1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Dân tộc học: Thích ứng về vai trò giới của vợ chồng trẻ nhập cư tại Thành phố Hồ Chí Minh (nghiên cứu trường hợp dân nhập cư ở Quận 9)

358 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

các ngành khoa học xã hội khác khi nghiên cứu con người trong bối cảnh đô thị nóiriêng và bối cảnh xã hội nói chung.Từ phương pháp nghiên cứu mang tính đặc thù nảy của nhân học, chúng tô

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA THÀNH PHÔ HO CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM THỊ TÂM

(Nghiên cứu trường hợp dân nhập cư ở quận 9)

LUẬN ÁN TIEN SĨ DAN TỘC HỌC

Thành phó Hồ Chí Minh - năm 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUÓC GIA THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM THỊ TÂM

(Nghiên cứu trường hop dân nhập cư ở quận 9)

LUẬN ÁN TIEN SĨ DAN TỘC HỌC

1 PGS.TS NGUYEN VĂN TIEP

2 PGS.TS LÊ THANH SANG

3 PGS.TS LÂM NHÂN

Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2023

Trang 3

MỤC LỤC

0/09/9000 — Ô iDANH MỤC TU VIET TAT.u cccssssessssssessssssesssssssssessnsssessnssscsessssecssessessscssesssceseesscess iii

DANH MỤC BANG SỐ LIEU ccssssssssssssssssscsscsnscssssascsnscascsnscascsnscassenscsscsascascenscsscenses v

DANH MUC BIEU DO ccssssssssssssssssssssssscsscsscssessessessssssssussussssessssssscescescsscesecsesssssscens vi

0790800901075 ,Ô 1

1 Lý do — mục đích nghiÊn CỨU -ó- 5 6 22135191 531 1 911 11v ng ng nh cư 1

2 Muc ái ¡03:00 0n 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên Cứu - 2© £++£+E£+E++EEE+EEtEEE+EEtEEEtrkezreerxerrree 4

4 Y nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn -2- 2-2522 E+E£+E2EE+E2EE2EE2EEerxerxered 6

5 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu ¿- 2 ©¿++++++EE£EE++EEtEE++EEzEeerkerrerrkerrree 7

1.2 Đặc điểm nhân khẩu khách thé nghiên cứu 2-2 2 s2 x+zxzxzxzxzzse2 59

Tiểu kết Chương L - +: 2+2++2EE+EE2EEEEEEE171127171127121127121111 2111.1111 xe 68

o:0019) 1e .- 69

QUAN NIEM VE VAI TRÒ, CHUAN MỰC NGƯỜI VO, NGƯỜI CHONG

TRONG GIA DINH VO CHONG TRE NHAP CƯ 5- <5 s<esssese 69

2.1 Quan niệm vai trò, chuân mực về người chồng -2- 5552 5522522522552 69

2.2 Quan niệm vai trò, chuẩn mực về TBƯỜI VỢ, G- SG SH HH ưy 83

2.3 Sự kỳ vọng và xung đột vai trò trong gia đình - - 5 +5 s++x£+s+sesseesereses 89Tiểu kết Chương 2 c.ccecccscscssesssesssessecssessesssessesssessssssesssessessusssessuessesssessesssessecssessessseess 97

Trang 4

CHUONG 3 THỰC TRANG THICH UNG VAI TRÒ GIỚI TRONG GIA ĐÌNH

VO CHONG TRE NHAP CƯ - 5< °°s°©Ss+sE+s£EseExseEseEverseerserssrrssrse 99

3.1 Thich ứng vai trò giới trong lĩnh vực sản xuất tao thu nhập - 1003.2 Thich ứng vai trò giới trong lĩnh vực tái sản xuất -2- 2+©cz+cxc+zeccxd 112

3.3 Thích ứng vai trò giới trong hoạt động sinh hoạt cộng đồng -. 121

Tiểu kết Chương 3 - - 2 ¿5£ z+E19EE9EEEEEEEEEEXE21211211211211211211111171 11 1111 xe 133

CHƯƠNG 4 YEU TO TÁC ĐỘNG DEN SỰ THÍCH UNG VE VAI TRÒ GIỚI

VÀ GIỮ GÌN HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH CỦA VỢ CHÒNG TRẺ NHẬP CƯ 135

4.1 Yếu tố tác động đến sự thích ứng về vai trò giới -¿- 2 cz+cs+sz+cxe¿ 135

4.2 Sự thích ứng vai trò giới của các cặp vợ chồng trẻ trong việc giữ gìn hạnh phúc

1A GIN 0 5 147

0n ,ÔỎ 153

1 Những phát hiện chính từ kết quả nghiên cứu 2 2 s2 s++£++zx+zxe+se+ 153

2 Han ché Su 0 NNẽ" 163

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BO LIEN QUAN DEN LUẬN ÁN 165

TÀI LIEU THAM KHẢO 5-5 ©s<ss+vss£EseeEsserssersserssersserrssrrssrrse 166

1 Tư liệu của các tác Bia trong THƯỚC 5 5< 12x 111211 91 21 E1 vn ng re 166

2 Tư liệu của các tác gid NƯỚC TIØOÀÌ - - Ăn HT net 173

0:60:00 = 176

PHU LUC cescssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssessssssssssessssssssssssssssssssessssssess 178

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIET TAT

Số thứ tự Từ viết tắt Từ đầy du

01 AAV Tô chức ActionAid Việt Nam

02 ADB Ngân hàng Phát triển châu Á

03 ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á

04 CNH Công nghiệp hóa

05 CS Cơ sở

06 DLC Độ lệch chuẩn

07 DTB Điểm trung bình

08 HĐH Hiện đại hóa

09 ILO Tố chức Lao động quốc tế

10 IOM Tổ chức Di cư quốc tế

16 RIM Phuong phap danh gia nhanh

17 SXKD San xuất kinh doanh

Trang 6

DANH MỤC BẢNG SÓ LIỆU

Bảng 1 1 Đặc điểm nhân khâu mẫu nghiên cứu 2-2-2 s2 s+z+£+zxezxz2sz+2 62

Bảng 2 1 Quan niệm về vai trò, chuân mực người chồng phân theo giới tính 70

Bang 2 2 Quan niệm về vai trò, chudn mực người chồng 2-52 5255252: 72 Bảng 2 3 Quan niệm về vai trò, chuẩn mực người chồng phân theo nơi xuất cư 74

Bảng 2 4 Quan niệm về người chủ gia đình phân theo giới tính . - 77

Bang 2 5 Quan niệm về người chủ gia đình phân theo trình độ hoc vấn 80

Bang 2 6 Quan niệm về vai trò, chuân mực người vợ phân theo giới tính 84

Bảng 2 7 Quan niệm về vai trò, chuân mực người vợ phân theo nơi xuất cư 84

Bang 2 8 Quan niệm về vai trò, chuân mực người vợ phân theo trình độ học van 86

Bảng 3 1 Nghề nghiệp chính của vợ va chồng phân theo giới tính - 101

Bảng 3 2 Kiểm định Chi bình phương các yếu tỐ : 2 522++£2zz+£x2zzeei 105 Bảng 3 3 Mức độ đồng ý với nhận định “Người phụ nữ cũng cần đóng góp thu nhập 2/10854/28:01/1, WEEENNaễú 108

Bảng 3 4 Mức độ đồng ý của người trả lời về các nhận định -: 116

Bảng 3 5 Mức độ đồng ý với nhận định “Công việc nội trợ là của riêng người phụ nit” theo trình độ học van và nơi xuất cư của TIBƯỜI VỢ SĂ S32 sserserserree 117 Bảng 3 6 Người đi họp, tham gia sinh hoạt khu phố, cộng đồng theo ý kiến trả lời của người chồng và người VO veccecceecsesssessesssessesssecsesssecsssssecssessecsusssessuessessuessessuessesseeesessses 122 Bảng 3 7 Ảnh hưởng của số con trong gia đình tới mức độ tương tác với hàng xóm, [oNo ¡0u 124

Bang 3 8 Ảnh hưởng của độ tuôi người trả lời tới mức độ tương tác với hàng xóm, KAU dAN CU 0 125

Bang 3 9 Mức độ anh hưởng của các yếu tố Qui mô gia đình và Thu nhập đến việc tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí của vợ/chồng 2-2-5 scxccxccs2 131 Bảng 4 1 Nghề nghiệp chính của vợ và chồng phân theo giới tinh 145

Bang 4 2 Mức độ đồng ý về các nhận định phân theo giới tính - 144

Trang 7

DANH MỤC BIEU DO

Biểu đồ 2 1 Người chủ trong gia đình theo ý kiến người trả lời -. - 75

Biểu đồ 2 2 Lý do người vợ quan niệm người chồng là người chủ trong gia đình 82

Biểu đồ 2 3 Những áp lực, khó khăn trong cuộc sống gia đình theo giới tính 91

Biểu đồ 3 1 Mức độ đóng góp thu nhập của vợ chồng phân theo giới tính 104

Biểu đồ 3 2 Phân công công việc theo giới trong gia đình -. -s:-+-: 113 Biểu đồ 3 3 Mức độ tham gia họp tổ dân phố trong gia đình . - 126

Biểu đồ 3 4 Các hoạt động vui chơi, giải trí của vợ chồng trẻ nhập cư 129

Biểu đồ 4 1 Những hạn chế của phụ nữ khi tham gia hoạt động ngoài xã hội 144

Trang 8

DẪN LUẬN

1 Lý do — mục đích nghiên cứu

Di cư nông thôn — đô thị là kênh có tác động mạnh làm chuyên đổi cơ cấu kinh

tế theo lao động vốn đang còn lạc hậu theo hướng hiện đại hóa, nâng cao năng suất laođộng, là con đường phát triển nhanh và bền vững ở nước ta, đồng thời là một trongnhững giải pháp giảm nghèo đối với nơi xuất cư Cũng như các quốc gia khác trên thếgiới, việc người dân di cư đến thành phố là một hiện tượng tat yếu trong quá trình đôthị hóa ở xã hội Việt Nam Năm 2014, Việt Nam có khoảng 6,9 triệu người từ 5 tuditrở lên thay đổi noi cư trú tới dia điểm khác trong thời gian từ năm 2009-2014 (tươngđương với khoảng 7,92% tổng số dân) Con số này tăng gần 50% so với giai đoạn

1994-1999 (4,5 triệu người) Đến năm 2015, cả nước có 10,2 triệu người di dân nội

tinh và liên tinh, cứ 3 hộ gia đình thì có 2 người di dân (Tống Cục thống kê, 2015: 28).Với nguồn lao động déi dào từ nông thôn, kinh tế - xã hội khu vực thành thị phát triển

do được đáp ứng nguồn lao động cho các khu công nghiệp đồng thời đa dạng hóa các

ngành dịch vụ, giải trí Tuy nhiên, hiện trạng dân nhập cư đông ở thành thị cũng đặt ra

nhiều vấn đề xã hội Lao động, việc làm, hôn nhân, gia đình, mối quan hệ xã hội của

người dân nhập cư trở thành mối quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, dưới nhiều góc

độ khác nhau Nhân học, với cách tiếp cận của mình, có thể tiến hành song song các nghiên cứu có cùng chủ đề nhưng theo những cách đặt vấn đề và các phương pháp thu

thập thông tin tại những “địa điểm”, ở những cấp độ quan sát khác nhau Dữ liệu cần thiết

của các miêu tả dân tộc học sẽ cho chúng ta một số hiểu biết phức tạp hơn về sự khác biệt

của con người trong không gian đô thị Thông tin trong nghiên cứu nhân học đô thị sẽ trả

lời cho câu hỏi cá nhân đó nói những điều gì hoặc làm những điều gì, với ai và tại sao? Từ

đó chúng ta sẽ hiểu được những lý do mà cá nhân đó hành động như vậy, chứ chúng

ta không nhằm tìm hiểu bao nhiêu người có hành động giống như cá nhân đó, haytan suất của hành động đó Đây chính là điểm khác biệt lớn nhất của nhân học so với

Trang 9

các ngành khoa học xã hội khác khi nghiên cứu con người trong bối cảnh đô thị nóiriêng và bối cảnh xã hội nói chung.

Từ phương pháp nghiên cứu mang tính đặc thù nảy của nhân học, chúng tôi

nhận thấy việc nghiên cứu sự thích ứng về vai trò giới của các đôi vợ chồng trẻ tronggia đình nhập cư tại một quận có tỷ lệ dân nhập cư tương đối cao ở Thành phố HồChí Minh là hoàn toàn có thể Nói đến vai trò giới là chúng ta đề cập đến một nộidung trong nghiên cứu mỗi quan hệ giữa nam và nữ trong xã hội Vai trò giới đượcđịnh hình qua quá trình xã hội hóa Nó không bắt biến mà biến đổi tùy thuộc vào bốicảnh văn hóa — xã hội khác nhau Vai trò giới là các hoạt động và công việc cụ thể màphụ nữ và nam giới đang làm Các hoạt động và công việc có thể chia làm 3 loại: vaitrò sản xuất, vai trò tái sản xuất và vai trò tham gia sinh hoạt cộng đồng Qua thời gian,cấu trúc và quan hệ giới trong gia đình có sự thay đổi do gia đình phải đối mặt vớikhông ít thách thức khách quan như dịch bệnh, biến đổi khí hậu và rủi ro thiên tai,thiếu việc làm và nhiều vấn đề khác Phụ nữ và nam giới đều phải đương đầu vớinhững khó khăn trong việc thực hiện vai trò và chức năng gia đình Bối cảnh xã hội đôthị ở Việt Nam van còn tồn tại nhiều vấn dé bat cập liên quan đến việc thực hiện vai trògiới trong gia đình (Lê Ngọc Văn, 2011) Sự tham gia không bình dang Vào công việcgia đình; định kiến giới gắn phụ nữ với vai trò gia đình, coi việc nội trợ, chăm sóc giađình, nuôi dạy con cái là của phụ nữ, bất bình đăng giới trong lao động, việc làm, thunhập; quyền quyết định của phụ nữ trong gia đình còn hạn chế; tồn tại bạo lực trong giađình là những nội dung được đề cập nhiều trong các nghiên cứu về giới và gia đình ởViệt Nam (Trần Thị Vân Anh, 2001; Đặng Cảnh Khanh, 2003; Vũ Tuấn Huy, 2004)

Hiện trạng này dẫn tới những khác biệt trong cuộc sống về xu hướng, định hướng giá

trị và lựa chọn giá trị của giới nam và giới nữ Đặt trong môi trường xã hội đa số dânnhập cư thì những biến đổi xoay quanh mối quan hệ các thành viên trong gia đình rấtcần được nghiên cứu, tìm hiểu Khi nhập cư tại thành phố Hồ Chí Minh, những vai trò

giới được định hình qua quá trình xã hội hóa của cả nam và nữ đã thay đổi hay thích

Trang 10

ứng như thé nào? Mỗi cá nhân người vợ hay người chồng trẻ từ những vùng của Tổquốc có những quan niệm, thái độ và ứng xử về vai trò giới trong gia đình ra sao? Bốicảnh xã hội đô thị và cuộc sống nhập cư đã tác động đến những tư tưởng về vai trò giớitruyền thống trước đây và hiện nay như thế nào? Đó chính là lý do chúng tôi chọn đềtài “Thích ứng về vai trò giới của vợ chong trẻ nhập cư tại Thanh phố Hồ Chí Minh(Nghiên cứu trường hợp dân nhập cư ở quận 9)” để nghiên cứu.

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Nhận diện hiện trạng quan điểm về chuẩn mực giới, vai trò giới truyền thống

của các cặp vợ chồng trẻ nhập cư; luận giải nguồn gốc những chuẩn mực giới, vai tro

giới truyền thống: phân tích mức độ anh hưởng của chúng tới ứng xử giữa các cặp vochồng trẻ nhập cư hiện nay

- Phân tích và đánh giá thực trạng thích ứng vai trò giới của các cặp vợ chồng

trẻ nhập cư tại quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh qua ba loại hình hoạt động: Sản xuất

tạo thu nhập, Tái sản xuất và Sinh hoạt cộng đồng Bên cạnh đó, phân tích bối cảnh xã

hội đô thị và cuộc sống nhập cư đã tác động như thế nào đến những tư tưởng về vai trò

giới truyền thống trước đây và hiện nay của các đôi vợ chồng trẻ nhập cư được tập

trung làm ro.

- Lý giải những yếu tố anh hưởng đến quá trình thích ứng vai trò giới của cáccặp vợ chồng trẻ, đồng thời dự báo những khó khăn, bat lợi trên khía cạnh giới từ quá

trình thích ứng này.

Trang 11

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Thích ứng về vai trò giới của vợ chồng trẻ nhập cư tại Thành phố Hồ Chí Minh,

Nghiên cứu trường hợp dân nhập cư ở quận 9.

3.2 Khách thể nghiên cứu

Khách thé nghiên cứu của dé tài là những đôi vợ chồng trẻ có độ tuổi từ 35 trởxuống, mới kết hôn lần đầu, thời gian kết hôn từ một đến dưới năm năm và sinh sống

ồn định tại TPHCM có thời gian từ sáu tháng đến 10 năm Ngoài ra, dé khái quát hơn

về đời sống hôn nhân của các gia đình vợ chồng trẻ khi tham gia các hoạt động tại cộngđồng khu phố, mức độ xảy ra các vấn đề mâu thuẫn/ xung đột vợ chồng cần đến chính

quyền địa phương can dự thì chúng tôi cần đến thông tin chia sẻ của các tô trưởng khu

phó, cán bộ ban văn hóa gia đình tại phường Do đó, đây cũng được coi là nhóm khách

thé nghiên cứu trong dé tài này

3.3 Pham vi nghiên cứu

- Phạm vi thời gian: Chúng tôi thực hiện khảo sát tại cộng đồng bắt đầu từ tháng 2 năm

2019 Thời điểm này xác định bối cảnh nghiên cứu là tại cộng đồng quận 9, TPHCMnói riêng và xã hội Việt Nam nói chung đang chuyên dịch từ nền kinh tế truyền thốngsang nền kinh tế thị trường Dấu mốc thời gian quan trọng là kết quả tác động từ quátrình đô thị hóa tại quận 9 đã được trên dưới 20 năm (tính từ năm 1999 đến năm 2019)

- Phạm vi không gian: Theo kết quả Tổng điều tra dân số nhà ở 1/4/1999, TPHCM thì

10 quận huyện có tỷ lệ dân nhập cư đông nhất là quận Tân Bình, quận Gò Vấp, quận

Thủ Đức, huyện Bình Chánh, quận Bình Thạnh, quận 9, quận 12, quận 10, quận 8,

quận 3 Theo số liệu quản lý cư trú thực tế năm 2019, số liệu cư trú thực tế có độchênh so với điều tra dân số và nhà ở năm 1999, cơ bản cũng phản ánh mức độ tươngđồng sự tăng giảm theo khu vực Tỷ lệ tăng bình quân toàn Thành phố là 29%/10 năm,song ở từng địa bàn quận, huyện có thay đổi chút ít Theo đó có thê thấy một số quận

có tỷ lệ dân số tăng cao 10 năm qua như: Nhà Bè (109%), Bình Chánh (71%), Quận 9

Trang 12

(62%), Quận 2 (58%), Quận 7 (54%), Hóc Môn (46%) Quận 9 là quận có tỷ lệ dân

nhập cư tương đối cao, là quận có tỷ lệ phần trăm số dân nhập cư so với dân số của

quận huyện đứng hàng thứ 3 trong tổng số 24 quận huyện" Đây là quận ven nội thành,

quận mới nơi đang được đô thị hóa mạnh, đang phát triển công nghiệp, phát triển cáckhu đô thị hóa mới Các cơ sở công nghiệp xí nghiệp, tiểu thủ công nghiệp mới củaTPHCM dang cần nhiều lao động Quận 9 lại rất gần các đầu mối giao thông vận tảiquan trọng, được kết nối bởi tuyến Xa lộ Hà Nội hiện hữu, hưởng lợi trực tiếp từ tuyếnMetro Bến Thành - Suối Tiên vào trung tâm thành phố Thêm vào đó, nhờ gần kềtuyến cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây và trục quốc lộ Bắc Nam nên từ đâycũng có thé dé dàng di chuyển đến các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên Ngoài ra,tuyến đường Vành đai 3 (Mỹ Phước - Tân Vạn - Nhơn Trạch) sẽ giúp lưu thông từThành phố mới Bình Dương - TPHCM - Thành phố Nhơn Trạch được xuyên suốt”.Những thuận lợi về không gian địa lý tạo đà thu hút dân cư tập trung đề sinh sống bằng

đủ các loại hình nghề nghiệp từ buôn bán, bốc xếp, đạp xích lô xe ôm đến dịch vụ ăn

uống, giải trí Hơn nữa, diện tích đất dé xây nhà trọ rất rộng, giá thuê nhà tương đối rẻ.

Ở quận 9, người nhập cư vẫn có thé tìm kiếm được việc làm ở những quận nội thành

kế cận như quận 1, quận 2, quận 7 Do đó, dân nhập cư tập trung đông tại quận 9 xuất

phát từ các yếu tố hoàn toàn mang tính khách quan Việc chọn nghiên cứu tại quận 9

cũng xuất phát từ nguyên do là chúng tôi có điều kiện thuận lợi khi sinh sống ở đâytrong một thời gian dài (từ năm 2003) Việc tham gia sinh hoạt tại cộng đồng tạo thuậnlợi cho chúng tôi là thấy rõ những biến chuyển các mặt của đời sống theo thời gian,

đồng thời chúng tôi cũng đã thiết lập được những mối quan hệ nhất định trong cộng

đồng Điều này rất hữu ích khi chúng tôi tiếp xúc các nhóm khách thê nghiên cứu hoặckhi cần những thông tin về mặt định lượng cũng như định tính cho nghiên cứu này

- Pham vi nội dung: Trong khuôn khổ mục tiêu nghiên cứu của luận án, chúng tôi tậptrung vào nội dung của khái niệm thích ứng vai trò giới, cu thé đó là tìm hiểu cách thức

tô chức mái âm trong gia đình trẻ, quan niệm về vai trò giới trong gia đình, thực trạng

Trang 13

vai trò giới qua ba loại hình hoạt động: Sản xuất tạo thu nhập, Tái sản xuất và Sinhhoạt cộng đồng.

4 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

4.1 Ý nghĩa khoa học

Nghiên cứu dé tài: “Thích ứng về vai trò giới của vợ chong trẻ nhập cư tạiThanh pho Hô Chi Minh (nghiên cứu trường hợp dân nhập cư ở quận 9)” có ý nghĩakhoa học góp phần cung cấp thêm nguồn luận cứ khoa học về chủ đề nghiên cứu Điềunày bồ sung, kiêm chứng cho những lý thuyết mà chúng tôi sử dụng trong luận án Cụthé, với lý thuyết Chức năng — cấu trúc của Nhân học xã hội Anh, chúng tôi xem xét sựsắp xếp tổ chức phân công lao động giữa người vợ và người chồng trong gia đình nhưthế nào Liệu rằng chức năng giới được qui định một cách tự nhiên sinh học, bam sinhtạo nền tảng cho sự phân công lao động trong xã hội phải được tôn trọng và tuân theo

sự hợp lý của tự nhiên hay không? Những yếu tố khách quan và chủ quan tác động đến

sự thích ứng vai trò giới trong gia đình vợ chồng trẻ nhập cư được xem xét theo hướngtiếp cận lý thuyết thích ứng trong di dân, đồng thời khang định giới tính và giới đều lànhững sản phẩm do xã hội kiến tạo theo thuyết kiến tạo xã hội

4.2 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của đề tài tạo điều kiện cho người đọc hiểu thêm về quan

điểm, suy nghĩ, thái độ và cách ứng xử về vai trò giới của các đôi vợ chồng trẻ trongcác gia đình nhập cư tại quận 9, TPHCM Những kết quả nghiên cứu này, sau khi đượcHội đồng khoa học chuyên môn thầm định có thé làm tư liệu và ví dụ thực tiễn chonhững trao đôi học thuật liên quan; đồng thời những ai có nhu cầu, quan tâm đón nhận

tham khảo, bình luận và mở rộng các hướng nghiên cứu sâu rộng hơn đều được khuyến

khích tiếp nhận O một ý nghĩa thực tiễn khác, dữ liệu nghiên cứu từ dé tài có thé bốsung cho hệ thống những kiến thức chuyên ngành Dân tộc học và Xã hội học về lĩnhvực xem xét khía cạnh giới, bình đăng giới trong các gia đình nhập cư hiện nay từ quan

Trang 14

điêm, nhận thức của các đôi vợ chông trẻ băng cách làm giàu thêm ví dụ sinh động từ

thực tiễn và các dự báo khoa học

5 Câu hỏi va giả thuyết nghiên cứu

Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu, những câu hỏi và giả thuyết nghiên cứuchúng tôi đưa ra là định hướng cho quá trình nghiên cứu đề tài này

5.1 Câu hoi nghiên cứu

- Chuẩn mực giới, vai trò giới trong quan niệm truyền thống của các cặp vợchồng trẻ nhập cư tại quận 9, thành phố Hồ Chí Minh như thế nào? Liệu rằng quanniệm truyền thống người chồng là trụ cột kinh tế gia đình còn người vợ đảm nhiệm vai

trò nội trợ, chăm sóc con cái vẫn còn ảnh hưởng mạnh trong tư tưởng, nhận thức và

hành vi trước bối cảnh nhập cư tại đô thị?

- Thực trạng thích ứng vai trò giới của các cặp vợ chồng trẻ nhập cư tại quận 9,TPHCM qua ba hoạt động: sản xuất, tái sản xuất và tham gia sinh hoạt cộng đồng códang tạo ra sự bất bình dang về giới hay không? Người vợ hay người chồng dang bị tôn

thương từ thực trạng này?

- Những yếu tố ảnh hưởng đến việc thích nghĩ, quá trình thương thảo, sắp xếp

vai trò dé tạo nên trật tự phân công vai trò giới trong gia đình là gì? Yếu tố sinh kế với

đặc điểm khả năng tạo thu nhập kinh tế của người vợ và người chồng ảnh hưởng như

thế nào đối với mô thức vai trò trong đời sống hôn nhân gia đình như: “Chồng đi làm

kiếm tiền, vợ ở nhà nội trợ, chăm sóc con cái”?

5.1 Giả thuyết nghiên cứu

a Những cặp vợ chồng trẻ nhập cư tại quận 9 trong nghiên cứu này đa phần

xuất từ nông thôn ra thành thị nên ít nhiều ảnh hưởng bởi quá trình xã hội hóa cá nhân

từ khung cảnh xã hội cô truyền Tuy nhiên, việc cư trú tại đô thị và việc kết hôn giữa

những người đến từ các vùng miền khác nhau đã tạo cho những cặp vợ chồng trẻ nhậnthức thoáng hơn so với thế hệ ông bà, cha mẹ họ về vai trò giới Mặc dù vậy, tiến trình

Trang 15

xã hội hóa cá nhân trong quá khứ ít nhiều còn ảnh hưởng mạnh mẽ về quan niệm vaitrò người vợ và người chồng truyền thống: người chồng là trụ cột kinh tế gia đình còn

người vợ đảm nhiệm vai trò nội trợ, chăm sóc con cái.

b Trong bối cảnh lao động, việc làm tại đô thị, cơ hội việc làm và thu nhập giúpcho nữ giới rút ngắn khoản cách với nam giới ít nhiều làm thay đổi theo hướng cânbăng hơn về vai trò giới trong việc phân công lao động trong gia đình nhưng gánh năng

vai trò kép của nữ giới vẫn còn như: vừa làm việc tạo thu nhập, vừa đảm bảo nội trợ và

chăm sóc con cái.

c Môi trường sống tại đô thị đã nảy sinh tính chất hoán đổi và cân bằng về vaitrò giới trong gia đình nơi các cặp vợ chồng trẻ Chính vì vậy yếu tô kinh tế - xã hội cóthé xem là điều kiện dé thay đổi trật tự phân công lao động theo giới trong gia đình

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Hướng tiếp cận và quy trình nghiên cứu

Đã từ lâu, gia đình là chủ đề thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoahọc theo hướng liên ngành và xuyên ngành như: Triết học, Kinh tế học, Sử học, Khảo

cố học, Dân tộc học, Tâm lý học, Xã hội học, Văn học, Giáo dục học, Sinh học, Văn

hóa học, Giới Vì là một đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau

nên nhu cầu phải liên kết các ngành khoa học lại với nhau để khái quát hóa chủ đề

nghiên cứu trên nhiều phương diện là điều cần thiết Với đề tài này, chúng tôi chọn

hướng tiếp cận nghiên cứu theo hướng liên ngành Xã hội học, Nhân học/Dân tộc hoc

và Kinh tế học Cụ thé hơn, dựa vào lối tiếp cận lý thuyết về định chế xã hội, chúng tôi

xem xét gia đình như là một hệ thống xã hội trong mối tương quan giữa cấu trúc xã hội

và năng lực cá nhân (người vợ - người chồng) trong cấu trúc xã hội đó Xét đưới góc

độ Xã hội học hay Nhân học, con người ít nhiều chịu ảnh hưởng bởi định chế xã hội, cá

nhân đi từ con người sinh vật sang con người xã hội do vai trò xã hội hóa con người

của gia đình Gia đình là cơ sở đầu tiên cho việc tái sản xuất ra con người và xã hội.Những chuẩn mực và định hướng giá trị tốt đẹp của gia đình không chỉ củng cố các

Trang 16

mối quan hệ gia đình mà còn kiến tạo một môi trường xã hội thuận lợi cho mỗi cá nhân

được phát triển hài hoà và toàn diện

Về hướng tiếp cận phương pháp nghiên cứu liên quan đến vai trò giới, chúng tôitiếp cận phương pháp nghiên cứu hỗn hợp (Mix Method), với hướng tiếp cận này,chúng tôi vận dụng sự linh hoạt kết hợp giữa hai phương pháp chính là định lượng vàđịnh tính Nghiên cứu định lượng với việc sử dụng bộ câu hỏi được thiết kế sẵn nhằmthu thập thông tin mô tả thực trạng, nắm bắt hiện tượng có tính qui luật Nghiên cứuđịnh tính với công cụ phỏng vấn sâu, quan sát tham dự, nghiên cứu trường hợp vớimong muốn trả lời các câu hỏi “như thế nào” hoặc “tại sao” khi dữ liệu định lượngchưa đủ sức khái quát Chúng tôi chú trọng đến việc kiểm tra giả thuyết như các phéptính số liệu nhưng ở mức độ vừa phải, thay vào đó, chúng tôi nhắn mạnh việc khai thácthông tin định tính, cụ thé từ một số trường hợp nghiên cứu điền hình nhằm tập trunghơn vào khám pha và mô tả dé đánh giá những tác động từ yếu tố kinh tế, xã hội đếnviệc thích ứng vai trò giới đồng thời kiểm định vai trò của chính sách bình đẳng giớitrong việc điều tiết phân công lao động cho từng giới tại khu vực được khảo sát Những

dữ liệu từ khảo sát bản hỏi và phỏng van sâu một mặt cung cấp được số liệu và dit liệu

cơ sở thực tế giúp khái quát hóa hiện trạng; một mặt cung cấp thông tin tiềm ân bên

trong về quan điểm, nhận thức, suy nghĩ, nhu cầu để chúng tôi bước đầu thêm cơ sởkhoa học hiểu được vì sao những người được hỏi họ suy nghĩ và hành động như vậy

6.2 Đối tượng và kỹ thuật kháo sát

6.2.1 Đối với nguồn dữ liệu định lượng:

- Dữ liệu định lượng: nguồn dữ liệu từ việc khảo sát ý kiến của khách thể nghiên cứuthông qua việc trả lời bản hỏi của những đôi vợ chồng trẻ có độ tuổi từ 35 trở xuống,mới kết hôn lần đầu, thời gian kết hôn từ một đến dưới năm năm và đang sinh sống tạiTPHCM có thời gian từ sáu tháng đến 10 năm

- Phương pháp chọn mẫu: như đã xác định, phạm vi không gian nghiên cứu của chúng tôi

là quận 9, TPHCM Quận 9 là quận có tỷ lệ dân nhập cư tương đối cao, tỷ lệ phần trăm

Trang 17

số dân nhập cư so với dân số của quận huyện đứng hàng thứ 6 trong tông số 10 quậnhuyện' Mức độ đô thị hóa toàn 13 phường trong quận khoảng 60%, các phường có

mức độ thị hóa khoảng 70% và lớn hơn như phường Tăng Nhơn Phú A, Tăng Nhơn

Phú B, Phước Long A, Phước Long B, Tân Phú Đây cũng chính là những phường có

tỷ lệ din nhập cư tương đối cao, khoảng trên 30% tông dân số trong phường

Ở đây, chúng tôi dựa trên danh sách dân nhập cư của 13 phường, ở thời điểmnghiên cứu là đầu năm 2019 Quá trình chọn mẫu như sau:

- Bước 1: Xác định phạm vi khảo sát là địa bàn 13 phường ở quận 9, TPHCM.

- Bước 2: Xác định số lượng đơn vị mẫu

Áp dụng công thức xác định cỡ mẫu trong sách “Các phương pháp nghiên cứu

trong nhân học” của H Russel Bernard (H Russel Bernard, 2007, tr 81).

X” NP(1-P)

Cỡ mau =

C7 (N-1)+X? P(1-P)

Với tông số hộ cả hai vợ chồng đều là người nhập cư trong toàn quận 2.909 hộ

Sau khi xem xét các tiêu chí: (a) Những đôi vợ chồng trẻ có độ tuổi từ 35 trở xuống,

(b) mới kết hôn lần dau, thời gian kết hôn từ một đến dưới năm năm và (c) thời gian nhập cư tại quận 9 từ sáu tháng đến 10 năm thì chúng tôi có được 425 hộ đáp ứng đầy

đủ các tiêu chí Áp dụng theo công thức trên ta có:

3,841*425*0.5*0.5

Cỡ mẫu = —————————————————— =203

(0,05)” *424 +3,841 *0,5 *0,5

Như vậy, cỡ mẫu của nghiên cứu là 203 hộ (tương ứng 203 người vợ và 203

người chồng) Cách chọn mẫu này sẽ đảm bảo tính đại diện cao khi 13 phường của

quận đêu có cơ hội được khảo sát Tuy nhiên, cách này mat nhiêu thời gian do địa bàn

Trang 18

bị trải rộng, số gia đình đáp ứng day đủ các tiêu chi không được phân bố đồng đều ởcộng đồng

Với cỡ mẫu là 203 mẫu, tác giả sẽ tính dựa trên cách chọn mẫu ngẫu nhiên hệ

thống (425/203 = 2,09), tức là cứ 2 hộ chúng tôi lấy 1 hộ trên tổng thể danh sách 425

hộ.

- Kỹ thuật điều tra băng bản hỏi: mỗi cá nhân khách thể nghiên cứu trong tổng số 406

người sẽ nhận được một bản các câu hỏi có các phương án trả lời khác nhau Bản hỏi

đạt yêu cầu là các câu hỏi được trả lời đầy đủ Một số bản không đạt yêu cầu sẽ đượchẹn sang một thời gian khác mà người trả lời thấy phù hợp để hoàn thiện Những bảnhỏi sau khi thu lại sẽ được tiến hành làm sạch để đảm bảo rằng không có sai sót trongquá trình thu thập thông tin và nhập dữ liệu Chúng tôi sử dụng phần mềm phân tích sốliệu thống kê SPSS phiên ban 26.0 dé nhập liệu và xử lý dữ liệu

Bản hỏi được thiết kế với hơn 30 tiêu chí, chia thành ba phần, tập trung thu thậpcác thông tin về: (1) Đặc điểm nhân khẩu của người trả lời, (2) Những quan điểm, nhậnthức về hôn nhân, người bạn đời và (3) Quan điểm về vai trò giới cụ thé trong gia đình

- Kỹ thuật xử lý thông tin: với những câu hỏi được thiết kế theo thang đo Likert 5 mứcđộ: (1) Hoàn toàn không đồng ý, (2) Không đồng ý, (3) Bình thường, (4) Đồng ý và (5)

Hoàn toàn đồng ý Kết quả được trình bày trong bảng là điểm trung bình (Mean) của

các ý kiến phân theo các tiêu chí Điểm trung bình càng gần mức 4, mức 5 thì thể hiện

mức độ đồng ý với các tiêu chuẩn càng cao Thể hiện mức độ không đồng ý với các

tiêu chuẩn cao khi điểm trung bình càng gần mức 2, mức 1 Chúng tôi phân đoạn mức

Trang 19

- —n: số giá trị của thang do Likert

Ý nghĩa các mức như sau:

Bên cạnh đó, một số phương pháp phân tích thống kê nâng cao như bảng tương

quan, phân tích nhân tố khám phá, kiểm định độc lập, phân tích nhân tố khám pha cũng

được chúng tôi sử dụng với mục đích xác định mối tương quan cũng như liên hệ giữa các biến, từ đó giúp đưa ra các ước lượng và dự báo về mẫu nghiên cứu.

6.2.2 Đối với nguồn dữ liệu và phương pháp nghiên cứu định tính:

- Dữ liệu định tính: nguồn đữ liệu từ việc phỏng van sâu theo nguyên tac chọn mẫu có

chủ đích với 10 cặp vợ chồng trẻ (10 người vợ và 10 người chồng) và ba tổ trưởng khuphó, hai cán bộ ban văn hóa gia đình tại phường

Như đã trình bày sơ lược ở trên, nghiên cứu này sử dụng hai phương pháp chính

là định lượng và định tính Do đó, nguồn dữ liệu sơ cấp định tính chính là biên bảnphỏng vấn sâu Nếu như phiếu thu thập thông tin định lượng cung cấp khái quát bứctranh toàn cảnh hiện trạng thì những thông tin thu được từ phỏng vấn sâu các đối tượngkhác nhau sẽ làm rõ một cách chỉ tiết nhất có thê lý giải được các hiện tượng xã hội mà

dữ liệu cung cấp

- Kỹ thuật khảo sát và thu thập thông tin:

+ Kỹ thuật phỏng vấn sâu: kỹ thuật này được xem là một kỹ thuật quan trọng trong

khai thác, thu thập thông tin nghiên cứu Thông qua những cuộc phỏng vấn này, cuộc

sống, kinh nghiệm, nhận thức của người trả lời được thể hiện Từ một tập hợp các câu

hỏi mở, dựa trên nhận thức và hướng phát triển của câu trả lời trước đó của người đượcphỏng van, người phỏng van sẽ phát triển tiếp các câu trả lời nhăm tối đa hóa thông tin

Trang 20

thu được từ người được phỏng vấn Trước khi phỏng vấn sâu chính thức, chúng tôisắp xếp những budi đến thăm nhà dé chào hỏi, làm quen, trò chuyện với họ dé họ cảmthấy yên tâm, thoải mái cho lần phỏng vấn chính thức Kết thúc mỗi cuộc phỏng vấn,chúng tôi dành một chút thời gian dé nói lời cảm ơn họ và chia sẻ, trò chuyện đề hiểuhơn về cuộc sống của họ Việc này giúp xây dựng mối quan hệ tình cảm thân thiệnhơn, không chỉ có mối quan hệ dé phục vụ cho nghiên cứu mà xây dựng các mối quan

hệ dé sẻ chia, hỗ trợ các van đề khác trong cuộc song.

Số lượng người tham gia phỏng van sâu được chúng tôi thực hiện là 25 người:

20 trường hợp (10 người vợ, 10 người chồng) và ba tổ trưởng khu phó, hai cán bộ banvăn hóa gia đình tại phường Áp dụng mẫu phi xác xuất theo cách chọn mẫu chỉ tiêu vàmẫu tăng nhanh; 20 trường hợp được chọn theo nghề nghiệp, trình độ học van củangười vợ và người chồng, tạm phân chia làm hai nhóm là nhóm trí thức và lao độngphé thông Các tiêu chí phỏng van sâu là: Thông tin cá nhân người vợ/người chồng; vaitrò sản xuất tạo thu nhập, quyết định chỉ tiêu trong gia đình của người vợ/người chồng;vai trò tái sản xuất của người vợ/người chồng; vai trò tham gia sinh hoạt cộng đồng củangười vợ/người chồng; lý do của những nhận thức và hành động ay

Các cuộc phỏng vấn sâu đều phải đặt lịch hẹn từ trước, được ghi âm trước sự đồng ý của người trả lời Một số trường hợp người trả lời không đồng ý ghi âm, chúng

tôi dùng bút ghi chép nhanh các ý chính Sau khi thu thập thông tin, chúng tôi gỡ băng

và tiến hành phân loại nội dung thông tin theo nhóm chủ đề có chủ đích Đầu tiên làthống kê các ý kiến, nhóm các ý kiến giống nhau theo các tiêu chí Tiếp theo có thé làlập bảng biểu so sánh giữa các nhóm: nhóm những người vợ trẻ, nhóm những người

chong trẻ; nhóm những gia đình trí thức và nhóm những gia đình lao động phổ thông

Ngoài ra, dựa vào dit liệu phỏng van sâu, chúng tôi tiến hành phân tích tìm mối liên hệgiữa các biến độc lập (các nhóm khách thể) và các biến phụ thuộc (các tiêu chí), đồngthời sử dụng các ý kiến của người cung cấp thông tin như là những dẫn chứng

+ Kỹ thuật quan sát - tham dự: đây được coi như một cách thức nghiên cứu, khảo sát

Trang 21

đặc thù của ngành Nhân học Quan sát — tham dự đòi hỏi người nghiên cứu phải sống,làm việc và nghiên cứu cùng cộng đồng trong một thời gian dài Một thuận lợi cho tácgiả là thời gian sinh sống tại quận 9 đã gần 20 năm Đây cũng là khoảng thời gianquận 9 trải qua quá trình đô thị hóa (bắt đầu từ năm 2003) Ngoài việc trực tiếp cùngngười dân sinh sống nơi đây, tác giả còn có điều kiện ghi chép, chứng kiến những đổithay trong đời sống hàng ngày của họ Từ những đổi thay về điều kiện cơ sở hạ tầngnhư giao thông, nhà ở đến những biến đổi trong đời sống tinh thần (mức độ tiếp cậncác dich vụ xã hội, những thay đổi trong quan niệm về tình yêu — hôn nhân — gia đình,các mối quan hệ xã hội) đã giúp chúng tôi cảm nhận rõ rệt những tác động của quátrình đô thị hóa tới đời sống người dân, đặc biệt là với những cư dân nhập cư từ mọimiền của tổ quốc Trải nghiệm thực tế này củng cố thêm niềm tin vào những kết quảnghiên cứu về đô thị của các nhà khoa học mà chúng tôi được biết đến trên sách vở

Sử dụng phương pháp quan sát — tham dự bao gồm hai hoạt động khác nhau:tham dự như một thành viên trong cộng đồng và quan sát Chúng tôi tham gia vào cuộcsống tại địa phương càng nhiều càng tốt và tìm cách chia sẻ các kinh nghiệm trong

cuộc sông của các khách thé nghiên cứu Chúng tôi chọn ra sáu hộ gia đình tương ứng

mỗi phường một hộ dé làm mẫu quan sát Hộ thứ nhất, hai vợ chồng mới kết hôn được

gần hai năm, chưa có con, chồng làm công nhân nhà máy cơ khí còn vợ làm công nhân

dệt may Hộ thứ hai, hai vợ chồng đã kết hôn được hơn ba năm, có một con gái gầnmột tuổi, cả hai vợ chồng là công nhân công ty gỗ Hộ thứ ba, hai vợ chồng đã kết hôngan năm năm, có hai con gái, chồng là lao động tự do còn vợ ở nhà bán tạp hóa cùngvới nội trợ Hộ thứ tư, cả hai vợ chồng đã kết hôn hơn hai năm, chưa có con, cả vợ vàchồng đều là nhân viên kế toán của ngân hàng Hộ thứ năm, thời gian kết hôn hơn banăm, có một con trai, người chồng là giáo viên cấp hai còn người vợ là nhân viên kiểmkho của công ty gỗ Hộ thứ sáu, thời gian kết hôn gần năm năm, đã có hai con, ngườichồng là kỹ thuật viên công ty xi măng còn người vợ làm nghề buôn bán sạp vải gầnnhà Việc tham gia vào cuộc sông hàng ngày của họ có thé đơn giản chi là những hoạt

Trang 22

động như qua nhà nhau ngồi nói chuyện, đi chợ/siêu thị cùng nhau, chuẩn bị thức ăn và

ăn cơm cùng với các gia đình Việc quan sát vào buổi tối khá bat tiện do các gia đình

có con nhỏ thường phải bận bịu cho con ăn uống hoặc học hành, ngủ sớm nên chúngtôi chủ yếu quan sát tranh thủ lúc sáng khi học chưa đi làm, hoặc chiều đi làm về và

vào những ngày cuối tuần khi cả hai vợ chồng ở nhà Ngoài ra, chúng tôi tham gia vào

các hoạt động khác tại cộng đồng như họp tô dân phó, hoạt động công ích (vệ sinh

đường phó, thiện nguyện) tham dự lễ cưới cũng như các buổi kỷ niệm, lễ hội khác.Thông qua những hoạt động đó, chúng tôi có thêm những thông tin quan trọng dé hiểuđược những quan điểm, cách hành xử hay cả những khó khăn người dân gặp phải trongcuộc sống hàng ngày của họ và về các lý do và động cơ dẫn đến các hành vi ấy

+ Kỹ thuật nghiên cứu trường hợp: thực hiện cuộc nghiên cứu này, với mong muốn cóthé phát hiện ra được những van dé mà bản thân chúng tôi không thé dự đoán trước

và hoặc có thé bị bỏ sót trong cuộc điều tra, chúng tôi quyết định sử dụng thêm

phương pháp nghiên cứu trường hợp Nghiên cứu một người hoặc một sự kiện không

chỉ đơn thuần vì mục đích hiểu con người hoặc sự kiện đó, mà là để có thể hiểu đượcrằng mối liên quan của con người hay sự kiện đó với toàn cảnh là như thé nào — đó làmối liên quan với những con người khác, những sự kiện khác, với các vấn đề sức khoẻ,với tình trạng kinh tế, xã hội, tôn giáo Điều mà chúng tôi thu được từ một trường hợp

có thê không mang tính đại diện, nhưng nó có tính xác thực cao hơn các câu trả lời

trong một cuộc điều tra bởi vì chúng tôi đã biết về đối tượng được phỏng vẫn cả ở

bên ngoài bối cảnh phỏng vấn Thông qua việc nghiên cứu một con người ở trong bối

cảnh sống, chúng tôi mong đợi sẽ thu được thông tin để trả lời câu hỏi "Người

vợ/người chồng nói những điều gì hoặc làm những điều gì với ai và tại sao?" Từ đó

chúng tôi sẽ hiểu được ø#ững lý do mà người vợ/người chồng đó hành động như vậy,chứ chúng tôi không nhăm tìm hiểu bao nhiêu người có hành động giống như ngườivợ/người chồng đó, hay tan suất của hành động đó Việc sử dụng phương pháp

Trang 23

nghiên cứu trường hợp còn là để kiểm tra sự nhất quán hay không giữa các số liệuthống kê với thực tế

Những trường hợp được nghiên cứu là những trường hợp dién hình được lấy từ

20 trường hợp phỏng vấn sâu, được khai thác sâu hơn ở nội dung những lý do màngười vợ/người chồng có hành động như vậy trong việc diễn giải sự thích ứng về vaitrò giới trong bối cảnh đô thị hóa hiện nay

7 Những đóng góp mới của luận án

- Đưa ra luận điểm mới trong nghiên cứu về sự thích ứng vai trò giới trong giađình trước ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa, cụ thể là với nhóm vợ chồng trẻ nhập

Chương 1: Những vấn đề liên quan đến cơ sở lý luận Nội dung sẽ bao gồm:

thao tác hóa các khái niệm, các lý thuyết áp dụng, các công trình liên quan đến luận

án, tổng quan về địa bàn nghiên cứu và đặc điểm mẫu nghiên cứu

Chương 2: Quan niệm về vai trò, chuan mực người vợ, người chồng tronggia đình vợ chồng trẻ nhập cư

Chương 3: Thực trạng thích ứng vai trò giới trong gia đình vợ chồng trẻ

nhập cư qua ba hoạt động vai trò giới: vai trò sản xuất, vai trò tái sản xuất và vai trò

tham gia sinh hoạt cộng đồng Trong chương này, chúng tôi sẽ phân tích, so sánh

những quan điểm từ những nhóm khách thé khác nhau dé đánh giá khả năng thích

ứng của từng nhóm.

Trang 25

Chúng tôi thao tác hóa các khái niệm liên quan đến luận án, bao gồm: Người

nhập cư, Giới, Vai trò giới, Sự thích ứng và Gia đình — Gia đình trẻ.

- Người nhập cư

Tổ chức di cư quốc tế được viết tắt là IOM trong Hội thảo quốc tế về di dan toàncầu diễn ra tại Malaysia năm 1998 đã đưa ra quan điểm về di cư: “Di cw là sự dichuyển của một người hay một nhóm người, kế cả qua biên giới quốc té hay trong mộtquốc gia Là sự di chuyển dân số, bao gồm bết kể loại di chuyển nào của con người,

bat ké độ dài, thành phan hay nguyên nhân; nó bao gom di cư của người tị nạn, người

lánh nạn, người di cư kinh tế và những người di chuyển vì những mục đích khác, trong

đó có đoàn tu gia đình” Theo một cách hiểu khác, nhập cư là hành động di chuyền chỗ

ở đến, vào một vùng hay một quốc gia mới Người nhập cư là người di chuyển từ mộtvùng đến một vùng khác dé định cư hoặc tạm trú (Hoàng Phê, 2004: 196) Một nghiêncứu của Trương Văn Tuấn năm 2010 chia sẻ quan niệm về nhập cư của tác giả Gary L.Peters, nhập cư là hiện tượng dân số tăng cơ học nhờ dân di chuyên đến khu vực mới,một đơn vị hành chính mới; dân cư mới đến được gọi là dân nhập cư (Trương VănTuấn, 2010: 147) Ở góc độ cụ thể hơn, theo một nghiên cứu của tác giả Lê Văn Thành

được thực hiện ở TPHCM, nơi có lượng nhập cư cao nhất cả nước thì dân nhập cư ở

TPHCM được xác định là những người từ các tỉnh khác về sinh sống, làm việc tại

Thành phố và chưa có hộ khâu thường trú tại Thành phố Hồ Chí Minh Còn những

Trang 26

người từ các tỉnh về Thành phố nhưng đã được giải quyết hộ khâu thường trú vì đủ tiêuchuẩn quy định không nam trong phạm vi này (Lê Văn Thành, 2017) Như vậy, dé xác

định là người nhập cư hay không phải là người nhập cư thì sẽ căn cứ vào việc nhập hộ

khẩu của người dân Một quan niệm khác từ Liên Hiệp Quốc “Người nhập cư dài hạn

là những người ở lại nước tiếp nhận trong thời gian hơn một năm, mặc dù họ khôngliên tục sinh sống tại nước đó trong vòng hơn một năm” (United Nations, 1998)

Ở các khái niệm tuy có sự khác nhau về câu chữ nhưng tựu chung có ba điểmtrùng hợp, đó là: (1) Sự di chuyển của một người hay một nhóm người đến một đơn vịhành chính mới với mục đích thay đổi nơi cư trú, làm việc hoặc với mục đích khác; (2)

Sự chuyên đến này có thé là tự nguyện hoặc bắt buộc; (3) Việc cư trú tại nơi tiếp nhận

có thê dưới hình thức thường trú hoặc tạm trú Sự đa dạng trong cách hiểu về nhập cư,người nhập cư phản ánh thực tế do đặc thù văn hóa, điều kiện kinh tế - chính trị - xãhội ở mỗi quốc gia là khác nhau và bản thân các nhà nghiên cứu cũng điều chỉnh chophù hợp với các mục đích nghiên cứu của minh Kế thừa nền tảng kiến thức trên,

chúng tôi tiếp cận khái niệm nhập cư theo cách hiểu là hành động di chuyên chỗ ở đến

một địa phương khác của một người hoặc một nhóm người dé sinh sống lâu dài hoặc

tạm thời Còn người nhập cư là người từ một địa phương, một nước hay vùng lãnh thénày di chuyên đến một địa phương, một nước hay vùng lãnh thổ khác đề sinh sống, làmviệc Cách hiểu này nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa người nhập cư và nơi nhập cư

Cụ thê hơn, chúng tôi đã xác định người nhập cư trong nghiên cứu này là những người

lao động có độ tuổi từ 35 tuổi trở xuống, ở các tỉnh, thành khác di chuyền tự đo đến

quận 9 — TPHCM để sinh sống, làm việc lâu dài hoặc tạm thời gồm có đăng kí haykhông đăng kí hộ khâu thường trú và đã kết hôn

- Giới

Giới và giới tính là hai khái niệm có liên quan chặt chẽ với nhau Giới tính là

một khái niệm khoa học ra đời từ môn sinh vật học, chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ vê

Trang 27

Nếu như giới tính xem xét mặt sinh học dé phân biệt nam nữ thì giới là kháiniệm khoa học ra đời từ môn nhân loại học, chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ về mặt xãhội Nói về giới là nói về vai trò, trách nhiệm và quyền lợi mà xã hội quan niệm hayquy định cho nam và nữ Khác với giới tính, giới không mang tính bâm sinh mà đượchình thành trong quá trình sống, học tập của con người từ khi còn nhỏ đến lúc trưởng

của nam và nữ mà xã hội mong muốn, kỳ vọng ở phụ nữ và nam giới liên quan đến các

đặc điểm và năng lực nhằm xác định thế nào là một người nam giới hay một phụ nữ(hoặc trẻ em trai, trẻ em gái) trong một xã hội hay một nền văn hóa nhất định Ví dụnhư nói đến phụ nữ là gắn với các hoạt động như nội trợ, cơm nước, chợ búa, chăm sóc

con cái; còn nói đến nam giới là sẽ gắn với các hoạt động đặc thù như xây dựng nhà

cửa, làm kinh tế, chính trị, quản ly/lanh đạo Những hành vi này không phải là hành vihay kỹ năng bam sinh mà do họ được xã hội, gia đình, cộng đồng day dỗ dé làm việc

đó vì xã hội cho rằng như vậy là phù hợp với thiên chức phụ nữ hoặc nam giới

Giới tính đề cập đến đặc điểm của con người do tự nhiên quy định Những đặc

điêm này ôn định và bât biên đôi với cả nam và nữ theo không gian và thời gian Ví dụ

Trang 28

như qua mọi hình thai xã hội, moi chế độ chính trị, thậm chí ở nền văn hóa khác nhaunhưng ở người phụ nữ khả năng mang thai và sinh con là bất biến; còn ở nam giới thìthé hiện ở chức năng sinh sản Trong khi đó, giới thì luôn biến đổi Các yếu tố nhưhoàn cảnh kinh tế, chính trị, phong tục, tập quán, tôn giáo trong từng giai đoạn lịch sử,từng quốc gia, từng vùng miền ảnh hưởng/tác động đến mức độ cao/ thấp về vị trí xã

hội của phụ nữ so với nam giới.

- Vai trò giới

Vai tro là một trong số những khái niệm được vận dụng rộng rãi trong Xã hội

học Dahrendorf định nghĩa vai trò là một “tập hợp những kỳ vọng ở trong một xã hội

gan với hành vi của những người mang các địa vị Khái niệm vai trò có mối quan hệvới một nhóm các khái niệm trực thuộc như là một hệ thống trong đó có khải niệm vai

trò giới” (G Endruweit và G Trommsdorff, 2002: 536-541).

Ở một khía cạnh khác, vai trò giới là một trong các nội dung của khung phân

tích giới (Moser, 1993) Vai trò giới vừa là một khái niệm, vừa là một trong các công

cụ được sử dụng dé phân tích tương quan giới trong gia đình và xã hội (Trần Thị KimXuyến, 2001: 298) Trong tài liệu của Đoàn Văn Trường và Nguyễn Thị Thanh Thúy

năm 2016, vai trò giới là tập hợp những hành vi ứng xử mà xã hội mong đợi ở phụ nữ

và nam giới liên quan đến những đặc điểm và năng lực mà xã hội coi là thuộc về đànông hay thuộc về đàn bà trong một xã hội hay là một nền văn hóa cụ thé nào đó Hay

nói cách khác: Vai trò giới là những hành vi, công việc, hoạt động xã hội mà phụ nữ và

nam giới đang làm hoặc những hành vi, nhiệm vụ, trách nhiệm đã được định rõ về mặt

xã hội đối với phụ nữ và nam giới dựa trên sự khác biệt quy định họ phải suy nghĩ,

hành động và cảm nhận dựa trên giới tính của mình Trong gia đình, vai trò của các

thành viên phụ thuộc lẫn nhau Các vai trò của nam giới thường mang tính đối ngoại,kinh tế, định hướng nên dễ biểu hiện, được xã hội đánh giá cao, còn vai trò của phụ nữthường là làm các công việc trong gia đình, nội trợ, nuôi dưỡng nên khó thể hiện, vìvậy không được nhìn nhận đúng mức và bị đánh giá thấp (Đoàn Văn Trường và

Trang 29

Nguyễn Thị Thanh Thúy, 2016: 140) Vai trò giới vẽ lên một bức tranh về phân cônglao động băng cách đặt câu hỏi “Ai làm gì?” Vai trò giới được quyết định bởi các yếu

tố kinh tế, văn hóa, xã hội (Lê Thị Mai, 2013)

Trong khuôn khổ luận án này, chúng tôi tiếp cận khái niệm Vai trò giới là côngviệc và hoạt động cụ thể mà phụ nữ và nam giới thực tế đang làm Vai trò giới là tậphợp các hành vi ứng xử mà xã hội mong đợi ở nam và nữ liên quan đến những đặcđiểm giới tinh và năng lực ma xã hội coi là thuộc về nam giới hoặc thuộc về phụ nữ(trẻ em trai hoặc trẻ em gái) trong một xã hội hoặc một nên văn hóa cụ thé nào đó Phụ

nữ và nam giới thường có ba vai trò như sau: vai trò sản xuất, vai trò tái sản xuất và vaitrò sinh hoạt cộng đồng

Dé xác định được vi trí, tiếng nói và cơ hội của từng giới trong xã hội, cần tìmhiểu công việc của mỗi giới thường làm nhằm hiểu rõ vấn đề ai làm gì và làm việc thế

nào qua việc phân nhóm các công việc.

Trong xã hội, phụ nữ và nam giới thường thực hiện ba loại vai trò sau đây:

Vai trò sản xuất là các hoạt động làm ra sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ để tiêu

dùng và trao đôi thương mại Đây là những hoạt động tạo ra thu nhập, được trả công

Cả phụ nữ và nam giới đều có thé tham gia vào các hoạt động sản xuất, tuy nhiên do

những định kiến trong xã hội nên mức độ tham gia của họ không như nhau và giá trị

công việc họ làm cũng không được nhìn nhận như nhau Xã hội coi trọng và đánh gia

cao vai trò này.

Vai trò tái sản xuất là các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy dỗ, giúp tái sản

xuất dân số và sức lao động Bao gồm các vai trò như sinh con, các công việc chăm sóc

gia đình, nuôi dạy và chăm sóc trẻ con, nấu ăn, đọn đẹp, giặt giũ, chăm sóc sức khỏegia đình Những hoạt động này là thiết yếu đối với cuộc sống con người, đảm bảo sựphát triển bền vững của dân số và lực lượng lao động: tiêu tốn nhiều thời gian nhưng

không tạo ra thu nhập, vì vậy mà ít khi được gọi là công việc thực sự Vai trò này ít

Trang 30

Ở ba vai trò trên, cả nam và nữ đều tham gia Hầu hết những kết quả nghiên cứuphân tích vai trò giới đều cho thấy nam chủ yếu tham gia vào vai trò sản xuất tạo thunhập và sinh hoạt cộng đồng Còn nữ giới, tuy đã tham gia vào hoạt động sản xuất tạo

thu nhập nhiều hơn thời gian trước nhưng chủ yếu vẫn là người thực hiện chính các

công việc tái sản xuất.

- Sự thích ứng

Thuật ngữ “thích ứng” xuất phát từ tiếng La Tinh là Adapto (Raymond J.Corsini1999: 498) Trong tiếng Anh, thích nghi, thích ứng là Adaption/Adaptation” (ViệnNgôn ngữ học, 1996: 251), tiếng Pháp là S’adapter, tiếng Nga thích nghi, thích ứng làAnanTauus (K.M Alikanov và LA Malkhanova 2003: 209), tiếng Đức thích nghị,

thích ứng là Adaption/Adaptation (Nguyễn Thu Hương và Nguyễn Hữu Doan, 2005:

198).

Thuật ngữ “thích nghỉ” - adaptation, adaption ban đầu mang ý nghĩa sinh

học, đó là sự thay đổi hành vi loài trong hành vi của cá thé nhằm đáp ứng được sự

thay đổi của điều kiện sống để tồn tại Về sau, thuật ngữ “thích nghỉ” được dùngtrong Tâm lý học và được chuyền thành thuật ngữ “thích ứng” Ngày nay thuật ngữ

“thích nghĩ”, “thích ứng” được sử dụng rộng rãi trong các ngành khoa học khác

nhau.

Trang 31

Theo Từ điển Tiếng Việt: “thich ứng là có những thay đổi cho phù hợp với diéukiện mới, yêu cầu mới” (Hoàng Phê, 2017: 254)

Khái niệm “thích ứng” được phát triển từ thế kỷ XIX, trong sinh học, lý thuyết

tiễn hóa; sau đó được mở rộng sang lĩnh vực Tâm lý học, Xã hội học Khái nệm “thích

ứng” được bắt nguồn từ khái niệm “thích nghi”, nói cách khác, “thích nghỉ” có nghĩarộng hơn “thích ứng”, “thích nghỉ” chủ yếu được dùng trong sinh học, dùng chung chomoi sinh vật, còn “thích ứng” thường được dùng dé chỉ sự thay đổi của con người phù

hợp với những điều kiện mới của môi trường và hoạt động Ngày nay, trên cơ sở phát

triển của khoa học tự động hóa, sự thích ứng được phân tích như là sự ăn khớp vớinhau một cách liên tục giữa những mối quan hệ của hai hệ thống Hai hệ thong này van

có thé được gọi bằng những cái tên cố điển trước kia đã dùng là “cơ thé” và “môi

Nói tóm lại, chúng ta cần đến “sự thích ứng” khi phải làm quen, xâm nhập vào

môi trường đó - như một điều kiện, một phẩm chất quan trọng giúp con người tồn tại,

phát triển Chúng tôi tiếp cận khái niệm “Thích ứng” theo quan điểm của Hoàng Phê(2017) vì con người không chỉ phải đáp ứng với những yêu cầu của môi trường tự

nhiên mà cả môi trường xã hội, không chỉ duy trì sự tôn tại mà còn tác động trở lại môi

Trang 32

trường đó theo ý muốn của mình, khả năng thích ứng thé hiện tính năng động, tích cực,

linh hoạt của mỗi người.

- Gia đình - Gia đình trẻ

Gia đình là một phạm trù xuất hiện rất sớm trong lịch sử xã hội loài người vàkhông ngừng biến đổi cùng với những bước tiến của nền văn minh nhân loại Lich sửloài người đã trải qua nhiều dạng gia đình khác nhau Qua tư liệu nghiên cứu, có bahình thức hôn nhân chính, tương ứng về đại thể với ba giai đoạn phát triển chính của

nhân loại Ở thời đại mông muội, có chế độ quan hôn; ở thời đại đã man có chế độ hôn

nhân cặp đôi; ở thời đại văn minh có chế độ hôn nhân một vợ một chồng (Mác và Ph

Ăng ghen, 1995).

Có thể nói hình thức gia đình biến thiên theo lịch sử và khác nhau ở các xã hội

khác nhau Thế nhưng trong nhiều năm, các nhà Xã hội học đã sử dụng định nghĩa của

George Murdock về gia đình như là một chuân mực Murdock định nghĩa gia đình như

là “một nhóm xã hội được xác định bởi một nơi tru ngụ chung, sự cộng tác và tái sản

xuất về kinh tế, bao gồm: những người trưởng thành của cả hai giới, trong đó có ít

nhất là hai người duy trì moi quan hệ tinh duc được xã hội công nhận và một hoặc

nhiều đứa trẻ, là con đẻ hay con nuôi của những người trưởng thành có quan hệ như

vợ chồng với nhau” (Charles L Jones va Lorne Tepperman, 2002: 35)

Trên cơ sở tiếp cận gia đình như một nhóm xã hội, việc nghiên cứu gia đình trẻ

như là một phân khúc của chu kỳ đời sống gia đình Theo Pháp lệnh về tổ chức và hoạtđộng hoà giải ở cơ sở năm 2005 thì gia đình trẻ năm ở các giai đoạn một và hai

Trang 33

Giai đoạn Các giai | Chưa có

xã hội hóa đoạn con,

Lam ông

của chu | trước khi

Giai đoạn sinh sản làm bà

Kết Sinh con |) Sinh Trong những Tan rã gia

hôn thứ nhat || con tiếp đứacon kết đình (chết

theo hôn sinh cháu một hoặc

thứ nhất hai người)

————>

0 1,2 7 25 40

Thời gian kết hôn (năm)

Nguồn: Pháp lệnh về t6 chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở năm 2009, trang 55.

Cũng theo Pháp lệnh này, gia đình trẻ là gia đình mà cả hai vợ chồng ở tuổithanh niên, mới kết hôn lần đầu, đảm bảo những tiêu chí sau:

- _ Cả hai vợ chồng đều chưa quá 35 tuôi.

- Vo chồng chưa có con hoặc đã có một - hai con

- Thời gian kết hôn chưa quá năm năm

Các tiêu chí này cũng đã được áp dụng trong nghiên cứu Gia đình và những van dé củagia đình hiện nay của tác giả Trần Thị Kim Xuyến, phân chia các giai đoạn của chutrình sống của gia đình theo các tiêu chí cụ thé dé phân biệt gia đình rrẻ, gia đình

Trang 34

trưởng thành và gia đình đứng tuổi Khái niệm gia đình trẻ phản ánh những đặc trưng

xã hội như tuổi vợ chồng còn trẻ và chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc sắp xếp, tổchức đời sống gia đình Gia đình trẻ hiện đại thường có các đặc trưng như: cơ cấu nhânkhẩu gia đình ít và nhỏ hẹp, thường có từ 1 đến 2 con và thường có hai thế hệ gồm cha

mẹ và con cái Chức năng kinh tế gia đình rất năng động và hai vợ chồng đều có vai trò

trong sự đóng góp chung thu nhập trong gia đình (Hà Văn Tác, 2016).

Quan hệ vợ chồng là một dạng quan hệ xã hội, một sự kết hợp độc đáo giữa hai

cá nhân, tạo thành một nhóm nhỏ xã hội Nhóm nhỏ này chịu sự tác động mạnh mẽ của

các điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội — văn hóa Quan hệ vợ chồng được tạo lập bởihai cá nhân khác giới, hai chủ thể riêng biệt với những vai trò và trách nhiệm riêng củatừng cá nhân Quan hệ vợ chồng được thê hiện bằng sự tác động qua lại giữa hai thànhviên và sẽ tan vỡ khi nào sự tác động qua lại đó chấm dứt Quan hệ này thé hiện tính đachức năng, những chức năng có thé bổ sung hoặc mâu thuẫn với nhau tùy thuộc vàoquan niệm và điều kiện sống của đôi vợ chồng

Nói đến quan hệ vợ chồng, người ta thường nói đến sự hòa hợp về các mặt như

Sự tương đồng về tâm lý, tương đồng về các quan hệ xã hội, tương đồng về tình dục.Tuy nhiên, trên thực tế hầu như không có những cặp vợ chồng nào hòa hợp với nhau về

tất cả các mặt trên Vì vậy, việc xem xét mối quan hệ giữa vợ và chồng trong việc điều

tiết, thích ứng vai trò giới là rất cần thiết

1.1.2 Hướng tiếp cận lý thuyết

Từ mục tiêu nghiên cứu của đề tài, chúng tôi lựa chọn ba lý thuyết làm khung tiếp cận phân tích chủ đề nghiên cứu: (1) Lý thuyết chức năng — cấu trúc của Nhân học

xã hội Anh, (2) Lý thuyết thích ứng trong di dân và (3) Lý thuyết kiến tạo xã hội

- Lý thuyết chức năng — cấu trúc của Nhân học xã hội Anh

Các công trình của A R Radcliffe-Brown (1881-1955) đã chú trọng đến cơcấu của những quan hệ xã hội và gán cho thể chế những chức năng căn cứ vào sự

đóng góp của gia đình vào việc duy trì cơ câu xã hội Điêu này tương đông với quan

Trang 35

điểm vai trò mà nó (gia đình) nắm giữ trong việc duy trì sự toàn vẹn của hệ thống xãhội, là sự đóng góp của nó (gia đình) vào đời sống liên tục của “cơ thé xã hội” (RobertLayton, 2007: 52) Quan điểm của Radcliffe-Brown chịu ảnh hưởng của nhà Xã hộihọc Émile Durkheim Émile Durkheim coi gia đình là một đơn vi xã hội quan trọngnhất tạo nên cái mà ông gọi là sự “đoàn kết xã hội” Theo ông, xã hội hiện đại đangtiến dần từ sự đoàn kết cơ học sang sự đoản kết hữu cơ dựa trên tính tự giác của conngười Gia đình cũng vay, nó cũng vận động, phát triển trên cơ sở duy trì các vị thé vavai trò của nó Là người đặt nền móng cho quan điểm chức năng luận trong Xã hộihọc, Durkhem nhấn mạnh tới các chức năng của gia đình trong sự vận hành của hệthống xã hội Kế thừa quan diém chức năng, Radcliffe-Brown nhấn mạnh những đónggóp chức năng của một bộ phận trong xã hội để duy trì cấu trúc cũ, điều cơ bản là xãhội có tính trật tự và thống nhất, sự đồng tình, đoàn kết xã hội, cân bang nội tại dambảo cho trật tự xã hội (Radcliffe-Brown, 1965: 153-178) Hiểu theo nội dung của lýthuyết này, việc thích nghỉ vai trò giới của các cặp vợ chồng trẻ nhập cư đặt trong bốicảnh hiện nay là dé đáp ứng su van hành của xã hội, hướng đến sự hội nhập va ồn

định xã hội.

Một luận điểm khác từ Durkhem mà Radcliffe-Brown đã kế thừa va phát triển,

đó là xem xét sự kiện xã hội (như luật pháp, đạo đức, quy ước) khác với sự kiện tâm lý

và sinh học vì sự kiện xã hội hiện diện trước và trên cá nhân và tác động đến cá nhân.Chúng hiện diện trước và trên cá nhân vì khi cá thé mất đi thì xã hội và sự kiện xã hộivẫn tồn tại Chúng tác động đến cá nhân vì khi ngay cả khi cá nhân vi phạm quy ước xã

hội thì cá nhân cũng sẽ cảm thấy áp lực của quy ước này Nếu cá nhân không cảm thấy

áp lực, thì đây là vì đã hoàn toàn nhập tâm quy ước này (Lương Văn Hy, 2016) Ở đây,

chúng tôi xem xét việc thực hiện vai trò giới của nam và nữ là một hiện tượng xã hội,

là nguyên nhân tạo nên một sự đoàn kết giữa các thành viên trong xã hội Cá nhân ởcác xã hội “đoàn kết có tổ chức” (các xã hội hiện đại) thực hiện các chức năng khácnhau và vì thế mà lệ thuộc vào nhau Giống như các bộ phận khác nhau trong cơ thể

Trang 36

con người, mỗi thiết chế xã hội như nhà nước, tôn giáo, gia đình, trường học đều giữnhững chức năng khác nhau, song lại luôn có sự liên hệ mật thiết với nhau theo cơ chếphân công - hợp tác và chính điều này tạo cho xã hội sự cân bằng trong vận động Vớinhững tiền đề xuất phát đó, thuyết chức năng — câu trúc không chỉ định hướng vào việcgiải thích, mà còn xác định cần nghiên cứu văn hóa - xã hội của mỗi dân tộc như là mộtchỉnh thê thống nhất Gia đình là một xã hội thu nhỏ, trong đó, từng thành viên sẽ đảmtrách và thực hiện các chức năng khác nhau Thiết chế gia đình được cau thành bởi cácyếu tố sau: vợ - chồng, cha mẹ - con cái Mỗi yếu tố này đều có chức năng riêng củamình: người bố là trụ cột của gia đình, có chức năng chủ yếu là kiếm tiền đảm bảo cho

sự ton tại của gia đình Người mẹ có chức năng sinh nở, chăm sóc và giáo dục con cái.Còn con cái, ngoài chức năng lưu truyền noi giống còn phải chăm lo học hành dé dam

bảo đời sống kinh tế cho gia đình trong tương lai Các chức năng này vận hành trong

một thê thống nhất là thiết chế gia đình Trong cái thiết chế đó, nếu một chức năng nào

đó, ví như chức năng kiếm tiền của người bố bị thủ tiêu hoặc rối loạn, tat yếu sẽ dẫnđến sự bất 6n của cấu trúc chung của cả gia đình Khi cá nhân sinh ra, các quyước/chuân mực về giới đã tồn tại và các cá nhân cứ thế thực hiện theo những quy ước

đó qua sự xã hội hóa từ gia đình, nhà trường, xã hội Đảm nhận các vai trò giới, cánhân nam — nữ đều thực hiện theo hướng thuận theo những gì mà xã hội kỳ vọng,

mong đợi Sự phụ thuộc vào nhau qua chức năng của từng cá nhân là chất keo kết dính

họ thành một khối thống nhất và bền vững

Lý giải theo thuyết này, nam giới được gán cho chức năng chuyên môn (công

cụ, nghề nghiệp) để tạo ra của cải vật chất, còn phụ nữ có chức năng biểu đạt (văn hoá,

tình cảm) dé tạo ra của cải tinh thần Theo Radcliffe-Brown, chức năng giới được quiđịnh một cách tự nhiên sinh học, “bam sinh” “vốn có” Do vậy, sự phân công lao độngtrong xã hội phải tôn trọng và tuân theo sự hợp lý của tự nhiên, nếu khác đi là có “vấnđề”, là “không bình thường” Ngay cả sự khác biệt đến mức bắt bình đăng giữa nam và

nữ vê lao động, việc làm và thu nhập cũng được một sô tác giả thuộc trường phái chức

Trang 37

năng cho là cần thiết và “hợp lý” để đảm bảo trật tự của hệ thống gia đình và xã hội.Vận dụng quan điểm này, chúng tôi xem xét sự sắp xếp tô chức phân công lao độnggiữa người vợ và người chồng trong gia đình như thế nào Liệu rằng chức năng giớiđược qui định một cách tự nhiên sinh học, “bam sinh” “vốn có” tạo nền tảng cho sự

phân công lao động trong xã hội phải được tôn trọng và tuân theo sự hợp lý của tự

nhiên? Trong các gia đình được khảo sát, hiện trạng đang diễn ra như vậy hay không

giống như vậy là có “van đề”, là “không bình thường”?

- Lý thuyết thích ứng trong di dân

Năm 1954, Arthus Lewis đã đưa ra thuyết "Mô hình hai khu vực" trong bàinghiên cứu có tựa đề “Sw phát triển kinh tế với nguôn cung lao động vô hạn” nhằm giảithích về sự di chuyên lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp ở một nước vừa mớicông nghiệp hoá Đây là mô hình phô biến nhất trong tất cả các mô hình tạo việc làm

có liên hệ cụ thé với các nước đang phát triển (Lewis, W Arthur, 1954: 139-191) Nếunhư “Mô hình hai khu vực” (khu vực kép) của Arthur Lewis lý giải nguồn gốc của việc

nhập cư dựa vào giả định “dư thừa lao động” trong khu vực nông thôn thì mô hình

“Thu nhập kỳ vọng” của John H Harris và Micheal Torado giải thích quyết định củangười lao động nhập cư từ khu vực nông thôn ra thành thị dựa trên sự khác biệt về mứcthu nhập dự kiến có được trong một khoảng thời gian nhất định ở thành thị với mức thu

nhập trung bình đang có ở nông thôn (Harris, John R & Todaro, Michael P, 1970:

126-142).

Từ hướng tiếp cận kinh tế học, hai tác giả John H Harris và Micheal Torado đãnghiên cứu hiện tượng nhập cư vào thành thị tăng tốc trong bối cảnh thất nghiệp ởthành thị vẫn tiếp tục gia tăng Theo kết quả nghiên cứu của hai tác giả, di dan ở các

nước đang phát triển như tại châu Phi và châu Á có các đặc trưng là những người di cư

thường trẻ tuôi (độ tuôi từ 15 đến 25 tuổi) và chủ yếu là nam giới, ty lệ nữ giới di cưđang có xu hướng tăng lên theo trình độ học vấn Nếu người này thấy rằng lúc đầu anh

ta có xác suat dé có việc thâp nhưng qua thời gian các quan hệ được mở rộng dân, khả

Trang 38

năng tìm được việc làm mới với tiền lương đều đặn sẽ tăng lên, thì di cư vẫn là hợp lý.Thậm chí, ngay cả trong trường hợp thu nhập dự kiến ở thành thị trong thời gian đầu cóthê thấp hơn thu nhập ở khu vực nông thôn Harris và Torado có đóng góp quan trọngtrong việc giải thích sự tồn tại tình trạng thất nghiệp ở các đô thị tại các nước đang pháttriển, và tại sao người dân lại chuyên tới các thành phố mặc dù dang gặp nan giải van

đề thất nghiệp Đó là do sự ton tại của khu vực kinh tế không chính thức Khu vực nàybao gồm các hoạt động, không hoàn toàn là bất hợp pháp, nhưng thường cũng khôngđược sự thừa nhận chính thức của xã hội và hầu hết các hoạt động này đều không đăng

ký với nhà nước Các hoạt động của loại hình khu vực kinh tế này như lao động phục

vụ gia đình, hành nghề tự do, xe ôm, bán hàng rong, bán vé số, mài đao kéo, dịch vụ ănuống via hè, thu lượm ve chai, đánh giày, mai dam Sự ton tại của khu vực kinh tế phichính thức đã giúp giải thích cho việc tai sao tai các đô thi thường có tỷ lệ thất nghiệpcao nhưng vẫn có hàng dòng người từ nông thôn đồ vào thành thị tìm việc làm Là bởi

vì họ sẵn sàng bố sung vào khu vực kinh tế phi chính thức, nơi đồng tiền kiếm đượcvẫn cao hơn ở lại nông thôn Và như vậy, khi tổng lợi ích kỳ vọng từ việc đi cư rathành thị của người di cư vượt trội so với tổng lợi ích dự kiến nếu người đó tiếp tụcsinh sống ở nông thôn thì quyết định di cư vẫn được lựa chọn Như vậy, nghiên cứucủa hai ông đã bồ sung thêm nguyên nhân nhập cư vào thành thị ở các nước dang pháttriển bao gồm cả sự kỳ vọng của người nhập cư về khả năng thu nhập ở thành thị caohơn và cuộc sống tốt hơn Vận dụng thêm luận điểm của Harris và Torado cho rằng sự

nhập cư là quá trình được chia làm hai bước riêng biệt nhưng giữa chúng có sự ảnh

hưởng qua lại lẫn nhau, đó là những yếu tố tác động đến động cơ di chuyển và những

yếu tố tác động đến sự thích ứng của người dân nhập cư tại nơi ở mới Với đề tài này,

chúng tôi giả định kết quả của sự thích ứng vai trò giới phụ thuộc vào những yếu tố

(khách quan và chủ quan) tác động và sự kỳ vọng vai trò giới của xã hội Ví dụ, một

trong những nguyên nhân tác động đến việc tìm được việc làm tại nơi ở mới là trình độ

học vân và môi liên hệ với gia đình và chính kêt quả việc có việc làm sẽ tác động

Trang 39

ngược lại tinh trạng nghé nghiệp và thu nhập của người nhập cư Tiếp theo, thu nhậplại đóng vai trò then chốt trong việc tác động đến sự thực hiện các vai trò: tái sản xuất,hoạt động cộng đồng của người vợ/người chồng Hay các yếu tố như: số con của cáccặp vợ chồng khác nhau sẽ ảnh hưởng đến mức độ thích ứng vai trò giới khác nhau;việc ở chung hay không ở chung với bố/mẹ bên vợ/chồng cũng cần được xem xét dénăm rõ thực trạng việc thích ứng vai trò giới; ở nhà trọ hay nhà riêng và diện có hộkhẩu hoặc tạm trú cũng là những yếu té rất quan trọng

- Thuyết kiến tạo xã hội

Thuyết kiến tạo xã hội là một lý thuyết về tri thức, nhưng ban đầu chỉ là một

thuật ngữ chung chung dé chi các lý thuyết nhấn mạnh tinh chất được kiến tạo về mặt

xã hội của đời sống xã hội Thuật ngữ này chính thức được đưa vào từ vựng xã hội học

do công trình “Kiến tạo xã hội về hiện thực” (1966) của Peter Berger và Thomas

Luckmann Theo Berger và Luckmann, thực tại mà mỗi chúng ta chứng kiến và trảinghiệm trong đời sống hàng ngày chính là “?hực tai được kiến tạo về mặt xã hội” (PeterBerger & Thomas Luckmann, 1971: 13) Ý tưởng chính của các tác giả là xã hội do

con người tạo ra một cách năng động và sáng tạo, họ hình dung xã hội như là được tạo

nên, chứ không phải đơn thuần tồn tại một cách đương nhiên Theo

Berger và Luckmann, trong quá trình tương giao giữa con người với nhau, mỗi cánhân tiến hành việc điển hình hóa cách xử sự của người khác, và người khác cũng làm

như thế đối với cá nhân Những sự điển hình hóa hỗ tương này được tích lũy dần

dần vào trong kho kiến thức chung của cộng đồng hay xã hội Đây chính là lúc mà định chế bắt đầu hình thành: “Sự định chế hóa diễn ra mỗi khi có một sự điển hình hóa hỗ

tương đối với những hành động đã-được-tập-quán-hóa của một số loại điển hình tácnhân nào do” (Peter Berger & Thomas Luckmann, 1971: 72) Điều quan trọng ởđây là sự điển hình hóa không chỉ diễn ra đối với các hành động, mà kế cả đốivới cdc tic nhân Do vậy,kết quảcủanhững sựđiển hình hóa chính là hình

thành nên các vai trò Xã hội như là mạng lưới được kết dệt nên do tương tác giữa các

Trang 40

cá nhân và nhóm Mệnh đề chính “Xã hội là một sản phẩm của con người Xã hội làmột hiện thực khách quan Con người là một sản phẩm của xã hội” Peter Berger &Thomas Luckmann, 1971: 27) Mệnh đề này cho thấy nó tương phản với cái được gọi

là bản chất luận bởi vì nó vượt ra khỏi những ý tưởng về những gi là hiển nhiên do tựnhiên mang lại và nó đặt nghi vấn với những nguồn gốc xã hội và lịch sử của hiệntượng xã hội (Marshall, 1998: 609) Vận dụng quan điểm của lý thuyết này dé giảithích về vai trò giới, tác giả nhận thay thay cho quan điểm truyền thống xem giới tinhgan liền với yếu t6 sinh học và giới gan liền với văn hóa, thuyết kiến tạo xã hội chorằng cả giới tính và giới đều là những sản phẩm do xã hội kiến tao ra Yếu tố sinh học

không phải là cái gì có sẵn, nhưng ngược lại, nó lệ thuộc vào con người và lệ thuộc

chọn lựa của cá nhân trong các bối cảnh xã hội nhất định Vì vậy một số nhà theo lýthuyết kiến tạo luận xã hội (theo nghĩa chặt chẽ nhất) phủ nhận cơ sở sinh học của sựkhác biệt giới Họ cho rằng căn tính giới xuất hiện trong tương quan khi con ngườinhận thức được những khác biệt về giới trong xã hội và cái nhận thức này đến lượt nó

góp phần định hình các khác biệt về giới nêu trên Lấy ví dụ, một xã hội quan niệm

nam tính có đặc điểm là sức mạnh thé chất và có thái độ “mạnh mẽ” sẽ khuyến khích

nam giới trau déi, tạo ra một hình ảnh về cơ thé “co bắp”, và một loạt ứng xử đặc thù,

không tự nhiên nào đó Nói cách khác, căn tính giới và những khác biệt giới tính có

quan hệ khang khít với nhau trên cơ thé của từng cá nhân Xã hội Việt Nam vẫn giữ

quan niệm về hình ảnh người nam và người nữ theo chuẩn mực truyền thống thì điềunày tác động mạnh đến cách người nam và người nữ hành xử khi thực hiện vai trò giới,

cho dù họ là ai: người chính cư hay nhập cư, người có trình độ học vấn cao hay trình

độ học vấn thấp Do đó, muốn thay đôi hay tạo sự thích ứng tốt về vai trò giới giữa hai

giới thì cần thay đổi quan niệm, chuẩn mực giới sao cho cả hai giới đều thấy phù hợp,thoải mái, không bị coi là có sự bất bình đăng khi thực hiện vai trò giới

Ngày đăng: 02/10/2024, 00:43

w