1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

CẢM NHẬN LỊCH SỬ TỪ ĐIÊU KHẮC ĐỀN ĐINH LÊ doc

7 453 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 138,02 KB

Nội dung

CẢM NHẬN LỊCH SỬ TỪ ĐIÊU KHẮC ĐỀN ĐINH Lịch sử được làm nên bởi cả một dân tộc qua nhiều thế hệ, thế nhưng nó lại được viết lại bởi một số ít các sử gia. May thay, ngoài văn hiến thư tịch, lịch sử còn đuợc tái hiện bằng truyền khẩu và hình tượng. Nh ờ vậy lịch sử được nhìn nhận dưới ống kính vạn hoa lung linh và sinh động hơn. Có những dân tộc như Ai Cập, Trung Hoa, hay Hy Lạp, La Mã mọi người dễ dàng tìm thấy trong những câu chuyện sự tương đồng giữa sử sách và tranh tượng. Các học giả Trung Hoa có th ể kiểm chứng sự chân thực của cuốn Sử Ký, căn cứ vào các hiện vật tìm thấy ở khu lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng hay các bức tranh trong từ đường họ Vũ ở Gia Tường Sơn Đông ở Việt Nam, những người nghệ nhân chạm khắc là những người kể chuyện vô danh và vô nhất. Họ những sử gia quê mùa làm chúng ta ngạc nhiên về thái độ độc lập đến lạ kỳ với hệ thống luân lý phong kiến và một lịch sử không ngớt tiếng gươm đao. Hãy thử hình dung những hướng dẫn viên du lịch phải vất vả lắm mới phiên dịch được những lời ca ngợi công trạng ( mà phần nhiều là võ tr ạng) cho các du khách Âu Mỹ, nhưng còn khó khăn hơn khi đi tìm sự liên kết ý nghĩa các bức hoành phi câu đối với hệ thống đồ án hoa lá muông thú tưng bừng trên các dầm xà, cột ván, đầu bẩy như ở đền vua Đinh - vua ( Hoa Lư- Ninh Bình). Căn cứ vào văn bia ở đây, chúng ta được biết phần kiến trúc và điêu khắc quần thể đền vua Đinh - vua mà chúng ta đang thấy hiện nay xuất hiện khá muộn, kéo dài suốt thế kỷ 17. Cho dù được chính sử ghi nhận như là một những triều đại vẻ vang trong lịch sử dân tộc, nhà Đinh nhà Tiền Lê, thì ánh hào quang sau 7 -8 thế kỷ đã không còn chói loà nữa. Họ, những người nông dân- nghệ nhân, có riêng cho mình một cách nhìn, cách nghĩ. Xin được dừng ít phút trước tấm bia làm năm Chính Hoà thứ 16 ( 1696). Đây là chiếc bia cao nhất đứng ở giữa trong nhà bia. Bia tán tụng công đức tiền nhân. Như bức hoành phi ở điện vua Đinh : Chính thống thuỷ ( Khởi đầu sự chính thống). Đây là triều đại có công lớn thống nhất sơn hà về một mối, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, tiến hành bang giao với Trung Hoa. Trán bia không khắc lưỡng long chầu nhật như từng thấy rất nhiều ở các vua Lê. Mà thấy ở đây là đôi chim phượng mà nếu không giải thích sẽ lầm tưởng là đôi ngỗng ! Đường diềm thân bia được bắt đầu bằng đôi khỉ cực đẹp. Bên phải là đôi khỉ một cái một đực đang âu yếm nhau. Bên kia là con kh ỉ mẹ đang cõng con khỉ con. Chưa hết phía dưới đế, phía chính diện là hình con cua được đục nổi rõ, hai bên là hai con chuột đang rình rập. Sẽ nhiều người không kịp xem con rồng nằm dài phía sau, cũng được đục nổi lên, khá dữ tợn. Thật không biết đây là ý tứ của một bậc túc nho hay là sự thâm thuý hóm hỉnh của người thợ. Theo lệ thường, đã phàm là bia đá bảng đồng đều hết sức nghiêm trang với những quy định khắt khe, ứng với bậc đế vương nhất thiết phải là tứ linh: long ly quy phượng. Hơn 200 trăm năm trước, những chuẩn mực lập bia thời sơ ở Xuân Lam, Thọ Xuân Thanh Hoá đã hết sức kinh điển rồi. Như nhiều nhà nghiên cứu đã từng nhận xét sự trống vắng các hình ảnh mô tả chinh chiến trong Mỹ thuật Việt Nam thời kỳ phong kiến. Chúng ta rất ít thấy những cảnh chiến đấu vốn thấy nhiều trên trống đồng Đông Sơn. ở đền vua Đinh - vua chỉ có các đồ nghi tế có hình dạng binh khí như các thanh đao và các câu đối hoành phi ca ngợi uy vũ của các bậc đế vương. Câu đối trong đền vua Đinh viết “ Anh hùng vĩ liệt, trác quán hồ Ngô, Trưng, Triệu, Thục dĩ tiền, Đại Việt sơn hà quy nhất thống Thánh nhân dư linh kế tự giả Lê, Lý, Trần, như hậu, Trường Yên lăng tẩm tự thiên thu” .Nghĩa là: Anh hùng trác tuyệt vượt hẳn Ngô, Trưng, Triệu, Thục trở về trước, Đại Việt non sông về một mối Oai linh thần thánh nối tiếp sau này có Lê, Lý, Trần, Lê, đất Trường Yên lăng tẩm tự ngàn thu. Võ công là vậy nhưng tuyệt nhiên không hề tìm thấy một hình ảnh nào làm chúng ta hình dung đó là ngôi đền của các vị vua là những anh hùng trận mạc với những chiến thắng lẫy lừng. Đền Lý Bát Đế lập thời gian này cũng vậy, hay sớm hơn nữa là đền Chiêu Trưng thờ danh tướng Khôi. Đền Chiêu Trưng hay còn gọi là đền Võ Mục rất nổi tiếng với những bức chạm khắc đánh cờ, tấu nhạc vô cùng sảng khoái. Chuyển qua đền vua Lê. Phan Huy Chú trong “ Lịch triều hiến chương loại chí” đã đánh giá về vua Đại Hành như sau: “Vua phá Tống bình Chiêm, khiến cho cả Hoa Hạ, Man Di đều sợ hãi. Trung Quốc đã mấy lần sắc phong khen ngợi vua, khiến cho tiếng tăm của vua trở nên lừng lẫy.” Ngô Sỹ Liên trong Đại Việt sử ký toàn thư viết: “ Vua đánh đâu đư ợc đấy, chém vua Chiêm Thành để rửa cái nhục phiên di đi bắt sứ thần, phá tan quân Triệu Tống để bẻ cái mưu vua tôi ăn chắc, có thể gọi là bậc anh hùng nhất đời vậy” Câu đối ghi ở đền vua ca ngợi sự nghiệp kháng Tống, Bình Chiêm của vua Hoàn: “ Thần vũ thiếp tứ lân, thịnh Tống cường Chiêm thử nhật Tinh linh tồn thiên cổ, Long giang Mã trục chi gian” Nghĩa là: Thần vũ động bốn bên, trong lúc Chiêm cường Tống thịnh - thiêng liêng còn muôn thủa, trong vùng núi Mã, sông Long. Tràn ngập trong không gian linh thiêng của ngôi đền là thế giới của mây nước, hoa lá cỏ cây và chim muông và những con vật của thế giới tưởng tượng như con long, con lân. Những đoá sen ở đây tự nhiên như ai đó vừa đi qua đầm sen hái lấy vài bông rồi tung lên các dầm xà. Trong nền mỹ thuật Trung Hoa, đề tài chiến tranh đư ợc thể hiện rất phổ biến trong các lăng mộ và từ đường, ví dụ như trong hệ thống tranh Hoạ tượng thạch đời Hán. Các học giả lý giải hiện tượng này như sự hồi vọng lại quãng đời và công trạng của người đã khuất. Nhưng t ại sao chúng ta lại không tìm thấy sự hồi vọng như thế ở đây. Thân thế người đã khởi công xây dựng lại khu đền vua Đinh - vua này cũng có những võ công hiển hách. Lễ quận công Bùi Thời Trung vốn là tướng nhà Mạc sau về hàng nhà Lê, sau được phong Đô đốc Hiệu lực tứ vệ quân sự bộ Lễ. Trong dân gian vẫn còn lưu truyền câu chuyện “Giết quận Kế tế quận Mỹ”. Người viết từng có một thắc mắc tại sao các nghệ nhân xưa trên long sàng đá khắc hình con rồng vùng vẫy hết sức oai vệ lại khắc thêm những con vật rất đỗi tầm thường như con tôm con cá và cả lũ chuột. Rồi. Đột nhiên trời đổ cơn mưa, long sàng lênh láng nước chợt như thấy rồng quẫy đạp sóng sánh lấp lánh ánh nắng quái chiều tà. Tôi lại tiếp tục nẩy sinh câu hỏi: có phải bác thợ cả xưa cũng sau cơn mưa bất chợt như thế từ trong lán bước ra sau mấy bi thuốc lào chếnh choáng hứng chí đục thêm mấy con vật thân quen. Hay muốn ngụ ý cái đức hàng đầu của thiên tử là “ chỉnh lý âm dương, làm cho bốn mùa thuận; dưới thì nuôi vạn vật được thoả thích” ( Sử Ký. Trần Bình thế gia) Thì ra cái ước vọng mưa thuận gió hoà, vạn vật sinh sôi đối với người nông dân là vô cùng mãnh liệt. Ư ớc vọng đó lớn biết bao, nó xua đi hận thù, che lấp cả những ham muốn quyền lực, những tiếng hò reo chiến thắng. Cổ nhân không hao tiền tốn của để làm các tượng đài chiến thắng. Vào cái ngày náo nức khánh thành Đền vua Đinh - vua năm Hoàng Định thứ 7, trong đám dân làng Chi Phong tổng Trường Yên có bao nhiêu người từng để một phần xương thịt ngoài xa trường? Họ muốn được tiếp tục sống với những ký ức gươm đao, muốn được nhìn thấy những chứng tích chiến tranh hay muốn được hồn nhiên nhập vào cõi siêu nhiên chỉ cách họ một tầm tay với. Cuộn theo khói hương, họ thả hồn cùng những cô tiên cưỡi rồng bay ngang trên đầu. Con rồng con lân uốn lượn nhảy múa trong những nhịp điệu bất tận của vũ trụ. Mỹ thuật Việt Nam truyền thống đã nhiều lần chứng minh rằng nó không phải là những tiếng vọng lịch sử chiến tranh mà thực sự đã đập những nhịp đập của những ước vọng sống mãnh liệt. Đây là vấn đề thú vị mà người viết xin được dành sang dịp khác. Chẳng hạn cùng đề tài chiến trận thì Mỹ thuật dân gian Trung Quốc rất phổ biến, từ thể loại Hoạ tượng thạch đời Hán, tranh khắc gỗ niên hoạ Minh Thanh, tranh trổ giấy, hay tới các bức chạm khắc trên các công trình kiến trúc vùng An Huy, Hồ Nam. Chỉ riêng tích “ Không thành kế” mà Khổng Minh lừa cha con nhà Mã ý thì đã tốn bao nhiêu giấy mực, gỗ đá để vẽ khắc lại câu chuyện này. Mỹ thuật dân gian người Việt xem ra gần với tranh c ủa giới văn nhân sỹ phu Trung Hoa, xét từ góc độ xa lánh các sự kiện chính trị đương thời, các cuộc giao tranh, để tìm về với đề tài cá nước, chim trời, trăng hoa tuyết nguyệt. Trần Hậu Yên Thế . CẢM NHẬN LỊCH SỬ TỪ ĐIÊU KHẮC ĐỀN ĐINH LÊ Lịch sử được làm nên bởi cả một dân tộc qua nhiều thế hệ, thế nhưng nó lại được viết lại bởi một số ít các sử gia. May thay, ngoài. cột ván, đầu bẩy như ở đền vua Đinh - vua Lê ( Hoa Lư- Ninh Bình). Căn cứ vào văn bia ở đây, chúng ta được biết phần kiến trúc và điêu khắc quần thể đền vua Đinh - vua Lê mà chúng ta đang thấy. khá muộn, kéo dài suốt thế kỷ 17. Cho dù được chính sử ghi nhận như là một những triều đại vẻ vang trong lịch sử dân tộc, nhà Đinh nhà Tiền Lê, thì ánh hào quang sau 7 -8 thế kỷ đã không còn

Ngày đăng: 28/06/2014, 13:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w