CỘTCHÙADẠMVÀ V Ũ ĐIỆUSINHSÔIBẤTTỬcộtchùaDạm Trong khuôn viên Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam trước đây trân trọng trưng bày phiên bản một tuyệt tác của điêu khắc thời Lý – cột trụ chùa Dạm. Chùa Dạm, tên chữ là Trần Quang Tự, mà theo các thư tịch cổ ghi lại nhân dạo chơi ở Đại Lãm Sơn năm Quang Hựu thứ I (1085) nguyên phi ỷ Lan có ý định xây dựng một danh lam ở đây. Năm 1086, triều đình nhà Lý ra lệnh xây dựng chùa, đến năm 1097 thì hoàn thành. Chùa còn có một tên gọi khác là chùa Trăm Gian vì tương truyền ch ùa rất uy nghi bề thế, có 100 gian. Cho đến nay, đôi rồng ấp ở cột trụ đá chùaDạm vẫn đạt kỷ lục về vẻ đẹp tinh tế và sự hùng vỹ của nó. Trong phần nhiều di tích hiện còn thời Lý, rồng thường chỉ ba móng, nhưng ở đây, có thể vì mang tính chất của một đại danh lam liên quan đến hoàng gia nên con rồng ở đây đủ năm móng. Có lẽ phần nhiều du khách tới Bảo tàng Mỹ thuật chỉ chú ý đến phía trước, hình hai đầu rồng Lý miệng đang há ra như đớp lấy viên ngọc báu mani chói sáng, mà ít chú ý tới hiện tượng phần thân đuôi ngoắc xoắn vào nhau. Đây chính là dạng thức giao hoan rất đặc trưng của loài rắn và một số loài thủy sinh khác mà trong thuật ngữ chuyên môn gọi là giao vỹ. Theo cách nói dân gian, đồ án này thường gọi là rồng ấp hay rồng phủ. Trong kho tàng ca dao có một lời tỏ tình của một anh thợ mộc xứ Thanh: Anh làm thợ mộc Thanh Hoa Làm cầu làm quán, làm nhà khéo tay (khó thay) Lựa cột anh dựng đòn tay Bào trơn đóng bén nó ngay một bề Bốn cửa anh chạm bốn dê Bốn con dê đực chầu về tổ tông Bốn cửa anh chạm bốn rồng Trên thì rồng ấp, dưới thì rồng leo Bốn cửa anh chạm bốn mèo Con thì bắt chuộc, con leo xà nhà Bốn cửa anh chạm bốn gà Đêm thì nó gáy, ngày ra ăn vườn Bốn cửa anh chạm bốn lươn Con thì thắt khúc, con thì trườn ra Bốn cửa anh chạm bốn hoa Trên là hoa sói, dưới là hoa sen Bốn cửa anh chạm bốn đèn Một đèn dệt cửi, một đèn quay tơ Một đèn đọc sách ngâm thơ Một đèn anh để đợi chờ nàng đây Hình ảnh đôi rồng ấp được anh thợ mộc tài hoa nhắn gửi chút huê tình c ủa anh thợ mộc hay là một kiểu thức xa xưa trong nghệ thuật trang trí người Việt? Trong những dạng thức đồ án từ thời Lý lưu truyền đến nay, rồng ấp chiếm số lượng ít hơn những dạng thức rồng chầu, rồng cuộn, rồng bay. Tuy vậy, đồ án rồng ấp còn được thấy trên đôi rồng đá chạm nổi trên một bệ bia Sùng Thiện Diên Linh ở chùa Long Đọi (núi Đọi Sơn thuộc xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, Hà Nam) cũng được làm thời Lý (khoảng năm 1122). Cũng cách đó không xa, được làm trước đó vài năm (1117) là chùa tháp Chương Sơn, trên một bệ bia cũng có đôi giao long. Rất tiếc là đầu rồng của hai đồ án nói trên đã không còn, nhưng điểm chung nhất cho cả ba đôi rồng ấp ở chùa Dạm, chùa Đọi Sơn vàchùa Chương Sơn là đuôi rồng cuốn chặt vào nhau, theo kiểu giao vỹ điển hình. Sự hiện diện của đồ án rồng ấp trong các đại danh lam thời Lý phản ánh quan niệm, những lý tưởng tôn giáo gắn bó sâu sắc với những tập tục và tín ngưỡng bản địa. Mỗi độ xuân về, những lời hát đồng dao ngộ nghĩnh thủa trước đầy ắp những ước mong như vẫn còn nguyên những giá trị nhân bản: Xúc sắc xúc sẻ Nhà nào nhà nấy, còn đèn còn lửa, Mở cửa cho anh em chúng tôi vào. Bước lên giường cao, thấy đôi rồng ấp Bước xuống giường thấp, thấy đôi rồng chầu; Bước ra đằng sau, thấy nhà ngói lợp. Voi ông còn buộc, ngựa ông còn cầm, Ông sống một trăm, thêm năm tuổi lẻ. Vợ ông sinh đẻ, những con tốt lành, Những con như tranh, những con như rối. (Xúc sắc xúc sẻ - Đồng dao) Rồng ấp theo cổ văn gọi là giao long (chữ giao đây là giao phối, giao hoan), cũng có giao long với ý nghĩa là một dạng rồng (chữ giao này chỉ một loài vật, chữ giao này viết khác). Dạng đồ án này có đặc điểm chung là đuôi xoắn bện vào nhau ở phần đuôi. Cũng được xin nhắc lại là trong cổ văn, chữ giao vỹ có nghĩa là giao phối. Hiện trong tiếng Việt hiện đại tuy ít thấy nhưng trong các tài li ệu viết về hiện tượng sinh sản ở loài tôm người ta vẫn còn dùng từ này. Trở về với đồ án rồng ấp chùa Dạm, đây là điểm nhấn chính yếu của cây cột đá nguyên khối cao gần 5m. Đôi rồng ấp đuôi quấn vào nhau trong tư thế giao hợp, đầu với mào lửa rất đặc trưng đang vươn cao chầu vào viên ngọc tỏa sáng. Từ những dấu vết của các lỗ mộc ta có thể hình dung đây chính là m ột cột trụ cho một đài thờ vẫn thường thấy ở trong nghệ thuật Phật giáo Đông Nam á. Những ban thờ đặt ngoài trời của người Việt ở miền Trung có thể là một di ảnh của dạng thức kết cấu này. Đôi rồng ấp căng tròn phập phồng xoắn xuyết ôm trọn lấy trụ đá, thấp thoáng đan xen những hoa văn cỏ cây xum xuê tươi tốt. Cột trụ đá mọc lên từ một khối đất hình nấm được kè bằng hàng hoa văn sóng nước, núi non. Kết hợp từ ý nghĩa đồ án rồng ấp, hoa lá, núi non, sóng nước, chúng ta phỏng đoán những ước nguyện của hoàng gia triều Lý về mưa thuận gió hòa, thịnh trị no ấm. Mỹ thuật Lý để lại cho chúng ta không chỉ là những kích thước đồ sộ, mà trên hết là khát vọng hòa hợp với vũ trụ, những giá trị nhân văn. Như nh ững nhận định của các bậc tiền bối về một nền mỹ thuật phi Hoa, phi ấn, phi Đông Nam á của mỹ thuật Đại Việt, cột đá chùaDạm khẳng định một giá trị Việt chói sáng trên cơ sở giao lưu và tiếp biến văn hóa1. TRẦN HẬU YÊN THẾ 1. Mặc dù đồ án rồng ấp (giao long) được thấy nhiều trong mỹ thuật Tiên Tần, và thời Hán ở Trung Hoa, nhưng sự thắng thế của Nho giáo nên kể từ thời Tống về sau, mỹ thuật Trung Quốc hầu như vắng bóng đồ án này. Mặc dù Nho giáo cũng có ảnh hưởng rất lớn tới mỹ thuật Đại Việt nhưng ta vẫn thấy đôi rồng phủ nhau Trùng tu tạo tác Thánh tượng tiền triều Lê Đại Hành hoàng đế bi ký tịnh minh l àm tới năm thứ Hoằng Định thứ 12 ở đền vua Lê, Hoa Lư - Ninh Bình mà người soạn tấm văn bia này lại là tiến sỹ Nguyễn Lễ, nguyên Đặc tiến kim tử Vinh lộc đại phu, đương chức Hình bộ thượng thư kiêm Đông các Học sỹ, Quốc tử giám Tế tử, Nghĩa khê hầu trụ quốc. . CỘT CHÙA DẠM VÀ V Ũ ĐIỆU SINH SÔI BẤT TỬ cột chùa Dạm Trong khuôn viên Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam trước đây trân trọng trưng bày phiên bản một tuyệt tác của điêu khắc thời Lý – cột. dựng chùa, đến năm 1097 thì hoàn thành. Chùa còn có một tên gọi khác là chùa Trăm Gian vì tương truyền ch ùa rất uy nghi bề thế, có 100 gian. Cho đến nay, đôi rồng ấp ở cột trụ đá chùa Dạm vẫn. trên đã không còn, nhưng điểm chung nhất cho cả ba đôi rồng ấp ở chùa Dạm, chùa Đọi Sơn và chùa Chương Sơn là đuôi rồng cuốn chặt vào nhau, theo kiểu giao vỹ điển hình. Sự hiện diện của đồ án