản trở nam, nữ thực hiện bình đẳng giới

- Phân biệt đối xử về giới dưới mọi hình thức

- Bạo lực trên cơ sở giới

- Các hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật

Trang 2

Theo đó, mọi hành vi phân biệt đối xử về giới dưới mọi hình thức đều viphạm pháp luật về bình đẳng giới và tùy vào tính chất và mức độ của hành vi viphạm mà người có hành vi sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

3 Xin cho biết, các hành vi nào vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, khoa học và công nghệ?

Tại Khoản 1, 2, 3 và Khoản 5 Điều 40 Luật Bình đẳng giới quy định các

hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, laođộng, khoa học và công nghệ, gồm:

a Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị:

- Cản trở việc nam hoặc nữ tự ứng cử, được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốchội, đại biểu Hội đồng nhân dân, vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổchức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổchức xã hội – nghề nghiệp vì định kiến giới;

- Không thực hiện hoặc cản trở việc bổ nhiệm nam, nữ vào cương vị quản

lý, lãnh đạo hoặc các chức danh chuyên môn vì định kiến giới;

- Đặt ra và thực hiện quy định có sự phân biệt đối xử về giới trong cáchương ước, quy ước của cộng đồng hoặc trong quy định, quy chế của cơ quan, tổchức

b Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế:

- Cản trở nam hoặc nữ thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động kinhdoanh vì định kiến giới;

- Tiến hành quảng cáo thương mại gây bất lợi cho các chủ doanh nghiệp,thương nhân của một giới nhất định

c Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động:

- Áp dụng các điều kiện khác nhau trong tuyển dụng lao động nam và laođộng nữ đối với cùng một công việc mà nam, nữ đều có trình độ và khả năng thựchiện như nhau, trừ trường hợp áp dụng biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới;

- Từ chối tuyển dụng hoặc tuyển dụng hạn chế lao động, sa thải hoặc chothôi việc người lao động vì lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôicon nhỏ;

- Phân công công việc mang tính phân biệt đối xử giữa nam và nữ dẫn đếnchênh lệch về thu nhập hoặc áp dụng mức trả lương khác nhau cho những ngườilao động có cùng trình độ, năng lực vì lý do giới tính;

- Không thực hiện các quy định của pháp luật lao động quy định riêng đốivới lao động nữ

Trang 3

4 Xin cho hỏi, những đối tượng nào sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới?

Theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 125/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới(Nghị định số 125/2021/NĐ-CP), thì tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhânnước ngoài; hộ kinh doanh, hộ gia đình có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnhvực bình đẳng giới trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyềnkinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàubay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì bị xử phạt

vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điềuước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quyđịnh khác

Trong đó, tổ chức quy định nêu trên, gồm:

a) Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới màhành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;

b) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật,chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp;

c) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác được thành lập và hoạt độngtheo quy định của pháp luật;

d) Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;

-đ) Đơn vị sự nghiệp;

e) Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của thương nhânnước ngoài tại Việt Nam; văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mạinước ngoài tại Việt Nam;

g) Các tổ chức quốc tế, tổ chức liên Chính phủ, cơ quan, tổ chức thuộcChính phủ nước ngoài, tổ chức phi Chính phủ được phép hoạt động tại Việt Nam;

h) Các tổ chức khác theo quy định của pháp luật

5 Đề nghị cho biết về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức có hành vi

vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới?

Theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 5 Nghị định số 125/2021/NĐ-CP thì, mức

phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳnggiới đối với cá nhân là 30.000.000 đồng

Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm hành chính tại Chương

II Nghị định số 125/2021/NĐ-CP được quy định áp dụng đối với cá nhân, trường

Trang 4

hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Trường hợp hộ gia đình, hộ kinh doanh có hành vi vi phạm hành chính thì

áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân

Trường hợp chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh vi phạmhành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới thì áp dụng mức xử phạt theo quy địnhcủa Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 quy định chi tiếtmột số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính

6 Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới được quy định như thế nào?

Tại Điều 3 Nghị định số 125/2021/NĐ-CP quy định thời hiệu xử phạt viphạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới là một năm

Hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới đã kết thúc là hành vi đượcthực hiện một lần hoặc nhiều lần và có căn cứ xác định hành vi đã thực hiện xongtrước thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện vi phạm hành chính Thờiđiểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày đã thực hiện xong hành vi vi phạm đó

Hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới đang được thực hiện là hành

vi đang diễn ra tại thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện vi phạm hànhchính và hành vi đó vẫn đang xâm hại trật tự quản lý nhà nước trong lĩnh vực bìnhđẳng giới

7 Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả nào?

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới là hành vi có lỗi do cá

nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về bình đẳng giới màkhông phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạmhành chính

Tại khoản 1, 2 Điều 4 Nghị định số 125/2021/NĐ-CP quy định về các hìnhthức xử phạt như sau:

a Về hình thức xử phạt chính, gồm:

- Phạt cảnh cáo;

- Phạt tiền

b Về hình thức xử phạt bổ sung, gồm:

- Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động có thời hạn;

- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Trang 5

8 Xin cho biết, các biện pháp khắc phục hậu quả đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới?

Tại khoản 3 Điều 4 Nghị định số 125/2021/NĐ-CP quy định về các biệnpháp khắc phục hậu quả, gồm:

- Buộc cải chính công khai thông tin sai sự thật;

- Buộc xin lỗi công khai;

- Buộc khôi phục lại quyền lợi hợp pháp của cá nhân, tổ chức đã bị xâm phạm;

- Buộc chịu mọi chi phí khám bệnh, chữa bệnh hợp lý cho người bị xâmphạm trong trường hợp hành vi vi phạm hành chính gây thiệt hại về sức khỏe, tinhthần;

- Buộc tiêu hủy tác phẩm, văn hóa phẩm, sản phẩm in, sách giáo khoa, giáotrình, chương trình giảng dạy có nội dung định kiến giới, cổ vũ, tuyên truyền, phổbiến phân biệt đối xử về giới;

- Buộc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc đính chính tác phẩm, văn hóa phẩm,sản phẩm in, sách giáo khoa, giáo trình, chương trình giảng dạy có nội dung địnhkiến giới, cổ vũ, tuyên truyền, phổ biến phân biệt đối xử về giới;

- Buộc sửa đổi hoặc bãi bỏ quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức, hươngước, quy ước của cộng đồng có sự phân biệt đối xử về giới;

- Buộc sửa đổi hoặc bãi bỏ quy định về tuổi đào tạo, tuổi tuyển sinh có sựphân biệt đối xử về giới;

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạmhành chính;

- Buộc nộp lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hoạt động bịtẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấpcác loại giấy phép, chứng chỉ, giấy đăng ký hoạt động đó

9 Nguyên tắc và hình thức xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới được quy định như thế nào?

Vấn đề bạn hỏi được quy định tại Điều 39, Điều 40 Luật bình đẳng giới; cụ thể:

a Về nguyên tắc xử lý hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới, gồm:

- Mọi hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới phải được phát hiện, ngănchặn kịp thời

- Việc xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới phải được tiến hành nhanhchóng, công minh, triệt để theo đúng quy định của pháp luật

b Về các hình thức xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới:

Trang 6

- Người nào có hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới thì tuỳ theo tínhchất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc bị truy cứu tráchnhiệm hình sự

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới

mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật

10 Xin cho biết, biện pháp cảnh cáo được áp dụng trong trường hợp nào?

Theo quy định tại Điều 22 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửađổi, bổ sung năm 2020) thì hình thức xử phạt cảnh cáo được áp dụng đối với cánhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ vàtheo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi

vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thựchiện Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản

11 Do có sự đố kỵ, ảnh hưởng của tư tưởng “trọng nam khinh nữ” nên khi thấy chị X được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân xã, ông A

đã thường xuyên nói xấu, xúc phạm danh dự và xúi giục, lôi kéo mọi người không bỏ phiếu cho chị X Xin hỏi, những hành vi trên của ông A có vi vi phạm pháp luật không? Pháp luật quy định việc xử lý hành vi này như thế nào?

Xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới là việc người có thẩm quyền

xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới áp dụng hình thức xử phạt, biệnpháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hànhchính về bình đẳng giới theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hànhchính

Khoản 1, 2 và Điểm a, b Khoản 7 Điều 6 Nghị định số 125/2021/NĐ-CPquy định việc xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới tronglĩnh vực chính trị như sau:

a Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong cáchành vi sau đây:

- Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người tự ứng cử, được giới thiệu ứng

cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, vào cơ quan lãnh đạo của

tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp,

tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp vì định kiến giới;

- Xúc phạm danh dự, nhân phẩm nhằm cản trở việc bổ nhiệm người vào vịtrí quản lý, lãnh đạo hoặc các chức danh chuyên môn vì định kiến giới;

- Cố ý tuyên truyền sai sự thật để cản trở người tự ứng cử, được giới thiệuứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, vào cơ quan lãnh đạo của

Trang 7

tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp,

tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp vì định kiến giới;

- Cố ý tuyên truyền sai sự thật để cản trở việc bổ nhiệm người vào vị tríquản lý, lãnh đạo hoặc các chức danh chuyên môn vì định kiến giới

b Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong cáchành vi sau đây:

- Xúi giục, lôi kéo người khác chỉ bỏ phiếu cho người thuộc một giới tínhnhất định khi bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, vào cơ quanlãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội -nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp vì định kiến giới;

- Xúi giục, lôi kéo người khác chỉ bỏ phiếu cho người thuộc một giới tínhnhất định khi thực hiện các thủ tục lấy ý kiến về ứng cử viên để bổ nhiệm vào vị tríquản lý, lãnh đạo hoặc các chức danh chuyên môn vì định kiến giới

Ngoài bị xử phạt tiền như trên, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng biệnpháp khắc phục hậu quả như sau:

- Buộc xin lỗi công khai người bị xâm phạm đối với hành vi quy định tạiđiểm a nêu trên (trừ trường hợp người bị xâm phạm có đơn không yêu cầu);

- Buộc cải chính công khai thông tin sai sự thật đối với hành vi cố ý tuyêntruyền sai sự thật để cản trở người tự ứng cử, được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốchội, đại biểu Hội đồng nhân dân, vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổchức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổchức xã hội - nghề nghiệp vì định kiến giới; cố ý tuyên truyền sai sự thật để cản trởviệc bổ nhiệm người vào vị trí quản lý, lãnh đạo hoặc các chức danh chuyên môn

vì định kiến giới

Đối chiếu với quy định trên, hành vi của ông A đã vi phạm quy định củapháp luật về bình đẳng giới; tùy thuộc và tính chất và mức độ của hành vi vi phạm,ông A sẽ bị xử lý theo quy định trên

12 Xin hỏi, mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng được

áp dụng đối với cá nhân có hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị nào?

Tại khoản 3 Điều 6 Nghị định số 125/2021/NĐ-CP quy định phạt tiền từ5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Xúi giục người khác trì hoãn, không cung cấp hoặc trì hoãn, không cungcấp đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định các thông tin, tài liệu, mẫu hồ sơ nhằmcản trở người tự ứng cử, được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hộiđồng nhân dân, vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã

Trang 8

hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghềnghiệp vì định kiến giới;

b) Xúi giục người khác trì hoãn hoặc trì hoãn thực hiện các thủ tục nhằm cảntrở việc bổ nhiệm người vào vị trí quản lý, lãnh đạo hoặc các chức danh chuyênmôn vì định kiến giới;

c) Đe dọa dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần nhằm cản trở người tự ứng cử,được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, vào cơquan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xãhội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp vì định kiến giới;

d) Đe dọa dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần nhằm cản trở việc bổ nhiệmngười vào vị trí quản lý, lãnh đạo hoặc các chức danh chuyên môn vì định kiếngiới

13 Chị S được giới thiệu làm Chủ tịch Hội phụ nữ xã H Anh D, chồng chị S bị bạn bè dèm pha, sợ “vợ vượt mặt chồng” nên không cho chị tham gia ứng cử Chị S nhiều lần nhỏ nhẹ thuyết phục anh D nhưng càng nói anh D càng tỏ thái độ và gần đây nhất, anh đã có hành vi dùng vũ lực, tát mạnh chị S 02 cái vào mặt Hỏi, hành vi của anh D sẽ bị xử

lý như thế nào?

Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc

điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ

Anh D, chồng chị S chỉ vì bị bạn bè dèm pha, sợ “vợ vượt mặt chồng” mà cóhành vi dùng vũ lực cản trở chị S tham gia ứng cử làm Chủ tịch Hội phụ nữ xã là

vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị

Tại điểm a khoản 4, 5 Điều 6 Nghị định số 125/2021/NĐ-CP quy định phạttiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi dùng vũ lực cản trởngười tự ứng cử, được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhândân, vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chứcchính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp vì địnhkiến giới; đồng thời bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Theo đó, tùy vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà anh D sẽ bị xử

lý theo quy định pháp luật nêu trên

14 Xin hỏi, pháp luật quy định xử phạt như thế nào đối với hành vi đặt

ra quy định, quy chế có sự phân biệt đối xử về giới?

Phân biệt đối xử về giới là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc

không coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữtrong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình

Trang 9

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 5, Khoản 5 và Điểm đ Khoản 7 Điều 6Nghị định số 125/2021/NĐ-CP, việc xử phạt đối với hành vi đặt ra quy định, quychế có sự phân biệt đối xử về giới như sau:

- Đối với cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh: Phạt tiền từ 20.000.000 đồngđến 30.000.000 đồng; Buộc sửa đổi hoặc bãi bỏ quy định, quy chế của cơ quan, tổchức, cá nhân có sự phân biệt đối xử về giới

- Đối với tổ chức: Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng; Buộcsửa đổi hoặc bãi bỏ quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức, cá nhân có sự phânbiệt đối xử về giới

15 Công ty TNHH P&C dự kiến tuyển 01 quản lý sản xuất Trong thông báo tuyển dụng lao động của công ty cho vị trí này ngoài các yêu cầu về trình độ, kinh nghiệm… có một dòng cuối cùng là “Ưu tiên nam” Lý do được nhà tuyển dụng đưa ra là vị trí này phù hợp hơn đối với nam, còn nữ thường vướng bận gia đình, con cái, tính tình lại nhu mì, hay nể nang Xin hỏi, việc làm này của công ty có vi phạm pháp luật về bình đẳng giới hay không?

Tại Khoản 1 Điều 13 Luật Bình đẳng giới 2006 quy định, nam, nữ bình đẳng

về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc vềviệc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điềukiện làm việc khác

Theo đó, mọi tổ chức, cá nhân sử dụng lao động đều phải thực hiện nguyêntắc bình đẳng nam, nữ trong tuyển dụng và sử dụng lao động

Việc Công ty TNHH P&C đưa ra điều kiện “Ưu tiên nam” khi thông báo

tuyển dụng vị trí quản lý sản xuất là đã vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong

lĩnh vực lao động được quy định tại điểm b khoản 3 Điều 40 Luật Bình đẳng giới,

đó là: Từ chối tuyển dụng hoặc tuyển dụng hạn chế lao động, sa thải hoặc cho thôiviệc người lao động vì lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi connhỏ

Theo điểm d khoản 2 Điều 8, khoản 2 Điều 5 Nghị định số

125/2021/NĐ-CP, với hành vi từ chối tuyển dụng hoặc tuyển dụng hạn chế người lao động thuộcmột giới tính nhất định, cá nhân sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000đồng, tổ chức sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng

16 Quan niệm cho rằng con trai phải mạnh mẽ, khỏe khoắn, có trí óc cao thì mới làm được trụ cột gia đình, làm được công việc lớn lao… nên ông B cương quyết nghiêm cấm con trai – cháu C, lựa chọn nghề giáo viên mầm non Nếu cháu C không nghe lời, ông sẽ không chu cấp tiền ăn học, thậm chí dọa sẽ

từ mặt C Hỏi, hành vi của ông B có vi phạm pháp luật về bình đẳng giới không?

Trang 10

Pháp luật quy định xử phạt như thế nào đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến lao động?

Tại Điều 8 Nghị định số 125/2021/NĐ-CP quy định xử phạt các hành vi viphạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến lao động như sau:

a Phạt cảnh cáo đối với hành vi vận động, xúi giục người khác lựa chọnviệc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp theo định kiến giới

b Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong cáchành vi sau đây:

- Phân biệt đối xử về giới trong bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động;

- Ép buộc hoặc nghiêm cấm người khác lựa chọn việc làm, nơi làm việc,nghề nghiệp vì định kiến giới;

- Phân biệt đối xử về giới trong phân công công việc dẫn đến chênh lệch vềthu nhập;

- Từ chối tuyển dụng hoặc tuyển dụng hạn chế người lao động thuộc mộtgiới tính nhất định

c Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi đặt ra

và thực hiện các quy định, quy chế có sự phân biệt đối xử về giới

d Các hành vi vi phạm quy định riêng đối với lao động nữ và đảm bảo bìnhđẳng giới bị xử phạt theo quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt

vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao độngViệt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Biện pháp khắc phục hậu quả, gồm: Buộc khôi phục lại quyền lợi hợp phápcủa người bị xâm phạm; buộc sửa đổi hoặc bãi bỏ các quy định, quy chế của cơquan, tổ chức, cá nhân có sự phân biệt đối xử về giới

Đối chiếu với quy định pháp luật nêu trên, hành vi của ông B có vi phạmpháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động Với hành vi này, ông B có thể

Trang 11

- Đe dọa dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần nhằm cản trở người thành lậpdoanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh vì định kiến giới;

- Xúi giục người khác trì hoãn cung cấp hoặc trì hoãn, không cung cấp đầy

đủ, đúng thời hạn theo quy định các thông tin, tài liệu, mẫu hồ sơ theo quy định đốivới người thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh vìđịnh kiến giới

b Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong cáchành vi sau đây:

- Dùng vũ lực cản trở người thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sảnxuất, kinh doanh vì định kiến giới;

- Sửa chữa, làm sai lệch hồ sơ nhằm cản trở người thành lập doanh nghiệp,tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh vì định kiến giới;

- Ép buộc người khác sửa chữa, làm sai lệch hồ sơ nhằm cản trở người thànhlập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh vì định kiến giới

Ngoài bị áp dụng hình thức phạt tiền như trên, tổ chức, cá nhân vi phạm còn

có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện viphạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm b nêu trên, trừ các loại giấyphép, chứng chỉ, giấy đăng ký hoạt động ịi buộc nộp lại cho cơ quan, người cóthẩm quyền đã cấp các loại giấy phép, chứng chỉ, giấy đăng ký hoạt động đó Đồngthời, có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như buộc xin lỗi công khaingười bị xâm phạm (trừ trường hợp người bị xâm phạm có đơn không yêu cầu);buộc khôi phục lại quyền lợi hợp pháp của người bị xâm phạm; buộc chịu mọi chiphí khám bệnh, chữa bệnh hợp lý trong trường hợp gây thiệt hại về sức khỏe, tinhthần cho người bị xâm phạm; buộc nộp lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấyđăng ký hoạt động bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung (nếu có) cho cơ quan,người có thẩm quyền đã cấp các loại giấy phép, chứng chỉ, giấy đăng ký hoạt độngđó

18 Cho rằng con gái chỉ cần biết mặt chữ, biết cộng trừ nhân chia là đủ nên sau khi cháu C tốt nghiệp cấp 2, ông A đã buộc con gái nghỉ học ở nhà phụ giúp bố mẹ việc gia đình Một vài năm nữa đến tuổi lấy chồng thì biết cách quán xuyền công việc trong nhà Cháu C rất buồn, xin bố nhiều lần để cho cháu được học tiếp lên cấp 3 như anh trai nhưng ông A không đồng ý Hỏi, hành vi của ông A có vi phạm pháp luật không? Hình thức xử phạt được

áp dụng đối với các hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo được quy định như thế nào?

Theo như nội dung vụ việc thì ông A buộc cháu C nghỉ học không phải bởi

do hoàn cảnh gia đình khó khăn, không có điều kiện cho con ăn học, hay lý dokhách quan nào khác mà bởi ông có định kiến giới Cụ thể, ông cho con trai được

Trang 12

tiếp tục đi học cấp 3, còn con gái thì tốt nghiệp cấp 2 phải nghỉ học ở nhà Như vậy

có thể thấy, hành vi của ông A đã vi phạm quy định pháp luật về bình đẳng giớitrong lĩnh vực giáo dục và đào tạo

Tại Điều 9 Nghị định số 125/2021/NĐ-CP quy định việc xử phạt đối với cáchành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạonhư sau:

a Phạt cảnh cáo đối với hành vi vận động, xúi giục hoặc không cho ngườikhác tới trường, học tập nâng cao hiểu biết vì lý do giới tính

b Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi ép buộchoặc cản trở người khác lựa chọn môn học, ngành, nghề học tập, đào tạo vì lý dogiới tính

c Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vận động,

ép buộc người khác nghỉ học vì lý do giới tính

d Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong cáchành vi sau đây:

- Vận động, ép buộc có tổ chức nhiều người nghỉ học vì lý do giới tính;

- Từ chối tuyển sinh đối với người có đủ điều kiện vào các khóa đào tạo, bồidưỡng vì lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ

đ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi quyđịnh tuổi đào tạo, tuổi tuyển sinh khác nhau giữa nam và nữ

e Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong cáchành vi tổ chức giáo dục hướng nghiệp, biên soạn, phổ biến sách giáo khoa, giáotrình, chương trình giảng dạy có nội dung định kiến giới

Bên cạnh việc bị xử phạt tiền như trên, tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể

bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục quyền lợi hợp pháp củangười bị xâm phạm; buộc sửa đổi hoặc bãi bỏ các quy định về tuổi đào tạo, tuổituyển sinh có sự phân biệt đối xử về giới; buộc sửa đổi, thay thế hoặc đính chínhsách giáo khoa, giáo trình, chương trình giảng dạy có nội dung định kiếngiới Nếu không sửa đổi, thay thế hoặc đính chính thì buộc phải tiêu hủy các tàiliệu có nội dung định kiến giới; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thựchiện hành vi vi phạm

19 Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học, công nghệ sẽ bị xử phạt như thế nào?

Điều 10 Nghị định số 125/2021/NĐ-CP quy định xử phạt như sau đối vớihành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học, công nghệnhư sau:

Trang 13

a Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi xúc phạmdanh dự, nhân phẩm nhằm cản trở người khác tham gia hoạt động khoa học, côngnghệ vì lý do giới tính.

b Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong cáchành vi sau đây:

- Đe dọa dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần nhằm cản trở người khác thamgia hoạt động khoa học, công nghệ vì lý do giới tính;

- Không cung cấp đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định thông tin, tài liệunhằm cản trở người khác tham gia hoạt động khoa học, công nghệ vì lý do giớitính

c Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong cáchành vi sau đây:

- Dùng vũ lực cản trở người khác tham gia hoạt động khoa học, công nghệ vì

Đối với cá nhân có hành vi dùng vũ lực cản trở người khác tham gia hoạtđộng khoa học, công nghệ vì lý do giới tín, ngoài bị xử phạt tiền theo mức quyđịnh như trên, còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật,phương tiện vi phạm hành chính

Bên cạnh đó, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phụchậu quả như buộc xin lỗi công khai người bị xâm phạm (trừ trường hợp người bịxâm phạm có đơn không yêu cầu); buộc khôi phục quyền lợi hợp pháp của người

bị xâm phạm; buộc chịu mọi chi phí khám bệnh, chữa bệnh hợp lý trong trườnghợp gây thiệt hại về sức khỏe, tinh thần cho người bị xâm phạm

20 Xin cho biết, pháp luật quy định như thế nào về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao?

Vấn đề bạn hỏi được quy định tại Điều 11 Nghị định số 125/2021/NĐ-CP;

cụ thể như sau:

a Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong cáchành vi sau đây:

Trang 14

- Xúc phạm danh dự, nhân phẩm nhằm cản trở người sáng tác, phê bình vănhọc, nghệ thuật, biểu diễn hoặc tham gia hoạt động văn hóa khác, hoạt động thểdục, thể thao vì định kiến giới;

- Đe dọa dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần nhằm cản trở người sáng tác,phê bình văn học, nghệ thuật, biểu diễn hoặc tham gia hoạt động văn hóa khác,hoạt động thể dục, thể thao vì định kiến giới

b Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong cáchành vi sau đây:

- Dùng vũ lực cản trở người sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật, biểudiễn hoặc tham gia hoạt động văn hóa khác, hoạt động thể dục, thể thao vì địnhkiến giới;

- Không cho người khác sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật, biểu diễn hoặctham gia hoạt động văn hóa khác, hoạt động thể dục, thể thao vì định kiến giới;

- Tự mình hoặc xúi giục người khác thực hiện phong tục tập quán lạc hậumang tính phân biệt đối xử về giới dưới mọi hình thức

c Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong cáchành vi sau đây:

- Sáng tác, lưu hành, xuất bản hoặc cho phép xuất bản các tác phẩm, văn hóaphẩm có nội dung cổ vũ, tuyên truyền phân biệt đối xử về giới, định kiến giới dướibất kỳ thể loại, hình thức nào;

- Truyền bá tư tưởng, phong tục, tập quán lạc hậu mang tính phân biệt đối

xử về giới dưới mọi hình thức;

- Đặt ra và thực hiện các quy định có sự phân biệt đối xử về giới tronghương ước, quy ước của cộng đồng

Hình thức xử phạt bổ sung, gồm: tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động

từ 03 tháng đến 06 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành đốivới hành vi lưu hành, xuất bản hoặc cho phép xuất bản các tác phẩm, văn hóaphẩm có nội dung cổ vũ, tuyên truyền phân biệt đối xử về giới, định kiến giới dướibất kỳ thể loại, hình thức nào; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chínhđối với hành vi dùng vũ lực cản trở người sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật,biểu diễn hoặc tham gia hoạt động văn hóa khác, hoạt động thể dục, thể thao vìđịnh kiến giới

Về các biện pháp khắc phục hậu quả, gồm: Buộc xin lỗi công khai người bịxâm (trừ trường hợp người bị xâm phạm có đơn không yêu cầu); Buộc khôi phụcquyền lợi hợp pháp của người bị xâm phạm; Buộc tháo dỡ, sửa đổi, thay thế hoặcđính chính các tác phẩm, văn hóa phẩm có nội dung định kiến giới, cổ vũ, tuyêntruyền phân biệt đối xử về giới; nếu không tháo dỡ, sửa đổi, thay thế hoặc đính

Trang 15

chính thì buộc tiêu hủy các tác phẩm, văn hóa phẩm có nội dung định kiến giới, cổ

vũ, tuyên truyền phân biệt đối xử về giới; Buộc sửa đổi hoặc bãi bỏ các quy định

có sự phân biệt đối xử về giới trong hương ước, quy ước của cộng đồng; Buộc chịumọi chi phí khám bệnh, chữa bệnh hợp lý trong trường hợp gây thiệt hại về sứckhỏe, tinh thần cho người bị xâm phạm; Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được

do thực hiện hành vi vi phạm

Các hành vi quảng cáo có định kiến giới bị xử phạt theo quy định tại Nghịđịnh của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa,quảng cáo

21 Xin cho biết, hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế sẽ bị xử phạt như thế nào?

Điều 12 Nghị định số 125/2021/NĐ-CP quy định xử phạt đối với hành vi viphạm hành chính về bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế như sau:

a Phạt cảnh cáo đối với hành vi xúi giục người khác không tham gia cáchoạt động giáo dục sức khỏe, truyền thông về chăm sóc sức khỏe, sức khỏe sinhsản và sử dụng các dịch vụ y tế vì định kiến giới

b Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong cáchành vi sau đây:

- Xúc phạm danh dự, nhân phẩm người tham gia các hoạt động giáo dục sứckhỏe, truyền thông về chăm sóc sức khỏe, sức khỏe sinh sản và sử dụng các dịch

vụ y tế vì định kiến giới;

- Trì hoãn, không cung cấp đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định các tài liệucho người tham gia các hoạt động giáo dục sức khỏe, truyền thông về chăm sócsức khỏe, sức khỏe sinh sản và sử dụng các dịch vụ y tế vì định kiến giới

c Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong cáchành vi sau đây:

- Cản trở hoặc không cho người khác tham gia các hoạt động giáo dục,truyền thông về chăm sóc sức khỏe, sức khỏe sinh sản và sử dụng các dịch vụ y tế

vì định kiến giới;

- Đe dọa dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần người tham gia các hoạt độnggiáo dục, truyền thông về chăm sóc sức khỏe, sức khỏe sinh sản và sử dụng cácdịch vụ y tế vì định kiến giới

d Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi dùng vũlực cản trở người khác tham gia các hoạt động giáo dục sức khỏe, truyền thông vềchăm sóc sức khỏe, sức khỏe sinh sản và sử dụng các dịch vụ y tế vì định kiến giới

đ Các hành vi vi phạm hành chính liên quan đến lựa chọn giới tính thai nhidưới mọi hình thức hoặc xúi giục, ép buộc người khác phá thai vì giới tính của thai

Trang 16

nhi bị xử phạt theo quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt viphạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

Tổ chức, cá nhân có hành vi dùng vũ lực cản trở người khác tham gia cáchoạt động giáo dục sức khỏe, truyền thông về chăm sóc sức khỏe, sức khỏe sinhsản và sử dụng các dịch vụ y tế vì định kiến giới còn bị áp dụng hình thức xử phạt

bổ sung tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Về biện pháp khắc phục hậu quả, gồm: Buộc xin lỗi công khai người bị xâmphạm (trừ trường hợp người bị xâm phạm có đơn không yêu cầu); Buộc khôi phụcquyền lợi hợp pháp của người bị xâm phạm; Buộc chịu mọi chi phí khám bệnh,chữa bệnh hợp lý trong trường hợp gây thiệt hại về sức khỏe, tinh thần cho người

Tại Điều 13 Nghị định số 125/2021/NĐ-CP quy định xử phạt đối với cáchành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới liên quan đến gia đình như sau:

a Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong cáchành vi sau đây:

- Cản trở hoặc không cho thành viên trong gia đình thực hiện các hoạt động tạothu nhập hoặc đáp ứng các nhu cầu khác của gia đình vì lý do giới tính;

- Đối xử bất bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình vì lý do giới tính

b Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong cáchành vi sau đây:

- Đe dọa dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần nhằm cản trở thành viên tronggia đình có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia định đoạt tài sảnthuộc sở hữu chung của hộ gia đình vì lý do giới tính;

- Áp đặt việc thực hiện lao động gia đình, sử dụng biện pháp tránh thai, triệtsản như là trách nhiệm của thành viên trong gia đình thuộc một giới nhất định

c Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi dùng vũlực nhằm cản trở thành viên trong gia đình có đủ điều kiện theo quy định của pháp

Trang 17

luật tham gia định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình vì lý do giớitính.

Hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hànhchính được áp dụng đối với hành vi dùng vũ lực nhằm cản trở thành viên trong giađình có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia định đoạt tài sản thuộc

sở hữu chung của hộ gia đình vì lý do giới tính

Bên cạnh đo, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phụchậu quả sau: Buộc xin lỗi công khai người bị xâm phạm (trừ trường hợp người bịxâm phạm có đơn không yêu cầu); Buộc chịu mọi chi phí khám bệnh, chữa bệnhhợp lý trong trường hợp gây thiệt hại về sức khỏe, tinh thần cho người bị xâmphạm; Buộc khôi phục quyền lợi hợp pháp của người bị xâm phạm

23 Sau khi vỡ kế hoạch sinh mổ bé thứ 3 được hai tháng, chị H đề nghị chồng – anh T sử dụng bao cao su để tránh thai nhưng anh không nghe Anh

T cho rằng việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình là thuộc trách nhiệm của phụ

nữ, bắt chị phải chủ động thực hiện các biện pháp tránh thai để không vỡ kế hoạch lần nữa Hỏi, hành vi của anh T có vi phạm pháp luật về bình đẳng giới không?

Khoản 5 Điều 41 Luật Bình đẳng giới quy định hành vi áp đặt việc thực hiệnlao động gia đình, thực hiện biện pháp tránh thai, triệt sản như là trách nhiệm củathành viên thuộc một giới nhất định là hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giớitrong gia đình

Tại điểm b khoản 2 Điều 13 Nghị định số 125/2021/NĐ-CP quy định phạt

tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi áp đặt việc thực hiệnlao động gia đình, sử dụng biện pháp tránh thai, triệt sản như là trách nhiệm củathành viên trong gia đình thuộc một giới nhất định

24 Xin cho hỏi, người nào có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới?

Tại Điều 14 Nghị định số 125/2021/NĐ-CP quy định người có thẩm quyền

lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnhvực bình đẳng giới được quy định trong Nghị định số 125/2021/NĐ-CP, bao gồm:

- Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các Điều

15, 16, 17, 18 và 19 Nghị định số 125/2021/NĐ-CP theo chức năng, nhiệm vụ,

quyền hạn được giao

- Công chức, viên chức, người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công annhân dân đang thi hành công vụ, nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra việc thực hiện phápluật về bình đẳng giới

Trang 18

25 Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt hành vi dùng vũ lực cản trở việc bổ nhiệm người vào vị trí quản lý, lãnh đạo hoặc các chức danh chuyên môn vì định kiến giới không?

Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 125/2021/NĐ-CP quy định Chủ tịch Ủy bannhân dân cấp xã có quyền:

Đối chiếu với quy định pháp luật nêu trên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xãkhông có quyền xử phạt hành vi dùng vũ lực cản trở việc bổ nhiệm người vào vị tríquản lý, lãnh đạo hoặc các chức danh chuyên môn vì định kiến giới

26 Xin cho biết, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hay cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt hành vi đặt ra và thực hiện các quy định, quy chế có sự phân biệt đối xử về giới?

Khoản 2, 3 Điều 15 Nghị định số 125/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền

xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh nhưsau:

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:

- Phạt cảnh cáo;

- Phạt tiền đến 15.000.000 đồng;

- Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động có thời hạn;

- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượtquá 30.000.000 đồng;

- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghịđịnh này

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:

- Phạt cảnh cáo;

- Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;

- Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động có thời hạn;

Trang 19

- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghịđịnh này

Theo quy định tại khoản 2 Điều 5, khoản 3 Điều 8 Nghị định số125/2021/NĐ-CP thì cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh bị phạt tiền từ20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, tổ chức bị phạt tiền từ 40.000.000 đồngđến 40.000.000 đồng đối với hành vi đặt ra và thực hiện các quy định, quy chế có

sự phân biệt đối xử về giới

Do đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là người có thẩm quyền xử phạthành vi đặt ra và thực hiện các quy định, quy chế có sự phân biệt đối xử về giới

27 Xin cho biết, thanh tra viên trong khi thi hành công vụ có quyền phạt tiền cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm trong lĩnh vực bình đẳng giới không?

Không

Tại khoản 1 Điều 16 Nghị định số 125/2021/NĐ-CP quy định, Thanh traviên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hànhcông vụ có quyền phạt cảnh cáo

28 Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành được quy định như thế nào?

Tại khoản 1 Điều 16 Nghị định số 125/2021/NĐ-CP quy định thẩm quyền

xử phạt vi phạm hành chính của Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành như sau:

a Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp Sở có quyền:

- Phạt cảnh cáo;

- Phạt tiền đến 15.000.000 đồng;

- Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động có thời hạn;

- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượtquá 30.000.000 đồng;

- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghịđịnh này

b Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp Bộ có quyền:

- Phạt cảnh cáo;

- Phạt tiền đến 21.000.000 đồng;

- Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động có thời hạn;

Trang 20

- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến42.000.000 đồng;

- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghịđịnh này

29 Xin cho biết, mức phạt tiền tối đa của Chánh Thanh tra cấp Sở, Chánh Thanh tra cấp Bộ là bao nhiêu?

Theo quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều 16 Nghị định số 125/2021/NĐ-CPthì mức phạt tiền tối đa của Chánh Thanh tra cấp Sở là 15.000.000 đồng, củaChánh Thanh tra cấp Bộ là 30.000.000 đồng

30 Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân được quy định như thế nào?

Điều 17 Nghị định số 125/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt viphạm hành chính của Công an nhân dân như sau:

a Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo

b Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động cấp đại đội, Trưởng trạm, Đội trưởngcủa Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:

- Phạt cảnh cáo;

- Phạt tiền đến 6.000.000 đồng;

- Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động có thời hạn;

- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượtquá 12.000.000 đồng;

Trang 21

- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghịđịnh này.

đ Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:

- Phạt cảnh cáo;

- Phạt tiền đến 15.000.000 đồng;

- Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động có thời hạn;

- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượtquá 30.000.000 đồng;

- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghịđịnh này

e Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởngCục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục An ninh mạng vàphòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao có quyền:

- Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;

- Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động có thời hạn;

- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghịđịnh này

31 Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Bộ đội Biên phòng được quy định như thế nào?

Điều 18 Nghị định số 125/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt vi

phạm hành chính của Bộ đội Biên phòng như sau:

a Chiến sĩ Bộ đội Biên phòng đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo

b Trạm trưởng, Đội trưởng của Chiến sĩ Bộ đội Biên phòng đang thi hànhcông vụ có quyền:

Trang 22

- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tiêu hủy tác phẩm, văn hóaphẩm, sản phẩm in, sách giáo khoa, giáo trình, chương trình giảng dạy có nội dungđịnh kiến giới, cổ vũ, tuyên truyền, phổ biến phân biệt đối xử về giới.

đ Đồn trưởng Đồn Biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội Biên phòng, Chỉ huytrưởng Ban Chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:

xử về giới; Buộc sửa đổi hoặc bãi bỏ quy định về tuổi đào tạo, tuổi tuyển sinh có

sự phân biệt đối xử về giới

e Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc CụcPhòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng có quyền:

- Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động có thời hạn;

- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

Trang 23

- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghịđịnh số 125/2021/NĐ-CP.

32 Xin hỏi, Cảnh sát viên Cảnh sát biển có được xử phạt tiền hành vi ci phạm pháp luật về bình đẳng giới không?

Tại Khoản 1 Điều 19 Nghị định số 125/2021/NĐ-CP quy định cảnh sát viên

Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 600.000 đồng

33 Đề nghị cho biết, thẩm quyền xử phạt Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển?

Tại Khoản 4 Điều 19 Nghị định số 125/2021/NĐ-CP quy định Hải đội

trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 6.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượtquá 12.000.000 đồng;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc xin lỗi công khai

34 Xin cho hỏi, pháp luật quy định như thế nào về việc phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính?

Vấn đề bạn hỏi được quy định tại Điều 20 Nghị định số 125/2021/NĐ-CP.Theo đó, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giớiđược phân định như sau:

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hànhchính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có) đối với hành vi vi phạm hànhchính quy định tại Chương II Nghị định số 125/2021/NĐ-CP theo thẩm quyền vàtrong phạm vi địa bàn quản lý quy định tại Điều 15 Nghị định số 125/2021/NĐ-CP

- Thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội có thẩm quyền xử phạt

vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có) đối với hành vi

vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định số 125/2021/NĐ-CP theothẩm quyền quy định tại Điều 16 Nghị định số 125/2021/NĐ-CP và trong phạm vinhiệm vụ, quyền hạn được giao

- Thanh tra ngành Kế hoạch và Đầu tư có thẩm quyền xử phạt vi phạm hànhchính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có) đối với hành vi vi phạm hành

Trang 24

chính quy định tại Điều 7 Nghị định số 125/2021/NĐ-CP theo thẩm quyền quyđịnh tại Điều 16 Nghị định số 125/2021/NĐ-CP và trong phạm vi nhiệm vụ, quyềnhạn được giao.

- Thanh tra ngành Giáo dục có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, ápdụng biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có) đối với hành vi vi phạm hành chínhquy định tại Điều 9 Nghị định số 125/2021/NĐ-CP theo thẩm quyền quy định tạiĐiều 16 Nghị định số 125/2021/NĐ-CP và trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạnđược giao

- Thanh tra ngành Khoa học và Công nghệ có thẩm quyền xử phạt vi phạmhành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có) đối với hành vi vi phạmhành chính quy định tại Điều 10 Nghị định số 125/2021/NĐ-CP theo thẩm quyềnquy định tại Điều 16 Nghị định số 125/2021/NĐ-CP và trong phạm vi nhiệm vụ,quyền hạn được giao

- Thanh tra ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch có thẩm quyền xử phạt viphạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có) đối với hành vi viphạm hành chính quy định tại Điều 11 và Điều 13 Nghị định số 125/2021/NĐ-CPtheo thẩm quyền quy định tại Điều 16 Nghị định số 125/2021/NĐ-CP và trongphạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao

- Thanh tra Y tế có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biệnpháp khắc phục hậu quả (nếu có) đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tạiĐiều 12 Nghị định số 125/2021/NĐ-CP theo thẩm quyền quy định tại Điều 16Nghị định số 125/2021/NĐ-CP và trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao

- Thanh tra ngành Thông tin và Truyền thông có thẩm quyền xử phạt viphạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có) đối với hành vi viphạm hành chính quy định tại điểm c và d khoản 1 Điều 6 Nghị định số 125/2021/NĐ-CP theo thẩm quyền quy định tại Điều 16 Nghị định số 125/2021/NĐ-CP vàtrong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao

- Lực lượng Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính,

áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có) đối với hành vi vi phạm hành chínhquy định tại các Điều 6, 7, 9, 11, 12 và 13 Nghị định số 125/2021/NĐ-CP theothẩm quyền quy định tại Điều 17 Nghị định số 125/2021/NĐ-CP và trong phạm vinhiệm vụ, quyền hạn được giao

- Lực lượng Bộ đội Biên phòng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính,

áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có) đối với hành vi vi phạm hành chínhquy định tại các Điều 6, 7, 8, 9, 11, 12 và 13 Nghị định số 125/2021/NĐ-CP theothẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định số 125/2021/NĐ-CP và trong phạm vinhiệm vụ, quyền hạn được giao

Trang 25

- Lực lượng Cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụngbiện pháp khắc phục hậu quả (nếu có) đối với hành vi vi phạm hành chính quy địnhtại các khoản 1, 2 và 3 Điều 9, điểm c khoản 2 Điều 11, điểm b khoản 1 Điều 13 Nghịđịnh số 125/2021/NĐ-CPtheo thẩm quyền quy định tại Điều 19 Nghị định số125/2021/NĐ-CP và trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

II Tìm hiểu một số quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em

Văn bản sử dụng: Nghị định số 130/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của

Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợgiúp xã hội và trẻ em

1 Ông B, 62 tuổi ở phường PV, thành phố V, tỉnh HH đã khai báo gian dối để được hưởng hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng Xin hỏi, hành vi của ông B bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều 6 Nghị định số 130/2021/NĐ-CP ngày 30tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnhvực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em (sau đây gọi là Nghị định số 130/2021/NĐ-CP) quy định phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trongcác hành vi sau đây:

- Khai báo gian dối để được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;

- Khai báo gian dối để được hưởng hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡnghàng tháng;

- Khai báo gian dối để được tiếp nhận vào các cơ sở trợ giúp xã hội hoặc cơ

sở chăm sóc, nuôi dưỡng tập trung

- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được dothực hiện hành vi vi phạm

Như vậy, hành vi của ông B sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000đồng Đồng thời, bà Mai Hương buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thựchiện hành vi vi phạm nêu trên

2 Trong một lần đến thăm cháu H (15 tuổi) đang ở trung tâm bảo trợ

xã hội K, ông M đã tình cờ chứng kiến sau khi đi học về H phải chở gạch, xúc cát và làm những việc nặng nhọc khác để sửa chữa lại khu bếp ăn của trung tâm Vậy đề nghị cho biết, việc bắt H làm những công việc nặng nhọc của trung tâm bảo trợ xã hội K bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Điều 7 Nghị định số 130/2021/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm quy định

về trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội như sau:

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong cáchành vi sau đây:

Trang 26

+ Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống

ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc thực hiện các hình thức đối xử tồi tệkhác với đối tượng bảo trợ xã hội mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

+ Không chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội

- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong cáchành vi sau đây:

+ Lợi dụng việc nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội để trụclợi;

+ Bắt buộc đối tượng bảo trợ xã hội lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong cáchành vi dụ dỗ, lôi kéo hoặc ép buộc đối tượng bảo trợ xã hội thực hiện hành vi viphạm pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự

- Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động cóthời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với cơ sở trợ giúp xã hội thực hiện hành vi viphạm trên

Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 130/2021/NĐ-CP quy định mức phạt tiền đốivới mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này làmức phạt đối với cá nhân vi phạm, trừ quy định tại các Điều 8, 9, 12, 13, 14, khoản

1 Điều 16, Điều 33 và khoản 2 Điều 36 của Nghị định này Mức phạt tiền đối với

tổ chức vi phạm gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm

Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi của trung tâm bảo trợ xã hội K là

vi phạm pháp luật Do đó, trung tâm bảo trợ xã hội K sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000đồng đến 60.000.000 đồng Đồng thời, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được dothực hiện hành vi vi phạm và chịu mọi chi phí khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) chocháu H bị ảnh hưởng sức khỏe do hành vi vi phạm

3 Tôi mới chuyển về làm tại cơ sở bảo trợ xã hội G chuyên hỗ trợ nhận nuôi các em nhỏ mồ côi, bị bỏ rơi Tuy nhiên, theo tìm hiểu, cơ sở này thường xuyên không cấp đủ các vật dụng phục vụ cho sinh hoạt thường ngày và việc học tập của các cháu Vậy cho tôi hỏi cơ sở bảo trợ xã hội G sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 130/2021/NĐ-CP thì cơ sở bảo trợ

xã hội G sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cấpkhông đủ hoặc cấp không bảo đảm chất lượng vật dụng phục vụ cho sinh hoạtthường ngày gồm: chăn, màn, chiếu, quần áo mùa hè, quần áo mùa đông, quần áolót, khăn mặt, giày, dép, bàn chải đánh răng, thuốc chữa bệnh thông thường; vệsinh cá nhân hàng tháng đối với đối tượng bảo trợ xã hội là nữ, sách vở, đồ dùng

Trang 27

học tập đối với đối tượng đang đi học và các đồ dùng khác theo quy định hiệnhành.

Đồng thời, cơ sở bảo trợ xã hội G phải thực hiện biện pháp khắc phục hậuquả là buộc chịu mọi chi phí khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho đối tượng bảo trợ

xã hội bị ảnh hưởng sức khỏe do hành vi vi phạm trên

4 Đề nghị cho biết các hành vi vi phạm quy định về trách nhiệm của tổ chức dịch vụ chi trả bảo trợ xã hội bị xử phạt hành chính như thế nào?

Điều 9 Nghị định số 130/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hànhchính đối với vi phạm quy định về trách nhiệm của tổ chức dịch vụ chi trả bảo trợ

xã hội như sau:

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong cáchành vi sau đây:

+ Chi trả trợ cấp không đủ mức cho đối tượng bảo trợ xã hội theo quy địnhcủa pháp luật;

+ Chi trả trợ cấp không đúng thời hạn cho đối tượng bảo trợ xã hội theo quyđịnh của pháp luật

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong cáchành vi sau đây:

+ Không chi trả trợ cấp cho đối tượng bảo trợ xã hội;

+ Chi trả trợ cấp không đúng đối tượng bảo trợ xã hội

- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chi trả đủ số tiền trợ cấp cho đúng đốitượng đối với hành vi vi phạm

5 Vừa qua, xóm tôi vừa bị một trận lũ quét càn qua, gây thiệt hại lớn về nhà cửa và hoa màu, vật nuôi Sau đó, chúng tôi đã được chính quyền, đoàn thể và các nhà hảo tâm cứu trợ, giúp đỡ thức ăn, đồ dùng sinh hoạt và ít tiền vốn để có thể tiếp tục chăn nuôi, trồng trọt ổn định cuộc sống Nhưng theo tôi được biết thì có người là họ hàng của chủ tịch xã mặc dù không bị ảnh hưởng bởi trận lũ cũng thuộc diện được hỗ trợ Vậy xin hỏi vi phạm quy định về quản lý tiền, hàng cứu trợ sẽ bị xử lý như thế nào?

Điều 10 Nghị định số 130/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hànhchính đối với vi phạm quy định về quản lý tiền, hàng cứu trợ như sau:

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong cáchành vi sau đây:

+ Để hư hỏng, thất thoát tiền, hàng cứu trợ, trừ trường hợp bất khả kháng dothiên tai, hỏa hoạn;

Trang 28

+ Sử dụng, phân phối tiền, hàng cứu trợ không đúng mục đích, không đúngđối tượng;

+ Tráo đổi hàng cứu trợ

- Biện pháp khắc phục hậu quả:

+ Buộc bồi hoàn lại số tiền, hàng cứu trợ bị hư hỏng, thất thoát do thực hiệnhành vi vi phạm

+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm

+ Buộc chịu mọi chi phí khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho người sử dụnghàng cứu trợ bị ảnh hưởng sức khỏe do hành vi vi phạm

Ngoài ra, tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, người vi phạm cóthể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 231, Bộ luật hình sự năm 2015 sửađổi năm 2017 quy định về tội cố ý làm trái quy định về phân phối tiền, hàng cứutrợ như sau:

1 Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái những quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ gây thiệt hại hoặc thất thoát tiền, hàng cứu trợ từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.

2 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

6 Tôi là một người khuyết tật vận động Tôi có quen và yêu một người

có hoàn cảnh như tôi Sắp tới chúng tôi có dự định kết hôn, nhưng tôi đang lo lắng rằng việc kết hôn của mình sẽ bị mọi người ngăn cản Vậy cho hỏi việc cản trở kết hôn đối với người khuyết tật có vi phạm pháp luật không? Nếu vi phạm thì sẽ bị xử lý như thế nào?

Căn cứ quy định tại khoản 10 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì

cản trở kết hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của

Trang 29

cải hoặc hành vi khác để ngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều kiện kết hôntheo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 Trong đó, điều kiện kết

hôn được quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 bao gồm các điều

kiện sau:

(1) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

(2) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

(3) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

(4) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn

Như vậy, nếu trong trường hợp, anh/ chị là người khuyết tật nhưng đáp ứng

đủ bốn điều kiện trên thì anh/chị có thể kết hôn theo quy định mà không ai được đedọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác đểngăn cản việc kết hôn của mình Trong trường hợp có người cản trở kết hôn thìhành vi này được xem là vi phạm pháp luật, tương ứng với từng hành vi và mức độ

vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự Cụ thể:

* Xử phạt vi phạm hành chính:

Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11 Nghị định

130/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội

và trẻ em thì người có hành vi cản trở quyền kết hôn của người khuyết tật sẽ bịphạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

* Truy cứu trách nhiệm hình sự:

Căn cứ Điều 181 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm

2017 quy định về Tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện,

tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện như sau:

“Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành

chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm”.

Như vậy, hành vi cản trở người khuyết tật đăng ký kết hôn có thể bị truy cứutrách nhiệm hình sự với mức phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù

từ 03 tháng đến 03 năm

7 Đề nghị cho biết quy định về xử phạt hành chính đối với vi phạm quy định về trách nhiệm chăm sóc sức khỏe đối với người khuyết tật của cơ sở khám chữa bệnh?

Trang 30

Điều 12 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính đối với

vi phạm quy định về trách nhiệm chăm sóc sức khỏe đối với người khuyết tật của

cơ sở khám chữa bệnh như sau:

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong cáchành vi sau đây:

+ Không tư vấn biện pháp phòng ngừa và phát hiện sớm khuyết tật;

+ Không ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh cho một trong các đối tượng: ngườikhuyết tật đặc biệt nặng, người cao tuổi khuyết tật, phụ nữ khuyết tật có thai theoquy định của pháp luật

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không xácđịnh khuyết tật bẩm sinh đối với trẻ em sơ sinh

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi khôngthực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo đảmđiều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật khi tiến hành cải tạo, sửa chữa cơ sởkhám bệnh, chữa bệnh

8 Anh M là người khuyết tật đang theo học tại Trường Cao đẳng C, anh được biết những người bị khuyết tật sẽ được miễn học phí Tuy nhiên, trường của anh M không thực hiện việc giảm học phí cho anh Vậy đề nghị cho biết, Trường Cao đẳng C sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Khoản 2 Điều 13 Nghị định số 130/2021/NĐ-CP quy định phạt tiền từ10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- Không thực hiện miễn, giảm học phí, chi phí đào tạo và các khoản đónggóp khác theo quy định của pháp luật về giáo dục;

- Không thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất dạy và học bảo đảm điềukiện tiếp cận đối với người khuyết tật khi tiến hành cải tạo, sửa chữa cơ sở giáodục

Như vậy, Trường Cao đẳng C không thực hiện việc miễn giảm học phí cho

anh M sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.

9 Con tôi bị khiếm thính bẩm sinh Nhờ sử dụng thiết bị trợ thính, việc nghe của cháu được bình thường Hai ngày trước, vợ chồng tôi có làm thủ tục chuyển trường cho cháu về gần nhà, nhưng trường mới từ chối nhận vì lí do cháu bị khuyết tật, sợ không theo kịp các bạn Trong khi đó, ở trường cũ, các thầy, cô giáo và nhà trường vẫn tạo điều kiện cho con tôi học bình thường Vậy cho tôi hỏi, trường mới từ chối nhận con tôi như vậy có đúng không? Nếu không thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Trang 31

Tại Điều 27 Luật Người khuyết tật 2010 quy định về giáo dục đối với ngườikhuyết tật như sau: Nhà nước tạo điều kiện để người khuyết tật được học tập phùhợp với nhu cầu và khả năng của mỗi người.

Người khuyết tật được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với độ tuổi quy địnhđối với giáo dục phổ thông; được ưu tiên trong tuyển sinh; được miễn, giảm một sốmôn học hoặc nội dung và hoạt động giáo dục mà khả năng của cá nhân không thểđáp ứng; được miễn, giảm học phí, chi phí đào tạo, các khoản đóng góp khác; đượcxét cấp học bổng, hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập

Người khuyết tật được cung cấp phương tiện, tài liệu hỗ trợ học tập dànhriêng trong trường hợp cần thiết; người khuyết tật nghe, nói được học bằng ngônngữ ký hiệu; người khuyết tật nhìn được học bằng chữ nổi Braille theo chuẩn quốcgia Đồng thời, theo quy định tại Điều 28 Luật Người khuyết tật 2010, Nhà nướckhuyến khích người khuyết tật tham gia học tập theo phương thức giáo dục hòanhập và đây cũng là phương thức giáo dục chủ yếu đối với người khuyết tật Việcgiáo dục bán hòa nhập và giáo dục chuyên biệt chỉ được thực hiện trong trườnghợp chưa đủ điều kiện để người khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục hòanhập

Như vậy, nhà trường không có quyền từ chối tiếp nhận nhập học đối với trẻkhuyết tật, đặc biệt là khi xét thấy trẻ vẫn có khả năng tham gia học tập theophương thức giáo dục hòa nhập Đồng thời, nhà trường có thể bị xử phạt hànhchính từ 5 đến 10 triệu đồng vì hành vi “Cản trở quyền học tập của người khuyếttật” theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 130/2021/NĐ-CP của Chính phủ

“Điều 13 Vi phạm quy định về trách nhiệm giáo dục đối với người khuyết tật của cơ sở giáo dục

1 Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không bảo đảm các điều kiện dạy và học phù hợp với người khuyết tật theo quy định của pháp luật;

b) Không cung cấp phương tiện, tài liệu hỗ trợ học tập dành riêng cho người khuyết tật theo quy định của pháp luật;

c) Không cho phép người khuyết tật được miễn, giảm một số môn học hoặc nội dung và hoạt động giáo dục mà khả năng của người khuyết tật không thể đáp ứng;

d) Từ chối người khuyết tật nhập học ở độ tuổi cao hơn theo quy định của pháp luật;

đ) Đặt ra điều kiện tuyển sinh có nội dung hạn chế người khuyết tật, trừ một

số trường hợp theo quy định của pháp luật;

Trang 32

e) Không thực hiện ưu tiên tuyển sinh đối với người khuyết tật theo quy định của pháp luật;

g) Cản trở quyền học tập của người khuyết tật.”

10 Đề nghị cho biết quy định mức xử phạt hành chính đối với vi phạm quy định về hoạt động giáo dục nghề nghiệp của cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với người khuyết tật?

Điều 14 Nghị định số 130/2021/NĐ-CP quy định mức xử phạt hành chínhđối với vi phạm quy định về hoạt động giáo dục nghề nghiệp của cơ sở giáo dụcnghề nghiệp đối với người khuyết tật như sau:

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không tưvấn việc làm cho người khuyết tật theo quy định của pháp luật

- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong cáchành vi sau đây:

+ Không duy trì các điều kiện bảo đảm hoạt động giáo dục nghề nghiệp theoquy định cho người khuyết tật sau khi tổ chức hoạt động đào tạo từ 06 tháng trởlên;

+ Không có đủ chương trình, giáo trình, đội ngũ nhà giáo và không bảo đảmhình thức, thời gian đào tạo phù hợp với người khuyết tật;

+ Không cấp văn bằng, chứng chỉ sơ cấp, chứng chỉ đào tạo khi ngườikhuyết tật có đủ điều kiện được cấp văn bằng, chứng chỉ theo quy định của phápluật

11 Thấy anh M là người khuyết tật đang đứng chờ ở bến xe bus, nhiều tài xế xe bus đi qua đã không dừng đón hoặc không cho anh lên xe Vậy xin hỏi, hành vi của các tài xế xe bus sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Điều 15 Nghị định số 130/2021/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 1.000.000

đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- Không ưu tiên bán vé cho người khuyết tật, người cao tuổi;

- Người có trách nhiệm theo quy định của pháp luật mà không giúp đỡ, sắpxếp chỗ ngồi thuận tiện cho người khuyết tật, người cao tuổi;

- Từ chối chuyên chở người khuyết tật hoặc từ chối chuyên chở phương tiện,thiết bị hỗ trợ phù hợp của người khuyết tật bằng phương tiện giao thông côngcộng

Căn cứ quy định trên, hành vi của tài xế xe bus không dừng đón hoặc khôngcho anh M lên xe sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng

Trang 33

1.1 12 Đề nghị cho biết, mức xử phạt đối với hành vi ngh cho bi t, m c x ph t ị cho biết, mức xử phạt đối với hành vi ết, mức xử phạt đối với hành vi ức xử phạt đối với hành vi ử phạt đối với hành vi ạt đối với hành vi đối với hành vi ới hành vi ành vi i v i h nh vi

vi ph m quy ạt đối với hành vi đị cho biết, mức xử phạt đối với hành vi nh v thông tin v truy n thông d nh cho ng ề nghị cho biết, mức xử phạt đối với hành vi ành vi ề nghị cho biết, mức xử phạt đối với hành vi ành vi ười i khuy t t t ết, mức xử phạt đối với hành vi ật được quy định như thế nào? được quy định như thế nào? c quy đị cho biết, mức xử phạt đối với hành vi nh nh th n o? ư ết, mức xử phạt đối với hành vi ành vi

Theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 130/2021/NĐ-CP thì vi phạm quy

định về thông tin và truyền thông dành cho người khuyết tật bị xử phạt như sau:

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với doanh nghiệp sảnxuất, phân phối sản phẩm, dịch vụ thông tin và truyền thông, bao gồm phần cứng,phần mềm và nội dung thông tin số vi phạm một trong các quy định bắt buộc ápdụng tiêu chuẩn, công nghệ hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận, sử dụng sản phẩm,dịch vụ thông tin và truyền thông

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi áp dụngkhông đúng đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi về cho vay vốn với lãi suất

ưu đãi và hỗ trợ khác cho hoạt động nghiên cứu, chế tạo, sản xuất và cung cấp dịch

vụ, phương tiện hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận công nghệ thông tin và truyềnthông và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm

13 Bà T thường trú tại xã HP, huyện HT đã gửi đơn đến Ủy ban nhân dân xã HP đề nghị xác định lại mức độ khuyết tật của bản thân do có sự kiện làm thay đổi mức độ khuyết tật Tuy nhiên, Ủy ban nhân dân xã HP nhiều lần

từ chối với lý do đã xác định rồi Vậy đề nghị cho biết, Bà T có quyền xin xác định lại mức độ khuyết tật không? Việc Ủy ban nhân dân xã HP từ chối có đúng quy định của pháp luật không?Nếu không thì Ủy ban nhân dân xã HP bị

xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 Luật Người khuyết tật quy định việc xác

định lại mức độ khuyết tật được thực hiện theo đề nghị của người khuyết tật hoặcngười đại diện hợp pháp của người khuyết tật khi có sự kiện làm thay đổi mức độkhuyết tật

Khoản 3 Điều 17 Nghị định số 130/2021/NĐ-CP quy định phạt tiền từ3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

“a) Lợi dụng việc xác định mức độ khuyết tật để trục lợi;

b) Từ chối xác định lại mức độ khuyết tật mà không có lý do chính đáng;

c) Gian dối trong việc xác định mức độ khuyết tật, cấp giấy xác nhận mức

độ khuyết tật.”

Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 130/2021/NĐ-CP quy định mức phạt tiền đốivới mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này làmức phạt đối với cá nhân vi phạm, trừ quy định tại các Điều 8, 9, 12, 13, 14, khoản

1 Điều 16, Điều 33 và khoản 2 Điều 36 của Nghị định này Mức phạt tiền đối với

tổ chức vi phạm gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm

Trang 34

Như vậy, căn cứ quy định trên, bà T có quyền xác định lại mức độ khuyếttật Việc từ chối của Ủy ban nhân dân xã HP là không đúng quy định của pháp luậtđồng thời sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

14 Nhiều người chỉ bị khuyết tật ở mức độ nhẹ nhưng gia đình của họ

vì muốn lợi dụng việc này để thu lợi nên đã tìm cách khai báo gian dối trong việc xác định mức độ khuyết tật của con em mình Vậy xin hỏi hành vi gian dối trong việc xác định mức độ khuyết tật bị xử phạt như thế nào?

Khoản 3 Điều 17 Nghị định số 130/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt hành

chính đối với vi phạm về xác định mức độ khuyết tật như sau:

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong cáchành vi sau đây:

+ Lợi dụng việc xác định mức độ khuyết tật để trục lợi;

+ Từ chối xác định lại mức độ khuyết tật mà không có lý do chính đáng;

+ Gian dối trong việc xác định mức độ khuyết tật, cấp giấy xác nhận mức độkhuyết tật

- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được dothực hiện hành vi vi phạm hoặc buộc nộp lại giấy xác nhận mức độ khuyết tật đốivới hành vi vi

15 Bà A 65 tuổi có hai người con là anh B và chị C Từ trước tới nay, bà

A sống chung với vợ chồng anh B nhưng gần đây chị C sức khỏe yếu, con còn nhỏ nên bà A muốn sang nhà chị C ở để tiện chăm sóc, đỡ đần con gái Tuy nhiên, anh B không đồng ý và đã có những lời lẽ xúc phạm cũng như hành vi ngăn cấm bà A sang nhà chị C Vậy xin hỏi, hành vi của anh B sẽ bị xử phạt như thế nào?

Điều 18 Nghị định số 130/2021/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính đối với

vi phạm quy định về quyền và nghĩa vụ đối với người cao tuổi như sau:

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong cáchành vi sau đây:

+ Cản trở người cao tuổi sống chung với con, cháu hoặc sống riêng;

+ Cản trở người cao tuổi thực hiện quyền về sở hữu tài sản, quyền tham giahoạt động văn hóa, giáo dục, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch, nghỉ ngơi và cácquyền hợp pháp khác;

+ Không miễn các khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội đối với ngườicao tuổi;

Trang 35

+ Không ưu tiên người cao tuổi nhận tiền, hiện vật cứu trợ, chăm sóc sứckhỏe và chỗ ở nhằm khắc phục khó khăn ban đầu khi người cao tuổi gặp khó khăn

do hậu quả thiên tai hoặc rủi ro bất khả kháng khác;

+ Không thực hiện chi trả khoản tiền hỗ trợ của Nhà nước cho người caotuổi theo quy định

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi bắt nhịn

ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môitrường độc hại, nguy hiểm hoặc thực hiện các hình thức đối xử tồi tệ khác vớingười cao tuổi

- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xin lỗi khi có yêu cầu; Buộc hoàn trảcho người cao tuổi các khoản tiền đã thu trái pháp luật; Buộc chi trả cho người caotuổi khoản tiền hỗ trợ của Nhà nước; Buộc chịu mọi chi phí khám chữa bệnh (nếucó) cho người cao tuổi bị ảnh hưởng sức khỏe do hành vi vi phạm

Đối chiếu với quy định trên thì tùy tính chất và mức độ hành vi vi phạm, anh

B sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cản trởngười cao tuổi sống chung với con, cháu hoặc sống riêng

16 Bà Ph, 68 tuổi, thường trú tại xã ĐM, huyện QĐ có hai người con là

H và M Do chị M đi lấy chồng xa, nên bà sống với anh H Tuy nhiên, anh H

đã không thực hiện nghĩa vụ chăm sóc mẹ dù bà thương xuyên đau yếu Đề nghị cho biết, hành vi của anh H bị xử phạt như thế nào?

Điều 19 Nghị định số 130/2021/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm quy định

về nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng người cao tuổi bị xử phạt như sau:

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong cáchành vi sau đây:

+ Không thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng người cao tuổi theo quyđịnh của pháp luật;

+ Không thực hiện đầy đủ cam kết theo hợp đồng dịch vụ đã ký kết để chămsóc người cao tuổi theo quy định của pháp luật;

+ Lợi dụng việc chăm sóc, phụng dưỡng người cao tuổi để trục lợi

Căn cứ quy định trên, hành vi của anh H sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồngđến 10.000.000 đồng

17 Đề nghị cho biết, hành vi kích động, xúi giục người khác thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đối với người khuyết tật, người cao tuổi bị xử phạt như thế nào?

Trang 36

Khoản 1 Điều 20 Nghị định số 130/2021/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ

5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi kích động, xúi giục người khác thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đối với người khuyết tật, người cao tuổi.

18 Công an phường ĐB, thành phố X đã điều tra và tìm ra bố mẹ của cháu bé bị bỏ rơi trước cửa Trung tâm nuôi dưỡng trẻ em mồ côi Được biết, khi sinh ra, cháu bé bị khuyết tật ở tay nên bố mẹ không muốn nuôi và đã bỏ cháu vào trung tâm Xin hỏi, hành vi bỏ rơi con của bố mẹ cháu bé bị xử lý như thế nào?

Điều 21 Nghị định số 130/2021/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm quy định

về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em bị xử phạt như sau:

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong cáchành vi sau đây:

+ Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ, tráchnhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em trừ trường hợp bị buộcphải tạm thời cách ly trẻ em hoặc trẻ em được chăm sóc thay thế theo quy định củapháp luật;

+ Cha mẹ, người chăm sóc trẻ em không quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ

em, không thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôidưỡng trẻ em hoặc bỏ mặc trẻ em tự sinh sống, cắt đứt quan hệ tình cảm và vậtchất với trẻ em hoặc ép buộc trẻ em không sống cùng gia đình, trừ trường hợp bịbuộc phải tạm thời cách ly trẻ em hoặc trẻ em được chăm sóc thay thế theo quyđịnh của pháp luật

- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với cha, mẹ, ngườichăm sóc trẻ em có hành vi cố ý bỏ rơi trẻ em

Như vậy, căn cứ quy định trên, hành vi của bố mẹ cháu bé sẽ bị phạt tiền từ20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng

19 Gần đây, qua báo đài tôi được biết có nhiều vụ việc bạo lực với trẻ

em diễn ra nhiều vùng miền trên cả nước Vậy xin hỏi pháp luật quy định xử phạt hành chính đối với các hành vi bạo lực với trẻ em như thế nào?

Điều 22 Nghị định số 130/2021/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính đối với

vi phạm quy định về cấm bạo lực với trẻ em như sau:

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong cáchành vi vi phạm sau đây:

+ Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống

ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác vớitrẻ em;

Trang 37

+ Gây tổn hại về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng mạ, chửimắng, đe dọa, cách ly ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em;

+ Cô lập, xua đuổi hoặc dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em gây tổnhại về thể chất, tinh thần của trẻ em;

+ Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vậtlàm trẻ em sợ hãi, tổn hại về tinh thần

- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữabệnh (nếu có) cho trẻ em; Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe trẻ em

Ngoài ra, tùy tính chất, mức độ và hậu quả của hành vi vi phạm, người viphạm còn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội hành hạ người khác, tội cố ý gâythương tích hoặc các tội khác theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổinăm 2017

20 Cháu T 13 tuổi ở cạnh nhà bà H thường bị bố bắt làm công việc gia đình quá sức, nhiều khi phải nghỉ học để làm Bà H đã nhiều lần góp ý nhưng

bố cháu T nói đó là việc của gia đình không ai có quyền can thiệp Đề nghị cho biết, hành vi của bố cháu T bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bóc lột sứclao động; không phải lao động trước tuổi, quá thời gian hoặc làm công việc nặngnhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật; không bị bố trí công việchoặc nơi làm việc có ảnh hưởng xấu đến nhân cách và sự phát triển toàn diện củatrẻ em (Điều 26 Luật Trẻ em)

Bóc lột trẻ em là hành vi bắt trẻ em lao động trái quy định của pháp luật về

lao động; trình diễn hoặc sản xuất sản phẩm khiêu dâm; tổ chức, hỗ trợ hoạt động

du lịch nhằm mục đích xâm hại tình dục trẻ em; cho, nhận hoặc cung cấp trẻ em đểhoạt động mại dâm và các hành vi khác sử dụng trẻ em để trục lợi (Khoản 7 Điều

4 Luật Trẻ em)

Khoản 1 và điểm b khoản 5 Điều 23 Nghị định số 130/2021/NĐ-CP quyđịnh phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành visau đây:

- Bắt trẻ em làm công việc gia đình quá sức, quá thời gian, ảnh hưởng đếnviệc học tập, vui chơi, giải trí, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ em;

- Tổ chức, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn

- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữabệnh (nếu có) cho trẻ em đối với hành vi vi phạm nêu trên

Như vậy, căn cứ quy định trên, hành vi của bố cháu T sẽ bị phạt tiền từ3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng Đồng thời, phải chịu mọi chi phí để khámbệnh, chữa bệnh (nếu có) cho cháu T đối với hành vi vi phạm

Trang 38

21 Lợi dụng A là học sinh lớp 7 đang có mâu thuẫn với B – bạn học cùng trường Ông C đã rủ rê, xúi giục, kích động A phát tán tờ rơi khắp trường tung tin xúc phạm danh dự của bố mẹ B Ngay sau đó, A đã bị ban giám hiệu gọi lên hỏi và A khai rằng toàn bộ sự việc là do ông C xúi giục, ông

C chuẩn bị tờ rơi và sai A đi phát trong trường Vậy xin hỏi, hành vi của ông

C bị xử phạt hành chính như thế nào?

Điều 24 Nghị định số 130/2021/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính đối với

vi phạm quy định về cấm sử dụng, rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ

dỗ, ép buộc trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xúc phạm danh dự, nhânphẩm người khác như sau:

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong cáchành vi sau đây:

+ Sử dụng trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xúc phạm nhânphẩm, danh dự của người khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

+ Rủ rê trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xúc phạm nhân phẩm,danh dự của người khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

+ Xúi giục, kích động trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xúc phạmnhân phẩm, danh dự của người khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hìnhsự;

+ Lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xúcphạm nhân phẩm, danh dự của người khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệmhình sự;

+ Ép buộc trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xúc phạm danh dự,nhân phẩm người khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự

- Biện pháp khắc phục hậu quả:Buộc chịu mọi chi phí khám bệnh, chữa bệnh(nếu có) cho trẻ em đối với hành vi vi phạm

22 Chị H đưa con gái 5 tuổi đến bệnh viện P để khám vì sốt Mẹ con chị

đã ngồi chờ từ sáng nhưng đến trưa vẫn chưa được vào khám vì chị H không mang theo thẻ bảo hiểm y tế Vậy đề nghị cho biết hành vi không ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em sẽ bị xử lý như thế nào?

Khoản 2 Điều 25 Nghị định số 130/2021/NĐ-CP quy định phạt tiền từ3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- Không thực hiện, cản trở phụ nữ mang thai tiếp cận dịch vụ y tế để được tưvấn sàng lọc, phòng ngừa các bệnh tật bẩm sinh cho trẻ em;

Trang 39

- Không chấp hành các quyết định, biện pháp, quy định của cơ quan, cá nhân

có thẩm quyền để bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe của trẻ em;

- Áp dụng phong tục, tập quán có hại, ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em;

- Không ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em

Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 130/2021/NĐ-CP quy định mức phạt tiền đốivới mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này làmức phạt đối với cá nhân vi phạm, trừ quy định tại các Điều 8, 9, 12, 13, 14, khoản

1 Điều 16, Điều 33 và khoản 2 Điều 36 của Nghị định này Mức phạt tiền đối với

tổ chức vi phạm gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm

Như vậy, hành vi của bệnh viện P sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến10.000.000 đồng

23 Với suy nghĩ con gái không cần học nhiều nên anh V đã bắt con gái mình nghỉ học khi học xong cấp 2, mặc dù cháu rất thích đi học Vậy xin hỏi, hành vi ép con nghỉ học của anh V sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Điều 26 Nghị định số 130/2021/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm quy định

về quyền được giáo dục của trẻ em bị xử phạt như sau:

- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành

vi sau đây:

+ Hủy hoại sách, vở, đồ dùng học tập của trẻ em;

+ Cố ý không thực hiện nghĩa vụ đóng góp cho việc học tập của trẻ em theoquy định của pháp luật;

+ Không bảo đảm thời gian, điều kiện học tập cho trẻ em

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi cản trởviệc đi học của trẻ em

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi dụ dỗ, lôikéo, ép buộc trẻ em bỏ học, nghỉ học

Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi của anh V sẽ bị phạt tiền từ3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

24 Anh D là chủ cở sở sản xuất hàng mây tre đan Hiện tại, anh đang cần nhiều lao động để làm các công đoạn nhỏ, vì để tiết kiệm chi phí nhân công nên anh cho tiền, mua bánh kẹo để dụ dỗ các cháu bỏ học đến làm cho anh Đề nghị cho biết, việc làm của anh D có vi phạm pháp luật không? Nếu

có thì mức xử phạt như thế nào?

Trang 40

Khoản 3 Điều 26 Nghị định số 130/2021/NĐ-CP quy định phạt tiền từ3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc trẻ em

bỏ học, nghỉ học

Như vậy, trẻ em có quyền được học tập Pháp luật nghiêm cấm các hành vicản trở việc học tập của trẻ em như lợi dụng uy tín, dùng vũ lực, đe dọa dùng vũlực hoặc sử dụng vật chất, uy quyền để dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc trẻ em bỏ học, nghỉhọc Do đó, anh D dùng tiền, bánh kẹo để dụ dỗ trẻ em bỏ học làm việc cho mình

là hành vi vi phạm pháp luật Đối với hành vi vi phạm này, anh D có thể bị phạttiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

25 H (13 tuổi) hát hay nên được cô giáo chủ nhiệm lớp cử đi tham gia các hoạt động văn nghệ của trường Tuy nhiên, bố mẹ của H không cho phép

em tham gia những hoạt động văn nghệ đó vì cho rằng những hoạt động văn nghệ sẽ làm ảnh hưởng đến việc học của em Vậy xin hỏi, việc ngăn cấm đó của bố mẹ H bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Khoản 1 Điều 27 Nghị định số 130/2021/NĐ-CP quy định phạt tiền từ500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- Cản trở trẻ em tham gia các hoạt động xã hội phù hợp với độ tuổi, mức độtrưởng thành, nhu cầu, năng lực của trẻ em, trừ trường hợp vì lợi ích tốt nhất củatrẻ em;

- Cản trở trẻ em bày tỏ ý kiến, nguyện vọng và tham gia vào các vấn đề vềtrẻ em;

- Cản trở quyền giữ gìn, phát huy bản sắc;

- Cản trở quyền vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa, nghệthuật, thể dục, thể thao, du lịch theo quy định của pháp luật

Như vậy, căn cứ quy định trên, việc ngăn cấm của bố mẹ H là không đúngquy định của pháp luật Hành vi của bố mẹ H sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến1.000.000 đồng

26 Đề nghị cho biết quy định mức xử phạt đối với vi phạm quy định về

hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị xâm hại hoặc trẻ em có nguy cơ bị bóc lột, bạo lực, bỏ rơi và có nguy cơ bị xâm hại khác được quy định như thế nào?

Điều 28 Nghị định số 130/2021/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính đối với

vi phạm quy định về hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em

bị xâm hại hoặc trẻ em có nguy cơ bị bóc lột, bạo lực, bỏ rơi và có nguy cơ bị xâmhại khác như sau:

Ngày đăng: 02/10/2024, 03:36

w