Vì ông P chuyển thu nhập từ thực thể kinh doanh chịu một mức thuế suất cao 35% sang một thực thể kinh doanh đang chịu mức thuế suất thấp 15% để giảm chi phí thuế... Cụ thể hơn trong trườ
Trang 1HOẠCH ĐỊNH THUẾ
Bài tập cuối chương 4-Nhóm 4
Câu 1 đến câu 6
Danh sách thành viên:
1 Đặng Quỳnh Khánh Trang 31221024685 100%
Trang 2Câu 1: Đối với mỗi tình huống dưới đây, hãy thảo luận liệu các cá nhân
tham gia vào việc tránh thuế hay trốn thuế
a Ông A là nhà thầu chuyên thực hiện việc xây dựng nhỏ phục vụ một
số cá nhân, các cá nhân này trả tiền mặt cho ông A Do ông A biết rằng
cơ quan thuế có ít cơ hội biết được về các khoản chi trả này, nên ông A chỉ khai báo một nửa thu nhập nhận được trên tờ khai thuế thu nhập
b Ông P đang chịu mức thuế suất biên 35%, hiện tại ông có cơ hội đầu tư $50.000 vào một dự án mới với khả năng nhận được lợi tức mỗi năm ít nhất 20% Để giảm tiền thuế thu nhập phải nộp, ông P đã đưa
$50.000 cho con trai của ông ta để người con trai tiến hành đầu tư vào chính dự án này Mức thuế suất biên của con trai ông P là 15%
c Bà Q phát sinh một khoản thu nhập từ tiền lương trong tháng 01.2023 là $12.000 Sau đó, khi lập tờ khai quyết toán thuế thu nhập cho năm 2022, bà Q đã nhận ra mức thuế suất của năm 2022 là 20% Trong khi đó, mức thuế suất của năm 2023 có khả năng là 35% Bà Q quyết định khai báo khoản thu nhập $12.000 vào tờ khai thuế của năm 2022 để hưởng lợi từ mức thuế suất thấp hơn
Trang 3Bài làm
“Tránh thuế là hành động giảm thuế hợp pháp Trốn thuế là hành động giảm thuế bất hợp pháp.”
a Ông A là nhà thầu chuyên thực hiện việc xây dựng nhỏ phục vụ một
số cá nhân, các cá nhân này trả tiền mặt cho ông A Do ông A biết rằng
cơ quan thuế có ít cơ hội biết được về các khoản chi trả này, nên ông A chỉ khai báo một nửa thu nhập nhận được trên tờ khai thuế thu nhập
Hành vi của ông A là trốn thuế Vì ông A đã cố tình che dấu và
không khai báo đúng số thu nhập mình nhận được trên tờ khai thuế thu nhập Đây là hành vi giảm thuế bất hợp pháp
b.Ông P đang chịu mức thuế suất biên 35%, hiện tại ông có cơ hội đầu
tư $50.000 vào một dự án mới với khả năng nhận được lợi tức mỗi năm
ít nhất 20% Để giảm tiền thuế thu nhập phải nộp, ông P đã đưa $50.000 cho con trai của ông ta để người con trai tiến hành đầu tư vào chính dự
án này Mức thuế suất biên của con trai ông P là 15%
Hành vi của ông P là tránh thuế Vì ông P chuyển thu nhập từ
thực thể kinh doanh chịu một mức thuế suất cao (35%) sang một thực thể kinh doanh đang chịu mức thuế suất thấp (15%) để giảm chi phí thuế
c Bà Q phát sinh một khoản thu nhập từ tiền lương trong tháng
01.2023 là $12.000 Sau đó, khi lập tờ khai quyết toán thuế thu nhập cho năm 2022, bà Q đã nhận ra mức thuế suất của năm 2022 là 20% Trong khi đó, mức thuế suất của năm 2023 có khả năng là 35% Bà Q quyết
Trang 4định khai báo khoản thu nhập $12.000 vào tờ khai thuế của năm 2022 để hưởng lợi từ mức thuế suất thấp hơn
Hành vi của bà Q là trốn thuế Căn cứ theo khoản 2 Điều 11 Nghị
định 65/2013/NĐ-CP “Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công là thời điểm người sử dụng lao động trả tiền lương, tiền công cho người nộp thuế hoặc thời điểm người nộp thuế nhận được thu nhập.” Khoản thu nhập từ tiền lương phát sinh vào tháng 1/2023 nên
sẽ khai báo vào tờ khai thuế của năm 2023 Việc bà Q khai báo khoản thu nhập vào tờ khai thuế của năm 2022 để hưởng mức thuế suất thấp hơn năm 2023 là sai quy định Hành động này giảm thuế bất hợp pháp vì vậy đây là hành vi trốn thuế
Trang 5Câu 2: Công ty cổ phần A là chủ sở hữu cổ phần kiểm soát trong công
ty con B và công ty con C Thuế suất biên của công ty A là 25% Công
ty A tiến hành một hoạt động kinh doanh thứ nhất và chuyển $10.000 thu nhập (doanh thu) sang công ty con B; một hoạt động kinh doanh thứ hai và chuyển $15.000 giảm trừ (chi phí) sang công ty con C
Hỏi: Với hành động trên bạn có thể cho biết thuế suất biên của công
ty B C so với công ty A?
Bài làm Thuế(T) = Cơ sở thuế(B) x Thuế suất(r)
Đối với trường hợp trên công ty cổ phần A,B,C chịu thuế thu nhập doanh nghiệp Cơ sở thuế trong trường hợp trên là thu nhập chịu thuế phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh và các khoản thu nhập khác
có liên quan của các tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh Cụ thể hơn trong trường hợp trên cơ sở thuế là thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp Một số lưu ý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp:
Thuế TNDN phải nộp=( Thu nhập tính thuế - Phần trích lập quỹ
KH&CN) x Thuế suất thuế TNDN Thu nhập tính thuế=Thu nhập chịu thuế Thu nhập được miễn thuế
-Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định Thu nhập chịu thuế=(Doanh thu – Chi phí được trừ) + Các khoản thu
nhập khác
Trang 6Phương châm hoạch định thuế thứ 1: Chi phí thuế có thể giảm nếu thu nhập được chuyển từ một thực thể kinh doanh đang chịu một mức thuế suất cao sang một thực thể kinh doanh đang chịu mức thuế suất thấp.
Ngoài việc chuyển doanh thu (thu nhập), thì những doanh nghiệp có mức thuế suất khác nhau có thể tiết kiệm thuế bằng cách chuyển các chi phí được trừ (khi tính thuế TNDN)
Từ thông tin của đề bài dễ dàng suy luận: Công ty con B có thuế suất biên nhỏ hơn so với thuế suất biên của công ty A Vì Công ty cổ phần A đang áp dụng phương châm thuế trên thu nhập doanh nghiệp có thể giảm nếu thu nhập được chuyển từ một thực thể kinh doanh đang chịu một mức thuế suất cao sang một thực thể kinh doanh đang chịu mức thuế suất thấp
Thuế suất biên công ty con B nhỏ hơn công ty A.
Còn việc công ty A tìm cách chuyển chi phí của mình cho C để làm cho lợi nhuận trước thuế của C là thấp nhất tương đương với việc công
ty C sẽ phải nộp thuế thấp hơn, điều này chỉ xảy ra nếu nơi C hoạt động
có mức thuế suất cao
Thuế suất biên của công ty con C lớn hơn công ty A.
Trang 7Câu 3: Công ty mẹ có mức thuế suất thu nhập cố định 20%, dự định
chuyển thu nhập sang công ty con để giảm bớt tiền thuế (tính chung cả
hệ thống công ty)
Theo bạn có cần cân nhắc gì ở công ty con khi công ty mẹ chuyển thu nhập nếu công ty con có mức thuế suất thu nhập như sau:
a Thuế thu nhập lũy tiến với thuế suất từ 10% đến 50%
b Thuế thu nhập cố định với thuế suất 30%
Bài làm
a Thuế thu nhập lũy tiến với thuế suất từ 10% đến 50%.
Chi phí thuế có thể giảm nếu thu nhập được chuyển từ một thực thể kinh doanh đang chịu một mức thuế suất cao sang một thực thể kinh doanh đang chịu mức thuế suất thấp Việc chuyển thu nhập sẽ có lợi về chi phí thuế bởi vì với thuế luỹ tiến nên thu nhập có mức thuế suất cao nhưng chỉ đánh thuế với số tiền thu nhập tăng thêm chứ không căn cứ trên tổng thu nhập như thu nhập cố định nên cân nhắc mức thu nhập cần chuyển để tránh cho chi phí thuế vượt qua dự tính
Khi doanh nghiệp chuyển lợi nhuận từ công ty mẹ sang công ty con cần lưu ý đến thuế suất biên của công ty con Công ty mẹ chịu mức thuế suất thu nhập cố định là 20% từ đó 1 $ thu nhập tăng thêm chịu 20% thuế (thuế suất biên 20%) Công ty con chịu mức thuế suất thu nhập lũy tiến với thuế suất từ 10% đến 50% từ đó thuế suất biên (thuế suất của 1$ tăng thêm là 10% đến 50%) Doanh nghiệp cần xem xét thuế suất biên của công ty mẹ và công ty con khi chuyển thu nhập
Trang 8Chỉ chuyển thu nhập từ công ty mẹ sang công ty con khi thuế suất biên của công ty con đang thấp hơn công ty mẹ nhằm tối ưu hoá số thuế phải nộp
b Thuế thu nhập cố định với thuế suất 30%.
Phương châm hoạch định thuế thứ 1: chi phí thuế có thể giảm nếu thu nhập được chuyển từ một thực thể kinh doanh đang chịu một mức thuế suất cao sang một thực thể kinh doanh đang chịu mức thuế suất thấp.
Trong trường hợp này, công ty con chịu mức thuế suất cố định lớn hơn công ty mẹ (30%>20%), nên việc chuyển thu nhập từ công ty con sang công ty mẹ thì phải chịu chi phí thuế sẽ cao hơn
Việc chuyển thu nhập trong trường hợp này sẽ không đạt lợi ích về thuế.
Trang 9Câu 4: Công ty A chịu thuế suất biên 20% và công ty Z chịu thuế suất
biên 25% Công ty A nắm quyền kiểm soát công ty Z Công ty A quyết định chi $10.000 (chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập) để mang lại lợi ích cho cả hai công ty Tính chi phí sau thuế của chi phí $10.000 nêu trên:
a Nếu A là người chi và tính vào chi phí của A.
b Nếu Z là người chi và tính vào chi phí của Z
Bài làm
a. Nếu A là người chi và tính vào chi phí của A.
Chi phí được trừ [1] ( $10.000)
Tiết kiệm thuế [2]
([2] = [1] x 20%)
$2.000
Chi phí sau thuế [3]
([3] = [1] - [2])
($8.000)
b Nếu Z là người chi và tính vào chi phí của Z.
Chi phí được trừ [1] ( $10.000)
Tiết kiệm thuế [2]
([2] = [1] x 25%)
$2.500
Chi phí sau thuế [3] ($7.500)
Trang 10([3] = [1] - [2])
Kết luận: Theo phương châm hoạch định thuế thứ 1: chi phí thuế có
thể giảm nếu chuyển chi phí từ một thực thể kinh doanh đang chịu một mức thuế suất thấp sang một thực thể kinh doanh đang chịu mức thuế suất cao. Trong trường hợp này, công ty B (thuế suất 25%) là người chi khoản chi phí được trừ $10000 thì sẽ mang lại lợi ích cho cả hai công ty (Vì tiết kiệm thuế công ty B ($2500)> công ty A ($2000))
Trang 11Câu 5: Công ty M và công ty N là hai công ty liên kết Thuế suất biên
của công ty M là 20% và thuế suất biên của công ty N là 15% Công ty
M đang có dự án kinh doanh sẽ tạo ra thu nhập $10.000/năm trong 03 năm Công ty M có thể tái cấu trúc dự án kinh doanh nêu trên theo cách chuyển toàn bộ thu nhập cho công ty N với thời gian của dự án không đổi Do việc tái cấu trúc, nên thu nhập mỗi năm giảm xuống còn $9.000
Hỏi: Công ty M có nên tái cấu trúc hoạt động kinh doanh hay không?
Biết suất chiết khấu 10%
Bài làm
Công ty M:
Chi phí thuế [2]
([2] = [1] x 20%)
(2.000) (2.000) (2.000)
Thu nhập sau thuế [3]
([3] = [1] - [2])
8.000 8.000 8.000
33
6.611,5 7
Trang 12 NPV1 của dự án= 8.000+7.272,73+6.611,57= 21.884,3
Công ty N:
Chi phí thuế [2]
([2] = [1] x 20%)
(1.350) (1.350) (1.350)
Thu nhập sau
thuế [3]
([3] = [1] - [2])
7.650 7.650 7.650
NPV2 của dự án= 7.650+6.954,55+6.322,31= 20.926,86
Ta có NPV1 > NPV2 (21.884,3 > 20.926,86) => Công ty M không nên tái cấu trúc dự án kinh doanh
Câu 6: Công ty K đang áp dụng thuế suất biên 20% và suất chiết khấu
7% để tính NPV Công ty đã khởi động một dự án sẽ đem lại kết quả dòng tiền (thu nhập) trước thuế thu nhập như sau:
Trang 13Tiêu chí Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3
Doanh thu $23.000 $32.000 $35.000 $36.500
Chi phí được
trừ
$10.000 $12.000 $13.000 $15.000
a Tính NPV của dòng tiền sau thuế?
b Tính NPV dòng tiền sau thuế nếu công ty K có thể hoãn lại số thu nhập của năm 0 và năm 1 cho đến năm 2 (công ty không phát sinh doanh thu và chi phí trong năm 0, năm 1 mà sẽ nhận được trong năm 2).
c Tính NPV dòng tiền sau thuế nếu công ty K có thể hoãn việc nộp thuế của năm 0 và năm 1 cho đến năm 2 (năm 2 công ty chỉ nhận thu nhập
$22.000 nhưng sẽ nộp thuế tính trên thu nhập năm 0,1 và 2)
Bài làm
a NPV của dòng tiền sau thuế
Trang 14Tiêu chí Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3
Chi phí được trừ [2] ($10.000) ($12.000) ($13.000) ($15.000)
Thu nhập tính thuế
[3]
([3] = [1] - [2])
$13.000 $20.000 $22.000 $21.500
Chi phí thuế [4] ([4] =
[3] x 20%)
($2.600) ($4.000) ($4.400) ($4.300)
Thu nhập sau thuế
[5]
([5] = [3] - [4])
$10.400 $16.000 $17.600 $17.200
2
$14.040,32
NPV của dòng tiền sau thuế= $10.400+$14.953,27+$15.372,52+
$14.040,32=$54.766,11
b. NPV dòng tiền sau thuế nếu công ty K có thể hoãn lại số thu nhập của năm 0 và năm 1 cho đến năm 2 (công ty không phát sinh doanh thu và chi phí trong năm 0, năm 1 mà sẽ nhận được trong năm 2).
Trang 15Tiêu chí Năm
0
Năm 1
Chi phí được
trừ [2]
Thu nhập
tính thuế [3]
([3] = [1]
-[2])
Chi phí thuế
[4] ([4] = [3] x
20%)
Thu nhập sau
thuế [5]
([5] = [3]
-[4])
NPV của dòng tiền sau thuế= $38.431,3+$14.040,32=$52.471,63
Trang 16c. NPV dòng tiền sau thuế nếu công ty K có thể hoãn việc nộp thuế của năm 0 và năm 1 cho đến năm 2 (năm 2 công ty chỉ nhận thu nhập
$22.000 nhưng sẽ nộp thuế tính trên thu nhập năm 0,1 và 2).
Doanh thu [1] $23.000 $32.000 $35.000 $36.500
Chi phí được trừ
[2]
($10.000) ($12.000) ($13.000) ($15.000)
Thu nhập tính
thuế [3]
([3] = [1] - [2])
$13.000 $20.000 $22.000 $21.500
Chi phí thuế [4]
([4] = [3] x 20%)
($2.600) (hoãn thuế)
($4.000) (hoãn thuế)
($4.400) ($4.300)
Thu nhập sau
thuế [5)
([5] = [3] - [4])
$13.000 $20.000 $11.000 $17.200
NPV $13.000 $18.691,59 $9.607,83 $14.040,32
NPV của dòng tiền sau thuế= $13.000+$18.691,59+$9.607,83+
$14.040,32=$55.339,74
Kết luận chung: Doanh nghiệp cần xem xét về hiện giá trong việc
hoạch định thuế theo phương châm thời kỳ Việc trì hoãn thuế bằng
Trang 17cách trì hoãn doanh thu doanh nghiệp sẽ được lợi về mặt số thuế phải nộp (tính theo hiện giá) Tuy nhiên việc trì hoãn doanh thu doanh nghiệp sẽ gặp bất lợi về mặt thu nhập (hiện giá của doanh thu giảm) Vì vậy, doanh nghiệp cần xem xét về hiện giá khi hoạch định thuế theo phương châm thời kỳ