DANHTÍNHNGƯỜIKHẮCCHỮTRÊNBIAĐỀDANHTIẾNSỸBiađềdanhtiếnsỹ là m ột trong những loại biadanh giá nhất trong lịch sử văn hóa của dân tộc. Để mong có được một tên tuổi lưu lại ngàn thu ở Văn Miếu Quốc tử giám là ước nguyện phi phàm như cá vượt Vũ môn. Tuy vậy trên 82 tấm biaTiếnsỹ ở đây, ngoài tên tuổi của các nhà khoa bảng, các vị chức sắc cao trong triều còn có tên tuổi của những ngườikhắc chữ. Người đầu tiên là Phạm Thọ ích người làng Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm. Tên của ông được khắctrên tấm bia khoa thi Giáp Thìn niên hiệu Bảo Thái thứ 5 (1742). Bia được khắc năm 1726 (Bảo Thái thứ 7). Trên t ấm bia này ông tự xưng mình là thạch công, người thợ đá. Hàng chữ này viết ở diềm phía ngoài nên ít ngườiđể ý. Trên tấm bia của khoa thi Định Mùi, niên hiệu Bảo Thái thứ 8 (1727) ông viết tên mình vào bên trong, phía dưới tên tuổi của Trung thư giám học sinh, người xã Xuân Đỗ huyện Gia Lâm là Nguyễn Đắc Thụy. Bia dựng năm 1733 (Long Đức thứ 2) Người thứ hai là Hoàng Quang Trạch, xã trưởng xã Gia Đức huyện Thủy Đường lưu tên trênbiatiếnsỹ khoa thi năm Quý Sửu niên hiệu Long Đức năm thứ 2 (1733) . Bia dựng năm1734 (Long Đức thứ 3) Người thứ ba, Lê Nguyễn Diệu, sinh đồ xã An Hoạch huyện Đông Sơn lưu danhtrên tấm biatiếnsỹ khoa thi Kỷ Mùi niên hiệu Vĩnh Hựu năm thứ 5 (1739), bia khoa thi Quý Hợi, niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ 4 (1743). Bia dựng năm 1744 (Cảnh Hưng thứ 5). Người thứ tư là bá hộ Lê Khắc Thực lưu danhtrên tấm biatiếnsỹ khoa thi Bính Dần niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ 7 (1746). Bia dựng năm 1747 (Cảnh Hưng thứ 8) Người thứ 5 là Lê Văn Lộc, thợ đá người thôn Nhuệ, xã An Hoạch, huyện Đông Sơn, lưu danhtrên tấm biatiếnsỹ khoa thi Quý Mùi niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ 24 (1763). Bia dựng năm 1763 (Cảnh Hưng thứ 24) Phạm Thọ ích là người đầu tiên dám viết tên mình để lưu danh thiên cổ ở Quốc Tử Giám với thân phận của một người thợ đá. Việc lưu danhtínhngười soạn, người viết chữ chân, chữ triện trên văn bia đã có ngay từ tấm bia khoa thi Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo năm thứ 3 (1442) được khắc năm 1484 (Hồng Đức thứ 15) Bia Văn Miếu ngoài giá trị tư liệu vô giá về nền Nho học đất Việt, lưu danh tên tuổi của các nhà khoa bảng. Những áng văn của Thân Nhân Trung với triết lý Hiền tài là nguyên khí quốc gia sẽ cùng mãi với thời gian. Bên cạnh đó, trên 82 tấm bia đá ở Văn Miếu còn lưu lại một gia tài đồ sộ hệ thống đồ án hoa văn có giá trị mỹ thuật rất cao. Những người thợ đá đã âm thầm làm nên những tượng đài văn hóa ấy liệu có còn ai nhắc đến?. Trong xã hội phong kiến, thân phận của những nghệ nhân bị khinh rẻ, không ai dám mong được tên ghi danh mình trênbia đá bảng vàng. Việc lưu danhtínhtrên dăm ba tấm bia đá trên tổng số 82 bia đá ở Văn Miếu tuy là chuyện hi hữu nhưng nó đã khẳng định vị thế của người thợ trong thứ bậc Sỹ - Nông - Công - Thương xưa. Trong năm ngườikhắcchữ ngoại trừ Phạm Thọ ích tự xưng là thạch công, thì những ngườikhắc hoặc là sinh đồ, hoặc là xã trưởng, hoặc là bá hộ, nhìn chung cũng đều có địa vị thấp trong xã hội. Trong cuốn sách Văn biađềdanhtiếnsỹ Việt Nam của Viện nghiên cứu Hán Nôm do tiến sĩ Trịnh Khắc Mạnh biên dịch và chú thích, phần thác bản của tấm bia đá khoa thi Giáp Thìn niên hiệu Bảo Thái thứ 5 (1742) không có hàng ch ữ về danhtính của người thợ đá họ Phạm. Đây là một sơ suất nhỏ, do việc nghiên cứu văn bản hiện nay chủ yếu dựa vào các thác bản (bản dập). Công tác nghiên cứu hệ thống đồ án hoa văn trênbiađềdanhtiếnsỹ ở Văn Miếu (Hà Nội) là công việc hữu ích, đặc biệt trong bối cảnh cả nước đang hướng tới đại lễ 1000 năm Thăng Long, Hà Nội. Năm 2007, trong môn học Nghiên cứu Vốn cổ, tác giả cùng với các bạn sinh viên K9 khoa Sư phạm Mỹ thuật đại học Mỹ thuật Việt Nam, đã bước đầu tiến hành khảo sát hệ thống đồ án hoa văn biaĐềdanhtiến sỹ. Một tuần khảo sát ngắn ngủi qua đi, cả thầy và trò không khỏi bàng hoàng về những kết quả nghiên cứu. Dường như Văn Miếu còn chứa đựng bao điều bí ẩn nên mỗi lần tới đây, tôi lại có cho mình những câu hỏi v à những phát hiện về vấn đề nào đó. Trần Hậu Yên Thế . DANH TÍNH NGƯỜI KHẮC CHỮ TRÊN BIA ĐỀ DANH TIẾN SỸ Bia đề danh tiến sỹ là m ột trong những loại bia danh giá nhất trong lịch sử văn hóa của dân. ích là người đầu tiên dám viết tên mình để lưu danh thiên cổ ở Quốc Tử Giám với thân phận của một người thợ đá. Việc lưu danh tính người soạn, người viết chữ chân, chữ triện trên văn bia đã. được tên ghi danh mình trên bia đá bảng vàng. Việc lưu danh tính trên dăm ba tấm bia đá trên tổng số 82 bia đá ở Văn Miếu tuy là chuyện hi hữu nhưng nó đã khẳng định vị thế của người thợ trong