Hiện nay sự quan tâm của người dùng đối với hiệu suất của xe tăng cao bằngcách sử dụng hệ thống truyền lực AWD hiệu quả, xe có thể hoạt động một cáchnhanh chóng và an toàn, đặc biệt là k
NỘI DUNG
1.1 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC TRÊN Ô TÔ
1.1.1 Giới thiệu tổng quan về hệ thống truyền lực trên ô tô
Hệ thống truyền lực là hệ thống có nhiệm vụ truyền mô men xoắn từ động cơ tới các bánh xe chủ động của xe, giúp tạo lực đẩy để xe có thể di chuyển Hệ thống truyền lực hoàn chỉnh của một chiếc xe gồm có: Động cơ, ly hợp, hộp số, trục các đăng, cầu chủ động (vi sai và bán trục).
Ly hợp dùng để truyền hay không truyền công suất từ động cơ đến hệ thống truyền lực Cắt truyền động từ động cơ đến hệ thống truyền lực nhanh và dứt khoát trong những trường hợp cần thiết như khi chuyển số một cách êm dịu Nó cũng cho phép động cơ hoạt động khi xe dừng và không cần chuyển hộp số về số trung gian. Hộp số là bộ phận biến đổi mô men xoắn của động cơ truyền tới các bánh xe sao cho phù hợp với các chế độ tải.
Truyền động các đăng dùng để truyền mô men xoắn giữa các trục không thẳng hàng Trục là bộ phận giúp truyền động năng lượng từ hộp số và cầu đến bánh xe trên xe ô tô Trên ô tô, có thể sử dụng trục đơn hoặc trục kép, phụ thuộc vào loại xe và mục đích sử dụng.
Cầu chủ động nhận công suất từ động cơ truyền tới để phân phối đến các bánh xe theo phương vuông góc Cầu xe nâng đỡ các phần gắn lên nó như hệ thống treo.
1.1.2 Công dụng của hệ thống truyền lực trên ô tô
Công dụng hệ thống truyền lực của ô tô:
- Truyền và biến đổi mô men xoắn từ động cơ đến bánh xe chủ động để phù hợp giữa chế độ làm việc của động cơ và mô men cản sinh ra trong quá trình ô tô chuyển động.
- Cắt dòng công suất trong thời gian ngắn hoặc dài.
- Thực hiện thay đổi chiều chuyển động giúp ô tô chuyển động tiến hoặc lùi.
- Tạo khả năng chuyển động êm dịu và thay đổi tốc độ cần thiết trên đường.
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC TRÊN Ô TÔ
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC TRÊN Ô TÔ
1.1.1 Giới thiệu tổng quan về hệ thống truyền lực trên ô tô
Hệ thống truyền lực là hệ thống có nhiệm vụ truyền mô men xoắn từ động cơ tới các bánh xe chủ động của xe, giúp tạo lực đẩy để xe có thể di chuyển Hệ thống truyền lực hoàn chỉnh của một chiếc xe gồm có: Động cơ, ly hợp, hộp số, trục các đăng, cầu chủ động (vi sai và bán trục).
Ly hợp dùng để truyền hay không truyền công suất từ động cơ đến hệ thống truyền lực Cắt truyền động từ động cơ đến hệ thống truyền lực nhanh và dứt khoát trong những trường hợp cần thiết như khi chuyển số một cách êm dịu Nó cũng cho phép động cơ hoạt động khi xe dừng và không cần chuyển hộp số về số trung gian. Hộp số là bộ phận biến đổi mô men xoắn của động cơ truyền tới các bánh xe sao cho phù hợp với các chế độ tải.
Truyền động các đăng dùng để truyền mô men xoắn giữa các trục không thẳng hàng Trục là bộ phận giúp truyền động năng lượng từ hộp số và cầu đến bánh xe trên xe ô tô Trên ô tô, có thể sử dụng trục đơn hoặc trục kép, phụ thuộc vào loại xe và mục đích sử dụng.
Cầu chủ động nhận công suất từ động cơ truyền tới để phân phối đến các bánh xe theo phương vuông góc Cầu xe nâng đỡ các phần gắn lên nó như hệ thống treo.
1.1.2 Công dụng của hệ thống truyền lực trên ô tô
Công dụng hệ thống truyền lực của ô tô:
- Truyền và biến đổi mô men xoắn từ động cơ đến bánh xe chủ động để phù hợp giữa chế độ làm việc của động cơ và mô men cản sinh ra trong quá trình ô tô chuyển động.
- Cắt dòng công suất trong thời gian ngắn hoặc dài.
- Thực hiện thay đổi chiều chuyển động giúp ô tô chuyển động tiến hoặc lùi.
- Tạo khả năng chuyển động êm dịu và thay đổi tốc độ cần thiết trên đường.
1.1.3 Yêu cầu của hệ thống truyền lực trên ô tô
- Truyền công suất từ động cơ đến bánh xe chủ động với hiệu suất cao, độ tin cậy lớn.
- Thay đổi mô men của động cơ dễ dàng
- Cấu tạo đơn giản, dễ bảo dưỡng, sửa chữa.
PHÂN LOẠI HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC TRÊN Ô TÔ
Để một chiếc xe có thể di chuyển được, đều tất yếu là phải có một hệ thống bao gồm động cơ, hộp số và một hệ thống dẫn động để truyền lực đến các bánh xe.
Vì thế hệ thống dẫn động đóng vai trò cực kì quan trọng, quyết định đặc tính vận hành của xe Mặc dù có nhiều phát kiến mới để tối ưu hệ thống này, tuy nhiên, về cơ bản vẫn có 4 loại hệ thống dẫn động:
- Hệ thống dẫn động cầu trước FWD (Front Wheel Drive);
- Hệ thống dẫn động cầu sau RWD (Rear Wheel Drive);
- Hệ thống dẫn động 4 bánh bán thời gian 4WD (Four Wheel Drive);
- Hệ thống dẫn động 4 bánh toàn thời gian AWD (All Wheel Drive);
1.2.1 Hệ thống dẫn động cầu trước – FWD (Front Wheel Drive)
Hệ thống dẫn động cầu trước đúng như tên gọi, giúp truyền lực kéo tới hai bánh trước Những mẫu xe có động cơ đặt nằm ngang so với trục dẫn động thường tích hợp hệ thống dẫn động này Ngoài ra động cơ cũng thường đặt phía trục trước và có thể đặt ở phía sau tuy nhiên rất hiếm gặp Hệ thống này khá phổ biến trên những mẫu xe phổ thông, xe cỡ nhỏ và xe giá rẻ như: Toyota Corolla Altis, Honda Civic, Kia Morning, Hyundai Grand i10, Toyota Camry, Mazda 6…
Hình 1.1 Hệ thống dẫn động cầu trước – FWD (Front Wheel Drive)
Dẫn động cầu trước là lựa chọn của đa số hãng xe, do tiết kiệm được chi phí sản xuất Sản xuất và thiết kế một chiếc xe dẫn động cầu trước đơn giản hơn cầu sau rất nhiều Xe dẫn động cầu trước có ít chi tiết và dễ lắp ráp hơn xe cầu sau Dẫn động cầu trước cũng nhẹ hơn xe cầu sau do việc loại bỏ các bộ truyền động và trục truyền động phải có trên xe cầu sau.
1.2.2 Hệ thống dẫn động cầu sau – RWD (Rear Wheel Drive)
Hệ thống dẫn động cầu sau có cấu tạo phức tạp và tốn kém hơn, động cơ có thể đặt ở phía trước, giữa hoặc sau xe Khác với hệ dẫn động cầu trước, những mẫu xe dẫn động cầu sau có động cơ đặt trước sẽ có thêm một trục truyền lực đến cầu sau thông qua một bộ vi sai Động cơ thường đặt dọc theo xe do đó khả năng sắp xếp xy-lanh không bị hạn chế, và những xe có dung tích lớn, động cơ V8 – V12 sẽ áp dụng hệ thống dẫn động này Tại Việt Nam, những dòng xe cao cấp như Mercedes, Audi, BMW thường được dẫn động cầu sau.
Hình 1.2 Hệ thống dẫn động cầu sau – RWD (Rear Wheel Drive)
1.2.3 Hệ thống dẫn động 4 bánh bán thời gian – 4WD (Four Wheel Drive)
Cấu tạo của hệ thống dẫn động 4 bánh bán thời gian có cấu trúc gần giống với hệ thống dẫn động cầu sau với động cơ đặt trước, tuy nhiên giữa hộp số và trục truyền động có thêm một hộp số phụ có chức năng gài cầu, phân phối lực kéo lên phía cầu trước Những mẫu xe cỡ lớn như SUV hay xe bán tải thường được sử dụng hệ thống dẫn động này như Toyota Fortuner, Mitsubishi Pajero Sport All New, FordEverest, Ford Ranger, Chevrolet Colorado…
Hình 1.3 Hệ thống dẫn động 4 bánh bán thời gian – 4WD (Four Wheel Drive)
1.2.4 Hệ thống dẫn động 4 bánh toàn thời gian – AWD (All Wheel Drive)
Về nguyên tắc, hệ thống này vẫn sử dụng 4 bánh để dẫn động tương tự hệ thống 4WD, tuy nhiên vi sai khóa trung tâm được thay bằng vi sai trung tâm giới hạn trượt hoặc tự do cùng với những hệ thống điện tử để phanh cục bộ bánh xe bị quay trơn do mất độ bám Các nhà sản xuất luôn tối ưu hệ thống của mình theo những hướng phát triển riêng, một số ví dụ có thể kể ra như hệ thống 4Matic của Mercedes, xDrive từ BMW, Quattro từ Audi hay Symmetrical AWD của Subaru… Điểm tốt nhất của dẫn động 4 bánh là kết hợp được các lợi thế đồng thời giảm thiểu điểm yếu của cả RWD và FWD.
Hình 1.4 Hệ thống dẫn động 4 bánh toàn thời gian – AWD (All Wheel Drive)
ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC TRÊN Ô TÔ
1.3.1 Hệ thống dẫn động cầu trước – FWD (Front Wheel Drive)
- Nhờ động cơ được đặt ngay phía trên trục dẫn động, nhờ đó sẽ không có trục dẫn động ra cầu sau, cấu tạo khoang động cơ đơn giản hơn, và tự trọng của xe cũng nhẹ hơn;
- Vì khoảng cách từ động cơ đến cầu dẫn động được rút ngắn, do đó lượng hao hụt công suất sản sinh từ động cơ được tối ưu hơn, động cơ hoạt động hiệu quả hơn;
- Do không có trục dẫn động ra phía sau nên sàn xe phẳng, khoang nội thất được tối ưu hơn;
- Hai bánh trước vừa làm nhiệm vụ dẫn hướng vừa có nhiệm vụ kéo chiếc xe di chuyển, do đó một chiếc xe dẫn động cầu trước về cơ bản, ít bị trượt ngang hay mất lái trên đường trơn trượt, tận dụng lực kéo tốt hơn và ít phải phụ thuộc vào sự hỗ trợ từ những hệ thống an toàn hơn;
- Không tận dụng tốt lực kéo vì thế không phù hợp với những mẫu xe kích thước lớn như SUV hay xe bán tải;
- Trọng tâm xe dồn nhiều về phía trước bởi trọng lượng của động cơ, hộp số và hệ thống dẫn động, do đó khả năng cân bằng khi quay vòng cũng bị hạn chế, dễ bị understeer khi quay vòng ở tốc độ cao;
- Khi cần tăng tốc, khối lượng chuyên chở nặng phía trục sau có xu hướng kéo ngược lại khiến hai bánh trước bị trượt dẫn đến tiêu hao công suất, tăng tốc kém hơn những hệ thống dẫn động khác;
- Do động cơ đặt nằm ngang, nên hạn chế khi muốn tăng dung tích của động cơ, không phù hợp với những động cơ 6 xy lanh thẳng hàng hay động cơ V8 trở lên Đây là một lý do mà những mẫu xe hạng sang hay xe thể thao hiếm khi dẫn động cầu trước;
- Động cơ đặt nằm ngang cùng hệ thống dẫn động tích hợp cũng hạn chế độ mở góc bánh xe, vì thế góc lái cũng bị hẹp hơn;
- Hai bánh trước thường sẽ mòn nhanh hơn do vừa dẫn động và vừa dẫn hướng;
- Một chiếc xe cầu trước có công suất quá cao đôi lúc sẽ khiến hệ thống lái khó khăn hoặc lúng túng trong việc giữ xe luôn đi thẳng khi tăng tốc Các bánh xe có thể bị giật sang trái, hoặc phải khi mô-men xoắn truyền xuống các bánh không đồng đều hoặc quá cao;
- Trong một số tính huống phanh khẩn cấp, trọng lượng dồn phần lớn về phía trước vì thế chỉ có hai bánh trước góp phần lớn lực phanh trong khi phía sau tác động rất ít Đó là lý do tại sao hầu hết xe giá rẻ đều chỉ trang bị phanh tang trống dành cho phía sau;
1.3.2 Hệ thống dẫn động cầu sau – RWD (Rear Wheel Drive)
- Hệ thống dẫn động này giúp giải tóa áp lực lên hai bánh trước, đồng thời hai bánh sau có nhiệm vụ đẩy xe tiến về phía trước, nhờ đó mà sức tải của xe được cải thiện;
- Hai bánh sau bám đường tốt hơn nhờ đó khả năng tăng tốc cũng được cải thiện;
- Phân bổ trọng lượng trên xe được tối ưu, phía sau chịu thêm một phần trọng lượng của hệ thống dẫn động nên trọng lượng trước sau cân bằng hơn;
- Khoang động cơ không còn hệ thống dẫn động, do đó hốc bánh xe cũng được gia tăng kích thước, nhờ đó góc quay bánh xe trước được mở rộng hơn, bán kính quay vòng vì thế được giảm xuống hơn so với dẫn động cầu trước;
- Khả năng vận hành linh hoạt hơn do khối lượng không đè nặng lên hai bánh trước như dẫn động cầu trước;
- Phân bổ trọng lượng tốt hơn cũng cải thiện khả năng làm việc của hệ thống phanh, lực phanh phân bổ đều hơn trên cả hai trục;
- Khi tăng tốc, đặc biệt lúc đạp thốc ga ở những xe có công suất lớn hoặc mô- men xoắn cao ở vòng tua thấp, hai bánh sau sẽ có hiện tượng trượt hoặc thân xe xoay ngang Nên ở những xe hiệu năng cao, hệ thống chống trượt bắt buộc phải được trang bị;
- Trong những địa hình trơn trượt, lầy lội hoặc đường tuyết, hai bánh sau sẽ bị mất lợi thế về lực kéo, do phải chịu thêm một khối lượng lớn từ khoang hành khách;
- Một phần dung tích khoang nội thất bị mất đi, do phải chừa khoảng chống cho trục dẫn động Một số mẫu xe có động cơ đặt sau không gặp tình trạng này như Porsche 911 hay Volkswagen Beetle;
- Tự trọng của xe lớn hơn so với dẫn động cầu trước Khối lượng tăng thêm đến từ trục dẫn động, từ những chi tiết gia cố thân xe do phải chừa không gian cho trục dẫn động Trục sau hay bán trục sau cũng thường dài hơn so với trục trước vì thế nếu so sánh một mẫu xe cùng chủng loại và cùng kích thước thì xe dẫn động cầu sau luôn nặng hơn so với xe dẫn động cầu trước;
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Tổng kết lại, các hệ thống truyền lực trên xe ô tô đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động của xe Bao gồm ly hợp, hộp số, trục các đăng, cầu chủ động (vi sai và bán trục) Một hệ thống truyền lực hiệu quả có thể cải thiện khả năng vận hành, tăng hiệu suất tiêu thụ nhiên liệu và cải thiện trải nghiệm lái xe Vì vậy, việc hiểu thêm về hệ thống truyền lực trên xe ô tô sẽ một phần nào đó giúp cho người lái xe có được trải nghiệm tốt và cảm giác an tâm hơn khi sử dụng xe.
HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC AWD TRÊN Ô TÔ TOYOTA HILUX NĂM 2016
GIỚI THIỆU VỀ Ô TÔ TOYOTA HILUX NĂM 2016
Toyota Hilux là một trong những sản phẩm bán chạy nhất của hãng Toyota trên thị trường xe hơi toàn cầu Với thiết kế mạnh mẽ, chắc chắn và động cơ vượt trội, chiếc xe này luôn được khách hàng đánh giá cao và tin tưởng sử dụng Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các thông số kỹ thuật của Toyota Hilux để có cái nhìn rõ hơn về sức mạnh và hiệu suất của chiếc xe này.
Bảng 2.1 Thông số ô tô Toyota Hilux năm 2016
TT HẠNG MỤC THÔNG SỐ KĨ THUẬT
1 Động cơ Diesel, 1GD-FTV, I4, DOHC
2 Công suất cực đại 174 Hp/3.400 vòng/phút
3 Mô-men xoắn cực đại 450 Nm/1.600 – 3.000 vòng/phút
5 Hộp số Tự động 6 cấp
GIỚI THIỆU HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC AWD TRÊN TOYOTA HILUX NĂM 2016
Hệ thống truyền lực AWD trên Toyota Hilux đã được phát triển nhờ công nghệ tiên tiến mang lại hiệu quả vượt trội và khả năng vận động mạnh mẽ Hệ thống AWD (Dẫn động bốn bánh) là hệ thống truyền động 4 bánh giúp tăng cường sự ổn định khi xe di chuyển trên mọi địa hình Đặc biệt, phương tiện tiện ích Toyota Hilux với hệ thống AWD có khả năng điều chỉnh tự động giữa chế độ truyền động 2 bánh hoặc 4 bánh tùy theo điều kiện đường địa hình, giúp tối ưu hóa hiệu quả nhiên liệu và giảm mức độ hao mòn sự xúc phạm của phần truyền động.
Dựa trên các bài kiểm tra bộ điều khiển chất lượng tổng thể, hệ thống truyền động 4 bánh này được đánh giá là vô cùng tin cậy và cho phép người dùng điều khiển bộ điều khiển tiện ích một cách an toàn và hiệu quả nhất khi di chuyển trên all address Giúp xe Toyota Hilux vận hành linh hoạt, xử lý tốt trong môi trường đá, cát, nước, đầm lầy và đáp ứng nhu cầu khách hàng trong mọi điều kiện thời tiết. Với sự kết hợp giữa công nghệ tiên tiến và hành động khả năng vận động Vượt trội, hệ thống truyền lực AWD trên Toyota Hilux đúng là một lợi thế đáng kể hỗ trợ cho các hành trình chinh phục địa hình khắc nghiệt, giúp tăng khả năng quản lý lý xe và an toàn cho người lái.
2.2.1 Sơ đồ bố trí hệ thống truyền lực AWD
Hệ thống truyền lực AWD (Dẫn động bốn bánh) trên Toyota Hilux được thiết kế để tăng cường hiệu suất và khả năng vận hành của xe trên mọi loại địa hình Hệ thống này sử dụng cơ chế kết hợp giữa hệ thống truyền lực cầu sau và cầu trước để tăng cường lực kéo và điều khiển xe trong điều kiện đường trơn trượt hoặc địa hình khó khăn Sau đây là sơ đồ bố trí hệ thống truyền lực AWD (Hình 2.1).
Hình 2.1 Sơ đồ bố trí hệ thống truyền lực AWD
2.2.2 Công dụng của hệ thống truyền lực AWD
Hệ thống dẫn động AWD có khả năng phân phối lực kéo đến cả 4 bánh xe mang đến nhiều công dụng đáng giá cho việc vận hành xe trên nhiều địa hình và trong mọi điều kiện thời tiết.
- Truyền và biến đổi mô-men xoắn từ động cơ đến bánh xe chủ động sao cho phù hợp giữa chế độ làm việc của động cơ và mô-men cản sinh ra trong quá trình ô tô chuyển động;
- Cắt dòng công suất trong thời gian ngắn hoặc dài;
- Thực hiện đổi chiều chuyển động giúp ô tô chuyển động lùi;
- Tạo khả năng chuyển động êm dịu và thay đổi tốc độ cần thiết trên đường.
2.2.3 Ưu nhược điểm của hệ thống truyền lực AWD
Hệ thống này vẫn sử dụng 4 bánh để dẫn động tương tự hệ thống 4WD, tuy nhiên vi sai khóa trung tâm được thay bằng vi sai trung tâm giới hạn trượt hoặc tự do cùng với những hệ thống điện tử để phanh cục bộ bánh xe bị quay trơn do mất độ bám Điểm tốt nhất của dẫn động 4 bánh là kết hợp được các lợi thế đồng thời giảm thiểu điểm yếu của cả RWD và FWD.
- Luôn phân bổ lực kéo đến 4 bánh xe theo tỉ lệ phù hợp, nhờ đó tăng khả năng bám đường khi quay vòng, khi tăng tốc, đồng thời tối ưu lực kéo khi đi đường trường;
- Tăng độ ổn định khi đi trên những đoạn đường lầy lội, trơn trượt, mưa gió. Khả năng vận hành và cảm giác lái của xe cũng được nâng cao hơn.
- Hệ thống này tập trung vào việc khắc phục nhược điểm của hệ thống dẫn động 4 bánh bán thời gian khi đi trên đường trường, và vì thế mất đi tính năng gài cầu chậm khiến khả năng vượt địa hình vẫn xem là một hạn chế lớn với hệ thống dẫn động AWD;
- Xe AWD thường nặng hơn vài chục đến hơn 100 kg so với mẫu xe cùng loại nhưng chỉ trang bị dẫn động FWD hoặc RWD Điều này khiến tốc độ và gia tốc của xe giảm đáng kể – ít nhất là khi so sánh với 2 phiên bản dẫn động của cùng một loại xe.
2.2.3.3 Khác nhau cơ bản giữa 4wd gián đoạn và 4wd thường xuyên
- Loại thứ nhất là 4WD gián đoạn, thường chỉ dùng ở chế độ 2WD (hai bánh xe chủ động) và người lái chỉ chuyển sang 4WD khi cần thiết;
- Loại thứ hai là 4WD thường xuyên, luôn hoạt động ở chế độ 4WD, luôn dẫn động cả bốn bánh;
- Sự khác nhau giữa chúng là loại 4WD gián đoạn chỉ có một vi sai cho cầu trước và một vi sai cho cầu sau, trong khi đó 4WD thường xuyên có thêm một vi sai(gọi là vi sai giữa/trung tâm) giữa cầu trước và cầu sau.
CÁC THÀNH PHẦN CẤU TẠO CỦA HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC AWD TRÊN TOYOTA HILUX NĂM 2016
2.3.1 Động cơ trên Toyota Hilux 2016
Thành phần cốt lõi của hệ thống, tạo ra lực đưa xe vận hành Động cơ trên Toyota Hilux 2016 nằm phía trước xe, bên dưới nắp ca-pô Động cơ trên Toyota Hilux 2016 là loại động cơ dầu Diesel dung tích 2.8L, bốn xi-lanh, tăng áp kép có khả năng tạo ra công suất tối đa 177 mã lực và mô-men xoắn cực đại 450 Nm. Chức năng chính của động cơ trên xe là tạo ra lực để tạo động lực cho xe di chuyển Vận tải cơ giới vận hành tương tự với hệ thống truyền lực 4 bánh toàn thời gian để đưa công suất và mô-men xoắn đến các bánh xe.
2.3.2 Hộp số trên Toyota Hilux 2016
Hộp số trên Toyota Hilux 2016 là hộp số tự động 6 cấp hoặc hộp số sàn 6 cấp (tùy chọn) Vị trí của hộp số trên xe nằm giữa động cơ và hệ thống truyền động, và được kết nối trực tiếp với động cơ.
Chức năng chính của hộp số là chuyển đổi lực xoắn từ động cơ và chuyển nó đến hệ thống truyền động Trong trường hợp hộp số tự động 6 cấp, hộp số còn lại có thể tự động chuyển số một cách linh hoạt và đáp ứng tốt với tốc độ và điều kiện đường khác nhau mà không cần đến sự cần thiết của tài xế Còn lại hộp số sàn 6 cấp sẽ được trao tay lái chuyển số thủ công thông qua cần số giúp tăng tốc độ hiệu quả và lưu thông tin trên địa hình đồi núi.
Hộp số trên Toyota Hilux 2016 là một trong những thành phần quan trọng nhất của hệ thống truyền lực, giúp tối ưu hóa hiệu quả vận hành của xe và mang đến trải nghiệm lái xe mượt mà và linh hoạt.
2.3.3 Hộp số phụ trên Toyota Hilux 2016
2.3.3.1 Vị trí và chức năng
Thuộc loại có hai tốc độ, Hộp số phụ trong hệ thống truyền lực AWD của Toyota Hilux được đặt giữa hộp số và trục sau Cụ thể, nó nằm phía sau hộp số và phía trước của vi sai trung tâm Điều này cho phép nó tương tác với các bộ phận sau(vi sai trung tâm), để điều chỉnh và phân bổ lực kéo giữa các bộ phận bánh xe để đảm bảo độ bám đường và ổn định bộ điều khiển khi xe di chuyển trên địa hình đa dạng và cung cấp trải nghiệm lái xe xe thoải mái và an toàn cho người lái và hành khách.
Hệ thống truyền lực AWD của Toyota Hilux được thiết kế để cung cấp sự ổn định và tốc độ bám đường cao khi di chuyển trên mọi địa hình khác nhau Hộp số phụ là một phần quan trọng của hệ thống này, giúp phân phối lực kéo giữa trục trước và trục sau để đảm bảo hiệu suất vận tải vận hành tốt nhất.
Không như hộp số phụ trên 4WD thì hộp số phụ trên AWD được kết nối chung với vi sai trung tâm và đặt sau hộp số chính (hình 2.2)
Hình 2.2 Hộp số phụ gắn với vi sai trung tâm
- Trục sơ cấp hộp số phụ, là nới sẻ nhận truyền dộng từ trục thứ cấp hộp số chính;
- Cặp bánh răng lồng không tốc độ cao, bánh răng thứ cấp tốc độ cao và cập bánh răng lồng không tốc đô thấp, bánh răng thứ cấp tốc độ thấp dùng để thay đổi tỷ số truyền tăng mô-men
- Càng gạt No.1, ống ly hợp tốc độ cao và thấp tương tự như bộ đồng tóc của hộp số thường nó giúp thay đổi đường truyền của mô-men
2.3.3.3 Nguyên lý hoạt động Ở những chế độ khác nhau và hộp số sẽ đưa mô-men từ hộp số chính tới vi sai trung tâm và đưa ra các bánh xe Khi di chuyển ở những địa hình cần mô- men lớn thì bộ đồng tốc ở vi sai trung tâm sẽ gài vào bánh răng bên phía bánh răng lồng không tốc độ thấp và truyền mô-men quai vi sai trung tâm Khi trên đường phẳng xe di chuyển ở tốc độ cao thì bộ đồng tốc ở vi sai trung tâm sẽ gài vào bên phía bánh răng lồng không tốc dộ cao và truyền mô-men qua bánh răng thứ cấp cao tốc và truyền rả các cầu xe
2.3.4 Bộ vi sai trung tâm trên Toyota Hilux 2016
2.3.4.1 Vị trí và chức năng
Vị trí chính xác của vi sai trung tâm trên Toyota Hilux sẽ đối diện với hộp số phụ và giữa hai trục xe Một số bộ điều khiển mô-đun sẽ được đặt gần vi sai để giám sát và điều chỉnh hoạt động của nó.
Vi sai trung tâm được sử dụng trong hệ thống truyền lực AWD của Toyota Hilux 2016 để phân phối lực cho các bánh xe trên trục cứng (trục sau) Vi sai trung tâm cho phép một trục quay với các tốc độ khác nhau nên với các trục còn lại ở cùng một thời điểm.
Hình 2.3 Vi sai trung tâm
Vi sai trung tâm là một bộ phận quan trọng với hệ thống AWD cũng nhờ cấu tạo đặc biệt của nó nên một phần nào khắc phục được nhược điểm của AWD và cấu tạo của vi sai trung tâm (Hình 2.4)
Hình 2.4 Cấu tạo vi sai trung tâm
Với bánh răng thứ cấp tốc độ thấp, bánh răng thứu cấp tốc độ cao nó sẽ nhận mô-men từ hộp số phụ theo từng chế độ Ngoài ra còn có trục thứ cấp trước bánh răng dẫn động trược của cơ cấu khóa bộ vi sai trung tâm và bộ đồng tốc khóa vi sai, tiếp theo là ống then moay ơ đồng tốc là nới quyết định cho xe đi ở mô men nào, cuối cũng là vỏ vi sai và trục thứ cấp sau nó được bắt dính với nhau
Khi đi trên đường thẳng bình thường thì cầu trước và sau không có trên lệch lúc này vi sai trung tâm không hoạt động.
Khi đi trên những mặt đường trơn trược hoặc không bằng phẳng dẫn đến hiện tượng không đông tốc giữa những bánh xe lú này bộ vi sai trung tâm bắt đầu làm việt nó cho phép sự khác tốc này xảy ra và các bánh răng côn hành tinh bắt đầu quay nó hoạt động những bộ vi sai ở cầu trước và sau, khi xe chạy, nếu một bánh trên trục quay bị trơn trượt, vi sai trung tâm sẽ giúp phân phối lực giảm một lần từ bánh trơn trượt sang bánh khác trong cùng một trục, giúp tăng cường lực kéo và kéo độ trễ trượt Việc phân phối tối ưu này được thực hiện tự động bởi cơ cấu trong vi sai trung tâm mà không cần tác động từ người lái, từ đó giúp nâng cao hiệu quả khi vận hành xe Mặt khác khi mắt lầy 1 bánh hoặc thì công suất sẽ chỉ truyền cho bánh đó thì bộ khóa vi sai trung tâm được người lái kích hoạt bằng cách ấn nút trên xe
(hình 2.5), lúc này bộ đồng tốc sẽ gài vào trước bánh răng dẫn động trược của cơ cấu khóa bộ vi sai trung tâm được bắt cứng với vỏ vi sai, trục thứ cấp trước được nối liền với vỏ vi sai quay cũng tốc độ với trục thứu cấp sau luôn bắt dính với vỏ vi sai.
Hình 2.5 Nút ấn khóa vi sai
Tóm lại, vi sai trung tâm trong hệ thống truyền lực AWD trên Toyota Hilux
NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC AWD TRÊN
2.4.1 Nguyên lý hoạt động hệ thống truyền lực AWD trên Toyota Hilux năm 2016
Trên hệ thống truyền lực AWD thì nguyên lý hoạt động cũng gần giống với hệ thống truyền lực thông thường khác biệt là ở hộp số phụ và vi sai trung tâm để động cơ có thể luôn truyền công suất đến cả cầu trước và cầu sau
Hình 2.9 Sơ đồ nguyên lý của AWD
Cụ thể (Hình 2.9) động cơ tạo ra công suất và đưa qua trục sơ cấp hộp số đến trục thứ cấp hộp số chính tiếp tục đi qua trục sơ cấp hộp số phụ tại đây giống như hộp số chính người lái muốn đi ở mô-mên nào thì có thể chỉnh để gài bộ đồng tốc công suất tiếp tục đến vi sai trung tâm và được chia ra làm 2 đường dẫn ra cầu sau và cầu trước, khi hoạt động hệ thống kết hợp với các cảm biến bánh xe của hệ thống phanh ABS và hệ thống kiểm soát lực kéo để có thể phán đoán thử xem bánh nào có khả năng kéo tốt và có hiện tượng khác tốc hay không để hệ thống tự tính toán mà điều chỉnh lực truyền đến các bánh xe, kèm với đó vì đa số những xe có AWD thường dùng để di chuển trên nhưgx địa hình khá phức tạp nên cần phải có sự phối hợp với hệ thống cân bằng để tránh hiện mất kiểm soát và có thể lật xe Ngoài ra việc mắt lầy dẫn đến trược thì người lái chỉ cần ấn nút kháo vi sai để công suất được chia đều cho tất cả các bánh nó hoạt động theo nguyên lý của bộ vi sai trung tâm.
2.4.2 Nguyên lý hoạt động của hệ thống truyền lực AWD trên từng loại địa hình 2.4.2.1 Khi xe chạy trên đường thẳng địa hình bằng phẳng
Hệ thống giúp xe tăng tốc ổn định hơn, khi quay vòng quay vòng bánh sau của xe được tăng tốc nhanh hơn bánh trước, chỉ có bánh sau được tăng tốc Trục truyền động truyền tốc độ trục trước sang bộ bánh răng hành tinh gắn phía trước trục sau, lúc này lực mô men xoắn phân bổ với tỉ lệ 1:1 nhưng nếu xe có dấu hiệu chuyển hướng, bộ chíp điện tử sẽ sử dụng áp suất dầu từ bơm trục sau lên khớp ly hợp đĩa khiến cho bánh răng quay và đẩy bánh xe sau tăng tốc, khi đó trục sau có thể quay với vận tốc nhanh hơn trục trước là 5% Thực ra, lực mô men xoắn có thể truyền tới trục sau lên đến 70% Hệ thống hỗ trợ kiểm soát độ bám đường cân bằng ổn định xe khi chạy ở vận tốc cao.
2.4.2.2 Khi xe hoạt động ở địa hình có tuyết Được thực hiện bởi cơ chế của bộ phận phân phối lực kéo, bánh xe sẽ bị trượt và độ bám đường giảm sút Vì vậy, hệ thống truyền lực AWD được thiết kế để cung cấp lực kéo cho cả bốn bánh xe và tăng cường khả năng vận hành trên đường tuyết phủ Bằng cách sử dụng các cảm biến để đo lực kéo ở các bánh xe khác nhau và điều chỉnh lưu lượng điện năng đến từng bánh xe một để đảm bảo lực kéo được phân phối đồng đều giữa các bánh xe Khi một bánh xe trượt, hệ thống sẽ tự động chỉnh sửa lực để cung cấp lực kéo cho bánh xe còn lại và đảm bảo hiệu suất vận hành tối ưu.
2.4.2.3 Khi xe hoạt động trên địa hình đường núi
Hệ thống truyền lực AWD trên đường núi tương tự như trên đường bình thường Điều khác biệt là trên địa hình núi, động cơ sẽ phải đối mặt với sự lên dốc lớn và mặt đường núi thường trơn trượt, gồ ghề hơn so với đường bình thường. Điều này kéo theo việc tăng cường khả năng bám đường và giảm trượt trên đường, điều mà hệ thống truyền lực AWD có thể làm tốt nhất.Hệ thống truyền lực AWD trên đường núi hoạt động bằng phương pháp tự động điều chỉnh lực kéo đến các bánh xe khác nhau để giữ độ bám và tăng sức mạnh đưa xe lên dốc Hệ thống này kết hợp giữa cảm biến độ lệch thân xe và cảm biến tốc độ bánh xe để phân bổ mô- men xoắn đến từng bánh xe cần thiết Bánh xe nào có độ bám tốt hơn, hệ thống sẽ tăng lực kéo đến bánh xe đó để đảm bảo hiệu suất tốt nhất.Thêm vào đó, việc lắp đặt các loại lốp đặc biệt cho đường núi sẽ giúp tăng khả năng bám đường trung bình của xe, giảm sự trượt trên địa hình không đều, đồi núi Nhờ vậy, hệ thống truyền lực AWD sẽ hoạt động tốt nhất trên đường núi với khả năng bám đường và tăng tốc nhanh chóng
Ngoài ra khi xe bị mắc lầy nhờ vào cảm biến tốc độ bánh xe đưa về ECU để nhận biết được bánh xe nào bị mắc lầy, từ đó ECU gửi thông tin về bộ chấp hành phân bố lực kéo cho các bánh xe còn lại một cách phù hợp để vượt qua vũng lầy.
Bánh nào quay nhanh hơn bánh nào phụ thuộc vào hướng quay của xe.Trong một tình huống đơn giản khi xe cùng quay vòng trên một đường tròn,bánh ngoài cùng sẽ phải quay nhanh hơn bánh trong cùng vì bánh ngoài cùng phải đi một quãng đường dài hơn so với bánh trong cùng để điều chỉnh hướng di chuyển của xe Khi đó, hệ thống AWD sẽ hoạt động bằng cách cung cấp lực kéo cho các bánh xe theo nhu cầu để giữ cho xe đi trơn tru và ổn định trên đường cong Hệ thống AWD phân bổ lực kéo tới các bánh xe tùy theo tình huống,thường sử dụng các cảm biến để theo dõi tốc độ quay của các bánh xe, hướng di chuyển và trọng lượng xe Nó có thể điều chỉnh lượng lực kéo được cấp cho mỗi bánh xe để điều tiết sự quay các bánh xe, giảm thiểu xoắn và tăng cường khả năng bám đường Hệ thống AWD được thiết kế để tăng cường khả năng vận hành của xe trên các điều kiện địa hình khó khăn, đặc biệt là khi xe phải vượt qua đường cong và địa hình khắc nghiệt Nó cung cấp lực kéo cho các bánh xe để điều tiết điều hướng và giúp đảm bảo an toàn cho người lái.
2.4.2.5 Khi xe bị mắc kẹt trong bùn hoặc đất nhão
Bánh xe nằm trong chỗ trống sẽ mất động lực và không còn khả năng quay. Trong trường hợp này, hệ thống AWD sẽ phân phối lực kéo đến bánh xe khác nhằm giải quyết tình huống Các bánh xe khác sẽ nhận một phần lực kéo từ bánh bị mắc kẹt và thực hiện vai trò cảu trục khuỷu (differential) khả năng cao sẽ xoay với tốc độ khác nhau.
Có hai loại cơ cấu hoạt động hệ thống AWD sẽ đảm bảo việc phân phối và điều tiết lực kéo giữa các bánh xe khác nhau trong tình huống bánh bị mắc kẹt là:
- Hệ thống đồng bộ không đổi (Full-Time AWD): Hệ thống này giữ cho tất cả các bánh xe hoạt động liên tục để giữ cho xe có khả năng vận hành tốt trên các điều kiện đường trơn trượt, địa hình khó khăn Khi một trong những bánh xe bị mắc kẹt, hệ thống AWD sẽ phân bổ lực kéo tới bánh xe còn lại sao cho cân bằng và giữ độ bám đường.
- Hệ thống đồng bộ biến thể (Part-Time AWD): Hệ thống này chỉ hoạt động trên một số lựa chọn trên xe, được sử dụng khi cần thiết để tăng cường khả năng điều khiển trên địa hình khắc nghiệt Khi xe bị mắc kẹt, người lái phải chuyển hệ thống AWD từ chế độ 2WD (hai bánh sau hoạt động) sang chế độ 4WD (tất cả các bánh xe hoạt động) để phân phối lực kéo đến các bánh xe khác nhau.
Hệ thống AWD sẽ hoạt động ở chế độ 4WD để cân bằng lực kéo giữa các bánh xe, giữ cho xe vận hành trơn bám và thoát khỏi tình trạng bị kẹt Khi xe thoát khỏi chỗ kẹt, người lái sẽ phải chuyển hệ thống AWD trở lại chế độ 2WD, để tiếp tục di chuyển bình thường trên đường.
2.4.2.6 Khi một bánh trên hệ thống AWD mất độ bám hoặc bị trượt
Hệ thống AWD sẽ phản ứng bằng cách cân bằng lực kéo giữa các bánh xe khác nhằm giữ cho xe có thể di chuyển một cách an toàn Hệ thống AWD sử dụng cảm biến để theo dõi tốc độ quay của các bánh xe, hướng di chuyển và trọng lượng của xe Khi một bánh bị trượt, hệ thống AWD sẽ tự động điều chỉnh lực kéo cấp cho các bánh xe còn lại sao cho cân bằng lực kéo giữa các bánh xe Lực kéo được chuyển đến các bánh xe còn lại, giúp tăng bám đường và giảm trượt xe.
Trong một số trường hợp, hệ thống AWD có thể chuyển khối lượng lực kéo từ bánh trượt sang bánh khác để cân bằng lực kéo trên hệ thống lực kéo Nó cũng có thể sử dụng hệ thống phanh để giảm tốc độ của bánh trượt để tránh tình trạng trượt khi quá nhanh Quá trình này được thực hiện tự động và không cần sự can thiệp của người lái.
Nếu trường hợp bánh trượt quá nhiều và không thể cân bằng lực kéo được, hệ thống AWD có thể chuyển về chế độ chỉ hoạt động trên một nhóm bánh xe hoặc chỉ có một bánh xe để giảm trượt Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, hệ thống AWD có thể giải quyết bằng việc ngừng phân phối lực kéo hoàn toàn để ngăn chặn sự trượt của xe.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Hệ thống AWD (All-Wheel Drive) là một hệ thống dẫn động bốn bánh xe tự động được sử dụng trong các loại ô tô để cung cấp độ bám trên đường tốt hơn Nó cho phép phân phối lực kéo đều nhau đến các bánh xe trên một cầu, từ đó giúp tăng khả năng vượt qua những điều kiện đường hoặc thời tiết khắc nghiệt.
Tuy nhiên, hệ thống AWD cũng có một số hạn chế, đặc biệt là về mặt tốc độ và hiệu suất nhiên liệu Vì vậy, hệ thống AWD thường được sử dụng trong các loại xe chuyên dụng hoặc xe có khả năng vận hành trên địa hình khó khăn, như các dòng xe SUV hay xe bán tải.
CHUẨN ĐOÁN, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC AWD TRÊN Ô TÔ TOYOTA HILUX NĂM 2016
HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP CỦA HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC AWD TRÊN
Trong quá trình sử dụng, hệ thống truyền lực AWD là một trong những hệ thống quan trọng giúp đảm bảo sự vận hành của chiếc xe Toyota Hilux Tuy nhiên, do tác động của các yếu tố bên ngoài cùng với thời gian sử dụng, hệ thống truyền lực có thể gặp phải một số vấn đề và hư hỏng Trong chương này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số vấn đề hư hỏng thường gặp trên hệ thống truyền lực của Toyota Hilux và nguyên nhân dẩn đến những hiện tượng hư hỏng đó.
Bảng 3.1 Hư hỏng thường gặp và nguyên nhân của hệ thống truyền lực AWD trên xe Toyota Hilux năm 2016
STT HƯ HỎNG HIỆN TƯỢNG NGUYÊN NHÂN
- Bị rò rỉ dầu bôi trơn
- Tắc nghẽn các van điện tử
- Tốc độ xe không phù hợp với tốc độ động cơ
- Xe không duy chuyển được
- Hộp số có vết nứt do va đập, cao su làm kín bị biến dạng
- Dầu bôi trơn bị bẩn do quá trình làm việc sinh ra các mạc kim loại
- Hệ thống đĩa ma sát trong hộp số đã bị ăn mòn hoặc các van điện từ đã bị hỏng ở một cấp số nào đó.
- Hỏng khớp một chiều hoặc cánh tua-bin trong biến-mô.
- Dầu hộp số đã cũ hoặc thiếu
- Bị rò rỉ dầu bôi trơn
- Hộp số phụ hoạt động rung
- Tiếng kêu khi xe duy chuyển
- Hộp số phụ có vết nứt do va chạm, cao su làm kín bị biến dạng
- Thiếu dầu bôi trơn, mức dầu bôi trơn thấp
- Bánh răng hoặc vòng bi bị mòn và trục bị cong.
- Rung lắc và tiếng kêu lạ trong khi xe chạy
- Rò rỉ dầu bôi trơn
- Bánh răng trong vi sai bị mài mòn hoặc nứt vỡ
- Do ổ bi hoặc bộ truyền động trong vi sai trung tâm bị mòn hoặc nứt mẻ va đập với nhau, hoặc do côn trượt
- Có vết nứt do va đập, cao su làm kín bị biến dạng
4 Cầu chủ động - Rò rỉ dầu bôi trơn
- Mòn hoặc bị gẫy các răng của bánh răng truyền lực chính, mòn rãnh then hoa và mối ghép then hoa của khớp nối chữ Y cardan, hỏng các đệm bao kín và đệm điều chỉnh.
- Tiếng kêu khi xe chuyển động thẳng về phía trước.
- Tiếng kêu khi quay vòng.
- Do vỏ cầu chủ động bị nứt do va đập, Cao su làm kín bị biến dạng
- Do thiếu dầu hộp số.
- Vết ăn khớp răng hoặc khe hở ăn khớp giữa bánh răng vành chậu và bánh răng quả dứa không đúng.
- Do tải trọng ban đầu của vòng bi trục bánh răng quả dứa hoặc vòng bi bán trục không đúng.
- Do mòn hoặc hư hỏng vòng bi trục bánh răng quả dứa hoặc vòng bi bán trục.
- Do mòn hoặc hư hỏng bánh răng quả dứa hoặc bánh răng vành chậu.
- Do lỏng vòng bi trục cầu sau
- Do mòn, hư hỏng của bánh răng bán trục, bánh răng vi sai hoặc trục bánh răng vi sai.
- Nếu nghe thấy một trong hai loại tiếng kêu này của bộ vi sai phải được kiểm tra và điều chỉnh đúng theo cẩm nang sửa chữa tương ứng.
CHẨN ĐOÁN HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC AWD TRÊN XE TOYOTA
3.2.1 Chức năng chẩn đoán của hệ thống truyền lực AWD trên xe toyota hilux năm 2016
Techstream là phần mềm bảo vệ chuyên dụng cho xe ô tô của hãng Toyota. Phần mềm này cho phép các kỹ thuật viên kiểm tra các lỗi và sửa chữa các hệ thống và phần cứng trên xe Cung cấp cho người dùng các chức năng đa dạng, bao gồm đọc và xóa mã lỗi, thực hiện các chức năng đặc biệt như cập nhật và kiểm tra trạng thái của các hệ thống, đồng thời thực hiện kiểm tra nhiều thông tin trên xe Người dùng có thể kiểm tra và dự đoán các sự cố trên xe một cách nhanh chóng và chính xác, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí sửa chữa.
Hình 3.1 Giao diện phần mềm chẩn đoán Techstream
Hình 3.2 Giắc kết nối của phần mềm chẩn đoán Techstream
Với các giao thức hỗ trợ từ nhiều thiết bị, phần mềm chẩn đoán techstream trang bị cáp dây chẩn đoán kết nối linh hoạt giữa máy tính và xe giúp việc sửa chữa an toàn,nhanh chóng, và dễ dàng hơn Vì là phần mềm kiểm tra lỗi cho dòng xe Toyota, Lexus và Scion nên phần mềm techstream sẽ được cập nhật phiên bản mới nhất Hệ thống chẩn đoán lỗi ô tô techstream hỗ trợ kiểm tra động cơ dầu hoặc xăng, các hệ thống hỗ trợ điều khiển hành trình, phanh, lực bám hay treo khí,
… Với các tính năng hiện đại, phần mềm chẩn đoán techstream còn giúp kiểm tra các hệ thống điều hòa, định vị hay hệ thống túi khí, dây đai một cách an toàn cho người sử dụng.
3.2.1.2 Một số mã lỗi DTC
Sau đây là một số mã lỗi DTC trên hệ thống truyền lực AWD trên xe toyota hilux năm 2016
Bảng 3.2 Mã lỗi DTC của hệ thống truyền lực AWD
1 C120C1C Linear solenoid - power supply circuit / voltage out of range
2 C123A1C Supply voltage circuit - voltage out of range
3 C13E51C AWD right range actuator - control circuit performance / voltage out of range
4 C13E91C AWD left range actuator - control circuit performance / voltage out of range
5 C13ED1C AWD ring gear revolution sensor - circuit voltage out of range
6 C13F21C AWD rear differential oil temperature sensor - voltage out of range
7 C13F700 AWD front disconnect system -performance
8 C13F800 AWD rear disconnect system - performance
3.2.2 Chức năng tự chẩn đoán của hệ thống truyền lực AWD trên xe toyota hilux năm 2016
Cảnh báo “Kiểm tra Hệ thống AWD” là khả năng của ô tô thông báo cho bạn về các vấn đề liên quan đến hệ thống AWD Cảnh báo xuất hiện dưới dạng thông báo trên cụm thiết bị hoặc được thể hiện bằng một đèn nhỏ có chữ “AWD” trên đồng hồ của xe.
Hình 3.3 Đèn báo hư hỏng hệ thống AWD sáng
Nó chỉ xuất hiện khi hệ thống AWD của bạn bị tác động hoặc có nguy cơ bị tác động do hư hỏng ở các bộ phận khác của ô tô Đèn cảnh báo này cho bạn biết hãy kiểm tra hệ thống AWD trước khi lái xe.
Có nhiều tình huống có thể khiến đèn kiểm tra AWD của bạn bật sáng Điều quan trọng cần lưu ý là nếu hệ thống AWD của bạn tắt, rất có thể là do ô tô đang cố gắng ngăn ngừa thiệt hại thêm cho chính nó hoặc khi bạn tạm thời thay bánh xe của xe sang bánh dự phòng Dưới đây là một vài lý do tại sao đèn AWD, đặc biệt, có thể bật sáng:
- Có vấn đề với cảm biến hộp số phụ và độ ẩm
+ Vấn đề kích thước lốp: Như đã đề cập trước đó, kích thước lốp xe của bạn rất quan trọng trong việc cân bằng và hoạt động của AWD Nếu lốp thiếu áp suất hoặc dư áp suất, cảm biến có thể không phản hồi do khớp nối nhớt và bộ vi sai bị trục trặc.
+ Độ ẩm và bụi bẩn: Khi lái xe trong điều kiện cực kỳ lầy lội hoặc ẩm ướt, điều này sẽ không thực sự gây ra sự cố trong hệ thống nhưng sẽ gây ra sự cố trong hệ thống dây điện, khiến cảnh báo xuất hiện.
+ Lỗi cao su làm kín trục: Áp suất thủy lực là cần thiết cho chức năng của AWD, và do đó không thể có rò rỉ Cao su làm kín trục là những thứ giữ cho rò rỉ không xuất hiện.
- Lỗi cảm biến hoặc lỏng kết nối tại các cảm biến
+ Mặc dù các sự cố gián tiếp của cảm biến truyền như những sự cố ở trên có thể gây ra sự cố, nhưng cũng có thể phát sinh các sự cố bên trong cảm biến Cảm biến dễ bị hỏng hoặc có thể bị lỏng dây sau khi bạn điều khiển xe một thời gian.
3.2.3 Chức năng an toàn của hệ thống truyền lực AWD trên xe toyota hilux năm 2016
Khi có lỗi hệ thống AWD, cảnh báo Kiểm tra AWD sẽ hiển thị trên màn hình thông tin Hệ thống AWD không hoạt động chính xác và được mặc định là dẫn động cầu trước Khi cảnh báo này hiển thị, hãy nhanh chóng mang xe đi bảo dưỡng tại đại lý gần nhất
THÁO LẮP CÁC THÀNH PHẦN HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC AWD TRÊN
Hệ thống truyền lực AWD đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện khả năng vận hành của xe, đặc biệt là trên những địa hình khó khăn hoặc điều kiện thời tiết xấu Tuy nhiên, để bảo trì và sửa chữa hệ thống này trong trường hợp cần thiết,người dùng cần phải tháo lắp các bộ phận liên quan và sau đây là các bước tháo lắp hệ thống truyền lực AWD chi tiết để đảm bảo an toàn và gớp phần thuận tiện hơn trong quá trình sửa chữa bảo dưỡng.
3.3.1 Quy trình tháo các thành phần hệ thống truyền lực AWD
Bảng 3.3 Quy trình tháo các thành phần hệ thống truyền lực AWD ra khỏi ô tô
TT CÔNG VIỆC HÌNH ẢNH CHÚ Ý
1 1 Tháo hộp số ra khỏi ô tô:
Bước 1: Làm sạch bên ngoài cụm hộp số
- Chèn các lốp xe chắc chắn và kéo hãm phanh tay
- Dùng bơm nước áp suất cao và phun nước rửa sạch các cặn bẩn bên ngoài gầm ô tô
- Dùng bơm hơi và thổi khí nén làm sạch cặn bẩn và nước bám bên ngoài cụm hộp số.
Bước 2: Tháo các bộ phận liên quan bên ngoài cụm hộp số
- Dùng bộ dụng cụ chuyên dùng sửa chữa ôtô
- Tháo dây cảm biến tốc độ và các dây nối điều khiển khác khỏi hộp số.
- Cẩn thận khi tháo cảm biến và giắc nối để tránh gây hư hỏng
Bước 3: Tháo hộp số khỏi ôtô
- Chuẩn bị giá treo, xe đỡ hộp số và thùng chứa dầu hộp số
- Tháo nắp sàn xe phía trên hộp số.
- Lắp giá treo và treo giữ hộp
- Khi tháo hộp số khỏi xe hãy bố trí vị trí làm việc một cách số an toàn
- Tháo các bu lông hãm hộp số.
- Đẩy hộp số về phía cho trục sơ cấp ra khỏi ổ bi và nới lỏng từ từ để lấy hộp số ra Giá đỡ hộp số
Xả dầu hộp số. an toàn để tránh gây tai nạn hư hỏng chi tiết
Bước 1: Tháo cụm trục các đăng trước
- Đánh dấu các dấu ghi nhớ trên mặt bích trục các đăng và mặt bích bộ vi sai
- Tháo 4 đai ốc, 4 bu lông, 4 vòng đệm và ngắt trục các đăng ra.
- Đánh dấu ghi nhớ trên mặt bích trục các đăng và mặt bích của hộp số phụ.
Dấu ghi nhớ khi tháo.
Tháo 4 đai ốc, 4 bu lông, 4 vòng đệm
- Khi tháo các đăng chú ý đánh dấu lại vị trí để khi lắp lại không bị sai sót
Bước 2: Tháo cụm trục các đăng phía sau
- Tháo cụm các đăng với vòng bi đỡ giữa
- Đánh dấu ghi nhớ trên mặt bích trục các đăng và mặt bích của bộ vi sai.
- Tháo 4 đai ốc, 4 bu lông, 4 vòng đệm và ngắt trục các đăng ra.
- Tháo 2 bulông và 2 vòng đệm ra khỏi dầm ngang khung xe.
- Kéo trục các đăng ra.
- Lắp SST vào đuôi hộp số để tránh rò rỉ dầu. Đánh dấu ghi nhớ cụm các đăng sau.
Tháo 2 bu lông treo các đăng.
SST chặn dầu. đăng chú ý đánh dấu lại vị trí để khi lắp lại không bị sai sót
3 3 Tháo cầu chủ động từ trên xe:
Bước 1: Nới điều, tháo bu lông và lấy bánh xe ra ngoài
- Cẩn thận khi thao tác, phải nới điều bu lông
Bước 2: Xả dầu bôi trơn cầu chủ động
- Tránh làm dầu rơi ra ngoài khu vực làm việc
Bước 3: Tháo các chi tiết liên quan đến cầu chủ động
- Ống dẩn dầu phanh, phanh tay…
Các đường ống trên cầu chủ động
- Khi tháo chú ý tránh xoắn ống dầu, tránh thất lạc chi tiết
Bước 4: Tháo các bu lông bán trục và bu lông kết nối với hệ thống treo lấy bán trục ra ngoài
Bán trục và hệ thống treo
- Nới điều đối xứng các bu lông
Bước 5: Giữ cầu xe ở một độ cao nhất định, đặt con đội ngay vi trí giữa cầu xe
Dùng con đội cố định cầu chủ động
- Khi thực hiện phải cố định con đội chắn chắn vào cầu xe để đảm bảo an toàn
Bước 6: Lấy cầu chủ động ra ngoài
- Hạ độ cao từ từ của con đội xuống di chuyển cầu xe nhẹ nhàng ra ngoài
- Khi thao tác phải tập trung và cẩn thận
3.3.2 Quy trình lắp các thành phần hệ thống truyền lực AWD
Thực hiện quy trình lắp thì chúng ta thực hiện ngược lại quy trình tháo.
Chú ý: Khi lắp lại phải xem hướng dẩn trong tài liệu kỹ thuật và siếc các bu lông đúng lực theo tài liệu kỹ thuật, lắp đúng dấu đã đánh dấu khi tháo, tránh làm rơi hay lạc mất các chi tiết và lắp sai các chi tiết, sau khi lắp xong hệ thống truyền lực AWD, cần thực hiện kiểm tra để đảm bảo rằng hệ thống hoạt động đúng cách và đáp ứng các yêu cầu của nhà sản xuất, khi lắp hệ thống truyền lực nhanh AWD, cần sử dụng trang thiết bị bảo vệ và an toàn để đảm bảo cho người thực hiện luôn được bảo vệ an toàn và tránh những tai nạn này không đáng có, đảm bảo các bộ phận trong hệ thống truyền lực AWD sạch sẽ và bôi trơn hợp lý để giảm thiểu ma sát và tăng hiệu suất hoạt động.
3.4 BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC AWD TRÊN
3.4.1 Bảo dưỡng hệ thống truyền lực AWD trên xe Toyota Hilux năm 2016
Bảo dưỡng hệ thống truyền lực AWD là rất quan trọng để tăng tuổi thọ của hệ thống và đảm bảo an toàn khi sử dụng sau đây là các cách bảo dưỡng hệ thống này:
Bảng 3.4 Các hạng mục bảo dưỡng hệ thống truyền lực
1 Thay dầu động cơ và dầu hộp số theo đúng lịch trình bảo dưỡng.
2 Thường xuyên kiểm tra mức dầu hộp số và động cơ của xe, đảm bảo chúng luôn đạt mức tối ưu.
3 Kiểm tra và thay thế bộ lọc không khí và lọc nhớt định kỳ, kiểm tra tất cả các đường ống dẫn và đường ống để đảm bảo chúng không bị rò rỉ hoặc hư hỏng.
4 Kiểm tra và thêm dầu vào hệ thống truyền lực AWD, nếu cần thiết.
5 Kiểm tra và thay thế bộ truyền động, và các bộ phận khác trong hệ thống theo lịch trình khuyến nghị của nhà sản xuất.
6 Kiểm tra và thay thế các phụ tùng khi chúng xuống cấp hoặc hỏng
7 Đảm bảo số lượng dầu và chất làm mát trong hệ thống luôn đầy đủ.
Thực hiện bảo dưỡng định kỳ và đúng kỹ thuật sẽ giúp tăng tuổi thọ và hiệu suất của hệ thống truyền lực AWD, giảm thiểu nguy cơ sự cố và đảm bảo an toàn khi sử dụng xe.
3.4.2 Sửa chữa hệ thống truyền lực AWD trên xe Toyota Hilux năm 2016
Việc chỉnh sửa hệ thống truyền lực AWD trên xe Toyota Hilux 2016 phải được thực hiện bởi một thợ sửa chữa chuyên nghiệp, có kinh nghiệm và được đào tạo về hệ thống này Các bước thực hiện có thể bao gồm:
Người thợ sẽ sử dụng các công cụ có khả năng đoán để tìm ra nguyên nhân của sự cố trên hệ thống AWD, bao gồm các máy đo lường, máy đọc mã lỗi và máy xử lý tín hiệu.
Nếu có bất kỳ linh kiện nào trong hệ thống bị hỏng hoặc không hoạt động đúng cách, máy sẽ thay thế chúng bằng các linh kiện mới.
3.4.2.3 Sửa chữa và bảo đảm
Hệ thống AWD cần được bảo đảm và kiểm tra định kỳ để đảm bảo hoạt động đúng cách và tránh các lỗi không mong muốn Thợ sẽ kiểm tra tất cả các bộ phận của hệ thống và sửa chữa bất kỳ vấn đề nào.
Kiểm tra hệ thống sau khi hoàn thành quá trình sửa chữa, máy sẽ kiểm tra lại hệ thống để đảm bảo rằng nó hoạt động tốt và không có lỗi.
Vì vậy, tốt nhất là đưa xe đến một trung tâm sửa chữa chuyên nghiệp để được kiểm tra và sửa chữa theo đúng quy trình.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Dựa trên những nội dung được trình bày trong chương về hệ thống truyền lực AWD trên xe Toyota Hilux, chúng ta có thể rút ra các kết luận sau:
- Chẩn đoán hệ thống truyền lực AWD trên xe Toyota Hilux là một quy trình phức tạp và cần kiến thức chuyên môn về cơ khí, điện, điện tử Các bước chẩn đoán bao gồm kiểm tra lỗi, đọc mã lỗi, kiểm tra các thông số kỹ thuật và thực hiện các thử nghiệm để xác định nguyên nhân gây ra sự cố.
- Bảo dưỡng hệ thống truyền lực AWD trên xe Toyota Hilux là rất quan trọng để đảm bảo hoạt động của xe luôn ổn định và an toàn khi hoạt động trên mọi địa hình Các công việc bảo dưỡng bao gồm kiểm tra các linh kiện như dầu truyền, hệ thống treo, dây đai truyền động và thực hiện các chỉnh sửa, điều chỉnh nếu cần thiết.
- Sửa chữa hệ thống truyền lực AWD trên xe Toyota Hilux đòi hỏi kỹ năng, kinh nghiệm và trang bị công cụ phù hợp Những sự cố thường gặp bao gồm xi lanh chuyển động, giảm tốc, hộp số, cảm biến và các linh kiện điện tử Việc thay thế và sửa chữa linh kiện phải được thực hiện đúng cách để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả của hệ thống.
- Việc chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống truyền lực AWD trên xe Toyota Hilux cần phải được thực hiện đúng cách và đầy đủ để đảm bảo hoạt động ổn định và an toàn của xe, đồng thời giúp gia tăng tuổi thọ và giá trị sử dụng của xe.