1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

thiết kế hệ thống quản lý và phân luồng khách hàng khám sức khỏe tại bệnh viện

76 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thiết Kế Hệ Thống Quản Lý Và Phân Luồng Khách Hàng Khám Sức Khỏe Tại Bệnh Viện
Tác giả Vũ Minh Hoàng Phúc, Phạm Thị Thu Hằng
Người hướng dẫn ThS. Ngô Bá Việt
Trường học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kỹ thuật Y sinh
Thể loại Đồ án tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 7,38 MB

Cấu trúc

  • 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ (17)
  • 1.2 MỤC TIÊU (18)
  • 1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (18)
  • 1.4 GIỚI HẠN (19)
  • 1.5 BỐ CỤC (19)
  • CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT (20)
    • 2.1 HỆ THỐNG QUẢN LÝ VÀ PHÂN LUỒNG KHÁCH HÀNG KHÁM SỨC KHỎE TẠI BỆNH VIỆN (20)
      • 2.1.1 Các hệ thống quản lý và phân luồng khách hàng hiện nay (20)
      • 2.1.2 Quy trình hoạt động của hệ thống quản lý và phân luồng khách hàng (20)
    • 2.2 PHƯƠNG PHÁP GIẢI MÃ QR CỦA PHÒNG KHÁM VÀ LƯU TRỮ DỮ LIỆU . 5 (0)
      • 2.2.1 Cấu trúc mã QR (21)
      • 2.2.2 Phương pháp giải mã QR (23)
    • 2.3 MIT APP INVENTOR (24)
      • 2.3.1 Giới thiệu Mit App Inventor (24)
      • 2.3.2 Giao diện về Mit App Inventor (26)
      • 2.3.3 Giao diện ứng dụng Android (27)
    • 2.4 GOOGLE APPSHEET (28)
      • 2.4.1 Khái niệm về Appsheet (28)
      • 2.4.2 Các tính năng chính của Appsheet (29)
      • 2.4.3 Ứng dụng của Appsheet hiện nay (31)
      • 2.4.4 Ưu nhược điểm của Appsheet (32)
    • 2.5 GOOGLE SHEETS (33)
      • 2.5.1 Khái niệm (33)
      • 2.5.2 Tính năng của Google Sheets (33)
      • 2.5.3 Ưu nhược điểm của Google Sheets (34)
  • CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG (35)
    • 3.1 SƠ ĐỒ KHỐI HỆ THỐNG QUẢN LÝ VÀ PHÂN LUỒNG KHÁCH HÀNG KHÁM SỨC KHỎE TẠI BỆNH VIỆN (35)
      • 3.1.1 Sơ đồ khối hệ thống (35)
      • 3.1.2 Chức năng các khối (35)
    • 3.2 TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ VÀ PHÂN LUỒNG KHÁCH HÀNG KHÁM SỨC KHỎE TẠI BỆNH VIỆN (36)
      • 3.2.1 Lưu đồ giải thuật toàn bộ hệ thống (36)
      • 3.2.2 Lưu đồ giải thuật cơ sở dữ liệu (37)
      • 3.2.3 Lưu đồ giải thuật cập nhật tình trạng phòng (39)
    • 3.3 CÁC HÀM SỬ DỤNG (39)
      • 3.3.1 Hàm COUNTIF (39)
      • 3.3.2 Hàm ARRAYFORMULA (40)
      • 3.3.3 Hàm IFS (40)
      • 3.3.4 Hàm VLOOKUP (41)
      • 3.3.5 Hàm INDEX kết hợp với MATCH (41)
    • 3.4 THIẾT KẾ GIAO DIỆN GIAO TIẾP VỚI NGƯỜI DÙNG (42)
      • 3.4.1 Giao diện ứng dụng trên điện thoại Android (42)
      • 3.4.2 Giao diện hiển thị quản lý thông tin khách hàng (43)
      • 3.4.3 Giao diện lưu trữ dữ liệu thông tin bệnh nhân (44)
  • CHƯƠNG 4. THI CÔNG HỆ THỐNG (45)
    • 4.1 SƠ ĐỒ TOÀN HỆ THỐNG (45)
    • 4.2 LẬP TRÌNH HỆ THỐNG (46)
      • 4.2.1 Lưu đồ giải thuật chương trình điều khiển quét mã QR (46)
      • 4.2.2 Lưu đồ giải thuật của App (47)
      • 4.2.3 Xây dựng giao diện ứng dụng điện thoại Android (49)
      • 4.2.4 Xây dựng giao diện ứng dụng Web AppSheet (55)
    • 4.3 VIẾT TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG (60)
    • 4.4 DỰ TOÁN CHO HỆ THỐNG (60)
  • CHƯƠNG 5. KẾT QUẢ - NHẬN XÉT - ĐÁNH GIÁ (62)
    • 5.1 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC (62)
    • 5.2 KẾT QUẢ GIAO DIỆN HOẠT ĐỘNG CỦA THIẾT BỊ (62)
      • 5.2.1 Kết quả giao diện ứng dụng Android (62)
      • 5.2.2 Kết quả lưu trữ cơ sở dữ liệu (65)
      • 5.2.3 Kết quả của giao diện Web AppSheet (65)
    • 5.3 NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ (68)
      • 5.3.1 Nhận xét (68)
      • 5.3.2 Đánh giá (69)
  • CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN (72)
    • 6.1 KẾT LUẬN (72)
    • 6.2 HƯỚNG PHÁT TRIỀN (72)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (74)

Nội dung

Các số liệu ban đầu Hệ thống quản lý và phân luồng khách hàng khám sức khỏe tại bệnh viện được thực hiện bao gồm các số liệu ban đầu như sau: - Thiết kế app điện thoại sử dụng MIT App I

MỤC TIÊU

Mục tiêu của thiết kế hệ thống quản lý và phân luồng khách hàng khám sức khỏe tại bệnh viện là hiển thị số lượng người khám ở mỗi phòng trên App điện thoại, đồng thời check in và check out tại mỗi phòng khám Thông tin khách hàng được lưu trữ lên hệ thống quản lý, nhằm tối ưu hóa quy trình chăm sóc sức khỏe, tránh tình trạng quá tải, cải thiện trải nghiệm khách hàng, đảm bảo an toàn và chất lượng chăm sóc.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Trong quá trình thực hiện Đồ án tốt nghiệp với đề tài “Thiết kế hệ thống quản lý và phân luồng khách hàng khám sức khỏe tại bệnh viện”, nhóm đã tập trung giải quyết và hoàn thành được các nội dung sau:

- Nội dung 1: Tìm hiểu và nghiêm cứu các tài liệu tiêu chuẩn liên quan đến đề tài cũng như các hạn chế Từ đó, đưa ra những giải pháp cho đề tài mà nhóm hướng tới

- Nội dung 2: Tham khảo quy trình quản lý khám chữa bệnh ở bệnh viện

- Nội dung 3: Xây dựng hệ thống lưu bệnh và cập nhật bệnh nhân

- Nội dung 4: Nghiên cứu xây dựng một ứng dụng Android

- Nội dung 4: Nghiên cứu xây dựng Web App

- Nội dung 5: Nghiên cứu và tìm hiểu những ứng dụng để quản lý số lượng người khám trong phòng khám và hiển thị số lượng để khách hàng dễ theo dõi và tới khám và có thể thực hiện việc khám bệnh một cách nhanh chóng và thuận tiện

- Nội dung 7: Chạy thử nghiệm và hiệu chỉnh hệ thống

- Nội dung 8:So sánh và đánh giá kết quả thực hiện

- Nội dung 9: Viết báo cáo thực hiện

- Nội dung 10: Bảo vệ luận văn

BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 3

GIỚI HẠN

Các thông số giới hạn của đề tài bao gồm:

- Ứng dụng điện thoại chạy trên hệ điều hành Android

- Giao tiếp điện thoại với hệ thống qua wifi và internet

- Đề tài này giới hạn hệ thống với 9 phòng khám

- Sử dụng phần mềm Web App để lưu trữ và quản lý thông tin dữ liệu

- Hệ thống chưa có bảo mật thông tin.

BỐ CỤC

Trong quá trình thực hiện Đồ án tốt nghiệp với đề tài “Thiết kế hệ thống quản lý và phân luồng khách hàng khám sức khỏe tại bệnh viện”, nhóm đã tập trung giải quyết và hoàn thành bao gồm các chương sau:

Chương này đặt vấn để đưa ra lý do chọn đề tài, mục tiêu đạt được sau khi thực hiện đề tài, nội dung nghiên cứu, giới hạn của đề tài và bố cục trình bày đề tài

- Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Chương này giới thiệu những phương pháp đã ứng dụng cho đề tài đồng thời thiết kế hệ thống đáp ứng mục tiêu đặt ra ban đầu cho đề tài Giới thiệu các công cụ về phần mềm được sử dụng trong đề tài

- Chương 3: Tính toán và thiết kế hệ thống

Chương này giới thiệu những phương pháp đã ứng dụng cho đề tài đồng thời thiết kế hệ thống đáp ứng mục tiêu đặt ra ban đầu cho đề tài

- Chương 4: Thi công hệ thống

Chương này trình bày từng bước quá trình hoàn thiện phần mềm hệ thống và viết hướng dẫn sử dụng

- Chương 5: Kết quả, nhận xét và đánh giá

Sau khi hoàn thành hệ thống, chương này trình bày kết quả đạt được và nêu ra nhận xét, đánh giá

- Chương 6: Kết luận và hướng phát triển

Trình bày kết luận và nêu ra hướng phát triển của đề tài trong tương lai.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

HỆ THỐNG QUẢN LÝ VÀ PHÂN LUỒNG KHÁCH HÀNG KHÁM SỨC KHỎE TẠI BỆNH VIỆN

2.1.1 Các hệ thống quản lý và phân luồng khách hàng hiện nay

Quản lý hành trình khách hàng không hiệu quả có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về luồng người khám bệnh Thời gian chờ đợi các phòng khám có thể trở nên quá đông đúc Điều này có thể dẫn đến việc nhân viên và dịch vụ trở nên quá tải, gây bất lợi cho cả nhân viên và khách hàng [5] Từ đó, các hệ thống quản lý và phân luồng cũng được ra đời Những hệ thống này giúp khách hàng hỗ trợ kịp thời bằng cách thông báo số lượng hiện có mỗi phòng, để khách hàng có thể dễ theo dõi số lượng người và lựa chọn phòng mình muốn khám, tránh tình trạng chờ đợi lâu, quá tải và tiếp xúc giữa người với người dẫn đến lây nhiễm chéo

Hiện nay, có nhiều hệ thống quản lý tại bệnh viện Hệ thống đăng ký và quản lý hồ sơ bệnh nhân, hệ thống này ghi chép thông tin cá nhân, lịch sử bệnh lý, kết quả xét nghiệm và các thông tin khác của bệnh nhân Hệ thống quản lý lịch hẹn: hỗ trợ việc đặt và quản lý lịch hẹn của bệnh nhân Hệ thống quản lý thuốc và dược phẩm: theo dõi việc kê đơn thuốc, tồn kho và phát thuốc Mỗi bệnh viện có thể sử dụng hệ thống khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể và công nghệ của họ Các hệ thống này đã xuất hiện và đóng góp vào việc cải thiện chất lượng phục vụ Chúng không chỉ hỗ trợ kịp thời trong những tình huống khẩn cấp, mà còn giúp phòng tránh rủi ro và ngăn chặn các diễn biến xấu có thể xảy ra Điều quan trọng là những hệ thống này giúp bác sĩ, y tá, và nhân viên y tế thực hiện hỗ trợ một cách hiệu quả mà không yêu cầu họ phải túc trực cả ngày đêm

2.1.2 Quy trình hoạt động của hệ thống quản lý và phân luồng khách hàng

Hệ thống quản lý và phân luồng là hệ thống mà khách hàng có thể thao tác trực tiếp với thiết bị di động để có được theo dõi số lượng người mỗi phòng cho mỗi lần đi khám bệnh Một hệ thống quản lý và phân luồng được mô tả như sau:

Mỗi khách hàng khi tới bệnh viện khám chữa bệnh cần mang theo điện thoại Smartphone hệ điều hành Android, cài đặt App quản lý và phân luồng khách hàng ở bệnh viện Sau đó nhập Tên và ID để đăng nhập vào hệ thống Tại đây, giao diện điện thoại hiển thị bao gồm 9 phòng khám, và mỗi phòng có hiển thị số lượng người tại mỗi

PHƯƠNG PHÁP GIẢI MÃ QR CỦA PHÒNG KHÁM VÀ LƯU TRỮ DỮ LIỆU 5

5 phòng, nhằm giảm tình trạng phải chờ đợi lâu và tiết kiệm thời gian Sau khi người khám lựa chọn phòng khám, người khám đi đến phòng khám đó

Trước mỗi phòng khám, sẽ có mỗi mã QR khác nhau, người khám quan sát mã

QR được dán trước cửa phòng khám Sau đó chỉ cần nhấn nút Scan trên điện thoại để quét mã QR để điểm danh đã tới khám và khi khám xong chỉ cần nhấn vào phòng mình đã khám để điểm danh ra về Dữ liệu về người khám sẽ được cập nhật lên Google Sheets Tại Google Sheets, tất cả dữ liệu của người đã khám đều được lưu trữ khi tới khám đến khi rời đi

Tiếp theo, trên nền tảng AppSheet, người quản lý được trang bị nhiều chức năng mạnh mẽ để tối ưu hóa quá trình quản lý thông tin khách hàng Họ không chỉ có khả năng thêm, xóa, hoặc điều chỉnh thông tin của từng khách hàng một cách linh hoạt, mà còn có khả năng theo dõi chi tiết về thời gian mà mỗi khách hàng ra vào Thông qua giao diện AppSheet, người quản lý có thể dễ dàng theo dõi và đánh giá hiệu suất hoạt động của hệ thống Một tính năng quan trọng là khả năng xuất ra file CSV chứa lịch sử ra vào của từng khách hàng Việc này mang lại thuận tiện trong việc theo dõi và đánh giá mô hình ra vào của người khám bệnh mà còn tạo ra một cơ sở dữ liệu lịch sử chi tiết, hữu ích cho mục đích phân tích và quản lý dữ liệu AppSheet cũng cung cấp khả năng thêm danh sách khách hàng mới thông qua việc nhập file CSV Điều này giúp quá trình cập nhật và bổ sung thông tin khách hàng trở nên thuận tiện và nhanh chóng hơn Người quản lý có thể tự do thực hiện các thao tác quản lý một cách linh hoạt và toàn diện, đảm bảo rằng cơ sở dữ liệu luôn được cập nhật và đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của hệ thống chăm sóc sức khỏe

2.2 PHƯƠNG PHÁP GIẢI MÃ QR CÚA MỖI PHÒNG KHÁM VÀ LƯU TRỮ

Mã QR là mã vạch hai chiều (còn gọi là mã vạch ma trận) được tạo thành từ các mô-đun hình vuông và hình chữ nhật được sắp xếp theo mô hình dạng lưới Được phát minh vào năm 1994 bởi Denso Wave Inc [6] Mã QR được viết tắt từ cụm từ tên tiếng Anh là Quick Response Nó có thể chứa nhiều thông tin hơn so với mã vạch thông

6 thường vì nó có khả năng lưu trữ dữ liệu theo cả chiều ngang và chiều dọc Khi quét mã

QR, người dùng sẽ được truy cập vào những thông tin mà họ đã tạo ra trước đó [7,8]

Hình 2.1: Cấu trúc mã QR Tất cả các ngành nghề và lĩnh vực hiện nay đều đang tìm cách phát triển và đưa vào sử dụng các ý tưởng sáng tạo liên quan đến công nghệ mã QR Code để nâng cao thương hiệu của họ Thực tế đã chứng minh rằng mã QR không chỉ đơn thuần là một khái niệm, mà còn đi kèm với một loạt ứng dụng khác nhau Đồng thời, với sự gia tăng không ngừng của số lượng điện thoại thông minh trên thị trường, có thể dự đoán rằng mã QR sẽ là xu hướng công nghệ quan trọng trong tương lai

Thêm vào đó, trong lĩnh vực Y tế hiện nay ở Việt Nam cũng đã áp dụng quét mã

QR có trong BHYT của người dân để lưu trữ thông tin của chủ sở hữu Cho đến hiện nay, mã QR đã phát triển mạnh mẽ và trở thành một công nghệ phổ biến và linh hoạt trên toàn thế giới, cụ thể như là Micro QR Code, iQR Code, FrameQR [7] Các phiên bản mới của mã QR có khả năng chứa nhiều dữ liệu hơn và hỗ trợ các chức năng mở rộng như mã màu, giúp tăng cường khả năng tương tác và thiết kế sáng tạo như được mô tả chi tiết trong Hình 2.1

Chức năng của mỗi phần như sau:

- Thông tin phiên bản: Mã QR có nhiều phiên bản với kích thước khác nhau, từ 21x21 ô vuông cho phiên bản 1 đến 177x177 ô vuông, Hiện tại mã QR có 40 phiên bản

- Thông tin định dạng: Chứa thông tin về phiên bản, chế độ sửa lỗi, và một số thông tin khác như hướng quét., đồng thời giúp quét Mã dễ dàng hơn

Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

- Phím sửa dữ liệu và lỗi: Phần này chứa dữ liệu thực tế cùng với các khối dữ liệu chống lỗi, giúp mã QR chống lại các lỗi phát sinh trong quá trình truyền tải và đọc mã

- Dấu vị trí: Các mô đun chứa các điểm đen và trắng được đặt ở các vị trí cố định trong mã QR và các điểm đen và trắng ở ba góc của mã QR Điều này giúp các thiết bị đọc mã QR dễ dàng xác định kích thước và hướng của mã

- Ký hiệu căn chỉnh: Được sử dụng để đảm bảo tính ổn định và chính xác của mã

QR khi được quét ở các góc độ khác nhau., Mã lưu trữ càng nhiều thông tin thì kích thước của nó càng lớn và càng cần nhiều mẫu căn chỉnh hơn

- Mẫu thời gian: Các mô-đun đen/trắng xen kẽ trên QR Code với ý tưởng giúp cấu hình lưới dữ liệu chính xác Những mẫu này giúp định rõ khoảng cách giữa các ô vuông trong mã QR, quyết định độ rộng của mỗi ô vuông

- Khu yên tĩnh: Là tầm quan trọng của khoảng trắng trong thiết kế, nó mang lại cấu trúc và cải thiện khả năng hiểu Các vạch phân cách đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các thiết bị quét phân biệt mã QR với môi trường xung quanh

2.2.2 Phương pháp giải mã QR

Hình 2.2: Phiên bản mã QR qua các versio

Quá trình giải mã thông tin từ mã QR thường được thực hiện theo các bước sau: Đầu tiên, người dùng sử dụng một thiết bị quét mã QR, thường là camera trên điện thoại di động hoặc máy quét mã QR đặc biệt Sau đó, thiết bị quét xác định vị trí và hướng của mã QR trong khung hình để có thể đọc thông tin một cách chính xác Dữ liệu từ mã

QR được chia thành các ô và dòng Các mẫu tìm kiếm, mẫu thời gian và mẫu căn chỉnh giúp định rõ các ô vuông và khoảng cách giữa chúng Sau khi mã QR được phân tích và nhận diện, các khối dữ liệu chứa thông tin cần giải mã được trích xuất Thông tin trong

8 các khối được giải mã, bao gồm văn bản, URL, thông tin liên hệ, địa chỉ email, hoặc bất kỳ loại dữ liệu nào mà mã QR chứa Nếu có lỗi trong quá trình truyền tải hoặc đọc mã, các khối dữ liệu chống lỗi sẽ giúp khôi phục thông tin một cách đáng tin cậy Cuối cùng, thông tin giải mã được hiển thị cho người dùng trên thiết bị

Các thông tin phiên bản mã QR đặt kề các mẫu dò vị trí không phụ thuộc vào kích thước hay loại mã QR, như được mô tả chi tiết tại Hình 2.2 Sau khi xác định được phiên bản, quá trình tiếp theo là xử lý để trích xuất đúng nội dung từ các ô lưu trữ dữ liệu và ô sửa lỗi Các ô này, biểu diễn bằng các ô vuông màu đen và trắng bên trong mã, là biểu diễn của chuỗi số nhị phân, quy định rằng ô vuông màu đen tương ứng với 1 và ô vuông màu trắng tương ứng với 0 Một mã QR là một chuỗi nhị phân có cấu trúc chặt chẽ, bao gồm cả dữ liệu và thông tin về chế độ mã hóa và độ dài của dữ liệu Cấu trúc này giúp máy quét mã QR hiểu cách giải mã và xử lý thông tin từ mã một cách chính xác Do vậy, quá trình giải mã sẽ đọc các ô vuông đen và trắng để tạo một dãy số nhị phân, sau đó thu được thông tin được lưu trữ trong mã [8]

2.2.3 Phương pháp lưu trữ cơ sở dữ liệu

MIT APP INVENTOR

2.3.1 Giới thiệu Mit App Inventor

MIT App Inventor là một nền tảng phát triển trực tuyến mà bất kỳ ai cũng có thể tận

Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

9 dụng để giải quyết các vấn đề trong thế giới thực Nó cung cấp thông tin dựa trên web

“Những gì bạn thấy là những gì bạn nhận được” (WYSIWYG) để xây dựng các ứng dụng điện thoại di động dành cho hệ điều hành Android và iOS [11] Nó sử dụng các khối được xây dựng trên Google Blockly (Fraser, 2013) và lấy cảm hứng từ các ngôn ngữ như StarLogo TNG (Begel & Klopfer, 2007) và Scratch (Resnick et al., 2009; Maloney, Resnick, Rusk, Silverman, & Eastmond, 2010), trao quyền cho mọi người xây dựng ứng dụng điện thoại di động để đáp ứng nhu cầu Cho đến nay, 6,8 triệu người tại hơn 190 quốc gia đã sử dụng App Inventor để xây dựng hơn 24 triệu ứng dụng, giao diện bằng hơn chục ngôn ngữ Mọi người trên khắp thế giới sử dụng App Inventor để cung cấp giải pháp di động cho các vấn đề thực tế trong gia đình, cộng đồng và thế giới của họ Nền tảng này cũng đã được điều chỉnh để phục vụ yêu cầu của các nhóm đối tượng cụ thể hơn, chẳng hạn như xây dựng ứng dụng cho người ứng cứu khẩn cấp/đầu tiên (Jain và cộng sự, 2015) và robot (Papadakis & Orfanakis, 2016) Đó là một ứng dụng web cung cấp người dùng nền tảng để lập trình ứng dụng Android Được phát triển bởi Google và đang được duy trì bởi viện công nghệ Massachusetts (MIT) Mục tiêu của App Inventor là giúp cho người dùng dễ dàng tạo ra các ứng dụng Android mà không cần kiến thức lập trình Bằng cách kéo thả các khối mã và sắp xếp chúng lại với nhau để tạo thành một ứng dụng Ưu điểm:

- App Inventor là một công cụ lập trình cho phép người dùng tập trung vào logic và ý tưởng mà không cần lập trình

- Thiết kế ứng dụng một cách nhanh chóng

- Kiểm tra ứng dụng trên điện thoại di động: Thử nghiệm ứng dụng trực tiếp trên điện thoại giúp người dùng trải nghiệm thực tế và hiểu về cách ứng dụng hoạt động trên thiết bị di động

- Ứng dụng linh hoạt: Trong việc tạo ra nhiều loại ứng dụng, từ trò chơi đơn giản đến ứng dụng giáo dục hay ứng dụng kết nối với các dịch vụ trực tuyến

- Tăng cường kỹ năng logic và sự sáng tạo: Việc xây dựng ứng dụng yêu cầu người học phải tư duy logic để xây dựng các chức năng cũng như sự sáng tạo để tạo ra ý tưởng mới cho ứng dụng

- Hạn chế về tính năng: hạn chế đối với những người muốn phát triển ứng dụng phức tạp với nhiều tính năng hơn

- Giới hạn về đồ họa và thiết kế: App Inventor cung cấp một số lượng giới hạn về khả năng thiết kế và đồ họa so với việc sử dụng các công cụ phức tạp hơn

- Hiệu suất hạn chế: Các ứng dụng được tạo bằng App Inventor có thể không có hiệu suất cao

- Giới hạn kiểm soát: giảm khả năng kiểm soát và tùy chỉnh

- Phụ thuộc vào dịch vụ trực tuyến

- Khả năng tích hợp hạn chế: App Inventor khó có thể tích hợp với một số dịch vụ và API phức tạp

2.3.2 Giao diện về Mit App Inventor

Giao diện người dùng Mit App Inventor bao gồm hai trình chỉnh sửa chính là trình chỉnh sửa thiết kế và trình soạn thảo khối Cụ thể:

- Trình chỉnh sửa thiết kế như Hình 2.3 hoặc nhà thiết kế là một trình kéo và thả giao diện để bố trí các thành phần của giao diện người dùng (UI) của ứng dụng như mong muốn

Hình 2.3: Trình chỉnh sửa thiết kế

Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Hình 2.4: Trình chỉnh sửa khối

2.3.3 Giao diện ứng dụng Android

MIT AI2 Companion là ứng dụng di động kết nối với nền tảng App Inventor 2, một công cụ giúp tạo ứng dụng di động App Inventor 2 là dự án được phát triển bởi Massachusetts Institute of Technology (MIT) để hỗ trợ người dùng, đặc biệt là những người mới học lập trình, sáng tạo ứng dụng thông qua giao diện thân thiện và kéo và thả các khối [12]

Hình 2.5: Giao diện trên ứng dụng điện thoại MIT AI2 Companion đóng vai trò quan trọng khi người dùng muốn phát triển ứng dụng với App Inventor 2 Ứng dụng này cho phép xem trước và kiểm tra ứng dụng ngay trên thiết bị di động trong quá trình phát triển trên máy tính Kết nối giữa máy tính

12 và thiết bị di động được thực hiện qua mạng Wi-Fi Khi tạo hoặc chỉnh sửa ứng dụng trên App Inventor 2 trên máy tính, người dùng có thể sử dụng MIT AI2 Companion để kiểm tra các thay đổi ngay lập tức trên điện thoại hoặc máy tính bảng của họ Điều này giúp họ đánh giá chức năng và giao diện người dùng một cách thuận tiện và nhanh chóng Để sử dụng MIT AI2 Companion, người dùng cài đặt ứng dụng trên thiết bị di động và kết nối với cùng một mạng Wi-Fi mà máy tính đang sử dụng để phát triển ứng dụng Khi kết nối, họ có thể kiểm tra ứng dụng ngay lập tức trên thiết bị di động mà không cần tải lên cửa hàng ứng dụng Tóm lại, MIT AI2 Companion là công cụ quan trọng giúp người dùng phát triển và kiểm thử ứng dụng một cách thuận tiện và nhanh chóng.

GOOGLE APPSHEET

AppSheet là một nền tảng xây dựng ứng dụng không cần mã lập trình (no-code) cho doanh nghiệp Nó cho phép người dùng thiết kế ứng dụng thông qua một giao diện trực quan và không đòi hỏi việc viết mã lập trình, giúp người dùng dễ dàng thao tác những yêu cầu mong muốn được mô tả như Hình 2.6 [13]

Hình 2.6: Giao diện mô tả Appsheet AppSheet là một công cụ giúp doanh nghiệp tạo và triển khai ứng dụng mạnh mẽ mà không cần kiến thức sâu về lập trình Nó đặc biệt xuất sắc trong việc kết nối chặt chẽ với dữ liệu kinh doanh hiện có Các nguồn dữ liệu như Google Sheet, Excel, Cloud SQL,

Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Salesforce và các trình kết nối khác tương tự giúp tối ưu hóa quy trình làm việc và tận dụng tối đa thông tin từ các nguồn khác nhau Các hoạt động của người dùng trong ứng dụng sẽ được đồng bộ hóa với nguồn dữ liệu đã được kết nối, đảm bảo tính nhất quán và chính xác mô tả như Hình 2.7

Hình 2.7: Cách hoạt động của Appsheet

2.4.2 Các tính năng chính của Appsheet

Appsheet bao gồm các tính năng chính cụ thể như sau:

- Kết nối với nhiều nguồn dữ liệu: AppSheet có khả năng tích hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau cụ thể như Google Sheets, Excel, SQL databases được thể hình như Hình 2.8

Hình 2.8: Appsheet kết nối với nhiều nguồn dữ liệu

- Tự động hóa quy trình: Cho phép quản lý quyền truy cập để đảm bảo tính bảo mật

- Tùy chỉnh kéo thả cho phép chỉnh sửa giao diện người dùng một cách dễ dàng, có thể chỉnh sửa kiểu chữ, màu sắc, cấu trúc của giao diện Chỉ cần thao tác kéo và thả các phần tử, trường dữ liệu, và chức năng được mô tả như Hình 2.9

Hình 2.9: Tính năng tùy chỉnh kéo thả

- Tính năng Offline: AppSheet cho phép sử dụng ứng dụng mà không cần kết nối internet, giúp người dùng làm việc mọi nơi Khi kết nối mạng khôi phục, hệ thống tự động đồng bộ các thay đổi đã được thực hiện trong chế độ offline

- Thu thập dữ liệu:Bằng văn bản, hình ảnh, form điền sẵn, mã QR, mã vạch, GPS, giao diện được thể hình như Hình 2.10

Hình 2.10: Tính năng thu thập dữ liệu

- Hỗ trợ đa nền tảng như Hình 2.11 để tạo ứng dụng hỗ trợ iOS, Android hoặc Web, cho phép xây dựng ứng dụng chạy trên cả iOS và Android, giúp đảm bảo rằng người dùng có thể trải nghiệm ứng dụng trên nhiều loại điện thoại thông minh và máy tính bảng

Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Hình 2.11: Tính năng hỗ trợ đa nền tảng Ngoài ra, còn có các tính năng khác như sau:

- Gửi thông báo Deliver Notifications: Khi có bất cứ thay đổi về nhập mới hay chỉnh sửa, Appsheet sẽ thông báo cho quản trị viên biết sự thay đổi

- Tạo báo cáo tự động: Cho phép tạo báo cáo và biểu đồ dựa trên dữ liệu động để hiểu rõ hơn về hoạt động của ứng dụng

- Gửi email: cho phép gửi email cho khách hàng như hóa đơn điện tử, đơn thuốc

- Accept Signatures: cho phép thu thập dữ liệu dạng chữ ký

- Install Across Devices: có thể chạy được trên nhiều thiết bị trực quan

2.4.3 Ứng dụng của Appsheet hiện nay

Một số ứng dụng Appsheet hiện nay là:

- Đăng ký và Ghi Nhận Bệnh Án: Sử dụng AppSheet để tạo biểu mẫu đăng ký bệnh nhân và ghi nhận thông tin bệnh án Tích hợp hình ảnh và chữ ký số để xác nhận thông tin

- Lịch Hẹn và Quản Lý Khám Bệnh: Tạo ứng dụng lên lịch hẹn cho bệnh nhân và quản lý thông tin về thời gian và người chăm sóc Gửi thông báo nhắc nhở cho bệnh nhân về lịch hẹn

- Quản Lý Thuốc và Liều Lượng: Xây dựng ứng dụng để theo dõi và cập nhật thông tin về đơn thuốc của bệnh nhân Tích hợp cảnh báo về liều lượng và lịch sử sử dụng

- Theo Dõi Dữ Liệu Y Tế: Tạo biểu đồ và bảng điều khiển để theo dõi các chỉ số sức khỏe quan trọng của bệnh nhân Tích hợp cảnh báo khi có sự biến động không bình thường

- Ghi Nhận Kết Quả Xét Nghiệm: Sử dụng AppSheet để nhập và theo dõi kết quả xét nghiệm của bệnh nhân Tích hợp hệ thống thông báo tự động khi kết quả có sẵn

- Quản Lý Tài Chính và Thanh Toán: Tạo ứng dụng để quản lý thông tin tài chính của bệnh nhân và thanh toán dịch vụ y tế Cung cấp các tùy chọn thanh toán trực tuyến

- Báo Cáo và Thống Kê: Tích hợp tính năng báo cáo để tổng hợp thông tin và thống kê về tình trạng sức khỏe của cộng đồng bệnh nhân

2.4.4 Ưu nhược điểm của Appsheet Ưu điểm:

- Kết nối dữ liệu linh hoạt: Kết nối với nhiều nguồn dữ liệu khác nhau như Google Sheet, Excel, Cloud SQL, Salesforce, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tích hợp dữ liệu

- Làm việc ngoại tuyến: AppSheet hỗ trợ chế độ ngoại tuyến, cho phép người dùng truy cập với ứng dụng mà không cần kết nối internet

- Tích hợp chức năng tự động: AppSheet có khả năng tự động hóa một số chức năng thông qua các quy tắc và công thức, giúp tối ưu hóa quy trình làm việc

GOOGLE SHEETS

Google Sheets là một ứng dụng bảng tính trực tuyến do Google cung cấp như một phần của dịch vụ văn phòng trực tuyến, được gọi là Google Workspace (trước đây là G Suite), giao diện được thể hiện như Hình 2.12 Nó cho phép người dùng có thể tạo và chỉnh sửa như Microsoft Excel, nhưng hoạt động hoàn toàn trên trình duyệt web mà không yêu cầu cài đặt phần mềm bổ sung [14]

Hình 2.12: Giao diện Google Sheets

2.5.2 Tính năng của Google Sheets

Các tính năng của Google Sheet cụ thể như sau:

- Bảng tính đa người: cho phép người dùng cùng một lúc trên cùng một bảng tính và thấy các thay đổi ngay lập tức

- Tích hợp với Google Drive: Bảng tính được lưu trữ trực tiếp trên Google Drive, cho phép truy cập dễ dàng từ mọi thiết bị có kết nối internet

- Hỗ trợ công cụ tìm kiếm và lọc: Các công cụ tìm kiếm và lọc mạnh mẽ giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm thông tin trong bảng tính

- Tích hợp với các ứng dụng khác của Google: Google Sheets có thể tích hợp dữ liệu từ Gmail, Google Calendar và nhiều ứng dụng Google khác

- Tự động điền dữ liệu và tạo chuỗi số hoặc các giá trị khác với tính năng Fill

- Công cụ tính toán và hàm: Sử dụng các hàm tính toán như SUM, AVERAGE, VLOOKUP để thực hiện các phép toán phức tạp trên dữ liệu

- Bảo mật dữ liệu: Quản lý quyền truy cập và chia sẻ dữ liệu một cách an toàn

- Tính năng ô cộng tác: Sử dụng tính năng ô cộng tác để tự động cập nhật dữ liệu khi người dùng khác thay đổi

- Tích hợp Google Apps Script: Sử dụng Google Apps Script để tùy chỉnh và mở rộng chức năng của Google Sheets

- Phiên bản lịch sử: Theo dõi và khôi phục phiên bản trước đó của bảng tính thông qua tính năng lịch sử phiên bản

2.5.3 Ưu nhược điểm của Google Sheets Ưu điểm:

- Miễn phí và trực tuyến: Không cần cài đặt phần mềm, và có thể truy cập từ bất kỳ thiết bị nào với kết nối internet

- Chia sẻ và cộng tác dễ dàng: Có thể chia sẻ bảng tính với người khác và cùng nhau làm việc trực tuyến

- Tích hợp với Google Drive: Lưu trữ và quản lý dữ liệu một cách rõ ràng

- Đa nhiệm và tự động hóa: Thực hiện nhiều công việc cùng một lúc và sử dụng các công cụ tự động hóa

- Không có tính năng mạnh mẽ như Microsoft Excel: Đối với những nhiệm vụ phức tạp, Excel vẫn có những tính năng mạnh mẽ hơn

- Yêu cầu kết nối internet: Không thể sử dụng Google Sheets khi không có kết nối internet

- Bảo mật có thể là mối quan ngại: Đối với những người quan tâm đến bảo mật, lưu trữ dữ liệu trên đám mây có thể là một nguy cơ

- Hiệu suất có thể giảm khi xử lý bảng tính lớn: Đối với các bảng tính lớn và phức tạp, Google Sheets có thể trở nên chậm hơn so với ứng dụng nền tảng đặt trên máy tính.

TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG

SƠ ĐỒ KHỐI HỆ THỐNG QUẢN LÝ VÀ PHÂN LUỒNG KHÁCH HÀNG KHÁM SỨC KHỎE TẠI BỆNH VIỆN

3.1.1 Sơ đồ khối hệ thống

Mô hình hoạt động của hệ thống quản lý và phân luồng khách hàng được mô tả cụ thể ở Hình 3.1, người dùng thực hiện việc nhập ID, Tên Khi hoàn tất việc nhập các thông tin, giao diện sẽ hiển thị tình trạng phòng, số lượng mỗi phòng bao nhiêu để người dùng dễ theo dõi và lựa chọn phòng muốn khám chữa bệnh Người dùng Scan mã QR tại trước cửa phòng để Check in, sau khi hoàn thành việc khám chữa bệnh xong, người dùng chỉ cần bấm vào phòng Check in để Check out Dữ liệu được gửi lên Google Sheets và từ đó sẽ gửi lên Web App Tại đây, quản trị có thể quan sát, danh sách khách hàng, lịch sử, tình trạng phòng, biểu đồ tình trạng phòng.

Hình 3.1: Sơ đồ khối hệ thống

- Khối giao diện App người dùng: Giao diện người dùng của ứng dụng được thiết kế với mục tiêu tạo ra trải nghiệm người dùng tối ưu, linh hoạt và thuận tiện Trong giao diện này, người dùng có khả năng dễ dàng nhập thông tin cá nhân như tên và ID, giúp tạo nên một quy trình đăng ký nhanh chóng Đặc biệt, giao diện cung cấp thông tin về số lượng người đang có mặt trong phòng, giúp người dùng theo dõi tình trạng hiện tại một cách thuận lợi Việc lựa chọn phòng khám cũng trở nên đơn giản thông qua tính năng quét mã QR tại mỗi phòng, đồng thời vừa Check in Check out tại đó.

- Khối cơ sở dữ liệu Google Sheets: đóng vai trò quan trọng trong việc lưu trữ và quản lý dữ liệu người dùng một cách chi tiết và hiệu quả Trong cơ sở dữ liệu này, nhóm thu thập và lưu trữ một loạt các thông tin quan trọng, bao gồm họ và tên, ID, thời điểm đăng nhập, hành động cụ thể như điểm danh ra/vào, và thậm chí cả việc đếm số lượng người đang có mặt trong từng phòng Và để cho khối này thành một cơ sở dữ liệu để Web có thế lấy hiển thị lên.

- Khối giao diện Web quản lý: đây là khối sẽ lấy dữ liệu từ Khối cơ sở dữ liệu và hiển thị lên trang web cho Admin (quản trị viên) người có thể thêm mới, xóa bỏ hay là chỉnh sửa thông tin của khách hàng điều này giúp duy trì và cập nhật cơ sở dữ liệu một cách dễ dàng và linh hoạt Bên cạnh đó hiển thị một cách trực quan để cho người quản lý dễ dàng thao tác cũng như là điều khiển toàn bộ hệ thống một cách linh hoạt và hiệu quả.

TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ VÀ PHÂN LUỒNG KHÁCH HÀNG KHÁM SỨC KHỎE TẠI BỆNH VIỆN

Hệ thống quản lý và phân luồng khách hàng trong bệnh viện có thể sử dụng cho rất nhiều trường hợp, với đề tài này đặt ra các điều kiện cho đề tài như sau:

- Có 9 phòng khám khác nhau, mỗi phòng sẽ được định danh riêng với mỗi mã QR khác nhau

- Người dùng có thể theo dõi được tình trạng của tất cả các phòng theo thời gian thực để tới khám mà không cần phải xếp hàng chờ đợi

- Khi quét mã QR thì sẽ được tính là check in và sẽ tự động cập nhật vào cơ sở dữ liệu

- Khi muốn quét mã QR phòng khám khác thì phải thực hiện việc check-out phòng đang check – in trước đó

- Khi đã check – in vào một phòng rồi thì sau khi check out sẽ không thể check – in lại phòng đã khám

3.2.1 Lưu đồ giải thuật toàn bộ hệ thống

Hình 3.2 được mô tả cụ thể như sau: Hệ thống được thiết kế bao gồm 9 phòng khám, giới hạn mỗi phòng tối đa 10 người khám Khi người dùng theo dõi được số lượng người tại mỗi phòng khám trên màn hình điện thoại, sau đó tiến hành đến phòng mình muốn khám và quét mã QR, mỗi phòng quy định mỗi mã QR khác nhau Hệ thống kiểm

Chương 3 TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ

21 tra tình trạng phòng, nếu số lượng người nhỏ hơn 10 người hệ thống tiến hành check in Sau khi người dùng đã hoàn thành việc khám bệnh hệ thống sẽ check out Tiếp đến gửi dữ liệu lên cơ sở dữ liệu và tiếp tục thăm khám các phòng còn lại

Hình 3.2: Lưu đồ giải thuật toàn hệ thống

3.2.2 Lưu đồ giải thuật cơ sở dữ liệu

Sau khi hệ thống nhận dữ liệu từ App, dữ liệu tự động cập nhật trong các cột của Google Sheet Đồng thời tại đây thực hiện việc đếm số lượng người ra khỏi phòng khám, cập nhật một cách liên tục trên hệ thống, để người dùng có thể theo dõi nhanh chóng và

22 thuận tiện được thể hiện trong lưu đồ Hình 3.3 Mỗi 1 giây trôi qua hệ thống sẽ tự động cập nhật tình trạng các phòng cho người khám có thể thấy và 1 phòng khám nếu có đã đủ 10 người trong 1 phòng thì sẽ phát cảnh báo người dùng rằng phòng đó đã đầy như Hình 3.4

Hình 3.3: Lưu đồ giải thuật cơ sở dữ liệu

Hình 3.4: Phòng khi đủ 10 người và cảnh báo

Chương 3 TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ

3.2.3 Lưu đồ giải thuật cập nhật tình trạng phòng

Hình 3.5: Lưu đồ giải thuật chương trình con cập nhật tính trạng phòng

Tại đây một hàm cập nhật tình trạng phòng được tạo ra, khởi tạo các biến nhỏ rỗng như Hình 3.5 Lấy dữ liệu số người trong phòng đếm được của Google Sheet gán vào các biến được khởi tạo trước đó Các biến này sẽ được gọi ra và hiển thị lên màn hình.

CÁC HÀM SỬ DỤNG

Hàm COUNTIF là một hàm trong các bảng tính, bao gồm cả Google Sheets và Microsoft Excel, được sử dụng để đếm số lượng ô trong một phạm vi (range) mà thỏa mãn một điều kiện cụ thể Hàm này giúp người dùng đếm số lượng ô trong phạm vi mà đáp ứng điều kiện chỉ định Ứng dụng của hàm Countif trong Excel/Google Sheet

- Đếm số ô dữ liệu theo nhiều điều kiện

- Thao tác chuyên nghiệp hơn khi sử dụng Excel/Google Sheet

- Kết hợp dễ dàng với các hàm khác để hỗ trợ công việc

Cú pháp: =COUNTIF(range;criteria).

- Range: phạm vi ô muốn đếm, có thể là số, mảng, tham chiếu chứa số

- Criteria: điều kiện mà ô thỏa mãn để được đếm, có thể là số, biểu thức, tham chiếu ô Ở đề tài hệ thống quản lý và phân luồng khách hàng khám sức khỏe tại bệnh viện, sử dụng hàm Countif để đếm số lượng người ra khỏi phòng, bằng cách lấy tổng số lượng người check in tại mỗi phòng khám trừ tổng số lượng người check out sẽ tính được số lượng người hiện tại có trong mỗi phòng

Cho phép hiển thị các giá trị được trả về từ công thức mảng thành nhiều hàng hoặc cột và cho phép sử dụng các hàm không dùng cho mảng đối với mảng

Cú pháp: =ARRAYFORMULA(Công_thức_mảng)

Trong đó: Công_thức_mảng: Dải ô, biểu thức toán học sử dụng một dải ô hoặc nhiều dải ô có cùng kích thước hoặc một hàm trả về kết quả lớn hơn một ô

Hàm IFS được sử dụng để kiểm tra nhiều điều kiện và trả về kết quả tương ứng với điều kiện đầu tiên đúng.Hàm này có thể chiếm vị trí của nhiều câu lệnh IF lồng nhau, giúp người dùng viết công thức một cách ngắn gọn và dễ đọc khi có nhiều điều kiện cần kiểm tra

Cú pháp: =IFS(logical_test1;value_if_true1;[logical_test2;value_if_true2];…)

- logical_test1, logical_test2, … là các điều kiện logic cần kiểm tra Các điều kiện này có thể là các toán tử so sánh (=, , =, ), các toán tử logic (AND,

OR, NOT) hoặc các hàm trả về giá trị logic (ISNUMBER, ISTEXT, ISBLANK)

- value_if_true1, value_if_true2,… kiểm tra lần lượt các điều kiện từ trái sang phải và trả về giá trị của biểu thức đầu tiên mà làm cho điều kiện tương ứng trở thành đúng Nếu không có điều kiện nào đúng, thì giá trị đó sẽ được trả về Các giá trị này có thể là các số, các chuỗi ký tự, các ô tham chiếu hoặc các công thức khác

Chương 3 TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ

Hàm Vlookup dùng để tìm kiếm một giá trị trong một bảng dữ liệu và trả về giá trị tương ứng từ một cột khác trong bảng đó, tìm kiếm thông tin từ một bảng dữ liệu lớn dựa trên một giá trị cụ thể và trả về giá trị liên quan từ cột khác

Cú pháp: =VLOOKUP(Lookup_value, Table_array, Col_index_ num,

- Lookup_value: Giá trị cần tìm kiếm trong cột đầu tiên của bảng

- Table_array: Phạm vi chứa dữ liệu và cột chứa giá trị muốn trả về

- Col_index_num: Số cột trong bảng _array chứa giá trị muốn trả về

- Range_lookup: Tùy chọn, TRUE nếu muốn tìm kiếm gần đúng, FALSE nếu tìm kiếm chính xác Nếu để trống, giá trị mặc định là TRUE

3.3.5 Hàm INDEX kết hợp với MATCH

Hàm MATCH là tìm kiếm một giá trị trong một phạm vi dữ liệu và trả về vị trí của giá trị đó trong phạm vi

Cú pháp hàm MATCH: =MATCH(lookup_value, lookup_array, [match_type])

- Lookup_value: Giá trị cần tìm kiếm trong phạm vi

- Lookup_array: Phạm vi chứa giá trị muốn tìm

- match_type: tùy chọn loại tìm kiếm, nếu 1 hoặc bỏ trống là tìm giá trị lớn nhất nhỏ hơn hoặc bằng lookup_value (tìm kiếm gần đúng), còn 0 là tìm giá trị chính xác, -1 là tìm giá trị nhỏ nhất lớn hơn hoặc bằng lookup_value (tìm kiếm gần đúng)

Hàm INDEX dùng để truy xuất giá trị từ một phạm vi dữ liệu hoặc mảng dữ liệu, dựa trên chỉ số của hàng và cột cụ thể

Cú pháp: =INDEX(array;row_num;column_num)

- array: Phạm vi dữ liệu hoặc mảng dữ liệu mà muốn truy xuất giá trị từ

- row_num: Số chỉ mục hàng trong mảng dữ liệu

- column: Số chỉ mục cột trong mảng dữ liệu Nếu bỏ qua sẽ giả định muốn truy xuất giá trị từ một hàng

THIẾT KẾ GIAO DIỆN GIAO TIẾP VỚI NGƯỜI DÙNG

3.4.1 Giao diện ứng dụng trên điện thoại Android

Giao diện ứng dụng trên điện thoại Android sử dụng phần mềm MIT App Inventor để thiết kế, đây là công cụ hỗ trợ dùng tạo ra các giao diện ứng dụng một cách trực quan và dễ sử dụng, đồng thời cung cấp khả năng chỉnh sửa linh hoạt theo ý muốn, được thể hiện như Hình 3.6 Nó không chỉ giúp người dùng xây dựng giao diện mà còn tạo ra trải nghiệm người dùng thuận tiện Tại giao diện này, thực hiện khả năng ghi lại thông tin ID và Tên của khách hàng, nhằm tạo ra một hệ thống lưu trữ thông tin hiệu quả trong dữ liệu nhỏ của ứng dụng

Hình 3.6: Ảnh thiết lập giao diện App (Screen1) Giao diện app (Screen2) được thể hiện như Hình 3.7 bao gồm 9 phòng khám, mỗi phòng hiển thị số lượng hiện tại đó Trên giao diện này được tổ chức một cách rõ ràng, tạo điều kiện cho người dùng dễ dàng lựa chọn và xác định phòng mong muốn Đồng thời, tích hợp một nút Scan, mang lại khả năng quét mã QR để thực hiện quá trình check- in vào phòng khám một cách thuận tiện

Qua việc tối ưu hóa cấu trúc này, không chỉ tạo ra trải nghiệm người dùng mà còn nâng cao hiệu suất trong việc quản lý và kiểm soát lượng người trong các phòng khám khác nhau Điều này mang lại sự thuận tiện cho người sử dụng khi thực hiện các thao tác quản lý và đăng ký vào các phòng khám.

Chương 3 TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ

Hình 3.7: Thiết lập giao diện App (Screen2)

3.4.2 Giao diện hiển thị quản lý thông tin khách hàng

Trong quá trình tạo giao diện cho ứng dụng Web Appsheet Các yếu tố như lịch sử khám, danh sách bệnh nhân, biểu đồ thể hiện tình trạng phòng và số lượng người trong từng phòng được thiết kế như Hình 3.8 để tạo ra một giao diện sinh động và thú vị

Hình 3.8: Giao diện quản lý thông tin khách hàng Thông qua việc kết hợp giữa Appsheet và Google Sheet, hiển thị thông tin, tạo ra một giao diện dễ quan sát và đẹp mắt Bằng cách sắp xếp thông tin một cách hợp lý, sử dụng màu sắc và biểu đồ để làm nổi bật các yếu tố quan trọng được thể hiện như Hình

3.9, giúp người quản lý dễ dàng theo dõi và quản lý thông tin phòng khám một cách thuận lợi

Hình 3.9: Biểu đồ giao diện quản lý thông tin

3.4.3 Giao diện lưu trữ dữ liệu thông tin bệnh nhân

Thông tin bệnh nhân được lưu trữ trên Google Sheets giống như giao diện Hình 3.10 Thông tin bao gồm: Tên, ID của người khám, số phòng bệnh nhân đã khám, thời gian check in, check out Tại đây, nó còn thực hiện chức năng đếm số lượng người ra khỏi phòng khám một cách linh hoạt và nhanh chóng Dữ liệu này, được Web App lấy dữ liệu để hiển thị lên

Hình 3.10: Giao diện lưu trữ thông tin bệnh nhân

THI CÔNG HỆ THỐNG

SƠ ĐỒ TOÀN HỆ THỐNG

Hình 4.1: Sơ đồ hoạt động toàn hệ thống Tại Hình 4.1, Sơ đồ hoạt động toàn hệ thống được mô tả như sau: Khách hàng sẽ sử dụng App ứng dụng trên điện thoại, nhập tên và ID để đăng nhập Giao diện bao gồm

9 phòng khám hiển thị số lượng hiện có mỗi phòng Khách hàng chỉ cần lựa chọn phòng khám để đến khám Sau đó, chỉ cần Scan mã QR để check in phòng, và nhấn vào phòng vừa check in để check out Thông tin khách hàng được lưu trữ trên Google Sheets, đồng thời thực hiện đếm số lượng người ra khỏi phòng Dữ liệu này được web App lấy thông tin để hiển thị số lượng trong phòng và biểu đồ hiển số lượng trong phòng, lịch sự check in – out, dach sách khách hàng

LẬP TRÌNH HỆ THỐNG

4.2.1 Lưu đồ giải thuật chương trình điều khiển quét mã QR

Hình 4.2: Lưu đồ giải thuật chương trình quét mã QR

Chương trình bắt đầu khi được khởi động hoặc khi người dùng kích hoạt chức năng quét mã QR thể hiện ở Hình 4.2 Sau đó chương trình khởi tạo module quét mã

QR để sẵn sàng nhận dữ liệu từ camera hoặc các nguồn khác Chờ người dùng đưa camera hoặc thiết bị quét mã QR đến mã cần quét Khi người dùng quét mã QR, chương trình sẽ chụp hình từ camera và tiến hành xử lý hình ảnh để tìm và giải mã mã QR Sử dụng thư viện giải mã QR để đọc thông tin từ mã QR được quét Thông tin đọc được từ mã QR được kiểm tra để đảm bảo tính hợp lệ và đáp ứng yêu cầu của ứng dụng Nếu

Chương 4 THI CÔNG HỆ THỐNG

31 thông tin hợp lệ, chương trình hiển thị kết quả trên giao diện người dùng, có thể là thông tin chi tiết, liên kết, hoặc hành động nào đó Tiếp đến trở lại trạng thái chờ để cho phép người dùng tiếp tục quét mã QR mới hoặc quay lại bước chờ Kết thúc khi người dùng thoát khỏi chức năng quét mã QR hoặc khi quá trình quét kết thúc

4.2.2 Lưu đồ giải thuật của App

- Lưu đồ giải thuật của App (Screen 1)

Hình 4.3: Lưu đồ giải thuật App (Sreen1) Hình 4.3 được mô tả như sau: Người dùng phải cài đặt App ứng dụng điện thoại Android, tên ứng dụng của hệ thống quản lý và phân luồng khách hàng khám sức khỏe tại bệnh viện có tên là CMFS (Customer Manager Flow System) Sau khởi động App người dùng sẽ thấy một giao diện hiện lên có chứa các ô trống ,người dùng sẽ nhập tên cũng như là ID của người dùng Sau khi hoàn tất việc nhập hệ thống sẽ kiểm tra người dùng đã nhập tên và ID chưa Nếu chưa nhập hoặc nhập sai ID bởi vì lỗi không đúng số lượng kí tự cần nhập thì hệ thống yêu cầu người dùng nhập lại ID hoặc tên vào thì mới cho phép ấn vào “Đăng nhập” và chuyển sang Màn hình 2 Điều này nhằm đảm bảo tính chính xác và an toàn của dữ liệu khi sử dụng ứng dụng

- Lưu đồ giải thuật App (Screen2)

Tại Màn hình 2, khi người dùng bấm vào Scan (quét mã QR) thì hệ thống sẽ kiểm tra phòng khám đó đã được check-in trước chưa hoặc phòng khám đã đầy Nếu có hệ thống sẽ hiện thông báo cảnh báo lỗi và ta phải thực hiện lại Sau khi đã thành công check-in 1 phòng thì khi tiếp tục Scan phòng tiếp theo thì hệ thống sẽ kiểm tra xem đã

32 check-out phòng trước đó hay chưa Sau đó, mới được tiếp tục Scan phòng tiếp theo, quá trình này sẽ lặp lại cho tới khi khám hết tất cả các phòng

Hình 4.4: Lưu đồ giải thuật App (Screen2)

Chương 4 THI CÔNG HỆ THỐNG

4.2.3 Xây dựng giao diện ứng dụng điện thoại Android

Hình 4.5: Thiết lập giao diện khi nhấn nút Login Thiết lập giao diện ứng dụng điện thoại Android được thể hiện như Hình 4.5 Giao diện App ( Screen1) bao gồm Tên và ID Khách hàng sẽ nhập Tên và ID tại các khung nhập thì các tên và ID người dùng sẽ được lưu vào các TinyDB và sẽ lưu lại nhằm để sử dụng khi khách hàng check in hoặc check out thì sẽ gọi các tệp tên và ID trong trừng TinyDB này Bên cạnh đó hệ thống thiết lập một điều kiện khi khách hàng không nhập ID hoặc Tên, hệ thống sẽ hiển thị một bảng cảnh báo lỗi với tên lỗi là “Lỗi đăng nhập”, sau đó yêu cầu khách hàng nhập đầy đủ thông tin và nhập đủ 8 số ký tự ID mà mỗi khách hàng được có Khi thỏa được các điều kiện trên thì nút nhấn “Đăng nhập” mới hoạt động và chuyển qua màn hình 2 để lựa chọn phòng khám

Tại giao diện App (Screen2), sau khi đã quét mã QR của phòng, quy trình xử lý được thiết lập để đảm bảo tính chính xác và hiệu quả được mô tả như Hình 4.6 Đặc biệt, được liên kết với Google Sheets Thông tin từ mã QR sẽ được sử dụng để xác định phòng tương ứng và kiểm tra màu nền Nếu màu nền là trắng, ứng dụng tự động thực hiện các bước cần thiết để đánh dấu check-in cho phòng đó Hành động này không chỉ bao gồm

34 việc cập nhật trạng thái mà còn liên quan đến việc gọi các dịch vụ web, trong trường hợp này, là Google Sheets, để lấy thông tin và cập nhật dữ liệu Tuy nhiên, nếu màu nền không phải là trắng, có nghĩa là phòng đã được check-in trước đó hoặc có sự không đồng nhất trong trạng thái của phòng Ứng dụng sẽ ngay lập tức hiển thị một cảnh báo lỗi, thông báo cho người dùng về tình trạng hiện tại của phòng và nhắc nhở họ về các biện pháp cần thiết

Hình 4.6: Thiết lập giao diện phòng khám

Mục tiêu là giúp người dùng nhận diện và xử lý vấn đề một cách nhanh chóng và dễ dàng, đồng thời đảm bảo rằng quản lý check-in được thực hiện một cách chính xác và đồng bộ thông tin với Google Sheets.

Chương 4 THI CÔNG HỆ THỐNG

Hình 4.7: Thiết lập nút nhấn để điểm danh ra vào

Thiết lập chín nút nhấn để thực hiện điểm danh tại phòng, quy trình bao gồm việc kiểm tra màu nền của nút nhấn được mô tả như Hình 4.7 Nếu màu nền là xanh (đã được thay đổi từ phần quét mã), hệ thống sẽ thực hiện các bước sau:

- Cài Lại Màu Nền và Thêm Dòng Check Out: Màu nền của nút nhấn được chuyển đổi thành đỏ, đại diện cho quá trình check-out thành công Đồng thời, một dòng check-out sẽ được thêm vào cơ sở dữ liệu của Google Sheet để lưu trữ thông tin điểm danh.

- Cập Nhật Chữ Hiển Thị: Chữ hiển thị trên nút nhấn sẽ được cập nhật để hiển thị số người hiện đang ở trong phòng đó.

- Gọi Thông Báo: Hệ thống sẽ gọi lên chức năng thông báo để thông báo cho người sử dụng về việc họ đã thành công trong quá trình điểm danh Thông báo này có thể chứa thông tin chi tiết hoặc lời chúc mừng để tạo trải nghiệm tích cực cho người sử dụng.

- Tổng thể, quy trình của hệ thống này không chỉ đảm bảo tính chính xác trong việc lưu trữ thông tin điểm danh mà còn tạo ra một trải nghiệm người dùng tích cực thông qua thông báo khám phá và cập nhật trực quan trên nút nhấn.

Hình 4.8: Thiết lập cơ sở dữ liệu hiển thị số lượng người tại 9 phòng

Tại đoạn code trên Hình 4.8, đề tài thực hiện quá trình gọi dữ liệu và tiến hành lọc các thông tin từ các phòng khác nhau Quá trình này không chỉ giúp xác định và chiết xuất những dữ liệu cần thiết mà còn đảm bảo rằng chúng được lưu trữ một cách hiệu quả Để thực hiện điều này, cần phải cài đặt các TinyDB để lưu trữ thông tin đã được lọc Mục đích chính của việc lưu trữ thông tin vào các TinyDB là để hiển thị chúng cho người dùng một cách rõ ràng và dễ tiếp cận Những cơ sở dữ liệu nhỏ này không chỉ giúp tối ưu hóa quy trình hiển thị thông tin mà còn đảm bảo tính linh hoạt trong việc quản lý dữ liệu từ các phòng khác nhau

VIẾT TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

Sau khi đề tài đã hoàn thành xong, tiếp đến là viết hướng dẫn sử dụng cho hệ thống quản lý và phân luồng khách hàng khám sức khỏe tại bệnh viện để người dùng sử dụng đúng cách và dễ dàng Quá trình sử dụng ứng dụng trên thiết bị được thể hiện từng bước cụ thể như sau đây:

- Bước 1: Tải App: Customer Mangement And Flow System (CMFS) trên thiết bị điện thoại di động Android của người dùng.

- Bước 2: Mở App vừa tải và nhập Tên và ID, sau đó bấm “Đăng nhập” Khi người dùng quên nhập Tên hoặc ID, hoặc sai số lượng ký tự ID quy định Hệ thống sẽ hiển thị “Lỗi đăng nhập”, yêu cầu người dùng nhập lại đúng mới có thể đăng nhập vào hệ thống

- Bước 3: Tạicác phòng khám người dùng cần quan sát trên màn hình sẽ hiển thị số lượng người có mặt ở mỗi phòng Người dùng chỉ cần đến phòng mình muốn khám Sau đó bấm nút Scan và quét mã QR của phòng đó để check in (phòng chuyển màu xanh)

- Bước 4: Sau khi khám xong chỉ cần bấm vào phòng đó trên màn hình điện thoại để check out (phòng chuyển màu đỏ) để hiển thị tình trạng đã hoàn thành xong

- Bước 5: Người dùng lặp lại quy trình trên cho các phòng còn lại theo thứ tự tương ứng

- Bước 6: Khi đã khám hết các phòng, người dùng kết thúc quy trình bằng cách đảm bảo đã thực hiện check-out ở tất cả các phòng

Hướng dẫn trên nhấn mạnh vào việc thực hiện mỗi bước một cách rõ ràng, nhằm đảm bảo người dùng có thể sử dụng hệ thống một cách dễ dàng và hiệu quả.

DỰ TOÁN CHO HỆ THỐNG

Qua việc xây dựng và nghiên cứu hệ thống, đề tài đã thực hiện tính toán, liệt kê danh sách cần có để thực hiện đề tài và đưa ra danh sách dự toán chi phí, cụ thể được nêu ở bảng 4.1 dưới đây

Chương 4 THI CÔNG HỆ THỐNG

Bảng 4.1: Dự toán cho hệ thống

STT Danh mục Tính năng, thông số kỹ thuật Đơn giá

Chi phí cho quá trình thi công (Giá x Số lượng = VNĐ)

Chi phí cho một mẫu (Giá x Số lượng = VNĐ)

1 Phí hỗ trợ gói dịch vụ AppSheet

Tăng cường quy mô nghiệp vụ cho doanh nghiệp lớn

Lắp đặt hệ thống quản lý và phân luồng

- Hệ thống này được tạo ra để nghiên cứu, chưa được thi công để sử dụng thực tế tại các bệnh viện và phòng khám

- Đối với các doanh nghiệp đang đề ra kế hoạch mở rộng dịch vụ thông qua AppSheet, việc đánh giá các tính năng như số lượng người dùng, dung lượng lưu trữ, quyền lợi và bảo mật trở nên vô cùng quan trọng Để đảm bảo việc duy trì hoạt động hiệu quả của hệ thống, họ cần xem xét và cân nhắc kỹ lưỡng về việc tích hợp thêm nguồn phí có tính linh hoạt và phù hợp

- Trên phương diện kinh doanh, chi phí ban đầu cho người dùng trong tháng đầu tiên là 3.000.000 VNĐ, bao gồm cả chi phí cài đặt Tuy nhiên, trong những tháng tiếp theo, chi phí để duy trì cơ sở dữ liệu của hệ thống giảm xuống chỉ còn 1.000.000 VNĐ

- Công lao động được tính 1 lần trong quá trình thực hiện đề tài.

KẾT QUẢ - NHẬN XÉT - ĐÁNH GIÁ

KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Với việc thực hiện đề tài: “Thiết kế và thi công hệ thống quản lý và phân luồng khách hàng khám sức khỏe tại bệnh viện” , đề tài này đã hoàn thành được các mục tiêu đề ra và có được những kết quả như sau:

- Thiết kế và thi công hệ thống quản lý và phân luồng hoạt động ổn định thực hiện được mục đích giúp người dùng theo dõi số người có mặt tại mỗi phòng một cách tự động

- Quét mã QR tại mỗi phòng khám để check in, check out

- Hệ thống tự động đếm số lượng người ra khỏi phòng dựa vào check in, check out và cập nhật thông tin lên cơ sở dữ liệu

- Lưu các thông tin của người dùng vào cơ sở dữ liệu

- Truy xuất thông tin dữ liệu đưa lên Web AppSheet để quản trị viên dễ theo dõi và quản lý

KẾT QUẢ GIAO DIỆN HOẠT ĐỘNG CỦA THIẾT BỊ

5.2.1 Kết quả giao diện ứng dụng Android

Kết quả hoạt động của giao diện

Sau khi người dùng tải App ứng dụng CMFS hoàn thành, màn hình sẽ xuất hiện giao diện như mô tả Hình 5.1 dưới đây Trên màn hình sẽ hiển thị giao diện bao gồm: các ô trống để người dùng nhập tên và ID, nút nhấn “Đăng nhập” Khi người dùng không nhập tên và ID thì thiết bị sẽ cảnh báo: : “Lỗi đăng nhập” yêu cầu người dùng nhập lại Khi nút “Đăng nhập” được nhấn, thiết bị sẽ chuyển qua giao diện màn hình 2 như Hình 5.2

Khi đăng nhập hoàn tất, màn hình chuyển sang giao diện như mô tả ở Hình 5.2 Ở giao diện này là danh sách phòng khám bao gồm 9 phòng, hiển thị số lượng người hiện có tại mỗi phòng (0/10) Khi nút “Scan” được nhấn, hệ thống sẽ bật Camera để quét mã QR Sau khi thu được mã QR, hình ảnh thu được sẽ được giải mã để tìm thông tin mà người thiết lập mã đã tạo và hiển thị lên giao diện điện thoại Ngoài ra, còn có nút quay lại màn hình ban đầu như Hình 5.1 để người dùng có thể nhập tên và ID mong muốn

Chương 5 KẾT QUẢ - NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ

Hình 5.1: Giao diện hoạt động của thiết bị khi mới khởi động

Hình 5.2: Giao diện danh sách phòng khám

Kết quả giao diện khi người dùng hoàn tất việc quét QR tại phòng khám, nút nhấn phòng khám đó sẽ chuyển sang màu xanh được mô tả như Hình 5.3, để người dùng dễ theo dõi và biết rằng mình đã check in phòng đó

Hình 5.3: Giao diện sau khi quét mã QR

Việc khám bệnh được hoàn thành, người dùng chỉ cần nhấn vào nút phòng mình vừa check in để check out được mô tả như Hình 5.4 Tại đây nút phòng khám đó sẽ chuyển sang màu đỏ và hiển thị “Khám thành công” Người dùng chỉ cần nhấn nút “OK” để tiếp tục khám các phòng tiếp theo

Hình 5.4: Giao diện sau khi nhấn nút vào phòng đã check in

Chương 5 KẾT QUẢ - NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ

5.2.2 Kết quả lưu trữ cơ sở dữ liệu

Thông tin người khám được nhập và thời gian check in, out sẽ được lưu trữ trên Google Sheets như Hình 5.5 Ngoài ra còn có thời gian check in, check out để dễ theo dõi và quản lý Google Sheet có thể cho phép truy cập nhiều người cùng lúc, giúp chia sẻ dữ liệu một cách liên tục mà còn xác định và thiết lập tính năng bảo mật cho bảng tính để đảm bảo rằng chỉ những người được phép có quyền truy cập thông tin người khám bệnh

Hình 5.5: Thông tin được lưu trữ trong Google Sheets

5.2.3 Kết quả của giao diện Web AppSheet

Sau quá trình hoàn thiện công đoạn thiết kế và lập trình, người dùng được trải nghiệm giao diện sử dụng của ứng dụng trên nền tảng Web Giao diện sử dụng của ứng dụng trên nền tảng Web được xây dựng không chỉ với mục đích cung cấp một giao diện thân thiện và dễ sử dụng mà còn nhằm tối ưu hóa trải nghiệm người dùng

Thông tin tình trạng phòng và biểu đồ phòng được thể hiện ở Hình 5.6 Ở đây, giao diện thể hiện số lượng người có mặt tại mỗi phòng khám và hiển thị tên, ID người đó Đồng thời, tạo biểu đồ thể hiển số lượng người tại mỗi phòng Thông tin chung nhằm cho giúp người quản lý có thể nhìn thấy trực quan số lượng người trong từng phòng, và có thể biết được lịch sử khách hàng đã khám ở phòng nào cũng như xuất file CSV theo ý muốn.

Hình 5.6: Thông tin tình trạng phòng và biểu đồ mỗi phòng

Tại bảng giao diện như Hình 5.7, có thể thêm khách hàng bằng cách nhấn vào biểu tượng dấu cộng ở thanh bên màn hình Bên cạnh đó, điều này cũng có thể được thực hiện bằng cách truy cập vào biểu tượng danh sách khách hàng và chọn tùy chọn dấu cộng tương ứng

Hình 5.7: Giao diện thêm khách hàng Khi tương tác với một hàng trong danh sách, người dùng sẽ có khả năng xem hồ sơ chi tiết của khách hàng Việc chỉnh sửa thông tin có thể được thực hiện thông qua nút nhấn biểu tượng "Edit" hoặc tùy chọn "Edit" hiển thị ở dưới dòng địa chỉ như Hình 5.8 được đánh dấu bằng màu xanh dương.

Chương 5 KẾT QUẢ - NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ

Muốn xóa một người, có thể sử dụng nút "Delete" hoặc để xóa toàn bộ danh sách, nhấn vào nút "Delete all data" như được minh họa trong Hình 5.9 Khi thực hiện hành động này, một hộp thoại sẽ xuất hiện yêu cầu xác nhận.

Hình 5.9: Giao diện xóa dữ liệu Để có xem thông tin chi tiết về ứng dụng, bạn có thể nhấp vào biểu tượng "About" như được thể hiện trong Hình 5.10 Kết quả chi tiết sẽ được hiển thị tương ứng với Hình 5.11.

Hình 5.8: Giao diện chỉnh sửa

Hình 5.10: Xem thông tin chi tiết

Hình 5.11: Thông tin chi tiết của Web

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ

Nhóm đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp với đề tài “THIẾT KẾ HỆ THỐNG

QUẢN LÝ VÀ PHÂN LUỒNG KHÁCH HÀNG KHÁM SỨC KHỎE TẠI BỆNH VIỆN” Hệ thống bao gồm mô hình màn hình hiển thị ứng dụng điện thoại, giao diện web AppSheet Mô hình màn hình hiển thị hoạt động ổn định, màn hình hiển thị rõ ràng, đầy đủ không mất thông tin Giao diện web đáp ứng được yêu cầu đã đặt ra, giao diện không bị lỗi về hiển thị và các chức năng hoạt động ổn định khi truy cập

Chương 5 KẾT QUẢ - NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ

5.3.2 Đánh giá Đề tài thực hiện việc chạy thử nghiệm ứng dụng trên một loạt các nền tảng thiết bị đa dạng như là thiết bị điện thoại di động Android, chạy giả lập trên laptop bằng một số phần mềm thứ ba Và kết nối với các dòng mạng khác nhau như là Wifi và dữ liệu di động 4G.Sau đó kết hợp sử dụng với Firebase Test Lab để kiểm tra tốc độ thu nhập dữ liệu của các thiêt bị như Hình 5.12 và Hình 5.13 Mục tiêu của quá trình này là đo lường và đánh giá tốc độ phản hồi của ứng dụng khi nó cập nhật tình trạng của các phòng trên từng thiết bị cụ thể Qua việc thử nghiệm trên các môi trường khác nhau, đề tài có thể đạt được cái nhìn toàn diện về hiệu suất của ứng dụng, giúp đảm bảo rằng trải nghiệm người dùng là ổn định và mượt mà trên mọi nền tảng và điều kiện mạng

Hình 5.12: Chạy trên ứng dụng trên Android

Hình 5.13: Chạy trên thiết bị giả lập

Bảng 5.1: Thống kế thử nghiệm thực tế về tốc độ phản hồi STT Thiết bị sử dụng ứng dụng Mạng truy cập Thời gian phản hồi

1 Giả lập trên Laptop Wifi 1.003 s

2 Giả lập trên Laptop Wifi 1.005 s

3 Giả lập trên Laptop Wifi 1.003 s

4 Giả lập trên Laptop Wifi 1.004 s

5 Giả lập trên Laptop Wifi 1.003 s

6 Chạy trên thiết bị Android Wifi 1.001 s

7 Chạy trên thiết bị Android Wifi 1.002 s

8 Chạy trên thiết bị Android 4G 1.001 s

9 Chạy trên thiết bị Android 4G 1.001 s

10 Chạy trên thiết bị Android 4G 1.002 s

Nhận xét: Ta có thể thấy tốc độ phản hồi của ứng dụng cho từng thiết bị là không thay đổi quá nhiều trên các thiết bị khác nhau và các thiết bị được sử dụng các dòng mạng khác nhau nhưng tốc độ phản hồi của ứng dụng được duy trì không lớn hơn quá trong khoảng 1 giây Khoảng thời gian này mà nói là một ưu thế của ứng dụng khi có thể duy trì được tốc độ cập nhật nhanh chóng để cho người dùng có thể quan sát và theo dõi từng phòng khám để có thể đưa ra việc khám hợp lí cho bản thân có thể tiết kiệm thời gian

Qua quá trình vận hành thử nghiệm đề tài, hệ thống hoạt động ổn định và đáp ứng được các yêu cầu đã đề ra Người dùng thao tác một cách đơn giản, dễ sử dụng Phần ứng dụng điện thoại, thiết kế trực quan, có đầy đủ các chức năng Giao diện hiển thị thông tin đúng yêu cầu, đơn giản, trực quan, dễ nắm nội dung Website quản lý của người dùng có giao diện trực quan, các chức năng hiện hữu trên website đáp ứng việc xem, tra cứu, chỉnh sửa, thêm, xóa

Thông qua việc thử nghiệm chạy trên các nền tảng của các thiết bị khác nhau và các trường hợp đề tài vẫn còn một số hạn chế nếu như muốn đưa hệ thống vào thực tế như:

- Ứng dụng chỉ chạy trên hệ điều hành Android

Chương 5 KẾT QUẢ - NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ

- Hệ thống giao diện ứng dụng điện thoại thông qua wifi và internet

- Khi đang làm việc trên một trang web cụ thể mà cơ sở dữ liệu có sự thay đổi thì trang không cập nhật được, chỉ khi nhấn tải lại trang thì dữ liệu mới được cập nhật chính xác

Ngày đăng: 26/09/2024, 12:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Bộ y tế cổng thông tin điện tử, “Tình trạng quá tải tại các bệnh viện”, https://s.net.vn/72QS , ngày truy cập 09/11/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình trạng quá tải tại các bệnh viện
[2] YouMed, “Công nghệ 4.0 trong y tế”, https://youmed.vn/tin-tuc/cong-nghe-4-0- Ztrong-y-te/ , ngày truy cập 09/11/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghệ 4.0 trong y tế
[3] Nguyễn Xuân Cơ, Phạm Hoàng Duy với đề tài: “Thiết kế, thi công hệ thống lấy số thứ tự”, Đồ án tốt nghiệp, trường ĐHSPKT, Tp.HCM, 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế, thi công hệ thống lấy số thứ tự
[4] Đinh Thị Thu Hiền và Phan Hoàng Nam với đề tài: “Thiết kế và thi công hệ thống đăng ký khám bệnh và lấy số thứ tự tự động”, Đồ án tốt nghiệp, trường ĐHSPKT, Tp.HCM, 2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế và thi công hệ thống đăng ký khám bệnh và lấy số thứ tự tự động
[5] Virac, “Thị trường chăm sóc sức khỏe Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng cao”, ngày truy cập 14/11/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thị trường chăm sóc sức khỏe Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng cao
[6] Scott Schulfer, “Who Invented the QR Code? QR Code History & Creator”, https://www.sproutqr.com/blog/qr-code-history, ngày truy cập 14/11/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Who Invented the QR Code? QR Code History & Creator
[7] Quỳnh Phương, “Công nghệ QR Code – Xu hướng công nghệ tương lai”, ngày truy cập 10/12/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghệ QR Code – Xu hướng công nghệ tương lai
[8] Technology, “QR Codes, List of QR Codes Features, QR Codes Examples & Use Cases”, https://colorwhistle.com/qr-code-features/, ngày truy cập 06/11/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: QR Codes, List of QR Codes Features, QR Codes Examples & Use Cases
[9] Wojciech Sowa, “Google AppSheet tutorial for non-technical citizen developers”, 16/02/2022 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Google AppSheet tutorial for non-technical citizen developers
[10] Funix, “Khái niệm Cơ Sở Dữ Liệu và Hệ Quản Trị Cơ Sở Dữ Liệu”, ngày truy cập 22/11/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khái niệm Cơ Sở Dữ Liệu và Hệ Quản Trị Cơ Sở Dữ Liệu
[11] Learn Team, “MIT App Inventor Tutorial for Beginners”, 19/05/2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: MIT App Inventor Tutorial for Beginners
[12] Addison-Wesley Professional, “The AI2 Companion App”, 12/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The AI2 Companion App
[13] Wesley Chai, “What is Google Sheets?”, https://www.techtarget.com/whatis/definition/Google-Spreadsheets, ngày truy cập 11/12/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: What is Google Sheets
[14] Firdauswn, “Introduction: What is an Appsheet? Creating Your First App”, 24/08/2022 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Introduction: What is an Appsheet? Creating Your First App
[15] Lan Hương, “Nền tảng của AppSheet”, https://appsheet.edu.vn/kham-pha-nen-tang-appsheet/, ngày truy cập 18/11/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nền tảng của AppSheet
[16] Thùy Linh, “Kết Nối Appsheet Với Cơ Sở Dữ Liệu Google Trang Tính”, https://appsheet.edu.vn/ket-noi-appsheet-voi-co-so-du-lieu-google-trang-tinh/,ngày truy cập 14/11/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết Nối Appsheet Với Cơ Sở Dữ Liệu Google Trang Tính
[17] Saniya Khan, “How To Build Apps Using MIT App Inventor?”, 27/08/2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: How To Build Apps Using MIT App Inventor
[18] Bruria Adini, Robert Cohen, Daniel Laor and Avi Israeli, “Can patient flow be effectively controlled?”, 27/01/2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Can patient flow be effectively controlled

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w