1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo môn học môi trường và phát triển phân tích tác Động của biến Đổi khí hậu

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích tác động của biến đổi khí hậu lên hoạt động nông nghiệp tại xã Long Bình, huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước. Qua đó phân tích sự phát triển bền vững của hoạt động nông nghiệp tại địa phương trên.
Tác giả MSSV, Lớp, Khoá
Người hướng dẫn TS. ĐẶNG THỊ KIM PHỤNG
Trường học Trường Đại học Tôn Đức Thắng
Chuyên ngành Môi trường và Phát triển
Thể loại Báo cáo Môn học
Năm xuất bản 2021
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 4,12 MB

Nội dung

BÁO CÁO MÔN HỌC MÔN MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN Phân tích tác động của biến đổi khí hậu lên hoạt động nông nghiệp tại xã Long Bình, huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước.. Những năm trở lại đây,

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

KHOA XÃ HỘI NHÂN VĂN

BÁO CÁO MÔN HỌC MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI

KHÍ HẬU

Giảng viên: TS ĐẶNG THỊ KIM PHỤNG

Người thực hiện:

MSSV : Lớp : Khoá :

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021

Trang 2

BÁO CÁO MÔN HỌC MÔN MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN

Phân tích tác động của biến đổi khí hậu lên hoạt động nông nghiệp tại

xã Long Bình, huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước Qua đó phân tích sự phát triển bền vững của hoạt động nông nghiệp tại địa phương trên.

I Giới thiệu:

1 Giới thiệu vấn đề cần phân tích

Bình Phước là một tỉnh trung du miền núi nhưng địa hình khá thấp và không phước tạp

Xã Long Bình thuộc địa phận huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước có diện tích 63,50 km , 2

dân số năm 1999 là 6.595 người, mật độ dân số đạt 104 người /km Đây là một xã nghèo, 2

dân trí trung bình, người dân đa phần là làm nông, cây trồng chủ yếu cao su, điều, cà phê, tiêu và chăn nuôi gia súc gia cầm như trâu, bò, lợn, gà Những năm trở lại đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu dẫn đến lượng nước dự trữ tại nhiều hồ đập nơi đây đã rút xuống dưới mức báo động, nhiều diện tích cây trồng bị héo khô vì thiếu nước, gia súc thiếu thức ăn Nhiều hồ đập cung cấp nước tưới cho cây trồng trong tình trạng mực nước chết, ao hồ, sông suối cạn trơ đáy, người dân bất an vì khô hạn Còn đến mùa mưa thì nước ngập trên diện rộng và xuất hiện các loại bệnh dịch gây hại cho cây trồng Vì vậy, hiện nay, người dân đang rất cần những biện pháp có thể ứng đối với những hiện tượng này và tiến tới phát triển bền vững

2 Khái niệm

• Biến đổi khí hậu

Trong Công ước Khung của Liên hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu định nghĩa biến đổi khí 1

hậu là "sự thay đổi của khí hậu mà hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp do tác động của hoạt động

1 United Nations Framework Convention on Climate Change

1

Trang 3

con người dẫn đến thay đổi thành phần khí quyển toàn cầu và ngoài ra là những biến thiên

tự nhiên của khí hậu được quan sát trên một chu kỳ thời gian dài”

Sự gia tăng phát thải nhà kính (CO , CH , NO , O , CFC , ) cùng với việc suy giảm diện 2 4 x 3 S

tích rừng đã gây ra hiện tượng nóng lên của khí hậu toàn cầu Nhiệt độ trung bình trong thế kỉ qua tăng khoảng từ 2 C Dự báo đến 2200, nhiệt độ trung bình của Trái Đất có thể o

tăng thêm 7 C và một số nơi trên địa cầu sẽ trở nên không còn ở được đối với con người o

Biến đổi khí hậu làm gia tăng liên tục các hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán kéo dài; mưa bão giông lốc xuất hiện với tần suất dày đặc và thiệt hại lớn hơn về người và của; mưa đá, sương muối phá hủy ruộng đồng, nhà cửa của người dân Nguy hiểm hơn là đi kèm với nóng lên toàn cầu sẽ làm băng 2 đầu cực tan ra, kéo theo đó là lượng nước biển dâng cao gây thu hẹp diện tích đất liền và xâm nhập mặn những vùng ven biển Tăng thêm

tỉ lệ tử vong do thời tiết, dịch bệnh, thiên tai hoành hành cùng với rất nhiều những tác hại tiêu cực khác

• Phát triển bền vững

Khái niệm phát triển bền vững được Ủy ban Môi trường và Phát triển thế giới thông qua 2

năm 1987 với nội dung như sau: Những thế hệ hiện tại cần đáp ứng nhu cầu của mình sao cho không làm hại đến khả năng các thế hệ tương lai đáp ứng các nhu cầu của họ

Viện Quốc tế về Môi trường và Phát triển cho rằng phát triển bền vững gồm 3 hệ thống 3

phụ thuộc lẫn nhau như hình sau (Hình 1).

2 World Commission on Environment and Development - WCED

3 I

Hình 1: Phát triển bền vững là một quá trình dàn xếp thỏa hiệp giữa các hệ thống kinh tế, tự nhiên

và xã hội (IIED,1995)

Trang 4

3 Tính cấp thiết của đề tài

Riêng ở Việt Nam, biến đổi khí hậu đang là vấn đề nhức nhối trong xã hội Theo thông báo quốc gia lần thứ 2 của Bộ Tài nguyên và Môi trường: Kể từ năm 1958 đến năm 2007, nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam tăng lên khoảng 0,5 – 0,7 độ C Nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn nhiệt độ mùa hè và nhiệt độ ở các vùng phía Bắc tăng nhanh hơn các vùng phía Nam Những hiện tượng thời tiết cực đoan liên tiếp xảy ra với tần số dày đặc hơn như rét đậm rét hại, sương muối, mưa đá, bão lũ, xâm nhập mặn,…Tất cả những điều trên chính là một hồi chuông cảnh báo từ nhiên nhiên và đòi hỏi con người buộc phải có giải pháp để khắc phục Ứng phó với biến đổi khí hậu đang là một trong những nhiệm vụ cấp bách đối với nước ta nói riêng và toàn nhân loại nói chung Chính vì vậy, Việt Nam cần phải quyết tâm hơn trong phát triển tầm nhìn dài hạn liên quan đến vấn đề này

II Phân tích

1 Nguyên nhân

Do môi trường có tính hệ thống cho nên nếu một trong những bộ phận của hệ thống lớn này thay đổi tính chất thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến những bộ phận còn lại và toàn bộ môi trường Những nhân tố có thể làm cho sự biến đổi khí hậu xuất hiện là thay đổi bức xạ khí quyển, bao gồm các quá trình như biến đổi bức xạ mặt trời , độ lệch quỹ đạo Trái Đất, quá trình kiến tạo núi, kiến tạo trôi dạt lục địa và đặc biệt là sự thay đổi nồng độ khí nhà kính

Quan điểm khoa học về biến đổi khí hậu được nhiều người đồng ý là “khí hậu đang thay đổi và những thay đổi này một phần lớn do tác động của con người” Việc chạy đua phát triển công nghệ, con người đã biến hệ sinh thái vốn đang cân bằng thành một thế giới mà

hệ sinh thái động vật và thực vật ngày càng bị thu hẹp Một số loài đã hoàn toàn biến mất

và một số có nguy cơ tuyệt chủng, sông ngòi bị ngăn đập dẫn đến thiếu nước cho động thực vật và con người, thay đổi hình trạng vốn có của tự nhiên Rác và chất thải nhựa do con người thải ra cũng góp phần gây ô nhiễm và khí thải từ các lò phản ứng hạt nhân Vấn

đề được quan tâm nhất trong yếu tố nhân sinh là việc tăng thêm lượng khí CO do đốt 2

nhiên liệu hóa thạch tạo thành các sol khí tồn tại trong khí quyển

3

Trang 5

Ở Việt Nam, hàng năm nước ta mất đi 2.500 ha rừng Chỉ tính riêng trong 10 năm từ 2004 đến 2014, diện tích rừng phòng hộ ở Việt Nam đã giảm hơn 1,7 triệu ha Riêng tỉnh Bình Phước chỉ trong 3 quý đầu năm 2018, lực lượng kiếm lâm Bình Phước truy quét các khu vực trọng điểm và phát hiện 124 vụ vi phạm về quản lý lâm sản Việt Nam đứng thứ 4 trong các nước thên thế giới có lượng rác thải nhựa đổ ra biển lớn với 0,28 – 0,73 triệu

tấn

Đầu giai đoạn phát triển (1986), lượng CO của Việt Nam đứng ở vị trí thứ 6 trong số các 2

nước ở ASEAN với 26,605 nghìn tấn; đến cuối năm 2019, lượng khí thải CO của Việt 2

Nam đứng ở vị trí thứ 3 với con số 271,474 nghìn tấn…

Những con số trên đánh giá mức độ tàn phá khủng khiếp của con người đang ngày càng làm cho thiên nhiên dần mất đi khả năng cân bằng vốn có

2 Hiện trạng

Theo đánh giá của ngành khí tượng thủy văn, Bình Phước là một trong những tỉnh rất ít chịu ảnh hưởng hay đe dọa từ thiên tai Tuy nhiên, do sự thay đổi khí hậu của toàn cầu nên những diễn biến thời tiết ở tỉnh thời gian qua rất phức tạp, gây thiệt hại lớn về tài sản cho nhân dân

Với địa bàn đồi dốc, tỉnh Bình Phước hiện có 66 công trình thủy lợi cung cấp nước tưới

Hình 2: Việt Nam đang đứng trước nguy cơ trở thành bãi tập kết rác khi lượng

rác thải nhựa tăng đến 200% trong những năm qua (Nguồn ảnh: vtv.vn)

Trang 6

cho hơn 17.600 ha đất sản xuất Tuy nhiên, mực nước tại các hồ chứa của các công trình thủy lợi của Bình Phước đã xuống thấp hơn mức báo động 1 là 1,5m do nhiều sông suối

đã cạn kiệt, không còn dòng chảy Hiện nay, tỉnh có 36.000/54.000 ha cây trồng bị ảnh hưởng do hạn hán, trong đó hàng trăm héc ta cây trồng không thể phục hồi Riêng 10.000

ha đất trồng lúa và cây ngắn ngày không thể gieo trồng theo kế hoạch Trên 30 ngàn hộ dân thiếu nước sinh hoạt

Những năm trước đây, thời điểm tháng 5, tháng 6 là cao điểm mùa mưa, nhưng hiện nay Bình Phước lại đổ nắng gắt Nắng nóng kéo dài làm cho người dân thêm khốn đốn về sức khỏe và sản xuất nông nghiệp bị trì trệ Năm 2020, dù là cuối mùa mưa nhưng mưa lớn lại xuất hiện trên diện rộng dẫn tới ngập lụt ở một số địa phương Mưa lớn kèm theo lốc xoáy gây thiệt hại nặng cho sản xuất nông nghiệp, nhất là cây trồng chủ lực của Bình Phước như điều, cao su, tiêu,…

Tại xã Long Bình, nắng nóng kéo dài dẫn đến mất nước ngọt ở một số vùng Người dân không có nước cung cấp cho tưới tiêu, chăn nuôi, thậm chí một số nơi không đủ nước sinh hoạt Tình trạng mất nước kéo dài gây thiệt hại lớn đối với hoa màu, nhiều hộ dân không

có nước cung cấp cho các loại cây có múi như cam, quýt cũng đành bỏ vườn rồi đổi sang trồng cây công nghiệp Những năm gần đây, thật lạ là khi bước sang thời điểm tháng 1, tháng 2 lẽ ra phải là đỉnh điểm của mùa khô, nhưng tại đây lại đón nhận hàng loạt cơn mưa lớn nhỏ Khó có thể gọi là trái mùa khi mưa diễn ra trên diện rộng, nhiều người đặt câu hỏi không biết đây là mùa mưa hay mùa khô Những cơn mưa trái mùa dẫn đến năng

suất, sản lượng trái cây của nhiều nhà vườn giảm so với những năm trước đồng thời làm chậm vụ khiến nhiều nhà nông không thể lường trước Nắng mưa thất thường nên bệnh thán thư, bệnh cháy lá, khô hoa khô cành thì bọ xít muỗi cũng xuất hiện trên cây điều, cây cao su, chôm chôm , sầu riêng,…

5

Hình 3: Bệnh thán thư do nấm colletotrichum gloeosporioides gây

nên khiến cây điều khô ngọn, héo trái (nguồn ảnh: Bình Phước

l )

Trang 7

Đang vào thời điểm cây tiêu ra hoa đậu trái, nhưng tại nhiều nơi, các vườn tiêu xảy ra hiện tượng không ra hoa hoặc hoa rụng hàng loạt Nhiều nông dân có thâm niệm và kinh nghiệm trồng tiêu cho biết : Việc rụng hoa hàng loạt là do biến đổi khí hậu, vì loại cây này rất nhạy cảm với thời tiết, nhất là sự thay đổi đột ngột, bất thường

Hiện nay người dân đang rất cần những biện pháp đúng đắn từ nhà nước để ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu Đó cũng là việc làm cấp bách hiện nay để cùng nông dân vượt qua giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng biến đổi khí hậu

III Giải pháp

1 Giải pháp cho hạn hán

Để giải quyết tình trạng hạn hán, thiếu nước sinh hoạt và sản suất cho nhân dân, Thường trực Ban chỉ huy PCLB & TKCN tỉnh Bình Phước đã có đề nghị hỗ trợ kinh phí để khắc phục hạn hán đảm bảo nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn Chính phủ đã hỗ trợ cho ngân sách dự phòng của tỉnh là 10 tỷ đồng, trong đó có 6 tỷ đồng để hỗ trợ một phần thiệt hại cho nhân dân trong vùng bị khô hạn kinh phí bơm nước để chống hạn, hỗ trợ cây trồng

bị thiệt hại, diện tích ao nuôi thủy sản bị khô hạn, kinh phí mua các thùng để trữ nước và

ổn định đời sống nhân dân Dùng 4 tỷ đồng để thực hiện các phương án đào mới và cải tạo, nâng cấp giếng đào cũ nhằm giảm thiểu tình trạng thiếu nước sinh hoạt do hạn hán gây ra trong năm tiếp theo

Hình 4: Hồ chứa nước Cần Đơn mùa hạn 8/3/2019

Trang 8

Lãnh đạo tỉnh đã đưa ra những giải pháp chống hạn cấp thời, cụ thể như: Tuyên truyền vận động nhân dân sử dụng nước tiết kiệm, dự trữ nguồn nước ăn thô, nước uống cho gia súc, cây lâu năm có kinh tế cao Tiến hành nạo vét, khơi thông dòng chảy, đắp đập tạm, lắp đặt trạm bơm dã chiến, khoan thêm những giếng mới, cải tạo giếng cũ, nối mạng đường ống cấp nước sinh hoạt Đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình thủy lợi, công trình cấp nước sinh hoạt cho dân, sửa chữa kịp thời các công trình thủy lợi hư hỏng Ngoài ra, lãnh đạo tỉnh Bình Phước cũng kiến nghị Bộ NN-PTNT, Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các nhà máy thủy điện trên sông Bé có kế hoạch điều tiết nước, đảm bảo duy trì lưu lượng tối thiểu về hạ lưu khoảng 30m /s 3

Ngoài ra, đối với những vùng hạn hán mức độ nặng thì người dân nên chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang cây công nghiệp lâu năm Những loại cây này không cần quá nhiều nước khi ra hoa kết trái, bộ rễ sâu giúp tìm được nguồn nước ngầm trong đất

2 Giải pháp cho mưa bão, ngập lụt

Một là, công tác truyền thông phải nhanh chóng, kịp thời, dự báo và thông tin cho người dân với tốc độ nhanh nhất để chuẩn bị ứng đối Phải tận dụng mọi phương tiện thông tin đại chúng để thông tin đến vùng chịu ảnh hưởng bão lũ, ưu tiên các bản tin cảnh báo, chỉ đạo, hướng dẫn về mưa bão, lũ lụt

Hai là, phải có ban phụ trách công tác ứng phó với ngập lụt, mưa bão Chỉ đạo, trực ban nghiêm túc, theo dõi sát diễn biến của thời tiết, bố trí lãnh đạo thường trực để giải quyết nhanh những tình huống; chỉ đạo các đơn vị quản lý hồ chứa nước theo dõi chặt chẽ diễn biến mực nước các hồ chứa, tổ chức kiểm tra an toàn các hồ chứa trên địa bàn, sẵn sàng triển khai lực lượng, phương tiện, trang thiết bị để kịp thời khắc phục các sự cố; chủ động

sơ tán nhân dân khu vực hạ du hồ, ven sông, suối, khu vực nguy cơ lũ quét, sạt lở, ngập lụt Có biện pháp dự trữ lương thực, thuốc men phòng khi cần thiết và hỗ trợ nhanh nhất đến những vùng thiệt hại nặng nề, bị cô lập Sử dụng các biển báo cảnh báo nguy hiểm tại những vùng có nguy cơ sạt lở, sụt lún, nghiêm cấm những hành động tự ý của người dân như bơi lội, đánh bắt thủy hải sản,… triển khai phương án chống lũ cho bà con, thực hiện

rà soát các khu vực dân sống ở ven sông, suối, sườn núi, sườn đồi Ưu tiên phục vụ những đối tượng như phụ nữ, người già, trẻ em, người tàn tật

7

Trang 9

Ba là, tổ chức sơ tán dân an toàn, hợp lý Huy động lực lượng công an, quân đội, dân quân

tự vệ,… hỗ trợ sơ tán dân ra khỏi những khu vực xung yếu, trọng điểm Nếu trường hợp dân không chịu sơ tán thì phải dùng đến biện pháp cưỡng chế

Bốn là, phải có phương án khắc phục hậu quả Chuẩn bị đầy đủ và hợp lý các nhu yếu phẩm, phân bổ hợp lý kịp thời đến bà con về lương thực, nước sạch, thuốc men Huy động các lực lượng cứu trợ, phương tiện di chuyển, tổ chức cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả Phải thăm hỏi, động viên, chăm sóc gia đình có người bị nạn Kịp thời triển khai vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh Khôi phục cơ sở hạ tầng, mạng lưới giao thông, thủy lợi, các hoạt động phúc lợi như y tế, giáo dục Hỗ trợ kinh phí cho nông dân khôi phục nhà cửa, sản xuất Có văn bản báo về thiệt hại địa phương cho cơ quan có thẩm quyền

3 Giải pháp trị dịch bệnh cho cây trồng

Cây hồ tiêu

Đối với dịch hại trên cây hồ hiêu thì “Phòng là chính, trị là bỏ”, do đó cần phải phòng dịch hại cho cây tiêu một năm hai lần – đầu mùa mưa và đầu mùa khô Chi phí cho một lần xử

lý trên vườn tiêu là rất thấp nhưng hiệu quả mang lại là rất cao Trong khi đó nếu vườn

Hình 5: Lực lượng chức năng hỗ trợ người dân sơ tán mùa lũ tại Bình Phước

Trang 10

tiêu đã bị nhiễm bệnh, nhất là bệnh héo nhanh, héo chết chậm thì hiệu quả phòng trừ không cao mà lại rất tốn kém Các chuyên gia đã đưa ra phương pháp phòng ngừa hiệu quả cho cây hồ tiêu gồm những bước sau:

 Vệ sinh vườn tiêu và tạo tán cho cây tiêu Dọn sạch cỏ, lá cây rụng trong vườn, làm cho vườn cây thông thoáng, làm sạch cỏ quanh gốc tiêu bán kinh 0.5m Cắt tỉa bớt những cành dư, già yếu, không cần thiết để tập trung cung cấp cho cành khỏe mạnh Đối với tiêu

đã già cỗi thì nên thay thế bằng tiêu mới để năng suất cao hơn

 Cắt xén nọc cây sống: xén tỉa nọc sống trước mùa mưa tránh bóng rợp và sâu bệnh phát sinh trong mùa mưa do độ ẩm cao và thiếu sáng

 Chống ngập úng cho vườn tiêu Tuy đây là loại cây trồng ưa ẩm nhưng không thể chịu được đất úng cho nên bà con nông dân cần phải thiết kế mương thoáng cho vườn tiêu Vun gốc tiêu, tránh hiện tượng đọng nước ở gốc

 Bón phân: Để tăng khả năng sinh trưởng và sức chống chịu với những điều kiện bất lợi cây tiêu cần được cung cấp chấ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối

 Xử lý thuốc định kỳ cho vườn tiêu: Cần phun thuốc định kì cho vườn tiêu 2 lần/năm Ưu tiên sử dụng các loại thuốc sinh học có lợi cho môi trường, an toàn với con người

 Thường xuyên thăm vườn, theo dõi kiếm tra để phát hiện, phòng trừ sâu bệnh kịp thời Nên tìm hiểu các loài thiên địch để xử lý theo hướng thân thiện môi trường Cây điều

Cây điều dễ xuất hiện bệnh nhất là trong giai đoạn ra hoa đậu trái cũng như rất mẫn cảm với điều kiện thời tiết Trạm trồng trọt – BVTV huyện Phú Riềng đã hướng dẫn một số biện pháp như sau:

 Đối với bọ đục nõn (đục chồi non): Cắt bỏ những chồi bị bệnh để tiêu hủy nguồn sâu hại Kiểm tra thường xuyên khi cây vừa nhú đọt non và tiến hành phun thuốc khi thấy đọt non có dấu hiệu bị côn trùng phá

 Đối với bọ xít muỗi: làm cỏ vệ sinh vườn, phát quang bụi rậm, hun khói vào sáng sớm hoặc chiều mát để đuổi bọ xít muỗi

 Bệnh thán thư: Phát triển nhiều trong thời tiết nóng ẩm, độ ẩm không khí cao Cần phải tăng chăm sóc vườn cây, tạo cho vườn thông thoáng

9

Ngày đăng: 01/10/2024, 20:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w