CHƢƠNG MỞ ĐẦU ĐỐI TƢỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN ĐƢỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM I. ĐỐI TƢỢNG VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 1. Đối tƣợng nghiên cứu a. Khái niệm đƣờng lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập ngày 3/2/1930. Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc.
ViettelStudy.vn SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HÀ NỘI ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO 10 NĂM HỌC 2014 – 2015 MÔN: NGỮ VĂN TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN HUỆ Đ ề có 0 2 trang Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) Phần I (4 điểm) Trong bài thơ Đồng chí Chính Hữu viết: “ Ruộng nương anh gửi bạn thân cày….” Câu 1. Chép tiếp 9 câu thơ để hoàn thành đoạn thơ. Đoạn thơ vừa chép diễn tả nội dung gì? Câu 2 . Em hiểu thế nào về từ “mặc kệ” trong câu thơ “Gian nhà không mặc kệ gió lung lay”? Câu 3. Trong câu thơ: “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng? Câu 4. Kể tên hai tác phẩm khác viết về đề tài người lính mà em đã học trong chương trình ngữ văn 9 và ghi rõ tên tác giả. Phần II (6 điểm) Cho đoạn văn: “Nghe mẹ nó bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó bảo lại: - Thì má cứ kêu đi. Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng: - Vô ăn cơm! ViettelStudy.vn Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm”. Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra: - Cơm chín rồi! Anh cũng không quay lại. Con bé bực quá, quay lại mẹ và bảo: - Con kêu rồi mà người ta không nghe”. [Theo Ngữ văn 9 – tập I – NXBGD 2005] Câu 1. Đoạn trích trên được rút ra từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Cho biết hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm? Câu 2. Nêu ý nghĩa nhan đề của tác phẩm có đoạn trích trên. Câu 3. Câu nói “Vô ăn cơm!” của bé Thu trong đoạn truyện đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao có sự vi phạm đó? Câu 4. Hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp để làm rõ thái độ, tình cảm của bé Thu đối với cha từ khi gặp mặt cho đến khi nó bỏ sang nhà bà ngoại. Trong đoạn văn có sử dụng một câu hỏi tu từ và một phép thế (gạch dưới câu hỏi tu từ và phép thế). HẾT