Có thể biểu diễn quá trình sản xuất của doanh nghiệp thông qua sơ đồ đơn giản như sau: Hình 4.1: Sơ đồ quá trình sản xuất của một doanh nghiệp Trong quá trình sản xuất, các yếu tố sản x
Trang 1Chương IV
LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI CỦA DOANH NGHIỆP
Trong chương trước, chúng ta đã nghiên cứu về hành vi của những người tiêu dùng và
đã xem xét bằng cách nào mà những người tiêu dùng có được quyết định trong việc lựa chọn hàng hóa hay dịch vụ để tiêu dùng Chương này chúng ta sẽ nghiên cứu về các quyết định của doanh nghiệp trong việc lựa chọn mục tiêu sản xuất Các doanh nghiệp luôn tìm cách tối đa hóa thỏa mãn của họ thông qua việc sử dụng các yếu tố sản xuất trong phạm vi chi phí có hạn của mình
Phân tích sự lựa chọn tiêu dùng cho ta những cơ sở để xác định đường cầu, phân tích chi phí dựa trên những nguyên tắc sản xuất để thấy được sự hình thành đường cung của hàng hóa và dịch vụ
I LÝ THUYẾT VỀ SẢN XUẤT
1 Khái niệm
Sản xuất là hoạt động của các doanh nghiệp Sản xuất ở đây được hiểu bao gồm cả lĩnh vực lưu thông phân phối Một doanh nghiệp có thể sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau
Các doanh nghiệp chuyển hóa những yếu tố sản xuất (còn được gọi là đầu vào) thành các sản phẩm (còn được gọi là đầu ra)
Các yếu tố sản xuất được chia thành hai loại lớn là: lao động (Labor – Ký hiệu là L) và vốn (Capital – Ký hiệu là K) Trong đó, vốn thể hiện dưới dạng nguyên vật liệu, nhiên liệu, máy móc thiết bị, nhà xưởng, bí quyết sản xuất, thương hiệu,…
Ngoài ra, các yếu tố sản xuất cũng có thể được chia theo cách khác thành yếu tố sản
xuất cố định và những yếu tố sản xuất biến đổi Yếu tố sản xuất cố định là những yếu tố sản
xuất mà số lượng của nó không thể thay đổi được trong điều kiện nhất định thường là trong
ngắn hạn, còn các yếu tố sản xuất biến đổi là những yếu tố sản xuất mà số lượng của nó có
thể được thay đổi trong mọi điều kiện
Sự phân biệt các loại yếu tố sản xuất cố định hay biến đổi liên quan đến khái niệm ngắn
hạn và dài hạn Trong kinh tế vi mô, ngắn hạn được hiểu là khoảng thời gian chưa đủ để có thể thay đổi được các yếu tố sản xuất cố định Dài hạn là khoảng thời gian đủ dài để mọi yếu
tố sản xuất đều được thay đổi Với khái niệm như vậy, rõ ràng ngắn hạn và dài hạn không lệ thuộc vào khoảng thời gian ngắn hay dài bao nhiêu mà nó liên quan đến khả năng thay đổi được yếu tố sản xuất cố định hay không (nghĩa là khả năng mở rộng hoặc thu hẹp qui mô sản xuất) và phải được xem xét trong từng trường hợp cụ thể Ví dụ: Đối với việc mở rộng một quán café thì khoảng thời gian dài hạn cũng có thể ngắn hơn khoảng thời gian ngắn hạn
Trang 2của việc mở rộng một nhà máy sản xuất xe hơi
Có thể biểu diễn quá trình sản xuất của doanh nghiệp thông qua sơ đồ đơn giản như sau:
Hình 4.1: Sơ đồ quá trình sản xuất của một doanh nghiệp
Trong quá trình sản xuất, các yếu tố sản xuất được kết hợp với nhau theo một cách thức nào đó để tạo ra các sản phẩm Cách thức này được gọi là công nghệ hay kỹ thuật sản xuất
Số lượng sản phẩm được sản xuất ra có mối quan hệ mật thiết với số lượng các yếu tố sản xuất và công nghệ sản xuất Mối quan hệ này được các nhà kinh tế thể hiện dưới dạng hàm số gọi là hàm sản xuất
Hàm sản xuất chỉ rõ mối quan hệ giữa số lượng sản phẩm tối đa (Q) có thể có được từ
những tập hợp khác nhau của các yếu tố sản xuất với một trình độ công nghệ sản xuất nhất định
Với các phân chia yếu tố sản xuất thành hai loại là lao động (L) và vốn (K) ta có thể viết hàm sản xuất là:
Q = f(L, K)
Trong hàm sản xuất, Q thể hiện cho số lượng sản phẩm tối đa sản xuất được Chúng ta
có thể ngầm hiểu rằng, hàm sản xuất không cho phép những quá trình sản xuất lãng phí hay không hiệu quả bởi lẽ các doanh nghiệp đều theo đuổi mục tiêu lợi nhuận nên đều không muốn lãng phí các nguồn lực của mình
Một cách tổng quát, có thể viết hàm sản xuất thể hiện số lượng sản phẩm tối đa (Q) được sản xuất ra với sự kết hợp của n yếu tố sản xuất như sau:
Q = f(x 1 , x 2 , x 3 , … ,x n ) - Với xi là yếu tố sản xuất thứ i
2 Hàm sản xuất trong ngắn hạn
Trong ngắn hạn, vốn (K) của doanh nghiệp được xem như là yếu tố sản xuất cố định và lao động (L) được xem như là yếu tố sản xuất biến đổi Vốn thể hiện dưới dạng nhà xưởng, trang thiết bị máy móc,… là những cái phải được hoạch định trước nếu muốn thay đổi năng lực sản xuất và việc này đòi hỏi tốn nhiều thời gian, có thể một năm hay hơn nữa Trong khi
đó, để có nhiều sản phẩm hơn các doanh nghiệp trong thời gian ngắn có thể thay đổi cường
độ khai thác nhà xưởng và máy móc đã có bằng cách thuê mướn thêm lao động
− Hàng hóa
− Dịch vụ
Đầu ra
Quá trình sản xuất
Trang 3− Song đến một lúc nào đó việc chuyên môn hóa sẽ không mang lại hiệu quả cao hơn Nếu tiếp tục tăng thêm số lượng lao động thì tổng sản lượng vẫn tăng nhưng với tốc độ tăng
ngày càng giảm dần Ở giai đoạn này lại xuất hiện qui luật ngược lại gọi là qui luật năng suất biên giảm dần Lý do cơ bản của hiện tượng này là vì mỗi lao động ngày càng có ít hơn các
yếu tố sản xuất khác để làm việc và công suất thiết bị máy móc, nhà xưởng đã được tận
dụng tối đa
− Rõ ràng khi qui luật năng suất biên giảm
dần có tác dụng, đến một lúc nào đó số lượng
sản phẩm làm ra sẽ không tăng nữa cho dù
doanh nghiệp có thuê mướn thêm thật nhiều lao
động, thậm chí số lượng sản phẩm làm ra còn bị
giảm Với số lượng lao động được sử dụng quá
nhiều như trong giai đoạn sản xuất này, thì việc
quản lý nhân sự, quản lý sản xuất sẽ có nhiều
khó khăn nên doanh nghiệp không kiểm soát
được chất lượng sản phẩm làm ra và số lượng
sản phẩm hỏng ngày càng nhiều hơn Mặt khác,
vì có quá nhiều lao động nên nơi làm việc chật
chội hơn, tâm lý người lao động căng thẳng hơn
Qui luật năng suất biên giảm dần
L
Hình 4.2: Tổng sản lượng của doanh nghiệp
Trang 4và năng suất lao động thấp là không thể tránh khỏi Dĩ nhiên, không doanh nghiệp nào lại
muốn hoạt động trong giai đoạn sản xuất này
Tóm lại, nếu biểu diễn tổng sản lượng (TP) trên một đồ thị thì ta có đường TP như hình bên Hình dạng chính xác của đường tổng sản lượng sẽ thay đổi tùy theo từng loại sản phẩm cũng như trình độ quản lý của doanh nghiệp Vùng có qui luật năng suất biên tăng dần hay giảm dần có thể rất dài và bao trùm ở tất cả mức lao động Giữa vùng có năng suất biên tăng dần và vùng có năng suất biên giảm dần có thể có một khoảng nằm ngang biểu hiện năng suất biên không đổi
Để theo dõi sự tiến triển của tổng sản lượng người ta dùng khái niệm sản lượng biên
MPL
2.2 Sản lượng biên (MP L – Năng suất biên)
Sản lượng biên MPL là số lượng sản phẩm tăng thêm khi tăng thêm một đơn vị của yếu
Sản lượng biên thay đổi qua hai giai đoạn:
− Ban đầu, khi tăng số lượng lao động thì sản lượng biên tăng dần do các công việc được chuyên môn hóa và doanh nghiệp tận dụng được càng nhiều công suất thiết bị máy móc, nhà xưởng
− Tuy nhiên, khi đạt được công suất tối đa của thiết bị máy móc, nhà xưởng thì số lượng lao động tăng thêm phải chia sẻ các yếu tố sản xuất khác và sản lượng biên bắt đầu giảm dần
Hai giai đoạn này tương ứng với hai qui luật năng suất biên tăng dần và năng suất biên giảm dần Tất nhiên, ở giai đoạn năng suất biên tăng dần doanh nghiệp luôn muốn tận dụng mọi năng lực có thể để sản xuất ra càng nhiều sản phẩm càng tốt, nên thông thường doanh nghiệp không dừng lại hoạt động ở giai đoạn này mà hầu hết đều hoạt động trong giai đoạn năng suất biên giảm dần Do đó có thể nói, qui luật năng suất biên giảm dần là qui luật phổ biến của mọi doanh nghiệp Qui luật này có ý nghĩa với cả hai yếu tố sản xuất là lao động (L)
và vốn (K), nó điều khiển hành vi và quyết định của doanh nghiệp trong việc lựa chọn các yếu tố sản xuất như thế nào để tăng năng suất, giảm chi phí và tối đa hóa lợi nhuận
Ngoài ra, để xem xét mức năng suất lao động của từng lao động trong doanh nghiệp các nhà kinh tế còn sử dụng chỉ tiêu sản lượng bình quân hay còn gọi năng suất bình quân
2.3 Sản lượng bình quân (AP L – Năng suất bình quân)
Sản lượng bình quân APL là số sản phẩm làm ra tính trên một lao động
Có thể tính sản lượng bình quân APL theo công thức:
Trang 5Q)(hay TP
L = Trong đó: L là số lượng lao động
Về mặt hình học, năng suất biên (sản lượng biên) chính là độ dốc của đường tổng sản lượng ngay tại điểm mà ta đang xem xét, còn năng suất bình quân (sản lượng bình quân) là
độ dốc của đoạn thẳng tính từ góc tọa độ đến điểm đang xét trên đường tổng sản lượng Mối quan hệ giữa các đường TPL, MPL, APL
− Và khi đường tổng sản lượng TPL đạt cực
đại thì sản lượng biên MPL = 0
Có thể dễ dàng chứng minh đặc điểm này
như sau:
APL cực đại khi AP’L = 0
0L
L'.TP.L
TP'
2 L
Nên MPL = 0 là điều kiện để TPL đạt cực đại
3 Hàm sản xuất trong dài hạn
Trong dài hạn, tất cả các yếu tố sản xuất đều thay đổi nghĩa là cả lao động (L) và vốn (K) thay đổi Một khi tất cả các yếu tố sản xuất đều thay đổi được doanh nghiệp sẽ xem xét đến
sự thay thế giữa các yếu tố sản xuất này để có được phương án sản xuất tối ưu nhất
Với hai yếu tố sản xuất là lao động (L) và vốn (K) cùng thay đổi hàm sản xuất chịu sự ảnh hưởng của cả hai biến L và K
AP, MP
Trang 6Đường đồng lượng chỉ ra tất cả các kết hợp khác nhau giữa hai yếu tố sản xuất là lao động và vốn để sản xuất ra cùng một mức sản lượng
Khi doanh nghiệp sử dụng một kết hợp nào đó
giữa lao động và vốn (L, K) thì doanh nghiệp sẽ sản
xuất được một mức sản lượng hiệu quả là Q nào đó
Biểu diễn trên một hệ trục tọa độ với trục hoành là số
lượng lao động (L) thay đổi và trục tung là số lượng
vốn (K) thay đổi thì kết hợp này cho ta 1 điểm Lẽ
đương nhiên, doanh nghiệp có vô số những lựa chọn
khác nhau giữa số lượng lao động và vốn để có thể
đạt được mục tiêu sản xuất ra số lượng sản phẩm Q
nào đó Những kết hợp này cho ta một đường đồng
lượng như trong hình vẽ
Đường đồng lượng có những đặc điểm như sau:
− Có vô số những đường đồng lượng, càng xa góc tọa độ phản ánh mức sản lượng càng lớn Thật vậy, như đã đề cập ở trên chúng ta chỉ xem xét trong điều kiện các doanh nghiệp sản xuất hiệu quả, do đó nếu có nhiều hơn số lượng các yếu tố sản xuất thì doanh nghiệp sẽ sản xuất ra số lượng sản phẩm nhiều hơn
− Các đường đồng lượng dốc xuống và lồi về phía góc tọa độ Khi tăng số lượng một yếu tố sản xuất nào đó thì trong điều kiện sản xuất hiệu quả, doanh nghiệp sẽ giảm được một số lượng tương ứng nào đó của yếu tố sản xuất khác để đảm bảo mục tiêu sản xuất như ban đầu Nghĩa là, các yếu tố sản xuất có mối quan hệ tỷ lệ nghịch nên các đường đồng lượng luôn dốc xuống Ngoài ra, khi yếu tố lao động được đưa vào ngày càng nhiều để thay thế cho vốn thì hiệu suất sử dụng lao động sẽ giảm và ngược lại nếu vốn thay thế cho lao động ngày một nhiều thì hiệu suất sử dụng vốn cũng giảm, chính điều này làm cho các đường đồng lượng có dạng lồi về phía góc tọa độ
− Các đường đồng lượng không cắt nhau Dĩ nhiên, nếu hai đường đồng lượng nào đó cắt nhau thì phải có một đường thể hiện những kết hợp của các yếu tố sản xuất của quá trình sản xuất không hiệu quả, điều này trái với giả định ban đầu của một hàm sản xuất Đường đồng lượng như đề cập ở trên cho ta biết để đạt được một mục tiêu sản xuất nào
đó doanh nghiệp có thể sử dụng những kết hợp khác nhau giữa các yếu tố sản xuất, nghĩa
là có thể thay thế một số lượng yếu tố sản xuất này bằng một số lượng tương ứng yếu tố sản xuất khác Độ dốc của đường đồng lượng ở một điểm cho ta biết tỷ lệ thay thế của các yếu tố sản xuất tại điểm đó và độ dốc này là ΔK/ΔL Giá trị tuyệt đối của độ dốc đường đồng
lượng được các nhà kinh tế gọi là tỷ lệ thay thế biên kỹ thuật
Như vậy, nếu ký hiệu MRTS là tỷ lệ thay thế biên kỹ thuật thì ta có thể viết như sau:
K
L
MP
MPL
Trang 7Thật vậy, nếu xét hai điểm 1 và 2 như trong đồ thị trên thì ta có:
ΔQ = (TPL)’.ΔL + (TPK)’.ΔK = 0 (vì 2 điểm cùng nằm trên một đường đồng lượng)
− Đường đồng lượng là những đường thẳng
dốc xuống và song song nhau Trường hợp này,
cùng một số lượng đầu ra nhưng có thể được sản
xuất chỉ với hoặc chỉ với vốn hoặc là sự kết hợp cả
hai theo một tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên không đổi
Sự thay thế giữa các yếu tố sản xuất ở đây được gọi
là sự thay thế hoàn hảo Hình dáng các đường đồng
lượng trong trường hợp này như ở hình bên Với số
lượng đầu ra Q3 có thể được sản xuất chỉ với số
lượng vốn K3 như ở A hoặc chỉ với số lượng lao
động L3 như ở C hay với cả hai đầu vào là (LB, KB)
như ở B Ví dụ, một trạm thu phí cầu đường có thể
chỉ dùng máy móc tự động hoặc chỉ một người thu lệ
phí
− Đường đồng lượng là những đường hình chữ
L song song nhau Trường hợp này, các yếu tố sản
xuất không thể thay thế cho nhau mà đòi hỏi sự kết
hợp riêng của lao động và vốn Không thể có được
đầu ra nếu không có sự kết hợp giữa vốn và lao
động theo một tỷ lệ đặc biệt nào đó, do đó các
đường đồng lượng có dạng chữ L Chẳng hạn như ở
A cần có sự kết hợp giữa lao động và vốn là (L1, K1),
việc dùng thêm lao động hoặc vốn không làm tăng
đầu ra Ví dụ, để có thể cung cấp dịch vụ taxi cần
phải có sự kết hợp bổ sung giữa một người lái và
một chiếc taxi, hoặc để có được đầu ra là quần áo
phải có sự kết hợp giữa máy may và thợ may
4 Kết hợp đầu vào với chi phí thấp nhất
Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là lựa chọn như thế nào về các yếu tố sản xuất là lao động và vốn trong quá trình sản xuất để mang lại hiệu quả kinh tế nhất? Doanh nghiệp nên sử dụng ít lao động và nhiều vốn hay ngược lại?
Hình 4.5: Đường đồng lượng của các yếu tố sản xuất có khả năng thay thế hoàn toàn
L
L B
B
Hình 4.6: Đường đồng lượng của các yếu tố sản xuất mang tính bổ sung
L
Trang 8Để có thể trả lời câu hỏi này, ngoài việc xem xét số lượng đầu ra sản xuất được, doanh nghiệp cần phải biết chi phí cho sự kết hợp giữa các đầu vào ra sao trong điều kiện giới hạn cho phép
Chi phí cho các yếu tố sản xuất được minh họa thông qua đường đồng phí
các yếu tố sản xuất thì có thể viết: TC = w.L + r.K
Theo phương trình này, nếu doanh nghiệp dự kiến chi ra một khoảng tiền TC như nhau thì doanh nghiệp có được rất nhiều cách lựa chọn khác nhau về số lượng lao động và vốn Những lựa chọn cho những tập hợp khác nhau (L, K) với cùng một mức chi phí TC cho ta một đường đồng phí và biểu thức ở trên cho ta phương trình của đường đồng phí
Có thể viết phương trình đường đồng phí theo
cách khác như sau:
Lr
wr
TC
Phương trình này có dạng hàm bậc nhất nên
đường biểu diễn của nó trên hệ trục tọa độ với
trục hoành biểu diễn số lượng lao động L và trục
tung biểu diễn số lượng vốn K là một đường thẳng
dốc xuống do độ dốc -w/r là số âm
Ứng với mỗi mức tổng chi phí ta sẽ có một
đường đồng phí, do đó sẽ có vô số những đường
đồng phí khác nhau và nếu với các giá trị cho trước của w, r thì các đường này song song với nhau, càng xa góc tọa độ phản ánh mức tổng chi phí càng lớn
Dễ dàng nhận thấy đường đồng phí tương tự như
đường giới hạn ngân sách mà chúng ta đã nghiên
cứu ở chương III Sự thay đổi của đường đồng phí
khi giá các yếu tố sản xuất là lao động và vốn thay
đổi cũng giống như sự thay đổi của đường giới hạn
ngân sách khi giá của các hàng hóa X và Y thay đổi
4.2 Tối thiểu hóa chi phí
Với nghiên cứu về đường đồng lượng và đường
đồng phí như trên, giờ đây nếu kết hợp chúng trên
cùng một hệ trục tọa độ sẽ cho ta câu trả lời về sự
lựa chọn tối ưu của doanh nghiệp trong việc sử dụng
Hình 4.8: Kết hợp đầu vào với chi phí nhỏ nhất
L TC/w TC
Hình 4.7: Đường đồng phí
Trang 9các yếu tố sản xuất phục vụ cho quá trình sản xuất
Giả sử mục tiêu của doanh nghiệp là sản xuất ra Q1 đơn vị sản phẩm
Doanh nghiệp có nhiều cách lựa chọn khác nhau về sự kết giữa lao động và vốn để đạt mục tiêu sản xuất, nhưng sự lựa chọn đó phải nằm trên đường đồng lượng Q1 Nếu doanh nghiệp quyết định sản xuất ở A thì doanh nghiệp phải chi ra số tiền là TC2 Nếu doanh nghiệp không lựa chọn sản xuất ở A mà lựa chọn một điểm khác nằm cao hơn điểm A trên đường đồng lượng thì doanh nghiệp phải chi ra một số tiền nhiều hơn TC2, hẳn nhiên doanh nghiệp không làm như vậy Nếu lựa chọn những điểm thấp hơn điểm A thì những điểm này nằm trên những đường đồng phí thấp hơn nên doanh nghiệp có mức chi phí thấp hơn TC2
Sự lựa chọn tối ưu là ở điểm E, tại đây doanh nghiệp chi ra một khoảng tiền TC1 nhỏ nhất nhưng vẫn đạt được mục tiêu sản xuất Q1 đơn vị sản phẩm Ở những mức chi phí thấp hơn
TC1, như TC0 chẳng hạn, doanh nghiệp không thể sản xuất được Q1 đơn vị sản phẩm Như vậy, để tối thiểu hóa chi phí sản xuất doanh nghiệp phải lựa chọn kết hợp giữa lao động và vốn tại điểm E sao cho đường đồng lượng tiếp xúc với đường đồng phí
Tại điểm tiếp xúc E ta có: Độ dốc đường đồng lượng = Độ dốc đường đồng phí
Hay:
r
wL
K =−Δ
Kr
MPr
E
TC 1
K A K
L
L A
K E
L E
Trang 10Dù rằng, sự thay đổi giá cả yếu tố sản xuất làm cho doanh nghiệp thay đổi việc sử dụng các yếu tố sản xuất theo hướng ưu tiên sử dụng yếu tố sản xuất có giá thấp hơn và cắt giảm yếu tố sản xuất có giá cao hơn, nhưng trong vài trường hợp sự giảm giá của một loại yếu tố sản xuất có thể khuyến khích doanh nghiệp tăng sản lượng, do đó sử dụng nhiều hơn cả hai
loại yếu tố sản xuất Tác động này được gọi là tác động cắt giảm chi phí (Cost reduction Effect)
II LÝ THUYẾT VỀ CHI PHÍ, DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN
Tại sao cac doanh nghiệp lại quan tâm đến chi phí? Rõ ràng họ phải rất quan tâm đến chi phí vì mỗi đồng chi phí không hợp lý đều làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp Mặt khác, chi phí còn quan trọng vì một lý do sâu sắc hơn là: các doanh nghiệp sẽ quyết định sản xuất và cung ứng một mặt hàng theo giá cả và chi phí của nó
1 Chi phí sản xuất
1.1 Khái niệm về chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất của một doanh nghiệp thường được coi là những chi phí bằng tiền mà doanh nghiệp phải ứng ra để mua các yếu tố sản xuất dùng vào việc sản xuất ra sản phẩm Tuy nhiên, khái niệm này chỉ nói lên một phần của toàn bộ chi phí sản xuất mà chi phí sản xuất đầy đủ phải bao gồm cả những khoản không thực sự chi ra Khoản chi phí không thực sự chi ra này thường bị bỏ qua trong sự tính toán các khoản chi tiêu của doanh nghiệp
và nó được gọi là chi phí cơ hội Các khoản chi phí cơ hội này nằm dưới dạng như: tự sở hữu các yếu tố sản xuất, tiền lương của chủ doanh nghiệp,… và khoản này được trả dưới hình thức lợi nhuận Doanh nghiệp không chi ra bằng tiền các khoản chi phí cơ hội nhưng nó lại ảnh hưởng rất lớn trong quyết định cung ứng của doanh nghiệp
Giả sử bạn có một căn nhà và bạn sử dụng nó để mở quán café Các khoản chi phí phát sinh thực tế là 10 triệu đồng/tháng và doanh thu là 15 triệu đồng/tháng Như vậy, lợi nhuận mỗi tháng trong tính toán của bạn là 5 triệu đồng Tuy nhiên, khi tính toán bạn đã bỏ qua các khoản chi phí như: nếu bạn không sở hữu căn nhà thì bạn phải thuê nó với mức tiền thuê có thể là 2 triệu đồng, bạn phải quản lý quán café nếu không bạn có thể có được mức lương 2 triệu đồng /tháng nếu đi làm cho một doanh nghiệp nào đó Trong trường hợp này, lợi nhuận thực sự chỉ là 1 triệu đồng/tháng, nghĩa là ngoài các khoản chi phí thực tế phát sinh lẽ ra phải cộng thêm 4 triệu gọi là chi phí cơ hội Nếu bạn là một nhà khoa học thì có thể bạn có được một khoản tiền lương là 10 triệu đồng/tháng và chắc chắn bạn đã quyết định không
mở quán café để kinh doanh, bởi lẽ kinh doanh ở quán café bạn sẽ bị lỗ 15 – (10 + 10 + 2) = –7 triệu đồng/tháng so với là một nhà khoa học
Phần chi phí thực tế chi ra để mua các yếu tố sản xuất được gọi là chi phí kế toán
Chi phí đầy đủ bao gồm cả phần chi phí kế toán và các chi phí cơ hội được gọi là chi phí kinh tế
Trong kinh tế vi mô, khi nghiên cứu các loại chi phí là nhằm xem xét quyết định cung ứng của các doanh nghiệp nên chúng ta chỉ quan tâm đến các khoản chi phí như là chi phí kinh
tế Ngoài ra, do khái niệm chi phí kinh tế này đã bao gồm các khoản chi phí cơ hội, nên lợi
Trang 11nhuận bằng 0 cũng đủ để các doanh nghiệp tồn tại
1.2 Các loại chi phí sản xuất trong ngắn hạn
a Tổng chi phí (TC – Total Cost):
Tổng chi phí TC là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp đã sử dụng để mua các yếu tố sản xuất phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh
Tổng chi phí sẽ thay đổi nếu mua nhiều hơn các yếu tố sản xuất và tất nhiên trong điều kiện sản xuất hiệu quả thì số lượng đầu ra cũng nhiều hơn, tức là giữa tổng chi phí và số lượng đầu ra có mối quan hệ đồng biến Ngoài ra, khi biểu diễn hàm tổng chi phí người ta thường biểu diễn nó theo số lượng sản phẩm được sản xuất ra
+ Khi đạt đến giới hạn trong chuyên môn hóa thì tổng chi phí sẽ tăng với tốc độ nhanh hơn tốc độ tăng của mức sản lượng Lúc này, mức sản lượng chịu ảnh hưởng của qui luật năng suất biên giảm dần nên mỗi đơn vị sản lượng được sản xuất thêm phải hao tốn nhiều hơn các yếu tố sản xuất và vì vậy mà tổng chi phí cũng tăng với tốc độ cao hơn
Như đã đề cập ở trên, các yếu tố sản xuất được
phân chia thành hai loại là: yếu tố sản xuất cố định và
yếu tố sản xuất biến đổi Do đó, trong tổng chi phí
cũng bao gồm hai bộ phận là chi phí cố định và chi
phí biến đổi
− Chi phí cố định (FC – Fixed Cost):
Chi phí cố định là khoản chi phí không lệ thuộc
vào số lượng sản phẩm được sản xuất Nó chính là
chi phí cho các yếu tố sản xuất cố định như: khấu hao
nhà xưởng, máy móc thiết bị, tiền thuê nhà… Trong
ngắn hạn, các yếu tố sản xuất này không thay đổi khi
tăng thêm sản lượng nên chi phí cho nó cũng không
đổi
Đường chi phí cố định là một đường thẳng nằm ngang
− Chi phí biến đổi (VC – Variable Cost):
Chi phí biến đổi là khoản chi phí phụ thuộc vào số lượng sản phẩm được sản xuất, nó là chi phí để mua các yếu tố sản xuất biến đổi như: tiền lương của công nhân trực tiếp sản
FC