1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề bài khái niệm chung về biến đổi khí hậu và các tác động của con người đến biến đổi khí hậu

15 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khái niệm chung về biến đổi khí hậu và các tác động của con người đến biến đổi khí hậu
Thể loại Đề bài
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 11,38 MB

Nội dung

Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu:Tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu xuất phát từ 2 nhóm là nguyên nhân khách quan vànguyên nhân chủ quan.Các yếu tố khách quan trong đó có sự thay đổ

Trang 1

Đề bài: Khái niệm chung về biến đổi khí hậu và các tác động của con người đến biến đổi khí hậu.

I Khái niệm:

Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của hệ thống khí hậu từ sinh quyển, khí quyển, thủy quyền tới thạch quyển Biến đổi khí hậu đề cập đến sự thay đổi lâu dài về nhiệt độ và các hình thái thời tiết

II Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu:

Tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu xuất phát từ 2 nhóm là nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan

Các yếu tố khách quan trong đó có sự thay đổi trong chính nội tại của tự nhiên bao gồm

sự thay đổi trong hoạt động mặt trời, của quỹ đạo trái đất, sự dịch chuyển của các châu lục… cũng tác động không nhỏ gây nên tình trạng biến đổi khí hậu

Và kể từ những năm 1800, các hoạt động của con người đã trở thành nguyên nhân chính gây nên biến đổi khí hậu(chiếm đến 90%), chủ yếu do việc đốt nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ và khí đốt tự nhiên Quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch tạo ra lượng phát thải khí nhà kính rất lớn Nhiên liệu hóa thạch gồm than đá, dầu mỏ và khí đốt được biết đến là yếu tố đóng góp nhiều nhất vào tình trạng biến đổi khí hậu hiện nay, chiếm hơn 75% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu và gần 90% tổng lượng phát thải carbon dioxide (CO2)

1 Sản xuất điện:

Quá trình sản xuất điện và nhiệt từ việc đốt cháy nhiên liệu hóa thạch tạo ra một lượng lớn khí thải trên toàn cầu Hiện nay, phần lớn điện vẫn được tạo ra bằng cách đốt than, dầu hoặc khí đốt, và đây là nguồn phát thải của 2 trong số những loại khí nhà kính mạnh nhất,

đó là CO2 và N2O Trong khi đó, chỉ 1/4 lượng điện trên toàn cầu được sản xuất từ năng lượng gió, năng lượng mặt trời và các nguồn năng lượng tái tạo khác Trái ngược với

Trang 2

nhiên liệu hóa thạch, năng lượng tái tạo thải ra rất ít, thậm chí không thải ra khí nhà kính hay các chất gây ô nhiễm không khí

Khí thải từ các nhà máy điện là một trong những nguyên nhân chính gây biến đổi

khí hậu (Ảnh: Phys)

2 Sản xuất hàng hóa:

Khí thải của các ngành sản xuất và công nghiệp phần lớn đến từ việc đốt cháy nhiên liệu hoá thạch để tạo ra năng lượng phục vụ sản xuất các loại hàng hóa như xi măng, sắt, thép, điện tử, nhựa, quần áo và các mặt hàng khác Ngành khai khoáng, xây dựng và các quy trình công nghiệp khác cũng tạo ra khí thải Các loại máy móc dùng trong quá trình sản xuất thường hoạt động nhờ than, dầu hoặc khí đốt; trong khi đó, một số vật liệu như nhựa được làm từ hoá chất có nguồn gốc nhiên liệu hóa thạch Ngành công nghiệp chế tạo là một trong những nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất trên thế giới hiện nay

Trang 3

Ở Mỹ, ngành công nghiệp chế tạo chiếm gần 1/4 lượng khí thải carbon trực tiếp ra

môi trường (Ảnh: WEF)

3 Chặt phá rừng:

Việc phá rừng để xây dựng nông trại hoặc đồng cỏ hay vì lý do nào khác cũng đều tạo ra khí thải, do cây xanh khi bị chặt sẽ thải ra lượng carbon tích trữ trong đó Hằng năm, có khoảng 12 triệu ha rừng bị phá hủy Vì cây xanh hấp thụ CO2, nên chặt chúng đi cũng có nghĩa là hạn chế khả năng của tự nhiên trong việc giảm khí thải trong bầu khí quyền Phá rừng, cùng với hoạt động nông nghiệp và các hoạt động chuyển đổi mục đích sử dụng đất khác, là nguyên nhân gây ra khoảng 1/4 lượng phát thải khí nhà kính trên toàn cầu

Một khu vực rừng Amazon bị tàn phá ở bang Amazonas, Brazil (Ảnh: Reuters)

4 Sử dụng phương tiện giao thông:

Hầu hết ô-tô, xe tải, tàu thuyền và máy bay đều hoạt động bằng nhiên liệu hoá thạch Theo

đó, giao thông vận tải là một trong những nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất, đặc biệt là CO2 Phương tiện đường bộ chiếm tỷ trọng lớn nhất do phải đốt cháy các sản phẩm gốc dầu mỏ (như xăng) trong động cơ đốt trong Trong khi đó, lượng khí thải từ tàu thuyền và máy bay vẫn tiếp tục tăng Giao thông vận tải chiếm gần 1/4 lượng khí thải CO2 toàn cầu liên quan đến năng lượng Xu hướng này cho thấy sự gia tăng đáng kể trong việc sử dụng năng lượng cho giao thông vận tải trong những năm tới

Trang 4

Giao thông vận tải là một trong những nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất, đặc

biệt là CO2 (Ảnh: Reuters)

5 Sản xuất lương thực:

Quá trình sản xuất lương thực thải ra khí CO2, methane (CH4) và các loại khí nhà kính khác theo nhiều cách, chẳng hạn như phá rừng và khai khẩn đất phục vụ trồng trọt và chăn thả, làm thức ăn cho gia súc, sản xuất và sử dụng phân bón để trồng trọt cũng như

sử dụng năng lượng (thường là nhiên liệu hóa thạch) để chạy các thiết bị trong nông trại hay tàu cá Tất cả những hoạt động này khiến ngành sản xuất lương thực trở thành một nguồn đáng kể gây ra biến đổi khí hậu Ngoài ra, việc phát thải khí nhà kính còn đến từ hoạt động đóng gói và phân phối lương thực

Trang 5

Hoạt động phá rừng và khai khẩn đất phục vụ trồng trọt và chăn thả thải ra một

lượng lớn khí nhà kính như CO2, methane (Ảnh: Getty)

6 Cấp điện cho các tòa nhà:

Các tòa nhà dân cư và thương mại chiếm hơn một nửa tổng mức tiêu thụ điện trên toàn cầu Do tình trạng không ngừng sử dụng than, dầu và khí tự nhiên để sưởi và làm mát, các tòa nhà thải ra một lượng khí nhà kính đáng kể Nhu cầu sưởi ấm và làm mát gia tăng,

số người sở hữu máy điều hoà không khí gia tăng, đồng thời mức tiêu thụ điện cho mục đích chiếu sáng và sử dụng thiết bị gia dụng/thiết bị kết nối cũng gia tăng Tất cả cùng góp phần làm tăng lượng phát thải CO2 liên quan đến năng lượng từ các tòa nhà trong những năm gần đây

Tình trạng không ngừng sử dụng than, dầu và khí tự nhiên để sưởi và làm mát các

tòa nhà thải ra một lượng khí nhà kính đáng kể (Ảnh: Reuters)

7 Tiêu thụ quá mức:

Ngôi nhà của bạn, cách bạn sử dụng điện, cách bạn di chuyển, những thứ bạn ăn và những thứ bạn vứt bỏ, tất cả đều góp phần vào phát thải khí nhà kính Việc tiêu thụ các hàng hóa như quần áo, đồ điện tử và đồ nhựa cũng vậy Một lượng lớn khí thải nhà kính trên toàn cầu có liên quan đến các hộ gia đình Lối sống của chúng ta có tác động rất lớn đến hành tinh này Những người giàu nhất chịu trách nhiệm lớn nhất: 1% dân số giàu nhất trên thế giới phát thải lượng khí nhà kính nhiều hơn so với mức của 50% dân số nghèo nhất

Trang 6

III Tác động của biến đổi khí hậu:

Tình trạng nhiệt độ nóng lên theo thời gian làm thay đổi đặc điểm thời tiết và phá vỡ sự cân bằng vốn có của tự nhiên Tình trạng này có thể mang đến nhiều nguy cơ cho con người cũng như các sinh vật sống trên Trái Đất

1 Nhiệt độ nóng lên

Khi nồng độ khí nhà kính tăng lên, nhiệt độ trên bề mặt toàn cầu cũng tăng theo Thập kỷ 2011-2020 vừa qua được ghi nhận là nóng nhất trong lịch sử Kể từ những năm 1980, nhiệt độ của thập kỷ sau luôn cao hơn so với thập kỷ trước đó Gần như toàn bộ các khu vực trên đất liền đều ghi nhận thêm nhiều ngày nóng và đợt sóng nhiệt Nhiệt độ tăng lên làm gia tăng các bệnh gây ra do nhiệt độ cao và khiến việc thực hiện các công việc ngoài trời trở nên khó khăn hơn Rủi ro cháy rừng cao hơn và lây lan nhanh hơn rất nhiều khi khí hậu nóng lên Nhiệt độ ở hai Cực đã tăng lên ít nhất là gấp hai lần so với mức tăng trung bình của thế giới

2 Bão lụt:

Số liệu thống kê cho thấy, chỉ trong vòng 30 năm gần đây, những cơn bão mạnh cấp 4 và cấp 5 đã tăng lên gấp đôi

Những vùng nước ấm đã làm tăng sức mạnh cho các cơn bão Chính mức nhiệt cao trên đại dương và trong khí quyển, đẩy tốc độ cơn bão đạt mức kinh hoàng

Nhiệt độ nước ở các biển và đại dương ấm lên là nhân tố tiếp thêm sức mạnh cho các cơn bão Những cơn bão khốc liệt đang ngày một nhiều hơn Trong vòng chỉ 30 năm qua, số lượng những cơn giông bão cấp độ mạnh đã tăng gần gấp đôi

3 Hạn hán:

Trong khi một số nơi trên thế giới chìm ngập trong lũ lụt triền miên thì một số nơi khác lại hứng chịu những đợt hạn hán khốc liệt kéo dài Hạn hán làm cạn kiệt nguồn nước sinh hoạt và tưới tiêu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền nông nghiệp của nhiều nước Hậu

Trang 7

quả là sản lượng và nguồn cung cấp lương thực bị đe dọa, một lượng lớn dân số trên trái đất đang và sẽ chịu cảnh đói khát

Hiện tại, các vùng như Ấn Độ, Pakistan, và Châu Phi đang hứng chịu những đợt hạn hán, lượng mưa ở các khu vực này ngày càng thấp, và tình trạng này còn tiếp tục kéo dài trong vài thập kỷ tới Theo ước tính, đến năm 2020, sẽ có khoảng 75 triệu đến 250 triệu người dân châu Phi thiếu nguồn nước sinh hoạt và canh tác, dẫn đến sản lượng nông nghiệp của lục địa này sẽ giảm khoảng 50%

Các đợt nắng nóng khủng khiếp đang diễn ra thường xuyên hơn gấp khoảng 4 lần so với trước đây, và dự đoán trong vòng 40 năm tới, mức độ thường xuyên của chúng sẽ gấp

100 lần so với hiện nay

Hậu quả của các đợt nóng này là nguy cơ cháy rừng, các bệnh tật do nhiệt độ cao gây ra,

và tất nhiên là đóng góp vào việc làm tăng nhiệt độ trung bình của trái đất

Bên bờ hồ Le Broc, Pháp, ngày 5/8/2022 (Ảnh: Reuters)

4 Nước biển nóng lên và ngày càng dâng cao

Nhiệt độ ngày càng cao trên trái đất khiến mực nước biển đang dần dâng lên Nhiệt độ tăng làm các sông băng, biển băng hay lục địa băng trên trái đất tan chảy và làm tăng lượng nước đổ vào các biển và đại dương

Các núi băng và sông băng đang co lại Những lãnh nguyên bao la từng được bao phủ bởi một lớp băng vĩnh cữu rất dày giờ đây được cây cối bao phủ Lấy một ví dụ, các núi băng

ở dãy Hy Mã Lạp Sơn cung cấp nước ngọt cho sông Hằng – nguồn nước uống và canh tác của khoảng 500 triệu người – đang co lại khoảng 37m mỗi năm

Các bờ biển đang biến mất Bãi biển ở Miami nằm trong số rất nhiều những khu vực khác trên thế giới đang bị đe dọa bởi nước biển dâng ngày càng cao

Trang 8

Các nhà khoa học đã tiến hành quan sát, đo đạc và nhận thấy rằng băng ở đảo băng Greenland đã mất đi một số lượng lớn, gây ảnh hưởng trực tiếp đến các đảo quốc hay các quốc gia nằm ven biển Theo ước tính, nếu băng tiếp tục tan thì nước biển sẽ dâng thêm ít nhất 6m nữa vào năm 2100 Với mức này, phần lớn các đảo của Indonesia, và nhiều thành phố ven biển khác sẽ hoàn toàn biến mất

Dưới tác động của biến đổi khí hậu, các sông băng tan chảy khiến mực nước biển dâng, đe dọa các cộng đồng ven biển và hải đảo (Ảnh: Reuters)

5 Các loài sinh vật biến mất

Biến đổi khí hậu đe doạ đến sự tồn tại của các loài sinh vật cả trên cạn lẫn dưới biển Nguy cơ ngày càng tăng khi nhiệt độ càng lên cao Do biến đổi khí hậu, các sinh vật trên thế giới đang biến mất dần với tốc độ nhanh hơn gấp 1.000 lần so với mọi thời điểm từng được ghi nhận trong lịch sử loài người Một triệu loài sinh vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng trong vòng vài thập kỷ tới Cháy rừng, thời tiết khắc nghiệt và sâu bệnh xâm hại là một trong những mối nguy hại có liên quan đến biến đổi khí hậu Một số giống loài

có thể di cư và tiếp tục tồn tại, tuy nhiên không phải loài nào cũng làm được như vậy

6 Thiếu thốn lương thực

Sự thay đổi về khí hậu cũng như sự gia tăng của các hiện tượng thời tiết cực đoan là một trong những lý do làm gia tăng nạn đói cũng như tình trạng thiếu thốn dinh dưỡng Thuỷ sản, cây trồng và vật nuôi có thể bị huỷ hoại hoặc năng suất sẽ kém đi Khi mà nồng độ axit trong nước biển tăng cao, nguồn hải sản đang nuôi sống hàng tỷ người đang bị đe doạ Sự thay đổi của lớp băng tuyết ở nhiều vùng cực Bắc đã làm gián đoạn nguồn lương thực đến từ hoạt động chăn nuôi, săn bắn và đánh cá Tình trạng nóng lên có thể làm giảm nguồn nước và mất đi những đồng cỏ để chăn thả, làm giảm năng suất mùa vụ và ảnh hưởng đến gia súc

Trang 9

Một cậu bé đang phải uống nước bẩn, hậu quả của thiếu nước trong khu vực do

nạn phá rừng gây ra (Ảnh: Dharshie Wissah)

7 Thêm nhiều mối đe doạ đến sức khoẻ

Biến đổi khí hậu là mối đe doạ về sức khoẻ lớn nhất mà con người phải đối mặt Tác động đến khí hậu đã và đang gây hại cho sức khoẻ con người, từ những vấn đề như ô nhiễm không khí, bệnh dịch, hiện tượng thời tiết cực đoan, việc bắt buộc phải di dời, áp lực đến sức khoẻ tinh thần và sự gia tăng của nạn đói, cho đến tình trạng thiếu dinh dưỡng ở những khu vực mà con người không thể trồng trọt hay tìm nguồn lương thực cần thiết Mỗi năm, các yếu tố môi trường đã lấy đi sinh mạng của khoảng 13 triệu người Những thay đổi về thời tiết đang làm gia tăng dịch bệnh và các hiện tượng thời tiết cực đoan, dẫn đến

số người thiệt mạng ngày càng tăng và khiến cho hệ thống y tế không thể theo kịp

Trang 10

8 Nghèo đói và di dân

Biến đổi khí hậu làm gia tăng các yếu tố khiến con người rơi vào đói nghèo Lũ lụt quét trôi các khu ổ chuột ở đô thị, phá hoại nhà cửa và kế sinh nhai Sức nóng có thể khiến các công việc ngoài trời trở nên khó khăn hơn Tình trạng khan hiếm nước có thể ảnh hưởng mùa vụ Thập kỷ vừa qua (2010-2019), các hiện tượng thời tiết đã khiến ước tính khoảng 23,1 triệu người phải di dời, khiến họ càng dễ lâm vào đói nghèo Hầu hết người tị nạn đến

từ những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ biến đổi khí hậu cũng như ít có khả năng sẵn sàng thích ứng

Biến đổi khí hậu làm gia tăng các yếu tố khiến con người rơi vào đói nghèo (Ảnh:

Reuters)

9 Chiến tranh và xung đột:

Lương thực và nước ngọt ngày càng khan hiếm, đất đai dần biến mất nhưng dân số cứ tiếp tục tăng; đây là những yếu tố gây xung đột và chiến tranh giữa các nước và vùng lãnh thổ

Do nhiệt độ trái đất nóng lên và biến đổi khí hậu theo chiều hướng xấu đã dần làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên Một cuộc xung đột điển hình do biến đổi khí hậu là ở Darfur Xung đột ở đây nổ ra trong thời gian một đợt hạn hán kéo dài, suốt 20 năm vùng này chỉ có một lượng mưa nhỏ giọt và thậm chí nhiều năm không có mưa, làm nhiệt độ vì thế càng tăng cao

Trang 11

Theo phân tích của các chuyên gia, các quốc gia thường xuyên bị khan hiếm nước và mùa màng thất bát thường rất bất ổn về an ninh

Xung đột ở Darfur (Sudan) xảy ra một phần là do các căng thẳng của biến đổi khí hậu

10 Thiệt hại đến kinh tế:

Theo tài liệu “Kiểm soát sức tàn phá của biến đổi khí hậu: Phép tính lạnh cho một hành tinh nóng” do Tổ chức Nhân đạo quốc tế DARA và Diễn đàn Các nước dễ bị tổn thương vì biến đổi khí hậu (CVF) thực hiện, hiện tượng Trái đất nóng dần lên gây thiệt hại khoảng 1.200 tỷ USD, tương đương 1,6% GDP hằng năm của thế giới; đến năm 2030, thiệt hại kinh tế do biến đổi khí hậu và ô nhiễm không khí gây ra sẽ tăng lên 3,2% GDP toàn cầu, trong đó mức thiệt hại của những nước kém phát triển nhất có thể lên đến 11% GDP Còn theo một kết quả nghiên cứu của Liên hợp quốc mới được công bố, đến năm 2030 nền kinh tế toàn cầu có thể mất hơn 2.000 tỷ USD do biến đổi khí hậu và tình trạng nóng dần lên của Trái đất Một kết quả nghiên cứu khác cho biết, nếu thế giới không có các chính sách hiệu quả nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu thì đến năm 2100, nền kinh tế thế giới có thể sẽ giảm 23% mức tăng trưởng Tổ chức phi chính phủ Oxfam (Anh) công

bố số liệu cho thấy, các nền kinh tế đang phát triển có thể bị thiệt hại tới 1.700 tỷ USD/năm vào năm 2050 Báo cáo của tổ chức Health and Environment International Trust của Liên hợp quốc cho biết, có tới 43 quốc gia bị suy giảm về kinh tế do nắng nóng và biến đổi khí hậu Tới năm 2030, tổng GDP của Trung Quốc sẽ giảm 1%, của In-đô-nê-xi-a: 6%; tổng GDP của cả Ấn Độ và Trung Quốc sẽ bị mất khoảng 450 tỷ USD Một số nước ở vùng hàn đới, như Nga, Na Uy và Thụy Điển cũng chịu sự suy giảm về GDP do thời tiết mùa đông trở nên khắc nghiệt hơn Theo nghiên cứu của DARA và CVF, đến năm 2030, hiện tượng thời tiết cực đoan có thể khiến GDP của Mỹ giảm 2% và gây thiệt hại cho Trung Quốc khoảng 1.200 tỷ USD

IV_ Biến đổi khí hậu ở Việt Nam:

1 Việt Nam - một trong những quốc gia chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu:

Là nước nông nghiệp (nông nghiệp đóng góp khoảng 20% GDP), có bờ biển dài 3.260km, đạt mức thu nhập trung bình thấp của thế giới, phần đông người nghèo sống dựa vào nông nghiệp và đánh bắt thủy sản, nên Việt Nam, theo đánh giá của Tổ chức Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), là một trong 5 nước đứng đầu thế giới dễ bị tổn thương nhất và tổn thương trực tiếp do quá trình biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng tới hơn 12% diện tích đất nông nghiệp và khoảng 25% dân

số của Việt Nam, đe dọa nghiêm trọng đến an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp,

là nguy cơ hiện hữu đối với thực hiện mục tiêu xoá đói, giảm nghèo, thực hiện các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của đất nước Theo một dự báo, đến năm 2100, Việt Nam sẽ mất khoảng 10% GDP do hậu quả của biến đổi khí hậu Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Quản lý Trung ương phối hợp với Viện Nghiên cứu phát

Ngày đăng: 14/05/2024, 16:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w