Để tìm ra một khái niệm chung nhất cho khái niệm công ty, hãy điểm qua một vài khái niệm về công ty sau: Theo khái niệm hệ thống luật của Pháp: “Công ty là một hợp đồng thông qua đó hai
Trang 27 TM-ĐT Thương mại – đầu tư
8 DNXH Doanh nghiệp xã hội
9 XNK-ĐT Xuất nhập khẩu – Đầu tư
10 AGRIBANK Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển
Trang 31 Nguồn gốc về sự ra đời của công ty……… ………14
2 Khái niệm và đặc điểm chung……… 14
2.1 Khái niệm……… 14
2.2 Đặc điểm chung……… 15
3 Phân loại công ty……… 17
3.1 Công ty đối nhân………17
3.2 Công ty đối vốn……… 18
Chương I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG……… 20
1.1 Phạm vi điều chỉnh, Đối tượng áp dụng……….20
1.2 Quyền của doanh nghiệp và Nghĩa vụ của doanh nghiệp……… 26
Điều 10 Tiêu chí, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội………28
Điều 11 Chế độ lưu giữ tài liệu của doanh nghiệp……… 32
Điều 12 Báo cáo thay đổi thông tin của người quản lý doanh nghiệp……….34
Điều 13 Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp……… 36
Điều 14 Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp……… 41
Điều 15 Người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty là tổ chức 43
Điều 16 Trách nhiệm của người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty là tổ chức 45
Điều 17 Các hành vi bị nghiêm cấm 47
Chương II: THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP 51
Điều 18 Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp 51
Điều 19 Hợp đồng trước đăng ký doanh nghiệp 53
Điều 20 Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tư nhân 55
Điều 21 Hồ sơ đăng ký công ty hợp danh 56
Trang 44
Điều 22 Hồ sơ đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn 58
Điều 23 Hồ sơ đăng ký công ty cổ phần 60
Điều 24 Nội dung giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp 64
Điều 25 Điều lệ công ty 65
Điều 26 Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần 68
Điều 27 Trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp 71
Điều 28 Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp 75
Điều 29 Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp 78
Điều 30 Mã số doanh nghiệp 80
Điều 31 Đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp 81
Điều 32 Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp 85
Điều 33 Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp 89
Điều 34 Cung cấp thông tin về nội dung đăng ký doanh nghiệp 91
Điều 35 Tài sản góp vốn 92
Điều 36 Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn 94
Điều 37 Định giá tài sản góp vốn 100
Điều 38 Tên doanh nghiệp 103
Điều 39 Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp 106
Điều 40 Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp 108
Điều 41 Tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh 109
Điều 42 Tên trùng và tên gây nhầm lẫn 112
Điều 43 Trụ sở chính của doanh nghiệp 115
Điều 44 Dấu của doanh nghiệp 117
Điều 45 Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp 120
Điều 46 Đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp; thông báo địa điểm kinh doanh 122
Chương III: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN 129
Mục 1 CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN 129
Điều 47 Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên 129
Điều 48 Góp vốn thành lập công ty và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp 133
Trang 55
Điều 49 Sổ đăng ký thành viên 138
Điều 50 Quyền của thành viên hội đồng thành viên 141
Điều 51 Nghĩa vụ của thành viên Hội đồng thành viên 144
Điều 52 Mua lại phần vốn góp 146
Điều 53 Chuyển nhượng phần vốn góp 149
Điều 54 Xử lý phần vốn góp trong một số trường hợp đặc biệt 151
Điều 55 Cơ cấu tổ chức quản lý công ty 158
Điều 56 Hội đồng thành viên 161
Điều 57 Chủ tịch Hội đồng thành viên 164
Điều 58 Triệu tập họp Hội đồng thành viên 168
Điều 59 Điều kiện và thể thức tiến hành họp Hội đồng thành viên 175
Điều 60 Nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên 177
Điều 61 Biên bản họp Hội đồng thành viên 181
Điều 62 Thủ tục thông qua nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên theo hình thức lấy ý kiến bằng văn bản 184
Điều 63 Hiệu lực nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên 188
Điều 64 Giám đốc, Tổng giám đốc 190
Điều 65 Tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc, Tổng giám đốc 192
Điều 66 Ban kiểm soát, Kiểm soát viên 196
Điều 67 Tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc, Tổng giám đốc và người quản lý khác 199
Điều 68 Hợp đồng, giao dịch phải được Hội đồng thành viên chấp thuận 200
Điều 69 Tăng, giảm vốn điều lệ 204
Điều 70 Điều kiện để chia lợi nhuận 210
Điều 71 Thu hồi phần vốn góp đã hoàn trả hoặc lợi nhuận đã chia 211
Điều 72 Trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc, Tổng giám đốc và người quản lý khác, người đại diện theo pháp luật, Kiểm soát viên 212
Điều 73 Khởi kiện người quản lý 216
Điều 74 Công bố thông tin 222
Mục 2 CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN 224
Điều 75 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 224
Trang 66
Điều 76 Góp vốn thành lập công ty 227
Điều 77 Quyền của chủ sở hữu công ty 230
Điều 78 Nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty 233
Điều 79 Thực hiện quyền của chủ sở hữu công ty trong một số trường hợp đặc biệt 239
Điều 80 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu 247
Điều 81 Hội đồng thành viên 250
Điều 82 Chủ tịch công ty 257
Điều 83 Giám đốc, Tổng giám đốc 259
Điều 84 Trách nhiệm của thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc, Tổng giám đốc và người quản lý khác, Kiểm soát viên 262
Điều 85 Tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của người quản lý công ty và Kiểm soát viên 267
Điều 86 Cơ cấu tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu 271
Điều 87 Hợp đồng, giao dịch của công ty với những người có liên quan 273
Điều 88 Tăng, giảm vốn điều lệ 279
Chương IV: DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 284
Điều 89 Doanh nghiệp nhà nước 286
Điều 90 Áp dụng quy định đối với doanh nghiệp nhà nước 290
Điều 91 Cơ cấu tổ chức quản lý 292
Điều 92 Hội đồng thành viên 293
Điều 93 Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng thành viên 296
Điều 94 Tiêu chuẩn và điều kiện của thành viên Hội đồng thành viên 298
Điều 95 Miễn nhiệm, cách chức thành viên Hội đồng thành viên 303
Điều 96 Chủ tịch Hội đồng thành viên 307
Điều 97 Quyền và nghĩa vụ của thành viên Hội đồng thành viên 310
Điều 98 Trách nhiệm của Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng thành viên 311
Điều 99 Chế độ làm việc, điều kiện và thể thức tiến hành họp Hội đồng thành viên 318
Điều 100 Chủ tịch công ty 329
Điều 101 Giám đốc, Tổng giám đốc và Phó giám đốc, Phó Tổng giám đốc 335
Trang 77
Điều 102 Tiêu chuẩn, điều kiện của Giám đốc, Tổng giám đốc 337
Điều 103 Miễn nhiệm, cách chức đối với Giám đốc, Tổng giám đốc và người quản lý khác của công ty, Kế toán trưởng 342
Điều 104 Ban kiểm soát, Kiểm soát viên 346
Điều 105 Nghĩa vụ của Ban kiểm soát 350
Điều 106 Quyền của Ban kiểm soát 353
Điều 107 Chế độ làm việc của Ban kiểm soát 358
Điều 108 Trách nhiệm của Kiểm soát viên 361
Điều 109 Miễn nhiệm, cách chức Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên 366
Điều 110 Công bố thông tin định kỳ 368
Điều 111 Công bố thông tin bất thường 374
Chương V: CÔNG TY CỔ PHẦN 377
Điều 112 Công ty cổ phần 377
Điều 113 Vốn của công ty cổ phần 380
Điều 114 Thanh toán cổ phần đã đăng ký mua khi đăng ký thành lập doanh nghiệp 385
Điều 115 Các loại cổ phần 389
Điều 116 Quyền của cổ đông phổ thông 395
Điều 117 Cổ phần ưu đãi biểu quyết và quyền của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết 403
Điều 118 Cổ phần ưu đãi cổ tức và quyền của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức 406
Điều 119 Cổ phần ưu đãi hoàn lại và quyền của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại 408
Điều 120 Nghĩa vụ của cổ đông 409
Điều 121 Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập 414
Điều 122 Cổ phiếu 418
Điều 123 Sổ đăng ký cổ đông 421
Điều 124 Chào bán cổ phần 427
Điều 125 Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu 432
Điều 126 Chào bán cổ phần riêng lẻ 437
Điều 127 Bán cổ phần 442
Điều 128 Chuyển nhượng cổ phần 444
Trang 88
Điều 129 Chào bán trái phiếu riêng lẻ 449
Điều 130 Trình tự, thủ tục chào bán và chuyển nhượng trái phiếu riêng lẻ 451
Điều 131 Quyết định chào bán trái phiếu riêng lẻ 455
Điều 132 Mua cổ phần, trái phiếu 457
Điều 133 Mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông 458
Điều 134 Mua lại cổ phần theo quyết định của công ty 459
Điều 135 Điều kiện thanh toán và xử lý các cổ phần được mua lại 462
Điều 136 Trả cổ tức 464
Điều 137 Thu hồi tiền thanh toán cổ phần được mua lại hoặc cổ tức 469
Điều 138 Cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần 470
Điều 139 Quyền và nghĩa vụ của Đại hội đồng cổ đông 473
Điều 140 Triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông 476
Điều 141 Danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông 481
Điều 142 Chương trình và nội dung họp Đại hội đồng cổ đông 484
Điều 143 Mời họp Đại hội đồng cổ đông 487
Điều 144 Thực hiện quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông 490
Điều 145 Điều kiện tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông 493
Điều 146 Thể thức tiến hành họp và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông 496
Điều 147 Hình thức thông qua nghị quyết Đại hội đồng cổ đông 503
Điều 148 Điều kiện để nghị quyết Đại hội đồng cổ đông được thông qua 505
Điều 149 Thẩm quyền và thể thức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua nghị quyết Đại hội đồng cổ đông 511
Điều 150 Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông 519
Điều 151 Yêu cầu hủy bỏ nghị quyết Đại hội đồng cổ đông 522
Điều 152 Hiệu lực của nghị quyết Đại hội đồng cổ đông 523
Điều 153 Hội đồng quản trị 525
Điều 154 Nhiệm kỳ và số lượng thành viên Hội đồng quản trị 531
Điều 155 Cơ cấu tổ chức, tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên Hội đồng quản trị 533
Điều 156 Chủ tịch Hội đồng quản trị 538
Điều 157 Cuộc họp Hội đồng quản trị 543
Điều 158 Biên bản họp Hội đồng quản trị 552
Trang 99
Điều 159 Quyền được cung cấp thông tin của thành viên Hội đồng quản trị 556
Điều 160 Miễn nhiệm, bãi nhiệm, thay thế và bổ sung thành viên Hội đồng quản trị 557
Điều 161 Ủy ban kiểm toán 560
Điều 162 Giám đốc, Tổng giám đốc công ty 563
Điều 163 Tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc, Tổng Giám đốc 567
Điều 164 Công khai các lợi ích liên quan 569
Điều 165 Trách nhiệm của người quản lý công ty 574
Điều 166 Quyền khởi kiện đối với thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc, Tổng giám đốc 576
Điều 167 Chấp thuận hợp đồng, giao dịch giữa công ty với người có liên quan 579
Điều 168 Ban kiểm soát 584
Điều 169 Tiêu chuẩn và điều kiện của Kiểm soát viên 587
Điều 170 Quyền và nghĩa vụ của Ban kiểm soát 589
Điều 171 Quyền được cung cấp thông tin của Ban kiểm soát 595
Điều 172 Tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của Kiểm soát viên 598
Điều 173 Trách nhiệm của Kiểm soát viên 601
Điều 174 Miễn nhiệm, bãi nhiệm Kiểm soát viên 605
Điều 175 Trình báo cáo hằng năm 607
Điều 176 Công khai thông tin 610
Chương VI: CÔNG TY HỢP DANH 617
Điều 177 Công ty hợp danh 618
Điều 178 Thực hiện góp vốn và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp 621
Điều 179 Tài sản của công ty hợp danh 625
Điều 180 Hạn chế quyền đối với thành viên hợp danh 629
Điều 181 Quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh 631
Điều 182 Hội đồng thành viên 637
Điều 183 Triệu tập họp Hội đồng thành viên 641
Điều 184 Điều hành kinh doanh của công ty hợp danh 644
Điều 185 Chấm dứt tư cách thành viên hợp danh 647
Điều 186 Tiếp nhận thành viên mới 653
Trang 1010
Điều 187 Quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn 654
Chương VII: DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN 659
Điều 188 Doanh nghiệp tư nhân 660
Điều 189 Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân 665
Điều 190 Quản lý doanh nghiệp tư nhân 667
Điều 191 Cho thuê doanh nghiệp tư nhân 669
Điều 192 Bán doanh nghiệp tư nhân 670
Điều 193 Thực hiện quyền của chủ doanh nghiệp tư nhân trong một số trường hợp đặc biệt 673
Chương VIII: NHÓM CÔNG TY 682
Điều 194 Tập đoàn kinh tế, tổng công ty 685
Điều 195 Công ty mẹ, công ty con 687
Điều 196 Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con 690
Điều 197 Báo cáo tài chính của công ty mẹ, công ty con 696
Chương IX: TỔ CHỨC LẠI, GIẢI THỂ VÀ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP 701
Điều 198 Chia công ty 702
Điều 199 Tách công ty 706
Điều 200 Hợp nhất công ty 710
Điều 201 Sáp nhập công ty 714
Điều 202 Chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần 720
Điều 203 Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 723
Điều 204 Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên 726
Điều 205 Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh 730
Điều 206 Tạm ngừng, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh 733
Điều 207 Các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp 737
Điều 208 Trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp 739
Điều 209 Giải thể doanh nghiệp trong trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc theo quyết định của Tòa án 749
Trang 1111
Điều 210 Hồ sơ giải thể doanh nghiệp 754
Điều 211 Các hoạt động bị cấm kể từ khi có quyết định giải thể 755
Điều 212 Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp 757
Điều 213 Chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh 762
Điều 214 Phá sản doanh nghiệp 765
Chương X: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH 767
Điều 215 Trách nhiệm các cơ quan quản lý nhà nước 768
Điều 216 Cơ quan đăng ký kinh doanh 771
Điều 217 Điều khoản thi hành 775
Điều 218 Quy định chuyển tiếp……….…….778
Kết luận……….………….781
Tài liệu tham khảo……….…784
Trang 1212
A ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong giai đoạn hội nhập toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới hiện nay, ở Việt Nam bên cạnh mô hình kinh doanh là doanh nghiệp nhà nước thì có các loại hình doanh nghiệp hoạt động theo mô hình tư nhân nhỏ và vừa cũng đáng được quan tâm ghi
nhận Sau đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI năm 1986 của Đảng, Nhà nước đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật thừa nhận sự tồn tại của kinh tế tư nhân và tạo hành lang pháp lý cho các loại hình doanh nghiệp, công ty hình thành và phát triển Thực tế cho thấy, nếu như cơ quan nhà nước không thể thống kê và liệt kê ra hết những ngành nghề được phép kinh doanh, thì tại sao không lựa chọn phương án chỉ thống kê các ngành nghề cấm đăng ký kinh doanh? Không phải đến tận hôm nay, khi Luật Doanh nghiệp 2020 được áp dụng trong thực tiễn mới có quy định về vấn đề:
“doanh nghiệp, cá nhân được tự do kinh doanh ngành, nghề pháp luật không cấm” Năm 1999, Luật Doanh nghiệp nới rộng thành phần kinh tế tư nhân đã có bước đột phá mạnh mẽ khi đưa ra quy định nói trên, nếu không có đột phá này, thì khó có được con
số nửa triệu doanh nghiệp đang hoạt động như hiện nay, và chắc chắn nền kinh tế của Việt Nam có thể đã rẽ sang một hướng khác khó lường hết trong tương lai về vận mệnh của nó Những tư tưởng đột phá của Luật Doanh nghiệp năm 1999 đã tạo cơ sở cho nhiều văn bản pháp luật này “nói không với giấy phép” Ngày 03/02/2000, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 19/2000/QĐ-TTg về bãi bỏ các loại giấy phép trái với quy định của Luật Doanh nghiệp, theo đó 84 loại giấy phép bị bãi bỏ Nhìn vào con số này, nhiều người không khỏi giật mình và ngỡ ngàng với sự tồn tại lẽ
ra không cần có của các loại giấy phép hành nghề như: đánh máy chữ, photocopy, đóng xén sách, dạy khiêu vũ, cho thuê âm thanh, sửa chữa nhạc cụ, bán đồ mỹ nghệ lưu niệm… Một thời gian ngắn sau, Chính phủ ban hành Nghị định 30/2000/NĐ-CP ngày 11/08/2000 của Chính phủ để tiếp tục bãi bỏ 27 giấy phép và chuyển 34 giấy phép thành điều kiện kinh doanh Hai năm sau, Chính phủ ban hành nghị định số 59/2002/NĐ-CP ngày 04/06/2002 bãi bỏ 4 loại giấy phép hành nghề và thay thế một
số giấy phép bằng phương thức quản lý khác
Năm 2005, Luật Doanh nghiệp được sửa đổi, tiếp tục tạo ra bước đột phá, chuyển từ tư duy, cơ chế “xin-cho” sang tư duy tôn trọng và bảo đảm thực hiện quyền
tự do kinh doanh của người dân Theo Luật Doanh nghiệp 2005 tất cả những giấy
Trang 1313 phép, điều kiện kinh doanh không được quy định tại Luật, Pháp lệnh, Nghị định sẽ tự hết hiệu lực từ 01/09/2008 Cuộc chiến “nói không với giấy phép” dường như thắng thế và tạo môi trường kinh doanh thông thoáng hơn, giúp cho doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc thành lập mới và mở rộng hoạt động Tuy nhiên, sau gần 9 năm thực hiện, Luật Doanh nghiệp năm 2005 cũng đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết khi mà việc bước vào thị trường kinh doanh cũng như rút khỏi thị trường kinh doanh ở nước ta trở nên phức tạp và tốn kém hơn mức cần thiết Tiếp tục tư duy đổi mới, Luật Doanh nghiệp năm 2014 (Luật số: 68/2014/QH13) đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực ngày 01 tháng 7 năm 2015, với nhiều điểm mới tích cực, là những bước đột phá thể chế tạo đà phát triển theo kịp tiến trình hội nhập kinh tế thế giới ở nước ta, được nhiều người dân và doanh nghiệp chờ đợi Ngày 17 tháng 6 năm 2020, Quốc hội khóa 14 kỳ họp thứ 9 đã thống nhất thông qua Luật doanh nghiệp năm 2020, những quy định này
đã thể hiện đúng tinh thần chung của Hiến pháp 2013 về quyền tự do kinh doanh những gì luật pháp không cấm thì người dân, doanh nghiệp được tự do đầu tư, kinh doanh
Có thể thấy, mục tiêu cao nhất của sửa đổi Luật doanh nghiệp là làm cho doanh
nghiệp trở thành một công cụ kinh doanh rẻ hơn, an toàn hơn và hấp dẫn hơn cho các nhà đầu tư Qua đó, tăng cường thu hút và huy động hơn nữa mọi nguồn lực và vốn đầu tư vào sản xuất, kinh doanh
Bởi vì vậy, các mục tiêu cụ thể mà dự án Luật doanh nghiệp (sửa đổi) nhằm đạt được bao gồm:
- Tạo thuận lợi hơn cho hoạt động thành lập doanh nghiệp; đối xử bình đẳng về thủ
tục giữa các nhà đầu tư: trong nước & nước ngoài
- Tạo thuận lợi hơn, giảm chi phí cho tổ chức quản trị doanh nghiệp, cơ cấu lại doanh nghiệp
- Bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư, cổ đông, thành viên
của doanh nghiệp
- Tạo thuận lợi hơn và ít tốn kém hơn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư rút lui khỏi thị trường
- Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp
Trang 1414
B GI ẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1 Ngu ồn gốc về sự ra đời của công ty
Cụm từ “Công ty”, một thực tế rất hiển nhiên mà chúng ta ai cũng phải thừa
nhận rằng: Sự ra đời và phát triển của công ty trên thế giới gắn chặt với sự ra đời và phát triển của nền kinh tế thị trường
Nhìn nhận dưới góc độ phát triển, thì trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt của chốn thương trường, để tồn tại và phát triển được, tăng sức cạnh tranh của các nhà tư bản thì họ phải tìm mọi cách để hạ giá thành, đề cao chất lượng sản phẩm
Thông thường thi có hai phương án cho các nhà tư bản lựa chọn trong đó áp
dụng triệt để khoa học kỹ thuật để tăng năng suất và giảm giá thành, tăng chất lượng
sản phẩm là phương án ưu việt hơn Tuy nhiên để làm được việc này thì phải có vốn đầu tư ban đầu rất lớn Điều này đã gây ra nhiều khó khăn cho các nhà tư bản vừa và
nhỏ Để khắc phục khó khăn về vốn đầu tư ban đầu, các nhà đầu tư vừa và nhỏ đã có
sự liên kết với nhau, và chính điều này đã bước đầu tạo nền tảng cho sự ra đời của công ty
Kinh tế ngày càng phát triển, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt thì việc đầu tư góp vốn kinh doanh là nhu cầu cấp thiết hơn bao giờ hết Sự góp vốn đó đã làm xuất
hiện hình thức công ty Hình thức này thấy rõ nhiều ưu điểm hơn hẳn so với các hình
thức khác như tập trung được vốn lớn, giảm thiểu rủi ro, tạo điều kiện cho những người có vốn ít,…
Như vậy công ty ra đời là điều tất yếu của sự phát triển thị trường mà ở đó yếu
tố chất lượng sản phẩm hàng hóa là điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp nhỏ và
vừa phải định hướng cụ thể chi tiết đến từng khâu của quá trình đầu tư sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của mình
2 Khái ni ệm và đặc điểm chung
2.1 Khái ni ệm
Công ty là một trong những phát minh thể chế quan trọng nhất của loài người Được phát triển sau hàng trăm năm với số định dạng và biến thể khác nhau, công ty trở thành một trong những thể chế tổ chức phổ biến nhất thế giới và uy quyền cũng như ảnh hưởng của nó nhiều khi còn lớn hơn cả các quốc gia Do vậy, thông thường một
Trang 1515 công ty là một hình thức tổ chức kinh doanh Để tìm ra một khái niệm chung nhất cho khái niệm công ty, hãy điểm qua một vài khái niệm về công ty sau:
Theo khái niệm hệ thống luật của Pháp: “Công ty là một hợp đồng thông qua đó hai hay nhiều người thỏa thuận với nhau sử dụng tài sản hay khả năng của mình vào
hoạt động chung nhằm chia lợi nhuận thu được qua hoạt động đó”
Theo khái niệm của luật bang Lousiana của nước Mỹ: “Một công ty là một pháp nhân được tạo ra bởi luật định nhằm một mục đích chung nào đó nhưng có thời
hạn về thời gian tồn tại, về quyền hạn, về nghĩa vụ và các hoạt động được ấn định trong điều lệ”
Qua một số khái niệm trên, cũng như tìm hiểu về sự hình thành phát triển của công ty, xin đưa ra một khái niệm về công ty như sau: “công ty được hiểu là một tổ
chức kinh tế, có sự liên kết của cá nhân (thể nhân) hoặc pháp nhân bằng một sự kiện pháp lý nhằm tiến hành các hoạt động để đạt một mục tiêu chung nào đó”
2.2 Đặc điểm chung
Có rất nhiều loại hình công ty với những đặc điểm riêng, nhưng nhìn chung, công ty có những đặc điểm cơ bản sau:
Th ứ nhất: Công ty là một tổ chức kinh tế, phải do các chủ thể thành lập Ở nước
ta, từ trước đến nay chưa có một khái niệm nào quy định rõ và cụ thể hơn về cụm từ
“tổ chức kinh tế” Cho đến thời điểm Luật đất đai năm 2013 được quốc hội ban hành thì dưới góc nhìn của khoa học pháp lý, chúng tôi nhận thấy khái niệm này được quy định một cách hoàn toàn có căn cứ trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, cụ thể là:
“Tổ chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật về dân sự, trừ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”1 Như vậy, công ty phải do các chủ thể thành lập một cách hợp pháp để trở thành tổ chức kinh tế
là pháp nhân hay là thể nhân, cùng nhau hoạt động theo khuôn khổ pháp lý
Vấn đề đặt ra là, tại sao nói “Doanh nghiệp và Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế?
Xét ở góc độ pháp luật kinh doanh của nước ta thì đã từ lâu rồi “Doanh nghiệp”
được khái niệm rất rõ trong Luật doanh nghiệp “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng,
có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật
1 Kho ản 27 Điều 3 Luật đất đai năm 2013
Trang 1616
nhằm mục đích kinh doanh.”2 Còn “Hợp tác xã” thì hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề kinh tế, là một tổ chức kinh tế tập thể bởi nó được thành lập theo quy định của pháp luật để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh Là một tổ chức kinh tế, hợp tác xã có tài sản riêng độc lập, được hình thành từ vốn hoạt động của hợp tác xã bao
gồm Xã viên hợp tác xã, vốn tích luỹ thuộc sở hữu của hợp tác xã và các nguồn vốn
hợp pháp khác Nó còn có điều lệ hoạt động tập thể, có tên gọi và biểu tượng riêng, tự
chủ và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, về tài chính hạch toán và hoạt động có hiệu quả trong những điều kiện cạnh tranh gay gắt của nền kinh
tế thị trường để tồn tại và phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu của xã viên và bình đẳng trước pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác
Về mục đích của tổ chức kinh tế, chúng ta có thể nhận diện một cách cụ thể là
tổ chức lập ra với mục đích kiếm lợi nhuận thông qua hình thức kinh doanh, marketing, sản xuất cho đến bước tiêu thụ hang hóa sản phẩm như các tập đoàn, các công ty liên doanh liên kết hay các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã Với các tổ chức này, lợi nhuận trong kinh doanh là mục đích sau cùng của tổ chức này
Các hình thức tổ chức kinh tế, xét theo góc độ kinh tế ở nước ta thì bao gồm: Kinh tế quốc doanh; Kinh tế tập thể; Kinh tế các thể và Kinh tế hộ gia đình
+ Kinh tế quốc doanh được củng cố và phát triển ở nước ta khá lâu, nhất là trongn hững ngành nghề và lĩnh vực then chốt mang tính độc quyền nhà nước để giữ vai trò chủ đạo của nhà nước trong nền kinh tế
+ Kinh tế tập thể do công dân góp vốn góp sức để hợp tác sản xuất kinh doanh được tổ chức dưới nhiều hình thức doanh nghiệp khác nhau theo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ và cùng có lợi
+ Kinh tế cá thể, kinh tế tư nhân là kinh tế mà được chọn hình thức tổ chức sản
xuất, kinh doanh và được thành lập không bị hạn chế về quy mô hoạt động và ngành nghề kinh doanh
+ Kinh tế gia đình được khuyến khích phát triển để góp phần làm giàu cho một vùng miền ở địa phương và phủ song trong phạm vi cả nước, tạo bước đột phá cho nền
kinh tế nước ta trên cơ sở hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn đi đầu vào sự tang trưởng kinh tế quốc gia
2 Kho ản 7 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014
Trang 1717
Th ứ hai: Các thành viên phải đóng góp vào công ty một khối lượng tài sản nhất
định Trên thế giới nhiều công ty đa quốc gia liên kết với nhau có doanh thu hang năm
lớn hơn tổng sản lượng quốc gia của một quốc gia Tương tự như thế nhiều chỉ số khác
của các công ty cũng vợt xa các quốc gia Trên thực tế, có rất nhiều công ty còn nổi
tiếng bởi thương hiệu của chính mình hơn cả sự nổi tiếng các quốc gia nơi nó sinh ra Người ta có thể không biết hoặc có thể biết về quốc gia đó rất mờ nhạt nhưng lại biết
rất rõ và chịu ảnh hưởng hàng ngày của sản phẩm và dịch vụ do công ty đó cung cấp, đặc biệt là người tiêu dung, ví dụ như Nokia, Unilever, Ikea, Honda, Samsung, Cannon…Các công ty này luôn cân đối giữa thu và chi bảo đảm nguồn vốn kinh doanh
để tạo ta một khối tài sản khổng lồ trên thị trường mà chính các thành viên công ty đóng góp lúc khởi nghiệp
Th ứ ba: Công ty được thành lập thông qua sự thoà thuận, nhất trí của các thành
viên nhằm thực hiện hoạt động nào đó để đạt được mục đích chung đã đề ra Với mục đích thành lập công ty để nhằm mục đích sinh lời, yếu tố này không thể xem nhẹ việc
phải có sự thỏa thuận của các thành viên góp vốn thành lập công ty Trong pháp luật doanh nghiệp hiện hành của nước ta việc thực hiện việc góp vốn và cấp giấy chứng
nhận phần vốn góp được coi là vấn đề rất quan trọng Nó được quy định tại Điều 39 đối với loại hình công ty TNHH 2 thành viên trở lên, điều 139 đối với loại hình công
ty Hợp danh và đối với các cổ đông trong công ty Cổ phần Tất cả các quy định này nó đều thể hiện rõ đặc điểm yếu tổ thoà thuận của các thành viên góp vốn trước khi thành
lập công ty để hoạt động nhằm mục đích sinh lời của các chủ thể kinh doanh Thoả
thuận ở lĩnh vực này nó thể hiện tính nghiêm túc trong giao kết (khế ước) dân sự trước khi bước vào kinh doanh với vai trò là một tổ chức kinh tế
3 Phân lo ại công ty
Có nhiều cách phân loại công ty khác nhau, ở đây xin nêu cách phân loại công
ty phổ biến nhất, phân loại căn cứ vào tính chất liên kết, chế độ trách nhiệm của thành viên công ty Dưới góc độ khoa học pháp lý, chúng ta có thể chia thành 2 loại công ty
đó là, công ty đối nhân và công ty đối vốn
3.1 Công ty đối nhân
Công ty đối nhân ra đời sớm nhất trên thế giới, vào khoảng thế kỷ thứ 13, đây là công ty mà việc thành lập dựa trên sự liên kết chặt chẽ bởi độ tin cậy cực cao về nhân
Trang 1818 thân của các thành viên tham gia, việc góp vốn chỉ là thứ yếu Loại hình công ty này
với ưu thế cơ bản đó là không có sự tách bạch về tài sản cá nhân của các thành viên và tài sản của công ty Các thành viên liên đới chịu trách nhiệm vô hạn đối với mọi khoản
nợ của công ty hoặc ít nhất phải có một thành viên chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của công ty
Nhìn nhận theo phương diện luật pháp ở nước ta thì cũng giống như các công ty đối nhân trên thế giới Công ty được thành lập có số thành viên thường hạn chế, giữa các thành viên thường có quan hệ quen biết với nhau như anh em, vợ chồng, bạn bè… Đặc điểm của loại hình công ty này là:
Không có sự tách bạch về tài sản cá nhân của các thành viên trong công ty với tài
sản của công ty;
Các thành viên liên đới chịu trách nhiệm vô hạn đối với mọi khoản nợ của công ty; Công ty đối nhân thường tồn tại dưới dạng công ty hợp danh
Ưu điểm và hạn chế của loại hình donh nghiệp này là:
Ưu điểm: Công ty hợp danh có thể kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người (Các thành viên công ty) để tạo dựng hình ảnh cho công ty Do chế độ liên đới chịu
trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh mà công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh Việc điều hành quản lý công ty
không quá phức tạp do số lượng các thành viên ít và là những người có uy tín, tuyệt đối tin tưởng nhau
Nhược điểm: Chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn nên mức độ rủi ro của các
thành viên hợp danh là rất cao
3.2 Công ty đối vốn
Công ty đối vốn ra đời trên thế giới sau công ty đối nhân, nhưng thực tế, đây lại
là loại hình công ty phổ biến hơn trong thực tế hầu hết tất cả các quốc gia hiện nay Khác với công ty đối nhân, công ty đối vốn không quan tâm đến nhân thân người góp
vốn mà chỉ quan tâm đến phần vốn góp của họ (quy mô vốn góp) Quyền lợi và nghĩa
vụ của mỗi thành viên cũng chỉ phụ thuộc vào phần vốn mà họ góp vào công ty
Ở nước ta, Công ty đối vốn cũng là công ty được thành lập được thành lập chủ
yếu dựa trên cơ sở liên kết vốn, không quan tâm đến yếu tố nhân thân của người góp
vốn
Trang 1919 Đặc điểm của loại hình công ty này là:
Có sự tách bạch giữa tài sản của công ty và tài sản của cá nhân;
Các thành viên công ty chịu trách nhiệm về khoản nợ của công ty trong phạm vi
mức vốn góp vào công ty
Công ty đối vốn thường tồn tại dưới dạng công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
Tuy nhiên công ty TNHH hai thành viên trở lên mang cả đặc điểm của công ty đối nhân và cả đặc điểm của công ty đối vốn Do có những đặc điểm sau:
Một là, các thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt động của công
ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty;
Hai là, số lượng thành viên công ty TNHH không nhiều và các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau;
Vì thế, đây là loại hình công ty phổ biến được các doanh nghiệp lựa chọn để
thành lập nhiều nhất ở Việt Nam
Để góp phần làm tăng ý nghĩa giá trị khoa học pháp lý về các loại hình doanh nghiệp, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế thị trường ở
Việt Nam đến với người đọc, giới nghiên cứu, chuyên khảo Chúng tôi mạnh dạn sử
dụng phương pháp bình luận khoa học để làm sáng tỏ quy định của pháp luật hiện hành về doanh nghiệp mà Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã
thông qua tại kỳ họp Ngày 26 tháng 11 năm 2014 Với bố cục gồm 10 chương và 213 điều, Luật doanh nghiệp 2014 là văn bản luật đóng vai trò to lớn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, tạo ra nhiều loại hình doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả trong nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam Những nội dung bình luận của chúng tôi, được cụ thể như sau:
Trang 201.1 Phạm vi điều chỉnh và Đối tượng áp dụng:
Phạm vi điều chỉnh: Quy định tại điều 1, Luật doanh nghiệp hiện hành quy
định về việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp, được hiểu là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân hay một thể nhân không có tư cách pháp nhân Bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân, bên cạnh đó luật này còn quy định về nhóm công ty So với Luật doanh nghiệp năm 2005, luật của giai đoạn hội nhập nền kinh tế thế giới ở nước ta “Luật này quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý và
hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân thuộc mọi thành phần kinh tế (sau đây gọi chung là doanh
nghiệp); quy định về nhóm công ty”3 thì phạm vi điều chỉnh nó rõ ràng và khoa học hơn Cụm từ thuộc mọi thành phần kinh tế (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) đã được các nhà làm luật bãi bỏ không sử dụng để nhằm tạo sự thống nhất về cách hiểu
trong thực tiễn khi mà các loại hình công ty được thành lập đều là doanh nghiệp, trong
đó có loại hình doanh nghiệp là nhóm công ty
Đối tượng áp dụng, quy định rõ ràng gồm có 2 khoản riêng biệt: Các doanh
nghiệp và Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thành lập, tổ chức quản lý,
tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp
Về việc Áp dụng Luật doanh nghiệp và các luật chuyên ngành, được quy định
tại điều 3 với một điều kiện thực tế linh hoạt, tinh thần của quy định này đã mở ra một
cách áp dụng linh hoạt hơn trong quá trình thực thi pháp luật: Trường hợp luật chuyên
ngành có quy định đặc thù về việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp thì áp dụng quy định của Luật đó
3 Điều 1 Luật Doanh nghiệp 2005
Trang 2121 Bên cạnh đó, phần những vấn đề chung này, chúng tôi rất tâm đắc về cách
“Giải thích từ ngữ” trong điều 4 của Luật Việc giải thích từ ngữ với 29 cụm từ được
làm rõ, lần này các nhà làm luật đã kế thừa và phát triển phương pháp nghệ thuật lập pháp theo khoa học pháp lý từ các nội dung giải thích luật doanh nghiệp năm 2005 để giải thích Các cụm từ có sử dụng cách in nghiêng để dễ nhận biết, dễ nhớ khi người khác tiếp cận với từ ngữ giải thích trong luật này Với cách nghiên cứu có chọn lọc như thế, giá trị khoa học pháp lý rất cao và bao quát hết các đối tượng có liên quan đến quy định về doanh nghiệp ở các chương tiếp theo Nghĩa là Luật doanh nghiệp của thời
kỳ Việt Nam tham gia vào nền kinh tế thị trường mang tính toàn cầu hoá, phải là quy tắc sử sự chung cho mọi đối tượng không trái với hiến pháp và pháp luật của quốc gia
và thông lệ quốc tế Bởi vậy, Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1 B ản sao là giấy tờ được sao từ sổ gốc hoặc được chứng thực từ bản chính bởi
cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc đã được đối chiếu với bản chính
2 Cá nhân nước ngoài là người mang giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài
3 C ổ đông là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần
4 C ổ đông sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên
trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần
5 C ổ tức là khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc
bằng tài sản khác
6 Công ty bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và công ty
hợp danh
7 Công ty trách nhi ệm hữu hạn bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
8 C ổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp là cổng thông tin điện tử
được sử dụng để đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử, công bố thông tin
về đăng ký doanh nghiệp và truy cập thông tin về đăng ký doanh nghiệp
9 Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp là tập hợp dữ liệu về đăng
ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc
10 Doanh nghi ệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được
thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh
Trang 2222
11 Doanh nghi ệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ
trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88
của Luật này
12 Doanh nghi ệp Việt Nam là doanh nghiệp được thành lập hoặc đăng ký thành
lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và có trụ sở chính tại Việt Nam
13 Địa chỉ liên lạc là địa chỉ đăng ký trụ sở chính đối với tổ chức; địa chỉ
thường trú hoặc nơi làm việc hoặc địa chỉ khác của cá nhân mà người đó đăng ký với doanh nghiệp để làm địa chỉ liên lạc
14 Giá th ị trường của phần vốn góp hoặc cổ phần là giá giao dịch trên thị
trường tại thời điểm liền kề trước đó, giá thoà thuận giữa người bán và người mua
hoặc giá do một tổ chức thẩm định giá xác định
15 Gi ấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản bằng bản giấy hoặc bản
điện tử ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp
16 Gi ấy tờ pháp lý của cá nhân là một trong các loại giấy tờ sau đây: thẻ Căn
cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu, giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp khác
17 Gi ấy tờ pháp lý của tổ chức là một trong các loại giấy tờ sau đây: Quyết
định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, tài liệu tương đương khác
18 Góp v ốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm
góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành
lập
19 H ệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bao gồm Cổng thông
tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu liên quan và hạ tầng kỹ thuật hệ thống
20 H ồ sơ hợp lệ là hồ sơ có đầy đủ giấy tờ theo quy định của Luật này và nội
dung các giấy tờ đó được kê khai đầy đủ theo quy định của pháp luật
21 Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận
Trang 2323
22 Người có quan hệ gia đình bao gồm: vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ
nuôi, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, con đẻ, con nuôi, con rể, con dâu, anh ruột,
chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu, anh ruột của vợ, anh ruột của chồng,
chị ruột của vợ, chị ruột của chồng, em ruột của vợ, em ruột của chồng
23 Người có liên quan là cá nhân, tổ chức có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp
với doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây:
a) Công ty mẹ, người quản lý và người đại diện theo pháp luật của công ty mẹ
và người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý của công ty mẹ;
b) Công ty con, người quản lý và người đại diện theo pháp luật của công ty con; c) Cá nhân, tổ chức hoặc nhóm cá nhân, tổ chức có khả năng chi phối hoạt động
của doanh nghiệp đó thông qua sở hữu, thâu tóm cổ phần, phần vốn góp hoặc thông
qua việc ra quyết định của công ty;
d) Người quản lý doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật, Kiểm soát viên; đ) Vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ
vợ, con đẻ, con nuôi, con rể, con dâu, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người quản lý công ty, người đại diện theo pháp luật, Kiểm soát viên,
thành viên và cổ đông sở hữu phần vốn góp hay cổ phần chi phối;
e) Cá nhân là người đại diện theo ủy quyền của công ty, tổ chức quy định tại các điểm a, b và c khoản này;
g) Doanh nghiệp trong đó cá nhân, công ty, tổ chức quy định tại các điểm a, b,
c, d, đ và e khoản này có sở hữu đến mức chi phối việc ra quyết định của công ty
24 Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và
người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ
tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch
Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty
25 Người thành lập doanh nghiệp là cá nhân, tổ chức thành lập hoặc góp vốn
để thành lập doanh nghiệp
26 Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, tổ chức theo quy định của Luật Đầu tư
27 Ph ần vốn góp là tổng giá trị tài sản của một thành viên đã góp hoặc cam kết
góp vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh Tỷ lệ phần vốn góp là tỷ lệ
Trang 2424
giữa phần vốn góp của một thành viên và vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh
28 S ản phẩm, dịch vụ công ích là sản phẩm, dịch vụ thiết yếu đối với đời sống
kinh tế - xã hội của đất nước, địa phương hoặc cộng đồng dân cư mà Nhà nước cần
bảo đảm vì lợi ích chung hoặc bảo đảm quốc phòng, an ninh và việc sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ này theo cơ chế thị trường khó có khả năng bù đắp chi phí
29 Thành viên công ty là cá nhân, tổ chức sở hữu một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty hợp danh
30 Thành viên công ty h ợp danh bao gồm thành viên hợp danh và thành viên
góp vốn
31 T ổ chức lại doanh nghiệp là việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển
đổi loại hình doanh nghiệp
32 T ổ chức nước ngoài là tổ chức được thành lập ở nước ngoài theo pháp luật
nước ngoài
33 V ốn có quyền biểu quyết là phần vốn góp hoặc cổ phần, theo đó người sở
hữu có quyền biểu quyết về những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông
34 V ốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công
ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty
cổ phần
Bên cạnh đó, trong phần những vấn đề chung này các nhà làm luật đã nêu rõ
quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về việc “Bảo đảm của Nhà
nước đối với doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp”4với 3 khoản rõ ràng.dễ hiểu: Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của các loại hình doanh nghiệp được quy định tại Luật này; bảo đảm bình đẳng trước pháp luật của các doanh nghiệp không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế; thừa nhận tính sinh lợi hợp
pháp của hoạt động kinh doanh; Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn đầu tư, thu nhập, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp; Tài sản và vốn đầu tư hợp pháp của doanh nghiệp và chủ sở hữu
4 Điều 5 Luật doanh nghiệp 2020
Trang 2525 doanh nghiệp không bị quốc hữu hóa, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của doanh nghiệp; trường hợp trưng mua thì doanh nghiệp được thanh toán, trường hợp trưng dụng thì doanh nghiệp được bồi thường theo giá thị trường tại thời điểm trưng mua hoặc trưng dụng Việc thanh toán hoặc bồi thường phải bảo đảm lợi ích của doanh nghiệp và không phân biệt đối xử giữa các loại hình doanh nghiệp
“Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp” tại Điều 6, thì:
Thứ nhất: Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và và tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở trong doanh nghiệp hoạt động theo quy định của Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ tổ chức đó
Thứ hai: Doanh nghiệp có nghĩa vụ tôn trọng và không được cản trở, gây khó khăn cho việc thành lập tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội tại doanh nghiệp; không được cản trở, gây khó khăn cho người lao động tham gia hoạt động trong các tổ chức này
Như vậy, Quy định về doanh nghiệp trong nhà nước ta thật sự đã đề cao vai trò hoạt động của Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở Đây là nét đặc thù, thể hiện vị trí quan trọng lãnh đạo của Đảng ta
và một số thành viên mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong doanh nghiệp, cùng nhau hoạt động kinh doanh và giám sát hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật Vấn
đề này càng phù hợp hơn quy định về doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn góp của các tổ chức cá nhân trong nước và nước ngoài Thể hiện tính thống nhất chung trong việc tuân thủ pháp luật của các chủ thể tham gia thành lập doanh nghiệp để hoạt động, không phân biệt giữa doanh nghiệp khối công hay khối tư nhân trong đó tư nhân trong nước và tư nhân nước ngoài đang hiện hữu ở Việt Nam Đặc biệt quy định này
nó thể hiện quan điểm nhất quán của pháp luật nước ta luôn bảo vệ quyền lợi ích chính đáng của người lao động ngoài việc được trực tiếp tham gia lao động trong các doanh nghiệp để có công ăn việc làm thì người lao động còn có cơ hội tham gia các hoạt động xã hội, được học hỏi và có vị trí phù hợp nhất định trong tổ chức chính trị xã hội
mà không được ai hay tổ chức nào có thể ngăn cản làm khó dễ họ tham gia Liên hệ
Trang 2626 với văn bản pháp luật về giáo dục của nước ta, mà cụ thể là Luật giáo dục năm 2019
quy định rõ Tổ chức chính trị, đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường tại điều 59
“Đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường có trách nhiệm góp phần thực hiện mục
tiêu giáo d ục và hoạt động theo quy định của pháp luật.” Như vậy, việc tham gia hoạt
động vào tổ chức chính trị, đoàn thể, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp trong lĩnh vực giáo dục hay tăng trưởng kinh tế, sản xuất kinh doanh của người dân trong xã hội là rất quan trọng và không thể thiếu trong các quy định của pháp luật
1.2 Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp
Về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp, được quy định tại Điều 7 và Điều 8
Luật doanh nghiệp hiện hành Vấn đề này được thể chế hoá các quy định từ luật doanh nghiệp năm 2014, để phù hợp hơn với quá trình phát triển kinh tế quốc gia trong điều kiện hội nhập kinh tế mang tính toàn cầu hoá đang diễn ra ở nước ta Quy định này không những thể hiện quyền và nghĩa vụ cơ bản của mọi công dân trong việc tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm quy định trong hiến pháp năm
2013 mà còn thể hiện lập trường nhất quán của Đảng ta, chính phủ ta luôn quan tâm đến mở rộng quyền và môi trường tự do kinh doanh theo hiến pháp và pháp luật
Đối với Quyền của doanh nghiệp
1 Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm
2 Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa
chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh
3 Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn
4 Tự do tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng
5 Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu
6 Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động
7 Chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh
và khả năng cạnh tranh; được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật
về sở hữu trí tuệ
8 Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp
Trang 2727
9 Từ chối yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân về cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật
10 Khiếu nại, tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật
11 Quyền khác theo quy định của pháp luật
Nghĩa vụ của doanh nghiệp, Được quy định cụ thể tại điều 8 Luật doanh
nghiệp, bao gồm 6 khoản riêng biệt:
1 Đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu
tư nước ngoài theo quy định của pháp luật và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đó trong
suốt quá trình hoạt động kinh doanh
2 Thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, báo cáo và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này
3 Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ
sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo; trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai
hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó
4 Tổ chức công tác kế toán, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật
5 Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật; không phân biệt đối xử, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động trong doanh nghiệp; không ngược đãi lao động, cưỡng bức lao động hoặc sử
dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật; hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề; thực hiện các chính
sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật
6 Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật
Bên cạnh đó, để đáp ứng theo yêu cầu phát triển trong nền kinh tế nước ta, tại
Điều 9 Luật hiện hành có quy định về Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cung ứng
các sản phẩm, dịch vụ công ích để phục vụ tốt hơn, hiệu quả hơn chức năng sinh lời và
hỗ trợ cộng đồng, bao gồm: 1 Các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 7, Điều 8 và
Trang 2828 quy định khác có liên quan của Luật doanh nghiệp hiện hành; 2 Được hạch toán và bù đắp chi phí theo giá do pháp luật về đấu thầu quy định hoặc thu phí sử dụng dịch vụ theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; 3 Được bảo đảm thời hạn cung ứng sản phẩm, dịch vụ thích hợp để thu hồi vốn đầu tư và có lãi hợp lý; 4 Cung ứng sản phẩm, dịch vụ đủ số lượng, đúng chất lượng và thời hạn đã cam kết theo giá hoặc phí do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.; 5 Bảo đảm các điều kiện công bằng và thuận lợi cho các khách hàng; 6 Chịu trách nhiệm trước pháp luật và khách hàng về số lượng, chất lượng, điều kiện cung ứng và giá, phí sản phẩm, dịch vụ cung ứng
Điều 10 Tiêu chí, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội
1 Doanh nghiệp xã hội phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:
a) Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật này;
b) Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích
a) Chủ sở hữu, người quản lý doanh nghiệp xã hội được xem xét, tạo thuận lợi
và hỗ trợ trong việc cấp giấy phép, chứng chỉ và giấy chứng nhận có liên quan theo quy định của pháp luật;
b) Được huy động, nhận tài trợ từ cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ
và tổ chức khác của Việt Nam, nước ngoài để bù đắp chi phí quản lý, chi phí hoạt động của doanh nghiệp;
c) Duy trì mục tiêu hoạt động và điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản
1 Điều này trong suốt quá trình hoạt động;
d) Không được sử dụng các khoản tài trợ huy động được cho mục đích khác ngoài bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động để giải quyết vấn đề xã hội, môi trường mà doanh nghiệp đã đăng ký;
đ) Trường hợp được nhận các ưu đãi, hỗ trợ, doanh nghiệp xã hội phải định kỳ
hằng năm báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình hình hoạt động của doanh nghiệp
Trang 2929
3 Doanh nghiệp xã hội phải thông báo với cơ quan có thẩm quyền khi chấm
dứt thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường hoặc không sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này
4 Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển doanh nghiệp xã hội
5 Chính phủ quy định chi tiết Điều này
Bình luận: Nhìn nhận dưới góc độ khoa học pháp lý về việc, xác định địa vị
pháp lý doanh nghiệp thì quy định này mới xuất hiện lần đầu tiên trong văn bản quy phạm pháp luật của nước ta Các nhà làm luật đã nghiên cứu thiết lập 5 khoản riêng biệt rất rõ ràng và khoa học So với quy định trong Luật doanh nghiệp 2014 thì việc kế thừa quy định lần này có sự bổ dung thêm 1 khoản riêng biệt cũng như nhiều nội dung chỉnh lý mới phù hợp vơi thực tiễn áp dụng trong thực tiễn
Ở trên thế giới, loại hình doanh nghiệp xã hội này lần đầu tiên xuất hiện ở nước Anh, hoạt động rất có hiệu quả, hỗ trợ rất lớn cho sự phát triển kinh tế văn hoá xã hội
của nước Anh “DNXH đầu tiên xuất hiện ở nước Anh từ thế kỷ 17 Trong các thế kỷ
ti ếp theo, lần lượt các mô hình tín dụng vi mô, hợp tác xã, nhà ở xã hội, hội ái hữu
đã ra đời và được nhân rộng ở các nước Tây Âu và Bắc Mỹ Tuy nhiên, DNXH chỉ phát tri ển mạnh mẽ và trở thành một phong trào rộng lớn trên thế giới như hiện nay kể
t ừ đầu những năm 1980, khi mô hình Nhà nước phúc lợi dần nhường chỗ cho quan điểm đổi mới vai trò của nhà nước theo hướng tinh giản, nhỏ gọn, chia sẻ và chuyển
m ột phần chức năng cung cấp phúc lợi xã hội cho khu vực thứ ba là các tổ chức đứng
gi ữa khu vực công và các doanh nghiệp tư nhân Số liệu năm 2005 cho thấy nước Anh
có t ới 55.000 DNXH, với doanh thu 27 tỷ Bảng, sử dụng 475.000 lao động và đóng
góp 8,4 t ỷ Bảng/năm cho GDP Trên phạm vi toàn cầu, phong trào DNXH cũng nở rộ, điển hình nhất là mô hình Grameen Bank của Bangladesh và người sáng lập được trao gi ải thưởng Nobel năm 2006 Nhiều quốc gia đã chính thức công nhận DNXH và
t ạo lập khung khổ pháp lý, ban hành các chính sách khuyến khích, hỗ trợ sự phát triển DNXH ở nước mình để khu vực này trợ giúp lại Nhà nước thực hiện có hiệu quả hơn các m ục tiêu xã hội”5
5 Theo Doanh nghi ệp xã hội tại Việt Nam: Khái niệm, bối cành và chính sách của Tác giả Nguyễn Đình Cung
Trang 3030 Trong những năm gần đây ở nước ta đã xuất hiện một loại hình doanh nghiệp kinh doanh khá đặc biệt mà các nước thường gọi là doanh nghiệp xã hội (DNXH)
Loại hình kinh doanh này đã xuất hiện ngày càng nhiều và đang phát triển nhanh chóng Đặc điểm chung của loại hình doanh nghiệp này là lợi nhuận thu được chủ yếu dùng để tái đầu tư giải quyết vấn đề xã hội hoặc môi trường Theo điều tra sơ bộ tại Hà
Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, hiện có khoảng vài trăm DNXH hoạt động
chủ yếu trong lĩnh vực y tế, giáo dục đào tạo nghề, chăm sóc các nhóm người yếu thế,
giải quyết các ấn đề môi trường, bảo vệ môi trường và xóa đói, giảm nghèo, v.v Tuy nhiên theo cơ sở pháp lý thì loại hình doanh nghiệp hoạt động vì mục đích xã hội trước ngày luật doanh nghiệp 2014 có hiệu lực thi hành, chưa bao giờ được công nhận chính
thức Trong năm 2011 một nghiên cứu về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam của CSIP,
Hội đồng Anh và Spark, đã phát hiện trong số 167 tổ chức được nhận diện với đầy đủ các đặc điểm của DNXH, tổ chức có lịch sử lâu đời nhất là HTX Nhân Đạo thuộc Hội Người khuyết tật Hà Nội, thành lập năm 1973 Có thể chia quá trình phát triển của các DNXH ở Việt Nam thành ba giai đoạn chính như sau: Một: Trước Đổi mới (1986), DNXH gắn với sở hữu tập thể, hoạt động dưới hình thức các HTX phục vụ nhu cầu
của nhóm cộng đồng yếu thế; Hai: Từ 1986-2010, DNXH gắn với các NGO và nguồn
vốn tài trợ chủ yếu từ các tổ chức nước ngoài; Ba: Hiện nay, từ khi Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình thấp, DNXH hoạt động theo nguyên tắc thị trường, nguồn
vốn chuyển dịch từ tài trợ bên ngoài sang nguồn thu từ các hoạt động kinh doanh
Từ kinh nghiệm quốc tế, điểm chung và khác nhau cơ bản nhất giữa DNXH và doanh nghiệp thông thường là DNXH kinh doanh để giải quyết vấn đề xã hội; còn
doanh nghiệp thông thường là kinh doanh để thu lợi nhuận Hai doanh nghiệp này có điểm chung là doanh nghiệp kinh doanh nhằm mục tiêu lợi nhuận Điểm khác nhau là cách thức sử dụng lợi nhuận thu được Đối với doanh nghiệp thông thường thì lợi nhuận chủ yếu để chia cho cổ đông; DNXH thì lợi nhuận để duy trì hoạt động bền
vững và tái đầu tư nhằm giải quyết vấn đề xã hội tốt hơn
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Doanh nghiệp xã hội phải đáp ứng theo
ba tiêu chí cơ bản đó là được đăng ký thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp hiện hành; Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng; Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu
Trang 3131
tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký Như vậy, ở nước ta doanh nghiệp xã hội được hình thành theo các tiêu chí rất cụ thể mang đậm bản chất sinh lời và lợi ích cộng đồng Ngoài ra nó thừa nhận mô hình này trong thực tiễn xã hội từ trước khi quy định về địa vị pháp lý đối với loại hình này được ban hành Hay nói cách khác các tiêu chí nhận diện doanh nghiệp xã hội quy định trong luật doanh nghiệp hiện hành nó thừa nhận thực trạng bản chất loại hình doanh nghiệp này trong thực tiễn phát triển ở nước ta từ trước đến nay
Về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội, tại khoản 2 điều này khẳng định ngoài những quyền và nghĩa vụ quy định tại điều 7 và điều 8 luật doanh nghiệp
2014 thì doanh nghiệp này có đến 5 quyền và nghĩa vụ cụ thể nhằm thể hiện rõ bản chất đặc trưng riêng của loại hình doanh nhiệp xã hội trong nền kinh tế thị trường của Việt Nam
Trong suất quá trình hoạt động, doanh nghiệp xã hội được duy trì mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng và phải thực hiện điều kiện cứng đó là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật Quy định này cũng cho phép doanh nghiệp xã hội được chuyển đổi thành các loại hình doanh nghiệp quy định địa vị pháp lý theo luật doanh nghiệp hiện hành hoạt động trong nền kinh tế thị trường và ngược lại doanh nghiệp có địa vị pháp lý theo quy định của pháp luật doanh nghiệp hiện hành cũng được quyền chuyển thành loại hình doanh nghiệp xã hội Đây là một quy định rất linh hoạt bảo đảm tính pháp lý cho mọi người dân đều có thể tiếp cận mục đích kinh doanh của mình bằng việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp xã hội hay doanh nghiệp không xã hội để tham gia vào việc kinh doanh sinh lời và dịch vụ cộng đồng xã hội tốt hơn và dễ dàng hơn
Tại khoản 3, quy phạm pháp luật này bắt buộc hoàn toàn mới so với Luật doanh nghiệp 2014 trước đây, nghĩa là Doanh nghiệp xã hội phải thông báo với cơ quan có
thẩm quyền khi chấm dứt thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường hoặc không sử dụng
lợi nhuận để tái đầu tư theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này Nếu khi
chấm dứt thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường hoặc không sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này mà doanh nghiệp xã hội không thông báo với cơ quan có thẩm quyền là vi phạm pháp luật
Trang 3232 Đối với khoản 4 các nhà làm luật đã khảng định các doanh nghiệp xã hội hoạt động trong thực tiễn luôn được hưởng các chính sách khuyến khích, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển doanh nghiệp xã hội từ Nhà nước Đây cũng là việc thể hiện tính nhất quán của Đảng và toàn dân ta đối với việc tăng trưởng loại hình doanh nghiệp xã hội ngày càng nhiều hơn nhằm mục đích song hành cũng với Nhà nước ta trong việc bảo đảm các phúc lợi vì lợi ích cộng đồng ngày càng gia tăng và có chất lượng tốt nhất trong thực tiễn phát triển kinh tế văn hoá xã hội của đất nước
Tại khoản 5, các đại biểu Quốc hội trao quyền lại cho Chính phủ quy định chi
tiết Điều này” Thực hiện theo chức năng của mình, tạo tính thống nhất trong việc áp dụng quy định của pháp luật đối với cộng đồng doanh nghiệp xã hội và tăng niềm tin của doanh nghiệp xã hội vào sự điều hành đất nước, ngày 01 tháng 04 năm 2020 Chính
phủ đã ban hành Nghị định 47/2021/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Doanh nghiệp 2020
trong đó hướng dẫn thi hành tại chương 2 với 6 điều khoản riêng biệt về tiêu chí, quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của doanh nghiệp xã hội và chủ doanh nghiệp tư nhân,
thành viên, cổ đông của doanh nghiệp xã hội
Nghị định này đã làm rõ hơn nội dung tiêu chí, quyền và nghĩa vụ doanh nghiệp
xã hội quy định tại điều này, thể hiện tính nhất quán của pháp luật và tổ chức, hoạt động như: Chuyển đổi cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội và quỹ từ thiện thành doanh
nghiệp xã hội và Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể doanh nghiệp xã hội Có thể nhận thấy, quy định mới của Nghị định này thể hiện tính hoàn thiện của pháp luật điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp xã hội hiệu quả hơn từ trung ương đến địa phương nhất là trong giai đoạn hội nhập nền kinh tế thế giới ở nước ta
Điều 11 Chế độ lưu giữ tài liệu của doanh nghiệp
1 Tùy theo loại hình, doanh nghiệp phải lưu giữ các tài liệu sau đây:
a) Điều lệ công ty; quy chế quản lý nội bộ của công ty; sổ đăng ký thành viên hoặc sổ đăng ký cổ đông;
b) Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; giấy chứng nhận đăng ký chất lượng sản phẩm; giấy phép và giấy chứng nhận khác;
c) Tài liệu, giấy tờ xác nhận quyền sở hữu tài sản của công ty;
d) Biên bản họp Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị; các quyết định của doanh nghiệp;
Trang 3333 đ) Bản cáo bạch để phát hành chứng khoán;
e) Báo cáo của Ban kiểm soát, kết luận của cơ quan thanh tra, kết luận của tổ chức kiểm toán;
g) Sổ kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính hằng năm
2 Doanh nghiệp phải lưu giữ các tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này tại trụ
sở chính hoặc địa điểm khác được quy định trong Điều lệ công ty; thời hạn lưu giữ thực hiện theo quy định của pháp luật
Bình luận: Chế độ lưu giữ tài liệu của doanh nghiệp được quy định cụ thể
trong 2 khoản riêng biệt của điều này, trong đó:
Khoản 1, quy định rõ “Tùy theo loại hình” mà mỗi doanh nghiệp có thể lưu giữ
các tài liệu liên quan đến doanh nghiệp của mình, đây là một quy định rất linh hoạt mềm dẻo để các doanh nghiệp xác định loại hồ sơ nào cần thiết phải lưu giữ Nghĩa là
từ loại hình phức tạp nhất là công ty cổ phần cho đến loại hình doanh nghiệp tư nhân đơn giản nhất đều có những loại tài liệu khác nhau có thể được lưu giữa tại doanh nghiệp Nhưng các danh mục được liệt kê trong 7 điểm riêng biệt rất khoa học và phù hợp với thực tiễn áp dụng tại khoản 1 điều này bắt buộc doanh nghiệp phải lưu giữ tại doanh nghiệp mình, như: a) Điều lệ công ty; quy chế quản lý nội bộ của công ty; sổ đăng ký thành viên hoặc sổ đăng ký cổ đông; b) Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; giấy chứng nhận đăng ký chất lượng sản phẩm; giấy phép và giấy chứng nhận khác; c) Tài liệu, giấy tờ xác nhận quyền sở hữu tài sản của công ty; d) Biên bản họp Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị; các quyết định của doanh nghiệp; đ) Bản cáo bạch để phát hành chứng khoán; e) Báo cáo của Ban kiểm soát, kết luận của cơ quan thanh tra, kết luận của tổ chức kiểm toán; g) Sổ kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính hằng năm Theo chúng tôi, trong giai đoạn hiện nay các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh bằng nhiều hình thức khác nhau để nâng cao năng lực cạnh tranh thu nhiều lợi nhuận Việc tham gia hoạt động này bằng việc thiết lập quan hệ ký kết hợp đồng kinh doanh thương mại và bảo đảm thực hiện hợp đồng trên cơ sở quyền và nghĩa vụ của các bên được thiết lập trong hợp đồng Nếu tại khoản 1 này có thêm hạng mục các hợp đồng của công ty đã ký kết cần phải lưu tại doanh nghiệp thì phù hợp hơn với thực tiễn Ngoài ra, báo cáo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng không được liệt kê thuộc loại giấy tờ phải lưu giữ tại doanh
Trang 3434 nghiệp, đây là một khiếm khuyết của quy định mới về chế độ lưu giữ tài liệu lần này Tại điểm b khoản 1 quy định “giấy phép và giấy chứng nhận khác” là chưa hợp lý, bởi tại khoản 12 điều 4 giải thích từ ngữ luật doanh nghiệp 2014 có quy định về giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản hoặc bản điện tử mà cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp.Đây là bản khai sinh ra doanh nghiệp để doanh nghiệp có quyền được hoạt động theo quy định của pháp luật vì thế cho nên cần thiết phải lưu giữ ở tại doanh nghiệp theo quy định tại điều này giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cũng hợp ký
và khoa học
Khoản 2 Doanh nghiệp phải lưu giữ các tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này
tại trụ sở chính hoặc địa điểm khác được quy định trong Điều lệ công ty; thời hạn lưu giữ thực hiện theo quy định của pháp luật Đây là một quy phạm bắt buộc chủ thể phải thực hiện việc lưu giữ các danh mục tài liệu quy định tại 7 điểm của khoản 1 điều 11 tại trụ sở chính hoặc địa điểm khác mà có quy định trong điều lệ của công ty Hay nói cách khác, doanh nghiệp có thể lưu giữ các tài liệu đó tại trụ sở chính ngoài địa điểm
đó thì công ty có thể lưu giữ ở chính nhánh công ty hoặc văn phòng đại diện của công
ty với điều kiện các địa điểm đó được quy định rõ ràng trong điều lệ của công ty Nếu không quy định trong điều lệ công ty mà doanh nghiệp vẫn triển khai lưu giữ thì chính doanh nghiệp đó vi phạm khoản 2 điều này So sánh với quy định này ở điều 11 Luật doanh nghiệp 2014 thì tại khoản 2 điều 11 bỏ cụm từ “có liên quan” Như vậy, tại khoản 2 điều 11 nêu trên đây khẳng định việc áp dụng thời hạn lưu giữ thực hiện theo quy định của pháp luật chung nhất chứ không chỉ áp dụng theo pháp luật có liên quan, điểm mới này thể hiện tính khoa học cao của việc sửa đổi quy định pháp luật về lưu giữ tài liệu của công ty trong quản trị doanh nghiệp
Điều 12 Báo cáo thay đổi thông tin của người quản lý doanh nghiệp
Doanh nghiệp phải báo cáo Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp có trụ sở chính trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có thay đổi thông tin về họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của những người sau đây:
1 Thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần;
2 Thành viên Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên;
Trang 3535
3 Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
Bình luận: Đây là một quy phạm pháp luật bắt buộc chủ thể tham gia hoạt
động kinh doanh thương mại thực hiện báo cáo việc thay đổi thông tin của người quản
lý doanh nghiệp Các nhà làm luật sử dụng cụm từ “phải báo cáo” thể hiện rõ quyền
uy, thẩm quyền của Nhà nước đối với doanh nghiệp trong quản lý doanh nghiệp Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận báo cáo của doanh nghiệp là cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp có địa chỉ trụ
sở chính Về thời gian báo cáo, nội dung quy định trong thời hạn 05 ngày kể từ thời điểm doanh nghiệp có thay đổi thông tin của người quản lý doanh nghiệp Nội dung báo cáo, quy định rõ những thông tin thuộc về cá nhân của người quản lý doanh
nghiệp như họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác
Về người quản lý doanh nghiệp là trung tâm thay đổi của chủ thể (Doanh nghiệp) phải báo cáo thay đổi, trong quy định tại điều 12 luật doanh nghiệp 2014 rất cụ thể bằng 3 khoản riêng biệt, trong đó khoản 1 là thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần mà thành viên này theo quy định tại khoản 1 điều 150 luật doanh nghiệp hiện hành thì thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần có từ 3 đến
11 thành viên Khoản 2, về thành viên ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên đối với công
ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty Hợp danh hoặc công ty TNHH 1 thành viên là tổ chức Khoản 3 thì quy định cho công ty Cổ phần, công ty TNHH MTV, công ty TNHH 2 thành viên trở lên và công ty hợp danh có chức
vụ Tổng giám độc hoặc Giám đốc công ty Như vậy, thành viên hội đồng trong loại hình doanh nghiệp là công ty TNHH 1 thành viên là tổ chức, công ty TNHH 2 thành viên trở lên hay là thành viên công ty hợp danh không có nghĩa vụ phải báo cáo khi có
sự thay đổi người quản lý doanh nghiệp
Phải thừa nhận, đây là quy định hoàn toàn mới so với luật doanh nghiệp 2005, hay nói cách khác quy định này không được quy định trong luật doanh nghiệp năm
2005 Tuy nhiên, Các nhà làm luật không quy định doanh nghiệp phải báo cáo thay đổi nội dung người quản lý doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp có trụ sở chính trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có thay đổi thông tin bằng phương thức gửi trực tiếp hay gián tiếp? Rõ ràng, quy định này bất cập không nhỏ
Trang 3636 trong thực tiễn thi hành, khi mà thiếu đi cách báo cáo của doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh, có những địa phương doanh nghiệp gửi qua bưu điện bản báo cáo, có những doanh nghiệp gọi điện thoại báo cáo cho cơ quan đăng ký kinh doanh Vậy câu hỏi đặt ra là doanh nghiệp đó có vi phạm về báo cáo thay đổi thông tin của người quản lý doanh nghiệp không? Vấn đề này chắc chắn cần phải sửa đổi, bổ sung theo lộ trình của cơ quan lập pháp để hoàn thiện hơn áp dụng trong thực tiễn thi hành
về thông báo thay đổi thông tin của người quản lý doanh nghiệp trong luật doanh
nghiệp hiện hành một cách khoa học và thống nhất
Điều 13 Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
1 Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh
nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật
2 Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh
quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp Nếu công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật thì Điều lệ công ty quy định cụ
thể quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật Trường hợp việc phân chia
quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật chưa được quy định rõ trong Điều lệ công ty thì mỗi người đại diện theo pháp luật của công ty đều là đại diện đủ
thẩm quyền của doanh nghiệp trước bên thứ ba; tất cả người đại diện theo pháp luật
phải chịu trách nhiệm liên đới đối với thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp theo quy định
của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan
3 Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật
cư trú tại Việt Nam Khi chỉ còn lại một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam thì người này khi xuất cảnh khỏi Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho cá nhân khác cư trú tại Việt Nam thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về
việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền
Trang 3737
4 Trường hợp hết thời hạn ủy quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này mà người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chưa trở lại Việt Nam và không có ủy
quyền khác thì thực hiện theo quy định sau đây:
a) Người được ủy quyền tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại
diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân cho đến khi người đại diện theo pháp
luật của doanh nghiệp trở lại làm việc tại doanh nghiệp;
b) Người được ủy quyền tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại
diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh cho đến khi người đại diện theo pháp luật của công ty trở lại làm việc tại công ty
hoặc cho đến khi chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị quyết định cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
5 Trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này, đối với doanh nghiệp chỉ còn
một người đại diện theo pháp luật và người này vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày
mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại
diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc chết, mất tích, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý
hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định thì chủ sở hữu công
ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị cử người khác làm người đại diện theo
pháp luật của công ty
6 Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên, nếu có thành viên là
cá nhân làm người đại diện theo pháp luật của công ty chết, mất tích, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện
pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, trốn khỏi nơi cư trú, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công
việc nhất định thì thành viên còn lại đương nhiên làm người đại diện theo pháp luật
của công ty cho đến khi có quyết định mới của Hội đồng thành viên về người đại diện theo pháp luật của công ty
Trang 3838
7 Tòa án, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác có quyền chỉ định người đại diện theo pháp luật tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật
Bình luận: Đây là một quy phạm pháp luật bổ sung nhiều nội dung mới mẻ
trong sửa đổi luật doanh nghiệp lần này, nó thể hiện thực trạng xác định người đại diện theo pháp luật và vấn đề ủy quyền đại diện diễn ra trong thực tiễn trước khi sửa đổi
luật doanh nghiệp 2020 Điều luật quy định 7 khoản riêng biệt, cụ thể như sau:
Khoản 1 Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp được khái niệm là cá
nhân chứ không phải tổ chức đại diện cho tổ chức, với 3 nhiệm vụ đại diện cụ thể:
Thứ nhất là đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp Đây là đại diện cơ bản nhất của người đại diện cho chính doanh nghiệp của mình trong quá trình kinh doanh nhằm mục đích sinh lời Trong một doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu như hiện nay thì các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp là rất lớn và phức tạp, cần thiết phải có một cá nhân của doanh nghiệp đó đại diện để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp từ các giao dịch đó của doanh nghiệp
Thứ hai là đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật Đây là việc cá nhân phải nhân danh công ty thực hiện quyền và nghĩa vụ tư pháp như người yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự, guyên đơn đứng đơn khởi kiện, bị đơn theo đơn khởi kiện của chủ thể khác, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật như quyền khiếu nại, tố cáo đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật Điểm mới trong nhiệm vụ đại diện này đó chính là đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự Bởi vì trong quy định năm
2014 Luật doanh nghiệp xác định chỉ là đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật
Khoản 2 Đây là một quy định có nhiều tình tiết mới so với quy định trước đây
về vấn đề đại diện theo pháp luật, một doanh nghiệp có thể có một hoặc nhiều người
Trang 3939 đại diện theo pháp luật và chỉ xuất hiện trong 2 loại hình doanh nghiệp đó là Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần Tức là Công ty trách nhiệm hữu hạn và công
ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật và tính linh hoạt trong vấn đề này là ở chỗ điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý
và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp Điểm mới so
với trước đây ở chỗ nếu công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật thì Điều lệ công ty quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp
luật Tính thống nhất trong quy định này là trường hợp việc phân chia quyền, nghĩa vụ
của từng người đại diện theo pháp luật chưa được quy định rõ trong Điều lệ công ty thì
mỗi người đại diện theo pháp luật của công ty đều là đại diện đủ thẩm quyền của doanh nghiệp trước bên thứ ba Điểm mới đặc biệt ở đây là quy phạm pháp luật bắt
buộc đối với tất cả người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm liên đới đối với thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định
khác của pháp luật có liên quan
Khoản 3 Được hiểu là quy phạm pháp luật bắt buộc đối với cá nhân đại diện
theo pháp luật của doanh nghiệp cho nên, Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam Quy phạm bắt buộc này được hiểu là luôn phải có sự hiện diện một cách thường trực đối với người đại diện cho doanh nghiệp tại Việt Nam để cá nhân đó thực hiện quyền và nghĩa vụ đại diện theo quy định tại khoản 1 điều này một cách có hiệu quả Tuy nhiên, trong tình huống doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt
Nam và nếu người đó xuất cảnh khỏi Việt Nam thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền Như vậy, mọi việc ủy quyền diễn ra trong hoạt động kinh doanh thương mại của doanh nghiệp đều thực hiện theo đúng quy định của Bộ luật dân sự hiện hành về ủy quyền đại diện
Khoản 4 Khi mà việc ủy quyền theo khoản 3 Điều này đã hết thời hạn mà
người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chưa trở lại Việt Nam và không có ủy quyền khác thì thực hiện theo quy định (i) theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân áp dụng cho Người được ủy quyền vẫn tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình
Trang 4040 trong phạm vi đã được ủy quyền cho đến khi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trở lại làm việc tại doanh nghiệp; (ii) Người được ủy quyền tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu
hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh cho đến khi người đại diện theo pháp luật của công ty trở lại làm việc tại công ty hoặc cho đến khi chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị quyết định cử người khác làm người đại diện theo pháp
luật của doanh nghiệp Quy định này rất phù hợp với thực tiễn các doanh nghiệp tham
gia thị trường kinh doanh hoạt động thương mại, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài đầu tư vào thị trường Việt Nam để kinh doanh có ủy quyền khi người địa diện doanh nghiệp đi khỏi nơi cư trú là ngoài lãnh thổ nước ta vẫn có thể áp dụng điểm a hoặc điểm b khoản 3 này một cách linh hoạt có hiệu quả cho sự tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp mình
Khoản 5 Thẩm quyền cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của
công ty trong trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật và người này vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc chết, mất tích, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc,
cơ sở giáo dục bắt buộc, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề
hoặc làm công việc nhất định thì chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng
quản trị cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty Tuy nhiên, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này mà thôi, tức là không phải đực áp dụng cho
mọi trường hợp trong thực tiễn
Khoản 6 Quy định chi tiết và khá rành mạch đối với công ty trách nhiệm hữu
hạn có hai thành viên, nếu có thành viên là cá nhân làm người đại diện theo pháp luật của công ty chết, mất tích, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang
chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai
nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, trốn khỏi nơi cư trú, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định thì thành viên còn