1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUẬN BÀN VỀ GÓI KÍCH CẦU KINH TẾ pot

4 226 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 185,92 KB

Nội dung

Quy mô và phạm vi gói kích cầu số 2 đang được nhà đầu tư đẩy mạnh quan tâm để phán đoán về sự hỗ trợ của gói kích cầu đến nền kinh tế nói chung cũng như kết quả kinh doanh của các doanh

Trang 1

LUẬN BÀN VỀ GÓI KÍCH CẦU KINH TẾ

Gói kích cầu số 1 đã đi gần hết chặng đường Quy mô và phạm vi gói kích cầu số 2 đang được nhà đầu

tư đẩy mạnh quan tâm để phán đoán về sự hỗ trợ của gói kích cầu đến nền kinh tế nói chung cũng như kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp nói riêng Để nhà đầu tư tiện theo dõi, chúng tôi xin thống kê lại gói kích cầu thứ nhất và nêu một số quan điểm về gói kích cầu thứ hai

Gói kích cầu số 1 trị giá 9 tỷ USD của Chính phủ gồm các khoản mục:

1 Hỗ trợ lãi suất vay vốn tín dụng khoảng 17.000 tỷ đồng

2 Tạm thu hồi vốn đầu tư xây dựng cơ bản ứng trước khoảng 3.400 tỷ đồng

3 Ứng trước ngân sách nhà nước để thực hiện một số dự án cấp bách khoảng 37.200 tỷ đồng

4 Chuyển nguồn vốn đầu tư kế hoạch năm 2008 sang năm 2009 khoảng 30.200 tỷ đồng

5 Phát hành thêm trái phiếu Chính phủ khoảng 20.000 tỷ đồng

6 Thực hiện chính sách giảm thuế khoảng 28.000 tỷ đồng

7 Tăng thêm dư nợ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp khoảng 17.000 tỷ đồng

8 Các khoản chi kích cầu khác nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội khoảng 7.200 tỷ đồng

Theo báo cáo của Chính phủ trong kỳ họp tháng 10, thực tế quy mô gói kích thích kinh tế và đảm bảo

an sinh xã hội đạt khoảng 122 nghìn tỷ đồng, tương đương khoảng 6,9 tỷ USD Giá trị thực hiện trong năm 2009 chỉ khoảng 100,6 nghìn tỷ đồng Như vậy còn khoảng 60.000 tỷ đồng theo kế hoạch chưa được chi Về gói hỗ trợ lãi suất, gói hỗ trợ được nhận định đem lại hiệu quả nhất đối với nền kinh tế, tính đến ngày 8/10/2009, dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất là 409.406,91 tỷ đồng Điều này tương đương với số tiền hỗ trợ lãi suất của Chính phủ đã sử dụng được khoảng 11.000 tỷ đồng1, gần hết số tiền hỗ trợ lãi suất 17.000 tỷ đồng công bố từ đầu năm

Với gói kích cầu được đưa ra, cùng với việc thu ngân sách giảm do giá dầu thô ở mức thấp và giảm thuế do gói kích cầu, theo báo cáo của Chính phủ, thâm hụt ngân sách của Việt Nam năm 2009 dự kiến

ở mức 6,9% GDP, cao hơn khá nhiều so với mức 5% được cho là an toàn theo thông lệ quốc tế

Theo đánh giá, gói kích cầu số 1 đã đem lại hiệu quả tích cực cho nền kinh tế, với mức tăng trưởng GDP tăng dần theo từng quý, 9 tháng đầu năm đạt 4,6% so với cùng kỳ Tốc độ tăng trưởng trong năm

2009 dự báo sẽ đạt mục tiêu 5,2% đề ra Và để nền kinh tế hoạt động ổn định trở lại, nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp cần bước đệm để thích ứng với những thay đổi chính sách ưu đãi cũng như xây

Trang 2

dựng được cơ cấu hoạt động hiệu quả hơn sau khủng hoảng Nhưng trong giai đoạn còn nhiều yếu tố vĩ

mô cần quan tâm như thâm hụt ngân sách, lạm phát, hiệu quả đầu tư… hiện có hai quan điểm ủng hộ

và không ủng hộ về việc tiếp tục thực thi gói kích cầu thứ hai

Các quan điểm ủng hộ gói kích cầu

Mặc dù nền kinh tế đã có tốc độ tăng trưởng khả quan, hiệu quả kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp đều vượt kế hoạch đề ra nhưng kết quả này phần lớn nhờ vào gói kích cầu, thực tế sự tăng trưởng chưa bền vững Một phần không nhỏ lợi nhuận thu được của các doanh nghiệp là từ lợi thế hàng tồn kho giá thấp, từ giảm chi phí sử dụng vốn và hoàn nhập dự phòng

Mặt khác, thực tế nền kinh tế toàn cầu tuy đã có những tiến triển tích cực nhưng vẫn chưa thực sự tăng trưởng vững trở lại Hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp vẫn chịu ảnh hưởng của yếu tố giá và thị trường Nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng cần tiếp tục có sự hỗ trợ theo xu hướng giảm dần, làm bước đệm cho sự phục hồi bền vững sau khủng hoảng Việc bất ngờ chấm dứt gói kích cầu sẽ khiến các doanh nghiệp bị sốc, chưa thể thích ứng ngay với tình trạng không ưu đãi và cạnh tranh khốc liệt tìm kiếm thị trường hiện tại Nếu nền kinh tế toàn cầu phục hồi theo mô hình chữ W, mô hình được khá nhiều chuyên gia kinh tế lo ngại, tác động mạnh đến thị trường cũng như hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ khiến công lao gói kích cầu số 1 bị bỏ phí

Các quan điểm không ủng hộ tiếp tục gói kích cầu

Trước hết, việc duy trì gói kích cầu trong thời gian dài có thể phá vỡ các nguyên tắc thị trường trong nền kinh tế khi chi phí sử dụng vốn của các doanh nghiệp thấp hơn chi phí huy động, một phần ngân sách được chuyển thành lợi nhuận của các doanh nghiệp Mặt khác, thực tế phân bổ gói kích cầu không đồng đều giữa các chủ thể cần vốn, thực tế các doanh nghiệp nhỏ, rất khó khăn khi đương đầu với khủng hoảng lại không có được sự hỗ trợ nhiều Và điều này cũng tiềm ẩn rủi ro nợ xấu khi hệ thống Ngân hàng phải cho vay trong khi các dự án có thể tính toán hiệu quả dựa trên chi phí vay thấp

Mặt khác, gói kích cầu làm tình trạng thâm hụt ngân sách của Việt Nam thêm nặng nề, đặc biệt khi sự thâm hụt trong năm 2009 dự kiến ở mức 7% GDP, cao hơn khá nhiều mức an toàn đối với nền kinh tế

Và việc nguồn tiền tiếp tục được bơm ra nền kinh tế trong khi tăng trưởng nền kinh tế chưa phục hồi tất yếu sẽ tạo ra áp lực lạm phát Việc kiểm soát lạm phát không kịp thời, để đến khi giá cả bùng phát, Chính phủ buộc phải dùng biện pháp kiểm soát mạnh sẽ gây ra mâu thuẫn lạm phát, tăng trưởng, càng gây khó khăn hơn đối với các doanh nghiệp Bên cạnh đó, hiệu quả sử dụng vốn hiện tại của Việt Nam rất thấp, theo tính toán của Ủy ban Tài chính và ngân sách của Quốc hội, hệ số ICOR năm 2009 lên tới mức 8 lần, cao nhất từ trước đến nay và cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực Việc tiếp tục bơm vốn ra nền kinh tế, kích thích tăng trưởng càng khiến khả năng kiểm soát hiệu quả đầu tư nguồn vốn bị hạn chế

Trang 3

Kết hợp với việc nền kinh tế cũng như kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp có những sự tăng trưởng khá khả quan, bộ phận không ủng hộ cho rằng không cần thiết phải tiếp tục thực hiện gói kích cầu số 2

Quan điểm của SHS

Chúng tôi cho rằng, cả hai quan điểm đưa ra về gói kích cầu đều có cơ sở riêng Tuy nhiên sự vật hiện tượng có tính hai mặt, không có biện pháp nào hoàn toàn không có mặt trái Vấn đề cần thiết là lượng hoá những tác động của hai mặt tích cực, tiêu cực, từ đó lựa chọn biện pháp hợp lý, đem lại tác dụng tích cực nhiều hơn Theo chúng tôi, rủi ro hiện nay đối với nền kinh tế đó là khả năng suy giảm trở lại khi kinh tế thế giới bước vào giai đoạn gập gềnh thường có sau những lạc quan ban đầu về khả năng phục hồi sau khủng hoảng Hầu hết các đánh giá về triển vọng kinh tế thế giới khi đề cập về khả năng phục hồi kinh tế theo mô hình chữ V đều thể hiện một quan điểm thận trọng Do vậy, chúng tôi nghiêng về giải pháp cho một gói kích cầu thứ 2 nhằm một mặt tạo bước đệm cho nền kinh tế hạ cánh

an toàn trong trường hợp khủng hoảng đã chính thức qua đi Mặt khác gói kích cầu cũng giúp cho các doanh nghiệp tránh rơi vào tình trạng sốc do thiếu các phao cứu sinh cần thiết khi kinh tế gặp khó khăn trở lại

Với việc hiện tại lạm phát chưa phải là vấn đề đáng quan ngại cùng với việc mục tiêu chủ đạo của Chính phủ trong giai đoạn hiện tại là thúc đẩy tăng trưởng, một gói kích cầu với quy mô nhỏ, mang tính định hướng hơn theo ngành nghề sẽ phần nào làm an tâm giới doanh nghiệp trong nước

Hiện nay, Chính phủ; NHNN; và Bộ Công thương đều đề xuất ý kiến ủng hộ gói kích cầu tiếp theo thông qua một số biện pháp:

1 Ngân hàng Nhà nước: Gia hạn thời gian hỗ trợ lãi suất trung dài hạn đến hết năm 2011

Theo thông tư 21 của NHNN:

· Gia hạn thời gian hỗ trợ lãi suất các khoản vay trung dài hạn đến hết năm 2011

· Các khoản vay bổ sung vốn lưu động mà chu kỳ sản xuất kinh doanh trên 12 tháng cũng thuộc diện

được hỗ trợ lãi suất

· Khoản vay được cầm cố bằng giấy tờ có giá

9 Đối với giấy tờ có giá phát sinh trước ngày 1/2/2009 (chưa được hỗ trợ lãi suất), hệ thống Ngân hàng

bù lãi suất đối với toàn bộ khoản vay

10 Đối với giấy tờ có giá phát sinh sau 1/2/2009, ngân hàng chỉ thực hiện hỗ trợ lãi suất đối với phần dư

nợ cho vay bằng chênh lệch giữa số dư nợ cho vay so với giá trị giấy tờ có giá được cầm cố hoặc bảo lãnh của khách hàng

11 Khoản tiền gửi tại Ngân hàng (nếu có) của khách hàng kể từ ngày 1/2/2009 sẽ được coi như vốn tự có trong dự án đầu tư để phát triển sản xuất kinh doanh Hệ thống Ngân hàng chỉ thực hiện hỗ trợ lãi suất

Trang 4

đối với phần dư nợ cho vay bằng chênh lệch giữa số dư nợ cho vay so với giá trị tài khoản tiền gửi của khách hàng

Khoản tiền cụ thể để thực hiện gói kích cầu chưa được Chính phủ công bố

2 Bộ Công thương kiến nghị tiếp tục kích cầu nông nghiệp

Bộ Công Thương đã trình một dự thảo về gói kích cầu mới lên Chính phủ, kiến nghị kéo dài gói hỗ trợ lãi suất cho nông dân vay vốn mua máy móc vật tư nông nghiệp đến hết ngày 30/6/2010 Về mặt hàng được vay, dự kiến

sẽ có thêm 20 chủng loại máy móc được bổ sung vào danh mục cho vay vốn

3 Năm 2010: Sẽ đầu tư 56.000 tỷ đồng bằng vốn Trái phiếu chính phủ

Ngành được phân bổ nhiều nhất là giao thông với mức 30.500 tỷ đồng, tăng 7,7% so với kế hoạch năm 2009

nhiều lao động để tạo việc làm ổn định

Với những thông tin trên, những ngành nhiều khả năng được hưởng lợi từ gói kích cầu là những ngành chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu và sử dụng lực lượng lao động lớn (thuỷ sản, dệt may, cao su, gỗ…); ngành xây dựng và những ngành nghề liên quan đến xây dựng

Dự kiến các chỉ tiêu năm 2010, Chính phủ đề nghị mức bội chi ngân sách Nhà nước là 6,5% GDP Với việc nền kinh tế dự báo sẽ tăng trưởng khoảng 6,5% trong năm 2010, thu ngân sách dự báo tăng so với năm 2009 do giá dầu thô tăng và nền kinh tế toàn cầu phục hồi, bội chi ngân sách khoảng 6,5% GDP cho thấy dư địa ngân sách nhà nước cho hoạt động kích cầu nền kinh tế còn khá lớn Điều này sẽ tiếp tục hỗ trợ cho sự phục hồi của nền kinh tế cũng như kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp

Bản tin được lập bởi Phòng Phân tích - Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội và chỉ mang tính tham khảo cho nhà đầu tư Thông tin trong bản tin được SHS tổng hợp và phân tích dựa trên các nguồn tin đáng tin cậy và phổ biến SHS không chịu trách nhiệm đối với những quyết định mua bán chứng khoán của nhà đầu tư do việc sử dụng toàn bộ hoặc một phần thông tin trong bản tin này Địa chỉ liên hệ: Phòng phân tích - Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội

Địa chỉ: Tầng 1&5 Tòa nhà Đào Duy Anh, Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội Điện thoại: 04.35378010

Website: www.shs.com.vn

Ngày đăng: 28/06/2014, 13:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w