1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

khóa luận tốt nghiệp các yếu tố tác động đến cơ hội lựa chọn việc làm của sinh viên đại học khối ngành kinh tế sau khi tốt nghiệp tại các trường đại học trên địa bàn thành phố hồ chí minh

96 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các yếu tố tác động đến cơ hội lựa chọn việc làm của sinh viên đại học khối ngành kinh tế sau khi tốt nghiệp tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả Đỗ Đình Minh Quân
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Ngọc Thức
Trường học Trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 2,89 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU (18)
    • 1.1. Lý do chọn đề tài (18)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (20)
      • 1.2.1. Mục tiêu tổng quát (20)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (20)
    • 1.3. Câu hỏi nghiên cứu (20)
    • 1.4. Đối tượng nghiên cứu (21)
    • 1.5. Phạm vi nghiên cứu (21)
    • 1.6. Phương pháp nghiên cứu (21)
      • 1.6.1. Phương pháp nghiên cứu định tính (21)
      • 1.6.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng (21)
    • 1.7. Ý nghĩa nghiên cứu (22)
      • 1.7.1. Ý nghĩa khoa học (22)
      • 1.7.2. Ý nghĩa thực tiễn (22)
    • 1.8. Kết cấu của khóa luận (23)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT (24)
    • 2.1. Tổng quan về cơ sở lý thuyết (24)
      • 2.1.1. Việc làm (24)
      • 2.1.2. Lựa chọn việc làm (24)
      • 2.1.3. Cơ hội lựa chọn việc làm (25)
      • 2.1.4. Sinh viên (26)
    • 2.2. Tổng quan các nghiên cứu trước có liên quan (26)
      • 2.2.1. Các lý thuyết nền (26)
        • 2.2.1.1. Lý thuyết kinh tế cổ điển về lựa chọn việc làm của Knight (1933) và Schumpeter (1934) (26)
        • 2.2.1.2. Lý thuyết của Light (1979) và Alleman (1998) (27)
      • 2.2.2. Các nghiên cứu liên quan đến đề tài (27)
        • 2.2.2.1. Các nghiên cứu nước ngoài (27)
        • 2.2.2.2. Các nghiên cứu trong nước (29)
      • 2.2.3. Tần suất xuất hiện biến của các nghiên cứu đi trước (34)
      • 2.2.4. Lựa chọn yếu tố cho mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu (38)
    • 2.3. Đề xuất các giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu (39)
      • 2.3.1. Các giả thuyết nghiên cứu (39)
        • 2.3.1.1. Yếu tố trình độ chuyên môn và kinh nghiệm (39)
        • 2.3.1.2. Yếu tố kỹ năng mềm (40)
        • 2.3.1.3. Yếu tố kiến thức (41)
        • 2.3.1.4. Yếu tố danh tiếng nhà trường (41)
        • 2.3.1.5. Yếu tố mạng lưới quan hệ xã hội (42)
      • 2.3.2. Mô hình nghiên cứu (42)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (44)
    • 3.1. Quy trình nghiên cứu (44)
      • 3.1.1. Nghiên cứu sơ bộ (44)
      • 3.1.2. Nghiên cứu chính thức (44)
    • 3.2. Nghiên cứu định tính (47)
      • 3.2.1. Mục đích nghiên cứu định tính (47)
      • 3.2.2. Quy trình nghiên cứu định tính (47)
      • 3.2.3. Kết quả nghiên cứu định tính (47)
    • 3.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng (48)
      • 3.3.1. Phương pháp chọn mẫu (48)
      • 3.3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu (49)
    • 3.4. Chọn mẫu nghiên cứu (49)
      • 3.4.1. Chọn mẫu nghiên cứu xác suất (49)
      • 3.4.2. Chọn mẫu nghiên cứu phi xác suất (50)
    • 3.5. Thiết kế thang đo và bảng câu hỏi (50)
      • 3.5.1. Câu hỏi gạn lọc và câu hỏi thông tin tổng quát (50)
      • 3.5.2. Bảng câu hỏi khảo sát chính (52)
    • 3.6. Phương pháp phân tích dữ liệu (54)
      • 3.6.1. Phương pháp xử lý thông tin thứ cấp (54)
      • 3.6.2. Phương pháp xử lý thông tin sơ cấp (55)
      • 3.6.3. Thống kê mô tả (55)
      • 3.6.4. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha (55)
      • 3.6.5. Phân tích nhân tố khám phá EFA (56)
      • 3.6.6. Phương pháp tương quan Pearson (56)
      • 3.6.7. Phân tích hồi quy bội (57)
      • 3.6.8. Mô hình hồi quy tuyến tính và ước lượng mô hình hồi quy (57)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (59)
    • 4.1. Tổng quan và thực trạng cơ hội lựa chọn việc làm của sinh viên đại học khối ngành kinh tế sau khi tốt nghiệp (59)
    • 4.2. Phân tích thống kê mô tả (62)
    • 4.3. Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha (64)
      • 4.3.1. Thang đo biến độc lập Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm (64)
      • 4.3.2. Thang đo biến độc lập Kỹ năng mềm (66)
      • 4.3.3. Thang đo biến độc lập Kiến thức (66)
      • 4.3.4. Thang đo biến độc lập Danh tiếng nhà trường (67)
      • 4.3.5. Thang đo biến độc lập Mạng lưới quan hệ xã hội (67)
      • 4.3.6. Thang đo biến phụ thuộc Cơ hội lựa chọn việc làm của sinh viên (68)
    • 4.4. Phân tích nhân tố khám phá EFA (69)
      • 4.4.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA cho các biến độc lập (69)
      • 4.4.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc (72)
    • 4.5. Tương quan tuyến tính Pearson (73)
    • 4.6. Phân tích hồi quy (75)
      • 4.6.1. Kiểm định hiện tượng tự tương quan (75)
      • 4.6.2. Kiểm định sự phù hợp của mô hình (75)
      • 4.6.3. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến (76)
      • 4.6.4. Kiểm định phân phối của phần dư (77)
      • 4.6.5. Kiểm định hiện tượng phương sai phần dư thay đổi (78)
      • 4.6.6. Kết quả hồi quy tuyến tính đa biến (78)
    • 4.7. Kết luận kết quả nghiên cứu (80)
  • CHƯƠNG 5: HÀM Ý VÀ KẾT LUẬN (84)
    • 5.1. Kết luận chung (84)
    • 5.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu (84)
    • 5.3. Đề xuất hàm ý quản trị (87)
    • 5.4. Hạn chế của đề tài nghiên cứu và khuyến nghị (92)
      • 5.4.1. Kiến nghị đối với các sinh viên (92)
      • 5.4.2. Kiến nghị đối với nhà trường (93)
      • 5.4.3. Kiến nghị đối với doanh nghiệp (94)

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐỖ ĐÌNH MINH QUÂN CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CƠ HỘI LỰA CHỌN VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC KHỐI NGÀNH KINH TẾ SAU KHI TỐT NGHIỆP

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Lý do chọn đề tài

Nhu cầu việc làm sau khi tốt nghiệp luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của sinh viên, gia đình, nhà trường và xã hội Sinh viên mong muốn có được công việc phù hợp với ngành học, đảm bảo thu nhập và cơ hội phát triển

Tác động cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập kinh tế quốc tế Nhà tuyển dụng yêu cầu cao về kỹ năng, kiến thức và khả năng thích ứng của ứng viên Nhiều ngành nghề bị ảnh hưởng, đòi hỏi người lao động phải thích ứng nhanh chóng Chất lượng, yêu cầu kỹ năng và cách thức làm việc có nhiều biến đổi Nắm vững ngoại ngữ và tin học là điều kiện cần thiết cho nhiều ngành nghề Ngoài ra, tác động của đại dịch Covid-19 cũng để lại nhiều hậu quả:

Hoạt động kinh doanh sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam trong năm 2021 đã phải đối mặt với những thách thức to lớn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 “Trong 6 tháng đầu năm 2021, có 70.209 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 24,9% so với cùng kỳ năm 2020 Cụ thể, số lượng doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh 6 tháng đầu năm 35.607 doanh nghiệp, tăng 22,1% so với cùng kỳ năm 2020 Có 9.942 doanh nghiệp đã giải thể trong 6 tháng đầu năm 2021, tăng 33,8% so với cùng kỳ năm 2020” (MOIT, 2021)

Năm 2022 chứng kiến hơn 143.200 doanh nghiệp Việt Nam giải thể, gây ra những tổn thất đáng kể cho nền kinh tế “Trong 143.200 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường năm 2022 gồm có: 73.800 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn (tăng 34,3% so với năm 2021); 50.800 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể (tăng 5,5%); 18.600 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể (tăng 11,2%)” (An, 2022) Đến 6 tháng đầu năm 2023, tình hình cũng chưa thấy có sự chuyển biến và xoay chuyển khả quan nào, “số lương doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn 60.200 doanh nghiệp (tăng 18,2% so với cùng kỳ năm 2022); 31.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể (tăng 28,9%); 8.800 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể (tăng 2,8%) Như vậy, nửa năm 2023 đã có 100.000 doanh nghiệp đóng cửa (16.700 doanh nghiệp đóng cửa mỗi tháng)” (An, 2023)

Hình 1 1 Tình hình đăng ký doanh nghiệp

Theo Tổng Cục Thống Kê “Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý 2/2023 là 2,3%, tăng 0,05 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 0,02 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước Trong đó, khu vực thành thị là 2,75%; khu vực nông thôn là 2,01%” Đáng chú ý ở đây là “đa số lao động không sử dụng hết tiềm năng là những người từ 15-34 tuổi (51,7%) Điều này cho thấy Việt Nam vẫn còn một bộ phận không nhỏ lực lượng lao động tiềm năng chưa được khai thác, đặc biệt là nhóm lao động trẻ” (Thủy, 2023)

Tuy nhiên, điều đáng chú ý là tỷ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp của nhiều trường đại học vô cùng ấn tượng Thậm chí, một số trường như “Trường Đại học Ngoại thương, tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm nằm ở ngưỡng rất cao: 95,65% - 99,29%”, “Tỷ lệ sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tốt nghiệp năm 2021 ra trường có việc làm dao động trong khoảng 84,24% - 97,73%”, “Trường Đại học Hoa Sen công bố tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp năm 2021 có việc làm sau một năm của 4 khối ngành đều trên 94% (trong đó khối ngành III tỉ lệ 97,8%)”,…đạt tỷ lệ hầu như hoàn hảo 98% - 100% (Hoài, 2023)

Bên cạnh những thách thức chung do bối cảnh mới, sự thiếu kết nối hiệu quả giữa nhà trường, sinh viên sau tốt nghiệp và doanh nghiệp cũng là nguyên nhân khiến sinh viên khó tìm được việc làm phù hợp Hiện nay, chương trình đào tạo tại nhiều trường đại học còn tồn tại khoảng cách với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp Sinh viên sau khi ra trường thường thiếu hụt các kỹ năng mềm, kiến thức chuyên môn thực tế và kinh nghiệm làm việc, dẫn đến việc khó đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp

Ngoài ra, việc lựa chọn ngành học không phù hợp với năng lực, sở trường và xu hướng thị trường lao động cũng là một vấn đề phổ biến Nhiều sinh viên chỉ chọn học theo xu thế hoặc theo ý nguyện của gia đình mà không quan tâm đến khả năng của bản thân và nhu cầu thị trường, dẫn đến tình trạng học không ra nghề Về phía doanh nghiệp, họ ngày càng quan tâm tuyển chọn sinh viên tốt nghiệp có kiến thức ngoại ngữ, khả năng hợp tác, kỹ năng làm việc, giao tiếp, những hiểu biết về văn hóa doanh nghiệp và tác phong công nghiệp Tuy nhiên, nguồn nhân lực đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí này còn hạn chế, dẫn đến tình trạng thiếu hụt nhân lực cho doanh nghiệp Dẫn đến doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tuyển dụng nhân lực phù hợp hay sinh viên tốt nghiệp thất nghiệp hoặc làm việc không đúng ngành, lãng phí thời gian và tiền bạc Để tìm hiểu rõ hơn về các vấn đề trên, tác giả quyết định thực hiện nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến cơ hội lựa chọn việc làm của sinh viên đại học khối ngành kinh tế sau khi tốt nghiệp tại các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” để làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu

Các yếu tố tác động đến cơ hội lựa chọn việc làm của sinh viên đại học khối ngành kinh tế sau khi tốt nghiệp tại các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Xác định các yếu tố tác động đến cơ hội lựa chọn việc làm của sinh viên đại học khối ngành kinh tế sau khi tốt nghiệp tại các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Đo lường mức độ tác động đến cơ hội lựa chọn việc làm của sinh viên đại học khối ngành kinh tế sau khi tốt nghiệp tại các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Đề xuất các hàm ý nhằm tăng cơ hội lựa chọn việc làm của sinh viên đại học khối ngành kinh tế sau khi tốt nghiệp tại các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Câu hỏi nghiên cứu

Các yếu tố tác động đến cơ hội lựa chọn việc làm của sinh viên đại học khối ngành kinh tế sau khi tốt nghiệp tại các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là gì? Mức độ tác động đến cơ hội lựa chọn việc làm của sinh viên đại học khối ngành kinh tế sau khi tốt nghiệp tại các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?

Những đề xuất hàm ý quản trị nào làm tăng cơ hội lựa chọn việc làm của sinh viên đại học khối ngành kinh tế sau khi tốt nghiệp tại các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh?

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố tác động đến cơ hội lựa chọn việc làm của sinh viên đại học khối ngành kinh tế sau khi tốt nghiệp tại các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Đối tượng khảo sát: Sinh viên khối ngành kinh tế sau khi tốt nghiệp tại các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Phạm vi nghiên cứu

Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện và thông qua việc khảo sát, lấy ý kiến của sinh viên khối ngành kinh tế sau tốt nghiệp tại các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành thực hiện trong khoảng thời gian 25/12/2023 đến 21/04/2024.

Phương pháp nghiên cứu

1.6.1 Phương pháp nghiên cứu định tính Để củng cố nền tảng nghiên cứu, tiến hành tổng hợp, phân tích và so sánh các tài liệu, mô hình nghiên cứu liên quan trong và ngoài nước đã được thực hiện trước đây Qua đó, giúp người nghiên cứu có thêm hiểu biết về quan điểm, góc nhìn của các chuyên gia về khung lý thuyết, xây dựng thang đo và điều chỉnh các biến quan sát cho phù hợp với nghiên cứu của mình Đối với đề tài “Các yếu tố tác động đến cơ hội lựa chọn việc làm của sinh viên đại học khối ngành kinh tế sau khi tốt nghiệp tại các trường đại học trên địa bàn Thành phố

Hồ Chí Minh” còn giúp khai thác được quan điểm và mong muốn của sinh viên khi tìm kiếm việc làm, cũng như các yếu tố bên ngoài như thị trường lao động, môi trường giáo dục, gia đình và xã hội ảnh hưởng như thế nào đến quyết định của họ

1.6.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng là dữ liệu được thu thập được bằng những con số có ý nghĩa thực, phân tích dựa trên dữ liệu đã được khảo sát và thụ thập được từ việc gửi biểu mẫu Google

Forms trực tuyến qua Facebook và Zalo đến các sinh viên khối kinh tế sau tốt nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh để họ trả lời các câu hỏi đã soạn sẵn về các yếu tố tác động đến cơ hội lựa chọn việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp Từ đó, dựa trên các mẫu khảo sát đã được thu thập được để thực hiện kiểm tra: Thống kê mô tả; Kiểm định độ tin cậy thang đo (Cronbach’s Alpha); Phân tích nhân tố khám phá (EFA); Phương pháp tương quan Pearson; Phân tích hồi quy bội bằng phần mềm SPSS 20.0.

Ý nghĩa nghiên cứu

Tổng hợp lý thuyết: Nghiên cứu đã thu thập và tổng hợp các lý thuyết nền tảng và khái niệm liên quan đến chủ đề nghiên cứu

Hệ thống hóa mô hình: Dựa trên cơ sở lý thuyết, nghiên cứu này xây dựng và hệ thống hóa mô hình lý thuyết và làm rõ mối quan hệ giữa các khái niệm nghiên cứu Mô hình lý thuyết được đề xuất dựa trên các khái niệm và nghiên cứu trước đây về cơ hội việc làm của sinh viên Mô hình này có thể cung cấp tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu tương tự trong tương lai

Nhằm đảm bảo tính chính xác và hiệu quả của công cụ đo lường, bài nghiên cứu đã tiến hành điều chỉnh và đánh giá thang đo một cách cẩn thận Dựa trên cơ sở lý thuyết đã được xây dựng và một tập hợp các biến quan sát đã được phát triển để đo lường các thành phần thiết yếu trong mô hình nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu này mang lại những lợi ích thiết thực cho các trường đại học, góp phần định hướng chiến lược đào tạo và phát triển sinh viên hiệu quả hơn Cụ thể, nhà trường cần tập trung vào việc nâng cao chất lượng đào tạo kiến thức chuyên môn và kỹ năng mềm cho sinh viên Đồng thời, tạo điều kiện cho sinh viên tham gia nhiều hoạt động thực tế để tích lũy kinh nghiệm và rèn luyện kỹ năng Nhờ vậy, sinh viên có thể xác định rõ nhu cầu và định hướng nghề nghiệp của bản thân sau khi tốt nghiệp, đáp ứng tốt yêu cầu thị trường lao động Đối với các sinh viên, mang lại nhiều lợi ích thiết thực và giúp sinh viên hiểu rõ các yếu tố tác động đến cơ hội lựa chọn việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp Sinh viên có thể chủ động định hướng và chuẩn bị cho tương lai nghề nghiệp của bản thân một cách hiệu quả

Cụ thể, sinh viên cần trang bị cho mình kiến thức chuyên môn và kỹ năng mềm cần thiết, tích cực tham gia các hoạt động thực tập để tích lũy kinh nghiệm, xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp và xác định rõ ràng mục tiêu nghề nghiệp của bản thân Đối với các nhà tuyển dụng, kết quả nghiên cứu giúp các nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn nhu cầu mong muốn của sinh viên khối kinh tế Từ đó, các nhà tuyển dụng có thể xây dựng chiến lược tuyển dụng phù hợp để thu hút và tuyển dụng được những nhân viên chất lượng.

Kết cấu của khóa luận

Nội dung của đề tài khóa luận gồm 5 chương:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu

Tên đề tài; Lý do chọn đề tài; Mục tiêu nghiên cứu; Câu hỏi nghiên cứu; Đối tượng nghiên cứu; Phạm vi nghiên cứu; Phương pháp nghiên cứu; Ý nghĩa nghiên cứu và kết cấu của khóa luận

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Trình bày lý thuyết nền có liên quan, khái niệm, ý nghĩa; Tổng quan các nghiên cứu trước có liên quan; Đề xuất các giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu; Phương pháp nghiên cứu; Chọn mẫu nghiên cứu; Thiết kế thang đo và bảng câu hỏi; Phương pháp phân tích dữ liệu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Giới thiệu tổng quan về thực trạng vấn đề nghiên cứu; Thống kê mô tả; Kiểm định độ tin cậy thang đo (Cronbach’s Alpha); Phân tích nhân tố khám phá (EFA); Phương pháp tương quan Pearson; Phân tích hồi quy bội tuyến tính; Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy; Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu; Phân tích phương sai ANOVA và thảo luận kết quả nghiên cứu

Chương 5: Hàm ý và kết luận

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Tổng quan về cơ sở lý thuyết

Việc làm là vấn đề mang tính chiến lược, đòi hỏi sự chung tay góp sức của cả cộng đồng Với những chính sách phù hợp và sự nỗ lực không ngừng, mỗi quốc gia có thể biến việc làm thành động lực thúc đẩy phát triển bền vững và thịnh vượng trong kỷ nguyên mới

Tại Việt Nam, việc làm càng trở nên cấp bách với số lượng người lao động thiếu việc làm và thiếu việc làm phù hợp ngày càng tăng Chính sách việc làm của Chính phủ đóng vai trò cứu cánh cho đời sống, đảm bảo điều kiện sống cho người lao động

Khái niệm "việc làm" được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật:

“Bộ Luật Lao động 2019: Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm Luật Việc làm 2013: Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm, bao gồm cả việc làm công Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO): Người có việc làm là người làm việc trong các lĩnh vực, ngành nghề, dạng hoạt động có ích, không bị pháp luật ngăn cấm, đem lại thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình, đồng thời góp phần cho xã hội” (Dung, 2022)

“Luật Lao động 2019 cũng quy định về người lao động: Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động Độ tuổi lao động tối thiểu là 15 tuổi, trừ trường hợp đặc biệt” (Dung, 2022)

Như vậy, việc làm là vấn đề quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người lao động và sự phát triển của xã hội Chính sách việc làm đóng vai trò then chốt trong việc giải quyết vấn đề này

Lựa chọn công việc là bước ngoặt quan trọng, định hướng tương lai của mỗi cá nhân Đây là quá trình khám phá bản thân, xác định sở thích, năng lực, giá trị và mục tiêu cá nhân, đồng thời kết hợp với nhu cầu thị trường lao động để tìm kiếm công việc phù hợp nhất Các yếu tố tác động đến việc lựa chọn công việc bao gồm: “Đam mê và sở thích giúp bạn duy trì động lực và sáng tạo trong công việc Năng lực bản thân khi xác định được khả năng và kỹ năng của mình để chọn lựa công việc phù hợp Nhu cầu của xã hội, việc lựa chọn công việc cũng cần phải dựa trên nhu cầu của thị trường lao động Môi trường làm việc phù hợp giúp nhân viên phát huy hết năng lực Mức lương và chế độ phúc lợi trong việc lựa chọn công việc Quá trình lựa chọn việc làm đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng và thấu hiểu bản thân Đây là bước quan trọng, quyết định hướng đi trong sự nghiệp của mỗi người” (Hồng, 2021)

2.1.3 Cơ hội lựa chọn việc làm

“Cơ hội là khả năng, tiềm năng để thực hiện một việc gì đó thành công hoặc đạt được một kết quả mong muốn Nói cách khác, cơ hội là những điều thuận lợi, có thể giúp chúng ta đạt được những mục tiêu của mình” (Hồng, 2023) Trong cuộc sống, cơ hội có thể xuất hiện mọi lúc mọi nơi Chúng ta có thể gặp những cơ hội trong công việc, học tập, tình yêu và bất kỳ lĩnh vực nào khác Cơ hội mang lại nhiều lợi ích to lớn và giúp chúng ta thay đổi cuộc sống theo hướng tích cực Tuy nhiên, cơ hội không phải lúc nào cũng dễ dàng nắm bắt Chúng ta cần có sự chuẩn bị và nỗ lực để nắm bắt và tận dụng cơ hội một cách hiệu quả

Thị trường lao động hiện nay vô cùng đa dạng với vô số ngành nghề, việc làm khác nhau

Sự đa dạng này mang đến nhiều hướng đi mới cho người lao động, nhưng đồng thời cũng khiến họ phải đối mặt với những thử thách trong việc chọn lựa con đường phù hợp Lựa chọn việc làm không đơn thuần là tìm kiếm một công việc để kiếm sống, mà còn là định hướng tương lai, là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời mỗi người

Việc lựa chọn nghề nghiệp phù hợp mang lại nhiều lợi ích: “Giúp phát huy tối đa năng lực và sở thích của bản thân khi làm việc trong lĩnh vực phù hợp, bạn sẽ cảm thấy hứng thú, tạo động lực để học hỏi và phát triển Đảm bảo hiệu quả công việc năng lực và sở thích được phát huy sẽ giúp bạn hoàn thành công việc tốt hơn, đạt được hiệu quả cao hơn Mang lại sự hài lòng khi làm việc trong lĩnh vực yêu thích giúp bạn cảm thấy thỏa mãn, hạnh phúc và yêu đời hơn” (Hồng, 2021)

Thị trường lao động ngày nay mở ra vô số cơ hội cho người lao động với sự đa dạng của các ngành nghề, việc làm Tuy nhiên, việc lựa chọn một công việc phù hợp không phải là điều dễ dàng Lựa chọn việc làm không chỉ đơn thuần là tìm kiếm một công việc để kiếm sống, mà còn là định hướng tương lai, là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời mỗi người

Theo Quy chế công tác sinh viên đối với chương trình đào tạo đại học hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư 10/2016/TT-BGDĐT: “Sinh viên là người đang học chương trình đào tạo trình độ đại học hệ chính quy tại các cơ sở giáo dục đại học Sinh viên là trung tâm của các hoạt động giáo dục và đào tạo trong cơ sở giáo dục đại học, được bảo đảm điều kiện thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và quyền trong quá trình học tập và rèn luyện” (Thư, 2022)

Khái niệm sinh viên là “nhóm đối tượng, chủ yếu là những người đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng và trung cấp Những người đang tiếp nhận và nắm bắt kiến thức học thuật, đồng thời đang rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho việc tham gia vào xã hội và phát triển bản thân Sinh viên là người được đăng ký vào các khóa học, chương trình giảng dạy tại các cơ sở giáo dục trường đại học, cao đẳng hoặc trung cấp Tham gia các hoạt động như nghe giảng, thực hiện nhiệm vụ trong lớp học, làm bài tập, ôn tập và tham gia vào các hoạt động ngoại khóa Sinh viên cũng đại biểu của một nhóm xã hội, đại diện cho thế hệ trẻ và được coi là động lực cho sự phát triển của quốc gia Tham gia vào các hoạt động xã hội, từ thiện, hoặc hoạt động tình nguyện nhằm góp phần xây dựng cộng đồng và mang lại lợi ích cho mọi người” (Liệu, 2023)

Thêm vào đó, sinh viên còn mang trên vai trách nhiệm cao cả trong việc cổ vũ cho tư duy sáng tạo, góp phần thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật và hỗ trợ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước Họ là những người trẻ đầy nhiệt huyết, năng động và sáng tạo, có khả năng tiếp cận và ứng dụng các công nghệ mới, có thể đóng góp vào sự phát triển của xã hội trong tương lai.

Tổng quan các nghiên cứu trước có liên quan

2.2.1.1 Lý thuyết kinh tế cổ điển về lựa chọn việc làm của Knight (1933) và Schumpeter

Theo lý thuyết của Knight (1933), “người lao động sẽ lựa chọn công việc cho bản thân dựa vào kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp với công việc mà họ đang làm Lúc này, người lao động quan tâm đến sự thuận lợi của loại hình công việc này như: tính linh hoạt về thời gian làm việc, có khả năng tự chủ động, sáng tạo, tự chủ trong các tình huống” (Selena, 2019)

Theo lý thuyết của Schumpeter (1934), “những khía cạnh khác của những người lựa chọn làm chủ Đó là do những người này có những hạn chế về ngoại hình, thiếu các mối quan hệ hay không tiếp cận được cơ hội việc làm như: không biết chữ, chưa qua đào tạo nghề, không có bằng cấp, tiền lương thấp thiếu chế độ đãi ngộ, thất nghiệp” (Selena, 2019)

2.2.1.2 Lý thuyết của Light (1979) và Alleman (1998)

Nhòm có chi phí cơ hội thấp: Những người lao động trong nhóm này có chi phí cơ hội thấp khi lựa chọn làm chủ “Họ thường là những người có trình độ học vấn và chuyên môn thấp, không có kinh nghiệm làm việc, chưa qua đào tạo,… Những người này có thể lựa chọn làm chủ do những yếu tố bất lợi trên thị trường lao động như nghèo, thất nghiệp, bị phân biệt đối xử, đô thị hóa quá mức, mức thu nhập trên thị trường thấp, người nhập cư, phụ nữ hoặc thanh niên còn trẻ chưa có kinh nghiệm” (Selena, 2019)

Nhóm có chi phí cơ hội cao: Những người lao động trong nhóm này có chi phí cơ hội cao khi lựa chọn làm chủ “Họ thường là những người có trình độ học vấn và tay nghề cao, có nhiều kinh nghiệm trong công việc và nghề truyền thống gia đình để lại Những người này có thể lựa chọn làm chủ khi họ nhận thấy cơ hội từ thu nhập kỳ vọng và lợi ích trong tương lai nhiều hơn cho bản thân” (Selena, 2019)

2.2.2 Các nghiên cứu liên quan đến đề tài

2.2.2.1 Các nghiên cứu nước ngoài

Bài nghiên cứu của D.G.M.S.Jayasingha, S.M.B.L.Suraweera (2020) tại Đại học Rajarata Sri Lanka của Ấn Độ “An Analysis of the Factors Affecting the Graduates' Employability

In Case Of Rajarata University of Sri Lanka (Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tìm việc làm của sinh viên tốt nghiệp Trường Đại học Rajarata Sri Lanka)” IRE Journals, Volume 3 Issue 12, ISSN: 2456-8880

Bài viết nghiên cứu để nhằm phân tích Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sinh viên tốt nghiệp’ Khả năng tuyển dụng trong trường hợp của Đại học Rajarata của Sri Lanka Các biến đang được xem xét là khả năng tuyển dụng sau đại học như một biến phụ thuộc và các biến (1) Giới tính; (2) Phân loại bằng cấp; (3) Trình độ chuyên môn; (4) Trình độ tiếng Anh; (5) Kỹ năng công nghệ thông tin (6) Đào tạo và kinh nghiệm; (7) Kỹ năng mềm là những biến số độc lập Dữ liệu được thu thập từ 120 sinh viên tốt nghiệp từ 4 khoa của Đại học Rajarata đã tham gia khảo sát để cung cấp thông tin về tình hình việc làm sau đại học của họ Kết quả cho thấy một số yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc tìm kiếm việc làm sau khi ra trường, bao gồm giới tính, trình độ chuyên môn, trình độ tiếng Anh, kinh nghiệm thực tế và kỹ năng mềm Tuy nhiên, kỹ năng công nghệ thông tin ảnh hưởng một phần và phân loại bằng cấp dường như không có ảnh hưởng đáng kể đến cơ hội việc làm

Hình 2 1 Mô hình nghiên cứu D.G.M.S.Jayasingha, S.M.B.L.Suraweera, 2020

Bài nghiên cứu của Divyang Purohit, Mitesh Jayswal và Ashutosh Muduli (2021) tạiĐại học Khoa học và Công nghệ Charotar, Changa, Ấn Độ “Factors influencing graduate job choice - a systematic literature review (Các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn công việc sau khi tốt nghiệp - tổng quan tài liệu có hệ thống)” European Journal of Training and Development (Tạp chí Đào tạo và Phát triển Châu Âu), ISSN: 2046-9012

Bài báo này nhằm mục đích đánh giá một cách tổng quan và toàn diện hai vấn đề chính: xác định những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công việc sau đại học của sinh viên và đề xuất một mô hình lý thuyết có thể áp dụng cho các nghiên cứu trong tương lai Nghiên cứu dựa trên 14 trong số 5.000 nghiên cứu liên quan đến vấn đề lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp Kết quả phân tích cho thấy 5 yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định này bao gồm: yếu tố nội tại, yếu tố ngoại tại, yếu tố tương tác giữa các cá nhân, yếu tố thể chế và yếu tố nhân khẩu học xã hội

Giới tính Phân loại bằng cấp

Kỹ năng công nghệ thông tin Đào tạo và kinh nghiệm

Khả năng tìm việc làm của sinh tốt nghiệp +

Hình 2 2 Mô hình nghiên cứu Divyang Purohit, Mitesh Jayswal và Ashutosh Muduli, 2021

Nguồn: Divyang Purohit, Mitesh Jayswal và Ashutosh Muduli, 2021 2.2.2.2 Các nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu của Vũ Thị Thùy Dung, Lê Minh Chiến (2023) tại Trường Đại học Đà Lạt, 1 Phù Đổng Thiên Vương, Đà Lạt, Lâm Đồng, Việt Nam “Job Opportunities for Students in their Major after Graduation - A Case Study at Da Lat University (Cơ hội việc làm đúng chuyên ngành sau tốt nghiệp của sinh viên – nghiên cứu tại trường đại học Đà Lạt)” Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu chính sách và quản lý, [Sl], v.39, n.4, tháng 12 2023 ISSN 2588-1116:

Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu cơ hội tìm kiếm việc làm đúng chuyên ngành sau đại học của sinh viên trường Đại học Đà Lạt Khảo sát được thực hiện trên 264 sinh viên thuộc hai khối ngành Khoa học Xã hội và Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Kết quả cho thấy 5 yếu tố chính ảnh hưởng đến cơ hội xin được việc làm đúng chuyên ngành sau tốt nghiệp của sinh viên bao gồm: (1) Năng lực cá nhân, (2) Gia đình, (3) Nhà trường, (4) Thị trường

Yếu tố nội bộ: Sở thích cá nhân; Cơ hội phát triển; Môi trường làm việc; Những yếu tố cá nhân khác

Yếu tố bên ngoài: Phúc lợi nhân viên; Các yếu tố liên quan đến thị trường; Các yếu tố liên quan vị trí

Yếu tố giữa các cá nhân: Thành viên gia đình; Giáo viên và nhà giáo dục; Bạn bè và người quen; Yếu tố xã hội

Yếu tố thế chế: Các yếu tố liên quan đến giáo dục; Các yếu tố liên quan đến tổ chức;

Các yếu tố liên quan đến trương trình tốt nghiệp

Yếu tố nhân khẩu học: Giới tính; Tình trạng kinh tế xã hội

Lựa chọn công việc sau khi tốt nghiệp

Trong tổng số 4 yếu tố đó, thì có 3 nhóm yếu tố có ảnh hưởng đến việc cơ hội việc làm đúng chuyên ngành sau tốt nghiệp của sinh viên là nhóm yếu tố Năng lực cá nhân, nhóm yếu tố Nhà trường và nhóm yếu tố Thị trường Còn nhóm yếu tố Gia đình không có ý nghĩa thống kê

Hình 2 3 Mô hình nghiên cứu của Vũ Thị Thùy Dung, Lê Minh Chiến, 2023

Nguồn: Vũ Thị Thùy Dung, Lê Minh Chiến, 2023

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Diễm Hằng và Ngô Mỹ Tâm (2019) tại Trường Đại học An Giang, An Giang “Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tìm việc làm của cựu sinh viên Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học An Giang” Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Tập 55, Số chuyên đề: Kinh tế (2019): 58-66

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tìm việc làm sau đại học của sinh viên Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh, Đại học An Giang Khảo sát được tiến hành trên 200 sinh viên tốt nghiệp giai đoạn 2012 - 2015 Kết quả cho thấy 5 yếu tố chính ảnh hưởng đến khả năng tìm việc làm của sinh viên bao gồm: (1) Giới tính, (2) Xếp loại tốt nghiệp, (3) Kiến thức chuyên môn, (4) Kỹ năng mềm và kỹ năng ứng

Các yếu tố năng lực cá nhân: Kết quà học tập; Kỹ năng; Thái độ; Mục tiêu nghề nghiệp; Khả năng thích nghi

Các yếu tố gia đình: Điều kiện kinh tế;

Sự song hành của bố mẹ, uy tín vị thế của ba mẹ

Các yếu tố nhà trường: Danh tiếng trường; Ngành học; Giảng viên; Chính sách nhà trường

Các yếu tố thị trường: Nhà tuyển dụng;

Môi trường làm việc, xu hướng việc làm; Chế độ lương thưởng

Cơ hội xin được việc làm đúng chuyên ngành sau tốt nghiệp của sinh viên dụng, (5) Mối quan hệ xã hội Phân tích hồi quy nhị phân cũng khẳng định rằng cả 5 yếu tố này đều có tác động trực tiếp đến cơ hội việc làm sau đại học của sinh viên

Hình 2 4 Mô hình nghiên cứu đề xuất của Nguyễn Thị Diễm Hằng và Ngô Mỹ Tâm, 2019

Nguồn: Nguyễn Thị Diễm Hằng và Ngô Mỹ Tâm, 2019

Nghiên cứu Đỗ Hương Giang và cộng sự (2022) tại Thành phố Hà Nội “Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ hội việc làm của sinh viên mới ra trường trong thời kỳ Covid-19 nghiên cứu tại thành phố Hà Nội” Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế

Đề xuất các giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu

2.3.1 Các giả thuyết nghiên cứu

2.3.1.1 Yếu tố trình độ chuyên môn và kinh nghiệm

Trình độ chuyên môn tập trung vào việc nâng cao khả năng thành công trong một nghề nghiệp cụ thể Nó thường được cấp bởi các cơ quan chuyên môn trong ngành và bao gồm đào tạo thực tế, củng cố năng lực phù hợp cho con đường sự nghiệp đã chọn (D.G.M.S.JAYASINGHA, 2020) Kinh nghiệm làm việc là yếu tố then chốt giúp sinh viên tìm kiếm và giữ vững công việc sau khi tốt nghiệp Sinh viên có thể tích lũy kinh nghiệm qua các công việc thực tập, làm thêm hoặc tham gia hoạt động tình nguyện Những trải nghiệm này giúp sinh viên áp dụng kiến thức vào thực tế, rèn luyện kỹ năng mềm và nâng cao khả năng cạnh tranh trong thị trường lao động đầy cạnh tranh (Quyết, 2017); Trình độ chuyên môn đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng nghề nghiệp và thành công sau khi tốt nghiệp Nó thể hiện kiến thức, kỹ năng và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế của người học Có nhiều cách để đánh giá trình độ chuyên môn, bao gồm kết quả học tập, chứng chỉ chuyên môn, chương trình học có nhiều trải nghiệm thực tế và kinh nghiệm làm việc bán thời gian (Giang, 2022) Như vậy, giả thuyết nghiên cứu mà tác giả đưa ra là:

H 1 : Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm có tác động tích cực đến cơ hội lựa chọn việc làm của sinh viên khối ngành kinh tế sau tốt nghiệp

2.3.1.2 Yếu tố kỹ năng mềm

Theo bài viết của (Dung, 2023), kỹ năng mềm bao gồm khả năng tự do, linh hoạt, nhận thức bản thân, sự hài lòng và cân bằng giữa công việc và cuộc sống Kỹ năng chuyên môn là khả năng liên quan đến năng lực bản thân, sự thành thạo nghề nghiệp và mức thu nhập (Hà, et al., 2022) Bài viết cùng thảo luận về mối quan hệ giữa hai loại kỹ năng này đối với quyết định lựa chọn việc làm của sinh viên

Kỹ năng mềm là những phẩm chất cá nhân đóng vai trò quan trọng trong việc giao tiếp, tương tác và thành công trong cuộc sống Chúng bao gồm “kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, lãnh đạo, giải quyết vấn đề và thích ứng” Trong thị trường lao động hiện đại, kỹ năng mềm ngày càng được đánh giá cao và trở thành yếu tố then chốt giúp sinh viên tốt nghiệp có được việc làm (D.G.M.S.JAYASINGHA, 2020) Kỹ năng mềm là những phẩm chất cá nhân giúp con người giao tiếp, tương tác và thành công trong cuộc sống Nó bao gồm những kỹ năng như “làm việc nhóm, tư duy, giao tiếp, thuyết trình, quản lý thời gian, xây dựng mối quan hệ và lập kế hoạch” (Hằng, 2019) Kỹ năng mềm là những yếu tố quan trọng bên cạnh kiến thức chuyên môn quyết định thành công của sinh viên sau khi tốt nghiệp Một số kỹ năng mềm quan trọng bao gồm “khả năng chấp nhận rủi ro trong công việc, kỹ năng tin học văn phòng và sử dụng các thiết bị công nghệ, kỹ năng giao tiếp” (Giang, 2022) Kỹ năng mềm ngày càng được nhà tuyển dụng đánh giá cao bên cạnh kiến thức chuyên môn Tuy nhiên, vẫn còn tranh cãi về tầm quan trọng và cách thức đào tạo các kỹ năng này Còn theo (Quyết, 2017), nhà tuyển dụng mong muốn sinh viên tốt nghiệp có

“kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự quản lý, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng phân tích, kỹ năng tự nhận thức” Do đó, việc cân bằng giữa việc nâng cao kiến thức chuyên môn và rèn luyện kỹ năng mềm phù hợp với nhu cầu thị trường lao động là vô cùng cần thiết Như vậy, giả thuyết nghiên cứu mà tác giả đưa ra là:

H 2 : Kỹ năng mềm có tác động tích cực đến cơ hội lựa chọn việc làm của sinh viên khối ngành kinh tế sau tốt nghiệp

Kiến thức là những nhận thức, thông tin và hiểu biết mà sinh viên tích lũy và rèn luyện trong quá trình học tập Kiến thức bao gồm: Năng lực thu thập dữ liệu là khả năng tìm kiếm, truy cập và chọn lọc thông tin từ nhiều nguồn khác nhau; Năng lực hiểu các vấn đề là khả năng phân tích và đánh giá thông tin để xác định vấn đề và nguyên nhân; Năng lực ứng dụng là khả năng sử dụng kiến thức vào thực tế để giải quyết vấn đề và hoàn thành công việc; Năng lực phân tích là khả năng đánh giá và hiểu rõ các khía cạnh khác nhau của một vấn đề; Năng lực tổng hợp là khả năng kết hợp các thông tin khác nhau để tạo ra một bức tranh tổng thể; Năng lực đánh giá là khả năng đưa ra ý kiến và nhận định về một vấn đề dựa trên kiến thức và hiểu biết (Hằng, 2019)

Còn theo (Quyết, 2017) cho rằng, kết quả học tập của sinh viên có ảnh hưởng tích cực đến thu nhập và cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp Sinh viên có kết quả học tập tốt thường có thu nhập cao hơn sau khi tốt nghiệp Đa số nhà tuyển dụng sử dụng điểm trung bình tích lũy của sinh viên các trường như là một tiêu chí để đánh giá ứng viên khi phỏng vấn Sinh viên có điểm trung bình cao thường nắm bắt công việc tốt hơn và nhận được lương cao hơn sau khi tốt nghiệp Kiến thức là yếu tố quan trọng giúp sinh viên thành công sau khi tốt nghiệp Kiến thức bao gồm “năng lực thu thập dữ liệu, hiểu vấn đề, ứng dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá” (Quyết, 2017) Kết quả học tập tốt cũng ảnh hưởng tích cực đến thu nhập và cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp Sinh viên có kết quả học tập tốt thường có thu nhập cao hơn và dễ dàng nắm bắt công việc tốt hơn Do đó, sinh viên cần nỗ lực học tập và rèn luyện để đạt được kết quả học tập tốt nhất và có cơ hội thành công trong tương lai Như vậy, giả thuyết nghiên cứu mà tác giả đưa ra là:

H 3 : Kiến thức có tác động tích cực đến cơ hội lựa chọn việc làm của sinh viên khối ngành kinh tế sau tốt nghiệp

2.3.1.4 Yếu tố danh tiếng nhà trường

Danh tiếng nhà trường là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cơ hội việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp Sinh viên nên lựa chọn trường đại học có chất lượng đào tạo tốt, chất lượng giảng viên giỏi cùng với mạng lưới quan hệ rộng lớn và uy tín cao để có thể có được cơ hội việc làm tốt nhất (Dung, 2023) Theo nghiên cứu của (Quyết, 2017) thương hiệu giáo dục đại học là một khái niệm quan trọng, được định nghĩa bởi nhận thức và cảm xúc của người học, nhà tuyển dụng và các bên liên quan khác về một tổ chức giáo dục

Tóm lại, thương hiệu giáo dục đại học là một khái niệm quan trọng, đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút sinh viên, nâng cao uy tín và tăng cường hợp tác doanh nghiệp của các trường đại học Danh tiếng nhà trường đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định cơ hội việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp Sinh viên nên lựa chọn trường đại học có chất lượng đào tạo tốt, mạng lưới quan hệ rộng lớn và uy tín cao để có thể có được cơ hội việc làm tốt nhất Như vậy, giả thuyết nghiên cứu mà tác giả đưa ra là:

H 4 : Danh tiếng nhà trường có tác động tích cực đến cơ hội lựa chọn việc làm của sinh viên khối ngành kinh tế sau tốt nghiệp

2.3.1.5 Yếu tố mạng lưới quan hệ xã hội

Yếu tố xã hội tác động mạnh mẽ đến lựa chọn công việc sau đại học của sinh viên Sinh viên cân nhắc các yếu tố như lòng tự trọng, uy tín xã hội, vị trí xã hội, tính chuyên nghiệp, các môi quan hệ tốt của thầy cô và mong muốn phục vụ xã hội khi đưa ra quyết định lựa chọn công việc (Purohit, 2020) Mạng lưới quan hệ xã hội từ người thân, bạn bè đóng vai trò như một cánh tay đắc lực hỗ trợ sinh viên mới tốt nghiệp tìm kiếm việc làm hiệu quả Nhờ mạng lưới quan hệ này, sinh viên có thể tiếp cận thông tin về các vị trí tuyển dụng một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn so với các kênh chính thức Mạng lưới quan hệ xã hội giúp sinh viên kết nối với các nhà tuyển dụng tiềm năng, tạo cơ hội giới thiệu bản thân và năng lực của mình Nhờ mạng lưới quan hệ xã hội, sinh viên có cơ hội nhận được lời khuyên và hỗ trợ quý báu từ những người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực mà họ quan tâm Điều này giúp sinh viên định hướng nghề nghiệp hiệu quả, tìm kiếm được công việc phù hợp với chuyên môn, mức lương và môi trường làm việc như mong muốn (Giang,

2022) Việc xây dựng và phát triển mạng lưới quan hệ xã hội là một trong những yếu tố quan trọng giúp sinh viên mới tốt nghiệp thành công trong quá trình tìm kiếm việc làm Như vậy, giả thuyết nghiên cứu mà tác giả đưa ra là:

H 5 : Mạng lưới quan hệ xã hội có tác động tích cực đến cơ hội lựa chọn việc làm của sinh viên khối ngành kinh tế sau tốt nghiệp

Dựa trên các giả thuyết nghiên cứu đã đề xuất và các nghiên cứu liên quan, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu với năm biến độc lập và một biến phụ thuộc Mô hình này sẽ được trình bày theo mô hình sau:

Hình 2 8 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Nguồn: Tác giả tự đề xuất

Chương 2 tập trung vào việc làm sáng tỏ các yếu tố then chốt liên quan đến cơ hội lựa chọn việc làm Tác giả đã giới thiệu các khái niệm và giả thuyết quan trọng liên quan đến vấn đề này, đồng thời xây dựng một mô hình nghiên cứu dựa trên các kết quả nghiên cứu trước đây Mô hình này chỉ ra rằng cơ hội lựa chọn việc làm của sinh viên gồm trình độ chuyên môn và kinh nghiệm, kỹ năng mềm, kiến thức, danh tiếng nhà trường, mạng lưới quan hệ xã hội

Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm

Kỹ năng mềm Kiến thức Danh tiếng nhà trường

Mạng lưới quan hệ xã hội

Cơ hội lựa chọn việc làm của sinh viên H3 (+)

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Quy trình nghiên cứu

Nghiên cứu được tác giả thực hiện theo 2 giai đoạn: (1) Nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp định tính; (2) Nghiên cứu chính thức bằng phương pháp định lượng

Bảng 3 1 Giai đoạn thực hiện nghiên cứu theo quy trình

STT Giai đoạn Phương pháp Kỹ thuật thu thập Cỡ mẫu Địa điểm

1 Nghiên cứu sơ bộ Định tính Phỏng vấn chuyên gia n = 3 Tp.HCM

2 Nghiên cứu chính thức Định lượng chính thức

Gửi bảng câu hỏi trực tiếp qua Google From n = 350 Tp.HCM

Nguồn: Tác giả đề xuất 3.1.1 Nghiên cứu sơ bộ Để đặt nền tảng cho nghiên cứu của tác giả, giai đoạn đầu tiên tập trung vào việc thu thập dữ liệu định tính Nguồn thông tin được sử dụng bao gồm sách, báo, tạp chí và các báo cáo khoa học liên quan đến chủ đề nghiên cứu Dựa trên nền tảng dữ liệu này, tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu, thiết kế câu hỏi khảo sát và hoàn thiện mô hình lý thuyết Nhằm đảm bảo tính phù hợp với ngữ cảnh nghiên cứu, mô hình đã được đánh giá và điều chỉnh bởi các chuyên gia

Sau khi hoàn thiện bảng câu hỏi khảo sát và hỏi ý kiến chuyên gia đánh giá, tác giả tiến hành khảo sát chính thức Mục đích chính của khảo sát là thu thập dữ liệu có độ tin cậy cao Dữ liệu khảo sát chính thức sau khi thu thập được đã được phân tích bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá và kiểm định độ tin cậy Tiếp theo, tác giả sử dụng phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính để kiểm tra các giả thuyết nghiên cứu được đề xuất trong mô hình Việc kiểm định này giúp đo lường mức độ phù hợp của mô hình và xác định mức độ tin cậy của các giả thuyết nghiên cứu và đưa ra các điều chỉnh cần thiết Để phù hợp với đề tài, mục đích và bối cảnh nghiên cứu tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu theo quy trình sau:

Hình 3 1 Quy trình nghiên cứu

Nguồn: Tác giả đề xuất

Nghiên cứu của tác giả thông thực hiện thông qua 13 bước:

(1) Xác định vấn đề cần nghiên cứu:

Vấn đề nghiên cứu đóng vai trò then chốt trong bất kỳ công trình khoa học nào Nó giúp người nghiên cứu xác định rõ mục tiêu, phạm vi và ý nghĩa của nghiên cứu Đối với đề tài này, vấn đề nghiên cứu được đặt ra là: “Yếu tố nào tác động đến cơ hội tìm kiếm việc làm của sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh?” Đây là một vấn đề thực tế và mang tính khoa học cao

Xác định vấn đề cần nghiên cứu

(2) Xác định mục tiêu nghiên cứu

(3) Trình bày tổng quan lý thuyết liên quan đề tài nghiên cứu

(4) Tổng quan các nghiên cứu trước

(5) Các đề xuất giả thuyết nghiên cứu và xây dựng mô hình nghiên cứu

Xậy dựng bảng câu hỏi kháo sát bằng phương pháp nghiên cứu định tính

Trao đổi với GVHD để điều chỉnh bảng câu hỏi

(11) Xử lý số liệu thông qua phần mềm SPSS 20

Kiểm định độ tin cậy thang đo (Cronbach’s Alpha)

Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Phương pháp tương quan Pearson

Phân tích hồi quy bội

Mô hình hội quy tuyến tính và ước lượng mô hình hồi quy

(8) Thực hiện khảo sát sơ bộ từ chuyên gia

(9) Đánh giá, phân tích sơ bộ thang đo

(13) Kết luận và đề xuất hàm ý quản trị

(2) Xác định mục tiêu nghiên cứu: Tác giả tiến hành triển khai mục tiêu nghiên cứu dựa trên bước (1) để đưa ra mục tiêu nghiên cứu tổng quát và mục tiêu nghiên cứu một cách cụ thể, chi tiết cho đề tài

(3) Trình bày tổng quan lý thuyết liên quan đề tài nghiên cứu: Để hiểu tổng quan đề tài, tác giả đã định nghĩa khái quát lý thuyết nền liên quan đến khái niệm và ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

(4) Tổng quan các nghiên cứu trước: Dựa vào các tài liệu, sách, báo và các nghiên trước đó để tìm hiểu và tham khảo liên quan đến đề tài “Các yếu tố tác động đến cơ hội lựa chọn việc làm của sinh viên đại học khối ngành kinh tế sau khi tốt nghiệp tại các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” từ các nguồn tham khảo như: Google Scholar, Connected papers, ScienceDirect, …

(5) Các đề xuất giả thuyết nghiên cứu và xây dựng mô hình nghiên cứu: Tác giả dựa vào bước (4) để đề xuất các giả thuyết liên quan đến tài từ các nghiên cứu trước đó Từ các giả thuyết đó tác giả tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu cho đề tài

(6) Xây dựng bảng câu hỏi khảo sát bằng phương pháp nghiên cứu định tính: Thông qua việc phỏng vấn từ các chuyên gia, tác giả đưa ra các thang đo và bảng câu hỏi sơ bộ phù hợp với bối cảnh nghiên cứu đã đề ra

(7) Trao đổi với GVHD để điều chỉnh bảng câu hỏi: Trao đổi với GVHD xét duyệt thang đo và bảng câu hỏi đã phù hợp với đề tài Để có hướng điều chỉnh bảng câu hỏi phù hợp

(8) Thực hiện khảo sát sơ bộ từ chuyên gia: Thực hiện thông qua khảo sát hỏi ý kiến chuyên gia với kích thước mẫu n=3

(9) Đánh giá, phân tích sơ bộ thang đo: Khảo sát sơ bộ của bước từ chuyên gia (8) nhằm lọc các câu hỏi đã phù hợp và giúp đánh giá sơ lược người khảo sát sẽ hiểu được câu hỏi mà bảng câu hỏi đã đề ra hay chưa

(10) Khảo sát chính thức: thu thập thông tin khảo sát bằng hình thức trực tuyến với kích thước mẫu n = 350

(11) Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20: Thống kê mô tả; Kiểm định độ tin cậy thang đo (Cronbach’s Alpha); Phân tích nhân tố khám phá (EFA); Phương pháp tương quan Pearson; Phân tích hồi quy bội; Mô hình hồi quy tuyến tính và ước lượng mô hình hồi quy

(12) Phân tích kết quả: Tác giả phân tích kết quả bằng các mã hóa số liệu và đưa vào phần mềm SPSS để phân tích kết qua

(13) Kết luận và đề xuất hàm ý quản trị: Từ kết quả phân tích tác giả đã đưa ra các kết luận và đề xuất các hàm ý quản trị phù hợp với từng nhóm yếu tố.

Nghiên cứu định tính

3.2.1 Mục đích nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện mô hình nghiên cứu đề xuất Nó là nền tảng cho việc xây dựng mô hình, đồng thời giúp kiểm chứng tính phù hợp của các yếu tố với đề tài nghiên cứu Tác giả tham khảo và xin ý kiến từ các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học để xây dựng dàn bài nghiên cứu Dàn bài nghiên cứu bao gồm mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, công cụ nghiên cứu và kế hoạch thực hiện nghiên cứu

3.2.2 Quy trình nghiên cứu định tính Để làm nền tảng cho nghiên cứu, tác giả đã tiến hành tổng hợp các nghiên cứu, lý thuyết và mô hình nghiên cứu liên quan được thu thập trước đó Dữ liệu cho nghiên cứu này được thu thập thông qua phương pháp phỏng vấn chuyên gia Nhờ vậy, đảm bảo tính khoa học và độ tin cậy cho kết quả nghiên cứu Trong quá trình phỏng vấn, nội dung chính thảo luận về các yếu tố tác động đến cơ hội lựa chọn việc làm của sinh viên Đại học Khối ngành Kinh tế sau khi tốt nghiệp tại các Trường Đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Sau khi tác giả phân tích dữ liệu thu thập được từ phỏng vấn chuyên gia, tác giả đánh giá tính phù hợp của các yếu tố với đề tài nghiên cứu Dựa vào kết quả phân tích dữ liệu, tác giả chỉnh sửa và bổ sung cho mô hình nghiên cứu đề xuất Mô hình nghiên cứu đề xuất sau khi được hoàn thiện sẽ được sử dụng để thực hiện khảo sát thực nghiệm

3.2.3 Kết quả nghiên cứu định tính

Dựa trên các lý thuyết, nghiên cứu đã tham khảo và được các chuyên gia nhận xét đánh giá Biến độc lập: (1) Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm (có 6 câu hỏi); (2) Kỹ năng mềm (có 6 câu hỏi); (3) Kiến thức (có 4 câu hỏi); (4) Danh tiếng nhà trường (có 5 câu hỏi);

(5) Mạng lưới quan hệ xã hội (có 4 câu hỏi) và biến phục thuộc Cơ hội lựa chọn việc làm của sinh viên (có 4 câu hỏi).

Phương pháp nghiên cứu định lượng

Việc khảo sát là một công cụ quan trọng và hiệu quả để giải quyết các vấn đề nghiên cứu bằng cách thu thập và phân tích dữ liệu, tuy nhiên nếu không xác định được mẫu phù hợp với mục tiêu nghiên cứu thì việc khảo sát có thể gây ra nhiều hậu quả tiêu cực hơn là lợi ích Trong thực tế, không thể nào thu thập được dữ liệu từ toàn bộ sinh viên đại học khối ngành kinh tế sau khi tốt nghiệp cùng một thời điểm, một địa điểm nhất định một cách chính xác Để đánh giá khách quan nhất về số lượng mẫu đại diện sinh viên có cơ hội lựa chọn việc làm của sinh viên đại học khối ngành kinh tế sau khi tốt nghiệp tại các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Tác giả quyết định sử dụng hai công thức để tính kích thước mẫu: n = Z 2 × p × (1 - p) e 2 Trong đó: n: kích thước mẫu cần xác định

Z: giá trị tra bảng phân phối Z với độ tin cậy được sử dụng là 95% tương ứng với Z = 1.96 p: tỷ lệ ước lượng cỡ mẫu n thành công, chọn p = 0.5 để tích số p(1-p) là lớn nhất e: sai số cho phép Thường ba tỷ lệ sai số theo mức phổ biến nhất là ±0.05

Thay số vào công thức ta có kích thước mẫu nghiên cứu là: n = 1.96 2 × 0.5 × (1 - 0.5)

0.05 2 84.16 Theo cách tính kích thước mẫu của Hair và cộng sự (2013), để sử dụng EFA một cách hợp lý, cần phải đảm bảo kích thước mẫu đủ lớn Một số tiêu chí thường được áp dụng là tỷ lệ số quan sát trên mỗi biến phân tích là 5:1, hoặc 10:1, một số nghiên cứu cho rằng tỷ lệ này nên là 20:1 Trong đó, “số quan sát” là số lượng phiếu khảo sát hợp lệ được thu thập; “biến phân tích” là một câu hỏi đo lường trong bảng khảo sát (Hair, 2013) Trong nghiên cứu này, tác giả có 29 câu hỏi dùng thang đo 5 mức độ (tương ứng với 29 biến phân tích thuộc các nhân tố khác nhau), và sử dụng tất cả 29 câu này để tiến hành EFA Tác giả lấy tiêu chí 10:1 thì cỡ mẫu tối thiểu cần có là 29 × 10 = 290 Như vậy, việc lựa chọn kích thước mẫu là một yếu tố quan trọng trong nghiên cứu Tác giả đã sử dụng công thức của Hair và cộng sự (2013) để xác định kích thước mẫu phù hợp cho nghiên cứu của mình Kích thước mẫu 350 được lựa chọn để đảm bảo tính đại diện, dự phòng những trường hợp không trả lời, trả lời không đầy đủ hoặc không phải đối tượng khảo sát, đồng thời phù hợp với điều kiện hạn chế về thời gian, không gian, kinh phí và các vấn đề khi khảo sát

3.3.2 Phương pháp thu thập dữ liệu

Do hạn chế về thời gian và chi phí, tác giả đã sử dụng phương pháp khảo sát trực tuyến để thu thập dữ liệu, 350 phiếu khảo sát được gửi đến các sinh viên đã tốt nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh thông qua các kênh Zalo, Facebook và Instagram Nên tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản, chọn mẫu thuận tiện kết hợp với việc khảo sát trên các phương tiện trực tuyến nên có những hạn chế và sai sót nhất định trong việc khảo sát như là người khảo sát không đúng đối tượng, người khảo sát không hiểu câu hỏi hoặc người khảo sát chưa nghiêm túc trong việc trả lời câu hỏi Để khắc phục những bất tiện và hạn chế này tác giả đã thêm phần câu hỏi gạn lọc vào bảng khảo sát, nhằm lọc ra những đối tượng sinh viên chưa tốt nghiệp Đại học và tác giả cũng kèm thêm địa chỉ liên hệ trực tiếp qua email để giải đáp các thắc mắc trong bảng câu hỏi.

Chọn mẫu nghiên cứu

3.4.1 Chọn mẫu nghiên cứu xác suất

Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản là phương pháp lấy mẫu mà mỗi cá thể trong tổng thể đều có cơ hội được lựa chọn vào mẫu với xác suất bằng nhau Phương pháp này đảm bảo tính đại diện cho toàn bộ tổng thể và giúp thu thập dữ liệu khách quan (Thư, 2022)

Tính đại diện: Phương pháp này đảm bảo rằng mẫu thu thập được đại diện cho toàn bộ tổng thể sinh viên đại học khối ngành kinh tế tại Thành phố Hồ Chí Minh

Tính khách quan: Mỗi cá thể trong tổng thể đều có cơ hội được lựa chọn vào mẫu, do đó dữ liệu thu thập được sẽ khách quan và không bị ảnh hưởng bởi sự thiên vị của người nghiên cứu

3.4.2 Chọn mẫu nghiên cứu phi xác suất

Phương pháp lấy mẫu thuận tiện được sử dụng trong nghiên cứu này dựa trên sự dễ dàng trong việc tiếp cận và thu thập dữ liệu từ đối tượng nghiên cứu Mặc dù phương pháp này không yêu cầu tính đại diện cho toàn bộ đối tượng nghiên cứu, nhưng cần đảm bảo sự đa dạng và phù hợp với mục đích nghiên cứu (Thư, 2022)

Tính thực tế: Việc tiếp cận và thu thập dữ liệu từ sinh viên đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh có thể gặp nhiều khó khăn do số lượng lớn và sự phân bố rộng rãi Chọn mẫu thuận tiện giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho nghiên cứu

Tính đa dạng: Nhờ áp dụng phương pháp này, dữ liệu thu thập được bao gồm nhiều nhóm sinh viên khác nhau, đến từ nhiều trường đại học, theo học nhiều ngành học và trình độ học vấn đa dạng

Phù hợp với mục đích nghiên cứu: Mục tiêu của nghiên cứu này là khám phá các yếu tố tác động đến cơ hội lựa chọn việc làm của sinh viên.

Thiết kế thang đo và bảng câu hỏi

3.5.1 Câu hỏi gạn lọc và câu hỏi thông tin tổng quát

Phần (1) bao gồm việc giới thiệu sơ qua về đề tài tác giả nghiên cứu, lời cam kết và câu hỏi gạn lọc được sử dụng để sàng lọc, lựa chọn đúng đối tượng khảo sát, đảm bảo họ là sinh viên đại học khối ngành kinh tế đã tốt nghiệp tại các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Tác giả sử dụng một câu hỏi đơn giản để xác định đối tượng khảo sát:

"Bạn có phải là sinh viên đại học khối ngành kinh tế đã tốt nghiệp tại các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh không?" Nếu người khảo sát trả lời "Có", họ sẽ được tiếp tục tham gia khảo sát Còn người khảo sát trả lời "Không", họ sẽ được cảm ơn và ngưng tham gia khảo sát nữa

Phần (2) thông tin tổng quát: Thông tin khảo sát bao gồm giới tính, chuyên ngành, năm tốt nghiệp, tình trạng việc làm hiện tại, mức lương hiện tại (nếu đang làm việc) của sinh viên khối ngành kinh tế đã tốt nghiệp tại các Trường Đại học trên địa bàn Tp.HCM

Trong câu hỏi số 1, dân số Tp.HCM phân bố theo giới tính cho thấy sự chênh lệch rõ rệt

Cụ thể, số lượng nam giới là 4.510.400 người, thấp hơn so với 4.656.400 người nữ Tỷ số giới tính của thành phố chỉ đạt 94,4/100 vào năm 2022, đây là mức thấp nhất so với các tỉnh thành khác trên toàn quốc Con số này đồng nghĩa với việc cứ 100 người phụ nữ thì chỉ có 94,4 người đàn ông (MAISON, 2024) Do đó, số lượng khảo sát giới tính nữ nhiều hơn giới tính nam

Với câu hỏi 2 và 3 tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp khối ngành kinh tế tại Thành phố Hồ Chí Minh dựa trên hai trường lớn đào tạo các ngành thuộc khối ngành kinh tế “Trường Đại học Kinh tế Quốc dân có 76% sinh viên tốt nghiệp loại giỏi và xuất sắc” (Giảng, 2023) “Các trường đại học thuộc khối Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh có tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm khá cao, đạt trên 90% Như tại trường ĐH Bách Khoa tỷ lệ này là khoảng 98%” (Hải, 2022) Nhưng số liệu từ “Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho thấy trong quý 1/2023 có gần 294 nghìn lao động nghỉ giãn việc và 149 nghìn người mất việc làm, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm sau khi ra trường 2 năm trở lại đây vẫn ở mức cao” (Hoài,

2023) Nhiều câu hỏi đặt ra răng bao nhiêu phần trăm trong số đó là được thống kế đúng?

Do đó, tác giả lựa chọn câu hỏi này để lọc ra lượng sinh viên có việc làm và cơ hội lựa chọn việc làm cho câu chính thức

Và câu hỏi 4 tình trạng việc làm hiện của sinh viên khối ngành kinh tế khi mới ra trường theo dẫn chứng PGS.TS Nguyễn Đăng Quang, ThS Nguyễn Văn Khoa - Trường Đại học Giao thông Vận tải cho biết rằng “Tỷ lệ sinh viên ngành Kinh tế có việc làm sau khi tốt nghiệp trong giai đoạn 2018 - 2022 là 84,58% Tỷ lệ này biến động qua các năm, năm có tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp cao nhất là năm 2019 (100%), năm có tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp thấp nhất là năm 2020 (47,37%)” (Quang, 2023)

Cuối cùng, câu hỏi 5 mức lương khởi điểm cho sinh viên mới ra trường tại Việt Nam không có con số thống nhất và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như ngành nghề, vị trí công việc, kỹ năng, kinh nghiệm, vùng địa lý và chính sách của từng doanh nghiệp Nhìn chung, mức lương của sinh viên mới ra trường thường thấp hơn so với người có kinh nghiệm và thường dao động từ 4 - 6 triệu đồng/tháng Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật, mức lương tối thiểu cho người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định Mức lương tối thiểu vùng hiện nay dao động từ 3.284.900 đồng/tháng đến

4.729.400 đồng/tháng tùy theo khu vực Kết luận, dựa vào thống kê trên tác giả đưa ra câu hỏi tổng quát như sau:

Bảng 3 2 Câu hỏi tổng quát

Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh; Tài chính Ngân hàng; Kế toán & Kiểm toán;

Logistic, Thương mại Điện tử; Marketing; Kinh doanh Quốc tế; Quản trị Nhân lực; Kinh doanh Thương mại; Quản trị Khách sạn Năm tốt nghiệp Trước 2020, Năm 2020 - 2021, Năm 2021 - 2022, Năm 2022 -

2023, Sau năm 2023 Tình trạng việc làm hiện tại Đang làm việc, Đang tìm việc, Chưa tìm việc

Mức lương hiện tại Dưới 4 triệu, Từ 4 – 6 triệu, Từ 6 – 8 triệu, Trên 8 triệu, Đang tìm việc/ Chưa tìm việc

Nguồn: Tác giả đề xuất 3.5.2 Bảng câu hỏi khảo sát chính

Phần (3) này gồm các câu hỏi liên quan đến các yếu tố tác động đến cơ hội lựa chọn việc làm của sinh viên đại học khối ngành kinh tế sau khi tốt nghiệp tại các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Các câu hỏi được xây dựng dựa trên thang đo Likert 5 mức độ gồm: (1) Hoàn toàn không đồng ý; (2) Không đồng ý; (3) Trung lập; (4) Đồng ý;

(5) Hoàn toàn đồng ý Dựa trên các nghiên cứu liên quan trước đó, tác giả xây dựng bảng câu hỏi khảo sát sau:

Bảng 3 3 Thang đo câu hỏi khảo sát

STT Ký hiệu Nội dung Tài liệu tham khảo BIẾN ĐỘC LẬP

H1 CMKN Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm

1 CMKN1 Tôi tốt nghiệp với bảng điểm cao Đỗ Hương Giang và cộng sự (2022)

2 CMKN2 Tôi đã có bằng thạc sĩ hoặc bằng cấp khác cao hơn

3 CMKN3 Tôi có chứng chỉ chuyên môn kèm theo có thể bổ trợ cho công việc

4 CMKN4 Chương trình học của tôi có nhiều cơ hội trải nghiệm thực tế và thực hành nghiệp vụ

5 CMKN5 Tôi đã từng làm nhiều công việc bán thời gian/ thực tập khi chưa tốt nghiệp

6 CMKN6 Tôi đã từng làm công việc bán thời gian/ thực tập đúng chuyên môn của công việc hiện tại

Tôi chủ động tìm kiếm việc làm từ nhiều kênh thông tin khác nhau (các kênh tuyển dụng truyền thông, mạng xã hội, bạn bè, người quen, hội nhóm,…) Đỗ Hương Giang và cộng sự (2022)

2 KN2 Tôi có định hướng về nghề nghiệp rõ ràng

3 KN3 Tôi có thể sử dụng thành thạo tin học văn phòng

4 KN4 Tôi có kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, đàm phán tốt

5 KN5 Tôi có kỹ năng trả lời phỏng vấn tốt khi xin việc

6 KN6 Tôi sẵn sàng lao động và chấp nhận rủi ro trong công việc

1 KT1 Tôi đã tiếp thu các kiến thức chuyên môn tiếp nhận từ nhà trường

Nguyễn Thị Diễm Hằng và Ngô Mỹ Tâm (2019)

2 KT2 Tôi đã tiếp thu các kiến thức xã hội – pháp luật

3 KT3 Tôi hiểu biết về môi trường hoạt động của doanh nghiệp

4 KT4 Điểm trung bình của tôi tác động đến cơ hội lựa chọn việc làm

H4 DT Danh tiếng nhà trường

1 DT1 Chất lượng đào tạo tác động đến cơ hội lựa chọn việc làm của tôi Nguyễn Quyết

2 DT2 Chất lượng giảng viên tác động đến cơ hội lựa chọn việc làm của tôi

3 DT3 Trường tôi gắn kết với các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp

4 DT4 Cơ sở vật chất tác động đến cơ hội lựa chọn việc làm của tôi

5 DT5 Danh tiếng nhà trường và ngành học được nhiều sinh viên lựa chọn

H5 XH Mạng lưới quan hệ xã hội

1 XH1 Tôi đã từng làm công việc do người thân, bạn bè giới thiệu Đỗ Hương Giang và cộng sự (2022)

2 XH2 Tôi chủ động mở rộng và xây dựng mối quan hệ bên ngoài để gia tăng cơ hội nghề nghiệp

3 XH3 Cơ hội việc làm từ các mối quan hệ giúp tôi tiết kiệm thời gian và đúng chuyên môn hơn

4 XH4 Tôi có các mối quan hệ tốt với thầy cô

Divyang Purohit, Mitesh Jayswal và Ashutosh Muduli

CH Cơ hội lựa chọn việc làm của sinh viên

1 CH1 Tôi có cơ hội lựa chọn việc làm sau khi ra trường Đỗ Hương Giang và cộng sự (2022)

2 CH2 Tôi dễ dàng tìm được việc làm sau khi ra trường

3 CH3 Tôi có nhiều lựa chọn việc làm sau khi ra trường

4 CH4 Tôi có ngay việc làm như mong muốn sau khi ra trường

Nguồn: Tác giả dựa đề xuất dựa vào các nghiên cứu trước

Phương pháp phân tích dữ liệu

3.6.1 Phương pháp xử lý thông tin thứ cấp Để thu thập thông tin liên quan đến "Các yếu tố tác động đến cơ hội lựa chọn việc làm của sinh viên đại học khối ngành kinh tế sau khi tốt nghiệp tại các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh", tác giả đã sử dụng các nguồn tài liệu trực tuyến như bài báo, luận văn, tạp chí trong và ngoài nước Ưu tiên tài liệu được phát hành gần đây nhất để đảm bảo tính cập nhật Chọn tài liệu có nội dung liên quan trực tiếp đến chủ đề nghiên cứu Sau khi sàng lọc, tác giả tiến hành thu thập thông tin từ các tài liệu được chọn Tác giả phân tích và xử lý thông tin thu thập được để sử dụng cho nghiên cứu

3.6.2 Phương pháp xử lý thông tin sơ cấp

Tác giả sử dụng bảng câu hỏi khảo sát để thu thập dữ liệu nhằm xây dựng các tiêu chuẩn thang đo và các giả thuyết nghiên cứu Sau khi loại bỏ các kết quả không phù hợp, dữ liệu thu thập được sẽ được phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0 Sau đó, tác giả tiến hành phân tích thống kê mô dữ liệu thu thập; Kiểm định độ tin cậy thang đo sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha; Phân tích nhân tố khám phá (EFA); Phương pháp tương quan Pearson đo lường mối liên hệ giữa các biến; Phân tích hồi quy bội, xây dựng mô hình dự đoán mối quan hệ giữa các biến

Thống kê mô tả là phương pháp sử dụng các hệ số mô tả để tóm tắt và mã hóa dữ liệu, biến đổi dữ liệu thô thành dữ liệu hữu ích

Dữ liệu thu thập được có thể biểu diễn dưới dạng tổng hợp, đồ thị hoặc bảng Để mô tả mẫu nghiên cứu, tác giả dựa vào các yếu tố giới tính, chuyên ngành, năm tốt nghiệp, tình trạng việc làm hiện tại, mức lương hiện tại (nếu đang làm việc) và sử dụng phương pháp lập bảng tần suất để nhóm dữ liệu Phân tích thống kê mô tả trong bài nghiên cứu thường sử dụng giá trị trung bình và tỉ lệ phần trăm để trình bày kết quả

3.6.4 Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha Để đảm bảo độ tin cậy cho các thang đo sử dụng trong nghiên cứu, ta tiến hành kiểm tra bằng hai chỉ số: hệ số Cronbach’s Alpha của tổng thể và hệ số tương quan biến tổng Các biến không đáp ứng được tiêu chuẩn độ tin cậy sẽ bị loại khỏi mô hình nghiên cứu và không được đưa vào phân tích EFA Cụ thể, theo Nunnally (1978) và Peterson (1994) thang đo được đánh giá tốt và chấp nhận cần đáp ứng hai điều kiện là Hệ số Cronbach’s Alpha của tổng thể > 0.6; Hệ số tương quan biến tổng > 0.3

Theo Nunally (1978), Peterson (1994), Slater (1995), dẫn theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) “thang đo được đánh giá là tốt khi hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.8 và có thể sử dụng được khi đạt từ 0.7 đến gần 0.8 Một số nhà nghiên cứu khác đề xuất mức độ chấp nhận Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên trong trường hợp khái niệm đo lường mới hoặc khảo sát trong bối cảnh đặc biệt” (Resdata, 2024) Trong mỗi nhân tố, chỉ những biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 mới được giữ lại để phân tích EFA Các biến có hệ số tương quan biến tổng dưới 0.3 sẽ bị loại bỏ

3.6.5 Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phân tích nhân tố khám phá EFA là “giá trị hội tụ và giá trị phân biệt EFA thuộc nhóm phân tích đa biến phụ thuộc lẫn nhau, tập trung vào mối tương quan giữa các biến thay vì phân biệt biến phụ thuộc và biến độc lập Theo Hair & ctg (1998, 111), hệ số tải nhân tố hay trọng số nhân tố là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA: > 0.3: đạt mức tối thiểu; > 0.4: quan trọng; > 0.5: có ý nghĩa thực tiễn” (HOTROSPSS, 2015)

Chỉ số thống kê KMO được dùng để xem xét tỷ lệ phương sai chúng đối với tất cả các biến trong mẫu được phân tích nhân tố Tiêu chuẩn KMO được Kaiser (1974) đề nghị nằm trong khoảng 0.5 < KMO < 1 thì việc phân tích nhân tố được xem là phù hợp với dữ liệu Kiểm định Bartlett là một công cụ thống kê được sử dụng để đánh giá giả thuyết không có tương quan giữa các biến trong một tập dữ liệu Khi giá trị p (Sig.) < 0.05, ta có thể kết luận rằng kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê, nghĩa là giả thuyết không tương quan bị bác bỏ Điều này cho thấy các biến quan sát trong tập dữ liệu có mối tương quan với nhau ở mức độ thống kê đáng kể Trị số Eigenvalue: là thước đo mức độ quan trọng của mỗi nhân tố Theo quy tắc chung, chỉ những nhân tố nào có Eigenvalue lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mô hình EFA Tổng phương sai trích: thể hiện tỷ lệ phần trăm biến thiên của dữ liệu được giải thích bởi các nhân tố được chọn Giá trị này nên lớn hơn hoặc bằng 50% để đảm bảo mô hình EFA phù hợp và hiệu quả

Trọng số nhân tố thể hiện mức độ liên quan của mỗi biến với từng nhân tố Giá trị tuyệt đối của trọng số nhân tố cần lớn hơn hoặc bằng 0.5 để đảm bảo biến đó có đóng góp đáng kể vào nhân tố Loại bỏ biến nếu trọng số nhân tố của một biến nhỏ hơn 0.5, ta có thể loại bỏ biến đó vì nó không thực sự đo lường tốt khái niệm cần đo Tuy nhiên, chênh lệch trọng số nhân tố khi so sánh trọng số nhân tố của cùng một biến đo lường cho hai nhân tố khác nhau, chênh lệch nhỏ hơn 0.5 thì loại biến đó trước

3.6.6 Phương pháp tương quan Pearson

Phân tích hồi quy bội chỉ có thể thực hiện thành công khi các biến độc lập có mối liên hệ tương quan với biến phụ thuộc Điều này có nghĩa là các biến độc lập phải ảnh hưởng đến biến phụ thuộc Nếu không có mối liên hệ này, biến độc lập sẽ bị loại bỏ khỏi mô hình để đảm bảo tính chính xác cho kết quả phân tích

“Hệ số tương quan (r) có giá trị từ -1 đến 1: r = 0 (hoặc gần 0): Biến số không liên hệ gì với nhau; r = -1 hoặc 1: Hai biến số có mối liên hệ tuyệt đối; r < 0: Khi X tăng, Y giảm (và ngược lại); r > 0: Khi X tăng, Y cũng tăng (và ngược lại)” (Lộc, 2023)

Kiểm định Pearson: Giả thuyết H0 cho rằng hệ số tương quan bằng 0 Sig < 0.05: Hai biến có tương quan với nhau Hệ số tương quan càng lớn, tương quan càng chặt Sig > 0.05: Hai biến không có tương quan với nhau

3.6.7 Phân tích hồi quy bội

Mô hình hồi quy bội mô tả mối quan hệ giữa hai hoặc nhiều biến độc lập định lượng với biến phụ thuộc Mô hình hồi quy bội mô tả liên hệ giữa hai hoặc nhiều biến độc lập định lượng và biến phụ thuộc định lượng Để ước lượng trọng số hồi quy βk(k=1…5) trong mô hình này, ta áp dụng phương pháp bình phương bé nhất theo Nguyễn Đình Thọ (2012) Hệ số xác định R 2 thường được dùng để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình tuyến tính Khi

R 2 càng gần 1 và càng kém thích hợp khi R 2 càng gần 0 Ngoài ra, R 2 có xu hướng ước lượng tương quan về mức độ phù hợp của mô hình Để đảm bảo tính chính xác cao hơn,

R 2 hiệu chỉnh được sử dụng để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đa biến thay vì R 2 thông thường R 2 hiệu chỉnh không nhất thiết tăng lên khi thêm biến vào phương trình hồi quy Do đó, sử dụng R 2 hiệu chỉnh để đánh giá mô hình sẽ an toàn hơn vì nó tránh làm thay đổi mức độ phù hợp của mô hình

3.6.8 Mô hình hồi quy tuyến tính và ước lượng mô hình hồi quy

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Tổng quan và thực trạng cơ hội lựa chọn việc làm của sinh viên đại học khối ngành kinh tế sau khi tốt nghiệp

Năm 2022 chứng kiến tác động đáng kể đến nền kinh tế Việt Nam khi có hơn 143.200 doanh nghiệp được dự đoán sẽ ngừng hoạt động và rút khỏi thị trường “Điều này có nghĩa là trung bình có khoảng 400 doanh nghiệp đóng cửa mỗi ngày 143.200 doanh nghiệp rút khỏi thị trường trong năm 2022 bao gồm nhiều hạng mục khác nhau: 73.800 doanh nghiệp lựa chọn tạm dừng hoạt động trong một thời gian nhất định (tăng đáng kể 34.3% so với năm 2021); 50.800 doanh nghiệp tạm dừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể (tăng khiêm tốn 5.5%); và 18.600 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể thành công (tăng đáng kể 11.2%)” (An, 2022)

Từ đầu năm 2023 đến nay, tình hình doanh nghiệp đóng cửa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện “Theo thống kê, 6 tháng đầu năm 2023 đã chứng kiến con số đáng báo động với 100.000 doanh nghiệp đóng cửa, tương đương 16.700 doanh nghiệp mỗi tháng” (An, 2023) Điều này dẫn đến hệ quả nghiêm trọng là nguồn cung lao động dồi dào trong khi nhu cầu tuyển dụng sụt giảm

Hình 4 1 Tình trạng thất nghiệp của lực lượng lao động các quý năm 2021-2023

Nhiều ngành nghề thiếu đơn hàng từ quý 4/2022 và kéo dài đến quý 2/2023, khiến hàng trăm nghìn người lao động phải đối mặt với tình trạng cắt giảm giờ làm, mất việc làm, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt Theo số liệu của Tổng Cục Thống Kê, “tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý 2/2023 đạt 2.3%, tăng nhẹ so với quý trước nhưng giảm 0.02% so với cùng kỳ năm ngoái Trong đó, khu vực thành thị có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn

(2.75%) so với khu vực nông thôn (2.01%) Tuy nhiên, điều đáng chú ý là tỷ lệ thất nghiệp này lại trái ngược với tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm sau khi ra trường của nhiều trường đại học” (An, 2023) Một số trường như Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Hoa Sen đều công bố tỷ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp đạt mức cao ấn tượng, dao động từ 94% đến 100% Mâu thuẫn này đặt ra nhiều câu hỏi về tính chính xác của các số liệu thống kê Mâu thuẫn giữa tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm cần được nhìn nhận một cách cẩn trọng và khách quan

Trình độ chuyên môn đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng nghề nghiệp và thành công sau khi tốt nghiệp của sinh viên Nó thể hiện kiến thức, kỹ năng và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế của người học (D.G.M.S.JAYASINGHA, 2020) Kinh nghiệm làm việc là yếu tố then chốt trong việc tìm kiếm và duy trì công việc sau khi tốt nghiệp Sinh viên có thể tích lũy kinh nghiệm thông qua công việc thực tập, làm thêm hoặc tham gia hoạt động thiện nguyện Nhờ những trải nghiệm này, sinh viên có thể vận dụng kiến thức vào thực tế, trau dồi kỹ năng mềm và gia tăng sức cạnh tranh trong thị trường lao động đầy thử thách (Quyết, 2017) Chương trình đào tạo ở một số trường còn hạn chế về tính thực tiễn, khiến sinh viên ra trường thiếu kinh nghiệm thực tế Tuy nhiên, sinh viên có thể tự trang bị cho mình những kiến thức và kinh nghiệm cần thiết bằng cách tham gia các hoạt động như đi làm thêm Nhờ vậy, sinh viên sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh và dễ dàng tìm kiếm được công việc phù hợp sau khi tốt nghiệp

Theo (Dung, 2023), kỹ năng mềm là những phẩm chất cá nhân liên quan đến sự tự do, linh hoạt, nhận thức bản thân, sự hài lòng và cân bằng giữa công việc và cuộc sống Kỹ năng chuyên môn, trái ngược lại, tập trung vào năng lực bản thân, sự thành thạo nghề nghiệp và mức thu nhập Kỹ năng mềm đóng vai trò quan trọng trong việc giao tiếp, tương tác và thành công trong cuộc sống, bao gồm kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, lãnh đạo, giải quyết vấn đề và thích ứng (D.G.M.S.JAYASINGHA, 2020) Trong thị trường lao động hiện đại, kỹ năng mềm ngày càng được đánh giá cao và trở thành yếu tố then chốt giúp sinh viên tốt nghiệp có được việc làm và phát triển sự nghiệp Nhiều nghiên cứu khác cũng khẳng định tầm quan trọng của kỹ năng mềm (Hằng, 2019) cho rằng kỹ năng mềm bao gồm những “kỹ năng như làm việc nhóm, tư duy, giao tiếp, thuyết trình, quản lý thời gian, xây dựng mối quan hệ và lập kế hoạch” (Giang, 2022) chỉ ra một số kỹ năng mềm quan trọng khác như “chủ động tìm kiếm việc làm, khả năng chấp nhận rủi ro trong công việc, kỹ năng tin học văn phòng và sử dụng các thiết bị công nghệ, kỹ năng giao tiếp” Kỹ năng mềm ngày càng được nhà tuyển dụng đánh giá cao bên cạnh kiến thức chuyên môn Tuy nhiên, vẫn còn tranh cãi về tầm quan trọng và cách thức đào tạo các kỹ năng này (Quyết,

2017) cho biết nhà tuyển dụng mong muốn sinh viên tốt nghiệp có những kỹ năng mềm như “kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự quản lý, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng phân tích, kỹ năng tự nhận thức”

Kiến thức đóng vai trò quan trọng trong việc giúp sinh viên thành công sau khi tốt nghiệp Theo (Hằng, 2019), kiến thức bao gồm các năng lực sau “năng lực thu thập dữ liệu, năng lực hiểu vấn đề, năng lực ứng dụng, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp, năng lực đánh giá” (Hà, et al., 2022) Kết quả học tập là minh chứng cho khả năng nắm bắt kiến thức, kỹ năng và học tập hiệu quả của sinh viên Theo (Quyết, 2017), kết quả học tập tốt có ảnh hưởng tích cực đến thu nhập và cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp Sinh viên có kết quả học tập tốt thường có thu nhập cao hơn và dễ dàng nắm bắt công việc tốt hơn

Danh tiếng nhà trường đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định cơ hội việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp Theo (Dung, 2023), sinh viên nên lựa chọn trường đại học có chất lượng đào tạo tốt, mạng lưới quan hệ rộng lớn và uy tín cao để có thể có được cơ hội việc làm tốt nhất Sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học danh tiếng thường có lợi thế hơn trong việc tìm kiếm việc làm so với sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học ít tên tuổi Nhà tuyển dụng thường tin tưởng vào chất lượng đào tạo và khả năng của sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học danh tiếng Ngoài ra, các trường đại học danh tiếng thường có mạng lưới quan hệ rộng lớn với các doanh nghiệp Điều này giúp sinh viên có nhiều cơ hội được giới thiệu việc làm và thực tập tại các công ty uy tín

Yếu tố xã hội đóng vai trò mạnh mẽ trong việc tác động đến lựa chọn công việc sau đại học của sinh viên Theo (Purohit, 2020), sinh viên cân nhắc các yếu tố như lòng tự trọng, uy tín xã hội, vị trí xã hội, tính chuyên nghiệp và mong muốn phục vụ xã hội khi đưa ra quyết định quan trọng này Mối quan hệ xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sinh viên tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp Theo (Hằng, 2019), sinh viên nên xây dựng và phát triển mạng lưới quan hệ rộng rãi để có thể tận dụng tối đa lợi ích từ nó Mạng lưới quan hệ rộng giúp sinh viên: Tiếp cận nhiều thông tin việc làm hơn; Nhận được lời khuyên và hỗ trợ từ những người có kinh nghiệm trong ngành nghề mà họ quan tâm; Tạo dựng uy tín và thương hiệu cá nhân, tăng khả năng được nhà tuyển dụng lựa chọn Theo Đỗ Hương

Giang và cộng sự (2022), mạng lưới quan hệ xã hội giúp sinh viên “Tiếp cận thông tin về các vị trí tuyển dụng nhanh chóng và hiệu quả hơn so với các kênh chính thức; Kết nối với các nhà tuyển dụng tiềm năng, tạo cơ hội giới thiệu bản thân và năng lực của mình; Nhận được lời khuyên và hỗ trợ từ những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực mà họ quan tâm; Tìm được công việc phù hợp với chuyên môn, mức lương và môi trường làm việc mong muốn”.

Phân tích thống kê mô tả

Số lượng khảo sát được là 350 người (trong đó có 310 đúng đối tượng khảo sát sinh viên khối ngành kinh tế sau tốt nghiệp, còn 40 người còn lại không phải đối tượng khảo sát) mà tác giả thu được khi tiến hành khảo sát trên Google Forms như sau:

Bảng 4 1 Bảng thống kê mô tả Giới tính

Tần số Tỉ lệ % Tỉ lệ % hợp lệ Tỉ lệ % tích lũy

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS 20.0 của tác giả

Khảo sát cho thấy sự chênh lệch rõ rệt về giới tính trong số 310 sinh viên tham gia Nữ giới chiếm đa số với 182 người, tương đương 58.7%, trong khi nam giới chỉ có 128 người, chiếm 41.3%

Bảng 4 2 Bảng thống kê mô tả Chuyên ngành

Tần số Tỉ lệ % Tỉ lệ % hợp lệ Tỉ lệ % tích lũy

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS 20.0 của tác giả

Trong số 310 sinh viên tham gia khảo sát có 76 người Khoa Quản trị Kinh doanh chiếm 24.5%, 35 người Logistic chiếm 11.1% và 35 người Kinh doanh thương mại chiếm 11.3%,

30 người Marketing chiếm 9.7%, 26 người Tài chính Ngân hàng chiếm 8.4%, 25 người Quản trị Nhân lực chiếm 8.1%, 23 người Thương mại Điện tử 7.4%, 21 người Quản trị khách sạn chiếm 6.8%, 20 người Kế toán & Kiểm toán chiếm 6.5% và 19 người Kinh doanh Quốc tế chiếm 6.1%

Bảng 4 3 Bảng thống kê mô tả Năm tốt nghiệp

Tần số Tỉ lệ % Tỉ lệ % hợp lệ Tỉ lệ % tích lũy

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS 20.0 của tác giả

Trong số 310 sinh viên tham gia khảo sát có 86 người năm 2020-2021 chiếm 27.7%, 62 người năm 2022-2023 chiếm 20.0%, 55 người năm 2021-2022 chiếm 17.7%, 54 người trước năm 2020 chiếm 17.4%, 53 người sau năm 2023 chiếm 17.1%

Nhóm sinh viên tham gia khảo sát có sự phân bố tương đối đều đặn giữa các niên học Nhóm sinh viên năm học 2020-2021 có tỷ lệ tham gia cao nhất (27.7%) Nhóm sinh viên trước năm 2020 (17.4%) và sau năm 2023 (17.1%) có tỷ lệ tham gia thấp nhất

Bảng 4 4 Bảng thống kê mô tả Tình trạng việc làm hiện tại

Tình trạng việc làm hiện tại

Tần số Tỉ lệ % Tỉ lệ % hợp lệ Tỉ lệ % tích lũy Đang làm việc 97 31.3 31.3 31.3 Đang tìm việc 109 35.2 35.2 66.5

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS 20.0 của tác giả

Kết quả khảo sát cho thấy nhu cầu tìm kiếm việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp là khá cao Trong số 310 sinh viên tham gia khảo sát có 109 người đang tìm việc chiếm 35.2%,

104 người chưa tìm việc chiếm 33.5%, 97 đang làm việc chiếm 31.3%

Bảng 4 5 Bảng thống kê mô tả Tình trạng việc làm hiện tại

Tần số Tỉ lệ % Tỉ lệ % hợp lệ Tỉ lệ % tích lũy

Trên 8 triệu 22 7.1 7.1 31.3 Đang tìm việc/Chưa tìm việc 213 68.7 68.7 100.0

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS 20.0 của tác giả

Trong số 310 sinh viên tham gia khảo sát có 213 Đang tìm việc/Chưa có việc làm chiếm 68.7%, 33 người từ 4-6 triệu chiếm 10.6%, 24 người dưới 4 triệu chiếm 7.7%, 22 người trên 8 triệu chiếm 7.1% và 18 người từ 6-8 triệu chiếm 5.8%.

Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha

Độ tin cậy Cronbach's Alpha theo Nunnally (1978) và Hair và cộng sự (2009), thang đo tốt nên có độ tin cậy Cronbach's Alpha từ 0.7 trở lên Đối với nghiên cứu khám phá, ngưỡng chấp nhận có thể là 0.6 Tương quan biến tổng theo Cristobal và cộng sự (2007), giá trị tương quan biến tổng nên từ 0.3 trở lên Biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 cần xem xét loại bỏ

4.3.1 Thang đo biến độc lập Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm

Tác giả sử dụng SPSS 20.0 kiểm định độ tin cậy thang đo “Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm” cho ra kết quả dưới đây:

Bảng 4 6 Kết quả kiểm định lần 1 thang đo “Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm”

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Hệ số Cronbach’s Alpha (CMKN) TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN VÀ KINH NGHIỆM

Hệ số Cronbach’s Alpha là: 0.706

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả

Theo kết quả từ lần 1 cho thấy thang đo “Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm” có sáu biến quan sát với hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể là 0.706 (> 0.6); các hệ số tương quan biến tổng của sáu biến quan sát đều lớn hơn 0.3 ngoài trừ biến quan sát CMKN5 có tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 nên tác giả tiến hành loại biến

Bảng 4 7 Kết quả kiểm định lần 2 thang đo “Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm”

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Hệ số Cronbach’s Alpha (CMKN) TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN VÀ KINH NGHIỆM

Hệ số Cronbach’s Alpha là: 0.735

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả

Sau lần 1 thì lần 2 cho thấy thang đo “Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm” còn năm biến quan sát với hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể là 0.735 (> 0.6); các hệ số tương quan biến tổng của biến quan sát đều lớn hơn 0.3 nhưng ngoại trừ biến quan sát CMKN6 có tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 nên tác giả tiến hành loại biến này

Bảng 4 8 Kết quả kiểm định lần 3 thang đo “Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm”

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Hệ số Cronbach’s Alpha (CMKN) TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN VÀ KINH NGHIỆM

Hệ số Cronbach’s Alpha là: 0.808

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả

Cuối cùng, sau hai lần cho thấy thang đo “Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm” chỉ còn bốn biến quan sát với hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể là 0.808 (> 0.6); các hệ số tương quan biến tổng của bốn biến quan sát đều lớn hơn 0.3 Vì vậy, bốn biến của thang đo “Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm” đã thỏa mãn điều kiện và đạt độ tin cậy để tiếp tục thực hiện các bước kiểm định khác

4.3.2 Thang đo biến độc lập Kỹ năng mềm

Tác giả sử dụng SPSS 20.0 kiểm định độ tin cậy thang đo “Kỹ năng mềm” cho ra kết quả dưới đây:

Bảng 4 9 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo “Kỹ năng mềm”

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Hệ số Cronbach’s Alpha (KN) KỸ NĂNG MỀM

Hệ số Cronbach’s Alpha là: 0.877

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả

Theo kết quả từ bảng cho thấy thang đo “Kỹ năng mềm” có sáu biến quan sát với hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể là 0.877 (> 0.6); các hệ số tương quan biến tổng của sáu biến quan sát đều lớn hơn 0.3 Vì vậy, cả sáu biến của thang đo “Kỹ năng mềm” đều thỏa mãn điều kiện và đạt độ tin cậy để tiếp tục thực hiện các bước kiểm định khác

4.3.3 Thang đo biến độc lập Kiến thức

Tác giả sử dụng SPSS 20.0 kiểm định độ tin cậy thang đo “Kiến thức” cho ra kết quả dưới:

Bảng 4 10 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo “Kiến thức”

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Hệ số Cronbach’s Alpha (KT) KIẾN THỨC

Hệ số Cronbach’s Alpha là: 0.833

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả

Theo kết quả từ bảng cho thấy thang đo “Kiến thức” có bốn biến quan sát với hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể là 0.833 (> 0.6); các hệ số tương quan biến tổng của bốn biến quan sát đều lớn hơn 0.3 Vì vậy, cả bốn biến của thang đo “Kiến thức” đều thỏa mãn điều kiện và đạt độ tin cậy để tiếp tục thực hiện các bước kiểm định khác

4.3.4 Thang đo biến độc lập Danh tiếng nhà trường

Tác giả sử dụng SPSS 20.0 kiểm định độ tin cậy thang đo “Danh tiếng nhà trường” cho ra kết quả dưới đây:

Bảng 4 11 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo “Danh tiếng nhà trường”

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Hệ số Cronbach’s Alpha (DT) DANH TIẾNG NHÀ TRƯỜNG

Hệ số Cronbach’s Alpha là: 0.873

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả

Theo kết quả từ bảng cho thấy thang đo “Danh tiếng nhà trường” có năm biến quan sát với hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể là 0.873 (> 0.6); các hệ số tương quan biến tổng của năm biến quan sát đều lớn hơn 0.3 Vì vậy, cả năm biến của thang đo “Danh tiếng nhà trường” đều thỏa mãn điều kiện và đạt độ tin cậy để tiếp tục thực hiện các bước kiểm định khác

4.3.5 Thang đo biến độc lập Mạng lưới quan hệ xã hội

Tác giả sử dụng SPSS 20.0 kiểm định độ tin cậy thang đo “Mạng lưới quan hệ xã hội” cho ra kết quả dưới đây:

Bảng 4 12 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo “Mạng lưới quan hệ xã hội”

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Hệ số Cronbach’s Alpha (XH) MẠNG LƯỚI QUAN HỆ XÃ HỘI

Hệ số Cronbach’s Alpha là: 0.894

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả

Theo kết quả từ bảng cho thấy “Mạng lưới quan hệ xã hội” có bốn biến quan sát với hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể là 0.885 (> 0.6); các hệ số tương quan biến tổng của bốn biến quan sát đều lớn hơn 0.3 Vì vậy, cả bốn biến của thang đo “Mạng lưới quan hệ xã hội” đều thỏa mãn điều kiện và đạt độ tin cậy để tiếp tục thực hiện các bước kiểm định khác

4.3.6 Thang đo biến phụ thuộc Cơ hội lựa chọn việc làm của sinh viên

Tác giả sử dụng SPSS 20.0 kiểm định độ tin cậy thang đo biến phụ thuộc “Cơ hội lựa chọn việc làm của sinh viên” cho ra kết quả dưới đây:

Bảng 4 13 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo “Cơ hội lựa chọn việc làm của sinh viên”

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Hệ số Cronbach’s Alpha (CH) CƠ HỘI LỰA CHỌN VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN

Hệ số Cronbach’s Alpha là: 0.910

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả

Theo kết quả từ bảng cho thấy thang đo “Cơ hội lựa chọn việc làm của sinh viên” có bốn biến quan sát với hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể là 0.910 (> 0.6); các hệ số tương quan biến tổng của bốn biến quan sát đều lớn hơn 0.3 Vì vậy, cả bốn biến của thang đo “Cơ hội lựa chọn việc làm của sinh viên” đều thỏa mãn điều kiện và đạt độ tin cậy để tiếp tục thực hiện các bước kiểm định khác

Vậy sau khi chạy SPSS kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha gồm 29 biến quan sát, thì biến quan sát CMKN5 và CMKN 6 (Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm) bị loại khỏi mô hình do hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 Theo đó, còn lại các biến quan sát của các biến là:

Thứ nhất, Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm (CMKN) với 4 biến quan sát: CMKN1, CMKN2, CMKN3, CMKN4;

Thứ hai, Kỹ năng mềm (KN) với 06 biến quan sát: KN1, KN2, KN3, KN4, KN5, KN6; Thứ ba, Kiến thức (KT) với 04 biến quan sát: KT1, KT2, KT3, KT4;

Thứ tư, Danh tiếng nhà trường (DT) với 05 biến quan sát: DT1, DT2, DT3, DT4, DT5; Thứ năm, Mạng lưới quan hệ xã hội (XH) với 04 biến quan sát: XH1, XH2, XH3, XH4

Nhân tố biến phục thuộc, Cơ hội lựa chọn việc làm của sinh viên (CH) với 4 biến quan sát: CH1, CH2, CH3, CH4.

Phân tích nhân tố khám phá EFA

Hệ số KMO đánh giá sự thích hợp của phân tích nhân tố, khi giá trị KMO ≥ 0.5 là điều kiện đủ để áp dụng phân tích nhân tố Kiểm định Bartlett nhằm kiểm tra xem các biến quan sát có tương quan với nhau hay không, có ý nghĩa thống kê (sig kiểm định Bartlett's < 0.05) các biến quan sát có tương quan với nhau Trị số Eigenvalue xác định số lượng nhân tố chỉ giữ lại những nhân tố có Eigenvalue > 1 Tổng phương sai trích đánh giá mức độ phù hợp của mô hình EFA, ≥ 50% mô hình EFA là phù hợp Hệ số tải nhân tố biểu thị mối quan hệ tương quan giữa biến quan sát với nhân tố Giá trị càng cao, tương quan càng mạnh Mức chất lượng tác giả chọn là ± 0.5 biến quan sát có ý nghĩa thống kê tốt

4.4.1 Phân tích nhân tố khám phá EFA cho các biến độc lập

Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho các thang đo tác động đến cơ hội lựa chọn việc làm của sinh viên dưới đây:

Bảng 4 14 Kết quả kiểm tra hệ số KMO, Bertlett và phương sai trích lần 1

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả

Phân tích nhân tố khám phá cho các biến độc lập được thực hiện bằng phương pháp Principal Components với phép xoay Varimax Với 23 biến quan sát đo lường cho 5 biến độc lập sau khi phân tích Cronbach’s alpha đạt yêu cầu được đưa vào phân tích EFA Kết quả phân tích cho thấy có 5 nhân tố được trích rút tại Eigenvalue là 1.402 > 1 và tổng phương sai trích được là 70.434% > 50% Hệ số KMO là 0.913 > 0.5 thể hiện phân tích nhân tố thích hợp với dữ liệu và có ý nghĩa thống kê và giá trị Sig của kiểm định Bartlett bằng 0.000 < 0.05 chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể

Bảng 4 15 Kết quả phân tích EFA lần 1

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả

Phân tích ma trận xoay cho thấy 23 biến quan sát được phân thành 6 nhân tố Tuy nhiên, 2 biến quan sát KT2 “Kiến thức” và CMKN1 “Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm” có vấn đề và cần được loại bỏ KT2 “Kiến thức” có hệ số tải chênh lệch giữa các nhân tố nhỏ hơn 0.5, vi phạm quy tắc về hệ số tải tiêu chuẩn Do đó, biến này không có mối tương quan rõ ràng với bất kỳ nhân tố nào và cần được loại bỏ

Còn CMKN1 nằm tách biệt với yếu tố "Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm" Điều này cho thấy biến này không phù hợp với nhóm và cần được loại bỏ để đảm bảo tính chính xác của phân tích Việc loại bỏ 2 biến quan sát này sẽ được thực hiện trong lần chạy phân tích nhân tố khám phá tiếp theo

Bảng 4 16 Kết quả kiểm tra hệ số KMO, Bertlett và phương sai trích lần 2

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả

Phân tích nhân tố khám phá cho các biến độc lập được thực hiện bằng phương pháp Principal Components với phép xoay Varimax Với 21 biến quan sát sau khi bị loại ở lần trước và đo lường cho 5 biến độc lập sau khi phân tích Cronbach’s alpha đạt yêu cầu được đưa vào phân tích EFA Kết quả phân tích cho thấy có 5 nhân tố được trích rút tại Eigenvalue là 1.267 > 1 và tổng phương sai trích được là 70.935% > 50% Hệ số KMO là 0.899 > 0.5 thể hiện phân tích nhân tố thích hợp với dữ liệu và có ý nghĩa thống kê và giá trị Sig của kiểm định Bartlett bằng 0.000 < 0.05 chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể

Bảng 4 17 Kết quả phân tích EFA lần 2

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả

Kết quả tại bảng ma trận xoay nhân tổ cho thấy các hệ tải nhân tố của tất cả các biến quan sát đều lớn hơn 0.5 Như vậy, sau lần 2 thực hiện chạy phân tích nhân tố kết quả phân tích rút trích được 05 nhóm nhân tố Theo đó,

Nhóm nhân tố thứ nhất KN “Kỹ năng mềm” với 06 biến quan sát: KN1, KN2, KN3, KN4, KN5, KN6;

Nhóm nhân tố thứ hai DT “Danh tiếng nhà trường” với 05 biến quan sát: DT1, DT2, DT3, DT4, DT5;

Nhóm nhân tố thứ ba XH “Mạng lưới quan hệ xã hội” với 04 biến quan sát: XH1, XH2, XH3, XH4;

Nhóm nhân tố thứ tư CMKN “Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm” với 03 biến quan sát: CMKN2, CMKN3, CMKN4;

Nhóm nhân tố thứ năm KT “Kiến thức” với 03 biến quan sát: KT1, KT3, KT4

4.4.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc

Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc:

Bảng 4 18 Kết quả kiểm tra hệ số KMO, Bartlett và phương sai trích biến phục thuộc

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả

Phân tích nhân tố khám phá cho các biến phụ thuộc được thực hiện bằng phương pháp Principal Components với phép xoay Varimax Với 5 biến quan sát sau khi bị loại ở lần biến phụ thuộc “Cơ hội lựa chọn việc làm của sinh viên” sau khi phân tích Cronbach’s alpha đạt yêu cầu được đưa vào phân tích EFA Kết quả phân tích cho thấy giá trị Eigenvalue là 3.148 > 1 và tổng phương sai trích được là 78.707% > 50% Hệ số KMO là 0.839 > 0.5 thể hiện phân tích nhân tố thích hợp với dữ liệu và có ý nghĩa thống kê và giá trị Sig của kiểm định Bartlett bằng 0.000 < 0.05 chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể

Bảng 4 19 Kết quả phân tích EFA của biến phụ thuộc

Biến quan sát Hệ số

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả

Tất cả 4 quan sát đều đạt yêu cầu khi có trọng số tải nhân tố lớn hơn mức yêu cầu tối thiểu là 0,5 Vì vậy, các kết quả này cho phép kết luận phân tích nhân tố khám phá cho biến phụ thuộc là phù hợp Và 4 quan sát đo lường cho biến phụ thuộc được đưa vào thực hiện các phân tích tiếp theo.

Tương quan tuyến tính Pearson

“Hệ số tương quan (r) có giá trị từ -1 đến 1: r = 0 (hoặc gần 0): Biến số không liên hệ gì với nhau; r = -1 hoặc 1: Hai biến số có mối liên hệ tuyệt đối; r < 0: Khi X tăng, Y giảm (và ngược lại); r > 0: Khi X tăng, Y cũng tăng (và ngược lại)” Kiểm định Pearson khi giả thuyết H0 cho rằng hệ số tương quan bằng 0 Sig < 0.05: Hai biến có tương quan với nhau

Hệ số tương quan càng lớn, tương quan càng chặt Sig > 0.05: Hai biến không có tương quan với nhau

Bảng 4 20 Kết quả kiểm định tương quan tuyến tính Pearson

Cơ hội lựa chọn việc làm của sinh viên

Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm

Mạng lưới quan hệ xã hội

Cơ hội lựa chọn việc làm của sinh viên

Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm

Mạng lưới quan hệ xã hội

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả

Phân tích tương quan Pearson cho thấy tất cả các biến độc lập (CMKN, KN, KT, DT và XH) đều có mối quan hệ tương quan cùng chiều với biến phụ thuộc (có giá trị dương) và đạt mức độ ý nghĩa thống kê (Sig < 0.05) Vậy mức độ tương quan của các biến độc lập và biến phụ thuộc có mức độ lần lượt cụ thể như sau: CMKN (r = 0.696); KN (r = 0.693); XH (r= 0.639); KT (r = 0.636); DT (r = 0.369) Vì vậy, các nhân tố trong mô hình nghiên cứu thỏa mãn điều kiện và được tác giả tiếp tục thực hiện phân tích hồi quy tuyến tính.

Phân tích hồi quy

4.6.1 Kiểm định hiện tượng tự tương quan

Sau khi qua kiểm định tương quan Pearson ở trên, tác giả tiếp tục đưa tất cả các biến đạt yêu cầu với 6 biến độc lập gồm: Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm (CMKN), Kỹ năng mềm (KN), Kiến thức (KT), Danh tiếng nhà trường (DT), Mạng lưới quan hệ xã hội (XH) và tiếp tục thực hiện phân tích hồi quy tuyến tính

Bảng 4 21 Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan

Sai số chuẩn ước lượng Hệ số Durbin-Watson

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả

Theo kết quả phân tích kiểm định mức độ phù hợp cho thấy giá trị R 2 hiệu chỉnh = 0,730 (73.0% > 50%) Điều này cho thấy có 73.0% các biến độc lập đưa vào phân tích hồi quy ảnh hưởng sự biến thiên của biến phụ thuộc “Cơ hội lựa chọn việc làm của sinh viên”, còn lại 27.0% là do sai số ngẫu nhiên hoặc các biến ngoài mô hình Hệ số Durbin-Watson bằng 1.907, nằm trong khoảng 1.5 đến 2.5 nên kết quả không vi phạm giả định tự tương quan chuỗi bậc nhất

4.6.2 Kiểm định sự phù hợp của mô hình

Phép kiểm định F được sử dụng để kiểm định giả thuyết này “H0: Hệ số quyết định R 2 bằng 0, nghĩa là mô hình hồi quy không giải thích được biến phụ thuộc H1: Hệ số quyết định R 2 khác 0, nghĩa là mô hình hồi quy giải thích được biến phụ thuộc Kiểm định Sig < 0.05: Bác bỏ giả thuyết H0, nghĩa là R 2 ≠ 0 có ý nghĩa thống kê, mô hình hồi quy là phù hợp Sig > 0.05: Chấp nhận giả thuyết H0, nghĩa là R 2 = 0 có ý nghĩa thống kê, mô hình hồi quy không phù hợp” (Pham L, 2023)

Bảng 4 22 Kết quả kiểm định mức độ phù hợp của mô hình

Mô hình Tổng bình phương df Bình phương trung bình F Sig

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả

Kết luận, phân tích phương sai (ANOVA) cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính được sử dụng là phù hợp với thực tế và các biến trong mô hình đều thỏa mãn các tiêu chuẩn chấp nhận Mức ý nghĩa Sig =0.000 < 0.05, cho thấy mô hình có ý nghĩa thống kê và có thể được sử dụng để giải thích dữ liệu Trị số thống kê F đạt 168.115 được tính từ các giá trị R 2 của mô hình đầy đủ tại các mức ý nghĩa Sig = 0.000 Kiểm tra không phát hiện hiện tượng tự tương quan trong chuỗi bậc nhất, đảm bảo độ tin cậy của mô hình

4.6.3 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến

Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến: Đánh giá xem hệ số hồi quy của mỗi biến độc lập (X1, X2, ) có ý nghĩa thống kê hay không, nghĩa là biến độc lập đó có tác động thực sự lên biến phụ thuộc hay không H0: Hệ số hồi quy của biến độc lập Xi bằng 0 (biến Xi không tác động lên biến phụ thuộc) H1: Hệ số hồi quy của biến độc lập Xi khác 0 (biến

Xi tác động lên biến phụ thuộc)

Hiện tượng đa cộng tuyến “dùng chỉ số phóng đại phương sai VIF để kiểm tra, chỉ số VIF

≤ 10 Nếu VIF của một biến độc lập nào đó > 10 thi biến này không có giá trị giải thích biển thiên của Y Giá trị VIF của các biến đều nhỏ hơn 10 thì điều này cho thấy hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập là chấp nhận được Nếu VIF < 2 không bị đa cộng tuyến Nếu hệ số Tolerance bé hơn 0.5 thì có dấu hiệu đa cộng tuyến, bé hơn 0.1 thì chắc chắn có đa cộng tuyến” (Pham L, 2021)

Bảng 4 23 Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến

Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa

Hệ số hồi quy chuẩn hóa t Sig

Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến

Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm

Danh tiếng nhà trường 080 031 081 2.547 011 855 1.169 Mạng lưới quan hệ xã hội

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả

Nhìn vào bảng kết quả cho thấy, giá trị VIF của các biến độc lập nằm trong khoảng từ 1.169 đến 1.847 Như vậy, các giá trị VIF đều nằm trong khoảng từ 1 đến 2 cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến Do không có đa cộng tuyến, ta có thể tin tưởng rằng mức độ giải thích của các biến độc lập lên biến phụ thuộc là đáng tin cậy Các biến độc lập trong mô hình có tác động độc lập đến biến phụ thuộc và không bị ảnh hưởng bởi sự trùng lặp thông tin giữa các biến

4.6.4 Kiểm định phân phối của phần dư

Kiểm định phân phối của phần dư được thực hiện để kiểm tra các điều kiện cần thiết cho việc sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính Đây là một phần quan trọng của việc kiểm tra giả định của mô hình hồi quy và đảm bảo rằng mô hình đáng tin cậy và phù hợp với dữ liệu

Hình 4 2 Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa Histogram

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả

Biểu đồ Histogram của phần dư chuẩn hóa cho thấy hình dạng tương đồng với đường cong phân phối chuẩn Giá trị trung bình xấp xỉ bằng 0 với giá trị -1.12E-15 và độ lệch chuẩn xấp xỉ bằng 1 với giá trị 0,992 Căn cứ vào những kết quả này, có thể kết luận rằng phần dư chuẩn hóa của mô hình không có hiện tượng vi phạm phân phối chuẩn

4.6.5 Kiểm định hiện tượng phương sai phần dư thay đổi

Kết quả mối liên hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập bằng biểu đồ phân tán Scatter Plot:

Hình 4 3 Biểu đồ phân tán Scatter Plot

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả

Kết quả đồ thị cho thấy, phần dư phân bổ xung quanh đường tung độ 0 và các điểm phân bổ của phần dư không phân bổ theo các dạng đồ thị như parabol, cubic,… Như vậy, không có dấu hiệu tồn tại hiện phương sai phần dư thay đổi

4.6.6 Kết quả hồi quy tuyến tính đa biến

Hệ số hồi quy B: Biểu thị mức độ thay đổi của biến phụ thuộc khi biến độc lập tăng 1 đơn vị, giữ nguyên các biến độc lập khác Đơn vị đo lường của B phụ thuộc vào đơn vị đo lường của biến phụ thuộc và biến độc lập “Dấu của B cho biết hướng tác động của biến độc lập lên biến phụ thuộc, B > 0 biến độc lập tác động thuận chiều lên biến phụ thuộc hoặc B < 0 biến độc lập tác động nghịch chiều lên biến phụ thuộc” (Pham L, 2023)

Hệ số hồi quy Beta: Biểu thị mức độ tác động tương đối của các biến độc lập lên biến phụ thuộc khi tất cả các biến độc lập đều được chuẩn hóa về đơn vị trung bình 0 và độ lệch chuẩn 1 Đơn vị của Beta là đơn vị không có tên “Dấu của Beta cho biết hướng tác động của biến độc lập lên biến phụ thuộc (giống như B) So sánh giá trị tuyệt đối Beta càng lớn, biến độc lập tác động càng mạnh lên biến phụ thuộc, nên so sánh Beta của các biến độc lập có cùng đơn vị đo lường” (Pham L, 2023)

Bảng 4 24 Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến

Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa

Hệ số hồi quy chuẩn hóa t Sig

Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến

Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm

Kiến thức 225 034 243 6.659 000 655 1.527 Danh tiếng nhà trường 080 031 081 2.547 011 855 1.169 Mạng lưới quan hệ xã hội

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả

Theo kết từ bảng trên cho thấy rằng hệ số Sig của năm biến độc lập đều nhỏ hơn 0.05, cụ thể các yếu tố như: Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm (CMKN) có mức ý nghĩa Sig 0.000 < 0.05; Kỹ năng mềm (KN) có mức ý nghĩa Sig = 0.000 < 0.05; Kiến thức (KT) có mức ý nghĩa Sig = 0.000 < 0.05; Danh tiếng nhà trường có mức ý nghĩa Sig = 0.011 < 0.05 và Mạng lưới quan hệ xã hội (XH) có mức ý nghĩa Sig = 0.000 < 0.05 nên cả năm biến đều được nhận và hệ số Beta > 0 cho thấy các biến độc lập có tác động cùng chiều lên biển phụ thuộc Cơ hội lựa chọn việc làm của sinh viên (CH) Như vậy, các nhân tố này có ý nghĩa thống kê và được đưa vào phương trình hồi quy

Phương trình hồi quy chưa chuẩn hóa:

CH = -0.260 + 0.319*CMKN + 0.258*KN + 0.225*KT + 0.080*DT + 0.245*XH

Phương trình hồi quy chuẩn hóa:

CH = 0.328*CMKN + 0.229*KN + 0.243*KT + 0.081*DT + 0.254*XH

Phương trình hồi quy tuyến tính chuẩn hóa giúp đồng nhất biên độ tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc, giúp việc so sánh tác động của các biến trở nên dễ dàng hơn Kết quả ta thấy được R² hiệu chỉnh bằng 73.0% có nghĩa là mức độ giải thích của các biến độc lập (1) Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm, (2) Kỹ năng mềm, (3) Kiến thức, (4) Danh tiếng nhà trường, (5) Mạng lưới quan hệ xã hội lên 73.0% sự biến thiên phương sai của Cơ hội lựa chọn việc làm của sinh viên Mức độ giải thích thông qua hệ số điều chỉnh lớn hơn 50% được đánh giá cao Kết quả cuối cùng sau hồi quy tuyến tỉnh cho thấy cơ hội lựa chọn việc làm của sinh viên chịu tác động tích cực lên 5 yếu tố với mức độ tác động giảm dần theo thứ tự là Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm, Mạng lưới quan hệ xã hội, Kiến thức, Kỹ năng mềm, Danh tiếng nhà trường.

Kết luận kết quả nghiên cứu

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy rằng 5 nhân tố đều có hệ số Sig < 0,05 và VIF < 2 đã chứng tỏ: Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm (CMKN), Kỹ năng mềm (KN), Kiến thức (KT), Danh tiếng nhà trường (DT), Mạng lưới quan hệ xã hội (XH) có ảnh hưởng thuận chiều đến Cơ hội lựa chọn việc làm của sinh viên (CH) Do đó giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5 được chấp nhận Trong đó:

Giả thuyết H1: Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm có tác động mạnh thứ hai đến cơ hội lựa chọn việc làm của sinh viên khối ngành kinh tế sau tốt nghiệp Theo kết quả nghiên cứu thì giả thuyết H1 được chấp nhận với các biến quan sát (CMKN2, CMKN3, CMKN4), điều này cho thấy được yếu tố trình độ chuyên môn và kinh nghiệm khi có bằng thạc sĩ hoặc bằng cấp khác cao hơn, hay có chứng chỉ chuyên môn kèm theo có thể bổ trợ cho công việc, cũng như chương trình học có nhiều cơ hội trải nghiệm thực tế và thực hành nghiệp vụ đều có sự tác động tích cực đến cơ hội lựa chọn việc làm

Giả thuyết H2: Kỹ năng mềm có tác động mạnh nhất đến cơ hội lựa chọn việc làm của sinh viên khối ngành kinh tế sau tốt nghiệp Theo kết quả nghiên cứu thì giả thuyết H2 được chấp nhận với tất cả biến quan sát, điều này cho thấy yếu tố kỹ năng mềm khi chủ động tìm kiếm việc làm từ nhiều kênh thông tin khác nhau, hay có định hướng về nghề nghiệp rõ ràng, hoặc Tôi có thể sử dụng thành thạo tin học văn phòng (Word, Excel, PowerPoint, …), cũng như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, đàm phán tốt, và kỹ năng trả lời phỏng vấn tốt khi xin việc, cuối cùng sẵn sàng lao động và chấp nhận rủi ro trong công việc đều có sự tác động tích cực đến cơ hội lựa chọn việc làm

Giả thuyết H3: Kiến thức có tác động mạnh thứ tư đến cơ hội lựa chọn việc làm của sinh viên khối ngành kinh tế sau tốt nghiệp Theo kết quả nghiên cứu thì giả thuyết H3 được chấp nhận với các biến quan sát (KT1, KT3, KT4), điều này cho thấy yếu tố kiến thức khi đã tiếp thu các kiến thức chuyên môn tiếp nhận từ nhà trường, hay hiểu biết về môi trường hoạt động của doanh nghiệp, cũng như điểm trung bình tác động tích cực đến cơ hội lựa chọn việc làm

Giả thuyết H4: Danh tiếng nhà trường có tác động mạnh thứ năm đến cơ hội lựa chọn việc làm của sinh viên khối ngành kinh tế sau tốt nghiệp Theo kết quả nghiên cứu thì giả thuyết H4 được chấp nhận với tất cả biến quan sát, điều này cho thấy yếu tố danh tiếng nhà trường khi chất lượng đào tạo, chất lượng giảng viên, cơ sở vật chất, hay trường gắn kết với các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp, cũng như danh tiếng nhà trường và ngành học được nhiều sinh viên lựa chọn tác động tích cực đến cơ hội lựa chọn việc làm

Giả thuyết H5: Mạng lưới quan hệ xã hội có tác động mạnh thứ ba đến cơ hội lựa chọn việc làm của sinh viên khối ngành kinh tế sau tốt nghiệp Theo kết quả nghiên cứu thì giả thuyết H5 được chấp nhận với tất cả biến quan sát, điều này cho thấy yếu tố mạng lưới quan hệ xã hội khi từng làm công việc do người thân, bạn bè giới thiệu hay chủ động mở rộng và xây dựng mối quan hệ bên ngoài để gia tăng cơ hội nghề nghiệp, cũng như có các mối quan hệ tốt với thầy cô tác động tích cực đến cơ hội lựa chọn việc làm

Bảng 4 25 Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết Nội dung Kỳ vọng

Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm có tác động đến cơ hội lựa chọn việc làm của sinh viên khối ngành kinh tế sau tốt nghiệp

Kỹ năng mềm có tác động đến cơ hội lựa chọn việc làm của sinh viên khối ngành kinh tế sau tốt nghiệp

Kiến thức có tác động đến cơ hội lựa chọn việc làm của sinh viên khối ngành kinh tế sau tốt nghiệp

Danh tiếng nhà trường có tác động đến cơ hội lựa chọn việc làm của sinh viên khối ngành kinh tế sau tốt nghiệp

Mạng lưới quan hệ xã hội có tác động đến cơ hội lựa chọn việc làm của sinh viên khối ngành kinh tế sau tốt nghiệp

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả

Chương 4 của bài nghiên cứu đưa ra các kết quả phân tích dữ liệu một cách chi tiết, được trình bày qua các bảng thống kê mô tả Dữ liệu thu thập được được phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0, kiểm định sự phù hợp của các biến quan sát thông qua việc đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach's Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA Sau đó, tác giả tiến hành phân tích tương quan Pearson và hồi quy tuyến tính để kiểm định sự phù hợp của mô hình với các giả thuyết đặt ra Kết quả cuối cùng từ hồi quy tuyến tính cho thấy rằng cơ hội lựa chọn việc làm của sinh viên bị ảnh hưởng bởi 5 yếu tố, theo thứ tự giảm dần về mức độ tác động: Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm, Mạng lưới quan hệ xã hội, Kiến thức, Kỹ năng mềm, Danh tiếng nhà trường Dựa trên những kết quả này, tác giả đã đưa ra các kết luận và gợi ý quản trị cho các nhà kinh doanh, được trình bày trong chương cuối của bài nghiên cứu

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu trình bày trong Chương 4, để đề xuất một số hàm ý quản trị và phân tích các yếu tố chính tác động đến cơ hội lựa chọn việc làm của sinh viên tốt nghiệp đại học khối ngành kinh tế tại Thành phố Hồ Chí Minh

Chương 1 nhằm giới thiệu mục đích về đề tài nghiên cứu "Các yếu tố tác động đến cơ hội lựa chọn việc làm của sinh viên đại học khối ngành kinh tế sau khi tốt nghiệp tại các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh" Lý do bài nghiên cứu này nhằm tìm hiểu thị trường lao động hiện nay, đặc biệt cho sinh viên kinh tế và hiểu rõ các yếu tố tác động đến cơ hội việc làm giúp sinh viên có định hướng tốt hơn Ngoài ra, xác định mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu giúp người đọc có cái nhìn khái quát về đề tài.

HÀM Ý VÀ KẾT LUẬN

Kết luận chung

Sau khi hiệu chỉnh thang đo đều đạt độ tin cậy và đạt giá trị cho phép Kết quả nghiên cứu đưa ra được các yếu tố bao gồm: (1) trình độ chuyên môn và kinh nghiệm, (2) kỹ năng mềm, (3) kiến thức, (4) danh tiếng trường học, và (5) quan hệ công chúng trực tuyến

Kết quả nghiên cứu góp phần vào hệ thống thang đo các khái niệm nghiên cứu tại Việt Nam Điều này sẽ giúp các nhà nghiên cứu, đơn vị thống kê có cái nhìn khách quan hơn về vấn đề lực lượng lao động là sinh viên mới tốt nghiệp tại Việt Nam Theo kết quả nghiên cứu, có thể thấy rằng (1) trình độ chuyên môn và kinh nghiệm còn lại 3 biến quan sát, (2) kỹ năng mềm còn lại 6 biến quan sát, (3) kiến thức còn lại 3 biến quan sát, (4) danh tiếng trường học còn lại 5 biến quan sát và (5) mạng lưới quan hệ xã hội còn lại 4 biến quan sát Những phát hiện từ các mô hình giúp thúc đẩy các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học tìm hiểu cơ hội lựa chọn việc làm Các thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này đã được đánh giá về giá trị và độ tin cậy khi đo bằng các kiểm định thang đo này

Ngoài ra, kết quả kiểm định cho thấy khung lý thuyết được sử dụng trong nghiên cứu hoàn toàn phù hợp với dữ liệu thị trường, qua đó khẳng định tính chính xác và tin cậy của nghiên cứu Các giả thuyết nghiên cứu được đề ra đã được kiểm chứng và chấp nhận, cho thấy ý nghĩa thực tiễn quan trọng đối với sinh viên sau khi tốt nghiệp Nghiên cứu này đã góp phần bổ sung và hoàn thiện hệ thống lý thuyết về lĩnh vực lựa chọn việc làm, đồng thời cung cấp mô hình nghiên cứu có giá trị tham khảo cho các nhà nghiên cứu khác trong lĩnh vực việc làm và người lao động, đặc biệt là những nghiên cứu liên quan đến cơ hội lựa chọn việc làm của sinh viên đại học khối ngành kinh tế sau khi tốt nghiệp.

Thảo luận kết quả nghiên cứu

Nghiên cứu đã xây dựng thành công mô hình đo lường với độ tin cậy và giá trị thống kê thỏa mãn Mô hình này sử dụng các yếu tố như trình độ chuyên môn và kinh nghiệm, kỹ năng mềm, kiến thức, danh tiếng nhà trường, mạng lưới quan hệ xã hội để đánh giá hiệu quả việc lựa chọn việc làm Qua đó, nghiên cứu cung cấp góc nhìn khách quan cho các nhà nghiên cứu và đơn vị thống kê về vấn đề lao động, đặc biệt là nguồn nhân lực trẻ mới ra trường tại Việt Nam

Yếu tố thứ nhất, kết quả nghiên cứu của mô hình ta có thể thấy được kết quả có sự tương đồng với kết quả nghiên cứu về các yếu tố thứ nhất về trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của D.G.M.S.Jayasingha, S.M.B.L.Suraweera (2020), Đỗ Hương Giang và cộng sự (2022), Nguyễn Quyết (2017) và Nguyễn Thị Thu Hà và cộng sự (2022) có tác động cùng chiều đến cơ hội lựa chọn việc làm của sinh viên của tác giả đưa ra Do đó, theo đề xuất tất cả sinh viên nên tham gia trải nghiệm làm việc có cấu trúc trước khi tốt nghiệp Thông qua việc tham gia thực tế, sinh viên có cơ hội áp dụng kiến thức lý thuyết đã học vào thực tế công việc, rèn luyện chuyên môn và cách thức ứng xử phù hợp trong môi trường tổ chức Ngoài ra, khi có bằng cấp cao và chứng chỉ chuyên môn bổ trợ cũng giúp sinh viên có nhiều cơ hội lựa chọn việc làm cho bản thân

Yếu tố thứ hai kỹ năng mềm của D.G.M.S.Jayasingha, S.M.B.L.Suraweera (2020), Vũ Thị Thùy Dung, Lê Minh Chiến (2023), Nguyễn Thị Diễm Hằng và Ngô Mỹ Tâm (2019), Đỗ Hương Giang và cộng sự (2022), Nguyễn Quyết (2017) và Nguyễn Thị Thu Hà và cộng sự (2022) nghiên cứu đã chứng minh mối quan hệ mật thiết và có tác động cùng chiều động cùng chiều đến cơ hội lựa chọn việc làm của sinh viên của tác giả đưa ra Điều này đòi hỏi các trường đại học cần đổi mới chương trình đào tạo để tập trung phát triển kỹ năng cho sinh viên “Kỹ năng mềm, bao gồm kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề và kỹ năng phân tích, đóng vai trò then chốt trong việc giúp sinh viên hòa nhập môi trường làm việc và thành công trong sự nghiệp” Kỹ năng giao tiếp hiệu quả giúp sinh viên xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp, cấp trên và khách hàng, từ đó tạo dựng cơ hội thăng tiến trong công việc Kỹ năng giải quyết vấn đề giúp sinh viên thích nghi với những tình huống bất ngờ và đưa ra giải pháp hiệu quả Kỹ năng phân tích giúp sinh viên thu thập và xử lý thông tin một cách logic, từ đó đưa ra quyết định sáng suốt Đối với sinh viên tốt nghiệp, kỹ năng nói chung và kỹ năng mềm nói riêng đóng vai trò vô cùng quan trọng Kỹ năng giao tiếp và ứng xử ngày càng trở nên cần thiết để nâng cao khả năng tìm việc làm Kỹ năng tin học cũng được đánh giá cao, thể hiện qua việc nhiều trường đại học chú trọng đào tạo ngoại ngữ và tin học cho sinh viên Ngoài kỹ năng mềm, kỹ năng ứng dụng cũng đóng vai trò quan trọng không kém Kỹ năng này bao gồm kỹ năng thuyết trình, xử lý tình huống, làm việc nhóm, quản lý, phỏng vấn và thực hành vận dụng kiến thức vào thực tế Rèn luyện kỹ năng ứng dụng giúp sinh viên tự tin hơn trong công việc, thích nghi nhanh chóng với môi trường làm việc mới và nâng cao khả năng tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp

Yếu tố thứ ba kiến thức có tác động cùng chiều bởi hai nghiên cứu của Nguyễn Thị Diễm Hằng và Ngô Mỹ Tâm (2019) và Nguyễn Quyết (2017) đều có sự kỳ vọng tăng cơ hội lựa chọn việc làm của sinh viên của tác giả đưa ra Nghiên cứu khẳng định kiến thức, bao gồm kiến thức chuyên môn từ nhà trường và kiến thức thực tế từ doanh nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong việc giúp sinh viên tìm kiếm cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp Thiếu hụt kiến thức chuyên ngành là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sinh viên ra trường không có việc làm Sinh viên cần chủ động trau dồi kiến thức thông qua việc học tập tại trường, tham gia các hoạt động thực tiễn tại doanh nghiệp và cập nhật liên tục những kiến thức mới trong lĩnh vực chuyên môn của mình

Yếu tố thứ tư danh tiếng nhà trường, cho thấy hai nghiên cứu có sự trái ngược nhau cụ thể là theo nghiên cứu của Vũ Thị Thùy Dung, Lê Minh Chiến (2023) có tác động cùng chiều với bài nghiên cứu đã xây dựng đề án ngành học phù hợp với đề án vị trí việc làm, tăng cơ hội lựa chọn việc làm phù hợp Điều này không chỉ đáp ứng đúng, trúng với yêu cầu của thị trường, của thực tiễn xã hội mà còn giúp nhà trường có sự phát triển bền vững trong tương lai Còn đối với nghiên cứu Nguyễn Quyết (2017) có tác động ngược chiều với nghiên cứu của tác giả, cho rằng để đáp ứng nhu cầu thực tế và nâng cao chất lượng đào tạo, nhà trường cần thực hiện đổi mới chương trình đào tạo theo hướng gắn liền với thực tiễn Đồng thời, nhà trường cũng cần chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giảng viên, giúp họ không chỉ truyền thụ kiến thức chuyên môn mà còn trở thành những nhà tư vấn thực thụ, truyền cảm hứng và định hướng cho sinh viên phát triển năng lực nhận thức và tư duy sáng tạo

Yếu tố thứ năm mạng lưới quan hệ xã hội, cũng như yếu tố thứ tư có sự trái ngược nhau Theo nghiên cứu của Divyang Purohit, Mitesh Jayswal và Ashutosh Muduli (2021), Nguyễn Thị Diễm Hằng và Ngô Mỹ Tâm (2019), và Nguyễn Thị Thu Hà và cộng sự (2022) có kết quả tích cực và tác động cùng chiều ở hai bài nghiên cứu Ngoài việc tập trung học tập, sinh viên nên dành thời gian xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè và sinh viên khóa trên Mối quan hệ này đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sinh viên tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp.Ngược lại, theo Đỗ Hương Giang và cộng sự

(2022) có sự tác động ngược chiều so với hai nghiên cứu trên và tác giả đưa ra Có thể khẳng định rằng, khả năng xin việc sau khi ra trường của sinh viên phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố chủ quan đến từ bản thân sinh viên

Tóm lại, cho thấy năm yếu tố mà tác giả đưa ra đều có tác động cùng chiều với các bài nghiên cứu trước đây Và cần nhiều bài nghiên cứu liên quan đến cơ hội lựa chọn việc làm, để làm rõ hơn các nhân tố tác động đến cơ hội lựa chọn việc làm của sinh viên đại học Ngoài ra, cần lưu ý rằng kết quả nghiên cứu này có thể chịu tác động bởi một số yếu tố như phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu và dữ liệu sử dụng

Do đó, để có được kết quả chính xác và khách quan hơn, cần tiến hành thêm các nghiên cứu mở rộng phạm vi, áp dụng đa dạng phương pháp nghiên cứu và sử dụng dữ liệu đại diện lớn hơn Việc này sẽ giúp xác định chính xác hơn các yếu tố quan trọng trong lĩnh vực nhân sự và vấn đề lao động, từ đó đưa ra những định hướng hiệu quả cho hoạt động quản lý và phát triển nguồn nhân lực đặc biệt nguồn lao động trẻ là sinh viên mới tốt nghiệp hiện nay.

Đề xuất hàm ý quản trị

Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng có 5 yếu tố tác động đến cơ hội lựa chọn việc làm của sinh viên bao gồm là Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm, Kỹ năng mềm, Kiến thức, Danh tiếng nhà trường, Mạng lưới quan hệ xã hội Để có đánh giá khách quan về các sinh viên đại học khối ngành kinh tế sau tốt nghiệp có thể tìm kiếm và lựa chọn cơ hội công việc phù hợp với khả năng của mình

Bảng 5 1 Thống kê mô tả yếu tố Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm

Nội dung biến quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn

Tôi đã có bằng thạc sĩ hoặc bằng cấp khác cao hơn 4.00 846 Tôi có chứng chỉ chuyên môn kèm theo có thể bổ trợ cho công việc 3.93 869

Chương trình học của tôi có nhiều cơ hội trải nghiệm thực tế và thực hành nghiệp vụ 3.92 851

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả

Theo bảng 5.1, kết quả nghiên cứu hội quy chuẩn hóa cho thấy được yếu tố Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất (hệ số Beta = 0.328) đến cơ hội lựa chọn việc làm của sinh viên Điều này được chứng minh yếu tố “Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm” có giá trị trung bình dao động từ 3.92 đến 4.00, biến quan sát có mức độ đánh giá cao nhất là CMKN2 “Tôi đã có bằng thạc sĩ hoặc bằng cấp khác cao hơn” với giá trị trung bình cao nhất là 4.00 Tiếp đó là biến quan sát cũng được đánh giá khá cao là CMKN3 “Tôi có chứng chỉ chuyên môn kèm theo có thể bổ trợ cho công việc” giá trị trung bình là 3.93 Cuối cùng là biến CMKN4 “Chương trình học của tôi có nhiều cơ hội trải nghiệm thực tế và thực hành nghiệp vụ” được đánh giá thấp nhất với giá trị trung bình 3.92 Vậy đề xuất hàm ý quản trị được đề ra là:

Sinh viên tốt nghiệp sở hữu trình độ chuyên môn cao, chứng chỉ liên quan và kinh nghiệm thực tế chính là nguồn nhân lực chất lượng, đáp ứng nhu cầu cấp thiết của thị trường lao động hiện nay Giúp doanh nghiệp có thể tuyển dụng những ứng viên này vào các vị trí quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng cường năng lực cạnh tranh Các trường đại học cần phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp để đào tạo sinh viên theo nhu cầu thực tế của thị trường lao động, đảm bảo chất lượng đầu ra Ngoài ra, sinh viên có trình độ chuyên môn cao, chứng chỉ chuyên môn và kinh nghiệm thực tế có thể tham gia vào các hoạt động nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo Chương trình đào tạo cần được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động và phù hợp với trình độ của sinh viên có bằng thạc sĩ hoặc bằng cấp cao hơn, có chứng chỉ chuyên môn và kinh nghiệm thực tế Sự hợp tác chặt chẽ giữa doanh nghiệp và trường đại học sẽ góp phần tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, có đủ năng lực và kỹ năng để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, từ đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế

Bảng 5 2 Thống kê mô tả yếu tố Kỹ năng mềm

Nội dung biến quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn

Tôi chủ động tìm kiếm việc làm từ nhiều kênh thông tin khác nhau (các kênh tuyển dụng truyền thông, mạng xã hội, bạn bè, người quen, hội nhóm,…)

Tôi có định hướng về nghề nghiệp rõ ràng 4.11 871

Tôi có thể sử dụng thành thạo tin học văn phòng (Word,

Tôi có kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, đàm phán tốt 3.98 822

Tôi có kỹ năng trả lời phỏng vấn tốt khi xin việc 4.23 857 Tôi sẵn sàng lao động và chấp nhận rủi ro trong công việc 4.14 761

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả

Theo bảng 5.2, kết quả nghiên cứu hội quy chuẩn hóa cho thấy được yếu tố Kỹ năng mềm là yếu tố ảnh hưởng mạnh thứ tư (hệ số Beta = 0.229) đến cơ hội lựa chọn việc làm của sinh viên Điều này được chứng minh yếu tố “Kỹ năng mềm” có giá trị trung bình dao động từ 3.87 đến 4.23, biến quan sát có mức độ đánh giá cao nhất là KN5 “Tôi có kỹ năng trả lời phỏng vấn tốt khi xin việc” với giá trị trung bình cao nhất là 4.23 Tiếp đó là biến quan sát cũng được đánh giá khá cao thứ hai là KN6 “Tôi sẵn sàng lao động và chấp nhận rủi ro trong công việc” giá trị trung bình là 4.14 Và lần lượt là các biển KN2 “Tôi có định hướng về nghề nghiệp rõ ràng” với giá trị trung bình là 4.11, KN3 “Tôi có thể sử dụng thành thạo tin học văn phòng (Word, Excel, PowerPoint, …)” với giá trị trung bình là 4.05, KN4 “Tôi có kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, đàm phán tốt” với giá trị trung bình là 3.87 Cuối cùng thấp nhất là biến KN1 “Tôi chủ động tìm kiếm việc làm từ nhiều kênh thông tin khác nhau (các kênh tuyển dụng truyền thông, mạng xã hội, bạn bè, người quen, hội nhóm,…)” được đánh giá thấp nhất với giá trị trung bình 3.92 Vậy đề xuất hàm ý quản trị được đề ra là:

Khuyến khích sinh viên sử dụng đa dạng các kênh thông tin tìm kiếm việc làm và tìm kiếm thông tin về thị trường lao động, nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp để định hướng tìm kiếm phù hợp Nắm vững các kỹ năng tin học văn phòng cơ bản như sử dụng Word, Excel, PowerPoint, để đáp ứng yêu cầu công việc Chuẩn bị kỹ lưỡng cho các buổi phỏng vấn để thể hiện được năng lực và phẩm chất của bản thân một cách tốt nhất Rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, đàm phán để có thể tự tin trình bày ý tưởng, thuyết phục người khác và đạt được mục tiêu trong công việc Có tinh thần học hỏi, ham công tiếc việc, sẵn sàng đương đầu với thử thách và rủi ro trong công việc

Bảng 5 3 Thống kê mô tả yếu tố Kiến thức

Nội dung biến quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn

Tôi đã tiếp thu các kiến thức chuyên môn tiếp nhận từ nhà trường 3.90 904

Tôi hiểu biết về môi trường hoạt động của doanh nghiệp 4.08 912 Điểm trung bình của tôi tác động đến cơ hội lựa chọn việc làm 4.02 901

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả

Theo bảng 5.3, kết quả nghiên cứu hội quy chuẩn hóa cho thấy được yếu tố Kiến thức là yếu tố ảnh hưởng mạnh thứ ba (hệ số Beta = 0.243) đến cơ hội lựa chọn việc làm của sinh viên Điều này được chứng minh yếu tố “Kiến thức” có giá trị trung bình dao động từ 3.90 đến 4.08, biến quan sát có mức độ đánh giá cao nhất là KT3 “Tôi hiểu biết về môi trường hoạt động của doanh nghiệp” với giá trị trung bình cao nhất là 4.08 Tiếp đó là biến quan sát cũng được đánh giá khá cao thứ hai là KT4 “Điểm trung bình của tôi tác động đến cơ hội lựa chọn việc làm” giá trị trung bình là 4.02 Cuối cùng thấp nhất là biến KT1 “Tôi đã tiếp thu các kiến thức chuyên môn tiếp nhận từ nhà trường” được đánh giá thấp nhất với giá trị trung bình 3.90 Vậy đề xuất hàm ý quản trị được đề ra là:

Cập nhật chương trình học theo nhu cầu thị trường lao động, chú trọng kiến thức đã học để áp dụng trong công việc Áp dụng phương pháp giảng dạy hiện đại, tích hợp lý thuyết và thực tiễn, khuyến khích sinh viên tham gia thực tập, nghiên cứu khoa học Đa dạng hóa phương pháp đánh giá, chú trọng đánh giá năng lực, kỹ năng và phẩm chất đạo đức của sinh viên thay vì các yếu tố khác Các trường đại học cần nâng cao chất lượng đào tạo, tăng cường liên kết với doanh nghiệp, hỗ trợ sinh viên định hướng nghề nghiệp và đánh giá hiệu quả đào tạo để giúp sinh viên có được việc làm tốt sau khi ra trường Sinh viên cũng cần chủ động học tập, rèn luyện kỹ năng và tích cực tìm kiếm cơ hội cho bản thân

Bảng 5 4 Thống kê mô tả yếu tố Danh tiếng nhà trường

Nội dung biến quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn

Chất lượng đào tạo tác động đến cơ hội lựa chọn việc làm của tôi 4.00 813

Chất lượng giảng viên tác động đến cơ hội lựa chọn việc làm của tôi 3.74 914

Trường tôi gắn kết với các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp 4.03 990

Cơ sở vật chất tác động đến cơ hội lựa chọn việc làm của tôi 3.86 959

Danh tiếng nhà trường và ngành học được nhiều sinh viên lựa chọn 3.89 913

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả

Theo bảng 5.4, kết quả nghiên cứu hội quy chuẩn hóa cho thấy được yếu tố Danh tiếng nhà trường là yếu tố ảnh hưởng mạnh thứ năm (hệ số Beta = 0.081) đến cơ hội lựa chọn việc làm của sinh viên Điều này được chứng minh yếu tố “Danh tiếng nhà trường” có giá trị trung bình dao động từ 3.74 đến 4.03, biến quan sát có mức độ đánh giá cao nhất là DT3

“Trường tôi gắn kết với các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp” với giá trị trung bình cao nhất là 4.03 Tiếp đó là biến quan sát cũng được đánh giá khá cao thứ hai là DT1 “Chất lượng đào tạo tác động đến cơ hội lựa chọn việc làm của tôi” giá trị trung bình là 4.00 Và lần lượt là các biển DT5 “Danh tiếng nhà trường và ngành học được nhiều sinh viên lựa chọn” với giá trị trung bình là 3.89, DT4 “Cơ sở vật chất tác động đến cơ hội lựa chọn việc làm của tôi” với giá trị trung bình là 3.86 Cuối cùng thấp nhất là biến DT2 “Chất lượng giảng viên tác động đến cơ hội lựa chọn việc làm của tôi” được đánh giá thấp nhất với giá trị trung bình 3.74 Vậy đề xuất hàm ý quản trị được đề ra là: Để có sự danh tiếng nhà trường thì nhà trường cần tuyển dụng giảng viên có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm giảng dạy và thực hành phong phú Nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ cho giảng viên Có chính sách đãi ngộ hợp lý để thu hút và giữ chân giảng viên giỏi Đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy và học tập hiện đại, đáp ứng nhu cầu của sinh viên Đảm bảo an toàn cho sinh viên trong môi trường học tập Tạo môi trường học tập thân thiện, thoải mái cho sinh viên Xây dựng và quảng bá thương hiệu nhà trường thông qua các kênh truyền thông hiệu quả Quảng bá thành tích của nhà trường trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác Hợp tác với các trường đại học uy tín trên thế giới để nâng cao vị thế của nhà trường

Bảng 5 5 Thống kê mô tả yếu tố Mạng lưới quan hệ xã hội

Nội dung biến quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn

Tôi đã từng làm công việc do người thân, bạn bè giới thiệu 3.89 871

Tôi chủ động mở rộng và xây dựng mối quan hệ bên ngoài để gia tăng cơ hội nghề nghiệp 3.98 890

Cơ hội việc làm từ các mối quan hệ giúp tôi tiết kiệm thời gian và đúng chuyên môn hơn 3.91 879

Tôi có các mối quan hệ tốt với thầy cô 3.93 871

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả

Theo bảng 5.5, kết quả nghiên cứu hội quy chuẩn hóa cho thấy được yếu tố Mạng lưới quan hệ xã hội là yếu tố ảnh hưởng mạnh thứ hai (hệ số Beta = 0.254) đến cơ hội lựa chọn việc làm của sinh viên Điều này được chứng minh yếu tố “Mạng lưới quan hệ xã hội” có giá trị trung bình dao động từ 3.89 đến 3.98, biến quan sát có mức độ đánh giá cao nhất là XH2 “Tôi chủ động mở rộng và xây dựng mối quan hệ bên ngoài để gia tăng cơ hội nghề nghiệp” với giá trị trung bình cao nhất là 3.98 Tiếp đó là biến quan sát cũng được đánh giá khá cao thứ hai là XH4“Tôi có các mối quan hệ tốt với thầy cô” giá trị trung bình là 3.93 Và biển XH3 “Cơ hội việc làm từ các mối quan hệ giúp tôi tiết kiệm thời gian và đúng chuyên môn hơn” với giá trị trung bình là 3.91 Cuối cùng thấp nhất là biến XH1

“Tôi đã từng làm công việc do người thân, bạn bè giới thiệu” được đánh giá thấp nhất với giá trị trung bình 3.89 Vậy đề xuất hàm ý quản trị được đề ra là:

Bên cạnh việc tập trung học tập, sinh viên cũng nên chú trọng xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè và người thân Mạng lưới quan hệ này đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sinh viên tìm kiếm cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp Lợi ích của việc xây dựng mối quan hệ còn giúp sinh viên có thể học hỏi kinh nghiệm học tập, nghiên cứu và làm việc từ thầy cô, bạn bè và người thân Mạng lưới quan hệ rộng rãi giúp sinh viên có thêm nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm, thực tập và khởi nghiệp Nhận được sự hỗ trợ khi gặp khó khăn trong học tập hay tìm kiếm việc làm, sinh viên có thể nhận được sự hỗ trợ từ thầy cô, bạn bè và người thân xung quanh.

Hạn chế của đề tài nghiên cứu và khuyến nghị

Nghiên cứu này được thực hiện tại Tp.HCM với quy mô 310 mẫu quan sát do hạn chế về nguồn lực và thời gian Mặc dù kết quả thu được cho thấy mối quan hệ cùng chiều và có ý nghĩa thống kê giữa các biến trong mô hình lý thuyết Nhưng cũng có vài hạn chế, quy mô mẫu nhỏ và phương pháp chọn mẫu thuận tiện điều này có thể dẫn đến sai lệch trong kết quả nghiên cứu, do không đại diện đầy đủ cho toàn bộ sinh viên đại học khối ngành kinh tế sau tốt nghiệp tại Tp.HCM Mô hình chưa giải thích được đầy đủ các yếu tố tác động, mô hình chỉ giải thích được 73.4% sự biến thiên phương sai của biến phụ thuộc, cho thấy khả năng còn có những yếu tố khác chưa được đưa vào mô hình

Do đó, để khắc phục những hạn chế này, đề xuất thực hiện thêm nghiên cứu định tính (phỏng vấn sâu) với quy mô mẫu và đại diện lớn hơn Khám phá thêm các yếu tố tác động đến cơ hội lựa chọn việc làm của sinh viên Tổng quát một cách đầy đủ về các yếu tố ảnh hưởng đến cơ hội lựa chọn việc làm của sinh viên đại học khối ngành kinh tế sau tốt nghiệp tại Tp.HCM Kết quả nghiên cứu này sẽ cung cấp thông tin có giá trị cho các trường đại học, doanh nghiệp và chính sách để có những định hướng phù hợp nhằm nâng cao cơ hội việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp

5.4.1 Kiến nghị đối với các sinh viên

Sinh viên cần lựa chọn ngành học phù hợp đam mê, năng lực bản thân và nhu cầu thị trường lao động để đưa ra quyết định sáng suốt Hãy chủ động tìm hiểu thông tin về các ngành học, tham khảo ý kiến thầy cô, chuyên gia và những người đi trước để có cái nhìn đa chiều Học tập nghiêm túc và chủ động tiếp thu kiến thức là nền tảng vững chắc cho tương lai Không chỉ theo sát chương trình học trên lớp, sinh viên cần tự giác tìm kiếm thêm giáo trình, tài liệu từ thư viện, mạng internet hay trao đổi trực tiếp với giảng viên để hiểu sâu và nâng cao kiến thức chuyên môn Bên cạnh đó sinh viên nên tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, ngày hội việc làm, câu lạc bộ chuyên ngành, công việc bán thời gian hay cơ hội thực tập phù hợp Đây là những cơ hội quý báu để rèn luyện kỹ năng mềm, tích lũy kinh nghiệm thực tế và mở rộng mối quan hệ

Sau khi tốt nghiệp, hành trình học tập và phát triển của mỗi cá nhân vẫn tiếp tục Để gặt hái thành công trong sự nghiệp, sinh viên cần chủ động trau dồi kiến thức và kỹ năng chuyên môn thông qua các khóa học đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu Bên cạnh đó, việc cập nhật thường xuyên tình hình thị trường lao động cũng đóng vai trò quan trọng Sinh viên cần nắm bắt những xu hướng mới nhất, nhu cầu của doanh nghiệp và yêu cầu tuyển dụng để điều chỉnh định hướng học tập và rèn luyện kỹ năng phù hợp

Trong suốt quá trình học tập, sinh viên cần mạnh dạn đề xuất mong muốn, nguyện vọng liên quan đến chương trình và phương pháp giảng dạy để tạo môi trường học tập hiệu quả và phù hợp với bản thân Đồng thời, đừng ngại ngần tìm kiếm sự hỗ trợ từ nhà trường và thầy cô khi gặp khó khăn Sự hướng dẫn và góp ý từ những người có kinh nghiệm sẽ giúp sinh viên giải quyết vấn đề và nâng cao hiệu quả học tập

5.4.2 Kiến nghị đối với nhà trường Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động và xu hướng hội nhập quốc tế, đổi mới chương trình đào tạo và nâng cao chất lượng giảng dạy là trách nhiệm thiết yếu của các trường đại học

Cụ thể, chương trình đào tạo cần được cập nhật thường xuyên để đảm bảo tính khoa học, thực tiễn: Nội dung học tập cần bám sát thực tế, cập nhật những kiến thức và kỹ năng mới nhất trong lĩnh vực chuyên môn; Tăng cường liên kết với doanh nghiệp để xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tế của thị trường lao động; Áp dụng phương pháp giảng dạy tiên tiến, chú trọng vào thực hành và rèn luyện kỹ năng cho sinh viên

Bên cạnh kiến thức chuyên môn, các trường cũng cần chú trọng đến việc đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên: Kỹ năng tư duy phản biện, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, là những yếu tố quan trọng giúp sinh viên thành công trong sự nghiệp; Các trường cần tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hội thảo, để giúp sinh viên phát triển kỹ năng mềm

Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên là yếu tố then chốt để thực hiện thành công đổi mới giáo dục: Các trường cần thường xuyên bồi dưỡng, tập huấn cho giảng viên về chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy; Khuyến khích giảng viên tham gia nghiên cứu khoa học, cập nhật kiến thức mới nhất trong lĩnh vực chuyên môn; Tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, thu hút và giữ chân những giảng viên giỏi

5.4.3 Kiến nghị đối với doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần liên kết với nhà trường để tổ chức các chương trình thực tập, thực tế cho sinh viên, tạo cơ hội cho sinh viên học hỏi kinh nghiệm làm việc và tiếp cận với môi trường làm việc thực tế Doanh nghiệp cũng cần mở các chương trình đảo tại doanh nghiệp để thu hút các sinh viên mới ra trường có cái nhìn khách quan về doanh nghiệp hiện nay cần gì Doanh nghiệp cũng có thể hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp bằng cách cung cấp các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ tài chính và cơ sở vật chất

Chương 5 tổng hợp các mục tiêu nghiên cứu, mức độ phản hồi câu hỏi nghiên cứu và các yếu tố liên quan Tác giả cũng đề cập đến những hạn chế của nghiên cứu và đưa ra các hàm ý quản trị cùng khuyến nghị cho sinh viên kinh tế sau tốt nghiệp

MOIT (2021) Thấy gì từ 70.209 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường Bộ công thương Việt Nam https://bom.so/jPOGJy

An, T (2022) Hơn 143.000 doanh nghiệp đóng cửa trong năm 2022 Đài truyền hình Việt Nam https://bom.so/O8HblP

An, T (2023) 100.000 doanh nghiệp đóng cửa sau 6 tháng đầu năm Đài truyền hình Việt Nam https://bom.so/5jkUBx

Thủy, T (2023) Quý 2/2023: Hơn 240.000 lao động thiếu việc làm Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới https://bom.so/ikYzJZ

Hoài, N (2023) Tỉ lệ sinh viên có việc làm: Thực chất đến đâu? daidoanket.vn https://daidoanket.vn/ti-le-sinh-vien-co-viec-lam-thuc-chat-den-dau-10254060.html

Dung, T T P (2022) Việc làm là gì ? Vị trí, vai trò của việc làm, hệ thống việc làm? Luật Minh Khuê https://luatminhkhue.vn/chinh-sach-viec-lam-tai-viet-nam-hien-nay.aspx

Hồng, N (2021) Những yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn nghề nghiệp Blog Việc làmGO https://jobsgo.vn/blog/nhung-yeu-to-anh-huong-den-lua-chon-nghe-nghiep/

Hồng, N (2023) Cơ hội là gì? Làm sao để tự tạo cơ hội cho bản thân? Blog Việc làmGO https://jobsgo.vn/blog/co-hoi-la-gi/

Thư, P Q (2022) Nhiệm vụ của sinh viên là gì? Có quy định nào quy định về các hành vi sinh viên đại học không được làm không? Thư viện pháp luật https://bom.so/mz0DKz

Liệu, T T (2023) Sinh viên là gì? Những người lưu ý khi trở thành thành viên sinh viên Trang Tài Liệu https://trangtailieu.com/khai-niem/sinh-vien-la-gi/

Selena (2019) Lý Thuyết Lựa Chọn Việc Làm Phân tích xử lý dữ liệu https://thongke.club/ly-thuyet-lua-chon-viec-lam/

D.G.M.S.JAYASINGHA, & S.M.B.L.SURAWEERA (2020) An Analysis of the Factors

Affecting the Graduates' Employability In Case Of Rajarata University of Sri Lanka IRE Journals, 3(12)

Purohit, D., Jayswal, M., & Muduli, A (2020) Factors influencing graduate job choice - a systematic literature review European Journal of Training and Developmen, 45, 381-401

Dung, V T T., & Chiến, L M (2023) Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành sau khi tốt nghiệp - Case Study tại Đại học Đà Lạt VNU Journal of Science: Policy and Management Studies,

39 https://doi.org/https://doi.org/10.25073/2588-1116/vnupam.4455

Hằng, N T D., & Trân, N M (2019) Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tìm việc làm của cựu sinh viên Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học An Giang Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 58-66 https://doi.org/https://doi.org/10.22144/ctu.jsi.2019.081

Giang, Đ H., Ngọc, L T., Trang, L T., Quỳnh, Đ N., & Thảo, P T P (2022) Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ hội việc làm của sinh viên mới ra trường trong thời kỳ Covid-19 nghiên cứu tại thành phố Hà Nội Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, 144.

Ngày đăng: 28/09/2024, 16:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN