Kinh nghiệmhaykiến thức? Tôi có người quen, có thể nói là thân, sau một chuyến làm ăn ở nước ngoài về, có lưng vốn kha khá. Khi thấy cơ chế kinh doanh trong nước có chiều hướng cởi mở, bèn nảy ý định mở một nhà hàng ăn đặc sản. Sau khi tìm hiểu, nghiên cứu khá tường tận thị trường, một phương án kinh doanh đã được hình thành. Thật tình cờ, tôi là một trong số những người được hỏi ý kiến về phương án kinh doanh này. Trong phương án đó nhiều nội dung, có đôi chỗ tôi cũng góp được vài ý kiến, nhưng đến mục đặt tên hiệu nhà hàng thì câu chuyện mới đáng chú ý. Người chủ có cái tên rất hay là Mỹ Dung, và nghiễm nhiên tên hiệu của nhà hàng được đặt là "My Dung Restaurant" một cách không do dự. Với chút kiến thức ít ỏi, tôi giật mình liên tưởng đến các nguyên lý cần thiết khi đặt tên hiệu và phát hiện ra rằng cái tên này có "vấn đề" về ngôn ngữ. Nếu nhà hàng này bán đặc sản và khách quốc tế lại hiểu theo tiếng Anh thì cái biển hiệu long lanh đèn màu kia sẽ gợi cho họ một cái gì đó khá gớm ghiếc. Sau này tôi có đề nghị đổi tên và họ chấp nhận. Bản thân tôi chưa dám khẳng định rằng sự "tư vấn" của tôi có mang lại kết quả tốt đẹp gì cho cái nhà hàng đó không, nhưng vẫn cứ ngầm tin rằng mình đã vận dụng được chút kiến thức vào kinh doanh để ít nhất cái tên hiệu nhà hàng không đẹp kia không xuất hiện. Qua đây, tôi liên tưởng đến tình trạng đặt tên cẩu thả của các DN chúng ta mà lo. Quả là nhiều cái tên vô nguyên tắc, thiếu tính triết lý, thiển cận, thậm chí sai về văn phạm vẫn tiếp tục ra đời. Chúng có làm mất khả năng truyền bá, khuếch trương các DN này trên thị trường không, và có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh không? Điều mà tôi khẳng định là muốn có tên hiệu thật ý nghĩa đòi hỏi phải có kiến thức. Con số sau đây rất đáng quan tâm: trong 5 năm trở lại đây, chỉ có khoảng 50% cán bộ quản lý được hỏi được tham gia đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn và cũng khoảng chừng đó người được hỏi nói rằng kiến thức họ có được là từ kinhnghiệm bản thân. Dù so sánh có thể là khập khiễng, nhưng tôi cứ đưa thông tin sau để tham khảo: Trong điều lệ của một hãng nước ngoài tôi xem được có ghi "Không có bất kỳ nhân viên nào của hãng mà sau quá 9 tháng không được đào tạo và bồi dưỡng lại". Nói điều này để thấy họ coi trọng bồi dưỡng kiến thức đến mức nào. Cá nhân tôi tình cờ được dự một khóa học bồi dưỡng 3 ngày cho các nhân viên gác cổng của hãng này. Quả thực đối với tôi khóa học hết sức bổ ích: hóa ra người gác cổng rất quan trọng và tác động nhiều đến kinh doanh hơn tôi vẫn tưởng rất nhiều! Đúng là nếu không nỗ lực gấp đôi và hơn thế nữa thì chúng ta tiếp tục tụt hậu về kiến thức và theo logic, chúng ta tiếp tục tụt hậu về kinh tế. Từ những câu chuyện có thực trong nước, ngoài nước trên, xin có một số suy luận: Trước hết, đội ngũ cán bộ quản lý, đứng đầu là giám đốc doanh nghiệp có vai trò quyết định sự thành bại của doanh nghiệp, đặc biệt trong môi trường của các nền kinh tế phát triển thấp thì vai trò đó càng tăng. Trong điều kiện cụ thể của chúng ta hiện nay càng cần có cơ chế để có các doanh nhân tài ba. Thứ hai, xét cho cùng đội ngũ các doanh nhân là những người trực tiếp tạo ra của cải cho đời sống xã hội. Cần khẳng định vị trí xã hội đáng kính của các doanh nhân, không kể họ thuộc khu vực kinh tế Nhà nước hay khu vực dân doanh. Có như vậy, những tài năng mới được lôi cuốn, khích lệ và thu hút vào hoạt động kinh doanh. Khu vực dân doanh cần nhận được sự hỗ trợ cần thiết của Nhà nước để phát triển kinh doanh, trong đó đặc biệt là vấn đề đào tạo, nâng cao trình độ quản lý. Đây là khu vực mà một thời bị phân biệt đối xử không công bằng, nhưng lại đang chứng minh trên thực tế một sức sống mãnh liệt và năng động cần thiết cho điều kiện phát triển kinh tế đất nước tương lai. Có lẽ cần nói rằng: sự năng động và nhạy bén của các DN của khu vực dân doanh sẽ là lực lượng chủ chốt quyết định khả năng cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập quốc tế. Thứ ba, cần nhìn nhận vai trò hết sức quan trọng của hệ thống đào tạo kinh doanh. Cần có sự đổi mới căn bản trong nội dung, phương pháp và phương tiện phục vụ đào tạo kinh doanh. Đã đến lúc cần đầu tư thích đáng cho đào tạo theo chiều sâu, đuổi bám với trình độ đào tạo của các nước trong khu vực về kinh doanh. 6 dạng câu hỏi lập luận Biết cách đặt những câu hỏi lập luận chính là cốt lõi của tư duy phê phán. Do sự cập nhật nhanh chóng của thông tin cũng như những tiến bộ trong khoa học và công nghệ diễn ra từng ngày, mọi người luôn phải mở rộng tầm hiểu biết của mình ngoài việc chỉ đơn thuần dựa trên những thông tin và kiến thức căn bản có sẵn thì mới có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của công việc. Rất nhiều bài tập huấn luyện được thiết kế để giúp sinh viên rèn luyện khả năng tư duy chủ động và biết phê phán. Đây là một quá trình mà mỗi con người dựa vào đó để phản ánh, tiếp cận và đánh giá các vấn đề thông qua ý t ưởng và hành động của người khác và chính bản thân họ. Biết cách đặt những câu hỏi lập luận chính là cốt lõi của tư duy phê phán. Và hiện nay với mục đích giúp người học rèn luyện và phát huy được khả năng này người ta đã thiết kế những bài tập về nhà dựa trên những câu hỏi lập luận của R. W. Paul. 6 dạng câu hỏi lập luận 1. Câu hỏi giúp sáng tỏ vấn đề: • Tại sao bạn lại nói như vậy? • Chúng liên quan gì đến cuộc thảo luận này?. • Bạn nói thế là có ý gì?. • Chúng ta đã biết được những gì về ? 2. Câu hỏi để thăm dò các giả định: • Chúng ta có giả thiết nào khác không? • Bạn có thể xác minh hay phủ định được giả thiết này không? • Bạn có thể lý giải việc đưa ra kết luận này không? • Điều gì sẽ sảy ra nếu ? • Bạn đồng ý hay không đồng ý với kết luận này? 3. Câu hỏi để tìm các lý do và bằng chứng: • Bạn có thể đưa ra ví dụ nào không? • Điều này có thể tương đương với điều gì? • Bạn có biết được nguyên do của nó không? • Bạn có bằng chứng gì cho câu trả lời của bạn không? 4. Câu hỏi về quan điểm và triển vọng vấn đề: • Có gì khác thay thế được không? • Có cách nào khác để tiếp cận vấn đề không? • Bạn có thể lý giải tầm quan trọng của nó được không? • Nó có lợi ích gì và ai sẽ được hưởng những lợi ích đó? 5. Câu hỏi dẫn tới các giả định và kết quả của nó: • Bạn có thể khái quát nó như thế nào? • Kết quả của gỉa thiết này là gì? • Bạn định nói đến điều gì? • Nó có ảnh hưởng như thế nào? • Nó có liên quan gì đến những thứ chúng ta đã biết không? • Vì sao nó lại quan trong? 6. Câu hỏi về chính câu hỏi: • Mục đích của câu hỏi này là gì? • Bạn có biết tại sao tôi hỏi câu này không? • Những câu hỏi này có giúp gì chúng ta trong cuộc sống không? . Kinh nghiệm hay kiến thức? Tôi có người quen, có thể nói là thân, sau một chuyến làm ăn ở nước ngoài về, có lưng vốn kha khá. Khi thấy cơ chế kinh doanh trong nước có. cứu khá tường tận thị trường, một phương án kinh doanh đã được hình thành. Thật tình cờ, tôi là một trong số những người được hỏi ý kiến về phương án kinh doanh này. Trong phương án đó nhiều. gia đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn và cũng khoảng chừng đó người được hỏi nói rằng kiến thức họ có được là từ kinh nghiệm bản thân. Dù so sánh có thể là khập khiễng, nhưng tôi cứ đưa thông tin