Nhiềunghiên cứu trước đây được thực hiện trong và ngoài nước đã xác định các nhân tốảnh hưởng đến công bố thông tin tự nguyện và ảnh hưởng của công bố thông tin tựnguyện và hiệu quả tà
Lý do nghiên cứu
Nhu cầu được công bố thông tin một cách đầy đủ, hữu ích và phù hợp với các nhóm bên liên quan khác nhau đang dần tăng lên (Ananzeh, 2022) Báo cáo thường niên và báo cáo tài chính là phương tiện mà qua đó các tổ chức/ doanh nghiệp truyền tải thông tin hữu ích có liên quan về các hoạt động của doanh nghiệp tới các bên liên quan - những người sử dụng thông tin mà doanh nghiệp công bố để đưa ra các quyết định kinh tế một cách thận trọng (Afeltra và cộng sự, 2023) Báo cáo thường niên thường chứa hai loại thông tin chính gồm thông tin công bố theo yêu cầu của pháp luật (bắt buộc công bố - mandatory disclosure information) và thông tin không bắt buộc công bố theo quy định của pháp luật (tự nguyện công bố - voluntary disclosure information) Như vậy, thông tin bắt buộc là những thông tin đã được cụ thể hoá trong báo cáo mà doanh nghiệp có nghĩa vụ phải công bố đầy đủ, chính xác, kịp thời đúng quy định của pháp luật Thông tin tự nguyện là các thông tin được công bố bên cạnh những thông tin bắt buộc để nâng cao niềm tin và nhận thức của người sử dụng thông tin Công bố thông tin bắt buộc là nghĩa vụ của doanh nghiệp, còn công bố thông tin tự nguyện là một sự bổ sung thông tin khi công bố thông tin bắt buộc không thể cung cấp một bức tranh hoàn chỉnh về doanh nghiệp Và theo thời gian, dần diễn ra một cuộc cách mạng trong phong cách báo cáo, công bố thông tin của các doanh nghiệp, theo đó, các doanh nghiệp không chỉ cung cấp thông tin bắt buộc mà còn cung cấp bổ sung thông tin qua hình thức công bố thông tin tự nguyện, từ đó, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin của các bên liên quan khác nhau (Zamil và cộng sự, 2023).
Xuất phát từ tầm quan trọng của công bố thông tin tự nguyện, nhiều nghiên cứu trước đây đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến điều này, như quy mô doanh nghiệp (Lang và Lundholm, 1993; Meek và cộng sự,1995; Raffournier, 2006; Hossain và Hammami, 2009; Soliman, 2013; Đào DuyHuân, 2018); tuổi doanh nghiệp (Hossain và Hammami, 2009; Soliman, 2013;Albitar, 2015; Nguyễn Thị Loan và Tô Thị Thư Nhàn, 2020); lợi nhuận (Lang và
Lundholm, 1993; Hossain và Hammami, 2009; Ananzeh, 2022; Đào Duy Huân, 2018); tính thanh khoản (Albitar, 2015); đòn bẩy tài chính (Patricia và Rodrigues, 2002; Albitar, 2015; Ananzeh, 2022; Đào Duy Huân, 2018); cấu trúc sở hữu (Chau và Gray, 2002; Xiao và Yuang, 2007; Albitar, 2015; Ananzeh, 2022; Đào Duy Huân, 2018; Phạm Hoài Hương và Trần Thùy Uyên, 2018; Nguyễn Thị Loan và Tô Thị Thư Nhàn, 2020); kiểm toán (Albitar, 2015; Ananzeh, 2022 ; Hà Xuân Thạch và Trịnh Thị Hợp, 2017; Đào Duy Huân, 2018); Các nghiên cứu cũng sử dụng khung đa lý thuyết nhằm giải thích lý do, nguyên nhân doanh nghiệp công bố thông tin tự nguyện như lý thuyết các bên liên quan; lý thuyết tín hiệu; lý thuyết đại diện; lý thuyết hợp pháp; lý thuyết phân tích chi phí – lợi ích (Oeyono và cộng sự, 2011; Huỳnh Thị Vân, 2013; Hà Xuân Thạch và Trịnh Thị Hợp, 2017; Krisdayanti và Wibowo, 2019); Tuy nhiên, các kết quả của các nghiên cứu trước hiện vẫn chưa thống nhất nguyên nhân là do yêu cầu về công bố thông tin tự nguyện thay đổi theo thời gian, hoặc do phạm vi nghiên cứu về không gian và khoảng thời gian thực hiện thu thập dữ liệu khác nhau hay các quy định về công bố thông tin khác nhau ở các quốc gia, (Phạm Hoài Hương và Trần Thùy Uyên, 2018) Hơn nữa, theo tìm hiểu của tác giả ít có nghiên cứu nào thực hiện nghiên cứu tổng quát về các nhóm nhân tố khác nhau ảnh hưởng đến công bố thông tin tự nguyện của doanh nghiệp.
Công bố thông tin tự nguyện tác động tích cực đến doanh nghiệp Theo Einhorn (2005), nhà đầu tư thường định giá doanh nghiệp dựa trên thông tin có sẵn, nên khi tính minh bạch thông tin được cải thiện, doanh nghiệp sẽ được định giá cao hơn, chi phí vốn thấp hơn, và mức độ sẵn sàng đầu tư tăng lên (Leuz và Verrecchia, 2000; Healy và Palepu, 2001; Miller và Bahnson, 2004) Li và Qi (2008) cho rằng doanh nghiệp có thể tăng sức cạnh tranh thông qua việc tự nguyện công bố thông tin, cải thiện chất lượng thông tin công bố, và tăng niềm tin của nhà đầu tư đối với tổ chức Nhiều tác giả cũng tìm thấy bằng chứng về việc công bố thông tin tự nguyện làm tăng hiệu quả tài chính của doanh nghiệp (Oeyono và cộng sự, 2011; Hossain và cộng sự, 2015; Resmi và cộng sự, 2018; Opanyi, 2019; Assidi, 2020).
Theo nghiên cứu của Talbi và Omri (2014), Toukabri Mohamed và Faouzi (2014), Baimukhamedova và cộng sự (2017), việc công bố thông tin tự nguyện có thể làm giảm hiệu quả tài chính do phát sinh chi phí lập và công bố thông tin Mặt khác, việc tăng cường minh bạch thông tin còn có thể thu hút sự chú ý của các bên liên quan, dẫn đến áp lực lên doanh nghiệp và hiệu quả tài chính kém hơn Tuy nhiên, cũng có nghiên cứu không tìm thấy ảnh hưởng của việc công bố thông tin tự nguyện đến hiệu quả tài chính Do đó, kết quả nghiên cứu hiện nay về mối quan hệ này vẫn còn trái chiều, tạo nên một khoảng trống cần được nghiên cứu trong bối cảnh các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Tại Việt Nam đối với các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán, việc công bố thông tin được thực hiện theo quy định của Luật Chứng khoán(2019); Luật Doanh nghiệp (2020) và thông tư 96 /2020/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 thay thế Thông tư số 155/2015/TT-BTC ngày 06 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý điều chỉnh hoạt động công bố thông tin trên TTCK góp phần nâng cao trách nhiệm công bố thông tin của các thành viên thị trường và nhà đầu tư, đồng thời nâng cao tính công khai minh bạch của thị trường Do đó, trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả xác định nội dung thông tin tự nguyện công bố là các thông tin nằm ngoài quy định bắt buộc phải công bố trong BCTN của các DN niêm yết theo quy định hiện nay
Từ những phân tích vừa nêu trên, tác giả lựa chọn thực hiện nghiên cứu về
“ Công bố thông tin tự nguyện trên báo cáo thường niên tác động đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” Kết quả nghiên cứu góp phần xác định các nhân tố ảnh hưởng đến công bố thông tin tự nguyện và ảnh hưởng của công bố thông tin tự nguyện đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Đối với các nhân tố ảnh hưởng đến công bố thông tin tự nguyện, nghiên cứu này xem xét cả các nhân tố về quản trị công ty và nhân tố thuộc đặc điểm doanh nghiệp từ đó góp phần nâng cao tính tổng thể và hữu ích về các nhân tố ảnh hưởng đến công bố thông tin tự nguyện Kết quả nghiên cứu cũng góp phần đề xuất các hàm ý lý thuyết và hàm ý quản trị nhằm nâng cao mức độ công bố thông tin tự nguyện và hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp.
Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu chung: nghiên cứu các nhân tố tác động đến công bố thông tin tự nguyện trên báo cáo thường niên và ảnh hưởng của công bố thông tin tự nguyện trên báo cáo thường niên đến hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán VN
Mục tiêu cụ thể: Từ mục tiêu chung nói trên xác định hai mục tiêu cụ thể như sau:
Nhận diện và kiểm định các yếu tố tác động đến công bố thông tin tự nguyện trong báo cáo thường niên của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.* Đo lường mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến mức độ công bố thông tin tự nguyện trong báo cáo thường niên của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Thứ hai, nghiên cứu này nhằm kiểm định tác động của công bố thông tin tự nguyện trong báo cáo thường niên đến hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Nghiên cứu cũng đo lường mức độ ảnh hưởng của công bố thông tin tự nguyện này đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp niêm yết.
Các yếu tố ảnh hưởng đến công bố thông tin tự nguyện của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán VN bao gồm: (1) Quy mô của công ty, (2) Ngành công nghiệp trong đó công ty hoạt động, (3) Chuẩn mực quản trị công ty, (4) Cấu trúc sở hữu, (5) Yêu cầu của nhà đầu tư và cơ quan quản lý Các yếu tố này có mức độ ảnh hưởng khác nhau, trong đó quy mô của công ty và chuẩn mực quản trị công ty đóng vai trò quan trọng nhất.
(2) Công bố thông tin tự nguyện có ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán VN không? Và nếu có, mức độ ảnh hưởng như thế nào?
Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp hỗn hợp gắn kết (embedded mixed method), với phương pháp định tính gắn kết trong phương pháp định lượng Trong đó,
- Phương pháp nghiên cứu định tính để phân tích, mô tả khung khái niệm,nội dung phương pháp đo lường công bố thông tin tự nguyện và hiệu quả tài chính làm cơ sở cho việc lựa chọn xây dựng các nội dung thông tin báo cáo tự nguyện được đo lường, xác định các chỉ số phản ánh hiệu quả tài chính của công ty;
- Phương pháp nghiên cứu định lượng để đo lường mức độ công bố thông tin báo cáo tự nguyện, các chỉ số hiệu quả tài chính của doanh nghiệp, xây dựng mô hình hồi quy thích hợp để đo lường tác động của công bố thông tin tự nguyện đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp
Phương pháp nghiên cứu sẽ được trình bày rõ hơn ở nội dung “Chương 3:Phương pháp nghiên cứu” của luận án.
Đóng góp của luận án
+ Nghiên cứu góp phần xây dựng mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến công bố thông tin tự nguyện và ảnh hưởng của công bố thông tin tự nguyện đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp Cũng như xây dựng cách thức đo lường các khái niệm, các biến nghiên cứu trong mô hình.
Nghiên cứu bổ sung hiểu biết về các yếu tố tác động đến mức độ công bố thông tin tự nguyện và ảnh hưởng của nó tới hiệu quả tài chính doanh nghiệp Cụ thể, mức độ công bố thông tin tự nguyện chịu ảnh hưởng bởi cơ cấu HĐQT, tỷ lệ sở hữu nhà nước, tỷ lệ sở hữu cổ đông nước ngoài, khả năng thanh toán, đòn bẩy tài chính Ngoài ra, quy mô công ty và chủ thể kiểm toán đóng vai trò biến kiểm soát Đáng chú ý, công bố thông tin tự nguyện có tác động thuận chiều đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam.
+ Sử dụng khung đa lý thuyết, nghiên cứu cũng góp phần cũng cố, ủng hộ lập luận của các lý thuyết nền gồm lý thuyết các bên liên quan; lý thuyết động lực quản lý (Lý thuyết đại diện; Lý thuyết tín hiệu; Lý thuyết phân tích chi phí lợi ích) và lý thuyết hợp pháp vào giải thích tác động của các nhân tố đến công bố thông tin tự nguyện và ảnh hưởng của công bố thông tin tự nguyện đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp
Nghiên cứu này cung cấp bằng chứng thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện và tác động của nó đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam Các nhà quản lý doanh nghiệp có thể sử dụng kết quả nghiên cứu này để hiểu rõ hơn mối quan hệ giữa công bố thông tin tự nguyện và hiệu suất tài chính Điều này giúp họ điều chỉnh chiến lược công bố thông tin để tối đa hóa hiệu quả tài chính của doanh nghiệp.
Nghiên cứu này cung cấp tài liệu tham khảo hữu ích cho các bên liên quan khi sử dụng thông tin công bố tự nguyện của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Qua đó, các bên này có thể hiểu rõ hơn mức độ công bố thông tin tự nguyện của doanh nghiệp, xác định yếu tố ảnh hưởng đến mức độ này và đánh giá hiệu quả tài chính của doanh nghiệp trên thị trường.
+ Nghiên cứu cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu hay những ai quan tâm tìm hiểu về lĩnh vực công bố thông tin tự nguyện của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, ảnh hưởng của mức độ công bố thông tin của doanh nghiệp đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Bố cục nghiên cứu của luận án
Bố cục luận án gồm phần mở đầu và 5 chương, bao gồm:
Phần mở đầu: Trình bày lý do nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và đóng góp của luận án.
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu: Trình bày khái quát các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, xác định khoảng trống nghiên cứu và hướng nghiên cứu của luận án.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết: Trình bày lý thuyết về công bố thông tin tự nguyện, lý thuyết về hiệu quả tài chính Xây dựng bộ chỉ mục công bố thông tin tự nguyện Từ lý thuyết về hiệu quả tài chính để xây dựng các chỉ số về hiệu quả tài chính của doanh nghiệp Sau đó tổng hợp các vấn đề về tác động của công bố thông tin tự nguyện đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp Trình bày các lý thuyết nền tảng làm cơ sở cho việc lý giải kết quả nghiên cứu cũng như việc đo lường công bố thông tin tự nguyện và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: Trình bày khung phân tích và quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu, mẫu, phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu của luận án.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận: Trình bày kết quả nghiên cứu định tính và định lượng, bàn luận kết quả nghiên cứu để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu của luận án.
Chương 5: Kết luận và hàm ý: Trên cơ sở kết quả nghiên cứu và bàn luận, tác giả nêu nhận xét và hàm ý chính sách, những hạn chế và đề xuất cho các hướng nghiên cứu tương lai.
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Các nghiên cứu nước ngoài
Nội dung dưới đây tác giả trình bày các nghiên cứu nước ngoài được thực hiện liên quan đến các nội dung như đo lường mức độ CBTT tự nguyện, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến CBTT tự nguyện và ảnh hưởng của CBTT tự nguyện đến hiệu quả tài chính của DN.
1.1.1 Các nghiên cứu về đo lường mức độ công bố thông tin tự nguyện
Hiện nay tồn tại nhiều cách thức tiếp cận nhằm đo lường mức độ công bố thông tin của doanh nghiệp Dựa theo nghiên cứu của Hassan và Marston (2010) có hai cách tiếp cận nhằm đo lường công bố thông tin của DN: (1) cách tiếp cận không dựa trên các công cụ công bố thông tin (như báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, website, ) và (2) cách tiếp cận dựa trên các công cụ công bố thông tin
Thứ nhất, cách tiếp cận không dựa trên các công cụ công bố thông tin:
Theo Hassan và Marston (2010), ở cách tiếp cận thứ nhất, cách thức đo lường cung cấp một số suy luận về mức độ công bố thông tin của DN Hoặc cung cấp cái nhìn sâu rộng về mức độ công bố thông tin thông qua việc đánh giá sự hài lòng của các nhóm bên liên quan sử dụng thông tin mà DN cung cấp Khảo sát, phỏng vấn hoặc sử dụng kết quả đánh giá từ bảng xếp hạng danh tiếng của các tổ chức xếp hạng là các phương pháp được sử dụng nhằm đo lương mức độ công bố thông tin trong trường hợp không dựa vào các công cụ công bố thông tin Ở phương pháp này, một số điểm số/ bảng xếp hạng công bố thông tin được sử dụng rộng rãi như: Chỉ số CIFAR (the Center for International Financial Analysis and Research) Chỉ số này được Trung tâm phân tích và nghiên cứu tài chính quốc tế xây dựng năm 1995 gồm 90 khoản mục thông tin tài chính và phi tài chính được công bố trên các báo cáo thường niên của các các công ty niêm yết, gồm: báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, phương pháp kế toán, dữ liệu giá cổ phiếu, quản trị công ty (giám đốc, HĐQT, lương thưởng, cổ đông lớn…) và các thông tin khác Chỉ số IDTRS (Information Disclosure and Transparency Ranking System) Chỉ số này được xây dựng để đo lường mức độ minh bạch hóa thông tin của tất cả các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Đài Loan Năm 2003, khi bắt đầu tiến hành đánh giá, bộ tiêu chí này gồm 62 câu hỏi, năm 2004 được điều chỉnh thành 88 câu hỏi và đến năm
2012 đã tăng lên 113 câu hỏi Bộ tiêu chí gồm 5 nội dung chính: (1) tuân thủ việcCBTT bắt buộc, (2) thời hạn báo cáo, (3) CBTT về dự báo tài chính, (4) CBTT trong các báo cáo thường niên và (5) CBTT trên website của công ty Chỉ số quản trị và minh bạch thông tin (Governance and Transparency Index - GTI) TạiSingapore, từ năm 2009, Chỉ số minh bạch thông tin công ty (CTI) được thay thế bằng Chỉ số quản trị và minh bạch thông tin (Governance and Transparency Index -GTI) Chỉ số này được tính toán trên cơ sở 2 nhóm nhân tố chính, đó là: quản trị công ty và minh bạch thông tin với số điểm đánh giá cao nhất cho mỗi nhóm lần lượt là 75 và 25 Chỉ số minh bạch và CBTT (Transparency and Disclosure index -T&D Index) của Standard and Poor’s (S&P) Năm 2001, tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới S&P lần đầu tiên đưa ra một cách thức xếp hạng tính minh bạch và CBTT cho hơn 300 công ty lớn ở các thị trường đang phát triển S&P đánh giá tính minh bạch của công ty dựa trên các báo cáo tài chính thường niên bằng 98 câu hỏi được chia thành 3 nhóm: (1) Minh bạch và CBTT liên quan đến cấu trúc sở hữu và quyền của nhà đầu tư (28 câu); (2) minh bạch và CBTT liên quan đến tình hình tài chính và kinh doanh (35 câu); (3) minh bạch và CBTT liên quan đến cơ cấu và hoạt động của hội đồng quản trị và Ban giám đốc Các công ty được khảo sát sẽ trả lời các câu hỏi dưới dạng “có/không” và tính điểm theo thang điểm 10 Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu lập luận rằng cách thức đo lường mức độ công bố thông tin này bị thiên vị do tính chủ quan của các nhà phân tích hoặc số lượng chỉ mục công bố thông tin được các tổ chức xếp hạng soạn ra (Healy và Palepu, 2001)
Thứ hai, cách tiếp cận dựa trên các công cụ công bố thông tin: Các công cụ công bố thông tin của DN như báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, bản cáo bạch hay website, (Hassan và Marston, 2010) Và theo Urquiza và cộng sự (2010) cách tiếp cận này được sử dụng thường xuyên nhất trong các nghiên cứu về công bố thông tin Ở cách tiếp cận này, phân tích nội dung (Content Analysis) được sử dụng nhằm đo lường công bố thông tin của doanh nghiệp
Trong phân tích nội dung (Content Analysis) gồm có hai loại là phân tích khái niệm (conceptual analysis) nhằm xác định sự tồn tại và tần suất của các khái niệm trong một văn bản như sự tồn tại (tức là có/ hoặc không CBTT, mức độ hoặc tần suất công bố các từ, khái niệm hoặc mục cụ thể trong công cụ công bố thông tin) Và phân tích quan hệ (relational analysis) sẽ phát triển thêm phân tích khái niệm bằng cách xem xét mối quan hệ giữa các khái niệm trong văn bản, tuy nhiên Hassan và Marston (2010) cũng cho rằng, cách đo lường này ít được sử dụng trong các nghiên cứu kế toán, mà thay vào đó các nghiên cứu trong lĩnh vực ngôn ngữ sẽ phù hợp hơn Đối với phương pháp phân tích nội dung, các nhà nghiên cứu sử dụng bộ chỉ mục để đánh giá mức độ công bố thông tin của doanh nghiệp Các bộ chỉ mục được sử dụng để đo lường công bố thông tin tự nguyện nói chung (Chow và Wong-Boren, 1987; Raffournier, 1995; Botosan, 1997; Depoers, 2000), hoặc thông tin bắt buộc (Wallace và Naser, 1995, Chen và Jaggi, 2000), và cũng có nhiều nhà nghiên cứu đã sử dụng bộ chỉ mục công bố thông tin để đo lường thông tin cụ thể như thông tin vốn trí tuệ (Cerbioni và Parbonetti, 2007; Li và cộng sự, 2009), môi trường và xã hội (Williams, 1999) hoặc thông tin hướng tới tương lai (Beretta và Bozzolan, 2005; Aljifri và Hussainey, 2007) Ở cách tiếp cận phân tích khái niệm (conceptual analysis) bằng cách đo lường số từ, số câu hay theo tỷ lệ của một trang để phản ánh mức độ công bố thông tin của doanh nghiệp cũng đã nhận sự chỉ trích của nhiều nhà nghiên cứu vì tính chủ quan liên quan đến quy trình đo lường, và kỹ thuật này có hạn chế là không thể hiện nội dung thông tin (Samaha và cộng sự, 2012) Thay vào đó, nhiều nhà nghiên cứu đã tự xây dựng bộ chỉ mục CBTT để đo lường mức độ công bố thông tin của doanh nghiệp Theo Hossain và Hammami (2009) các bước chính cần thực hiện để xây dựng được bộ chỉ mục đo lường công bố thông tin gồm: (i) lựa chọn các chỉ mục thông tin sẽ xuất hiện trong bộ chỉ mục công bố thông tin (Selection of voluntary items of information) và (ii) cách thức đo lường cho từng chỉ mục công bố thông tin (Scoring of the disclosure index), từ đó, áp dụng công thức tính toán để xác định mức độ công bố thông tin của doanh nghiệp Về lựa chọn các chỉ mục thông tin sẽ xuất hiện trong bộ chỉ mục công bố thông tin, Meek và cộng sự (1995), xác định danh mục chỉ mục công bố thông tin được xây dựng trên 03 khía cạnh: thông tin chiến lược, thông tin tài chính và thông tin phi tài chính Chau và Gray (2002) cũng đã xây dựng chỉ mục CBTT tự nguyện bằng cách phát triển dựa trên danh mục bởi Meek và cộng sự (1995) và bổ sung một số mục cụ thể hơn Singhvi và Desai (1971); Charumathi và Ramesh (2015); Abeywardana và Panditharathna (2016) xây dựng danh mục công bố thông tin gồm các nhóm thông tin (1) thông tin nội bộ và bên ngoài của công ty; (2) thông tin tài chính và phi tài chính; (3) thông tin xã hội, chiến lược, hoạt động, tương lai, … Hossain và Hammami (2009) xác định danh mục thông tin công bố tự nguyện gồm: (1) Thông tin chung của DN; (2) Chiến lược công ty; (3) Quản trị công ty; (4) hiệu quả tài chính; (4) quản trị rủi ro; (5) tổng quan về chính sách kế toán; (6) công bố thông tin xã hôi; và (7) khác; Hay Zamani và cộng sự (2022) xác định các mục thông tin gồm: (1) Thông tin chung; (2) Tóm tắt những kết quả quan trọng trong quá khứ; (3) Phân tích các thông tin phi tài chính trọng yếu; (4) Thông tin từng bộ phận; (5) thông tin dự báo; và (6) thảo luận và phân tích quản trị Về cách thức đo lường cho từng chỉ mục công bố thông tin, các cách đo lường/ chấm điểm gồm đo lường không trọng số, đo lường có trọng số và đo lường hỗn hợp. Đo lường không trọng số: Dựa vào thang chuẩn đã được xây dựng, các mục
TT nếu được công bố trong sẽ được gán giá trị 1, nếu TT có phát sinh mà không được công bố sẽ được gán giá trị 0, còn nếu TT đó không phát sinh thì sẽ không được gán giá trị Theo đó, các chỉ mục TT được theo dõi ở giác độ có công bố hay không và ngầm định mỗi chỉ mục có vai trò ngang nhau trong đánh giá Các tác giả như Wallace (1987), Cooke (1991, 1992), … đã sử dụng cách tiếp cận này trong các nghiên cứu của họ. Đo lường có trọng số: Khác với phương pháp đo lường không trọng số, phương pháp này yêu cầu các mục thông tin được chọn lọc cùng với việc đánh giá tầm quan trọng của mỗi chỉ mục là thấp hay cao Từ đó, một hệ thống trọng số phản ánh mức độ quan trọng của từng thông tin được xây dựng song song với hệ thống chỉ mục thông tin được chọn lọc trong thang chuẩn Việc đo lường được thực hiện như là đo lường không trọng số nhưng sau khi được gán giá trị, chúng lại được nhân với trọng số đã được xây dựng trước đó Singhvi và Desai (1971), Marston (1986) đã sử dụng cách tiếp cận này. Đo lường hỗn hợp: Là sự kết hợp cả hai phương pháp đo lường có trọng số và không trọng số như trong nghiên cứu của Fracisco, Mria và Marco: “Thiết kế các chỉ số công bố – có hay không sự khác biệt?” Ở đây, tác giả sử dụng việc đo lường CBTT dựa trên xây dựng ba chỉ số công bố: chỉ số chất lượng, chỉ số phạm vi, chỉ số về số lượng Mỗi chỉ số xây dựng dựa trên phương pháp trọng số như chỉ số SCI (scope index) sẽ được gán là 0 nếu không được công bố; được gán là 0.5 nếu công bố là định tính, được gán là 1 nếu công bố là định lượng và phương pháp không trọng số như chỉ số COV (coverage dimension), ESM (economic sign and measure index), OLT (outlook profile index), ….
Tuy nhiên, Hossain và Hammami (2009) cho rằng việc sử dụng cách chấm điểm không có trọng số và có trọng số cho các chỉ mục thông tin được công bố của các doanh nghiệp có thể tạo ra rất ít hoặc không có sự khác biệt nào đối với kết quả nghiên cứu Điều này cũng được chứng minh qua các nghiên cứu của Coombs và Tayib, (1998) hay Firth (1979).
Nhận xét: Tổng quan các nghiên cứu trước đây cho thấy hiện nay tồn tại nhiều cách thức khác nhau trong đo lường mức độ công bố thông tin nói chung và công bố thông tin tự nguyện của doanh nghiệp nói riêng Trong đó, phương pháp phân tích nội dung được đánh giá là phù hợp hơn cả để đo lường mức độ công bố thông tin, và đối với phương pháp này, nhiều nhà nghiên cứu đã lựa chọn tự xây dựng bộ chỉ mục công bố thông tin tự nguyện để đo lường mức độ công bố thông tin Do đó, trong luận án này, tác giả cũng tiếp cận phương pháp phân tích nôi dung để đo lường mức độ công bố thông tin tự nguyện của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Từ đó, luận án cũng xác định việc lựa chọn các mục thông tin và cách đo lường/ chấm điểm từng mục thông tin đóng vai trò quan trọng trong đo lường mức độ công bố thông tin tự nguyện của các doanh nghiệp.
1.1.2 Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến công bố thông tin tự nguyện
1.1.2.1 Nghiên cứu ở các nước phát triển
Nghiên cứu của Lang và Lundholm (1993) chỉ ra mối liên hệ giữa quy mô doanh nghiệp, hiệu suất hoạt động và mức độ công bố thông tin Meek và cộng sự (1995) xác định bốn yếu tố ảnh hưởng đến công bố thông tin tự nguyện: quy mô công ty, khu vực địa lý, niêm yết và ngành công nghiệp Họ phát hiện ra rằng các ngành công nghiệp như kim loại, xây dựng và dầu khí có mức công bố thông tin cao hơn ở Mỹ, trong khi ngành tiêu dùng và dịch vụ có mức cao hơn ở Anh Raffournier (1995) cho thấy quy mô và tính quốc tế ảnh hưởng đến chính sách công bố thông tin của các công ty Thụy Sĩ, với các công ty lớn và hoạt động quốc tế có xu hướng công bố nhiều thông tin hơn Châu và Gray (2002) khám phá mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và công bố thông tin tự nguyện ở Hồng Kông và Singapore, nhấn mạnh vai trò của sở hữu bên ngoài và quy mô đa dạng trong việc tăng cường công bố thông tin, trong khi sở hữu gia đình làm giảm nó Patricia và Rodrigues (2002) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến công bố thông tin về công cụ tài chính của các công ty không niêm yết ở Bồ Đào Nha, bao gồm quy mô công ty, ngành công nghiệp và đòn bẩy tài chính.
DN, tình trạng niêm yết, đòn bẩy tài chính Chỉ số công bố thông tin dựa trên các yêu cầu IAS 32 và IAS 39 được tính cho mỗi công ty Nghiên cứu này cũng cho thấy các giải pháp để cải thiện thực hành báo cáo của các công ty Bồ Đào Nha và đề xuất các giải pháp can thiệp điều chỉnh thị trường vốn của Bồ Đào Nha trong bối cảnh IAS là bắt buộc sau năm 2005 Santema và cộng sự (2005) thực hiện nghiên cứu với ba mục đích chính: xây dựng một mô hình để đo lường công bố chiến lược; để tìm lý do cho sự khác biệt trong công bố chiến lược giữa các quốc gia; và để kiểm tra xem có thực sự khác biệt trong phạm vi mà chiến lược được công bố Các kết quả thực nghiệm được phân tích thống kê bằng cách sử dụng Manova và hồi quy tuyến tính Kết quả cho thấy sự khác biệt giữa các quốc gia trong quản trị doanh nghiệp và văn hóa ảnh hưởng đến mức độ mà các công ty công bố chiến lược công ty của họ, do đó, để giữ cho các bên liên quan hài lòng, công ty nên xem xét nhu cầu công bố của họ khi quyết định chiến lược công bố thông tin
1.1.2.2 Nghiên cứu ở các nước đang phát triển/ thị trường mới nổi
Nghiên cứu của Haniffa và Cooke (2002) chỉ ra rằng quản trị doanh nghiệp, đặc điểm văn hóa và năng lực kế toán có ảnh hưởng đáng kể đến mức độ tự nguyện công bố thông tin trong báo cáo thường niên của các tập đoàn tại Malaysia Quản trị doanh nghiệp, bao gồm thành viên hội đồng quản trị không điều hành và sự quản lý của thành viên gia đình, tác động tích cực đến mức độ công bố thông tin Phát hiện này góp phần xây dựng chính sách quản trị doanh nghiệp của Viện quản trị doanh nghiệp Malaysia (MISG).
(2007) thực hiện khảo sát trên 559 công ty niêm yết tại Trung Quốc năm 2002, kết quả cho thấy sở hữu cổ đông lớn và tình trạng niêm yết/sở hữu cổ đông nước ngoài, sở hữu của nhà nước là các biến có liên quan đến công bố thông tin Hossain và Hammami (2009) kiểm tra thực nghiệm các yếu tố quyết định công bố thông tin tự nguyện trong báo cáo thường niên của 25 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Doha (DSM) ở Qatar, bộ chỉ mục công bố thông tin được xây dựng dựa trên danh sách bao gồm 44 mục thông tin tự nguyện được phát triển Kết quả nghiên cứu cho thấy tuổi tác, quy mô, độ phức tạp và tài sản cố định là tác động đáng kể đến công bố thông tin và biến lợi nhuận là không giải thích mức độ công bố thông tin tự nguyện Mohamad và Sulong (2010) thực hiện nghiên cứu để kiểm tra mối quan hệ giữa các cơ chế quản trị doanh nghiệp và mức độ công bố thông tin cho các công ty niêm yết tại Malaysia Nghiên cứu giải quyết hai vấn đề nghiên cứu: (1) mức độ công bố thông tin quản trị doanh nghiệp của các công ty niêm yết tại Malaysia; và (2) ở mức độ nào, cơ chế quản trị doanh nghiệp ảnh hưởng đến công bố thông tin của công ty Kết quả nghiên cứu cho thấy các công ty có tỷ lệ thành viên gia đình trong quản trị cao hơn thì có mức độ công bố thấp hơn trong báo cáo hàng năm của họ Nghiên cứu của Nandi và Ghosh (2013) điều tra mối liên hệ giữa các đặc điểm của doanh nghiệp, các thuộc tính quản trị doanh nghiệp và mức độ công bố thông tin của các công ty niêm yết ở Ấn Độ Nghiên cứu đã sử dụng mô hình Standard &Poor (2008) để đo mức độ công bố của công ty Kết quả nghiên cứu đã cho thấy quy mô doanh nghiệp, lợi nhuận và khả năng thanh toán có ảnh hưởng cùng chiều đến vấn đề CBTT, còn đòn bẩy và thành phần HĐQT có ảnh hưởng ngược chiều đến vấn đề CBTT Bhayani (2012) trong nghiên cứu của mình đã cho thấy rằng các công ty tại Ấn Độ có khuynh hướng công bố nhiều thông tin hơn, thông tin minh bạch hơn là các công ty có quy mô lớn, đòn bẩy cao, lợi nhuận cao, niêm yết tại thị trường chứng khoán nước ngoài và được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán lớn.Tuy nhiên, thời gian hoạt động của một công ty và tình trạng cư trú (công ty đa quốc gia và công ty trong nước) không ảnh hưởng đáng kể đến vấn đề CBTT.Yanesari và cộng sự (2012) kiểm tra thực nghiệm mối quan hệ giữa một số đặc điểm của ban giám đốc và mức độ công bố thông tin tự nguyện trong một mẫu của
95 công ty Iran Dựa trên phân tích hồi quy, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tính độc lập của hội đồng quản trị có liên quan tích cực đến việc công bố thông tin tự nguyện Aljifri và cộng sự (2014) thực hiện nghiên cứu nhằm tìm hiểu mối quan giữa đặc điểm công ty và công bố thông tin tài chính từ các công ty UAE Kết quả cho thấy yếu tố loại ngành và quy mô công ty có ảnh hưởng đáng kể đến vấn đề CBTT.Nghiên cứu của Soliman (2013) đã tìm hiểu về mối quan hệ giữa các đặc điểm của DN với mức độ CBTT trong BCTC của hơn 50 DN ở Ai Cập đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Ai Cập trong giai đoạn 2007 – 2010 bằng phương pháp phân tích hồi quy đa biến, kết quả cho thấy quy mô DN và lợi nhuận có mối quan hệ đáng kể đến mức độ công bố thông tin trong BCTC của các DN, còn chủ thể kiểm toán và thời gian hoạt động của DN không có mối quan hệ nào với vấn đề CBTT Sartawi và cộng sự (2014) thực hiện nghiên cứu với nhóm đối tượng là các Công ty Jordan niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Amman Các tác giả sử dụng phương pháp phân tích nội dung để thu thập các dữ liệu cần thiết để đo lường mức độ công bố thông tin từ các báo cáo năm 2012 của 103 công ty Nghiên cứu tìm thấy mối quan hệ giữa ban giám đốc và công bố tự nguyện là cơ chế kiểm soát nhằm giảm thiểu tác động của các vấn đề bất đối cân xứng thông tin Theo các tác giả các công ty bảo hiểm có xu hướng công bố nhiều thông tin tự nguyện hơn các công ty dịch vụ và công nghiệp Ngoài ra, kết quả cho thấy rằng các công ty Jordan hội đồng quản trị có quyền sở hữu cao có xu hướng giữ mức độ công bố thông tin thấp Mặt khác, sự hiện diện của các giám đốc nước ngoài trên diễn đàn dường như có ảnh hưởng tích cực đến mức độ công bố thông tin tự nguyện trong các công ty Jordan Albitar (2015) thực hiện nghiên cứu nhằm đo lường mức độ công bố tự nguyện trong các báo cáo hàng năm của các công ty Jordan niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Amman (ASE), kiểm tra mối quan hệ giữa một số biến giải thích và mức độ công bố tự nguyện Nghiên cứu này sử dụng chỉ số công bố thông tin không cân đối bao gồm 63 mục tự nguyện được phát triển để đánh giá mức độ công bố tự nguyện trong báo cáo hàng năm của 124 công ty niêm yết trên ASE trong giai đoạn 2010 đến 2012 Những phát hiện của nghiên cứu cho thấy mức độ công bố tự nguyện trong báo cáo thường niên của công ty Jordan là thấp (trung bình là 35,7% trong ba năm), mặc dù vẫn có sự gia tăng đáng kể về mức độ công bố tự nguyện từ năm này sang năm khác Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng quy mô doanh nghiệp, đòn bẩy, tuổi, khả năng sinh lời, thanh khoản, quy mô ủy ban kiểm toán có mối quan hệ tích cực với mức độ công bố tự nguyện trong khi giám đốc độc lập và cơ cấu sở hữu có mối quan hệ tiêu cực với mức độ công bố tự nguyện Sarhan và cộng sự (2019) thực hiện nghiên cứu ở Trung Đông và Bắc Phi Kết quả nghiên cứu cho thấy các đặc điểm của hội đồng quản trị công ty, bao gồm sự đa dạng của hội đồng quản trị có mối liên hệ tích cực với mức độ công bố thông tin tự nguyện; cơ cấu lãnh đạo đơn nhất của hội đồng quản trị, cổ phần của giám đốc và cổ phần của chính phủ tác động tiêu cực đến mức độ công bố tự nguyện thông tin quản trị Al Amosh và Khatib (2021) thực hiện nghiên cứu nhằm xác định mức độ công bố thông tin về các khía cạnh hiệu quả môi trường, xã hội và quản trị (ESG) trong báo cáo thường niên của các công ty niêm yết công nghiệp Jordan trong giai đoạn từ 2012 đến 2019; và kiểm tra tác động của các yếu tố quyết định liên quan đến đặc điểm của quản trị công ty ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin về ba khía cạnh: xã hội, môi trường và quản trị Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô hội đồng quản trị và các cuộc họp hội đồng quản trị là những ảnh hưởng đến công bố thông tin xã hội, môi trường và quản trị của các doanh nghiệp Ananzeh (2022) thực hiện nghiên cứu về quản trị công ty ảnh hưởng đến công bố thông tin trách nhiệm xã hội ở các nền kinh tế mới nổi Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô hội đồng quản trị, loại kiểm toán viên, quy mô công ty và lợi nhuận có liên quan tích cực đến chất lượng công bố thông tin trách nhiệm xã hội Mặt khác, các yếu tố như giám đốc điều hành kiêm nhiệm, sự đa dạng trong hội đồng quản trị, mức độ tập trung quyền sở hữu và đòn bẩy tài chính có liên quan tiêu cực đến chất lượng công bố thông tin trách nhiệm xã hội Ngoài ra, kết quả phân tích thực nghiệm cho thấy rằng mối quan hệ tiêu cực giữa chất lượng của công bố thông tin trách nhiệm xã hội và sự hiện diện của các thành viên hội đồng quản trị nữ là mạnh mẽ hơn đối với các công ty do gia đình sở hữu Ngược lại, mối quan hệ tiêu cực giữa chất lượng của công bố thông tin trách nhiệm xã hội và sự hiện diện của các thành viên nữ trong hội đồng quản trị sẽ yếu đi khi công ty có nhiều thành viên nữ có trình độ học vấn, kỹ năng và trình độ cao hơn.
Nhận xét: Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng, phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, nghiên cứu tình huống, các công trình nghiên cứu đã xác định các nhân tố cũng như đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến công bố thông tin tự nguyên của DN Các nhân tố được tổng hợp thành
Các nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu về CBTT tự nguyện, hiệu quả tài chính, mối quan hệ giữa CBTT tự nguyện và hiệu quả tài chính cũng là một trong các đề tài đươc bàn luận sôi nổi trong bối cảnh kinh tế Việt Nam nói chung và đặc biệt là các DN niêm yết trên thị trường chứng khoán nói riêng Một số nghiên cứu tiêu biểu như sau:
1.2.1 Các nghiên cứu về đo lường mức độ công bố thông tin tự nguyện
Nhiều nghiên cứu đã xây dựng bộ chỉ số công bố thông tin tự nguyện để đo lường mức độ công bố thông tin của doanh nghiệp Phương pháp chung được sử dụng là kế thừa chỉ số từ các nghiên cứu trước, đối chiếu với quy định của pháp luật để loại trừ chỉ số thông tin bắt buộc công bố, và đánh giá lại thông qua thảo luận chuyên gia Kết quả cho thấy có nhiều nội dung thông tin tự nguyện được công bố, được chia thành các nhóm như thông tin chung, thông tin tài chính, thông tin tương lai, thông tin về lao động, trách nhiệm xã hội và chính sách môi trường, thông tin về cấu trúc hội đồng quản trị Bên cạnh đó, các phương pháp khác được sử dụng như đo lường không trọng số, sử dụng phương pháp khảo sát để đo lường mức độ công bố thông tin.
Nhận xét: Về đo lường CBTT tự nguyện, theo tìm hiểu của tác giả phần lớn các nghiên cứu trong nước lựa chọn tiếp cận theo phương pháp phân tích nội dung nhằm đo lường mức độ CBTT tự nguyện Do đó, trong luận án này, tác giả cũng sử dụng phương pháp phân tích nội dung nhằm đo lường mức độ công bố thông tin tự nguyện của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
1.2.2 Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến công bố thông tin tự nguyện
Nghiên cứu của Nguyễn Công Phương và Nguyễn Thị Thanh Phương (2014) chỉ ra rằng mức độ công bố thông tin trong báo cáo tài chính (BCTC) của doanh nghiệp niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh còn thấp Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố gồm quy mô, tỷ lệ sở hữu của cổ đông nước ngoài, công ty kiểm toán, mức độ sinh lời và thời gian niêm yết Ngược lại, các yếu tố như tỷ lệ sở hữu của nhà nước, đòn bẩy tài chính, quản trị công ty, số công ty con, lĩnh vực hoạt động, khả năng thanh toán, thị trường niêm yết và tính phức tạp của hoạt động kinh doanh không ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin.
DN niêm yết trên sàn UPCoM, kết quả cho thấy Quy mô DN; Loại công ty kiểm toán; Khả năng sinh lời; Quyền sở hữu nước ngoài có ảnh hưởng đến mức độ CBTT tự nguyện của các DN này Các lý thuyết nền được sử dụng trong nghiên cứu gồm lý thuyết ủy nhiệm, lý thuyết tín hiệu, lý thuyết chi phí sở hữu Phạm Hoài Hương và Trần Thùy Uyên (2018) thực hiện nghiên cứu về ảnh hưởng của đặc điểm quản trị công ty đến mức độ công bố thông tin tự nguyện của các công ty niêm yết ở Việt Nam dựa trên dữ liệu được thu thập từ báo cáo thường niên của 100 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam và sử dụng mô hình hồi quy đa biến, kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố thuộc đặc điểm quản trị công ty có ảnh hưởng đến mức độ CBTT tự nguyện của các công ty niêm yết ở Việt Nam gồm: mức độ độc lập của hội đồng quản trị, tỷ lệ thành viên nữ trong hội đồng quản trị, tỷ lệ sở hữu quản lý, và tỷ lệ sở hữu nước ngoài Đào Duy Huân (2018) xác định các nhân tố ảnh hưởng đến CBTT tự nguyện của các doanh nghiệp gồm Quy mô; Loại hình sở hữu; Lợi nhuận; Đòn bẩy tài chính; Công ty kiểm toán; Tỷ lệ thành viên không điều hành trong HĐQT Nguyễn Thị Loan và Tô Thị Thư Nhàn (2020) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện của doanh nghiệp niêm yết tại HOSE, kế thừa kết quả của những nghiên cứu trước và mô hình củaBarako (2007), kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện là quy mô doanh nghiệp, thời gian niêm yết, khả năng sinh lời và quyền sở hữu tổ chức Nguyen Thi Mai Huong và cộng sự (2020) tìm thấy thời gian niêm yết, khả năng sinh lời và sở hữu tổ chức ảnh hưởng đến việc tự nguyện CBTT trên BCTN của các DN Thanh Hung Nguyen và cộng sự (2021) thực hiện nghiên cứu nhằm kiểm định ảnh hưởng của quy mô công ty, mức độ nhạy cảm của ngành, sở hữu Nhà nước, thanh khoản, sở hữu Nhà nước, tuổi công ty ảnh hưởng đến CBTT trách nhiệm xã hội Kết quả nghiên cứu cho thấy các đặc điểm công ty như quy mô, thanh khoản, sở hữu Nhà nước, mức độ nhạy cảm của ngành đối với môi trường có ảnh hưởng đến CBTT trách nhiệm xã hội, tuổi công ty không ảnh hưởng đến CBTT trách nhiệm xã hội Cao Thị Miêu Thùy và cộng sự (2023) thực hiện nghiên cứu về công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, nghiên cứu sử dụng chỉ số thể hiện mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp xây dựng dựa trên bộ tiêu chí GRI (Global Sustainability Standards Board, 2016) theo phương pháp phân tích nội dung Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, mẫu nghiên cứu gồm 75 công ty thuộc nhóm ngành công nghiệp niêm yết trên hai Sở giao dịch chứng khoán ở Việt Nam trong giai đoạn 2014 – 2019, kết quả nghiên cứu cho thấy công bố thông tin trách nhiệm xã hội làm giảm thiểu bất cân xứng thông tin; đồng thời bất cân xứng thông tin thấp hơn ở các doanh nghiệp có đặc trưng như quy mô lớn, tăng trưởng tốt và tỷ suất cổ tức cao Tran và cộng sự (2023) vận dụng các lý thuyết nền gồm lý thuyết các bên liên quan, lý thuyết hợp pháp, dữ liệu thứ cấp được thu thập từ 109 DN niêm yết trên thị trường chứng khoán TP Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2016 – 2020, kết quả nghiên cứu đã xác định quy mô công ty, tuổi công ty, và loại kiểm toán có ảnh hưởng đến CBTT trách nhiệm xã hội
Nhận xét: Qua nghiên cứu, sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng, hoặc nghiên cứu hỗn hợp, các nghiên cứu đã góp phần xác định các nhân tố và đo lường mức độ tác động của chúng đến công bố thông tin, tuy nhiên, mỗi nghiên cứu lại lựa chọn phạm vi nghiên cứu khác nhau và mục thông tin công bố khác nhau Như Nguyễn Công Phương và Nguyễn Thị Thanh Phương(2014) hay Nguyễn Thị Loan và Tô Thị Thư Nhàn (2020); Tran và cộng sự (2023) nghiên cứu DN niêm yết trên sàn HOSE; Hà Xuân Thạch và Trịnh Thị Hợp (2017) nghiên cứu các DN niêm yết trên sàn UPCoM Thanh Hung Nguyen và cộng sự(2021), Cao Thị Miêu Thùy và cộng sự (2023; Tran và cộng sự (2023) thực hiện nghiên cứu nhóm thông tin công bố là thông tin trách nhiệm xã hội Riêng có nghiên cứu của tác giả Phạm Hoài Hương và Trần Thùy Uyên (2018) cũng tập trung nghiên cứu về công bố thông tin tự nguyện của doanh nghiệp, và nghiên cứu cho doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn chứng khoán là TP Hồ Chí Minh và Hà Nội, tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ mới tập trung vào các nhân tố đặc điểm quản trị công ty ảnh hưởng đến công bố thông tin tự nguyện hơn nữa dữ liệu nghiên cứu thu thập từ báo cáo thường niên của các doanh nghiệp năm 2015, do đó, áp dụng kết quả của nghiên cứu này vào bối cảnh hiện tại, đặc biệt là khi đã có nhiều thay đổi trong yêu cầu công bố thông tin là hoàn toàn không phù hợp.
1.2.3 Tác động của công bố thông tin tự nguyện trên báo cáo thường niên đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp
Lê Xuân Thái, Trương Đông Lộc (2019) thực hiện nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của mức độ minh bạch và công bố thông tin đến hiệu quả tài chính của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Dữ liệu thứ cấp thu thập từ các báo cáo tài chính, báo cáo quản trị công ty của 484 công ty niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hồ Chí Minh và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội trong giai đoạn 2014-2016 Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, kết quả biết mức độ minh bạch và CBTT của công ty niêm yết có tương quan thuận với hiệu quả tài chính (đo lường bởi tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu - ROE và tỷ suất lợi nhuận trên tài sản - ROA) Thanh Hung Nguyen và cộng sự (2021) tìm thấy bằng chứng CBTT trách nhiệm xã hội có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả tài chính của DN bao gồm cả ROA và ROE Trần Thị Thanh Huyền (2022) nghiên cứu về tác động của công bố báo cáo trách nhiệm xã hội đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ báo cáo thường niên của 149 công ty niêm yết trong giai đoạn 2013 –
2018, kết quả cho thấy công bố thông tin trách nhiệm xã hội ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả tài chính (hiệu quả tài chính đo lường bởi ROA, ROE, TBQ, chỉ số P/B). Tran và cộng sự (2023) cũng tìm thấy mức độ CBTT trách nhiệm xã hội càng cao thì hiệu quả tài chính càng cao, trong đó hiệu quả tài chính được đo lường bởi ROA, ROE.
Nhận xét: Như vậy, phần lớn các nghiên cứu thực hiện tại bối cảnh Việt
Nam cho kết quả về ảnh hưởng thuận chiều của công bố thông tin đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp Tuy nhiên, mỗi nghiên cứu lại lựa chọn nhóm thông tin công bố khác nhau như nghiên cứu của Thanh Hung Nguyen và cộng sự (2021);Trần Thị Thanh Huyền (2022); Tran và cộng sự (2023) tập trung vào nhóm thông tin trách nhiệm xã hội Hơn nữa, các nghiên cứu về công bố thông tin nói chung và công bố thông tin tự nguyên cũng cần được cải thiện để phù hợp với các quy định hiện hành tại Việt Nam hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.
Nhận xét và xác định khe hổng nghiên cứu
1.3.1 Nhận xét về các nghiên cứu trước
Về cách thức đo lường mức độ công bố thông tin tự nguyện: Trong các nghiên cứu về mức độ công bố thông tin tự nguyện, có hai cách tiếp cận chính mà các nhà nghiên cứu có thể sử dụng gồm cách tiếp cận không dựa trên các công cụ công bố thông tin và cách tiếp cận dựa trên các công cụ công bố thông tin Trong đó, cách tiếp cận dựa trên các công cụ công bố thông tin bằng phương pháp phân tích nội dung của các công cụ công bố thông tin được đánh giá là phù hợp hơn cả để đo lường mức độ công bố thông tin, và đối với phương pháp này, nhiều nhà nghiên cứu đã lựa chọn tự xây dựng bộ chỉ mục công bố thông tin tự nguyện để đo lường mức độ công bố thông tin Đối với cách thức xây dựng bộ chỉ mục công bố thông tin tự nguyện các nhà nghiên cứu có thể lựa chọn: (1) tự xây dựng bộ chỉ số công bố thông tin, (2) kế thừa trực tiếp bộ chỉ số công bố thông tin từ các nghiên cứu trước, và (3) dựa trên kế thừa từ bộ chỉ số công bố thông tin của các nghiên cứu trước đồng thời điều chỉnh sao cho phù hợp với bối cảnh, đặc thù của nghiên cứu hiện tại, và theo Healy và Palepu (2001) một chỉ số tự xây dựng dựa trên căn cứ bộ chỉ số có sẵn thì nhận được sự tin tưởng hơn so với việc sử dụng nguyên mẫu các chỉ số sẵn có.
Về các nghiên cứu liên quan đến nhân tố ảnh hưởng đến công bố thông tin tự nguyện, qua tổng hợp các nghiên cứu trước có liên quan, có thể nhận thấy hướng nghiên cứu về các nhân tố tác động đến mức độ công bố thông tin tự nguyện của các doanh nghiệp đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm thực hiện Kết quả các nghiên cứu trước góp phần xác định, kiểm định nhiều nhân tố khác nhau đến công bố thông tin tự nguyện, các nhân tố này có thể được chia thành các nhóm nhân tố như: (1) Nhóm nhân tố về đặc điểm doanh nghiệp: Quy mô DN, độ tuổi DN, lợi nhuận, tính thanh khoản, tốc độ tăng trưởng, đòn bẩy tài chính; loại ngành công nghiệp mà công ty hoạt động, vùng địa lý, tình trạng niêm yết, hoạt động kinh doanh đa quốc gia, (2) Nhóm nhân tố về quản trị công ty: tính độc lập của HĐQT, thành phần HĐQT, các cuộc họp của HĐQT, tầm quan trọng của cổ đông, (3) Nhóm nhân tố về cấu trúc sở hữu: sở hữu Nhà nước, sở hữu tư nhân, sở hữu gia đình, (4) Nhóm nhân tố về kiểm toán: chủ thể kiểm toán, kiểm toán nội bộ, kiểm toán độc lập, kiểm toán bởi các công ty kiểm toán lớn, (5) Nhóm nhân tố về ban lãnh đạo doanh nghiệp: trình độ, giới tính, tuổi tác, kinh nghiệm của ban lãnh đạo (CEO, nhà quản lý hàng đầu, giám đốc), (6) Nhóm nhân tố về chính sách công bố thông tin: các quy định về công bố thông tin bắt buộc, các chuẩn mực công bố thông tin, (7) Nhóm nhân tố về thể chế: hệ thống pháp lý, các yếu tố chính trị,lao động, sự phát triển của thị trường
Bảng 1.1: Tổng hợp nghiên cứu nước ngoài về các nhân tố ảnh hưởng đến công bố thông tin tự nguyện
T Tác giả Phạm vi nghiên cứu
Nhân tố ảnh hưởng đến CBTT tự nguyện
Nghiên cứu ở các nước phát triển
(1993) Đa quốc gia Nghiên cứu định lượng
Quy mô doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động, lợi nhuận, khả năng phát hành chứng khoán trong giai đoạn hiện tại hoặc tương lai
Mỹ, Anh và một số nước Châu Âu
Quy mô công ty, vùng địa lý, tình trạng niêm yết, và loại ngành công nghiệp
Thụy Sĩ Nghiên cứu định lượng
Quy mô và tính quốc tế ảnh hưởng đến chính sách công bố thông tin Các công ty lớn và có thực hiện đa dạng các hoạt động thương mại quốc tế sẽ có xu hướng công bố nhiều thông tin hơn
Bồ Đào Nha Nghiên cứu định lượng
Quy mô DN, tình trạng niêm yết, đòn bẩy tài chính
Cấu trúc sở hữu công ty có yếu tố bên ngoài và quy mô đa dạng (ví dụ: sở hữu thể chế, sở hữu nước ngoài) có tác động tích cực đến cam kết hành vi đạo đức của người lao động (CBTT) tự nguyện Ngược lại, các yếu tố sở hữu liên quan đến bản sắc công ty (như sở hữu nội bộ và sở hữu gia đình) lại làm giảm CBTT tự nguyện do chúng gia tăng nhận thức về sự giám sát, trách nhiệm và áp lực tuân thủ.
6 Santema và cộng sự (2005) Đa quốc gia (Châu Âu)
Sự khác biệt giữa các quốc gia trong quản trị doanh nghiệp và văn hóa ảnh hưởng đến mức độ CBTT chiến lược.
7 Tarquinio and Châu Âu Nghiên cứu Đặc điểm công ty, chính sách công bố thông tin, các yếu tố đa quốc gia ảnh
T Tác giả Phạm vi nghiên cứu
Nhân tố ảnh hưởng đến CBTT tự nguyện
Rossi (2017) định lượng hưởng đến CBTT tự nguyện
Nghiên cứu ở các nước đang phát triển
Malaysia Nghiên cứu định lượng
Yếu tố quản trị doanh nghiệp: gồm người giám đốc không điều hành và sự quản trị của các thành viên gia đình
Trung Quốc Nghiên cứu định lượng
Sở hữu cổ đông lớn và tình trạng niêm yết/sở hữu cổ đông nước ngoài, sở hữu của nhà nước là các biến có ảnh hưởng đến công bố thông tin
Qatar Nghiên cứu định lượng
Tuổi tác, quy mô, độ phức tạp và tài sản cố định tác động đáng kể đến CBTT Lợi nhuận không ảnh hưởng đến mức độ CBTT tự nguyện
Malaysia Nghiên cứu định lượng
Công ty có tỷ lệ thành viên gia đình trong quản trị cao hơn thì có mức độ
Ghosh (2012) Ấn Độ Nghiên cứu định lượng
Quy mô doanh nghiệp, lợi nhuận và khả năng thanh toán có ảnh hưởng cùng chiều đến CBTT, còn đòn bẩy và thành phần HĐQT có ảnh hưởng ngược chiều đến CBTT
Iran Nghiên cứu định lượng
Tính độc lập của hội đồng quản trị có liên quan tích cực đến việc CBTT tự nguyện
UAE Nghiên cứu định lượng
Loại ngành và quy mô công ty có ảnh hưởng đáng kể đến vấn đề CBTT
Ai Cập Nghiên cứu định lượng
Trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp (DN), quy mô doanh nghiệp và lợi nhuận có tác động đáng kể đến mức độ cung cấp thông tin tài chính (CBTT) tuân thủ chuẩn mực Ngược lại, chủ thể thực hiện kiểm toán và thời gian hoạt động của DN không liên quan đến vấn đề CBTT.
T Tác giả Phạm vi nghiên cứu
Nhân tố ảnh hưởng đến CBTT tự nguyện
16 Albitar (2015) Jordan Nghiên cứu định lượng
Quy mô doanh nghiệp, đòn bẩy, tuổi, khả năng sinh lời, thanh khoản, quy mô ủy ban kiểm toán có mối quan hệ tích cực với mức độ CBTT tự nguyện. Giám đốc độc lập và cơ cấu sở hữu có mối quan hệ tiêu cực với mức độ
Châu Phi Nghiên cứu định tính Đặc điểm công ty, nhà quản lý hàng đầu, các yếu tố đa quốc gia ảnh hưởng đến CBTT tự nguyện
Trung Đông và Bắc Phi
Các đặc điểm của hội đồng quản trị công ty có mối liên hệ tích cực với mức độ CBTT tự nguyện Cơ cấu lãnh đạo đơn nhất của hội đồng quản trị, cổ phần của giám đốc và cổ phần của chính phủ tác động tiêu cực đến mức độ
Jordan Nghiên cứu định lượng
Quy mô hội đồng quản trị và các cuộc họp hội đồng quản trị ảnh hưởng đến
CBTT xã hội, môi trường và quản trị.
Các nước thuộc nền kinh tế mới nổi
Quy mô hội đồng quản trị, loại kiểm toán viên, quy mô công ty và lợi nhuận có liên quan tích cực đến chất lượng CBTT trách nhiệm xã hội Giám đốc điều hành kiêm nhiệm, sự đa dạng trong hội đồng quản trị, mức độ tập trung quyền sở hữu và đòn bẩy tài chính có liên quan tiêu cực đến chất lượng
CBTT trách nhiệm xã hội
Các nước thuộc nền kinh tế mới nổi
Các thuộc tính quản trị công ty như quy mô hội đồng quản trị và cơ cấu lãnh đạo hội đồng quản trị ảnh hưởng đến mức độ CBTT tự nguyện của các công ty.
T Tác giả Phạm vi nghiên cứu
Nhân tố ảnh hưởng đến CBTT tự nguyện
22 Zamil và cộng sự (2023) Đa quốc gia Nghiên cứu định tính
Phần lớn các nghiên cứu dựa trên lý thuyết đại diện nhằm nghiên cứu các yếu tố thúc đẩy CBTT tự nguyện như quy mô công ty, tuổi, đòn bẩy, thanh khoản, lợi nhuận, quản trị công ty và cơ cấu sở hữu, tuy nhiên các kết quả nghiên cứu là chưa thống nhất.
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Bảng 1.2: Tổng hợp nghiên cứu trong nước về các nhân tố ảnh hưởng đến công bố thông tin tự nguyện
T Tác giả Phạm vi nghiên cứu Nhân tố ảnh hưởng đến CBTT tự nguyện
1 Nguyễn Công Phương và Nguyễn Thị Thanh
Việt Nam – các công ty niêm yết trên HOSE
Các yếu tố quy mô, tỉ lệ sở hữu của cổ đông nước ngoài, công ty kiểm toán, mức độ sinh lời và thời gian niêm yết của doanh nghiệp tác động đến mức độ công bố
Việt Nam– các công ty niêm yết trên sàn UPCOM
Quy mô DN; Loại công ty kiểm toán; Khả năng sinh lời; Quyền sở hữu nước ngoài có ảnh hưởng đến mức độ CBTT tự nguyện của các DN trên sàn UPCoM
3 Đào Duy Huân (2018) Việt Nam– các công ty niêm yết trên HOSE
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Tổng quan về hiệu quả tài chính của doanh nghiệp
2.2.1 Khái niệm về hiệu quả tài chính
Hiệu quả tài chính bao gồm khả năng kiểm soát tài chính của công ty (IAI, 2007) và được đánh giá thông qua tỷ số tài chính gồm bốn loại: thanh khoản, sinh lời, thanh toán và hoạt động (Harahap, 2008) Hiệu quả tài chính phản ánh tình trạng tài chính của công ty trong một thời gian nhất định (Fatihudin, 2018) và được đo lường thông qua các chỉ số về tính an toàn vốn, thanh khoản, đòn bẩy, khả năng thanh toán và khả năng sinh lời.
Trương Bá Thanh và Trần Đình Khôi Nguyên (2001) cho rằng hiệu quả tài chính của DN là hiệu quả của việc huy động, dùng và quản lý vốn trong DN Theo đó các chỉ tiêu hiệu quả tài chính được dùng để đo lường, đánh giá cấu trúc tài chính của DN đã tối ưu hay chưa, có mang lại giá trị tối đa về lợi ích cho DN hay không (Glick và Hutchison, 2005) Chính vì vậy hiệu quả tài chính là mục tiêu hướng đến của các DN nhằm khẳng định kết quả hoạt động kinh doanh liệu đã đáp ứng được mong muốn của các bên liên quan hay chưa.
Hiệu quả tài chính xoay quanh khả năng quản lý và kiểm soát nguồn lực doanh nghiệp Để đo lường hiệu quả này, nghiên cứu dựa vào các chỉ số tài chính phản ánh dữ liệu quá khứ và dự đoán tình hình tài chính tương lai của công ty.
2.2.2 Đánh giá và đo lường hiệu quả tài chính Đánh giá và đo lường hiệu quả tài chính của doanh nghiệp là một trong những vấn đề gây tranh cãi và được thảo luận nhiều trong quản lý tài chính Việc sử dụng các công cụ nào để đánh giá về hiệu quả tài chính của doanh nghiệp là vấn đề có vai trò quan trọng Có rất nhiều các chỉ tiêu đo lường hiệu quả tài chính của doanh nghiệp, tuy nhiên theo Orlitzky và cộng sự (2003) chia thành 3 nhóm đo lường cụ thể là: 1) dựa trên giá trị thị trường, 2) dựa trên giá trị sổ sách và 3) các biện pháp đo lường nhận thức về hiệu quả tài chính Các tính toán dựa trên giá trị thị trường như giá mỗi cổ phiếu hoặc mức tăng giá cổ phiếu, phản ánh quan niệm rằng cổ đông là một nhóm cổ đông chính (Cochran và Wood, 1984) Van Beurden và Gửssling (2008) đó bổ sung thờm cỏc biện phỏp dựa trờn thị trường trong quỏ trình đánh giá hiệu quả tài chính của họ, bao gồm hiệu suất cổ phiếu, lợi nhuận thị trường, giá trị thị trường Bên cạnh đó, phương pháp đo lường hiệu quả tài chính dựa trên giá trị sổ sách bao gồm các biện pháp sinh lời, hiệu quả sử dụng, chẳng hạn như ROA và doanh thu, tài sản và các biện pháp tăng trưởng (Wu, 2006) Điều này lặp lại với Cochran và Wood (1984) rằng các chỉ số dựa trên kế toán như ROA,ROE, hoặc EPS Cuối cùng, đo lường hiệu quả tài chính dựa trên các biện pháp nhận thức yêu cầu người trả lời phỏng vấn nhằm cung cấp các ước tính chủ quan về hiệu quả tài chính của DN, ví dụ, tính thanh khoản của DN, việc sử dụng tài sản doanh nghiệp hiệu quả hoặc các thành tích liên quan đến mục tiêu tài chính của đối thủ cạnh tranh (Conine và Madden, 1987; Reimann, 1975; Wartick, 1988) Trong số ba biện pháp đo lường hiệu quả tài chính thì các phương pháp dựa trên giá trị sổ sách kế toán được coi là khách quan và được kiểm toán bởi bên thứ ba, các biện pháp dựa trên giá trị thị trường là một phần khách quan, còn đo lường hiệu quả tài chính dựa trên dựa trên nhận thức của người tham gia trả lời khảo sát được coi là mang tính chủ quan.
Tuy nhiên, việc đo lường hiệu quả tài chính bằng phương pháp giá trị sổ sách kế toán bị phụ thuộc vào cách lấy chỉ tiêu lợi nhuận Các nhà nghiên cứu thường chọn Lợi nhuận trước thuế và lãi vay để tính các hệ số ROA, ROE như Hu và Izumida (2008), Wang và cộng sự (2011) hoặc đơn giản chỉ là LN thuần (Li và cộng sự, 2009; Tian và Estrin, 2008) Người ta thường sử dụng nhóm hệ số dựa trên giá trị sổ sách để đánh giá khả năng lợi nhuận ngắn hạn của DN (Hu và Izumida, 2008) Mặc dù các chỉ tiêu của nhóm giá trị sổ sách lại không đưa ra một góc nhìn dài hạn cho cổ đông và lãnh đạo DN bởi đó là các thước đo trong quá khứ và ngắn hạn (Jenkins và cộng sự, 2011) trong khi đó các nhóm chỉ số ROA, ROE vẫn được coi là các chỉ số phản ánh hiệu quả kinh doanh của DN tại thời điểm hiện tại. Để phản ảnh hiệu quả tài chính hoặc xác định giá trị DN còn có thể sử dụng phương pháp đo lường theo hệ số giá trị thị trường Trong đó, công cụ đánh giá tốt về hiệu quả tài chính của doanh nghiệp được phản ánh qua hai hệ số P/B và TBQ rất thông dụng (Zeitun và cộng sự, 2007; Jiraporn và cộng sự, 2008; Nour, 2012) Các chỉ số P/B và TBQ được coi là những chỉ số phản ánh hiệu quả tương lai của DN vì nó vừa phản ánh được đánh giá của thị trường cả về tiềm năng lợi nhuận của DN mà còn phản ánh được cả về sự phát triển của DN trong tương lai thông qua mức tăng của thị giá của cổ phiếu được chiết khấu về dòng tiền hiện tại Vì vậy nó hoàn toàn phù hợp với ý nghĩa của các phương pháp định giá cổ phiếu sử dụng dòng tiền tương lai chiết khấu về hiện tại theo một mức rủi ro xác định.
Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa công bố thông tin tự nguyện và hiệu quả tài chính trong những năm 1980 đã sử dụng các chỉ số tài chính như ROA và ROE để đánh giá hiệu quả tài chính Các biến hiệu quả tài chính trong mối quan hệ với công bố thông tin trách nhiệm xã hội cũng được đo lường bằng các chỉ số hiệu quả tài chính theo giá trị sổ sách kế toán hoặc các chỉ số phản ánh tỷ lệ giá trị thị trường Chỉ số theo giá trị sổ sách kế toán đóng vai trò quan trọng trong việc khám phá khả năng liên kết tích cực giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính.
Như vậy, theo cách phân loại của Orlitzky và cộng sự (2003) thì việc đo lường hiệu quả tài chính của doanh nghiệp gồm các cách (1) dựa trên giá trị thị trường, (2) dựa trên giá trị sổ sách và (3) các biện pháp đo lường nhận thức về hiệu quả tài chính Và trên đây, tác giả cũng đã phân tích với các ưu và nhược điểm của từng phương pháp đo lường hiệu quả tài chính, theo đó trong nghiên cứu này,tác giả lựa chọn sẽ đo lường hiệu quả tài chính theo giá trị sổ sách (ROA, ROE),theo giá trị thị trường (P/B) và kết hợp giữa giá trị thị trường và giá trị sổ sách(Tobin’Q) nhằm đảm bảo đánh giá toàn diện về hiệu quả tài chính của DN.
Các lý thuyết nền về công bố thông tin tự nguyện
Trong các nghiên cứu trước, để giải thích vấn đề CBTT, các nhà nghiên cứu thường sử dụng lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đó là lý thuyết các bên liên quan, lý thuyết động lực quản lý, và lý thuyết hợp pháp, …
Sơ đồ 2.1: Lý thuyết nền nghiên cứu
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
- Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder Theory)
Nội dung lý thuyết: Lý thuyết các bên liên quan có thể giúp hiểu được nhu cầu công bố thông tin tự nguyện (Freeman, 1984) Lý thuyết này có liên quan đến khái niệm trách nhiệm giải trình của các bên liên quan, theo đó yêu cầu các tổ chức phải chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình do trách nhiệm giải trình dựa trên quyền và nghĩa vụ Trách nhiệm giải trình của các bên liên quan đang trở nên quan trọng hơn, và điều này có thể thấy được bằng cách quan sát nghiên cứu kế toán trong các lĩnh vực công bố thông tin tự nguyện như công bố thông tin về trách nhiệm xã hội và môi trường Các thông tin này được công bố một cách tự nguyện, và nghiên cứu phân tích chúng chủ yếu tập trung vào động cơ đằng sau những công bố đó (Guthrie và Parker, 1989) hoặc các thực hành công bố thông tin tự nguyện, qua đó nâng cao trách nhiệm của các đối tượng với các bên liên quan.
Friedman (1970) cũng lưu ý rằng mục tiêu quan trọng nhất của DN là tối đa hóa lợi nhuận, trong trường hợp đó, công bố thông tin tự nguyện có thể dẫn đến
Lý thuyết công bố thông tin tự nguyện
Lý thuyết các bên liên quan
Lý thuyết động lực quản lý
Lý thuyết phân tích chi phí lợi ích
Lý thuyết hợp pháp giảm hiệu quả tài chính của DN do có rất ít lợi ích kinh tế có thể đo lường được đối với hành vi công bố thông tin, trong khi có công bố thông tin lại phát sinh rất nhiều chi phí làm giảm lợi nhuận và sự giàu có của cổ đông Điều này tạo nên mối quan hệ tiêu cực giữa công bố thông tin và hiệu quả tài chính của DN (Ramanathan 1976) Trái ngược với quan điểm này, nghiên cứu của Radhakrishnan và cộng sự (2018) cho rằng công bố thông tin tự nguyện có thể làm tăng giá trị DN, mang lại lợi nhuận cho DN thông qua ảnh hưởng thuận lợi của công bố thông tin tự nguyện đến mối quan hệ với các bên liên quan quan trọng của DN như nhà đầu tư, khách hàng, Như vậy, công bố thông tin góp phần tác động đến danh tiếng, sự hài lòng của khách hàng và quản lý tốt mối quan hệ với các bên liên quan, từ đó ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả tài chính của DN
Trong nghiên cứu này, lý thuyết các bên liên quan được sử dụng làm cơ sở để đưa ra giả thuyết rằng có mối quan hệ tích cực giữa công bố thông tin tự nguyện (CBTT) và hiệu quả tài chính Lý thuyết này được áp dụng để giải thích tác động của CBTT tự nguyện đối với hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
- Lý thuyết hợp pháp (Legitimacy Theory):
Nội dung lý thuyết: Lý thuyết tính hợp pháp cho rằng không thể nghiên cứu các vấn đề về kinh tế mà không xem xét đến các yếu tố luật pháp, xã hội Khái niệm về tính hợp pháp đã được Suchman (1995) trình bày như sau “hoạt động của một thực thể được kỳ vọng là thích hợp, hoặc phù hợp với một số hệ thống kiến trúc xã hội về các chuẩn mực, giá trị, niềm tin và khái niệm” Theo O’Donovan (2002) lý thuyết tính hợp pháp giả định rằng một tổ chức cần hoạt động trong định mức, tiêu chuẩn đã xác định giữa các tổ chức và xã hội Do đó, tổ chức này luôn luôn cố gắng để tìm kiếm sự hợp pháp Khi một tổ chức cảm thấy rằng tính hợp pháp của nó đang bị đe doạ, nó sẽ theo đuổi một số chiến lược để giữ vững tính hợp pháp này Dựa trên quan điểm này, công bố thông tin nói chung và công bố thông tin tự nguyện nói riêng trở thành công cụ để các DN hợp thức hóa hành vi và biện minh cho sự tồn tại của mình,cũng như duy trì uy tín của DN (Vormedal và Ruud, 2009) Theo lý thuyết này, các
DN lớn có xu hướng CBTT nhiều hơn và xem nó như là công cụ để giảm thiểu những áp lực từ các quy định của chính phủ/ hoặc khi DN có những hành vi không phù hợp với kỳ vọng xã hội có thể bị khách hàng, nhà cung cấp từ chối hoặc chịu sự can thiệp của pháp luật cho những hành vi không phù hợp của mình, và hậu quả là tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động, hiệu quả tài chính của doanh nghiệp (Bachoo và cộng sự, 2013)
Vận dụng lý thuyết vào nghiên cứu: Lý thuyết hợp pháp lý giải vì sao một DN phải CBTT Trong đó, CBTT được cho là công cụ để đối phó với nhu cầu của xã hội. Các DN, đặc biệt là các DN lớn đang cố gắng đưa các thông điệp đến các bên có liên quan rằng họ đang hoạt động phù hợp với mong đợi của xã hội và thuyết phục xã hội tính hợp pháp của DN Lý thuyết này được vận dụng vào luận án nhằm giải thích cho mối quan hệ, sự cần thiết phải CBTT tự nguyện và ảnh hưởng của CBTT tự nguyện đến hiệu quả tài chính của DN niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
- Lý thuyết động lực quản lý (Management Incentive Theory)
Trong nghiên cứu của Alberti-Alhtaybat và cộng sự (2012), lý thuyết động lực quản lý được sử dụng để lý giải công bố thông tin tự nguyện của doanh nghiệp Lý thuyết này bao gồm các lý thuyết con như: lý thuyết đại diện (Agency theory), lý thuyết tín hiệu (Signalling theory) và lý thuyết phân tích chi phí-lợi ích (Cost-Benefit Analysis Theory).
+ Lý thuyết đại diện (Agency theory)
Nội dung lý thuyết: Lý thuyết đại diện định nghĩa một mối quan hệ đại diện như một hợp đồng, theo đó một hay nhiều người cam kết với một người khác để thực hiện một vài dịch vụ nhân danh họ, nó bao hàm việc ủy thác một số quyền ra quyết định cho người đại diện Lý thuyết này mô tả mối quan hệ giữa các bên của DN như giữa người quản lý và các cổ đông, giữa các cổ đông và chủ nợ Nhà đầu tư uỷ thác việc ra quyết định, chiến lược và điều hành hoạt động cho các nhà quản lý, còn nhà quản lý sẽ hành động và đưa ra quyết định tối đa hoá giá trị cổ đông và đảm bảo rằng các khoản nợ sẽ được hoàn trả cho các chủ nợ Tuy nhiên, lý thuyết người đại diện cũng mô tả, các nhà quản lý có khả năng sử dụng các vị trí và quyền lực của họ để đảm bảo lợi ích riêng của họ Điều này có thể sẽ gây ra sự lựa chọn bất lợi và các vấn đề ở khía cạnh đạo đức khác bởi vì các nhà đầu tư luôn hoài nghi rằng liệu các nhà quản lý có đang hành động vì lợi ích của công ty hay không
Lý thuyết đại diện cho rằng sự xung đột sẽ tăng lên khi có thông tin không đầy đủ và không đối xứng giữa nhà đầu tư và người quản lý của doanh nghiệp Vấn đề này có thể được hạn chế tối đa bằng cách cung cấp thêm thông tin Một vài yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề CBTT có quan hệ với lý thuyết đại diện là quy mô doanh nghiệp, khả năng sinh lời, chủ thể kiểm toán, thành phần HĐQT, sở hữu cổ đông nước ngoài Chi phí đại diện phụ thuộc vào kích cỡ của doanh nghiệp (Rodriguez Pere, 2004) vì vậy các doanh nghiệp lớn thường công bố nhiều thông tin hơn để làm giảm chi phí này Sự xung đột lợi ích có thể xảy ra khi thông tin không đầy đủ, bất đối xứng nên khi lợi nhuận cao, khả năng sinh lời cao cũng cần phải CBTT nhiều hơn để hạn chế xảy ra vấn đề này Mặt khác, kiểm toán độc lập bên ngoài đóng một vai trò trong việc giảm thiểu các xung đột lợi ích giữa nhà quản lý và nhà đầu tư Ngoài ra, khi số thành viên HĐQT không tham gia điều hành càng nhiều thì chi phí đại diện càng cao Để hạn chế chi phí này, các nhà đầu tư thường yêu cầu các nhà quản lý phải CBTT nhiều hơn Đặc biệt, do sự tách biệt về địa lý giữa nhà quản lý và các cổ đông nước ngoài nên nhu cầu về thông tin cũng sẽ cao hơn từ các cổ đông nước ngoài
Vận dụng lý thuyết vào nghiên cứu: trong nghiên cứu này, tác giả vận dụng lý thuyết đại diện nhằm giải thích cho ảnh hưởng của các nhân tố gồm quy mô doanh nghiệp, chủ thể kiểm toán, lệ tỷ lệ thành viên HĐQT không tham gia điều hành, tỷ lệ sở hữu cổ đông nước ngoài, sở hữu Nhà nước đến mức độ CBTT tự nguyện của các
DN niêm yết tại Việt Nam.
+ Lý thuyết tín hiệu (Signalling theory)
Nội dung lý thuyết: Lý thuyết tín hiệu chỉ ra rằng thông tin không đối xứng giữa
DN và nhà đầu tư gây ra sự lựa chọn bất lợi cho nhà đầu tư Để tránh tình trạng này, các doanh nghiệp CBTT một cách tự nguyện và đưa ra tín hiệu đến thị trường (Watts vàZimmerman, 1986) Nó cũng đã được sử dụng để giải thích CBTT trên báo cáo của công ty Theo lý thuyết tín hiệu, các nhà quản lý là những người mong đợi một tín hiệu tăng trưởng cao trong tương lai sẽ có động cơ phát tín hiệu này tới các nhà đầu tư Một trong những phương tiện để phát tín hiệu này là CBTT Nhà quản lý sẽ CBTT nhiều hơn để báo hiệu cho các nhà đầu tư thấy rằng công ty mà họ đang quản lý là tốt hơn so với các công ty khác với mục đích thu hút đầu tư và nâng cao uy tín của mình Quy mô DN, thời gian hoạt động, giá trị tài sản cố định, khả năng sinh lời và khả năng thanh toán là các nhân tố ảnh hưởng đến các quyết định về CBTT để tránh sự lựa chọn bất lợi Các DN có quy mô lớn, thời gian hoạt động lâu, giá trị tài sản cố định lớn, khả năng sinh lời cao và khả năng thanh toán cao thường có xu hướng CBTT nhiều hơn để tạo niềm tin và thu hút nhà đầu tư Các DN này thường sử dụng các thông tin tài chính như là một công cụ truyền tín hiệu đến thị trường Việc công bố nhiều thông tin là một tín hiệu hướng các bên liên quan đặc biệt là nhà đầu tư quan tâm đến DN Từ đó, giúp các DN nhận được lợi ích về hình ảnh, thương hiệu, danh tiếng, hay khả năng tiếp cận với các nguồn lực tài chính Điều này giúp DN cải thiện hiệu quả tài chính (Cheng và cộng sự, 2016; Kasbun và cộng sự, 2017).
Vận dụng lý thuyết vào nghiên cứu: Lý thuyết này được vận dụng vào nghiên cứu nhằm giải thích cho sự tác động của các nhân tố gồm Quy mô DN, thời gian hoạt động, và khả năng thanh toán đến các CBTT tự nguyện của DN niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Bên cạnh đó, lý thuyết cũng được vận dụng nhằm giải thích mức độ công bố thông tin tự nguyện cũng ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của DN.
+ Lý thuyết phân tích chi phí lợi ích (Cost-Benefit Analysis Theory):
Nội dung lý thuyết: Lý thuyết này giải thích rằng việc phân tích chi phí – lợi ích là cần thiết trong quyết định công bố hoặc không công bố thông tin tự nguyện, trong đó, doanh nghiệp thực hiện tính toán các lợi ích có được từ công bố thông tin tự nguyện và so sánh chi phí bỏ ra để có được các lợi ích đó.
Giả thuyết và mô hình nghiên cứu đề xuất
2.4.1.1 Thời gian hoạt động của doanh nghiệpảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện
Theo lý thuyết tín hiệu và các nghiên cứu trước thì thời gian hoạt động của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến vấn đề CBTT kế toán Nhiều nghiên cứu trước đã cho rằng có mối quan hệ thuận chiều giữa thời gian hoạt động của doanh nghiệp với vấn đề CBTT kế toán Các DN có thời gian hoạt động càng lâu thì việc lập và trình bày các thông tin kế toán càng được cải thiện hơn vì chúng có nhiều điều kiện thực tế hơn cho quá trình báo cáo như bộ máy kế toán, khả năng áp dụng công nghệ thông tin… Các công ty có thời gian hoạt động lâu dài có nhiều thành tựu để báo cáo nhằm tăng danh tiếng của nó, còn các công ty có thời gian hoạt động còn ngắn chưa có nhiều danh tiếng trên thị trường nên việc công bố nhiều thông tin có thể ảnh hưởng tiêu cực đến vị thế cạnh tranh của họ.
Owusu – Ansah (1998) đã xác định một số biến mới, chẳng hạn như tuổi của công ty để thực hiện nghiên cứu, theo các tác giả này lý do để chọn biến này nằm ở khả năng các công ty cũ có thể đã cải thiện việc lập báo cáo tài chính của họ theo thời gian, thứ hai họ cố gắng nâng cao uy tín và hình ảnh của mình trên thị trường. Owusu – Ansah (1998) nêu ba lý do trong việc đưa biến này vào nghiên cứu như sau: Thứ nhất, các công ty trẻ có thể bị bất lợi trong cạnh tranh nếu họ công bố một số thông tin như thông tin về chi phí nghiên cứu, chi phí vốn và phát triển sản phẩm; Yếu tố thứ hai là chi phí công bố thông tin và sự dễ dàng thu thập, xử lý và công bố các thông tin được yêu cầu, những chi phí này có khả năng là lớn hơn cho các công ty trẻ; Yếu tố thứ ba là các công ty trẻ có thể thiếu một “hồ sơ theo dõi” dựa vào việc công bố công khai và do đó có ít thông tin công bố hoặc công bố thông tin nhưng không chi tiết Do đó, theo các tác giả thời gian hoạt động của công ty có thể được cung cấp như một biến độc lập trong việc giải thích mức độ công bố thông tin tự nguyện Camfferman và Cooke (2002) cũng cho thấy rằng thời gian hoạt động của doanh nghiệp có tác động tích cực đến mức độ công bố thông tin kế toán Hầu hết trong các nghiên cứu này, thời gian hoạt động đều được tính từ lúc DN bắt đầu niêm yết trên thị trường chứng khoán đến thời điểm nghiên cứu Giả thuyết được đưa ra là:
Giả thuyết H1: DN có thời gian hoạt động càng lâu thì mức độ công bố thông tin tự nguyện càng cao
2.4.1.2 Cơ cấu hội đồng quản trị ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện
Yếu tố quan trọng của quản trị DN là vai trò của HĐQT trong việc giám sát hoạt động của nhà quản lý Chức năng giám sát của HĐQT là cần thiết vì theo lý thuyết đại diện thì luôn có sự mâu thuẫn về lợi ích giữa một bên là các nhà đầu tư và một bên là các người quản lý Tránh né, đặc quyền quá mức và các khoản đầu tư không tối ưu là những vấn đề hay gặp trong hành động lạm dụng chức quyền của các nhà quản lý Để làm giảm mâu thuẫn này, HĐQT sẽ thực hiện quyền lực của mình để theo dõi và kiểm soát quản lý Cơ cấu HĐQT trong đó việc tồn tại các thành viên HĐQT không tham gia điều hành là một trong những khía cạnh quan trọng trong hiệu quả của hội đồng quản trị Từ quan điểm của lý thuyết đại diện,người ta lập luận rằng sự độc lập của hội đồng sẽ có giá trị hơn vì khả năng của họ trong việc kiểm tra và giám sát các nhà quản lý và do đó làm giảm vấn đề đại diện(Fama và Jensen, 1983) Một số nghiên cứu trình bày bằng chứng cho thấy rằng quản trị công ty hiệu quả hơn với sự độc lập của các thành viên hội đồng, từ đó cải thiện hiệu suất công ty (Haniffa và Cooke, 2002), thành viên HĐQT không tham gia điều hành (về số lượng) có thể yêu cầu cung cấp cho họ nhiều quyền lực hơn để buộc quản lý nâng cao chất lượng công bố thông tin (Haniffa và Cooke, 2002).Huafang và Jianguo (2007) cung cấp bằng chứng cho thấy mối quan hệ tích cực giữa Thành viên HĐQT không tham gia điều hành và công bố thông tin Yanesari và cộng sự (2012) cung cấp thêm bằng chứng cho thấy các doanh nghiệp có tỷ lệ thành viên HĐQT không tham gia điều hành cao hơn có mức công bố thông tin tự nguyện cao hơn đáng kể Cụ thể theo Yanesari và cộng sự (2012), nếu các thành viên HĐQT đều giữ quyền quản lý hoặc có mối quan hệ nhân thân, quyền sở hữu với công ty thì vai trò này sẽ bị hạn chế vì có khả năng các thành viên HĐQT sẽ quản lý hoạt động của công ty theo hướng có lợi cho mình mà không có lợi cho các cổ đông khác Do đó, luật về quản trị doanh nghiệp của các quốc gia thường có yêu cầu trong cơ cấu HĐQT công ty phải có ít nhất 1/3 các thành viên HĐQT là độc lập, không tham gia điều hành hoạt động công ty Các thành viên này sẽ giám sát hoạt động của HĐQT, làm giảm nguy cơ lạm dụng quyền hạn, giúp bảo vệ lợi ích chính đáng của các cổ đông Một công ty có tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập cao sẽ giám sát tốt hơn các hành vi của nhà quản lý và do đó cũng giảm bớt xung đột giữa nhà đầu tư và người quản lý Để làm được điều này, các thành viên HĐQT độc lập có xu hướng khuyến khích và hỗ trợ CBTT nhiều hơn ra bên ngoài.
Các nghiên cứu trước đo lường yếu tố này bằng cách so sánh tỷ lệ giữa số thành viên HĐQT không điều hành với tổng số thành viên HĐQT Mối quan hệ thuận chiều giữa tỷ lệ này được đưa ra bởi Hanifa và Cooke (2002) Còn ở Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Công Phương và Nguyễn Thị Thanh Phương (2014) lại cho thấy tỷ lệ thành viên HĐQT không tham gia điều hành có ảnh hưởng không đáng kể đến vấn đề công bố thông tin kế toán Giả thuyết được đưa ra là:
Giả thuyết H2: DN có tỷ lệ thành viên HĐQT không tham gia điều hành càng lớn thì mức độ công bố thông tin tự nguyện càng cao
2.4.1.3 Tỷ lệ sở hữu nhà nước ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện
Huafang và Jianguo (2007) thực hiện khảo sát trên 559 DN niêm yết tại Trung Quốc năm 2002 nhằm nghiên cứu về công bố thông tin tự nguyện của các
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng sở hữu của nhà nước có liên quan đến việc công bố thông tin tự nguyện Nguyên nhân là do Nhà nước nắm quyền sở hữu kiểm soát tại các doanh nghiệp, dẫn đến việc doanh nghiệp có động lực mạnh mẽ hơn trong việc tuân thủ các quy định về công bố thông tin để duy trì sự minh bạch và trách nhiệm đối với công chúng.
Nhà nước luôn có đủ nguồn lực cũng như chuyên môn trong việc giám sát các hoạt động của doanh nghiệp, thêm vào đó có thể nhà nước còn có các mục đích chính trị, ổn định xã hội, thông qua doanh nghiệp nên yêu cầu của Nhà nước trong việc các doanh nghiệp phải công bố thông tin là rất lớn Nhà nước thường chủ động hơn trong việc giám sát đầu tư, thể hiện trách nhiệm và giám sát hiệu quả tài chính, hiệu quả hoạt động của các công ty một cách thường xuyên, điều này được thực hiện thông qua yêu cầu các doanh nghiệp công bố thông tin Giả thuyết được đưa ra là:
Giả thuyết H3: Tỷ lệ sở hữu nhà nước càng lớn thì mức độ công bố thông tin tự nguyện càng cao
2.4.1.4 Tỷ lệ sở hữu cổ đông nước ngoài ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện
Theo lý thuyết đại diện, có sự mâu thuẫn về lợi ích giữa các cổ đông và nhà quản lý Các cổ đông tăng cường giám sát các hành vi của người quản lý nhằm đảm bảo lợi ích của mình thông qua việc muốn biết nhiều hơn về thông tin DN Các nhóm cổ đông khác nhau có nhu cầu về các loại thông tin khác nhau như thông tin về dự báo, thông tin về lợi nhuận, thông tin về trách nhiệm xã hội Do đó, các công ty có số lượng cổ đông lớn thì nhu cầu công bố thông tin kế toán sẽ cao hơn Đặc biệt, nhu cầu về thông tin cũng sẽ cao hơn từ các cổ đông nước ngoài do sự tách biệt về địa lý giữa nhà quản lý và các cổ đông nước ngoài Yếu tố này được xác định trong các nghiên cứu trước bằng cách tính tỷ lệ của cổ đông nước ngoài so với cổ đông toàn doanh nghiệp Khi nghiên cứu các doanh nghiệp niêm yết tại Malaysia, Hanifa và Cooke (2002) đã tìm thấy mối quan hệ thuận chiều giữa tỷ lệ sở hữu của cổ đông nước ngoài và vấn đề công bố thông tin kế toán Ngược lại, ở Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Công Phương và Nguyễn Thị Thanh Phương (2014) lại cho ra kết quả là mối quan hệ ngược chiều.
Dựa trên lý thuyết đại diện, nơi có sự tách biệt giữa chủ sở hữu (cổ đông) và quản lý, tiềm năng cho chi phí đại diện phát sinh do xung đột lợi ích giữa chủ sở hữu và quản lý công ty (Jensen và Meckling, 1976; Watts, 1977; Fama và Jensen,1983; Chau và Gray, 2002) Cổ đông sẽ có khuynh hướng tăng cường giám sát hành vi quản lý để giảm bớt các vấn đề cơ quan Chi phí giám sát ảnh hưởng đến lợi nhuận và tiền công quản lý, và do đó có thể giảm chi phí giám sát bằng cách cung cấp thêm thông tin cho các cổ đông Cổ đông, theo Huafang và Jianguo (2007), cũng thay đổi nhu cầu thông tin của họ, một số cổ đông có thể quan tâm đến lợi nhuận, những người khác có thể đang tìm kiếm thông tin dự báo, trong khi những người khác muốn thông tin về trách nhiệm xã hội Theo đó, việc công bố thông tin của công ty có tỷ lệ cổ đông sở hữu nước ngoài cao hơn do sự tách biệt giữa quản lý và chủ sở hữu (Xiao và Yuang, 2007) Sự phân tán quyền sở hữu đã được xác định theo kinh nghiệm là một biến quan trọng trong giải thích sự biến đổi của việc công bố thông tin của công ty (Xiao và Yuang, 2007) Theo Sartawi và cộng sự (2014), quyền sở hữu là một biến quan trọng giải thích nhu cầu về thông tin dự kiến sẽ lớn hơn khi một tỷ lệ lớn cổ phiếu được sở hữu bởi các cổ đông nước ngoài Hơn nữa, nó phù hợp với lập luận rằng các công ty có xu hướng công bố thêm thông tin để hạn chế việc bất đối xứng thông tin để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài Các nhà đầu tư nước ngoài cũng có khả năng sử dụng quyền bỏ phiếu tán thành của mình để tác động đến vấn đề công bố thông tin kế toán Giả thuyết được đưa ra là:
Giả thuyết H4: DN có tỷ lệ sở hữu cổ đông nước ngoài càng lớn thì mức độ công bố thông tin tự nguyện càng cao
2.4.1.5 Đòn bẩy tài chínhảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện Đòn bẩy tài chính là khái niệm dùng để chỉ sự kết hợp giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong việc điều hành chính sách tài chính của DN Đòn bẩy tài chính sẽ rất lớn trong các DN có tỷ trọng nợ phải trả cao hơn tỷ trọng của vốn chủ sở hữu. Ngược lại, đòn bẩy tài chính sẽ thấp khi tỷ trọng nợ phải trả nhỏ hơn tỷ trọng của vốn chủ sở hữu.
Theo lý thuyết đại diện của Jensen và Meckling (1976), doanh nghiệp (DN) càng có đòn bẩy tài chính cao thì công bố thông tin càng nhiều Để bảo vệ quyền lợi, chủ nợ sẽ đòi hỏi DN công bố thông tin và hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ hơn, đồng thời có quyền chỉ định công ty kiểm toán Công bố thông tin được coi là cách giảm chi phí giám sát cho chủ nợ, khuyến khích nhà quản lý công bố thông tin thường xuyên, toàn diện để đảm bảo khả năng thanh toán của DN.
Patricia và Rodrigues (2002) sử dụng phương pháp thống kê mô tả, hồi quy đa biến với mẫu nghiên cứu bao gồm 55 DNNY ở Bồ Đào Nha để phân tích tác động của các nhân tố đến mức độ CBTT đối với các công cụ tài chính của DNNY ở TTCK Bồ Đào Nha, kết quả nghiên cứu cho thấy đòn bẩy tài chính là một trong những nhân tố tác động đến mức độ CBTT của các doanh nghiệp này Kết quả nghiên cứu của Hossain (1995) khi nghiên cứu về công bố thông tin tự nguyện của các công ty tại New Zealand trong môi trường đang thu hút vốn đầu tư cho thấy mức ảnh hưởng đáng kể của nó đến mức độ công bố thông tin tự nguyện Nghiên cứu Patricia và Rodrigues (2002) cũng cho thấy kết quả tương tự Hossain (1995), đòn bẩy hoạt động có tác động tích cực đến công bố thông tin Tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu của Nguyễn La Soa và cộng sự (2019); Nguyễn Thúy Anh (2023) cũng cho thấy đòn bẩy nợ tác động cùng chiều đến mức độ CBTT Tuy nhiên kết quả nghiên cứu của Meek và cộng sự (1995) cho thấy không có ảnh hưởng đáng kể một tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu đến CBTT tự nguyện Giả thuyết được đưa ra là:
Giả thuyết H5: Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản của doanh nghiệp càng lớn thì mức độ công bố thông tin tự nguyện càng cao
2.4.1.6 Khả năng thanh toán ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện
Khả năng thanh toán hay còn gọi là tính thanh khoản là khả năng đáp ứng tình hình nợ của DN trong ngắn hạn Tính thanh khoản được hiểu là việc chứng khoán hay các khoản nợ, các khoản phải thu có khả năng chuyển đổi thành tiền dễ dàng, thuận tiện cho việc chi tiêu hay thanh toán Sự khó khăn trong chuyển đổi để đáp ứng nghĩa vụ hiện tại của nó trong việc thanh toán lãi và gốc cho các chủ nợ có khả năng dẫn doanh nghiệp đến bờ vực phá sản Thanh khoản là một đặc tính quan trọng của công ty trong đó có ảnh hưởng lớn đến vấn đề công bố thông tin kế toán của DN Lý thuyết tín hiệu cho rằng một công ty có tính thanh khoản cao sẽ công bố nhiều thông tin như là một cách phát thêm tín hiệu tích cực cho các nhà đầu tư để tăng niềm tin của họ và ngược lại, một công ty có tính thanh khoản thấp sẽ hạn chế việc công bố thông tin kế toán để che giấu những thông tin yếu kém ra ngoài
Việc đánh giá tính thanh khoản của doanh nghiệp là một vấn đề quan trọng đối với những người sử dụng báo cáo tài chính để đánh giá khả năng thanh toán của công ty Thanh khoản là lãi của các cơ quan quản lý cũng như các nhà đầu tư và người cho vay Khi công ty không đảm bảo khả năng thanh khoản nghĩa là công ty không có khả năng để đáp ứng các nghĩa vụ hiện tại, điều này có thể liên quan đến việc thanh toán lãi và gốc cho người cho vay và có thể dẫn đến phá sản Để giảm bớt những lo ngại này, các công ty sẵn sàng công bố thêm thông tin (Wallace và Naser, 1995) nhằm đánh lừa người sử dụng thông tin về tình hình tài chính thực tế của họ Ngoài ra, khả năng thanh toán được cho là có liên quan với vị thế tài chính và các doanh nghiệp có khả năng thanh toán cao dự kiến sẽ công bố thêm thông tin nhằm thể hiện điều tốt đẹp này đến các đối tượng sử dụng thông tin (Nandi và Ghosh, 2012; Aljifri và Alzarouni, 2013) Giả thuyết được đưa ra là:
Giả thuyết H6: DN có khả năng thanh toán càng cao thì mức độ công bố thông tin tự nguyện càng cao
2.4.1.7 Mức độ công bố thông tin tự nguyện ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp
Qua lược khảo các nghiên cứu trước có liên quan đến ảnh hưởng của CBTT tự nguyện và hiệu quả tài chính, tác giả nhận thấy kết quả của các nghiên cứu trước hiện vẫn chưa thống nhất Trước hết, dựa trên lý thuyết các bên liên quan, một số nghiên cứu trước đây cho thấy mối quan hệ tích cực giữa CBTT và hiệu quả tài chính Saleh và cộng sự (2008) đã kiểm tra 200 công ty có vốn hóa thị trường cao nhất trên Sàn giao dịch chứng khoán Kuala Lumpur (KLSE) từ năm 2000 đến 2005 bằng cách sử dụng ROA để đo lường hiệu quả tài chính Kết quả chỉ ra mối quan hệ giữa thông tin trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính, kết quả nghiên cứu cho thấy các DN có thể đạt được mức hiệu quả tài chính cao hơn nếu họ tham gia vào các hoạt động xã hội và môi trường Uwuigbe và Egbide (2012) nghiên cứu mối quan hệ giữa CBTT trách nhiệm xã hội ở các DN Nigeria với hiệu quả tài chính (được đo bằng lợi nhuận trên tài sản (ROA) và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)) Kết quả nghiên cứu của họ cho thấy rằng có một mối quan hệ tích cực giữa CBTT trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính của DN Abdi và cộng sự (2021) nghiên cứu ảnh hưởng của CBTT phát triển bền vững đến giá trị và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp Kết quả nghiên cứu cho thấy tăng cường công bố thông tin xã hội và môi trường làm tăng hiệu quả tài chính của doanh nghiệp thể hiện qua chỉ số Tobin’s Q, điều này được giải thích rằng thông qua thực hiện các sáng kiến về môi trường và xã hội sẽ làm giảm chi phí hoạt động của doanh nghiệp từ đó tăng hiệu quả tài chính Một số nghiên cứu khác cũng xác định mức độ CBTT càng cao thì hiệu quả tài chính càng cao như Oeyono và cộng sự (2011), Hossain và cộng sự (2015), Resmi và cộng sự (2018), Opanyi (2019), Assidi (2020).
Tuy nhiên, theo quan điểm của lý thuyết hợp pháp, một số các nhà nghiên cứu cho rằng CBTT có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến hiệu quả tài chính. Một số tác giả tìm thấy mối quan hệ tiêu cực giữa CBTT tự nguyện và hiệu quả tài chính Preston và O’Bannon (1997) cho rằng khi DN thực hiện TNXH là bất lợi cho các bên liên quan vì một công ty phải sử dụng các nguồn lực của mình để tối đa hóa lợi nhuận, và khi DN thực hiện TNXH họ phải tiêu tốn nhiều nguồn lực, do đó, các mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của công ty bị ảnh hưởng, hiệu quả tài chính giảm. Các tác giả như Sengupta (1998), Talbi và Omri (2014), Baimukhamedova và cộng sự (2017) cũng đã xác định mối quan hệ nghịch chiều giữa CBTT tự nguyện và hiệu quả tài chính
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Khung phân tích và quy trình nghiên cứu
Dựa trên các nghiên cứu đã trình bày, tác giả xây dựng khung nghiên cứu theo các nội dung sau nhằm giải quyết các câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu đã được xác định ở trong chương 1.
Sơ đồ 3.1: Khung phân tích
(Nguồn: tác giả tổng hợp)
Trong nghiên cứu này, khung phân tích bao gồm khung lý thuyết và khung thực tiễn Đối với khung nghiên cứu lý thuyết, khung này bao gồm tổng quan các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài và các lý thuyết nền được sử dụng trong các nghiên cứu về CBTT nói chung và CBTT tự nguyện nói riêng Khung lý thuyết đóng vai trò quan trọng trọng việc đưa ra các nhận xét về cách thức đo lường CBTT tự nguyện được sử dụng, các nhân tố ảnh hưởng đến CBTT tự nguyện đã được nghiên cứu, và CBTT tự nguyện ảnh hưởng đến DN như thế nào Bên cạnh đó, lược khảo các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài cũng giúp tác giả xác định các phương pháp nghiên cứu như phương pháp định tính, phương pháp nghiên cứu định lượng hay phương pháp nghiên cứu hỗn hợp được các tác giả trước đây sử dụng như thế nào nhằm giải quyết mục tiêu nghiên cứu về CBTT tự nguyện của DN, cũng như các lập luận về lý thuyết nền áp dụng nhằm giải thích cho các nhân tố ảnh hưởng đến CBTT tự nguyện và ảnh hưởng của CBTT tự nguyện đến các khía cạnh của DN nói chung và đặc biệt là hiệu quả tài chính nói riêng Từ kết quả các nghiên cứu trước, tác giả tổng hợp và đề xuất mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến CBTT tự nguyện và ảnh hưởng của CBTT tự nguyện đến hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, cũng như đề xuất cách thức đo lường các khái niệm nghiên cứu trong mô hình Về khung thực tiễn, trước hết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính với kỹ thuật phỏng vấn chuyên gia, kết quả của nghiên cứu định tính sẽ giúp xác định mô hình nghiên cứu chính thức, cách thức đo lường các khái niệm nghiên cứu chính thức của luận án.
Từ kết quả nghiên cứu định tính, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp để thực hiện nghiên cứu định lượng nhằm xác định và kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến CBTT tự nguyện và ảnh hưởng của CBTT tự nguyện đến hiệu quả tài chính của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
3.1.2 Quy trình nghiên cứu
Với việc xác định phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, tác giả xây dựng quy trình nghiên cứu của luận án gồm 5 bước:
Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu: Tổng quan các nghiên cứu trước để xác định khoảng trống nghiên cứu và hệ thống hóa các lý thuyết nền tảng giải thích cho mối quan hệ giữa trình bày và công bố thông tin tự nguyện với hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN để từ đó làm căn cứ xây dựng vấn đề nghiên cứu.
Bước 2: Xây dựng kế hoạch nghiên cứu: Từ vấn đề nghiên cứu được xác định ở bước 1 tác giả hình thành mục tiêu nghiên cứu cho luận án Theo đó, dựa trên các nhân tố liên quan đến việc trình bày và công bố thông tin tự nguyện và các chỉ số hiệu quả tài chính tác giả tiến hành thảo luận chuyên gia nhằm nhận diện các nhân tố ảnh hưởng Đồng thời dựa trên các ý kiến của chuyên gia sau khi thảo luận, tác giả sẽ xây dựng mô hình nghiên cứu chính thức Trong giai đoạn này tác giả nhận diện các nhân tố ảnh hưởng bao gồm:
- Xác định bộ chỉ số đo lường công bố thông tin tự nguyện:
+ Xác định các nội dung thông tin tự nguyện công bố
+ Đo lường mức độ công bố thông tin từng nội dung
- Xác định chỉ số hiệu quả tài chính
-Xác định các biến kiểm soát
Bước 3: Thu thập thông tin cần thiết: trong giai đoạn này tác giả tiến hành thu thập các mẫu phục vụ cho quá trình phân tích thông tin Sau đó tiến hành lựa chọn mẫu, lựa chọn kỹ thuật thu thập dữ liệu và các vấn đề có liên quan.
Bước 4: Phân tích thông tin thu thập được: Để phân tích các dữ liệu thu thập được từ bước 3, bài nghiên cứu tiến hành thống kê mô tả dữ liệu thu được, sử dụng phương pháp phân tích mô hình phương trình cấu trúc (SEM - Structural Equation Modeling) qua phần mềm Stata 17 Các bước xử lý số liệu qua phần mềm Stata 17 thực hiện như sau:
- Loại bỏ các dữ liệu gây nhiễu (Outliers);
- Kiểm định các khuyết tật trong mô hình;
- Kiểm định mối quan hệ giữa các mối quan hệ trong mô hình;
- Đo lường mối quan hệ giữa các biến trong mô hình.
Bước 5: Bàn luận kết quả thu thập được: từ kết quả hồi quy tác giả tiến hành bàn luận, đối chiếu với các nghiên cứu trước kết hợp với bối cảnh nền kinh tế
VN để đưa ra các hàm ý khoa học nhằm nâng cao mức độ công bố thông tin tự nguyện của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam,qua đó nâng cao hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp này Quy trình nghiên cứu được thể hiện theo sơ đồ 3.2.
Sơ đồ 3.2: Quy trình nghiên cứu
(Nguồn: tác giả tổng hợp)
Phương pháp nghiên cứu
Nguyễn Đình Thọ (2011) cho rằng phương pháp nghiên cứu khoa học có thể được chia thành ba trường phái, đó là định tính; định lượng và hỗn hợp Ge (2009) cho rằng đối với nghiên cứu về thông tin, nghiên cứu định lượng được sử dụng nhằm để phân loại tính năng, xây dựng mô hình thống kê và phân tích một cách khách quan, quan sát bằng các phương pháp khoa học; nghiên cứu định tính được dùng để khám phá ý kiến, thái độ và nhận thức của con người Loại nghiên cứu này hướng đến việc mô tả tình huống hay hiện tượng thông qua diễn giải chủ quan.
Creswell (2002) cho rằng mức độ kết hợp định tính và định lượng trong phương pháp nghiên cứu hỗn hợp phụ thuộc vào lựa chọn cụ thể về:
-Tính thời gian của data thu thập:
+ Dữ liệu có thể thu thập theo chuỗi thời gian: dữ liệu về một biến trên cùng một đối tượng quan sát, ở những thời kỳ khác nhau
+ Dữ liệu chéo: dữ liệu về một biến trên nhiều đối tượng quan sát, ở cùng một thời kỳ.
+ Dữ liệu bảng: là dữ liệu về một biến quan sát trên các đối tượng khác nhau ở những thời kỳ khác nhau Trong luận án, tác giả sử dụng dữ liệu bảng phản ánh biến quan sát là mức độ công bố thông tin tự nguyện ở các thời kỳ khác nhau (2019,
-Sự pha trộn: sự hết hợp dữ liệu định tính, định lượng tùy theo các mục tiêu của nghiên cứu Trong luận án, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp để đạt được các mục tiêu đã nêu trong chương 1.
Sử dụng thiết kế nghiên cứu hỗn hợp kết hợp giữa định tính và định lượng cho phép tác giả linh hoạt trong việc giải quyết mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu của luận án PPNC hỗn hợp được tác giả áp dụng vì sự phù hợp trong việc đồng thời sử dụng cả phương pháp định tính và định lượng Trong đó, phương pháp định lượng đóng vai trò chính, còn phương pháp định tính hỗ trợ ở mức độ thấp hơn Việc thu thập và phân tích dữ liệu định tính và định lượng được thực hiện đồng thời nhưng độc lập, tạo nên sự chặt chẽ và toàn diện cho nghiên cứu.
Sơ đồ 3.3: Các bước thiết kế hỗn hợp đa phương pháp
(Nguồn: Nguyễn Đình Thọ, 2011) Định tính Định lượng Dіễn gіảі dựa vào ễn gіễn gіảі dựa vào ảіễn gіảі dựa vào dựa vào kết quả Định tính
Sơ đồ 3.4: Quy trình nghiên cứu định tính
(Nguồn: tác giả tổng hợp)
Theo Coyne (1997), Nguyễn Đình Thọ (2011) thì nghiên cứu định tính là một dạng nghiên cứu khám phá với mục đích xây dựng lý thuyết nên thường được thực hiện với một nhóm nhỏ các đối tượng nghiên cứu Chính vì vậy không có một con số cụ thể nào cho số lượng mẫu được chọn khi xây dựng tình huống, cho nên trong luận án sau khi tiến hành lựa chọn các chuyên gia cho việc thực hiện khảo sát,tác giả đưa ra các tiêu chí lựa chọn chuyên gia nhằm đảm bảo các ý kiến của chuyên gia bao quát các vấn đề mà luận án đang xem xét Bước tiếp theo tác giả tiến hành phỏng vấn chuyên gia để xác định các nội dung công bố thông tin tự nguyện Việc xác định nội dung chủ yếu trong công bố là việc xác định điểm bão hòa sẽ là điểm được đồng thuận về một vấn đề nghiên cứu đang được các chuyên gia xem xét (Gummesson, 2000) Khi thông tin thu thập được hầu như không có gì khác biệt so với các mẫu trước đó thì nhà nghiên cứu sẽ tiến hành thu thập thêm một mẫu nhằm khẳng định điểm bão hòa Trong trường hợp này mẫu thu thập tiếp theo không phát hiện thêm thông tin gì mới thì việc thu thập dữ liệu sẽ được dừng lại Để thực hiện nghiên cứu định tính, trước tiên tác giả tiến hành tổng kết các mô hình, lý thuyết nền từ các nghiên cứu trước đã được công bố trên các tạp chí uy tín trong và ngoài nước Các nghiên cứu sẽ được thu thập, định dạng theo file pdf sau đó được tập hợp trên phần mềm Endnote theo trình tự ưu tiên như cách sắp xếp các từ khóa nhằm tổng hợp các xu hướng, các mối quan hệ nhân quả, các nội dung công bố thông tin tự nguyện, các chỉ số tài chính dùng để phản ánh hiệu quả tài chính nhằm xác định tác động của công bố thông tin tự nguyện đến hiệu quả tài chính của DN Sau đó, tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia là những người có am hiểu sâu rộng, có nhiều năm kinh nghiệm làm việc thực tiễn thuộc lĩnh vực nghiên cứu của luận án như đã trình bày ở trên nhằm xác định các nội dung chủ yếu trong công bố thông tin tự nguyện và các chỉ số tài chính được dùng để phản ánh sự tác động của việc công bố thông tin tự nguyện đến hiệu quả tài chính của DN.
- Tiêu chí lựa chọn chuyên gia:
Dựa theo quyết định 588/QĐ-BKHCN ban hành bởi Bộ Trưởng Bộ Khoa Học và Công Nghệ ngày 31/03/2014 về việc xây dựng, quản lý và sử dụng cơ sở dữ liệu chuyên gia của bộ khoa học và công nghệ, tác giả xác định tiêu chí lựa chọn chuyên gia như sau:
Điều kiện tối thiểu để trở thành giảng viên, chuyên gia nghiên cứu tại các Trường Đại học theo quy định hiện hành: Về trình độ chuyên môn, chuyên gia phải đạt học vị tiến sĩ trở lên Có ít nhất 1 công trình khoa học được đăng trên tạp chí chuyên ngành có uy tín trong nước hoặc quốc tế.
5 năm kinh nghiệm công tác giảng dạy tài chính, kế toán, kiểm toán tại các Trường Đại học trong nước Sở dĩ tác giả chọn chuyên gia nhóm này vì dẫn theo Soanes vàStevenson (2004), đối tượng được lựa chọn để phỏng vấn phải là những người có kiến thức hoặc rất thông hiểu về một lĩnh vực cụ thể gắn với vấn đề nghiên cứu. Như vậy, tác giả lựa chọn nhóm chuyên gia này với kỳ vọng họ là những người có kiến thức chuyên môn và có quan tâm đến lĩnh vực nghiên cứu mà tác giả đang thực hiện.
- Tiêu chí đối với chuyên gia thuộc nhóm thực hành: Về trình độ chuyên môn: Chuyên gia có học vị Thạc sỹ trở lên Có ít nhất 5 năm công tác ở vị trí thành viên HĐQT, thành viên Ban kiểm soát tại các công ty cổ phần (nếu chuyên gia là Thành viên HĐQT, thành viên Ban kiểm soát); Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm công tác kiểm toán cho các công ty niêm yết (nếu chuyên gia công tác tại các công ty kiểm toán); Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm trong công tác lập và trình bày báo cáo tài chính, Báo cáo thường niên (nếu chuyên gia công tác tại các DN niêm yết) Tác giả lựa chọn nhóm chuyên gia này nhằm đảm bảo nguồn dữ liệu thu thập là mang tính đa chiều (Nguyen, 2020) Hơn nữa nhóm chuyên gia này là những người thường xuyên thiết lập, vận hành, thực hiện, kiểm tra, đánh giá chất lượng thông tin công bố nói chung và thông tin tự nguyện nói riêng Như vậy, tác giả lựa chọn nhóm chuyên gia này với kỳ vọng rằng chuyên gia là nhóm đối tượng có kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm thực hành của họ đối với lĩnh vực nghiên cứu mà tác giả đang thực hiện.
Lãnh đạo tại doanh nghiệp: 03.
Các chuyên gia trong lĩnh vực giảng dạy, tham mưu định hướng các giải pháp về Kế toán Kiểm toán cho Bộ tài chính: 03 người
Chuyên gia trong lĩnh vực kiểm tra, rà soát tính trung thực, hợp pháp của thông tin công bố: 02 người.
Lãnh đạo quản lý về chính sách: 02 đại diện của Vụ Chế độ Kế toán Kiểm toán VN Đây là những đối tượng trực tiếp tham gia, soạn thảo, ban hành các chính sách Kế toán tại VN
- Quy trình phỏng vấn, thu thập dữ liệu.
Quy trình thu thập dữ liệu được tiến hành như sau: thảo luận nháp, thảo luận chính thức, trình bày dữ liệu thu thập, xác nhận dữ liệu thu thập.
Sơ đồ 3.5: Quy trình phỏng vấn và thu thập dữ liệu
(Nguồn: tác giả tổng hợp)
Thảo luận nháp: Nhằm tham khảo các ý kiến đóng góp về nội dung, cách thức tiến hành cho buổi thảo luận, tác giả tham khảo ý kiến đóng góp với giảng viên hướng dẫn, đồng nghiệp để xây dựng dàn ý, nội dung cụ thể của từng vấn đề cho phần thảo luận chính thức theo hướng câu hỏi gợi mở thay vì nội dung câu hỏi đóng.
Thảo luận chính thức: Dựa trên phần đóng góp về nội dung, dàn ý tác giả xây dựng phần Dàn bài thảo luận chính thức Tiến hành trao đổi, thảo luận với các chuyên gia.
Trình bày dữ liệu thu thập: sau buổi thảo luận, tác giả tổng kết lại các ý kiến đóng góp chính bằng văn bản qua email để các tác giả xác nhận nếu có chỉnh sửa Sau khi chỉnh sửa hoàn chỉnh, tác giả sẽ gửi xác nhận ý kiến đóng góp cuối cùng.
Tổng hợp kết quả nghiên cứu: Dựa trên các dữ liệu đã thu thập, tác giả tổng hợp đưa ra kết quả nghiên cứu định tính cuối cùng cho phần nội dung trình bày, công bố thông tin tự nguyện và chỉ số hiệu quả tài chính.
Dàn bàіễn gіảі dựa vào thảo luận Tіễn gіảі dựa vào ếp thu ý kіễn gіảі dựa vào ến
Dàn bàіễn gіảі dựa vào thảo luận Thu thập ý kіễn gіảі dựa vào ến cho NC định tính
Trình bày dữ lіễn gіảі dựa vào ệu thu thập
Dàn bàіễn gіảі dựa vào trình bày kết quả thảo luận Xіễn gіảі dựa vào n ý kіễn gіảі dựa vào ến xác nhận
Tổng hợp kết quả nghіễn gіảі dựa vào ên cứu
Phân tích dữ lіễn gіảі dựa vào ệu và tổng hợp kết quả
- Đối tượng nghiên cứu và khảo sát
Tác động của công bố thông tin tự nguyện đến hiệu quả tài chính của các DN niêm yết trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam.
Đo lường các biến trong mô hình hồi quy
3.3.1 Đo lường mức độ công bố thông tin tự nguyện
Như đã trình bày các phương pháp đo lường mức độ CBTT tự nguyện ở chương 2 của nghiên cứu, luận án này lựa chọn cách tiếp cận là đo lường dựa trên phân tích nội dung, phương pháp này cũng đã được nhiều nghiên cứu trước đây sử dụng như Tạ Quang Bình (2012); Hoang và cộng sự (2018); Trần Thị Thanh Huyền (2020); Bước quan trọng nhất trong việc thực hiện nghiên cứu theo phương pháp phân tích nội dung là xây dựng một bộ chỉ mục công bố thông tin Theo Wallace và cộng sự, 1994; Al-Hussaini, 2001 thì không có sự đồng thuận về số lượng hoặc lựa chọn các hạng mục được đưa vào bộ chỉ mục công bố thông tin Ngoài ra, số lượng các mục thông tin được sử dụng trong các nghiên cứu khác nhau là khác nhau, và ngày càng tăng theo thời gian, điều này có thể giải thích do sự khác biệt nơi các nghiên cứu được tiến hành (Wallace, 1993; Ngangan và cộng sự, 2005) Marston and Shrives (1991) đã lưu ý số lượng chỉ mục công bố thông tin có thể được cung cấp bởi một công ty là rất lớn, thậm chí là vô hạn Wallace (1988) lập luận rằng không có tiêu chí để khẳng định rằng thông tin đó nhất định cần phải được đưa vào bộ chỉ mục công bố thông tin và điều đó để khắc phục sự thiên vị lựa chọn thông tin công bố, chính vì điều này nên các nhà nghiên cứu đã xây dựng một danh sách mở rộng các mục công bố thông tin Số lượng các mục được bao gồm trong bảng điểm trong các nghiên cứu trước đây thay đổi từ tối thiểu 17 mục (Barrett, 1976) tối đa là
Chỉ số công bố thông tin có thể bao gồm cả các mục thông tin bắt buộc và tự nguyện vì cả hai hình thức công bố thông tin này đều bắt nguồn từ yêu cầu của xã hội (Archambault và Archambault, 2003) Thông tin bắt buộc phải công bố được yêu cầu theo quy chế, quy định chuyên môn và yêu cầu niêm yết của sở giao dịch chứng khoán Mức độ mà các công ty tuân thủ các yêu cầu pháp lý và quy định tùy thuộc vào mức độ nghiêm ngặt của chính phủ, chuyên nghiệp và các cơ quan quản lý khác (Marston và Shivers, 1991; Agboola và Salawu, 2012) Mặt khác, việc công bố thông tin tự nguyện, vượt trên cả mức thông tin tối thiểu cần công bố, có thể phát sinh ở các công ty nhận thức về lợi ích phát sinh từ việc công bố thông tin tự nguyện này là lớn hơn chi phí bỏ ra (Gray và Roberts, 1989; Chakroun và Matoussi, 2012) Về CBTT luận án tập trung vào nghiên cứu CBTT tự nguyện do đó các thông tin thuộc yêu cầu bắt buộc công bố sẽ không được nghiên cứu, trình bày trong luận án Đối với công bố thông tin tự nguyện: theo Eng và Mak (2003); Peterson và Plenborg (2006); và Alivar (2006) thì chỉ số công bố thông tin tự nguyện dựa trên thông tin trong báo cáo thường niêm mà các DN cung cấp, những tác giả này cho rằng công bố thông tin tự nguyện tập trung vào nhu cầu của nhà đầu tư
Các bước xây dựng bộ chỉ mục CBTT tự nguyện trong nghiên cứu này được thực hiện dựa trên hướng dẫn của Ousama và Fatima (2010) trong nghiên cứu
“Voluntary disclosure by Shariah approved companies:an exploratory study” như sau:
- Bước 1: Xác định danh mục các thông tin cần công bố Bước này được thực hiện chi tiết như sau:
Dựa trên những nghiên cứu trước đó, CBTT tự nguyện được chia thành 6 nhóm thông tin gồm: chiến lược, thị trường và cạnh tranh, quản lý và sản xuất, tiếp thị, quan điểm tương lai, vốn nhân lực Tại Việt Nam, các bộ chỉ mục CBTT tự nguyện đã được xây dựng, bao gồm các nhóm thông tin như: thông tin chung, ủy ban kiểm toán, thông tin tài chính, thông tin tương lai, thông tin về lao động, trách nhiệm xã hội và chính sách môi trường, thông tin về cấu trúc hội đồng quản trị Gần đây, bộ chỉ mục CBTT tự nguyện đã được cập nhật, bao gồm các nhóm thông tin như: thông tin chiến lược và thông tin chung về doanh nghiệp, thông tin tài chính và thị trường vốn, thông tin mang tính tương lai, thông tin báo cáo xã hội.
Bước 1b: Thực hiện một số điều chỉnh về bộ chỉ mục CBTT tự nguyện đã thực hiện ở bước 1 bằng cách:
+ Sắp xếp lại các mục công bố thông tin cho phù hợp với các nghiên cứu trước được thực hiện ở nước ngoài và thực hiện tại bối cảnh Việt Nam
+ Loại bỏ các chỉ mục công bố thông tin bắt buộc: Dựa theo quy định hiện hành về công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán, như Luật doanh nghiệp, Luật kế toán, các chuẩn mực kế toán, và các văn bản pháp lý khác liên quan đến CBTT trên thị trường chứng khoán, tác giả loại bỏ các chỉ mục thuộc yêu cầu bắt buộc công bố thông tin Như môt số các thông tin liên quan đến môi trường, trách nhiệm xã hội, nguồn nhân lực trước đây được xác định là CBTT tự nguyện, tuy nhiên theo quy định tại thông tư 96/2020/TT-BTC về hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán có hiệu lực từ ngày01/01/2021 thay thế thông tư số 155/2015/TT-BTC ngày 06 tháng 10 năm 2015 của
Bộ trưởng Bộ Tài chính thì các thông tin này là bắt buộc công bố, do đó, cần thiết phải loại bỏ khỏi bộ chỉ mục CBTT.
+ Bổ sung thêm các chỉ mục cho phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, môi trường hiện nay dựa trên các nghiên cứu gần đây nhất liên quan đến CBTT tự nguyện.
Từ việc thực hiện nghiên cứu định tính theo phương pháp thảo luận chuyên gia, nhóm nghiên cứu đã hiệu chỉnh được bộ chỉ mục CBTT tự nguyện đã xây dựng trước đó Qua đó, xác định được danh mục thông tin cần công bố tự nguyện chính thức dùng trong luận án.
Bước 1d: Một bộ chỉ số CBTT tự nguyện được xác định (xem phụ lục: bộ chỉ số CBTT tự nguyện)
- Bước 2: xác định cách thức đo lường/ chấm điểm cho từng chỉ mục thông tin công bố
Sau khi đã xác định được danh mục các thông tin công bố tự nguyện, việc tiếp theo là xác định cách thức đo lường từng chỉ mục CBTT tự nguyện trong bộ chỉ số CBTT tự nguyện Như đã trình bày ở nội dung của chương 1 và chương 2 của nghiên cứu, cách thức đo lường chỉ số công bố thông tin gồm đo lường có trọng số (được áp dụng bởi Courtis, 1978, Marston, 1986), đo lường không trọng số (được áp dụng bởi Cooke, 1989, 1991; Hossain và cộng sự, 1994; Narasimhan vàVijayalakshmi, 2006; Aljifri, 2008), đo lường hỗn hợp (được sử dụng bởi Choi,1973; Mangena và Pike, 2005) Hạn chế lớn khi sử dụng phương pháp đo lường có trọng số và đo lường hỗn hợp là mỗi cá nhân khi nghiên cứu sẽ có những quan điểm khác nhau khi đánh giá trọng số của mỗi khoản mục thông tin làm cho kết quả nghiên cứu mang tính chủ quan cao nên dễ cho ra những kết quả khác biệt Để hạn chế điều đó, trong nghiên cứu này tác giả thực hiện đo lường CBTT tự nguyện theo cách thức đo lường không trọng số, vì mỗi chỉ số của từng mục thông tin công bố đều quan trọng như nhau (Gray và cộng sự, 1995) Khi đó, mức độ công bố thông tin của từng chỉ mục trong bộ chỉ mục CBTT tự nguyện của một doanh nghiệp được tính toán bằng cách: gán điểm số 1 nếu một công ty công bố chỉ mục thông tin và gán điểm là 0 nếu chỉ mục thông tin không công bố (Cooke, 1989; Gul và Leung, 2004; và Hossain và Hammami, 2009) Mức độ CBTT tự nguyện của mỗi DN sẽ được xác định bằng tỷ lệ số chỉ mục thông tin được DN công bố trên tổng số lượng chỉ mục trong bộ chỉ mục CBTT tự nguyện (tổng cộng là 68 chỉ mục)
Cuối cùng, công thức tính toán được áp dụng nhằm đo lường mức độ CBTT tự nguyện của DN như sau (Aljifri và Alzarouni, 2013):
- CBTTj: Mức độ công bố thông tin của công ty j
- Ij: chỉ số công bố thông tin của công ty j
- dij = 1 nếu mục thông tin i được công bố, = 0 nếu mục thông tin không được công bố
- n: số lượng mục thông tin công ty có thể công bố (n= 68)
3.3.2 Đo lường các chỉ số phản ánh hiệu quả tài chính
Dựa trên kết quả nghiên cứu của Garcia-Castro và cộng sự (2010); Moneva và cộng sự (2008); Moneva và cộng sự (2007); Cochran và Wod (1984); McWilliams và Siegel (2000); Richardson và Welker (2001), các tác giả này đã dùng các chỉ số hiệu quả tài chính để phân tích sự tác động của công bố thông tin tự nguyện như thông tin xã hội, môi trường đến hiệu quả tài chính, tác giả xây dựng hệ thống chỉ số hiệu quả tài chính nhằm đánh giá bao quát về hiệu quả tài chính trong quá khứ cũng như tiềm năng lợi nhuận và tăng trưởng tương lai của doanh nghiệp bao gồm các chỉ số: ROA, ROE, P/B và TBQ. Đo lường hiệu quả tài chính với ROA: ROA là tỷ lệ giữa lợi nhuận so với tài sản được đem vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đánh giá hiệu quả trong việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp.
ROA là thước đo lợi nhuận dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của Doanh nghiệp hoặc đo lường khả năng tạo ra lợi nhuận của DN liên quan đến tài sản Aupperle và cộng sự (1985) cho rằng phương pháp tính toán lợi nhuận này đã được dùng rộng rãi và dường như mang lại hiệu quả cao hơn các công cụ khác. Nhiều nghiên cứu đã dùng ROA như một phép đo hiệu quả tài chính để tìm ra sự tác động của ROA đến công bố thông tin tự nguyện (McWilliams và Siegel, 2000; Peters và Mullen, 2009) Sự tác động của công bố thông tin tự nguyện đến ROA đã được tìm thấy bởi Moneva và Ortas (2010); Peters và Mullen (2009); Oeyono và cộng sự, (2011) Trong khi đó các nghiên cứu của Aupperle và cộng sự, (1985); McWilliams và Siegel (2000) và Dragomir (2010) lại không tìm thấy mối quan hệ giữa các biến này Aras và cộng sự (2010) nghiên cứu ở bối cảnh các quốc gia đang phát triển, cũng cho kết quả nghiên cứu rằng không có mối liên kết giữa việc công bố thông tin tự nguyện đến hiệu quả tài chính (ROA)
Thang đo: Trong nghiên cứu này, ROA được tính = Tổng lợi nhuận trước thuế/ tổng tài sản
Nguồn dữ liệu: các dữ liệu trong nghiên cứu được dùng để tính ROA được lấy từ Báo cáo thường niên từ năm 2019 -2022 của các công ty nằm trong danh sách khảo sát. Đo lường hiệu quả tài chính với ROE: ROE là tỷ lệ giữa lợi nhuận so với vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp sử dụng vào hoạt động của doanh nghiệp nhằm đánh giá hiệu quả trong việc sử dụng vốn.
ROE là thước đo về khả năng sinh lợi của các công ty, thể hiện khoản lợi nhuận mà công ty tạo ra với số vốn đầu tư của các cổ đông; nó được thể hiện bằng một tỷ lệ phần trăm: tỷ lệ phần trăm cao hơn thì công ty sẽ dùng vốn đầu tư tốt hơn(Dallocchio và cộng sự, 2005) ROE có thể được tính theo hai cách khác nhau: ROE dùng lợi nhuận/lỗ (P/L) trước thuế và ROE dùng thu nhập ròng Trong nghiên cứu này sẽ dùng mô hình đầu tiên vì nó sẽ được đồng nhất về cách tính với ROA, đồng thời cách tính này sẽ đánh giá tốt hơn về khả năng sinh lợi của các công ty vì nó được tính trước thuế bởi một số DN (hoặc do đặc thù ngành) có thể bị áp dụng các hệ thống thuế khác nhau, và nếu dùng thu nhập ròng để tính toán, kết quả có thể bị sai lệch Một số các nghiên cứu trước đây đã dùng ROE như là thước đo phản ánh hiệu quả hoạt động tài chính trong mối quan hệ của sự tác động công bố thông tin tự nguyện như Choi và cộng sự (2010), Ho Ngoc Thao Trang và Yekini (2014), Trần Thị Hoàng Yến (2016).
Thang đo: Trong nghiên cứu này, ROE được tính = Tổng Lợi nhuận trước thuế/ Vốn chủ sở hữu
Nguồn dữ liệu: các dữ liệu trong nghiên cứu được dùng để tính ROE được lấy từ Báo cáo thường niên từ năm 2019 -2022 của các công ty nằm trong danh sách khảo sát. Đo lường hiệu quả tài chính với TBQ: Hệ số q của Tobin (Tobin's Q -
TBQ) là tỷ số giữa giá trị thị trường và giá trị thay thế của một tài sản hữu hình (Brainard và Tobin, 1968)
Tỷ số giữa giá trị thị trường và giá trị sổ sách (TBQ) được sử dụng để ước tính giá trị thị trường của tài sản công ty dựa trên cách tiếp cận thị trường TBQ dưới 1 nghĩa là chi phí tạo ra tài sản của công ty cao hơn giá trị vốn chủ sở hữu Ngược lại, nếu TBQ trên 1, điều đó có nghĩa là giá trị cổ phiếu cao hơn chi phí thay thế tài sản của công ty Theo Hoskisson và cộng sự (1993), TBQ là chỉ số được ưa dùng để phản ánh giá trị thị trường chủ yếu vì hiệu quả kế toán và hiệu quả thị trường không đồng nhất với nhau Tuy nhiên, Dybvig và Warachka (2012) cho rằng mức biến động của TBQ phụ thuộc vào quyết định của ban quản lý và khả năng kiểm soát chi phí, tức là TBQ thấp có thể liên quan đến hiệu quả tài chính tốt hơn, nhưng hiệu quả tài chính tốt hơn không nhất thiết dẫn đến TBQ cao hơn.
Thang đo: Trong nghiên cứu này, TBQ được tính = (Tổng giá trị thị trường + Tổng Nợ phải trả)/giá trị sổ sách của tổng Tài sản doanh nghiệp
Nguồn dữ liệu: các dữ liệu trong nghiên cứu được dùng để tính TBQ được lấy từ Báo cáo thường niên từ năm 2019 -2022 của các công ty nằm trong danh sách khảo sát. Đo lường hiệu quả tài chính với P/B: P/B là hệ số được sử dụng để so sánh vốn hóa thị trường của một công ty với giá trị sổ sách của nó.
Mẫu nghiên cứu, phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu
Để phân tích mối quan hệ giữa công bố thông tin tự nguyện trên báo cáo thường niên và hiệu quả tài chính xét theo cả không gian và thời gian, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu theo dạng bảng từ năm 2019 đến 2022 Dữ liệu này giúp đánh giá sự khác biệt về mối quan hệ này giữa các đối tượng nghiên cứu (các công ty chứng khoán) và các giai đoạn thời gian khác nhau.
Do vậy, với nghiên cứu định lượng, mẫu nghiên cứu trong luận án này là các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam, các đối tượng nghiên cứu đồng thời thu thập dữ liệu theo thời gian từ 2019 đến 2022 Các DN được lựa chọn phải thỏa mãn các tiêu chuẩn sau:
- Phải là các DN niêm yết trên TTCK VN tại HOSE, HNX
- Doanh nghiệp không hoạt động trong lĩnh vực tài chính, bảo hiểm Vì các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, bảo hiểm có những đặc thù về sản phẩm, dịch vụ kinh doanh cũng như cơ cấu kiểm soát, điều hành có nhiều điểm khác với doanh nghiệp phi tài chính (Mishra và cộng sự, 2021) do đó, tác giả loại nhóm doanh nghiệp này ra khỏi mẫu nghiên cứu.
Báo cáo thường niên được công bố hằng năm nhằm mục đích thu thập dữ liệu về thông tin được các doanh nghiệp tự nguyện công bố, bao gồm cả những chỉ số tài chính quan trọng.
Về xác định kích thước mẫu nghiên cứu, do giới hạn về nguồn lực và thời gian nên rất khó thu thập tất cả tổng thể các công ty niêm yết tại Việt Nam vì vậy việc lựa chọn cỡ mẫu phù hợp để có thể ước lượng cho tổng thể rất quan trọng. Theo Nguyễn Đình Thọ (2013) cần căn cứ vào phương pháp xử lý dữ liệu để xác định cỡ mẫu nghiên cứu Theo Sekaran (2003) cỡ mẫu cần đảm bảo từ 30 - 500 là phù hợp Hoặc, nghiên cứu về mô hình SEM khi mô hình có từ hơn 6 khái niệm trở lên thì cỡ mẫu đề nghị là 500 (Hair và cộng sự, 2014) Trong luận án này, tác giả sử dụng phương pháp phân tích mô hình phương trình cấu trúc (SEM - Structural Equation Modeling) qua phần mềm Stata 17, do đó, cỡ mẫu tối thiểu được xác định là 500 quan sát Dựa trên một số ràng buộc về cỡ mẫu tối thiểu cho nghiên cứu, tác giả bị hạn chế về thời gian cũng như nguồn lực nên trên thực tế, luận án đã thu thập dữ liệu thứ cấp từ báo cáo thường niên của 147 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam với khoảng thời gian thu thập từ năm 2019 - 2022 (tương ứng số quan sát năm là 588 quan sát).
3.4.2 Quy trình tính toán và phân tích dữ liệu nghiên cứu
Quy trình tính toán và phân tích dữ liệu được thực hiện như sau:
Bước 1: Xác định bộ chỉ số công bố thông tin tự nguyện
Bước 2: Đo lường mức độ công bố thông tin tự nguyện theo phương pháp đo lường không trọng số.
Bước 3: Đo lường các chỉ số hiệu quả tài chính và các biến kiểm soát dựa trên các dữ liệu tài chính thu thập được trong Báo cáo của DN niêm yết, trang web của DN, các trang công bố thông tin DN niêm yết trên sàn HOSE, HNX.
Bước 4: Sử dụng phương pháp phân tích mô hình phương trình cấu trúc
(SEM Structural Equation Modeling) qua phần mềm Stata 17: loại bỏ dữ liệu gây nhiễu, kiểm định các khuyết tật của mô hình hồi quy, kiểm định và đo lường mối quan hệ giữa các cấu trúc trong mô hình nghiên cứu.
Nhằm giải quyết các mục tiêu đã xác định, luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp gồm nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng Nội dung chương 3 này tác giả trình bày thiết kế quy trình nghiên cứu, mô tả dữ liệu nghiên cứu, phương pháp và xây dựng mô hình nghiên cứu gồm các nhân tố ảnh hưởng của mức độ CBTT tự nguyện và ảnh hưởng của CBTT tự nguyện đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Trong đó hiệu quả tài chính được đo lường bởi ROA, ROE, Tobin’Q và P/B Dữ liệu thứ cấp dùng trong nghiên cứu được thu thập từ báo cáo của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội trong giai đoạn 2019 –
Nội dung chương tiếp theo tác giả sẽ trình bày về kết quả nghiên cứu và bàn luận kết quả nghiên cứu này với các nghiên cứu trước cũng như thực tiễn CBTT tự nguyện và hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoánViệt Nam hiện nay.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
Kết quả nghiên cứu định tính
Đối với nghiên cứu định tính, phương pháp này được tác giả thực hiện bằng kỹ thuật thảo luận chuyên gia với các mục đích chính gồm xác định mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến CBTT tự nguyện và ảnh hưởng của CBTT tự nguyện đến hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết tại Việt Nam; và xác định các thức đo lường các khái niệm nghiên cứu trong mô hình Bên cạnh đó, nội dung khảo sát cũng bao gồm các câu hỏi như các chuyên gia cho biết quan điểm của mình về CBTT tự nguyện, hay đánh giá của các chuyên gia về thực trạng CBTT tự nguyện của các doanh nghiệp hiện nay, môi trường pháp lý đối với CBTT hiện nay;
- Tiêu chí lựa chọn chuyên gia: Như đã trình bày ở chương 3 của nghiên cứu,trong nghiên cứu này, chuyên gia được xác định bao gồm 2 nhóm là (1) chuyên gia công tác giảng dạy, nghiên cứu tại các Trường Đại học, và (2) chuyên gia thuộc nhóm thực hành Về tiêu chí lựa chọn chuyên gia, đối với mỗi nhóm chuyên gia, tác giả xác định các tiêu chí về trình độ chuyên môn, và thâm niên công tác của các chuyên gia Với các chuyên gia nhóm 1, họ là những người có kiến thức chuyên môn và có quan tâm đến lĩnh vực nghiên cứu mà tác giả đang thực hiện, còn đối với chuyên gia ở nhóm 2, họ là những người thường xuyên thiết lập, vận hành, thực hiện, kiểm tra, đánh giá chất lượng thông tin công bố nói chung và thông tin tự nguyện nói riêng Kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm thực hành, kinh nghiệm nghiên cứu của các chuyên gia là những ý kiến đóng góp vô cũng hữu ích để tác giả hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu chính thức và xác định cách thức đo lường các khái niệm nghiên cứu trong mô hình (Xem phụ lục 4A: Danh sách chuyên gia phỏng vấn định tính)
- Quy trình phỏng vấn và thu thập: Dựa trên dàn bài thảo luận chuyên gia đã được chuẩn bị (Xem phụ lục 4B: Bảng câu hỏi nghiên cứu định tính) , tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp với các chuyên gia Trước hết, dựa trên nghiên cứu và tìm hiểu của tác giả về các vấn đề liên quan đến công bố thông tin tự nguyện của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán, tác giả xây dựng bảng câu hỏi dùng cho nghiên cứu định tính với kỹ thuật thảo luận chuyên gia. Dàn bài này bao gồm các nội dung như trao đổi về mối quan hệ giữa các khái niệm nghiên cứu, về có hay không ảnh hưởng của các nhân tố mà tác giả đề xuất đến công bố thông tin tự nguyện của các doanh nghiệp và hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Và về đo lường các khái niệm nghiên cứu trong luận án này Sau buổi thảo luận, tác giả tổng kết lại các ý kiến đóng góp chính bằng văn bản và gửi lại cho các chuyên gia để xác nhận hoặc có yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung nếu cần Sau khi chỉnh sửa hoàn chỉnh, tác giả sẽ gửi xác nhận ý kiến đóng góp cuối cùng đến các chuyên gia Cuối cùng, tác giả tổng hợp đưa ra kết quả nghiên cứu định tính cho phần nội dung trình bày, công bố thông tin tự nguyện và chỉ số hiệu quả tài chính Một số các kết quả chính đối với nghiên cứu định tính như sau:
Cụ thể, theo chia sẻ của chuyên gia MS08, về môi trường pháp lý đối với chứng khoán phái sinh của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay, từ năm 2007, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 131/2007/TT-BTC hướng dẫn thực hiện giao dịch chứng khoán phái sinh.
Tài chính ban hành Thông tư 38/2007/TT-BTC ngày 18/04/2007 lần đầu hướng dẫn và đưa ra các quy tắc CBTT trên thị trường chứng khoán nhằm cụ thể hóa và cải thiện mức độ minh bạch thông tin của các doanh nghiệp niêm yết Năm 2012, BộTài chính tiếp tục ban hành các Thông tư mới thay thế cho cho Thông tư38/2007/TT-BTC lần lượt là Thông tư 52/2012/TT-BTC ban hành ngày 05/04/2012 quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán và Thông tư155/2015/TT-BTC ban hành ngày 06/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, tiếp đó là thông tư 96/
2020/TT-BTC ban hành ngày 16/11/2020 và có hiệu lực bắt đầu ngày 01/01/2021 hướng dẫn CBTT trên thị trường chứng khoán cho các công ty đại chúng nhằm từng bước cải thiện tình hình CBTT của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Mặc dù đã có những cải cách trong việc CBTT được thực hiện nhưng thông tin công bố trên các báo cáo chủ yếu vẫn mang tính hình thức hơn bản chất nên việc thực hiện các quy định hiện hành vẫn là thách thức lớn cho các doanh nghiệp niêm yết” Trao đổi về CBTT tự nguyện của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán hiện nay, theo chuyên gia MS1 thì “Công bố thông tin tự nguyện đề cập đến việc doanh nghiệp tự nguyện công bố thông tin quan trọng mà không bị yêu cầu bởi quy định pháp luật Điều này cho phép các công ty niêm yết chia sẻ thông tin về hoạt động kinh doanh, tài chính, dự án, kế hoạch và các sự kiện quan trọng khác với cộng đồng đầu tư” Chuyên gia MS03 cho rằng “Công bố thông tin tự nguyện có thể mang lại một số lợi ích quan trọng cho doanh nghiệp niêm yết, như tăng cường niềm tin của nhà đầu tư, nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư, tăng cường tương tác với cổ đông và cộng đồng đầu tư, cũng như xây dựng và duy trì hình ảnh tích cực của doanh nghiệp” Chuyên gia MS04 có đề cập đến thực trạng về CBTT tự nguyện rằng “Trong thực tế, mức độ công bố thông tin tự nguyện của các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam có thể khác nhau Một số doanh nghiệp tuân thủ chặt chẽ các quy định về công bố thông tin và đưa ra thông tin đầy đủ, kịp thời và minh bạch Tuy nhiên, cũng có những doanh nghiệp có thể chưa thực hiện công bố thông tin tự nguyện một cách đầy đủ hoặc không đảm bảo chất lượng thông tin”.
Về mô hình nghiên cứu đề xuất: Trong nghiên cứu này, bằng việc trình bày tổng hợp, lược khảo các nghiên cứu trước gồm nghiên cứu được thực hiện trong nước và nghiên cứu nước ngoài theo dòng thời gian, tác giả xác định các nhân tố tác động đến công bố thông tin tự nguyện và ảnh hưởng của công bố thông tin tự nguyện đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Từ đó, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu nháp của đề tài Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy phần lớn các chuyên gia đều đồng tình với các nhân tố tác giả đề xuất có ảnh hưởng đến mức độ CBTT tự nguyện của các DN như Thời gian hoạt động của doanh nghiệp; Cơ cấu HĐQT; Tỷ lệ sở hữu nhà nước; Tỷ lệ sở hữu cổ đông nước ngoài; Đòn bẩy tài chính; Khả năng thanh toán Kết quả khảo sát chuyên gia về mô hình nghiên cứu tác giả đề xuất như sau:
Bảng 4.1: Kết quả khảo sát chuyên gia về mô hình nghiên cứu
STT Nhân tố Ý kiến của chuyên gia Đồng ý Không đồng ý Sửa đổi
1 Thời gian hoạt động của doanh nghiệp
3 Tỷ lệ sở hữu nhà nước Không
4 Tỷ lệ sở hữu cổ đông nước ngoài Không
5 Đòn bẩy tài chính Không
6 Khả năng thanh toán Không
Bổ sung thêm nhân tố khác vào mô hình: Không bổ sung nhân tố mới
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Biến "Thời gian hoạt động của doanh nghiệp", "Cơ cấu HĐQT", "Tỷ lệ sở hữu nhà nước", "Tỷ lệ sở hữu cổ đông nước ngoài", "Đòn bẩy tài chính" và "Khả năng thanh toán" được đánh giá là có tác động đến công bố thông tin tự nguyện của doanh nghiệp, với sự đồng thuận của ít nhất 9/10 chuyên gia định tính.
- Thời gian hoạt động của doanh nghiệp: Chuyên gia MS02 cho rằng “Doanh nghiệp có thời gian hoạt động lâu hơn có thể tích lũy được kinh nghiệm quản trị và hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của công bố thông tin” Hay chuyên gia MS04 cho rằng “Doanh nghiệp có thời gian hoạt động lâu hơn thường có cổ đông và nhà đầu tư ổn định hơn Các nhà đầu tư và cổ đông thường có mong đợi mức độ công bố thông tin cao hơn từ doanh nghiệp mà họ đầu tư Để duy trì và tăng cường quan hệ với cổ đông và nhà đầu tư, doanh nghiệp có thể có động cơ công bố thông tin tự nguyện một cách đầy đủ và kịp thời” Tuy nhiên, chuyên gia MS05 cho rằng “Cần lưu ý rằng mức độ ảnh hưởng của thời gian hoạt động đến công bố thông tin tự nguyện có thể khác nhau tùy thuộc vào từng doanh nghiệp và ngữ cảnh cụ thể, có thể ví dụ như DN mới được niêm yết trên thị trường nhưng doanh nghiệp nhận thấy rằng công bố thông tin tự nguyện có thể giúp tạo lòng tin từ cổ đông, nhà đầu tư và các bên liên quan khác, đặc biệt là thu hút vốn đầu tư và do đó, họ có xu hướng công bố thông tin một cách tự nguyện và đầy đủ hơn”
Cơ cấu Hội đồng Quản trị (HĐQT), đặc biệt là sự hiện diện của thành viên độc lập, đóng vai trò quan trọng trong công bố thông tin tự nguyện (CBTT) của doanh nghiệp (DN) Thành viên độc lập mang đến góc nhìn đa chiều, khuyến khích thảo luận cân nhắc trong HĐQT, thúc đẩy CBTT để đảm bảo minh bạch và trách nhiệm Họ có trách nhiệm giám sát độc lập, bảo vệ lợi ích cổ đông, áp dụng các biện pháp kiểm soát nội bộ và kiểm tra định kỳ để đảm bảo CBTT đầy đủ và chính xác Dựa trên lý thuyết đại diện, CBTT giúp giảm bất cân xứng thông tin, giảm thiểu vấn đề đại diện, thuyết phục người dùng bên ngoài về tính tối ưu trong hành động của nhà quản lý.
- Tỷ lệ sở hữu nhà nước: Chuyên gia MS03 cho rằng “nhân tố tỷ lệ sở hữu
Nhà nước hay tỷ lệ sở hữu cổ đông nước ngoài đại diện cho đặc điểm về cấu trúc sở hữu của DN ảnh hưởng đến mức độ CBTT của DN nói chung và CBTT tự nguyện nói riêng” Và phần lớn các chuyên gia đều cho rằng đây là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến CBTT tự nguyện của DN Dẫn theo chuyên gia MS06 “Mức độ công bố thông tin cũng có thể phụ thuộc vào nhu cầu và mong đợi của công chúng và cổ đông Trong một số trường hợp, sở hữu Nhà nước cao có thể tạo ra áp lực lớn từ công chúng và các bên liên quan, yêu cầu mức độ công bố thông tin cao hơn để đáp ứng mong đợi của họ Doanh nghiệp có thể cần công bố thông tin tự nguyện để tạo lòng tin và duy trì quan hệ tốt với công chúng và cổ đông” Dựa theo lý thuyết đại diện, việc tăng yêu cầu thông tin là rất quan trọng trong công ty khi có sự bất cân xứng về thông tin giữa các cổ đông lớn và nhỏ Điều này có nghĩa là cơ cấu sở hữu tập trung hoặc phân tán (Hope và cộng sự, 2013) Từ góc độ đại diện, tập trung quyền sở hữu cung cấp khả năng ra quyết định mạnh mẽ (Shleifer và Vishny 1997; Fama và Jensen 1983) Do đó, khi công ty có tỷ lệ sở hữu Nhà nước cao thì nhóm sở hữu này có khả năng đối thoại trực tiếp với ban lãnh đạo
DN khi hoạch định các chính sách của DN và một trong số đó là chính sách về CBTT tự nguyện.
- Tỷ lệ sở hữu cổ đông nước ngoài: Chuyên gia MS10 cho rằng “Khi có sự tăng cường sở hữu nước ngoài, các doanh nghiệp thường phải tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về công bố thông tin và minh bạch Sở hữu nước ngoài thường liên quan đến sự tham gia của các nhà đầu tư quốc tế hoặc quỹ đầu tư nước ngoài, và họ có thể đặt tiêu chuẩn cao về minh bạch và công bố thông tin Vì vậy, để duy trì và tăng cường mối quan hệ với những nhà đầu tư này, doanh nghiệp có thể tăng cường mức độ công bố thông tin tự nguyện”.
- Đòn bẩy tài chính: Theo chuyên gia MS02 thì “kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính và mức độ CBTT tự nguyện của DN hiện vẫn chưa thống nhất, nguyên nhân là do các nghiên cứu có thể sử dụng các biến số khác nhau để đo lường đòn bẩy tài chính và công bố thông tin tự nguyện, và các yếu tố ngữ cảnh như ngành công nghiệp, quy định pháp luật, và tình hình kinh doanh của từng doanh nghiệp có thể tạo ra sự khác biệt trong kết quả” Hay chuyên gia MS 03 cho rằng “trong các doanh nghiệp có rủi ro tài chính cao, ngân hàng hoặc các bên liên quan có thể áp đặt yêu cầu công bố thông tin cao hơn, động cơ tăng cường công bố thông tin tự nguyện có thể không lớn như trong các doanh nghiệp có rủi ro tài chính thấp hơn Và như vậy thì đòn bẩy tài chính tăng thì mức độ CBTT tự nguyện của DN giảm” Tuy nhiên, chuyên gia MS 06 cho rằng “Nếu công bố thông tin tự nguyện được coi là có lợi cho doanh nghiệp, chẳng hạn như tăng độ tin cậy từ phía cổ đông và nhà đầu tư, doanh nghiệp có thể có động cơ tăng cường công bố thông tin tự nguyện dù có đòn bẩy tài chính cao”
- Khả năng thanh toán: Dẫn theo chuyên gia MS 09 “Khả năng thanh toán tốt có thể tạo ra lòng tin từ cổ đông và nhà đầu tư Doanh nghiệp có thể công bố thông tin tự nguyện về khả năng thanh toán để đáp ứng mong đợi và tạo lòng tin từ phía cổ đông và nhà đầu tư” Tuy nhiên, chuyên gia MS 07 cũng cho biết thêm “khi đánh giá mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và công bố thông tin tự nguyện, nhà nghiên cứu cũng cần xem xét thêm các yếu tố như chiến lược doanh nghiệp, hoặc đặc thù ngành công nghiệp, và sự thay đổi trong tình hình kinh doanh có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ này”.
Thứ hai, kết quả thảo luận chuyên gia về đo lường cho các biến nghiên cứu trong mô hình:
Trước hết cũng dựa trên cách thức đo lường các biến nghiên cứu được các tác giả trước đây sử dụng để đo lường, tác giả kế thừa kết quả của các nghiên cứu này và đề xuất cách thức đo lường các biến nghiên cứu trong mô hình nghiên cứu như sau:
Bảng 4.2: Bảng tổng hợp đo lường biến trong nghiên cứu
Biến Nội dung Đo lường Ý kiến của chuyên gia Đồn g ý
Sửa đổi Biến nội sinh
Mức độ công bố thông tin tự nguyện
Chỉ tiêu hiệu quả tài chính: đánh giá hiệu quả trong việc sử dụng tài sản của công ty
Tổng LN trước thuế/ tổng tài sản
Chỉ tiêu hiệu quả tài chính: đánh giá hiệu quả trong việc sử dụng vốn của công ty
Chỉ tiêu hiệu quả tài chính: đánh giá giá trị thị trường của tài sản của công ty dựa trên cách tiếp cận trên thị trường
(Tổng giá trị thị trường + Tổng Nợ phải trả)/giá trị sổ sách của tổng TS DN
Chỉ tiêu hiệu quả tài chính: so sánh vốn hóa thị trường của một công ty với giá trị sổ sách của nó
Giá trị thị trường/ Giá trị sổ sách
LNSIZE Quy mô công ty Ln (tổng tài sản ) Khôn g
AUDIT Chủ thể kiểm toán
1: được kiểm toán bởi Big 4
0: được kiểm toán bởi các công ty không thuộc Big 4
Thời gian hoạt động của doanh nghiệp
Thời gian doanh nghiệp thành lập đến năm lấy số liệu nghiên cứu.
Tỷ lệ số lượng thành viên độc lập không điều hành trong HĐQT trên tổng số lượng thành viên HĐQT
Tỷ lệ sở hữu nhà nước
Vốn nhà nước/ tổng nguồn vốn
Tỷ lệ sở hữu cổ đông nước ngoài (Foreign ownership)
Tỷ lệ sở hữu cổ đông nước ngoài so với toàn bộ cổ đông
LEV Đòn bẩy tài chính
Tỷ lệ nợ/tổng tài sản
CR Khả năng thanh toán
Lấy Tài sản ngắn hạn chia cho Nợ ngắn hạn (Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn).
(Nguồn: tác giả tổng hợp)
Kết quả nghiên cứu định lượng
4.2.1 Thống kê mô tả các biến
Tác giả đã khảo sát các doanh nghiệp được niêm yết trên TTCK Việt Nam tại HOSE, HNX Mẫu nghiên cứu gồm 588 quan sát trong giai đoạn 2019-2022.
Các biến nội sinh: Chỉ tiêu hiệu quả tài chính: ROA - Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản; ROE - Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu; TBQ - (Tổng giá trị thị trường + Tổng Nợ phải trả)/Giá trị sổ sách của tổng TS DN; P/B - Giá trị thị trường/ Giá trị sổ sách Mức độ công bố thông tin tự nguyện tự nguyện (CBTT)
Các biến ngoại sinh: TIME - Thời gian hoạt động của doanh nghiệp, BOARDI - Cơ cấu HĐQT; STATE - Tỷ lệ sở hữu nhà nước, FORP - Tỷ lệ sở hữu cổ đông nước ngoài, LEV - Đòn bẩy tài chính, CR - Khả năng thanh toán (Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn)
Biến kiểm soát: LNSIZE - Quy mô công ty; AUDIT - Chủ thể kiểm toán
Chi tiết số lượng công ty và số liệu thu thập của các biến trong mô hình được liệt kê và đính kèm trong Phụ lục.
Thống kê mô tả mô tả sự thay đổi của các biến trong mô hình hồi quy Kết quả về biến hiệu quả tài chính cho thấy sự biến động đáng kể của ROA, ROE và tỷ suất lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu, cho thấy sự khác biệt về hiệu suất tài chính trong ngành.
Bảng 4.3: Thống kê mô tả biến hiệu quả tài chính Biế n
Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn
Giá trị lớn nhất roa 588 0.0647 0.0721 -0.4673 0.4756 roe 588 0.1404 0.1531 -1.1675 1.5869 tbq 588 1.2606 0.6179 0.2910 5.6782 pb 588 3.3463 3.1129 0.1080 22.8000
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu bằng phần mềm Stata 13
Kết quả thống kê mô tả biến công bố thông tin tự nguyện của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2019 – 2022 như sau:
Bảng 4.4: Thống kê mô tả biến công bố thông tin tự nguyện
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu bằng phần mềm Stata 13
Kết quả bảng trên cho thấy chỉ số mức độ công bố thông tin tự nguyện trung bình của 147 doanh nghiệp được niêm yết trên TTCK Việt Nam tại HOSE, HNX trong giai đoạn 2019 - 2022 là 0.7774 so với mức độ công bố đầy đủ là 1 Ở Việt Nam trong giai đoạn 2019 -2022, mức độ công bố thông tin tự nguyện trung bình của các DN đạt 77.76%, còn khoảng 23% các thông tin cần thiết chưa được công bố Mức độ công bố tối đa đã đạt 97% và mức tối thiểu là 49%.
Trong bảng 4.4 phương sai (Variance) của biến cbtt là 0.0120 và độ lệch chuẩn (Std Dev) là 0.1096 Hệ số bất đối xứng (Skewness) bằng -0.1742 nhỏ hơn 0 do đó phân phối lệch trái và số bình quân nhỏ hơn số trung vị, và số trung vị sẽ nhỏ hơn số mode Giá trị của độ nhọn (Kurtosis) bằng 1.9246 nhỏ hơn 3 chứng tỏ phân phối tập trung kém mức bình thường.
Kết quả thống kê mô tả các biến ngoại sinh và các biến kiểm soát gồm: lnsize; audit; time; boardi; state; forp; lev; cr trong mô hình nghiên cứu như sau:
Bảng 4.5: Bảng thống kê các đặc điểm của các biến đo lường
Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất
Giá trị lớn nhất lnsize 588 29.7506 1.1017 23.7287 33.9851 audit 588 0.5493 0.4980 0.0000 1.0000 time 588 3.2799 0.4786 2.0794 4.8903 boardi 588 1.4166 0.4243 0.0000 2.3026 state 588 16.9334 27.3163 0.0000 96.7711 forp 588 11.9173 16.2985 0.0000 84.6420 lev 588 0.2674 0.1676 0.0000 0.7564 cr 588 1.7972 1.8508 0.2073 29.3150
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu bằng phần mềm Stata13
Kết quả bảng 4.5 cho thấy:
Kết quả thống kê mô tả mẫu cho thấy nhân tố quy mô doanh nghiệp có giá trị trung bình là 29,7506; độ lệch chuẩn là 1,1017; giá trị nhỏ nhất là 23,7287; giá trị lớn nhất là 33,9851.
Kết quả thống kê mô tả cho thấy giá trị trung bình của nhân tố kiểm toán là 0,5493, độ lệch chuẩn là 0,498, giá trị nhỏ nhất là 0 và giá trị lớn nhất là 1.
Kết quả thống kê mô tả mẫu cho thấy nhân tố thời gian hoạt động của doanh nghiệp có giá trị trung bình là 3,2799; độ lệch chuẩn là 0,4786; giá trị nhỏ nhất là 2,0794; giá trị lớn nhất là 4,8903.
Kết quả thống kê mô tả mẫu cho thấy nhân tố cơ cấu hội đồng quản trị có giá trị trung bình là 1,4166; độ lệch chuẩn là 0,4243; giá trị nhỏ nhất là 0; giá trị lớn nhất là 2,3026.
Kết quả thống kê mô tả mẫu cho thấy nhân tố sở hữu Nhà nước có giá trị trung bình là 16,9334; độ lệch chuẩn là 27,3163; giá trị nhỏ nhất là 0; giá trị lớn nhất là 96,7711.
Kết quả thống kê mô tả mẫu cho thấy nhân tố sở hữu cổ đông nước ngoài có giá trị trung bình là 11,9173; độ lệch chuẩn là 16,2985; giá trị nhỏ nhất là 0; giá trị lớn nhất là 84,642.
Kết quả thống kê mô tả mẫu cho thấy nhân tố đòn bẩy tài chính có giá trị trung bình là 0,2674; độ lệch chuẩn là 0,1676; giá trị nhỏ nhất là 0; giá trị lớn nhất là 0,7564.
Kết quả thống kê mô tả mẫu cho thấy nhân tố khả năng thanh toán có giá trị trung bình là 1,7972; độ lệch chuẩn là 1,8508; giá trị nhỏ nhất là 0,2073; giá trị lớn nhất là 29,315.
4.2.2 Kiểm tra sự tương quan giữa các biến trong mô hình
Bàn luận kết quả nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp gồm nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng nhằm giải quyết các mục tiêu nghiên cứu đề ra.
Thứ nhất, đối với nghiên cứu định tính, kết quả nghiên cứu đã xác định mô hình nghiên cứu chính thức và đo lường các khái niệm nghiên cứu trong mô hình.
Về các nhân tố ảnh hưởng đến CBTT tự nguyện thay vì chỉ tập trung vào một nhóm nhân tố ảnh hưởng đến CBTT tự nguyện, nghiên cứu này hướng đến cung cấp kết quả của các nhóm nhân tố như đặc điểm công ty, quản trị công ty, cấu trúc sở hữu, kiểm toán nhằm đánh giá ảnh hưởng của chúng đến CBTT tự nguyện Kết quả xác định các nhân tố này bao gồm: Thời gian hoạt động của doanh nghiệp; Cơ cấu HĐQT; Tỷ lệ sở hữu nhà nước; Tỷ lệ sở hữu cổ đông nước ngoài; Đòn bẩy tài chính; Khả năng thanh toán Như vậy, ý kiến của các chuyên gia phần lớn là thống nhất với các nghiên cứu trước đây về CBTT tự nguyện như Zaini và cộng sự (2018); Patricia và Rodrigues (2002); Afeltra và cộng sự (2023); Zamil và cộng sự (2023), Tiếp đó, kết quả nghiên cứu định tính cho thấy phần lớn các chuyên gia cũng đồng ý với nhận định rằng CBTT tự nguyện góp phần tác động tích cực đến hiệu quả tài chính của DN Về đo lường các khái niệm nghiên cứu trong mô hình, phần lớn các chuyên gia đồng ý với cách thức đo lường các biến được tác giả đề xuất dựa trên các nghiên cứu trước đây gồm thời gian hoạt động của doanh nghiệp;
Các yếu tố tác động đến công bố thông tin tự nguyện (CBTT) của doanh nghiệp (DN) bao gồm: Cơ cấu Hội đồng quản trị, Tỷ lệ sở hữu nhà nước, Tỷ lệ sở hữu cổ đông nước ngoài, Đòn bẩy tài chính, Khả năng thanh toán Để đo lường hiệu quả tài chính của DN, các chuyên gia thống nhất sử dụng các chỉ tiêu ROA, ROE, TBQ, P/B Bộ chỉ mục CBTT tự nguyện được xây dựng dựa trên nghiên cứu trước, loại bỏ hoặc bổ sung các chỉ mục cho phù hợp với quy định pháp lý về CBTT tại Việt Nam Cuối cùng, bộ chỉ mục gồm 68 chỉ mục thông tin cần công bố, chia thành 6 nhóm thông tin: Tài chính, Chiến lược - kỳ vọng, Quản trị, Rủi ro, Trách nhiệm xã hội, Nguồn nhân lực.
Thứ hai, về kết quả nghiên cứu định lượng
- Trước hết về xác định các nhân tố và đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến CBTT tự nguyện, kết quả cho thấy:
+ Một, thời gian hoạt động của doanh nghiệp (time) không ảnh hưởng đến CBTT tự nguyện của các DN niêm yết;
+ Hai, đòn bẩy tài chính (lev) có ảnh hưởng ngược chiều đến CBTT tự nguyện;
+ Ba, các nhân tố gồm Quy mô công ty (lnsize); Chủ thể kiểm toán (Audit);
Cơ cấu HĐQT (boardi); Tỷ lệ sở hữu nhà nước (state); Tỷ lệ sở hữu cổ đông nước ngoài (forp); Khả năng thanh toán (cr) có ảnh hưởng thuận chiều đến CBTT tự nguyện của các DN niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
- Về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến CBTT tự nguyện, kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố Quy mô công ty (lnsize) có ảnh hưởng mạnh nhất, và nhân tố Tỷ lệ sở hữu nhà nước (state) có tác động yếu nhất đến CBTT tự nguyện. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy CBTT tự nguyện có tác động tích cực đến hiệu quả tài chính của DN đo lường bởi ROA; ROE; TBQ và P/B.
Bảng 4.10: Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết Biến độc lập Biến phụ thuộc Đề xuất hướng tác động
Nhân tố không ảnh hưởng đến Mức độ CBTT tự nguyện
H1 Thời gian hoạt động Mức độ
+ Không có ý nghĩa thống kê
Nhân tố ảnh hưởng ngược chiều đến mức độ CBTT tự nguyện
H5 Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản Mức độ + -
Nhân tố ảnh hưởng thuận chiều đến mức độ CBTT tự nguyện
H2 Tỷ lệ thành viên HĐQT không tham gia điều hành
Mức độ CBTT tự nguyện
H3 Tỷ lệ sở hữu nhà nước Mức độ
H4 DN có tỷ lệ sở hữu cổ đông nước ngoài
Mức độ CBTT tự nguyện
H6 Khả năng thanh toán Mức độ
H7 Mức độ công bố thông tin tự nguyện
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
- Thời gian hoạt động của doanh nghiệp: nhiều nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng thực nghiệm về ảnh hưởng của thời gian hoạt động đến CBTT, tiêu biểu như nghiên cứu của Owusu – Ansah (1998); hay Hossain và Hammami (2009) Tuy nhiên, kết quả của nghiên cứu này là xác định thời gian hoạt động của DN không có ý nghĩa thống kê (β = 0.0176833; p = 0.050) Dựa trên luận giải của lý thuyết hợp pháp thì số năm hoạt động của DN có ảnh hưởng đến mức độ CBTT tự nguyện của
Nghiên cứu chỉ ra rằng thời gian hoạt động của doanh nghiệp không đóng vai trò điều tiết trong mối quan hệ giữa CBTT tự nguyện và hiệu quả tài chính Điều này trái với lý thuyết hợp pháp, cho thấy doanh nghiệp, bất kể tuổi đời, đều nhận thức được tầm quan trọng của CBTT tự nguyện Họ hiểu rằng CBTT tự nguyện giúp cải thiện mối quan hệ với các bên liên quan, từ đó mang lại lợi ích tài chính, bất kể doanh nghiệp hoạt động trong thời gian dài hay mới thành lập.
- Đòn bẩy tài chính: Kết quả nghiên cứu tìm thấy mối quan hệ nghịch chiều giữa CBTT tự nguyện và đòn bẩy tài chính của DN, mức độ tác động của nhân tố này đến CBTT tự nguyện là β = -0.07, p= 0.009 Qua lược khảo các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài, tác giả nhận thấy đòn bẩy tài chính cũng là một trong các nhân tố ảnh hưởng đến công bố thông tin được các tác giả nghiên cứu (như Patricia và Rodrigues, 2002) tuy nhiên, kết quả về ảnh hưởng của biến này đến công bố thông tin hiện vẫn chưa thống nhất Bằng việc kế thừa các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài, tác giả đề xuất rằng đòn bẩy tài chính có ảnh hưởng thuận chiều đến công bố thông tin tự nguyện, tuy nhiên, kết quả phân tích dữ liệu thu thập từ các DN niêm yết tại Việt Nam lại cho kết quả nghiên cứu ngược lại, tức là mức độ DN sử dụng nợ càng cao, hay đòn bẩy tài chính càng lớn thì mức độ công bố thông tin tự nguyện của các DN càng thấp Kết quả này có thể được giải thích như lập luận của chuyên gia MS 03 khi cho rằng động cơ công bố thông tin tự nguyện của các doanh nghiệp có tỷ lệ đòn bẩy tài chính thấp, hay rủi ro tài chính thấp có thể cao hơn so với các doanh nghiệp có rủi ro tài chính cao Và ngược lại, khi đòn bẩy tài chính tăng thì mức độ CBTT tự nguyện của DN giảm
- Cơ cấu HĐQT: Trong nghiên cứu này cơ cấu HĐQT được tác giả xác định bằng tỷ lệ thành viên HĐQT không tham gia điều hành trên tổng số lượng thành viên HĐQT Kết quả nghiên cứu này cho thấy, cơ cấu HĐQT có ảnh hưởng tích cực đến CBTT tự nguyện của doanh nghiệp (β = 0.0295415; p =0.004< 0.05), kết quả này là phù hợp với nghiên cứu của Haniffa và Cooke (2002); Huafang và Jianguo (2007); Yanesari và cộng sự (2012) khi cùng tìm thấy bằng chứng về ảnh hưởng của cơ cấu HĐQT đến CBTT của DN Kết quả nghiên cứu này cũng ủng hộ lập luận của lý thuyết đại diện trong giải thích mức độ CBTT tự nguyện của các DN Trong bối cảnh Việt Nam, tại Điều 276 của Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chứng khoán quy định Số lượng thành viên Hội đồng quản trị của công ty đại chúng ít nhất là 03 người và nhiều nhất là 11 người; và Cơ cấu Hội đồng quản trị của công ty đại chúng phải đảm bảo tối thiểu một phần ba (1/3) tổng số thành viên Hội đồng quản trị là thành viên không điều hành Tuy nhiên, khi số lượng thành viên trong HĐQT quá lớn sẽ gây tiêu tốn nhiều thời gian cho quá trình ra quyết định vì có nhiều ý kiến khác nhau trong hội đồng Kết quả nghiên cứu có thể được giải thích rằng thành viên độc lập thường không bị ảnh hưởng bởi các lợi ích riêng tư hoặc liên quan chặt chẽ đến công ty Điều này có thể giúp họ đưa ra quyết định và khuyến nghị một cách trung lập và không thiên vị Và nếu các thành viên độc lập có nhận thức cao về tầm quan trọng của CBTT tự nguyện, họ có thể đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy mức độ CBTT tự nguyện trong doanh nghiệp.
- Khả năng thanh toán: bằng việc sử dụng dữ liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo thường niên của các DN niêm yết tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy khả năng thanh toán càng cao thì mức độ công bố thông tin tự nguyện của các doanh nghiệp càng cao Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng thanh toán có ảnh hưởng thuận chiều đến CBTT tự nguyện với β = 0.0047372; p 0.049 < 0,05 Nghiên cứu của Nandi và Ghosh (2012) hay nghiên cứu của Aljifri và cộng sự (2014) đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm về ảnh hưởng của khả năng thanh toán đến mức độ CBTT của DN Điều này có thể được giải thích rằng khả năng thanh toán của một doanh nghiệp có thể phản ánh tình hình tài chính của nó. Khi doanh nghiệp có khả năng thanh toán tốt, tức là có đủ tài nguyên và lưu lượng tiền mặt để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính, nó có thể có xu hướng công bố thông tin tự nguyện để thể hiện tính minh bạch tài chính Việc CBTT về tình hình tài chính và khả năng thanh toán có thể giúp tạo lòng tin và tin tưởng từ phía cổ đông và nhà đầu tư Hơn nữa, khả năng thanh toán tốt có thể giúp doanh nghiệp xây dựng uy tín và duy trì quan hệ tốt với ngân hàng và các đối tác tài chính Để duy trì và nâng cao quan hệ này, doanh nghiệp có thể có động cơ để CBTT tự nguyện về tình hình tài chính và khả năng thanh toán để minh bạch và đáp ứng yêu cầu của các bên liên quan Như vậy, kết quả của nghiên cứu này cũng ủng hộ lý thuyết tín hiệu trong giải thích sự ảnh hưởng của khả năng thanh toán của DN đến CBTT tự nguyện tại các
DN niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
- Tỷ lệ sở hữu Nhà nước: Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố này ảnh hưởng thuận chiều đến mức độ CBTT tự nguyện của các DN niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (β = 0.000378; p = 0,050) Kết quả nghiên cứu này là phù hợp với Huafang và Jianguo (2007) khi khẳng định tỷ lệ sở hữu nhà nước có ảnh hưởng đến CBTT Như vậy, tỷ lệ sở hữu nhà nước càng cao thì mức độ công bố thông tin tự nguyện của các DN càng cao Trên thực tế, khi tỷ lệ sở hữu của Nhà nước cao, Nhà nước thường có quyền kiểm soát và ảnh hưởng lớn đến hoạt động của DN Trong trường hợp này, Nhà nước có khả năng đưa ra các quy định và yêu cầu về CBTT một cách chặt chẽ hơn Việc CBTT tự nguyện có thể được xem là một phần của trách nhiệm quản lý của Nhà nước để đảm bảo minh bạch và đáp ứng mong đợi của công chúng và cổ đông Hay việc CBTT tự nguyện có thể được coi là một cách để bảo vệ quyền lợi và trách nhiệm của cổ đông Nhà nước Bằng cách đảm bảo sự minh bạch và công khai thông tin, Nhà nước có thể tạo ra lòng tin và đồng thời duy trì uy tín trong việc quản lý sở hữu của mình.
- Tỷ lệ sở hữu cổ đông nước ngoài: Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sở hữu cổ đông nước ngoài có ảnh hưởng đến CBTT tự nguyện của DN (β =0.001305; p=0.000), như vậy, tỷ lệ sở hữu của cổ đông nước ngoài càng lớn thì mức độ công bố thông tin càng cao Kết quả này là phù hợp với lý thuyết đại diện trong giải thích mối quan hệ giữa tỷ lệ sở hữu của cổ đông nước ngoài đến CBTT tự nguyện của các
DN Kết quả này là hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của Huafang và Jianguo(2007) Do đó, có thể kết luận rằng sở hữu nước ngoài tạo điều kiện minh bạch thông tin, tăng cường CBTT tự nguyện trong các công ty niêm yết ở bối cảnh ViệtNam Việc tìm ra bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ tích cực giữa tỷ lệ sở hữu cổ đông nước ngoài và công bố thông tin tự nguyện hỗ trợ thêm cho lập luận rằng sở hữu nước ngoài mang lại cơ hội tuân thủ các chuẩn mực, giá trị, chuẩn mực của các quốc gia phát triển khác Đồng thời, các công ty có tỷ lệ sở hữu cổ đông nước ngoài cao cũng có thể quan tâm đến việc quảng bá công ty của họ trên thị trường quốc tế và thu hút các cơ hội đầu tư khác nhau đồng thời xem xét nhiều bên liên quan hơn và điều này được thực hiện bằng hình thức CBTT tự nguyện.
- Ảnh hưởng của công bố thông tin tự nguyện đến hiệu quả tài chính của các
DN niêm yết Việt Nam: Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ CBTT tự nguyện càng cao thì hiệu quả tài chính của DN càng cao Kết quả nghiên cứu tìm thấy một tác động tích cực từ việc tự nguyện CBTT và ROA; ROE; TBQ; P/B Như vậy, kết quả của nghiên cứu này đã ủng hộ các lý thuyết gồm Lý thuyết các bên liên quan;