1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

khóa luận tốt nghiệp các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia xuất khẩu lao động của giới trẻ tại các tỉnh miền bắc trung bộ

87 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia xuất khẩu lao động của giới trẻ tại các tỉnh miền Bắc Trung Bộ
Tác giả Đặng Thị Đinh Lành
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thành Long
Trường học Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 2,44 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU (18)
    • 1.1 Lý do chọn đề tài (18)
    • 1.2 Mục tiêu nghiên cứu (20)
      • 1.2.1 Mục tiêu tổng quát (20)
      • 1.2.2 Mục tiêu cụ thể (21)
    • 1.3 Câu hỏi nghiên cứu (21)
    • 1.4 Đối tượng nghiên cứu (21)
      • 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu (21)
      • 1.4.2 Đối tượng khảo sát (21)
    • 1.5 Phạm vi nghiên cứu (21)
      • 1.5.1 Phạm vi không gian (22)
      • 1.5.2 Phạm vi thời gian (22)
    • 1.6 Phương pháp nghiên cứu (22)
      • 1.6.1 Phương pháp nghiên cứu định tính (22)
      • 1.6.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng (22)
    • 1.7 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài (22)
    • 1.8 Kết cấu của đề tài (23)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT (24)
    • 2.1 Cơ sở lý thuyết của đề tài (24)
      • 2.1.1 Khái niệm lao động (24)
      • 2.1.2 Khái niệm sức lao động (24)
      • 2.1.3 Khái niệm nguồn lao động (25)
      • 2.1.4 Khái niệm xuất khẩu lao động (25)
      • 2.1.5 Khái niệm thị trường lao động (25)
      • 2.1.6 Các hình thức xuất khẩu lao động phổ biến ở Việt Nam (26)
    • 2.2 Tổng quan các nghiên cứu có liên quan (26)
      • 2.2.1 Các nghiên cứu trong nước (26)
      • 2.2.2 Các nghiên cứu ngoài nước (29)
    • 2.3 Bảng ma trận tổng hợp một số nghiên cứu trước có liên quan (31)
    • 2.4 Giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu (33)
      • 2.4.1 Giả thuyết nghiên cứu (33)
      • 2.4.2 Mô hình nghiên cứu (36)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (38)
    • 3.1 Tổng quan đề tài nghiên cứu (38)
    • 3.2 Quy trình nghiên cứu (38)
    • 3.3 Nghiên cứu định tính (39)
      • 3.3.1 Nghiên cứu định tính hoàn thiện mô hình (39)
      • 3.3.2 Nghiên cứu định tính xây dựng thang đo (40)
      • 3.3.3 Thiết kế bảng câu hỏi (45)
    • 3.4 Nghiên cứu định lượng chính thức (46)
      • 3.4.1 Phương pháp chọn mẫu (46)
      • 3.4.2 Phương pháp thu thập dữ liệu (46)
      • 3.4.3 Phương pháp xử lý dữ liệu (47)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (50)
    • 4.1 Tổng quan về đề tài (50)
      • 4.1.1 Giới thiệu xuất khẩu lao động tại Việt Nam (50)
      • 4.1.2 Giới thiệu xuất khẩu lao động tại các tỉnh miền Bắc Trung Bộ (51)
    • 4.2 Phân tích thống kê mô tả (52)
      • 4.2.1 Thống kê mô tả biến Giới tính (52)
      • 4.2.2 Thống kê mô tả biến Độ tuổi (52)
      • 4.2.3 Thống kê mô tả biến Nguyên quán (53)
      • 4.2.4 Thống kê mô tả biến Nghề nghiệp (54)
      • 4.2.5 Thống kê mô tả biến Thu nhập (54)
    • 4.3 Kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha (55)
      • 4.3.1 Thang đo Thị trường lao động (55)
      • 4.3.2 Thang đo Cơ hội nghề nghiệp (56)
      • 4.3.3 Thang đo Chính sách hỗ trợ (57)
      • 4.3.4 Thang đo Thu nhập (57)
      • 4.3.5 Thang đo Cải thiện bản thân (58)
      • 4.3.6 Thang đo Quyết định tham gia (59)
      • 4.3.7 Bảng tổng hợp các biến sau khi phân tích Cronbach’s Alpha (59)
    • 4.4 Phân tích nhân tố khám phá EFA (60)
      • 4.4.1 Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến độc lập (60)
      • 4.4.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc (62)
      • 4.4.3 Bảng tổng hợp sau khi phân tích nhân tố EFA (62)
    • 4.5 Phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính (63)
      • 4.5.1 Phân tích tương quan (63)
      • 4.5.2 Phân tích hồi quy tuyến tính (64)
      • 4.5.3 Bảng tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết (67)
    • 4.6 Kiểm định T-Test và ANOVA (67)
      • 4.6.1 Giới tính (67)
      • 4.6.2 Độ tuổi (68)
      • 4.6.3 Nguyên quán (68)
      • 4.6.4 Nghề nghiệp (69)
      • 4.6.5 Thu nhập (70)
    • 4.7 Thảo luận kết quả nghiên cứu (70)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý (75)
    • 5.1 Kết luận (75)
    • 5.2 Đề xuất hàm ý quản trị (76)
      • 5.2.1 Nhân tố Thị trường lao động (76)
      • 5.2.2 Nhân tố Cơ hội nghề nghiệp (77)
      • 5.2.3 Nhân tố Chính sách hỗ trợ (78)
      • 5.2.4 Nhân tố Thu nhập (78)
      • 5.2.5 Nhân tố Cải thiện bản thân (79)
    • 5.3 Đóng góp về mặt lý thuyết và thực tiễn (80)
      • 5.3.1 Đóng góp về lý thuyết (80)
      • 5.3.2 Đóng góp về thực tiễn (80)
    • 5.4 Những hạn chế của nghiên cứu và hướng đi cho nghiên cứu khác (81)
      • 5.4.1 Những hạn chế của nghiên cứu (81)
      • 5.4.2 Phương hướng nghiên cứu tiếp theo (82)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 67 (84)

Nội dung

Đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia xuất khẩu lao động của giới trẻ tại các tỉnh miền Bắc Trung Bộ” tác giả đã tham khảo những bài nghiên cứu có liên quan tr

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Lý do chọn đề tài

Ngày nay nền kinh tế đang phát triển theo xu hướng toàn cầu hóa, việc những người lao động đặc biệt là giới trẻ quyết định ra nước ngoài làm việc, tự tìm kiếm việc làm là hiện tượng rất phổ biến trong xã hội hiện nay Vấn đề việc làm được giải quyết thông qua việc tham gia xuất khẩu lao động đã trở thành hoạt động mang lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội cho nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế đang bị suy thoái, lạm phát tràn lan thì vấn đề giải quyết việc làm đang là một bài toán nan giải đối với nền kinh tế các nước Do đó, việc tìm kiếm các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề việc làm, thất nghiệp nói chung và hoạt động xuất khẩu lao động nói riêng đang được Chính phủ các nước đặc biệt quan tâm (Lê Văn Tùng, 2019)

Năm 2018, tỉ lệ thất nghiệp của cả nước là 2% nhưng tính đến năm 2019, tỉ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 2,17%, trong đó khu vực thành thị chiếm 3,11%, khu vực nông thôn chiếm 1,69% Khi đại dịch Covid-19 bùng phát tại Việt Nam, việc này đã ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình lao động, vấn đề việc làm trong tất cả các ngành nghề Đặc biệt, vào tháng 4/2021 đợt dịch bùng phát đã làm cho tỉ lệ thiếu việc làm tăng cao lên mức 3,98% Nền kinh tế bị trì trệ, nhiều công ty phải cho người lao động ngừng làm việc hoặc có thể nghỉ việc, điều này làm cho tỉ lệ thiếu việc làm tăng kỷ lục trong vòng 5 năm gần đây, cùng với đó nhiều lao động đã rời bỏ thị trường lao động (Đỗ Thị Thanh Tâm, 2022)

Sau hơn 2 năm chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, trong những tháng đầu năm 2022 các nước và vùng lãnh thổ đã mở cửa trở lại, thị trường xuất khẩu lao động nhận được tín hiệu tích cực, từng bước khôi phục như Hàn Quốc – đây là một thị trường tiềm năng của Việt Nam Hàn Quốc đã nâng tổng chỉ tiêu tiếp nhận lao động nước ngoài tăng 7.000 chỉ tiêu so với năm 2021 Không chỉ Hàn Quốc, lao động Việt Nam còn có cơ hội tham gia vào thị trường Singapore làm việc khi nước này đang thực hiện thí điểm tiếp nhận lao động phổ thông Việt Nam làm việc trong các ngành nghề xây dựng, hàng hải… (Việt Hải, 2022) Tính đến năm 2023, dân số Việt Nam đạt 100 triệu người, là một quốc gia đông về số lượng nhưng vấn đề việc làm ở Việt Nam đang gặp nhiều thách thức như năng suất lao động, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, ý thức chấp hành kỷ luật còn hạn chế… Thị trường lao động mặc dù đang phát triển nhưng trong những năm gần đây vẫn có hiện tượng mất cân đối giữa cung - cầu lao động và có sự phát triển không đồng đều giữa các vùng miền, khu vực và ngành nghề kinh tế (Nguyễn Thị Thanh Thủy, 2023)

Theo Thái An (2023), tính đến năm 2023, Việt Nam có 51,3 triệu lao động có việc làm Trong đó, khu vực thành phố có 19 triệu người và khu vực nông thôn là 32,3 triệu người Xét theo khu vực kinh tế, năm 2023 khu vực nông lâm thủy sản có 13,8 triệu lao động có việc làm, khu vực công nghiệp và xây dựng là 17,2 triệu người, khu vực dịch vụ là 20,3 triệu người Thu nhập bình quân của lao động là 7,1 triệu đồng/tháng, trong đó thu nhập bình quân của lao động nam là 8,1 triệu đồng/tháng và thu nhập bình quân của lao động nữ là 6 triệu đồng/tháng, thu nhập bình quân của lao động ở khu vực thành phố là 8,7 triệu đồng/tháng và nông thôn là 6,2 triệu đồng/tháng (Thái An, 2023)

Dân số tại 6 tỉnh miền Bắc Trung Bộ là gần 11 triệu người tính đến năm 2023 (Minh Ngô,

2023) Mặc dù thị trường lao động, việc làm tại miền này hiện nay phải đối mặt với nhiều khó khăn Việc làm trong các lĩnh vực giày da, chế biến, may mặc đang đối mặt với nhiều khó khăn do thị trường xuất khẩu suy giảm kinh tế Hiện các cấp, các ngành tại các tỉnh đang tiếp tục theo dõi, nắm bắt tình hình lao động để đưa ra giải pháp hỗ trợ kịp thời Đến tháng 9/2023 vấn đề việc làm cho người lao động vẫn được Chính quyền các địa phương thực hiện với kết quả khả quan

Thực tế cho thấy, nhiều hộ gia đình có người thân tham gia xuất khẩu lao động đều được cải thiện cuộc sống một cách đáng kể, người dân có điều kiện để tu sửa nhà cửa khang trang, mua sắm những đồ dùng sinh hoạt cần thiết, đầu tư vào kinh doanh sản xuất, đầu tư phát triển kinh tế để nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại các tỉnh miền Bắc Trung Bộ Tuy nhiên, ở một vài địa phương vẫn còn gặp nhiều khó khăn về vấn đề tham gia xuất khẩu lao động như lao động thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo muốn tham gia xuất khẩu lao động nhưng không có chi phí để học tiếng, khám sức khỏe, làm hồ sơ, thủ tục… nhiều hộ gia đình và người lao động có tâm lý e dè, không muốn đi làm xa nhà, ngại tiếp cận với những điều kiện mới, môi trường mới… (Đinh Thảo, 2023) Đánh giá của Tổng cục Thống kê, bước sang năm 2024, kinh tế - xã hội ở Việt Nam tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn (Hồng Sơn, 2024) Trong khi nền kinh tế thế giới đang gia tăng khả năng suy thoái, biến động nhanh về kinh tế, quân sự và chính trị, vấn đề thiên tai dịch bệnh khó dự báo trước Việc đạt được mục tiêu phát triển kinh tế năm 2024, hoàn thành mục tiêu 4 năm giai đoạn 2021 – 2025 là một thử thách rất lớn Và đây cũng là tiền đề để thị trường lao động được cải thiện, ổn định đời sống của tất cả người dân (Nguyễn Thị Hương, 2024) Đến năm 2036, dự báo Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ già hóa dân số, dẫn đến thiếu nguồn lao động Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn chậm phát triển, nhu cầu tìm kiếm việc làm, lao động ở nước ngoài để học hỏi nâng cao trình độ, kỹ năng tay nghề và có được thu nhập cao hơn so với trong nước còn nhiều, áp lực giải quyết việc làm hằng năm cho lực lượng lao động dôi dư và mới gia nhập vào thị trường vẫn còn lớn (Phạm Anh Thắng,

Hiện nay, xuất khẩu lao động không còn quá xa lạ với đất nước ta nói chung và người dân các tỉnh miền Bắc Trung Bộ nói riêng, những người có nhu cầu tham gia xuất khẩu lao động ngày càng nhiều, thị trường xuất khẩu lao động cũng được mở rộng với nhiều nước, đa dạng các ngành nghề với nhiều hình thức xuất khẩu lao động phổ biến Bên cạnh đó, xuất khẩu lao động cũng là một biện pháp tốt để giải quyết vấn đề thiếu việc làm của người lao động Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều người đã và đang có quyết định tham gia xuất khẩu lao động nhưng họ vẫn chưa quyết định được rằng có nên đi hay không và tác giả đã tìm hiểu được nguyên nhân học sinh tại các tỉnh miền Bắc Trung Bộ sau khi học hết cấp 3 sẽ quyết định tham gia xuất khẩu lao động nhiều hơn thay vì quyết định học lên Đại học Điển hình trong bài nghiên cứu “Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia xuất khẩu lao động của người Việt Nam” của nhóm tác giả Phạm Ngọc Linh Vi và cộng sự (2019), nhóm tác giả đã đưa ra 5 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia xuất khẩu lao động gồm (1) Tác nhân xung quanh, (2) Cơ hội, (3) Thách thức, (4) Chính sách hỗ trợ, (5) Cải thiện và R hiệu chỉnh bằng 0,656 giải thích được 65,6% sự thay đổi của biến phụ thuộc, còn lại 34,4% là do các biến ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên Để tiếp tục giải đáp vấn đề này, tác giả đã quyết định nghiên cứu đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia xuất khẩu lao động của giới trẻ tại các tỉnh miền Bắc Trung Bộ” để giúp cho các ban ngành có những định hướng cụ thể và đúng đắn cũng như lên kế hoạch để thúc đẩy quyết định tham gia xuất khẩu lao động của giới trẻ miền Bắc Trung Bộ.

Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia xuất khẩu lao động của giới trẻ tại các tỉnh miền Bắc Trung Bộ Từ đó đưa ra các hàm ý quản trị nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lao động của giới trẻ miền Bắc Trung Bộ

1.2.2 Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu tổng quát, đề tài nghiên cứu hướng đến các mục tiêu như sau: Thứ nhất, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia xuất khẩu lao động của giới trẻ tại các tỉnh miền Bắc Trung Bộ

Thứ hai, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định tham gia xuất khẩu lao động của giới trẻ tại các tỉnh miền Bắc Trung Bộ

Thứ ba, đề xuất hàm ý quản trị cho Nhà nước và các doanh nghiệp làm dịch vụ xuất khẩu lao động nhằm thúc đẩy quyết định tham gia xuất khẩu lao động của giới trẻ tại các tỉnh miền Bắc Trung Bộ.

Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, một số câu hỏi nghiên cứu được đặt ra như sau: Thứ nhất, các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia xuất khẩu lao động của giới trẻ tại các tỉnh miền Bắc Trung Bộ là gì ?

Thứ hai, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định tham gia xuất khẩu lao động của giới trẻ tại các tỉnh miền Bắc Trung Bộ như thế nào ?

Thứ ba, các hàm ý quản trị nào phù hợp giúp Nhà nước và các doanh nghiệp làm dịch vụ xuất khẩu lao động thúc đẩy quyết định tham gia xuất khẩu lao động của giới trẻ tại các tỉnh miền Bắc Trung Bộ ?

Đối tượng nghiên cứu

Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia xuất khẩu lao động của giới trẻ tại các tỉnh miền Bắc Trung Bộ

Giới trẻ có nguyên quán thuộc các tỉnh miền Bắc Trung Bộ từ 16 đến 30 tuổi đã tham gia xuất khẩu lao động.

Phạm vi nghiên cứu

1.5.1 Phạm vi không gian Được thực hiện thông qua việc thu thập thông tin, kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia xuất khẩu lao động của giới trẻ miền Bắc Trung Bộ (gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế)

Nghiên cứu được thực hiện bắt đầu từ ngày 28/12/2023 đến ngày 30/4/2024.

Phương pháp nghiên cứu

1.6.1 Phương pháp nghiên cứu định tính

Phương pháp này được thực hiện thông qua việc tìm hiểu, nghiên cứu các mô hình lược khảo, các lý thuyết từ những bài nghiên cứu trước đây Đồng thời, tham khảo ý kiến từ các chuyên gia để chọn lựa, hiệu chỉnh và phát triển các thang đo được kế thừa sao cho phù hợp với không gian nghiên cứu là giới trẻ tại các tỉnh miền Bắc Trung Bộ Từ đó, tác giả đề xuất ra mô hình nghiên cứu phù hợp với đề tài nghiên cứu này

1.6.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng

Phương pháp này được thực hiện thông qua việc thu thập, phân tích thông tin dựa trên dữ liệu khảo sát thu được Tiến hành bằng khảo sát thực tế giới trẻ tại các tỉnh miền Bắc Trung

Bộ đã tham gia xuất khẩu lao động, tiến hành chọn mẫu phỏng vấn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện Dữ liệu sau khi thu thập được qua khảo sát sẽ sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để phân tích với: Kiểm định độ tin cậy các thang đo (hệ số Cronbach’s Alpha), thống kê mô tả, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích phương sai, tương quan và mô hình hồi quy tuyến tính.

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Ngoài những biện pháp giải quyết việc làm trong nước thì xuất khẩu lao động cũng là một biện pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề việc làm nhanh chóng Xuất khẩu lao động là một chủ trương lớn, giúp bao cảnh nhà vượt qua khó khăn Đặc biệt, đất nước Việt Nam đang trong quá trình tiến lên Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, do đó Đảng và Nhà nước ta đã xác định rằng: “Cùng với biện pháp giải quyết vấn đề việc làm trong nước là chính thì xuất khẩu lao động cũng là một chiến lược quan trọng, lâu dài và góp phần xây dựng một đội ngũ lao động cho công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”

Nguồn thu nhập cao từ hoạt động xuất khẩu của người lao động góp phần cải thiện đời sống gia đình và người thân của họ, có nhiều hộ gia đình trở nên khá giả hơn, nhiều người lao động sau khi trở về nước đã tập tành đầu tư, kinh doanh, tự mở một doanh nghiệp để làm chủ, tạo công ăn việc làm cho một số lao động khác, đóng góp lớn vào sự nghiệp phát triển và ổn định của tỉnh mình Bên cạnh đó, xuất khẩu lao động góp phần vào việc đào tạo tay nghề cho người lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đất nước.

Kết cấu của đề tài

Kết cấu của đề tài gồm 5 chương:

Chương 1 Tổng quan nghiên cứu

Trong chương này, tác giả trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi, đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa và kết cấu của đề tài

Chương 2 Cơ sở lý thuyết

Nội dung chương 2 trình bày tổng quan về các khái niệm, các nghiên cứu liên quan đến đề tài trước đây trong và ngoài nước về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia xuất khẩu lao động Đưa ra giả thuyết nghiên cứu và đề xuất mô hình nghiên cứu cho đề tài nghiên cứu

Chương 3 Phương pháp nghiên cứu

Nội dung chương 3 trình bày về quy trình nghiên cứu, chọn mẫu nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, sử dụng để kiểm định các thang đo trong mô hình nghiên cứu

Chương 4 Kết quả nghiên cứu Ở chương 4, tác giả phân tích các thông tin về mẫu khảo sát, kiểm định độ tin cậy của các thang đo, các giả thuyết nghiên cứu, phân tích, đánh giá kết quả nghiên cứu

Chương 5 Kết luận và hàm ý

Sau khi thực hiện quá trình nghiên cứu, tiến hành tóm tắt kết quả nghiên cứu và từ đó đề xuất các hàm ý quản trị Đồng thời, tác giả trình bày những đóng góp và hạn chế cho những đề tài nghiên cứu trong tương lai.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Cơ sở lý thuyết của đề tài

Lao động là sự vận động của con người trong quá trình tạo ra của cải, vật chất và tinh thần Lao động còn là một quá trình kết hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất (Lê Văn Tùng,

Lao động cũng được Hồ Quốc Tuấn (2023) định nghĩa là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người tác động vào những vật thể tự nhiên nhằm cải biến chúng thành những vật có ích phục vụ cho nhu cầu của con người (Hồ Quốc Tuấn, 2023)

Ngoài ra, theo Kimberly Amadeo (2021) lao động là sự nỗ lực về thể chất, tinh thần và xã hội được sử dụng để sản xuất hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế (Kimberly Amadeo,

2.1.2 Khái niệm sức lao động

Trong kinh tế Chính trị Mác-Lenin, Mác định nghĩa sức lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong cơ thể, trong một con người đang sống, và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó (PGS.TS Ngô Tuấn Nghĩa, 2019)

Sức lao động được Lê Văn Tùng (2019) định nghĩa đó là sự tổng hợp về thể lực và trí lực của con người trong quá trình tạo ra của cải vật chất cho xã hội, phản ánh khả năng lao động của con người Sức lao động là một loại hàng hóa đặc biệt vì nó không chỉ có sự khác biệt với những loại hàng hóa thông thường, đó là khi sử dụng nó sẽ tạo ra một hàng hóa có giá trị lớn hơn giá trị của bản thân nó, mà còn được thể hiện ở chất lượng hàng hóa phụ thuộc chặt chẽ vào các nhân tố mang tính đặc thù (Lê Văn Tùng, 2019)

Sức lao động là khái niệm quan trọng trong kinh tế học Marxist và là yếu tố then chốt của lý thuyết đề cập đến khả năng con người làm việc và tạo ra giá trị cho xã hội Tuy nhiên, năng lực này không phải là phẩm chất tự nhiên hay bẩm sinh của cá nhân mà là một cấu trúc xã hội được hình thành bởi các yếu tố văn hóa, lịch sử Nói cách khác, sức lao động không phải là một thực thể cố định hay tĩnh mà là một thực thể động, phát triển và có thể thay đổi theo thời gian (FasterCapital, 2023)

2.1.3 Khái niệm nguồn lao động

Nguồn lao động được định nghĩa là nguồn lực về con người bao gồm số lượng dân cư trong độ tuổi lao động và có khả năng lao động Nguồn lao động được xem xét dựa vào các khía cạnh khác nhau: đầu tiên là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội, tiếp theo là xét về khía cạnh kinh tế - xã hội, nguồn lao động là khả năng lao động của xã hội (Lê Văn Tùng,

Theo ông Hoàng Ngọc Hải (2018), nguồn lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật có khả năng lao động và những người ngoài độ tuổi lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân (Hoàng Ngọc Hải, 2018)

2.1.4 Khái niệm xuất khẩu lao động

Theo Lê Văn Tùng (2019) xuất khẩu lao động là hoạt động kinh tế của một quốc gia thực hiện việc cung ứng lao động cho một quốc gia khác trên cơ sở những hiệp định hoặc hợp đồng có tính chất pháp quy được thống nhất giữa các quốc gia đưa và nhận lao động Trong nền kinh tế thị trường, xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế đối ngoại, mang đặc thù của xuất khẩu nói chung, thực chất xuất khẩu lao động là một hình thức di cư quốc tế (Lê Văn Tùng, 2019)

Xuất khẩu lao động là hoạt động cung ứng hàng hóa sức lao động từ một nước cho nhu cầu sử dụng ở các nước và vùng lãnh thổ khác theo cơ chế thị trường, trên cơ sở thỏa thuận mua bán hàng hóa sức lao động giữa người lao động trong nước với người sử dụng lao động ở nước ngoài (Lưu Văn Hưng, 2018)

Ngoài ra có thể hiểu xuất khẩu lao động là quá trình người lao động đi làm việc tại một quốc gia nào đó không phải ở quê hương, đất nước của mình Xuất khẩu lao động có thể giúp cho người lao động có nhiều cơ hội việc làm mới để kiếm thêm thu nhập, học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ nhiều quốc gia khác nhau cũng như được tiếp cận với nền khoa học hiện đại hơn (Lê Bửu Yến, 2023)

2.1.5 Khái niệm thị trường lao động

Phan Thị Huyền Trân (2023) định nghĩa thị trường lao động là nơi diễn ra sự trao đổi hàng hóa sức lao động giữa hai bên, một bên là những người cần thuê sức lao động và bên còn lại là những người sở hữu sức lao động Thị trường lao động cũng chịu sự tác động ảnh hưởng của quy luật cung – cầu, quy luật cạnh tranh và quy luật độc quyền (Phan Thị Huyền

Trân, 2023) Thị trường lao động là thị trường lớn và quan trọng nhất trong hệ thống thị trường Vì lao động là hoạt động chiếm nhiều thời gian nhất và kết quả của quá trình trao đổi việc làm được trả công

Thị trường lao động là một bộ phận không thể tách rời trong nền kinh tế thị trường và chịu sự tác động của hệ thống quy luật của nền kinh tế thị trường Một thị trường lao động tốt là thị trường mà ở đó lượng cầu về lao động tương ứng với lượng cung lao động (Lê Văn Tùng, 2019)

2.1.6 Các hình thức xuất khẩu lao động phổ biến ở Việt Nam

Theo tác giả Lê Văn Tùng (2019) đã đề cập một số hình thức phổ biến ở Việt Nam như sau:

- Cung ứng lao động trực tiếp cho các doanh nghiệp nước ngoài theo yêu cầu thông qua hợp đồng được ký kết bởi các doanh nghiệp Việt Nam làm dịch vụ cung ứng lao động

Tổng quan các nghiên cứu có liên quan

2.2.1 Các nghiên cứu trong nước

2.2.1.1 Mô hình quyết định của người lao động khi tham gia xuất khẩu lao động (Trần Nguyễn Thị Yến & cộng sự, 2022)

Trong bài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định của người lao động tại Hải Dương khi tham gia xuất khẩu lao động sang thị trường Nhật Bản”, nhóm tác giả đã tiến

Quyết định của người lao động khi tham gia XKLĐ sang thị trường Nhật Bản tại Hải Dương

Thủ tục hồ sơ Đào tạo Điều kiện làm việc

H1 H2 H3 H4 H5 hành nghiên cứu để nhận dạng các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của người lao động tham gia xuất khẩu lao động Nhật Bản nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định của người lao động Qua đó, nhóm tác giả đưa ra một số hàm ý chính sách cho các đơn vị làm dịch vụ xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh Hải Dương (Trần Nguyễn Thị Yến & cộng sự, 2022)

Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu quyết định của người lao động khi tham gia xuất khẩu lao động

Nguồn: Trần Nguyễn Thị Yến & cộng sự (2022) Nghiên cứu này tiến hành điều tra 150 người lao động và số phiếu trả lời hợp lệ đã thu về là 146 phiếu, đảm bảo mô hình hoạt động có ý nghĩa Kết quả xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha của tất cả các nhóm đều lớn hơn 0,6 và hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3 Cho thấy các khái niệm nghiên cứu là phù hợp và đáng tin cậy Tiếp theo, kết quả kiểm định hệ số KMO = 0,838 > 0.5, kết quả Bartlett’s là 1589,227 với mức ý nghĩa Sig = 0,000 < 0,05, tổng phương sai trích đạt 69,39% > 50%, cho thấy sự phù hợp của các nhân tố trong mô hình Các yếu tố trong mô hình đều đạt tiêu chuẩn khi đánh giá mức độ đồng ý của người lao động khi tham gia xuất khẩu lao động

2.2.1.2 Mô hình nghiên cứu quyết định tham gia của người lao động tại các tổ chức nước ngoài cung cấp dịch vụ đào tạo ở Việt Nam (Phạm Thu Hằng & Phạm Thị Thanh Hồng,

Bài nghiên cứu “Quyết định tham gia của người lao động tại các tổ chức nước ngoài cung cấp dịch vụ đào tạo ở Việt Nam” của tác giả Phạm Thu Hằng & Phạm Thị Thanh Hằng, nhóm tác giả đã đề xuất 5 nhóm yếu tố gồm (1) tiền lương, (2) cơ hội thăng tiến, (3) lãnh đạo, (4) đồng nghiệp, (5) bản chất công việc và (6) môi trường làm việc nhằm đánh giá

Tiền lương Đồng nghiệp Lãnh đạo Đào tạo thăng tiến

Bản chất công việc Môi trường làm việc mức độ đồng ý của người lao động với công việc tại một số tổ chức nước ngoài cung cấp dịch vụ việc làm (Phạm Thu Hằng, Phạm Thị Thanh Hồng, 2015)

Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu quyết định tham gia của người lao động tại các tổ chức nước ngoài cung cấp dịch vụ đào tạo ở Việt Nam

Nguồn: Phạm Thu Hằng & Phạm Thị Thanh Hồng (2015) Bài nghiên cứu này chọn kích thước mẫu là 150 mẫu, để đảm bảo thu về được 150 mẫu tác giả đã phát đi 170 phiếu khảo sát Từ đó nghiên cứu thu về được 153 phiếu khảo sát hợp lệ và có đầy đủ thông tin Dữ liệu sau khi thu thập được làm sạch và phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0 Kết quả phân tích cho thấy hệ số R2 hiệu chỉnh bằng 0,671, điều này cho thấy các biến độc lập giải thích được 67,1% sự thay đổi của biến phụ thuộc và sự thay đổi của biến phụ thuộc chịu sự ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài không đưa vào mô hình là 32,9% P-value của kiểm định F = 0,000 < 0,05, cho thấy có ít nhất một biến trong mô hình có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc

Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu cho thấy tất cả giả thuyết đều được chấp nhận, trừ giả thuyết H1 bị bác bỏ vì có p-value = 0,196 > 0,05 Vì vậy, nhân tố tiền lương không ảnh hưởng đến quyết định tham gia của người lao động

2.2.1.3 Mô hình nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia xuất khẩu lao động của người Việt Nam (Phạm Ngọc Linh Vi, 2019)

Trong bài nghiên cứu “Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia xuất khẩu lao động của người Việt Nam” của nhóm tác giả Phạm Ngọc Linh Vi & cộng sự (Phạm Ngọc Linh Vi & cộng sự, 2019) Bằng cách sử dụng cả hai phương pháp định tính và định lượng, nhóm tác giả đã khảo sát 240 người lao động Kết quả phân tích cho thấy có 5 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia xuất khẩu lao động gồm: (1) Thách thức với hệ số hồi quy

H ỞNG Đ N QUY T ĐỊNH ĐI XKLĐ

CẢI THI N là 0,108, (2) Chính sách hỗ trợ với hệ số hồi quy là 0,025, (3) Cải thiện với hệ số hồi quy là 0,703, (4) Thu nhập với hệ số hồi quy là -0,023, (5) Cơ hội với hệ số hồi quy là 0,159 Sau khi khảo sát 240 người để thu thập dữ liệu, nhóm tác giả bắt đầu xử lý và làm sạch dữ liệu thông qua phần mềm SPSS 22.0 Kết quả kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha cho thấy tất cả các biến đều > 0,6 và hệ số tương quan biến tổng của các biến đều > 0,3 nên các biến đều đảm bảo độ tin cậy

Hệ số KMO = 0,658 > 0,5 và mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett bằng 0 < 0,05 nên EFA phù hợp với dữ liệu và thống kê Chi-Squares của kiểm định Bartlett đạt giá trị với mức ý nghĩa 0,000 Do đó các biến quan sát đều có tương quan với nhau

Mô hình nghiên cứu được đưa ra như sau:

Hình 2.3 Mô hình những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia xuất khẩu lao động của người Việt Nam

Nguồn: Phạm Ngọc Linh Vi & cộng sự (2019)

2.2.2 Các nghiên cứu ngoài nước

2.2.2.1 Mô hình nghiên cứu lựa chọn địa điểm đi làm việc ở nước ngoài (Aaron John Kingsbury & cộng sự, 2021)

Trong bài nghiên cứu “Lựa chọn địa điểm để làm việc ở nước ngoài”, tác giả Aaron John Kingsbury và cộng sự đã chỉ ra có một số ấn phẩm gần đây tập trung vào hoạt động xuất khẩu lao động ở Việt Nam Bao gồm Phan Thế Công (2011) “Mô hình tăng trưởng kinh tế dựa vào xuất khẩu của Việt Nam”; Nguyễn Kim Anh và cộng sự (2017) “Chính sách kiều hối phục vụ phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam”; Nguyễn Thị Lan Hương (2016) “Người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài” Các nghiên cứu trên đã khái quát luận giải

Quyết định của việc lựa chọn xuất khẩu lao động

Thị trường lao động Thu nhập Các cơ hội nghề nghiệp Mạng xã hội Yếu tố cá nhân Yếu tố chi phí về thực trạng xuất khẩu lao động và quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động Tuy nhiên, vẫn chưa có một nghiên cứu nào lý giải về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia xuất khẩu lao động (Aaron John Kingsbury & cong su, 2021) Để lý giải cho vấn đề này, nhóm tác giả đã đề ra mô hình nghiên cứu như sau:

Hình 2.4 Mô hình nghiên cứu lựa chọn địa điểm đi làm việc ở nước ngoài

Nguồn: Aaron John Kingsbury & cong su (2021) Nghiên cứu này có cỡ mẫu là 150 lao động đang được đào tạo bằng tiếng Nhật để tham gia xuất khẩu lao động, 142 mẫu khảo sát hợp lệ đã được thu thập Dữ liệu được phân tích bằng phần mềm SPSS, theo dữ liệu đã phân tích, hồi quy bội có giá trị 0,68 (thỏa mãn 0 ≤

R2 ≤1) cho thấy các biến trong mô hình có mối quan hệ khá chặt chẽ (R > 0,5) Giá trị điều chỉnh 0,64 cho thấy mức độ biến thiên của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia xuất khẩu lao động được giải thích bởi 64% do các biến độc lập trong mô hình, còn 36% còn lại là những biến chưa được thêm vào mô hình Theo kết quả phân tích, F = 23,66 thì mức Sig 0,000 < 0,05 Kết luận rằng các biến độc lập có quan hệ tuyến tính với biến phụ thuộc với độ tin cậy 95%

Bảng ma trận tổng hợp một số nghiên cứu trước có liên quan

Thông qua bảng ma trận tổng hợp một số nghiên cứu trước cho thấy yếu tố Thu nhập được lựa chọn nhiều nhất, tiếp đến là yếu tố Cơ hội nghề nghiệp, Đào tạo thăng tiến, Bản chất công việc, Lãnh đạo và Đồng nghiệp được lựa chọn nhiều thứ hai

Bảng 2.1 Bảng ma trận tổng hợp một số nghiên cứu trước có liên quan

STT Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia xuất khẩu lao động của giới trẻ tại các tỉnh miền Bắc Trung Bộ

Trần Nguyễn Thị Yến & cộng sự

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu

Thị trường xuất khẩu lao động của Việt Nam rất đa dạng, tuy nhiên một số thị trường xuất khẩu lao động chính vẫn có nhu cầu tuyển dụng số lượng lao động Việt Nam cao như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, đặc biệt nhu cầu tuyển dụng lao động Việt Nam tại Nhật Bản ngày càng tăng và đa dạng ngành nghề (Nguyen Nhat Anh & cong su, 2018)

Thị trường Đài Loan vẫn được xem là thị trường có nhiều lao động Việt Nam nhất Cụ thể, năm 2017 tổng số lao động Việt Nam sang Đài Loan làm việc là 66.926 lao động Cùng với Đài Loan, thị trường Nhật Bản cũng được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng Đây là một trong những thị trường có môi trường làm việc tốt được nhiều lao động quan tâm và đăng ký tham gia với nhiều ngành nghề cơ bản (Nguyen Nhat Anh & cong su, 2018) Chỉ riêng năm 2019, thị trường Nhật Bản đã có hơn 53.610 lao động xuất cảnh tăng 21,87% so với cùng kỳ năm trước Trong tổng số hơn 100.000 lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài trong năm 2019, thị trường Nhật Bản hiện đang dẫn đầu về số lượng Qua những con số trên cho thấy Nhật Bản là một thị trường rất tiềm năng, có môi trường làm việc khoa học, dân chủ, thu hút nhiều người lao động quan tâm và lựa chọn (Michael Boampong, 2021)

H1: Thị trường lao động tác động cùng chiều đến quyết định tham gia xuất khẩu lao động

Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội, ông Nguyễn Quốc Khánh cho biết: Với những lao động được cử đến làm việc tại Nhật Bản, Hàn Quốc sau khi về nước, hàng năm Sở đều giao cho Trung tâm dịch vụ việc làm lên kế hoạch, phối hợp với Trung tâm lao động nước ngoài tổ chức các phiên giao dịch việc làm cho những lao động này nhằm giúp họ có được việc làm ổn định sau khi về nước (Phương Thu, 2022)

Nhiều thị trường lao động có nhu cầu tuyển dụng các nhóm ngành nghề mà người lao động Việt Nam có khả năng đáp ứng như điều dưỡng, nông nghiệp, công nghệ Điều này tạo ra nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm với thu nhập cao cho người lao động khi quyết định làm việc ở nước ngoài Và sau khi tham gia xuất khẩu lao động, người lao động sẽ tích lũy được cho mình những kinh nghiệm nhất định, nâng cao trình độ bản thân cùng với vốn ngoại ngữ giàu có Sau khi trở về nước, cơ hội việc làm cũng mở rộng hơn như có thể làm phiên dịch viên, hướng dẫn viên du lịch hoặc tự kinh doanh buôn bán (Phạm Thái Thủy & cộng sự, 2021)

H2: Cơ hội nghề nghiệp tác động cùng chiều đến quyết định tham gia xuất khẩu lao động

Các chính sách hỗ trợ mà Nhà nước và công ty đưa ra người lao động có thể được hưởng trước và trong khi tham gia xuất khẩu lao động như là hỗ trợ đào tạo kỹ năng sống, hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ vay vốn… Ngoài ra người lao động còn được công ty dạy cách giao tiếp cơ bản trước khi người lao động qua đất nước khác làm việc (Phạm Ngọc Linh Vi & cộng sự, 2019)

Theo Báo Điện tử Chính phủ (2023), Bộ Tài chính vừa ban hành thông tư 55/2023/TT- BTC thông tư quy định rõ về hỗ trợ cho người lao động thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đi làm việc ở nước ngoài gồm hỗ trợ đào tạo nghề, bồi dưỡng kỹ năng nghề, hỗ trợ đào tạo ngoại ngữ tối đa 4.000.000 đồng/người/khóa học, hỗ trợ tiền ở trong thời gian đào tạo 400.000 đồng/người/ngày, hỗ trợ chi phí làm thủ tục, hồ sơ… (Báo Điện tử Chính Phủ, 2023)

H3: Chính sách hỗ trợ tác động cùng chiều đến quyết định tham gia xuất khẩu lao động

Thu nhập của người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài tương đối ổn định, cao gấp khoảng 2-3 lần thu nhập trong nước cùng ngành nghề Sau khi đã tính toán, trừ hết các chi phí cá nhân thì thu nhập bình quân của người lao động dao động từ 15 – 20 triệu đồng/tháng tại thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản (Peterson RA, 1994)

Trong bài nghiên cứu “Quyết định tham gia của người lao động tại các tổ chức nước ngoài cung cấp dịch vụ đào tạo ở Việt Nam”, nhân tố tiền lương được xem xét dưới nhiều khía cạnh như sự phù hợp giữa sức của người lao động bỏ ra với tiền lương nhận được, các khoản thu nhập khác như tiền thưởng, tiền phụ cấp… người lao động có thể sống hoàn toàn dựa vào mức lương hiện tại Ngoài ra còn xem xét đến khía cạnh so sánh tiền lương giữa đơn vị này với các đơn vị khác Với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam hiện nay, tiền lương vẫn là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự hài lòng và đưa ra quyết định tham gia xuất khẩu lao động của người lao động (Phạm Thu Hằng, Phạm Thị Thanh Hồng,

Theo Nguyễn Thị Lan Hương (2016), thu nhập từ việc xuất khẩu lao động năm đầu tiên sang thị trường Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc cao gấp 7 đến 9 lần thu thập khi chưa tham gia xuất khẩu Ngoài ra, theo ước tính của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, mức lương và tiền công của người lao động Việt Nam tại một số nước cũng tương đương với mức lương của các nước tại Đài Loan, Hàn Quốc, Đức, Úc, Malaysia (Nguyen Thi Lan Huong,

H4: Thu nhập tác động cùng chiều đến quyết định tham gia xuất khẩu lao động

Theo Nguyễn Bá Trước (2018), người lao động trong quá trình tham gia làm việc tại nước ngoài được nâng cao tay nghề, trình độ kỹ thuật, chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, được tiếp cận với công nghệ máy móc hiện đại Sau khi về nước, những người lao động này đã có tay nghề vững vàng, tác phong làm việc tốt, có trình độ ngoại ngữ cao cũng dễ dàng tìm kiếm được một công việc có mức thu nhập cao (Nguyễn Bá Trước, 2018)

Cải thiện kỹ năng giao tiếp từ cơ bản đến việc sử dụng thành thạo ngôn ngữ của nước bạn là điều kiện bắt buộc khi tham gia lao động tại nước ngoài Từ vốn ngoại ngữ nền tảng, đủ để giao tiếp trong công việc và đời sống hằng ngày, tham gia xuất khẩu lao động sang các nước khác sau một thời gian chắc chắn sẽ giúp nâng cao và cải thiện trình độ đặc biệt là kỹ năng nghe nói, thậm chí còn cải thiện tốt kỹ năng phản xạ nhanh và giao tiếp thành thạo

H ỞNG Đ N QUY T ĐỊNH THAM GIA XKLĐ THU NH P

THỊ TR NG LAO Đ NG

H5: Cải thiện bản thân tác động cùng chiều đến quyết định tham gia xuất khẩu lao động

Mô hình nghiên cứu là một hình vẽ thể hiện sự tác động cùng chiều hoặc ngược chiều của các biến độc lập với biến phụ thuộc Nó được xem như là kết quả của quá trình tìm hiểu, chọn lọc và khai thác các tài liệu trong nước, ngoài nước và các tài liệu có liên quan Dựa vào lý thuyết và những bài nghiên cứu có liên quan trước đây, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia xuất khẩu lao động Tuy nhiên, tác giả đã xem xét và kiểm định độ tin cậy của các thang đo và quyết định thêm 5 yếu tố độc lập vào mô hình nghiên cứu để tiến hành phân tích gồm (1) Thị trường lao động, (2) Cơ hội nghề nghiệp, (3) Chính sách hỗ trợ, (4) Thu nhập, (5) Cải thiện bản thân

Hình 2.6 Mô hình nghiên cứu

Nguồn: Tác giả tự đề xuất

Ký hiệu ( ) thể hiện các biến độc lập tác động cùng chiều với biến phụ thuộc

Nội dung chương 2 trình bày về cơ sở lý thuyết các khái niệm có liên quan đến đề tài nghiên cứu, một số quan điểm và giả thuyết của các tác giả nghiên cứu trong và ngoài nước Dựa trên cơ sở lý luận và phân tích mô hình nghiên cứu, tác giả đã đề xuất mô hình và giả thuyết nghiên cứu cho đề tài gồm 5 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia xuất khẩu lao động bao gồm: (1) Thị trường lao động, (2) Cơ hội nghề nghiệp, (3) Chính sách hỗ trợ, (4) Thu nhập, (5) Cải thiện bản thân

Xác định tên đề tài

Xác định mục tiêu nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu Giả thuyết và mô hình đề xuất

Xây dựng các thang đo

Tạo bảng câu hỏi đề xuất

Hoàn thiện bảng câu hỏi chính thức

Thống kê mô tả Kiểm định độ tin cậy Cronbach s Alpha Kiểm định nhân tố khám phá EFA Phân tích hồi quy

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Tổng quan đề tài nghiên cứu

Giai đoạn hoàn thành bài khóa luận tác giả đã thực hiện thu thập dữ liệu và tham khảo các nguồn khác nhau, bao gồm thông tin thứ cấp và sơ cấp Thông tin sơ cấp là những phiếu khảo sát của các cá nhân có nguyên quán thuộc các tỉnh miền Bắc Trung Bộ đã tham gia xuất khẩu, đồng thời kết hợp với sự hướng dẫn và đóng góp ý kiến của thầy TS Nguyễn Thành Long Thông tin thứ cấp gồm các nguồn như giáo trình luận văn thạc sĩ, bài luận của các khóa trước, bài báo khoa học, nguồn thông tin trên internet, báo chí, cũng như từ các cơ quan nhà nước Nghiên cứu này thực hiện nghiên cứu định tính và định lượng để xác định mức độ ảnh hưởng của mỗi nhân tố.

Quy trình nghiên cứu

Hình 3.1 Tiến trình nghiên cứu

Nguồn: Tác giả tự đề xuất Bước 1: Chọn đề tài: Trước hết cần xác định rõ lĩnh vực nghiên cứu liên quan đến ngành học, xác định tính khoa học của đề tài, sự cần thiết của nghiên cứu, tính đổi mới và sáng tạo trong nghiên cứu, tính khả thi và tính áp dụng thực tế của đề tài Cần trao đổi với giảng viên để đưa ra đề tài nghiên cứu phù hợp

Bước 2: Xác định mục tiêu, đối tượng nghiên cứu: Xác định rõ từ đầu mục tiêu nghiên cứu là gì, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu hướng đến, phạm vi nghiên cứu và ý nghĩa của nghiên cứu cuối cùng là phương pháp nghiên cứu

Bước 3: Tổng quan cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu trước đó: trình bày các lý thuyết liên quan, các mô hình nghiên cứu trước đó Tất cả các lý thuyết cần trích dẫn nguồn gốc rõ ràng để dễ tham khảo

Bước 4: Kế thừa kết quả và thể hiện điểm mới trong nghiên cứu, sau đó đưa ra giả thuyết về mối quan hệ với các biến dựa trên lý thuyết để hình thành mối tương quan cùng chiều hay ngược chiều của các biến độc lập với biến phụ thuộc Cuối cùng sẽ đưa ra mô hình đề xuất cho các biến phù hợp

Bước 5: Nghiên cứu định tính: Xem lại các thang đo đã chỉnh sửa, đưa ra bảng câu hỏi chính thức và thiết kế bảng khảo sát

Bước 6: Nghiên cứu định lượng: Xác định phương pháp chọn mẫu, khái niệm mẫu, lý do chọn, xác định quy mô mẫu, hình thức và phương pháp để chọn mẫu, xác định mẫu, phương pháp thu thập dữ liệu, xử lý dữ liệu bằng SPSS và phát phiếu khảo sát

Bước 7: Kết quả nghiên cứu: Sử dụng phần mềm SPSS tiến hành phân tích dữ liệu đã được sàng lọc gồm thống kê mô tả, kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, hồi quy tuyến tính, kiểm định sự phù hợp của các biến và thảo luận kết quả nghiên cứu

Bước 8: Hàm ý quản trị: Rút ra được các kết luận, phát hiện từ kết quả nào, có phù hợp với lý thuyết và thực tiễn không, kết quả có phát hiện gì mới không, có đề xuất gì không, kiến nghị cho nghiên cứu ra sao.

Nghiên cứu định tính

3.3.1 Nghiên cứu định tính hoàn thiện mô hình

Ngoài việc kế thừa thang đo cũng như mô hình nghiên cứu từ các bài nghiên cứu trước, tác giả tiếp tục thực hiện nghiên cứu định tính để hoàn thiện thang đo, điều chỉnh mô hình nghiên cứu để tránh xảy ra những sai sót không đáng kể Nghiên cứu định tính là một bước quan trọng trong đánh giá chuyên sâu, kiểm định sự thích hợp của các yếu tố đối với đề tài, giúp tăng sự chính xác và khách quan cho kết quả nghiên cứu Qua các phân tích và thống kê, tác giả đã nhận thấy có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia xuất khẩu lao động Sự khác biệt về nhu cầu tham gia xuất khẩu lao động của khu vực cũng như vùng miền tạo nên sự ảnh hưởng đến quyết định tham gia xuất khẩu lao động mà các tác giả đã chứng minh trong các nghiên cứu của họ Qua các bài nghiên cứu cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia xuất khẩu của giới trẻ như (1) Thị trường lao động,

(2) Cơ hội nghề nghiệp, (3) Chính sách hỗ trợ, (4) Thu nhập, (5) Cải thiện bản thân Dựa vào mô hình nghiên cứu đề xuất, tác giả đã xây dựng kịch bản để thảo luận nhóm với các thành viên đã tham gia xuất khẩu lao động để góp ý, đưa ra mô hình nghiên cứu phù hợp với hướng nghiên cứu của đề tài Nội dung chính của cuộc thảo luận xoay quanh các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia xuất khẩu lao động của giới trẻ tại các tỉnh miền Bắc Trung Bộ

3.3.2 Nghiên cứu định tính xây dựng thang đo

3.3.2.1 Thang đo Thị trường lao động Để đo lường thang đo Thị trường lao động, tôi đã tham khảo bài nghiên cứu của Aaron John Kingsbury và cộng sự (2021) Tuy nhiên, so với thang đo gốc tôi có một số sự điều chỉnh thang đo như bảng bên dưới:

Bảng 3.1 Thang đo Thị trường lao động

Mã hóa Thang đo gốc Thang đo chỉnh sửa Tác giả

Quốc gia có môi trường làm việc năng động, dân chủ, khoa học

Quốc gia tôi đã tham gia xuất khẩu có môi trường làm việc năng động, sáng tạo, khoa học và dân chủ

Aaron John Kingsbury và cộng sự (2021)

Quốc gia cung cấp thông tin và thủ tục rõ ràng

Quốc gia tôi đã tham gia xuất khẩu cung cấp thông tin và thủ tục rõ ràng trong quá trình làm việc

Quốc gia giúp tiếp cận trình độ học vấn cao hơn

Quốc gia tôi đã tham gia xuất khẩu giúp tiếp cận trình độ học vấn cao hơn

Quốc gia giúp tiếp cận khoa học hiện đại và công nghệ tiên tiến

Quốc gia tôi đã tham gia xuất khẩu giúp tiếp cận nền khoa học hiện đại và công nghệ máy móc tiến tiến

Quốc gia có khu mua sắm và giải trí tốt

Quốc gia tôi đã tham gia xuất khẩu có trung tâm mua sắm và khu giải trí tốt

Nguồn: Tác giả tổng hợp

3.3.2.2 Thang đo Cơ hội nghề nghiệp Để đo lường thang đo Cơ hội nghề nghiệp, tôi đã tham khảo 2 biến quan sát của tác giả Đào Trung Kiên (2014) gồm biến CHNN1 và CHNN5 Đồng thời, tôi cũng tham khảo thêm nghiên cứu của Phạm Thu Hằng và Phạm Thị Thanh Hồng (2015) gồm 2 biến CHNN2, CHNN3 và 1 biến CHNN4 của Phạm Thái Thủy và cộng sự (2021) Tuy nhiên, so với thang đo gốc tôi có một số sự điều chỉnh thang đo như bảng bên dưới:

Bảng 3.2 Thang đo Cơ hội nghề nghiệp

Mã hóa Thang đo gốc Thang đo chỉnh sửa Tác giả

CHNN1 Được tạo cơ hội phát triển cá nhân

Quốc gia tôi đã tham gia xuất khẩu tạo cơ hội cho tôi phát triển các kỹ năng cá nhân Đào Trung Kiên

CHNN2 Được đào tạo kiến thức, kỹ năng phục vụ cho công việc

Quốc gia tôi đã tham gia xuất khẩu tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao kỹ năng phục vụ tốt cho công việc

Phạm Thu Hằng, Phạm Thị Thanh Hồng (2015)

CHNN3 Được tạo điều kiện thăng tiến trong công việc

Quốc gia tôi đã tham gia xuất khẩu mang lại cơ hội thăng tiến công việc trong tương lai

CHNN4 Được tạo điều kiện làm thêm ngoài giờ

Quốc gia tôi đã tham gia xuất khẩu tạo điều kiện làm thêm ngoài giờ

Phạm Thái Thủy và cộng sự (2021)

CHNN5 Được đào tạo phát triển nghề nghiệp

Quốc gia tôi đã tham gia xuất khẩu đào tạo phát triển nghề nghiệp cho người lao động Đào Trung Kiên

Nguồn: Tác giả tổng hợp

3.3.2.3 Thang đo Chính sách hỗ trợ Để đo lường thang đo Chính sách hỗ trợ, tôi đã tham khảo được 5 biến quan sát của Phạm Ngọc Linh Vi và cộng sự (2019) So với thang đo gốc tôi có một số sự điều chỉnh thang đo như bảng bên dưới:

Bảng 3.3 Thang đo Chính sách hỗ trợ

Mã hóa Thang đo gốc Thang đo chỉnh sửa Tác giả

Hỗ trợ vay vốn Nhà nước hỗ trợ vay vốn giúp tôi tham gia xuất khẩu lao động

Phạm Ngọc Linh Vi & cộng sự (2019)

Hỗ trợ đào tạo các giao tiếp cơ bản

Doanh nghiệp làm dịch vụ xuất khẩu lao động hỗ trợ đào tạo các giao tiếp cơ bản cho tôi

Hỗ trợ kỹ năng sống Doanh nghiệp làm dịch vụ xuất khẩu lao động hỗ trợ đào tạo kỹ năng sống cho tôi

Bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động

Doanh nghiệp làm dịch vụ xuất khẩu lao động bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của tôi

Hỗ trợ đào tạo nghề Doanh nghiệp làm dịch vụ xuất khẩu lao động hỗ trợ đào tạo nghề cho tôi

Nguồn: Tác giả tổng hợp

3.3.2.4 Thang đo Thu nhập Để đo lường thang đo Thu nhập, tôi đã tham khảo được 6 biến quan sát Bao gồm Đào Trung Kiên (2014) có 3 biến TN1, TN2, TN4, Phạm Thái Thủy và cộng sự (2018) gồm 2 biến TN3 và TN5 Đồng thời, tôi cũng tham khảo thêm nghiên cứu của Trần Nguyễn Thị Yến và cộng sự (2022) gồm biến TN6 Tôi có một số sự điều chỉnh thang đo so với thang đo gốc như bảng bên dưới:

Bảng 3.4 Thang đo Thu nhập

Mã hóa Thang đo gốc Thang đo chỉnh sửa Tác giả

Có thể sống dựa vào thu nhập từ công việc

Tôi có thể sống hoàn toàn dựa vào thu nhập từ công việc Đào Trung Kiên

(2014), Phạm Thu Hồng và Phạm Thị Thanh Hồng

Thu nhập tương xứng với kết quả làm việc

Thu nhập được trả tương xứng với kết quả làm việc của tôi

Thu nhập cao hơn nhiều so với Việt Nam

Thu nhập ở quốc gia tôi đã tham gia xuất khẩu cao hơn nhiều so với Việt Nam

Phạm Thái Thủy và cộng sự (2021)

Thu nhập được chi trả công bằng giữa các cá nhân người lao động

Thu nhập được trả công bằng giữa những người lao động với nhau Đào Trung Kiên

Thu nhập đủ sống và tiết kiệm

Thu nhập ở quốc gia tôi đã tham gia xuất khẩu đủ sống và tiết kiệm

Phạm Thái Thủy và cộng sự (2021)

Tiền thưởng và thu nhập tăng thêm so với sự cống hiến

Thu nhập và tiền thưởng tăng thêm xứng đáng với sự cống hiến của tôi

Trần Nguyễn Thị Yến và cộng sự

(2022) Nguồn: Tác giả tổng hợp

3.3.2.5 Thang đo Cải thiện bản thân Để đo lường thang đo Cải thiện bản thân, tôi đã tham khảo những bài nghiên cứu trước có liên quan và tổng hợp được 5 biến quan sát Bao gồm Phạm Ngọc Linh Vi và cộng sự

(2019) có 4 biến CTBT1, CTBT2, CTBT4 và CTBT5 Đồng thời, tôi cũng tham khảo thêm nghiên cứu của Nguyễn Bá Trước (2018) gồm biến CTBT3 Tôi có một số sự điều chỉnh thang đo so với thang đo gốc như bảng bên dưới:

Bảng 3.5 Thang đo Cải thiện bản thân

Mã hóa Thang đo gốc Thang đo chỉnh sửa Tác giả

Cải thiện khả năng kĩ thuật, trình độ chuyên môn

Tôi cải thiện được các kỹ năng kĩ thuật và trình độ chuyên môn cao Phạm Ngọc Linh

Cải thiện khả năng giao tiếp, ứng xử

Tôi cải thiện được khả năng giao tiếp và khả năng ứng xử tốt

Cải thiện trình độ ngoại ngữ

Tôi đã cải thiện được trình độ ngoại ngữ lên một cấp độ cao hơn

Khả năng độc lập, tự chủ Tôi hình thành được tính độc lập, tự chủ, không dựa dẫm vào gia đình

Khả năng tài chính tốt hơn Tôi có nguồn thu nhập cao, tự chủ được tài chính

Nguồn: Tác giả tổng hợp

3.3.2.6 Thang đo Quyết định tham gia Để đo lường thang đo Quyết định tham gia, tôi đã tham khảo được 3 biến quan sát của Phạm Thái Thủy và sộng sự (2021) Tuy nhiên, so với thang đo gốc tôi có một số sự điều chỉnh thang đo như bảng bên dưới:

Bảng 3.6 Thang đo Quyết định tham gia

Mã hóa Thang đo gốc Thang đo chỉnh sửa Tác giả

Người lao động sẽ có mức tiết kiệm cao sau khi về nước

Tôi tin rằng tôi sẽ có được một khoản tiền tiết kiệm cao sau khi đã tham gia xuất khẩu

Aaron John Kingsbury và cộng sự (2021) QDTG2

Người lao động sẽ có kỹ năng chuyên môn và cơ hội làm việc với mức lương cao tại các công ty nước ngoài sau khi trở về nước

Tôi nghĩ rằng tôi sẽ làm việc trong công ty nước ngoài và được trả lương cao vì có kỹ năng chuyên môn sau khi đã tham gia xuất khẩu

Người lao động sẽ có khả năng sử dụng ngoại ngữ thành thạo

Tôi tin rằng tôi sẽ sử dụng ngoại ngữ một cách thành thạo sau khi đã tham gia xuất khẩu

Nguồn: Tác giả tổng hợp

3.3.3 Thiết kế bảng câu hỏi

Nội dung khảo sát sẽ liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia xuất khẩu lao động của giới trẻ tại các tỉnh miền Bắc Trung Bộ Bảng câu hỏi khảo sát của đề tài nghiên cứu gồm có 3 phần: thứ nhất là phần câu hỏi gạn lọc, thứ hai là phần thông tin cá nhân của đối tượng được khảo sát, thứ hai là phần nội dung chính về mức độ đồng ý đối với 29 biến quan sát

Phần thông tin cá nhân là những câu hỏi chứa nội dung về nhân khẩu học như giới tính, độ tuổi, vùng miền sinh sống, thu nhập và những câu hỏi sơ lược khác Ngoài ra sẽ có một số câu hỏi để xác định sự hiểu biết về xuất khẩu lao động, nếu đối tượng khảo sát không có sự hiểu biết về việc xuất khẩu lao động thì sẽ dừng khảo sát để tránh trường hợp nhận dữ liệu khảo sát không hợp lệ

Phần nội dung chính, tác giả sử dụng thang đo Likert 5 mức độ từ (1) Hoàn toàn không đồng ý đến (5) Hoàn toàn đồng ý, để đo lường mức độ đồng ý của các biến quan sát Các câu hỏi thiết kế có cấu trúc theo từng nhóm yếu tố tác động đến quyết định tham gia xuất khẩu lao động của giới trẻ tại các tỉnh miền Bắc Trung Bộ Từ đó, tác giả sẽ thu thập được dữ liệu khảo sát để tiến hành phân tích dữ liệu và đi đến kết luận, đề xuất các hàm ý quản trị cho đề tài nghiên cứu.

Nghiên cứu định lượng chính thức

Sau khi đã thu thập dữ liệu từ các đối tượng được khảo sát, tác giả sẽ tiếp tục xử lý và phân tích kết quả khảo sát với phần mềm SPSS gồm: thống kê mô tả mẫu, kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hổi quy, kiểm định sự khác biệt về sự đồng ý của giới trẻ về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia xuất khẩu lao động

Dựa trên cơ sở nghiên cứu của Hair và cộng sự (1998) cho rằng để phân tích được nhân tố khám phá EFA thì kích thước mẫu dự kiến tối thiểu gấp 5 lần tổng số biến quan sát Đây là cỡ mẫu phù hợp cho nghiên cứu có sử dụng phân tích nhân tố khám phá Công thức được tính như sau: n = 5*m (với m là tổng số biến quan sát trong mô hình nghiên cứu)

Với đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia xuất khẩu lao động của giới trẻ tại các tỉnh miền Bắc Trung Bộ”, tổng cộng có 29 biến quan sát, vậy số mẫu dự kiến được tính như sau: n > 5*29 = 145 Để đảm bảo cho việc kết quả thu về được khách quan nhất thì tác giả đã chọn kích cỡ mẫu là n = 230 (mẫu)

3.4.2 Phương pháp thu thập dữ liệu

3.4.2.1 Thu thập dữ liệu thứ cấp

Sau khi tham khảo các tài liệu trong và ngoài nước, với sự góp ý của giảng viên hướng dẫn và kiểm định các số liệu thống kê của những nghiên cứu trước, tác giả sẽ tiến hành nghiên cứu và thu thập các thông tin có độ tin cậy cao liên quan đến mục tiêu nghiên cứu của đề tài nghiên cứu này đã được nêu ra từ đầu

3.4.2.2 Thu thập dữ liệu sơ cấp Để thu thập dữ liệu sơ cấp cho việc phân tích “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia xuất khẩu lao động của giới trẻ tại các tỉnh miền Bắc Trung Bộ”, tác giả sử dụng phương pháp khảo sát trực tuyến thông qua Google Form Đầu tiên, tác giả sẽ tạo bảng câu hỏi khảo sát trên Google Form, sau đó gửi một đường link liên kết có chứa bảng câu hỏi khảo sát liên quan đến đề tài này qua các trang mạng xã hội như Zalo, Facebook, Instagram… cho các đối tượng ngẫu nhiên để thu thập câu trả lời Mẫu đạt tiêu chuẩn sẽ được xác định là những cá nhân trong độ tuổi từ 16 đến 30 tuổi đã tham gia xuất khẩu lao động và có nguyên quán thuộc các tỉnh miền Bắc Trung Bộ (gồm 6 tỉnh Quảng Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế)

Bảng câu hỏi khảo sát sẽ gồm ba phần Phần 1 là câu hỏi gạn lọc, phần 2 là các thông tin cá nhân liên quan đến đối tượng trả lời khảo sát và phần 3 là các câu hỏi nhằm xác định mức độ đồng ý của các nhân tố tác động đến quyết định tham gia xuất khẩu lao động của giới trẻ tại miền Bắc Trung Bộ Bảng câu hỏi gồm có 6 nhân tố với 29 biến quan sát được thiết kế các câu hỏi theo thang đo khoảng Likert 5 mức độ

3.4.3 Phương pháp xử lý dữ liệu

Nhằm tóm tắt các đặc điểm chính trong bộ dữ liệu mẫu thông qua bảng, đồ thị để tác giả hiểu rõ hơn về dữ liệu nghiên cứu những thông tin cá nhân như giới tính, độ tuổi, thu nhập, vùng miền sinh sống của đối tượng khảo sát của đề tài nghiên cứu sau khi thu thập được

Từ đó, đưa ra nhận xét về các nhóm dữ liệu này

3.4.3.2 Kiểm định độ tin cậy các thang đo (Kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha)

Nhằm phân tích, đánh giá độ tin cậy các thang đo Phương pháp kiểm định này được sử dụng trước khi phân tích nhân tố EFA với mục đích loại bỏ các biến không đảm bảo yêu cầu để giảm sự sai lệc về kết quả phân tích tiếp theo Khi hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo có giá trị ≥ 0,6 đồng thời hệ số tương quan biến tổng ≥ 0,3 thì thang đo đó đủ độ tin cậy, được giữ lại để phân tích ở các bước tiếp theo

3.4.3.3 Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm mục đích tóm tắt các dữ liệu, rút gọn một tập hợp các biến quan sát có liên quan với nhau thành những yếu tố chính Điều kiện để thỏa mãn khi phân tích nhân tố khám phá EFA là các yêu cầu như hệ số tải nhân tố phải thể hiện mối tương quan giữa biến quan sát với nhân tố Tổng phần trăm phương sai trích phải có giá trị đạt từ 50% trở lên để chứng tỏ mô hình phù hợp với dữ liệu phân tích Eigenvalues (đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố) > 1 thì nhân tố được rút ra sẽ có ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt nhất Hệ số KMO phải đạt từ 0,5 trở lên (có giá trị 0,5 ≤ KMO

≤ 1) chứng tỏ nhân tố là phù hợp Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) là hệ số tương quan đơn giữa biến quan sát và nhân tố, điều kiện hệ số Factor Loading phải lớn hơn 0,5

3.4.3.4 Phân tích hệ số tương quan và hồi quy tuyến tính

Hệ số tương quan có giá trị trong khoảng (-1, 1) và > 0 cho biết tương quan thuận, ngược lại nếu giá trị < 0 cho biết tương quan nghịch Để kiểm định hệ số tương quan giữa 2 biến, ta đặt giả thuyết như sau:

H0: Không tồn tại mối tương quan giữa 2 biến và ngược lại có tồn tại mối tương quan giữa

2 biến Nếu như Sig ≤ 0,05, ta bác bỏ giả thuyết H0 và ngược lại nếu Sig > 0,05 thì ta chấp nhận giả thuyết H0

Sau khi xác định được mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc ta có thể mô hình hóa mối quan hệ bằng phương trình hồi quy như sau:

𝑌 𝑖 = 𝛽 0 + 𝛽 1 𝛽𝑋 1𝑖 + 𝛽 2 𝛽𝑋 2𝑖 + ⋯ + 𝛽 𝑝 𝛽𝑋 𝑛𝑖 + 𝜀 𝑖 Để kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy ta có thể dùng hệ số F và R2 Square Kiểm định F phải có giá trị Sig < 0,05 và R2 Square xem xét mức độ phù hợp của mô hình

3.4.3.5 Phân tích phương sai ANOVA

Kiểm định về sự khác biệt của quyết định tham gia xuất khẩu lao động của giới trẻ theo các biến giới tính, độ tuổi, vùng miền sinh sống, mức thu nhập, nghề nghiệp hiện tại bằng kiểm định T – Test và kiểm định ANOVA với mức ý nghĩa 5%

Kiểm định sự khác biệt T-Test: trường hợp biến định tính có 2 giá trị

Kiểm định F (ANOVA): trường hợp biến định tính có 2 giá trị trở lên

Trong chương 3, tác giả đã xây dựng quy trình nghiên cứu, chọn kích cỡ mẫu phù hợp, thiết kế thang đo và bảng câu hỏi và trình bày hai phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng Tác giả đã tổng hợp tất cả các biến quan sát gồm có 29 biến và thiết kế bảng câu hỏi khảo sát dựa vào 29 biến đã được tổng hợp.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Tổng quan về đề tài

4.1.1 Giới thiệu xuất khẩu lao động tại Việt Nam

Bước sang năm 2021 trước những diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng Người lao động, các đơn vị tuyển dụng, doanh nghiệp dịch vụ đưa người đi xuất khẩu đã gặp không ít khó khăn Theo báo cáo của Cục Quản lý lao động nước ngoài (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2020 là 78.600 lao động, đạt 60,5% kế hoạch được giao (130.000 lao động), bằng 112,3% kế hoạch đã điều chỉnh của năm (70.000 lao động) do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 Đầu năm 2021, dịch bệnh vẫn đang ảnh hưởng tiêu cực đến việc xuất khẩu lao động Theo đó, tính chung 4 tháng đầu năm 2021, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 34.9000 lao động (trong đó có 13.500 lao động nữ), đạt 38,79% kế hoạch năm 2021 Trong đó chủ yếu vẫn là hai thị trường trọng điểm là Nhật Bản với 18.300 lao động (8.100 lao động nữ) và Đài Loan với 15.000 lao động (5.200 lao động nữ) (Gia Linh, 2021)

Trong năm 2022, mục tiêu bộ Lao động đề ra là đưa 90.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng Tuy nhiên, đến hết năm 2022, tổng số lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài là trên 142.000 lao động, đạt 155% kế hoạch đề ra Đây là con số tăng trưởng cao nhất trong 3 năm gần đây Trước đó, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, năm

2020 đã giảm xuống còn 78.000 lao động và năm 2021 chỉ còn 45.000 lao động Nhật Bản vẫn là một thị trường tiếp nhận lao động nhiều nhất, thu hút lao động Việt Nam nhiều nhất năm 2022 với 67.000 người, tiếp đó là thị trường Đài Loan với 58.000 người, thị trường Hàn Quốc 9.000 người… (Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội), 2023)

Tính đến năm 2023, số lượng lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo thống kê ngày càng gia tăng Phần lớn người lao động Việt Nam sang các thị trường truyền thống như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia và một số quốc gia Trung Đông (95%), số còn lại tham gia lao động tại một số nước châu u và châu Mỹ (Luật sư Tô Thị Phương Dung, 2023) Cục Quản lý lao động nước ngoài (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) cho biết trong tháng 11 năm 2023, tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài là 13.511 lao động Như vậy, trong 11 tháng đầu năm 2023 tổng số lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài là 146.156 lao động (trong đó 50.561 lao động nữ) đạt 121,8% kế hoạch năm

2023 Theo thống kê, thị trường tiếp tục dẫn đầu trong việc tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc đó là Nhật Bản với 74.354 lao động (31.592 lao động nữ), tiếp đến là Đài Loan với 54.769 lao động (16.820 lao động nữ) , Hàn Quốc với 7.830 lao động (537 lao động nữ), Singapore 1.333 lao động nam (Nguyễn Công Dũng, 2023)

4.1.2 Giới thiệu xuất khẩu lao động tại các tỉnh miền Bắc Trung Bộ

Dù thị trường lao động việc làm hiện nay tại 6 tỉnh Bắc Trung Bộ phải đối diện với nhiều khó khăn, nhưng trong 9 tháng năm 2023 việc làm của người lao động vẫn được các địa phương thực hiện với kết quả khả quan Tại 6 tỉnh miền Bắc Trung Bộ gồm Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Hà Tĩnh theo báo cáo của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, trong 9 tháng năm 2023 toàn tỉnh Thanh Hóa đã có 10.021 lao động đi làm việc tại nước ngoài (vượt 100,4% kế hoạch năm và tăng 26,2% so với cùng kỳ năm 2022), toàn tỉnh Nghệ An đã có 17.096 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (đạt 117,9% kế hoạch) Bên cạnh đó, Hà Tĩnh có 8.980 lao động tham gia vào thị trường lao động nước ngoài đạt 120,2% so với kế hoạc đề ra năm 2023 Tại tỉnh Quảng Bình có trên 3.200 lao động làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, tỉnh Quảng Trị lao động đi làm việc ở nước ngoài có hơn 2.000 lao động và Thừa Thiên Huế có hơn 1.635 lao động tham gia vào thị trường nước ngoài, đạt 59,44% (Nguyễn Thuấn, 2023)

Trong năm 2021 mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 nhưng Nghệ An vẫn là tỉnh dẫn đầu cả nước về số lượng người đi làm việc tại nước ngoài gồm các huyện Nghi Lộc (1.200 người), Diễn Châu (1.075 người), Yên Thành (1.163 người) Số liệu thống kê cho thấy, lao động Nghệ An đi làm việc tại các thị trường có thu nhập cao đã tăng so với những năm trước, cụ thể như 3.657 người đang làm việc tại Nhật Bản, 647 người làm việc tại Hàn Quốc, một số nước thuộc thị trường châu u cũng có số lượng lao động xuất khẩu tăng Đài Loan vẫn là thị trường dẫn đầu về số lượng lao động Nghệ An đang làm việc với 4.847 người lao động Năm 2022, tỉnh Nghệ An đã đưa 13.550 người lao động đi làm việc ở nước ngoài Để thực hiện được mục tiêu này, ngoài khắc phục các tổn tại, hạn chế đã được chỉ rõ, tỉnh Nghệ An còn chú trọng nâng cao tay nghề, đào tạo kỹ năng cho người lao động để có thể đáp ứng được các thị trường khó tính Trên 60% lao động tham gia xuất khẩu có trình độ tay nghề chủ yếu là nghề cơ hàn, điều dưỡng, hộ lý… Đặc biệt có khoảng 5% lao động là sinh viên đã tốt nghiệp cao đẳng và đại học cũng tham gia xuất khẩu lao động tập trung vào các ngành nghề như kỹ sư xây dựng, kỹ sư cơ khí, chế tạo máy, tin học và điều dưỡng viên (Hoàng Lam, 2022).

Phân tích thống kê mô tả

4.2.1 Thống kê mô tả biến Giới tính

Từ kết quả phân tích, trong 150 đối tượng khảo sát hợp lệ thì giới tính Nam có 63 người trả lời chiếm tỉ trong 42,0% Giới tính Nữ có 87 người trả lời chiếm 58,0% Điều này cho thấy tỉ lệ Nam và Nữ trong cuộc khảo sát này không có sự chênh lệch quá lớn (Phụ lục 3)

Bảng 4.1 Thống kê mô tả biến giới tính

Tần suất Phần trăm (%) Phần trăm hợp lệ (%)

Nguồn: Kết quả tác giả phân tích dữ liệu

4.2.2 Thống kê mô tả biến Độ tuổi

Từ bảng phân tích cho thấy rằng dữ liệu khảo sát về độ tuổi phản ánh sự đa dạng về nhiều nhóm độ tuổi khác nhau Nhóm độ tuổi từ 18 đến 20 tuổi có 17 người trả lời chiếm 11,3%, nhóm độ tuổi từ 21 đến 23 tuổi có 48 người trả lời chiếm 32,0%, nhóm độ tuổi từ 24 đến

27 tuổi có 63 người trả lời chiếm 42,0% và nhóm độ tuổi từ 28 đến 30 tuổi có 22 người trả lời chiếm 14,7% Sự đa dạng và bao quát về độ tuổi giúp cho nội dung bài báo cáo mang lại kết quả khách quan hơn (Phụ lục 3)

Bảng 4.2 Thống kê mô tả biến Độ tuổi

Nguồn: Kết quả tác giả phân tích dữ liệu

4.2.3 Thống kê mô tả biến Nguyên quán

Từ kết quả thống kê cho thấy trong 150 đối tượng khảo sát hợp lệ có 49 người có nguyên quán ở Hà Tĩnh, chiếm tỉ trọng cao nhất với 32,7% Tiếp đến là những cá nhân có nguyên quán thuộc tỉnh Nghệ An với 39 người trả lời chiếm tỉ trọng 26,0%, Thanh Hóa có 24 người trả lời chiếm tỉ trọng 16,0%, Quảng Bình có 20 người trả lời chiếm tỉ trọng 13,3%, Thừa Thiên Huế có 10 người trả lời chiếm tỉ trọng 6,7% và ít nhất là Quảng Trị với 8 người trả lời chiếm 5,3% Từ đó ta nhận thấy rằng nhóm nguyên quán thuộc tỉnh Hà Tĩnh chiếm tỉ lệ cao nhất (Phụ lục 3)

Bảng 4.3 Thống kê mô tả biến Nguyên quán

Nguồn: Kết quả tác giả phân tích dữ liệu

4.2.4 Thống kê mô tả biến Nghề nghiệp

Từ kết quả thống kê cho thấy nghề nghiệp hiện tại là Lao động nước ngoài có số trả lời cao nhất với 67 người trả lời, chiếm tỉ trọng 44,7%, tiếp đến là 24 người trả lời nghề nghiệp hiện tại là Kinh doanh, buôn bán chiếm tỉ trọng 16,0%, Thợ cơ khí chiếm tỉ trọng 14,7% với 22 người trả lời, Thợ xây dựng chiếm 11,3% với 17 người trả lời Tiếp theo là ngành nghề Khác với 14 người trả lời chiếm tỉ trọng 9,3% và có 6 người trả lời công việc hiện tại là Nhân viên văn phòng chiếm 4,0% Điều này cho thấy nghề nghiệp hiện tại của những đối tượng khảo sát tập trung vào nhóm Lao động nước ngoài (Phụ lục 3)

Bảng 4.4 Thống kê mô tả biến Nghề nghiệp

Nguồn: Kết quả tác giả phân tích dữ liệu

4.2.5 Thống kê mô tả biến Thu nhập

Từ bảng phân tích cho thấy nhóm thu nhập dưới 5 triệu đồng chỉ có 1 người chiếm 0,7%, nhóm thu nhập từ 5 đến dưới 10 triệu đồng có 23 người trả lời chiếm 15,3%, nhóm thu nhập từ 10 đến dưới 15 triệu đồng có 47 người trả lời chiếm 31,3% và nhóm thu nhập trên

15 triệu đồng có 79 người trả lời chiếm tỉ lệ cao nhất với 79% Từ đó cho thấy sự đa dạng về nhóm thu nhập của các đối tượng tham gia khảo sát với phần lớn có thu nhập trên 15 triệu đồng (Phụ lục 3)

Bảng 4.5 Thống kê mô tả biến Thu nhập

Từ 5 đến dưới 10 triệu đồng

Từ 10 đến dưới 15 triệu đồng

Nguồn: Kết quả tác giả phân tích dữ liệu

Kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha

4.3.1 Thang đo Thị trường lao động

Thang đo “Thị trường lao động” được đo lường bởi 5 biến quan sát, từ kết quả phân tích cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể của thang đo “Thị trường lao động” bằng 0,828

> 0,6 và cả 5 biến quan sát trong thang đo đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3, do đó cả 5 biến quan sát từ TTLD1 → TTLD5 đều được đánh giá là đáng tin cậy (Phụ lục

Bảng 4.6 Cronbach’s Alpha thang đo Thị trường lao động

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronbach’s Alpha nếu loại biến

Nguồn: Kết quả tác giả phân tích dữ liệu

4.3.2 Thang đo Cơ hội nghề nghiệp

Thang đo “Cơ hội nghề nghiệp” được đo lường bởi 5 biến quan sát, từ kết quả phân tích cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể của thang đo “Cơ hội nghề nghiệp” = 0,795 > 0,6 và hệ số tương quan biến tổng của 5 biến quan sát trong thang đo đều > 0,3 nên 5 biến quan sát từ CHNN1 → CHNN5 được đánh giá là đủ độ tin cậy (Phụ lục 4)

Bảng 4.7 Cronbach’s Alpha thang đo Cơ hội nghề nghiệp

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronbach’s Alpha nếu loại biến

Nguồn: Kết quả tác giả phân tích dữ liệu

4.3.3 Thang đo Chính sách hỗ trợ

Thang đo “Chính sách hỗ trợ” có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,853 > 0,6 và gồm 5 biến quan sát được mã hóa từ CS1 → CS5 Hệ số tương quan biến tổng của 5 biến đều > 0,3 đồng thời các hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến của 5 biến đều nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể Như vậy, thang đo “Chính sách hỗ trợ” được đánh giá là đáng tin cậy (Phụ lục 4)

Bảng 4.8 Cronbach’s Alpha thang đo Chính sách hỗ trợ

Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronbach’s Alpha nếu loại biến

Nguồn: Kết quả tác giả phân tích dữ liệu

Thang đo “Thu nhập” có hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể = 0,809 gồm 6 biến quan sát được mã hóa từ TN1 → TN6 Hệ số tương quan biến tổng của TN1, TN2, TN3, TN4, TN5, TN6 đều > 0,3 đồng thời các hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến của 6 biến quan sát đều nhỏ hơn Cronbach’s Alpha tổng thể Do đó, ta kết luận rằng thang đo “Thu nhập” đủ độ tin cậy (Phụ lục 4)

Bảng 4.9 Cronbach’s Alpha thang đo Thu nhập

Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronbach’s Alpha nếu loại biến

Nguồn: Kết quả tác giả phân tích dữ liệu

4.3.5 Thang đo Cải thiện bản thân

Thang đo “Cải thiện bản thân” được đo lường bởi 5 biến quan sát, từ kết quả phân tích cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể của thang đo “Cải thiện bản thân” = 0,793 > 0,6 Hệ số tương quan biến tổng của các biến đều > 0,3 và các hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến của 5 biến quan sát đều nhỏ hơn Cronbach’s Alpha tổng thể Do đó, thang đo “Cải thiện bản thân” được đánh giá là đáng tin cậy (Phụ lục 4)

Bảng 4.10 Cronbach’s Alpha thang đo Cải thiện bản thân

Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronbach’s Alpha nếu loại biến

Nguồn: Kết quả tác giả phân tích dữ liệu

4.3.6 Thang đo Quyết định tham gia

Thang đo “Quyết định tham gia” có hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể = 0,781 > 0,6 và gồm có 3 biến quan sát là QDTG1, QDTG2, QDTG3 Hệ số tương quan biến tổng của 3 biến đều > 0,3 đồng thời các hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến của các biến trong thang đo đều nhỏ hơn Cronbach’s Alpha tổng thể Do đó, thang đo “Quyết định tham gia” được đánh giá là đáng tin cậy (Phụ lục 4)

Bảng 4.11 Cronbach’s Alpha thang đo Quyết định tham gia

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronbach’s Alpha nếu loại biến

Nguồn: Kết quả tác giả phân tích dữ liệu

4.3.7 Bảng tổng hợp các biến sau khi phân tích Cronbach’s Alpha

Từ bảng tổng hợp ta thấy, sau khi thực hiện kiểm định Cronbach’s Alpha của các thang đo biến độc lập và biến phụ thuộc trong mô hình, kết quả cho thấy rằng có 29 biến quan sát được đánh giá là đáng tin cậy

Bảng 4.12 Bảng tổng hợp sau khi kiểm định Cronbach’s Alpha

STT Thang đo Số lượng Biến quan sát đủ độ tin cậy

Biến quan sát không đủ độ tin cậy Độc lập

1 TTLD 5 TTLD1, TTLD2, TTLD3, TTLD4, TTLD5 0

2 CHNN 5 CHNN1, CHNN2, CHNN3, CHNN4,

3 CS 5 CS1, CS2, CS3, CS4, CS5 0

4 TN 6 TN1, TN2, TN3, TN4, TN5, TN6 0

5 CTBT 5 CTBT1, CTBT2, CTBT3, CTBT4, CTBT5 0

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Phân tích nhân tố khám phá EFA

4.4.1 Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến độc lập

Sau khi kiểm tra độ tin cậy của các thang đo, tác giả đã tiến hành phân tích nhân tố khám phá với 24 biến quan sát và kết quả thu được như sau:

Thứ nhất, hệ số KMO = 0,814 thỏa điều kiện trong khoảng 0,5 ≤ KMO ≤ 1, nên ta có thể khẳng định rằng những nhân tố này phù hợp với dữ liệu thực tế và có ý nghĩa thống kê Thứ hai, kết quả kiểm định sự tương quan trong mỗi nhóm nhân tố có giá trị Sig = 0,000 < 0,05 chứng tỏ rằng tất cả biến quan sát đều có tương quan nhau trong tổng thể mẫu Thứ ba, Eigenvalues = 1,789 > 1, chứng tỏ 5 nhân tố rút ra có ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt nhất Cuối cùng là Tổng phương sai trích = 60,801% > 50% cho thấy 60,801% sự thay đổi của những nhân tố được giải thích bởi các biến quan sát trong mô hình (Phụ lục 5)

Bảng 4.13 Ma trận xoay nhân tố độc lập

Nguồn: Kết quả tác giả phân tích dữ liệu

4.4.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc

Hệ số KMO có giả trị = 0,685 thỏa điều kiện trong khoảng 0,5 ≤ KMO ≤ 1, chứng to nhân tố phù hợp với dữ liệu thực tế Tiếp theo giá trị Sig = 0,000 < 0,05, cho thấy các biến quna sát có tương quan nhau trong nhân tố phụ thuộc cho thấy các biến quan sát có tương quan với nhau trong nhân tố phụ thuộc Eigenvalues = 2,087 > 1, nên khẳng định các nhân tố rút ra có ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt nhất Hệ số tổng phương sai trích = 69,557% > 50% đáp ứng tiêu chuẩn cho phép, cho thấy sự thay đổi các biến quan sát trong nhân tố biến phụ thuộc được giải thích 69,557% biến thiên trong mô hình (Phụ lục 5)

Bảng 4.14 Ma trận xoay nhân tố phụ thuộc

Nguồn: Kết quả tác giả phân tích dữ liệu

4.4.3 Bảng tổng hợp sau khi phân tích nhân tố EFA

Từ bảng tổng hợp cho thấy sau khi thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA của các thang đo biến độc lập và biến phụ thuộc trong mô hình, kết quả cho thấy có 27 biến quan sát đạt tiêu chuẩn để thực hiện các bước phân tích tiếp theo

Bảng 4.15 Bảng tổng hợp sau khi phân tích nhân tố EFA

STT Kí hiệu Tên nhân tố Biến quan sát

1 TTLD Thị trường lao động TTLD1, TTLD2, TTLD3, TTLD4,

2 CHNN Cơ hội nghề nghiệp CHNN2, CHNN3, CHNN4, CHNN5

3 CS Chính sách hỗ trợ CS1, CS2, CS3, CS4, CS5

4 TN Thu nhập TN1, TN2, TN3, TN4, TN6

5 CTBT Cải thiện bản thân CTBT1, CTBT2, CTBT3, CTBT4,

6 QDTG Quyết định tham gia QDTG1, QDTG2, QDTG3

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính

Phân tích tương quan cho thấy mức độ tương quan giữa các nhân tố độc lập đối với nhân tố phụ thuộc là khá cao, trong đó cao nhất là mức độ tương quan giữa nhân tố Thị trường lao động – TTLD và nhân tố phụ thuộc – QDTG với hệ số Pearson Correlation là 0,558 và thấp nhất là giữa nhân tố độc lập Cơ hội nghề nghiệp - CHNN với nhân tố phụ thuộc - QDTG với hệ số Pearson Correlation là 0,428 Hệ số chấp nhận Sig cho thấy các phân tích tương quan của các nhân tố đều có ý nghĩa thống kê khi nhỏ hơn 0,05 (Phụ lục 6)

Bảng 4.16 Kết quả phân tích tương quan

TTLD CHNN CS TN CTBT QDTG

Hệ số tương quan Pearson 1 0,149 0,390** 0,191* 0,169* 0,558**

Hệ số tương quan Pearson 0,149 1 0,253** 0,162* 0,249** 0,428**

Hệ số tương quan Pearson 0,390** 0,253** 1 0,162* 0,249** 0,525**

Hệ số tương quan Pearson 0,191* 0,138 0,162* 1 0,232** 0,476**

Hệ số tương quan Pearson 0,169* 0,297** 0,249** 0,232** 1 0,482**

Hệ số tương quan Pearson 0,558** 0,428** 0,525** 0,476** 0,482** 1

Nguồn: Kết quả tác giả phân tích dữ liệu

4.5.2 Phân tích hồi quy tuyến tính

Hệ số R 2 hiệu chỉnh (Adjusted R Square) = 0,641 đạt giá trị yêu cầu lớn hơn 0,5 cho thấy mức độ phù hợp của mô hình hồi quy các biến độc lập với các biến phụ thuộc Hệ số Durbin

- Wastion là 1,854 nằm trong khoảng từ 1 đến 4 cho thấy không có hiện tượng tự tương quan giữa các phần dư hoặc sai số (Phụ lục 6)

Bảng 4.17 Phân tích hồi quy

Mô hình Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa

Hệ số hồi quy chuẩn hóa

Sig Thống kê đa cộng tuyến

Nguồn: Kết quả tác giả phân tích dữ liệu

Từ bảng phân tích hồi quy ta có thể thấy được giá trị Sig của các nhân tố đều nhỏ hơn 0,05 đạt mức ý nghĩa dưới 5% điều này cho thấy các nhân tố đều có ý nghĩa ảnh hưởng đến nhân tố phụ thuộc QDTG, trong đó biến độc lập có ảnh hưởng lớn nhất là biến Thị trường lao động - TTLD với hệ số Beta chuẩn hóa là 0,340; Hệ số VIF đều nhỏ hơn 2 cho thấy mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập

Phương trình hồi quy chuẩn hóa:

QDTG=TTLD*0,340 + CHNN*0,208 + CS*0,233 + TN*0,289 + CTBT*0,238 βTTLD= 0,340 Khi đánh giá nhân tố Thị trường lao động tăng thêm 1 điểm, thì quyết định tham gia xuất khẩu lao động của giới trẻ tại các tỉnh miền Bắc Trung Bộ sẽ tăng 0,340 điểm βCHNN= 0,208 Khi đánh giá nhân tố Cơ hội nghề nghiệp cảm nhận tăng thêm 1 điểm, thì quyết định tham gia xuất khẩu lao động của giới trẻ tại các tỉnh miền Bắc Trung Bộ sẽ tăng 0,208 điểm βCS= 0,233 Khi đánh giá nhân tố Chính sách hỗ trợ tăng thêm 1 điểm, thì quyết định tham gia xuất khẩu lao động của giới trẻ tại các tỉnh miền Bắc Trung Bộ sẽ tăng 0,233 điểm βTN= 0,289 Khi đánh giá nhân tố Thu nhập tăng thêm 1 điểm, thì quyết định tham gia xuất khẩu lao động của giới trẻ tại các tỉnh miền Bắc Trung Bộ sẽ tăng 0,289 điểm βCTBT= 0,238 Khi đánh giá nhân tố Cải thiện bản thân tăng thêm 1 điểm, thì quyết định tham gia xuất khẩu lao động của giới trẻ tại các tỉnh miền Bắc Trung Bộ sẽ tăng 0,238 điểm

Kiểm định phân phối chuẩn: Đối với sự giả định của phần dư có phân phối chuẩn: Ở hình 4.1 bên trên ta thấy sau khi kiểm tra biểu đồ phân tán của phần dư cho kết quả sự phân phối của phần dư gần như là chuẩn có hệ số trung bình mean gần như là bằng với 0 và hệ số độ lệch chuẩn là 0,983 gần như bằng 1 Giá trị của tần số được trải đều từ -3 đến 3 đường cong của đồ thị có dạng hình chuông đều với đỉnh là ở giá trị 0 cho thấy phân phối của nghiên cứu này là phân phối chuẩn

Hình 4.1 Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa

Nguồn: Kết quả tác giả phân tích dữ liệu

Biểu đồ tần số P-P Plot cho thấy phần dư chuẩn hóa có phân phối chuẩn bởi giá trị quan sát và giá trị kỳ vọng của các nhân tố cùng nằm gần trên đường chéo, từ đó quan sát các điểm thực tập trung gần với đường kỳ vọng Có thể kết luận tập dữ liệu nghiên cứu tốt và phần dư chuẩn hóa sẽ có phần phân phối gần với phân phối chuẩn

Hình 4.2 Biểu đồ tần số P-P Plot

Nguồn: Kết quả tác giả phân tích dữ liệu

4.5.3 Bảng tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết

Từ những phân tích trên ta có thể kết luận có 5 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia xuất khẩu lao động theo mức độ ảnh hưởng từ cao đến thấp: Nhân tố TTLD; nhân tố TN; nhân tố CTBT; nhân tố CS; nhân tố CHNN Các giả thuyết được chấp nhận H1, H2, H3, H4, H5

Bảng 4.18 Bảng tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết

Giả thuyết Diễn giải Kết quả

Nhân tố TTLD có ảnh hưởng đến quyết định tham gia xuất khẩu lao động Chấp nhận

Nhân tố CHNN có ảnh hưởng đến quyết định tham gia xuất khẩu lao động Chấp nhận

Nhân tố CS có ảnh hưởng đến quyết định tham gia xuất khẩu lao động Chấp nhận

Nhân tố TN có ảnh hưởng đến quyết định tham gia xuất khẩu lao động Chấp nhận

Nhân tố CTBT có ảnh hưởng đến quyết định tham gia xuất khẩu lao động Chấp nhận

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Kiểm định T-Test và ANOVA

Từ bảng kết quả kiểm định Independent Samples Test cho thấy mức ý nghĩa của kiểm định phương sai Sig = 0,609 > 0,05 nên chấp nhận giả thuyết phương sai bằng nhau giữa hai nhóm giới tính Do đó, sử dụng kết quả kiểm định t ở dòng phương sai không bằng nhau, ta thấy mức ý nghĩa của kiểm định t có giá trị Sig = 0,209 > 0,05 nên không có sự khác biệt giữa giới tính và quyết định tham gia xuất khẩu lao động của giới trẻ (Phụ lục 7)

Bảng 4.19 Kiểm định T-Test cho biến Giới tính

Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

Nguồn: Kết quả tác giả phân tích dữ liệu

Dựa vào kết quả kiểm định Leneve, cho thấy Sig = 0,055 > 0,05 nên chấp nhận giả thuyết phương sai bằng nhau Kết quả kiểm định ANOVA có giá trị Sig = 0,078 > 0,05 nên ta kết luận rằng “Độ tuổi” không ảnh hưởng đến quyết định tham gia xuất khẩu lao động của giới trẻ (Phụ lục 7)

Bảng 4.20 Kiểm định ANOVA cho biến Độ tuổi

Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

Nguồn: Kết quả tác giả phân tích dữ liệu

Dựa vào kết quả kiểm định Leneve, ta thấy Sig = 0,621 > 0,05, nên chấp nhận giả thuyết phương sai bằng nhau Kết quả kiểm định ANOVA cho thấy Sig = 0,703 > 0,03, nên kết luận rằng “Nguyên quán” không ảnh hưởng đến quyết định tham gia xuất khẩu lao động của giới trẻ (Phụ lục 7)

Bảng 4.21 Kiểm định ANOVA cho biến Nguyên quán

Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

Nguồn: Kết quả tác giả phân tích dữ liệu

Dựa vào kết quả kiểm định Leneve, ta thấy Sig = 0,428 > 0,05, nên chấp nhận giả thuyết phương sai bằng nhau Kết quả kiểm định ANOA cho thấy Sig = 0,712 > 0,05, nên kết luận rằng không có sự khác biệt về “Quyết định tham gia xuất khẩu lao động” theo “Nghề nghiệp” (Phụ lục 7)

Bảng 4.22 Kiểm định ANOVA cho biến Nghề nghiệp

Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

Nguồn: Kết quả tác giả phân tích dữ liệu

Kết quả kiểm định Leneve cho thấy Sig = 0,163 > 0,05, nên chấp nhận giả thuyết phương sai bằng nhau Kết quả kiểm định ANOVA cho thấy Sig = 0,653 > 0,05, nên kêt luận rằng

“Thu nhập” không có ảnh hưởng đến quyết định tham gia xuất khẩu lao động của giới trẻ (Phụ lục 7)

Bảng 4.23 Kiểm định ANOVA cho biến Thu nhập

Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

Từ 5 đến dưới 10 triệu đồng

Từ 10 đến dưới 15 triệu đồng

Nguồn: Kết quả tác giả phân tích dữ liệu

Thảo luận kết quả nghiên cứu

Đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia xuất khẩu lao động của giới trẻ tại các tỉnh miền Bắc Trung Bộ” đã hệ thống hóa được 5 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia xuất khẩu lao động bao gồm: (1) Thị trường lao động, (2) Cơ hội nghề nghiệp,

(3) Chính sách hỗ trợ, (4) Thu nhập, (5) Cải thiện bản thân Tác giả đã thực hiên nghiên cứu nhằm đánh giá mức độ của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia xuất khẩu lao động của giới trẻ và kết quả phân tích kiểm định các yếu tố dựa vào phần mềm SPSS bao gồm 5 yếu tố có tác động giảm dần lần lượt là TTLD (0,340), TN (0,289), CTBT (0,238), CS (0,233), CHNN (0,208)

Thị trường lao động là yếu tố quan trọng có mức độ ảnh hưởng cao nhất đến quyết định tham gia xuất khẩu lao động của giới trẻ tại các tỉnh miền Bắc Trung Bộ Các biến quan sát của thang đo “Thị trường lao động” gồm TTLD1, TTLD2, TTLD3, TTLD4, TTLD5 đều được chấp nhận sau khi kiểm định độ tin cậy, phân tích nhân tố khám phá

Thu nhập là yếu tố quan trọng có mức độ ảnh hưởng thứ hai đến quyết định tham gia xuất khẩu lao động của giới trẻ tại các tỉnh miền Bắc Trung Bộ Các biến quan sát của thang đo

“Thu nhập” gồm TN1, TN2, TN3, TN4, TN5, TN6 sau khi kiểm định độ tin cậy và phân tích nhân tố khám phá, biến quan sát TN5 bị loại vì không đạt yêu cầu trong phân tích nhân tố khám phá Các biến được chấp nhận gồm TN1, TN2, TN3, TN4, TN6

Cải thiện bản thân là yếu tố quan trọng có mức độ ảnh hưởng thứ ba đến quyết định tham gia xuất khẩu lao động của giới trẻ tại các tỉnh miền Bắc Trung Bộ Các biến quan sát trong thang đo “Cải thiện bản thân” gồm CTBT1, CTBT2, CTBT3, CTBT4, CTBT5 đều được chấp nhận sau khi kiểm định độ tin cậy và phân tích nhân tố khám phá

Chính sách hỗ trợ là yếu tố quan trọng có mức độ ảnh hưởng thứ tư đến quyết định tham gia xuất khẩu lao động của giới trẻ tại các tỉnh miền Bắc Trung Bộ Các biến quan sát của thang đo “Chính sách hỗ trợ” gồm CS1, CS2, CS3, CS4, CS5 đều được chấp nhận sau khi kiểm định độ tin cậy và phân tích nhân tố khám phá

Cơ hội nghề nghiệp là yếu tố quan trọng có mức độ ảnh hưởng thứ năm đến quyết định tham gia xuất khẩu lao động của giới trẻ tại các tỉnh miền Bắc Trung Bộ Sau khi kiểm định độ tin cậy và phân tích nhân tố khám phá các biến quan sát trong thang đo “Cơ hội nghề nghiệp” gồm CHNN1, CHNN2, CHNN3, CHNN4, CHNN5 thì biến quan sát CHNN1 bị loại vì không đạt yêu cầu trong phân tích nhân tố khám phá Các biến quan sát được chấp nhận gồm CHNN2, CHNN3, CHNN4, CHNN5

So với những nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan trước đây, thang đo “Thị trường lao động” và thang đo “Cơ hội nghề nghiệp” trong mô hình nghiên cứu của tôi được chấp nhận, giống với nghiên cứu của Aaron John Kingsbury và cộng sự (2021) Thang đo “Thu nhập” trong mô hình nghiên cứu của tôi cũng giống với nghiên cứu của nhiều tác giả gồm có nghiên cứu Aaron John Kingsbury và cộng sự (2021), Trần Nguyễn Thị Yến và cộng sự (2022) Thang đo “Chính sách hỗ trợ” trong mô hình nghiên cứu của tôi được chấp nhận và được kế thừa từ nghiên cứu của Phạm Ngọc Linh Vi và cộng sự (2019) Thang đo “Cải thiện bản thân” được đề cập trong mô hình nghiên cứu của tôi, tôi đã tham khảo được từ nghiên cứu của Phạm Ngọc Linh Vi và cộng sự (2019) và nghiên cứu của Nguyễn Bá

Trước (2018) tác giả đã trình bày những lợi ích mà người lao động có thể nhận được giúp cho bản thân mình trở nên hoàn thiện hơn Do đó, tôi đã thêm tất cả thang đo vào mô hình nghiên cứu của tôi để tiến hành phân tích

Trong chương 4, với kích cỡ mẫu là 145 để đảm bảo mẫu thu về đạt tiêu chuẩn tác giả tiến hành phát đi 230 phiếu khảo sát Sau khi thu được dữ liệu khảo sát tác giả tiến hành lọc dữ liệu, loại bỏ những câu trả lời không phù hợp với đề tài nghiên cứu và tổng cộng có 150 phiếu hợp lệ và có đầy đủ thông tin Tác giả bắt đầu xử lý và phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS 20.0 gồm Thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha của các thang đo, phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến độc lập và biến phụ thuộc, phân tích tương quan, hồi quy và kiểm định phương sai ANOVA

Trong phần mở đầu, tác giả đã trình bày các phần mục chính của đề tài gồm: Lý do chọn đề tài, mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn của đề tài và kết cấu của khóa luận Đây là tiền đề để từ đó tác giả tiến hành phân tích cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.

Ngày đăng: 28/09/2024, 16:06

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu quyết định của người lao động khi tham gia xuất khẩu lao - khóa luận tốt nghiệp các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia xuất khẩu lao động của giới trẻ tại các tỉnh miền bắc trung bộ
Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu quyết định của người lao động khi tham gia xuất khẩu lao (Trang 27)
Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu quyết định tham gia của người lao động tại các tổ chức - khóa luận tốt nghiệp các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia xuất khẩu lao động của giới trẻ tại các tỉnh miền bắc trung bộ
Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu quyết định tham gia của người lao động tại các tổ chức (Trang 28)
Hình 2.3 Mô hình những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia xuất khẩu lao động - khóa luận tốt nghiệp các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia xuất khẩu lao động của giới trẻ tại các tỉnh miền bắc trung bộ
Hình 2.3 Mô hình những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia xuất khẩu lao động (Trang 29)
Hình 2.4 Mô hình nghiên cứu lựa chọn địa điểm đi làm việc ở nước ngoài - khóa luận tốt nghiệp các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia xuất khẩu lao động của giới trẻ tại các tỉnh miền bắc trung bộ
Hình 2.4 Mô hình nghiên cứu lựa chọn địa điểm đi làm việc ở nước ngoài (Trang 30)
Hình 2.5 Mô hình những đặc điểm cần thiết để người lao động nước ngoài bước vào - khóa luận tốt nghiệp các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia xuất khẩu lao động của giới trẻ tại các tỉnh miền bắc trung bộ
Hình 2.5 Mô hình những đặc điểm cần thiết để người lao động nước ngoài bước vào (Trang 31)
Bảng 2.1 Bảng ma trận tổng hợp một số nghiên cứu trước có liên quan - khóa luận tốt nghiệp các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia xuất khẩu lao động của giới trẻ tại các tỉnh miền bắc trung bộ
Bảng 2.1 Bảng ma trận tổng hợp một số nghiên cứu trước có liên quan (Trang 32)
Hình 2.6 Mô hình nghiên cứu - khóa luận tốt nghiệp các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia xuất khẩu lao động của giới trẻ tại các tỉnh miền bắc trung bộ
Hình 2.6 Mô hình nghiên cứu (Trang 36)
Hình 3.1 Tiến trình nghiên cứu - khóa luận tốt nghiệp các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia xuất khẩu lao động của giới trẻ tại các tỉnh miền bắc trung bộ
Hình 3.1 Tiến trình nghiên cứu (Trang 38)
Bảng 3.1 Thang đo Thị trường lao động - khóa luận tốt nghiệp các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia xuất khẩu lao động của giới trẻ tại các tỉnh miền bắc trung bộ
Bảng 3.1 Thang đo Thị trường lao động (Trang 40)
Bảng 3.2 Thang đo Cơ hội nghề nghiệp - khóa luận tốt nghiệp các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia xuất khẩu lao động của giới trẻ tại các tỉnh miền bắc trung bộ
Bảng 3.2 Thang đo Cơ hội nghề nghiệp (Trang 41)
Bảng 3.3 Thang đo Chính sách hỗ trợ - khóa luận tốt nghiệp các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia xuất khẩu lao động của giới trẻ tại các tỉnh miền bắc trung bộ
Bảng 3.3 Thang đo Chính sách hỗ trợ (Trang 42)
Bảng 3.5 Thang đo Cải thiện bản thân - khóa luận tốt nghiệp các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia xuất khẩu lao động của giới trẻ tại các tỉnh miền bắc trung bộ
Bảng 3.5 Thang đo Cải thiện bản thân (Trang 44)
Bảng 3.6 Thang đo Quyết định tham gia - khóa luận tốt nghiệp các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia xuất khẩu lao động của giới trẻ tại các tỉnh miền bắc trung bộ
Bảng 3.6 Thang đo Quyết định tham gia (Trang 45)
Bảng 4.2 Thống kê mô tả biến Độ tuổi - khóa luận tốt nghiệp các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia xuất khẩu lao động của giới trẻ tại các tỉnh miền bắc trung bộ
Bảng 4.2 Thống kê mô tả biến Độ tuổi (Trang 53)
Bảng 4.5 Thống kê mô tả biến Thu nhập - khóa luận tốt nghiệp các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia xuất khẩu lao động của giới trẻ tại các tỉnh miền bắc trung bộ
Bảng 4.5 Thống kê mô tả biến Thu nhập (Trang 55)
Bảng 4.6 Cronbach’s Alpha thang đo Thị trường lao động - khóa luận tốt nghiệp các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia xuất khẩu lao động của giới trẻ tại các tỉnh miền bắc trung bộ
Bảng 4.6 Cronbach’s Alpha thang đo Thị trường lao động (Trang 56)
Bảng 4.8 Cronbach’s Alpha thang đo Chính sách hỗ trợ - khóa luận tốt nghiệp các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia xuất khẩu lao động của giới trẻ tại các tỉnh miền bắc trung bộ
Bảng 4.8 Cronbach’s Alpha thang đo Chính sách hỗ trợ (Trang 57)
Bảng 4.9 Cronbach’s Alpha thang đo Thu nhập - khóa luận tốt nghiệp các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia xuất khẩu lao động của giới trẻ tại các tỉnh miền bắc trung bộ
Bảng 4.9 Cronbach’s Alpha thang đo Thu nhập (Trang 58)
Bảng 4.12 Bảng tổng hợp sau khi kiểm định Cronbach’s Alpha - khóa luận tốt nghiệp các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia xuất khẩu lao động của giới trẻ tại các tỉnh miền bắc trung bộ
Bảng 4.12 Bảng tổng hợp sau khi kiểm định Cronbach’s Alpha (Trang 60)
Bảng 4.15 Bảng tổng hợp sau khi phân tích nhân tố EFA - khóa luận tốt nghiệp các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia xuất khẩu lao động của giới trẻ tại các tỉnh miền bắc trung bộ
Bảng 4.15 Bảng tổng hợp sau khi phân tích nhân tố EFA (Trang 63)
Bảng 4.16 Kết quả phân tích tương quan - khóa luận tốt nghiệp các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia xuất khẩu lao động của giới trẻ tại các tỉnh miền bắc trung bộ
Bảng 4.16 Kết quả phân tích tương quan (Trang 63)
Bảng 4.17 Phân tích hồi quy - khóa luận tốt nghiệp các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia xuất khẩu lao động của giới trẻ tại các tỉnh miền bắc trung bộ
Bảng 4.17 Phân tích hồi quy (Trang 64)
Hình 4.1 Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa - khóa luận tốt nghiệp các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia xuất khẩu lao động của giới trẻ tại các tỉnh miền bắc trung bộ
Hình 4.1 Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa (Trang 66)
Bảng 4.18 Bảng tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết - khóa luận tốt nghiệp các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia xuất khẩu lao động của giới trẻ tại các tỉnh miền bắc trung bộ
Bảng 4.18 Bảng tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết (Trang 67)
Bảng 4.19 Kiểm định T-Test cho biến Giới tính - khóa luận tốt nghiệp các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia xuất khẩu lao động của giới trẻ tại các tỉnh miền bắc trung bộ
Bảng 4.19 Kiểm định T-Test cho biến Giới tính (Trang 68)
Bảng 5.1 Nhân tố Thị trường lao động - khóa luận tốt nghiệp các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia xuất khẩu lao động của giới trẻ tại các tỉnh miền bắc trung bộ
Bảng 5.1 Nhân tố Thị trường lao động (Trang 76)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN