Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của dịch vụ

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh cho dịch vụ số trên điện thoại di động công ty viễn thông Sài Gòn (Trang 25)

nội dung số trên ĐTDĐ tại công ty DVVTSG trong thời gian qua.

2.2.1. Giới thiệu việc khảo sát năng lực cạnh tranh của dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ tại công ty DVVTSG

Từ yêu cầu của nội dung đề tài, thông qua trao đổi với các nhà nghiên cứu và quản lý ngành viễn thông, chúng tôi đưa ra một số câu hỏi sơ bộ và tiến hành khảo sát 400 đối tượng là doanh nghiệp và cá nhân, sau đó hoàn thiện và đưa ra bảng câu hỏi chính thức dùng để khảo sát.

Về bảng câu hỏi, chúng tôi thiết kế theo chiều cột dọc gồm 4 phần chính cho từng đối tượng.

- Đối với đối tượng nghiên cứu là doanh nghiệp, nội dung gồm 3 phần chính như sau:

+ Phần 1: Thông tin về doanh nghiệp. Phần này khảo sát về ngành sản xuất, dịch vụ, nguồn vốn, các hình thức quảng cáo, chiến lược phát triển của doanh nghiệp;

+ Phần 2: Khảo sát về nguồn lực và đào tạo của doanh nghiệp; + Phần 3: Khảo sát về môi trường kinh doanh của doanh nghiệp; - Đối với đối tượng nghiên cứu là cá nhân, nội dung gồm 3 phần chính như

sau:

+ Phần thứ nhất: Phân loại đối tượng nghiên cứu;

+ Phần thứ hai: Khảo sát đặc điểm sử dụng dịch vụ nội dung của khách hàng. Trong đó có khảo sát tình hình sử dụng dịch vụ nội dung số trên internet và trò chơi điện tử là những ngành cạnh tranh gián tiếp với ngành dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ;

+ Phần thứ ba: khảo sát đặc điểm tiếp cận phương tiện truyền thông của khách hàng. Phần này đề cập đến thói quen sử dụng phương tiện truyền thông đại chúng của khách hàng là chủ yếu.

Nội dung bảng câu hỏi theo chiều ngang, bên trái bảng câu hỏi là ý kiến đánh giá của khách hàng về mức độ quan trọng của các yếu tố dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ với thang điểm từ 0 đến 10. Với thang điểm 0 là hoàn toàn không quan trọng và 10 điểm là vô cùng quan trọng ( xem phụ lục số…).

Về phương pháp thu thập thông tin, chúng tôi thực hiện phát phiếu điều tra và kết quả thu được như sau:

Bảng 1: Kết quả thực hiện phát phiếu điều tra

Tình hình phiếu điều tra Số lượng Tỉ lệ (%)

Tổng số phiếu phát ra 400 100

Đối tượng doanh nghiệp 200 50

Đối tượng khách hàng 200 50

Số phiếu thu về 364 91

Số phiếu sử dụng được 338 93

Số phiếu không sử dụng được 22 7

Ghi chú: số phiếu không sử dụng được vì đối tượng khảo sát trả lời câu hỏi giống nhau hoặc bỏ trống nhiều chi tiết của câu hỏi.

Sau khi thực hiện việc thu thập, phân tích dữ liệu, chúng tôi áp dụng phương pháp điều tra mẫu và điều tra thống kê doanh nghiệp để tiến hành nghiên cứu. Phương pháp điều tra mẫu được áp dụng để khảo sát đặc điểm nhu cầu và sử dụng sản phẩm, dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ của người tiêu dùng trên thị trường Việt Nam. Một mẫu nghiên cứu 400 đối tượng là doanh nghiệp và cá nhân đại diện cho các nhóm khách hàng về tuổi, giới tính, nghề nghiệp v.v. được lấy ngẫu nhiên thông qua phương pháp lấy mẫu cụm (cluster random sampling) và lấy mẫu hệ thống (systematic random sampling). Dữ liệu thu thập được xử lý bằng các phần mềm thống kê như SPSS để chiết xuất các thông tin cần thiết theo qui trình thống nhất. Qui trình nghiên cứu mẫu tuân thủ qui trình chuẩn được áp dụng rộng rãi trên thế giới.

2.2.2. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh

Về môi trường bên trong, trên cơ sở khảo sát trên, luận văn tập trung đánh giá các nhân tố sau đây:

Thứ nhất: đối thủ cạnh tranh.Thị trường dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ này một diễn ra hết sức sôi động. Hiện có khoảng 60 nhà cung cấp dịch vụ này, tuy nhiên chỉ có rất ít nhà cung cấp chứng tỏ thực lực của mình trên thương trường. Doanh thu dịch vụ này ở Việt Nam đạt khoảng 200 tỉ USD /năm ( nguồn HT mobile- 4/2007) với khoảng 2,6 triệu tin nhắn/ngày. Thị trường nội dung số trên ĐTDĐ hiện nay có 5 nhà cung cấp lớn là đài truyền hình kỹ thuật số-VTC, công ty công nghệ truyền thông Biển Xanh - Blue Sea, công ty dịch vụ giá trị gia tăng - VASC, công ty truyền thông Tân Quang Minh và mạng Việt Nam Net nhưng doanh thu của họ đã chiếm hơn 80% trong tổng số 60 nhà cung cấp dịch vụ này.

Những đối thủ cạnh tranh trực tiếp của công ty DVVTSG như sau:

Một là, các doanh nghiệp nhà nướcđây là đối thủ cạnh tranh không kém phần quan trọng bởi có cùng những lợi thế nhất định như nhận nguồn vốn kinh doanh của nhà nước, thương hiệu, các chính sách ưu đãi về kết nối với các nhà cung cấp ĐTDĐ như VinaPhone, Mobifone, Viettel, EVN, S-fone( gọi tắt làTelco), đối soát cước…Tuy nhiên vì đều là đơn vị nhà nước nên cũng có những mặt hạn chế giống nhau như cơ chế kinh doanh không linh động, nguồn chi cho quảng cáo bị khống chế. Hiện nay, thị trường nội dung số trên ĐTDĐ có một số doanh nghiệp nhà nước như đài truyền hình kỹ thuật số-VTC, viễn thông Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ. Họ có đủ tiềm lực về tài chính, nhân sự và là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với công ty DVVTSG.

Hai là, các công ty nước ngoài hoặc liên doanh: thị trường dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ có sự tham gia của không ít các công ty nước ngoài. Những đơn vị này có thuận lợi về vốn, đội ngũ quản trị viên có trình độ và kinh nghiệm, cơ sở hạ tầng về công nghệ tiên tiến đã trở thành đối thủ cạnh tranh đáng gờm của công ty DVVTSG trên thị trường. Trên thị trường hiện nay có thể kể đến công ty MSS, công ty công nghệ truyền thông Biển Xanh là các doanh nghiệp có sức cạnh tranh mạnh trong lĩnh vực này. Họ chủ động về tài chính nên dễ triển khai các chương trình bằng cách tài trợ giải thưởng để thu hút người sử dụng dịch vụ. Với chủ trương xoá bỏ độc quyền trong kinh doanh dịch vụ viễn thông như hiện nay, các doanh nghiệp này sẽ là những đối thủ cạnh tranh chủ yếu của công ty DVVTSG.

Ba là, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty tư nhân: một số doanh nghiệp tiêu biểu như Tân Quang Minh, M-BOX, Mắt Quê Sáng Tạo hiện đang là những đối thủ cạnh tranh khó chịu của các công ty lớn. Hiện nay, quản lý nhà nước đối với thị trường dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ chưa chặt chẽ nên bằng nhiều hình thức khác nhau, các công ty tư nhân đang lách luật và dùng những chiêu thức kinh doanh thật sự không lành mạnh như sao chép về nội dung, hình thức lẫn nhau, trục lợi trên ý tưởng của các công ty khác. Đây là điểm bất lợi và gây không ít khó khăn cho công ty DVVTSG. Các doanh nghiệp này chỉ cần thuê đầu số dịch vụ nhắn tin từ các nhà cung cấp mạng ĐTDĐ, đấu nối vào hệ thống nhắn tin của bất cứ nhà khai thác nào, và thu lợi từ việc sao chép nội dung từ các nhà cung cấp dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ khác. Chính vì lẽ đó mà hiện nay, có quá nhiều chương trình trò chơi truyền hình có nội dung na ná nhau, cùng đưa vào khai thác trên các kênh truyền hình cả nước (trò chơi đấu giá X phát trên các sóng

của đài phát thanh truyền hình Bình dương, Long an, Đồng nai …của công ty X với trò chơi đấu giá cuối tuần phát trên sóng VTV của công ty BHD; hay việc sao chép gần như “nguyên bản của trò chơi Y của công ty Z với chương trình “ Chiếc nón kỳ diệu” được phát trên sóng VTV3 lâu nay mà khán giả cả nước quá quen thuộc). Có thể nói các doanh nghiệp này được xem là đối thủ cạnh tranh trước mắt của công ty DVVTSG nhưng xét về lâu dài, khi thị trường này được quản lý chặt chẽ và có nề nếp thì lợi thế vẫn thuộc về các công ty lớn có quy mô thị trường rộng khắp. Và lẽ đương nhiên, đơn vị nào có sự đầu tư bài bản, có trách nhiệm và nghiêm túc sẽ thành công. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bốn là, những đối thủ có mức độ cạnh tranh không cao: cụ thể là các doanh nghiệp như công ty truyền thông VMG, công ty phát triển phần mềm ĐTDĐ. Đây là những doanh nghiệp đang kinh doanh dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ nhưng hoạt động kinh doanh của những đơn vị này không ảnh hưởng nhiều đến công ty DVVTSG. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc những đơn vị này chưa trở thành đối thủ cạnh tranh gây ảnh hưởng đến công ty DVVTSG như quy mô nhỏ, năng lực cạnh yếu, thị trường chưa đan xen…

Bên cạnh những đối thủ cạnh tranh trực tiếp, còn có những đối thủ cạnh tranh gián tiếp như sau:

Một là, các doanh nghiệp cung cấp nội dung số trên mạng internet. Internet là công cụ mà các nhà làm nội dung sử dụng để cạnh tranh với dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ. Ngày nay chỉ cần một cái “click” chuột trên các trang web như www.raovat.com của công ty Thiết Kế Mới; hay trang web

www.yp.com.vn của công ty cổ phần niên giám Những Trang Vàng thì người dùng có thể tra cứu bất kỳ thông tin từ kinh tế, văn hoá, xã hội, địa chỉ cơ quan, nhà riêng, tải nhạc chuông, hình nền, chơi game. Đây cũng là

các thông tin chủ yếu mà công ty DVVTSG hiện đang cung cấp trên thị trường và các doanh nghiệp này đang dần chiếm lĩnh thị phần nội dung số trên ĐTDĐ hiện nay.

Bảng 2 :Sự lựa chọn dịch vụ của các doanh nghiệp phát triển nội dung cho internet

Dịch vụ/sản phẩm Số doanh

nghiệp

Nội dung Website và cổng thông tin điện tử (portal) 112

Các trang tin/báo điện tử 63

Dịch vụ email, tin nhắn, trao đổi thông tin qua mạng internet

66

Dịch vụ tìm kiếm thông tin trên Internet 36

Các trang web để download, upload dữ liệu

68

(Nguồn: khảo sát của tác giả theo phương pháp điều tra mẫu và thống kê doanh nghiệp)

Như vậy, trong tổng số doanh nghiệp được khảo sát, có 112 doanh nghiệp lấy dịch vụ nội dung cho website và cổng thông tin điện tử làm dịch vụ chính. Điều này cho thấy hiện tại công nghiệp nội dung số Việt Nam vẫn đang dựa trên nền tảng chính là phát triển nội dung cho internet trong đó tập trung

vào dịch vụ nội dung website/cổng thông tin điện tử. Các dịch vụ khác như tin/báo điện tử, dịch vụ email, tin nhắn, trao đổi thông tin qua mạng internet và dịch vụ upload và download dữ liệu cũng đã được khá nhiều doanh nghiệp chọn làm dịch vụ chính.

Hai là, dịch vụ trò chơi điện tử. Thị trường nội dung số trên điện thoại di dộng bị chia sẻ bởi dịch vụ này. Hiện nay trên thị trường có 16 doanh nghiệp chọn trò chơi trên máy tính là lĩnh vực chính để kinh doanh. Riêng trò chơi trực tuyến là 12 doanh nghiệp và 6 doanh nghiệp chọn sản phẩm/dịch vụ trò chơi tương tác. Các sản phẩm/dịch vụ này sẽ cạnh tranh gián tiếp với dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ. Ưu điểm của dịch vụ trò chơi điện tử là giá cước rẻ (trung bình 3.000 đồng/giờ cho cước truy cập internet), trong khi đó muốn tải game về ĐTDĐ để chơi thì người tiêu dùng trả phí trung bình là 15.000 đồng/1 lần tải).

Bảng 3: Sự tham gia của doanh nghiệp trò chơi điện tử

Dịch vụ/Sản phẩm Số doanh nghiệp chọn là lĩnh vực chính

Trò chơi trên máy tính 16

Trò chơi trực tuyến 12

Trò chơi tương tác 6

(Nguồn: khảo sát của tác giả theo phương pháp điều tra mẫu và thống kê doanh nghiệp)

Qua phân tích ở trên có thể đúc kết ưu điểm và hạn chế của các đối thủ cạnh tranh củ công ty DVVTSG như sau: (xem bảng 3)

Bảng 4: Ưu điểm và hạn chế của đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh Ưu điểm Hạn chế

1. Trực tiếp

- Doanh nghiệp nhà nước (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Đài truyền hình VTC

+ Viet Nam Net -Công ty nước ngoài + Biển Xanh

+ MSS

- Công ty TNHH + Tân Quang Minh + M-Box

- Sở hữu các kênh quảng cáo như đài truyền hình, trang web có lượng người truy cập nhiều; có mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp mạng di động.

- Nguồn vốn mạnh

- Nhân lực dồi dào, chuyên môn tốt

- Phương thức kinh doanh linh hoạt

-Cơ chế kinh doanh cứng ngắc, kém linh hoạt

-Đội ngũ nhân sự vừa thiếu và yếu.

-Công nghệ lạc hậu - Bất lợi trong việc kết nối, đối soát số liệu với các nhà cung cấp mạng di động. 2.Gián tiếp + VinaGame + Mega VNN + VIP Database + nhacvui.net + zing.vn

- Sở hữu đường truyền internet tốc độ cao

- Nội dung phong phú, đa dạng - Giá cước thấp

- Đội ngũ nhân lực trẻ trung, sáng tạo

- Có tiềm lực về vốn

-Xu hướng truy cập internet tăng

-Phải truy cập internet mới tải nội dung về được

-Phương thức thu tiền qua mạng chưa phổ biến tại Việt Nam - Nguồn vốn không nhiều.

Thứ hai: khách hàng. Người sử dụng dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ hiện đang tập trung chủ yếu ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đang ngày càng

tăng nhanh. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân cả về chủ quan và khách quan nên số lượng người tiêu dùng hiện vẫn còn hạn chế và bị cạnh tranh gay gắt bởi các ngành khác như nội dung số trên internet, trò chơi điện tử…. như đã trình bày ở trên. Số lượng người tiêu dùng hạn chế sẽ làm cho ngành dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ phát triển chậm chạp do doanh nghiệp không tham gia đầu tư. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến số lượng người tiêu dùng thấp như sản phẩm dịch vụ còn kém đa dạng, hàm lượng giá trị và tiện ích thấp, chất lượng đường truyền không đảm bảo, thiếu phương thức thanh toán thuận tiện và an toàn v.v.

Khách hàng là nhân tố quyết định “đầu ra” cho doanh nghiệp. Tăng hàm lượng trí tuệ cho dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ cũng như tăng giá trị giải thưởng cho các chương trình bình chọn, dự đoán sẽ là đòn bẩy tích cực làm tăng sản lượng, doanh thu cho doanh nghiệp.

Thứ ba: nhà cung cấp. Trong ngành dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ, các nhà cung cấp là các công ty di động (Mobile Carrier – MC), các nhà cung cấp nội dung (Content Provider – CP). Họ cung cấp mạng lưới kỹ thuật và một phần nội dung để các công ty triển khai kinh doanh. Đối với các MC, việc quan hệ với họ càng tốt càng có lợi cho các nhà kinh doanh dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ trong việc triển khai hệ thống, kết nối nhanh chóng, đối soát số liệu chính xác và thu hồi doanh thu về nhanh để tái đầu tư, kinh doanh. Với các CP, thì số lượng càng nhiều càng tốt, công ty kinh doanh dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ sẽ có nhiều loại nội dung đa dạng để kinh doanh, đáp ứng nhu cầu vô hạn của khách hàng.

Hiện nay, các MC đảm nhận vai trò kết nối với các công ty kinh doanh dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ tại Việt Nam là công ty VinaPhone, công ty thông

tin di động Mobifone , Công ty viễn thông quân đội Viettel, công ty cổ phần bưu chính viễn thông Sài Gòn S-fone và sắp tới là công ty viễn thông điện lực EVN. Các công ty kinh doanh dịch vụ này sẽ thuê dãy số 8xxx từ hai MC là VinaPhone và Mobifone để kinh doanh dịch vụ. Tuy nhiên hiện nay, do chiếm vị thế độc quyền nên mỗi MC này đều tự đặt ra qui chế riêng cho mình. Ví dụ như VinaPhone và Mobifone giữ lại 2% doanh thu cho hoạt động chăm sóc khách hàng; Viettel bắt buộc các công ty kinh doanh dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ chia sẻ chi phí cho hoạt động khuyến mãi của họ(có khi lên tới 40%). Tham khảo bảng dưới đây để biết được mức phân chia doanh thu của các MC.

Bảng 5 : Mức phân chia doanh thu của các mạng (đồng- chưa có thuế VAT):

Doanh thu còn lại sau khi trả cho các nhà cung cấp mạng di động

Đầu số Giá cước

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh cho dịch vụ số trên điện thoại di động công ty viễn thông Sài Gòn (Trang 25)