STT Hạng mục Kích thước Diện tích XD Số lượng III Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường 1.941,1 2 Quy mô sản xuất: Loại hình hoạt động của dự án là chăn nuôi gia cầm vịt ứng dụng
THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Tên chủ dự án đầu tư
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ ĐIỆN NA UY
- Địa chỉ văn phòng: số 49/21 đường TA 35, phường Thới An, quận 12, thành phố
- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư: Bà Phạm Thị Thu Nga
- Giấy chứng nhận đầu tư/đăng ký doanh nghiệp số: 0316051988; Cấp lần đầu ngày 05 tháng 12 năm 2019 (thay đổi lần thứ 3 ngày 18 tháng 5 năm 2021); Cơ quan cấp: Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh.
Tên dự án đầu tư
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO THUỘC ẤP LONG BÌNH 1, XÃ LONG PHÚ, THỊ XÃ LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG
2.1 Địa điểm thực hiện dự án đầu tư:
Khu đất thực hiện dự án có diện tích 16.974,7 m 2 , thuộc quyền sử dụng của Công ty TNHH Thương Mại Xây dựng và Đầu tư Thành Thắng Chủ đầu tư đã được công ty Thành Thắng cho thuê để thực hiện dự án
Vị trí khu đất có địa chỉ tại ấp Long Bình 1, xã Long Phú, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang Khu đất có ranh giới tiếp giáp như sau:
- Hướng Đông : giáp đất ruộng;
- Hướng Tây : giáp trại nuôi vịt của Công ty TNHH Thương Mại Xây dựng và Đầu tư Thành Thắng;
- Hướng Nam : giáp đất ruộng;
- Hướng Bắc : giáp kênh thủy lợi;
Hình 1 Vị trí khu đất thực hiện dự án
2.2 Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án:
- Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hậu Giang
- Cơ quan cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường: Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang
2.3 Quy mô của dự án đầu tư:
Tổng diện tích sử dụng đất của dự án khoảng 16.974,7 m 2
Quy mô kiến trúc xây dựng: Văn phòng làm việc, nhà ở cho người lao động; cơ sở hạ tầng khu nuôi trồng; sân đường nội bộ, công trình phụ trợ, cây xanh và đất dự trữ Quy mô các hạng mục công trình của Dự án được liệt kê trong bảng bên dưới:
Bảng 1 Quy mô các hạng mục công trình của dự án
STT Hạng mục Kích thước Diện tích XD
I Các hạng mục công trình chính 7.871
2 Văn phòng làm việc và nhà ở công nhân 94,76 94,76 1 94,76 01 tầng
II Các công trình phụ trợ 7.162,81
1 Kho cám, nhà điều khiển 400 100 4 400 01 tầng
2 Kho chứa dụng cụ 1 104 104 1 104 01 tầng
3 Kho chứa dụng cụ 2 104 104 1 104 01 tầng
4 Nhà sát trùng xe 54 54 1 54 01 tầng
5 Nhà sát trùng người 42 42 1 42 01 tầng
Trại nuôi vịt Công ty Thành Thắng
STT Hạng mục Kích thước Diện tích XD
7 Nhà đặt máy phát điện 32 32 1 32 01 tầng
12 Cây xanh, đất hành lang 3.479,03
III Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường 1.941,1
3 Nhà hủy xác vịt 32 32 1 32 01 tầng
4 Hầm tách ép phân 72 72 1 72 01 tầng
Loại hình hoạt động của dự án là chăn nuôi gia cầm (vịt) ứng dụng công nghệ cao theo hướng hiện đại Tổng số vịt được thả nuôi khoảng 60.000 con/đợt nuôi, tương đương
360 đơn vị vật nuôi/đợt nuôi (trọng lượng vịt khi xuất chuồng bình quân khoảng 3 kg/con)
Với loại hình hoạt động và quy mô thả nuôi như trên, dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với công suất trung bình quy định tại Cột 4 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP Do đó, dự án thuộc đối tượng quy định tại mục số 1 Phụ lục IV Nghị định 08/2022/NĐ-CP
Tổng vốn đầu tư của dự án là 65.428.654.000 đồng (Sáu mươi lăm tỷ bốn trăm hai mươi tám triệu sáu trăm năm mươi bốn nghìn đồng).
Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư
3.1 Công suất của dự án
Công suất thả nuôi của dự án là 60.000 con/đợt nuôi
Quy trình nuôi vịt gia công tại dự án được thể hiện trong hình sau:
Hình 2 Quy trình chăn nuôi vịt gia công tại dự án
(i) Chuẩn bị chuồng nuôi, giống nuôi:
Chuồng nuôi được xây dựng kín Vịt được nuôi trên sàn lưới Sàn lưới cao cách nền chuồng 0,8 - 1m Tại mỗi chuồng được thiết kế 02 hệ thống máng cho ăn (làm bằng nhôm cứng, dạng máng hở, độ dày 10 mm, dài 10 m, cao 50 mm, đường kính 150 mm) và 02 hệ thống máng uống cho vịt
Nhiệt độ bên trong chuồng nuôi được tạo thoáng mát bằng cách thực hiện quá trình trao đổi nhiệt như sau: nước làm mát được chảy len lõi qua vách trao đổi nhiệt bằng vật liệu chuyên dụng nhằm tăng diện tích tiếp xúc giữa nước và luồng không khí, không khí được làm mát bằng nước sẽ được phân bố rộng khắp trong chuồng nuôi bằng quạt hút bố trí cuối mỗi chuồng nuôi Kết cấu chuồng nuôi đảm bảo theo quy trình kỹ thuật của Công ty Cổ Phần Chăn Nuôi CP Việt Nam
Chuồng trại đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông, duy trì mật độ đúng yêu cầu và đủ diện tích sân chơi
Chuồng nuôi phải có chu kỳ luân chuyển sau mỗi lứa nuôi để có thời gian xử lý và trống chuồng tối thiểu 10 – 15 ngày
Chuồng trại, trang thiết bị chăn nuôi sau mỗi lứa nuôi phải được rửa để khô ráo, xung quanh chuồng nuôi phải vệ sinh công nghiệp sau đó tiến hành vệ sinh tiêu độc định kỳ bằng một số thuốc sát trùng như sau:
- Nuớc vôi: dùng nước vôi mới tôi quét nền chuồng, sân chơi và xung quanh tường phải để khô mới rải độn chuồng và đưa vịt vào
Chuẩn bị chuồng nuôi, giống nuôi
Chăm sóc, quản lý dịch bệnh
Xuất chuồng cho Công ty CP Chăn Nuôi CP Việt Nam
Hệ thống làm mát Phân vịt, nước vệ sinh, mùi hôi
- Dùng Formol (1 - 3%): Phun toàn bộ nền và tường chuồng Xông hơi bằng hỗn hợp Formol và thuốc tím với liều lượng 17,5gam thuốc tím + 35ml formol cho 1m³ chuồng nuôi, khi xông hơi đòi hỏi chuồng phải kín mới có tác dụng
- Xông hơi bằng hỗn hợp Formol và thuốc tím với liều lượng 20 gam thuốc tím + 40 ml formol cho 1m chuồng nuôi, khi xông hơi đòi hỏi chuồng phải kín mới có tác dụng
Chuồng trại và các dụng cụ chăn nuôi như: Máng ăn, máng uống, lò sưởi, cót quây vịt…, phải được rửa sạch sau đó sát trùng bằng một trong các loại thuốc sát trùng kể trên rồi chuẩn bị sẵn trong chuồng trước khi nhập vịt về
Công tác chọn giống do công ty CP thực hiện Tiêu chuẩn con giống: Chọn những vịt con khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, không dị tật khuỳnh chân, ngoẹo đầu, không hở rốn, không bết lông … vịt mới nở có khối lượng đảm bảo theo tiêu chuẩn của giống là từ 50
Vịt trước khi nhập về trại sẽ được kiểm tra chặt chẽ các bệnh gia cầm và có chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y theo quy định
Vịt nhập về phải nuôi cách ly từ 15 - 20 ngày và giữ đúng nguyên tắc thú y quy định
(ii) Chăm sóc, quản lý dịch bệnh:
Vịt ở tuần thứ nhất: 14 - 15 con/m 2
Nước uống phải đảm bảo có đầy đủ suốt ngày đêm, vịt không thể ăn mà không có nước uống Vịt thường vừa ăn vừa uống, ăn một ít lại đến máng nước uống, rồi lại ăn
Nước phải đảm bảo sạch sẽ, vệ sinh máng uống hàng ngày, máng treo nâng dần theo độ lớn của vịt, đáy máng nước uống cần luôn luôn cao ngang lưng vịt, mức nước trong máng không được thấp hơn dưới 1cm
Nước uống không lạnh quá dưới 12 0 C cho vịt tuần đầu, không dưới 8 - 10 0 C ở tuần tuổi 2, 3 nhưng cũng không quá 20 – 22 0 C
Trước khi chuyển vịt đến nuôi phải sưởi Mùa ấm sưởi 2 tuần, mùa lạnh sưởi 3 - 4 tuần: Đối với vịt ở tuần thứ nhất: nhiệt độ 35 - 42 0 C Đối với vịt ở tuần thứ hai: nhiệt độ từ 23 - 18 0 C Đối với vịt ở tuần thứ 3: nhiệt độ từ 18 - 17 0 C
Công việc sưởi ấm rất quan trọng cho vịt con nhất là tuần đầu, sưởi ổn định suốt ngày đêm bằng chụp sưởi
Chụp sưởi được gắn bóng điện, dây may so hoặc sưởi bếp than, củi, bếp ga, 4 bóng đèn 60W cho 1 quây hoặc bóng mờ 300 – 500W
Quây nhốt vịt làm bằng cót phủ bao tải có đường kính 4 - 4,5m, cao 0,5 - 0,7m, mỗi quây nhốt khoảng 280 – 300 vịt con, phải đảm bảo kín để tránh gió lùa, nhưng phải thoáng, không trùm kín phía trên quây
Chiếu sáng cho vịt thịt 1 – 8 tuần tuổi: Tuần đầu 23 giờ/ngày, cường độ 5W/m 2 rồi giảm xuống dần 4W/m 2 nền chuồng Tuần thứ 2 trở đi 2W/m 2 rồi 0,25/m 2 nền chuồng vào những tuần cuối
Nhu cầu dinh dưỡng và thức ăn:
Dùng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh dạng bột cho vịt, tốt nhất là thức ăn dạng viên kích cỡ 1,5 – 2mm Khẩu phần thức ăn được cân đối theo nhu cầu dinh dưỡng
Tùy theo nguyên liệu có được để lập khẩu phần cho phù hợp, bổ sung vitamin, khoáng vi lượng đầy đủ
Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh chỉ dùng trong 2 - 3 tuần (nếu bao bì tốt, khô ráo có thể để 1 - 2 tháng) không dự trữ lâu hơn
Trong quá trình nuôi, vịt sẽ được tiêm đầy đủ các loại văcxin phòng bệnh Sau khi đạt trọng lượng khoảng 3 kg/con (khoảng 45 - 50 ngày) sẽ được xuất chuồng
Sau khi vịt xuất chuồng, toàn bộ chuồng nuôi sẽ được vệ sinh sạch sẽ, khử trùng nghiêm ngặt như đã trình bày ở trên Khoảng 10 - 15 ngày sau khi vệ sinh chuồng, vịt con cho đợt nuôi sau sẽ được nhập chuồng, tiếp tục quy trình nuôi như trên
Phòng và trị bệnh cho vịt:
- Bệnh viêm gan virus thường gặp ở vịt:
Một số triệu chứng thường gặp: Đối với bệnh viêm gan virus ở ngan, vịt này, thời gian nung bệnh rất ngắn từ 2- 4 ngày, bệnh tiến triển rất nhanh khó phát hiện kịp Vịt có biểu hiện sã cánh, buồn ngủ, bỏ ăn, mệt mỏi, nằm đầu ngoẹo ra sau hay ngoẹo về một bên, co giật toàn thân sau đó mới chết ở tư thế duỗi thẳng Bệnh tiến triển rất nhanh, trong vòng 2h, tỷ lệ bệnh 100% đàn, tỷ lệ chết 95- 100% ở vịt con 1- 3 tuần tuổi , 50% ở vit 4 tuần trở lên
Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án
4.1 Nhu cầu giống, thức ăn:
Nhu cầu con giống của dự án khoảng 60.000 con/đợt nuôi, 240.000 con/năm (mỗi năm dự án sẽ nuôi 04 đợt)
Nhu cầu thức ăn, thuốc thú y và hóa chất khử trùng phục vụ nuôi vịt trong 01 đợt nuôi được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2 Nhu cầu thức ăn, thuốc thú y trong nuôi vịt
STT Nội dung ĐVT Định mức
(ĐVT/con) Số lượng/vụ
1 Thức ăn hỗn hợp (vịt 0 - 3 tuần tuổi) Kg 1,2 72.000
2 Thức ăn hỗn hợp (Vịt 4 tuần tuổi đến xuất chuồng) Kg 6 360.000
Toàn bộ con giống, thức ăn và vacxin được cung cấp từ Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam
Nhiên liệu được sử dụng tại dự án chủ yếu là dầu DO, dùng để vận hành máy phát điện dự phòng, định mức sử dụng khoảng 50 lít dầu DO/giờ
4.3 Nhu cầu sử dụng hóa chất:
Hóa chất được sử dụng tại dự án chủ yếu là các hóa chất dùng trong vệ sinh chuồng trại và xử lý nước thải Nhu cầu sử dụng các loại hóa chất tại dự án như sau:
Bảng 3 Danh mục hóa chất sử dụng trong quá trình chăn nuôi
TT Tên hóa chất Khối lượng sử dụng Mục đích sử dụng
1 Chlorine (bột, 70%) 0,5 tấn/năm Vệ sinh chuồng trại, khử trùng người, xe… ra vào trại
3 Aquaclean 10 lít/năm Xử lý nước thải tại các ao lắng, ao sinh học
Nguồn điện được cung cấp từ mạng lưới điện quốc gia, dự án sẽ xây dựng 01 trạm hạ thế công suất khoảng 150kVA để phục vụ cho hoạt động của dự án Ước tính nhu cầu sử dụng điện của dự án khoảng 5.000 kWh/tháng
4.5 Nhu cầu sử dụng nước:
Nhu cầu sử dụng nước của dự án bao gồm: nước phục vụ cho sinh hoạt của công nhân và phục vụ nuôi vịt (nước cho vịt uống, nước làm mát chuồng trại, nước vệ sinh chuồng trại sau mỗi đợt nuôi) Nguồn cung cấp nước phục vụ các hoạt động của dự án là nước thủy cục được cung cấp từ nhà máy nước tại địa phương
Nhu cầu sử dụng nước tại dự án như sau:
(1) Nhu cầu nước sinh hoạt của công nhân:
Theo TCXDVN 33:2006 (Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế), tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt đối với thị trấn, trung tâm công – nông nghiệp, công ngư nghiệp, điểm dân cư nông nông là 80 – 150 lít/người/ngày Trong điều kiện của dự án, chọn tiêu chuẩn cấp sinh hoạt là 100 lít/người/ngày
Dự kiến tổng nhu cầu lao động khi dự án đi vào hoạt động ổn định khoảng 10 người
Vậy có thể ước tính nhu cầu nước phục vụ sinh hoạt của dự án khoảng 1 m 3 /ngày đêm
(2) Nhu cầu nước phục vụ nuôi vịt:
- Nước cho vịt uống: Nhu cầu nước uống của vịt thay đổi theo từng giai đoạn Định lượng nước uống cho vịt trong từng giai đoạn nuôi được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 4 Định mức và lượng nước uống cho vịt tại dự án
Giai đoạn nuôi tại trại (ngày) Lượng nước (ml/con/ngày)
(Nguồn: Công ty Cổ phần Chăn Nuôi CP Việt Nam)
Như vậy, căn cứ vào bảng trên, có thể ước tính nhu cầu nước uống cho vịt khoảng
(3) Nước làm mát chuồng trại:
Mỗi trại nuôi của dự án đều được trang bị hệ thống làm mát để tạo sự ổn định nhiệt độ trong chuồng nuôi Nguyên lý hoạt động của hệ thống làm mát là sử dụng các tấm làm mát được làm ướt bằng nước kết hợp với hệ thống quạt hút nhằm tạo không khí lạnh di chuyển từ đầu đến cuối trại để tạo môi trường mát mẻ trong chuồng nuôi Ước tính mỗi trại nuôi của dự án sử dụng khoảng 2m 3 nước ban đầu cho quá trình làm mát, lượng nước này sẽ được tuần hoàn sử dụng và mỗi ngày chỉ bổ sung khoảng
20% lượng nước ban đầu do thất thoát Như vậy, với 04 trại nuôi sẽ sử dụng lượng nước để làm mát ban đầu khoảng 8 m 3 /đợt nuôi và mỗi ngày bổ sung thêm khoảng 1,6 m 3
(4) Nước vệ sinh chuồng trại:
Trong quá trình nuôi vịt, việc vệ sinh chuồng trại sẽ được thực hiện với tần suất 2 ngày/lần hoặc 1 tuần/lần tùy vào từng giai đoạn phát triển của vịt Ngoài ra, sau mỗi vụ nuôi, chuồng trại sẽ được vệ sinh sạch sẽ để chuẩn bị cho vụ nuôi sau Định mức vệ sinh chuồng trại khoảng 5 lít/m 2 Với tổng diện tích chuồng trại khoảng 7.776 m 2 Như vậy, có thể ước tính nước vệ sinh chuồng trại khoảng 38,9 m 3 /lần
(5) Nước phòng cháy chữa cháy:
Trong đó: + n: Số đám cháy xảy ra đồng thời n = 1
+ t: thời gian chữa cháy lớn nhất t = 3h x 3600s = 10.800s
+ qCC: Tiêu chuẩn nước chữa cháy qCC (l/s)
+ k: Hệ số xác định theo thời gian hồi phục nước chữa cháy k = 1
Sau đây là bảng tổng hợp nhu cầu dùng nước tại dự án:
Bảng 5 Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước của dự án
STT Mục đích sử dụng Đơn vị Nhu cầu
I Nhu cầu thường xuyên m 3 /ngày 71,5
1 Nước phục vụ sinh hoạt m 3 /ngày 1,0
2 Nước cho vịt uống m 3 /ngày 30,0
3 Nước làm mát trại vịt m 3 /ngày 1,6
4 Nước vệ sinh trại nuôi vịt m 3 /lần 38,9
II Nhu cầu không thường xuyên
Như vậy, nhu cầu nước thường xuyên của dự án tối đa khoảng 71,5 m 3 /ngày, trong đó: nước phục vụ sinh hoạt khoảng 1 m 3 /ngày, nước phục vụ nuôi vịt (bao gồm nước vệ sinh chuồng trại) khoảng 70,5m 3 /ngày.
SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường
Dự án đã được UBND tỉnh Hậu Giang chấp thuận chủ đầu tư tại Quyết định số 1824/QĐ-UBND ngày 02/11/2022 Do đó, việc đầu tư xây dựng dự án là hoàn toàn phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cũng như quy hoạch bảo vệ môi trường của tỉnh Hậu Giang.
Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường
Nước thải từ hoạt động của dự án được thu gom về hệ thống xử lý nước thải để xử lý đạt quy chuẩn môi trường trước khi thải vào nguồn tiếp nhận Nước thải sau xử lý đạt cột B, QCVN 62-MT:2016/BTNMT và xả thải vào nguồn tiếp nhận là kênh thủy lợi tiếp giáp với dự án Kênh thủy lợi có chức năng tiêu thoát nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp tại khu vực Do đó, chất lượng nước thải sau khi qua hệ thống xử lý nước thải đạt cột B, QCVN 62-MT:2016/BTNMT là hoàn toàn phù hợp với mục đích sử dụng của nguồn nước này, đồng thời phù hợp với quy định về phân vùng môi trường tiếp nhận nước thải trên địa bàn tỉnh Hậu Giang (Quyết định số 1067/QĐ-UBND ngày 18/4/2012 và Quyết định số 2196/QĐ-UBND ngày 07/11/2017 của UBND tỉnh Hậu Giang).
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN
Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật
Dữ liệu về hiện trạng môi trường tại khu vực dự án được tổng hợp từ báo cáo kết quả quan trắc môi trường tỉnh Hậu Giang, năm 2021, cụ thể như sau:
1.1 Chất lượng môi trường không khí
Khu vực dự án không có điểm quan trắc môi trường không khí Trên địa thị xã Long Mỹ có 01 điểm quan trắc chất lượng không khí tại vòng xoay Trần Hưng Đạo (cách vị trí dự án khoảng 1,5 km theo hướng Đông Bắc) Kết quả quan trắc tại điểm điểm quan trắc này như sau:
Bảng 6 Kết quả quan trắc chất lượng không khí tại khu vực dự án
(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hậu Giang, 2021) Ghi chú: ( * ): QCVN 26:2010/BTNMT
Kết quả quan trắc cho thấy, ngoại trừ thông số tiếng ồn có giá trị vượt quy chuẩn (đợt 1, 2 và 5), các thông số còn lại đều có giá trị đạt mức cho phép của các quy chuẩn môi trường hiện hành Điều này cho thấy, chất lượng không khí tại khu vực quan trắc tương đối tốt, chưa có dấu hiệu ô nhiễm Nguyên nhân tiếng ồn có giá trị cao là do tại vị trí quan trắc này có mật độ phương tiện giao thông tương đối cao
1.2 Chất lượng môi trường nước mặt
Nguồn tiếp nhận nước thải của dự án là kênh thủy lợi tiếp giáp với khu đất dự án Hiện tại trên tuyến kênh này chưa có số liệu quan trắc định kỳ
Trên địa bàn thị xã Long Mỹ có 03 điểm quan trắc chất lượng nước mặt, bao gồm:
01 điểm tại nhánh sông Cái Lớn, gần Nhà máy đường Cồn Long Mỹ Phát (NM32); 01 điểm trên kênh Cựa Gà, gần cầu Long Bình – phường Bình Thạnh, thị xã Long Mỹ (NM33); 01 điểm trên kênh Xẻo Xu, phường Trà Lồng, thị xã Long Mỹ (NM35) Trong đó, điểm quan trắc tại nhánh sông Cái Lớn, gần Nhà máy đường Cồn Long Mỹ Phát có khoảng cách gần với dự án nhất Do đó, có thể dựa vào kết quả quan trắc tại điểm quan trắc này để đánh giá chất lượng nước mặt tại khu vực dự án
Theo báo cáo tổng hợp kết quả quan trắc môi trường tỉnh Hậu Giang năm 2021, kết quả quan trắc nước mặt tại điểm quan trắc này như sau:
Bảng 7 Kết quả quan trắc môi trường nước mặt trên sông Cái Lớn tại khu vực dự án năm 2021
Tháng 4 6,76 2,95 31 0,042 0,17 0,17 0,1 6 9 11000 1,1 Tháng 5 7,1 1,8 30 0,074 0,69 0,71 0,14 14 26 16000 0,77 Tháng 6 7,1 2,1 29 0,073 0,56 0,94 0,1 14 26 10150 0,72 Tháng10 6,7 2,4 35 0,22 0,88 0,68 0,14 13 24 11000 0,73 Tháng 11 6,275 2,8 39 0,037 0,44 0,26 0,27 12 18 11000 1,23
Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt sông Cái Lớn năm 2021 cho thấy hầu hết các thông số không đạt mức cho phép của QCVN 08-MT:2015/BTNMT (cột A2) Cụ thể, có 9 thông số không đạt, bao gồm: DO, TSS, Amoni, Nitrit, Phosphat, BOD, COD, Coliform và sắt Trong đó, các thông số DO, TSS, Amoni, BOD, COD và Coliform có giá trị vượt mức cho phép ở hầu hết các đợt quan trắc Điều này cho thấy nước mặt trên sông Cái Lớn tại khu vực dự án đã có dấu hiệu ô nhiễm Nguyên nhân là do nguồn nước mặt tại đây tiếp nhận nước thải từ đô thị Long
Mỹ gồm nhiều nguồn thải như: dân cư, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sản xuất nông nghiệp… hầu hết các nguồn thải này đều chưa qua xử lý trước khi xả thải vào nguồn tiếp nhận
Khu vực thực hiện dự án chưa có số liệu điều tra về tài nguyên sinh vật Theo khảo sát thực tế tại thời điểm thực hiện báo cáo này, tài nguyên sinh vật khu vực thực hiện dự án có những đặc điểm sau:
- Thực vật trên cạn: xung quanh khu đất dự án hiện tại là đất ruộng lúa nên các loài thực vật trên cạn không còn đa dạng, chủ yếu là cỏ dại mọc theo bờ ruộng Rải rác trên bờ ruộng là cây tạo bóng mát như: bạch đàn, bình bác, tràm … Ngoài ra, còn có ít rau màu, lau sậy, cây bụi
- Động vận trên cạn rất ít, chủ yếu là một số loài gặm nhấm, bò sát như: chuột, rắn, tắc kè… và một số loài khác như cóc, ếch, nhái, chim… là những loài có giá trị kinh tế thấp, ít mang tính nhạy cảm
- Hệ sinh thái dưới nước tại các kênh thủy lợi trong khu vực hiện nay rất ít loài sinh sống Chủ yếu là các loài cá nước ngọt như cá lóc, cá bống tượng, cá trê, cá tra, cá rô, cá mè vinh Ngoài ra còn có các loại tôm, tép, cua, ốc
Nhìn chung, hệ sinh thái khu vực thực hiện dự án chỉ gồm những loài bản địa, không có loài nào quý hiếm
1.4 Các đối tượng nhạy cảm về môi trường:
Căn cứ khoản 4 Điều 25 Nghị định 08/2022/NĐ-CP, các đối yếu tố nhạy cảm về môi trường bao gồm:
- Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục II, Nghị định 08/2022/NĐ-CP nằm trong nội thành, nội thị của đô thị: loại hình dự án thuộc đối tượng quy định tại Phụ lục II, Nghị định 08/2022/NĐ-CP Tuy nhiên, địa điểm thực hiện dự án tọa lạc tại ấp Long Bình 1, xã Long Phú, thị xã Long Mỹ
Do đó, vị trí dự án không nằm trong nội thị của đô thị Long Mỹ
- Nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt: nguồn tiếp nhận nước thải của dự án là kênh thủy lợi tiếp giáp với dự án Tuyến kênh này có chức năng tiêu thoát nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp tại khu vực dự án, do đó nguồn nước của tuyến kênh này không sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt
- Đất, đất có mặt nước của khu bảo tồn thiên nhiên; rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng tự nhiên; khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thủy lợi: Trong phạm vi dự án và các vị trí giáp ranh không có đất của khu bảo tồn thiên nhiên; rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng tự nhiên; khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thủy lợi nào
- Di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh: Trong phạm vi dự án và ngoài phạm vi dự án ở khoảng cách từ ranh giới dự án đến 2 km không có các khu bảo tồn, di tích lịch sử, vườn Quốc gia và các hệ sinh thái thuộc diện quy hoạch bảo vệ nghiêm ngặt
Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án
2.1 Đặc điểm tự nhiên khu vực nguồn nước tiếp nhận nước thải:
(1) Các yếu tố địa lý, địa hình, khí tượng khu vực tiếp nhận nước thải: a Đặc điểm địa hình, địa mạo:
Hiện trạng khu vực dự án có mật độ dân cư sinh sống thưa thớt, xung quanh khu đất thực hiện dự án là đất ruộng Địa hình tương đối bằng phẳng, cao độ tự nhiên thay đổi từ +0,1m đến 0,35m, cao độ trung bình mặt đất tự nhiên +0,26m (so với cao độ Hòn Dấu) b Điều kiện về khí hậu, khí tượng:
Khu vực thực hiện dự án thuộc địa bàn thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, nằm trong vành đai nội chí tuyến Bắc bán cầu, gần xích đạo, chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành hai mùa rõ rệt Mùa mưa có gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô có gió Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4 hàng năm Theo số liệu của niên giám thống kê (2021), điều kiện khí tượng trên địa bàn tỉnh như sau:
- Nhiệt độ: nhiệt độ không khí thay đổi theo mùa trong năm, mùa mưa nhiệt độ có xu hướng tăng cao hơn so với mùa nắng Tuy nhiên sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm là không lớn Năm 2021, nhiệt độ trung bình năm là 27,3 0 C, nhiệt độ trung bình cao nhất là 29,1 0 C, nhiệt độ trung bình thấp nhấp là 25,3 0 C
- Độ ẩm: Độ ẩm phân hóa theo mùa tương đối rõ rệt, vào mùa mưa độ ẩm trung bình trong không khí thường cao hơn so với mùa khô Năm 2021, độ ẩm tương đối bình quân năm là 85,3%; độ ẩm trung bình cao nhất là 90% và thấp nhất là 79%
- Bức xạ mặt trời: Hậu Giang thuộc vùng có giá trị nhiệt lượng do ánh sáng mặt trời đem lại khá cao, số giờ chiếu sáng và bức xạ mặt trời đạt cao nhất là giai đoạn gần cuối mùa khô Năm 2021, số giờ chiếu sáng và bức xạ mặt trời đạt cao nhất là giai đoạn gần cuối mùa khô, vào tháng 3 (231,2 giờ) và thấp nhất vào tháng 4 (104 giờ) Số giờ nắng của cả năm vào khoảng 1.905,2 giờ
- Chế độ mưa: khu vực dự án thuộc tỉnh Hậu Giang, nằm trong vành đai nội chí tuyến Bắc bán cầu, gần xích đạo; có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành hai mùa rõ rệt Mùa mưa có gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa chiếm từ 92 - 97% Mùa khô có gió Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chiếm từ 3 - 8% Số ngày mưa có tháng chỉ có 1 - 3 ngày (tháng 1, 2, 3) điển hình cho tính chất khô hạn ở đồng bằng sông Cửu Long Năm 2021, lượng mưa bình quân năm khoảng 1.897 mm
- Vận tốc gió, hướng gió: tốc độ gió trung bình năm là 3,5m/s Có ba hướng gió chính thịnh hành trong năm:
+ Từ tháng 1112 hướng gió chủ yếu là Đông Bắc khô và lạnh
+ Từ tháng 2 4 hướng gió chủ đạo là Đông Nam khô và nóng
+ Từ tháng 5 11 hướng gió chủ đạo là Tây Nam từ biển vào có nhiều hơi nước nên mưa nhiều, đồng thời trong thời gian này thường có gió bão xuất hiện
Bảng 8 Nhiệt độ trung bình của từng tháng qua các năm Đơn vị: 0 C
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hậu Giang, 2021) Bảng 9 Độ ẩm tương đối trung bình của từng tháng qua các năm Đơn vị: %
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hậu Giang 2021)
Bảng 10 Số giờ nắng của từng tháng qua các năm Đơn vị: giờ
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hậu Giang 2021) Bảng 11 Lượng mưa của từng tháng qua các năm Đơn vị: mm
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hậu Giang, 2021)
(2) Hệ thống kênh, rạch khu vực tiếp nhận nước thải:
Tại khu vực dự án có 02 tuyến kênh chính là kênh Trà Ban (cách dự án khoảng 665m về hướng Tây) và kênh Hậu Giang 3 (cách dự án khoảng 500m về hướng Bắc) Đây là 02 tuyến kênh quan trọng, cung cấp nước tưới tiêu và phục vụ giao thông thủy trong vùng
Hướng Bắc của khu đất dự án giáp với kênh thủy lợi Đây là nguồn tiếp nhận nước thải của dự án Ngoài ra, trong khu vực còn có các tuyến kênh thủy lợi nội đồng khác phục vụ tưới tiêu trong nông nghiệp
Hình 3 Hệ thống kênh rạch khu vực tiếp nhận nước thải của dự án
(3) Chế độ thủy văn của nguồn nước: a Diễn biến dòng chảy mùa lũ, mùa kiệt, thời kỳ kiệt nhất trong năm: Điều kiện khí hậu của khu vực dự án mang đặc trưng của vùng Tây Nam bộ, có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô Tương ứng với hai mùa khí hậu (mùa khô, mùa mưa) thì mùa khô trùng với mùa cạn, mùa mưa trùng với mùa lũ
Về cơ bản mùa mưa tại khu vực bắt đầu từ tháng 5 tới hết tháng 10, có năm mưa sớm hơn vào nửa cuối tháng 4, cũng có năm kết thúc muộn hơn vào nửa đầu tháng 11 Mùa khô từ tháng 12 năm trước cho đến tháng 4 năm sau
Hiện nay, tại khu vực thực hiện dự án chưa có trạm quan trắc đo mực nước và lưu lượng nước Cách vị trí dự án khoảng 20 km về hướng Tây Bắc có trạm quan trắc khí tượng thủy văn trên kênh xáng Xà No Cho nên, trong báo cáo này, chúng tôi sử dụng số liệu quan trắc mực nước trên kênh xáng Xà No để đánh giá gián tiếp mực nước tại khu vực dự án
Mực nước cao nhất, thấp nhất qua các năm được thể hiện như sau:
Trại nuôi vịt Công ty Thành Thắng
Bảng 12 Mực nước cao nhất của từng tháng qua các năm tại trạm Xà No Đơn vị: cm
(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Hậu Giang, 2017 – 2021)
Bảng 13 Mực nước thấp nhất của từng tháng qua các năm tại trạm Xà No Đơn vị: cm
(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Hậu Giang, 2017 – 2021)
Bảng 14 Mực nước bình quân tháng qua các năm tại trạm Xà No Đơn vị: cm
(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Hậu Giang, 2017 – 2021)
Diễn biến dòng chảy mùa lũ:
Mùa mưa ở khu vực thường bắt đầu từ tháng 5, song mùa lũ chính thức bắt đầu từ tháng 8 và kết thúc vào tháng 12 Lũ đạt mức cao nhất vào tháng 10 và 11, thời gian này thường trùng với thời kỳ mưa lớn tại địa phương
Mực nước trung bình tháng trên kênh xáng Xà No tăng dần từ đầu mùa lũ và đạt giá trị cao nhất thường trong tháng 10 và 11 Ba tháng có mực nước trung bình cao nhất là tháng 10, 11 và 12
Diễn biến dòng chảy mùa cạn:
Mùa cạn ở khu vực có thể tính từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau Tuy nhiên, trong tháng 12 lượng dòng chảy còn tương đối cao do ảnh hưởng kéo dài của lũ, nhất là những năm lũ rút muộn Trong tháng 6, do ảnh hưởng của những trận mưa sớm đầu mùa, lượng dòng chảy trong sông cũng đã được nâng lên rõ rệt Vì vậy, có thể cho rằng, thời kỳ mùa cạn thực thụ kéo dài từ tháng 1 đến tháng 5 Tháng 12 được xem như tháng chuyển tiếp từ mùa lũ sang mùa cạn và tháng 6 là tháng chuyển tiếp từ mùa cạn sang mùa lũ
ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án đầu tư
1.1 Đánh giá, dự báo các tác động:
Khu đất thực hiện dự án hiện tại đã được bên cho thuê là Công ty TNHH Thương mại Xây dựng và Đầu tư Thành Thắng san lấp mặt bằng Do đó, các tác động từ hoạt động giải phóng mặt bằng không được xem xét, đánh giá trong báo cáo này
(1) Tác động do nước thải: a Nước mưa chảy tràn:
Nước mưa chảy tràn trong quá trình thi công xây dựng có lưu lượng phụ thuộc vào chế độ khí hậu khu vực và thường có hàm lượng chất lơ lửng là bùn đất cao, ngoài ra còn có nhiều tạp chất khác Nước mưa chảy tràn qua khu vực dự án sẽ cuốn theo đất, cát, chất cặn bã, dầu mỡ… Nếu lượng nước này không được quản lý tốt cũng sẽ gây tác động xấu đến nguồn nước mặt, nước dưới đất và các loài thủy sinh vật Nếu không có biện pháp thoát nước tốt, trong thời gian thi công sẽ gây nên tình trạng ngập úng tạm thời, gây mùi khó chịu cho khu vực xung quanh
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn như sau:
- Nhu cầu oxi hóa học (COD): 10 - 20 mg/l
-Tổng chất rắn lơ lửng (TSS): 10 - 20 mg/l
Theo TCVN 7957:2008 (Thoát nước – Mạng lưới bên ngoài và công trình – Tiêu chuẩn thiết kế), lưu lượng nước mưa chảy tràn tại khu vực dự án trong giai đoạn thi công xây dựng được tính toán theo công thức sau:
+ C: hệ số dòng chảy, lấy bằng 0,32
+ F: diện tích khu vực (ha) = 1,7 ha
+ P: Chu kỳ lặp lại của mưa (P = 2 năm)
+ q: cường độ mưa tính toán (l/s.ha), q = A(1+ClgP)/(t+b) n = 2,05 l/s.ha Trong đó: A, C, b, n là hằng số khí hậu phụ thuộc vào điều kiện mưa của địa phương
A = 9210; C = 0,48; b = 25; n = 0,92 (chọn theo bảng B1, phụ lục B, TCVN 7957:2008)
Vậy Q = 2,05 x 0,32 x 1,7 = 1,1 l/s, tương đương 4 m 3 /giờ b Nước thải từ quá trình thi công các hạng mục công trình:
Trong giai đoạn xây dựng ít sử dụng đến nước, nước chỉ sử dụng trong khâu làm vữa, đúc bê tông, hầu hết nước sử dụng trong các công đoạn này đều ngấm vào vật liệu xây dựng và dần bay hơi theo thời gian Lượng nước thải do vệ sinh các máy móc thiết bị trên công trường xây dựng nhìn chung không nhiều, không đáng lo ngại Thành phần ô nhiễm chính trong nước thải thi công là đất cát xây dựng thuộc loại ít độc hại c Nước thải sinh hoạt:
Nước thải sinh hoạt phát sinh do các hoạt động sinh hoạt của công nhân xây dựng trên công trường, chủ yếu là từ quá trình vệ sinh cá nhân Với lượng nước sinh hoạt trung bình của công nhân là 50 lít/người/ngày (Nguồn: Waste water engineering treatment and reuse, 2002) Ước tính số lượng công nhân tập trung tại khu vực thi công công trình vào giờ cao điểm nhiều nhất khoảng 30 người Vậy, lưu lượng nước thải sinh hoạt của công nhân khoảng 1,5 m 3 /ngày Đặc trưng của nước thải sinh hoạt là các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD, COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh gây bệnh (Coliform, E.Coli) Nếu không được xử lý sẽ gây ảnh hưởng xấu đến nguồn nước mặt của khu vực Ngoài ra khi tích tụ lâu ngày, các chất hữu cơ này sẽ phân hủy gây ra mùi hôi ảnh hưởng tới môi trường
Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 19 Thành phần, nồng độ một số chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Stt Chất ô nhiễm Đơn vị Nồng độ trung bình
2 Chất rắn lơ lửng mg/l 220 50
(Nguồn: Giáo trình công nghệ xử lý nước thải – Trần Văn Nhân & Ngô Thị Nga, NXB Khoa Học Kỹ Thuật, 1999)
Ghi chú: KQĐ – Không quy định
So với quy chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT cho thấy, đa số các chỉ tiêu đều cao hơn quy chuẩn quy định Nếu loại nước thải này không được xử lý sẽ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe cộng đồng
(2) Tác động do bụi, khí thải: a Bụi, khí thải từ phương tiện vận chuyển:
Trong quá trình xây dựng các hạng mục công trình của dự án, một khối lượng lớn nguyên vật liệu bao gồm xi măng, cát, gạch, đá, sắt thép sẽ được chuyên chở tới khu vực dự án Tổng khối lượng các loại nguyên, vật liệu phục vụ thi công xây dựng các công trình của dự án khoảng 3.423 tấn Chi tiết về nhu cầu nguyên vật liệu phục vụ thi công xây dựng được trình bày trong bảng sau:
Bảng 20 Khối lượng các loại nguyên, vật liệu
STT Vật liệu Khối lượng
Công tác vận chuyển được thực hiện bằng xe tải có tải trọng 5 tấn Với khối lượng vận chuyển khoảng 3.423 tấn thì bình quân mỗi ngày sẽ có khoảng 4 chuyến xe (tương đương 8 lượt đi và về) vận chuyển vật liệu xây dựng đến khu vực dự án Ước tính quãng đường vận chuyển trung bình của mỗi chuyến khoảng 30 km, vận tốc trung bình khoảng
30 km/giờ Vậy, tổng quãng đường vận chuyển bằng xe tải trong ngày khoảng 240 km
(i) Tác động do bụi từ phương tiện vận chuyển:
Các nguồn phát tán bụi khi xe di chuyển trên đường bao gồm: bụi phát sinh trực tiếp từ động cơ của các phương tiện dưới dạng khí thải; hao mòn phanh, lốp xe; sự tồn lưu của vật liệu rời trên mặt đường Trong đó, nguồn phát tán bụi chủ yếu là do sự tồn lưu của vật liệu rời trên mặt đường và từ khí thải động cơ
Theo EPA (2011), lượng phát thải bụi từ sự sa lắng của vật liệu rời trên mặt đường do phương tiện vận chuyển trên đường trải nhựa khô có thể được ước tính bằng công thức kinh nghiệm sau đây:
M - Hệ số phát thải bụi (g/km); k - hệ số kể đến kích thước hạt bụi, (k = 3,23 g/km đối với bụi có kích thước lớn hơn 30 micron); sL - Tải lượng vật liệu rời trên mặt đường (g/m 2 ), chọn hệ số sL bằng 0,6 g/m 2 (đối với mặt đường công cộng);
W - Trọng lượng trung bình của các phương tiện vận chuyển (tấn), W = 5 tấn;
Vậy, dựa vào công thức (2) và các dữ kiện ở trên, có thể ước tính hệ số phát thải bụi và tải lượng bụi do phương tiện vận tải di chuyển trên đường là M = 10,49 g/km
Bên cạnh bụi từ các vật liệu rời có sẵn trên đường, bụi còn phát sinh từ khí thải của động cơ xe Theo WHO (1993), hệ số phát thải bụi do khí thải của xe tải có tải trọng từ 3,5 – 16 tấn chạy trong khu vực ngoại ô là 0,9 g/km
Như vậy, có thể ước tính hệ số phát thải bụi do xe khi di chuyển trên tuyến vận chuyển là 11,39 g/km
Tổng quãng đường vận chuyển vật liệu xây dựng là 240 km Như vậy, có thể ước tính tổng lượng bụi phát thải từ các phương tiện vận tải khi di chuyển trên đường là 2.735 g/ngày
Có thể xác định mức độ khuếch tán của bụi do phương tiện vận tải di chuyển trên đường như sau: u h z h
- C: nồng độ chất ô nhiễm trong không khí (mg/m 3 )
- E: Tải lượng chất ô nhiễm trên một đơn vị chiều dài trong một đơn vị thời gian hay còn gọi là công suất nguồn đường (mg/m.s)
E = n.M/3600 (Với n số lượng xe trong 1 giờ, lấy tối đa là 4 xe/giờ), E = 0,013 (mg/m.s)
- z: độ cao của tầm hô hấp, lấy bằng 1,5m
- h: độ cao của mặt đường so với mặt đất (0,5m)
- u: tốc độ gió trung bình tại khu vực (1,25m/s)
- σ z : hệ số khuếch tán chất ô nhiễm theo phương z (m) σz = 0,53*x 0,73 (x là điểm ta xét)
Vậy dựa vào công thức (3) và các dữ kiện ở trên, có thể tính toán phạm vi phát tán của bụi do các phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng di chuyển trên đường như sau:
Bảng 21 Phạm vi phát tán của bụi do các phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng
Chất ô nhiễm Nguồn phát sinh
Khoảng cách so với đường xe chạy (m)
Nồng độ bụi khuếch tán (mg/m 3 ) 1.065,036 0,551 0,074 0,031 0,019 Nồng độ bụi nền có sẵn (mg/m 3 ) 0,052 *
Nồng độ bụi tổng cộng (mg/m 3 ) 1.065,088 0,603 0,126 0,083 0,071
Ghi chú: (*) lấy theo Bảng 17 với nồng độ cao nhất
Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành
2.1 Đánh giá, dự báo các tác động:
(1) Tác động do nước thải:
Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước tại dự án bao gồm: nước thải sinh hoạt và nước thải từ hoạt động chăn nuôi vịt Thành phần và tính chất của mỗi loại nước thải tùy thuộc vào số lượng và nguồn gốc phát sinh a Nước thải sinh hoạt:
Như đã trình bày ở chương I, nhu cầu nước thải sinh hoạt tại dự án khoảng 1 m 3 /ngày Lượng nước thải sinh hoạt được tính toán bằng 100% lượng nước cấp Vậy, tổng lượng nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của dự án khoảng 1 m 3 /ngày
Thành phần các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt được trình bày tại Bảng 19 Nước thải sinh hoạt chứa nồng độ cao các chất ô nhiễm, các thông số ô nhiễm như: BOD5, TSS so với tiêu chuẩn cho phép vượt gấp nhiều lần Theo Trần Đức Hạ (2002), trong nước thải sinh hoạt tổng số coliform từ 10 6 – 10 9 MPN/100ml, Fecal coliform từ
10 4 – 10 7 MPN/100ml Trong khi tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt (QCVN 14:2008/BTNBMT) cho phép số lượng coliform là 3.10 3 MPN/100ml b Nước thải từ hoạt động nuôi vịt:
(i) Nước thải từ quá trình vệ sinh chuồng trại:
Theo tính toán tại chương I, nước thải từ quá trình vệ sinh chuồng trại khoảng 38,4 m 3 /lần Như vậy, lưu lượng nước thải vệ sinh chuồng trại phát sinh lớn nhất khoảng 38,4 m 3 /ngày
Theo Báo cáo môi trường quốc gia 2014 - Môi trường nông thôn, nồng độ các thông số ô nhiễm trong nước thải ngành chăn nuôi gia cầm vượt rất nhiều lần so với Quy chuẩn QCVN 62-MT:2016/BTNMT
Thành phần ô nhiễm của nước thải chăn nuôi gia cầm được trình bày tại Bảng 35
Bảng 35 Tính chất nước thải trang trại chăn nuôi gia cầm
STT Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị QCVN 62-MT:2016/BTNMT
(Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2014)
Tuy nhiên, đối với hoạt động của dự án, do phân vịt được tách riêng để xử lý, không trộn lẫn vào nước thải nên nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải từ quá trình vệ sinh chuồng trại thấp hơn nhiều so với trường hợp nước thải và phân vịt được hòa trộn chung Ước tính, nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải vệ sinh chuồng trại tại dự án có giá trị tương đương khoảng 30% so với giá trị được trình bày trong bảng trên, cụ thể: BOD khoảng 487 – 690 mg/l; COD khoảng 750 – 1.508 mg/l; TSS khoảng 51 –
900 mg/l; Tổng N khoảng 171 – 300 mg/l; Tổng P khoảng 12 – 28 mg/l
(ii) Nước thải từ quá trình ép phân:
Chủ dự án sẽ sử dụng công nghệ ép phân để xử lý lượng phân vịt phát sinh hằng ngày Quá trình ép phân làm phát sinh một lượng nước thải tách ra từ phân Phân vịt có độ ẩm khoảng 56% (Bùi Hữu Đoàn, 2011) Sau khi đi qua máy tách ép phân, độ ẩm trong phân đạt dưới 25% Vậy lượng nước tách ra sau quá trình tách ép chiếm khoảng 31% khối lượng phân Với khối lượng phân vịt phát sinh hằng ngày khoảng 1,2 – 3 tấn (xem phần tính toán tại tiêu điểm 3 bên dưới), thì lượng nước tách ra từ quá trình ép phân ước tính khoảng 0,37 – 0,93 tấn, tương đương 0,37 – 0,93 m 3 /ngày
Nước thải từ quá trình ép phân tuy có lưu lượng không nhiều nhưng trong thành phần chứa nồng độ cao các chất ô nhiễm, chủ yếu là BOD5, N, P và vi sinh vật (Coliform, E.coli…), so với tiêu chuẩn cho phép vượt gấp nhiều lần
Sau đây là bảng thống kê các loại nước thải từ hoạt động của dự án:
Bảng 36 Lưu lượng nước thải tại dự án
STT Loại nước thải Lưu lượng
2 Hoạt động chăn nuôi vịt 39,83
Nước từ quá trình ép phân 0,93
Nước vệ sinh trại nuôi vịt 38,9 c Nước mưa chảy tràn:
Loại nước thải này sinh ra do mưa rơi trên mặt bằng khuôn viên của dự án Chất lượng nước mưa khi chảy đến hệ thống thoát nước mưa của khu vực dự án tùy thuộc vào độ trong sạch của khí quyển tại khu vực đang xét và đặc điểm mặt bằng rửa trôi Theo phương án bố trí mặt bằng tổng thể của dự án, sân bãi và đường giao thông nội bộ đều được trãi nhựa hoặc lót bằng đan bêtông Vì vậy, nước mưa chảy tràn qua các khu vực trong dự án thường quy ước là sạch Chỉ có nước mưa đợt đầu (khoảng 5 phút đầu) là có khả năng nhiễm bẩn do kéo theo các chất rắn, bụi, đất cát trên bề mặt
Dựa vào công thức (1), có thể tính toán lưu lượng nước mưa chảy tràn trong phạm vi dự án trong giai đoạn hoạt động (với c = 0,75) khoảng 2,6 l/s, tương đương 9,4 m 3 /giờ
(2) Tác động do bụi, khí thải: a Bụi, khí thải từ các phương tiện giao thông ra vào dự án:
Các phương tiện vận chuyển hoạt động tại dự án không thường xuyên, bao gồm các hoạt động vận chuyển như sau:
- Phương tiện vận chuyển vịt giống: chỉ ra vào dự án trong 2 ngày vào thời gian đầu đợt nuôi, trọng tải của phương tiện vận chuyển khoảng 5 tấn Như vậy số lượt xe tải vận chuyển vịt giống ra vào trại khoảng 1 chuyến/ngày (mỗi năm vận chuyển khoảng 4 lần/năm)
- Phương tiện vận chuyển thức ăn nuôi vịt: Nhu cầu thức ăn cho vịt vào khoảng
432 tấn/vụ nuôi, trung bình tần suất lượng thức ăn được vận chuyển từ Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam đến trại là 7 lần/vụ nuôi, trọng tải của phương tiện vận chuyển khoảng 5 tấn/xe Như vậy tổng số lượt xe tải vận chuyển thức ăn ra vào Dự án khoảng
- Phương tiện vận chuyển vịt thịt: sau quá trình nuôi vịt thịt được vận chuyển đi tiêu thụ với tổng khối lượng khoảng 176,4 tấn/vụ nuôi, trọng tải của phương tiện vận chuyển khoảng 5 tấn/xe, tổng lượng vịt này sẽ được vận chuyển trong 3 - 5 ngày Như vậy số lượt xe tải vận chuyển vịt ra vào trại khoảng 7 - 12 chuyến/lần
Như vậy có thể thấy, số chuyến vận chuyển con giống, thức ăn và vịt thịt tối đa trong một ngày khoảng 12 chuyến xe/ngày (tương đương 24 lượt đi và về) Với quãng đường vận chuyển bình quân khoảng 200 km, tổng quãng đường vận chuyển trong một ngày khoảng 4.800 km
(i) Tác động do bụi từ phương tiện vận chuyển:
Khi các phương tiện vận chuyển lưu thông trên đường, nguồn phát tán bụi chủ yếu là do sự tồn lưu của vật liệu rời trên mặt đường và từ khí thải động cơ
Căn cứ công thức (2) và các dữ kiện ở trên, có thể ước tính hệ số phát thải bụi và tải lượng bụi do phương tiện vận chuyển di chuyển trên đường là M = 10,49 g/km
Theo WHO (1993), hệ số phát thải bụi do khí thải của xe tải có tải trọng từ 3,5 –
16 tấn chạy trong khu vực ngoại ô là 0,9 g/km
Như vậy, có thể ước tính hệ số phát thải bụi do xe khi di chuyển trên tuyến vận chuyển là 11,39 g/km
Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường
(1) Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án đầu tư:
Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án được thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 48 Danh mục các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường
STT Công trình bảo vệ môi trường Đơn vị Số lượng
Thông số kỹ thuật Chức năng
1 Hầm tự hoại 3 ngăn Bể 04 Thể tích
Xử lý sơ bộ nước thải sinh hoạt
Hầm Biogas Hầm 04 572 m 3 /hầm Xử lý nước thải từ trại nuôi vịt
Ao lắng Ao 01 975,54 m 3 Xử lý nước thải sau hầm biogas
STT Công trình bảo vệ môi trường Đơn vị Số lượng
Thông số kỹ thuật Chức năng
Ao sinh học Ao 01 325,18 m 3 Xử lý nước thải sau ao lắng
Bể khử trùng Bể 01 1 m 3 Khử trùng nước thải sau ao sinh học
Ao xử lý bùn Bể 01 650 m 3
Xử lý bùn từ hầm biogas và các ao sinh học
3 Máy ép phân vịt Cái 01 0,5 m 3 /giờ Xử lý phân vịt
4 Kho chứa CTNH kho 01 4 Lưu chứa tạm CTNH
(2) Kế hoạch xây lắp các công trình xử lý chất thải, bảo vệ môi trường:
Kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường của dự án được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 49 Kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường
STT Công trình bảo vệ môi trường Kế hoạch xây lắp
Kinh phí thực hiện (đồng)
1 Hầm tự hoại 3 ngăn Quý IV/2023 28.000.000
2 Hệ thống XLNT Quý IV/2023 500.000.000
3 Máy ép phân vịt Quý IV/2023 150.000.000
4 Kho chứa CTNH Quý IV/2023 10.000.000
(3) Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường: a Trong giai đoạn thi công xây dựng:
Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về việc thực hiện Luật Bảo vệ môi trường và tổ chức bộ phận chuyên trách về môi trường, chịu trách nhiệm về các vấn đề môi trường của dự án theo đúng quy định của pháp luật, cũng như kiểm soát việc thực hiện có hiệu quả các biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng của dự án
Các biện pháp tăng cường quản lý môi trường của dự án sẽ được áp dụng như sau:
- Chủ đầu tư sẽ tổ chức bộ phận quản lý môi trường trong thời gian thi công xây dựng với số lượng tối thiểu là 2 người, đủ năng lực để quản lý các hạng mục công trình xử lý chất thải của dự án
- Chủ đầu tư sẽ lập kế hoạch và chương trình hành động bảo vệ môi trường tại dự án, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý môi trường địa phương trong việc thực hiện các nguyên tắc bảo vệ môi trường trong khu vực dự án b Trong giai đoạn hoạt động:
Trong quá trình hoạt động của dự án, để các biện pháp bảo vệ môi trường được thực hiện có hiệu quả, chủ đầu tư sẽ bố trí nhân lực chuyên trách cho công tác bảo vệ môi trường cụ thể như sau:
- Vệ sinh sân bãi, đường giao thông nội bộ: bố trí 01 nhân viên thực hiện vệ sinh sân bãi, đường nội bộ
- Thu gom rác thải thông thường: bố trí 01 nhân viên thu gom rác thải, tập kết rác thải để đơn vị chức năng đến thu gom, xử lý
- Thu gom, lưu trữ, xử lý chất thải nguy hại: bố trí 01 nhân viên thu gom các loại CTNH về lưu trữ tại kho chứa CTNH
- Hệ thống xử lý nước thải: bố trí 01 nhân viên chuyên ngành môi trường để theo dõi, vận hành hệ thống xử lý nước thải.
Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo
Báo cáo đã sử dụng phương pháp đánh giá phổ biến và đặc trưng cho các dự án đầu tư đã được công nhận và đang được sử dụng phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới
Quá trình khảo sát, điều tra, nghiên cứu và lập báo cáo đã tuân thủ theo đúng quy định hiện hành nên có độ tin cậy cao
Sau khi dự án được cấp giấy phép môi trường, chủ dự án sẽ nghiên cứu chi tiết các hạng mục công việc thành phần ở giai đoạn tiếp theo đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, môi trường và kinh tế
Trong phần đánh giá tác động môi trường, do tại Việt Nam chưa có đầy đủ các số liệu về hệ số phát thải của các chất ô nhiễm Do đó, báo cáo giá đã sử dụng nguồn tài liệu tham khảo của nước ngoài Chính vì vậy một vài kết quả về lượng phát thải của các chất ô nhiễm chưa thực sự chính xác so với lượng phát thải thực tế của các chất ô nhiễm
Quá trình dự báo các tác động đến môi trường đã chọn lọc các phương pháp khoa học gắn liền với tính thực tiễn của dự án nên đã đưa ra các kết quả tiệm cận với thực tiễn, giúp chủ đầu tư và các cơ quan quản lý môi trường có cơ sở để triển khai các công việc tiếp theo của dự án, đặc biệt trong quá trình đề xuất các biện pháp giảm thiểu và khống chế ô nhiễm môi trường.
PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC
HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC
(Chỉ yêu cầu đối với các dự án khai thác khoáng sản, dự án chôn lấp chất thải, dự án gây tổn thất, suy giảm đa dạng sinh học)
NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải
1.1 Nguồn phát sinh nước thải:
- Nguồn số 01: nước thải sinh hoạt, có lưu lượng khoảng 1 m 3 /ngày đêm
- Nguồn số 02: nước thải từ quá trình ép phân, có lưu lượng khoảng 0,93 m 3 /ngày đêm
- Nguồn số 03: nước thải từ quá trình vệ sinh trại nuôi vịt, có lưu lượng khoảng 38,9 m 3 /ngày đêm
- Tổng lưu lượng xả nước thải: 40,33 m 3 /ngày đêm
1.2 Dòng nước thải xả vào nguồn nước tiếp nhận, nguồn tiếp nhận nước thải, vị trí xả nước thải:
- Dòng nước thải: số lượng 01 Nước thải sau xử lý được dẫn vào kênh thủy lợi tiếp giỏp dự ỏn bằng tuyến ống thoỏt nước PVC ỉ200
- Nguồn tiếp nhận nước thải: kênh thủy lợi tiếp giáp giáp dự án ở hướng Bắc
- Vị trí xả thải: kênh thủy lợi, ấp Long Bình 1, xã Long Phú, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang
- Tọa độ xả nước thải (theo hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 105 0 , múi chiếu
6 0 ): điểm cuối ống thoát nước sau hệ thống XLNT: X = 1066757,581; Y = 564520,175
- Phương thức xả thải: tự chảy ra kênh thủy lợi
- Chế độ xả thải: liên tục (24 giờ)
- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải đảm bảo đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và theo QCVN 62-MT:2016/BTNMT, cột B, kq = 0,9, kf = 1,3, cụ thể như sau:
STT Thông số Đơn vị Giá trị giới hạn
4 Tổng chất rắn lơ lửng mg/l 195
Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải
Dự án không có công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải nên chủ dự án không đề nghị cấp phép đối với khí thải (công trình nhà bao che phía sau các chuồng nuôi có chức năng giảm thiểu mùi hôi phát tán ra môi trường xung quanh, không phải là công trình, thiết bị xử lý khí thải).
Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung
Hoạt động của dự án không phát sinh tiếng ồn, độ rung do đó chủ dự án không đề nghị cấp phép đối với nội dung này.
KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 82 1 Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án
Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm
Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm các công trình xử lý nước thải như sau:
Bảng 50 Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm
Stt Công trình xử lý nước thải Thời gian bắt đầu
Công suất dự kiến (m 3 /ngày)
1 Hệ thống xử lý nước thải 01/04/2024 01/07/2024 40 m 3 /ngày
Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải
bị xử lý chất thải:
(1) Kế hoạch đo đạc, lấy và phân tích mẫu:
Kế hoạch đo đạc, lấy và phân tích mẫu được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 51 Kế hoạch thu mẫu
Stt Đợt thu mẫu Thời gian thu mẫu Vị trí lấy mẫu
1 Lần 1 01/05/2024 Tại bể thu gom, sau bể khử trùng
2 Lần 2 02/05/2024 Sau bể khử trùng
- Các thông số quan trắc: pH, BOD5, COD, Tổng chất rắn lơ lửng, Tổng Nitơ, Coliforms
- Quy chuẩn so sánh: QCVN 62-MT:2016/BTNMT, cột B, kq = 0,9, kf = 1,3
(2) Đơn vị đo đạc, lấy và phân tích mẫu:
Trung tâm Phân tích và Đo đạc Môi trường Phương Nam Địa chỉ: số 15, Đoàn Thị Điểm, phường 4, Tp Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường số hiệu: VIMCERTS 075.
Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật
Lưu lượng nước thải tối đa của dự án là 40,33 m 3 /ngày đêm, do đó dự án không thuộc đối tượng phải thực hiện quan trắc nước thải định kỳ, quan trắc tự động liên tục theo quy định tại Điều 97, Nghị định 08/2022/NĐ-CP.
CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Chủ đầu tư cam kết thực hiện đúng các quy định của Luật Bảo vệ Môi trường và các văn bản pháp lý có liên quan Chấp hành tốt các quy định và yêu cầu của các cơ quan quản lý tại địa phương
Cam kết thực hiện các giải pháp, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn xây dựng của dự án, cụ thể là:
- Thực hiện các biện pháp giảm thiểu bụi, khí thải từ các phương tiện vận chuyển và máy móc, thiết bị thi công
- Thực hiện các biện pháp giảm thiểu bụi từ quá trình đào đắp, thi công xây dựng
- Thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước thải từ quá trình thi công xây dựng
- Thu gom chất thải xây dựng, dầu mỡ thải và thuê các đơn vị có chức năng xử lý
- Thu gom chất thải rắn sinh hoạt và thuê các đơn vị có chức năng xử lý
Cam kết thực hiện các giải pháp, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận hành chính thức, cụ thể như sau:
- Xây dựng, lắp đặt và vận hành hệ thống xử lý nước thải (bao gồm các hầm biogas và các ao sinh học) đảm bảo xử lý toàn bộ lượng nước thải sinh hoạt của dự án Nước thải sau khi xử lý đạt cột B, QCVN 62-MT:2016/BTNMT (kq = 0,9, kf = 1,3).
- Thu gom, quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải thông thường, chất thải nguy hại đúng quy định tại Nghị định số 08/2022/Đ-CP và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT.
1 Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc các giấy tờ tương đương;
2 Các phiếu kết quả quan trắc hiện trạng môi trường tại dự án;
3 Bản vẽ thoát nước mưa, nước thải;
4 Bản vẽ thiết kế công trình bảo vệ môi trường ỦY BAN NHÂN DÂN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
QUYẾT ĐỊNH CHẤP THUẬN CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ ĐỒNG THỜI
CHẤP THUẬN NHÀ ĐẦU TƯ (cấp lần đầu: ngày 02 tháng 11 năm 2022) ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
Căn cứ Thông tư số 03/2021/TT-BKHĐT ngày 09 tháng 4 năm 2021 của
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam, đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư;
Căn cứ văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư và hồ sơ kèm theo do Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Điện Na Uynộp ngày 24 tháng 5 năm 2022;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Báo cáo số 185/BC-SKHĐT ngày 24 tháng 6 năm 2022, Báo cáo số 266/BC-SKHĐT ngày 26 tháng 9 năm 2022;
Căn cứ kết luận cuộc họp tập thể Thường trực UBND tỉnh ngày 06 tháng 9 năm 2022
QUYẾT ĐỊNH: Điều 1 Chấp thuậnchủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư với nội dung như sau:
Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Điện Na Uy
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 0316051988; Cấp lần đầu ngày 05 tháng 12 năm 2019 (thay đổi lần thứ 3 ngày 18 tháng 5 năm 2021); Cơ quan cấp: Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh. Địa chỉ trụ sở: Số 49/21 đường TA 35, phường Thới An, Quận 12, Thành phố
Hồ Chí Minh Điện thoại: 0971.518.746
2 Tên dự án: Sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc ấp Long Bình 1, xã Long Phú, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang
3 Mục tiêu đầu tư: Sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao nhằm nâng cao giá trị gia tăng, thích ứng biến đổi khí hậu và phát triển nông nghiệp bền vững; góp phần tăng thu nhập cho người dân, tạo việc làm và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
- Diện tích sử dụng đất: Khoảng 16.974,7m 2
- Quy mô kiến trúc xây dựng: Văn phòng làm việc, nhà ở cho người lao động; cơ sở hạ tầng khu nuôi trồng; sân đường nội bộ, công trình phụ trợ, cây xanh và đất dự trữ
5 Vốn đầu tư của dự án: 65.428.654.000 đồng (Sáu mươi lăm tỷ bốn trăm hai mươi tám triệu sáu trăm năm mươi bốn nghìn đồng), trong đó:
- Vốn góp để thực hiện dự án: 13.085.730.800 đồng, chiếm tỷ lệ 20% tổng vốn đầu tư.
- Vốn huy động: 52.342.923.200 đồng, chiếm tỷ lệ 80% tổng vốn đầu tư.
6 Thời hạn hoạt động của dự án: 49 năm kể từ ngày quyết định chủ trương đầu tư dự án
7 Địa điểm thực hiện dự án:Ấp Long Bình 1, xã Long Phú, thị xã Long
8 Tiến độ thực hiện dự án: Hoàn thành trong thời hạn 18 tháng kể từ ngày quyết định chủ trương đầu tư dự án
9 Các ưu đãi, hỗ trợ đầu tư: a) Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp: Theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. b) Ưu đãi về thuế nhập khẩu: Theo quy định của Luật Thuế xuất nhập khẩu và các văn bản khác có liên quan. c) Ưu đãi về miễn giảm tiền thuê đất: Theo quy định của pháp luật về đất đai và văn bản khác có liên quan d) Các ưu đãi khác theo quy định hiện hành
10 Hình thức thực hiện dự án: Nhà đầu tư tự thỏa thuận thuê quyền sử dụng đất để thực hiện dự án theo đúng quy định hiện hành Điều 2 Tổ chức thực hiện
1 Nhà đầu tư thực hiện ký quỹ để đảm bảo thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Điều 43 Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020
2 Nhà đầu tư có trách nhiệm liên hệ đến sở, ngành liên quan để được hướng dẫn các trình tự, thủ tục về lĩnh vực đất đai, xây dựng, bảo vệ môi trường và đầu tư dự án theo đúng quy định Đồng thời, thực hiện định kỳ chế độ báo cáo thực hiện dự án trực tuyến thông qua Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư trong từng quý, năm Biểu mẫu báo cáo được quy định tại Thông tư số 03/2021/TT-BKHĐT ngày 09 tháng 4 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
3 Giao UBND thị xã Long Mỹ phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường cập nhật danh mục dự án vào Kế hoạch sử dụng đất năm 2022 của địa phương theo đúng quy định
4 Sở Kế hoạch và Đầu tư chấm dứt hoặc chấm dứt một phần hoạt động của dự án đầu tư trong các trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 48 Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020. Điều 3 Điều khoản thi hành
1 Thời điểm có hiệu lực của quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư: Kể từ ngày ký
2 Giám đốc Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch UBND thị xã Long Mỹ, Giám đốc Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Điện Na Uy; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này
3 Quyết định này được cấp cho Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Điện Na Uy và một bản được lưu tại UBND tỉnh Hậu Giang./
- Trung tâm PV HCC tỉnh;
E\2022\QĐUB\SKHĐT_ dau tu NNCNC
TM ỦY BAN NHÂN DÂN
KT CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH
CONG HOÀ X HềI CHÙ NGH*A VIặT NAM
DÙc l-p - Ty do - Hanh Phúc
V/v: ÅU TU' Dr' ÁN SÄN XUÁT NếNG NGHIặP ÚNG DrNG CệNG
- Can cir BÙ Ludi Dân sur só91/2015/QH13 droe Quóc hÙi nróc Cong hoa Xa hÙi
Chu nghia ViÇ1 Nam khóa 13 thóng qua ngày 24 thangl| nm 2015, có hiÇu hre ngay 01 tháng 01 nm 2017
Can cit Lua1 Throng Mai sú 17/2019/VBHN-VPQH dọ duoe Quúc hÙi nrúc
Cong hoa X hÙi Chi ngh+a ViÇi Nam thông qua ngày 05 tháng 07 nam 2019;
Can cit vào Quyột dinh sú 13/20200é-TTg cua Thi urng chinh phự vở viầc khuyốn khich phỏt triởn din nng l1rgmg tai tgo
- Cn cit vào Nghi quyêt só 07/2019NQ-HEÐND cua HÙi dong nhân dán tinh Hau Giang ve viÇc khuyén khich dàu tu phát triên cua tinh
- Cn cit vào khà nng và nhu câu cua hai bèn;