TƯỢNGCHIMLẠC THÀNH PHỐVIỆTTRÌ ảnh tư liệu Tạo lập các công trình không chỉ nghĩ đến công năng, Mỹ thuật, mà còn phải chú ý đến cả “linh hồn” tốt đẹp nữa. Ông cha gọi đó là đồ án “Cát tường”. Muốn có đồ án “cát tường”, trước tiên phải từ ý tưởng t ốt, phù hợp với hoàn cảnh bố cục thể hình có sức truyền cảm tích cực, không gây phản cảm. ở giữa ngã ba đường Hùng Vương - Trần Phú thành phốViệtTrì đã xây dựng tượng ba con chimLạc vào dịp giỗ tổ Hùng Vương - lễ hội Đền Hùng 2005 do Nhà nước tổ chức với nghi lễ trọng thể, quy mô hoành tráng lớn nhất từ trước tới nay. Tượng ba con chimLạc là công trình văn hoá có kích thước lớn, chất liệu bằng kim loại mỏng khiến ai đi ngược về xuôi cũng phải để mắt ngắm nhìn, nhưng nó lại ảnh hưởng đến tầm nhìn của người tham gia giao thông, nhất là đường Hùng Vương liền mạch đường liên tỉnh, đường Trần Phú huyết mạch nội tỉnh. Địa điểm đó không phải là nơi đất tốt xây cất tượng đài thành ph ố. Do nhóm tượng tham gia vào cấu thành c ủa không gian kiến trúc đô thị và cảnh quan thiên nhiên với quy mô đáng kể và hình thức trang trọng đã tác động mạnh mẽ vào xúc cảm thẩm mỹ con người. Theo quy chế quản lý tượng đài tranh hoành tráng của Bộ VH - TT số 05/2000/QĐ- VH-TT thì đây là cụm tượng gò, vẫn phải quản lý theo quy chế hiện hành: về tác giả, hội đồng nghệ thuật Còn người có thẩm quyền cấp phép xây dựng là Bộ VH-TT hay UBND tỉnh thì còn tuỳ thuộc v ào quy mô và tính chất địa điểm. Xây dựng tượng đài cho thànhphố là một trong những công trình không thể thiếu để cấu thành kiến trúc đô thị, nên nhân dịp này có tượng đài là một cố gắng lớn thànhphố thể hiện tâm nguyện của nhân dân. ở Việt Nam có truyền thuyết về họ Hồng Bàng gắn liền với vua Kinh Dương Vương người đời sau còn có 4 câu thơ: Mở đầu Nam Việt có Kinh Dương Mười tám ngành vua, mười tám chương Bách Việt Sơn Hà muôn thuở đó Đời đời đèn nến nức hương thơm (Bùi Văn Nguyễn: 2001 - 117: Việt Nam và cội nguồn trăm họ) Thuật ngữ: Hồng Bàng có nghĩa là (rất to lớn, một loài sếu lớn) cũng đồng nhất với họ tổ Bách Việt. Bởi vậy người LạcViệt nhận mình là dòng dõi Hồng Bàng, chả thế Việt Nam có thành ngữ “Nhất điểu nhì xà, tam ngư tứ tượng”. Chim là vật biểu của phương Nam, nên trên m ặt trống đồng (biểu tượng văn hoá Hùng Vương) khắc rất nhiều chim trong đó có chim Lạc. Ngày nay ta vẫn lấy đó để nói về thời bình minh của lịch sử ấy. Hơn thế nữa kết cấu tượng đài lại là 3 con chimLạc chụm đầu vào nhau thành một khối như muốn biểu hiện đoàn kết cộng đồng bền vững. Tác giả đã từng thấy con số 3 là con số tâm linh bắt nguồn từ thờ mẫu (đất Mẹ): “tam mộc sâm đình”. Dân ta có câu Một cây làm chẳng lên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Lão Tử nói: “Nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh ra vạn vật” (nó ẩn dụ sự phát triển). Như vậy biểu tượng 3 con chimLạc nói về thời Hùng Vương, nói về sự hội tụ dân tộc, nên đã được phê duyệt và đó là biểu tượng ấn tượng đất tổ Hùng Vương - lễ hội Đền Hùng. Biểu tượng n ày xem ra có phần đột khởi, đắc ý nên đã được cấp phép xây dựng những hai cụm. May thay tượng 3 chimLạc được mùa đúng dịp hội, nếu không thì Ngay vào lúc đang khởi dựng tôi đã được anh Kiến trúc sư Nguyễn Thành Trung công tác tại Công ty Tư vấn Xây Dựng Phú Thọ và anh Quản Văn Kỳ lái xe ôm nói với tôi: “Tượng ba con chimLạc như là ba con chim treo “con chim chết” tôi vội đến xem và còn phát hiện ra những ấn tượng khác nữa. Người xưa khi ngửa mặt lên b ầu trời đầy sao để xem thiên văn đã tưởngtượng ra các chòm sao mang hình hài con vật, ở Châu á có chòm sao Thành Long Phương Đông (mùa xuân), chòm sao Chu Tước Phương Nam (mùa hạ), chòm sao Bạch Hổ Phương Tây (mùa thu), chòm sao Huyền Vũ (mùa đông). Còn với tượng ba con chim Lạc, không phải tưởngtượng gì cả mà nhìn thấy ngay vì hình tượng của nó để dựng đứng, mắt đục như mắt cá chết, tựa như con chim treo. Khi nhìn tổng thể từ trên xuống dưới thì hình hài của nó tựa như cái tháp nhà Phật, khởi nguyên từ ấn Độ tên là Suptura dịch theo tiếng Phạn là tháp nghĩa là: mi ếu, linh miếu, điện thờ để xá lỵ của các Chư Phật hoặc các nhà hành đạo. ở Việt Nam, tháp thư ờng (gắn liền với chùa) có hình dạng đáy hình vuông đặt đúng 4 hướng Bắc- Nam-Đông-Tây. Mái tháp hình bán cầu hoặc hình tương tự, nóc bán cầu là hình trụ, xem ra tượng ba con chimLạc cũng từa tựa như vậy: tầng I đồng thời là bệ, tầng II đến hết chiều cao cánh chim, phần mái là đầu và cổ cánh chim (mái hình bán cầu) - còn lại phần trụ trên nóc bán cầu là mỏ. Sự trùng hợp không muốn là bụng ba chim đều đúng hướng Bắc-Nam-Tây, bởi đáy tượng hình tam giác, hệt hướng của tháp chùa. Một điều bất ngờ đáng tiếc, vị trí của quả trứng lại đặt vào và quả trứng biểu trưng hồn dân tộc nhất vào cái rọ sắt toàn là những biểu tượng xui xẻo, lại xuất hiện vào những ngày hội vui lớn của dân tộc, có đáng trách không chứ! Nghiên cứu vật lý học đã chỉ ra rằng, vật chất tồn tại có hai hình thái: một là thể hình do các hạt cơ bản cấu tạo nên, hai là trư ờng xung quanh nó mà cơ quan cảm giác không thể nhận biết. Hai hình thái không tách rời nhau trong điều kiện nhất định có thể chuyển hoá lẫn nhau. Điều này rất phù hợp với các nhà hiền triết xưa “tụ thành hình, tán hoá khí”. ở ấn Độ suốt 5000 năm qua vẫn lưu truyền một lực gọi là “Phổ thụy ma“ : lực vạn năng. ở Trung Quốc khoảng từ năm 3000- 2000 năm TCN đã nhận biết được sự tồn tại của một loại năng lượng là “Khí” có khắp mọi nơi nó tạo thành vật thể có sự sống và không có sự sống, xứng đáng là Mẹ của muôn loài. Cuối thế kỷ thứ 20 năm 1964 hai nhà thiên văn Mỹ Pensiat và Uyn Sơn đã phát hiện ra sóng Viba hàng con cháu của (Khí) và được giải thưởng Nôben. Viba sinh ra từ lúc “khởi đầu trời đất” và tràn ngập toàn vũ trụ. Thế là không hẹn mà gặp về “Khí” giữa Đông và Tây, giữa triết học và khoa học. Đối với con người thì các trường xung quanh mình gọi là trường nhân thể. Trường nhân thể, các nhà khoa học Mỹ đã dựa vào xử lý cấp quang và màn truyền hình mà ghi được. Trường nhân thể có liên quan đến trạng thái nào đó của cơ thể và tâm lý con người, mà mọi vật đều có thể nhận và bức xạ năng lượng ra xung quanh. Đến đây ta chợt nhớ đến hai câu thơ của Nguyễn Trãi nhà văn hoá danh nhân thế giới đã nhắc nhở chúng ta khi tiếp cận với cảnh vật xung quanh. “Hé cửa đêm chờ hoa quế lọt Quét sân ngày sợ bóng hoa tàn” Sự ngưỡng mộ hoa quế của ông tinh tế ẩn tàng như đối với con người. Theo ông các vật đều có cuộc sống riêng có “linh hồn”. Nhà Phật có nói tới “Nhất như”. Nghĩa là trong đó con người, hành động của các vật, sinh vật, không gian, thời gian ăn khớp với nhau một cách kỳ diệu. Cái cá thể vẫn có chức năng riêng, phối hợp với nhau nhuần nhuyễn không thể phân biệt cái nào quan trọng hay thứ yếu nên gọi là “nhất như”. Cho nên khi tạo ra một công trình cần phải tìm v ề văn hoá truyền thống để soi sáng nếu không tác hại khó lường (Ai đó dám can đảm để đường chọc thẳng vào cửa nhà mình không). Đó cũng là trí tuệ kỳ diệu của ông cha, là bản sắc văn hoá Việt Nam mà ta phải tìm để giải các “ẩn số” trong các công trình kiến trúc - Mỹ thuật ngày nay. Tạo lập các công trình không chỉ nghĩ đến công năng, Mỹ thuật, mà còn phải chú ý đến cả “linh hồn” tốt đẹp nữa. Ông cha gọi đó là đồ án “Cát tường”. Muốn có đồ án “cát tường”, trước tiên phải từ ý tư ởng tốt, phù hợp với hoàn cảnh bố cục thể hình có sức truyền cảm tích cực, không gây phản cảm. Nguyễn Xuân Đài . TƯỢNG CHIM LẠC THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ ảnh tư liệu Tạo lập các công trình không chỉ nghĩ đến công năng, Mỹ thuật, mà còn phải chú. điểm. Xây dựng tượng đài cho thành phố là một trong những công trình không thể thiếu để cấu thành kiến trúc đô thị, nên nhân dịp này có tượng đài là một cố gắng lớn thành phố thể hiện tâm. Việt Nam có thành ngữ “Nhất điểu nhì xà, tam ngư tứ tượng . Chim là vật biểu của phương Nam, nên trên m ặt trống đồng (biểu tượng văn hoá Hùng Vương) khắc rất nhiều chim trong đó có chim Lạc.