DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU B+ Battery positive voltage – Nguồn dương acquy BCM Body control module – Hộp điều khiển điện thân xe CAN Controller area network – Mạng điều khiển c
TỔNG QUAN
Lý do chọn đề tài
Hiện nay, nhờ vào những nghiên cứu phát triển khoa học, kỹ thuật và công nghệ tiên tiến trên toàn cầu mà cuộc sống đã và đang ngày một tiện nghi hơn trong hầu hết các khía cạnh trên thế giới nói chung và đặc biệt là ngành công nghệ kỹ thuật ô tô nói riêng
Ngay tại Việt Nam, nhu cầu sử dụng ô tô ngày một phát triển kéo theo nhu cầu về lực lượng kỹ sư sửa chữa ô tô có trình độ ngày càng tăng, họ phải liên tục cập nhật, tiếp thu thêm nhiều hơn các kiến thức mới về các công nghệ có trên những chiếc ô tô hiện đại để có thể bắt kịp với xu hướng, bắt kịp với sự phát triển của thế giới Đối với sinh viên Việt Nam, đặc biệt là sinh viên Khoa Cơ Khí Động Lực thuộc trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh với hơn 50 năm xây dựng và phát triển, việc tiếp cận với các công nghệ mới trên ô tô là vô cùng quan trọng góp phần vào chất lượng đào tạo cho sinh viên mới ra trường
Hiện nay, với nhu cầu sử dụng cao và nhiều tiện ích mà Smart Key đem đến cho người dùng, hệ thống này đang được săn đón cũng như ngày càng phát triển hơn trên thế giới Cho nên, việc sinh viên phải được tiếp cận và học hỏi, khai thác thêm về hệ thống này là vô cùng quan trọng giúp cho chất lượng đào tạo về kiến thức, tay nghề khi mới ra trường được phát triển nhiều hơn
Mặc dù khoa Cơ khí động lực đã tập trung đầu tư các trang thiết bị, mô hình phục vụ cho việc dạy học mang tính thực tiễn hơn dành cho sinh viên nhưng bộ môn điện – điện tử ô tô vẫn còn ít và mô hình còn khá cũ, các bộ phận không hoạt động được gây không ít khó khăn trong việc tiếp cận, đặc biệt là mô hình về hệ thống chìa khóa thông minh Smart Key còn chưa được khai thác nhiều
Nhận thấy được những điều trên, nhóm chúng em đã nghĩ đến và quyết tâm thực hiện mô hình hệ thống chìa khóa thông minh Smart Key bởi tính quan trọng và tính ứng dụng cao trong thực tế giảng dạy cho sinh viên Vì thế nhóm em đã chọn đề tài “Thiết kế, thực hiện mô hình hệ thống khởi động Smart Key phục vụ giảng dạy” để có cái nhìn khái quát rõ hơn về hệ thống cũng như thiết kế, chế tạo mô hình phục vụ cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy của nhà trường và quan trọng hơn hết là giúp sinh viên được tiếp cận với kiến thức, công nghệ mới
Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu khái niệm, lịch sử phát triển, cấu tạo, nguyên lý hoạt động của hệ thống chìa khóa thông minh – Smart Key trên ô tô
Thiết kế và thi công chế tạo mô hình hoạt động thực tế của hệ thống chìa khóa thông minh – Smart Key
Xây dựng các bài thực hành trên hệ thống để phù hợp với việc giảng dạy
Nâng cao, bổ túc thêm kiến thức về các bộ phận có trên ô tô đặc biệt là về điện ô tô nói chung và hệ thống chìa khóa thông minh – Smart Key nói riêng.
Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu vào hệ thống Smart Key thuộc hãng xe KIA, cụ thể là model KIA Cerato 2009
Nghiên cứu chế tạo mô hình Smart Key dùng cho thực hành thực tế để phù hợp cho quá trình giảng dạy của giảng viên và giúp sinh viên dễ dàng tiếp cận.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu bởi hai phương pháp chính:
+ Nghiên cứu lý thuyết: dựa trên các kiến thức đã học, giáo trình, tài liệu từ thư viện, các thông tin trên mạng Internet cũng như tiếp cận thêm thông tin từ thầy cô, bạn bè, doanh nghiệp hướng dẫn
+ Nghiên cứu thực tế: thi công/thực hiện chế tạo một mô hình hệ thống chìa khóa thông minh – Smart Key dựa vào cơ sở lý thuyết và nền tảng kiến thức đã tiếp thu được
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Lịch sử phát triển của hệ thống chìa khóa thông minh
Smart Key là tên gọi hệ thống khóa thông minh sử dụng trên ô tô, mô tô và xe máy Công nghệ này được nghiên cứu và phát triển lần đầu tiên bởi hãng Siemens vào năm 1995 và được giới thiệu lần đầu tiên bởi hãng ô tô Mercedes-Benz với tên gọi là "Key Let’s Go" vào năm 1998 trên dòng xe W220 S-Class, sau đó được Daimler-Benz đăng ký bằng sáng chế thiết kế vào ngày 17 tháng 5 năm 1997 Đến năm 1998 chìa khóa Smart Key được ứng dụng cho một dòng xe hạng sang Tại thời điểm đó, tính năng điều khiển từ xa của chìa khóa cảm ứng giúp xe tự khởi động, đóng mở xe đã tạo nên cơn sốt trong cộng đồng yêu xe Về sau, chìa khóa ô tô điều khiển từ xa được nâng cấp, sở hữu thêm nhiều tính năng hiện đại và vượt trội hơn rất nhiều
2.1.2 Tên gọi của hệ thống Smart Key trên một số hãng xe
Thật ra Smart Key chỉ là tên gọi chung của hệ thống, còn mỗi hãng đều biến đổi lại thành tên riêng của mình nhưng về nguyên lý hoạt động thì như nhau Tên gọi cụ thể của hệ thống Smart Key của một số hãng xe trên thế giới như sau:
+ Hãng Acura: Keyless Access System
+ Hãng Aston Martin: Keyless Entry and Push Button Start
+ Hãng BMW: Comfort Access or Display Key
+ Hãng Bugatti: Keyless Entry Remote
+ Hãng Cadillac: Adaptive Remote Start & Keyless Access
+ Hãng FIAT-Chrysler: Keyless Enter-N-Go
+ Hãng Ford: Intelligent Access with push-button start
+ Hãng General Motors: Passive Entry Passive Start (PEPS)
+ Hãng Honda: Smart Entry System hoặc Smart Key System
Khái quát về hệ thống chìa khóa thông minh
Smart Key là loại chìa khóa điện tử dùng cho ô tô, xe máy điện và các loại xe ô tô máy xăng, nó có chức năng mở khóa xe từ xa mà không cần cắm chìa khóa vào ổ khóa như cách truyền thống trước đây
Hình 2.1 Smart Key được sử dụng phổ biến trên xe ô tô hiện nay
Smart Key với những chức năng vô cùng tiện lợi có thể thay thế hoàn toàn chìa khóa truyền thống hiện nay, chìa khóa thông minh sẽ giúp người dùng khởi động hoặc tắt động cơ xe chỉ bằng một nút bấm Tuy chỉ là một thiết bị nhỏ gọn nhưng rất linh hoạt, cung cấp cho ta như tất cả các chức năng cơ bản để khởi động một chiếc ô tô
- Khóa/mở khóa cửa thụ động
Khi tài xế đến gần xe và nhấn nút khóa/mở khóa thụ động, cửa có thể được khóa hoặc mở khóa Các công tắc lần lượt được tích hợp vào tay cầm bên ngoài của cửa lái và cửa hành khách Khi bất kỳ cửa nào được mở khóa nếu nhấn nút khóa cửa ở tay nắm cửa, tất cả các cửa sẽ bị khóa Khi tất cả các cửa đều bị khóa nếu nhấn nút khóa cửa ở tay nắm cửa, tất cả các cửa sẽ được mở khóa
Hình 2.2 Khóa/Mở cửa thụ động
Thay vì dùng loại chìa khóa cơ xoay thông thường, với chìa khóa thông minh và hệ thống khởi động bằng nút bấm, người lái chỉ cần ấn nút khởi động là xe có thể nổ máy Và vị trí nút nhấn có thể được thay đổi bằng cách nhấn nút khởi động khi không nhấn bàn đạp phanh hoặc ly hợp
Hình 2.3 Các trạng thái nút nhấn
Xe được khóa và mở khóa trụ lái gọi chung là khóa vô lăng hoặc khóa cổ bằng motor với mục đích chống trộm
Nguyên lý hoạt động của chức năng này là khóa trụ lái không cho vô lăng quay được Động cơ motor được điều khiển tự động bằng hộp SMK (Mô-đun chìa khóa thông minh) mà hoàn toàn không cần thao tác thủ công của tài xế
Trong hệ thống Smart Key, khóa thông minh (FOB) được sử dụng Khi hết pin bên trong chìa khóa thông minh và xảy ra một số lỗi nhất định, chức năng khởi động động cơ LimpHome sẽ được dùng đến
Trước phiên bản SMK 2.5: Có FOB đựng chìa khóa thông minh và nếu cắm chìa khóa vào hộc Fob Holder, nhấn nút SSB là khởi động được động cơ
SMK 2.5, 2.7 ver.: Khởi động bằng cách áp sát chìa khóa với nút bấm SSB
2.2.3 Các phiên bản của hệ thống Smart Key
Hệ thống chìa khóa thông minh bắt đầu từ Phiên bản 1.0 và nâng cấp lên Phiên bản 2.0 và 2.5, trước khi đạt đến Phiên bản 2.7 hiện tại
SMK 1.0 và 2.0: PDM, Smart Key Holder và RF Receiver đều được áp dụng
SMK 2.5: Cả PDM và Smart Key Holder đều được tích hợp với SMK Module
SMK 2.7: RF Receiver lại được tách ra, giao tiếp với thiết bị chẩn đoán diễn ra thông qua C-CAN, thay vì K-line
Bảng 2.1 Các phiên bản Smart Key trên thị trường
MỤC SMK 2.7 SMK 2.5 SMK 2.0 SMK 1.0
PDM Tích hợp trong môđun SMK
Tích hợp trong môđun SMK Được áp dụng Được áp dụng Smart Key
Tích hợp trong môđun SMK
Tích hợp trong môđun SMK Được áp dụng Được áp dụng
RF Receiver Được áp dụng Hai loại riêng biệt hoặc tích hợp Được áp dụng Được áp dụng
Loại bỏ và sử dụng C-CAN khi chẩn đoán Được áp dụng Được áp dụng Được áp dụng
K- line là viết tắt của Keyword Protocol 2000 (KWP2000) thường sử dụng để chẩn đoán Trên giắc chẩn đoán OBD-II chúng ta dễ dàng nhận biết mạng K-line qua chân số 7 có nghĩa là giắc chẩn đoán OBD-II của xe nào có sử dụng chân số 7 thì chân đó là chân K- line theo quy ước chung của OBD-II
Bảng 2.2 Bảng tín hiệu Logic và điện áp của K-line
Các bộ phận chính của hệ thống Smart Key
Hình 2.6 Các bộ phận chính của hệ thống Smart Key
Start stop button: Nút nhấn khởi động
ESCL ( Electrical Steering Column Lock): Khóa vô lăng
Engine ECU: Hộp điều khiển động cơ
Smart Key: Chìa khóa thông minh
Smart Key Unit: Hộp Smart Key
Antenna: Ăng ten trong xe
RF Receiver: Ăng ten RF
Fob Holder: Hộc giữ chìa
PDM ( Power Distribution Module): Bộ chia nguồn
Brake Switch: Công tắc phanh
P/N Switch: Công tắc chuyển số
2.3.1 Nút nhấn SSB SW Đây là một module đơn giản trong hệ thống SMK Phần quan trọng nhất của nó là hai cặp tiếp điểm loại thường mở để truyền ý định của người lái tới hộp PDM Hai cặp tiếp điểm chỉ để tăng độ tin cậy của nút bấm, nghĩa là nếu một trong hai cặp gặp sự cố thì cặp tiếp điểm còn lại sẽ làm việc Lúc này phải khởi động bằng chế độ “khởi động đúp” Những phần phụ khác cũng được tích hợp ở đây như đèn trang trí “Engine start/stop”, đèn báo tình trạng “ACC”, “ON” và động cơ đang làm việc Ở version 2.5 và version 2.7, nút SSB được tích hợp thêm cuộn dây antenna phục vụ cho việc chạy chế độ LimpHome và đăng ký chìa khóa
SSB SW hoạt động với chức năng như hộp giữ chìa khóa được áp dụng cho chế độ khởi động LimpHome Thêm vào đó, tín hiệu 1 và 2 cho quá trình kích hoạt 12V từ hộp SMK Khi bấm công tắc, tín hiệu tiếp mass và sau đó hộp SMK ghi nhận đó là tình trạng công tắc ACC/ON
Bảng dưới đây cho ta vị trí của khóa điện tùy thuộc vào vị trí cần đi số trong hệ thống SMK Đầu tiên, yêu cầu cho việc khởi động động cơ như sau khi hệ thống trong điều kiện hoạt động bình thường
- Cần số tại vị trí N hoặc P
- Công tắc chân phanh ON (Bàn đạp phanh được ấn)
Khi ấn SSB, vị trí khóa điện sẽ thay đổi lần lượt theo thứ tự: OFF → START
Nếu trường hợp không đạp phanh thì vị trí khóa điện sẽ là: OFF → ACC → ON → OFF
Hình 2.8 Các chế độ của nút nhấn SSB
Bảng 2.3 Bảng trạng thái LED trên nút nhấn SSB
Start Button LED status (Tình trạng đèn LED trên nút bấm)
2 IG ACC Amber color LED ON (LED màu hổ phách ON)
3 IG ON (Engine OFF) Blue color LED ON (LED màu xanh ON)
4 Cranking (Khởi động) Maintain LED status before cranking
(Duy trì tình trạng đèn LED trước khi khởi động)
(Động cơ đang chạy) LED OFF
Chìa khóa SMK bao gồm các phần chính:
+ Chìa cơ khí dùng để mở cửa, cốp, hộc găng tay… (khi cần thiết)
+ Phần phát tín hiệu RF (radio frequentcy - 315,433,447MHz) phục vụ cho việc phát tín hiệu RF để mở/khóa cửa, cốp…
+ Phần phát tín hiệu LF (low frequentcy – 125 KHz) dùng cho việc định vị và nhận dạng chìa khóa
+ Phần Transponder (gọi tắt là CHIP) dùng để chạy chế độ LimpHome khi chìa khóa hết pin hoặc có lỗi xảy ra trong hệ thống
Hình 2.9 Chìa khóa Smart key
Hình 2.10 Hộp điều khiển Smart Key
Hộp điều khiển SMK là nơi đầu tiên nhận tín hiệu từ chìa khóa, tín hiệu này có thể là tín hiệu LF thông qua các antenna định vị hoặc tín hiệu từ CHIP thông qua antenna đặt bên trong hộp LimpHome Ở version 2.5 tín hiệu RF để khóa/mở cửa cũng được hộp SMK nhận, do ở version này RF receiver đã được tích hợp vào bên trong hộp SMK
Sau khi nhận được tín hiệu chìa khóa, hộp SMK sẽ chia sẽ thông tin nhận dạng tới các hộp khác để cùng ra quyết định việc có cho phép nổ máy hay không
Dùng máy Scan có thể log in vào DTC, Current data, S/W management của hộp SMK Hộp SMK có thể neutralize để dùng cho xe khác và các mục đích khác
+ Kích hoạt antenna để tìm chìa khóa thông minh bên trong hoặc bên ngoài xe (LF: Sóng tần số thấp)
+ Tiếp nhận thông tin chìa khóa thông minh từ antenna bên ngoài
+ Chức năng chống trộm (Immobilizer) thông qua đường truyền tới ECM
+ Cảnh báo lỗi của hệ thống chìa khóa thông minh bằng cách phát ra âm thanh và hiển thị thông tin trên đồng hồ táp lô
+ Gửi tín hiệu yêu cầu Lock/Unlock ESCL
+ SMK có thể nhận biết chìa khóa trong phạm vi của antenna (khoảng 1m)
+ Thực hiện chế độ LimpHome
Hộp PDM dùng để phân chia nguồn điện cho các hệ thống khác, thực chất nó là hộp thay thế cho thao tác xoay chìa khóa điện ở các xe truyền thống, bên trong PDM sẽ có các rơ-le cấp nguồn tưng ứng với ACC, IG1, IG2 và START
Cũng giống như ổ khóa truyền thống, trong khi khởi động động cơ, các nguồn ACC, IG2 sẽ bị ngắt bởi các rơ-le để tập trung nguồn điện cho việc khởi động động cơ Điểm khác biệt lớn nhất của PDM so với ổ khóa truyền thống là PDM có lưu trữ các thông tin bảo mật của chìa khóa
PDM sẽ nhận thông tin bảo mật của chìa khóa mà hộp SMK cung cấp để cùng đưa ra quyết định có cho phép khởi động động cơ hay không
PDM hỗ trợ DTC, Current data, S/W management và nó cũng có thể được neutralize để dùng cho xe khác và các mục đích khác
Hộp này chỉ đơn thuần là thiết bị nhận tín hiệu sóng radio từ chìa khóa cho các lệnh khóa/mở cửa, đóng/mở cốp, bật còi, đèn cho chức năng tìm xe… tùy theo models
RF receiver chỉ có 3 dây điện trong giắc vào hộp: Nguồn B+, GND và đường truyền tín hiệu về hộp SMK hoặc PDM
RF receiver không được hỗ trợ kết nối với máy Scan, muốn kiểm tra nó, phải dùng tới máy VMI hoặc thông tin mà nó báo về hộp có liên kết với nó
Antenna chỉ đơn thuần là thiết bị dùng để phát hiện chìa khóa Smart Key nếu chìa khóa nằm trong vùng phủ sóng của nó Việc định vị và nhận dạng chìa khóa là do hộp SMK thực hiện Nó có cấu tạo khá đơn giản, chỉ là những cuộn dây điện từ để thu sóng LF và chỉ có hai dây điện kết nối với hộp SMK Có thể đo điện trở để kiểm tra khoảng 1-2 Ohm
Hình 2.14 Antenna bên trong xe
Thông thường trên một chiếc xe có từ 5 đến 9 chiếc antenna trong đó:
+ Các antenna trên tay cửa để định vị và nhận dạng chìa khóa ngoài xe
+ Từ 1 đến 2 antenna trong cốp xe để định vị chìa khóa trong cốp xe
+ Một antenna ở khu vực cản sau để cho phép chủ xe mở cốp bằng bút bấm
+ Hai antenna trong khu vực cần số để định vị chìa khóa ở trong xe
Antenna bên trong xe: 2 trong 4 cái và có nhiệm vụ tìm kiếm chìa khóa bên trong xe, dùng để khởi động động cơ (1 cái dưới hộc đồ - yên ngựa sau), cái còn lại nằm ở sàn xe đằng sau ghế sau Khi chìa khóa thông minh được tìm kiếm bên trong và nó đáp ứng yêu cầu cho việc tìm kiếm Hộp SMK tìm chìa khóa bằng việc kích hoạt antenna bên trong xe
→ Thông tin chìa khóa được gửi tới thiết bị nhận tín hiệu tích hợp bên trong hộp SMK → Hộp Smart Key xác nhận nếu thông tin chìa khóa đúng → Di chuyển đến vị trí IGN hoặc khởi động động cơ
Antenna cửa: Tìm kiếm chìa khóa ở bên ngoài xe Khi nhấn công tắc thụ động, hộp SMK kích hoạt Antenna cửa để tìm kiếm chìa khóa gần tay nắm mở cửa → Sau đó, thông
So sánh hai phiên bản Smart Key 2.0 và phiên bản Smart Key 2.5
Hình 2.23 Sơ đồ khối hoạt động trong hệ thống 2.0
Hình 2.24 Sơ đồ khối hoạt động trong hệ thống 2.5
Lưu ý: Sự khác nhau cơ bản giữa hai phiên bản này là có ổ cắm chìa (Holder) và không có ổ cắm chìa, SMK 2.0 có hộp PDM rời, SMK 2.5 hộp PDM nằm trong hộp Smart Key Module
– SMK 2.0: Cắm chìa khóa vào ổ khóa (Holder) rồi ấn nút khởi động
– SMK 2.5: Áp chìa khóa trực tiếp vào nút khởi động Start/stop
Nguyên lý hoạt động của hệ thống Smart Key phiên bản 2.0
Hình 2.27 Sơ đồ nguyên lý hoạt động hệ thống Smart Key 2.0
Trường hợp sử dụng bình thường, tài xế trong xe và chìa khóa ngoài Fob Holder Hệ thống cần xác nhận hai điều kiện là chìa khóa trong xe và đúng chìa khóa của xe Khi muốn khởi động hệ thống, tài xế phải để cần số ở vị trí P hoặc N và đạp phanh Khi tài xế nhấn nút SSB sẽ gửi hai tín hiệu về hộp PDM và hộp SMK, lúc này hộp SMK phải xác nhận chìa có trong xe hay không bằng cách cấp nguồn cho Antenna Antenna sẽ phát sóng tìm chìa phạm vi trong xe, nếu chìa có trong xe lúc này chìa khóa nhận sóng từ Antenna và phát ra sóng truyền đến bộ thu RF Receiver RF Receiver sẽ gửi mã chìa về hộp SMK, nếu chìa đúng (ID và tần số) hộp SMK sẽ gửi thông tin chìa đúng cho PDM qua đường truyền Can, qua ESCL và PCM Hộp SMK gửi yêu cầu mở khóa ESCL, đồng thời PDM sẽ cấp nguồn cho ESCL mở khóa, ESCL sẽ gửi tín hiệu mở khóa về cho hộp PDM và hộp SMK Sau khi xác nhận ESCL mở khóa, PDM sẽ cấp nguồn cho Relay IG1 và Relay ST Đồng thời hộp SMK sẽ gửi mã chìa qua PCM lúc này việc xác nhận mã chìa sẽ diễn ra một lần nữa Nếu mã chìa đúng, PCM sẽ điều khiển phun xăng, đánh lửa và PCM sẽ gửi tín hiệu vòng tua máy RPM về cho hộp PDM để ngắt nguồn Relay ST và bật Relay ACC và IG2
Khi chìa khóa hết pin, tài xế sẽ đặt chìa vào Fob Holder Lúc này chìa ở trong Fob Holder sẽ gửi về hộp PDM cho hộp PDM biết chìa ở trong Fob Holder Hộp PDM sẽ gửi tín hiệu chìa trong Fob Holder về hộp SMK qua đường truyền Can Khi tài xế đạp phanh, cần số ở vị trí P hoặc N và nhấn nút SSB sẽ gửi hai tín hiệu về hộp PDM và hộp SMK Lúc này việc lấy ID chìa sẽ do PDM phụ trách bằng cách cấp nguồn cho cuộn từ trong Fob Holder và lấy thông tin mã chìa gửi lại PDM Đồng thời PDM sẽ gửi ID chìa về cho SMK để xác nhận Nếu chìa đúng, hộp SMK sẽ gửi thông tin chìa đúng cho PDM qua đường truyền Can, ESCL và qua PCM Hộp SMK gửi yêu cầu mở khóa ESCL, đồng thời PDM sẽ cấp nguồn cho ESCL mở khóa, ESCL sẽ báo mở khóa về cho PDM và hộp SMK Sau khi xác nhận ESCL mở khóa, PDM sẽ cấp nguồn cho Relay IG1 và Relay ST Đồng thời hộp SMK sẽ gửi mã chìa qua PCM lúc này việc xác nhận mã chìa sẽ diễn ra một lần nữa Nếu mã chìa đúng, PCM sẽ điều khiển phun xăng, đánh lửa và PCM sẽ gửi tín hiệu vòng tua máy RPM về cho hộp PDM để ngắt nguồn Relay ST và bật Relay ACC và IG2
2.5.2 Chế độ mở/khóa cửa
Khi bấm nút trên tay nắm cửa, hệ thống được kích hoạt → Hộp SMK gửi tín hiệu tìm kiếm chìa khóa đến antenna (sóng LF) → Chìa khóa nhận được yêu cầu này từ antenna trên tay cửa nó sẽ gửi tín hiệu (RF) về hộp RF receiver → Hộp RF receiver thông qua đường truyền Lin gửi tín hiệu về hộp SMK, ở đây dữ liệu được phân tích, so sánh, nếu chìa khóa đúng → Hộp SMK sẽ gửi tín hiệu đến BCM hoặc DDM để mở chốt cửa.
Các chế độ hoạt động của hệ thống Smart Key phiên bản 2.5
2.6.1 Chức năng khóa/mở cửa thụ động
Hình 2.28 Chức năng khóa/mở cửa thụ động
ⓐ Tín hiệu nút bấm được gửi đến hộp SMK khi người dùng nhấn công tắc O/S ở cửa
ⓑ Khi nhận được tín hiệu O/S SW, hộp SMK ngay lập tức kích hoạt antenna LF để định vị chìa khóa thông minh
ⓒ Antenna LF ở cửa gửi tín hiệu LF để định vị chìa khóa thông minh
ⓓ Khi nhận được tín hiệu LF, chìa khóa sẽ gửi dữ liệu chìa khóa của chính nó đến bộ thu
RF dưới dạng tín hiệu RF
ⓔ Bộ thu RF gửi dữ liệu chìa nhận được đến hộp SMK
ⓕ Nếu hộp SMK xác nhận đúng dữ liệu của chìa, một tín hiệu mở/khóa cửa được gửi đến hộp BCM/SJB thông qua giao tiếp CAN
ⓖ BCM/SJB dẫn động bộ truyền động khóa cửa
Hình 2.29 Current Data của khóa/mở cửa thụ động
2.6.2 Chức năng tự động bật đèn chào
Hình 2.30 Chức năng tự động bật đèn chào
ⓐ Mô-đun SMK kích hoạt antenna LF để bật đèn chào 3s/lần
ⓑ Antenna LF định vị chìa khóa khi ở gần cửa
ⓒ Dữ liệu chìa khóa được gửi đến bộ thu RF
ⓓ Hộp SMK xác nhận dữ liệu chìa khóa Nếu dữ liệu đúng, một tín hiệu yêu cầu bật đèn chào được gửi đến hộp BCM/SJB
ⓖ Hộp BCM/SJB mở khóa gương và bật đèn chào mừng
Hình 2.31 Current Data của chế độ bật đèn chào
2.6.3 Chức năng khởi động động cơ thụ động
Hình 2.32 Chức năng khởi động động cơ thụ động
ⓐ Khi nhấn nút Start/Stop, tín hiệu nút nhấn sẽ được gửi đến mô-đun SMK
ⓑ Khí tín hiệu SSB được gửi đi, mô-đun SMK sẽ kích hoạt antenna LF bên trong
ⓒ Antenna LF bên trong gửi tín hiệu LF không dây để định vị chìa khóa thông minh
ⓓ Khi nhận được tín hiệu LF, chìa khóa thông minh sẽ gửi dữ liệu chìa khóa của nó đến bộ thu RF Receiver dưới dạng tín hiệu RF
ⓔ Bộ thu RF Receiver gửi dữ liệu chìa khóa nhận được đến mô-đun SMK
ⓕ Sau khi mô-đun SMK xác minh dữ liệu khóa thông minh là hợp lệ, rơ-le phân phối điện sẽ được kích hoạt
ⓖ Mô-đun SMK xác minh dữ liệu trạng thái ESCL thông qua đường truyền giao tiếp
ⓗ Nếu mô-đun ESCL được xác nhận hoạt động bình thường, SMK sẽ gửi tín hiệu
ⓘ Sau khi mở khóa ESCL, mô-đun ESCL sẽ gửi tín hiệu "Unlock" đến mô-đun SMK
ⓙ Mô-đun SMK sẽ nhận thông số kỹ thuật của động cơ và hộp số thông qua đường C- CAN và gửi dữ liệu xác minh đến ECU động cơ
ⓚ ECU động cơ bắt đầu đánh lửa Khi dữ liệu RPM từ ECU động cơ gửi tới mô-đun SMK, rơle STA sẽ bị ngắt và quá trình khởi động động cơ hoàn tất
Hình 2.33 Current Data của chế độ khởi động
LimpHome là một chế độ khởi động khẩn cấp Chìa khóa thông minh được đưa vào hộc chứa chìa khi chìa khóa hết pin hoặc khi nhận diện chìa khóa từ xa không thành công Kể từ phiên bản SMK 2.5 trở đi, hộc giữ chìa khóa được tháo đi và thay vào chức năng của nó được thực hiện bởi nút nhấn Start/Stop và hộp SMK
- SMK 2.5 về trước.: Cắm chìa khóa thông minh vào hộc chứa chìa và nhấn nút Start/Stop
- SMK 2.5 về sau.: Thay vì cắm chìa khóa thông minh vào ổ khóa, nhấn nút khởi động Start/Stop bằng chìa khóa thông minh
Khi nhấn nút Start/Stop, hộp SMK sẽ kích hoạt ăng-ten bên trong Nếu tín hiệu RF không nhận được từ chìa khóa thông minh lúc này hộp SMK sẽ kích hoạt cuộn antenna bên trong nút Start/Stop thêm một lần nữa Khi dữ liệu chìa khóa được gửi đến nút khởi Start/Stop thông qua cuộn dây antenna, nút Start/Stop sẽ gửi lại dữ liệu đến hộp SMK Hộp SMK kiểm tra dữ liệu khớp thông qua chìa khóa Nếu hợp lệ, quá trình phun xăng, đánh lửa sẽ diễn ra
2.6.5 Chức năng cảnh báo quên chìa
Mục tiêu: Ngăn khóa cửa khi chìa khóa thông minh trong xe Điều kiện: ACC hoặc IG1 OFF, chìa bên trong xe, mở một hoặc nhiều cửa và nhấn nút khóa trên tay nắm cửa
Hoạt động: Bộ chấp hành khóa cửa được đặt từ "unlock" sang "lock" → Antenna trong xe phát tín hiệu → Chìa khóa phản hồi → Gửi lệnh “unlock” cửa → Tất cả các cửa đều được mở khóa
Hình 2.35 Cảnh báo quên chìa khóa
2.6.6 Cảnh báo vị trí chìa khóa
Mục tiêu: Ngăn người dùng rời khỏi xe khi xe đang ở chế độ ACC hoặc trong khi động cơ đang nổ Điều kiện: ACC hoặc IG ON, tốc độ xe từ 3km/h trở xuống, chìa khóa thông minh không có trong xe và cửa mở
Hoạt động: Một hoặc nhiều cửa mở → Antenna bên trong hoạt động → Không có phản hồi của chìa khóa thông minh → Còi báo động
Hình 2.36 Cảnh báo vị trí chìa 1 Điều kiện: ACC hoặc IG ON, tốc độ xe từ 3km/h trở xuống, chìa khóa thông minh không có trong xe và cửa mở → đóng
Hoạt động: Một hoặc nhiều cửa mở và đóng → Antenna bên trong hoạt động →
Không có phản hồi của chìa khóa thông minh → Tất cả các cửa đều được mở khóa và phát tiếng còi
Hình 2.37 Cảnh báo vị trí chìa 2
Mục tiêu: Ngăn cản tài xế rời xe sau khi khóa cửa thụ động và khóa điện ở vị trí ACC hoặc IG ON Điều kiện: ACC hoặc IG ON, tất cả các cửa đều đóng, chìa khóa thông minh không có trong xe và nhấn nút khóa cửa
Hoạt động: Nhấn nút khóa tay nắm cửa O/S → Antenna LF trên tay nắm cửa được kích hoạt → Chìa khóa thông minh phản hồi từ bên ngoài → Tất cả các cửa đều được mở khóa và còi kêu
Hình 2.38 Cảnh báo khóa cửa 1
Mục tiêu: Ngăn cản tài xế rời xe sau khi khóa cửa thụ động khi cửa khác còn mở
30 Điều kiện: IG OFF, một hoặc nhiều cửa mở, chìa khóa thông minh không có trong xe và nhấn nút khóa cửa
Hoạt động: Nhấn nút khóa trên tay nắm cửa O/S → Antenna LF của tay nắm cửa được kích hoạt → Chìa khóa thông minh phản hồi từ bên ngoài → Tất cả các cửa đều được mở khóa và còi kêu
Hình 2.39 Cảnh báo khóa cửa 2
Một số hư hỏng thường gặp và khắc phục
2.7.1 Hỏng công tắc chân phanh
Hệ thống cho phép tới chế độ IG ON, trên màn hình hiện (Press brake pedal to start engine)
Hình 2.40 Hỏng công tắc chân phanh
- Thay công tắc chân phanh
- Khởi động không cần đạp chân phanh: Xe đang ở trạng thái OFF, ấn nút Start/Stop 1 lần (ấn rồi buông tay ngay) Ấn lần tiếp theo giữ khoảng 10 giây động cơ sẽ khởi động
2.7.2 Không khởi động được do đang ở số D
Hình 2.41 Không khởi động được do đang ở số D
Khi khởi động xe không được, trên màn hình tablo hiện lỗi, bạn nhìn xuống cần số mà không ở vị ví P hoặc N thì chuyển nó về P hoặc N và khởi động lại
Nếu cần số đã ở vị trí P hoặc N rồi mà trên đồng hồ tablo vẫn hiện Shift to ‘P’ positon thì hãy kiểm tra lại mạch điện Đi kèm hiện tượng này là hiện tượng hệ thống không IG OFF được chỉ về tới ACC và không điều khiển Lock cửa được
2.7.3 Không khởi động được do chìa khóa hết pin hoặc yếu pin
Hình 2.42 Chìa khóa yếu pin
Hình 2.43 Chìa khóa không có ở trong xe
- SMK 2.0: Cắm chìa vào ổ (Fob Holder) rồi nhấn nút khởi động
- SMK 2.5: Dí chìa khóa vào nút Start/Stop để khởi động
2.7.4 Trường hợp không khởi động được do lỗi hộp SMK Module hoặc ESCL
Hệ thống khóa vô lăng bị lỗi:
ESCL gửi tín hiệu hư hỏng về SMK, đồng thời ESCL không hoạt động
Thông báo xuất hiện trên đồng hồ táp lô Đèn LED trên nút nhấn khởi động chớp (màu cam trong 10 giây)
Chuông cảnh báo trong cabin (trong 3 giây với SMK 2.0 và 5 giây với SMK 2.5) Hộp ghi lại mã lỗi
Hệ thống lỗi nhận diện khóa:
Công tắc máy ON, hệ thống thực hiện nhận diện chìa khóa không thành công Đèn Immobilizer chớp (trong 10 giây)
Smart key holder LED chớp (trong 10 giây)
Khi lỗi hộp SMK Module hệ thống không khởi động lên được, lock/unlock không hoạt động, neutralization chìa cài lại sẽ báo lỗi không thao tác được
Ngoài ra có thể dùng các chức năng để test:
Hình 2.45 Chức năng Actuation Test
Một số nội dung kiểm tra chẩn đoán
2.8.1 Một số dữ liệu chính
Giống như đăng ký chìa khóa Immobilizer, chìa khóa mới phải được đăng ký với ECM động cơ, hộp SMK và mô-đun ESCL Sau khi smart key learning bắt đầu, quá trình đăng ký chìa diễn ra theo thứ tự ESCL → Mô-đun SMK → ECU động cơ Đăng ký chìa khóa sẽ không thành công nếu cố gắng đăng ký chìa khóa cho xe Bắc Mỹ (không có ESCL) bằng cách sử dụng thiết bị chẩn đoán được thiết kế cho châu Âu và ngược lại
Thủ tục đăng ký chính như sau:
Phiên bản SMK 2.5: Kết nối thiết bị chẩn đoán và vào chế độ đăng ký khóa → Nhập mã PIN → Bấm SSB bằng smart key (lần 1) → Hoàn thành → Bấm SSB bằng smart key (lần 2) → Hoàn thành
Phiên bản SMK 2.0: Thay vì nhấn SSB bằng chìa khóa thông minh, hãy cắm nó vào hộc chứa chìa khóa và thực hiện đăng ký khóa
Bước 1: Kết nối máy chẩn đoán với giắc DLC (16 pin)
Bước 2: Chọn mẫu xe và chọn “Smart key code saving”
Bước 3: Sau khi chọn "Smart key code saving", nhấn phím "Enter", sau đó màn hình sẽ hiển thị như bên dưới
Bước 4: Sau khi cắm chìa khóa vào hộc giữ chìa, nhấn “Enter”
Bước 5: Nhập “Pin code” cho chìa đầu tiên
Bước 6: Xác nhận thông báo cài chìa thứ nhất
Bước 7: Nhập “Pin code” cho chìa thứ hai
Bước 8: Xác nhận thông báo cài chìa thứ hai
Bước 9: Sau đó, màn hình sẽ được hiển thị như bên dưới khi quá trình cài chìa hoàn tất
Chế độ Neutral được áp dụng cho hệ thống mã hóa cố định cũng được áp dụng tương tự cho hệ thống chìa khóa thông minh Với hệ thống Smart Key, thiết bị chuẩn đoán có thể
38 được sử dụng để vô hiệu hóa ECU động cơ, hộp SMK và ESCL Cần có mã PIN của xe để vô hiệu hóa
2.8.4 Kiểm tra trạng thái SMK/ESCL
Kiểm tra trạng thái SMK hiển thị số lượng chìa khóa đã đăng ký trong mô-đun SMK và trạng thái của chúng
Kiểm tra trạng thái ESCL hiển thị trạng thái ESCL (enabled/disabled), trạng thái lock/unlock và trạng thái ESCL Learning
Hệ thống chìa khóa thông minh sử dụng chương trình chẩn đoán để kiểm tra hoạt động Kiểm tra hoạt động có thể xác minh trạng thái chiếu sáng nút nhấn SSB, rơle, còi và antenna
Hình 2.56 Chức năng Actuation Test
Xác minh những điều sau đây trong quá trình kiểm tra hoạt động:
Hình 2.57 Các tín hiệu đèn báo
2.8.6 Kiểm tra trạng thái Antenna
Hệ thống chìa khóa thông minh sử dụng chương trình chẩn đoán để kiểm tra trạng thái Antenna Quy trình sau đây có thể được thực hiện thông qua chẩn đoán này: Mô-đun SMK
→ Kích hoạt antenna LF → Tìm thấy chìa khóa thông minh → Đã gửi tín hiệu bộ thu RF
→ Đã nhận tín hiệu mô-đun SMK
2.8.7 Kiểm tra đường truyền Serial Communication
Mục này kiểm tra trạng thái của đường truyền giao tiếp giữa bộ thu RF và mô-đun SMK, giữa mô-đun ESCL và SMK
Hình 2.59 Kiểm tra đường truyền giao tiếp
2.8.8 Một số mã lỗi thường gặp trên hệ thống Smart Key
Bảng 2.4 Bảng mã lỗi thường gặp trên hệ thống Smart Key
Mã lỗi Mô tả mã lỗi
B1602 SMK Module phát hiện CAN HIGH hoặc CAN LOW ngắn mạch với nguồn hoặc mass, hở và ngắn mạch giữa CAN HIGH và CAN LOW
B1603 DTC này có nghĩa là CAN HIGH và CAN LOW đều bị lỗi Do đó, giao tiếp CAN không khả dụng
B1609 Khi BCM không thể nhận dữ liệu từ SMK Module thông qua đường truyền CAN trong 10 giây
B1625 Lỗi dữ liệu giao tiếp Immo với ECM
B1689 SMK Module chưa nhận được tín hiệu CAN từ PDM trong 3 giây
B1971 Nếu tốc độ xe trên 3km/h trong khi tín hiệu công tắc đỗ xe đang bật
SMK Module nhận tín hiệu khóa hoặc mở khóa ESCL từ ESCL và PDM (thông qua CAN) Và sau đó, SMK Module so sánh với PDM tín hiệu khóa hoặc mở khóa với ESCL Nếu cả hai tín hiệu đều không hoạt động, SMK Module sẽ đặt DTC B1971.
Một số hệ thống Smart Key trên xe thực tế
2.9.1 Sơ đồ mạch điện hệ thống Smart Key của KIA Cerato 2009
Hình 2.60 Sơ đồ mạch Smart Key System (1)
Hình 2.61 Sơ đồ mạch Smart Key System (2)
Hình 2.62 Sơ đồ mạch Smart Key System (3)
Hình 2.63 Sơ đồ mạch Power Distribution Module (PDM) (1)
Hình 2.64 Sơ đồ mạch Power Distribution Module (PDM) (2)
Hình 2.65 Sơ đồ mạch Power Distribution Module (PDM) (3)
Hình 2.66 Sơ đồ mạch Starting System
Hình 2.67 Sơ đồ mạch MFI Control System (G4FC-GSL 1.6L) (1)
Hình 2.68 Sơ đồ mạch MFI Control System (G4FC-GSL 1.6L) (2)
Hình 2.69 Sơ đồ mạch MFI Control System (G4FC-GSL 1.6L) (3)
Hình 2.70 Sơ đồ mạch MFI Control System (G4FC-GSL 1.6L) (4)
2.9.2 Sơ đồ mạch điện hệ thống Smart Key của Huyndai Accent 2012
Hình 2.71 Sơ đồ mạch điện Smart Key System của Huyndai Accent (1)
Hình 2.72 Sơ đồ mạch điện Smart Key System của Huyndai Accent (2)
Hình 2.73 Sơ đồ mạch điện Smart Key System của Huyndai Accent (3)
Hình 2.74 Sơ đồ mạch điện Smart Key System của Huyndai Accent (4)
2.9.3 Sơ đồ mạch điện hệ thống Smart Key của Kia Carens 2019
Hình 2.75 Sơ đồ mạch điện Smart Key System của Kia Carens (1)
Hình 2.76 Sơ đồ mạch điện Smart Key System của Kia Carens (2)
Hình 2.77 Sơ đồ mạch điện Smart Key System của Kia Carens (3)
Hình 2.78 Sơ đồ mạch điện Smart Key System của Kia Carens (4)
THIẾT KẾ, THỰC HIỆN MÔ HÌNH
Lựa chọn vật tư
Nhóm chọn hệ thống Smart Key của Kia Cerato 2009 đây là hệ thống trực quan dễ dàng phục vụ cho việc giảng dạy và học tập, bao gồm các bộ phận sau:
+ Đồng hồ hiển thị điện áp
Thiết kế, bố trí mô hình
3.2.1 Giới thiệu phần mềm SolidWorks
SolidWorks là phần mềm thiết kế 3D chạy trên hệ điều hành Windown và có mặt từ năm
1997 và được tạo bởi công ty Dassault Systèmes SolidWorks Corp., là một nhánh của Dassault Systèmes, S A (Vélizy, Pháp) SolidWorks hiện tại được dùng bởi hơn 2 triệu kỹ sư và nhà thiết kế với hơn 165000 công ty trên toàn thế giới
Solidworks là một phần mềm thiết kế 3D mạnh mẽ và tích hợp nhiều công cụ hỗ trợ đa dạng nên rất được các kỹ sư tín nhiệm Đồng thời, phần mềm được ứng dụng rộng rãi vào các lĩnh vực từ: xây dựng, đường ống, kiến trúc, nội thất,
Hiện nay Solidworks được sử dụng khá phổ biến trên thế giới Ở Việt Nam phần mềm này được sử dụng rất nhiều không chỉ trong lĩnh vực cơ khí mà nó còn được mở rộng ra các lĩnh vực khác như: Điện, khoa học ứng dụng, cơ mô phỏng,
Phần mềm Solidworks cung cấp cho người dùng những tính năng tuyệt vời nhất về thiết kế các chi tiết các khối 3D, lắp ráp các chi tiết đó để hình thành nên nhưng bộ phận của máy móc, xuất bản vẽ 2D các chi tiết đó là những tính năng rất phổ biến của phần mềm Solidworks, ngoài ra còn có những tính năng khác nữa như: Phân tích động học (motion), phân tích động lực học (simulation) Bên cạnh đó phần mềm còn tích hợp modul Solidcam để phục vụ cho việc gia công trên CNC nhờ có phay Solidcam và tiện Solidcam hơn nữa bạn cũng có thể gia công nhiều trục trên Solidcam, modul 3Dquickmold phục vụ cho việc thiết kế khuôn
Trải qua nhiều phiên bản, Solidworks đã có nhiều bước tiến vượt trội về tính năng, hiệu suất cũng như đáp ứng trên cả mong đợi nhu cầu thiết kế bản vẽ 3D chuyên nghiệp cho các ngành kỹ thuật, công nghiệp
3.2.2 Thiết kế phần khung sắt đỡ mô hình
Nhóm sử dụng phần mềm thiết kế 3D Solidworks để thiết kế mô hình nhằm hạn chế những sai sót trong quá trình thi công khung mô hình Bên cạnh đó việc tính toán thiết kế 3D khung mô hình còn mang lại độ chính xác cao hơn, đảm bảo được độ bền và tính thẩm mỹ khi lắp ráp các chi tiết lên khung
Hình 3.1 Bản thiết kế khung
3.2.3 Thiết kế, bố trí các chi tiết lên mặt mica
Phần mặt đặt các chi tiết được thiết kế với yêu cầu bền, chịu lực tốt, các lỗ cắt cố gắng đúng với kích thước thực tế nhất có thể, đầy đủ các thông tin cần thiết và đảm bảo được tính thẩm mĩ của mô hình Nhóm đã chọn vật liệu là Mica với độ dày 5mm
Hình 3.3 Vị trí các chi tiết lên mặt Mica
3.2.4 Thiết kế mô hình hoàn chỉnh
Bên cạnh thiết kế 3D được phần khung đỡ và phần mặt gá của mô hình, nhóm tiến hành thiết kế thêm các chi tiết sao cho sát với thực tế nhất có thể như: hộp SMK, PCM, PDM,
RF Receiver, Relay, Antenna, Fob Holder, ESCL, SSB, giắc OBD2, cầu chì, các nút nhấn
55 tín hiệu, đèn… Sau khi có các chi tiết cần thiết, nhóm tiến hành láp ráp để có được bản thiết kế mô hình hoàn chỉnh
Hình 3.4 Bố trí các chi tiết lên Mica
Hình 3.5 Mô hình hoàn chỉnh
Hoàn thiện mô hình
Hình 3.6 Vị trí các chi tiết trên mô hình thực tế
Bảng 3.1 Các chi tiết trên mô hình thực tế
2 SSB Lamp – Đèn báo nút nhấn
3 Relay – Cụm các Relay điều khiển
4 Parking SW – Công tắc đỗ xe
5 Transaxle Range SW – Công tắc vị trí số
6 Brake SW – Công tắc phanh
7 SSB SW – Nút nhấn khởi động
8 RF Receiver – Bộ thu sóng RF
9 Antenna – Ăng-ten trong xe
10 Key & Fob Holder – Chìa khóa thông minh và ổ giữ chìa
11 ESCL – Mô-đun khóa vô lăng
12 SMK Module – Hộp điều khiển chìa khóa thông minh
13 PDM – Hộp phân phối nguồn điện
14 PCM – Hộp điều khiển động cơ
15 Data Link Connector – Cổng kết nối máy chẩn đoán
16 Power lamp – Đèn báo nguồn
17 Signal Lamp – Đèn tín hiệu phun xăng, đánh lửa
Hình 3.7 Sơ đồ khối hệ thống Smart Key của Kia Cerato 2009
Sơ đồ mạch điện và nguyên lý hoạt động hệ thống Smart Key của Kia Cerato 2009
Hình 3.8 Sơ đồ mạch điện hệ thống chìa khóa thông minh
Hình 3.9 Sơ đồ mạch điện hệ thống phân phối nguồn điện (1)
Hình 3.10 Sơ đồ mạch điện hệ thống phân phối nguồn điện (2)
Hình 3.11 Sơ đồ mạch điện hệ thống khởi động
Hình 3.12 Sơ đồ mạch điện hệ thống phun xăng, đánh lửa Nguyên lý hoạt động:
- Trường hợp chìa trong xe: Khi bấm SSB SW ON → Tín hiệu công tắc SSB SW1 và SW2 (12V → 0V) gửi đến hộp PDM (M12-B/6) và SMK (F25-A/23), đồng thời công tắc Brake SW ON → Điện áp 12V từ nguồn (+) → Hộp SMK (F25-A/24), Parking SW ON và công tắc Transaxle Range SW ở vị trị P hoặc N → Hộp SMK gửi tín hiệu tìm chìa khóa bằng cách kích hoạt Antenna trong xe phát ra sóng LF 125KHz → Chìa khóa nhận được yêu cầu
64 từ LF Antenna nó sẽ gửi tín hiệu RF với tần số 315,433,447MHz về hộp RF Receiver → Hộp RF Receiver thông qua đường truyền Lin sẽ gửi tín hiệu từ chân (M17/1) → Hộp SMK (F25-A/23), ở dây dữ liệu sẽ được phân tích, so sánh, nếu chìa khóa đúng → Hộp SMK sẽ gửi tín hiệu Enable (F25-A/18) → (M13/4) của ESCL → PDM cấp nguồn 12V (M13/3) và mass (M12/2) cho ESCL mở khóa vô lăng → ESCL (M13/5) sẽ gửi tín hiệu Unlock về hộp PDM (M12-B/13) → PDM cấp nguồn 12V bật Relay IG1 ON, START để khởi động động cơ → Hộp PCM sẽ giao tiếp dữ liệu chìa khóa với hộp SMK Module → Nếu dữ liệu mã chìa hợp lệ → PCM tiến hành nhịp mass (#10,20,30,40) và (IGT1,2,3,4) để điều khiển phun xăng, đánh lửa → Tín hiệu vòng tua máy (Engine rpm signal) được gửi từ (CGGA-A/25) PCM tới (M12-B/16) PDM khi vòng tua đạt → PDM sẽ ngắt tín hiệu điều khiển Relay START trong hệ thống SMK, đồng thời bật Relay ACC và IG2 Nếu hộp PDM không nhận được tín hiệu tốc độ động cơ, mô tơ đề sẽ quay khoảng 15s khi khởi động động cơ
- Chế độ LimpHome: Khi bấm SSB ON → Tín hiệu công tắc SSB SW1 và SW2 (12V → 0V) gửi đến hộp PDM (M12-B/6) và SMK (F25-A/23), đồng thời công tắc Brake SW ON
→ Điện áp 12V từ nguồn (+) → Hộp SMK (F25-A/24), Parking SW ON và công tắc Transaxle Range SW ở vị trị P hoặc N → Hộp Fob Holder sẽ phát hiện chìa ở bên trong thông qua (M15/9) → PDM (M12-B/12) → Chân số M15/5 → mass (GND) → Cấp nguồn cho Fob Holder → Hộp PDM (M12-B/3) sẽ kích hoạt cuộn dây antenna bên trong Fob Holder (M15/7), Fob Holder sẽ gửi lại dữ liệu chìa khóa (M15/2) đến (M12-B/2) của hộp PDM Hộp PDM kiểm tra dữ liệu chìa khóa → Nếu dữ liệu mã chìa đúng → Hộp SMK sẽ gửi tín hiệu Enable (F25-A/18) → (M13/4) của ESCL → PDM cấp nguồn 12V (M13/3) và mass (M12/2) cho ESCL mở khóa vô lăng → ESCL (M13/5) sẽ gửi tín hiệu Unlock về hộp PDM (M12-B/13) → PDM cấp nguồn 12V bật Relay IG1 ON, START để khởi động động cơ → Hộp PCM sẽ giao tiếp dữ liệu chìa khóa với hộp SMK Module → Nếu dữ liệu mã chìa hợp lệ → PCM tiến hành nhịp mass (#10,20,30,40) và (IGT1,2,3,4) để điều khiển phun xăng, đánh lửa → Tín hiệu vòng tua máy (Engine rpm signal) được gửi từ (CGGA-A/25) PCM tới (M12-B/16) PDM khi vòng tua đạt → PDM sẽ ngắt tín hiệu điều khiển Relay START trong hệ thống SMK, đồng thời bật Relay ACC và IG2
Thiết kế Pan điều khiển từ xa bằng điện thoại
Bảng 3.2 Linh kiện điện tử điều khiển Pan từ xa
Sử dụng board mạch ESP32 làm trung tâm điều khiển truyền và nhận tín hiệu
Sử dụng công tắc cần gạt ON/OFF để bật tắt PAN
Mạch giảm áp LM2596HVS
Sử dụng mạch giảm áp LM2596HVS để chuyển đổi nguồn 12V thành nguồn 5V cung cấp cho ESP32 và Module Relay hoạt động
Sử dụng Module 8 Relay để nhận tín hiệu kích Low/High từ ESP32 để đóng ngắt tiếp điểm Relay
3.5.2 Sơ đồ mạch điều khiển Pan
Hình 3.13 Mạch điều khiển Pan
Bảng 3.3 Bảng đấu dây ESP32
ESP32 Module 8 Relay ESP32 Switch
Các linh kiện bên trên sẽ được đấu theo sơ đồ như hình 3.13 Lấy nguồn 12V trực tiếp thông qua mạch giảm áp để nuôi ESP32 và Module Relay, ESP32 sẽ nhận tín hiệu ON/OFF của công tắc để kích mức HIGH/LOW cho Module Relay đóng ngắt tiếp điểm để bật/tắt Pan
Hình 3.14 Giao diện công tắc Pan trên phần mềm RainMaker
Sau khi kết nối với điện thoại thông qua phần mềm RainMaker, giao diện công tắc Pan như hình 3.14 ta có thể thực hiện bật/tắt Pan từ xa bằng điện thoại bằng cách click vào.
Thiết kế bộ giả lập tín hiệu xung trục khuỷu bằng Arduino
Bảng 3.4 Các linh kiện điện tử giả lập xung
Sử dụng board mạch Arduino Uno nhận tín hiệu khởi động để tạo ra xung trục khuỷu Điện trở
Sử dụng điện trở để hạn chế dòng điện
Mạch giảm áp LM2596HVS
Sử dụng mạch giảm áp LM2596HVS để chuyển đổi nguồn 12V thành nguồn 5V cung cấp cho Arduino hoạt động
Sử dụng Mosfet N để đóng ngắt mass tạo tín hiệu xung trục khuỷu
Biến trở dùng để điều chỉnh vòng tua máy
Relay dùng để kích mức Low cho Arduino tạo xung
3.6.2 Sơ đồ mạch tạo xung
Hình 3.15 Sơ đồ mạch tạo xung
Các linh kiện bên trên sẽ được đấu theo sơ đồ khối như hình 3.15 Lấy nguồn 12V trực tiếp thông qua mạch giảm áp LM2598 xuống 5V để nuôi Board Arduino, khi tiếp điểm Relay khởi động đóng sẽ cấp mass qua tiếp điểm Relay trung gian tạo mức kích Low vào chân 8 của Arduino, lúc này Arduino sẽ tạo xung tại chân số 10 thông qua Mosfet N để đóng ngắt mass tạo tín hiệu xung trục khuỷu
Tín hiệu xung trục khuỷu giả lập là dạng xung vuông 5V gồm 58 khuyết 2 xung như hình 3.16
Hình 3.16 Tín hiệu xung giả lập đo bằng máy Hantek
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VÀ THỰC HÀNH
Quy trình sử dụng mô hình
- Nhận mô hình từ giảng viên
- Kiểm tra tổng quan, xác định vị trí các cụm chi tiết trên mô hình
- Cần kiểm tra không có bất cứ giắc nối điện nào đang nối với nhau
- Cấp nguồn ắc quy đúng chân âm, dương
- Các công tắc Pan đều tắt
- Không được tự ý bật Pan hay đấu nối bất kì giắc nào trên mô hình
- Tiến hành vận hành các chức năng hệ thống
- Thực hiện các bài thực hành theo hướng dẫn
(Lưu ý: Sử dụng giắc trung gian để đo thông mạch giữa các chi tiết trên mô hình) Các thông số và chức năng các chi tiết chính của mô hình được liệt kê ở bảng 4.1: Bảng 4.1 Bảng thông số và chức năng của các chi tiết
HỆ THỐNG CHÌA KHÓA THÔNG MINH CỦA KIA CERATO 2009 ĐỘNG CƠ 1.6 DOHC Tên Ảnh minh họa Thông số kỹ thuật Chức năng
+ Nguồn cấp: 12V + Dòng chịu tải:
+ Cầu chì được sử dụng nhằm phòng tránh các hiện tượng quá tải trên đường dây gây cháy, nổ
+ Nguồn cấp: 12V + Hiển thị các chế độ ACC,
ON, ST khi bấm nút nhấn Start/Stop
+ Nguồn cấp: 12V + Được điều khiển bởi PDM để cấp nguồn cho hệ thống
+ 2 chân tiếp điểm ON/OFF
+ Công tắc báo số “P”-“N”: Công tắc này báo thông tin vị trí cần số P hoặc N cho hộp SMK như một tín hiệu an toàn cho việc khởi động động Transaxle cơ
+ 2 chân tiếp điểm ON/OFF
+ 2 chân tiếp điểm thường mở
+ Công tắc này báo chế độ an toàn khởi động cho hộp SMK, hệ thống sẽ không cho phép khởi động nếu công tắc này không báo tín hiệu về hộp điều khiển
+ 2 chân tiếp điểm thường mở
+ Gồm 1 cặp tiếp điểm loại thường mở để truyền ý định của người lái tới hộp PDM và SMK để bật chế độ ACC,
+ Phát ra sóng tần số cao:
+ Hộp này chỉ đơn thuần là thiết bị nhận tín hiệu sóng radio từ chìa khóa gửi về hộp SMK cho các lệnh khóa/mở cửa, đóng/mở cốp, bật còi, đèn cho chức năng tìm xe
+ Phát ra sóng tần số thấp: 125 KHz
+ Dùng để phát hiện chìa khóa Smart Key nếu chìa khóa nằm trong vùng phủ sóng của nó
+ Nguồn cấp: 12V + 3 chân tín hiệu giao tiếp với PDM
+ Chứa chìa khóa phục vụ cho chế độ LimpHome của hệ thống và đăng ký chìa khóa
+ Phát sóng tần số cao: 315, 433, 447 MHz
+ Phát sóng tần số thấp: 125 KHz
+ Chìa cơ khí dùng để mở cửa, cốp, hộc găng tay… (khi cần thiết)
+ Phần phát tín hiệu RF (radio frequentcy - 315,433,447MHz) phục vụ cho việc phát tín hiệu RF để mở/khóa cửa, cốp…
+ Phần phát tín hiệu LF (low frequentcy – 125 KHz) dùng
75 cho việc định vị và nhận dạng chìa khóa
+ Phần Transponder (gọi tắt là CHIP) dùng để chạy chế độ LimpHome khi chìa khóa hết pin hoặc có lỗi xảy ra trong hệ thống
+ Nguồn cấp 12V + 3 chân tín hiệu
+ Vô lăng được khóa và mở thông qua motor điện được ủy quyền bởi hộp SMK
+ Kích hoạt antenna để tìm chìa khóa thông minh bên trong hoặc bên ngoài xe (LF: Sóng tần số thấp)
+ Tiếp nhận thông tin chìa khóa thông minh từ antenna bên ngoài
+ Chức năng chống trộm thông qua đường truyền tới PCM (Immobilizer)
+ Cảnh báo lỗi của hệ thống chìa khóa thông minh bằng cách phát ra âm thanh và hiển thị thông tin trên đồng hồ táp lô
+ Gửi tín hiệu yêu cầu Lock/Unlock ESCL
+ SMK có thể nhận biết chìa khóa trong phạm vi của antenna ( khoảng 1m)
+ Thực hiện chế độ Limp Home
+ Gửi tín hiệu yêu cầu Lock/Unlock ESCL
+ Nhận tín hiệu từ hộp SMK để điều khiển các Relay: ACC/IG1/IG2/ST
+ Nhận thông tin dữ liệu chìa thông qua giao tiếp với Fob Holder: LimpHome
+ Nhận tín hiệu vòng tua máy RPM từ PCM
+ Nhiệm vụ của PCM động cơ sẽ là nơi nhận tín hiệu khởi động từ máy khởi động truyền đến trục khuỷu và nhận tín hiệu mã chìa từ hộp SMK Nếu dữ liệu mã chìa đúng thì PCM động cơ sẽ tiến hành điều khiển phun xăng, đánh lửa
+ Kết nối với máy chẩn đoán để kiểm tra hệ thống
+ Hiển thị tín hiệu phun xăng
+ Hiển thị tín hiệu đánh lửa IGT1,2,3,4
+ Hiển thị đèn báo lỗi động cơ: MIL
+ Hiển thị bơm nhiên liệu:
Power lamp Nguồn cấp: 12V + Hiển thị điện áp cấp cho hệ thống hoạt động
- Đánh số thứ tự từ F1 đến F5 theo chiều từ trái sang phải ta có tên các cầu chì theo bảng 4.2:
Hình 4.1 Các cầu chì trên mô hình
Bảng 4.2 Tên cầu chì trên mô hình thực tế
Tên chi tiết Hệ thống
F1 Hệ thống phân phối nguồn điện
F2 Hệ thống chìa khóa thông minh F3
F4 Hệ thống phun xăng đánh lửa F5
- Theo thứ tự từ trái sang phải ta có tên các Relay theo bảng 4.3:
Hình 4.2 Các Relay trên mô hình
Bảng 4.3 Tên các Relay trên mô hình thực tế
Tên chi tiết Hệ thống
Relay phân phối nguồn điện
IG2 ACC MAIN Relay cấp nguồn cho PCM
Một số lưu ý khi chẩn đoán sửa chữa mô hình
Các hư hỏng thường gặp:
- Độ sụt áp: Khi dòng điện chạy qua một mạch điện, điện áp sẽ giảm mỗi khi đi qua một điện trở Mức giảm áp này được gọi là độ sụt điện áp Ta có thể dựa vào độ sụt điện áp này để đo kiểm điện áp tại các vị trí trong mạch điện Nếu điện áp đo được không đúng thì có hư hỏng xảy ra
- Hở mạch: là hiện tượng đứt mạch điện Có thể là đứt ở bất kì đâu trong mạch điện: Cầu chì, các thiết bị điện, dây dẫn,… Để biết được vị trí đó có đứt hay không, ta lấy đồng hồ VOM , đo giữa 2 đầu Nếu có bằng điện áp nguồn thì chỗ đó đứt
- Tiếp xúc kém: Điện trở tại một vị trí trong mạch điện tăng đột biến là một hư hỏng do tình trạng tiếp xúc kém gây nên Khi điện trở tăng sẽ ngăn cản dòng điện chạy vào mạch điện nên các thiết bị điện không hoạt động đúng công suất định mức hoặc thiết bị không nhận đúng tín hiệu Dùng đồng hồ kiểm tra điện trở tại các vị trí ta sẽ xác định được vị trí tiếp xúc kém
- Ngắn mạch: Là tình trạng dây âm và dây dương chạm vào nhau gây ra hư hỏng
Bảng 4.4 Các lỗi thường xuất hiện trong hệ thống Smart Key
Lỗi có thể xảy ra Hiện tượng
Chập hoặc hở mạch mạng CAN thân xe
Không thể khởi động động cơ
PDM không nhận được tín hiệu tua máy (RPM)
>PDM đồng hồ táp lô
Máy đề sẽ kéo dài khoảng 5 giây
Máy đề tiếp tục chạy khi động cơ đã được hoạt động
Cặp tiếp điểm trong nút SSB bị lỗi
Một trong hai cặp tiếp điểm bị lỗi
Khởi động động cơ bằng phương pháp khởi động đúp
Cả hai cặp tiếp điểm bị lỗi Không thể khởi động
Mất liên kết ECM IPM Máy đề chạy 8 giây rồi ngừng
Mất liên kết giữa RF receiver và SMK
Không thể khởi động được động cơ vì SMK không tìm thấy chìa khóa Khởi động bằng LimpHome
Mất liên kết ESCL PDM
Có thể khởi động được nếu ESCL đang ở chế độ UNL OCK
Không thể khởi động được động cơ nếu ESCL đang ở chế động LOCK
Mất tín hiệu từ công tắc Unlock trong ESCL
Chốt khóa ESCL không chuyển từ Unlock Lock: Có thể khởi động động cơ
Chốt khóa ESCL không chuyển từ Lock Unlock: Không thể khởi động động cơ
Mất tín hiệu từ công tắc dẻ quạt Khởi động bằng cách nhấn nút SSB trên 10 giây
Bảng 4.5 Một số tính năng Safe Mode của hệ thống Smart Key
Hoạt động Loại safe mode
Dùng phương pháp khởi động đúp
(Nhấn nút SSB hai lần trong vòng 10 giây)
+ Khi một trong hai cặp tiếp điểm trong SSB bị hỏng
+ Cặp thứ nhất cấp tín hiệu cho hộp SMK
+ Cặp thứ hai cấp tín hiệu cho hộp PDM
Nhấn và giữ nút SSB trên 10 giây
+ Công tắc đèn phanh hoặc công tắc báo số “P” bị hỏng
Nhấn và giữ nút SSB trên 2 giây
+ Cần tắt máy khi cần số không ở vị trí “P” hoặc “N”
+ Cần tắt máy khẩn cấp khi xe đang chạy
Nhấn nhanh nút SSB 3 lần trong 3 giây Đưa chìa khóa vào ổ LimpHome đối với version 2.0 và đưa chìa lại gần nút SSB đối với version 2.5
+ Khi chìa khóa hết pin hoặc có lỗi trong hệ thống.
Hướng dẫn kết nối máy chẩn đoán
G-SCAN3 là thiết bị chuyên về chẩn đoán cho hầu hết các dòng xe hiện đại ngày nay Thiết bị G-SCAN3 kết nối với xe thông qua cổng OBD2 cho phép công việc chẩn đoán, cài đặt các hệ thống trên xe được chính xác và hiệu quả
Các bước để kết nối máy chẩn đoán với mô hình:
Hình 4.3 Giao diện phần mềm G-scan (Chọn “Chẩn đoán”)
Hình 4.4 Chọn thị trường xe (Kia General)
Hình 4.5 Chọn DTC Analysis để đọc lỗi hệ thống
Hình 4.6 Chọn hãng xe Cerato/Forte (TD)/năm 2009/ động cơ G 1.6 DOHC
Hình 4.7 Chọn PDM để đọc lỗi hộp
Hình 4.8 Chọn SMK để đọc lỗi hộp
Hình 4.9 Chọn Data Analysis để xem dữ liệu hệ thống
Hình 4.10 Một số dữ liệu của hộp PDM
Hình 4.11 Chọn Actuation Test để kích hoạt một số chi tiết trên mô hình
Hình 4.12 Giao diện Actuation Test
Thiết kế Pan tạo lỗi
Mô hình được thiết kế Pan lỗi để phục vụ cho việc thực tập chẩn đoán lỗi thông qua các công tắc sau:
Pan 1: Lỗi nguồn cấp từ Relay IG1 đến PCM
Pan 2: Lỗi tín hiệu SW1 của SSB SW đến PDM
Pan 3: Lỗi nguồn B+ từ PDM đến ESCL
Pan 4: Lỗi tín hiệu từ Antenna đến SMK Module
Pan 5: Lỗi tín hiệu từ Brake SW đến SMK Module
Pan 6: Lỗi tín hiệu từ Fob Holder đến PDM
Pan 7: Lỗi tín hiệu từ Parking SW đến SMK Module
Pan 8: Lỗi tín hiệu từ Transaxle Range SW đến Relay ST
Pan 9: Lỗi nguồn từ PDM cấp cuộn dây của Relay IG1
Hình 4.13 Công tắc Pan trên mô hình thực tế
Nội dung chi tiết các Pan như sau:
- Có nguồn ST, nhưng không có tín hiệu phun xăng, đánh lửa
- Khi bấm nút SSB SW hệ thống không hoạt động, nhưng bấm 2 lần liên tục trong 10s thì sẽ khởi động được hệ thống
- Khi bấm nút SSB SW, ESCL không hoạt động, hệ thống không hoạt động
- Khi bấm nút SSB SW, chìa khóa ở ngoài Fob Holder → Hệ thống không hoạt động, đèn báo trên Fob Holder nhấp nháy Hệ thống chỉ hoạt động ở chế độ LimpHome
- Bấm SSB SW và đạp phanh → Mất nguồn ST, không thể khởi động được, chỉ khởi động bằng phương pháp giữ phanh và giữ nút SSB SW 10s
- Hệ thống hoạt động bình thường khi chìa bên ngoài, SSB OFF bấm nút khóa trên chìa → ESCL khóa
- Hệ thống hoạt động bình thường khi chìa trong Fob Holder Khi SSB OFF đèn báo Fob Holder không nhấp nháy và ESCL không khóa khi rút chìa ra khỏi Fob Holder
- Hệ thống hoạt động bình thường, đồng thời khi SSB OFF thì đèn ACC luôn sáng
- Mất nguồn ST, hệ thống không khởi động được
- Mất nguồn IG, hệ thống không hoạt động
HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TRÊN MÔ HÌNH
Bài giảng thực hành (Dành cho người dạy)
❖ Nội dung: Thực hành kiểm tra, vận hành, đo kiểm các chi tiết chính của hệ thống
- Giúp sinh viên nắm rõ cách vận hành hệ thống
- Làm quen với việc đo kiểm trên hệ thống điện thân xe
- Sơ đồ mạch điện, sơ đồ bố trí relay, cầu chì
❖ Thực hành: Các công việc cần thực hiện
- Cấp nguồn, vận hành các chức năng của hệ thống Smart Key trên mô hình
- Dùng đồng hồ VOM đo kiểm các chi tiết trong hệ thống và điền vào bảng sau:
❖ Đơn vị (V): Đo điện áp so với mass
Bảng 5.1 Bảng giá trị điện áp của các chi tiết trong hệ thống
Tên chi tiết Chân cực
Giá trị Parking SW OFF, SSB OFF
Tên chi tiết Chân cực Giá trị
Tên chi tiết Chân cực Giá trị
Tên chi tiết Chân cực Giá trị
Tên chi tiết Chân cực
Giá trị Transaxle Range SW OFF, SSB OFF
Tên chi tiết Chân cực Giá trị
Tên chi tiết Chân cực Giá trị
Tên chi tiết Chân cực Giá trị
Tên chi tiết Chân cực Điều kiện Giá trị
Tất cả các trạng thái nút nhấn
Tên chi tiết Chân cực Điều kiện Giá trị
Tên chi tiết Chân cực Điều kiện Giá trị
1 Tất cả các trạng thái nút nhấn 12V
16 Tất cả các trạng thái nút nhấn 0V
23 Nhấn SSB đồng thời đo 12→0V
Tên chi tiết Chân cực Điều kiện Giá trị
1 Tất cả các trạng thái nút nhấn 0V
5 Tất cả các trạng thái nút nhấn 0V
10 Tất cả các trạng thái nút nhấn 12V
2 Tất cả các trạng thái nút nhấn 12V
3 Tất cả các trạng thái nút nhấn 12V
6 Nhấn SSB đồng thời đo 12V→0V
13 Tất cả các trạng thái nút nhấn 11V
19 Tất cả các trạng thái nút nhấn 10.5V
20 Tất cả các trạng thái nút nhấn 12V
Tên chi tiết Chân cực Thang đo Giá trị
Antenna 1 và 2 Điện trở 2 Ohm
Mô tả Chân cực Điều kiện Giá trị
IG 12V Điều khiển Relay MAIN 9
STA Tạo xung Điều khiển bơm nhiên liệu 37 OFF 0V
Tín hiệu cảm biến trục khuỷu 55
Nguồn cấp trực tiếp 56 Tất cả các trạng thái nút nhấn 12V
❖ Nội dung: Thực hành Pan số 1, kiểm tra PCM
- Giúp sinh viên nắm rõ cách vận hành hệ thống
- Phát hiện ra những hư hỏng của hệ thống
- Làm quen với việc xử lý hư hỏng, chẩn đoán
- Sơ đồ mạch điện, sơ đồ bố trí relay, cầu chì
- Bước 1: Cấp nguồn, vận hành thử các chức năng của hệ thống trước khi bật Pan
- Bước 2: Bật Pan 1 bằng cách gạt công tắt Pan 1 sang vị trí ON
- Bước 3: Quan sát hiện tượng
+ Có nguồn ST, nhưng không có tín hiệu phun xăng đánh lửa
- Bước 4: Tham khảo sơ đồ mạch điện, xác định các trường hợp hư hỏng có thể xảy ra
+ Dây dẫn bị đứt hoặc tiếp xúc kém
- Bước 5: Tiến hành kiểm tra
+ Chân 56 (CGGA-A) và mass (Mọi điều điện):
• Nếu đo được 12V → Dây dẫn tốt
• Nếu đo được 0V → Dây dẫn bị đứt
+ Chân 9 (CGGA-A) và mass khi SSB OFF:
• Nếu đo được 12V → PCM tốt
• Nếu không có 12V → PCM có vấn đề
+ Chân 9 (CGGA-A) và mass khi IG:
• Nếu đo được 0V → PCM tốt
• Nếu đo được khác 0V → PCM có vấn đề
+ Chân 6 (CGGA-K) và mass khi SSB OFF:
• Nếu đo được 0V → Relay Main tốt
• Nếu đo được khác 0V → Relay Main có vấn đề
+ Chân 6 (CGGA-K) và mass khi IG:
• Nếu đo được 12V → Relay Main tốt
• Nếu đo được → Relay Main có vấn đề
+ Chân 11 (CGGA-A) và mass khi SSB OFF:
• Nếu đo được 0V → Relay IG1 tốt
• Nếu đo được khác 0V → Relay IG1 có vấn đề
+ Chân 11 (CGGA-A) và mass khi IG:
• Nếu đo được 12V → Relay IG1 tốt
• Nếu không có 12V → Relay IG1 có vấn đề
+ Relay Main không hoạt động → dây dẫn nối từ PCM đến relay Main bị đứt hoặc relay bị hỏng
+ Relay Main vẫn hoạt động nhưng không có tín hiệu phun xăng, đánh lửa → dây dẫn từ nguồn đến tiếp điểm của relay bị đứt
- Kiểm tra dây dẫn: Dùng đồng hồ VOM đo thông mạch, kiểm tra dây dẫn từ nguồn đến PCM, Relay Main và từ Relay Main đến hộp PCM có đứt không
- Bước 6: Xác định nguyên nhân hư hỏng
+ Nguyên nhân hư hỏng ở đây là : Dây dẫn từ Relay IG1 đến hộp PCM bị đứt
- Bước 7: Xử lý hư hỏng bằng cách gạt công tắc Pan 2 sang vị trí OFF
- Bước 8: Kiểm tra lại chức năng sau khi xử lý hư hỏng
- Bước 9: Hoàn thành phiếu thực hành và nộp lại cho giảng viên
Bảng 5.2 Bảng giá trị điện áp sau khi bật Pan 1
Tên chi tiết Chân cực Điện áp đo được
Bảng 5.3 Bảng đo thông mạch sau khi bật Pan 1
Vị trí đo thông mạch Kết quả đo Kết luận
Chân số 86 của Relay MAIN đến chân số 9 (CGGA-A) của PCM Thông mạch Dây dẫn tốt Chân số 85 của Relay MAIN và B+ Thông mạch Dây dẫn tốt Chân số 30 của Relay MAIN và B+ Thông mạch Dây dẫn tốt
Chân số 87 của Relay MAIN đến chân số 6 (CGGA-K) của PCM Thông mạch Dây dẫn tốt Chân số 87 của Relay IG1 đến chân số 11 (CGGA-A) của PCM Không thông mạch Dây dẫn bị đứt
❖ Nội dung: Thực hành Pan số 2, kiểm tra SSB SW
- Giúp sinh viên nắm rõ cách vận hành hệ thống
- Phát hiện ra những hư hỏng của hệ thống
- Làm quen với việc xử lý hư hỏng, chẩn đoán
- Sơ đồ mạch điện, sơ đồ bố trí relay, cầu chì
- Bước 1: Cấp nguồn, vận hành thử các chức năng của hệ thống trước khi bật Pan
- Bước 2: Bật Pan 2 bằng cách gạt công tắt Pan 2 sang vị trí ON
- Bước 3: Quan sát hiện tượng
+ Khi bấm nút SSB SW hệ thống không hoạt động, nhưng bấm 2 lần liên tục trong 10s thì sẽ khởi động được hệ thống
- Bước 4: Tham khảo sơ đồ mạch điện, xác định trường hợp hư hỏng có thể xảy ra + Dây dẫn bị đứt hoặc tiếp xúc kém
+ Nút SSB SW bị hỏng
- Bước 5: Tiến hành kiểm tra
- Kiểm tra SSB SW: : Dùng đồng hồ VOM đo điện áp đến SSB SW để khoanh vùng hư hỏng
+ Nhấn nút SSB SW và có điện áp 12→0V tại chân 1,7 (M29) và mass thì tiếp điểm nút SSB SW tốt
+ Nhấn nút và không có điện áp 12→0V tại chân 1,7 (M29) và mass thì tiếp điểm nút SSB SW hỏng
+ Chân số 6 của SSB SW luôn có 12V, nếu không có 12V thì dây dẫn từ nguồn đến bị đứt
+ Relay ACC không hoạt động → dây dẫn nối từ PCM đến relay ACC bị đứt hoặc relay bị hỏng
+ Relay ACC vẫn hoạt động nhưng đèn ACC không sáng → dây dẫn từ nguồn đến tiếp điểm của relay bị đứt
+ Relay IG1 không hoạt động → dây dẫn nối từ PCM đến relay IG1 bị đứt hoặc relay bị hỏng
+ Relay IG1 vẫn hoạt động nhưng đèn ON không sáng → dây dẫn từ nguồn đến tiếp điểm của relay bị đứt
- Kiểm tra dây dẫn: Dùng đồng hồ VOM đo thông mạch, kiểm tra dây dẫn từ SSB SW đến hộp SMK và PDM có đứt không
- Bước 6: Xác định nguyên nhân hư hỏng
+ Nguyên nhân hư hỏng ở đây là : Dây dẫn từ chân số 1 (M29) của SSB SW đến hộp PDM bị đứt
- Bước 7: Xử lý hư hỏng bằng cách gạt công tắc Pan 2 sang vị trí OFF
- Bước 8: Kiểm tra lại chức năng sau khi xử lý hư hỏng
- Bước 9: Hoàn thành phiếu thực hành và nộp lại cho giảng viên
Bảng 5.4 Bảng giá trị điện áp sau khi bật Pan 2
Tên chi tiết Chân cực Điện áp đo được
Bảng 5.5 Bảng đo thông mạch sau khi bật Pan 2
Vị trí đo thông mạch Kết quả đo Kết luận
Chân số 1 (M29) của SSB SW và 6
(M12-B) của PDM Không thông mạch Dây dẫn bị đứt Chân số 6 (M29) của SSB SW và B+ Thông mạch Dây dẫn tốt Chân số 7 (M29) của SSB SW và 23
(F25-A) của SMK Thông mạch Dây dẫn tốt
Chân số 30 của Relay IG1 và B+ Thông mạch Dây dẫn tốt Chân số 86 của Relay IG1 và 7 (M12-
A) của PDM Thông mạch Dây dẫn tốt
Chân số 30 của Relay ACC và B+ Thông mạch Dây dẫn tốt Chân số 86 của Relay ACC và 9
(M12-A) của PDM Thông mạch Dây dẫn tốt
Chân số 1 và 6 (M29) của SSB SW
Nút nhấn tốt Chân số 7 và 6 (M29) của SSB SW
❖ Nội dung: Thực hành Pan số 3, kiểm tra ESCL
- Giúp sinh viên nắm rõ cách vận hành hệ thống
- Phát hiện ra những hư hỏng của hệ thống
- Làm quen với việc xử lý hư hỏng, chẩn đoán
- Sơ đồ mạch điện, sơ đồ bố trí relay, cầu chì
- Bước 1: Cấp nguồn, vận hành thử các chức năng của hệ thống trước khi bật Pan
- Bước 2: Bật Pan 3 bằng cách gạt công tắt Pan 3 sang vị trí ON
- Bước 3: Quan sát hiện tượng
+ Khi bật Pan, khi bấm nút SSB lần đầu tiên hệ thống hoạt động bình thường, Pan sẽ hoạt động khi bấm SSB lần 2
+ Khi bấm nút SSB SW, ESCL không hoạt động, hệ thống không hoạt động
- Bước 4: Tham khảo sơ đồ mạch điện, xác định các trường hợp hư hỏng có thể xảy ra
+ Dây dẫn bị đứt hoặc tiếp xúc kém
- Bước 5: Tiến hành kiểm tra
+ Kiểm tra cấp nguồn ( Điều kiện ESCL lock), nhấn nút SSB SW:
• Đo điện áp chân số 3 (M13) và mass nếu có 12→0V, mà ESCL không hoạt động
• Nếu không có 12V → dây dẫn bị đứt
• Đo tín hiệu ennable chân số 4 (M13) với mass 12→0V, nếu giá trị không có 12V thì ESCL không Unlock được
+ Kiểm tra tín hiệu (Tất cả các trạng thái nút nhấn):
• Đo điện áp chân số 2 (M13) với mass là 0V
• Đo điện áp chân số 6 (M13) với mass luôn 11.5V
• Đo điện áp chân số 5 (M13) với mass luôn 11.5V
- Kiểm tra dây dẫn: Dùng đồng hồ VOM đo thông mạch, kiểm tra dây dẫn từ ESCL đến hộp SMK và PDM có đứt không
- Bước 6: Xác định nguyên nhân hư hỏng
+ Nguyên nhân hư hỏng ở đây là : Dây dẫn từ chân số 3 (M13) của ESCL đến PDM bị đứt
- Bước 7: Xử lý hư hỏng bằng cách gạt công tắc Pan 3 sang vị trí OFF
- Bước 8: Kiểm tra lại chức năng sau khi xử lý hư hỏng
- Bước 9: Hoàn thành phiếu thực hành và nộp lại cho giảng viên
Bảng 5.6 Bảng giá trị điện áp sau khi bật Pan 3
Tên chi tiết Chân cực Kết quả đo được
Bảng 5.7 Bảng đo thông mạch sau khi bật Pan 3
Vị trí đo thông mạch Kết quả đo Kết luận
Chân số 2 (M13) của ESCL và 5
(M12-A) của PDM Thông mạch Dây dẫn tốt
Chân số 3 (M13) của ESCL và 4
(M12-A) của PDM Không thông mạch Dây dẫn bị đứt
Chân số 4 (M13) của ESCL và 18
(F25-A) của SMK Module Thông mạch Dây dẫn tốt
Chân số 5 (M13) của ESCL và 13
(M12-B) của PDM Thông mạch Dây dẫn tốt
Chân số 6 (M13) của ESCL và 12
(F25-A) của SMK Module Thông mạch Dây dẫn tốt
❖ Nội dung: Thực hành Pan số 4, kiểm tra Antenna và RF Receiver
- Giúp sinh viên nắm rõ cách vận hành hệ thống
- Phát hiện ra những hư hỏng của hệ thống
- Làm quen với việc xử lý hư hỏng, chẩn đoán
- Sơ đồ mạch điện, sơ đồ bố trí relay, cầu chì
- Bước 1: Để chìa khóa bên ngoài Fob Holder, cấp nguồn, vận hành thử các chức năng của hệ thống trước khi bật Pan
- Bước 2: Bật Pan 4 bằng cách gạt công tắt Pan 4 sang vị trí ON
- Bước 3: Quan sát hiện tượng
+ Khi bấm nút SSB SW, chìa khóa ở ngoài Fob Holder → Hệ thống không hoạt động Hệ thống chỉ hoạt động ở chế độ Limp Home
- Bước 4: Tham khảo sơ đồ mạch điện, xác định các trường hợp hư hỏng có thể xảy ra
+ Dây dẫn bị đứt hoặc tiếp xúc kém
- Bước 5: Tiến hành kiểm tra
- Kiểm tra RF Receive: Dùng đồng hồ VOM đo điện áp đến RF Receiver để khoanh vùng hư hỏng
+ Tiến hành đo điện áp tại chân số 3 (M17) và nguồn luôn là 12V
+ Tiến hành đo điện áp tại chân số 4 (M17) và mass luôn là 0V
+ Chân số 1 (M17) có điện áp 11.5V
Nếu giá trị khác giá trị chuẩn trên thì RF Receiver còn tốt, hoặc có giá trị nào đó không đúng thì nguyên nhân có thể bị đứt dây dẫn
- Kiểm tra Antenna: Đo diện trở 2 đầu cuộn dây Antenna
+ Điện trở bằng 2 Ohm → Antenna tốt
+ Điện trở bằng vô cực → Antenna hỏng
+ Relay ACC không hoạt động → dây dẫn nối từ PCM đến relay ACC bị đứt hoặc relay bị hỏng
+ Relay ACC vẫn hoạt động nhưng đèn ACC không sáng → dây dẫn từ nguồn đến tiếp điểm của relay bị đứt
+ Relay IG1 không hoạt động → dây dẫn nối từ PCM đến relay IG1 bị đứt hoặc relay bị hỏng
+ Relay IG1 vẫn hoạt động nhưng đèn ON không sáng → dây dẫn từ nguồn đến tiếp điểm của relay bị đứt
- Kiểm tra dây dẫn: Dùng đồng hồ VOM đo thông mạch, kiểm tra dây dẫn từ RF
Receiver đến hộp SMK có đứt không
- Bước 6: Xác định nguyên nhân hư hỏng
+ Nguyên nhân hư hỏng ở đây là : Dây dẫn từ 1 (M18) của Antenna đến SMK Module bị đứt
- Bước 7: Xử lý hư hỏng bằng cách gạt công tắc Pan 4 sang vị trí OFF
- Bước 8: Kiểm tra lại chức năng sau khi xử lý hư hỏng
- Bước 9: Hoàn thành phiếu thực hành và nộp lại cho giảng viên
Bảng 5.8 Bảng giá trị điện áp sau khi bật Pan 4
Tên chi tiết Chân cực Điện áp đo được
Bảng 5.9 Bảng đo thông mạch sau khi bật Pan 4
Vị trí đo thông mạch Kết quả đo Kết luận
Chân số 1 (M17) của RF Receiver và 13 (F25-A) của SMK Module Thông mạch Dây dẫn tốt
Chân số 3 (M17) của RF Receiver và B+ Thông mạch Dây dẫn tốt
Chân số 4 (M17) của RF Receiver và mass Thông mạch Dây dẫn tốt
Chân số 1 và 2 (M18) của Antenna Thông mạch Antenna tốt
Chân số 1 (M18) của Antenna và 2
(F25-B) của SMK Module Thông mạch Dây dẫn tốt
Chân số 2 (M18) của Antenna và
10 (F25-B) của SMK Module Không thông mạch Dây dẫn bị đứt Chân số 1 (M29) của SSB SW và 6
(M12-B) của PDM Thông mạch Dây dẫn tốt
Chân số 6 (M29) của SSB SW và
B+ Thông mạch Dây dẫn tốt
Chân số 7 (M29) của SSB SW và
23 (F25-A) của SMK Thông mạch Dây dẫn tốt
❖ Nội dung: Thực hành Pan số 5, kiểm tra Brake SW
- Giúp sinh viên nắm rõ cách vận hành hệ thống
- Phát hiện ra những hư hỏng của hệ thống
- Làm quen với việc xử lý hư hỏng, chẩn đoán
- Sơ đồ mạch điện, sơ đồ bố trí relay, cầu chì
- Bước 1: Cấp nguồn, vận hành thử các chức năng của hệ thống trước khi bật Pan
- Bước 2: Bật Pan 5 bằng cách gạt công tắt Pan 5 sang vị trí ON
- Bước 3: Quan sát hiện tượng
+ Bấm SSB SW và đạp phanh → Đèn Start không sáng, không thể khởi động được, chỉ khởi động bằng phương pháp giữ nút SSB SW 10s
- Bước 4: Tham khảo sơ đồ mạch điện, xác định các trường hợp hư hỏng có thể xảy ra
+ Dây dẫn bị đứt hoặc tiếp xúc kém
- Bước 5: Tiến hành kiểm tra
- Kiểm tra Brake SW: Dùng đồng hồ VOM đo điện áp đến Brake SW để khoanh vùng hư hỏng
+ Không nhấn Brake SW, đo chân số 1 (CGG52) và mass:
• Nếu điện áp là 12V thì dây dẫn từ nguồn đến công tắc tốt
• Nếu không có điện áp 12V thì dây dẫn từ nguồn đến công tắc bị đứt
+ Khi nhấn Brake SW, đo chân số 2 (CGG52) và mass:
• Nếu điện áp là 12V thì tiếp điểm công tắc tốt
• Nếu không có điện áp 12V thì tiếp điểm công tắc hỏng
- Kiểm tra SMK Module: Nhấn Brake SW và đo điện áp tại chân 24 (F25-A) và mass + Nếu điện áp là 12V thì dây dẫn tốt
+ Nếu không có điện áp 12V thì dây bẫn từ Brake SW đến bị đứt
- Kiểm tra PDM: Đo điện áp tại chân số 6 (M12-A), ST
+ Nếu điện áp là 11.5V thì PDM tốt
+ Nếu không có điện áp 11.5V thì dây dẫn bị đứt hoặc PDM bị hỏng
+ Relay ST không hoạt động → dây dẫn nối Transaxle Range SW đến relay bị đứt hoặc relay bị hỏng
+ Relay ST vẫn hoạt động nhưng đèn vẫn không sáng → dây dẫn từ nguồn đến tiếp điểm của relay bị đứt
- Kiểm tra dây dẫn: Dùng đồng hồ VOM đo thông mạch, kiểm tra dây dẫn từ Brake
SW đến hộp SMK có đứt không
- Bước 6: Xác định nguyên nhân hư hỏng
+ Nguyên nhân hư hỏng ở đây là : Dây dẫn từ 2 (CGG52) của Brake SW đến SMK Module bị đứt
- Bước 7: Xử lý hư hỏng bằng cách gạt công tắc Pan 5 sang vị trí OFF
- Bước 8: Kiểm tra lại chức năng sau khi xử lý hư hỏng
- Bước 9: Hoàn thành phiếu thực hành và nộp lại cho giảng viên
Bảng 5.10 Bảng giá trị điện áp sau khi bật Pan 5
Tên chi tiết Chân cực Điện áp đo được
Bảng 5.11 Bảng đo thông mạch sau khi bật Pan 5
Vị trí đo thông mạch Kết quả đo Kết luận
Chân số 1 (CGG52) của Brake SW và B+ Thông mạch Dây dẫn tốt
Chân số 2 (CGG52) của Brake SW và 24 (F25-A) của SMK Module Không thông mạch Dây dẫn bị đứt Chân số 1 và 2 (CGG52) của Brake
Công tắc tốt Chân số 1 và 2 (CGG52) của Brake
Chân số 86 Relay ST và mass Thông mạch Dây dẫn tốt
Chân số 30 Relay ST và nguồn B+ Thông mạch Dây dẫn tốt
❖ Nội dung: Thực hành Pan số 6, kiểm tra Fob Holder
- Giúp sinh viên nắm rõ cách vận hành hệ thống
- Phát hiện ra những hư hỏng của hệ thống
- Làm quen với việc xử lý hư hỏng, chẩn đoán
- Sơ đồ mạch điện, sơ đồ bố trí relay, cầu chì
- Bước 1: Cấp nguồn, vận hành thử các chức năng của hệ thống trước khi bật Pan
- Bước 2: Bật Pan 6 bằng cách gạt công tắt Pan 6 sang vị trí ON
- Bước 3: Quan sát hiện tượng
+ Hệ thống hoạt động bình thường khi chìa bên ngoài, SSB OFF bấm nút khóa trên chìa → ESCL khóa
+ Hệ thống hoạt động bình thường khi chìa trong Fob Holder Khi SSB OFF đèn báo Fob Holder không nhấp nháy và ESCL không khóa khi rút chìa ra khỏi Fob Holder
- Bước 4: Tham khảo sơ đồ mạch điện, xác định các trường hợp hư hỏng có thể xảy ra
+ Dây dẫn bị đứt hoặc tiếp xúc kém
- Bước 5: Tiến hành kiểm tra
- Kiểm tra Fob Holder: Dùng đồng hồ VOM đo điện áp đến RF Receiver để khoanh vùng hư hỏng (Đặt chìa trong Fob Holder)
+ Tiến hành đo điện áp tại chân số 6,8 (M15) và nguồn:
• Nếu có điện áp 12V đến Fob Holder → Dây dẫn tốt
• Nếu không có điện áp 12V → Tiến hành kiểm tra dây dẫn
+ Tiến hành đo điện áp tại chân số 2 (M15) và mass:
• Nếu có điện áp 11.5V → Dây dẫn tốt
• Nếu không có điện áp 11.5V → Dây dẫn bị đứt
+ Tiến hành đo điện áp tại chân số 3 (M15) và mass:
• Nếu có điện áp 10.5V → Dây dẫn tốt
• Nếu không có điện áp 10.5V → Dây dẫn bị đứt
+ Tiến hành đo điện áp tại chân số 5 (M15) và mass:
• Nếu có điện áp 0V → Dây dẫn thông mass
• Nếu điện áp khác 0V → Dây dẫn không thông mass
+ Tiến hành đo điện áp tại chân số 7 (M15) và mass:
• Nếu có điện áp 11.5V → Dây dẫn tốt
• Nếu không có điện áp 11.5V → Dây dẫn bị đứt
+ Tiến hành đo điện áp tại chân số 9 (M15) và mass:
• Nếu có điện áp 0.1V → Tiếp điểm công tắc của Fob Holder tốt
• Nếu điện áp khác 0.1V → Tiếp điểm công tắc của Fob Holder hỏng
- Kiểm tra dây dẫn: Dùng đồng hồ VOM đo thông mạch, kiểm tra dây dẫn từ nguồn đến Fob Holder và từ Fob Holder đến PDM có đứt không
- Bước 6: Xác định nguyên nhân hư hỏng
+ Nguyên nhân hư hỏng ở đây là : Dây dẫn từ 9 (M15) của Fob Holder đến PDM bị đứt
- Bước 7: Xử lý hư hỏng bằng cách gạt công tắc Pan 6 sang vị trí OFF
- Bước 8: Kiểm tra lại chức năng sau khi xử lý hư hỏng
- Bước 9: Hoàn thành phiếu thực hành và nộp lại cho giảng viên
Bảng 5.12 Bảng giá trị điện áp sau khi bật Pan 6
Tên chi tiết Chân cực Điện áp đo được
Fob Holder (Chìa khóa nằm trong Fob Holder)
Fob Holder (Chìa khóa nằm ngoài Fob Holder)
Bảng 5.13 Bảng đo thông mạch sau khi bật Pan 6
Vị trí đo thông mạch Kết quả đo Kết luận
Chân số 2 (M15) của Fob Holder với
2 (M12-B) của PDM Thông mạch Dây dẫn tốt
Chân số 3 (M15) của Fob Holder với
19 (M12-B) của PDM Thông mạch Dây dẫn tốt
Chân số 5 (M15) của Fob Holder với mass Thông mạch Dây dẫn tốt
Chân số 6 (M15) của Fob Holder với nguồn B+ Thông mạch Dây dẫn tốt
Chân số 7 (M15) của Fob Holder với
3 (M12-B) của PDM Thông mạch Dây dẫn tốt
Chân số 8 (M15) của Fob Holder với nguồn B+ Thông mạch Dây dẫn tốt
Chân số 9 (M15) của Fob Holder với
12 (M12-B) của PDM Không thông mạch Dây dẫn bị đứt
❖ Nội dung: Thực hành Pan số 7, kiểm tra Parking SW
- Giúp sinh viên nắm rõ cách vận hành hệ thống
- Phát hiện ra những hư hỏng của hệ thống
- Làm quen với việc xử lý hư hỏng, chẩn đoán
- Sơ đồ mạch điện, sơ đồ bố trí relay, cầu chì
- Bước 1: Cấp nguồn, vận hành thử các chức năng của hệ thống trước khi bật Pan
- Bước 2: Bật Pan 7 bằng cách gạt công tắt Pan 7 sang vị trí ON
- Bước 3: Quan sát hiện tượng
+ Hệ thống khởi động được, đồng thời khi SSB OFF thì đèn ACC luôn sáng
- Bước 4: Tham khảo sơ đồ mạch điện, xác định các trường hợp hư hỏng có thể xảy ra
+ Dây dẫn bị đứt hoặc tiếp xúc kém
+ Công tắc Parking SW bị hỏng
- Bước 5: Tiến hành kiểm tra
- Kiểm tra Parking SW: Dùng đồng hồ VOM đo điện áp đến Brake SW để khoanh vùng hư hỏng
+ Không nhấn Parking SW, SSB OFF: đo chân số 1 (M28) và mass
• Nếu điện áp là 0.5V thì dây dẫn từ SMK Module đến công tắc tốt
• Nếu không có điện áp 0.5V thì dây dẫn từ SMK Module đến công tắc bị đứt + Khi nhấn Parking SW, ACC: đo chân số 2 (M28) và mass
• Nếu điện áp là 0V thì tiếp điểm công tắc tốt
• Nếu điện áp khác 0V thì tiếp điểm công tắc hỏng
- Kiểm tra SMK Module: Đo điện áp tại chân 15 (F25-A) khi không ấn Parking SW + Nếu điện áp là 0.5V thì dây dẫn tốt
+ Nếu không có điện áp 0.5V thì dây dẫn bị đứt, cần kiểm tra dây dẫn
+ ACC, đo chân số 9 ( M12-A) và mass:
• Nếu đo được 11.5V → PDM tốt
• Nếu đo được 0V → dây dẫn bị đứt hoặc PDM bị vấn đề
+ ACC, đo chân số 4 (M12-B) và mass:
• Nếu đo được 11.5V → Relay ACC tốt
• Nếu đo được 0V → dây dẫn bị đứt hoặc Relay ACC bị vấn đề
+ Relay ACC không hoạt động → dây dẫn nối PDM đến relay bị đứt hoặc relay bị hỏng
+ Relay ACC vẫn hoạt động nhưng đèn vẫn không sáng → dây dẫn từ nguồn đến tiếp điểm của relay bị đứt
- Kiểm tra dây dẫn: Dùng đồng hồ VOM đo thông mạch, kiểm tra dây dẫn từ Parking
SW đến hộp SMK có đứt không
- Bước 6: Xác định nguyên nhân hư hỏng
+ Nguyên nhân hư hỏng ở đây là : Dây dẫn từ 1 (M28) của Parking SW đến SMK Module bị đứt
- Bước 7: Xử lý hư hỏng bằng cách gạt công tắc Pan 7 sang vị trí OFF
- Bước 8: Kiểm tra lại chức năng sau khi xử lý hư hỏng
- Bước 9: Hoàn thành phiếu thực hành và nộp lại cho giảng viên
Bảng 5.14 Bảng giá trị điện áp sau khi bật Pan 7
Tên chi tiết Chân cực Điện áp đo được Parking SW OFF,
Bảng 5.15 Bảng đo thông mạch sau khi bật Pan 7
Vị trí đo thông mạch Kết quả đo Kết luận
Chân số 1 (M28) của Parking SW và 15 (F25-A) của SMK Module Không thông mạch Dây dẫn bị đứt
Chân số 2 (M28) của Parking SW và mass Thông mạch Dây dẫn tốt
Chân số 86 của Relay ACC đến chân số 9 (M12-A) của PDM Thông mạch Dây dẫn tốt
Chân số 85 của Relay ACC và mass Thông mạch Dây dẫn tốt
Chân số 30 của Relay ACC và B+ Thông mạch Dây dẫn tốt
Chân số 87 của Relay ACC đến chân số 4 (M12-B) của PDM Thông mạch Dây dẫn tốt
Chân số 1 và 2 của Parking SW
(ON) Thông mạch Công tắc tốt
Chân số 1 và 2 của Parking SW
❖ Nội dung: Thực hành Pan số 8, kiểm tra Transaxle Range SW
- Giúp sinh viên nắm rõ cách vận hành hệ thống
- Phát hiện ra những hư hỏng của hệ thống
- Làm quen với việc xử lý hư hỏng, chẩn đoán
- Sơ đồ mạch điện, sơ đồ bố trí relay, cầu chì
- Bước 1: Cấp nguồn, vận hành thử các chức năng của hệ thống trước khi bật Pan
- Bước 2: Bật Pan 8 bằng cách gạt công tắt Pan 8 sang vị trí ON
- Bước 3: Quan sát hiện tượng
+ Mất nguồn ST, hệ thống không khởi động được
- Bước 4: Tham khảo sơ đồ mạch điện, xác định các trường hợp hư hỏng có thể xảy ra
+ Dây dẫn bị đứt hoặc tiếp xúc kém
+ Công tắc Transaxle Range SW bị hỏng
- Bước 5: Tiến hành kiểm tra
- Kiểm tra Transaxle Range SW: Dùng đồng hồ VOM đo điện áp đến Transaxle Range
SW để khoanh vùng hư hỏng
+ Transaxle Range SW ON, ST: đo điện áp chân số 1 (CGG01) và mass
• Nếu điện áp là 11.5V thì dây dẫn từ PDM đến công tắc tốt
• Nếu không có điện áp 11.5V thì dây dẫn từ PDM đến công tắc bị đứt
+ Transaxle Range SW ON, ST: đo điện áp chân số 2 (CGG01) và mass
• Nếu điện áp là 10.5V thì tiếp điểm công tắc tốt
• Nếu không có điện áp 10.5V thì tiếp điểm công tắc hỏng
- Kiểm tra PDM: Đo điện áp tại chân số 6 (M12-A), ST
+ Nếu điện áp là 11.5V thì PDM tốt
+ Nếu không có điện áp 11.5V thì dây dẫn bị đứt
+ Relay ST không hoạt động → dây dẫn nối Transaxle Range SW đến relay bị đứt hoặc relay bị hỏng
+ Relay ST vẫn hoạt động nhưng đèn vẫn không sáng → dây dẫn từ nguồn đến tiếp điểm của relay bị đứt
- Kiểm tra dây dẫn: Dùng đồng hồ VOM đo thông mạch, kiểm tra dây dẫn từ Transaxle Range SW đến hộp PDM và Relay ST có đứt không
- Bước 6: Xác định nguyên nhân hư hỏng
+ Nguyên nhân hư hỏng ở đây là : Dây dẫn từ 2 (CGG01) của Transaxle Range SW đến Relay ST bị đứt
- Bước 7: Xử lý hư hỏng bằng cách gạt công tắc Pan 8 sang vị trí OFF
- Bước 8: Kiểm tra lại chức năng sau khi xử lý hư hỏng
- Bước 9: Hoàn thành phiếu thực hành và nộp lại cho giảng viên
Bảng 5.16 Bảng giá trị điện áp sau khi bật Pan 8
Tên chi tiết Chân cực Điện áp đo được
Bảng 5.17 Bảng đo thông mạch sau khi bật Pan 8
Vị trí đo thông mạch Kết quả đo Kết luận
Chân số 1 (CGG01) của Transaxle
Range SW và 6 (M12-A) của PDM Thông mạch Dây dẫn tốt
Chân số 2 (CGG01) của Transaxle
Range SW và 85 Relay ST
Không thông mạch Dây dẫn bị đứt
Chân số 1 và 2 của Transaxle Range
Công tắc tốt Chân số 1 và 2 của Transaxle Range
Không thông mạch Chân số 86 Relay ST và mass Thông mạch Dây dẫn tốt
Chân số 30 Relay ST và nguồn B+ Thông mạch Dây dẫn tốt
❖ Nội dung: Thực hành Pan số 9, kiểm tra Relay IG1 và PDM
- Giúp sinh viên nắm rõ cách vận hành hệ thống
- Phát hiện ra những hư hỏng của hệ thống
- Làm quen với việc xử lý hư hỏng, chẩn đoán
- Sơ đồ mạch điện, sơ đồ bố trí relay, cầu chì
- Bước 1: Cấp nguồn, vận hành thử các chức năng của hệ thống trước khi bật Pan
- Bước 2: Bật Pan 9 bằng cách gạt công tắt Pan 9 sang vị trí ON
- Bước 3: Quan sát hiện tượng
+ Mất nguồn IG, hệ thống không hoạt động
- Bước 4: Tham khảo sơ đồ mạch điện, xác định các trường hợp hư hỏng có thể xảy ra
+ Dây dẫn bị đứt hoặc tiếp xúc kém
- Bước 5: Tiến hành kiểm tra
+ Đo chân số 7 (M12-A) và mass:
• Nếu điện áp đo được 11.5V → PDM tốt
• Nếu điện áp đo được không có 11.5V → dây dẫn bị đứt hoặc PDM bị vấn đề + Đo chân số 9 (M12-B) và mass:
• Nếu điện áp đo được 12V → Relay IG1 có cấp nguồn đến
• Nếu điện áp đo được không có 12V → dây dẫn từ Relay IG1 đến bị đứt hoặc Relay IG1 bị vấn đề
+ Đo chân số 8 (M12-A) và mass:
• Nếu điện áp đo được 11.5V → PDM tốt
• Nếu điện áp đo được không có 11.5V → dây dẫn bị đứt hoặc PDM bị vấn đề + Đo chân số 1 (M12-B) và mass:
• Nếu điện áp đo được 12V → Relay IG2 có cấp nguồn đến
• Nếu điện áp đo được không có 12V → dây dẫn từ Relay IG2 đến bị đứt hoặc Relay IG2 bị vấn đề
- Kiểm tra Relay IG1, IG2:
+ Relay IG1/IG2 không hoạt động → dây dẫn nối PDM đến relay bị đứt hoặc relay bị hỏng
+ Relay IG1/IG2 vẫn hoạt động nhưng đèn vẫn không sáng → dây dẫn từ nguồn đến tiếp điểm của relay bị đứt
- Kiểm tra dây dẫn: Dùng đồng hồ VOM đo thông mạch, kiểm tra dây dẫn từ nguồn đến Relay IG1/IG2 và từ Relay IG1/IG2 đến hộp PDM có đứt không
- Bước 6: Xác định nguyên nhân hư hỏng
+ Nguyên nhân hư hỏng ở đây là : Dây dẫn từ PDM đến Relay IG1 bị đứt
- Bước 7: Xử lý hư hỏng bằng cách gạt công tắc Pan 9 sang vị trí OFF
- Bước 8: Kiểm tra lại chức năng sau khi xử lý hư hỏng
- Bước 9: Hoàn thành phiếu thực hành và nộp lại cho giảng viên
Bảng 5.18 Bảng giá trị điện áp sau khi bật Pan 9
Tên chi tiết Chân cực Điện áp đo được
Bảng 5.19 Bảng đo thông mạch sau khi bật Pan 9
Vị trí đo thông mạch Kết quả đo Kết luận
Chân số 86 của Relay IG1 đến chân số 7 (M12-A) của PDM Không thông mạch Dây dẫn bị đứt Chân số 85 của Relay IG1 và mass Thông mạch Dây dẫn tốt
Chân số 30 của Relay IG1 và B+ Thông mạch Dây dẫn tốt
Chân số 87 của Relay IG1 đến chân số 9 (M12-B) của PDM Thông mạch Dây dẫn tốt
Chân số 86 của Relay IG2 đến chân số 8 (M12-A) của PDM Thông mạch Dây dẫn tốt
Chân số 85 của Relay IG2 và mass Thông mạch Dây dẫn tốt
Chân số 30 của Relay IG2 và B+ Thông mạch Dây dẫn tốt
Chân số 87 của Relay IG2 đến chân số 1 (M12-B) của PDM Thông mạch Dây dẫn tốt
Phiếu thực hành (Dành cho người học)
Hệ thống Smart Key Ngày: … /.…./…….…
Thời gian thực hiện: … Phút Thời gian bắt đầu:……… Thời gian kết thúc:……… Điểm Nhận xét của giảng viên
1 Nội dung: Thực hành kiểm tra, vận hành, đo kiểm các chi tiết chính của hệ thống Smart Key
- Giúp cho sinh viên nắm rõ hệ thống và cách vận hành hệ thống
- Làm quen với công việc đo kiểm trên hệ thống
- Sơ đồ bố trí relay và cầu chì
- Làm việc nghiêm túc, không cẩu thả
- Tuyệt đối không được tự ý nối bất kỳ cặp giắc nào lại với nhau
❖ Cấp nguồn, vận hành chức năng của hệ thống trước khi bật Pan Điền vào bảng bên dưới trạng thái hoạt động của hệ thống
Tên chi tiết Chân cực
Giá trị Parking SW OFF, SSB OFF
Tên chi tiết Chân cực Giá trị
Tên chi tiết Chân cực Giá trị
Tên chi tiết Chân cực Giá trị
Tên chi tiết Chân cực
Giá trị Transaxle Range SW OFF, SSB OFF
Tên chi tiết Chân cực Giá trị
Tên chi tiết Chân cực Giá trị
Tên chi tiết Chân cực Giá trị
Tên chi tiết Chân cực Điều kiện Giá trị
Tất cả các trạng thái nút nhấn
Tên chi tiết Chân cực Điều kiện Giá trị
Tên chi tiết Chân cực Điều kiện Giá trị
1 Tất cả các trạng thái nút nhấn
16 Tất cả các trạng thái nút nhấn
23 Nhấn SSB đồng thời đo
Tên chi tiết Chân cực Điều kiện Giá trị
1 Tất cả các trạng thái nút nhấn
5 Tất cả các trạng thái nút nhấn
10 Tất cả các trạng thái nút nhấn
2 Tất cả các trạng thái nút nhấn
3 Tất cả các trạng thái nút nhấn
6 Nhấn SSB đồng thời đo
13 Tất cả các trạng thái nút nhấn
19 Tất cả các trạng thái nút nhấn
20 Tất cả các trạng thái nút nhấn
Tên chi tiết Chân cực Thang đo Giá trị
Mô tả Chân cực Điều kiện Giá trị
IG Điều khiển Relay MAIN 9
Nguồn cấp cho PCM 11 OFF
IG STA Điều khiển bơm nhiên liệu 37
Tín hiệu cảm biến trục khuỷu 55
ST Nguồn cấp trực tiếp 56 Tất cả các trạng thái nút nhấn
PHIẾU THỰC HÀNH Nhóm:……… Lớp:………
Bài thực hành số: 1 Ngày: … /.…./…….…
Thời gian thực hiện: … Phút Thời gian bắt đầu:……… Thời gian kết thúc:……… Điểm Nhận xét của giảng viên
1 Nội dung: Thực hiện chẩn đoán lỗi trên Pan số 1 trên mô hình hệ thống Smart Key
- Giúp cho sinh viên nắm rõ hệ thống và cách vận hành hệ thống
- Tăng khả năng suy luận
- Làm quen với công việc xử lý, chuẩn đoán hư hỏng
- Sơ đồ bố trí relay và cầu chì
- Làm việc nghiêm túc, không cẩu thả
- Tuyệt đối không được tự ý nối bất kỳ cặp giắc nào lại với nhau
❖ Bước 1: Cấp nguồn, vận hành chức năng của hệ thống trước khi bật Pan Điền vào bảng bên dưới trạng thái hoạt động của hệ thống
Tên chi tiết Trạng thái hoạt động Ghi chú
Relay ST ESCL Tín hiệu phun xăng, đánh lửa
❖ Bước 2: Bật công tắc Pan số 1
❖ Bước 3: Xác nhận hiện tượng
❖ Bước 4: Tham khảo mạch điện, liệt kê các chi tiết vị trí có thể xảy ra sự cố -………
Bước 5: Tiến hành kiểm tra
❖ Sử dụng đồng hồ VOM, kiểm tra các thông số điện áp, điện trở ở vị trí nghi vấn
❖ Chỉ được đo điện áp, không được phép cấp nguồn trực tiếp vào mô tơ, đèn…
❖ Không được nối thêm bất cứ cặp giắc nối nào trong lúc kiểm tra
❖ Điền các thông số đo được vào bảng ở cuối phiếu
❖ Bước 6: Xác định nguyên nhân hư hỏng
❖ Bước 7: Xử lý trục trặc (Bật lại công tắc Pan số 1)
Lưu ý: Nhằm bảo vệ tài sản cho các nhóm sau, khóa sau Không được xử lý bằng cách nối các cặp giắc lại với nhau, làm như thế có thể gây hư hỏng mô hình
❖ Bước 8: Kiểm tra lại các chức năng
❖ Bước 9: Đưa ra kết luận, nhận xét (Nếu có)
❖ Bước 10: Hoàn thành phiếu thực hành và nộp lại cho giảng viên
❖ Bảng thông số điện áp đo được trong quá trình thực hành
Tên chi tiết Chân cực Điện áp đo được
❖ Bảng kết quả đo thông mạch trong quá trình thực hành
Vị trí đo thông mạch Kết quả đo Kết luận
Chân số 86 của Relay MAIN đến chân số 9 (CGGA-A) của PCM
Chân số 85 của Relay MAIN và B+
Chân số 30 của Relay MAIN và B+
Chân số 87 của Relay MAIN đến chân số 6 (CGGA-K) của PCM
Chân số 87 của Relay IG1 đến chân số
PHIẾU THỰC HÀNH Nhóm:……… Lớp:………
Bài thực hành số: 2 Ngày: … /.…./…….…
Thời gian thực hiện: … Phút Thời gian bắt đầu:……… Thời gian kết thúc:……… Điểm Nhận xét của giảng viên
1 Nội dung: Thực hiện chẩn đoán lỗi trên Pan số 2 trên mô hình hệ thống Smart Key
- Giúp cho sinh viên nắm rõ hệ thống và cách vận hành hệ thống
- Tăng khả năng suy luận
- Làm quen với công việc xử lý, chuẩn đoán hư hỏng
- Sơ đồ bố trí relay và cầu chì
- Làm việc nghiêm túc, không cẩu thả
- Tuyệt đối không được tự ý nối bất kỳ cặp giắc nào lại với nhau
❖ Bước 1: Cấp nguồn, vận hành chức năng của hệ thống trước khi bật Pan Điền vào bảng bên dưới trạng thái hoạt động của hệ thống
Tên chi tiết Trạng thái hoạt động Ghi chú
ESCL Tín hiệu phun xăng, đánh lửa
❖ Bước 2: Bật công tắc Pan số 2
❖ Bước 3: Xác nhận hiện tượng
❖ Bước 4: Tham khảo mạch điện, liệt kê các chi tiết vị trí có thể xảy ra sự cố -………
Bước 5: Tiến hành kiểm tra
❖ Sử dụng đồng hồ VOM, kiểm tra các thông số điện áp, điện trở ở vị trí nghi vấn
❖ Chỉ được đo điện áp, không được phép cấp nguồn trực tiếp vào mô tơ, đèn…
❖ Không được nối thêm bất cứ cặp giắc nối nào trong lúc kiểm tra
❖ Điền các thông số đo được vào bảng ở cuối phiếu
❖ Bước 6: Xác định nguyên nhân hư hỏng
❖ Bước 7: Xử lý trục trặc (Bật lại công tắc Pan số 2)
Lưu ý: Nhằm bảo vệ tài sản cho các nhóm sau, khóa sau Không được xử lý bằng cách nối các cặp giắc lại với nhau, làm như thế có thể gây hư hỏng mô hình
❖ Bước 8: Kiểm tra lại các chức năng
❖ Bước 9: Đưa ra kết luận, nhận xét (Nếu có)
❖ Bước 10: Hoàn thành phiếu thực hành và nộp lại cho giảng viên
❖ Bảng thông số điện áp đo được trong quá trình thực hành
Tên chi tiết Chân cực Điện áp đo được
❖ Bảng kết quả đo thông mạch trong quá trình thực hành
Vị trí đo thông mạch Kết quả đo Kết luận
Chân số 1 (M29) của SSB SW và 6
Chân số 6 (M29) của SSB SW và B+
Chân số 7 (M29) của SSB SW và 23
Chân số 30 của Relay IG1 và B+
Chân số 86 của Relay IG1 và 7 (M12-
A) của PDM Chân số 30 của Relay ACC và B+
Chân số 86 của Relay ACC và 9
Chân số 1 và 6 (M29) của SSB SW
(SSB SW ON) Chân số 7 và 6 (M29) của SSB SW
PHIẾU THỰC HÀNH Nhóm:……… Lớp:………
Bài thực hành số: 3 Ngày: … /.…./…….…
Thời gian thực hiện: … Phút Thời gian bắt đầu:……… Thời gian kết thúc:……… Điểm Nhận xét của giảng viên
1 Nội dung: Thực hiện chẩn đoán lỗi trên Pan số 3 trên mô hình hệ thống Smart Key
- Giúp cho sinh viên nắm rõ hệ thống và cách vận hành hệ thống
- Tăng khả năng suy luận
- Làm quen với công việc xử lý, chuẩn đoán hư hỏng
- Sơ đồ bố trí relay và cầu chì
- Làm việc nghiêm túc, không cẩu thả
- Tuyệt đối không được tự ý nối bất kỳ cặp giắc nào lại với nhau
❖ Bước 1: Cấp nguồn, vận hành chức năng của hệ thống trước khi bật Pan Điền vào bảng bên dưới trạng thái hoạt động của hệ thống
Tên chi tiết Trạng thái hoạt động Ghi chú
ESCL Tín hiệu phun xăng, đánh lửa
❖ Bước 2: Bật công tắc Pan số 3
❖ Bước 3: Xác nhận hiện tượng
❖ Bước 4: Tham khảo mạch điện, liệt kê các chi tiết vị trí có thể xảy ra sự cố -………
Bước 5: Tiến hành kiểm tra
❖ Sử dụng đồng hồ VOM, kiểm tra các thông số điện áp, điện trở ở vị trí nghi vấn
❖ Chỉ được đo điện áp, không được phép cấp nguồn trực tiếp vào mô tơ, đèn…
❖ Không được nối thêm bất cứ cặp giắc nối nào trong lúc kiểm tra
❖ Điền các thông số đo được vào bảng ở cuối phiếu
❖ Bước 6: Xác định nguyên nhân hư hỏng
❖ Bước 7: Xử lý trục trặc (Bật lại công tắc Pan số 3)
Lưu ý: Nhằm bảo vệ tài sản cho các nhóm sau, khóa sau Không được xử lý bằng cách nối các cặp giắc lại với nhau, làm như thế có thể gây hư hỏng mô hình
❖ Bước 8: Kiểm tra lại các chức năng
❖ Bước 9: Đưa ra kết luận, nhận xét (Nếu có)
❖ Bước 10: Hoàn thành phiếu thực hành và nộp lại cho giảng viên
❖ Bảng thông số điện áp đo được trong quá trình thực hành
❖ Bảng kết quả đo thông mạch trong quá trình thực hành
Vị trí đo thông mạch Kết quả đo Kết luận
Chân số 2 (M13) của ESCL và 5
Tên chi tiết Chân cực Kết quả đo được
Chân số 3 (M13) của ESCL và 4
Chân số 4 (M13) của ESCL và
Chân số 5 (M13) của ESCL và
Chân số 6 (M13) của ESCL và
PHIẾU THỰC HÀNH Nhóm:……… Lớp:………
Bài thực hành số: 4 Ngày: … /.…./…….…
Thời gian thực hiện: … Phút Thời gian bắt đầu:……… Thời gian kết thúc:……… Điểm Nhận xét của giảng viên
1 Nội dung: Thực hiện chẩn đoán lỗi trên Pan số 4 trên mô hình hệ thống Smart Key
- Giúp cho sinh viên nắm rõ hệ thống và cách vận hành hệ thống
- Tăng khả năng suy luận
- Làm quen với công việc xử lý, chuẩn đoán hư hỏng
- Sơ đồ bố trí relay và cầu chì
- Làm việc nghiêm túc, không cẩu thả
- Tuyệt đối không được tự ý nối bất kỳ cặp giắc nào lại với nhau
❖ Bước 1: Cấp nguồn, vận hành chức năng của hệ thống trước khi bật Pan Điền vào bảng bên dưới trạng thái hoạt động của hệ thống
Tên chi tiết Trạng thái hoạt động Ghi chú
ESCL Tín hiệu phun xăng, đánh lửa
❖ Bước 2: Bật công tắc Pan số 4
❖ Bước 3: Xác nhận hiện tượng
❖ Bước 4: Tham khảo mạch điện, liệt kê các chi tiết vị trí có thể xảy ra sự cố -………
Bước 5: Tiến hành kiểm tra
❖ Sử dụng đồng hồ VOM, kiểm tra các thông số điện áp, điện trở ở vị trí nghi vấn
❖ Chỉ được đo điện áp, không được phép cấp nguồn trực tiếp vào mô tơ, đèn…
❖ Không được nối thêm bất cứ cặp giắc nối nào trong lúc kiểm tra
❖ Điền các thông số đo được vào bảng ở cuối phiếu
❖ Bước 6: Xác định nguyên nhân hư hỏng
❖ Bước 7: Xử lý trục trặc (Bật lại công tắc Pan số 4)
Lưu ý: Nhằm bảo vệ tài sản cho các nhóm sau, khóa sau Không được xử lý bằng cách nối các cặp giắc lại với nhau, làm như thế có thể gây hư hỏng mô hình
❖ Bước 8: Kiểm tra lại các chức năng
❖ Bước 9: Đưa ra kết luận, nhận xét (Nếu có)
❖ Bước 10: Hoàn thành phiếu thực hành và nộp lại cho giảng viên
❖ Bảng thông số điện áp đo được trong quá trình thực hành
Tên chi tiết Chân cực Điện áp đo được
❖ Bảng kết quả đo thông mạch trong quá trình thực hành
Vị trí đo thông mạch Kết quả đo Kết luận
Chân số 1 (M17) của RF Receiver và 13 (F25-A) của SMK Module
Chân số 3 (M17) của RF Receiver và B+
Chân số 4 (M17) của RF Receiver và mass Chân số 1 và 2 (M18) của Antenna
Chân số 1 (M18) của Antenna và 2
Chân số 2 (M18) của Antenna và 10
Chân số 1 (M29) của SSB SW và 6
Chân số 6 (M29) của SSB SW và
Chân số 7 (M29) của SSB SW và
PHIẾU THỰC HÀNH Nhóm:……… Lớp:………
Bài thực hành số: 5 Ngày: … /.…./…….…
Thời gian thực hiện: … Phút Thời gian bắt đầu:……… Thời gian kết thúc:……… Điểm Nhận xét của giảng viên
1 Nội dung: Thực hiện chẩn đoán lỗi trên Pan số 5 trên mô hình hệ thống Smart Key
- Giúp cho sinh viên nắm rõ hệ thống và cách vận hành hệ thống
- Tăng khả năng suy luận
- Làm quen với công việc xử lý, chuẩn đoán hư hỏng
- Sơ đồ bố trí relay và cầu chì
- Làm việc nghiêm túc, không cẩu thả
- Tuyệt đối không được tự ý nối bất kỳ cặp giắc nào lại với nhau
❖ Bước 1: Cấp nguồn, vận hành chức năng của hệ thống trước khi bật Pan Điền vào bảng bên dưới trạng thái hoạt động của hệ thống
Tên chi tiết Trạng thái hoạt động Ghi chú
ESCL Tín hiệu phun xăng, đánh lửa
❖ Bước 2: Bật công tắc Pan số 5
❖ Bước 3: Xác nhận hiện tượng
❖ Bước 4: Tham khảo mạch điện, liệt kê các chi tiết vị trí có thể xảy ra sự cố -………
Bước 5: Tiến hành kiểm tra
❖ Sử dụng đồng hồ VOM, kiểm tra các thông số điện áp, điện trở ở vị trí nghi vấn
❖ Chỉ được đo điện áp, không được phép cấp nguồn trực tiếp vào mô tơ, đèn…
❖ Không được nối thêm bất cứ cặp giắc nối nào trong lúc kiểm tra
❖ Điền các thông số đo được vào bảng ở cuối phiếu
❖ Bước 6: Xác định nguyên nhân hư hỏng
❖ Bước 7: Xử lý trục trặc (Bật lại công tắc Pan số 5)
Lưu ý: Nhằm bảo vệ tài sản cho các nhóm sau, khóa sau Không được xử lý bằng cách nối các cặp giắc lại với nhau, làm như thế có thể gây hư hỏng mô hình
❖ Bước 8: Kiểm tra lại các chức năng
❖ Bước 9: Đưa ra kết luận, nhận xét (Nếu có)
❖ Bước 10: Hoàn thành phiếu thực hành và nộp lại cho giảng viên
❖ Bảng thông số điện áp đo được trong quá trình thực hành
Tên chi tiết Chân cực Điện áp đo được
❖ Bảng kết quả đo thông mạch trong quá trình thực hành
Vị trí đo thông mạch Kết quả đo Kết luận
Chân số 1 (CGG52) của Brake SW và B+
Chân số 2 (CGG52) của Brake SW và 24 (F25-A) của SMK Module
Chân số 1 và 2 (CGG52) của Brake
SW (ON) Chân số 1 và 2 (CGG52) của Brake
SW (OFF) Chân số 86 Relay ST và mass
Chân số 30 Relay ST và nguồn B+
PHIẾU THỰC HÀNH Nhóm:……… Lớp:………
Bài thực hành số: 6 Ngày: … /.…./…….…
Thời gian thực hiện: … Phút Thời gian bắt đầu:……… Thời gian kết thúc:……… Điểm Nhận xét của giảng viên
1 Nội dung: Thực hiện chẩn đoán lỗi trên Pan số 6 trên mô hình hệ thống Smart Key
- Giúp cho sinh viên nắm rõ hệ thống và cách vận hành hệ thống
- Tăng khả năng suy luận
- Làm quen với công việc xử lý, chuẩn đoán hư hỏng
- Sơ đồ bố trí relay và cầu chì
- Làm việc nghiêm túc, không cẩu thả
- Tuyệt đối không được tự ý nối bất kỳ cặp giắc nào lại với nhau
❖ Bước 1: Cấp nguồn, vận hành chức năng của hệ thống trước khi bật Pan Điền vào bảng bên dưới trạng thái hoạt động của hệ thống
Tên chi tiết Trạng thái hoạt động Ghi chú
Relay ST ESCL Tín hiệu phun xăng, đánh lửa
❖ Bước 2: Bật công tắc Pan số 6
❖ Bước 3: Xác nhận hiện tượng
❖ Bước 4: Tham khảo mạch điện, liệt kê các chi tiết vị trí có thể xảy ra sự cố -………
Bước 5: Tiến hành kiểm tra
❖ Sử dụng đồng hồ VOM, kiểm tra các thông số điện áp, điện trở ở vị trí nghi vấn
❖ Chỉ được đo điện áp, không được phép cấp nguồn trực tiếp vào mô tơ, đèn…
❖ Không được nối thêm bất cứ cặp giắc nối nào trong lúc kiểm tra
❖ Bước 6: Xác định nguyên nhân hư hỏng
Bước 7: Xử lý trục trặc (Bật lại công tắc Pan số 6)
Lưu ý: Nhằm bảo vệ tài sản cho các nhóm sau, khóa sau Không được xử lý bằng cách nối các cặp giắc lại với nhau, làm như thế có thể gây hư hỏng mô hình
❖ Bước 8: Kiểm tra lại các chức năng
❖ Bước 9: Đưa ra kết luận, nhận xét (Nếu có)
❖ Bước 10: Hoàn thành phiếu thực hành và nộp lại cho giảng viên
❖ Bảng thông số điện áp đo được trong quá trình thực hành
Tên chi tiết Chân cực Điện áp đo được
Fob Holder (Chìa khóa nằm trong Fob Holder)
Fob Holder (Chìa khóa nằm ngoài Fob Holder)
❖ Bảng kết quả đo thông mạch trong quá trình thực hành
Vị trí đo thông mạch Kết quả đo Kết luận
Chân số 2 (M15) của Fob Holder với 2 (M12-B) của PDM
Chân số 3 (M15) của Fob Holder với 19 (M12-B) của PDM
Chân số 5 (M15) của Fob Holder với mass Chân số 6 (M15) của Fob Holder với nguồn B+
Chân số 7 (M15) của Fob Holder với 3 (M12-B) của PDM
Chân số 8 (M15) của Fob Holder với nguồn B+
Chân số 9 (M15) của Fob Holder với 12 (M12-B) của PDM
PHIẾU THỰC HÀNH Nhóm:……… Lớp:………
Bài thực hành số: 7 Ngày: … /.…./…….…
Thời gian thực hiện: … Phút Thời gian bắt đầu:……… Thời gian kết thúc:……… Điểm Nhận xét của giảng viên
1 Nội dung: Thực hiện chẩn đoán lỗi trên Pan số 7 trên mô hình hệ thống Smart Key
- Giúp cho sinh viên nắm rõ hệ thống và cách vận hành hệ thống
- Tăng khả năng suy luận
- Làm quen với công việc xử lý, chuẩn đoán hư hỏng
- Sơ đồ bố trí relay và cầu chì
- Làm việc nghiêm túc, không cẩu thả
- Tuyệt đối không được tự ý nối bất kỳ cặp giắc nào lại với nhau
❖ Bước 1: Cấp nguồn, vận hành chức năng của hệ thống trước khi bật Pan Điền vào bảng bên dưới trạng thái hoạt động của hệ thống
❖ Bước 2: Bật công tắc Pan số 7
❖ Bước 3: Xác nhận hiện tượng
❖ Bước 4: Tham khảo mạch điện, liệt kê các chi tiết vị trí có thể xảy ra sự cố -………
Tên chi tiết Trạng thái hoạt động Ghi chú
Relay ST ESCL Tín hiệu phun xăng, đánh lửa
Bước 5: Tiến hành kiểm tra
❖ Sử dụng đồng hồ VOM, kiểm tra các thông số điện áp, điện trở ở vị trí nghi vấn
❖ Chỉ được đo điện áp, không được phép cấp nguồn trực tiếp vào mô tơ
❖ Không được nối thêm bất cứ cặp giắc nối nào trong lúc kiểm tra
❖ Bước 6: Xác định nguyên nhân hư hỏng
❖ Bước 7: Xử lý trục trặc (Bật lại công tắc Pan số 7)
Lưu ý: Nhằm bảo vệ tài sản cho các nhóm sau, khóa sau Không được xử lý bằng cách nối các cặp giắc lại với nhau, làm như thế có thể gây hư hỏng mô hình
❖ Bước 8: Kiểm tra lại các chức năng
❖ Bước 9: Đưa ra kết luận, nhận xét (Nếu có)
❖ Bước 10: Hoàn thành phiếu thực hành và nộp lại cho giảng viên
❖ Bảng thông số điện áp đo được trong quá trình thực hành
Tên chi tiết Chân cực Điện áp đo được Parking SW OFF, SSB
❖ Bảng kết quả đo thông mạch trong quá trình thực hành
Vị trí đo thông mạch Kết quả đo Kết luận
Chân số 1 (M28) của Parking SW và 15 (F25-A) của SMK Module
Chân số 2 (M28) của Parking SW và mass
Chân số 86 của Relay ACC đến chân số 9 (M12-A) của PDM
Chân số 85 của Relay ACC và mass Chân số 30 của Relay ACC và B+
Chân số 87 của Relay ACC đến chân số 4 (M12-B) của PDM
Chân số 1 và 2 của Parking SW
(ON) Chân số 1 và 2 của Parking SW
PHIẾU THỰC HÀNH Nhóm:……… Lớp:………
Bài thực hành số: 8 Ngày: … /.…./…….…
Thời gian thực hiện: … Phút Thời gian bắt đầu:……… Thời gian kết thúc:……… Điểm Nhận xét của giảng viên
1 Nội dung: Thực hiện chẩn đoán lỗi trên Pan số 8 trên mô hình hệ thống Smart Key
- Giúp cho sinh viên nắm rõ hệ thống và cách vận hành hệ thống
- Tăng khả năng suy luận
- Làm quen với công việc xử lý, chuẩn đoán hư hỏng
- Sơ đồ bố trí relay và cầu chì
- Làm việc nghiêm túc, không cẩu thả
- Tuyệt đối không được tự ý nối bất kỳ cặp giắc nào lại với nhau
❖ Bước 1: Cấp nguồn, vận hành chức năng của hệ thống trước khi bật Pan Điền vào bảng bên dưới trạng thái hoạt động của hệ thống Tên chi tiết Trạng thái hoạt động Ghi chú
ESCL Tín hiệu phun xăng, đánh lửa
❖ Bước 2: Bật công tắc Pan số 8
❖ Bước 3: Xác nhận hiện tượng
❖ Bước 4: Tham khảo mạch điện, liệt kê các chi tiết vị trí có thể xảy ra sự cố -………
Bước 5: Tiến hành kiểm tra
❖ Sử dụng đồng hồ VOM, kiểm tra các thông số điện áp, điện trở ở vị trí nghi vấn
❖ Chỉ được đo điện áp, không được phép cấp nguồn trực tiếp vào mô tơ, đèn…
❖ Không được nối thêm bất cứ cặp giắc nối nào trong lúc kiểm tra
❖ Điền các thông số đo được vào bảng ở cuối phiếu
❖ Bước 6: Xác định nguyên nhân hư hỏng
❖ Bước 7: Xử lý trục trặc (Bật lại công tắc Pan số 8)
Lưu ý: Nhằm bảo vệ tài sản cho các nhóm sau, khóa sau Không được xử lý bằng cách nối các cặp giắc lại với nhau, làm như thế có thể gây hư hỏng mô hình
❖ Bước 8: Kiểm tra lại các chức năng
❖ Bước 9: Đưa ra kết luận, nhận xét (Nếu có)
❖ Bước 10: Hoàn thành phiếu thực hành và nộp lại cho giảng viên
❖ Bảng thông số điện áp đo được trong quá trình thực hành
Tên chi tiết Chân cực Điện áp đo được
❖ Bảng kết quả đo thông mạch trong quá trình thực hành
Vị trí đo thông mạch Kết quả đo Kết luận
Chân số 1 (CGG01) của Transaxle
Range SW và 6 (M12-A) của PDM
Chân số 2 (CGG01) của Transaxle
Range SW và 85 Relay ST
Chân số 1 và 2 của Transaxle
Chân số 1 và 2 của Transaxle
Chân số 86 Relay ST và mass
Chân số 30 Relay ST và nguồn B+
PHIẾU THỰC HÀNH Nhóm:……… Lớp:………
Bài thực hành số: 9 Ngày: … /.…./…….…
Thời gian thực hiện: … Phút Thời gian bắt đầu:……… Thời gian kết thúc:……… Điểm Nhận xét của giảng viên
1 Nội dung: Thực hiện chẩn đoán lỗi trên Pan số 9 trên mô hình hệ thống Smart Key
- Giúp cho sinh viên nắm rõ hệ thống và cách vận hành hệ thống
- Tăng khả năng suy luận
- Làm quen với công việc xử lý, chuẩn đoán hư hỏng
- Sơ đồ bố trí relay và cầu chì
- Làm việc nghiêm túc, không cẩu thả
- Tuyệt đối không được tự ý nối bất kỳ cặp giắc nào lại với nhau
❖ Bước 1: Cấp nguồn, vận hành chức năng của hệ thống trước khi bật Pan Điền vào bảng bên dưới trạng thái hoạt động của hệ thống Tên chi tiết Trạng thái hoạt động Ghi chú
ESCL Tín hiệu phun xăng, đánh lửa
❖ Bước 2: Bật công tắc Pan số 9
❖ Bước 3: Xác nhận hiện tượng
❖ Bước 4: Tham khảo mạch điện, liệt kê các chi tiết vị trí có thể xảy ra sự cố -………
Bước 5: Tiến hành kiểm tra
❖ Sử dụng đồng hồ VOM, kiểm tra các thông số điện áp, điện trở ở vị trí nghi vấn
❖ Chỉ được đo điện áp, không được phép cấp nguồn trực tiếp vào mô tơ, đèn…
❖ Không được nối thêm bất cứ cặp giắc nối nào trong lúc kiểm tra
❖ Điền các thông số đo được vào bảng ở cuối phiếu
❖ Bước 6: Xác định nguyên nhân hư hỏng
❖ Bước 7: Xử lý trục trặc (Bật lại công tắc Pan số 9)
Lưu ý: Nhằm bảo vệ tài sản cho các nhóm sau, khóa sau Không được xử lý bằng cách nối các cặp giắc lại với nhau, làm như thế có thể gây hư hỏng mô hình
❖ Bước 8: Kiểm tra lại các chức năng
❖ Bước 9: Đưa ra kết luận, nhận xét (Nếu có)
❖ Bước 10: Hoàn thành phiếu thực hành và nộp lại cho giảng viên
❖ Bảng thông số điện áp đo được trong quá trình thực hành
Tên chi tiết Chân cực Điện áp đo được
❖ Bảng kết quả đo thông mạch trong quá trình thực hành
Vị trí đo thông mạch Kết quả đo Kết luận
Chân số 86 của Relay IG1 đến chân số 7 (M12-A) của PDM
Chân số 85 của Relay IG1 và mass
Chân số 30 của Relay IG1 và B+
Chân số 87 của Relay IG1 đến chân số 9 (M12-B) của PDM
Chân số 86 của Relay IG2 đến chân số 8 (M12-A) của PDM
Chân số 85 của Relay IG2 và mass
Chân số 30 của Relay IG2 và B+
Chân số 87 của Relay IG2 đến chân số 1 (M12-B) của PDM