Có thể kể đến một số công trình liên quan đến đề tài được các tác giả quan tâm nghiên cứu như: Thứ nhất, về sách chuyên khảo, giáo trình: giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con ng
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
BÙI ANH TUẤN
BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI CỦA NHÓM NGƯỜI YẾU THẾ BẰNG PHÁP LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Hà Nội – 2024
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
BÙI ANH TUẤN
BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI CỦA NHÓM NGƯỜI YẾU THẾ BẰNG PHÁP LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành : Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số : 8380101.03
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Văn Tuân
Hà Nội – 2024
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi
Các kết quả nêu trong Luận văn vẫn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đúng quy định
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn này
Tác giả luận văn (Ký ghi rõ họ và tên)
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, Ban lãnh đạo Khoa Tư pháp Hình sự đã tạo mọi điều kiện cho
em trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này
Xin gửi lời tri ân tới quý thầy, quý cô đã tận tình giảng dạy lớp cao học hình sự K27 chuyên ngành Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo, T.S Nguyễn Văn Tuân đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện luận văn
Xin gửi lời cảm ơn tới tất cả bạn bè, đồng nghiệp và gia đình những người luôn ủng hộ, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất để em hoàn thành luận văn này
Trang 5DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CQTHTT Cơ quan tiến hành tố tụng
THAHS Thi hành án hình sự
Trang 6MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI CỦA NHÓM NGƯỜI YẾU THẾ BẰNG PHÁP LUẬT THI HÀNH
ÁN HÌNH SỰ VIỆT NAM 8
1.1 Khái niệm bảo vệ quyền con người của nhóm người yếu thế bằng pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam 8
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của người yếu thế và phân loại 8
1.1.2 Khái niệm bảo vệ quyền con người của nhóm người yếu thế bằng pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam 12
1.2 Đặc điểm của bảo vệ quyền con người của nhóm người yếu thế bằng pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam 17
1.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến bảo vệ quyền con người của nhóm người yếu thế bằng pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam 20
1.3.1 Đường lối, chính sách của Đảng 20
1.3.2 Nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và quản lý đất nước 21
1.3.3 Quy định của pháp luật khu vực và quốc tế 22
1.3.4 Ảnh hưởng của phong tục tập quán 24
Tiểu kết chương 1 26 Chương 2: THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ QUYỀN CON NGƯỜI CỦA NHÓM NGƯỜI
Trang 7YẾU THẾ VÀ THỰC TIỄN BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI CỦA NGƯỜI YẾU THẾ TRONG THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ 27
2.1 Thực trạng quy định của pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam về quyền con người của nhóm người yếu thế 27
2.1.1 Bảo vệ quyền con người của người yếu thế bằng pháp luật về thi hành án phạt tù ………28
2.1.2 Bảo vệ quyền con người của người yếu thế bằng pháp luật về thi hành các biện pháp cưỡng chế hình sự khác 38
2.2 Thực tiễn bảo vệ quyền con người của người yếu thế trong thi hành án hình sự……… 43
2.2.1 Kết quả đạt được trong bảo vệ quyền con người của nhóm người yếu thế bằng pháp luật thi hành án hình sự 43
2.2.2 Hạn chế và vướng mắc trong bảo vệ quyền con người của nhóm người yếu thế……… 49 2.2.3 Nguyên nhân hạn chế, vướng mắc 57
Tiểu kết chương 2 59 Chương 3: YÊU CẦU VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI CỦA NHÓM NGƯỜI YẾU THẾ BẰNG PHÁP LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ VIỆT NAM 60
3.1 Các yêu cầu đặt ra đối với việc bảo vệ quyền con người của nhóm người yếu thế bằng pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam 60
3.2 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam về bảo vệ quyền con người của nhóm người yếu thế 63
3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền con người của người yếu thế bằng pháp luật thi hành án hình sự 67
3.3.1 Về xây dựng cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, đa dạng hóa hình thức quản
lý, giáo dục……… 67 3.3.2 Xã hội hóa công tác giáo dục nhằm bảo đảm các quyền con người của nhóm người yếu thế 69
Trang 83.3.3 Tăng cường hiệu quả của công tác kiểm sát, giám sát bảo vệ quyền con
người của nhóm người yếu thế trong giai đoạn thi hành án hình sự 71
3.3.4 Tăng cường hiệu quả giám sát hoạt động thi hành án hình sự của HĐND, Mặt trận Tổ quốc và các thành viên 74
Tiểu kết chương 3 75
KẾT LUẬN 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
Trang 91
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Quyền con người là những giá trị cao quý, hội tụ và được kết tinh từ sự phát triển và nền văn hoá của tất cả các dân tộc trên thế giới Quyền con người hiện nay ngày càng được khẳng định, thừa nhận như một hệ giá trị cao nhất của nhân loại Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đang nỗ lực công nhận
và bảo đảm thực hiện quyền con người Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế, xây dựng đất nước pháp quyền, cải cách tư pháp, thực thi Hiến pháp
2013 và là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc năm 2014 - 2016, vấn đề bảo vệ quyền con người và thúc đẩy sự nghiệp vấn đề nhân quyền được Đảng và cả nước quan tâm hơn bao giờ hết
Trong hoạt động thi hành án hình sự, bảo vệ quyền và nhân phẩm của những người đang chấp hành hình phạt tù trong các trại giam cần được đặc biệt chú trọng hơn bởi họ đang bị tước tự do, dễ bị vi phạm nghiêm trọng đến các quyền con người của người bị kết án phạt tù Luật thi hành án hình sự năm 2019
và các văn bản hướng dẫn thi hành có nhiều quy định nhằm bảo vệ quyền con người của phạm nhân Đồng thời, pháp luật thực thi pháp luật hình sự cũng đặc biệt quan tâm đến việc bảo vệ quyền con người của các nhóm dễ bị tổn thương (người yếu thế) Tuy nhiên cũng còn quy định bất cập, chưa thật sự bảo đảm được các quyền con người của người bị kết án phạt tù được thực hiện trên thực
tế, đặc biệt một số nhóm người bị kết án như người dưới 18 tuổi, phụ nữ, người đồng tính, chuyển giới, người nước ngoài… Bên cạnh đó, thực tiễn cũng cho thấy, vẫn còn tình trạng vi phạm các quyền con người của người bị kết án phạt tù trong các trại giam như về điều kiện ăn, ở, học tập, chế độ miễn, giảm chấp hành
Trang 102 hình phạt… làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới các quyền của người bị kết án phạt
tù nói chung, nhóm người yếu thế nói riêng
Trong tình hình đó, hiện chưa có các công trình nghiên cứu chuyên biệt đối với đối tượng là nhóm người yếu thế Chính vì vậy, việc lựa chọn đề tài
“Bảo vệ quyền con người của nhóm người yếu thế bằng pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ là hết sức cần thiết, nhằm làm rõ
hơn nữa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo vệ quyền con người của nhóm người yếu thế bị kết án, hướng tới mục tiêu bảo đảm quyền con người của người
bị kết án phạt tù ở Việt Nam hiện nay
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Bảo vệ quyền con người nói chung và các nhóm dễ bị tổn thương nói riêng là vấn đề được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu dưới những góc độ khác nhau Tuy nhiên, gắn với bảo vệ quyền con người của nhóm người yếu thế bằng pháp luật thi hành án hình sự chưa có thật nhiều công trình nghiên cứu về
đề tài Tuy vậy, để phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài nói trên cần thiết tìm hiểu và đi từ những đề tài nghiên cứu chung về bảo vệ quyền con người để làm
tư liệu tham khảo cũng như làm nổi bật lên sự cấp thiết và tầm quan trọng của việc nghiên cứu đề tài này Có thể kể đến một số công trình liên quan đến đề tài được các tác giả quan tâm nghiên cứu như:
Thứ nhất, về sách chuyên khảo, giáo trình: giáo trình Lý luận và pháp luật
về quyền con người (2011), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội; Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương (2011), NXB Lao động – Xã hội; Bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương trong tố tụng hình sự (2011), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội; Bảo trợ xã hội cho những nhóm thiệt thòi ở Việt Nam (2005), NXB Thế giới; Thích ứng xã hội của các nhóm yếu thế ở nước ta hiện nay
Trang 113 (2012), NXB Từ điển Bách Khoa đã làm rõ một cách có hệ thống những vấn
đề lý luận cơ bản cần quan tâm khi tìm hiểu về người yếu thế hoặc một nhóm người yếu thế nhất định
Thứ hai, về luận án, luận văn: Các báo cáo, công trình nghiên cứu khoa học như: “Tăng trưởng vì mọi người”, Báo cáo phát triển con người Việt Nam
2015 về tăng trưởng bao trùm do Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc phối hợp thực hiện; “Việt Nam 2035: Hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ” (2014), Báo cáo do nhóm chuyên gia của Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng thế giới soạn thảo;
“Hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền của các nhóm xã hội dễ bị tổn thương” (2010), Đề tài nghiên cứu khoa học do GS TS Hoàng Thị Kim Quế làm chủ nhiệm; đều thể hiện phần nào thực trạng của các nhóm yếu thế ở Việt Nam hiện nay
Các luận văn, luận án như: “Vai trò trợ giúp pháp lý đối với việc thúc đẩy tiếp cận và bảo đảm quyền của nhóm người yếu thế trong xã hội” (2014) của Lê Thị Minh; “Pháp luật quốc tế, pháp luật nước ngoài về bảo vệ quyền trẻ em” (2012) của Nguyễn Thị Huyền; “Quyền của người khuyết tật”của Phan Thanh Minh đã góp phần làm sáng tỏ những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện pháp luật về quyền của một số nhóm người yếu thế, từ đó đưa ra các biện pháp hoàn thiện pháp luật để bảo vệ quyền của họ; Nguyễn Thị Thanh Trâm (2021), Bảo đảm quyền con người trong thi hành hình phạt tù ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học
Nhìn chung, ở mức độ sách giáo trình, luận văn, đề tài bảo vệ quyền con người của nhóm người yếu thế đã hầu như được tiếp cận ở mức độ chung nhất Còn ở những bài viết tạp chí, vấn đề đã được gợi mở một cách chuyên sâu hơn nhưng chỉ dừng ở mức phân tích những lý luận mà chưa có sự nghiên cứu một
Trang 124 cách sâu sát và toàn diện đề tài này về mặt thực tiễn Đồng thời, gắn vào pháp luật thi hành án hình sự, việc bảo vệ quyền con người của nhóm người yếu thế càng được xem trọng và bảo vệ, bởi tính chất của thi hành án khác so với các quan hệ xã hội khác, quyền con người rất dễ bị xâm phạm Do đó, luận văn sẽ đóng góp một cách có hệ thống và toàn diện về vấn đề này trên địa bàn huyện trên cơ sở kế thừa và phát triển những nội dung đã nghiên cứu
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận và thực trạng bảo vệ quyền con người của các nhóm yếu thế trong pháp luật thi hành án hình sự mục đích nghiên cứu của luận văn là đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật
và tăng cường hiệu quả bảo vệ quyền con người của nhóm người yếu thế bằng pháp luật thi hành án hình sự
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của bài viết được xác định như sau:
Thứ nhất, vận dụng Luật thi hành án hình sự để nghiên cứu những vấn đề
lý luận về quyền con người của các nhóm người yếu thế như: giới thiệu khái niệm, đặc điểm nhóm người yếu thế, quyền con người của các nhóm người yếu thế và khái niệm bảo vệ quyền con người của các nhóm người yếu thế trong pháp luật thi hành án hình sự, nội dung bảo vệ quyền con người và cơ chế bảo
vệ quyền con người của nhóm người yếu thế trong thi hành án hình sự
Thứ hai, phân tích các quy định pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam hiện hành nhằm bảo vệ quyền con người của các nhóm người yếu thế, giải thích
Trang 135 những kết quả đạt được, đánh giá, chỉ ra những hạn chế, bất cập và nguyên nhân
Thứ ba, đề xuất những quan điểm, giải pháp bảo vệ quyền con người của các nhóm người yếu thế bằng pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam hiện
hành
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là những vấn đề pháp lý, lý luận và thực tiễn về bảo vệ quyền con người của nhóm người yếu thế bằng pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam Cụ thể hơn, là những quy định trong pháp luật thi hành án, thông qua các điều luật cụ thể, quy định các quyền cho người phải chấp hành án là những người thuộc nhóm yếu thế được hưởng
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Đề tài nghiên cứu các quy định trong Luật THAHS, các văn bản hướng dẫn thi hành về bảo vệ quyền con người của nhóm người yếu thế
- Phạm vi về thời gian: số liệu nghiên cứu thực tiễn được lấy từ năm 2018 đến năm 2022
- Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng thực hiện các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo vệ quyền con người của nhóm người yếu thế là người phải chấp hành án, chủ trương chú trọng đến quyền của các phạm nhân là những người yếu thế, bởi pháp luật có sự quy định rõ nét đối với nhóm người yếu thế là các phạm nhân chấp hành án phạt tù Cụ thể là nhóm phạm nhân gồm phụ nữ, người dưới 18 tuổi, người già, người bị bệnh nặng
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Trang 146
5.1 Phương pháp luận
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, cùng với tư tưởng của Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật Đồng thời cũng cụ thể hóa từ các chủ trương, đường lối, và chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước về cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong tình hình mới
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận, luận văn sử dụng các phương pháp cụ thể
và đặc thù của khoa học luật thi hành án hình sự như:
Phương pháp phân tích, tổng hợp: được sử dụng chủ yếu ở chương 1, chương 2 để làm rõ những vấn đề lý luận, cơ sở lý luận và pháp luật thi hành án hình sự nhằm bảo vệ quyền con người của nhóm người yếu thế
Phương pháp đánh giá, bình luận được dùng để phân tích, đánh giá các quy định pháp luật thi hành án hình sự hiện hành về cơ chế bảo đảm quyền con người của nhóm người yếu thế khi chấp hành các loại án phạt
Ngoài ra luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phương pháp biện chứng, phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, tổng hợp, diễn dịch và quy nạp; phương pháp lịch sử, phương pháp logic
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Đề tài bổ sung và phát triển một số vấn đề lý luận trong khoa học pháp
lý về Thi hành án hình sự
- Làm rõ khá toàn diện thực trạng quy định của pháp luật THAHS Việt Nam về bảo đảm quyền con người của nhóm người yếu thế
Trang 157
- Đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật thi hành án và giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả thực hiện pháp luật trong việc bảo vệ quyền con người của nhóm người yếu thế
- Luận văn là nguồn tham khảo hữu ích trong việc nghiên cứu, đào tạo tại
cơ sở giảng dạy chuyên ngành Luật
Chương 3: Yêu cầu và kiến nghị hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền con người của nhóm người yếu thế bằng pháp luật thi hành án hình sự
Trang 161.1.1 Khái niệm, đặc điểm của người yếu thế và phân loại
1.1.1.1 Khái niệm người yếu thế
“Người yếu thế” là một thuật ngữ pháp lý nhưng cho đến nay vẫn còn nhiều quan điểm chưa thống nhất về các nhóm dễ bị tổn thương và định nghĩa của thuật ngữ này cũng có sự khác biệt ở các góc độ và lĩnh vực khác nhau
Trong các văn bản pháp luật, tài liệu nghiên cứu và thảo luận về luật nhân quyền quốc tế, người ta sử dụng thuật ngữ tiếng Anh “vulnerable groups”
để ám chỉ người yếu thế và được sử dụng rộng rãi hơn cả để đảm bảo nguyên nghĩa của nó Theo từ điển Anh ngữ, “vulnerable được dịch là có thể bị tổn thương, dễ bị nguy hiểm, yếu thế ” Thuật ngữ “vulnerable groups” được dịch
là nhóm, nhiều người cùng gộp lại ở trạng thái mong manh, dễ vỡ,…” Thuật ngữ “vulnerable groups” khi dịch sang tiếng Việt có thể được hiểu theo nhiều cụm từ khác nhau, ví dụ: nhóm người dễ bị tổn thương, nhóm người yếu thể, nhóm người ở vị trí cá biệt mang nghĩa tiêu cực, hay nhóm thiệt thòi [30, tr.13]
Khi dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt, khái niệm “nhóm dễ bị tổn thương” mang sắc thái gần gũi, trọn nghĩa hơn, tuy nhiên trong bài viết này, các tác giả thống nhất sử dụng khái niệm “nhóm người yếu thế” để nhấn mạnh rằng nhóm này ở vị trí và vai trò yếu hơn trong xã hội và thiệt thòi hơn so với các nhóm khác
Trang 179 Ngày 19/10/2005, các quốc gia thành viên của LHQ đã thông qua Tuyên ngôn Thế giới về Đạo đức Sinh học và Nhân quyền (Universal Declaration on Bioethics and Human Rights) Điều 8 của bản tuyên ngôn để cập đến “tính dễ bị tổn thương” và “nhóm dễ bị tổn thương” [35] Tuyên ngôn không định nghĩa các Thuật ngữ “dễ bị tổn thương” hay “nhóm dễ bị tổn thương” nhưng khẳng định rằng không chỉ cá nhân mà cả gia đình, nhóm và cộng đồng cũng có thể dễ bị tổn thương, đồng thời chỉ ra một số trường hợp có thể làm cho các cá nhân và nhóm dễ bị tổn thương như: dịch bệnh, khuyết tật, các điều kiện khác của cá nhân, điều kiện môi trường, giới hạn tài nguyên,…
Giáo trình Lý luận và Pháp luật về quyển con người do GS.TS Nguyễn Đăng Dung,TS Vũ Công Giao và ThS Lã Khánh Tùng đồng chủ biên đã đưa ra
khái niệm nhóm người yếu thể là: “Những nhóm, cộng đồng có vị thế về chính trị, xã hội hoặc kinh tế thấp hơn, từ đó khiến họ có nguy cơ cao hơn bị bỏ quên hay vi phạm các quyền con người, và bởi vậy, họ cần được chú ý bảo vệ đặc biệt
so với những nhóm, cộng đồng người khác” [9, tr.24]
Từ các quan điểm trên và thực tế nghiên cứu, tác giả đưa ra khái niệm
“NYT là người bị hạn chế một phần năng lực do tự nhiên hoặc do hoàn cảnh xã hội quy định khiến họ bị đánh giá thấp về địa vị kinh tế, chính trị, xã hội trong hoàn cảnh, điều kiện và năng lực có sẵn như nhau Tuy nhiên, tính yếu thế của
họ không phải là bất biến, một người có thể trong thời điểm này là NYT nhưng sang thời điểm khác thì không còn là NYT nữa”
1.1.1.2 Đặc điểm người yếu thế
Đặc điểm địa vị chính trị, xã hội: Địa vị chính trị, xã hội của NYT không cao, không có tiếng nói hoặc tiếng nói rất yếu trong xã hội Bởi vì họ thuộc nhóm thiểu số và vì những điểm yếu của họ nên họ thường bị phớt lờ hoặc bị
Trang 1810 cho là không cần thiết phải tìm kiếm lời khuyên từ họ Khó khăn trong việc tiếp cận thông tin, giao tiếp, thiếu kỹ năng sống và kỹ năng ứng phó với các vấn đề trong cuộc sống cũng là những nguyên nhân khiến tiếng nói của NYT bị hạn chế trong các nhóm, diễn đàn
Đặc điểm về khả năng kinh tế: Khả năng kinh tế tổng thể của NYT còn thấp Nguyên nhân là do họ có trình độ học vấn thấp, không có hoặc khả năng lao động hạn chế, khiến họ mất cơ hội việc làm, không có thu nhập tự nuôi sống bản thân và không có cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản nhất như nhà ở, nhà ở Việc làm, giáo dục, chăm sóc y tế, thông tin,… Vì vậy, NYT luôn phải sống trong vòng luẩn quẩn của đói nghèo không thể thoát ra tình trạng của người thuộc nhóm yếu thế
Đặc điểm về nhận thức pháp luật và khả năng tự bảo vệ pháp luật: Nhận thức pháp luật của NYT chưa cao dẫn đến khả năng tự bảo vệ pháp luật của họ không cao Họ không biết hoặc chưa nhận thức đầy đủ về các quyền mà mình được hưởng nên khi quyền của mình bị xâm phạm, họ không biết cách tự bảo
vệ mình và không thể tự bảo vệ mình Họ rất cần sự quan tâm của nhà nước, xã hội tạo điều kiện trang bị kiến thức pháp luật, nâng cao nhận thức pháp luật và bảo vệ họ khi quyền lợi hợp pháp của họ bị xâm phạm
Có thể nói đây là những đặc điểm chung nhất của những người thuộc nhóm yếu thế, tuy nhiên không phải người yếu thế đều có tất cả những đặc điểm này Khi xét trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, người yếu thế bị tước quyền tự do, họ phải chấp hành án tại cơ sở giam giữ, do đó một số quyền lợi của họ có thể bị ảnh hưởng Mặc dù, những người này có thể là những người có địa vị xã hội, có kiến thức pháp luật, nhưng lúc này họ bị yếu thế về một số quyền lợi khác xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý, đặc điểm khả năng nhận thức,
Trang 1911 sức khoẻ,… mà cần phải được quan tâm bảo vệ hơn so với những nhóm người khác
1.1.1.3 Phân loại người yếu thế
Theo cách phân loại NYT, luật pháp quốc tế ghi nhận quyền con người của một số nhóm dễ bị tổn thương, bao gồm: trẻ em, phụ nữ, người khuyết tật, người nhiễm HIV, người lao động nhập cư và người dân bình thường, người dân tộc thiểu số, nạn nhân chiến tranh, người già, người không quốc tịch người, người tị nạn, người đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính và chuyển giới
Ngoài ra còn kể đến gười tị nạn, người xin tị nạn và những người bị xã hội loại trừ “Đối với Việt Nam, nước ta là nước mới thoát nghèo và là cộng đồng lớn đa dân tộc ở các vùng miền khác nhau nên đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn Ngoài ra, do công nghiệp hóa và phát triển không bền vững, người khuyết tật, người nghèo và Tình trạng bất bình đẳng giới vẫn tồn tại, gây
ra những thay đổi trong môi trường xã hội tạo ra hàng loạt nhóm dễ bị tổn thương khác, làm tăng số lượng nhóm dễ bị tổn thương cần được hỗ trợ thiểu
số và các nhóm cơ bản dễ bị tổn thương khác…Đồng thời, do đặc điểm kinh tế
- xã hội, hội chúng ta còn có một số nhóm người khác sống trong môi trường đặc biệt khó khăn do đói nghèo, bệnh tật và tác động của môi trường
Ngoài những nhóm này, còn có những nhóm dễ bị tổn thương khác được luật pháp quốc tế thừa nhận như người đồng tính, song tính và chuyển giới, người lao động di cư, người sống chung với HIV tác giả sẽ không đề cập sâu trong luận văn này
Xuất phát từ phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả xác định rằng bản chất nhóm người yếu thế trong pháp luật thi hành án hình sự là do bị tước hoặc hạn
Trang 2012 chế quyền con người bằng một bản án của Tòa án có hiệu lực pháp luật và phải chấp hành bản án
1.1.2 Khái niệm bảo vệ quyền con người của nhóm người yếu thế bằng pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam
1.1.2.1.Quyền con người của nhóm người yếu thế
“Quyền” là một khái niệm pháp lý dùng để chỉ những điều được pháp luật công nhận và bảo đảm đối với cá nhân, tổ chức, giúp cá nhân, tổ chức có thể chỉ huy, làm và yêu cầu mà không bị ngăn cản, cản trở, hạn chế Theo định nghĩa của Từ điển tiếng Việt thì “quyền”: “1 Điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho được, được làm, được đòi hỏi 2 Những điều do địa vị hay chức
vụ mà được làm”[21, tr.815]
Các nhóm dễ bị tổn thương trước hết là con người, công dân, do đó, quyền của NYT cũng mang những đặc điểm của nhân quyền, trong khi quyền công dân tương ứng với đặc điểm của từng nhóm thiệt thòi cụ thể và có những đặc điểm riêng
Trong lịch sử, bảo vệ quyền, lợi ích của con người là nguyên nhân và cũng là mục đích ra đời của pháp luật nói chung và pháp luật thi hành án hình
Trang 2113 Tương tự như thế, quyền con người của các nhóm yếu thế là quyền tự nhiên vốn có của các nhóm yếu thế được tham gia hoặc không tham gia các hoạt động một cách tự nguyện mà không bị ai cản trở, vi phạm hay phân biệt đối xử chỉ vì những đặc điểm “thấp hơn mức bình thường” của họ Xuất phát từ đặc điểm đó, Nhà nước quy định một cách “ưu ái” hơn quyền lợi cho họ để họ được phần nào bù đắp phần “yếu” của mình
1.1.2.2 Bảo vệ quyền con người của nhóm yếu thế
Theo từ điển Tiếng Việt, bảo vệ có nghĩa là: “1 Chống lại mọi sự xâm phạm để giữ cho luôn luôn được nguyên vẹn; 2 Bênh vực bằng lí lẽ để giữ vững
ý kiến, quan điểm, v.v Bảo vệ chân lí…”[21, tr.240]
Bảo vệ quyền con người của nhóm yếu thế có nghĩa là luôn đảm bảo và tạo điều kiện thuận lợi để các nhóm dễ bị tổn thương được hưởng các quyền vốn có của mình một cách phù hợp, đầy đủ và triệt để nhất
Việc bảo vệ quyền con người của nhóm yếu thế cần được xem xét từ nhiều khía cạnh và từ nhiều khía cạnh, bắt đầu từ những nhu cầu cơ bản của con người, tức là nhu cầu sinh tồn và phát triển của con người, cụ thể như sau:
Bảo vệ ở khía cạnh chính trị: Mọi nguyên tắc, chủ trương, chính sách của Việt Nam đều nhằm thực hiện mục tiêu “dân thịnh, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, tất cả vì con người và nhân loại Đặc biệt, Đảng và nước ta đặc biệt quan tâm đến các nhóm dễ bị tổn thương và đã có nhiều nỗ lực nhằm hoàn thiện khung chính sách cho các nhóm dễ bị tổn thương cụ thể Nhà nước có quy định để NYT được tham gia vào các hoạt động chính trị của cộng đồng, cơ quan, tổ chức và có thể thành lập các hiệp hội, tổ chức tùy theo khả năng và lợi thế của mình, như: Hội Người khuyết tật, Hội Người mù; Hội Bảo trợ trẻ em tàn tật và mồ côi Việt Nam NYT được tôn trọng vì tiếng nói và
Trang 2214 thành tích đóng góp chính trị Các diễn đàn, hội nhóm này được thành lập để cho phép họ bày tỏ ý tưởng và mong muốn của mình trong việc đóng góp và tham gia vào các vấn đề chính trị và xã hội của quốc gia
Bảo vệ ở khía cạnh kinh tế: Đảm bảo phát triển kinh tế nhiều thành phần theo hướng xã hội chủ nghĩa giúp nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, trong đó có NYT Có thể nói, bảo đảm tài chính là cơ sở cho mọi bảo đảm khác trong việc thực hiện các quyền củaNYT NYT với tư cách là đối tượng bảo vệ quyền kinh tế cụ thể, đã được nhà nước công nhận và xây dựng chính sách bảo vệ quyền kinh tế phù hợp với đặc điểm của từng nhóm thiệt thòi
Bảo vệ ở khía cạnh văn hóa – xã hội: NYT được tạo ra để tận hưởng các giá trị văn hóa và nghệ thuật như các ngành khác Đồng thời, các em còn được tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, nghệ thuật phù hợp với khả năng, năng khiếu của mình NYT được tạo ra để sống hòa hợp với cộng đồng Hiện tại, có những quy định cụ thể tại các công trình, cơ sở công cộng nhằm ưu tiên NYT giúp họ tham gia dễ dàng vào các không gian công cộng Họ được đảm bảo tồn tại và phát triển trong một môi trường đa dạng với những khác biệt về văn hóa, tâm lý và xã hội Hơn nữa, trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế,
họ cũng ưu tiên đảm bảo hội nhập văn hóa, xã hội
Bảo vệ ở khía cạnh pháp lý: Bảo vệ pháp lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và mang tính quyết định, là cốt lõi, là việc thể chế hóa các bảo đảm chính trị, kinh tế, xã hội và tổ chức thành các tiêu chuẩn, các tiêu chuẩn bắt buộc mà nhà nước, các tổ chức nhà nước và xã hội phải thực hiện để bảo vệ con người, quyền công dân Bảo vệ pháp lý rất đa dạng và phong phú, bắt đầu từ việc thừa nhận quyền con người, quyền công dân, đến việc tạo điều kiện pháp lý, điều
Trang 2315 kiện về tổ chức và thiết lập các cơ chế, thể chế để bảo vệ cụ thể quyền con người, quyền công dân Các quốc gia phải thể chế hóa các quyền này và đưa chúng vào các đạo luật
Về chủ thể bảo vệ: Các chủ thể bao đảm quyền của NYT bao gồm nhà nước và xã hội Trong vấn đề này, nhà nước đóng vai trò chủ yếu và chủ đạo Nhà nước có trách nhiệm và nghĩa vụ rõ ràng trong việc tôn trọng quyền con người, quyền công dân; bảo đảm quyền con người, quyền công dân; đồng thời quan tâm đến hạnh phúc và sự phát triển tự do của mọi người Nhà nước là chủ thể và có nghĩa vụ bảo vệ quyền lợi Nhà nước tự mình thực hiện các biện pháp trong các cơ quan lập pháp, hành chính và tư pháp cũng như trong quản lý chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của mình nhằm hiện thực hóa các nguyên tắc và tiêu chuẩn về quyền con người trong các hoạt động và hoạt động tổ chức của mình
1.1.2.3 Bảo vệ quyền con người của nhóm người yếu thế bằng pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam
Xét đến quyền con người ở khía cạnh thi hành án hình sự, pháp luật THAHS ghi nhận và thể chế hóa quyền con người, quyền công dân và bảo đảm
về mặt pháp lý cho các quyền đó được thực hiện, đồng thời pháp luật cũng là phương tiện để các thành viên trong xã hội có điều kiện bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình Quyền con người của nhóm người yếu thế nói riêng cũng được ghi nhận nhằm phù hợp với đặc điểm của nhóm người này khi bị điều chỉnh bởi các quan hệ pháp luật thi hành án hình sự Bởi họ có những đặc điểm “yếu thế” hơn
so với những đối tượng khác nên là một bộ phận của pháp luật, luật THAHS có những quy định phù hợp với nhóm đối tượng này Theo đó, bảo đảm quyền của người yếu thế đã được pháp luật THAHS ghi nhận, tức là đã mang tính quyền
Trang 2416 lực, nó thể hiện ý chí của Nhà nước và được Nhà nước bảo đảm thực hiện [19, tr.32]
Trong hệ thống pháp luật, quyền của người yếu thế cần được bảo vệ trong thi hành án hình sự bao gồm các quyền như:
Quyền được bảo vệ tính mạng và sức khỏe: Người yếu thế, đặc biệt là trẻ
em, người cao tuổi, người khuyết tật, và phụ nữ, cần được bảo vệ khỏi mọi hình thức bạo lực và xâm hại
Quyền được bảo đảm công bằng và không bị phân biệt đối xử: Người yếu thế cần được đối xử công bằng trong quá trình thi hành án, không bị phân biệt đối xử dựa trên giới tính, độ tuổi, khuyết tật, tôn giáo, dân tộc, hoặc bất kỳ yếu tố nào khác
Quyền được tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ và bảo vệ pháp lý: Người yếu thế cần được tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ như tư vấn pháp lý, chăm sóc y tế, và hỗ trợ tâm lý trong quá trình thi hành án
Quyền được thông tin và tham gia: Người yếu thế có quyền được thông tin đầy đủ về quyền lợi của mình và các quy trình pháp lý liên quan Họ cũng cần có
cơ hội tham gia vào các quyết định ảnh hưởng đến họ
Quyền được bảo đảm an toàn khi thi hành án: Người yếu thế cần được bảo đảm an toàn khi tham gia vào quá trình thi hành án hình sự, bao gồm việc bảo vệ khỏi các hành vi trả thù hay quấy rối
Quyền được hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng: Sau khi hoàn thành án, người yếu thế cần được hỗ trợ để tái hòa nhập cộng đồng, bao gồm hỗ trợ tìm kiếm việc làm, giáo dục, và các dịch vụ xã hội khác
Trang 2517
Từ những khái niệm công cụ trên có thể đưa ra khái niệm bảo vệ quyền con người của nhóm yếu thế bằng pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam là việc ghi nhận trong văn bản pháp luật thi hành án hình sự , các quyền con người của người yếu thế là các đối tượng phải chấp hành án hình sự và thi hành các bản
án quyết định về hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật để bảo đảm quyền con người của họ trong quá trình thi hành án hình sự
1.2 Đặc điểm của bảo vệ quyền con người của nhóm người yếu thế bằng pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam
Thứ nhất, về chủ thể bảo vệ, chủ thể bảo vệ quyền con người yếu thế bằng
pháp luật thi hành án hình sự bao gồm các cơ quan, tổ chức và cá nhân có thẩm quyền và trách nhiệm trong việc thi hành án hình sự Cụ thể bao gồm: (i) Cơ quan thi hành án hình sự: Đây là cơ quan chính có nhiệm vụ thực thi các bản án
và quyết định của Tòa án liên quan đến hình sự Ở Việt Nam, cơ quan thi hành
án hình sự bao gồm các cơ quan như Cục Thi hành án Hình sự và Hỗ trợ tư pháp (Bộ Công an), các Trại giam, Trại tạm giam, và các đơn vị thi hành án hình sự tại địa phương; (ii) Tòa án: Tòa án nhân dân các cấp có trách nhiệm giám sát việc thi hành án hình sự, đảm bảo các quyền con người được tôn trọng và bảo vệ trong quá trình thi hành án (iii) Viện kiểm sát nhân dân: Viện kiểm sát có vai trò giám sát và kiểm tra tính hợp pháp của hoạt động thi hành án hình sự, đảm bảo rằng mọi quy trình đều tuân thủ pháp luật và quyền lợi của người bị án được bảo đảm (iv) Luật sư và các tổ chức hỗ trợ pháp lý: Luật sư có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người bị án trong quá trình thi hành án Các tổ chức hỗ trợ pháp lý cung cấp sự trợ giúp pháp lý cho những người yếu thế, giúp họ hiểu
và bảo vệ quyền lợi của mình (v) Các tổ chức nhân quyền và tổ chức xã hội: Các
tổ chức này có vai trò giám sát, báo cáo và đề xuất các biện pháp để bảo vệ
Trang 2618 quyền con người, đặc biệt là quyền của những nhóm yếu thế trong quá trình thi hành án hình sự Bên cạnh đó, còn có gia đình và người thân của người bị án: Họ
có thể hỗ trợ về mặt tinh thần và pháp lý, đồng thời giám sát việc thực hiện các quyền lợi của người bị án Những chủ thể này phối hợp và hoạt động nhằm đảm bảo quyền con người của người bị án, đặc biệt là những nhóm yếu thế như phụ
nữ, người dưới được bảo vệ một cách toàn diện và hiệu quả
Thứ hai, về đối tượng bảo vệ, bảo vệ quyền con người của nhóm người
yếu thế thông qua Luật Thi hành án hình sự liên quan đến các đối tượng, tình huống cụ thể, tức là các nhóm dễ bị tổn thương đang chấp hành án Vì vậy, việc bảo vệ quyền con người trong trường hợp này sẽ gắn liền với một số quyền cụ thể, hạn chế và sẽ không bao trùm tất cả các quyền con người nói chung Theo
đó, đối tượng cần được bảo vệ quyền con người yếu thế bằng pháp luật thi hành
án hình sự bao gồm các nhóm người có nguy cơ bị xâm phạm quyền lợi và có hoàn cảnh dễ bị tổn thương trong xã hội Cụ thể, các đối tượng này là:
(i) Phụ nữ: Phụ nữ trong hệ thống thi hành án hình sự thường gặp phải những thách thức và nguy cơ đặc biệt, bao gồm bạo lực giới, thiếu sự quan tâm
về chăm sóc sức khỏe sinh sản, và các vấn đề liên quan đến nuôi con nhỏ trong quá trình chấp hành án
(ii) Người dưới 18 tuổi: Trẻ em đi kèm mẹ trong quá trình mẹ chấp hành
án phạt tù tại các cơ sở giam, giữ hoặc người dưới 18 tuổi bị tạm giữ, tạm giam,
chấp hành án tại các cơ sở giam, giữ cần được bảo vệ đặc biệt, đảm bảo quyền được giáo dục, chăm sóc y tế, và phát triển tâm lý
(iii) Người già: Người già, người cao tuổi có thể gặp khó khăn trong việc
tự bảo vệ quyền lợi của mình, đặc biệt tại các cơ sở giam, giữ, nơi điều kiện sinh hoạt có thể không phù hợp với nhu cầu về sức khỏe và chăm sóc của họ
Trang 2719 (iv) Người bị bệnh nặng: Nhóm người này cần được chăm sóc y tế đặc biệt và các biện pháp bảo vệ để đảm bảo họ không bị ngược đãi hoặc bỏ mặc trong quá trình thi hành án
Những đối tượng này cần được bảo vệ bởi các cơ quan chức năng, tổ chức nhân quyền, tổ chức xã hội và cộng đồng, đảm bảo rằng quyền con người của họ được tôn trọng và thực thi một cách đầy đủ và công bằng trong quá trình thi hành
án hình sự
Thứ ba, về phương thức bảo vệ, phương thức bảo vệ quyền con người yếu
thế bằng pháp luật thi hành án hình sự có thể bao gồm nhiều biện pháp khác nhau nhằm đảm bảo quyền lợi của các đối tượng dễ bị tổn thương
(i) Một là, phương thức bảo vệ được thực hiện thông qua quy định pháp luật cụ thể Các quy định pháp luật chi tiết về thi hành án hình sự phải đảm bảo bảo vệ quyền con người, đặc biệt là các nhóm yếu thế Cùng với đó là các quy định của văn bản dưới luật, hướng dẫn chi tiết về việc thực thi các quy định pháp luật, bao gồm các biện pháp bảo vệ đặc biệt cho các nhóm yếu thế
(ii) Hai là, thông qua sự giám sát của Tòa án và Viện kiểm sát nhằm đảm bảo rằng việc thi hành án tuân thủ pháp luật và bảo vệ quyền lợi của người bị án Đồng thời, Viện kiểm sát còn thông qua chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của mình thực hiện các cuộc kiểm tra định kỳ tại các trại giam, trại tạm giam
để đảm bảo điều kiện giam giữ phù hợp và không có vi phạm quyền con người
(iii) Ba là, thông qua hoạt động hỗ trợ pháp lý của luật sư của các tổ chức trợ giúp pháp lý, cung cấp dịch vụ tư vấn và đại diện pháp lý cho người bị án, đặc biệt là những người thuộc nhóm yếu thế
Trang 2820 (iv) Bốn là, các hoạt động chăm sóc sức khỏe và tâm lý nhằm đảm bảo người bị án được tiếp cận với các dịch vụ y tế cần thiết, bao gồm chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ và chăm sóc đặc biệt cho người cao tuổi và người khuyết tật Ngoài ra, còn cung cấp dịch vụ tư vấn tâm lý để giúp người bị án vượt qua các khó khăn tâm lý trong quá trình giam giữ
(v) Năm là, thông qua phương thức giáo dục và đào tạo để đảm bảo trẻ
em và phạm nhân là người dưới 18 tuổi tại các cơ sở giam, giữ được tiếp tục học tập Đặc biệt, với chế độ đào tạo nghề phù hợp sẽ cung cấp chương trình đào tạo nghề để giúp người bị án có cơ hội tái hòa nhập cộng đồng sau khi mãn hạn tù Những phương thức này cần được triển khai một cách đồng bộ và hiệu quả, đảm bảo rằng quyền con người của các nhóm yếu thế được bảo vệ toàn diện trong quá trình thi hành án hình sự
1.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến bảo vệ quyền con người của nhóm người yếu thế bằng pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam
1.3.1 Đường lối, chính sách của Đảng
Các đường lối của Đảng xác định mục tiêu và hướng phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia trong các giai đoạn cụ thể, đồng thời chỉ rõ các phương pháp cơ bản để đạt được những mục tiêu và hướng đó Những mục tiêu, hướng phát triển cùng với phương pháp để đạt được chúng sẽ được hệ thống hóa thành luật và triển khai bởi nhà nước Do đó, chủ trương của Đảng có ảnh hưởng lớn đến việc hoàn thiện pháp luật Từ Hiến pháp, các luật đến mọi quy định của văn bản pháp luật đều phải tuân thủ, không mâu thuẫn với đường lối và chính sách của Đảng
Ở Việt Nam, Đảng Cộng sản là đảng chính trị duy nhất điều hành quốc gia thông qua các quyết định chiến lược và các nghị quyết của Đảng Pháp luật được
Trang 2921 hình thành thông qua các nghị quyết của Đảng và được áp dụng trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, chính trị và đời sống xã hội
Đồng thời, quan điểm về tăng cường hơn nữa bảo vệ quyền con người
và quyền công dân nên việc bảo vệ quyền con người bằng pháp luật thi hành án hình sự nói chung, quyền con người của nhóm người yếu thế nói riêng càng được pháp luật thi hành án hình sự quan tâm hơn nữa Kết hợp trừng trị và giáo dục cải tạo, đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội pháp luật thi hành án hình sự ngày càng hoàn thiện địa vị pháp
lý của người chấp hành án, đặc biệt là người chấp hành án phạt từ cần có các quy định chung về quyền và nghĩa vụ phạm nhân cũng như tiếp tục hoàn thiện các quy định cụ thể về chế độ thi hành án phạt từ, nhất là về giáo dục cải tạo người
bị kết án bảo đảm cho người bị kết án có quyền được bảo vệ an toàn tính mạng thân thể, tài sản, tôn trọng danh dự, nhân phẩm, không bị tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục người khác
1.3.2 Nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và quản lý đất nước
Nhằm thực hiện có hiệu quả hoạt động quản lý xã hội, Nhà nước phải ban hành các luật, quy định phù hợp với nhu cầu quản lý kinh tế - xã hội của đất nước Vấn đề cần quan tâm trong quá trình xây dựng pháp luật là việc xây dựng đồng thời các thị trường khác nhau trong xã hội ngày nay, mục tiêu cuối cùng là đưa ra những quy định pháp luật phù hợp với nhu cầu xã hội, pháp luật phát triển
và khách quan, đặc biệt là pháp luật về kinh tế, xã hội phát triển Pháp luật và các quy định phải tuân thủ các yêu cầu về chính trị, pháp lý và các tiêu chuẩn khoa học Tiêu chuẩn khoa học không chỉ thể hiện công nghệ pháp lý phù hợp với truyền thống mà còn phải phù hợp với điều kiện đất nước và nhu cầu quản lý kinh tế, xã hội Giữa pháp luật và kinh tế có mối quan hệ biện chứng, kinh tế có
Trang 3022 vai trò quyết định trong pháp luật, khi nền kinh tế thay đổi thì pháp luật cũng phải thay đổi theo; còn pháp luật cũng có tác động trở lại đối với kinh tế, pháp luật phù hợp với trình độ của nền kinh tế sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển, pháp luật
1.3.3 Quy định của pháp luật khu vực và quốc tế
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là trong tiến trình Việt Nam gia nhập WTO và xây dựng cộng đồng chính trị, kinh tế, xã hội với ASEAN, các rào cản cần được dỡ bỏ dần và mở rộng thị trường là xu hướng tất yếu Việt Nam đã tham gia hầu hết các điều ước quốc tế về nhân quyền như: Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt với phụ nữ (năm 1979); Công ước quốc tế về xóa bỏ các hình thức phân biệt chủng tộc (năm 1966); Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hôi (năm 1966); Công ước quốc
tế về các quyền dân sự và chính trị (năm 1966); Công ước quốc tế về quyền trẻ
em (năm 1989); Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật (năm 2007) Đặc biệt, trong lĩnh vực thi hành án hình sự nói riêng, Năm 2014, Việt Nam đã tham gia Công ước chống Tra tấn của Liên Hợp Quốc tên đầy đủ là Công ước chống Tra tấn và Trừng phạt hoặc Đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo làm mất phẩm giá khác Việc tham gia Công ước chống tra tấn sẽ giúp nâng cao hiệu quả phòng, chống tra tấn và các hành vi trái pháp luật khác được quy định trong Công ước, đồng thời thúc đẩy hợp tác quốc tế trong phòng, chống tra tấn; vấn đề nhân quyền ngày càng được coi trọng trong xã hội ngày nay, nhân quyền ngày càng được bảo vệ, tiếp tục nâng cao nhận thức, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành và góp phần bảo vệ quyền con người
Việc phổ biến, giáo dục pháp luật về Công ước chống tra tấn giúp người dân hiểu rõ hơn về các quyền cơ bản của con người, nâng cao hiểu biết về nội dung cơ bản của Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng chống
Trang 3123 tra tấn, phản đối tra tấn, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, hiểu rõ hơn
về Công ước chống tra tấn các quy định của pháp luật có lợi cho một số hạn chế Nâng cao nhận thức tuân thủ và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật do thiếu hiểu biết, hiểu biết pháp luật Như vậy, nó giúp ngăn chặn và chống lại các hành vi vi phạm Công ước phòng chống tra tấn
Một xã hội muốn phát triển toàn diện thì phải có sự kết hợp hài hòa giữa một nền kinh tế phát triển với cuộc sống ổn định, xã hội phải thịnh vượng, hạnh phúc, vì vậy vấn đề nhân quyền luôn được nâng cao đồng thời với nhân quyền Ngày nay, với những tiến bộ vượt bậc về khoa học công nghệ và kinh tế, ý thức con người ngày càng nâng cao, nhưng vẫn còn một số hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, gây nguy hiểm nghiêm trọng đến an toàn, gây tổn hại về tinh thần và thể chất, gây hậu quả nghiêm trọng, băng hoại đạo đức con người
Vì vậy, việc tham gia các công ước về quyền con người có lợi cho việc củng cố
và bảo vệ quyền con người trong đời sống xã hội, nội dung hóa các công ước thành nội dung phù hợp với điều kiện thực tế của đất nước, thúc đẩy việc thực hiện hiệu quả các công ước và đạt được những kết quả nhất định
Việt Nam không chỉ tham gia ngày càng nhiều các công ước quốc tế về nhân quyền mà còn tận tâm thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của các quốc gia thành viên trong các công ước, đặc biệt là các nghĩa vụ trong nước được quy định trong các công ước Các quy định của pháp luật quốc gia về quyền con người ngày càng cụ thể và toàn diện Trong khi xây dựng pháp luật trong nước, nhà nước Việt Nam đang từng bước triển khai các biện pháp tổng thể về cải cách thể chế, cải cách hành chính và đặc biệt là cải cách hệ thống tư pháp nhằm thúc đẩy sự tôn trọng và bảo vệ nhân quyền, đặc biệt là NYT, đồng thời đẩy mạnh
Trang 3224 công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của người dân về các quyền con người nói chung và nội dung các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên Qua đó, nhận thức về quyền con người, quyền của NYT,
về nội dung của các điều ước quốc tế về quyền con người được nâng cao rõ rệt,
kể cả đối với các cán bộ ở trung ương, địa phương cũng như của người dân
1.3.4 Ảnh hưởng của phong tục tập quán
Việt Nam là nơi hội tụ của nhiều dân tộc khác nhau, phong tục, tập quán là một phần quan trọng của văn hóa truyền thống, không chỉ chứa đựng triết lý sâu sắc mà còn giàu ý nghĩa Tầm quan trọng của việc hoàn thiện pháp luật, phong tục, tập quán được hiểu là những hành vi hay thói quen ứng xử hay những quy tắc ứng xử chung được hình thành một cách tự phát trong một nhóm người nhất định, được xác định và bảo đảm thực hiện bằng phong tục, thuyết phục, dư luận
và có thể bằng một số biện pháp cưỡng chế phi nhà nước Những thói quen, hành
vi tốt, phù hợp với đạo đức, ý chí dân tộc và được nhà nước thừa nhận sẽ có tác động nhất định đến nội dung của pháp luật Phong tục tập quán có thể có ảnh hưởng đến pháp luật bảo vệ người yếu thế thông qua thi hành án hình sự, đặc biệt trong các hệ thống pháp luật có sự giao thoa giữa luật pháp chính thức và các quy định không chính thức (như phong tục tập quán) Phong tục tập quán ảnh hưởng đến cách cộng đồng nhìn nhận và đối xử với người yếu thế (ví dụ: phụ nữ, trẻ em, người già, người khuyết tật) Điều này có thể ảnh hưởng đến cách mà pháp luật được thực thi và cách án hình sự được quyết định và thi hành Trong một số cộng đồng, phong tục tập quán có thể mâu thuẫn với các quy định pháp luật chính thức Sự khác biệt này có thể ảnh hưởng đến việc thi hành án, khi mà cộng đồng có thể không đồng ý hoặc không tuân thủ các phán quyết của tòa án Phong tục tập quán có thể đòi hỏi sự nhạy cảm và thấu hiểu đặc biệt từ
Trang 3325 phía cơ quan thi hành án Ví dụ, các phong tục liên quan đến giới tính hoặc vai trò gia đình có thể ảnh hưởng đến cách mà người yếu thế được bảo vệ trong quá trình thi hành án Trong nhiều trường hợp, phong tục tập quán đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ và bảo vệ người yếu thế thông qua các mạng lưới gia đình
và cộng đồng Pháp luật có thể cần phải điều chỉnh để hợp tác với những hình thức hỗ trợ không chính thức này Đối với Việt Nam, một đất nước có nhiều phong tục, văn hóa truyền thống đa dạng, việc bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương trong xã hội cũng là vấn đề đáng được quan tâm hơn
Trang 3426
Tiểu kết chương 1
Trong một xã hội công bằng và nhân văn, việc bảo vệ quyền của người yếu thế là một trách nhiệm cơ bản của hệ thống pháp luật Đặc biệt, khi xử lý các tội phạm hình sự, việc thi hành án hình sự không chỉ là việc trừng phạt tội phạm
mà còn là cơ hội giáo dục, bảo vệ và phục hồi quyền lợi của những người bị tổn thương Do đó, hệ thống pháp luật phải hoạt động hiệu quả để bảo vệ người yếu thế và đảm bảo tính nghiêm minh của công lý Việc hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền của người yếu thế có vai trò vô cùng quan trọng trong bối cảnh toàn cầu hóa, trong tiến trình bảo vệ, thúc đẩy nhân quyền cho toàn nhân loại Bảo vệ, thúc đẩy quyền của người yếu thế không chỉ đáp ứng đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn mà còn đóng góp vào việc bảo vệ, thúc đẩy nhân quyền trên toàn cầu Đặt trong phạm vi nghiên cứu ở lĩnh vực thi hành án hình sự, thi hành án hình sự là thực hiện biện pháp cưỡng chế của nhà nước để trấn áp và giáo dục cải tạo người phạm tội, gắn liền với hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm nhằm bảo vệ
an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, liên quan đến nhiều mặt đời sống xã hội và quyền con người nói chung, người yếu thế nói riêng Tại Chương
1 của luận văn đã nghiên cứu, hệ thống hóa những vẫn đề lý luận và pháp lý về bảo vệ quyền con người của nhóm người yếu thế bằng pháp luật thi hành án hình
sự Việt Nam.Những tiêu chí lý luận cơ bản trên sẽ là cơ sở cho việc phân tích thực trạng pháp luật và đánh giá thực tiễn về bảo vệ quyền con người của nhóm người yếu thế tại Chương 2 của Luận văn
Trang 3527
Chương 2: THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ QUYỀN CON NGƯỜI CỦA NHÓM NGƯỜI YẾU THẾ VÀ THỰC TIỄN BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI CỦA
NGƯỜI YẾU THẾ TRONG THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ
2.1 Thực trạng quy định của pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam
về quyền con người của nhóm người yếu thế
Bảo vệ quyền con người của nhóm người yếu thế bằng pháp luật THAHS
được đảm bảo thực hiện, trước hết bằng các quy định về quyền con người cao nhất tại Hiến pháp năm 2013 Bởi pháp luật THAHS cũng phải tuân theo các nguyên tắc chung nhất được quy định trong Hiến pháp 2013 Việc thi hành án hình sự nhằm đảm bảo rằng người yếu thế được bảo vệ và được coi trọng trong quá trình thực thi pháp luật THAHS Các cơ quan thi hành án phải đảm bảo rằng quyền của những người yếu thế được tôn trọng và hỗ trợ trong quá trình xử lý hình sự họ và tương ứng với việc thi hành án Đồng thời cũng phải đảm bảo rằng
án phạt được thi hành một cách nghiêm túc và hiệu quả, không chỉ là một biện pháp trừng trị mà còn là một cơ hội để phục hồi và tái thiết cho họ Cho nên trước hết, những giá trị chung nhất về quyền con người theo Hiến pháp 2013 được tôn trọng và phổ quát vào pháp luật THAHS
Để cụ thể hơn đối với việc đảm bảo quyền con người của nhóm người yếu thế trong thi hành từng hình phạt là các quy định quy phạm pháp luật của Luật Thi hành án hình sự năm 2010, Luật Thi hành án hình sự năm 2019, Nghị định
số 117/2011/NĐ-CP ngày 15/12/2011 của Chính phủ quy định về tổ chức quản
lý phạm nhân và chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt đối với phạm nhân, Nghị định số 90/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 117/2011/NĐ-CP ngày 15/12/2011 của Chính phủ quy định về tổ chức quản lý
Trang 3628 phạm nhân và chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt đối với phạm nhân; Nghị định số 133/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi hành án hình sự (có hiệu lực từ 25/12/2020); Thông tư liên tịch 02/2012/TTLT-BCA-BQP-B TP- BGDĐT ngày 06/02/2013 hướng dẫn việc tổ chức dạy văn hóa, giáo dục pháp luật, giáo dục công dân, phổ biến thông tin thời sự, chính sách và thực hiện chế độ sinh hoạt, giải trí cho phạm nhân do Bộ Công an - Bộ Quốc phòng Bộ Tư pháp - Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; Thông tư số 14/2020/TT- BCA quy định chi tiết chế
độ gặp, nhận quà và liên lạc của phạm nhân
Bên cạnh các văn bản quy phạm pháp luật là các văn bản hành chính để chi tiết, cụ thể, hướng dẫn như Chỉ thị 05/CT-VKSTC của Viện kiểm sát nhân dân tối cao năm 2018 về tăng cường trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân trong kiểm sát việc bắt, tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự Hệ thống các văn bản trên là cơ sở pháp lý quan trọng với hiệu lực thực thi bắt buộc cho việc
bảo vệ quyền con người của nhóm người yếu thế bằng pháp luật THAHS Và
chính là hình thức pháp lý thể hiện ra bên ngoài, để nhóm người yếu thế nhận diện được quyền năng của mình, bảo vệ mình tránh sự xâm phạm quyền, cũng như là cơ sở để các chủ thể áp dụng pháp luật, thực thi pháp luật có thể áp dụng
một cách thống nhất, bảo đảm thực hiện pháp luật được hiệu quả Cụ thể hơn:
2.1.1 Bảo vệ quyền con người của người yếu thế bằng pháp luật về thi hành án phạt tù
Để bảo vệ quyền con người của nhóm người yếu thế bằng pháp luật THAHS, Luật Thi hành án hình sự 2019 đã cụ thể hóa thành các quyền của phạm nhân Là đối tượng thuộc nhóm yếu thế, người yếu thế cũng được hưởng những quyền cơ bản như những phạm nhân khác nói chung như sau:
Trang 3729 Quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, tôn trọng danh dự và nhân phẩm, cũng như quyền được thông báo về quyền và nghĩa vụ của bản thân,
và quy định nội quy của cơ sở giam giữ đối với phạm nhân
Quyền được đảm bảo chế độ ăn uống, chỗ ở, quần áo, đồ dùng cá nhân, và chăm sóc y tế theo các quy định, cũng như quyền gửi và nhận thư, quà, tiền, đọc sách, báo, nghe đài, xem truyền hình phù hợp với điều kiện chấp hành án
Quyền được tham gia vào các hoạt động thể dục, thể thao, và sinh hoạt văn hóa, văn nghệ
Quyền được lao động, học tập, và đào tạo nghề nghiệp
Quyền được gặp gỡ, liên lạc với gia đình, đại diện của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân, và đối với phạm nhân là người nước ngoài được phép thăm gặp, tiếp xúc với lãnh sự
Quyền được tự mình hoặc thông qua người đại diện thực hiện các giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật
Quyền được bảo đảm khiếu nại, tố cáo, và đề nghị xem xét đặc biệt, cũng như quyền được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật
Quyền được tham gia vào bảo hiểm xã hội tự nguyện và hưởng chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật
Quyền được sử dụng tài sản, và tự do thể hiện niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật
Quyền được khen thưởng khi có thành tích trong quá trình chấp hành án
Cụ thể các quyền con người được bảo đảm đối với các phạm nhân thi hành
án phạt tù là người yếu thế được pháp luật THAHS quy định như sau:
Đối với người chấp hành án là phụ nữ
Trang 3830 Các quyền cụ thể của phụ nữ xuất phát từ đặc điểm sinh lý và chức năng của họ Phụ nữ khi sinh ra đã có những đặc điểm giới tính và sinh lý đặc thù, trong đó có chức năng đặc thù là làm mẹ và nuôi con (đặc biệt là chức năng sinh sản chỉ xuất hiện ở một giai đoạn nhất định của cuộc đời, ở một độ tuổi nhất định) nếu qua đi, phụ nữ có thể không còn cơ hội sinh con Hơn nữa, họ cũng có thể bị lạm dụng tình dục khi ở trong tình thế dễ bị tổn thương và lệ thuộc Do đó, phụ nữ nên được coi là nhóm có nguy cơ bị tổn hại cao, đặc biệt khi họ bị tước đoạt tự do Vì vậy, phụ nữ cần được hưởng những quyền lợi đặc biệt xuất phát từ đặc điểm giới tính của mình trong khi phụ nữ cũng phải chịu những điều kiện, tiêu chuẩn như nam giới Về cơ bản, LTHAHS 2019 đã có những quy định bảo
vệ quyền lợi của phạm nhân nữ Những quy định này “đảm bảo phù hợp với đặc điểm thể chất, tinh thần, sức khỏe và giúp họ hoàn thiện thiên chức làm mẹ” [22,tr.40] Theo Quy định LTHAHS 2019, phạm nhân nữ cũng được hưởng các quyền lợi như phạm nhân nam khi phải chấp hành án tại trại giam, ngoài ra phạm nhân nữ còn được hưởng các quyền đặc trưng sau:
Thứ nhất, quyền được giam giữ riêng Điểm a khoản 2 Điều 30 LTHAHS
quy định: “Trong các khu giam giữ quy định tại khoản 1 Điều này, những phạm nhân dưới đây được bố trí giam giữ riêng: a) Phạm nhân nữ” Như vậy, phạm nhân nữ được giam giữ ở những khu giam giữ riêng với nam giới trong cùng một trại giam Việc phân loại trại giam đối với phạm nhân nữ và các phạm nhân khác
có ý nghĩa quan trọng trong công tác thi hành án phạt tù giúp việc giam giữ, giáo dục, quản lí phạm nhân nữ được dễ dàng và đạt hiệu quả Trong các khu giam giữ phạm nhân nữ, các phạm nhân có con dưới 36 tháng tuổi theo mẹ vào trại giam được bố trí giam giữ tại các phòng giam riêng Chỗ nằm tối thiểu của mỗi phạm nhân là 02 m2 Đối với phạm nhân có con nhỏ ở cùng thì được bố trí chỗ nằm tối thiểu là 03 m2 (khoản 4 Điều 48 LTHAHS) Khoản 2 Điều 43 LTHAHS
Trang 3931 cũng quy định “không áp dụng cùm chân đối với phạm nhân nữ” nếu họ bị chịu hình thức kỉ luật đến mức phải bị cùm chân [26]
Thứ hai, quyền được có các chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, học tập, liên lạc phù hợp Điều 49 của Luật Thi hành án hình sự năm 2019 đã quy định rằng phụ
nữ phạm nhân có quyền được cung cấp thêm các đồ dùng cần thiết để duy trì vệ sinh cá nhân Trong thời gian nghỉ sinh con, họ được đảm bảo tiêu chuẩn và lượng thức ăn theo chỉ dẫn y tế, cũng như cung cấp thực phẩm và đồ dùng cần thiết cho việc chăm sóc trẻ sơ sinh Nếu họ nuôi con dưới 36 tháng tuổi, sẽ được sắp xếp thời gian phù hợp để chăm sóc và nuôi dưỡng con Trẻ em dưới 36 tháng tuổi, cũng như trẻ em từ 36 tháng tuổi trở lên trong thời gian chờ đưa vào cơ sở bảo trợ xã hội, sẽ được hưởng các quyền lợi cần thiết như ăn uống, mặc, ở và chăm sóc y tế theo quy định của Luật Trẻ em Quy định cụ thể về đăng ký khai sinh và việc gửi con về nuôi dưỡng cũng được đề cập Đối với phụ nữ phạm nhân mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tại trại giam, tiêu chuẩn ăn uống được tăng cao để đảm bảo sức khỏe của họ Quy định này được thể hiện rõ hơn trong Nghị định số 133/2020/NĐ-CP ngày 09/11/2020 quy định chi tiết thi hành một số điều của LTHAHS Theo đó, chế độ đối với phạm nhân nữ có thai, nuôi con dưới 36 tháng tuổi và chế độ đối với trẻ em ở cùng mẹ trong trại giam được quy định như sau: Phạm nhân nữ trong thời gian mang thai, nghỉ sinh con hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi trong cơ sở giam giữ phạm nhân thì tổng định lượng ăn bằng 02 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường so với định lượng quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định số 133/2020/NĐ-CP và được hoán đổi theo chỉ định của y sĩ hoặc bác sĩ; phạm nhân nữ sinh con trong trại giam được cấp các đồ dùng cần thiết cho việc chăm sóc trẻ sơ sinh tương đương 01 tháng định lượng
ăn của trẻ em là con phạm nhân theo quy định Chế độ ăn cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi, là con của phụ nữ phạm nhân ở cùng mẹ trong cơ sở giam giữ phạm
Trang 4032 nhân, được xác định tương tự như trẻ em dưới 4 tuổi tại cơ sở bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật Trong các ngày lễ và Tết, trẻ em được hưởng chế độ ăn tăng cường Mỗi tháng, sẽ được cung cấp sữa và đồ dùng sinh hoạt tương đương với 20 kg gạo tẻ/trẻ em Cơ sở giam giữ có thể điều chỉnh chế độ ăn để phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em, hoặc quy đổi thành tiền để mẹ trẻ em sử dụng trong việc chăm sóc Ngoài ra, trẻ em này còn được cấp các đồ dùng hàng năm và thẻ bảo hiểm y tế, chăm sóc y tế Trong trường hợp trẻ bị bệnh nặng, sẽ được chuyển đến cơ sở y tế của Nhà nước để điều trị, và mẹ của trẻ sẽ được phép
đi cùng để chăm sóc Chế độ ăn, mặc, cấp phát nhu yếu phẩm và chăm sóc y tế cho trẻ em trên 36 tháng tuổi, là con của phụ nữ phạm nhân ở cùng mẹ trong thời gian chờ đưa vào cơ sở bảo trợ xã hội hoặc gửi về thân nhân nuôi dưỡng, cũng được thực hiện tương tự như quy định cho trẻ dưới 36 tháng Điều này phản ánh chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước đối với phụ nữ phạm nhân mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi
Thứ ba, quyền được chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh Chế độ chăm
sóc y tế cho phụ nữ mang thai được đề cập cụ thể trong khoản 1 của Điều 51 của Luật Thi hành án hình sự Nếu phụ nữ phạm nhân mang thai không được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, họ sẽ được sắp xếp nơi ở phù hợp và tiếp tục được khám thai định kỳ hoặc khẩn cấp, cũng như nhận được chăm sóc y tế khi cần thiết Trong thời kỳ mang thai, phụ nữ phạm nhân được hưởng chế độ chăm sóc
y tế đặc biệt, đảm bảo các quyền lợi cơ bản như những phụ nữ mang thai bình thường khác, bao gồm việc kiểm tra thai thường xuyên hoặc khẩn cấp Điều này
là rất quan trọng vì trong thời kỳ mang thai, sức khỏe của phụ nữ trải qua nhiều biến động, cần được theo dõi định kỳ để đảm bảo sự phát triển bình thường của thai nhi