1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vấn đề người trí thức trong tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1975

208 8 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Nghiên cứu về người trí thức trong tiểu thuyết ViệtNam từ sau 1975 là nghiên cứu những tìm tòi, đóng góp của các nhà văn trongviệc thể hiện những vấn đề của giới trí thức Việt Nam thời kVấn Đề Người Trí Thức Trong Tiểu Thuyết Việt Nam Từ Sau 1975Vấn Đề Người Trí Thức Trong Tiểu Thuyết Việt Nam Từ Sau 1975Vấn Đề Người Trí Thức Trong Tiểu Thuyết Việt Nam Từ Sau 1975Vấn Đề Người Trí Thức Trong Tiểu Thuyết Việt Nam Từ Sau 1975Vấn Đề Người Trí Thức Trong Tiểu Thuyết Việt Nam Từ Sau 1975Vấn Đề Người Trí Thức Trong Tiểu Thuyết Việt Nam Từ Sau 1975Vấn Đề Người Trí Thức Trong Tiểu Thuyết Việt Nam Từ Sau 1975Vấn Đề Người Trí Thức Trong Tiểu Thuyết Việt Nam Từ Sau 1975Vấn Đề Người Trí Thức Trong Tiểu Thuyết Việt Nam Từ Sau 1975Vấn Đề Người Trí Thức Trong Tiểu Thuyết Việt Nam Từ Sau 1975Vấn Đề Người Trí Thức Trong Tiểu Thuyết Việt Nam Từ Sau 1975Vấn Đề Người Trí Thức Trong Tiểu Thuyết Việt Nam Từ Sau 1975Vấn Đề Người Trí Thức Trong Tiểu Thuyết Việt Nam Từ Sau 1975Vấn Đề Người Trí Thức Trong Tiểu Thuyết Việt Nam Từ Sau 1975Vấn Đề Người Trí Thức Trong Tiểu Thuyết Việt Nam Từ Sau 1975Vấn Đề Người Trí Thức Trong Tiểu Thuyết Việt Nam Từ Sau 1975Vấn Đề Người Trí Thức Trong Tiểu Thuyết Việt Nam Từ Sau 1975Vấn Đề Người Trí Thức Trong Tiểu Thuyết Việt Nam Từ Sau 1975Vấn Đề Người Trí Thức Trong Tiểu Thuyết Việt Nam Từ Sau 1975Vấn Đề Người Trí Thức Trong Tiểu Thuyết Việt Nam Từ Sau 1975Vấn Đề Người Trí Thức Trong Tiểu Thuyết Việt Nam Từ Sau 1975Vấn Đề Người Trí Thức Trong Tiểu Thuyết Việt Nam Từ Sau 1975Vấn Đề Người Trí Thức Trong Tiểu Thuyết Việt Nam Từ Sau 1975Vấn Đề Người Trí Thức Trong Tiểu Thuyết Việt Nam Từ Sau 1975Vấn Đề Người Trí Thức Trong Tiểu Thuyết Việt Nam Từ Sau 1975Vấn Đề Người Trí Thức Trong Tiểu Thuyết Việt Nam Từ Sau 1975Vấn Đề Người Trí Thức Trong Tiểu Thuyết Việt Nam Từ Sau 1975Vấn Đề Người Trí Thức Trong Tiểu Thuyết Việt Nam Từ Sau 1975Vấn Đề Người Trí Thức Trong Tiểu Thuyết Việt Nam Từ Sau 1975Vấn Đề Người Trí Thức Trong Tiểu Thuyết Việt Nam Từ Sau 1975Vấn Đề Người Trí Thức Trong Tiểu Thuyết Việt Nam Từ Sau 1975Vấn Đề Người Trí Thức Trong Tiểu Thuyết Việt Nam Từ Sau 1975Vấn Đề Người Trí Thức Trong Tiểu Thuyết Việt Nam Từ Sau 1975Vấn Đề Người Trí Thức Trong Tiểu Thuyết Việt Nam Từ Sau 1975

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

HỒ THỊ PHƯƠNG MAI

VẤN ĐỀ NGƯỜI TRÍ THỨC TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM

TỪ SAU 1975Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 9.22.01.21

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS PHAN HUY DŨNG

NGHỆ AN - 2024

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của tôi, dướisự hướng dẫn của PGS.TS Phan Huy Dũng Việc giải quyết các vấn đề đặtra cũng như những kết quả nghiên cứu trình bày trong luận án là hoàn toàntrung thực và chưa từng được công bố trong các công trình khoa học của tác

giả khác.

Tác giả

Hồ Thị Phương Mai

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới PGS.TS Phan Huy Dũng- người đã đưa ra những chỉ dẫn khoa học quan trọng cho tôi, đã động viên,khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại họcTrường Đại học Vinh, Ban Giám hiệu Trường Sư phạm, Ban Chủ nhiệm khoaNgữ văn, và các thầy cô giáo chuyên ngành Văn học Việt Nam thuộc trường Đạihọc Vinh; Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An; Ban Giám hiệu, tổ Ngữ vănTrường THPT Quỳnh Lưu 1 và Trường THPT Nguyễn Đức Mậu đã quan tâm,tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành Luận án này

Xin trân trọng cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã đồng hành và chiasẻ cùng tôi trong một chặng đường dài học tập và hoàn thành luận án

Tác giả

Hồ Thị Phương Mai

Trang 4

2 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tư liệu khảo sát 2

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4

4 Phương pháp nghiên cứu 5

5 Đóng góp của luận án 6

6 Cấu trúc của luận án 6

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI 7

1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 7

1.1.1 Những nghiên cứu chung về trí thức 7

1.1.1.1 Trí thức như một mẫu hình nhân cách 7

1.1.1.2 Trí thức với đời sống xã hội 10

1.1.2.3 Nghiên cứu nghệ thuật thể hiện người trí thức trong tiểu thuyết 22

1.2 Cơ sở lý thuyết của đề tài 26

1.2.1 Quan niệm về người trí thức 26

1.2.2 Sự tương hợp giữa đề tài người trí thức với bản chất thể loại củatiểu thuyết 37

1.2.3 Đề tài trí thức trong văn học Việt Nam 39

Tiểu kết chương 1 43

Trang 5

Chương 2 QUAN NIỆM VỀ NGƯỜI TRÍ THỨC TRONG TIỂU THUYẾT

VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 45

2.1 Quan niệm về người trí thức trong tiểu thuyết Việt Nam trước 1975 45

2.1.1 Quan niệm về người trí thức trong tiểu thuyết Việt Nam trước 1945 45

2.1.2 Quan niệm về người trí thức trong tiểu thuyết Việt Nam từ 1945đến 1975 52

2.1.3 Một số nhận định khái quát 56

2.2 Những tiền đề dẫn đến sự thay đổi trong quan niệm về người trí thứctrong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 57

2.2.1 Tiền đề chính trị - xã hội 57

2.2.2 Tiền đề văn hóa - văn học 59

2.2.2.1 Văn học dịch với những tiểu thuyết viết về người trí thức 59

2.2.2.2 Bài học kinh nghiệm của những tiểu thuyết ở các thời kì vănhọc trước đây viết về người trí thức 71

3.1 Đặc điểm quan niệm và tư tưởng của nhân vật trí thức 103

3.1.1 Giới thuyết về nhân vật và nhân vật tư tưởng trong tác phẩm văn học 103

3.1.2 Hoạt động tự nhận thức của các nhân vật trí thức trong tiểu thuyếtViệt Nam từ sau 1975 105

3.1.3 Sự đồng điệu giữa tác giả và nhân vật trí thức 114

3.2 Đặc điểm lối sống và thân phận của nhân vật trí thức 117

3.2.1 Sự vật lộn với những bi kịch đời sống 117

Trang 6

3.2.2 Lối sống lạc điệu và lối sống thích nghi 121

3.2.3 Trạng thái dằn vặt thường trực 126

3.3 Đặc điểm hành động, ứng xử của nhân vật trí thức 135

3.3.1 Nhìn chung về hoạt động đặc thù của người trí thức 135

3.3.2 Việc bảo vệ những giá trị tinh thần cốt lõi khi thực hiện các lựa chọn 139

3.3.3 Những nỗ lực chiến thắng bản thân 143

Tiểu kết chương 3 148

Chương 4 VẤN ĐỀ NGƯỜI TRÍ THỨC NHÌN TỪ PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1975 1494.1 Việc nhấn mạnh những đối thoại tư tưởng 149

4.1.1 Sự tương hợp giữa tính chất đối thoại của tiểu thuyết với đời sốngtinh thần của người trí thức 149

4.1.2 Nội dung của những cuộc đối thoại 150

4.1.3 Sự đa dạng của các hình thức đối thoại 152

4.2 Sự quan tâm thể hiện quá trình phản tỉnh của nhân vật 158

4.2.1 Ý nghĩa của việc thể hiện vấn đề phản tỉnh 158

4.2.2 Cách thể hiện đa dạng hoạt động phản tỉnh của người trí thức 160

4.3 Những nỗ lực khái quát tính hai mặt của hoàn cảnh sống 163

4.3.1 Cái nhìn biện chứng về hoàn cảnh sống 163

4.3.2 Việc khám phá tác động của hoàn cảnh sống đến người trí thức 165

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Thế hệ trí thức hiện đại đầu tiên của Việt Nam xuất hiện từ đầu thế kỷ

XX Ngay từ thời điểm đó, người trí thức đã tích cực tham gia vào mọi mặt củađời sống, cả trong thời chiến lẫn thời bình Trong nền kinh tế tri thức và cuộccách mạng công nghiệp 4.0, họ cũng can dự rất sâu vào đời sống kinh tế, xã hội,văn hóa… Thành quả hoạt động của họ trở thành một trong những yếu tố cơ bảntạo nên cấu trúc đặc thù của nền kinh tế hiện nay Trên thực tế, người trí thức đãđược xã hội trao cho một sứ mệnh đặc biệt: tác động trực tiếp vào thượng tầngkiến trúc, thúc đẩy sự phát triển của đất nước bằng những tư tưởng mang tínhchất dẫn đạo Rõ ràng, người trí thức có vị trí quan trọng trong đời sống xã hộivà sự tồn tại của tầng lớp này liên quan mật thiết đến sự tồn tại và phát triển củaquốc gia Vì lẽ đó, ở nhiều giai đoạn khác nhau, người trí thức đã trở thành đốitượng thẩm mỹ lớn của văn học nghệ thuật nói chung và của tiểu thuyết nóiriêng Tuy thế, không phải lúc nào người trí thức cũng được đề cao tương xứngvới những cống hiến của họ Trong bối cảnh đó, việc tìm hiểu vấn đề người tríthức trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 không chỉ giúp nhà nghiên cứu nhìnnhận rõ hơn nhiều vấn đề của văn học sử và lí thuyết văn học, mà còn có dịp hiểusâu hơn không ít vấn đề liên quan đến đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của đấtnước ở một số giai đoạn lịch sử nhất định Dĩ nhiên, kết quả nghiên cứu theohướng đã nêu cũng sẽ góp thêm tham số đáng tin cậy giúp vào việc xây dựngmột cái nhìn đúng đắn về vị thế người trí thức cũng như đóng góp to lớn của họvào sự nghiệp chấn hưng đất nước

1.2 Với đặc trưng thể hiện cuộc sống, con người bằng cái nhìn giàu chất

văn xuôi, giàu tính đối thoại và từ góc độ đời tư, tiểu thuyết có thế mạnh nổi bậttrong việc thể hiện hình tượng, đề tài và các vấn đề của người trí thức Mặc dùtrong văn học Việt Nam đã có nhiều tác phẩm thuộc các thể loại khác nhau viếtkhá thành công về người trí thức, nhưng thành tựu của tiểu thuyết ở địa hạt này

Trang 8

luôn có một vị trí riêng và sức nặng đặc biệt Thực tế cho thấy, tiểu thuyết có thểtích hợp được rất nhiều khám phá của các thể loại khác, thậm chí, của toàn bộnhận thức xã hội ở một thời đại nhất định về người trí thức Đây cũng là mộttrong những lý do cơ bản thúc đẩy tác giả luận án lựa chọn nghiên cứu vấn đềngười trí thức trong tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1975, hy vọng qua đây có thểkhám phá được những khía cạnh mới của vấn đề khi đặt nó trong nhiều mốitương quan đa dạng, phức tạp.

1.3 Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về người trí thức

trong tiểu thuyết hiện đại Việt Nam, nhưng việc khảo sát có hệ thống và trêndiện rộng về đối tượng này vẫn còn không ít hạn chế do nhiều nguyên nhânkhách quan và chủ quan Đây là đề tài nhiều thử thách nhưng hết sức có ý nghĩacần được tiếp tục tìm hiểu Nghiên cứu về người trí thức trong tiểu thuyết ViệtNam từ sau 1975 là nghiên cứu những tìm tòi, đóng góp của các nhà văn trongviệc thể hiện những vấn đề của giới trí thức Việt Nam thời kì hậu chiến và thờikỳ đổi mới, nhằm nhận diện chính xác quan điểm, tầm nhìn, bản lĩnh của họtrước nhiều vấn đề của nghệ thuật, của con người và xã hội Cũng qua khảo sátđối tượng này, người nghiên cứu có thêm căn cứ để nhận định chính xác về tầmvóc tư tưởng - thẩm mỹ của cả một nền văn học

2 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tư liệu khảo sát

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Như tên đề tài đã xác định rõ, đối tượng nghiên cứu của luận án là: Vấn đề người trí thức trong tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1975.

2.2 Phạm vi tư liệu khảo sát

Tư liệu khảo sát chính của luận án là các tiểu thuyết tiêu biểu viết vềngười trí thức trong văn học Việt Nam từ sau 1975 Chúng tôi tập trung vàonghiên cứu các tác phẩm của những tác giả sau đây:

Tác giả Nguyễn Khải: Gặp gỡ cuối năm 1981, Thời gian của người 1985, Thượng đế thì cười - 2003.

Trang 9

Tác giả Nguyễn Xuân Khánh: Miền hoang tưởng 1990, Hồ Quý Ly

-2000,

Mẫu Thượng Ngàn - 2006, Đội gạo lên chùa - 2011, Chuyện ngõ nghèo - 2016.

Tác giả Ma Văn Kháng: Mưa mùa hạ 1982, Mùa lá rụng trong vườn 1985, Đám cưới không có giấy giá thú - 1989, Gặp gỡ ở La Pan Tẩn -1993, Ngược dòng nước lũ - 1999, Một mình một ngựa - 2009, Bóng đêm - 2011, Bến bờ - 2011.

Tác giả Lê Lựu: Thời xa vắng 1985, Sóng ở đáy sông 1994 - Tác giả Nhật Tuấn: Đi về nơi hoang dã - 1998.

- Tác giả Nguyễn Quang Thân: Một thời hoa mẫu đơn - 1988, Ngoài khơi miền đất hứa - 1990, Hội thề - 2009.

- Tác giả Nguyễn Mộng Giác: Sông Côn mùa lũ - 1990 - Tác giả Bảo Ninh: Nỗi buồn chiến tranh - 1990.

- Tác giả Chu Lai: Ba lần và một lần - 1999 - Tác giả Nguyễn Huy Thiệp: Tiểu long nữ - 1996, Tuổi hai mươi yêu dấu - 2005.

- Tác giả Hồ Anh Thái: Người đàn bà trên đảo - 1985, Người và xe chạy dưới ánh trăng - 1987, Trong sương hồng hiện ra - 1990, Cõi người rung chuông tận thế - 2002, Mười lẻ một đêm - 2006, Đức Phật, nàng Savitri và tôi - 2007, SBC là săn bắt chuột - 2011, Dấu về gió xóa - 2012, Những đứa con rải rác trên đường - 2014, Năm lá quốc thư - 2019, Đức Phật - Nữ chúa và điệp viên - 2022.

- Tác giả Nguyễn Việt Hà: Cơ hội của Chúa - 1999, Khải huyền muộn - 2005, Ba ngôi của người - 2014, Thị dân tiểu thuyết - 2019.

- Tác giả Tạ Duy Anh: Đi tìm nhân vật - 2002, Thiên thần sám hối - 2004 - Tác giả Nguyễn Bình Phương: Những đứa trẻ chết già - 1994, Người đi vắng - 1999, Thoạt kỳ thủy - 2004, Một ví dụ xoàng - 2021.

- Tác giả Nguyễn Thế Quang: Nguyễn Du - 2010, Thông reo ngàn Hống - 2015, Đường về Thăng Long - 2019.

Trang 10

- Tác giả Phạm Thị Hoài: Thiên sứ - 1988 - Tác giả Thuận: Chinatown - 2005, Thang máy Sài Gòn - 2013 - Tác giả Đoàn Minh Phượng: Và khi tro bụi - 2006.

Ngoài ra, để có cơ sở đối sánh, chúng tôi khảo sát thêm một số tiểu thuyết

Việt Nam ra đời trước 1975 như: Đoạn tuyệt 1934 (Nhất Linh), Băn khoăn 1943 (Khái Hưng), Sống mòn - 1944 (Nam Cao),… hay một số tiểu thuyết của các tác giả nước ngoài như: Buồn nôn (Jean Paul Sartre), Người xa lạ (Albert Camus), Thân phận con người (Andre Malraux), Bác sĩ Zhivago (Boris Pasternak), Nửa đời nhìn lại (Trifomop), Xông vào giông bão (Danin Granin), Thao thức (Aleksandr Kron), Lựa chọn (Yury Bondarev), Muối của đất (G Markop),…

-3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Đánh giá những kết quả nghiên cứu đã có về các vấn đề liên quan đếnđề tài và xây dựng cơ sở lý thuyết của luận án

- Phân tích sự chuyển đổi quan niệm về người trí thức trong đời sống xãhội và ảnh hưởng của nó đến những tiểu thuyết thể hiện đề tài này

- Phân tích, đánh giá những đặc điểm của con người trí thức được thể hiệnqua hệ thống nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1975 hướng theo mụcđích nghiên cứu đã xác định

Trang 11

- Phân tích, đánh giá các phương thức thể hiện đặc thù đối với hình tượngngười trí thức trong tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1975 hướng theo mục đíchnghiên cứu đã xác định.

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu chính sau đây:- Phương pháp cấu trúc - hệ thống: Phương pháp này được sử dụng đểlàm nổi bật tính chỉnh thể của vấn đề người trí thức trong tiểu thuyết Việt Nam từsau 1975 và để đảm bảo cho công trình có được một bố cục - kết cấu hợp lí,nhiều tầng bậc Với phương pháp này, chúng tôi lần lượt làm rõ các khía cạnhchủ chốt của vấn đề, từ sự thay đổi trong quan niệm về trí thức tới việc xác địnhnội dung và phương thức thể hiện hình tượng người trí thức trong sáng tác

- Phương pháp loại hình: Đây là phương pháp quan trọng giúp ngườinghiên cứu xác định rõ các phương diện cốt yếu của đối tượng nghiên cứu:người trí thức như một loại hình tượng đặc thù và tiểu thuyết như một thể loại cónhững ưu thế riêng trong việc trình bày, thể hiện quan điểm nhìn nhận, đánh giácủa nhà văn về người trí thức

- Phương pháp so sánh - đối chiếu: Phương pháp này giúp người nghiêncứu nhận diện, phân biệt được người trí thức với các đối tượng thẩm mỹ khác,đồng thời cũng nhận ra sự tương đồng và khác biệt của các ngòi bút cùng viếtvề người trí thức

- Phương pháp nghiên cứu lịch sử: Phương pháp này giúp tác giả luận ánthấy được sự phát triển của đề tài người trí thức trong văn học Việt Nam qua cácgiai đoạn khác nhau, cắt nghĩa được lý do người trí thức trở thành đề tài đặc biệtquan trọng trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975

- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Việc sử dụng thông tin từ các lĩnhvực như xã hội học, văn hóa học, lịch sử,… sẽ giúp cho người nghiên cứu có cáinhìn tổng quát hơn, có kiến thức nền tảng để hiểu và lý giải rõ hơn các vấn đềliên quan đến đề tài

Trang 12

- Phương pháp phân tích - tổng hợp: Phương pháp này cho phép tác giảlàm rõ được sự đa dạng của tiểu thuyết viết về người trí thức trong văn học ViệtNam từ sau 1975, khám phá được tính nghệ thuật của những sáng tác cụ thể, nêuđược những điểm mới trong cách các nhà văn thể hiện những vấn đề về người tríthức.

5 Đóng góp của luận án

Luận án khảo sát, phân tích tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1975 với cái nhìnhệ thống, đi sâu tìm hiểu những vấn đề vừa có tính muôn thuở vừa có tính thờisự của giới trí thức mà các nhà văn đặt ra trong đó - những vấn đề đòi hỏi ngườicầm bút phải có tài năng mới có thể phát hiện và thể hiện, phải có rất nhiều canđảm và ý thức trách nhiệm mới có thể lên tiếng

Về mặt lý luận, luận án cố gắng làm rõ vấn đề: nhận thức, tư duy của nhàvăn về người trí thức đã chi phối như thế nào đến cách thể hiện đề tài người tríthức trong tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1975

Về mặt thực tiễn, luận án góp phần lí giải sự vận động theo hướng trí thứchoá của một bộ phận tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1975, trong đó người trí thứcxuất hiện vừa với tư cách vừa là đối tượng thẩm mỹ vừa với tư cách là chủ thểsáng tạo

Luận án giới thiệu được hệ thống dữ liệu phong phú mà những ngườinghiên cứu tiếp sau có thể khai thác theo các góc độ riêng nhằm làm rõ vị thế vàsức mạnh tinh thần của tầng lớp trí thức trong cấu trúc của xã hội Việt Nam hiệnđại

6 Cấu trúc của luận án

Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận

án được triển khai trong bốn chương:

Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu và cơ sở lý thuyết của đề tài Chương 2: Quan niệm về người trí thức trong tiểu thuyết Việt Nam hiện đại Chương 3: Vấn đề người trí thức nhìn từ đặc điểm nhân vật trong tiểu

thuyếtViệt Nam từ sau 1975

Chương 4: Vấn đề người trí thức nhìn từ phương thức thể hiện nhân vật

trong tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1975

Trang 13

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.1.1 Những nghiên cứu chung về trí thức

1.1.1.1 Trí thức như một mẫu hình nhân cách

Hiện nay, tuy các cuộc tranh luận (ở các quy mô và tính chất khác nhau)về vấn đề người trí thức chưa phải đã đi đến những kết luận ngã ngũ, nhưng nóichung càng ngày người trí thức càng được các bên tham gia tranh luận xem nhưmột mẫu hình nhân cách đặc biệt trong xã hội Ngạn ngữ Anh có câu: “Tri thứclàm người ta khiêm tốn ”; Democritos từng chia sẻ: “Sự thông thái sinh ra banăng lực: đưa các quyết định tuyệt vời, nói đúng và làm việc nên làm” Người

Việt từ xưa đã đặt sĩ đứng đầu trong “tứ dân” sĩ nông công thương cũng có lý

do Người trí thức luôn được xem là tấm gương trong việc thi hành những việcnhân nghĩa ở đời và cộng đồng thường lấy đó làm khuôn thước để noi theo.Thực ra, trước đây, khi nhắc đến người trí thức, người ta vẫn xem học vấn là tiêuchí đầu tiên và quan trọng nhất Giờ đây, khi trình độ học vấn trong xã hội đãđược tăng lên, người ta không quá chú ý đến tiêu chí này nữa Nói cách khác,ngoài học vấn, người trí thức có được thừa nhận hay không, có vị thế như thếnào phụ thuộc rất lớn vào việc anh có phẩm cách và thể hiện được trách nhiệmxã hội của mình ra sao

Trên thế giới, nước Nga là nơi có những nghiên cứu sớm và sâu sắc về

người trí thức Cuốn Trí thức Nga của Nxb Tri thức, xuất bản năm 2009 đã tập

hợp được một loạt bài viết liên quan đến những nghiên cứu về giới trí thức ởNga trong không gian dài rộng của nước Nga suốt một thế kỷ (từ cuối thế kỷXIX đến cuối thế kỷ XX) Đặc trưng của trí thức Nga được xác định là “tínhchất quý phái, tức là sang trọng vượt lên sự tầm thường, kết quả của sự tu dưỡngnhiều

Trang 14

đời, có sự tham gia của kiến thức sách vở” [201] Sự tu dưỡng của người trí thứctrước hết phải thể hiện trên phương diện đạo đức, sao cho họ phải đạt đến độ“chuẩn mực”, đáp ứng “tiêu chuẩn” để được thừa nhận Đặc trưng này có sựthay đổi khi chính quyền mới (Xô viết) có sự điều chỉnh cách nhìn nhận đối vớitầng lớp trí thức Lúc đó, “Nguyên tắc giai cấp, chiếu cố giai cấp, ưu tiên giaicấp, cho phép tình trạng phi chuẩn mực đối với những con người thuộc giai cấpcông nông bộc lộ khá lộ liễu” [201] và “sự tầm thường hóa giáo dục đại học đạtđến đỉnh điểm Lạm phát trí thức bùng nổ với nghĩa hàng chục trường đại họckhông đủ điều kiện đã được thành lập” [201] Hiện tượng này đã khiến cho chấtlượng của giới trí thức Nga ngày càng giảm, và người trí thức Nga cũng khôngđảm nhận được trách nhiệm đối với đời sống xã hội như người ta kỳ vọng Trên

cơ sở phản ánh thực tế nhiều biến động, nhiều bài viết trong Trí thức Nga đã

củng cố một ý niệm, rằng “Tất cả những người có học đều có phẩm chất quý tộc

ấy Có quý tộc một đời lại có quý tộc kế thế, nhiều đời - bộ phận nhiều đời này

mới thật là tinh hoa ổn định” [201] Bởi vì, khi người trí thức “Có chân tronggiới thượng lưu, người ta dễ dàng giữ được sự độc lập về tinh thần, dễ tự tin, tinvào giá trị thật của mình, và giữ được tính độc lập trước mọi hệ thống quyềnlực” [201] Từ đó, một kết luận được đưa ra: “Khi người trí thức không có cảmgiác về thân phận cao quý của mình thì họ cho phép mình làm bậy” [201]

Trong bài viết Phẩm tính trí thức, Viện sĩ Dmitrii Likhachev khẳng định

nền tảng đạo đức của người trí thức là điều cần đặc biệt coi trọng Tác giả đãnhấn mạnh rằng: “Lương tri không chỉ là vị thần hộ mệnh của nhân phẩm, nócòn là người cầm lái của tự do Lương tri sẽ trông coi để tự do không bị biếnthành sự tuỳ tiện, mà trỏ cho con người đường đi nước bước đích xác của anh ta

trong những tình thế hỗn tạp của cuộc sống, nhất là cuộc sống hiện đại” [152].

Tự do ấy là tự do trong trí tuệ, là không trở thành nô lệ về tư tưởng, là “không bịlệ thuộc bởi các ràng buộc kinh tế, đảng phái, quyền chính, không phải tuân

phục các khế ước tư tưởng” [152] Bởi vì, theo Dmitrii Likhachev, “Nguyên tắc

cơ bản của

Trang 15

phẩm tính trí thức là tự do trí tuệ - tự do trong tư cách một phạm trù đạo đức.Con người trí thức chỉ không tự do với lương tâm và với tư duy của mình”

[152].

Bài viết Trí thức, bộ phận độc lập về trí tuệ của xã hội của Dmitrii

Likhachev đưa ra quan niệm, người ta không được coi là trí thức khi vì lệ thuộcvào một quyền lực nào đó mà làm mất đi sự tự do trí tuệ hoặc không tôn trọng sựtự do trí tuệ của người khác và rằng yếu tố đạo đức rất quan trọng đối với ngườitrí thức bởi “người đã phụ thuộc vào lương tâm thì anh không còn bị phụ thuộcvào gì nữa hết”, “phụ thuộc lương tâm thì anh ta có thể chỉ là người tự do tuyệtđối” [153]

Nhà văn Alecksandr Isayevich Solzhenitsyn trong tiểu luận Tầng lớp kỹ giả đã cho rằng, người trí thức tuy phải đối mặt với những thách thức của số

phận nhưng họ vẫn cố gắng vượt qua nghịch cảnh, bằng sự nỗ lực tham gia vàođời sống, bằng cách thích ứng với hoàn cảnh Theo Alecksandr IsayevichSolzhenitsyn: “Chính nhờ sự hăng say đó mà nhiều trí thức đã thoát chết, hơnnữa, không bị đè bẹp về mặt tinh thần vì họ đã hoàn toàn chân thành, toàn toàntự nguyện cống hiến cho niềm tin mới” [261]

Ở Việt Nam, từ đầu thế kỷ XX đã xuất hiện một số bài viết cho thấy rõdấu ấn của quan niệm xem người trí thức là một mẫu hình nhân cách trong xãhội Phạm Quỳnh đã nhắc đến ý thức về danh dự như một tiêu chuẩn không thểthiếu ở người trí thức Bởi vì, “danh dự tức là lòng tự tôn tự trọng của người ta,không phải tôn mình mà miệt người thành ra thói kiêu căng, nhưng tôn mình mànghiêm với mình, trọng cái phẩm giá làm người, đặt nhân cách vào một địa vịrất cao mà tự căng tự lệ [tức nỗ lực rèn luyện] cho tới được; phàm tư tưởng hànhvi nhất thiết muốn cho xứng đáng với nhân cách ấy mới là bằng lòng” [256;451] Theo Phạm Quỳnh, “biết tự tôn tự trọng mình cũng chưa đủ, lại phải làmthế nào cho mình xứng đáng sự tôn trọng ấy, cho nên người ta có lòng danh dựbao giờ cũng có chí muốn đặc biệt với kẻ khác, nghĩa là cố trau dồi nhân cáchcho mỗi ngày một hay hơn người; có thế lòng danh dự mới thật bổ ích cho sựtinh tiến của người ta” [256; 451]

Trang 16

Bàn về người trí thức, các bài viết như Phẩm cách quan trọng của người trí thức (Nguyễn Huệ Chi), Bằng cấp không phải là thước đo người trí thức (Chu Hảo), Những trí thức từ Pháp về (Nam Nguyên),… cũng đã chia sẻ các

quan niệm được tóm lược ở trên Theo Nguyễn Huệ Chi, “Người trí thức bao giờcũng có mấy phẩm cách sau: Thứ nhất, phải có sự tự do trong tư tưởng - đó làmột phẩm cách hàng đầu Bởi vì, nếu anh để tư tưởng bị khuất phục bởi một thứgiáo điều nào đấy, thì không bao giờ anh có sự sáng tạo được, và cách nghĩ củaanh sẽ méo mó, thiên lệch, thậm chí là thấp hèn Thứ hai, là sự độc lập đối vớiquyền lực Quyền lực đương nhiên là chúng ta phải tôn trọng, vì quyền lực là đạidiện cho chỗ đứng cao nhất của một bộ phận đang điều khiển đất nước Nhưngphải luôn luôn có một sự độc lập để tỉnh táo nhận biết đâu là chỗ đúng, chỗsai”[33] Như thế, người trí thức có những yêu cầu rất đặc thù về phẩm chất,khác với nhiều thành phần khác trong xã hội Các bài viết vừa điểm đều thể hiệnmong muốn người trí thức là người “sống hết mình và không có kẻ nào luồn cúicầu vinh, cầu lợi Họ xứng đáng cho các thế hệ sau noi theo” [33]

Có thể nói, dù còn có nhiều quan niệm khác nhau về người trí thức, nhưngcác học giả, các nhà nghiên cứu vẫn thống nhất rằng nhận thức và cống hiến củangười trí thức phải được đặt trên nền tảng của đạo đức Nhân cách của người tríthức luôn được xác định như một thứ chuẩn mực có tác dụng định hướng các giátrị và phẩm chất cho con người nói chung

1.1.1.2 Trí thức với đời sống xã hội

Không có tầng lớp nào tình cờ xuất hiện trong xã hội Sự xuất hiện của tríthức cũng không phải ngoại lệ Người ta có xu hướng cho rằng, trí thức là ngườicó kiến thức sâu rộng về một hay nhiều lĩnh vực, hơn hẳn mặt bằng hiểu biếtchung của xã hội ở một thời kỳ nhất định Trí thức thường được gắn với họchành chữ nghĩa Nhưng ngay cả khi điều đó là có thật thì họ vẫn luôn gắn liềnvới thực tiễn đời sống Từ sự va chạm với thực tiễn, người trí thức ý thức đượcvai trò của mình đối với đời sống xã hội Trong mối quan hệ này, người trí thứccó khả năng tác động lên đời sống xã hội hoặc chịu tác động trở lại

Trang 17

Trong bài viết Thế nào là người trí thức?, Paul Alexandre Baran (nhà

kinh tế học người Mỹ theo chủ nghĩa Marx) cho rằng: “Người trí thức tự bảnchất là kẻ phê phán xã hội, người mà ưu tư là nhận diện, phân tích sự vật, vàbằng cách đó, góp phần vượt qua mọi trở ngại ngăn cản sự vươn tới một trật tựtốt đẹp, nhân đạo và hợp lý hơn Do đó anh ta trở thành lương tri của xã hội và làphát ngôn nhân của những lực lượng tiến bộ mà trong bất kỳ thời kỳ lịch sử nàoxã hội cũng có” [14] Khi lý giải giải thích nghĩa của từ “ruồi trâu” (gadfly) trong

tiểu thuyết Ruồi trâu của Ethel Lilian Voynich – một cuốn tiểu thuyết có hình

tượng trung tâm là người trí thức – tác giả A Svetkov đã chỉ ra một phẩm tínhhay chức năng rất quan trọng của người trí thức, đó là “một người phê bìnhphiền phức và không khoan nhượng, người tố cáo những khiếm khuyết và tệ nạn- cả có thực lẫn tưởng tượng” [272] Qua sự xác quyết này có thể thấy phần nàoquan niệm về người trí thức ở châu Âu: người trí thức là người có vai trò phảnbiện xã hội và khi thực hiện vai trò đó, họ mới thể hiện đầy đủ phẩm tính riêngcủa mình Để thực hiện được sứ mệnh phản biện xã hội, người trí thức có khiphải hy sinh nhiều thứ, từ tình thân, tình yêu đến cả sinh mạng của mình Đâychính là biểu hiện cao độ của thái độ tận hiến vì sự phát triển của xã hội loàingười

Từ đầu thế kỷ XX, Phan Bội Châu đã có những ý kiến đáng chú ý về mốiquan hệ giữa người trí thức với đời sống xã hội Trong đó, “trí” gắn liền với“quyền”, “dân quyền” phải dựa vào “dân trí”, “dân quyền gắn liền với “dân trí”[132] Đối với Phan Bội Châu, dân quyền có ý nghĩa vô cùng lớn đối với mộtđất nước: “Dân quyền mà được đề cao thì nhân dân được tôn trọng, mà nướccũng mạnh Dân quyền bị xem nhẹ, thì dân bị coi khinh, mà nước yếu Dânquyền hoàn toàn mất thì dân mất, mà nước cũng mất” [29; 286] Theo Phan BộiChâu, “Dân quyền được tôn trọng là do dân trí đã lên cao” [29; 391] Nói cáchkhác, “dân quyền được tôn trọng thì nước mạnh”, điều đó có nghĩa là, “dân trícao thì nước mạnh, dân trí thấp thì nước yếu” [132] Rõ ràng, trong mọi thời kỳ,sự tác động của tri thức, của trí thức có ý nghĩa quan trọng đối với xã hội, đốivới đất nước:

Trang 18

“Sau khi duy tân rồi, thì dân trí sẽ mở mang, dân khí sẽ lớn mạnh, dân quyền sẽphát đạt; vận mệnh nước ta do dân ta nắm giữ” [29; 255] Về sau, Hồ Chí Minhcũng có quan điểm: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” [132]… Tất nhiên,“dân trí” không đồng nghĩa với trí thức Nhưng chữ “trí” ở đây được hiểu như lànền tảng không thể thiếu của người trí thức Có thể nói, khi đã coi trọng “dântrí” thì chắc chắn người ta phải coi trọng trí thức; đã nhấn mạnh vai trò của “dântrí” thì không thể không khẳng định vai trò của người trí thức trong đời sống xãhội.

Bàn về người trí thức và vai trò của người trí thức đối với đời sống xã hội,Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Trí thức là hiểu biết (…), muốn thànhmột người trí thức toàn toàn, thì phải biết đem trí thức đó áp dụng vào thực tế”[174; 156] Như thế, hiểu biết có thể chỉ là lý thuyết suông, là vô nghĩa; đã làngười trí thức thì cần phải có những hành động cụ thể để cống hiến cho xã hội.Quan điểm này về sau chúng ta có thể gặp ở rất nhiều bài viết nghiên cứu về mốiquan hệ của người trí thức và đời sống xã hội

Chu Hảo trong bài Chỉ có thể cất cánh với những trí thức tầm vóc đã từng

nói: “Dân tộc nào cũng cần có những đội ngũ tinh hoa mang nhiệm vụ mở lối,dẫn đường Nếu tầng lớp này bị hạn chế bởi năng lực trí tuệ thì cả dân tộc sẽchìm trong bóng tối Nhưng ở đây, đổ tại cho thời đại hay thể chế cũng chỉ làmột lẽ, lẽ còn lại nằm ở sự nỗ lực của bản thân tầng lớp này nữa Nhìn vàonhững dân tộc khác, chúng ta sẽ thấy có những dân tộc cũng bị bóng tối của thờiđại và thể chế bao phủ, nhưng tầng lớp tinh hoa của họ vẫn vươn lên, vượt khỏicái khuôn của thời đại và thể chế” [68]; Sự ảnh hưởng và những tác động củangười trí thức mạnh mẽ đến mức, dù họ có tham gia trực tiếp hay chỉ là gián

tiếp, thậm chí ngay cả khi họ ở ẩn, đi tu thì cũng không có nghĩa là “xong hết

sự đời, không làm gì, không còn đóng góp, ảnh hưởng gì cho đời nữa” [68]; và“ngay cả khi người trí thức chọn cách tu tập cô đơn ở một ngọn núi hẻo lánh,xa xôi nào đó thì nguồn năng lượng tinh thần của họ vẫn cứ lan toả ra xungquanh Và nguồn năng lượng tinh thần ấy, cái dưỡng chất được khuếch tántrong không gian, trời

Trang 19

đất ấy vẫn rất có ích cho sự phát triển”[68]; Trong bối cảnh hiện nay, “trí thứcViệt Nam phải hướng đến việc kiến tạo không phải một kiểu văn hoá thích nghi,

mà phải là văn hoá sáng tạo” [20] Muốn vậy, người tài phải được trọng dụng thực sự chứ không phải chỉ được “trọng dụng một cách hình thức” [20] Bài viết

Trí thức và phát triển: Ám ảnh quá khứ và hy vọng tương lai của Nguyễn Quang

Dy cho thấy rõ hơn mối quan hệ giữa người trí thức và đời sống xã hội Theo tácgiả, người ta có cả hai cách, hoặc chứng minh bằng những ví dụ cụ thể hoặckhông gì cả cũng có thể hình dung được mối quan hệ đó Nhưng vấn đề khôngchỉ là ở chỗ trông thấy được mà phải làm gì để người trí thức được can dự vào sựphát triển của cuộc sống Bằng cách đó họ mới có thể trả được cái gọi là những

món nợ đời, để thực hiện được sứ mệnh mà mình đã được trao cho [47].Bằng những cách lý giải khác nhau, nhiều bài viết đã chứng minh thuyếtphục vai trò của người trí thức với đời sống xã hội, trong đó sự phản biện xã hộiđược xem là một biểu hiện đặc thù Dường như, thời kỳ nào, người trí thức cũngkhông dễ dàng thỏa mãn với những gì hiện có, họ vẫn không ngừng phản ứng vàthậm chí là phản kháng Điều ấy khiến có người hoài nghi về mối quan hệ giữangười trí thức và đời sống, từ đó chối bỏ vai trò của người trí thức Có lẽ, cầnphải thấy, người trí thức luôn hướng đến sự hoàn thiện, luôn nỗ lực để xã hộikhông ngừng phát triển Điều này cũng thể hiện quy luật vận động trong đờisống xã hội, là biểu hiện quy luật phủ định của phủ định Đây không phải là đingược lại các giá trị trong thực tại mà là sự phấn đấu cho một cuộc sống có ýnghĩa và trọn vẹn hơn Đó cũng là động lực cho sự phát triển Như thế, người tríthức có vai trò đáng kể trong sự thúc đẩy sự vận động, thay đổi của đời sống xãhội theo chiều hướng ngày càng tiến bộ, tích cực

1.1.1.3 Số phận của trí thức

Người trí thức luôn cố gắng để có thể làm chủ số phận của mình Tuynhiên, câu chuyện về số phận của người trí thức không dễ đề cập như số phậncủa nhiều tầng lớp khác trong xã hội Ở nhiều tác phẩm văn học, người nông dânđược nhắc

Trang 20

đến với nỗi nhọc nhằn một nắng hai sương, bán mặt cho đất bán lưng cho trời,quanh năm khốn đốn vì miếng cơm manh áo; người công nhân được nhắc đếnnhư đối tượng bị vắt kiệt sức lao động trong các công xưởng nhà máy, phậpphồng lo âu khi đến ngày nghỉ việc thì không còn sức để mà chống đỡ với bệnhtật Trong khi đó, số phận đầy thăng trầm của người trí thức lại ít được phân tíchmột cách thấu đáo, bởi nếu đi đến cùng vấn đề này, người nghiên cứu dễ gặp rủiro với những ý kiến nghịch chiều, mặc dù chúng được đề xuất dựa trên việc khảosát thực tế.

Tìm hiểu các bài viết, công trình bàn về người trí thức, chúng tôi nhậnthấy có sự tương đồng trong quan niệm của các học giả khi cho rằng người tríthức thường có số phận bi kịch, cuộc sống khó khăn, mất tự do Theo

Alecksandr Isayevich Solzhenitsyn trong bài Tầng lớp kỹ giả, người trí thức Nga

đã từng phải chịu những “đòn đánh chết người” từ bộ máy quan liêu của Sahoàng Về sau người trí thức không những phải chịu “những vụ bắn giết và nhàtù, mà còn bằng đói, rét, lao động khổ sai và thái độ miệt thị đầy nhạo báng nữa”[261] Thậm chí họ có thể phải “lưu vong” với cuộc sống vật chất “khó khănhơn thời ở nước Nga”, phần lớn “không có được không gian tư duy và phát biểutự do”, “bị các trường đại học và nạn thất nghiệp đe dọa” [261] Đây được xemlà những thử thách khắc nghiệt đối với ý chí bất khuất của cả quần chúng lẫntừng cá nhân, một sự thử thách không chỉ giới trí thức…” [261]

Jutta Scherrer đã chỉ ra một phương diện khác trong số phận của người tríthức, đó là nguy cơ “đánh mất cái tôi” của mình Đối với những người hoạt độngvăn hóa, nhất là đối với người trí thức, nhu cầu về “quyền tự do không giới hạn”rất mạnh mẽ Bởi khi ấy họ được là chính mình, được tham gia vào đời sốngtheo cách họ muốn, đóng góp cho xã hội những gì họ cho là đúng đắn Theo

Jutta Scherrer, trong tùy bút trứ danh Thế hệ không nước mắt, bà Nadezhda

Mandelstam đã lấy ví dụ về chồng bà - nhà thơ vĩ đại Osip Mandelstam - để gọisự Đánh mất cái Tôi “là nỗi khổ tâm thực sự của người trí thức Làm sao để điềuđó có thể xảy ra? Chúng ta đã đi xa đến độ nào?” [259] Bằng những câu hỏi ấy,bà đã cảnh báo người trí thức về bi kịch mà họ sẽ đối diện khi đánh mất cái tôi

Trang 21

Nguyễn Khắc Viện trong bài phát biểu Tháo gỡ trói buộc cho văn học nghệ thuật tại hội thảo có sự tham gia của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh ngày

6/10/1987 đã thẳng thắn chỉ ra những hạn chế của chế tài khiến người trí thứcmất tự do trong sáng tác Cùng với ông, nhiều người tham dự cuộc hội thảo đóđã chỉ ra nguyên nhân đẩy người nghệ sĩ một thời vào tình trạng bi kịch là do“lãnh đạo văn nghệ trong mấy năm qua nhiều lúc còn khá thô sơ, tìm cách bắtsâu trong một vườn hoa quý lại dùng dao búa làm rừng khai hoang” [222] Hậuquả to lớn của sự cứng nhắc trong lãnh đạo văn nghệ cũng được Nguyễn KhắcViện nêu rõ trong bài phát biểu: “nghề văn lại là nghề múa, múa lại mỗi ngườimột phách, múa mà bị trói chân trói tay, khó mà múa đẹp, mâu thuẫn muônthuở ấy giữa những người sáng tác và người lãnh đạo không dễ gì giải quyết”;“Lâu lâu lại nổ ra một vụ án văn học… Thông thường bản án nào cũng có kỳhạn, mãn ra tù, còn bản án văn học thì cứ mãi treo lơ lửng trên đầu (…) thật làmột bản án chung thân, có khi còn bị hại đến cả con cháu…”[222] Từ thựctrạng trên, Nguyễn Khắc Viện đã mạnh dạn kiến nghị: “… Không bao giờ mộtvị lãnh đạo chính trị đứng trên cương vị là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tỉnh uỷmà lên án một tác phẩm văn nghệ, đừng để nổ ra những vụ án văn học… Cấpnào có quyết định không cho in, cho chiếu một tác phẩm thì có văn bản, có chữký với tên tuổi ai quyết định… Lãnh đạo quản lý xin bổ nhiệm những vị biếtngười biết của…”[222] Cũng trong bản tham luận này, Nguyễn Khắc Viện đãcông khai đề nghị “xử lại những tác phẩm và con người bị kết án thời Nhânvăn - Giai phẩm…” Những thông tin cho phép chúng ta hình dung được phầnnào số phận người trí thức Việt Nam trong một thời kỳ còn nhiều khó khăn,thách thức trước đây

Từ góc nhìn triết học, xã hội học, các tác giả đã nhận ra những đặc điểmđa dạng về người trí thức Mặc dù còn có những quan niệm khác nhau, nhưngnhìn chung, các học giả đều thống nhất cho rằng người trí thức là người có nhâncách, đạo đức đáng ngưỡng mộ, có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội vàthường gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống cũng như trong công việc chuyênmôn

Trang 22

1.1.2 Những nghiên cứu về người trí thức trong tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1975

1.1.2.1 Nghiên cứu sự quan tâm đặc biệt của các nhà văn đối với đề tài người trí thức

Người trí thức trở thành một đối tượng thẩm mỹ của văn học, hơn thế, cònđược xem là một đề tài lớn trong văn học từ sau 1975 Dù không phải lần đầutiên được thể hiện, nhưng trong hoàn cảnh xã hội mới, đề tài người trí thức gâysức hút mạnh mẽ không chỉ với người sáng tác mà còn với cả những ngườinghiên cứu văn học Vì vậy, đã có nhiều bài viết bàn đến sự phát triển của đề tàinày Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy số lượng các bài viết liên quan đến ngườitrí thức là rất lớn

Trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975, số lượng tác phẩm viết vềngười trí thức khá ít ỏi Điều này kéo theo sự thưa thớt của các công trình nghiêncứu về đề tài này trong văn học Từ sau 1975, nhất là sau 1986, xuất hiện nhiềutác giả và tác phẩm viết về người trí thức, trong đó nổi bật là ở thể loại tiểuthuyết Đây là kết quả mang tính tất yếu Sau một quá trình kìm chế lâu dài, cáctác giả đã có sự chuẩn bị kỹ càng, đã nung nấu dự định, tích luỹ vốn sống và dồnnén cảm xúc Hơn nữa, trước và sau đổi mới, quan niệm về người trí thức và vaitrò của họ trong đời sống xã hội có nhiều ý kiến trái chiều, vì vậy, việc tranhluận trở nên sôi nổi hơn bao giờ hết Đặt trong cái nhìn đối sánh, có thể dễ dàngnhận ra: so với bầu không khí lặng lẽ ở thời kỳ trước 1975, thời kỳ sau 1975 quảcó bước chuyển biến mạnh mẽ trong các sáng tác về đề tài người trí thức

Mặc dù tiểu thuyết về đề tài người trí thức đã có sự phát triển mạnh mẽ,tuy nhiên, những nghiên cứu về đối tượng này lại chưa thực sự nhiều và việckhảo sát thường chỉ tập trung vào một vài tác giả, nổi bật là Ma Văn Kháng Cóthể nhắc đến một số công trình như sau: “Nhân vật trí thức trong tiểu thuyết MaVăn Kháng” (Đỗ Hải Ninh - 2002), “Nhân vật trí thức với sự đổi mới tư duynghệ thuật của Ma Văn Kháng trong tiểu thuyết sau 1980” (Phan Thị Kim -2002), “Cảm

Trang 23

hứng bi kịch nhân văn trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng” (Bùi Lan Hương 2004), “Triết lý nhân sinh trong truyện ngắn của Ma Văn Kháng” (Hà Trọng Bảo -2008), “Nhân vật người trí thức trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng” (PhạmThiên Lý - 2012), “Nhân vật người trí thức trong tiểu thuyết của Ma VănKháng” (Nguyễn Thị Quất - 2013) Cũng cần kể đến một số nghiên cứu có đốitượng khảo sát rộng hơn hoặc hướng về một tác giả tiểu thuyết khác: “Nhân vậtngười trí thức văn nghệ sĩ trong văn xuôi Việt Nam hiện đại” (Phan Thị PhươngThế Ngọc - 2008), “Sự phát triển đề tài người trí thức trong tiểu thuyết ViệtNam sau 1975” (Nguyễn Thị Quất - 2016), “Nhân vật trí thức trong sáng tác củaNguyễn Quang Thân sau 1975” (Phan Thị Thanh Hà - 2009), “Người trí thứctrong tiểu thuyết sau 1975 của Nguyễn Khải” (Nguyễn Thị Quất - 2016), “Chândung giới trí thức trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái” (Hồ Thị Phương Mai -2017), v.v… Điều đáng lưu ý là dù chỉ tập trung nghiên cứu về một tác giả tiểuthuyết nổi bật nào đó, các công trình kể trên, trong phần tổng quan, đều đưa ranhững nhận định khái quát về sự phát triển mạnh mẽ của đề tài người trí thứctrong tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1975, kèm theo đó là một số lý giải ở các mứcđộ nông sâu khác nhau về hiện tượng này Tuy nhiên, theo chúng tôi, nếu có đưara những nhận định khái quát thì người nghiên cứu cũng chỉ mới nghiêng vềkhẳng định sự vượt trội về số lượng của tiểu thuyết viết về người trí thức, và nếucó lý giải thì các lý giải đó vẫn chưa thực sự làm rõ được mối quan hệ giữa việcquan tâm thể hiện đề tài này với việc đổi mới tư duy nghệ thuật, việc gia tăngtính tư tưởng, triết lý cho sáng tác, vốn được hiểu như là một nỗ lực đưa văn họcViệt Nam hội nhập với văn học thế giới trong bối cảnh giao lưu ngày càng mởrộng.

-Nhìn tổng thể, những bài viết, công trình đã được công bố chủ yếu chỉchọn những yếu tố cụ thể nào đó trong tác phẩm, ít có những công trình nghiêncứu có hệ thống về đề tài này Hơn nữa, có nhiều tác phẩm được đánh giá là viếtthành công về đề tài người trí thức vẫn chưa được nhiều người quan tâm tìmhiểu Phải chăng đang có tâm lý né tránh các vấn đề được xem là “khó” trongcác tác phẩm

Trang 24

ấy? Như vậy, có thể khẳng định, đề tài người trí thức đã thực sự có một vị thếđáng kể trong văn học Việt Nam đương đại Tuy nhiên, việc nghiên cứu về đềtài này chưa thực sự tương xứng với thành tựu của tiểu thuyết viết về người tríthức sau 1975 Đây cũng chính là lý do để chúng tôi tiếp tục đi sâu nghiên cứuvề đề tài này.

1.1.2.2 Nghiên cứu đặc điểm nhân vật trí thức được thể hiện trong tiểu

thuyết

Đặc điểm nhân vật người trí thức được bàn đến trong một số công trình,bài viết nghiên cứu chung về nhân vật người trí thức trong tiểu thuyết Việt Namsau 1975 Bằng phương pháp loại hình, phương pháp lịch sử và các thao tácthống kê, phân loại, các tác giả đã khái quát và phân tích khá thấu đáo một sốđặc điểm nổi bật về tính cách, tư tưởng, số phận, vai trò xã hội, vai trò nghệthuật của nhân vật trí thức trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975

Những nghiên cứu về tiểu thuyết Ma Văn Kháng chiếm tỉ trọng đáng kểtrong số các bài viết nghiên cứu về đặc điểm người trí thức sau 1975 NguyễnThị Quất trong Luận văn Thạc sĩ của mình đã đề cập đặc điểm người trí thức với“nỗi đau thân phận” (Bi kịch lạc thời, Bi kịch hôn nhân gia đình, bi kịch tha hóanhân cách), với “bản lĩnh vươn lên chống trả số phận, khẳng định tài năng nhâncách”, với những đặc điểm về cả ngoại hình, hành động, nội tâm của người tríthức Trên cơ sở đó, Nguyễn Thị Quất đã tiếp tục theo đuổi, mở rộng khảo sáttrong Luận án Tiến sĩ về “Nhân vật người trí thức trong tiểu thuyết Việt Namsau 1975” Trong đó, tác giả bàn đến người trí thức với các đặc điểm: “Nhữngcon người mang nhiều phẩm chất cao quý” (“tài năng, giàu khát vọng” và “cónhân cách cao đẹp”); “Những con người có ý thức phản tư và tư tưởng đổi mới”(về lịch sử, và văn hóa, về chiến tranh, về các cơ chế chính sách, về chính giớitrí thức) và “Những con người mang nỗi đau thân phận” (Bi kịch lạc thời, vỡmộng; bi kịch đổ vỡ tình yêu, hôn nhân; bi kịch tha hóa nhân cách) Đây là mộttrong những công trình nghiên cứu với phạm vi khảo sát rộng đầu tiên về ngườitrí thức, hơn nữa lại được thực hiện công phu, cho thấy khá rõ diện mạo củanhân vật người trí thức trong tiểu

Trang 25

thuyết Việt Nam từ sau 1975 [247] Nguyễn Thị Duyên cũng đã chú ý tìm hiểuvấn đề này qua Luận văn thạc sĩ “Nhân vật người trí thức trong tác phẩm của MaVăn Kháng và Giả Bình Ao” [45] Ở đây, người trí thức được nói đến với nỗiđau thân phận, bi kịch bị tha hóa nhân cách trước các cám dỗ, bi kịch hôn nhângia đình, ý thức giữ gìn và phát huy phẩm chất tốt đẹp, ý thức tự vươn lên.

Có ý kiến cho rằng, có thể phân chia giới trí thức thành hai bộ phận Bộphận thứ nhất bao gồm các nhà hoạt động chuyên môn như nhà giáo, nhà nghiêncứu khoa học, nhà ngoại giao, y bác sĩ… Bộ phận thứ hai bao gồm các văn nghệsĩ, hoạt động chủ yếu ở các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật Hai bộ phận trí thứcnày dù có những đặc điểm tương đồng nhưng cũng có nhiều khác biệt Thực tếcho thấy các công trình nghiên cứu ít quan tâm đến việc phân chia này PhanThị Phương Thế Ngọc là một trong số không nhiều tác giả đã chia nhóm đốitượng và có cái nhìn riêng về những nhân vật trí thức văn nghệ sĩ (“Nhân vậtngười trí thức văn nghệ sĩ trong văn xuôi Việt Nam hiện đại” - 2008) Tác giảThế Ngọc đã chú ý đến đặc điểm đa tính cách và đậm chất tự truyện, bi kịchcủa hình tượng người trí thức [188] Đây được xem là nỗ lực thể hiện một cáinhìn khá mới mẻ và chân thực ở thời điểm nhiều người vẫn rất thận trọng khinghiên cứu về đề tài người trí thức

Các tiểu thuyết đề cập đến người trí thức của Nguyễn Khải, Ma VănKháng, Nguyễn Quang Thân, Bảo Ninh, Nguyễn Xuân Khánh, Võ Thị Hảo,…ngay từ khi ra đời đã được đông đảo người đọc, giới nghiên cứu quan tâm Cáccông trình, bài viết đã khái quát đặc điểm của người trí thức trong các tiểu thuyếtnày trên nhiều phương diện nhằm khẳng định tính chất độc đáo, sự sáng tạotrong quan niệm, cách tạo dựng nhân vật người trí thức của nhà văn Nguyễn ThịQuất trong bài viết “Người trí thức trong tiểu thuyết sau 1975 của Nguyễn Khải”(2016) đã khái quát đặc điểm nổi bật của người trí thức trong tiểu thuyết củaNguyễn Khải về xuất thân, địa vị xã hội, đặc điểm nhân cách Theo tác giả,người trí thức của Nguyễn Khải “bao gồm nhiều ngành nghề, thuộc nhiều lứa

Trang 26

tuổi khác nhau”, thuộc “mẫu người không dễ phục tùng, họ sống có lý tưởng,luôn độc lập trong suy nghĩ”, “không bao giờ ngừng vận động, ngừng lựa chọn”;họ “không buông xuôi đầu hàng số phận mà chủ động tìm cho mình một cáchsống đúng đắn hơn [229].

Nguyễn Thị Hương Quê trong bài viết “Bi kịch về nỗi cô đơn của người

trí thức trong tiểu thuyết lịch sử Hồ Quý Ly (Nguyễn Xuân Khánh) và Hội thề

(Nguyễn Quang Thân)” đã chỉ rõ “bi kịch về nỗi cô đơn của người trí thức với tưtưởng canh tân” của nhân vật Hồ Quý Ly, và “bi kịch về nỗi cô đơn của ngườitrí thức với lý tưởng nhân nghĩa” của nhân vật Nguyễn Trãi [248] Hai nhân vậtđược xây dựng trong bối cảnh khác nhau, con đường thực hiện lý tưởng khácnhau nhưng họ đều có mối quan tâm về vận mệnh của dân tộc và có khát vọnglớn làm nên sự xoay vần thời thế góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước(…) Hai nhân vật đại trí thức ấy luôn phải nếm trải, băn khoăn về thân phậnngười trí thức trong mối quan hệ với quyền lực, và bị đẩy vào bi kịch” [248]

Nhân vật Nguyễn Huệ trong Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác cũng được

nhắc đến với nỗi cô đơn vĩ đại ấy trong bài viết “Sông Côn mùa lũ - một bộ tiểu

thuyết công phu” của Nguyễn Khắc Phê [223]…

Phan Thị Thanh Hà trong bài viết “Nhân vật trí thức trong sáng tác củaNguyễn Quang Thân sau 1975” đã phân tích khá kĩ đặc điểm của người trí thứccủa tác giả này 11/16 tiểu thuyết Nguyễn Quang Thân dành viết về người tríthức, dù có ngành nghề, công việc, xuất thân khác nhau nhưng họ “đều ôm ấpkhát vọng được cống hiến tài năng của “kẻ sĩ” thời hiện đại”,“Họ là nhữngngười hiểu biết về lĩnh vực chuyên môn của mình, có hoài bão, có nhân cách”[58] Hầu hết nhân vật trí thức trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thân đều rơivào tình cảnh phải đối mặt với “những đối nghịch”, với “cái thấp hèn, ác quỷ,xấu xa”, khiến họ phải “quăng quật, giằng xé về nội tâm và nhiều khi cô độc,phải tìm một lối rẽ hay né tránh, có khi rơi vào tình cảnh bi kịch, mất phươnghướng” [58] Dù vậy, người trí thức trong sáng tác của Nguyễn Quang Thânvẫn nỗ lực

Trang 27

vươn lên vì “mục đích tự khẳng định, là khát vọng biến sáng tạo cá nhân mìnhthành tài sản chung của cộng đồng, là ý thức đóng góp thành quả lao động vàoviệc hoàn thiện cuộc sống cho dù có lúc, chân lý thuộc về thiểu số” [58] Đây làmột bài viết rất đáng được lưu tâm trong những nghiên cứu về vấn đề người tríthức trong văn học Việt Nam sau 1975.

Hoàng Ngọc Hiến trong bài viết “Đọc Cơ hội của Chúa của Nguyễn Việt

Hà” đã dành một phần nội dung đáng kể để bàn về đặc điểm một số nhân vật tríthức Trong đó tiêu biểu nhất là nhân vật Hoàng với những đặc điểm và cáchứng xử mang tính đại diện cho một bộ phận trí thức hôm nay Hoàng cảm thấymình sống thừa thãi, vô tích sự, âm thầm, “không chửi đời, không chửi đổng,không hề có một nửa lời oán trách, trừ phi tự trách mình trong những lời sámhối” [72] Dường như lời sám hối ấy anh gửi vào trong công việc duy nhất màanh còn có hứng thú là viết văn Trong Hoàng, mặt tốt - xấu, phải - trái khó phânđịnh được, nên nỗi dằn vặt, ưu tư về bản ngã cứ dai dẳng mãi

Có một số nhà nghiên cứu đã đi sâu tìm hiểu các tiểu thuyết nổi tiếng viết

về người trí thức như Trần Đình Sử (với “Nỗi buồn chiến tranh, một cách viết khác về chiến tranh”), Đoàn Cầm Thi (với “Đọc Một ví dụ xoàng của Nguyễn

Bình Phương”),… mặc dù có cái nhìn sâu sắc về từng tác phẩm, họ vẫn chưadành sự quan tâm thực sự cho các nhân vật trí thức được miêu tả, thể hiện trongđó

Tuy nhiên, như đã nói, chưa một tác giả nào đề cập một cách toàn diện vềđề tài người trí thức trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 Đa phần các bài viếtchỉ mới dừng ở việc đề cập các đặc điểm của người trí thức trong một tác phẩmhoặc một nhóm tác phẩm của cùng một tác giả Đây cũng là cơ hội cho ngườikhác có chung sự quan tâm với đối tượng này tiếp tục nghiên cứu Trong quátrình thực hiện luận án, chúng tôi đặc biệt chú ý những vấn đề của người trí thứcđược tiểu thuyết Việt Nam đương đại khám phá, phân tích, lý giải Trong đó,đáng chú ý là vấn đề xác lập vị trí đặc thù của người trí thức trong đời sống tinhthần của đất nước Từ vị trí thực tế của người trí thức - một vị trí không đượcxem trọng đúng

Trang 28

mức, người trí thức đã nỗ lực vươn lên về phương diện tư tưởng và có nhữngbiểu hiện của sự can dự tích cực, có hiệu quả vào đời sống xã hội Ở tiểu thuyếtđương đại Việt Nam, người trí thức đã đi tiên phong trong việc chống lại tìnhtrạng bị vô hiệu hóa Đối mặt với tình trạng này, họ phải tìm cách “chống trả” vàcó khi phải dùng đến cả phép thắng lợi tinh thần để có thể tồn tại được trướcnhững thách thức lớn của của đời sống xã hội Người trí thức còn phải thực hiệnnhiều lựa chọn khó khăn nhằm thoát khỏi vũng lầy tha hóa của nhân cách Lúcnày, cần thấy được những biểu hiện đa dạng của sự tha hóa nhân cách, nhữngnhân cách đẹp cô đơn và sự đòi hỏi về một môi trường sống lành mạnh củangười trí thức [166].

Cũng từ những nghiên cứu đã có, chúng tôi nhận thấy, khi nghiên cứu vềngười trí thức trong tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1975, ngoài việc tìm hiểu vềngười trí thức với mâu thuẫn vốn có, với tinh thần dấn thân, với quá trình phảntỉnh, với cả những bất cập, yếu hèn, cần quan tâm hơn nữa đến đặc điểm về lốisống và thân phận, về quan niệm và tư tưởng, về hành động và ứng xử của ngườitrí thức

1.1.2.3 Nghiên cứu nghệ thuật thể hiện người trí thức trong tiểu thuyết

Sau 1975, đặc biệt từ sau Đổi mới 1986, tinh thần dân chủ của thời đại đãcho phép các nhà văn được tự do thể hiện sự sáng tạo, đổi mới cách viết Tiểuthuyết viết về người trí thức cũng có nhiều cách tân đáng chú ý, đặc biệt trênphương diện nghệ thuật, được dư luận quan tâm Nhiều bài viết, công trìnhnghiên cứu đã phân tích khá thấu đáo các khuynh hướng, đặc điểm, những cáchtân nghệ thuật của tiểu thuyết sau 1975 viết về người trí thức Nhìn tổng quát, đasố những công trình nghiên cứu nghệ thuật thể hiện người trí thức đều quan tâmđến các yếu tố như ngôn ngữ nghệ thuật, cách miêu tả ngoại hình nhân vật, khảnăng phân tích tâm lý nhân vật, không gian và thời gian nghệ thuật

Trong bài viết “Bi kịch về nỗi cô đơn của người trí thức trong tiểu thuyết

lịch sử Hồ Quý Ly (Nguyễn Xuân Khánh) và Hội thề (Nguyễn Quang Thân)”,

Nguyễn Thị Hương Quê cho rằng, bằng cách sử dụng “phương thức trần thuậtđộc

Trang 29

đáo, sự kết hợp linh hoạt điểm nhìn của người kể chuyện khi thì để nhân vật tựbộc lộ đời sống nội tâm, khi thì đặt nhân vật dưới điểm nhìn của các nhân vậtkhác trong mối quan hệ đối lập bổ sung” Nguyễn Xuân Khánh và NguyễnQuang Thân đã “giúp người đọc có được cái nhìn thấu đáo hơn trong cách hiểuvà nhìn nhận con người, đặc biệt là các danh nhân lịch sử” (Hồ Quý Ly vàNguyễn Trãi) [248] Theo Nguyễn Thị Hương Quê, việc các nhà văn “xây dựnghình tượng nhân vật của mình từ nhiều điểm nhìn của các nhân vật khác” đểnhân vật “bộc lộ tính cách rõ hơn”, cũng có sự dịch chuyển điểm nhìn, đi đếnđiểm nhìn từ bên trong để soi chiếu nội tâm nhân vật, sử dụng nghệ thuật phântích tâm lý nhân vật đặc sắc, để nhân vật “đứng trước sự lựa chọn những quan hệđầy mâu thuẫn và đối nghịch nhau ở đỉnh điểm” [248].

Nghệ thuật thể hiện người trí thức trong văn học từ sau 1975 đượcNguyễn Thị Duyên đề cập khá sâu qua Luận văn thạc sĩ “Nhân vật người trí thứctrong tác phẩm của Ma Văn Kháng và Giả Bình Ao” (2018) Ở đây, tác giả quantâm đến điểm nhìn trần thuật (điểm nhìn bên trong, điểm nhìn bên ngoài), đốithoại và độc thoại nội tâm, giọng điệu (triết lí, lí luận, mỉa mai, châm biếm) [45]

Một trong những người có nhiều nghiên cứu về người trí thức trong tiểuthuyết Việt Nam từ sau 1975 là Nguyễn Thị Quất Tác giả Nguyễn Thị Quất đãnêu những nhận xét đáng lưu tâm qua bài viết “Người trí thức trong tiểu thuyếtsau 1975 của Nguyễn Khải”: nhà văn “không đưa nhiều các chi tiết ngoại hìnhmà chỉ đưa những nét phác thảo qua để người đọc có những cảm nhận chungnhất về nhân vật Khi phác thảo ngoại hình, bao giờ ông cũng quan tâm đến haiyếu tố cơ bản làm nên nhân vật, đó là cái biến đổi theo thời gian và cái bền vữngvới thời gian Cái biến đổi theo thời gian thường được nói trước còn cái bềnvững với thời gian nói đến sau” [246] Điều đó có nghĩa là, khi tìm hiểu về nghệthuật thể hiện nhân vật người trí thức, Nguyễn Thị Quất chú ý đến những chi tiếtvề ngoại hình, về thời gian và không gian nghệ thuật Những khía cạnh này đượcNguyễn Thị Quất nghiên cứu kỹ hơn trong Luận văn thạc sĩ “Nhân vật người tríthức trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng” (2013) Tác giả đã dành chương bađể viết về

Trang 30

nghệ thuật thể hiện nhân vật người trí thức của Ma Văn Kháng: miêu tả ngoạidiện, biểu hiện đời sống nội tâm, không gian và thời gian nghệ thuật, góc nhìncủa các nhân vật khác [245; 4] Trong Luận án Tiến sĩ năm 2017, Nguyễn ThịQuất có khảo sát mở rộng đối với nhiều tác giả viết về người trí thức Ở góc độnghệ thuật, Nguyễn Thị Quất vẫn quan tâm đến những đặc điểm nổi bật trước đó(nghệ thuật xây dựng nhân vật qua ngoại hình, hành động, nội tâm; thể hiệnnhân vật trong không gian, thời gian nghệ thuật) Tác giả còn quan tâm đến việcthể hiện nhân vật qua ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật) [247] Đây là mộttrong số không nhiều công trình nghiên cứu có hệ thống về người trí thức trongtiểu thuyết sau 1975 Mặc dù luận án đã rất quan tâm đến “ý thức phản tư” củanhân vật người trí thức nhưng lại chưa thật chú ý đến nghệ thuật thể hiện vấn đềphản tư của nhân vật, cũng chưa chú ý thỏa đáng đến việc thể hiện tính hai mặtcủa hoàn cảnh sống để từ đó làm rõ hơn đặc điểm và thân phận người trí thứctrong đời sống xã hội Đây là những biểu hiện mà chúng tôi quan tâm khám phávà thể hiện trong luận án này.

Nghệ thuật miêu tả, thể hiện người trí thức còn được đề cập ở nhiều bàiviết khác, như “Nhân vật trí thức với sự đổi mới tư duy nghệ thuật của Ma VănKháng trong tiểu thuyết sau 1980” của Phan Thị Kim (2002), hay ở những côngtrình nghiên cứu mà người trí thức chỉ là một trong những đối tượng liên quannhư: “Những biến đổi cấu trúc thể loại tiểu thuyết sau 1975” (Bùi Việt Thắng -1996), “Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái” (Nguyễn Hữu Tâm- 2006), “Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương trong tiến trình đổi mớitiểu thuyết Việt Nam đương đại” (Nguyễn Diệu Hạnh - 2011) “Đôi nét về đổimới tư duy nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại” (Trương Thị KimAnh - 2017) v.v… Một bài viết khác có những phân tích sâu sắc cần được nhắc

đến ở đây là “Cơ hội của chúa: từ nhật ký đến hậu trường đến văn học” của

Đoàn Cầm Thi (2004) Trong đó, nhà phê bình khẳng định ngay từ đầu bài viết:

“Cơ hội của Chúa cuốn hút tôi trên hết bởi nghệ thuật của nó Tiểu thuyết của

Nguyễn Việt

Trang 31

Hà là một lò thử nghiệm văn phong khổng lồ trong đó ta gặp lối kể chuyện ởngôi thứ ba, thể loại tự sự ở ngôi thứ nhất, văn nhái, truyện lồng truyện, tiểuluận Đặc biệt, bằng những hình thức rất khác nhau như đối thoại, độc thoại,nhật ký, thư, sáng tạo văn học, các nhân vật không ngừng lĩnh chiếm sân khấu

Cơ hội của Chúa, gạt người-kể-chuyện[2] sang bên, để tự bày tỏ cái “tôi” củamình Có thể nói trong tình yêu, tình bạn hay áp-phe họ đều hết mình, nhưngngôn từ mới là lĩnh vực tác giả cho họ sống hăng say nhất” [312] Theo ĐoànCầm Thi, các tác giả Nguyễn Việt Hà, Bảo Ninh, Tạ Duy Anh, Nguyễn BìnhPhương, Trần Vũ, Thuận “đã chứng tỏ một khả năng tưởng tượng phi thường,cho văn học thành một nghệ thuật tung hỏa mù, đánh lộn sòng, biến hóa khônlường Dường như với họ, trước khi là một nhu cầu, một nhiệm vụ, một giảithoát, một thách thức, viết là một cuộc chơi, một trò ảo thuật, đôi khi là một mànhài kịch” [312] Cách phân tích các thủ pháp nghệ thuật và chỉ ra ưu điểm riêngở mỗi nhà văn được Đoàn Cầm Thi biểu đạt rất sinh động và mới mẻ, hấp dẫnđộc giả quan tâm đến tiểu thuyết viết về người trí thức sau 1975

Có thể nói, các tác giả nghiên cứu về nhân vật người trí thức trong tiểuthuyết Việt Nam sau 1975 đã đề cập nhiều đặc điểm cơ bản trong nghệ thuật thểhiện hình tượng thẩm mỹ đặc biệt này Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôinhận thấy, các nhà văn còn sử dụng các phương thức nghệ thuật khác để làm rõchân dung của người trí thức Chẳng hạn, khi viết về người trí thức, nhà văn MaVăn Kháng đã xây dựng các nhân vật tư tưởng gắn với việc phát biểu các luậnđề về người trí thức, triển khai các luận đề bằng các tình huống giả định, đặtnhân vật trí thức vào vị trí trung tâm của các mối quan hệ xã hội (giữa thế giớinhân vật đông đảo, giữa vòng vây của các sự kiện, và giữa các cuộc đối thoại tưtưởng); phủ trùm lời của người trần thuật lên lời của nhân vật Những khía cạnhnày cho phép chúng ta nhận ra những đóng góp riêng của ngòi bút Ma VănKháng trong khi thể hiện một đối tượng thẩm mỹ không thật mới nữa Khinghiên cứu mở rộng, tìm hiểu thêm nhiều tác giả, tác phẩm tiểu tuyết đương đạiviết về người trí thức,

Trang 32

chúng tôi nhận thấy, dù mỗi người có những khám phá hay cách thể nghiệmriêng, nhưng giữa họ vẫn có sự gặp gỡ trong một số phương thức thể hiện đặcthù như: nhấn mạnh những đối thoại tư tưởng, quan tâm thể hiện quá trình phảntỉnh của nhân vật, khái quát hai mặt của đời sống… Những biểu hiện đó sẽ đượcchúng tôi phân tích trong luận án này, với hy vọng góp thêm một cách nhìn, làmphong phú hơn đánh giá về những sáng tạo nghệ thuật của các nhà văn.

Khảo sát các tư liệu nghiên cứu đã sưu tầm được, chúng tôi nhận thấy tìnhhình nghiên cứu về tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 viết về trí thức nói chung, vấnđề người trí thức trong tiểu thuyết thuyết sau 1975 nói riêng đã đạt được nhiềuthành tựu với số lượng công trình, bài viết phong phú Tuy nhiên, cho đến nayvẫn còn thiếu vắng những công trình nghiên cứu chuyên sâu, hệ thống và mangtính tổng quát về người trí thức trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 Việc đềcập và lý giải các vấn đề mang tính khái quát như sự chuyển đổi quan niệm vềngười trí thức trong đời sống xã hội hay việc khái quát các nguyên tắc xây dựnghình tượng người trí thức của các nhà văn vẫn chưa được chú ý thích đáng Mặcdù vậy, những bài viết, công trình nghiên cứu có liên quan của các tác giả đi trướclà những tư liệu quý giá, được chúng tôi tiếp thu trên tinh thần đối thoại Thiết nghĩ,những điều bàn chưa tới hoặc chưa được bàn trong các nghiên cứu trước đây lànhững “khoảng trống” trong lịch sử vấn đề đòi hỏi chúng tôi tiếp tục nghiên cứu

1.2 Cơ sở lý thuyết của đề tài

1.2.1 Quan niệm về người trí thức

Ở mục 1.1.1 Những nghiên cứu chung về trí thức, chúng tôi đã điểm qua

một số tài liệu nói đến người trí thức nhằm đưa đến cái nhìn tổng quan về lịch sửnghiên cứu vấn đề Đến phần này, bên cạnh việc trích dẫn một số tài liệu khác,chúng tôi tiếp tục khai thác và phân tích sâu hơn các ý kiến, quan điểm liên quantrong những tài liệu từng được đề cập, xoay quanh việc làm rõ khái niệm trí thứcmà luận án dựa vào đó để triển khai hệ thống luận điểm phù hợp

Trong từ điển Oxford, “Trí thức” là “intellectual” (adj - tính từ) chỉ “khả

Trang 33

năng làm việc bằng trí óc” Khi kết hợp với danh từ thì nó sẽ là danh từ mangnghĩa “Người trí thức”: intellectual people (noun- danh từ), tức là “người có khảnăng làm việc trí óc” [364; 732] Quan niệm có trong định nghĩa này cũng là quan

niệm mang tính phổ biến Ở Đức, K.Marx gọi những người lao động trí óc là “kẻ lao động làm thuê” Khi người trí thức giác ngộ lập trường của giai cấp công nhân thì F Engels gọi đó là “giai cấp vô sản lao động trí óc” - tầng lớp trí thức mới của

giai cấp công nhân Ở Nga, V Lenin cho rằng, trí thức là “tầng lớp đặc biệt”, “baohàm tất cả mọi người có học thức, các đại biểu của lao động trí óc” [150; 372].Theo Vũ Trọng Lâm, “các nhà kinh điển của chủ nghĩa Marx - Lenin đều nhìnnhận trí thức là một tầng lớp xã hội trung gian, gắn bó mật thiết với các giai tầngkhác, thường phụng sự giai cấp thống trị và có đặc trưng cơ bản là có học thức vàthường xuyên lao động trí óc, là lực lượng không thể thiếu trong cuộc đấu tranhgiải phóng dân tộc” [138]

Năm 1917, Cách mạng tháng Mười Nga thành công Dưới sự lãnh đạo củachính quyền Xô viết, tầng lớp trí thức Nga có sự vận động, dịch chuyển theonhiều chiều hướng khác nhau Đến những năm 1930, tầng lớp trí thức Nga đượcgia tăng mạnh mẽ do “hàng triệu viên chức nhà nước được đưa vào thành phần tríthức”, nói cách khác, “tất cả giới trí thức bị dồn vào giai cấp công nhân viên chức

nhà nước” Từ đó, “giới trí thức trở thành một tầng lớp vô cùng đông đúc” [213;

193], bao gồm “toàn bộ tầng lớp có học, tức là tất cả những người có học vấn từ

lớp bảy trở lên đều được coi là thuộc tầng lớp trí thức”.[213; 194], “giai cấp cầm

quyền bắt đầu cho phép gọi mình là “tầng lớp trí thức” và “giới trí thức đã lặng lẽchấp nhận sự mở rộng này”[213; 194] Về sau, có người đã đánh giá những biểuhiện này là “ý nghĩa của nó thì bị xuyên tạc và nhận thức của nó thì bị hạ thấp”[213; 193]

Những người theo chủ nghĩa dân túy ở Nga thì lại tin rằng “nhân dân lúcnào cũng sẵn sàng, cũng trưởng thành và toàn thiện toàn mỹ” [213; 152], nhândân là những người có trí tuệ, có hiểu biết, là trí thức hơn cả tầng lớp trí thức.Người ta khó chịu với những trí thức có vị thế khác mình, họ cho rằng “Cái giớitrí thức quý tộc và quan chức sống bằng lương của nhà nước hay thu nhập từ lao

Trang 34

động của nông nô không thể không tạo ra mẫu hình văn hóa khác hẳn với nhữngngười có học phương Tây” [213; 117] Về sau, nhà triết học N A Berdjaevkhẳng định “những người dân túy thì bị tình yêu sai lầm với nông dân” [213;52] Nhà kinh tế học hàng đầu của nước Nga đầu thế kỷ XX, M I TuganBaranovski, cho rằng, những người trí thức xuất thân từ nhân dân, có “tình yêunhân dân” nhưng đấy cũng là “những người mang trên mình gánh nặng củanhững nhu cầu không được đáp ứng, không có tài sản thừa kế và chẳng có đồngvốn nào, họ dễ dàng trở thành những người xã hội chủ nghĩa mà chẳng cần mộtcuộc đấu tranh nội tâm nào” [213; 121].

Những cách hiểu trên đây đã từng phổ biến trong đời sống xã hội ở nhiềuquốc gia, trong đó có Việt Nam Giờ đây, khái niệm trí thức đã được cắt nghĩasâu hơn, nhưng cách hiểu quen thuộc vẫn tiếp tục tồn tại Tùy từng giai đoạnlịch sử, xã hội mà người ta có cách nhìn nhận, cách định nghĩa về người trí thứctương ứng Xã hội càng phát triển, định nghĩa về người trí thức cũng có nhữngthay đổi nhất định “Trước năm 1945, một thầy giáo tiểu học trường làng đã cóthể được coi là trí thức vì đã đủ trình độ để hiểu biết và có thể thảo luận vềnhững vấn đề xã hội thời đó Bây giờ một người tốt nghiệp đại học, thậm chíthạc sĩ, tiến sĩ cũng chỉ là người lao động trí óc nếu không có nhận thức đúngđắn về thời cuộc” [26; 3] Rõ ràng, không phải người lao động trí óc nào cũng làngười trí thức, nhưng người trí thức chắc chắn là người lao động trí óc Trongthực tế, có những công chức không thực sự là người hiểu biết, lại có nhữngngười có tri thức sâu rộng nhưng do hoàn cảnh nào đó họ phải lao động chântay Hoặc, những người có học nhưng không sử dụng được những kiến thức củamình cho một lẽ sống tốt đẹp, không có tác động một cách hiệu quả, tích cựcđến xã hội thì bản thân họ cũng chẳng có ý nghĩa gì Từ “có học” chỉ là một cáchnói rất chung chung, không phân loại được đối tượng, không xác định được vịthế của người trí thức với những đóng góp mang tính đặc thù của họ trong mộtxã hội mà toàn dân đều được đi học với chủ trương phổ cập tiểu học, THCS vàthậm chí là cả đại học

Trang 35

Kho tàng số hoá ngôn ngữ Pháp TLFI (Trésor de la Langue Françaiseinformatisé) http://atilf.atilf.fr (TLFI là phiên bản số hoá của từ điển tiếng PhápTLF thế kỷ XIX và XX; được xây dựng bởi Viện Phân tích và Xử lý số hoángôn ngữ Pháp - ATILF) nêu những quan niệm rất đáng chú ý về khái niệm Trithức, Trí thức và Người trí thức Trong đó, Tri thức được nhận biết qua ba biểuhiện cơ bản: “Acte de la pensée qui saisit un objet par les sens ou non avecimplication plus ou moins grande du sujet de la connaissance” (“Hoạt động củasuy nghĩ nhằm nắm bắt đối tượng thông qua hoặc không thông qua các giácquan, với sự tham gia nhiều hay ít của chủ thể kiến thức”), Action ou acte de sefaire une représentation, de s'informer ou d'être informé de l'existence dequelque chose; l'idée ainsi formée (Hành động hoặc hoạt động để tạo ra ý niệm,tìm hiểu hoặc được cung cấp cho thông tin về sự tồn tại của một sự vật hay ýtưởng được hình thành), Action ou fait d'apprendre quelque chose par l'étude et/ou la pratique; résultat de cette action ou de ce fait : compétence en quelquechose, expérience de quelque chose; connaissance, savoir acquis(e) [365] (Hànhđộng hoặc sự kiện về học tập một điều gì đó thông qua nghiên cứu hoặc thựchành; kết quả của hành động hoặc sự kiện này là: năng lực về một điều gì đó,kinh nghiệm về một điều gì đó, các kiến thức hoặc kỹ năng thu nhận được) Nhưvậy, cũng như trong từ điển Oxford, từ “Trí thức” được xem là một tính từ chỉ“những gì liên quan đến trí tuệ hiểu theo nghĩa rộng hay trí óc” (Qui concernel'intelligence au sens large, l'esprit), “Những gì liên quan chính đến hoạt động tríóc” (Qui fait principalement appel à l'activité de l'esprit), hay “Những gì thuộcvề trật tự của trí óc, tâm hồn” (Qui est de l'ordre de l'esprit, de l'âme), “Mangtính chất tâm hồn, trí tuệ trong sáng” (Qui est pur esprit, pure intelligence) [365].Cũng theo TLF, Người trí thức được xem là một danh từ (L’intellectuel), khi chỉmột người (nhà) trí thức nam thì gọi là “Un Intellectuel”, một người (nhà) tríthức nữ thì gọi là “Une Intellectuel” Nhưng dù là “Un”, hay “Une”, thì Ngườitrí thức vẫn được định nghĩa là “Người mà, thông qua các hoạt động trí óc, đặcthù là lý thuyết và suy đoán, có ý tưởng quyết đoán hoặc thậm chí độc đoán đếnmức xa lạ với các vấn đề thực tiễn” (Qui a, pour les

Trang 36

activités de l'esprit, en partic pour la théorie et la spéculation, un gỏt affirméou même exclusif, au point de rester étranger aux problèmes pratiques), hay“Một nghề nghiệp bao gồm chủ yếu áp dụng trí tuệ/ trí thơng minh vào cơngviệc” (Dont la profession consiste principalement à faire travailler l'intelligence),hoặc “Người mà, theo sở thích hay nghề nghiệp, tận hiến cho các hoạt động tríĩc” (Personne qui, par gỏt ou par profession, se consacre principalement auxactivités de l'esprit) [365]… Như vậy, khi nĩi đến người trí thức, ngồi việc chúý đến “hoạt động trí ĩc”, người ta cịn phải quan tâm đến khả năng “suy đốn”,“ý tưởng quyết đốn”, “độc đốn” của họ Quan niệm này đã ảnh hưởng khơngnhỏ đến cách lí giải về người trí thức của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới.

Ivanov Razumnik trong bài Tầng lớp trí thức là gì? đã nhắc đến quan

niệm của nhà triết học P L Lavrov (1823-1900): “người ta đánh đồng tất cảnhững người “cĩ học” với thành phần của giới trí thức, mà quên mất rằng tựthân khơng một bằng cấp nào cĩ thể biến một người “cĩ học” thành “trí thức”được; và trình độ học vấn chỉ là hình thức bên ngồi, khơng quyết định được nộidung bên trong” [213; 33]

Sự thay đổi trong cách hiểu về người trí thức đã cho thấy sự phát triển, sựtrưởng thành của đối tượng, của nhận thức và đồng thời cũng thể hiện sự địi hỏivề người trí thức trong thời đại mới Điều này thể hiện rất rõ trong bài viết củanhiều nhà văn, nhiều nhà nghiên cứu trong và ngồi nước Từ chỗ người ta chorằng trí thức là những người lao động trí ĩc và cĩ tri thức chuyên mơn cần thiếtcho hoạt động nghề nghiệp của mình, đến nay, người ta nhận ra “nếu chỉ là nhàchuyên mơn sâu thuần túy, suốt đời chỉ nhìn vào khe hẹp ấy thì khơng được coi

là trí thức” [33; 1] Theo F.A.Hayek trong bài Các trí thức và chủ nghĩa xã hội

thì giáo sư Schumpeter đã cho rằng, chính “sự thiếu trách nhiệm trực tiếp đối vớicơng việc thực hành và do vậy sự thiếu kiến thức trực tiếp đối với chúng là cáiphân biệt trí thức điển hình với những người khác cũng nắm được quyền lực củalời nĩi và chữ viết”; và rằng “chính đánh giá của họ là cái phần lớn quyết định

Trang 37

quan điểm mà xã hội sẽ hành động trong tương lai không quá xa” [69; 4] Nhưthế, đã là người trí thức thì phải có kiến thức đối với công việc mà anh đang theođuổi, có trách nhiệm và khả năng dự báo, định hướng quan điểm và hành độngcủa xã hội Quan niệm này giúp chúng ta nhận ra việc lạm dụng thuật ngữ ngườitrí thức, một hiện tượng khá phổ biến trong xã hội Việt Nam trước đây Mộtthời, cứ hễ đã là học sinh, sinh viên, là nhà văn, nhà báo, nhà giáo tức là nhữngngười liên quan đến chữ nghĩa sách vở thì đều được xem là trí thức Có thể thấyquan niệm về người trí thức đã có những thay đổi căn bản so với trước.

Trong bài viết Thế nào là người trí thức?, Paul Alexandre Baran (nhà

kinh tế học người Mỹ theo chủ nghĩa Mác) cho rằng, “Người trí thức tự bản chấtlà kẻ phê phán xã hội, người mà ưu tư là nhận diện, phân tích sự vật, và bằngcách đó, góp phần vượt qua mọi trở ngại ngăn cản sự vươn tới một trật tự tốtđẹp, nhân đạo và hợp lý hơn Do đó anh ta trở thành lương tri của xã hội và làphát ngôn nhân của những lực lượng tiến bộ mà trong bất kỳ thời kỳ lịch sử nàoxã hội cũng có” [14] K Marx cũng nói, người trí thức là phải “dám phê phánkhông xót thương tất cả những gì hiện hữu, không xót thương ở chỗ sự phê phánđó không lùi bước trước chính những kết luận của nó, hay trước mọi đụng chạmdù với bất cứ thứ quyền hành nào” Điều kiện cần thiết để trở thành người tríthức là phải có chính kiến hay khao khát nói lên sự thật Điều kiện khác nữa làphải can đảm, phải dám suy nghĩ đến cùng Nếu ai đó chỉ biết bảo gì nghe nấy,thụ động trong tiếp nhận, hành động theo ý người khác bất kể đúng sai phải tráithế nào, thì dù anh ta có học hàm học vị đến thế nào cũng không thể là một tríthức vậy

Việc tìm hiểu khái niệm về người trí thức sẽ là không đầy đủ nếu chưanhắc đến ý kiến của D S Likhachev (1906 - 1999), viện sĩ Viện hàn lâm khoahọc Nga, nhà ngữ văn học xuất sắc, nhà bác học nhân văn lớn của nước Nga thếkỷ XX: “Trí thức là bộ phận độc lập về trí tuệ của xã hội” Ông cho rằng, ngườita không được coi là trí thức khi vì lệ thuộc vào một quyền lực nào đó mà làmmất đi sự tự do trí tuệ hoặc không tôn trọng sự tự do trí tuệ của người khác vàrằng yếu tố đạo

Trang 38

đức rất quan trọng đối với người trí thức bởi “người đã phụ thuộc vào lương tâmthì anh không còn bị phụ thuộc vào gì nữa hết”, “phụ thuộc lương tâm thì anh tacó thể chỉ là người tự do tuyệt đối” [153; 1] Cũng có người cho rằng, người tríthức không chỉ là phản biện xã hội mà trước hết cần phản tư, phản tỉnh, phải

luôn nhìn lại chính mình Bởi lẽ nếu anh không ưu tư nhìn lại và truy vấn bản

thân mình, nếu anh không nghiêm khắc với chính mình thì sự dung túng cho bảnthân sẽ khiến nhiệm vụ phê phán xã hội của anh không thể thực hiện được Quanniệm này thực sự khiến chúng ta phải có những nhìn nhận sâu sắc hơn, nghiêmngặt hơn mà cũng chính xác, đầy đủ hơn, về người trí thức

Ở Việt Nam, khi tìm hiểu về khái niệm người trí thức, chúng tôi nhận thấycó nhiều quan điểm khác nhau, thậm chí là trái ngược nhau Trước đây, người tagọi những người có học, những người văn hay chữ tốt đang theo đuổi con đường

học hành khoa cử trong xã hội phong kiến bằng những cái tên như sinh đồ, nho sinh hoặc là nhà nho, là quan văn nếu đỗ đạt Để chỉ những đối tượng ấy, ngày nay, nhiều người đã dùng thuật ngữ người trí thức phong kiến Như thế, trong

quan niệm truyền thống, trí thức là “những người có học hành chữ nghĩa: anhhọc trò, cụ đồ nho, bậc sỹ phu phong kiến Họ là những người hầu như không(hoặc rất ít) lao động chân tay” [336; 10] Quan niệm này đã chi phối cách hiểu,cách định nghĩa về người trí thức nói chung và người trí thức hiện đại nói riêng

Chẳng hạn, Từ điển Triết học của Cung Kim Tiến cho rằng trí thức là “Tập đoàn

xã hội bao gồm những người làm nghề lao động trí óc”; theo đó, giới trí thức"bao gồm kỹ sư, kỹ thuật viên, thầy thuốc, luật sư, nghệ sĩ, thầy giáo và người

làm công tác khoa học, một bộ phận lớn viên chức" [334; 1264] Theo Từ điển tiếng Việt của Nguyễn Như Ý (Chủ biên), trí thức là “người chuyên làm việc, lao động trí óc” [361; 1175] Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê giải thích: trí thức là

“người chuyên lao động trí óc và có tri thức chuyên môn cần thiết cho hoạt động

nghề nghiệp của mình” [209; 1034] Từ điển từ Hán Việt của Phan Văn Các

cũng cho rằng trí thức là người làm việc trí óc, hiểu biết nhiều [26; 377] Trong

Từ điển Hán - Việt của

Trang 39

Đào Duy Anh, trí thức được định nghĩa: “Những người trong xã hội thuộc vềhạng có tri thức, đã từng chịu giáo dục khá cao” [2; 487] Có thể nói, đây làquan niệm rất quen thuộc trong xã hội Việt Nam từ 1955, nhất là sau 1975 Điều

đó lý giải vì sao suốt một thời gian rất dài, người ta vẫn cho rằng: “Kiểu người

được gọi là trí thức theo cách hiểu là có chữ nghĩa, có quá trình đào tạo, để trởthành một khối công nhân viên - cán bộ, nhà giáo, nhà văn, kỹ sư, bác sỹ nằmtrong hệ thống thang bậc của đời sống công quyền, gồm những cán sự - chuyênviên, những Bộ, Cục, Vụ, Viện, Ban, Phòng phân biệt với những người laođộng chân tay ít học như công nhân, nông dân hoặc lao động tự do” [146; 19].Mặc dù, quan niệm này mang tính đương đại và được nhiều người tán đồngnhưng rõ ràng nó chưa thỏa mãn được những yêu cầu cao đối với giới trí thức

Theo Nguyễn Văn Trọng, ở Nga, người ta đã công bố các bài viết vềngười trí thức từ năm 1909 Thậm chí, các ý kiến tranh luận đi vào bản chất vấnđề đã xuất hiện từ những năm cuối thế kỷ 19 Ở nước ta, đầu thế kỷ XX đã xuấthiện một số ý kiến liên quan đến quan niệm về người trí thức Mặc dù không đưara những định nghĩa trực tiếp, nhưng cách Phan Bội Châu nói đến vấn đề “Dântrí”, Phan Châu Trinh nói đến “khai dân trí” cũng đã phần nào cho thấy họ đãchú ý đến sự hiện diện và tầm quan trọng của trí thức đối với đời sống xã hội.Phạm Quỳnh cũng đã có những trăn trở đáng lưu tâm về người trí thức Trong

bài viết Văn minh luận (1920), Phạm Quỳnh đã nhắc đến trí thức với vai trò là

nền tảng tạo nên văn minh xã hội: “văn minh tiến hoá chỉ là bởi trí thức khaithông, và tiến hoá ít hay nhiều lại là bởi cái số những chân lý và trí tuệ người taphát minh ra được nhiều hay ít… Đại để thời tổng số những sự nghiệp người taở đời là tuỳ theo tổng số những sự trí thức của người ta, nghĩa là người ta có biếtnhiều mới làm được nhiều” [256; 850] Điều đáng nói là ở Phan Bội Châu, PhanChâu Trinh và Phạm Quỳnh dường như có sự gặp gỡ trong quan niệm về ngườitrí thức Phan Bội Châu kêu gọi đề cao “dân trí” là để nâng cao “dân quyền”,Phan Châu Trinh kêu gọi “khai dân trí” là để “chấn dân khí” và “hậu dân sinh”.Điều này chứng tỏ,

Trang 40

họ đều cho rằng “trí” là tiền đề cho mọi việc Thêm nữa, Phạm Quỳnh cũng chorằng học hành không phải chỉ để học cho riêng mình, bởi vì “Nếu mục đích sựhọc chỉ là để sung sướng lấy một thân ta, thì mục đích ấy chẳng là thấp mà sựhọc ấy chẳng là hẹp lắm dư?” Theo Phạm Quỳnh, “học để giúp cho nước tathoát khỏi yếu hèn mà được cường thịnh, dân ta khỏi ngu tối mà được sáng suốt”(256; 29- 30).

Quan niệm về người trí thức đã xuất hiện trong sáng tác của Nam Cao haymột số cây bút Tự Lực văn đoàn Tuy nhiên, các cây bút này ít khi đưa ra nhữngluận điểm mang tính khái quát Hiện tượng này không khỏi khiến người ta đãbăn khoăn, liệu ở Việt Nam có tầng lớp trí thức hay chưa? Đây đó, ta thấy nhữngnhân vật trí thức ngoài đời cũng như trong tiểu thuyết Nhưng dường như đó mớichỉ là những cá nhân, hoạt động độc lập, riêng rẽ, chưa được là “một nhómngười tương đối đông về số lượng và có sự liên kết nội tại tương đối mật thiếtvà thống nhất” [213; 10]

Năm 2012, trên một số diễn đàn và mạng xã hội khởi lên cuộc tranh luậnvề phát biểu của giáo sư toán học Ngô Bảo Châu: “Tôi không đồng ý với việccoi phản biện xã hội như chỉ tiêu để được phong hàm “trí thức” [244] Đối vớiNgô Bảo Châu, “trí thức là người lao động trí óc Cũng như những người laođộng khác, anh ta cần được đánh giá trước hết trên kết quả lao động của mình.Theo quan niệm của tôi, giá trị của trí thức là giá trị của sản phẩm mà anh ta làmra, không liên quan gì đến vai trò phản biện xã hội” [244] Khái quát này củaNgô Bảo Châu không được nhiều người đồng tình, đa phần đều thấy quan niệmmà ông phát biểu đã lỗi thời Nhà văn Nguyễn Quang Lập nêu quan điểm khácvới Ngô Bảo Châu và cho rằng: “Trí thức là một quy chuẩn giá trị, không phải làmột quy chuẩn nghề nghiệp Một người lao động trí óc chỉ là một chuyên viên,một công chức, một học giả, một nhà khoa học Dù thành quả lao động của anhta lớn đến đâu, đẳng cấp chuyên môn của anh ta cao đến đâu, nhưng anh ta vẫnkhông phải là trí thức cho đến khi thực hiện trách nhiệm xã hội của mình” [244].Trí Quang cũng dẫn một ý kiến khác để phản

Ngày đăng: 26/09/2024, 17:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w