ii LỜI CẢM ƠN Bài khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Nghiên cứu các nhân tố tác động đến quyết định mua nhà ở xã hội của công nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh” được hoàn thành một cách ch
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Lý do chọn đề tài
Trong xu hướng đô thị hóa ngày càng mạnh mẽ và tốc độ tăng trưởng dân số nhanh chóng, Việt Nam cũng giống với các quốc gia khác trên toàn thế giới đều phải đối mặt thách thức lớn về tình trạng bất bình đẳng trong xã hội và nhu cầu quá tải về nhà ở tại các tỉnh thành lớn trong cả nước Điều này được thể hiện thông qua dự báo của Bộ Xây dựng về nhu cầu nhà ở trong giai đoạn 2021 - 2030 sẽ có xu hướng tăng, dựa vào tốc độ tăng dân số và nhu cầu nhà ở như hiện này thì mỗi năm phải tăng thêm khoảng 70 triệu m 2 nhà ở, khuy hướng nhu cầu nhà ở mới này sẽ tiếp tục tập trung ở một vài thành phố lớn và các khu công nghiệp (Thanh, 2023) Qua đó, có thể thấy được giá trị quan trọng của một ngôi nhà trong thời đại ngày nay bởi lẽ nhu cầu về nhà ở được xem là những mong muốn cơ bản trong đời sống hoạt động sinh hoạt mỗi ngày của con người, là tài sản có giá trị quan trọng trong mỗi hộ gia đình và cá nhân (T N Nguyễn, 2018) Việc có được một ngôi nhà ở khang trang, tử tế là nguyện vọng hoàn toàn chính đáng của mỗi người dân, nhưng cũng chính điều này đã dẫn đến mong muốn sở hữu nhà ở ngày một gia tăng làm cho giá trị của các khu nhà ở tăng lên một cách chóng mặt và vô hình trung đã tạo nên rào cản lớn đối với nhiều người có mức thu nhập khiêm tốn Để giải quyết tốt các vấn đề bất cập về nhà ở trong xã hội hiện nay Đảng và Nhà nước trong những năm qua luôn dành sự quan tâm đặc biệt sâu sắc đến lĩnh vực nhà ở, bằng việc chủ trương xây dựng và ban hành nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi, văn bản hướng dẫn, bên cạnh đó triển khai thực hiện nhiều quyết sách quan trọng phát triển nhà ở xã hội, đúng với định hướng và nhiệm vụ của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
XI đặt ra nhằm hướng tới sự tiến bộ và công bằng xã hội, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần cho nhiều người lao động, đặc biệt cho các đối tượng công nhân làm việc tại khu công nghiệp có mức thu nhập thấp
Tỉnh Bắc Ninh là một vùng đất của địa linh nhân kiệt có cửa ngõ nằm phía Bắc tiếp nối với thủ đô Hà Nội và thuộc trong tám tỉnh có vùng động lực tăng trưởng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ tạo thành tam giác Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh Sau 27 năm tái lập tỉnh trong công cuộc xây dựng, kế thừa và đổi mới đã giúp cho nền kinh tế Bắc Ninh phát triển vượt bậc từ một tỉnh có diện tích nhỏ nhất Việt Nam, hạ tầng cơ sở khó khăn, quy mô nền
2 kinh tế khiêm tốn tập trung chủ yếu vào nông nghiệp thuần túy, đã có bước chuyển mình mạnh mẽ về quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế, cơ cấu nền kinh tế toàn tỉnh chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa hiện đại Hiện nay Bắc Ninh có gần 12/16 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, 15 khu công nghiệp được thành lập với diện tích 5.899,22 ha tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp chiếm trên 80% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh (Văn, 2023) Cùng với sự phát triển các khu công nghiệp giờ đây Bắc Ninh đã trở thành tỉnh có nhiều khu công nghiệp nhất khu vực phía Bắc Theo cổng thông tin điện tử đảng bộ tỉnh Bắc Ninh (2023), các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đang có 294.143 lao động với mức thu nhập bình quân chung của người lao động đạt 8.750.000 đồng/người/tháng Theo GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường (2023) cho rằng “Chỉ số giá nhà ở trung bình trên thu nhập trung bình của người dân ở nước ta là quá cao, trung bình toàn xã hội là 25 điều này nói lên rằng, ở Việt Nam lương thì thấp mà giá nhà thì cao” Do đó với mức thu nhập thấp gần 9 triệu đồng công nhân khó có thể sở hữu được một ngôi nhà, nên nhiều công nhân chỉ đủ khả năng thuê những phòng trọ chật chội, điều kiện về chất lượng và môi trường sống không được đảm bảo Vì vậy mà vấn đề nhà ở xã hội cho lực lượng công nhân luôn nhận được sự quan tâm hàng đầu của các cấp chính quyền tỉnh Bắc Ninh và Đảng ủy được thể hiện rõ trong Chỉ thị số 03/CT-TTG vào ngày 25/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội cho công nhân Trong đó, tỉnh Bắc Ninh có 51 dựa án nhà ở xã hội đã và đang được triển khai với 7 dự án nhà ở xã hội cho công nhân nhưng chưa thật sự đem lại hiệu quả trong việc thu hút công nhân mua nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Theo báo lao động Media (2023), UBND tỉnh Bắc Ninh đã gửi báo cáo số 108 đến Bộ Xây dựng vào tháng 8 năm 2023 nêu rõ, địa phương đã triển khai và đưa vào sử dụng 7 dự án đã hoàn thành nhưng thời gian qua, các chủ dự án đã rao bán gần 1.700 căn nhà ở công nhân nhưng số lượng bán được ít, hiện 7 dự án vẫn còn 1.324 căn nhà Điều này đã dẫn đến sự lãng phí lớn và sử dụng không hiệu quả trong thời gian dài về đất đai, ngân sách của nhà nước, nguồn lực của chính quyền địa phương đối với quỹ nhà ở xã hội dành cho công nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Đề tài nghiên cứu thuộc về lĩnh vực NƠXH đã được nhiều học giả, nghiên cứu sinh trong nước và một số học giả nước ngoài quan tâm thực hiện nhưng chưa có tác giả nào nghiên cứu đề tài này trong phạm vi khách thể về công nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Vì thế nghiên cứu này đã trở nên rất cần thiết nhằm giúp
3 cơ quan ban ngành, chính quyền địa phương, chủ đầu tư lắng nghe, thấu hiểu, nắm bắt được nhưng tâm tư và nguyện vọng của công nhân khi đưa ra quyết định mua nhà ở xã hội Trên cơ sở đó, có những chiến lược định hướng và điều chỉnh chính sách phát triển nhà ở xã hội cho phù hợp và đáp ứng đúng nhu cầu thực tế của công nhân trên địa bàn tỉnh Do đó, tác giả quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố tác động đến quyết định mua nhà ở xã hội của công nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh” để làm nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp của mình.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu các nhân tố tác động đến quyết định mua nhà ở xã hội của công nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
1.2.2 M ụ c tiêu c ụ th ể Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề sau đây:
- Mục tiêu thứ nhất: Phát hiện những nhân tố khiến cho công nhân lại khó tiếp cận với loại hình nhà ở xã hội Từ đó, xác định các nhân tố có tác động đến quyết định mua nhà ở xã hội của công nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- Mục tiêu thứ hai: Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến quyết định mua nhà ở xã hội của công nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Qua đó xác định được nhân tố có tác động quan trọng nhất
- Mục tiêu thứ ba: Kiểm định sự khác biệt về quyết định mua nhà ở xã hội đối với các đặc điểm nhân khẩu học của công nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- Mục tiêu thứ tư: Kiến nghị các giải pháp để thu hút công nhân quan tâm đến loại hình nhà ở xã hội và đề xuất hàm ý quản trị cho các cơ quan ban ngành, chính quyền tỉnh Bắc Ninh, các chủ đầu tư nâng cao hiệu quả phát triển nhà ở xã hội nhằm đáp ứng được nhu cầu đại đa số công nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Phân tích tác động của các nhân tố đến quyết định mua nhà ở xã hội của công nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- Tổng hợp lại các trường phái lý thuyết và các công trình dự án nghiên cứu trước đây theo chủ đề về quyết định mua nhà ở xã hội Dựa trên cơ sở đó để xác định những cơ sở lý luận cho nghiên cứu của luận văn
- Xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến quyết định mua nhà ở xã hội của công nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- Kiểm định mô hình nghiên cứu đã đề xuất với các dữ liệu sơ cấp thu được từ các đối tượng khảo sát là những công nhân đang chuẩn bị mua hoặc đã sở hữu nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Câu hỏi nghiên cứu
- Câu hỏi 1: Nhân tố nào tác động đến quyết định mua nhà ở xã hội của công nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh?
- Câu hỏi 2: Mức độ tác động của các nhân tố này như thế nào đến quyết định mua nhà ở xã hội của công nhân trên địa bàn Tỉnh Bắc Ninh? Nhân tố nào có tác động quan trọng nhất?
- Câu hỏi 3: Có sự khác biệt về quyết định mua nhà ở xã hội đối với các đặc điểm nhân khẩu học của công nhân trên địa bàn Tỉnh Bắc Ninh hay không?
- Câu hỏi 4: Những kiến nghị nào để thu hút công nhân quan tâm đến loại hình nhà ở xã hội? Những hàm ý quản trị nào giúp cho các cơ quan ban ngành, chính quyền địa phương, các chủ đầu tư nâng cao hiệu quả phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh?
Đối tượng nghiên cứu
1.5.1 Đối tượ ng nghiên c ứ u Đối tượng nghiên cứu của luận văn tốt nghiệp là các nhân tố tác động đến quyết định mua nhà ở xã hội của công nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
1.5.2 Đối tượ ng kh ả o sát
Những công nhân làm việc trong các khu công nghiệp đang chuẩn bị mua hoặc đã sở hữu nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Phạm vi nghiên cứu
1.6.1 Ph ạ m vi khách th ể nghiên c ứ u
Khách thể nghiên cứu của luận văn tốt nghiệp là công nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- Luận văn chỉ nghiên cứu về quyết định mua nhà ở xã hội và các nhân tố tác động đến quyết định mua nhà ở xã hội của công nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- Luận văn không nghiên cứu những hành vi mua nhà ở xã hội khác của công nhân như: ý định mua nhà ở xã hội, sự hài lòng sau khi mua nhà ở xã hội, v.v
Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích đánh giá tác động của các nhân tố đến quyết định mua nhà ở xã hội của công nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Do hạn chế về thời gian, chi phí, nguồn lực và mối quan hệ nên đề tài chỉ có khả năng tiếp cận đến các đối tượng công nhân đang làm việc tại 03 khu công nghiệp là Thuận Thành 2, Thuận Thành 3 và VSIP Bắc Ninh trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đang chuẩn bị mua nhà hoặc đã sở hữu nhà ở xã hội bao gồm có hộ khẩu tạm trú hoặc hộ khẩu thường trú tại tỉnh Bắc Ninh
- Số liệu thứ cấp được sử dụng trong luận văn có thời gian từ năm 2022, 2023, Qúy 1 2024
- Số liệu sơ cấp tiến hành thực việc thu thập dữ liệu từ giữa tháng 01/2024 đến hết tháng 3/2024 thông qua quá trình khảo sát bằng bảng câu hỏi chính thức
Thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu: 5 tháng tính từ ngày giảng viên hướng dẫn chấp nhận đề tài.
Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài nhằm hướng đến việc đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài đã sử dụng kết hợp cả 2 phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng Đề tài nghiên cứu này được tiến hành dựa trên hai giai đoạn chính: (1) Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính nhằm thiết kế và xây dựng bảng câu hỏi khảo sát thăm dò lấy ý kiến của đối tượng khảo sát và (2) Nghiên cứu chính thức
6 được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm thu thập, phân tích xử lý dữ liệu đã khảo sát, ước lượng và kiểm định mô hình
❖ Phương pháp nghiên cứu định tính
Mục đích của phương pháp nghiên cứu định tính nhằm xác định các biến độc lập, hoàn thiện mô hình nghiên cứu, khám phá, bổ sung, điều chỉnh, phát triển thang đo của các nhân tố tác động đến quyết định mua nhà ở xã hội của công nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nhằm đo lường các khái niệm, khái quát hóa và giải thích các nội dung nghiên cứu Đề tài nghiên cứu được tác giả thực hiện theo hình thức phỏng vấn bán cấu trúc chuyên sâu
Dựa trên cơ sở lý thuyết và tham khảo, tổng hợp, đánh giá kết quả nghiên cứu của những đề tài trước đây, tác giả đã kế thừa và xây dựng khung nghiên cứu lý thuyết cho luận văn
Từ các nhân tố được đúc kết trong các đề tài nghiên cứu đã được công bố, luận văn hình thành mô hình nghiên cứu đề xuất và các biến trong thang đo Thông qua hình thức phỏng vấn bán cấu trúc là 06 người, người được phỏng vấn là những công nhân đã mua nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Kết quả nội dung cuộc phỏng vấn được ghi nhận, tổng hợp làm cơ sở cho việc bổ sung các nhân tố tác động đến quyết định mua nhà ở xã hội và điều chỉnh các thang đo sơ bộ phù hợp Đồng thời, với phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc chuyên sâu sẽ giúp tác giả thực hiện đề tài kiểm soát được danh mục các câu hỏi nhằm xác định rõ những vấn đề cần thu thập thông tin trước khi thực hiện cuộc phỏng vấn, kiểm tra xem người được phỏng vấn có hiểu đúng ý nghĩa của câu hỏi hay không, cấu trúc từ ngữ diễn đạt có dễ hiểu, dễ trả lời hay không Kết quả nghiên cứu theo phương pháp định tính là cơ sở dùng để hiệu chỉnh các câu hỏi cho phù hợp nhằm xây dựng và thiết kế bảng câu hỏi sơ bộ lần 2 cho đề tài nghiên cứu
❖ Phương pháp nghiên cứu định lượng
Giai đoạn 1: Nhằm hoàn thiện bảng câu hỏi chính thức, đề tài tiến hành kiểm tra thử nghiệm bảng câu hỏi sơ bộ lần 2 khoảng 50 công nhân đang chuẩn bị mua hoặc đã sở hữu nhà ở xã hội thông qua phương pháp kiểm định độ tin cậy của hệ số Cronbach’s Alpha Việc thử nghiệm giúp điều chỉnh những nội dung trong thang đo nếu chưa rõ ràng hoặc còn tối nghĩa và đạt được chất lượng cao cho bảng câu hỏi, hạn chế những sai sót trong quá trình khảo sát Bằng cách này, bảng câu hỏi sẽ được sàng lọc và điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài Đối tượng khảo sát thử nghiệm được chọn mẫu phi xác suất thuận tiện tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giúp tác giả tiết kiệm được thời
7 gian trong quá trình khảo sát và giảm chi phí Kết quả nghiên cứu sơ bộ lần 2 theo phương pháp định lượng là cơ sở dùng để hiệu chỉnh các câu hỏi cho phù hợp nhằm xây dựng và thiết kế, tiến hành bảng câu hỏi cho nghiên cứu chính thức
Giai đoạn 2: Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng để thu thập thông tin sơ cấp, tác giả đã tiến hành khảo sát bằng bảng câu hỏi thang đo Likert với 5 mức độ đã được thiết kế sẵn Với 500 phiếu khảo sát được gửi qua hình thức trực tuyến cho các đối tượng khảo sát là công nhân đang chuẩn bị mua nhà hoặc đã sở hữu nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và nhận được phản hồi 312 phiếu khảo sát với tỷ lệ 62,4% Tiếp theo đó tiến hành kiểm tra, sàng lọc và loại bỏ những phiếu khảo sát không đạt yêu cầu với đề tài nghiên cứu, thu được kết quả 280 phiếu khảo sát được tiến hành nhập liệu Sau khi làm sạch dữ liệu, bộ dữ liệu sơ cấp còn lại với 276 mẫu được chọn để tiến hành phân tích dữ liệu Dữ liệu sẽ được xử lý với sự hỗ trợ bằng phần mềm SPSS phiên bản 20 nhằm thu được các kết quả phân tích kinh tế lượng bao gồm phân tích thống kê mô tả mẫu, kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích tương quan, phân tích hồi quy tuyến tính đa biến được sử dụng để kiểm định mô hình và các giả thiết nghiên cứu, kiểm định Levene.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.8.1 Ý nghĩa k hoa h ọ c Đề tài nghiên cứu này được trình bày trong luận văn nhằm xác định các nhân tố tác động đến quyết định mua nhà ở xã hội của công nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và đo lường mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tác động đến quyết định mua nhà ở xã hội Trên cơ đó, nhằm cải thiện và nâng cao hiệu phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Kết quả nghiên cứu là cơ sở lý luận phục vụ cho các đề tài nghiên cứu cùng lĩnh vực tiếp theo thực hiện
Luận văn là nguồn tư liệu tham khảo quan trọng được thu thập từ những bằng chứng, khảo sát thực tế nhằm giúp cơ quan ban ngành, chính quyền địa phương và các chủ đầu tư lắng nghe, thấu hiểu, nắm bắt được những tâm tư và nguyện vọng của công nhân khi đưa ra quyết định mua nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Qua đó, điều chỉnh chính sách phát triển nhà ở xã hội phù hợp và đáp ứng nhu cầu của công nhân trên địa bàn tỉnh
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1.1.1 Khái niệm về nhà ở xã hội
Theo khoản 2 Điều 3 của Nghị định 71/2010/NĐ – CP về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật nhà ở, được định nghĩa như sau: “Nhà ở xã hội là nhà ở do Nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng cho các đối tượng quy định tại Điều 53, Điều 54 của Luật Nhà ở và quy định tại Nghị định này mua, thuê hoặc thuê mua theo cơ chế do Nhà nước quy định” (tr 2) Dựa vào định nghĩa này có thể nhận biết được, nhà ở xã hội là loại hình nhà ở thuộc quyền quản lý và sở hữu bởi các cơ quan ban ngành nhà nước, các cá nhân hoặc tổ chức phi lợi nhuận đều được nhà nước khuyến khích tham gia với mục đích phục vụ và làm thỏa mãn nhu cầu về nhà ở cho một số thành phần ưu tiên trong xã hội có mức thu nhập thấp, chưa có nhà ở ổn định
Theo khoản 7 Điều 3 của Luật Nhà ở 2014 được Quốc hội ban hành vào ngày 25 tháng 11 năm 2014, quy định: “Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật này” (tr 2) Theo định nghĩa này, nội hàm về nhà ở xã hội là nhà được đầu tư xây dựng nhằm thỏa mãn yêu cầu nguyện vọng về khu vực sinh sống và sinh hoạt hằng ngày cho các thành phần theo diện hộ gia đình, cá nhân, tuy nhiên việc sử dụng loại hình nhà ở xã hội được triển khai dựa trên bởi hai yếu tố chính, yếu tố thứ nhất là cần có sự hỗ trợ và giúp đỡ của cơ quan nhà nước trong việc triển khai phân bổ nguồn vốn thi công xây dựng, trong đó nhà nước giữ vai trò quan trọng về mặt hỗ trợ chính trong toàn dự án có thể là đầu tư ngân sách vào việc xây dựng các dự án tại các vùng địa phương có mong muốn về nơi cư trú nhà ở nhiều, thiết lập nhiều cơ chế chính sách hưởng quyền lợi ưu đãi hấp dẫn, tạo điều kiện thủ tục pháp lý và quy trình thuận lợi để khích lệ các chủ đầu tư tích cực tham gia, hỗ trợ về vốn đầu tư, hỗ trợ miễn trừ các loại thuế, hỗ trợ lãi suất cho vay ưu đãi…, có nghĩa là chịu sự chi phối và ảnh hưởng của nhà nước lên toàn bộ loại hình nhà ở xã hội theo chiều hướng tích cực liên quan đến tài chính, thủ tục pháp lý trong quá trình thi công xây dựng nhà ở xã hội hoặc các chính
10 sách phúc lợi khác Yếu tố thứ hai chỉ dành cho các đối tượng thuộc nằm trong 10 nhóm phân khúc được áp dụng quyền lợi thụ hưởng từ quyết sách về loại hình nhà ở xã hội được trình bày và giải thích cụ thể tại Luật nhà ở 2014
Trên cơ sở đó, có thể hiểu khái niệm chung nhất: Nhà ở xã hội tập trung vào nhóm phân khúc các đối tượng người có công với cách mạng, hộ gia đình nghèo và cận nghèo, cán bộ, công chức, viên chức, quân nhân, sĩ quan chuyên nghiệp nằm trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh và sinh viên trong thời gian học tập, công nhân tại các khu công nghiệp, nghề thuộc các thành phần kinh tế theo quy định của nhà nước nên phạm vi hẹp hơn so với khái niệm nhà ở dành cho người thu nhập thấp Nhà ở xã hội là loại hình nhà ở thuộc quyền sở hữu và chịu trách nhiệm dưới sự kiểm soát, quản lý của cơ quan nhà nước (cấp chính phủ trung ương hoặc trên địa bàn của từng địa phương) trong đó các cá nhân và tổ chức phi thương mại đầu tư triển khai thi công xây dựng nhằm hỗ trợ và giúp đỡ đến các nhóm đối tượng thuộc diện chính sách ưu tiên có mức thu nhập trung bình mà chưa có cơ hội thuê hoặc sở hữu nhà ở, đảm bảo tuân thủ quyền lợi hợp pháp cho mỗi công dân đều có nhà để ở và hướng đến phát triển đô thị hóa văn minh, hiện đại, an sinh cho toàn xã hội Đối với các loại hình về nhà ở chẳng hạn như: nhà chung cư, nhà lưu trú, nhà ở khu tái định cư, nhà ở dành cho công nhân, nhà ở riêng lẻ, nhà thương mại, nhà ở công vụ đều được xem là nhà ở xã hội nếu các loại hình nhà ở này có sự can thiệp và chịu sự ảnh hưởng trong chính sách, cơ chế ưu đãi bao gồm việc liên quan đến tài chính, qui trình, thủ tục pháp lý của cơ quan nhà nước đối với chủ đầu tư hoặc những người có nguyện vọng mong muốn mua, thuê, thuê mua nhưng phải đáp ứng đúng các yêu cầu của pháp luật Do vậy, giá bán của các căn hộ nhà ở xã hội sẽ thấp hơn nhiều so với giá của căn hộ thương mại
2.1.1.2 Đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội
Mục đích chính của loại hình nhà ở xã hội là giải quyết tính cấp thiết về nhu cầu những căn hộ giá rẻ nhằm phục vụ người có mức thu nhập thấp có được cơ hội tiếp cận nhà ở Theo đó, quy định tại Điều 49 Luật Nhà ở 2014 đang có hiệu lực, nhóm đối tượng được phép mua nhà ở xã hội phải thuộc danh mục 10 nhóm đối tượng cụ thể bao gồm:
Nhóm thứ nhất, “Những người có công với cách mạng” Căn cứ theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng và cũng theo Điều 76 Luật Nhà ở 2023 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 đã bổ sung thêm cho nhóm thứ nhất cụ thể “Người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ thuộc trường hợp được hỗ trợ cải thiện nhà ở theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng” (tr 25) Trong đó theo khoản 1 Điều
3 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 quy định cụ thể 12 nhóm đối tượng chính được hưởng chế độ ưu đãi đối với những người có công với cách mạng bao gồm “Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; liệt sĩ; bà mẹ Việt Nam anh hùng; anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993; người hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học, người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày, người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế, người có công giúp đỡ cách mạng” (tr 1-2) Còn đối với thân nhân liệt sĩ được quy định chi tiết tại khoản 2 Điều 3 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 là thân nhân của người có công với cách mạng bao gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi liệt sỹ
Nhóm thứ hai, “Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn” (tr 25) Trong đó theo Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP được Chính phủ phê duyệt vào ngày 27 tháng 01 năm 2021 về quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 -2025 cụ thể về tiêu chí thu nhập đối với khu vực nông thôn là 1.500.000 đồng/người/tháng, riêng chuẩn hộ nghèo đối với khu vực nông thôn là hộ gia đình có mức thu nhập trung bình của từng cá nhân thành viên/tháng từ 1.500.000 trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ tiêu trong tổng 12 tiêu chí đo lường mực độ thiết hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên chẳng hạn là việc làm; người phụ thuộc trong hộ gia đình; bảo hiểm y tế; dinh dưỡng; tình trạng đi học của trẻ em; trình độ giáo dục của người lớn; phạm vi không gian nhà ở được tính theo bình quân đầu người; chất lượng nhà ở; nhà tiêu hợp vệ sinh; nguồn nước sinh hoạt; phương tiện phục vụ tiếp cận thông tin, sử dụng dịch vụ viễn thông Còn đối với chuẩn hộ cận nghèo tại khu vực nông thôn là hộ gia đình có mức thu nhập trung bình của từng cá nhân thành viên/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ tiêu trong tổng 12 tiêu chí đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản
Nhóm thứ ba, “Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu” (tr 25) Hiện nay, nhà nước chưa có quy định cụ thể, rõ ràng về danh mục liệt kê các vùng liên tục bị chịu ảnh hưởng do hiệu ứng thiên tai và biến đổi khí hậu gây ra Do vậy, nhà nước chỉ mới quy định về các danh mục địa bàn có huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn theo đó Quyết định 353/QĐ-TTg về phê duyệt danh sách
12 huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021-
2025 được Thủ tướng phê duyệt vào ngày 15 tháng 3 năm 2022 có 74 huyện nằm trong danh sách nghèo giai đoạn 2021-2025 và có 54 xã nằm trong danh sách xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021-2025
Nhóm thứ tư, “Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị” (tr 25) Theo khoản 5 Điều 1 của Nghi định 49/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội được định nghĩa cụ thể như sau: “Là người làm việc tại cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế hoặc lao động tự do tại khu vực đô thị, có mức thu nhập không phải đóng thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật nhà ở, pháp luật thuế thu nhập cá nhân” (tr 2) Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP được Chính phủ phê duyệt vào ngày 27 tháng 01 năm 2021 về quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 -2025 cụ thể về tiêu chí thu nhập đối với khu vực thành thị là 2.000.000 đồng/người/tháng, riêng chuẩn hộ nghèo đối với khu vực thành thị là hộ gia đình có mức thu nhập trung bình của từng cá nhân thành viên/tháng từ 2.000.000 trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ tiêu trong tổng 12 chỉ tiêu đo lường mực độ thiết hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên Còn đối với chuẩn hộ cận nghèo tại khu vực nông thôn là hộ gia đình có mức thu nhập trung bình của từng cá nhân thành viên/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ tiêu trong tổng 12 chỉ tiêu đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản
Nhóm thứ năm, “Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp” (tr 25) Theo khoản 1 Điều 3 của Bộ Luật lao động 2019 sửa đổi Bộ luật lao động 2012 có giải thích từ ngữ như sau: “Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động” (tr 1) Độ tuổi lao động tối thiểu là đủ 15 tuổi, trừ các trường hợp được quy định tại Mục 1 Chương XI của Bộ luật Lao động 2019 Trên nền tảng đó, nếu một người hội tụ đầy đủ 03 yếu tố chính sẽ được bảo đảm các quyền và lợi ích theo đúng các quy định của Bộ luật lao động 2019 bao gồm nằm trong độ tuổi lao động được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 3 Bộ luật lao động 2019, đạt được sự thỏa thuận với người sử dụng lao động, được nhận lương và tuân thủ chấp hành dưới sự quản lý, điều phối, theo dõi của người sử dụng lao động Cũng theo khoản 2 Điều 3 của Nghị định 100/2015/NĐ-
CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, có giải thích: “Nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng để đáp ứng nhu cầu cho các hộ gia đình, cá nhân làm việc tại các khu công nghiệp là tên
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Cơ sở lý luận
2.1.1.1 Khái niệm về nhà ở xã hội
Theo khoản 2 Điều 3 của Nghị định 71/2010/NĐ – CP về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật nhà ở, được định nghĩa như sau: “Nhà ở xã hội là nhà ở do Nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng cho các đối tượng quy định tại Điều 53, Điều 54 của Luật Nhà ở và quy định tại Nghị định này mua, thuê hoặc thuê mua theo cơ chế do Nhà nước quy định” (tr 2) Dựa vào định nghĩa này có thể nhận biết được, nhà ở xã hội là loại hình nhà ở thuộc quyền quản lý và sở hữu bởi các cơ quan ban ngành nhà nước, các cá nhân hoặc tổ chức phi lợi nhuận đều được nhà nước khuyến khích tham gia với mục đích phục vụ và làm thỏa mãn nhu cầu về nhà ở cho một số thành phần ưu tiên trong xã hội có mức thu nhập thấp, chưa có nhà ở ổn định
Theo khoản 7 Điều 3 của Luật Nhà ở 2014 được Quốc hội ban hành vào ngày 25 tháng 11 năm 2014, quy định: “Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật này” (tr 2) Theo định nghĩa này, nội hàm về nhà ở xã hội là nhà được đầu tư xây dựng nhằm thỏa mãn yêu cầu nguyện vọng về khu vực sinh sống và sinh hoạt hằng ngày cho các thành phần theo diện hộ gia đình, cá nhân, tuy nhiên việc sử dụng loại hình nhà ở xã hội được triển khai dựa trên bởi hai yếu tố chính, yếu tố thứ nhất là cần có sự hỗ trợ và giúp đỡ của cơ quan nhà nước trong việc triển khai phân bổ nguồn vốn thi công xây dựng, trong đó nhà nước giữ vai trò quan trọng về mặt hỗ trợ chính trong toàn dự án có thể là đầu tư ngân sách vào việc xây dựng các dự án tại các vùng địa phương có mong muốn về nơi cư trú nhà ở nhiều, thiết lập nhiều cơ chế chính sách hưởng quyền lợi ưu đãi hấp dẫn, tạo điều kiện thủ tục pháp lý và quy trình thuận lợi để khích lệ các chủ đầu tư tích cực tham gia, hỗ trợ về vốn đầu tư, hỗ trợ miễn trừ các loại thuế, hỗ trợ lãi suất cho vay ưu đãi…, có nghĩa là chịu sự chi phối và ảnh hưởng của nhà nước lên toàn bộ loại hình nhà ở xã hội theo chiều hướng tích cực liên quan đến tài chính, thủ tục pháp lý trong quá trình thi công xây dựng nhà ở xã hội hoặc các chính
10 sách phúc lợi khác Yếu tố thứ hai chỉ dành cho các đối tượng thuộc nằm trong 10 nhóm phân khúc được áp dụng quyền lợi thụ hưởng từ quyết sách về loại hình nhà ở xã hội được trình bày và giải thích cụ thể tại Luật nhà ở 2014
Trên cơ sở đó, có thể hiểu khái niệm chung nhất: Nhà ở xã hội tập trung vào nhóm phân khúc các đối tượng người có công với cách mạng, hộ gia đình nghèo và cận nghèo, cán bộ, công chức, viên chức, quân nhân, sĩ quan chuyên nghiệp nằm trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh và sinh viên trong thời gian học tập, công nhân tại các khu công nghiệp, nghề thuộc các thành phần kinh tế theo quy định của nhà nước nên phạm vi hẹp hơn so với khái niệm nhà ở dành cho người thu nhập thấp Nhà ở xã hội là loại hình nhà ở thuộc quyền sở hữu và chịu trách nhiệm dưới sự kiểm soát, quản lý của cơ quan nhà nước (cấp chính phủ trung ương hoặc trên địa bàn của từng địa phương) trong đó các cá nhân và tổ chức phi thương mại đầu tư triển khai thi công xây dựng nhằm hỗ trợ và giúp đỡ đến các nhóm đối tượng thuộc diện chính sách ưu tiên có mức thu nhập trung bình mà chưa có cơ hội thuê hoặc sở hữu nhà ở, đảm bảo tuân thủ quyền lợi hợp pháp cho mỗi công dân đều có nhà để ở và hướng đến phát triển đô thị hóa văn minh, hiện đại, an sinh cho toàn xã hội Đối với các loại hình về nhà ở chẳng hạn như: nhà chung cư, nhà lưu trú, nhà ở khu tái định cư, nhà ở dành cho công nhân, nhà ở riêng lẻ, nhà thương mại, nhà ở công vụ đều được xem là nhà ở xã hội nếu các loại hình nhà ở này có sự can thiệp và chịu sự ảnh hưởng trong chính sách, cơ chế ưu đãi bao gồm việc liên quan đến tài chính, qui trình, thủ tục pháp lý của cơ quan nhà nước đối với chủ đầu tư hoặc những người có nguyện vọng mong muốn mua, thuê, thuê mua nhưng phải đáp ứng đúng các yêu cầu của pháp luật Do vậy, giá bán của các căn hộ nhà ở xã hội sẽ thấp hơn nhiều so với giá của căn hộ thương mại
2.1.1.2 Đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội
Mục đích chính của loại hình nhà ở xã hội là giải quyết tính cấp thiết về nhu cầu những căn hộ giá rẻ nhằm phục vụ người có mức thu nhập thấp có được cơ hội tiếp cận nhà ở Theo đó, quy định tại Điều 49 Luật Nhà ở 2014 đang có hiệu lực, nhóm đối tượng được phép mua nhà ở xã hội phải thuộc danh mục 10 nhóm đối tượng cụ thể bao gồm:
Nhóm thứ nhất, “Những người có công với cách mạng” Căn cứ theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng và cũng theo Điều 76 Luật Nhà ở 2023 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 đã bổ sung thêm cho nhóm thứ nhất cụ thể “Người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ thuộc trường hợp được hỗ trợ cải thiện nhà ở theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng” (tr 25) Trong đó theo khoản 1 Điều
3 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 quy định cụ thể 12 nhóm đối tượng chính được hưởng chế độ ưu đãi đối với những người có công với cách mạng bao gồm “Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; liệt sĩ; bà mẹ Việt Nam anh hùng; anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993; người hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học, người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày, người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế, người có công giúp đỡ cách mạng” (tr 1-2) Còn đối với thân nhân liệt sĩ được quy định chi tiết tại khoản 2 Điều 3 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 là thân nhân của người có công với cách mạng bao gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi liệt sỹ
Nhóm thứ hai, “Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn” (tr 25) Trong đó theo Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP được Chính phủ phê duyệt vào ngày 27 tháng 01 năm 2021 về quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 -2025 cụ thể về tiêu chí thu nhập đối với khu vực nông thôn là 1.500.000 đồng/người/tháng, riêng chuẩn hộ nghèo đối với khu vực nông thôn là hộ gia đình có mức thu nhập trung bình của từng cá nhân thành viên/tháng từ 1.500.000 trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ tiêu trong tổng 12 tiêu chí đo lường mực độ thiết hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên chẳng hạn là việc làm; người phụ thuộc trong hộ gia đình; bảo hiểm y tế; dinh dưỡng; tình trạng đi học của trẻ em; trình độ giáo dục của người lớn; phạm vi không gian nhà ở được tính theo bình quân đầu người; chất lượng nhà ở; nhà tiêu hợp vệ sinh; nguồn nước sinh hoạt; phương tiện phục vụ tiếp cận thông tin, sử dụng dịch vụ viễn thông Còn đối với chuẩn hộ cận nghèo tại khu vực nông thôn là hộ gia đình có mức thu nhập trung bình của từng cá nhân thành viên/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ tiêu trong tổng 12 tiêu chí đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản
Nhóm thứ ba, “Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu” (tr 25) Hiện nay, nhà nước chưa có quy định cụ thể, rõ ràng về danh mục liệt kê các vùng liên tục bị chịu ảnh hưởng do hiệu ứng thiên tai và biến đổi khí hậu gây ra Do vậy, nhà nước chỉ mới quy định về các danh mục địa bàn có huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn theo đó Quyết định 353/QĐ-TTg về phê duyệt danh sách
12 huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021-
2025 được Thủ tướng phê duyệt vào ngày 15 tháng 3 năm 2022 có 74 huyện nằm trong danh sách nghèo giai đoạn 2021-2025 và có 54 xã nằm trong danh sách xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021-2025
Nhóm thứ tư, “Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị” (tr 25) Theo khoản 5 Điều 1 của Nghi định 49/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội được định nghĩa cụ thể như sau: “Là người làm việc tại cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế hoặc lao động tự do tại khu vực đô thị, có mức thu nhập không phải đóng thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật nhà ở, pháp luật thuế thu nhập cá nhân” (tr 2) Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP được Chính phủ phê duyệt vào ngày 27 tháng 01 năm 2021 về quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 -2025 cụ thể về tiêu chí thu nhập đối với khu vực thành thị là 2.000.000 đồng/người/tháng, riêng chuẩn hộ nghèo đối với khu vực thành thị là hộ gia đình có mức thu nhập trung bình của từng cá nhân thành viên/tháng từ 2.000.000 trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ tiêu trong tổng 12 chỉ tiêu đo lường mực độ thiết hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên Còn đối với chuẩn hộ cận nghèo tại khu vực nông thôn là hộ gia đình có mức thu nhập trung bình của từng cá nhân thành viên/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ tiêu trong tổng 12 chỉ tiêu đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản
Nhóm thứ năm, “Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp” (tr 25) Theo khoản 1 Điều 3 của Bộ Luật lao động 2019 sửa đổi Bộ luật lao động 2012 có giải thích từ ngữ như sau: “Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động” (tr 1) Độ tuổi lao động tối thiểu là đủ 15 tuổi, trừ các trường hợp được quy định tại Mục 1 Chương XI của Bộ luật Lao động 2019 Trên nền tảng đó, nếu một người hội tụ đầy đủ 03 yếu tố chính sẽ được bảo đảm các quyền và lợi ích theo đúng các quy định của Bộ luật lao động 2019 bao gồm nằm trong độ tuổi lao động được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 3 Bộ luật lao động 2019, đạt được sự thỏa thuận với người sử dụng lao động, được nhận lương và tuân thủ chấp hành dưới sự quản lý, điều phối, theo dõi của người sử dụng lao động Cũng theo khoản 2 Điều 3 của Nghị định 100/2015/NĐ-
CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, có giải thích: “Nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng để đáp ứng nhu cầu cho các hộ gia đình, cá nhân làm việc tại các khu công nghiệp là tên
13 gọi chung bao gồm: Khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp vừa và nhỏ, các cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp (kể cả các cơ sở khai thác, chế biến) của tất cả các ngành, nghề thuộc các thành phần kinh tế” (tr 2) Như vậy, với người lao động đang làm việc trong và ngoài khu công nghiệp nếu đáp ứng đầy đủ tất cả điều kiện trên đều sẽ đăng ký được mua loại hình nhà ở xã hội
Nhóm thứ sáu, “Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân” (tr 25) Theo khoản 1 Điều 23 của Luật Quốc phòng 2018 như sau “Lực lượng vũ trang nhân dân gồm Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và Dân quân tự vệ” (tr 10) Với lực lượng vũ trang là ngành nghề đặc thù và thường xuyên phải đối mặt với hiểm nguy, đóng vai trò nòng cốt quan trọng trong xã hội nhằm giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội và bảo vệ đất nước Nên lực lượng này luôn nhận được sự động viên, khích lệ, quan tâm và giúp đỡ từ phía Đảng ủy và các cấp chính quyền trung ương thành phố nhằm tạo điều kiện thuận lợi về nơi ở ổn định để họ yên tâm công tác và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ
Tổng quan nghiên cứu và mô hình nghiên cứu đề xuất
2.2.1 Các công trình nghiên c ứu trước đây
2.2.1.1 Công trình nghiên cứu nước ngoài
Mariadas và cs (2019), “Factors influencing the first home purchase decision of middle- income earners (M40) in Selangor, Malaysia” Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nhóm tác giả đã thực hiện việc khảo sát với khoảng 200 người trả lời được chọn để phỏng vấn bằng bảng câu hỏi bán cấu trúc Trong số 200 bảng câu hỏi được gửi cho các đối tượng khảo sát, nhóm tác giả thu được 137 mẫu được trả lại (tỷ lệ phản hồi là 68,5%) Bộ dữ liệu được nhóm tác giả xử lý và thực hiện công tác phân tích trên phần mềm SPSS phiên bản 23 bằng
34 phương pháp mô tả, tương quan và phân tích hồi quy bội Kết quả nghiên cứu đã tìm thấy
02 trong 04 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bất động sản nhà ở của những người có thu nhập trung bình ở Selangor, Malaysia bao gồm: (1) Tài chính, (2) Hàng xóm
Mohammad và cs (2021), “Factors Influencing Housing Purchase Decision” Tạp chí quốc tế về nghiên cứu học thuật trong kinh doanh và khoa học xã hội, tập 11, số 7, 2021, tr 429-
443 Mục tiêu chính của nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua nhà ở Malaysia Dữ liệu của bài nghiên cứu này được thu thập thông qua các nguồn thứ cấp, cụ thể là các tạp chí học thuật, tài liệu hội nghị, bài báo, sách giáo khoa và trên Internet Được thu thập và tổng hợp từ 9 tài liệu nghiên cứu có liên quan trước đây liên quan đến quyết định mua nhà ở Malaysia để phát triển một cách toàn diện nhằm cải thiện chỉ số về quyết định mua nhà Kết quả tổng hợp bài nghiên cứu gồm 09 yếu tố tác động đến quyết định mua nhà ở bao gồm: (1) Nhân khẩu học, (2) Tài chính, (3) Vị trí, (4) Đặc điểm nhà ở, (5) Khu vực lân cận, (6) Cơ sở hạ tầng, (7) Môi trường, (8) Chất lượng phát triển dịch vụ, (9) Niềm tin
Xu và cs (2017), “Research on the Purchase Decision and Determinants of Public Rental Housing Tenants in Chongqing” Kỷ yếu Hội nghị chuyên đề quốc tế lần thứ 20 về nâng cao quản lý xây dựng và bất động sản, tr 643-652 Nghiên cứu này kết hợp phương pháp khảo sát bằng bảng câu hỏi và phương pháp phỏng vấn thực địa Trong giai đoạn điều tra thực địa, dữ liệu sơ cấp được thu thập tập trung chủ yếu thông qua bảng câu hỏi ngẫu nhiên trong 3 địa bàn đang cho thuê nhà ở xã hội Với số lượng 300 phiếu điều tra khảo sát được phát ra, các tác giả đề tài thu được 251 phiếu trả lời Cuối cùng có 227 phiếu đạt yêu cầu để tiến hành xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS với mô hình Logistic được ứng dụng trong đề tài nghiên cứu nhằm chọn lọc các yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa Từ kết quả của mô hình hồi quy hồi Logistic, đề tài kết luận: (1) Thu nhập gia đình, (2) Nhóm việc làm, (3) Đánh giá về cơ chế quản lý, (4) Đánh giá khoảng cách làm việc, (5) Phương thức thanh toán, (6) Dân số trong gia đình, (7) Hiểu biết về chính sách nhà ở xã hội Trong đó, nghiên cứu cho thấy yếu tố thu nhập gia đình, đánh giá về cơ chế quản lý, đánh giá khoảng cách làm việc, phương thức thanh toán có tác động ngược chiều và nhóm việc làm có tác động cùng chiều đến việc mua nhà ở xã hội cho thuê Riêng yếu tố dân số trong gia đình và hiểu biết về chính sách nhà ở xã hội không ảnh hưởng đáng kể đến việc mua nhà ở xã hội cho thuê
2.2.1.2 Công trình nghiên cứu trong nước
T P L Lê (2023), “Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua nhà ở tại Việt Nam” Tạp chí Tài chính – Marketing, tập 14, số 3; 2023, tr 112-125 Nghiên cứu tiến hành khảo sát 253 người tham gia trả lời với tỷ lệ phản hồi là 62,5% Thông qua thống kê mô tả, đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), kiểm định mô hình bằng phân tích hồi quy đa biến dùng phương pháp Enter trên phần mềm SPSS 22 Kết quả nghiên cứu cho thấy 06 trong 08 yếu tố được mô hình đề xuất đã tác động tích cực đến quyết định mua nhà ở Việt Nam, bao gồm: (1) Vị trí, (2) Thu nhập, (3) Môi trường sống, (4) Gía cả, (5) Chất lượng công trình, (6) Nhóm tham khảo Trong đó, nghiên cứu cho thấy yếu tố vị trí có tác động mạnh nhất và yếu tố nhóm tham khảo có tác động yếu nhất đến quyết định mua nhà ở
M Q Lê & H L Lê (2022), “ Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả dự án nhà ở xã hội tại Tiền Giang” Tạp chí Vật liệu và Xây dựng Tập 12 sổ (06-2022), tr 81-86 Mục tiêu của nghiên cứu đề xuất giải pháp nhằm góp phần cải thiện nâng cao hiệu quả các dự án được đầu tư phát triển nhà ở xã hội phục vụ trên địa bàn Tiền Giang Để hoàn thiện việc thiết kế bảng câu hỏi khảo sát, nhóm tác giả nghiên cứu đã tiến hành mời một số nhóm chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác triển khai chính sách nhà ở xã hội trên địa bàn Tiền Giang gồm khoảng 10 người thực hiện kiểm tra và chọn lọc các yếu tố phù hợp một lần nữa Trong đó, có 06 chuyên gia với kinh nghiệm công tác trên 4 năm, 02 chuyên gia công tác trên 9 năm và 02 chuyên gia công tác trên 30 năm Đồng thời nhóm tác giả còn tiến hành kiểm tra thử nghiệm trên 01 nhóm khác với 05 chuyên gia công tác về chính sách nhà ở xã hội Sau khi phân tích xử lý dữ liệu với 27 biến quan sát bằng hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá, nghiên cứu thu được kết quả bao gồm: (1) Vị trí, (2) Căn hộ, (3) Giao thông và xử lý rác thải, (4) Chủ đầu tư, (5) Tiện ích và Chi phí, (6) Chính sách
M T Nguyễn (2021), “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua nhà ở xã hội của người dân tại Thành phố Cần Thơ” Bài luận văn nghiên cứu nhằm nâng cao khả năng mua nhà ở xã hội của người dân tại địa bàn thành phố Cần Thơ Nghiên cứu kết hợp sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu nghiên cứu định lượng chính thức với mẫu khảo sát thu được 130 người Sau đó, tiến hành phân tích dữ liệu trên phần SPSS 20 thu được kết quả tương quan các biến quan sát hoàn toàn độc lập với nhau, phương trình hồi quy tuyến tính đa biến của 6 nhân tố ảnh hưởng đều có ý nghĩa và ảnh hưởng đến quyết định
36 mua nhà ở xã hội tại Cần Thơ, bao gồm: (1) Thủ tục pháp lý, (2) Chất lượng sản phẩm, (3) Gía cả, (4) Vị trí, (5) Thu nhập Trong đó, thủ tục pháp lý và giá cả có mối tương quan nghịch biến đến quyết định mua nhà ở xã hội, nhân tố chất lượng sản phẩm có tác động lớn nhất và nhân tố giá cả có tác động nhỏ nhất
V.T Đoàn & X.Q Phạm (2020), “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua nhà ở xã hội của người dân” Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mai và phân phối” lần 2 năm
2020, tr 420-428 Bài nghiên cứu xác định được mục tiêu nhằm đề xuất giải pháp nhằm giúp cơ quan ban ngành nhà nước và các chủ đầu tư có các quyết sách, cơ chế phù hợp để phát triển nhà ở xã hội tại Thành phố Long Xuyên Để đạt được mục tiêu của đề tài, tác giả đã tiến hành khảo sát với 100 khách hàng đã mua nhà ở xã hội trên địa bàn, tập trung vào
2 dự án nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố Long Xuyên Sau đó, tác giả xử lý số liệu bằng cách kết hợp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, thống kê mô tả, kiểm định Cronbach's Alpha, phân tích nhân tố thu được kết quả nghiên cứu với 5 yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định mua nhà ở xã hội của người dân trên địa bàn tỉnh Long Xuyên bao gồm: (1) Vị trí địa lý, (2) Thu nhập khách hàng, (3) Chất lượng dịch vụ, (4) Gía cả và chất lượng, (5) Thủ tục pháp lý
Hình 2.6 Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Minh Tú (2021)
Nguồn: Đoàn Vinh Thăng và Phạm Xuân Quỳnh, 2020
N D H Trần (2020), “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua nhà ở xã hội của người dân địa bàn tỉnh Vĩnh Long” Tạp chí Khoa học đại học Cửu Long, số 16 (số Xuân) năm
2019 và số 17 năm 2020, tr 43-51 Tác giả tiến hành điều tra khảo sát với 347 người dân đã mua căn hộ tại các khu nhà ở xã hội trên Vĩnh Long Dựa vào phân tích Cronbach’s Alpha, phân tích EFA, phân tích hồi quy Với 29 biến quan sát bài nghiên cứu thu được kết quả 6 nhân tố đã đề xuất đều có ảnh hưởng đến quyết định mua nhà ở xã hội của người dân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long bao gồm: (1) Tình hình tài chính, (2) Môi trường sống, (3)
Vị trí, (4) Pháp lý, (5) Kiến trúc, (6) Ảnh hưởng xã hội Trong đó nhân tố môi trường sống có tác động mạnh nhất và nhân tố kiến trúc có tác động yếu nhất
Hình 2.7 Mô hình nghiên cứu của Đoàn Vinh Thăng và Phạm Xuân Quỳnh (2020)
Nguồn: Trần Nguyễn Diệu Hiền, 2020
Bảng 2.1 Tổng hợp tóm tắt các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước trước đây
Tác giả Nhân tố tác động
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua nhà ở bao gồm: (1) Nhân khẩu học, (2) Tài chính, (3)
Vị trí, (4) Đặc điểm nhà ở, (5) Khu vực lân cận, (6) Cơ sở hạ tầng, (7) Môi trường, (8) Chất lượng phát triển dịch vụ, (9) Niềm tin
Paul và cs.(2019) Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bất động sản nhà ở của những người có thu nhập trung bình ở Selangor, Malaysia bao gồm: (1) Tài chính, (2) Khu vực lân cận
Quyết định mua và các yếu tố quyết định của người thuê nhà ở xã hội ở Trùng Khánh bao gồm: (1) Thu nhập gia đình, (2) Nhóm việc làm, (3) Đánh giá về cơ chế quản lý, (4) Đánh giá khoảng cách làm việc, (5) Phương thức thanh toán, (6) Dân số trong gia đình, (7) Hiểu biết về chính sách nhà ở xã hội
T P L Lê (2023) Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua nhà ở tại Việt Nam bao gồm: (1) Vị trí, (2) Thu nhập,
(3) Môi trường sống, (4) Gía cả, (5) Chất lượng công trình, (6) Nhóm tham khảo
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Quy trình nghiên cứu
- Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu của đề tài: Đây được coi bước cơ bản đầu tiên nhằm tạo nền tảng triển khai một quy trình thực hiện bài luận văn nghiên cứu và cũng là bước đóng vai trò quan trọng của bài luận văn tốt nghiệp Trên cơ sở dựa vào các mục đích cần đạt được trong nghiên cứu, tác giả thực hiện đề tài đã tiến hành xác định rõ lĩnh vực trọng tâm nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu, tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu, phân tích và đánh giá mức độ khả năng thực hiện thành công của đề tài
- Bước 2: Mục tiêu nghiên cứu: Tác giả thực hiện đề tài xác định rõ ràng với từng mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể nhằm đưa ra nhiệm vụ nghiên cứu cần thực được trong đề tài nghiên cứu
- Bước 3: Nghiên cứu thực tiễn và cơ sở lý luận: Dựa vào các mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tác giả tiến hành thực hiện việc tìm kiếm, tra cứu và khai thác các nguồn tài liệu thứ cấp, văn bản, công trình nghiên cứu uy tín trong nước và quốc tế cùng lĩnh vực với chủ đề nhằm làm cơ sở để xây dựng cấu trúc dàn bài Chương 2 bao gồm việc đề xuất mô hình nghiên cứu
- Bước 4: Đề xuất các giả thuyết trong nghiên cứu và thiết lập bảng câu hỏi khảo sát sơ bộ lần 1: Tác giả đã kế thừa kết quả từ những bài nghiên cứu trước đó nằm cùng lĩnh vực, dựa vào đó tác giả đã tiến hành tóm tắt nội dung nghiên cứu nhằm tổng kết các nhân tố và các giả thuyết có tác động đến quyết định mua nhà hoặc nhà ở xã hội để đề xuất các giả thuyết trong nghiên cứu theo chiều hướng nào Sau đó, xây dựng các biến quan sát trong mỗi nhân tố và tiến hành thiết kế bảng câu hỏi khảo sát sơ bộ lần 1
- Bước 5: Nghiên cứu định tính: Quá trình tiến hành thu thập dữ liệu bằng phương pháp định tính bằng cách phỏng vấn bán cấu trúc chuyên sâu từ 06 người công nhân đang làm việc tại tỉnh Bắc Ninh đã mua nhà ở xã hội trên địa bạn tỉnh Mục đích của việc nghiên cứu định tính nhằm phân tích, đánh giá, điều chỉnh và bổ sung (trong trường hợp cần thiết) các nhân tố trong mô hình đề xuất ở bước 3 và mức độ đọc hiểu về nội dung, hàm ý từng biến quan sát trong mỗi nhân tố đó đối với người tham khảo sát
- Bước 6: Nghiên cứu định lượng sơ bộ lần 2: Được tiến hành thực hiện bằng phiếu khảo sát với cỡ mẫu thu được 50 công nhân Mục đích của việc nghiên cứu định lượng sơ bộ lần
2 là kiểm định và hiệu chỉnh độ tin cậy của thang đo thông qua Cronbach’s Alpha nhằm đảm bảo các biến quan sát đều thể hiện được đặc điểm của nhân tố mẹ
- Bước 7: Nghiên cứu định lượng chính thức: Ngay sau thời điểm hoàn chỉnh và bổ sung
(nếu có) về thang đo, đảm bảo phiếu câu hỏi khảo sát đã được chỉnh sửa hoàn thiện, sàng lọc theo đúng yêu cầu, làm sạch dữ liệu thì sẽ tiến hành thực hiện khảo sát chính thức với quy mô cỡ mẫu lớn hơn 250 công nhân nhằm thu thập dữ liệu phục vụ cho đề tài nghiên cứu
- Bước 8: Xử lý số liệu: Các dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua phiếu khảo sát chính thức sẽ được xử lý và phân tích bằng phần mềm SPSS phiên bản 20 bao gồm: Thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha, kiểm định phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích tương quan và kiểm định các giả thuyết của mô hình đề xuất bằng phương pháp hồi quy đa biến với kiểm định Levene’s Test
- Bước 9: Kết quả nghiên cứu: Sau khi thu được kết quả phân tích dữ liệu từ việc chạy
SPSS, tác giả thực hiện đề tài tiến hành tổng hợp lại, phân tích, đánh giá và nhận xét kết quả so với giả thuyết ban đầu được đặt ra tại bước 4 Ngoài ra, đề tài nghiên cứu còn đối chiếu và so sánh với những kết quả của các đề tài nghiên cứu cùng lĩnh vực trước đây nhằm phân tích, đánh giá kết quả nghiên cứu có sự tương đồng so với kết quả nghiên cứu trước
- Bước 10: Kết luận và hàm ý quản trị: Dựa vào các kết quả nghiên cứu tại bước 9 đưa ra một vài hàm ý quản trị cho các biến quan sát thể hiện chưa hiệu quả và căn cứ dựa vào tình trạng bất cập từ thực tiễn đối với các dự án nhà ở xã hội dành cho công nhân nói chung và các dự án nhà ở xã hội dành cho công nhân tại tỉnh Bắc Ninh nói riêng hiện nay được tác giả tham khảo qua các nguồn dữ liệu thứ cấp trên các trang báo uy tín chẳng hạn như: Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Ninh, Sở xây dựng Bắc Ninh, Vnexpress, báo Lao động, Từ đó, giúp cho chủ đầu tư và chính quyền tỉnh có những kế hoạch mục tiêu rõ ràng nhằm hoạch định chiến lược định hướng phát triển lâu dài trong tương lai và điều chỉnh chính sách phù hợp để nâng cao chất lượng nhà ở xã hội ngày càng đáp ứng được nhu cầu thực tế của đại đa số công nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Nguồn: Tác giả xây dựng
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu đề tài
Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp thu thậ p d ữ li ệ u th ứ c ấ p
Dữ liệu thứ cấp là nguồn dữ liệu được thu thập thông qua từ những nguồn thông tin có sẵn và đảm bảo được tổng hợp, xử lý dựa trên nguồn thông tin có sẵn đó Tác giả thực hiện đề tài đã tiến hành thực hiện việc tra cứu, tìm kiếm, khai thác các nguồn dữ liệu thứ cấp thông qua các trang web trên nền tảng internet trong đó bao gồm các trang là ScienceDirect, Emerald Insight, Connected Papers, Google Scholar Ngoài ra, đề tài đó còn tiến hành tìm kiếm các thông tin, tin tức mang tính thời sự và cập nhật liên tục trên các trang báo đài chẳng hạn như cổng thông tin điện tử đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, báo Lao động, Sở xây dựng Bắc Ninh, các cuốn sách chuyên ngành khác liên quan đến nhà ở xã hội Thông qua quá trình khai thác các nguồn thông tin trên, tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu đã tổng hợp lại các nền tảng kiến thức tổng quan về nhà ở xã hội cũng như các nhân tố tác động đến quyết định mua nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Chính điều này, đã xây dựng cơ sở lý luận cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu Sau khi đã thu thập đầy đủ các tài liệu tham khảo trong và ngoài nước có liên quan đến chủ đề nghiên cứu, tác giả thực hiện đề tài tiếp tục lựa chọn những bài báo, bài nghiên cứu có độ tin cậy cao và uy tín
3.2.2 Phương pháp thu thậ p d ữ li ệu sơ cấ p
Việc thu thập dữ liệu sơ cấp được tiến hành bằng hình thức trực tuyến trên mạng thông qua biểu mẫu có sẵn được thiết kế bằng Google Form Căn cứ vào tên đề tài, tác giả tiến hành thực hiện việc điều tra khảo sát chính thức trong phạm vi trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh thông qua các đối tượng khảo sát là những người công nhân đang làm việc tại các khu công nghiệp đang chuẩn bị mua hoặc đã sở hữu nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Tổng thể nghiên cứu và kích thước mẫu khảo sát
Tổng thể nghiên cứu của đề tài bao gồm những người công nhân có hộ khẩu tạm trú và thường trú đang làm việc tại các khu công nghiệp đang chuẩn bị mua hoặc đã sở hữu nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Trong đó đối độ tuổi phải từ đủ 18 tuổi và có thể ngoài
46 tuổi trở lên Bên cạnh đó, cần phải đảm bảo được điều kiện về mức thu nhập của các cá
50 nhân tham gia khảo sát phải nằm trong nhóm không cần phải nộp thuế thu nhập thường xuyên có mức thu nhập hàng tháng dưới 11 triệu đồng trở xuống
Nhằm đạt được các mục tiêu nghiên cứu bằng phương pháp định tính và phương pháp định lượng, luận văn đã sử dụng kết hợp với hai nguồn dữ liệu: dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu thứ cấp: Các thông tin, số liệu được trích lược từ các nguồn chính thức cùng với các công trình nghiên cứu trước đó, bài báo, tạp chí khoa học và tài liệu chuyên ngành để minh họa nét đặc trưng về địa bàn nghiên cứu và vấn đề nghiên cứu của luận văn
Dữ liệu sơ cấp: Nguồn dữ liệu được thu thập gián tiếp thông qua hình thức khảo sát trực tuyến với những công nhân đang chuẩn bị mua hoặc đã sở hữu nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Để tiến hành thực hiện phân tích nhân tố khám phá một cách tốt nhất Theo Hair và cs (1998), trong các nghiên cứu có sử dụng phân tích nhân tố, kích thước mẫu tối thiểu phải gấp 5 lần tổng số biến quan sát Cỡ mẫu trong nghiên cứu được tính theo công thức: n= 5*m Trong đó: m là biến quan sát/ số câu hỏi đo lường trong bảng câu hỏi khảo sát
Trên cơ sở đó, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu với cỡ mẫu được chọn là 250 mẫu Để tăng độ tin cậy và mẫu đại diện cho nghiên cứu, đề tài sẽ dự phòng tăng thêm 12% cỡ mẫu trong trường hợp mẫu khảo sát không hợp lệ Do đó, bài luận văn sẽ tiến hành khảo sát trong phạm vi gần khoảng 280 đối tượng bằng biểu mẫu trực tuyến và câu trả lời được thu thập bằng công cụ hỗ trợ Google Form.
Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát
Phiếu điều tra khảo sát chính thức được chia thành 2 phần chính bao gồm: (1) Thông tin cá nhân, (2) Phần nội dung khảo sát chính bằng thang đo Likert dựa trên 5 mức độ
3.4.1 Ph ầ n câu h ỏ i thông tin cá nhân Đối với những thông tin cá nhân, tác giả thực hiện đề tài sẽ tiến hành sử dụng các câu hỏi đóng nhằm khai thác các thông tin về bản thân của đối tượng đang được khảo sát bao gồm các câu hỏi: Anh/Chị hiện có nhu cầu/đã sở hữu về nhà ở xã hội, Giới tính của anh/chị?,
51 Anh/chị thuộc độ tuổi nào?, Tình trạng hôn nhân hiện tại của anh/chị?, Quê quán của anh/chị?
3.4.2 Ph ầ n n ộ i dung kh ả o sát chính
Dựa vào mô hình nghiên cứu sơ bộ đã đề xuất, tác giả tiến hành nghiên cứu bằng phương pháp định tính với hình thức phỏng vấn bán trúc chuyên sâu nhằm điều chỉnh thang đo sơ độ lần 1 để phù hợp với đối tượng khảo sát và mục tiêu nghiên cứu Qua đó, tác giả tổng hợp, đánh giá và phân tích câu trả lời của các ứng viên nhằm hoàn thiện thang đo sơ bộ lần
2 phục vụ cho nghiên cứu định lượng Cụ thể việc thang đo đã tiến hành mã hóa như sau:
Nhân tố thu nhập được đo lường bởi 4 biến quan sát và ký hiệu là TN
STT Mã hóa Biến quan sát Nguồn
1 TN1 Thu nhập của tôi phù hợp với giá tiền căn hộ
2 TN2 Tôi cần ngân hàng hỗ trợ khi mua nhà ở xã hội
3 TN3 Thu nhập của tôi có khả năng thanh toán nợ vay
4 TN4 Thu nhập của tôi tiếp cận được gói vay hỗ trợ của Chính phủ
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Nhân tố vị trí được đo lường bởi 7 biến quan sát và ký hiệu là VT
STT Mã hóa Biến quan sát Nguồn
1 VT1 Vị trí căn hộ gần nơi làm việc
X L Trần (2021); N M Nguyễn & V D Cao (2017); P V Võ (2019), Tan (2012), Ariyawansa
2 VT2 Vị trí căn hộ thuận tiện cho việc sinh hoạt hằng ngày (gần chợ, bệnh viện, trường học)
3 VT3 Vị trí căn hộ ngay trung tâm đô thị vệ tinh của thành phố Bắc Ninh
4 VT4 Vị trí căn hộ gần nơi có các dịch vụ công cộng
5 VT5 Vị trí căn hộ gần người thân, bạn bè
6 VT6 Vị trí căn hộ gần với các tuyến đường giao thông chính
7 VT7 Vị trí căn hộ thuận tiện đi lại Được phát hiện trong quá trình phỏng vấn và kế thừa của tác giả T N Lê (2019)
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Nhân tố giá cả được đo lường bởi 5 biến quan sát và ký hiệu là GC
STT Mã hóa Biến quan sát Nguồn
1 GC1 Gía cả nhà ở xã hội tương xứng với chất lượng nhà T T H Phạm (2020); N
M Nguyễn & V D Cao (2017); T Nguyễn (2015); Phương (2014); B T H Nguyễn & N D Nguyễn
2 GC2 Gía cả nhà ở xã hội phù hợp với giá đất tại khu vực căn hộ tọa lạc
3 GC3 Gía nhà ở xã hội ở khu vực tôi mua tương ứng với giá nhà xã hội ở những khu vực khác tại địa bàn
4 GC4 Tiến độ thanh toán hợp lý
5 GC5 Hình thức thanh toán hợp lý
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Nhân tố chất lượng sản phẩm được đo lường bởi 6 biến quan sát và ký hiệu là CLSP
STT Mã hóa Biến quan sát Nguồn
1 CLSP1 Diện tích căn hộ đảm bảo đủ không gian cho những chức năng tối thiểu cho gia đình bao gồm phòng ngủ, phòng khách, phòng vệ sinh,…
D Q Trương & Q D Trương(2013); T Đ Nguyễn & Q H Nguyễn (2018); Vũ & Hà (2016); Dale & Philips (1984)
2 CLSP2 Chất lượng vật liệu xây dựng, các trang thiết bị trong căn hộ (trang thiết bị của điện, nước, vệ sinh, gạch, nền, bếp…)
3 CLSP3 Nhà ở xã hội có thiết kế phù hợp với chức năng sử dụng
4 CLSP4 Chất lượng nhà ở xã hội được xây dựng đạt tiêu chuẩn (tường không nứt, trần không thấm) như mong đợi
5 CLSP5 Số cầu thang máy, thang thoát hiểm đảm bảo
6 CLSP6 Hạ tầng kỹ thuật đảm bảo (đường xá khô ráo, có khuôn viên cây xanh hài hòa)
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Nhân tố thủ tục pháp lý được đo lường bởi 7 biến quan sát và ký hiệu là TTPL
STT Mã hóa Biến quan sát Nguồn
1 TTPL1 Nội dung thủ tục pháp lý về mua bán nhà ở xã hội đơn giản, dễ hiểu
N M Nguyễn & V D Cao (2017); T Nguyễn (2015); T T H Phạm (2020); P V Võ (2019)
Nhà đầu tư sẵn sàng cung cấp đầy đủ các thông tin, hướng dẫn và hỗ trợ tận tình các thủ tục pháp lý khi khách hàng có nhu cầu tìm hiểu về nhà ở xã hội
3 TTPL3 Nhà đầu tư đảm bảo tiếp nhận xử lí và giải quyết thủ tục pháp lý trong thời gian ngắn nhất cho khách hàng
4 TTPL4 Nhân viên tư vấn có kiến thức chuyên môn và am hiểu về thủ tục pháp lý
5 TTPL5 Hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội được công khai rõ ràng và minh bạch
6 TTPL6 Chủ đầu tư uy tín
7 TTPL7 Qui trình thực hiện các thủ tục pháp lý cụ thể, rõ ràng Được phát hiện trong quá trình phỏng vấn và kế thừa của tác giả T T Nguyễn
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Nhân tố chính sách được đo lường bởi 4 biến quan sát và ký hiệu là CS
STT Mã hóa Biến quan sát Nguồn
1 CS1 Chính sách bảo hành, bảo trì phù hợp
2 CS2 Được vay vốn ưu đãi khi mua nhà ở xã hội
3 CS3 Được phân kỳ thanh toán
4 CS4 Được hưởng chính sách trả chậm từ ngân hàng
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Nhân tố môi trường sống được đo lường bởi 8 biến quan sát và ký hiệu là MT
STT Mã hóa Biến quan sát Nguồn
1 MT1 Môi trường sống nhà ở xã hội luôn đảm bảo vệ sinh T L Trương (2017); N
2 MT2 Nhà ở xã hội có không gian sinh hoạt chung tốt
3 MT3 Nhà ở xã hội cư luôn được quản lý điều hành tốt
4 MT4 Môi trường sống của nhà ở xã hội có không khí trong lành và mát mẻ
5 MT5 Môi trường sống năng động và hiện đại
6 MT6 Môi trường sống văn minh
7 MT7 Môi trường sống xanh sạch đẹp, nhiều cảnh quan, cây xanh
8 MT8 Môi trường sống không bị ồn ào Được phát hiện trong quá trình phỏng vấn và kế thừa của tác giả T N Lê (2019)
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Nhân tố an ninh được đo lường bởi 5 biến quan sát và ký hiệu là AN
STT Mã hóa Biến quan sát Nguồn
1 AN1 Cảm giác an toàn khi ở căn hộ
2 AN2 Tài sản ở căn hộ được đảm bảo
3 AN3 Có chỗ đỗ xe đảm bảo an toàn
4 AN4 Hệ thống phòng cháy chữa cháy
5 AN5 An ninh khu vực xung quanh căn hộ đảm bảo
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Nhân tố quyết định được đo lường bởi 4 biến quan sát và ký hiệu là QĐ
STT Mã hóa Biến quan sát Nguồn
1 QĐ1 Nếu có nhu cầu mua nhà ở xã hội thì tôi sẽ mua trong các khu nhà ở tại tỉnh Bắc Ninh
2 QĐ2 Tôi mua nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh là tốt nhất
3 QĐ3 Tôi quyết định mua nhà ở xã hội vì nó đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, ăn ở, đi lại
4 QĐ4 Tôi quyết định mua nhà ở xã hội vì nó phù hợp với khả năng
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Phương pháp phân tích dữ liệu
3.5.1 Phương pháp th ố ng kê mô t ả Đối với phương pháp thống kê mô tả là kỹ thuật giúp tác giả tiến hành mô tả, đánh giá tổng quát về đặc điểm của mẫu trong đề tài nghiên cứu dựa vào các kết quả dữ liệu sơ cấp thu thập được, được thể hiện thông qua các phép tính và ý nghĩa của các chỉ số thống kê chẳng hạn như chỉ số trung bình, trung vị, giá trị nhỏ nhất của biến, giá trị lớn nhất của biến, phương sai, độ lệch chuẩn, độ nhọn Phiếu điều tra khảo sát trong phần các thông tin nhân khẩu học được những đối tượng tham gia khảo sát cung cấp nhằm phục vụ cho việc thực hiện lập bảng tần số cho các biến nhân khẩu học để mô tả mẫu thu thập dựa vào các thuộc
54 tính của các đáp viên được khảo sát chẳng hạn như về giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, mức thu nhập hàng tháng và số thành viên trong gia đình, tình trạng hôn nhân và quê quán
3.5.2 Ki ểm đị nh h ệ s ố tin c ậy thang đo Cronbach’s Alpha Đối với một cuộc điều tra khảo sát nhằm đảm bảo chất lượng thường chủ yếu được đo lường về độ tin cậy trong thang đo và tính hợp lệ, chính vì điều này đóng một vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng độ tin cậy thang đo của đề tài nghiên cứu (Bryman & Bell, 2015) Theo Đ T Nguyễn (2011) cho rằng hệ số tin cậy của Cronbach’s Alpha chỉ nên được đo lường độ tin cậy của thang đo khi có tối thiểu từ 03 biến quan sát trở lên và không nên xác định độ tin cậy cho từng biến quan sát Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha có mức giá trị biến thiên trong đoạn [0,1], trong đó với mức giá trị 0 biểu hiện cho các biến quan sát trong nhóm hầu như không có một mối liên hệ nào, còn đối với mức giá trị 1 biểu hiện cho các biến quan sát có mối liên hệ tốt với nhau (Đ T Nguyễn, 2011) Dựa vào các nghiên cứu của các tác giả Nunnally & Burnstein (1994), Peterson (1994) cho thấy rằng thang đo được xem là chấp nhận và tốt khi đảm bảo thỏa mãn đồng thời cùng lúc 02 điều kiện: Hệ số Cronbach’s Alpha > 0,6 và hệ số tương quan biến tổng (Corrected item - total correlation) > 0,3 Tuy nhiên về mặt lý thuyết thì hệ số càng cao càng tốt thể hiện được thang đo càng có độ tin cậy cao, nhưng khi hệ số Cronbach’s Alpha quá lớn (khoảng từ 0.95 trở lên) cho thấy có nhiều biến trong thang đo không có khác biệt gì nhau, hiện tượng này được xem là hiện tượng trùng lặp trong thang đo (Đ T Nguyễn, 2011) Cũng theo nhóm tác giả Hoàng & Chu (2008) với mức giá trị hệ số Cronbach’s Alpha cần đạt được như sau: Từ 0,8 đến gần bằng 1: thang đo lường rất tốt, Từ 0.7 đến gần bằng 0.8: thang đo lường sử dụng tốt và từ 0,6 trở lên: thang đo lường đủ điều kiện Do đó, dựa vào các tiêu chí trên và đặc điểm của đối tượng đề tài đang nghiên cứu, tác giả thực hiện đề tài đã tiến hành kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha trên phần mềm SPSS phiên bản 20 chỉ để lại các biến có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 và hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 thì mới thỏa mãn được điều kiện chấp chận và tiến hành thực hiện việc phân tích những bước kế tiếp
3.5.3 Phân tích nhân t ố khám phá EFA
Phân tích nhân tố khám phá còn được gọi tắt là EFA (Exploratory Factor Analysis) là kỹ thuật thường được sử dùng nhằm thu gọn một tập hợp k và tóm tắt dữ liệu của tất cả các biến quan sát thành một tập F (với F < k) chứa đựng đầy đủ các nhân tố mang ý nghĩa dựa theo thống kê của tổ hợp các biến ban đầu Trong bài nghiên cứu này, việc phân tích nhân tố khám phá EFA được ứng dụng để so sánh, xem xét, đo lường mối liên hệ giữa các biến
55 của tất cả các nhân tố về mặt khía cạnh khác nhau nhằm tìm thấy những biến quan sát tải lên nhiều nhân tố hoặc các biến quan sát bị phân sai nhân tố ngay từ lúc đầu Trong quá trình thực hiện phân tích EFA, tác giả thực hiện đề tài tiến hành áp dụng phương pháp rút trích nhân tố Principal Component Analysis (phương pháp xoay trực giao) đi kèm theo phép xoay Varimax và kiểm định KMO và Barlett nhằm đo lường sự tương thích của mẫu khảo sát Trong đó, đối với số kiểm định Bartlett thường được dùng nhằm cân nhắc xem các biến quan sát trong nhân tố có tương quan với nhau trong tổng thể hay không Các giá trị tiêu chuẩn khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA như sau:
Bảng 3.1 Các thước đo theo tiêu chuẩn EFA
Thước đo Gía trị theo tiêu chuẩn Nguồn tác giả
Hệ số KMO kiểm định tính tương thích của EFA
0,5≤ KMO ≤ 1 thì việc phân tích nhân tố được xem là phù hợp với dữ liệu Hair và cs (2010)
Kiểm định Barlett kiểm định mối tương quan giữa các biến quan sát trong mỗi thang đo
Gía trị Significance (Sig.) của kiểm định Bartlett’s Test < 0,05 thì cho thấy các biến quan sát có tương quan với nhau trong mỗi thang đo (nhân tố)
Trị số Eigenvalue xác định số lượng nhân tố trong phân tích nhân tố khám phá EFA
Eigenvalue > 1 thì có ý nghĩa, những nhân tố khác nếu có giá trị riêng nhỏ hơn 1 đều sẽ bị loại
Gerbing & Anderson (1988), Hoàng & Chu (2008) Tổng phương sai trích thể hiện mức độ phù hợp của mô hình EFA Total Variance Explained ≥ 50% cho thấy mô hình
Hệ số tải nhân tố Hệ số tải nhân tố bằng ± 0,5 hoặc lớn hơn được coi là có ý nghĩa thực tế Hair và cs (2009)
Nguồn: Tác giả tổng hợp 3.5.4 Phân tích tương quan Pearson
Phân tích tương quan Pearson được ký hiệu là r nhằm mục đích hướng đến việc kiểm tra và lượng hóa mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính giữa 02 biến định lượng Sớm phát hiện dấu hiệu của hiện tượng đa cộng tuyến trong trường hợp nếu 02 biến có sự tương quan mạnh với nhau trước khi tiến hành việc phân tích hồi quy Theo Field (2009) cho rằng trong quá trình thực hiện việc phân tích tương quan Pearson, cần đảm bảo thực hiện kiểm định giả thuyết hệ số tương quan Pearson với giá trị Sig cần đạt được nhỏ hơn 0,05 thì có thể kết luận biến độc lập và biến phụ thuộc có mối tương quan tuyến tính
3.5.5 Phân tích h ồi quy đa biế n
Theo Fávero & Belfiore (2019) cho rằng kỹ thuật hồi quy tuyến tính chủ yếu nghiên cứu mối quan hệ tuyến tính giữa một hoặc nhiều biến độc lập và một biến phụ thuộc định lượng Ngay sau khi thang đo của các nhân tố khảo sát đã được kiểm định, tác giả thực hiện đề tài sẽ tiến hành thực hiện việc phân tích hồi quy đa biến dựa trên bộ dữ liệu đó Với phương
56 pháp phân tích hồi quy đa biến nhằm đúc kết ra phương trình hồi quy đa biến cuối cùng trong đó bao gồm các nhân tố tác động lên quyết định mua nhà ở xã hội của công nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Các tiêu chí cần đạt được trong quá trình phân tích hồi quy đa biến phải đảm bảo độ tin cậy trên 95% (𝛼 = 0,05): Đối với phương trình hồi quy tuyến tính chưa chuẩn hoá: là phương trình mà các hệ số hồi quy thể hiện sự thay đổi của biến phụ thuộc trong trường hợp một biến độc lập có dấu hiệu thay đổi và các biến độc lập còn lại vẫn không thay đổi, do đó có dạng như sau: Y= β0 + β1*X1 + β2*X2 + β3*X3 + β4*X4 +β5*X5 +β6*X6 + β7*X7 +β8*X8 Đối với phương trình hồi quy chuẩn hoá: là phương trình mà các hệ số hồi quy biểu hiện rõ được mức độ, thứ hạng sắp xếp của biến độc lập có tác động đến biến phụ thuộc Trong phương trình hồi quy chuẩn hóa, sẽ cho biết đầy đủ các thông tin về biến độc lập nào có mức độ tác động mạnh nhất hay yếu nhất đến biến phụ thuộc dựa trên cơ sở là hệ số Beta nằm trong phần hồi quy chuẩn hóa của bảng Coefficients, theo lý thuyết thì hệ số hồi quy càng lớn thì tầm tác động của biến độc lập lên biến phụ thuộc càng tỷ lệ thuận theo Do đó có dạng như sau: Y= β1*X1 + β2*X2 + β3*X3 + β4*X4 + β5*X5 + β6*X6 + β7*X7 + β 8*X8
Bảng 3.2 Gỉa định của mô hình hồi quy
Gỉa định Vi phạm Đánh giá gỉa định Nguồn
Mô hình hồi quy tuyến tính tốt
Mô hình hồi quy không tốt
Gía trị của hệ số R bình phương hiệu chỉnh (Adjusted
R Square) > 0,5 (50%) thì mô hình hồi quy tuyến tính được đánh giá tốt
Mô hình hồi quy tuyến tính phù hợp với tập dữ liệu
Mô hình hồi quy không phù hợp
Gía trị sig của kiểm định t < 𝛼 = 0,05 thì mô hình hồi quy tuyến tính phù hợp với tập dữ liệu
Không có tương quan cao giữa các biến độc lập Đa cộng tuyến
Hệ số phóng đại phương sai (VIF – Variance inflation factor) < 10 thì không có hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình nghiên cứu
Phần dư là ngẫu nhiên và độc lập Tự tương quan
Kiểm định Durbin – Watson được kí hiệu là d để có thể kết luận cần dựa vào các tiêu chí sau:
- dL 0,5 thể hiện phân tích nhân tố thích hợp với dữ liệu có ý nghĩa thống kê và giá trị Sig của kiểm định Barlett = 0,000 < 0,05 chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể
Thảo luận kết quả nghiên cứu
Dựa vào kết quả nghiên cứu sơ bộ sau khi chạy Cronbach’ Alpha trên phần mềm SPSS phiên bản 20 cho thấy có 09 nhân tố cùng với 50 biến quan sát đủ điều kiện để tiến hành khảo sát chính thức Sau khi kết thúc quá trình khảo sát chính thức, tiến hành phân tích Cronbach’s Alpha lần 1 đã loại ra các biến quan sát VT7, VT4, CLSP5, CLSP6, MT4, MT5 do có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) nhỏ hơn 0,3
72 Dựa vào kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho thấy biến quan sát không đảm bảo độ tin cậy là MT6 nguyên nhân do 02 hệ số tải của biến quan sát đó có mức chênh lệch nhỏ hơn 0,3 nên tiến hành loại và chạy EFA lại lần 2 Thông qua quá trình phân tích tương quan Pearson đảm bảo rằng tất cả các biến đều có sự tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc là QĐ Điều này đáp ứng đủ điều kiện để tiến hành thực hiện phân tích hồi quy đa biến
Từ những kết quả nghiên cứu chạy trên phần mềm SPSS, có thể đưa ra kết luận 10 giả thuyết nghiên cứu ban đầu chỉ được chấp nhận 07 giả thuyết tương xứng với các biến độc lập theo mức độ từ mạnh đến yếu là: Thủ tục pháp lý (TTPL), Môi trường (MT), Thu nhập (TN), Chính sách (CS), Vị trí (VT), Chất lượng sản phẩm (CLSP), Gía cả (GC) Theo đó kết luận các giả thuyết nghiên cứu được trình bày cụ thể thông qua bảng sau:
Bảng 4.17 Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
Nguồn: Xử lý dữ liệu khảo sát của tác giả
Căn cứ vào bảng kết luận 4.17 trên, mô hình nghiên cứu đề xuất phù hợp với bộ dữ liệu và có 07 giả thuyết được chấp nhận cụ thể là H1, H2, H3, H4, H5, H6, H7 Trong đó các giả thuyết của mỗi nhân tố đều có tác động cùng chiều đến quyết định mua nhà ở xã hội của công nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Từ đó tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu đã tiến hành chỉnh sửa lại mô hình nghiên cứu đề xuất trước đó
Gỉa thuyết Diễn giải Mối quan hệ kỳ vọng Kết quả Kết luận
H 1 Thu nhập có tác động cùng chiều đến quyết định mua nhà ở xã hội của công nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh + + Chấp nhận
H 2 Vị trí có tác động cùng chiều đến quyết định mua nhà ở xã hội của công nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh + + Chấp nhận
H 3 Gía cả có tác động cùng chiều đến quyết định mua nhà ở xã hội của công nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh + + Chấp nhận
H 4 Chất lượng sản phẩm có tác động cùng chiều đến quyết định mua nhà ở xã hội của công nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh + + Chấp nhận
H 5 Thủ tục pháp lý có tác động cùng chiều đến quyết định mua nhà ở xã hội của công nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh + + Chấp nhận
H 6 Chính sách có tác động cùng chiều đến quyết định mua nhà ở xã hội của công nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh + + Chấp nhận
H 7 Môi trường sống có tác động cùng chiều đến quyết định mua nhà ở xã hội của công nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh + + Chấp nhận
H 8 An ninh có tác động cùng chiều đến quyết định mua nhà ở xã hội của công nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh + Loại biến độc lập AN
H 9 Có sự khác biệt về quyết định mua nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh giữa các nhóm công nhân có giới tính khác nhau ≠ = Không chấp nhận
H 10 Có sự khác biệt về quyết định mua nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh giữa các nhóm công nhân có độ tuổi khác nhau ≠ = Không chấp nhận
Kết quả mô hình nghiên cứu chính thức:
Nguồn: Tác giả thực hiện đề tài dựa vào kết quả phân tích
Dựa vào mô hình chính thức của đề tài nếu đối chiếu và so sánh với kết quả của các đề tài nghiên cứu cùng lĩnh vực trước đây có thể thấy được sự tương đồng trong kết quả nghiên cứu chẳng hạn như: nhân tố thủ tục pháp lý giống với 04 đề tài (T Nguyễn, 2015; Vũ &
Hà, 2016; N M Nguyễn & V D Cao, 2017; M T Nguyễn, 2021), nhân tố môi trường sống giống với 02 đề tài (N M Nguyễn & V D Cao, 2017; N D H Trần, 2020), nhân tố thu nhập giống với 04 đề tài (T Nguyễn, 2015; Vũ & Hà, 2016; N M Nguyễn & V D Cao, 2017, M T Nguyễn, 2021), nhân tố chính sách giống với 01 đề tài (M Q Lê & H
L Lê, 2020), nhân tố vị trí giống với 02 đề tài (T Nguyễn, 2015; Vũ & Hà, 2016), nhân tố chất lượng sản phẩm giống với 03 đề tài (T Nguyễn, 2015; Vũ & Hà, 2016; M T Nguyễn, 2021), nhân tố giá cả giống với 03 đề tài (T Nguyễn, 2015; Vũ & Hà, 2016; N M Nguyễn
& V D Cao, 2017), nhân tố an ninh có kết quả thu được không có ý nghĩa thống kế cũng giống với 01 đề tài có kết quả thu được tương tự (V T Đoàn & X Q Phạm, 2020)
Hình 4.1 Mô hình chính thức
Trong chương 4 này trình bày đầy đủ kết quả nghiên cứu của các nhân tố tác động đến quyết định mua nhà ở của công nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cụ thể như sau:
Thứ nhất, với nội dung thống kê mô tả mẫu, tác giả đã trình bày đầy đủ các kết quả thông kê mẫu dựa vào các đặc điểm thông tin nhân khẩu học
Thứ hai, thông qua việc kiểm định độ tin cậy các thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha cho thấy 06 biến quan sát không đạt yêu cầu trong đó có VT4, VT7, CLSP5, CLSP6, MT4, MT5 nên tiến hành loại bỏ Kết quả kiểm định độ tin cậy lần 2 cho thấy các tiêu chí đều đạt yêu cầu nên tiếp tục tiến hành thao tác việc chạy phân tích nhân tố khám phá EFA thu được kết quả ngay sau khi tiến hành loại biến quan sát MT6 vì hiệu các hệ số tải của biến quan sát đó nhỏ hơn 0,3 Các nhân tố trong thang đo còn lại đều thỏa mãn các tiêu chí và không bị vi phạm
Thứ ba, trong phần nội dung kết quả kiểm định mô hình và 08 giả thuyết nghiên cứu thông qua việc chạy phân tích hồi quy đa biến có thể kết luận mô hình nghiên cứu phù hợp với bộ dữ liệu thực tế, chỉ có 07 trong 08 giả thuyết được chấp nhận trong đó quyết định mua nhà ở xã hội của công nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh bị chịu tác động bởi 07 nhân tố theo mức độ từ mạnh đến yếu bao gồm: “Thủ tục pháp lý”, “Môi trường”, “Thu nhập”, “Chính sách”, “Vị trí", “Chất lượng sản phẩm”, “Gía cả” Trong đó nhân tố “Thủ tục pháp lý” có mức độ tác động mạnh nhất đến quyết định mua nhà ở xã hội của công nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và ngược lại có mức độ yếu nhất là nhân tố “Gía cả”
Thứ tư, kiểm định sự khác biệt theo các đặc điểm nhân khẩu học của công nhân khi đưa ra quyết định mua nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh theo 02 phương pháp kiểm định Independent Sample T- Test và One Way ANOVA Thu được kết quả không có sự khác biệt giữa các nhóm công nhân trả lời có giới tính và độ tuổi khác nhau khi đưa ra quyết định mua nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
1.9 Cấu trúc của đề tài luận văn
Kết cấu của bài luận văn được chia thành 5 chương bao gồm:
Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu
Trong chương này, khái quát về đề tài nghiên cứu, lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Chương 2: Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu
Tác giả giới thiệu và trình bày các cơ sở lý luận nền tảng có liên quan, khái niệm, ý nghĩa Tổng quan các nghiên cứu trước đây và đề xuất các giải thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương này đưa ra quy trình thực hiện đề tài nghiên cứu, phương pháp tiến hành nghiên cứu, chọn mẫu nghiên cứu, thiết kế thang đo và bảng câu hỏi khảo sát, phương pháp phân tích dữ liệu và kết quả nghiên cứu sơ bộ
Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu