Thực hiện các hoạt động Marketing để nâng cao năng lực cạnh tranh cho

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh cho dịch vụ số trên điện thoại di động công ty viễn thông Sài Gòn (Trang 67)

tranh cho dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ

Để thực hiện hoạt động này, công ty cần thực hiện các vấn đề sau: Thứ nhất là, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, cụ thể như

- Cải thiện chức năng bình chọn giải trí của hệ thống.

Bình chọn giải trí là một loại hình dịch vụ đang rất phổ biến hiện nay, dịch vụ này cung cấp cho khách hàng dựa trên việc tiếp nhận các tin nhắn dự đoán SMS. Mỗi dịch vụ bình chọn được xác định bởi một kịch bản bình chọn bao gồm các thông số như thời gian đóng mở dịch vụ,cú pháp truy cập dịch vụ, số dịch vụ, các giá trị tham số bình chọn. Nếu doanh nghiệp chú trọng vào việc cải thiện chức năng bình chọn giải trí của hệ hống, dịch vụ nội dung số trên mạng ĐTDĐ như thay đổi kịch bản liên tục nhằn tránh sự nhàm chán; cú pháp dễ nhớ, dễ hiểu sẽ giúp khách hàng dễ dàng tham gia các chương trình hơn; đảm bảo tính trung thực trong việc đóng/mở hệ thống nhằm đảm bảo tính minh bạch, công bằng của trò chơi và người tham gia. Đó là những yếu tố chính góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho dịch vụ.

- Nâng cao chức năng tải nội dung đa phương tiện Ringtone, Logo

Ringtone, logo, nhạc, hình là các bản tin data EMS và đa phương tiện MMS. Khách hàng lựa chọn nội dung và gửi tin nhắn tới dịch vụ để yêu cầu tải về máy. Với những yêu cầu hợp lệ, hệ thống đóng gói dữ liệu theo các chuẩn và gửi trả lại cho khách hàng.

Với các bản tin MMS dựa trên Wappush, đầu cuối của khách hàng phải được cài đặt GPRS, file dữ liệu phải được đặt trên Website hệ thống. Người sử dụng sau khi nhận được URL của nội dung sẽ kết nối GPRS để tải về máy.

Như vậy, muốn nâng cao chất lượng dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ thì công ty phải thực hiện đồng bộ về cải tiến kịch bản bình chọn. Đa phần khách hàng khi tải nhạc chuông, hình nền… đều chuộng nhạc đa âm và hình động. Muốn tạo ra các sản phẩm/dịch vụ có chất lượng, công ty DVVTSG cần nâng cao khả năng biên tập tin, đưa ra ý tưởng mới liên tục để đưa hàm lượng trí tuệ cao vào từng sản phẩm/dịch vụ của mình.

- Đa dạng hoá chức năng tra cứu thông tin

Thông tin trong các dịch vụ này thường là kiểu text và được biểu diễn dưới dạng các tin nhắn SMS thông thường. Lĩnh vực thông tin rất da dạng như kinh tế, xã hội, chính trị, thời sự, âm nhạc, thể thao, y tế, thời trang, sức khỏe , giải trí, tử vi, xổ số.

Theo tác giả, doanh nghiệp cần phải liên tục đa dạng hóa chức năng tra cứu thông tin cho khách hàng ngoài những dịch vụ kể trên. Ví dụ, liên hệ với các cơ quan công an để đưa thông tin những xe máy bị mất cắp được ngành công an tìm được vào hệ thống để khách hàng tìm kiếm thông tin liên quan; chuyển quà tặng âm nhạc từ hệ thống đến thuê bao ĐTDĐ theo yêu cầu bằng hình thức nhắn tin SMS.

- Bổ sung chức năng đăng ký nhận thông tin

Ngoài việc gửi tin nhắn để trực tiếp tải nội dung về máy, khách hàng cũng có thể lựa chọn hình thức đăng ký để tải nội dung.

Việc đăng ký phải chỉ rõ lĩnh vực thông tin, và hệ thống sẽ lần lượt trả lại nội dung cho khách hàng theo lịch mà khách hàng không cần gửi lại tin nhắn.

- Nâng cấp dung lượng đường truyền cho dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ Khả năng nhận/trả tin nhắn cho khách hàng nhanh hay chậm phụ thuộc hoàn toàn vào đường truyền SMS. Tuy nhiên, bất lợi lớn nhất hiện nay của công ty DVVTSG là việc phải thuê server của công ty công nghệ truyền thông Biển Xanh tại Hà nội. Mà nhà cung cấp này hợp tác với rất nhiều đối tác khác kinh doanh dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ. Với đường truyền megawan 512 Kbps liên tỉnh thì tốc độ đường truyền chỉ nằm ở mức trung bình. Cần phải nâng cấp đường truyền lên 1 Gbps sẽ bảo đảm tốc độ đường truyền cho dịch vụ này. Hơn nữa, đường đi của tin nhắn quá xa, nếu server chính (xử lý nội dung ) tại Tp. Hồ Chí Minh thì sẽ cải thiện rất nhiều chất lượng dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ (xem hình 3)

Hình 3: Sơ đồ đường đi tin nhắn

Thứ hai là, tăng cường hoạt động quảng bá dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ

Với thị phần chiếm khoảng 5% như hiện nay so với thương hiệu VNPT của mình, công ty DVVTSG cần phải cải thiện rất nhiều vị thế của mình trên thị trường, đặc biệt đối với ngành dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ- một dịch vụ giá trị gia tăng đầy tiềm năng của ngành viễn thông Việt Nam.

Đối với loại hình dịch vụ này, hoạt động quảng cáo cũng đồng thời là hoạt động bán hàng. Khách hàng thấy thông tin quảng cáo và quyết định mua ngay lúc đó. Các công ty có nguồn vốn mạnh để quảng cáo đều và dài hạn trên các kênh truyền thông như các tờ báo lớn (Tuổi trẻ, Thanh niên, Hoa Học Trò…) sẽ có thị phần tốt hơn . Các công ty có mối quan hệ với các

doanh thu lớn. Kênh quảng bá qua Internet hiện tại ở Việt Nam đóng vai trò thấp vì thói quen và số lượng người sử dụng. Các công ty trong ngành nội dung số trên ĐTDĐ vẫn đang tiếp tục tìm kiếm các kênh thông tin truyền thông mới để mở rộng thị trường cho đơn vị mình.

Hiện nay, một số dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ đang được công ty DVVTSG đưa vào khai thác như các tiện ích cho ĐTDĐ, trò chơi trên ĐTDĐ, nhạc chuông, logo, hình nền, tin nhắn trúng thưởng, tin nhắn thông tin kinh tế xã hội, tin nhắn tư vấn chuyên sâu…v.v… Theo tác giả, công ty cần phải tiến hành khảo sát, nghiên cứu thị trường nhằm mục đích tìm ra loại dịch vụ nào đang được khách hàng ưa chuộng để từ đó đưa ra chiến lược marketing phù hợp qua việc đầu tư có chiều sâu vào nội dung cũng như lựa chọn kênh quảng bá hiệu quả nhất.

Theo tác giả, công ty cần đẩy mạnh hình thức quảng bá, tiếp thị cho dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ tại công ty DVVTSG. Thị trường nội dung số trên ĐTDĐ hiện nay, hoạt động kinh doanh, tiếp thị diễn ra hết sức sôi động. Nếu như VTC Mobile mạnh về marketing/sale trên hệ thống truyền hình VTC và các đài truyền hình trong cả nước cũng như mạnh về mối quan hệ với các nhà cung cấp ĐTDĐ. Trong khi đó, Viet Nam Net lại mạnh về sản xuất sản phẩm/dịch vụ với các nội dung khá độc đáo, độc quyền cũng như họ có khả năng tài chính tốt để chiếm các kênh trên các báo và đài truyền hình. Còn Quang Minh DEC lại mạnh về kênh marketing trên báo Bóng đá. Công ty Biển xanh lại mạnh về năng lực tài chính để quảng cáo dài hạn, liên tục trên hàng chục các tờ báo lớn và cũng chính vì vậy mà khi nhắc đến dịch vụ này, người tiêu dùng hầu nhu chỉ biết đến các công ty nói trên, còn các dịch vụ của công ty DVVTSG hầu như mất hút.

Trước mắt, công ty cần thực hiện một số hoạt động sau: - Đẩy mạnh quảng cáo trên hoá đơn cước điện thoại:

Lợi thế lớn nhất của công ty là việc phát hành các kỳ hoá đơn cước cho ĐTDĐ VinaPhone cũng như CityPhone khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Với hơn 100.000 thuê bao, rõ ràng đây là kênh quảng bá dịch vụ rất hiệu quả cho dịch vụ. Theo tác giả, chỉ cần 10% số thuê bao sử dụng dịch vụ nhắn tin một lần khi nhận được hoá đơn cước, công ty sẽ thu về một khoản doanh thu đáng kể hàng tháng.

Hình thức của hoá đơn điện thoại VinaPhone gồm 2 mặt, mặt trong và mặt ngoài của hoá đơn ngoài các thông tin về khách hàng, công ty DVVTSG nên tận dụng để quảng bá dịch vụ. Cần lưu ý là nội dung quảng bá nên khác với quảng bá trên hoá đơn của Citiphone. Theo tác giả, công ty nên thiết kế và quảng bá như sau:

Hình 5: Quảng bá dịch vụ tại mặt trong và ngoài trên hoá đơn cước VinaPhone:

@ Mặt ngoài hoá đơn:

Thứ ba là, cần đẩy mạnh hợp tác với các báo

Tích cực phối hợp với các tờ báo trong thành phố Hồ Chí Minh trong việc triển khai dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ. Tính ưu việt của hình thức hợp tác này sẽ tiết giảm chi phí quảng cáo cho doanh nghiệp. Đây là một giải pháp maketing hiệu quả nhất trong bối cảnh công ty là một doanh nghiệp nhà nước, ngân sách chi cho hoạt động quảng cáo tiếp thị còn hạn chế. Trong khi đó, dịch vụ nàycủa công ty vẫn còn những khó khăn nhất định thì việc lựa chọn hình thức hợp tác này là khả dĩ nhất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho dịch vụ mà công ty đang khai thác.

Việc hợp tác với các báo có thể triển khai theo phương thức ăn chia theo sản lượng tin nhắn khách hàng sử dụng. Công ty DVVTSG sẽ chuẩn bị nội dung và đầu số cho dịch vụ, phía đối tác sẽ chịu trách nhiệm quảng cáo dịch vụ. Mức phân chia doanh thu áp dụng theo tỉ lệ tương ứng là 20%, 25% và 55% trên bản tin SMS sau khi trừ đi phần chi phí phải trả cho các mạng di động theo qui định của từng mạng.

Thứ tư là, lựa chọn các hình thức quảng bá, tiếp thị phù hợp

Để quảng bá tiếp thị cho dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ, các doanh nghiệp thường sử dụng các hình thức thực hiện như trên website, phương tiện truyền thông,tham dự triển lãm/ hội thảo chuyên ngành; các chương trình tài trợ, sự kiện, qua băng rôn, tờ rơi …v.v… Tuy nhiên theo tác giả, giải pháp marketing hữu hiệu nhất là tài trợ cho các sự kiện bởi với thương hiệu VNPT của mình, việc mời gọi các nhà tài trợ khác như Nokia, Samsung, Motorola, Siemen là điều không quá khó đối với công ty DVVTSG.

Thứ năm là, tăng cường hoạt động xúc tiến cho dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ

Hoạt động xúc tiến đóng vai trò quan trọng trong việc bán hàng. Công ty DVVTSG cần chú trọng đến hoạt động này bởi nó quyết định đầu ra cho dịch vụ. Với chi phí dành cho quảng cáo hiện nay còn hạn chế, công ty cần mở rộng việc hợp tác với đối tác để kinh doanh dịch vụ. Cụ thể, phối hợp với các công ty nghiên cứu thị trường tổ chức điều tra thị trường qua hệ thống nhắn tin SMS; với các siêu thị về chương trình khuyến mãi; với các nhà cung cấp hàng hoá/dịch vụ về các chương trình dùng thử sản phẩm mẫu…

3.2.5.Xây dựng nét văn hóa riêng biệt cho dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ

Văn hoá công ty là toàn bộ những giá trị tinh thần mang đặc trưng riêng của công ty có tác động tới tình cảm, lý trí và hành vi của tất cả các thành viên trong công ty.

Văn hoá công ty là tài sản tinh thần của công ty, là phương thức sinh hoạt và hoạt động chung của công ty, đưa hoạt động của công ty vào nề nếp và xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa các thành viên trong công ty, nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành mục tiêu, chiến lược và chính sách, tạo ra tính định hướng chiến lược cho bản thân công ty, đồng thời tạo ra bầu không khí hoạt động thống nhất, đồng tâm của mọi thành viên trong công ty bằng hệ thống các giá trị chuẩn mực chung, khơi dậy, động viên, tạo điều kiện mọi người hợp tác với nhau cùng làm việc tốt và thúc đẩy họ đi đến thành công. Văn hoá công ty tạo ra lợi thế cạnh tranh rất lớn cho công ty, tính hiệu quả của công ty phụ thuộc rất nhiều vào văn hoá, văn hoá công ty di truyền bản sắc của công ty qua nhiều thế hệ, tạo khả năng phát triển bền vững cho công ty.

Để có được nét văn hoá riêng biệt cho dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ, mọi thành viên của công ty DVVTSG trước mắt cần tiến hành một số hoạt động sau:

- Tập hợp mọi thành viên trong công ty thành một khối thống nhất. Cùng làm việc, trao đổi… đưa ra thật nhiều ý tưởng mới, lạ để tạo ra sản phẩm/dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ có chất lượng và độc đáo mà khi nhắc đến nó, người tiêu dùng biết được chủ sỡ hữu là ai;

- Ban lãnh đạo của công ty phải biết xây dựng nền văn hoá cho doanh nghiệp. Muốn vậy, họ cần phải biết khơi nguồn sáng tạo nơi nhân viên

thông qua các chính sách đãi ngộ hợp lý, giúp họ toàn tâm toàn ý cho công việc;

- Thiết kế dịch vụ bình chọn, dự đoán, thăm dò ý kiến…theo hướng đặc thù, không bị trùng lắp với các đối thủ cạnh tranh. Qua tinh nhắn khách hàng có thể đưa ra ý kiến của mình về các sự kiện, hoặc trả lời câu hỏi về các lĩnh vực, đồng thời dự đoán về số người tham gia để có cơ hội nhận các giải thưởng của nhà cung cấp hoặc tài trợ;

- Nhu cầu quảng cáo sản phẩm, nhắn tin quảng bá của các doanh nghiệp ngày càng cao và đa dạng. Tuy nhiên việc nhắn tin quảng bá phải tuân thủ các qui định chống spam của các mạng ĐTDĐ và có cơ chế điều tiết lưu lượng chống nghẽn mạng. Ngoài việc gởi những tin nhắn quảng cáo, quảng bá đơn thuần theo qui định, công ty DVVTSG nên thiết kế, biên tập lại tin nhắn nội dung số trên ĐTDĐ riêng có cho đơn vị mình.

- Tại Việt Nam hiện nay, dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ có rất ít các nội dung văn hoá riêng biệt với nhiều nguyên nhân như (1) các chi phí quảng cáo cao; tỉ lệ ăn chia với các MC thấp nên dẫn đến việc hạn chế khả năng đầu tư vào những nội dung mang nét độc đáo và riêng biệt. (2) các công ty kinh doanh dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ vẫn có khả năng sống “tương đối tốt” với các nội dung giống nhau, hầu hết chỉ chú trọng vào đẩy mạnh hoạt động marketing/bán hàng, chiếm kênh truyền thông. (3) Việt Nam chưa có các công ty chuyên về phát triển dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ, nếu có thì chi phí cao.

Tuy nhiên, với bề dày kinh nghiệm và thương hiệu sẵn có( dù biết rằng để tạo nét văn hoá riêng biệt cho dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ rất tốn

muốn nâng cao vị thế của mình trên thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

3.3. Kiến nghị

3.3.1. Đối với nhà nước

Thứ nhất, xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý, cơ chế chính sách bằng cách xác lập các loại hình, lĩnh vực; hoàn thiện các văn bản quản lý đối với các hoạt động cung cấp nội dung thông tin số; thiết lập các quỹ đầu tư mạo hiểm cho công nghiệp nội dung số. Bên cạnh đó, chính phủ phải đỡ đầu cho các dự án, sáng kiến để hỗ trợ phát triển thị trường và phát triển kỹ năng cho nguồn nhân lực.

Thứ hai, phát triển hạ tầng viễn thông - internet với việc tập trung đầu tư phát triển đồng bộ hạ tầng băng thông rộng; nâng chất lượng đường truyền internet; có các cơ chế chính sách để hạ giá cước; đầu tư nâng cấp mạng 3G cho thông tin di động; mở rộng các loại hình kết nối.

Thứ ba, ngành cần đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, trong đó chú trọng dành thêm nhiều chỉ tiêu đào tạo ở các chương trình du học bằng tiền ngân sách, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển giao công nghệ, đẩy mạnh đào tạo văn bằng hai về công nghệ thông tin cho cán bộ, sinh viên các ngành xã hội, đẩy mạnh các chương trình đưa internet tới cộng đồng.

Thứ tư, tăng cường đầu tư cho nghiên cứu phát triển như: đầu tư cho các trường đại học làm R&D về công nghệ, tận dụng tối đa các nguồn tài trợ từ

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh cho dịch vụ số trên điện thoại di động công ty viễn thông Sài Gòn (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)