1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

nâng cao chỉ số hiệu quả thiết bị toàn bộ oee tại công ty tnhh matai việt nam

98 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng cao chỉ số hiệu quả thiết bị toàn bộ (OEE) tại Công ty TNHH Matai Việt Nam
Tác giả Nguyễn Lê Anh Quỳnh
Người hướng dẫn GVC. ThS. Nguyễn Phương Quang
Trường học Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản lý công nghiệp
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 5,84 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do lựa chọn đề tài (12)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (13)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (13)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu (13)
  • 5. Kết cấu các chương của báo cáo (14)
  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CÔNG TY TNHH MATAI VIỆT NAM (15)
    • 1.1 Tổng quan về công ty (15)
    • 1.2 Lịch sử hình thành và phát triển (15)
    • 1.3 Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi (16)
    • 1.4 Lĩnh vực hoạt động (17)
    • 1.5 Cơ cấu tổ chức của công ty (19)
      • 1.5.1 Sơ đồ tổ chức (19)
      • 1.5.2 Chức năng của từng phòng ban (19)
    • 1.6 Định hướng phát triển (22)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT (23)
    • 2.1 Tổng quan về chỉ số chỉ số hiệu quả thiết bị toàn bộ (OEE) (23)
      • 2.1.1 Khái niệm về chỉ số hiệu quả thiết bị toàn bộ (OEE) (23)
      • 2.1.3 Phương pháp tính chỉ số hiệu quả thiết bị toàn bộ (OEE) (25)
      • 2.1.4 Lợi ích của chỉ số hiệu quả thiết bị toàn bộ (OEE) (26)
    • 2.2 Lý thuyết về bảo trì năng suất toàn diện (TPM) (27)
      • 2.2.1 Khái niệm (27)
      • 2.2.2 Lợi ích áp dụng TPM (28)
  • CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CỦA TỔ CHỨC QUẢN LÝ BẢO TRÌ TẠI BỘ PHẬN DỆT CÔNG TY TNHH MATAI VIỆT NAM (34)
    • 3.1. Quy trình sản xuất (0)
      • 3.1.1 Chuẩn bị nguyên liệu (35)
      • 3.1.2 Tạo sợi (35)
      • 3.1.3 Dệt vải (37)
      • 3.1.4 Cắt, gia công (39)
      • 3.1.5 May thành phẩm (40)
      • 3.1.6 Kiểm tra (41)
      • 3.1.7 Đóng gói (41)
      • 3.1.8 Xuất hàng (42)
    • 3.2 Sơ đồ bộ phận bảo trì (44)
    • 3.3 Hoạt động chức quản lý bảo trì tại công ty (47)
    • 3.4 Thu thập, tính toán số liệu (51)
      • 3.4.1 Chỉ số khả năng sẵn sàng (51)
      • 3.4.2 Hiệu suất hoạt động và tỉ lệ chất lượng (51)
      • 3.4.3 Tính chỉ số OEE của từng máy ở khâu dệt năm 2022 (52)
    • 3.5 Đánh giá chung về công tác bảo trì bộ phận dệt tại công ty (54)
      • 3.5.1 Thành tựu đã đạt được (54)
      • 3.5.2 Hạn chế (55)
  • CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT TRIỂN KHAI TPM ĐỂ NÂNG CAO CHỈ SỐ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THIẾT BỊ (OEE) (57)
    • 4.1 Sự cần thiết của TPM (57)
    • 4.2 Triển khai TPM (58)
      • 4.2.1 Giai đoạn chuẩn bị (58)
      • 4.2.2 Giai đoạn thực hiện (63)
    • 4.3 Đánh giá hiệu quả triển khai TPM (73)
  • KẾT LUẬN (75)
  • PHỤ LỤC (51)

Nội dung

Áp dụng chỉ số hiệu quả thiết bị toàn bộ OEE trong sản xuất giúp các nhà quản lý bảo trì đạt đến được đẳng cấp quốc tế.. Về yếu tố nhân viên vận hành, chỉ số hiệu quả thiết bị toàn bộ OE

Lý do lựa chọn đề tài

Trong điều kiện kinh tế đầy biến động, sự cạnh tranh gay gắt đến từ nhiều khía cạnh kể cả trong kinh doanh và sản xuất dẫn đến sự thắt chặt trong chi tiêu và mua sắm các thiết bị mới khiến cho các nhà quản lý bảo trì phải cân nhắc tất cả khía cạnh trong sản xuất sao cho chi phí bỏ ra là tối thiểu Với định hướng đó, việc áp dụng đo lường chỉ số hiệu quả thiết bị toàn bộ (OEE) là phương pháp sáng tạo và đã được chứng minh để đưa sản phẩm của mình ra ngoài thị trường với mức chi phí tối thiểu và hữu ích nhất Áp dụng chỉ số hiệu quả thiết bị toàn bộ (OEE) trong sản xuất giúp các nhà quản lý bảo trì đạt đến được đẳng cấp quốc tế Cụ thể, chỉ số hiệu quả thiết bị toàn diện này đem lại lợi ích cho các yếu tố như thiết bị, nhân viên, quy trình và chất lượng Đối với thiết bị, chỉ số hiệu quả thiết bị toàn bộ (OEE) giúp thời gian ngừng hoạt động cũng như chi phí bảo trì thiết bị, quản lý tốt hơn quá trình hoạt động của thiết bị Về yếu tố nhân viên vận hành, chỉ số hiệu quả thiết bị toàn bộ (OEE) giúp gia tăng hiệu quả lao động và sản lượng bằng cách cải thiện khả năng quan sát trong các hoạt động và trao quyền hạn cho họ Bên cạnh đó, chỉ số hiệu quả thiết bị toàn bộ (OEE) còn giúp gia tăng sản lượng bằng cách tìm ra những chỗ bế tắc Từ đó, giảm được lượng phế phẩm và gia tăng tỷ lệ chất lượng của sản phẩm Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Matai (Công ty TNHH Matai) được thành lập vào năm 1996, với chuyên môn sản xuất sản phẩm bao bì hạng nặng và xuất hàng đến công ty mẹ là Nilon Matai với các sản phẩm như: Bao jumbo, bao neopallex, bao nilon, vải dệt PP PE,… xuất khẩu phục vụ khách hàng quốc tế Công ty được đầu tư với những thiết bị dây chuyền hiện đại, đội ngũ công nhân lành nghề và nhiều kinh nghiệm đến từ Nhật Bản và Việt Nam Cho đến hiện tại, công ty đã đạt được các chứng chỉ chất lượng như FSCC –

22000, ISO – 9001:2015 và ISO – 140001:2015 Với nhu cầu sử dụng tăng trưởng mạnh mẽ từ các lĩnh vực khác nhau dẫn đến số lượng lớn bao bì cần được sử dụng, khiến cho các công tác quản lý bảo trì thiết bị và máy móc luôn cần được chú trọng để hạn chế các chi phí hư hỏng phát sinh có thể xảy ra

Trang 2 Xuất phát từ tình hình thực tế và nhằm đánh giá một cách khách quan về hiệu quả phương thức bảo trì đang áp dụng thông qua tính toán chỉ số hiệu quả thiết bị (OEE) của công ty, vì thế tôi chọn đề tài “Nâng cao chỉ số hiệu quả thiết bị toàn bộ (OEE) Công ty

Trách nhiệm Hữu hạn Matai Việt Nam” Với kiến thức chuyên môn được trau dồi của mình, tôi mong sẽ giúp cho quý công ty cải thiện được hiệu quả sử dụng thiết bị sản xuất để cải thiện chất lượng trong công ty.

Mục tiêu nghiên cứu

• Khảo sát được tình hình sản xuất và công tác bảo trì của công ty

• Tính toán được chỉ số hiệu quả thiết bị toàn bộ (OEE) hiện tại của công ty

• Phân tích và đánh giá chỉ số hiệu quả thiết bị (OEE)

• Áp dụng phương pháp bảo trì năng suất toàn diện (TPM) nhằm nâng cao chỉ số hiệu quả thiết bị toàn bộ (OEE) của công ty Matai.

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động bảo trì, máy móc của bộ phận Dệt

- Phương pháp thu thập thông tin: Tham khảo các tài liệu có liên quan đến đề tài như: lý thuyết bảo trì quy trình bảo dưỡng máy móc, thiết bị, các hình thức bảo trì tiên tiến đang được áp dụng ở Việt Nam và trên thế giới thông qua quy trình Quản lý bảo trì công nghiệp, sách báo, báo cáo khoa học về các hình thức bảo trì các luận văn nghiên cứu năng cao hiệu quả bảo trì và các trang mạng có uy tín

• Khảo sát hiện trạng của Công ty, thu thập, ghi nhận số liệu cần thiết về quá trình bảo dưỡng máy móc cũng như thời gian ngừng máy của Công ty từ đó đưa ra giải pháp nâng cao hệ số hiệu quả cho công ty

- Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân tích tình hình sử dụng, bảo trì hệ thống sản xuất của công ty từ đó đưa ra chiến lược cho công ty phù hợp với yêu cầu thực tế để đem lại lợi ích tốt nhất nhằm nâng cao chỉ số hiệu quả thiết bị toàn bộ (OEE) cho công ty TNHH Matai

- Phương pháp định lượng: Sử dụng excel để tính toán, xác định chỉ số hiệu quả thiết bị toàn bộ (OEE) và các thông số cấu thành nên chỉ số hiệu quả thiết bị toàn bộ (OEE).

Kết cấu các chương của báo cáo

Đề tài này được trình bày theo 4 chương, mỗi chương có liên quan tương tác đến các chương còn lại Các chương này được trình bày như dưới đây:

Chương 1: Giới thiệu công ty TNHH Matai Việt Nam

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Chương 3: Thực trạng hoạt động bảo trì tại bộ phận Dệt tại công ty Matai

Chương 4: Đề xuất giải pháp nâng cao chỉ số hiệu quả thiết bị toàn bộ (OEE)

GIỚI THIỆU CÔNG TY TNHH MATAI VIỆT NAM

Tổng quan về công ty

• Tên công ty: Công ty TNHH Matai (Việt Nam)

• Thị trường chính: Quốc tế (Nhật Bản, Singapore, Thái Lan)

• Loại hình công ty: Nhà sản xuất

• Địa chỉ: Khu Chế Xuất Tân Thuận, P Tân Thuận Đông, Q.7, Tp Hồ Chí Minh

• Website : www.matai.co.jp

• Mail: mvc@matai.com.vn

• Vốn: 5,4 triệu USD (100% vốn Nhật Bản)

• Số lượng nhân viên: Từ 501 - 1.000 người

• Thời gian làm việc: 3 ca 4 kíp (6:00 – 14:00, 14:00 – 22:00, 22:00 – 6:00)

Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty TNHH Matai (Việt Nam) được thành lập vào tháng 3/1996 với đầu tư từ Nhật Bản, đã có chặng đường 25 năm phát triển từ cơ sở sản xuất ban đầu 10.000m 2 , đạt sản lượng 20.000 sản phẩm/tháng Nhà máy mở rộng lên 20.000m 2 vào tháng 10/1998 và tiếp tục cải tiến để đáp ứng ISO – 9001 năm 2000 với sản lượng tăng lên 50.000 sản phẩm/tháng

Bao Neopallex là sản phẩm tiên phong được giới thiệu năm 2003, đặt mục tiêu 60.000 đơn vị/tháng Tăng trưởng gấp bốn sau một thập kỷ, sản xuất đạt 80.000 sản phẩm/tháng vào 2006 và đạt ISO – 14001 trong năm đó Kỷ niệm 20 năm, công ty chú trọng nâng cao

Trang 5 chất lượng với chứng chỉ FSCC - 22000 cho cả hai nhà máy và sau đó là các tiêu chuẩn ISO mới nhất vào năm 2018 Công ty TNHH Matai Việt Nam tiếp tục nuôi dưỡng khát vọng chinh phục các mục tiêu phát triển lớn hơn.

Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi

• Tầm nhìn: Được xây dựng để trở thành một thương hiệu mà mọi nhân viên đều tự hào, đồng thời ấp ủ hy vọng đứng cùng đóng góp vào sự phát triển vững chắc của ngành công nghiệp cũng như cải thiện chất lượng sống thông qua việc cung cấp các sản phẩm bao bì cao cấp trong lĩnh vực nặng Cam kết ứng dụng những công nghệ tiên tiến và dịch vụ giao hàng đáng tin cậy nhằm mang lại giá trị tối ưu cho quý khách hàng

Sứ mệnh của chúng tôi là đáp ứng nhu cầu của khách hàng bằng sự tận tâm trong từng sản phẩm, đặt chất lượng làm ưu tiên hàng đầu để đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe nhất.

- Hài lòng của khách hàng: Công ty TNHH Matai Việt Nam đã đang và sẽ luôn luôn xây dựng được sự hài lòng và niềm tin từ phía khách hàng cùng việc thúc đẩy sự thịnh vượng và mục tiêu của họ

- Tuân thủ: Công ty TNHH Matai Việt Nam tuân thủ một tinh thần đạo đức, tuân thủ chặt chẽ luật pháp và các quy định và luôn hành động với lòng thiện chí

- Hài lòng của nhân viên: Tôn trọng giá trị mà mỗi thành viên trong đội ngũ mang lại, dựng xây môi trường làm việc an toàn và thú vị, tạo ra không gian gắn kết và hạnh phúc

- Đóng góp xã hội: Cam kết đóng góp cho cộng đồng như những công dân doanh nghiệp trách nhiệm

- Khía cạnh toàn cầu: Hướng đến việc đáp ứng tầm nhìn toàn cầu, đưa luật pháp lên hàng đầu, tôn trọng các phẩm chất văn hóa và góp phần vào việc phát triển nền kinh tế

Lĩnh vực hoạt động

Công ty được sự đầu tư 100% vốn từ quốc gia Nhật Bản và hoạt động chủ yếu của công ty liên quan đến việc sản xuất hàng hóa và xuất khẩu chúng đến công ty mẹ có tên Nilon Matai Mảng hoạt động chính của công ty tập trung vào lĩnh vực bao bì trong phân khúc hạng nặng Danh mục sản phẩm chủ đạo bao gồm các loại bao bì như jumbo, neopallex, và nilon, cũng như vải được dệt từ PP và PE Chúng được thiết kế để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu cho thị trường toàn cầu

Khách hàng của công ty vô cùng đa dạng, với phần lớn lượng tiêu thụ khoảng 65% là ở Nhật Bản Thị trường Đông Nam Á cũng góp phần quan trọng không nhỏ, mà cụ thể là chiếm 33% sản lượng Số lượng nhỏ còn lại chỉ 2% là để phục vụ thị trường nội địa

Bảng 1.1 Giới thiệu sản phẩm của công ty TNHH Matai

Hình ảnh sản phẩm Mô tả sản phẩm

Bao Jumbo là dạng bao bì cỡ lớn, được chế tạo nhằm mục đích chứa đựng và bảo vệ đa dạng các loại hàng hóa Chất liệu chính để sản xuất nên sản phẩm này là polypropylene, nổi bật với khả năng bền bỉ và chất lượng ưu việt

Sản phẩm có dung lượng tải trọng từ 300 - 3.000 kg, có thể được điều chỉnh theo các yêu cầu riêng biệt của khách hàng

Trang 7 Nguồn: Bộ phận hành chính – Công ty TNHH Matai (Việt Nam)

Bao Neopallex, với kích cỡ đa dạng và thiết kế thông minh, thích hợp cho nhiều loại hình sử dụng Chất liệu PP/PE cho phép tái sử dụng dễ dàng, hỗ trợ bảo vệ môi trường Tích hợp các tính năng như thoát khí, chống thấm nước và phù hợp với pallet, sản phẩm này mang lại sự linh động cao trong việc đóng gói và bảo quản hàng hóa

Bao Inner Liner được thiết kế với mục đích chứa đựng và bảo vệ sản phẩm, đảm bảo giữ nguyên hình thức của bao bì khi đóng gói Ngoài ra, nó còn giúp tiết kiệm không gian lưu trữ và thuận tiện khi vận chuyển Được làm từ PE trong suốt, bao này cung cấp sự tiện lợi trong việc nhìn thấy sản phẩm bên trong

Cơ cấu tổ chức của công ty

Hình 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của các phòng ban Nguồn: Bộ phận hành chính – Công ty TNHH Matai (Việt Nam)

Tại Matai, mỗi đơn đặt hàng là mỗi loại sản phẩm khác nhau và công ty dựa vào đơn đặt hàng để sản xuất theo nhu cầu của khách hàng nên hiện chưa có bộ phận marketing và sale trong cơ cấu tổ chức của công ty

1.5.2 Chức năng của từng phòng ban a) Phó chủ tịch

Phó Chủ tịch của công ty là Kazuhiro HADARA, chịu trách nhiệm chỉ đạo và theo dõi quá trình sản xuất Ông còn giữ vai trò là người đứng đầu thay mặt Chủ tịch trong các tình huống cần thiết, thực hiện quyết định với những nhiệm vụ được giao

Với vị thế quan trọng, Phó Chủ tịch đóng góp vào quá trình hoạch định và triển khai chiến lược sản xuất của công ty Ông cũng đặt mục tiêu và phát triển chính sách quản lý cho các bộ phận trong tổ chức b) QA General

Trang 9 Người đứng đầu bộ phận QA General tên đầy đủ là QA General MG & ISO Agent (Quality Manager) Trải qua hơn hai thập kỷ phát triển, việc tối ưu hóa sản xuất luôn được đặt lên hàng đầu song không làm lu mờ cam kết với chất lượng sản phẩm - một yếu tố được đánh giá cao bởi sự công nhận qua các tiêu chuẩn ISO phiên bản 2015

Người phụ trách Quản lý Chất lượng không chỉ giữ vai trò dẫn dắt đội ngũ quản lý chất lượng mà còn chịu trách nhiệm chính trong việc bảo đảm chất lượng sản phẩm qua từng giai đoạn sản xuất Đồng thời, việc thiết lập các chiến lược kiểm soát và quản lý chất lượng cũng thuộc phạm vi trách nhiệm của vị trí này c) Giám đốc nhà máy

Giám đốc Nhà máy nắm giữ vai trò quan trọng trong giám sát quy trình sản xuất toàn diện, từ lập kế hoạch đến giám sát Trách nhiệm của họ bao gồm đảm bảo hoạt động sản xuất diễn ra suôn sẻ, đúng thời hạn, định hướng và phát triển nhân sự để đạt được mục tiêu sản xuất Ngoài ra, họ đóng góp đáng kể vào việc duy trì chất lượng sản phẩm và cải thiện hiệu quả hoạt động chung.

Ngoài ra, Giám đốc Nhà máy còn chịu trách nhiệm thực thi các quyền hạn từ cấp cao hơn, theo dõi trạng thái và duy trì máy móc, hỗ trợ trong việc bảo dưỡng định kỳ Họ cũng góp sức vào việc tuyển chọn đào tạo và phát triển kỹ năng cho nhân viên d) Quản lý cấp cao

Trong bất kỳ tổ chức nào, từ các công ty tư nhân đến các tổ chức phi lợi nhuận, các vị trí lãnh đạo cấp cao đóng một vai trò quan trọng, được kỳ vọng không chỉ đơn thuần là người ra quyết định, mà còn là những người hướng dẫn và điều hành Họ có trọng trách lớn lao trong việc quản lý các bộ phận khác nhau của tổ chức, đảm bảo rằng mỗi đơn vị đều hoạt động hiệu quả và mục tiêu được xác định rõ ràng với định hướng rõ ràng Các nhà lãnh đạo này phải có năng lực đặc biệt trong việc thiết lập mục tiêu, xác định nguồn lực cần thiết, và phân bổ chúng một cách hợp lý Họ cần phải giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện công việc, và cần phải chắc chắn rằng mọi hoạt động đều được tiến

Trang 10 hành một cách có tổ chức, tuân theo thời gian biểu đã định, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kỹ thuật và tiêu chuẩn chất lượng, và không bao giờ lệch khỏi kế hoạch và quy mô dự kiến Bằng cách nắm vững những điều này, họ có thể góp phần đưa tổ chức hướng đến những thành công mới, tạo dựng uy tín và đáp ứng sự kỳ vọng của cả khách hàng và nhân viên Cuối cùng, sự thành công trong việc quản lý và phát triển tổ chức đều phụ thuộc vào sự kiện định và đạo đức nghề nghiệp của những người lãnh đạo tại các vị trí quản lý cấp cao này

Trong khi đó, bộ phận mua hàng và chuỗi cung ứng có vai trò cốt yếu trong việc đảm bảo nguồn nguyên liệu cần thiết cho quá trình sản xuất cũng như việc giao hàng đến tay người tiêu dùng Bộ phận này chịu trách nhiệm:

- Tập hợp thông tin và nhu cầu về nguyên liệu cần thiết, mở rộng mạng lưới nhà cung ứng và thực hiện quản lý đơn hàng sau khi mua sắm

- Xử lý các giao dịch và thủ tục tài chính liên quan để đảm bảo việc nhập nguyên liệu đúng hạn

• Bộ phận Logistics: Đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ quá trình sản xuất và giao hàng cho khách hàng Nhiệm vụ của Logistics bao gồm hoạch định, thực hiện, kiểm soát, đóng gói, lưu trữ, vận chuyển và thực hiện các thủ tục liên quan đến xuất hàng Đồng thời, Logistics cũng đảm nhận vai trò quan trọng trong việc lưu trữ hàng hóa một cách hiệu quả

• Bộ phận hành chính (nhân sự): Đóng vai trò then chốt trong việc hỗ trợ công ty từ phía quản lý đến việc tổ chức đội ngũ nhân viên, đào tạo và phát triển họ Ngoài ra, phòng này còn chịu trách nhiệm tổ chức các sự kiện như đánh giá và khen thưởng nhân viên hàng năm, quản lý lương và các chế độ bảo hiểm cho nhân viên

• Bộ phận kế toán: Đóng góp vào quản lý tài chính của công ty thông qua việc thực hiện các kế hoạch thu chi và kiểm soát nguồn lực tài chính Hơn nữa, họ cung cấp các tư vấn chuyên môn về tài chính và kế toán cho quản trị công ty để hướng dẫn và tối ưu nguồn

Định hướng phát triển

Trụ sở chính của tổng công ty TNHH Matai là công ty Nilon Matai có trụ sở tại đất nước Nhật Bản Với 11 nhà máy chi nhánh sản xuất tại các quốc gia Trong số đó, Thái Lan và Indonesia cũng như Matai (Việt Nam) là các công ty chủ yếu sản xuất bao bì hạng nặng Vì vậy, công ty đã đặt mục tiêu trở thành nhà cung cấp chính trong lĩnh vực bao bì Jumbo để đáp ứng nhu cầu của khách hàng tại Nhật Bản và trên thị trường quốc tế Mục tiêu ban đầu là phục vụ các đơn hàng đến từ công ty mẹ và ngày càng nỗ lực để không chỉ góp mặt mà còn giành được vị thế nổi bật trong khu vực Đông Nam Á - nơi mà Việt Nam là điểm sáng tiềm năng

Với cái nhìn hướng đến tương lai, công ty Matai đang xây dựng chiến lược để kiểm soát hiệu quả mọi mặt của quy trình sản xuất Tiêu chí là giảm thiểu các chi phí không cần thiết cùng với việc tối ưu hóa quá trình sản xuất, nâng cấp và thay thế máy móc lỗi thời và tận dụng tối đa nguồn nhân lực Việc đầu tư vào thiết bị mới, hiện đại đảm bảo phù hợp với từng yêu cầu chi tiết của sản phẩm, là minh chứng cho sự cam kết của Matai nhằm đáp ứng và vượt quá sự mong đợi của khách hàng, đồng thời đặt nền móng vững chắc cho một tương lai bền vững và hiệu quả trong lĩnh vực mà họ đang hoạt động.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Tổng quan về chỉ số chỉ số hiệu quả thiết bị toàn bộ (OEE)

2.1.1 Khái niệm về chỉ số hiệu quả thiết bị toàn bộ (OEE)

OEE (Overall Equipment Effectiveness) là một tiêu chí đo lường hiệu suất tổng thể của máy móc, giúp nhận diện và mở ra cơ hội cải thiện năng suất cho hoạt động sản xuất chỉ số hiệu quả thiết bị toàn bộ (OEE) hường được áp dụng làm chỉ số chủ chốt trong các chương trình Bảo dưỡng sản xuất toàn diện TPM (Giegling và cộng sự, 1997)

Hay chỉ số hiệu quả thiết bị toàn bộ (OEE) là chỉ số đo lường được sử dụng trong TPM để chỉ ra mức độ hoạt động hiệu quả của máy móc Chỉ số hiệu quả thiết bị toàn bộ (OEE) phụ thuộc vào 3 yếu tố chính, đó là:

• Hiệu suất (Performance) – P: là sự so sánh giữa hiệu quả hoạt động thực tế với những gì máy móc có thể sản xuất ra trong cùng một thời gian

• Mức sẵn sàng (Availability) – A: là sự so sánh giữa thời gian mà máy thực sự tạo ra sản phẩm so với thời gian hoạt động tiềm năng

• Chất lượng (Quality) – Q: là sự so sánh giữa số lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu và các chỉ tiêu kỹ thuật của khách hàng so với số lượng sản phẩm được sản xuất

Qua việc ứng dụng chỉ số này mà năng suất của toàn bộ thiết bị cũng như hiệu quả của quá trình sản xuất tăng lên do sản xuất không xảy ra sự cố, đình trệ hay thời gian chuẩn bị cho sản xuất được giảm xuống

Chỉ số OEE (Hiệu quả thiết bị toàn phần) là công cụ thiết yếu để định lượng hiệu suất của các sáng kiến về bảo trì và năng suất, qua đó đánh giá hiệu quả của chúng đối với hoạt động sản xuất Bằng cách phân tích OEE, các nhà sản xuất có thể xác định những khía cạnh cần cải thiện trong quá trình, tối ưu hóa hiệu suất và đạt được đẳng cấp sản xuất quốc tế.

• Thiết bị: giảm thời gian ngừng hoạt động cũng như chi phí bảo trì thiết bị, quản lý tốt hơn quá trình hoạt động của thiết bị

Nhân viên: nâng cao hiệu quả công việc và năng suất thông qua việc cải thiện khả năng quan sát trong hoạt động và trao quyền cho nhân viên vận hành.

• Quy trình: gia tăng sản lượng bằng cách tìm ra những chỗ bế tắc

• Chất lượng: gia tăng tỷ lệ chất lượng và giảm lượng phế phẩm

2.1.2 6 tổn thất lớn trong OEE

Một trong những mục tiêu lớn nhất của các chương trình Bảo trì năng suất tổng thể và Hiệu suất thiết bị tổng thể đó chính là loại bỏ và giảm thiểu 6 tổn thất lớn, những nguyên nhân chính gây ra sự mất hiệu suất trong sản xuất Theo Sowmya K Chetan N (2016), mức sẵn sàng (Availability) để xem xét bất kỳ tổn thất thời gian (Down Time Losses) xảy ra, hiệu suất (Performance) xem xét về bất kỳ tổn thất tốc độ (Speed Losses) nào và chất lượng (Quality) để xem xét bất kỳ tổn thất nào về chất lượng (Quality Losses) Cụ thể, 6 tổn thất lớn được miêu tả như sau:

• Mất mát do sự cố (Breakdown losses): Đây là thất thoát số lượng thông qua các sản phẩm lỗi và mất mát thời gian do sự giảm năng suất từ sự cố của thiết bị

• Mất mát do thiết lập và điều chỉnh (Setup and adjustment losses): Những mất mát này phát sinh từ các đơn vị lỗi và thời gian gián đoạn có thể xảy ra khi thiết bị được điều chỉnh để chuyển từ sản xuất một loại sản phẩm sang loại sản phẩm khác

• Mất mát do đứng máy và gián đoạn nhỏ (Idling and minor stoppage losses): Thường thì những mất mát nhỏ này khá thường xuyên xảy ra Chúng có nguyên nhân từ các giai đoạn ngưng hoạt động ngắn khi giữa các đơn vị trong một công việc hoặc khi xảy ra tình trạng kẹt giấy tờ dễ dàng để xử lý

• Mất mát do giảm tốc độ (Reduced speed losses): Những mất mát này xảy ra khi thiết bị được chạy ở tốc độ thấp hơn so với tốc độ thiết kế

• Mất mát do lỗi chất lượng và làm lại (Quality defects and rework): Đây là những lỗi liên quan đến sản phẩm và cần phải sửa chữa bởi thiết bị đang hoạt động không đúng cách

• Mất mát khởi động (Startup losses): Đây là mất mát sản lượng được chịu trong giai đoạn sản xuất sớm, từ khởi động máy đến trạng thái ổn định

Hình 2.1: 6 tổn thất lớn trong OEE Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

2.1.3 Phương pháp tính chỉ số hiệu quả thiết bị toàn bộ (OEE) Để tính chỉ số hiệu quả thiết bị toàn bộ (OEE), chúng ta cần có 3 yếu tố chính đó là hiệu suất, mức sẵn sàng và chất lượng Chỉ số hiệu quả thiết bị toàn bộ (OEE) được tính bằng công thức:

OEE = A x P x Q a) Mức sẵn sàng Để tính toán mức sẵn sàng (Availability), ta chia thời gian hoạt động của thiết bị cho tổng thời gian dự kiến sản xuất Công thức tính độ sẵn có là:

Khả năng sẵn sàng (A) = !"ờ$ &$'( )á+ ",ạ độ(&

Hiệu suất là một trong ba chỉ số đo lường của chỉ số hiệu quả thiết bị toàn bộ (OEE) và tính toán năng suất thực tế so với năng suất tiềm năng của máy móc Hiệu suất thực hiện

Lý thuyết về bảo trì năng suất toàn diện (TPM)

TPM (Bảo trì năng suất toàn diện) là một khái niệm bảo dưỡng sản xuất hướng tới mục tiêu đạt hiệu suất toàn diện thông qua sự tham gia của tất cả thành viên tổ chức (Adesta và cộng sự, 2018) Khái niệm này bao gồm ba thành phần chính:

• Total (Toàn diện): Xem xét mọi khía cạnh và sự tham gia của mọi người từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất

• Productive (Hiệu suất): Nhấn mạnh việc cố gắng làm điều này trong khi sản xuất tiếp tục diễn ra và giảm thiểu rắc rối cho sản xuất

• Maintenance (Bảo trì): Có nghĩa là duy trì trạng thái tốt của thiết bị một cách tự lực bởi những người vận hành sản xuất - sửa chữa, làm sạch, bôi trơn và chấp nhận dành thời gian cần thiết cho nó

Theo Blanchard (1997), TPM là một cách tiếp cận toàn diện về chu trình bảo trì nhà máy TPM có thể được triển khai một cách hiệu quả trong tổ chức để phát triển sự tham gia

Trang 17 của người lao động ở mọi bước của quy trình sản xuất và hỗ trợ công tác bảo trì để tối ưu dòng sản xuất, tăng chất lượng sản phẩm và giảm chi phí vận hành Tổng sự tham gia của nhân viên, bảo trì tự chủ bởi người vận hành, các hoạt động nhóm nhỏ cải thiện độ tin cậy, khả năng bảo trì, năng suất và cải tiến liên tục (kaizen) là những nguyên tắc được TPM chấp nhận

Theo Lawrence (1999), TPM là phong trào chung của các doanh nghiệp nhằm cố gắng làm nhiều hơn với ít nguồn lực hơn Theo Besterfield và cộng sự (1999), TPM giúp duy trì nhà máy và thiết bị hiện tại ở mức độ sản xuất cao nhất thông qua sự hợp tác của tất cả các lĩnh vực chức năng của một tổ chức TPM là một quan hệ đối tác giữa chức năng bảo trì và sản xuất trong tổ chức nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm, giảm phế liệu, giảm chi phí sản xuất, tăng khả năng sẵn có của thiết bị và cải thiện trạng thái bảo trì của công ty (Rhyne, 1990)

2.2.2 Lợi ích áp dụng TPM

Việc triển khai thành công TPM dẫn đến sự giảm đáng kể các rủi ro và tổn thất hiệu suất liên quan đến cơ sở sản xuất TPM tập trung vào việc cắt giảm các tổn thất hiệu suất tổ chức như một chiến lược nhằm cải thiện hiệu suất sản xuất Các tổn thất trong sản xuất và sản xuất mà TPM đối phó bao gồm:

• Tổn thất thiết bị (tổn thất do hỏng / hỏng, tổn thất khởi đầu, thay đổi sản phẩm / thiết lập tổn thất, thay đổi công cụ tổn thất, tổn thất gián đoạn nhỏ, tổn thất tốc độ, tổn thất khuyết tật và tái chế, tổn thất ngừng hoạt động);

• Tổn thất nhân công (tổn thất dừng sản xuất tổn thất tổ chức dây chuyền, tổn thất đo lường và điều chỉnh, tổn thất quản lý, tổn thất liên quan đến chuyển động hoạt động)

• Tổn thất vật liệu (tổn thất sản lượng, tổn thất vật tư tiêu hao, ví dụ: tổn thất khuôn mẫu-cụm-jig, tổn thất năng lượng)

TPM sử dụng hiệu quả thiết bị tổng thể (OEE) là một chỉ số định lượng để đo lường hiệu suất của hệ thống sản xuất Vai trò của chỉ số hiệu quả thiết bị toàn bộ (OEE) không chỉ giới hạn ở nhiệm vụ giám sát và kiểm soát hiệu suất hệ thống sản xuất Biện pháp chỉ

Trang 18 số hiệu quả thiết bị toàn bộ (OEE) là cốt lõi dẫn đến việc xây dựng và thực hiện một chiến lược cải tiến TPM trong doanh nghiệp Nó cung cấp một phương pháp hệ thống cho việc thiết lập các mục tiêu sản xuất và bao gồm các công cụ và kỹ thuật quản lý thực tiễn để đạt được cái nhìn cân đối về khả năng sẵn có của quy trình, hiệu quả hiệu suất và tỷ lệ chất lượng (Giegling và cộng sự, 1997)

2.2.3 8 trụ cột trong TPM a) Bảo trì tự quản (Autonomous Maintennace) Đây là buớc bao gồm việc nâng cao kỹ năng của người vận hành máy móc (thiết bị, trang thiết bị) để có thể thực hiện các hành động bảo trì nhỏ, nhờ đó giảm tải cho người lao động bảo trì có tay nghề cao, có trình độ cao hơn cho các nhiệm vụ bảo trì nghiêm trọng hơn, Zlatić và Marko (2019)

Các nhiệm vụ bảo trì tự quản cần thực hiện lần lượt theo các bước sau:

• Bước 1: Nhân viên vận hành sẽ tiến hành khởi đầu với việc vệ sinh máy, làm sạch, kiểm soát các bộ phận của máy để chắc chắn rằng chúng được bảo quản tốt và không có bất cứ rủi ro nào từ bụi bẩn hay vật liệu dư thừa gây ra

• Bước 2: Nếu phát hiện những yếu tố có khả năng làm bẩn máy như dẫn đến hư hỏng cần có hành động cải tiến để đối phó, thực hiện triệt tiêu các nguyên nhân gây dơ bẩn máy (Bụi bẩn, dầu thừa,…)

• Bước 3: Chuẩn hóa quy trình vệ sinh và bảo dưỡng bằng cách thiết lập một bộ quy tắc chi tiết cho quy trình bảo trì máy móc, bao gồm cả việc vệ sinh và bôi trơn, đảm bảo mỗi thành viên đều theo dõi chặt chẽ

• Bước 4: Các nhân viên quản lý chịu trách nhiệm giám sát sẽ kiểm tra định kỳ sau mỗi đợt bảo trì để đảm bảo mọi thứ đều được thực hiện theo đúng quy định

• Bước 5: Phát triển và thiết lập một quy trình bảo dưỡng máy móc chuẩn mực để toàn thể nhân viên thực hiện

THỰC TRẠNG CỦA TỔ CHỨC QUẢN LÝ BẢO TRÌ TẠI BỘ PHẬN DỆT CÔNG TY TNHH MATAI VIỆT NAM

Sơ đồ bộ phận bảo trì

Hình 3.13: Sơ đồ tổ chức bảo trì tại công ty TNHH Matai Việt Nam

Nguồn: Bộ phận Nhân sự a) Trưởng bộ phận

• Lên kế hoạch chiến lược:

- Lập kế hoạch bảo trì toàn diện cho nhà máy, đảm bảo hoạt động trơn tru và hiệu quả

- Dự đoán nhu cầu vật tư, lập kế hoạch mua sắm và quản lý kho dự trữ hợp lý

- Xác định và thay thế các thiết bị hoạt động không hiệu quả, tối ưu hóa hiệu suất sản xuất

• Giám sát và điều phối:

- Theo dõi sát sao tiến độ thực hiện công việc, đảm bảo hoàn thành đúng thời hạn và chất lượng

- Phân công và điều phối công việc cho các tổ trưởng, đảm bảo mỗi cá nhân đều phát

Tổ trưởng (Cơ sở hệ thống) Nhân viên Nhân viên Nhân viên

Tổ trưởng (Cơ sở máy móc, thiết bị)

Nhân viên Nhân viênNhân viên

Trang 34 huy tối đa năng lực

- Giải quyết các vấn đề phát sinh một cách hiệu quả, đảm bảo hoạt động sản xuất không bị gián đoạn

• Báo cáo và đề xuất:

- Lập báo cáo định kỳ về tình hình hoạt động của bộ phận, cung cấp thông tin chi tiết cho cấp quản lý cao hơn

- Phân tích dữ liệu, đề xuất các giải pháp cải tiến hiệu quả hoạt động, nâng cao năng sauất sản xuất

- Đề xuất các biện pháp phòng ngừa sự cố, giảm thiểu tối đa nguy cơ gián đoạn sản xuất b) Tổ trưởng (Cơ sở hệ thống)

• Lãnh đạo và quản lý:

- Lãnh đạo, điều phối nhân viên, tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp và hiệu quả

- Phân công nhiệm vụ, hướng dẫn và đào tạo nhân viên, nâng cao kỹ năng và trình độ chuyên môn

- Đảm bảo tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật trong nhóm từ đó thúc đẩy hiệu quả công việc

• Giám sát và kiểm tra:

- Giám sát chặt chẽ tiến độ thực hiện công việc, đảm bảo chất lượng thi công theo đúng tiêu chuẩn

- Kiểm tra định kỳ hệ thống cơ sở hạ tầng, phát hiện và xử lý kịp thời các hư hỏng tiềm ẩn

- Thực hiện các biện pháp bảo trì hệ thống, đảm bảo hoạt động ổn định và lâu dài

• Báo cáo và phối hợp:

- Báo cáo định kỳ về tình hình hoạt động của tổ đến trưởng bộ phận, đề xuất các giải pháp cải tiến

- Phối hợp chặt chẽ với các bộ phận khác trong nhà máy để đảm bảo công việc được thực hiện đồng bộ

- Hỗ trợ bộ phận giám sát trong việc triển khai kế hoạch bảo trì và sửa chữa hệ thống c) Tổ trưởng (Cơ sở máy móc, thiết bị)

• Bảo trì và sửa chữa:

- Thực hiện kiểm tra máy móc thiết bị hàng ngày, phát hiện sớm các dấu hiệu hư hỏng

- Lập kế hoạch bảo dưỡng định kỳ, tiến hành sửa chữa, thay thế các bộ phận hỏng hóc

- Áp dụng các biện pháp bảo quản máy móc thiết bị, kéo dài tuổi thọ và nâng cao hiệu quả sử dụng

• Giám sát và phòng ngừa:

- Theo dõi tình trạng hoạt động của máy móc thiết bị trong quá trình sản xuất, phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố

- Lập báo cáo về tình trạng máy móc thiết bị, đề xuất các biện pháp phòng ngừa sự cố tiềm ẩn

- Thực hiện các biện pháp an toàn lao động trong quá trình bảo trì và sửa chữa

• Hợp tác và hỗ trợ:

- Hỗ trợ các bộ phận sản xuất trong việc khắc phục sự cố máy móc thiết bị, đảm bảo tiến độ sản xuất

- Phối hợp với các tổ trưởng khác để đảm bảo công tác bảo trì được thực hiện đồng bộ và hiệu quả

- Chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm với các thành viên trong nhóm, nâng cao trình độ chuyên môn chung

Hoạt động chức quản lý bảo trì tại công ty

Để tối đa hóa hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm, công ty đang tập trung vào việc tự động hóa các quy trình sản xuất Gần đây, công ty đã bắt đầu đầu tư vào trang thiết bị, các loại máy móc tự động để đảm bảo rằng quá trình sản xuất được diễn ra một cách có hiệu quả và mang tính liên tục Bên cạnh đó, thiết lập kế hoạch bảo trì định kỳ được áp dụng để đảm bảo rằng máy móc hoạt động lâu dài, tránh xảy ra sự cố trong quá trình sản xuất Tổ bảo trì của công ty thực hiện hình thức bảo trì định kỳ bằng cách duy trì hoạt động kiểm tra bảo trì máy móc định kỳ, dựa trên những kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng cơ bản về máy móc Trong trường hợp máy móc phát sinh sự cố và không được bảo trì định kỳ, việc sửa chữa và xử lý các vấn đề liên quan là vô cùng phức tạp Không chỉ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất lãng phí nguồn lực, tài nguyên mà còn mất rất nhiều thời gian, gây tổn thất nặng nề cho công ty Vì vậy, bảo trì định kỳ để có thể đảm bảo hoạt động sản xuất được diễn ra liên tục, hạn chế tối đa được những tình huống không may có thể xảy ra

• Bảo trì định kỳ: Các công việc bảo dưỡng máy móc, thiết bị được lên kế hoạch và thực hiện định kỳ dựa trên các yêu cầu và kinh nghiệm của trưởng bộ phận chỉ định xuống cấp dưới Điều này tránh được tối đa việc máy móc, thiết bị bất ngờ bị hỏng hóc và giúp cho hệ thống sản xuất được duy trì sự ổn định

• Bảo trì hậu hỏng: Khi xảy ra sự cố hoặc hỏng hóc máy móc, thiết bị, tổ bảo trì sẽ tiến hành sửa chữa, thay thế các linh kiện bị hỏng Từ đó, tránh việc hỏng hóc sang các bộ phận khác

Ngoài ra, tổ bảo trì thường xuyên kiểm tra, vệ sinh và thay thế linh kiện để đảm bảo các bộ phận máy móc, linh kiện quan trọng được vệ sinh, bôi trơn và điều chỉnh đúng Trong quá trình sử dụng, các linh kiện có thể bị cũ, hư hỏng hoặc không còn đáp ứng công suất hoạt động Việc thay thế các linh kiện này đảm bảo hoạt động sản xuất diễn ra hiệu quả hơn.

Trang 37 Hình thức lên kế hoạch bảo trì định kỳ của công ty thực sự đã đem lại được rất nhiều hữu ích trong quá trình sản xuất, tuy nhiên với sự phát triển của công nghệ, ngày càng nhiều các phương pháp bảo trì tiên tiến hơn ra đời và được phát triển để nâng cao hiệu suất và giúp các doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí bảo trì

Bảng 3.1: Kế hoạch bảo trì máy móc của bộ phận Dệt năm 2022 khi dừng máy

Tên máy móc thiết bị

Nguồn: Bộ phận bảo trì

Trang 38 Bảng 3.2: Kế hoạch kiểm tra máy móc của bộ phận Dệt năm 2022 khi máy đang vận hành

STT Tên máy móc thiết bị

Nguồn: Bộ phận bảo trì

• Khi dừng máy (theo bảng 3.1): Bộ phận bảo trì của công ty đã thiết lập kế hoạch kiểm tra máy móc định kỳ hàng quý và phân công công việc cụ thể cho từng tổ Tuy nhiên, các máy dệt 1 2 3 4 5 8 và 9 là các thiết bị thuộc dòng máy cũ, nên yêu cầu việc cung cấp dầu mỡ 6 tháng một lần để có thể đảm bảo hoạt động ổn định và hiệu quả, tránh được các trục trặc xảy ra

Trong quá trình vận hành, đội ngũ nhân viên bảo trì thường xuyên kiểm tra các máy dệt theo bảng 3.2 Việc kiểm tra được tiến hành định kỳ sau khi đưa máy vào bảo trì vào đầu và cuối mỗi quý để kịp thời phát hiện và sửa chữa các sự cố có thể xảy ra, đảm bảo máy dệt vận hành ổn định.

Trang 39 Bảng 3.3: Phiếu kiểm tra, sửa chữa và bảo trì thiết bị

PHIẾU KIỂM TRA SỬA CHỮA VÀ BẢO TRÌ THIẾT BỊ

STT Ngày Nội dung Đạt Không đạt

Xác nhận của bộ phận bảo trì

Người bảo trì Ghi chú

Nguồn: Bộ phận bảo trì

Thu thập, tính toán số liệu

Phụ lục 1: Dữ liệu thời gian hoạt động sản xuất của 19 máy dệt

3.4.1 Chỉ số khả năng sẵn sàng

Khả năng sẵn sàng (A) = !"ờ$ &$'( )á+ ",ạ độ(&

Sau khi tính toán bằng phần mềm Microsoft Excel, ta thu được kết quả chỉ số khả năng sẵn sàng A của từng thiết bị, máy móc trong khâu dệt

Phụ lục 2: Chỉ số khả năng sẵn sàng A của 19 máy tại bộ phận Dệt năm 2022

3.4.2 Hiệu suất hoạt động và tỉ lệ chất lượng

Sản lượng dự kiến (tối đa) trong năm 2022 của 19 máy thu nhập được tại công ty được thống kê như bảng

Phụ lục 3: Sản lượng dự kiến (tối đa) trong năm 2022 của 19 máy tại bộ phận Dệt

- Từ bảng trên, ta tính được sản lượng dự kiến (tối đa) trong 12 tháng năm 2022 của

19 máy thu nhập được tại công ty là: 7.269.147

- Sản lượng thực tế của khâu dệt của 12 tháng trong năm 2022 của 19 máy thu thập được tại công ty là 5.697.451

Phụ lục 4: Sản lượng thực tế trong năm 2022 của 19 máy tại bộ phận Dệt

- Số lượng sản phẩm khuyết tật (phế phẩm) là 468.451 ỉ Sản lượng sản phẩm đạt yờu cầu = Sản lượng thực tế – Sản lượng khuyết tật

= 5.229.000 Để tính hiệu suất của từng máy, ta sử dụng công thức tính hiệu suất hoạt động PE của máy

Trang 41 ỉ Hiệu suất hoạt động PE của mỏy 1 = (Sản lượng thực tế ì 100) / Sản lượng dự kiến

Sau khi tính toán bằng phần mềm Microsoft Excel, ta thu được kết quả chỉ số hiệu suất hoạt động PE của từng thiết bị, máy móc trong khâu dệt

Phụ lục 5: Hiệu suất hoạt động PE của 19 máy tại bộ phận Dệt

Tỉ lệ chất lượng Qr = (Sản lượng sản phẩm đạt yêu cầu × 100) / Sản lượng thực tế

3.4.3 Tính chỉ số OEE của từng máy ở khâu dệt năm 2022 Để tính chỉ số chỉ số hiệu quả thiết bị toàn bộ (OEE) của từng máy ở khâu dệt, ta sử dụng công thức tính chỉ số OEE của máy 1 như sau:

Sau khi tính toán bằng phần mềm Microsoft Excel, ta thu được kết quả chỉ số hiệu quả thiết bị toàn bộ (OEE) của từng thiết bị, máy móc trong khâu dệt như sau:

Phụ lục 6: Chỉ số hiệu quả thiết bị toàn bộ (OEE) của 19 máy tại bộ phận Dệt ỉ Nhận xột chung:

Nhìn chung, chỉ số hiệu quả thiết bị toàn bộ (OEE) của các máy dệt không cao, dao động từ 55,55% đến 67,19%

• Máy dệt 19 có chỉ số hiệu quả thiết bị toàn bộ (OEE) cao nhất (67,19%) cho thấy hiệu quả hoạt động rất tốt

• Máy dệt 8 có chỉ số hiệu quả thiết bị toàn bộ (OEE) thấp nhất (55,55%) cho thấy cần cải thiện hiệu quả hoạt động

• Có 5 máy dệt có chỉ số hiệu quả thiết bị toàn bộ (OEE) dưới 57%, cho thấy hiệu quả hoạt động chưa cao

• Có 8 máy dệt có chỉ số hiệu quả thiết bị toàn bộ (OEE) từ 57% đến 63%, cho thấy hiệu quả hoạt động tạm ổn

• Có 6 máy dệt có chỉ số hiệu quả thiết bị toàn bộ (OEE) trên 63%, cho thấy hiệu quả hoạt động tốt

Bảng 3.4: Các chỉ tiêu của 19 máy bộ phận Dệt

Chỉ tiêu 19 máy bộ phận Dệt

Hiệu suất hoạt động (PE%) 78,39%

Tỷ lệ chất lượng (Qr) 91,78%

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Bảng 3.5: So sánh các chỉ tiêu so với trình độ Việt Nam và thế giới

Chỉ tiêu 19 máy bộ phận Dệt

OEE trình độ Việt Nam

OEE trình độ thế giới

Hiệu suất hoạt động (PE%) 78,39% 75 – 80 95

Tỷ lệ chất lượng (Qr) 91,78% 90 – 95 99.9

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

So với trình độ Việt Nam, khả năng sẵn sàng (A) tại bộ phận Dệt cao hơn 3,43% hiệu suất hoạt động cao hơn 3,39%;tỷ lệ chất lượng (Qr) cao hơn 1.78%; hiệu quả thiết bị toàn bộ cao hơn 0,04%

So với trình độ thế giới, khả năng sẵn sàng (A) tại bộ phận Dệt thấp hơn 6,57%; hiệu suất hoạt động thấp hơn 16,61%; tỷ lệ chất lượng (Qr) thấp hơn 8,12%; hiệu quả thiết bị toàn bộ thấp hơn 24,96%

Nhìn chung, các chỉ tiêu tại bộ phận Dệt tại công ty Matai so sánh với chuẩn Việt Nam đều cao hơn, hệ thống làm việc có hiệu quả So sánh với chuẩn thế giới, các chỉ tiêu chưa thực sự có hiệu quả cao, cần phải có hướng để cải thiện các chỉ tiêu hiệu suất hoạt động, tỷ lệ chất lượng và hiệu quả thiết bị toàn bộ OEE.

Đánh giá chung về công tác bảo trì bộ phận dệt tại công ty

3.5.1 Thành tựu đã đạt được

Việc áp dụng phương pháp quản lý bảo trì định kỳ tại bộ phận Dệt của công ty Matai đã chứng tỏ là một yếu tố quan trọng và thiết yếu cho việc đảm bảo rằng hoạt động sản xuất diễn ra một cách ổn định và không có bất kỳ sự cố đáng tiếc nào Phương pháp quản lý này không chỉ giúp cho các nguồn lực và thiết bị hoạt động mượt mà theo những định mức đã được lên kế hoạch từ trước, mà còn tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu suất sản xuất do giảm thiểu được thời gian hư hỏng và tạm ngừng máy móc không cần thiết

Ngoài ra, sự phân chia công việc rành mạch và chi tiết cho từng thành viên trong bộ phận bảo trì còn giúp cho việc phối hợp và thực hiện nhiệm vụ được hiệu quả hơn Mỗi nhân viên có trách nhiệm riêng trong việc thực hiện các kế hoạch bảo dưỡng và quản lý máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất Thông qua việc xác định rõ ràng trách nhiệm và chức năng, công việc bảo trì và bảo dưỡng có thể được thực hiện một cách có hệ thống và định kỳ, từ đó giảm thiểu tối đa khả năng phát sinh sự cố

Một trong những yếu tố làm nên hiệu quả công việc là khả năng phản ứng nhanh nhạy của nhân viên sản xuất/vận hành đối với bất kỳ dấu hiệu hỏng hóc nào Họ luôn chủ động và kịp thời báo cáo cho bộ phận bảo trì khi phát hiện vấn đề, giúp cho bộ phận

Trang 44 này nhanh chóng triển khai các biện pháp sửa chữa và thay thế kịp thời, bảo đảm việc giảm thiểu sự gián đoạn trong quá trình sản xuất, đồng thời tối ưu hóa thời gian sử dụng thiết bị Đối với người lao động chuyên nghành bảo trì, việc liên tục được đào tạo và nâng cao kỹ năng, chuyên môn sẽ đóng một vai trò then chốt trong việc thực hiện công tác bảo trì hiệu quả nhất Họ được trang bị đầy đủ kỹ năng và kiến thức cần thiết qua các khóa huấn luyện chuyên sâu, từ đó có thể thực hiện nhiệm vụ của mình một cách chính xác và tỉ mỉ, góp phần đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra liền mạch, không chỉ làm tăng tuổi thọ của máy móc mà còn cải thiện chất lượng sản phẩm

Cuối cùng, việc thực hiện kiểm tra định kỳ cho máy móc, trang thiết bị là một khía cạnh không thể bỏ qua trong quản lý bảo trì Qua đó, bộ phận bảo trì không chỉ xác định được trạng thái hoạt động của thiết bị hiện tại, mà còn có cơ hội lên kế hoạch bảo dưỡng cụ thể, chủ động hơn trong việc ngăn chặn các rủi ro tiềm ẩn gây dừng máy Điều này giúp gia tăng sự tin cậy đối với thiết bị, tạo điều kiện để đạt được output sản xuất ổn định và làm giảm nguy cơ mất mát do trục trặc không dự kiến Đồng thời, giúp tối ưu hóa lịch trình sản xuất và tăng cường hiệu suất tổng thể của cả quy trình làm việc

Hiện nay, quy trình quản lý bảo trì tại doanh nghiệp chưa được hiện đại hóa và tồn tại nhiều hạn chế Việc quản lý bảo trì vẫn chủ yếu dựa vào sức lao động thủ công và phương pháp làm việc truyền thống, thiếu sự hỗ trợ từ các công nghệ tiên tiến Nổi bật là việc chưa sử dụng các hệ thống phần mềm quản lý bảo trì chuyên nghiệp có tính năng giám sát máy móc, thiết bị, cũng như khả năng tự động hóa trong việc theo dõi và quản lý tồn kho phụ tùng thay thế Điều này dẫn đến việc các hoạt động bảo trì và cập nhật thông tin vẫn được thực hiện thủ công, thiếu nhất quán và hiệu quả.

Thêm vào đó, các sự cố hỏng hóc không được dự đoán trước và bảo dưỡng kịp thời đã dẫn đến việc máy móc thường xuyên phải ngừng hoạt động để sửa chữa Điều này không những ảnh hưởng đến quy trình sản xuất mà còn gây nên sự lãng phí lớn về thời gian và tài nguyên, cùng với đó là sự phát sinh của nhiều chi phí không lường trước

Trang 45 được Những chi phí phát sinh này không thể được thu hồi do không có nguồn doanh thu bổ sung, dần dần khiến cho giá thành của sản phẩm trở nên cao hơn so với mức đáng lẽ có thể đạt được

Ngoài ra, vẫn còn tồn tại vấn đề là chưa có bất kỳ phương án cụ thể nào được thiết lập nhằm giải quyết tình trạng mất điện đột ngột Khi có sự cố về nguồn điện khiến máy móc, thiết bị đột ngột ngưng hoạt động, hiện tại vẫn chưa có kế hoạch dự phòng hay phương án phục hồi năng lượng dù chỉ là tạm thời để bảo đảm tiến độ công việc không bị gián đoạn Điều này làm tăng khả năng gián đoạn nguồn cung ứng, thậm chí đẩy doanh nghiệp vào tình trạng khẩn cấp, cản trở hoạt động bình thường, và ảnh hưởng đến uy tín cũng như mức độ tin cậy từ phía khách hàng.

ĐỀ XUẤT TRIỂN KHAI TPM ĐỂ NÂNG CAO CHỈ SỐ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THIẾT BỊ (OEE)

Sự cần thiết của TPM

Với quy mô hoạt động lớn, bất kỳ một hư hỏng hay sự cố nào cũng sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất và gây tổn thất lớn đối với công ty Mặc dù hiện nay công ty đã có kế hoạch bảo trì nhưng dựa vào những số liệu tính toán, có thể thấy hiệu quả công việc mang lại thật sự vẫn chưa cao Sau quá trình kiểm định kỹ lưỡng và đánh giá các chỉ số hiệu suất, có thể thấy rằng khoảng thời gian dừng máy của một số máy móc và thiết bị vẫn còn ở mức đáng kể, điều này cho thấy quá trình vận hành cần được cải thiện Để đạt được sự cải thiện này, việc áp dụng một phương pháp bảo trì hợp lý hơn để có thể làm giảm thời gian dừng máy, hư hỏng đột xuất, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như chất lượng công việc của bộ phận bảo dưỡng Từ đó, ta có thể nhận thấy được tầm quan trọng và sự cần thiết của việc triển khai TPM (Total Productive Maintenance) đối với công ty Matai

Total Productive Maintenance (TPM) là phương pháp bảo trì năng suất toàn diện

- được các doanh nghiệp và công ty áp dụng TPM không chỉ hướng đến việc tiết giảm các chi phí phí không cần thiết mà còn tăng cường năng suất và hiệu suất thiết bị toàn bộ Bằng cách tận dụng tối đa khả năng của nguồn nhân lực và nâng cao khả năng sẵn sàng của máy móc thiết bị, TPM mang lại lợi ích cho cả toàn thể doanh nghiệp và từng cá nhân nhân viên Ứng dụng TPM trong công việc, mọi người từ ban lãnh đạo đến những người di chuyển và làm việc trực tiếp với máy móc đều phải tham gia Qua các nhóm hoạt động nhỏ, mỗi thành viên góp phần tối đa hóa hiệu suất sử dụng của thiết bị, ngăn ngừa các sự cố có thể xảy ra tiến tới mục tiêu "Không tai nạn, không khuyết tật, không hư hỏng." Việc triển khai TPM tại Matai không chỉ cấp thiết mà còn phải được thực hiện một cách chiến lược, đảm bảo mọi thay đổi đều mang lại hiệu quả tối ưu trong mọi khía cạnh sản xuất và vận hành của công ty

TPM coi trọng tối ưu hóa hiệu quả và giảm thiểu chi phí, tựa như việc vắt sạch những giọt nước cam cuối cùng từ một quả đã được vắt trước đó Mục tiêu của TPM là đạt được hiệu suất tối đa với chi phí tối thiểu, đảm bảo sự hiệu quả và tiết kiệm trong hoạt động sản xuất.

Triển khai TPM

Công tác triển khai TPM tại các cơ sở luôn tuân thủ 8 bước trụ cột của TMP trên nền tảng cơ cấu tổ chức phù hợp và hiệu quả Vì vậy, đặt tiền để thực hiện TPM một cách hiệu quả tại công ty TNHH Matai Việt Nam, ta cần có bước đầu triển khai hợp lý chủ yếu thực hiện qua các giai đoạn sau:

Bảng 4.1: Các giai đoạn triển khai TPM tại bộ phận Dệt

STT Giai đoạn Trình tự

1 Công tác chuẩn bị triển khai TPM

Bước 1: Lãnh đạo cam kết triển khai TPM

Bước 2: Xây dựng đội TPM

Bước 3: Xây dựng chương trình đào tạo TPM

Bước 4: Thiết lập các chính sách cơ bản TPM và mục tiêu TPM

Bước 5: Triển khai 5S Bước 6: Bảo trì tự quản Bước 7: Bảo trì kế hoạch Bước 8: Đào tạo, huấn luyện TPM Bước 9: An toàn và sức khoẻ

3 Đánh giá hiệu quả TPM

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Giai đoạn chuẩn bị cho triển khai TPM có vai trò thiết yếu, quyết định đến thành công lâu dài Bản chất của TPM là tạo ra môi trường thay đổi để đạt hiệu quả, được xem là sự chuyển đổi văn hóa đáng kể Quá trình này đòi hỏi tinh thần cống hiến, sự động viên toàn thể cá nhân liên quan để thay đổi nhận thức từ thụ động, dựa dẫm sang chủ động, tự giác trong bảo trì, theo dõi và nâng cấp thiết bị.

“công việc đó không phải của tôi” thành “đó là công việc mà tôi có thể làm” (Maggard and Rhyne, 1992) a) Lãnh đạo cấp cao thể hiện sự cam kết triển khai TPM Để triển khai thành công TPM, sự cam kết của các nhã lãnh đạo cấp cao tại công ty cổ phần Matai chính là một điều kiện tiên quyết Lãnh đạo phải tin tưởng vào triết lý và hiệu quả mà TPM mang lại, cam kết theo đuổi lâu dài với mục tiêu triển khai TPM

Từ đó, chỉ đạo, đưa ra các biện pháp thích hợp để huy động sự tham gia, sự sáng tạo tích cực của mọi người trong tổ chức, góp phần xây dựng TPM đạt được mục tiêu đã đề ra

Ban lãnh đạo công ty chịu trách nhiệm việc xây dựng chương trình và giúp nhân viên nhận thức được việc có trách nhiệm sáng tạo và hỗ trợ thực hiện TPM bằng cách tổ chức tuyên truyền và giới thiệu TPM thông qua các thông báo, áp phích, băng rôn,… để nhân viên dễ dàng tiếp cận thông tin Bên cạnh đó, thực hiện thông báo qua các cuộc họp tuần, tháng, quý và đăng tải lên các trang thông tin cộng đồng nội bộ nhằm tạo sự tiếp cận và đồng thuận trong tổ chức về việc áp dụng TPM, đồng thời thể hiện sự cam kết của nhân viên trong việc thực hiện TPM b) Xây dựng đội TPM Để triển khai một dự án TPM thành công, đòi hỏi phải có một lượng thời gian đáng kể, nguồn lực đủ mạnh và sự đồng lòng của toàn bộ công ty Bởi vậy, việc tạo dựng một nhóm TPM đủ năng lực là bước quan trọng để đảm bảo tiến trình triển khai mượt mà và bền vững Một khi đã hình thành, nhóm TPM cùng toàn thể nhân viên đã cam kết thực hiện các mục tiêu chung Tinh thần làm việc của nhóm dựa trên sự hợp tác, vì không một tập thể nào có thể đạt thành công nếu mỗi cá nhân chỉ chú trọng hoàn thành nhiệm vụ mà thiếu đi sự phối hợp Như đã được nhấn mạnh trong lý thuyết ở chương hai, sự chọn lựa các thành viên để xây dựng nhóm TPM là hết sức cần thiết, với những nhân viên vận hành máy móc phải được xem xét đầu tiên Bên cạnh đó, TPM cũng yêu cầu sự tham gia của những người có kỹ năng và kiến thức chuyên môn sâu, bao gồm những người có trách nhiệm bảo trì, bảo dưỡng cũng như giám sát và theo dõi quy trình sản xuất ngày qua ngày, là các yếu tố không thể thiếu trong bất kỳ nhóm TPM nào Căn cứ vào số lượng nhân viên tại nhà máy hiện tại, đội TPM sẽ gồm 5 người cơ bản, cụ thể:

- 1 nhân viên vận hành máy dệt

- 1 nhân viên vận hành xe nâng

- 1 nhân viên quản lý chất lượng (QC)

- 1 nhân viên quản lý nhà máy

Để vận hành và phát triển hiệu quả một nhóm TPM, điều quan trọng là phải có một tầm nhìn và sứ mệnh rõ ràng cho nhóm, sự tham gia của toàn công ty, các quy trình và chuẩn mực phân công nhiệm vụ và trao quyền, một phương pháp giao tiếp và trao đổi thông tin nhất quán, một nền văn hóa hợp tác và hỗ trợ, ra quyết định dựa trên dữ liệu và cải tiến liên tục để nâng cao hiệu suất và chất lượng.

Khái Total Productive Maintenance (TPM) là một quá trình tối ưu hóa hoạt động sản xuất thường yêu cầu sự thay đổi văn hóa và quy trình làm việc tại các nhà máy Mặc dù khái niệm của TPM có thể còn là điều xa lạ với nhiều công nhân, những người quản lý cấp cao thì lại được trang bị kiến thức cần thiết để đánh giá và thực hiện các chương trình TPM một cách hiệu quả Để tránh những phản ứng không mong muốn và để đảm bảo quá trình chuyển đổi diễn ra suôn sẻ, không chỉ thông tin và đào tạo cần được cung cấp một cách có hệ thống mà cả việc hỗ trợ từng bước thông qua sự can thiệp tiếp cận từ dưới lên cũng vô cùng quan trọng Các tổ chức cần tập trung vào việc xây dựng một nền tảng kiến thức vững chắc cho đội ngũ của mình, bao gồm cả những người lao động trực tiếp tại các dây chuyền sản xuất, thông qua việc phối hợp giữa phòng nhân sự, bộ phận đào tạo và lãnh đạo kỹ thuật để tổ chức những chương trình học tập hiệu quả, nội dung chuơng trình đào tạo bao gồm:

• Giới thiệu cơ bản về TPM

- Lịch sử hình thành, khái niệm, triết lý của TPM

- Mục tiêu hướng tới, 8 trụ cột trong TPM

- Nhấn mạnh lợi ích/hiệu quả khi áp dụng TPM vào doanh nghiệp

- Giải thích, nhấn mạnh về nội dung bảo trì tự quản, bảo trì có kế hoạch

• Giới thiệu về chỉ số hiệu quả thiết bị toàn bộ (OEE)

- Ý nghĩa chỉ số hiệu quả thiết bị toàn bộ (OEE) trong việc đánh giá hiệu suất hoạt động của nhà máy

- Nhận diện 6 loại tổn thất lớn của chỉ số hiệu quả thiết bị toàn bộ (OEE)

- Cách tính các chỉ số khả năng sẵn sàng, hiệu suất, chất lượng

- Khái niệm, nội dung và lợi ích của 5S

- Từng đầu công việc và cách thực hiện cụ thể của từng S

- Nêu những hạn chế còn tồn tại khi áp dụng 5S tại nhà máy

Bên cạnh nội dung lý thuyết, khóa học nên bao gồm các hoạt động thực hành, bao gồm cả việc tham quan các khu vực sản xuất nơi TPM đã được áp dụng thành công để người lao động có thể nhìn thấy được kết quả thực tế của những bước thực hiện đó Sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành này sẽ giúp củng cố kiến thức và kỹ năng cần thiết trong việc áp dụng các phương pháp của TPM

Tất cả những hoạt động đào tạo và phát triển kỹ năng này không chỉ giúp các nhà máy tăng cường hiệu suất và giảm lãng phí, mà còn giúp mỗi công nhân cảm thấy mình là một phần quan trọng của quá trình sản xuất, tăng cường sự hài lòng trong công việc và khuyến khích một thái độ tích cực hơn trong việc giải quyết các vấn đề và cải tiến liên tục Cuối cùng, việc này không chỉ mang lại lợi ích cho từng cá nhân mà còn giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của tổ chức trong ngành công nghiệp đang ngày càng trở nên cạnh tranh khốc liệt

Bên cạnh đó, cần có những chương trình đào tạo về các lỗi máy và sự cố dừng máy cơ bản để đào tạo và trao quyền cho các nhân viên vận hành máy Luôn cập nhập thường xuyên những kiến thức mới về kỹ thuật Ngoài ra, những kiến thức cơ bản về điện, an toàn trong lao động cần được phổ biến để đảm bảo không có trục trặc gì xảy ra

Trang 51 d) Thiết lập các chính sách cơ bản TPM và mục tiêu TPM

Triển khai Total Productive Maintenance (TPM) một cách hiệu quả đòi hỏi phải có một chiến lược cụ thể và tập trung, điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh công ty phải đối mặt với thách thức quản lý nguồn lực hạn chế và cần có sự giám sát chặt chẽ Trước hết, việc cần thiết là chú trọng vào việc thực hiện tới một khu vực đặc thù trong công ty là bộ phận Dệt - nơi sở hữu 19 chiếc máy móc, để tiến hành thí điểm cho hệ thống mới Bằng cách này, công ty không chỉ mình chống lại rủi ro từ việc bành trướng không kiểm soát mà còn tạo dựng một cơ sở vững chắc cho việc mở rộng TPM tới các phần khác của công ty một cách hiệu quả sau này

Bộ phận Dệt, được chọn làm điểm xuất phát cho dự án thí điểm, đã có sẵn một cơ sở dữ liệu đầy tiềm năng về chỉ số hiệu quả thiết bị toàn bộ (OEE), đây là một tài nguyên giá trị cho mọi tổ chức nhằm xác lập nền tảng vững chắc cho một hệ thống bảo trì sản xuất tổng hợp Chỉ số này là một thước đo đa diện, phản ánh sự hiệu quả của các máy móc và thiết bị thông qua ba yếu tố chính: hiệu suất, khả năng sản xuất không lỗi và khả năng sẵn có Dữ liệu từ OEE cung cấp cái nhìn toàn diện về cơ hội cải tiến và giúp nhận diện các vấn đề qua đó tạo điều kiện để giải quyết chúng một cách có hiệu quả

Khi đã có sự chọn lựa kỹ lưỡng về nơi thực hiện thí điểm, bước tiếp theo không kém phần quan trọng là sự phối hợp chặt chẽ giữa ban giám đốc, các bộ phận liên quan và đội TPM để đánh giá lại tình hình hiện tại và lập kế hoạch cho việc triển khai Việc tổ chức các cuộc họp với đội TPM sẽ tạo điều kiện để mọi người thảo luận sâu về điều kiện hiện tại, xác định mục tiêu rõ ràng, chi tiết và đặt ra những kỳ vọng có thể đo lường được dựa trên các tiêu chí SMART Từ đó, éo le ra mục tiêu cụ thể, có thể hiện thực hóa và khả năng đạt được, có liên quan mật thiết đến quy trình công việc hàng ngày và mang các thời hạn cụ thể để theo dõi tiến trình Việc truyền đạt mục tiêu này cần phải mạch lạc và rõ ràng đến từng thành viên trong đội TPM để mọi người đều biết trách nhiệm cụ thể của bản thân và cam kết trong việc thực hiện

Tầm quan trọng của OEE trong quá trình triển khai TPM không chỉ dừng lại ở việc là một công cụ đánh giá, mà nó còn giúp định lượng và làm sáng tỏ đối với khả năng và

Trang 52 hiệu suất máy móc Điều này là nền tảng xác định cho tất cả những nỗ lực cải thiện trong tiến trình bảo đảm sự hiệu quả tổng thể, nâng cao khả năng sẵn có và khả năng hoạt động của thiết bị Đồng thời, chỉ số này cũng tuân theo các tiêu chí SMART, nó cho thấy việc triển khai TPM không chỉ là một khái niệm trừu tượng mà còn là một phương pháp có hệ thống, có thể kiểm soát được và hướng tới mục tiêu cải tiến cụ thể, làm tăng hiệu quả công việc và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Đánh giá hiệu quả triển khai TPM

Sự áp dụng của Total Productive Maintenance (TPM) là một quá trình đầy thách thức, đòi hỏi sự cam kết và nỗ lực của từng cá nhân trong tổ chức, từ lãnh đạo đến công nhân viên Để xác định mức độ thành công của phiên bản áp dụng này, không chỉ cần dựa trên kết quả về hiệu suất sản xuất mà còn phải dựa trên những tác động sâu rộng đến văn hóa làm việc và thái độ của người lao động đối với việc bảo trì Thành công của TPM không chỉ thể hiện qua các con số thống kê mà còn qua việc nâng cao nhận thức, trách nhiệm và tinh thần sở hữu công việc của mỗi nhân viên

Quá trình đánh giá và kiểm định hiệu quả TPM đòi hỏi sự tham gia của mọi nhân viên trong tổ chức Mỗi cá nhân cần hiểu rõ mục tiêu, trách nhiệm và đóng góp của mình vào hoạt động tổng thể Sự nhận thức rõ ràng về vai trò và đóng góp cá nhân sẽ thúc đẩy động lực nắm bắt và ứng dụng hiệu quả các công cụ và quy trình TPM Nhờ đó, đội ngũ nhân viên nâng cao hiểu biết và khả năng áp dụng TPM, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động chung của công ty.

Nhà máy triển khai chỉ số hiệu quả thiết bị toàn bộ (OEE) để đánh giá mức độ cải thiện khi áp dụng TPM OEE thể hiện cái nhìn sâu sắc về năng suất dựa trên ba yếu tố: chất lượng sản phẩm (khả năng sản xuất không lỗi), tốc độ thực hiện (hiệu suất thực hiện) và khả năng hoạt động của hệ thống (khả năng sẵn có) Bằng cách so sánh OEE trước và sau khi áp dụng TPM, doanh nghiệp có thể đánh giá hiệu quả của các phương pháp và quy trình triển khai, từ đó cải thiện sức khỏe tổng thể của máy móc và thiết bị, cũng như hiệu quả hoạt động trong tương lai.

Trang 63 để xác định các vấn đề hệ thống và cá nhân Nó giúp nhận diện những nguyên nhân cốt lõi gây ra sự cố, từ đó, tổ chức có thể thiết lập các chiến lược phòng ngừa chủ động, thúc đẩy sự cải tiến liên tục Không chỉ đề ra những giải pháp ngắn hạn, OEE còn gợi ý các hướng cải thiện dài hạn, giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng quy mô triển khai TPM tới các bộ phận khác trong công ty, đảm bảo tính liên tục và thống nhất trong toàn bộ quy trình sản xuất

Có thể nhận thấy rằng, quá trình thực hiện không chỉ cải thiện đáng kể hiệu suất sản xuất mà còn củng cố văn hóa tổ chức dựa trên sự trao quyền, tự chủ và sự hợp tác Việc này tạo điều kiện để mỗi thành viên không ngừng học hỏi, phát triển và đóng góp vào sự phát triển chung của công ty Với tư cách là một phần không thể tách rời của quy trình cải tiến liên tục, việc theo dõi và phân tích OEE sẽ thúc đẩy một quy trình học tập không ngừng nghỉ, nơi mà các bài học kinh nghiệm và giải pháp tối ưu được chia sẻ và áp dụng rộng rãi, góp phần vào việc hướng tới mục tiêu vận hành tối ưu và đạt được sự xuất sắc trong mọi khía cạnh của sản xuất

Ngày đăng: 26/09/2024, 12:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Tuấn, Đ. N. (2014). Áp dụng phương pháp bảo trì hiệu suất toàn diện (TPM) nâng cao hiệu quả hoạt động máy móc tại nhà máy đóng bành giấy Công ty SCG Trading Việt Nam (Master's thesis, Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh).Tài liệu sách Sách, tạp chí
Tiêu đề: Áp dụng phương pháp bảo trì hiệu suất toàn diện (TPM) nâng cao hiệu quả hoạt động máy móc tại nhà máy đóng bành giấy Công ty SCG Trading Việt Nam
Tác giả: Tuấn, Đ. N
Năm: 2014
1. Adesta, E. Y., Prabowo, H. A., & Agusman, D. (2018). Evaluating 8 pillars of Total Productive Maintenance (TPM) implementation and their contribution to manufacturing performance. In IOP conference series: materials science and engineering (Vol. 290, No. 1, p. 012024). IOP Publishing Sách, tạp chí
Tiêu đề: IOP conference series: materials science and engineering
Tác giả: Adesta, E. Y., Prabowo, H. A., & Agusman, D
Năm: 2018
2. Ahuja, I. P. S., & Khamba, J. S. (2007). An evaluation of TPM implementation initiatives in an Indian manufacturing enterprise. Journal of quality in maintenance engineering, 13(4), 338-352 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of quality in maintenance engineering, 13
Tác giả: Ahuja, I. P. S., & Khamba, J. S
Năm: 2007
4. Blanchard, B.S. (1997), “An enhanced approach for implementing total productive maintenance in the manufacturing environment”, Journal of Quality in Maintenance Engineering, Vol. 3 No. 2, pp. 69-80 Sách, tạp chí
Tiêu đề: An enhanced approach for implementing total productive maintenance in the manufacturing environment
Tác giả: Blanchard, B.S
Năm: 1997
5. Giegling, S., Verdini, W. A., Haymon, T., & Konopka, J. (1997, October). Implementation of overall equipment effectiveness (OEE) system at a semiconductor manufacturer. In Twenty First IEEE/CPMT International Electronics Manufacturing Technology Symposium Proceedings 1997 IEMT Symposium (pp. 93-98). IEEE Sách, tạp chí
Tiêu đề: Twenty First IEEE/CPMT International Electronics Manufacturing Technology Symposium Proceedings 1997 IEMT Symposium
Tác giả: Giegling, S., Verdini, W. A., Haymon, T., & Konopka, J
Năm: 1997
6. Lawrence, J.L. (1999), “Use mathematical modeling to give your TPM implementation effort an extra boost”, Journal of Quality in Maintenance Engineering, Vol. 5 No. 1, pp. 62-9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Use mathematical modeling to give your TPM implementation effort an extra boost
Tác giả: Lawrence, J.L
Năm: 1999
7. Maggard, B. N., & Rhyne, D. M. (1992). Total productive maintenance: a timely integration of production and maintenance. Production and Inventory Management Journal, 33(4), 6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Production and Inventory Management Journal, 33
Tác giả: Maggard, B. N., & Rhyne, D. M
Năm: 1992
8. Nurprihatin, F., Angely, M., & Tannady, H. (2019). Total productive maintenance policy to increase effectiveness and maintenance performance using overall equipment effectiveness. Journal of applied research on industrial engineering, 6(3), 184-199 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of applied research on industrial engineering, 6
Tác giả: Nurprihatin, F., Angely, M., & Tannady, H
Năm: 2019
9. Rhyne, D.M. (1990), “Total plant performance advantages through total productive maintenance”, Conference Proceedings, APICS, Birmingham, pp. 683-6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Total plant performance advantages through total productive maintenance
Tác giả: Rhyne, D.M
Năm: 1990
10. Singh, J., Rastogi, V., & Sharma, R. (2014). Implementation of 5S practices: A review. Uncertain Supply Chain Management, 2(3), 155-162 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Uncertain Supply Chain Management, 2
Tác giả: Singh, J., Rastogi, V., & Sharma, R
Năm: 2014
11. Sowmya, K., & Chetan, N. (2016). A review on effective utilization of resources using overall equipment effectiveness by reducing six big losses. International Journal of Scientific Research in Science, Engineering and Technology, 2(1), 556-562 Sách, tạp chí
Tiêu đề: International Journal of Scientific Research in Science, Engineering and Technology, 2
Tác giả: Sowmya, K., & Chetan, N
Năm: 2016
12. Zlatić, M. (2019). TPM-total productive maintenance. Proceedings on Engineering Sciences, 1(2), 581-590.Websites Sách, tạp chí
Tiêu đề: Proceedings on Engineering Sciences, 1
Tác giả: Zlatić, M
Năm: 2019
3. Besterfield, D.H., Besterfield-Michna, C., Besterfield, G.H. and Besterfield-Sacre, M. (1999), Total Quality Management, 2nd ed., Prentice-Hall International,Englewood Cliffs, NJ Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1 Giới thiệu sản phẩm của công ty TNHH Matai - nâng cao chỉ số hiệu quả thiết bị toàn bộ oee tại công ty tnhh matai việt nam
Bảng 1.1 Giới thiệu sản phẩm của công ty TNHH Matai (Trang 17)
Hình 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của các phòng ban  Nguồn:  Bộ phận hành chính – Công ty TNHH Matai (Việt Nam) - nâng cao chỉ số hiệu quả thiết bị toàn bộ oee tại công ty tnhh matai việt nam
Hình 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của các phòng ban Nguồn: Bộ phận hành chính – Công ty TNHH Matai (Việt Nam) (Trang 19)
Hình 2.1: 6 tổn thất lớn trong OEE  Nguồn: Tác giả tự tổng hợp - nâng cao chỉ số hiệu quả thiết bị toàn bộ oee tại công ty tnhh matai việt nam
Hình 2.1 6 tổn thất lớn trong OEE Nguồn: Tác giả tự tổng hợp (Trang 25)
Hình 3.1: Quy trình sản xuất bao Jumbo tại Matai Việt Nam  Nguồn: Bộ phận sản xuất - nâng cao chỉ số hiệu quả thiết bị toàn bộ oee tại công ty tnhh matai việt nam
Hình 3.1 Quy trình sản xuất bao Jumbo tại Matai Việt Nam Nguồn: Bộ phận sản xuất (Trang 34)
Hình 3.7: Hình ảnh khung dệt tròn được sử dụng để tạo ra vải  Nguồn: Bộ phận sản xuất - nâng cao chỉ số hiệu quả thiết bị toàn bộ oee tại công ty tnhh matai việt nam
Hình 3.7 Hình ảnh khung dệt tròn được sử dụng để tạo ra vải Nguồn: Bộ phận sản xuất (Trang 38)
Hình 3.10: Các công nhân đang may thành phẩm - nâng cao chỉ số hiệu quả thiết bị toàn bộ oee tại công ty tnhh matai việt nam
Hình 3.10 Các công nhân đang may thành phẩm (Trang 40)
Hình 3.11: Các công nhân đang kiểm tra sản phẩm qua máy dò kim loại - nâng cao chỉ số hiệu quả thiết bị toàn bộ oee tại công ty tnhh matai việt nam
Hình 3.11 Các công nhân đang kiểm tra sản phẩm qua máy dò kim loại (Trang 41)
Hình 3.12: Nhân viên đang đóng gói sản phẩm  Nguồn: Bộ phận sản xuất - nâng cao chỉ số hiệu quả thiết bị toàn bộ oee tại công ty tnhh matai việt nam
Hình 3.12 Nhân viên đang đóng gói sản phẩm Nguồn: Bộ phận sản xuất (Trang 42)
Hình 3.13: Sơ đồ tổ chức bảo trì tại công ty TNHH Matai Việt Nam - nâng cao chỉ số hiệu quả thiết bị toàn bộ oee tại công ty tnhh matai việt nam
Hình 3.13 Sơ đồ tổ chức bảo trì tại công ty TNHH Matai Việt Nam (Trang 44)
Bảng 3.1: Kế hoạch bảo trì máy móc của bộ phận Dệt năm 2022 khi dừng máy - nâng cao chỉ số hiệu quả thiết bị toàn bộ oee tại công ty tnhh matai việt nam
Bảng 3.1 Kế hoạch bảo trì máy móc của bộ phận Dệt năm 2022 khi dừng máy (Trang 48)
Bảng 3.5: So sánh các chỉ tiêu so với trình độ Việt Nam và thế giới - nâng cao chỉ số hiệu quả thiết bị toàn bộ oee tại công ty tnhh matai việt nam
Bảng 3.5 So sánh các chỉ tiêu so với trình độ Việt Nam và thế giới (Trang 53)
Bảng 4.1: Các giai đoạn triển khai TPM tại bộ phận Dệt - nâng cao chỉ số hiệu quả thiết bị toàn bộ oee tại công ty tnhh matai việt nam
Bảng 4.1 Các giai đoạn triển khai TPM tại bộ phận Dệt (Trang 58)
Bảng 4.2: Phạm vi công việc nhân viên vận hành và nhân viên bảo trì - nâng cao chỉ số hiệu quả thiết bị toàn bộ oee tại công ty tnhh matai việt nam
Bảng 4.2 Phạm vi công việc nhân viên vận hành và nhân viên bảo trì (Trang 67)
7.  Phụ lục 7: Bảng chỉ tiêu đề xuất cho bộ phận vận hành tương ứng với các bước thực - nâng cao chỉ số hiệu quả thiết bị toàn bộ oee tại công ty tnhh matai việt nam
7. Phụ lục 7: Bảng chỉ tiêu đề xuất cho bộ phận vận hành tương ứng với các bước thực (Trang 91)
8.  Phụ lục 8: Bảng minh hoạ tiêu chuẩn lau chùi vệ sinh máy Dệt - nâng cao chỉ số hiệu quả thiết bị toàn bộ oee tại công ty tnhh matai việt nam
8. Phụ lục 8: Bảng minh hoạ tiêu chuẩn lau chùi vệ sinh máy Dệt (Trang 93)
4  Bảng điều - nâng cao chỉ số hiệu quả thiết bị toàn bộ oee tại công ty tnhh matai việt nam
4 Bảng điều (Trang 93)
9.  Phụ lục 9: Bảng minh hoạ tiêu chuẩn công tác kiểm tra máy Dệt - nâng cao chỉ số hiệu quả thiết bị toàn bộ oee tại công ty tnhh matai việt nam
9. Phụ lục 9: Bảng minh hoạ tiêu chuẩn công tác kiểm tra máy Dệt (Trang 94)
10.   Phụ lục 10: Bảng tiêu chuẩn bôi trơn máy dệt - nâng cao chỉ số hiệu quả thiết bị toàn bộ oee tại công ty tnhh matai việt nam
10. Phụ lục 10: Bảng tiêu chuẩn bôi trơn máy dệt (Trang 95)
12.   Phụ lục 12: Bảng đánh giá tiêu chí phòng cháy chữa cháy tại bộ phận Dệt - nâng cao chỉ số hiệu quả thiết bị toàn bộ oee tại công ty tnhh matai việt nam
12. Phụ lục 12: Bảng đánh giá tiêu chí phòng cháy chữa cháy tại bộ phận Dệt (Trang 96)
13.  Phụ lục 13: Bảng đánh giá an toàn điện tại bộ phận Dệt - nâng cao chỉ số hiệu quả thiết bị toàn bộ oee tại công ty tnhh matai việt nam
13. Phụ lục 13: Bảng đánh giá an toàn điện tại bộ phận Dệt (Trang 97)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w