1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bạo lực trên không gian mạng và sự Ảnh hưởng Đến trẻ vị thành niên Ở các trường thpt trên Địa bàn thành phố hà nội hiện nay

22 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bạo Lực Trên Không Gian Mạng Và Sự Ảnh Hưởng Đến Trẻ Vị Thành Niên Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Thành Phố Hà Nội Hiện Nay
Tác giả Nguyễn Thị Thu Hà
Trường học Học Viện Chính Trị Quốc Gia Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn
Thể loại Bài Thi Học Phần
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 2,33 MB

Nội dung

Nhiệm vụ nghiên cứu  Nghiên cứu về vấn nạn bạo lực học đường trên không gian mạng để chỉ rõnhững hậu quả, tác động của nó để lại cho nạn nhân cũng như bạn bè, ngườithân của nạn nhân.. P

Trang 1

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

- -BÀI THI HỌC PHẦNMÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà

Mã sinh viên: 2155380017

Lớp tín chỉ: TG01004_K41.10

Hà Nội, 2022

Trang 2

Đề bài

Câu 1 (5 điểm) Anh (chị) hãy nêu tên một đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoahọc xã hội và nhân văn, xác định:

1 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

3 Khái niệm trung tâm

4 Kết cấu nội dung chi tiết của đề tài

Câu 1.

1 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

1.1 Mục tiêu nghiên cứu

 Phân tích khái niệm của bạo lực trên không gian mạng và sự tác động củadịch COVID - 19 lên diễn biến của nó

 Chỉ ra những tác hại đối với sức khỏe tinh thần và sức khỏe thể chất củahọc sinh cấp THPT và làm rõ hệ quả

 Lên án đồng thời đưa ra hướng giải quyết cho vấn đề, nâng cao nhận thức

và cảnh giác cho học sinh

 Đưa ra đánh giá, nhận định và dự đoán diễn biến trong tương lai của vấn đềdựa trên thực trạng bạo lực học đường qua mạng xã hội hiện nay

1.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

 Nghiên cứu về vấn nạn bạo lực học đường trên không gian mạng để chỉ rõnhững hậu quả, tác động của nó để lại cho nạn nhân cũng như bạn bè, ngườithân của nạn nhân

 Lên án những hành vi sai trái và đưa ra hồi chuông cảnh tỉnh cho nhữngngười làm lơ, thờ ơ trước những hành vi này

2 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

2.1 Phương pháp luận

Các phương pháp đặc thù của Tâm lý học:

 Phương pháp hỏi chuyện lâm sàng: để thu thập thông tin trực tiếp từ các đốitượng, tạo dựng sự tiếp xúc tâm lý

 Phương pháp đánh giá hành vi: khảo sát thu thập thông tin để thu về số liệu

về tần suất, mức độ tổn thương tâm lý, tần suất tái phát

Trang 3

Các phương pháp đặc thù của Nhân học, Xã hội học:

 Tìm hiểu cơ chế vận hành của truyền thông và mạng xã hội nói chung

 Tìm hiểu xu hướng đám đông, công đồng, để mở rộng hệ quy chiếu củacông trình nghiên cứu

Các phương pháp đặc thù về Truyền thông:

 Tìm hiểu mô hình truyền thông hiện nay đã gián tiếp ảnh hưởng đến cụcdiện tư duy, tâm lý người tiếp nhận như thế nào

 Tìm hiểu phương tiện truyền thông mà các đối tượng sử dụng trong quátrình xảy ra mâu thuẫn

2.2 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập, thống kê tài liệu:

Thu thập các tài liệu, diễn biến, tin bài, tổng hợp các khái niệm, định nghĩavấn đề “Bạo lực trên không gian mạng và sự ảnh hưởng đến trẻ vị thành niên”thông qua các công trình nghiên cứu khoa học khác, bài báo điện tử, tư liệu, quanđiểm cá nhân liên quan đến vấn đề nghiên cứu

Sử dụng các số liệu thống kê từ các khảo sát có được trong quá trình thuthập để hệ thống quá, khái quát hoá, từ đó rút ra được những mặt hạn chế, và bàihọc hành động

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu:

Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến vấn nạn bạo lực không gian mạngtrên các đầu báo trọng yếu, các ý kiến chuyên gia trong ngành Tâm lý học, Xã hộihọc, Nhân học, v.v để làm cơ sở lý luận để phân tích và đánh giá

Bài nghiên cứu còn tham khảo các công trình nghiên cứu khoa học khác,sách báo, trang thông tin điện tử Phân tích các khảo sát, thống kê, cũng như ýkiến của các chuyên gia để củng cố tính khách quan cho luận điểm đưa ra

- Phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh:

Phân tích nội dung các tài liệu, ấn phẩm, sản phẩm thông tin xung quanh vấn

về nghiên cứu từ đó nhận xét và đưa ra giải pháp cần thiết góp phần đạt hiệu quảmạnh mẽ nhất

So sánh cách thức truyền tải, định hướng thông tin của những đối tượngthuộc diện bắt nạt học đường và những hiệu ứng đám đông đã ảnh hưởng trực tiếp,hay gián tiếp đến nạn nhân như thế nào

- Phương pháp điều tra:

Lập hệ thống các câu hỏi nhất định liên quan đến bạo lực trên không gianmạng để trực tiếp khảo sát và phỏng vấn các học sinh THPT trên địa bàn Hà Nội,trên cơ sở đó rút ra những nhận xét, phân tích và đánh giá thực tế nhất về vấn đềnghiên cứu

Tuy vậy, có nhiều các phương pháp nghiên cứu khác được dùng đan xe để

bổ trợ lẫn nhau tốt hơn trong việc truyền tải nội dung của bài nghiên cứu

Trang 4

3 Khái niệm trung tâm

Khái niệm “bạo lực”:

Mặc dù “bạo lực” có vẻ là một thuật ngữ tương đối dễ hình dung nhưng đểđưa ra định nghĩa về bạo lực là gì lại rất khó và gây ra nhiều tranh cãi khác nhau vàcần áp dụng vào từng tình hình thực tế để giải thích được chính xác khái niệm này

Theo nội dung của Bách khoa toàn thư mở Wikipedia đưa ra định nghĩa về

“bạo lực là hành vi sử dụng sức mạnh thể chất với mục đích gây thương vong, tổnhại một ai đó Bạo lực thể chất có thể là điểm tột đỉnh của các cuộc xung đột Trênthế giới, bạo lực là một vấn đề được luật pháp và văn hóa quan tâm với những nỗlực nhằm khống chế và ngăn chặn bạo lực Bạo lực bao trùm một khuôn khổ rộnglớn Nó có thể là một cuộc chiến giữa hai quốc gia hay sự diệt chủng làm hàngtriệu người chết”

Theo định nghĩa của tổ chức y tế thế giới WHO đưa ra thì “Bạo lực là hành

vi cố ý sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực hoặc quyền lực để hủy hoại mình,chống lại người khác hoặc một nhóm người, một tập thể cộng đồng làm họ bị tổnthương hoặc có nguy cơ tổn thương, hoặc tử vong hoặc sang chấn tâm lý, ảnhhưởng đến sự phát triển của họ hoặc gây ra các ảnh hưởng khác”

Như vậy hiểu đơn giản nhất thì bạo lực là việc sử dụng sức mạnh dùng đểtrấn áp và có thể gây ra thương tích hoặc ảnh hưởng tâm lý cho người bị bạo lực.Khái niệm “bạo lực trên không gian mạng”:

Bạo lực mạng/bắt nạt mạng hay quấy rối mạng là một hình thức bắt nạt,quấy rối thông qua phương tiện điện tử Khi lĩnh vực kỹ thuật số ngày càng pháttriển, tình trạng bạo lực mạng xảy ra ở đối tượng thanh thiếu niên ngày càng tăng.Hành vi bắt nạt này bao gồm đăng tin đồn, đe dọa công kích cá nhân, quấy rối,tung thông tin cá nhân và cả dùng từ ngữ thù ghét dán nhãn cho đối tượng Nhữnghành vi bắt nạt này được lặp đi lặp lại, gây tổn hại trực tiếp đến sức khỏe tinh thầncủa nạn nhân, khiến nạn nhân gia tăng cảm xúc tiêu cực, lo lắng bất an và có thểdẫn đến trầm cảm, thậm chí tự tử

Trẻ vị thành niên là người chưa đến độ tuổi được pháp luật coi là đủ khảnăng để sử dụng quyền, làm nghĩa vụ và chịu trách nhiệm Người chưa đủ 18 tuổi

là vị thành niên

4 Kết cấu nội dung chi tiết của đề tài

Đề tài nghiên cứu “Bạo lực trên không gian mạng và sự ảnh hưởng đến trẻ

vị thành niên ở các trường THPT trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện nay” gồm

có 3 phần chính: Mở đầu, nội dung và kết luận Ngoài ra là các phần tài liệu thamkhảo và mục lục Cụ thể như sau:

Trang 5

PHẦN I MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Tình trạng bắt nạt qua mạng xã hội ngày càng trở nên phổ biến Có rất nhiềunhững hình thức bắt nạt như gửi tin nhắn đe dọa nặc danh, đăng bài ẩn danh bôinhọ, công kích, hay thậm chí là những lời trêu đùa tưởng chừng như vô hại Vàkhông thể phủ nhận một thực trạng rằng mạng xã hội đang ngày một phổ biến vớihọc sinh lứa trung học phổ thông, đặc biệt là từ những năm 2019 do ảnh hưởng củadịch Covid – 19 bùng phát Đặc biệt bởi nhu cầu học trực tuyến trong một khoảngthời gian kéo dài cho nên học sinh bắt buộc phải tiếp xúc nhiều hơn với môi trườngmạng để học tập và trao đổi, đặc biệt là mạng xã hội

Ngày nay tràn lan những tin tức có nội dung xấu thiếu tính định hướngthông tin, tư tưởng, không ai phải chịu trách nhiệm, không ai kiểm chứng Điềuđáng quan tâm lo ngại nhất hiện nay là nhiều thông tin trên mạng xã hội hàm chứanội dung xấu độc, dụ dỗ, lôi kéo người tham gia như: phim ảnh khiêu dâm, lốisống trụy lạc, kích động bạo lực, khiêu khích chiến tranh, chia rẽ đoàn kết dân tộc,tôn giáo… Với đặc tính hấp dẫn, lôi cuốn của các trang mạng xã hội rất dễ làm chongười tham gia bị sa đà vào “biển thông tin” hỗn loạn đó lúc nào mà không haybiết, làm cho họ sao nhãng việc học hành, giảm năng suất lao động, tinh thần uểoải, sa sút, đắm chìm vào thế giới ảo trong đời sống thực

Ảnh hưởng của bắt nạt qua mạng tới tâm lý của nạn nhân là rất lớn nhưng lạirất khó phát hiện bởi vì đó là những tổn thương không dấu vết, không lưu lại vếtthương trên cơ thể Vì vậy, bạn bè, người thân khó có thể phát hiện ra người xungquanh mình đang bị bắt nạt Hơn nữa, những nạn nhân thường có xu hướng chegiấu vì lo sợ sẽ bị các đối tượng xấu phát hiện khiến cho tình trạng bắt nạt khôngthể giải quyết một cách triệt để, thậm chí còn làm câu chuyện diễn biến theo chiềuhướng xấu đi, mang lại tổn thương cũng như sự khủng hoảng lớn hơn cho nạnnhân Sự thờ ơ từ chính gia đình, bạn bè, thầy cô và nhà trường là một trongnhững yếu tố khiến cho nạn bạo lực trên mạng không thể giải quyết tận gốc Với ýniệm bản thân nạn nhân là người sử dụng và kiểm soát trang mạng xã hội củamình, việc bạo lực qua mạng là do chính bản thân nạn nhân mà nên “Không có lửathì sao có khói”, nạn nhân đã bị đổ lỗi ngay từ ban đầu rằng bản thân không sửdụng mạng xã hội một cách đúng đắn, một cách có ích nên việc bị bắt nạt là đươngnhiên, là nguồn cơn tất yếu xảy ra, là “bài học để rút kinh nghiệm” Gia đình, bạn

bè, thầy cô và nhà trường chính là những chỗ dựa tinh thần vững chắc và cũng làduy nhất của nạn nhân nhưng thay vào đó, nạn nhân lại bị quy chụp tội lỗi lênmình bởi chính những người đó ngay từ khi bắt đầu Bản thân cũng vì những lờiquy chụp này mà tự mình cho rằng bản thân có lỗi, nguồn cơn chính là do mình.Điều này khiến cho những nạn nhân mang trong mình nỗi tổn thương và tự ti rấtlớn, thậm chí là có xu hướng khinh thường bản thân mình

Và cuối cùng, có một số người cho rằng bạo lực mạng không đáng để trởthành một vấn đề của xã hội, vì người trực tiếp bị chịu ảnh hưởng không phải là

Trang 6

bản thân mình hoặc do quan niệm “lời nói gió bay” tồn tại từ xưa tới nay khiến họkhông nhận thức được sự nghiêm trọng của việc tấn công trên không gian mạng Với tất cả những lí do kể trên, ta có thể thấy bạo lực học đường trên nền tảngmạng xã hội là một trong những vấn đề cực kỳ cấp thiết và đáng lên án trong thờibuổi hiện nay Việc nghiên cứu đề tài này đáp ứng nhu cầu cấp thiết của xã hội nóichung và đặc biệt là đối tượng học sinh cấp THPT tại địa bàn Thành phố Hà Nộinói riêng.

2 Tình hình nghiên cứu

Dưới đây là các công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến đề tài: MaiThị Mai (2016), Bạo lực tinh thần từ mặt trái của mạng xã hội, Trung tâm Nghiêncứu Tâm lý học và Giáo dục học, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam: bàn tới mộtkhía cạnh của bạo lực - bạo lực tinh thần nhìn từ mặt trái của các trang mạng xãhội, tìm hiểu nguyên nhân, hậu quả từ đó bước đầu đề xuất một số giải pháp nhằmgóp một tiếng nói vào việc giảm thiểu vấn nạn bạo lực học đường hiện nay Nguyễn Tiến Đức, Trần Thị Thu Thủy (2020), Phát ngôn thù ghét trên mạng

xã hội - Những vấn đề pháp lý đặt ra: Bài viết trình bày khái quát hai vấn đề pháp

lý còn đang tranh luận: (i) Nhà nước có nên can thiệp để hạn chế phát ngôn thùghét nói chung và thù ghét trực tuyến nói riêng; và (ii) Nếu có, khung pháp lý điềuchỉnh vấn đề trên mạng xã hội nên như thế nào Từ đó, bài viết đưa ra một số môhình điều chỉnh vấn đề này và gợi mở cho những nghiên cứu tiếp theo

Trần Văn Công, Trần Thị Mai Phương, Nguyễn Thị Thu Hằng,Nguyễn Quỳnh Chi, Trần Ngọc Thúy Anh (2017), Nhu cầu của học sinh trung họcphổ thông về giáo dục an toàn mạng internet và một số giải pháp cho gia đình vànhà trường Kỷ yếu hội thảo khoa học toàn quốc lần thứ 2 “Tâm lý học, giáo dụchọc với tình yêu, hôn nhân và gia đình” NXB Thông tin và truyền thông Trang199-210 ISBN: 978-604-80-2663-9: tìm hiểu nhu cầu của học sinh THPT về giáodục an toàn mạng càng trở nên cần thiết, góp phần xây dựng cơ sở cho việc hỗ trợhọc sinh cũng như gia đình và nhà trường có những biện pháp phòng ngừa hiệuquả những nguy cơ, hậu quả không đáng có từ internet

Trần Văn Công, Lương Thị Lan (2016), Chiến lược ứng phó của học sinhtrung học phổ thông khi bị bắt nạt, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế tâm lý họchọc đường lần thứ 5 – Phát triển tâm lý học học đường trên thế giới và ở Việt Nam,

Trang 7

NXB Thông tin và truyền thông, ISBN: 978-604-80-1967-9, 673-680: Bài viết đềcập tới một nghiên cứu nhằm tìm hiểu mối quan hệ giữa bắt nạt trực tuyến và cáchứng phó của học sinh trung học khi các em bị bắt nạt trực tuyến.

Trần Văn Công, Lương Thị Ngọc Lan (2016), Thái độ của phụ huynh trướcviệc con bị bắt nạt, Kỷ yếu hội thảo Phòng chống bạo lực học đường trong bốicảnh hiện nay - Thực trạng và giải pháp, NXB ĐHQGHN, ISBN: 978-604-62-5842-1, 273-279: tìm hiểu thái độ của phụ huynh đối với vấn đề bắt nạt tại trườnghọc, tìm ra giải pháp, đưa ra khuyến nghị và hỗ trợ công tác tư vấn tâm lý họcđường trong phòng ngừa, thực hành giải quyết vấn đề khi học sinh bị bắt nạt mộtcách hiệu quả

Trần Văn Công, Nguyễn Thị Hoài Phương (2017), Nhu cầu chăm sóc sứckhỏe tâm thần học đường dựa trên nền tảng công nghệ thông tin và truyền thông,

Kỷ yếu hội thảo khoa học: "Tâm lý học và sự phát triển bền vững con người trongthời kỳ cách mạng công nghệ 4.0", NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh,tr.224 - 236.ISBN: 978-604-73-5736-9: tìm hiểu những vấn đề lý luận và thực tiễn

cụ thể, bước đầu khảo sát nhu cầu của học sinh về việc chăm sóc sức khỏe tâmthần học đường dựa trên nền tảng công nghệ thông tin và truyền thông

3 Mục đích, mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu về thực trạng bạo lực trên không gian mạng và sự ảnh hưởng tớitrẻ vị thành niên

3.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Phân tích khái niệm của bạo lực trên không gian mạng và sự tác động củadịch COVID - 19 lên diễn biến của nó

- Chỉ ra các tác động đối với sức khỏe tinh thần và sức khỏe thể chất của họcsinh cấp THPT và làm rõ hệ quả

- Lên án đồng thời đưa ra hướng giải quyết cho vấn đề, nâng cao nhận thức

và cảnh giác cho học sinh

- Đưa ra đánh giá, nhận định và dự đoán diễn biến trong tương lai của vấn đềdựa trên thực trạng bạo lực học đường qua mạng xã hội hiện nay

3.3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu về vấn nạn bạo lực học đường trên không gian mạng để chỉ rõnhững hậu quả, tác động của nó để lại cho nạn nhân cũng như bạn bè, người thâncủa nạn nhân

Trang 8

- Lên án những hành vi sai trái và đưa ra hồi chuông cảnh tỉnh cho nhữngngười làm lơ, thờ ơ trước những hành vi này

4 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Học sinh THPT trên địa bàn Thành phố Hà Nội (16 - 18 tuổi) có sự quantâm, hiểu biết nhất định về vấn nạn bạo lực không gian mạng, đặc biệt là nhữnghọc sinh THPT trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã và đang phải đối mặt với vấnnạn này

4.2 Khách thể nghiên cứu

Toàn bộ học sinh các trường THPT tại địa bàn Thành phố Hà Nội 4.3 Phạm

vi nghiên cứu Các trường THPT tại Thành phố Hà Nội

4.3 Phạm vi nghiên cứu

Các trường THPT tại Thành phố Hà Nội

5 Giả thuyết nghiên cứu

Nếu các bạn học sinh THPT được giáo dục về an ninh mạng thì hiện tượngbạo lực trên không gian mạng sẽ được giảm xuống

6 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp luận

- Các phương pháp đặc thù của Tâm lý học:

Phương pháp hỏi chuyện lâm sàng: để thu thập thông tin trực tiếp từ các đốitượng, tạo dựng sự tiếp xúc tâm lý Phương pháp đánh giá hành vi: khảo sát thuthập thông tin để thu về số liệu về tần suất, mức độ tổn thương tâm lý, tần suất táiphát

- Các phương pháp đặc thù của Nhân học, Xã hội học:

Tìm hiểu cơ chế vận hành của truyền thông và mạng xã hội nói chung Tìmhiểu xu hướng đám đông, công đồng, để mở rộng hệ quy chiếu của công trìnhnghiên cứu

- Các phương pháp đặc thù về Truyền thông: Tìm hiểu mô hình truyềnthông hiện nay đã gián tiếp ảnh hưởng đến cục diện tư duy, tâm lý người tiếp nhậnnhư thế nào Tìm hiểu phương tiện truyền thông mà các đối tượng sử dụng trongquá trình xảy ra mâu thuẫn

6.2 Phương pháp nghiên cứu

Trang 9

- Phương pháp thu thập, thống kê tài liệu: Thu thập các tài liệu, diễn biến,tin bài, tổng hợp các khái niệm, định nghĩa vấn đề “Bạo lực trên không gian mạng

và sự ảnh hưởng đến trẻ vị thành niên” thông qua các công trình nghiên cứu khoahọc khác, bài báo điện tử, tư liệu, quan điểm cá nhân liên quan đến vấn đề nghiêncứu Sử dụng các số liệu thống kê từ các khảo sát có được trong quá trình thu thập

để hệ thống quá, khái quát hoá, từ đó rút ra được những mặt hạn chế, và bài họchành động

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu:

Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến vấn nạn bạo lực không gian mạngtrên các đầu báo trọng yếu, các ý kiến chuyên gia trong ngành Tâm lý học, Xã hộihọc, Nhân học, v.v để làm cơ sở lý luận để phân tích và đánh giá

Bài nghiên cứu còn tham khảo các công trình nghiên cứu khoa học khác,sách báo, trang thông tin điện tử Phân tích các khảo sát, thống kê, cũng như ýkiến của các chuyên gia để củng cố tính khách quan cho luận điểm đưa ra

- Phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh:

Phân tích nội dung các tài liệu, ấn phẩm, sản phẩm thông tin xung quanh vấn

về nghiên cứu từ đó nhận xét và đưa ra giải pháp cần thiết góp phần đạt hiệu quảmạnh mẽ nhất So sánh cách thức truyền tải, định hướng thông tin của những đốitượng thuộc diện bắt nạt học đường và những hiệu ứng đám đông đã ảnh hưởngtrực tiếp, hay gián tiếp đến nạn nhân như thế nào

- Phương pháp điều tra:

Lập hệ thống các câu hỏi nhất định liên quan đến bạo lực trên không gianmạng để trực tiếp khảo sát và phỏng vấn các học sinh THPT trên địa bàn Hà Nội,trên cơ sở đó rút ra những nhận xét, phân tích và đánh giá thực tế nhất về vấn đềnghiên cứu

Tuy vậy, có nhiều các phương pháp nghiên cứu khác được dùng đan xe để

bổ trợ lẫn nhau tốt hơn trong việc truyền tải nội dung của bài nghiên cứu

7 Điểm mới của đề tài

Tính mục đích: Đề tài đưa ra những hướng giải quyết và những phương thứcmang tính khuyến nghị nhằm mục tiêu giảm thiểu tối ưu vấn nạn bạo lực trênkhông gian mạng trong thời điểm dịch COVID-19 diễn biến căng thẳng tại ViệtNam

Tính thực tiễn: Đề tài tiến hành nghiên cứu và chỉ ra vấn đề nhức nhối đangcần được giải quyết hoặc chưa được quan tâm sâu sắc thuộc vấn nạn bạo lực khônggian mạng trong thời gian đỉnh điểm dịch COVID-19, thông qua số liệu đượcthống kê chọn lọc từ khảo sát thực tế tại các trường THPT trên địa bàn thành phố

Hà Nội

Trang 10

Tính khoa học: Đề tài trình bày được cơ sở lý luận, pháp lý; cơ sở thực tiễnlàm chỗ dựa cho việc giải quyết vấn đề đã nêu ra trong đề tài Đề tài cũng hệ thốnghoá một số các vấn đề lý luận chung, làm rõ các khái niệm bạo lực, không gianmạng, bạo lực mạng, bạo lực học đường

Khả năng vận dụng: Đề tài đề xuất một số biện pháp hạn chế, phòng chốngbạo lực không gian mạng ở lứa tuổi thanh thiếu niên, dựa trên các báo cáo, điều tra

và khảo sát trong thời gian gần và ngắn Điều đó giúp cho tính vận dụng của đề tàimới mẻ và mang tính thời sự hơn những đề xuất được nghiên cứu, khảo sát trongthời điểm cũ

8 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

8.1 Ý nghĩa lý luận

Nghiên cứu kế thừa và đóng góp những khía cạnh mới trong việc xây dựngkhái niệm tổng quát về bạo lực trên không gian mạng và ảnh hưởng tiêu cực đốivới tâm lý của trẻ vị thành niên ở các trường THPT trên địa bàn Thành phố Hà Nộitrong bối cảnh thời đại dịch bệnh COVID-19 Nghiên cứu còn tập trung làm rõ hơnnhững ảnh hưởng việc bị bắt nạt đến sức khỏe tâm lý ở học sinh và là cơ sở để đềxuất các giải pháp phòng, chống bạo lực trên không gian mạng

8.2 Ý nghĩa thực tiễn

Nghiên cứu này mang lại những thông tin về thực trạng bạo lực trên khônggian mạng và ảnh hưởng của nó tới trẻ vị thành viên ở các trường THPT trênThành phố Hà Nội Từ đó, có những giải pháp phòng, chống hiệu quả thực trạngnạn bắt nạt qua mạng trực tuyến đang tồn tại ở các thế hệ trẻ vị thành niên Nghiêncứu góp phần giúp người đọc thay đổi nhận thức và nhìn nhận vấn đề bạo lực quamạng một cách khách quan và có trách nhiệm hơn đối với thực trạng này

9 Kết cấu nội dung của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài được kếtcấu gồm 3 chương, cụ thể:

- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của bạo lực trên không gian mạng vàảnh hưởng tiêu cực tới trẻ vị thành niên ở các trường THPT ở Thành phố Hà Nội từnăm 2019 tới năm 2022

- Chương 2: Thực trạng bạo lực trên không gian mạng và ảnh hưởng tiêu cựctới trẻ vị thành niên ở các trường THPT ở Thành phố Hà Nội từ năm 2019 tới năm

2022

- Chương 3: Đề xuất các giải pháp phòng, chống bạo lực trên không gianmạng và các chương trình hỗ trợ cần thiết dành cho trẻ vị thành niên là nạn nhâncủa bạo lực mạng ở trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Trang 11

PHẦN II NỘI DUNG

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của bạo lực trên không gian mạng

và ảnh hưởng tiêu cực tới trẻ vị thành niên ở các trường THPT ở Thành phố

Hà Nội.

+ Một số khái niệm liên quan

o Khái niệm “bạo lực”

o Khái niệm “bạo lực trên không gian mạng”

+ Những ảnh hưởng tiêu cực tới trẻ vị thành niên ở các trường THPT ởThành phố Hà Nội

o Ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần (Nạn nhân của bạo lực mạng phảitrực tiếp hứng chịu những lời nói, hành vi bắt nạt từ người khác Điềunày gây tác động mạnh mẽ đến lòng tự trọng và giá trị bản thân họ

Họ có phản ứng tiêu cực về mặt cảm xúc (lo sợ, thất vọng, tức giận,

…), thường xuyên xuất hiện ý định tự tử, và dễ mắc chứng trầm cảm)

o Ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất (tâm lí ảnh hưởng xấu nên khôngkiểm soát được hành vi, dễ tự làm tổn thương bản thân, trầm cảm dẫntới tự tử, )

Chương 2: Thực trạng bạo lực trên không gian mạng và ảnh hưởng tiêu cực tới trẻ vị thành niên ở các trường THPT ở Thành phố Hà Nội hiện nay.

+ Thực trạng các vụ bạo lực trên không gian mạng trong thời gian gần đâytại Thành phố Hà Nội (nêu dẫn chứng cụ thể)

+ Ảnh hưởng tiêu cực tới trẻ vị thành niên ở các trường THPT ở Thành phố

Hà Nội qua các vụ bạo lực mạng trong thời gian gần đây (đưa ra các giải pháp cụthể)

Chương 3: Đề xuất các giải pháp phòng, chống bạo lực trên không gian mạng và các chương trình hỗ trợ cần thiết dành cho trẻ vị thành niên là nạn nhân của bạo lực mạng ở trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

+ Một số giải pháp phòng, chống bạo lực trên không gian mạng

o Phần lớn sự ứng phó với bạo lực mạng sẽ đến từ phía phụ huynh.Cách phản ứng thường thấy nhất là bố mẹ sẽ dạy con cái về việc sửdụng mạng an toàn

Ngày đăng: 01/10/2024, 21:00

w