MÀUSẮC V À ÁNHSÁNGTÂMLINHNƠITHỜTỰỞ ĐỒNG BẰNGBẮCBỘ Tượng Bồ Tát Quán Thế Âm chùa Bà Đá, Hà Nội Khu vực đồng bằngBắcBộ là nơi tập trung nhiều đình, chùa, đền, miếu, văn chỉ, võ chỉ, từ đường là nơithờ thành hoàng làng, thờ phật, thờ thánh, thờ thần, thờ các đường âm liệt tôn, liệt tổ của các gia tộc, dòng họ v.v Tục thờ các vị ngay trên quê hương mình và theo tập quán thờtự đã có ngàn xưa để lại. Hầu hết kiến trúc các nơithờtựở khu vực đồng bằngbắcbộ từ buổi sơ khai là kiến trúc kiểu chữ Nhất, rồi chữ Nhị, chữ Công, chữ Đinh, chữ Tam, nội công ngoại quốc v.v với hệ mái vì kèo đòn tay thượng lương, dùi, mè đ ể đỡ mái. Lúc đầu mái lợp lá, lợp rơm, lợp rạ, lợp cỏ tranh, sau này lại lợp ngói để chống nắng mưa và có độ bền cao. Các công trình kiến trúc phục vụ tín ngưỡng tôn giáo có đặc thù riêng với hệ mái cong và bốn góc theo kiểu tàu đao, lá mái, lòng thuyền, r ồi chồng mái, kéo mái, nối mái, vẩy mái Chiều cao mái bằng 2/3 chiều cao công trình. Hệ mái này còn được gắn các tượng tròn, phù điêu, hoa lá cách điệu, con kìm, hoặc tứlinh (long - li - qui - phượng) tạo ra các giá trị thẩm mĩ cho kiến trúc công trình. Đồng thời che mưa, che nắng và tạo ánhsáng lung linh huyền ảo cho nội thất kiến trúc nơithờ tự. Màusắcvàánhsángtâmlinh trong nơithờtựnói chung tương tự nhau do kết cấu vàbố cục kiến trúc. Khu vực có ánhsáng mạnh nhất là ở ngoài sân, tiếp đến là ti ền tế hoặc tiền đường (ánh sáng giảm dần và gần như tối hẳn). Khi bước qua hàng hiên vàbậc cửa ta thường phải dừng lại giây lát rồi mới bước tiếp bởi ánhsáng đã giảm đáng kể, tới hậu cung thâm nghiêm thì màusắcvàánhsángnơi đây đã khác hẳn, nó đã hoàn toàn hoà nhập với kiến trúc trong không gian u tịch. Màusắcvàánhsáng được bộc lộ thật rõ khi nó được phân chia bởi hệ thống lớp lang của không gian kiến trúc nơi tôn nghiêm của tín ngưỡng, tôn giáo Trong phạm vi b ài viết này xin được giới hạn ởmàusắcvàánhsángtâmlinh trong nơithờtựở các ngôi chùa thuộc khu vực đồng bằngBắc Bộ. Trong hệ thống kiến trúc tín ngưỡng, tôn giáo, chùa làng là một trong những thể loại kiến trúc tạo nên nhiều nét đẹp truyền thống. Đây là những công trình kiến trúc gỗ kết hợp với đá, đất nung, ở vài nơi còn dùng cả đá ong thô nhám rất thẩm mĩ. Hầu hết các chùa làng đều có trang trí trên hệ thống kết cấu kiến trúc, các hình chạm khắc hay phù điêu gỗ được trang trí, tập trung nhất vẫn là ở khu vực phật đường, đây là khu thờtự chính. Mật độ chạm khắc thường dày đặc trên cốn, ván bưng, vì kèo, cửa võng, hoành phi câu đối, đại tự Tuy các hình trang trí trên ki ến trúc còn phụ thuộc vào độ lớn, nhỏ của gỗ, nhưng nó rất tinh vi, uyển chuyển bởi những bàn tay tài khéo của các nghệ nhân làng nghề, họ đã mang hết tâm, hết sức vào công việc của nhà Phật Khu vực tòa thượng điện có mật độ ánhsángtự nhiên giảm tới mức tối đa và nhường chỗ cho ánhsáng nhân tạo tác động vào không gian nội thất. Hơn nữa ở phật điện, lớp trên cùng trong xa nhất thờ hết thảy các chư Phật, lớp dưới ở giữa l à điện thờ phật vàbồ tát chủ việc tiếp dẫn chúng sinh về cõi cực lạc, lớp thứ ba thờ Phật vàbồ tát chủ việc giáo hoá chúng sinh ở cõi sa bà (là cõi thế giới ta ở đây), lớp thứ tưthờ Phật Thích Ca mới giáng sinh ra ở đời và hai vị Thiên Vương làm chủ tể trên cõi trời, các lớp ngoài thờ bốn vị Thiên Vương và Thiên Thần chủ việc hộ trì Pháp Phật Theo cái lí ấy thì ở trong điện Phật phải có bốn lớp hay sáu lớp từ trong cùng điện ra đến ngoài bái đường. Các lớp tượng khá dày đặc được bài trí từ cao đến thấp, từ trong ra ngoài, do vậy ánhsángởnơi đây lại càng âm u, huyền ảo, tĩnh mịch Mặt khác, nhiệt độ không khí ởnơi đây so với bên ngoài cũng giảm hẳn, khiến ta có một cảm giác nhẹ nhàng, dễ chịu như đang bước vào một thế giới khác với thế giới bên ngoài, để tĩnh tâm hướng tới cảnh Phật. Phụ thuộc vào qui luật của tự nhiên mà ánhsáng trong kiến trúc, điêu khắc ở chùa cũng thay đổi theo, nhưng ở một góc độ nào đó thì nội thất chùa đã giải quyết được những ưu điểm của ánhsáng trong nội thất bằngánhsáng nhân tạo mang tính khả quan. Xét chi tiết về ánhsáng trong chùa tôi xin có mấy nhận xét sau: Trong chùa luôn có sự thay đổi không gian ánhsáng theo mùa khác nhau. Mùa h ạ, mùa thu ánhsáng nhiều; mùa đông, mùa xuân ánhsáng ít. Ngay trong ngày nơi đây cũng luôn có sự thay đổi không gian ánhsáng theo thời gian, từ mờ sáng đến trưa, chiều, tối và đêm. Mật độ và vị trí bày đặt tượng pháp khác nhau, dẫn đến cường độ ánhsáng của từng nơi trong chùa cũng không hoàn toàn giống nhau. Trong khuôn viên chùa cho thấy: khu sáng nhất là hành lang, rồi đến tiền đư ờng, ít hơn là thiêu hương. Toà thượng điện là ít ánhsáng hơn cả, nên tối nhất. Dựa vào những điều kiện khách quan của ánhsángtự nhiên và điều kiện bắt buộc của việc bài trí tượng pháp trong chùa mà ta phải có hệ thống ánhsáng nhân tạo cho phù hợp với không gian kiến trúc nơithờ tự. Toà bái đường có ánhsáng mạnh nên các pho tượng hiện diện nhiều chi tiết, mỗi pho tượng lại có vai trò vàtư thế biểu lộ khác nhau, các nghệ nhân lại s ơn các màu cụ thể khác nhau để diễn tả các chất liệu khác nhau trên các pho tư ợng. Do vậy khi được ánhsáng chiếu vào, làm khối thay đổi về ảo giác, đã tạo nên sự sống động cho các pho tượng. Mặt khác bản thân mỗi pho tượng tự bộc lộ hình khối riêng, nhưng lại hoà nhập được với quần thể chung để tạo nên nét đẹp hài hoà của tổng thể không gian nghệ thuật. Tòa bái đường có nhiều ánhsáng nhất nên sự va đập của ánhsángtự nhiên đã ảnh hưởng trực tiếp đến các pho tượng, làm nổi bật các chi tiết trang trí và khối điêu khắc trong thủ pháp thể hiện tính cách nhân vật. Do vậy, đã in sâu ấn tượng cho các tín đồ khi đứng trước các tác phẩm nghệ thuật mang phong cách tả thực này. Khu vực thiếu ánhsáng nhất là toà thượng điện. Nơi đây là thế giới tượng pháp các chư phật, bồ tát, thiên vương và thiên thần Ta chỉ nhìn thấy và cảm thấy h ình bóng của các ngài đứng, ngồi, lớp trước, lớp sau chứ hoàn toàn không thể thấy cụ thể được các chi tiết. Các pho tượng ở khu vực này chỉ phủ hoàng kim và sơn son thiếp vàng, khi được đón ánhsángtừ các đèn dầu và nến, ánhsáng kim loại của từng pho tượng sẽ tự phát sáng như ánh hào quang, lung linhvà huyền ảo vì bản thân mỗi pho tượng là một nguồn sángtự thân, nên đã tạo ra được sự hư hư, thực thực phù hợp với triết lý sắcsắc không không của nhà Phật. Phía sau điện thờ Phật có nhà tổ (còn gọi là Tăng đường), ở Việt Nam các nhà tổ trong chùa thường thấy thờ đức Ananđà làm thánh tăng. Trên bàn thờ các vị tổ ở tăng đường còn thờ đức “Tổ tây” chính Pháp danh của ngài là Bồ Đề Đạt Ma (Bodhidharma). Đáng lẽ ở nhà tăng đường chỉ thờ vị Thánh Tăng và Chư Tổ đã tuở chùa mà thôi. Song ta thường thấy ở gian giữa nhà ấy có ban thờ Phật, gian bên hữu có ban thờ các Tổ, ban bên tả có ban thờ Chư Vị. Chư vị nói chung là các vị thánh thần của Điện tứ phủ là thiên phủ, địa phủ, thuỷ phủ và nhạc phủ, cùng các thánh mẫuởtam toà là Đệ Nhất Thượng Thiên, Đ ệ Nhị Thượng Ngàn, Đệ Tam Thoải Cung Chư vị thánh thần của điện thờtứ phủ không có quan hệ gì đến đạo Phật, nhưng trong tín ngưỡng dân gian, dân ta thường tin các vị thần thánh ấy có can dự đến sinh mệnh, hoạ, phúc của đời người nên chùa thường làm ra điện tứ phủ bên cạnh để thờ chư vị. Khu vực này thường là nhà một lớp kiểu chữ Nhất, chan hoà ánhsáng nên các tượng thờ thấy rất rõ hình khối, đường nét và đặc tính của từng ngôi vị. Được tô vẽ sơn màu, tả chất và còn có cả xiêm y như tượng Đệ Nhất Thượng Thiên mặc áo lụa đỏ, Đệ Nhị Thượng Ngàn mặc áo lụa màu xanh lá cây, Đệ Tam Thoải Cung mặc áo lụa trắng v.v Nhìn chung các pho tượng thờtự trong chùa đã kết hợp chặt chẽ ánhsáng thiên nhiên, ánhsáng nhân tạo, cộng với phong cách nghệ thuật và vị trí bày đặt tượng pháp đã tạo nên các giá trị tâmlinhở từng ngôi vị phật và thánh cụ thể. Tóm lại: Chùa là không gian thờtựvàtu hành của các tín đồ đạo Phật, nên chùa đã định hình và có chuẩn mực về kiến trúc, chuẩn mực về tượng pháp và cách bài trí các tượng pháp. Chùa đã có vị trí tọa lạc theo đúng các nguyên tắc và chuẩn mực của phong thuỷ, chùa đã trồng các loại cây có hương, có sắc, có hình để có ý nghĩa ởnơithờ tự. Đồng thời cũng tạo ra kiến trúc cảnh quan giữa con người hòa hợp với thiên nhiên. Cây mộc, cây đại, cây ngâu đã trở thành biểu tượng không thể thiếu được trong không gian chùa Việt ở khu vực đồng bằngBắc Bộ. Đèn dầu và cây nến kết hợp với chừng mực ánhsáng của thiên nhiên đã tạo ra các giá trị triết lí Phật Giáo trong không gian ánhsáng chùa Việt. Ngày nay nguồn năng lượng chính là sử dụng điện năng. Khi sử dụng nguồn ánhsáng này đã không ít nơithờtự dùng đèn có công suất quá lớn, làm mất đi các giá trị văn hoá vàtâmlinh tinh tuý của dân tộc ta. Hi vọng rằng, việc bài trí ánhsáng ngày nay nên có nghiên cứu đúng cách và kế thừa vốn cổ của người xưa thì đấy cũng là cách bảo tồn các giá trị văn hoá của dân tộc trong thời hội nhập. Đinh Viết Lực . trình. Đồng thời che mưa, che nắng và tạo ánh sáng lung linh huyền ảo cho nội thất kiến trúc nơi thờ tự. Màu sắc và ánh sáng tâm linh trong nơi thờ tự nói chung tương tự nhau do kết cấu và bố. MÀU SẮC V À ÁNH SÁNG TÂM LINH NƠI THỜ TỰ Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ Tượng Bồ Tát Quán Thế Âm chùa Bà Đá, Hà Nội Khu vực đồng bằng Bắc Bộ là nơi tập trung nhiều đình,. tiếp bởi ánh sáng đã giảm đáng kể, tới hậu cung thâm nghiêm thì màu sắc và ánh sáng nơi đây đã khác hẳn, nó đã hoàn toàn hoà nhập với kiến trúc trong không gian u tịch. Màu sắc và ánh sáng