1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận kết thúc học phần luật hiến pháp chủ đề bàn luận về quyền tự do ngôn luận tại việt nam và quốc tế

21 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bàn luận về Quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam và Quốc tế
Tác giả Phạm Gia Kiệt
Người hướng dẫn TS. Lê Na
Trường học Đại Học Kinh Tế Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Hiến Pháp
Thể loại Tiểu luận kết thúc học phần
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 2,49 MB

Nội dung

Chính vì thế mà hầu hết hệ thông pháp luật của mỗi quốc gia đều đặt ra những giới hạn riêng đối với quyền tự do ngôn luận, đặc biệt là khi chúng xâm phạm đến các quyên và lợi ích khác, c

Trang 1

GIẢNG VIÊN GIẢNG DẠY : TS LE NA

HỌ VÀ TÊN : PHẠM GIA KIỆT

Trang 2

MỤC LỤC

l2 Những quy định đặt ra của pháp luật quốc tế về quyền tự do ngôn

l3 Những quy định của pháp luật Việt Nam về quyền tự do ngôn luận 7

CHƯƠNG IT

THỰC TRẠNG VẺ HOẠT ĐỘNG VÀ THỰC THỊ CUA QUYEN TU DO NGON

NHUNG KIEN NGHI VA GIAI PHAP NANG CAO HIEU QUA QUYEN TU DO

3.1 Những kiến nghị nâng cao hiệu quả quyền tự do ngôn luận - eseeseeseeseeees 17 3.2 Những giải pháp nâng cao hiệu quả quyền tự do ngôn luận - 2: 5 s2 2zzzzx2 17

Trang 3

LOI MO DAU

Mãi cho đến khi đất nước ta giành được quyền độc lập, quyền tự do ngôn luận đã được công nhận trong bản Hiến pháp 1946- bản Hiến pháp được khởi xướng đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Theo đó, mỗi người dân Việt Nam được hưởng những quyên có ích nhằm đảm bảo được nhu cầu và mong muốn của toàn dân Và nó cũng được xem là một trong quyên và lợi ích hợp pháp quan trọng của con người, là nhu cầu thiết yêu trong quá trình phát triển vững mạnh của mỗi dân tộc, nhất là trong thời đại bùng nỗ về thông tin như hiện nay Cũng như các quyền về con người nói chung, quyền tự do ngôn luận, báo chí có mối quan hệ gắn bó một cách chặt chẽ với các quyền khác, về quyền bất khả xâm phạm, quyên tự do tín ngưỡng, tôn giáo và các vấn để quan trọng khác Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây khi mạng xã hội đang ngày càng phát triển và có những bước tiến nhảy vọt thì xã hội đã và đang đặt ra câu hỏi lớn về mức độ và hạn chế của sự kiểm soát

tự do ngôn luận không chỉ riêng ở Việt Nam mà còn ở rất nhiều quốc gia phát triển khác trên toàn thế giới Chính vì thế đề có cái nhìn sâu sắc và đa chiều hơn, cùng với việc nghiên cứu các biện pháp giải quyết khó khăn, hạn chế, vướng mắc thì chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua từng nội dung, cơ sở lí luận và mỗi quan hệ của chúng nhăm thỏa mãn được các nhu cầu thực tiễn và trong quá trình xây dựng và hoàn thiện đất nước

Trang 4

NỘI DUNG

Chuong I

NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VE QUYEN TỰ DO NGÔN LUẬN.”

1.1 Những vấn đề lý luận về quyền tự do ngôn luận

“Tu do ngôn luận ` còn được xem là chìa khóa đắc lực cho tất cả mọi người khi được quyên thổ lộ, nói ra cái nhìn, ý kiến riêng của bản thân mà không sợ bị đánh giá, chê bai hay

vi phạm bất cứ quyền nào đã quy định “Quyên tự do biếu đạt ” đã được công nhận là quyền con người trong bản “7„yên ngôn Quốc tế Nhân quyền (UDHR)” và “luật nhân quyền quốc tế” được ban hành bởi Liên Hợp Quốc Nhiều quốc gia trên thế giới cũng đã ghi nhận trong Hiến pháp của mình về những quy định về tự do ngôn luận Qua đó có thê hiểu được tầm quan trọng cũng như phạm vi hoạt động của quyền tự do ngôn luận, tuy nhiên việc sử dụng chúng phải thật phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân

tộc

1.1.2 Đặc điểm

- Quyển tự đo ngôn luận vốn là một quyền mang tính tự nhiên và vốn có đối với mỗi người mà không bị lệ thuộc vào bất kỳ quốc gia, tô chức hay giai cấp nào điều chỉnh và giám sat

- Quyén tự do ngôn luận bao gồm nhiều lĩnh vực và nhiều khía cạnh khác nhau như:

tự đo báo chí, tự đo tranh luận ý kiến- quan điểm, tự do tiếp cận thông tin cho đến tự đo tìm kiếm thông tin đúng đăn, cần thiết,

Trang 5

- Tuy nhiên, quyền tự do ngôn luận cũng có thé bi han chế bởi một số trường hợp nhất định như các vấn đề liên quan đến chủ quyên, an ninh quốc gia, trật tự công cộng và đạo đức của xã hội Vì vậy, nếu những cá nhân, tô chức vi phạm các nguyên tắc có hại hoặc mang ý định xúc phạm thì sẽ bị Nhà nước thực hiện các biện pháp cưỡng chế phủ hợp 1.1.3 Ý nghĩa

*Trong xã hội đang ngày càng phát triển vượt bậc, quyền tự do ngôn luận có ý nghĩa đặc biệt quan trọng :

-Là cơ sở đề công đân chủ động, hăng hái tham gia vào những hoạt động của Nhà nước và xã hội cũng như đảm bảo cho mỗi cá nhân đều có quyền nêu lên ý kiến, quan điểm của mỉnh về mọi vấn đề xung quanh đời sống cộng đồng cũng như những vấn đề về kinh tế- chính trị, văn hóa- giáo dục Từ đó nâng cao giá trị toàn điện của xã hội văn minh, tốt đẹp và tạo nên mỗi quan hệ khăng khít giữa Nhà nước với nhân dân

- Thúc đây nhanh sự phát triển của nền khoa học- công nghệ: nhờ quyền tự do ngôn luận mà giờ đây con người đễ dàng trao đôi, chia sẻ những thông tín, bài học, kinh nghiệm một cách cởi mở, niềm nở nhất, góp phần thúc đây và nâng cao nền cách mạng khoa học- công nghệ của cả nước

1.1.4 Hạn chế

Tuy nhiên, tự do ngôn luận không phải là quyền tuyệt đối Nó có thê bị hạn chế trong một số trường hợp cụ thể, nhằm bảo vệ các quyên và lợi ích hợp pháp của chủ thê, tô chức hay cộng đồng xã hội Chính vì thế mà hầu hết hệ thông pháp luật của mỗi quốc gia đều đặt

ra những giới hạn riêng đối với quyền tự do ngôn luận, đặc biệt là khi chúng xâm phạm đến các quyên và lợi ích khác, cụ thể như những hành động liên quan đến an ninh, chủ quyền lãnh thổ, kích động bạo lực, chống phá, phi báng đến trật tự cộng đồng hay bộ mặt Nhà nước đều không được phép Như tại một số nước Châu Âu và Mỹ La-tinh cũng có những quy định riêng, nếu như theo Điều 10 của “Độ luật Hiến pháp” có hiệu lực từ năm 1791 thì những hành động ¡n ấn, phát biểu và phô biến những thông tin, văn bản, điều luật không đúng sự thật hay vận động, xúi giục đề lật độ bất cứ chính quyền nào thì sẽ được coi là tội phạm và xem xét truy cứu về trách nhiệm pháp lý

Còn ở Pháp, tuân theo Điều 11 của “Đđn tuyên ngôn dân quyền và nhân quyền” cũng

đã nêu rõ những quy định hạn chế về quyền tự do ngôn luận cũng như là các biện pháp cưỡng chế đối với hành vi vi phạm liên quan đến trật tự quốc gia và những quyền thuộc phạm vi cá nhân thông qua những hành động thiếu đạo đức, chuân mực và trục lợi quyền tự

do ngôn luận Song song với đó, tại Liên Bang Nga, những quy tắc gây hại và xúc phạm người khác cũng được diễn giải và biện minh cho “74t tuyên truyền LGBT” của Nga, qua

đó nhằm hạn chế sự tự do ngôn luận liên quan đến bất cứ khía cạnh nào của vẫn đề LGBT

4

Trang 6

kế cả những cuộc biểu tình hay tuyên truyền về Luật chống phân biệt đối xử với người đồng

tính ở đất nước bảo thủ xã hội nay

Đặc biệt, khi nhắc tới Việt Nam,“ đo ngôn luận” đã ghi nhận những quyền mang lại lợi ích cho nhân dân, theo đó mọi người có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do biểu đạt ý kiến, sáng tác văn học, nghệ thuật, tham gia học hỏi và tìm hiểu khoa học- công nghệ cũng như những hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh Tuy nhiên, để tránh việc lợi dụng đề thực hiện những ý đồ xấu thì Việt Nam cũng có những hạn chế nhất định Những hạn chế này được quy định trong các luật pháp của Việt Nam, chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước Theo Điều 25 Hiến pháp 2013 quy định quyên tự do ngôn luận là quyền mặc nhiên của mỗi người nhưng phải được thực hiện và giám sát đưới quy định của pháp luật, mang mối quan hệ song hành với nhau Bên cạnh đó,

“Luật Bảo chí 2016 ` cũng đề cập những hành vi bị cấm trong hoạt động tự do ngôn luận, tự

do báo chí của cá nhân tham gia, đồng thời xây đựng pháp luật ngày cảng hoàn thiện và thống nhất để tương thích với các nhu cầu cơ bản của công dân và răn đe những hành vi chống đối đến lợi ích quốc gia

1.2 Những quy định được đặt ra của pháp luật quốc tế về quyền tự do ngôn luận

1.2.1 Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền năm 1948 (UDHR 1948)

Theo Điều 19, “7„yên ngôn toàn thế giới nhân quyền (UDHR) ” năm 1948 đã khăng định: “ Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và nêu ra ý kiến; kê cả việc tự do bảo lưu quan điểm mà không bị can thiệp: cũng như tự đo tiếp nhận và truyền bá các ý tưởng và thông tin bằng bất cứ phương tiện truyền thông mà không có giới hạn biên giới”

Qua đó ta nhận thấy từ những cải tiến mạnh mẽ về tư tưởng do chủ nghĩa khai sáng khởi xướng, “guyên tự do ngôn luận”, “tự do biếu đạt” dần trở thành một trong những quyền cơ bản vốn có của con người, mang một tầm vóc quan trọng đến cuộc sống xã hội cũng như khả năng được công nhận của con người trên phạm vi toàn thế giới Nếu như nguyên tắc về tự do ngôn luận, tự do biểu đạt đã được đưa vào Tuyên ngôn toàn thế giới nhân quyền năm 1948 như một chia khóa dẫn lối, thì hiện nay nó đã xuất hiện hầu hết trong tất cả các văn kiện quốc tế đề có thể đảm bảo mọi quyền lợi của nhân dân Quyên này sẽ đảm bảo trong Hiến pháp của những quốc gia trên thể toàn thế giới, ngay cả những nước mà Hiến pháp không hề quan trọng với họ

=>Chính vì vậy, “Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyển ” năm 1948 tại Điều 19 đã tạo lập nên một thế giới mà nơi đó con người có thê nhìn nhận và tiếp cận thông tin Mục đích chính là tạo điều kiện cho mọi người tham gia vào các cuộc thảo luận và tranh luận công khai về các vấn đề quan trọng của xã hội, thúc đây sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau

5

Trang 7

giữa các chủ thê và các mối quan hệ xã hội khác nhau không chỉ trong nước mà còn là Quốc

tế Đồng thời, giúp mọi người được tiếp cận với thông tin và ý kiến đa dạng, từ đó có thê tự minh hình thành quan điểm và đưa ra quyết định nhưng cũng phải phù hợp với các điều khoản về hạn chế đã được đề ra trước đó

1.2.2 Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 (ICCPR 1966)

Song song với đó, Điều 19 của “Công ước Quốc tế về các quyên dân sự và chính tri” năm 1966 cũng quy định; “ Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và giữ vững quan điểm của minh mà không bị ai can thiệp Quyền này bao gồm về tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền bá thông tin mà không phân biệt về lĩnh vực, hình thức ( miệng, bản viết, báo in, ) hoặc thông qua bất kì phương tiện thông tin đại chúng nảo tùy theo sự lựa chọn của họ” Tuy nhiên, việc thực hiện những quyên trên đi kèm theo những yêu cầu, nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt Do đó, các cá nhân tổ chức có thể chịu một số hạn chế nhất định nhằm thiết lập nên sự đồng nhất và thông nhất giữa quyền và bảo vệ được lợi ích của những bên tham gia tránh những trường hợp:

1.Khi phát ngôn gây hại cho danh dự, nhân phâm của người khác

2.Khi phát ngôn gây kích động bạo lực hoặc thù hận, làm ảnh hưởng nghiêm trọng

đến trật tự xã hội và an ninh lãnh thé

3.Khi phát ngôn vi phạm các quy định của pháp luật

=> Không như Điều 19 của “7uyên ngôn toàn thể giới về nhân quyền 1948”, Điều 19

ở đây đã có một số giới hạn về quyên tự đo biểu đạt của con người tuân thủ theo những nghĩa vụ và quy định của pháp luật

1.2.3 Một số quy định Quốc tế khác về quyền tự do ngôn luận

- Ngoài Điều 19 “Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền” và Điều 19 “Cổng ước Quốc tế

+ Công ước về quyển của người khuyết tật (CRPD) năm 2006: quy định người

khuyết tật cũng có quyền tự do bảy tỏ ý kiến, quan điểm của mình cũng như những ý kiến phải được tôn trọng, bình đắng như những người bình thường khác

Trang 8

+ Công ước về việc bảo vệ quyền con người và quyên tự đo cơ bản trong lĩnh vực sử dụng mạng Internet (Công ước Budapest) năm 2000: quy định rằng các quốc gia thành viên

có nghĩa vụ bảo vệ quyền tự do ngôn luận trên nền tảng Internet và các ứng dụng mạng xã hội khác

=>Từ đó khăng định quyền tự do ngôn luận là một quyền cơ bản và quan trọng của con người, được thê hiện ở hầu hết những văn bản Quốc tế và được tuyên truyền sâu rộng, đồng thời các quy định này cũng cho phép các quốc gia có thê hạn chế quyền tự đo ngôn luận trong một số trường hợp đề đảm bảo trật tự an toàn xã hội cũng như những vấn đề nhạy cảm khác đến chủ quyền quốc gia

1.3 Những quy định pháp luật Việt Nam đặt ra về quyền tự do ngôn luận

1.3.1.Hiến pháp 2013

Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam quy định quyền tự đo ngôn luận của công đân tại Điều 25 như sau: “Công đân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình Việc thực hiện các quyền này đo pháp luật quy định.”

=> Như vậy quyền tự do ngôn luận của công dân được hiểu là quyền của công dân

tự do bày tỏ ý kiến, quan điểm, suy nghĩ của mình cũng như tự đo về quyền tra cứu, tìm kiếm, tiếp nhận các thông tin về mọi vấn đề của đời sống xã hội mà không bị ai ngăn cản, cám đoán, đồng thời những hành động ấy phải năm trong giới hạn mà pháp luật quy định, không phải tùy tiện phát ngôn, cô ý bôi nhọ, phi báng danh tiếng của người khác hay ảnh hưởng đến an ninh, bí mật quốc gia

Còn quyền tự do ngôn luận trên báo chí đã được C.Mác nêu với cung bậc là đỉnh cao của tự do: “Báo chí là nơi để con người thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình, bởi một nền báo chí tự do là hiện thân trí tuệ của nhân dân” Và ở tại Việt Nam, trong “Luật Báo chí Điều 4 Chương I đã đề cập: “Báo chí là điễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của nhân dân” Như vậy quyên tự đo báo chí và tự do ngôn luận có phần đồng nhất và quan

hệ mật thiết với nhau Đó là quyền tự đo ngôn luận trên báo chí của công dân, là quyền được tìm kiếm thông tin một cách tự do, chia sẻ nguồn thông tin hoặc ý kiến của mình trên báo chí

1.3.2 Luật Báo chí 2016

-Luật Báo chí năm 2016 quy định về quyền tự do ngôn luận của công dân trên báo chi tai Diéu 11, cụ thể như sau:

1 Phát biểu ý kiến về tình hình thực tế của đất nước và thế giới

2 Tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lỗi, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

Trang 9

3 Góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức

của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức nghề nghiệp và các tô chức khác như : phản hồi, tố cáo về những thông tin sai lệch, không phủ hợp với thuần phong mỹ tục, tự do sáng tác, lên ý kiến xây dựng phóng sự, viđeo clip và sản xuất tác phâm báo chí,

=>Qua đó Nhà nước đã công nhận những quyền liên quan đến ' đo ngôn luận ” về báo chí của công dân cũng như tạo điều kiện hết sức có thể cho công dân thực hiện khả năng

tự do ngôn luận của mình trên báo chí một cách đúng đắn nhất, góp phần nâng cao chất lượng thông tin và đáp ứng thỏa mãn mọi nhu cầu tìm kiếm và tiếp nhận của công dân

Tuy nhiên, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân cũng không phải là quyền tuyệt đối Việc thực hiện quyền này phải tuân thủ các quy định của pháp luật, không được xâm phạm lợi ích quốc gia, không được tuyên truyền, kích động gây mất trật tự công cộng, phá vỡ khối đại đoàn kết dân tộc, gây mat thiện cảm của du khách Quốc tế về Việt Nam

1.3.3 Luật Tiếp cận thông tin 2016

Điều 3 Nguyên tắc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin:

1 Moi công dân đều bình đăng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyên tiếp cận

2 Thông tin được cung cấp phải chính xác, đầy đủ, phục vụ nhu cầu chung của tất

5 Đồng thời việc thực hiện quyền của công dân không được xâm phạm đến lợi ích của dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tô chức hoặc của chủ thê khác 6ó, Nhà nước cũng tạo điều kiện đề người khuyết tật, người đang sinh sống ở những khu vực biên giới, vùng sâu vùng xa, thiếu thốn về mặt cơ sở vật chất có cơ hội được tiếp cận thông tin, củng cô tri thức và nhu cầu cuộc sống của họ

Nhận định: Với những quy định trên, “74tr ziếp cận thông tin năm 2016” phần nào đã khẳng định tất cả mọi người bao gồm cả công dân và những người nước ngoài đang sinh sống ở Việt Nam đều được tự do tìm kiếm thông tin và tiếp cận nguồn thông tin uy tín Đặc biệt việc cung cấp thông tin phải rõ ràng, nhanh chóng và chính xác khi đến với nhân dân, tránh trường hợp thông tin sai lệch, mập mờ làm mắt đi tính xác thực và tin cậy Do đó,

8

Trang 10

các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm cung cấp các thông tin do mình tạo ra, trừ những trường hợp thông tin nằm ngoài phạm vi mà công dân có thê tiếp nhận như: Thông tin liên quan đến bí mật quốc gia, nội dung quan trọng về kinh tế- chính trị hay các chính sách về đối nội- đối ngoại nhằm phát triển đất nước Bên cạnh đó, việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân không được ảnh hưởng và xâm phạm đến quyền lợi đất nước, cơ quan, tô chức hay bất kì người nào khác, cụ thê được nêu trong Điều L1 về các hành vi bị nghiêm cắm:

-Cố ý cung cấp thông tin sai lệch, trì hoãn việc cung cấp thông tin; hủy hoại thông tin; lam gia thong tin

- Cung cấp hoặc sử dụng thông tin đề chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại các chính sách của Đảng và Nhà nước

- Cung cấp hoặc lan truyền những thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm,

uy tín của người khác

1.3.4 Luật Hình sự 2015, sửa đỗi bố sung 2017

Điều 117 Bộ luật hình sự quy định: “7i Zờng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm chỗng lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”

1 Người nào thực hiện những hành vị vì phạm nhằm chống phá Nhà nước Cộng

hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có thê bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm tùy theo mức độ: a) Thực hiện hành vi phát tán hay tuyên truyền những thông tin sai lệch nhằm mục

đích xuyên tạc, hạ bệ chính quyền nhân đân, gây hoang mang cho đư luận

b) Phát tán, tuyên truyền những văn hóa phẩm, thông tin, tài liệu tiêu cực, có khả năng dẫn đến chiến tranh tâm lý

2 Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, thì sẽ bị phạt tù từ I0 năm đến

20 năm

3 Người chuẩn bị phạm tội này, sẽ bị phạt tủ từ 01 năm đến 05 năm

Điều 167 Bộ luật hình sự quy định: “7ó? xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biếu tình của công dân ”

1 Người nào sử dụng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác nhằm mục đích cản trở, tấn công người khác thực hiện “guyên tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin va

quyền biếu tình” đã bị xử phạt kỷ luật hoặc vi phạm hành chính về một trong các hành vi

này mà còn tái phạm, thì sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm

Ngày đăng: 26/09/2024, 17:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w