1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nâng cao hứng thú học tập môn hoá học và phát triển năng lực vận dụng kiến thức môn học vào thực tiễn thông qua bài một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ–hoá học 12 nâng cao

24 20 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 2,52 MB

Nội dung

Tạo hứng thú học tập cho học sinh luôn luôn được nhiều nhà giáo dục quantâm bởi thông qua hoạt động học tập, học sinh được hình thành và phát triển các kĩ năng xã hội như: giao tiếp, ngô

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

1 Mở đầu……… ….……… 1

1.1 Lý do chọn đề tài………1

1.2 Mục đích nghiên cứu ……….1

1.3 Đối tượng nghiên cứu……….1

1.4 Phương pháp nghiên cứu………2

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm……… … 2

2.1 Cơ sở lý luận của sáng kién kinh nghiệm……… 2

2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm……… 2

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề……… 3

2.4 Biện pháp tổ chức thực hiện……… 3

2.5 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường……… 19

3 Kết luận, kiến nghị……… 20

3.1 Kết luận……….20

3.2 Kiến nghị……… 21

1

Trang 2

1 Mở đầu 1.1 Lý do chọn đề tài

Bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI do UNESCO xác định là: “Học để biết, học

để làm, học để tự khẳng định mình và học để chung sống”, có ý nghĩa rất quantrọng trong sự thành công của mỗi cá nhân, góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợpcho toàn xã hội Như vậy mục tiêu giáo dục của thế giới cho thấy rõ giáo dụckhông chỉ cung cấp kiến thức mà còn phải hình thành cho người học những kĩnăng, thái độ để họ có thể sống và làm việc trong xã hội luôn thay đổi sau khi hoànthành chương trình giáo dục phổ thông

Ở Việt Nam, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứngnguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đápứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển người học, giáo dục phổ thông

đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột giáo dục của thế kỉ XXI Cốtlõi của đổi mới giáo dục là đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tínhtích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, tăng cường kĩ năng làm việctheo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn Đổi mới phươngpháp dạy học là một việc làm đã và đang được toàn ngành giáo dục hưởng ứng và

đã có một số kết quả đáng ghi nhận, nhưng nhìn chung chưa đáp ứng được hết nhucầu đào tạo con người theo yêu cầu phát triển của xã hội hiện đại

Tạo hứng thú học tập cho học sinh luôn luôn được nhiều nhà giáo dục quantâm bởi thông qua hoạt động học tập, học sinh được hình thành và phát triển các

kĩ năng xã hội như: giao tiếp, ngôn ngữ, khả năng hợp tác, làm việc cùng nhau,chia sẻ kinh nghiệm cũng như kiến thức…Từ đó phát triển tư duy, khả năng pháthiện và giải quyết vấn đề, đồng thời lĩnh hội được kiến thức bài học và kiến thức

xã hội Đó chính là nền tảng cho việc hình thành, phát triển và rèn luyện kĩ năngsống cho học sinh

Khi học sinh đã có được hứng thú học tập thí các em mới yêu thích môn học và

từ đó giáo viên mới có thể truyền đạt kiến thức đến học sinh được Chính vì lí do

trên tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Nâng cao hứng thú học tập môn Hoá học và phát triển năng lực vận dụng kiến thức môn học vào thực tiễn thông qua bài : Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ–Hoá học 12 nâng cao” 1.2 Mục đích nghiên cứu

Góp phần nâng cao tính tích cực tư duy của học sinh, gắn liền hai mặt kiến thức

và tư duy, đồng thời hình thành ở học sinh nhân cách có khả năng sáng tạo thực sự,góp phần rèn luyện trí thông minh cho học sinh, có ý thức trong việc bảo vệ môitrường sống, yêu quý môn học …

Giúp học sinh tích cực vận dụng các kiến thức hóa học đã học để giải quyết cácvấn đề thực tiễn có liên quan và từ đó khoảng cách giữa lí thuyết và thực tiễn sẽđược thu hẹp lại, để Hoá Học phát huy đúng nghĩa của nó là một môn thực nghiệm,các vấn đề thắc mắc của cuộc sống phải thực sự được soi sáng bởi lí thuyết hoá họcsâu sắc

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Là các biện pháp phát triển tư duy, năng lực vận dụng các kiến thức môn học

vào giải quyết các hiện tượng thực tiễn

2

Trang 3

Học sinh lớp 12C1, 12C3, trường Trung học phổ thông Thạch Thành 4.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu lý luận về phát triển tư duy của học sinh, giáo trình dạy Hóa học ở

trường phổ thông

Điều tra quan sát thực tế trong và ngoài giờ lên lớp

Trò chuyện với giáo viên và học sinh

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm

Quá trình tìm hiểu nghiên cứu tính chất của các hợp chất quan trong của kiềm thổhọc sinh sẽ vận dụng các kiến thức này giải quyết các tình huống thực tế trong cuộcsống từ đó học sinh sẽ nhận ra được mối liên hệ mật thiết giữa lí thuyết và thực tiễn

và thấy được vai trò quan trọng của hoá học đối với đời sống và sản xuất

Trên cơ sở này, học sinh sẽ nhận thức được rằng để có thể áp dụng bài học lýthuyết vào thực tiễn sản xuất thì chính bản thân các em phải có được những kiếnthức đầy đủ chính xác và phù hợp với ngành sản xuất đó Chính nhận thức này sẽhình thành cho các em ý thức định hướng nghề nghiệp trong tương lai ngay từ khicòn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông

Trong điều kiện hiện nay khi khoa học của nhân loại đang phát triển như vũbão, nền kinh tế tri thức có tính toàn cầu thì nhiệm vụ của ngành giáo dục vô cùng

to lớn Giáo dục không chỉ truyền đạt kiến thức cho học sinh mà còn giúp cho họcsinh vận dụng kiến thức khoa học vào cuộc sống, vừa mang tính giáo dục vừa mang

tính giáo dưỡng nhưng cao hơn là giáo dưỡng hướng thiện khoa học

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

Môn hóa học trong trường trung học phổ thông giữ một vai trò quan trọng trongviệc hình thành và phát triển trí dục của học sinh, mục đích của môn học muốn họcsinh hiểu đúng hoàn chỉnh, nâng cao tri thức hiểu biết về thế giới, con người thôngqua các bài học hoá học

Hóa học là một ngành khoa học có mối quan hệ trực tiếp với môi trường và đờisống, trong quá trình giảng dạy khi đặt câu hỏi với học sinh : “Em có biết mối quan

hệ giữa hoá học và thực tiễn” Phần đông các em không biết những chất ta đang sửdụng được tạo ra từ những chất gì để có các sử dụng nó đúng cách và hiệu quả,những tác hại của các chất hoá học đối với môi trường và những thành tựu to lớn

mà hoá học mang lại trong việc cải tạo môi trường, giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Để đạt được mục đích của hoá học trong trường phổ thông thì giáo viên dạy hoá là nhân tố tham gia quyết định chất lượng Do vậy ngoài những hiểu biết về

hoá học người giáo viên còn phải có phương pháp truyền đạt thu hút, gây hứng thúkhi lĩnh hội kiến thức của học sinh

Hơn nữa do đặc thù trường THPT Thạch Thành 4 là một trường miền núi (2/3học sinh là dân tộc thiếu số) cơ sở vật chất còn nghèo nàn thiếu thốn chưa có phòngthí nghiệm chưa có đủ dụng cụ thí nghiệm hoá chất nên việc các em chỉ học trên líthuyết làm cho môn hoá học trở nên trìu tượng khó hiểu đối với các em Vì vậyviệc dạy học đưa các kiến thức môn học gắn liền với thực tiễn cuộc sống sẽ rất cầncho học sinh nói chung và đặc biệt với học sinh THPT Thạch Thành 4 nói riêng

3

Trang 4

Trong sáng kiến kinh nghiệm này tôi có đề cập đến: “Nâng cao hứng thú học

tập môn Hoá học và phát triển năng lực vận dụng kiến thức môn học vào thực tiễn qua bài : Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ–Hoá học 12 nâng cao” với mục đích góp phần giúp học sinh thấy môn Hoá học dễ hiểu, gần gũi

với môi trường, với thực tiễn sản xuất để hoá học không còn mang đặc thù của mônhọc khó hiểu như một thuật ngữ khoa học và từ đó có ý thức bảo vệ môi trường vàyêu thích môn học mà không sợ học môn Hoá học nữa

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:

Giáo viên lồng ghép các kiến thức thực tế vào bài dạy và yêu cầu học sinh vận dụng các kiến thức vừa học để giải quyết các tình huống đó muốn đạt hiệu quả thì:

- Giáo viên chuẩn bị tốt giáo án điện tử, có tài liệu, hình ảnh liên quan đến bài dạy.Chuẩn bị các bài tập các vấn đề thực tiễn liên quan đến bài học

- Giao nhiệm vụ cho các nhóm chuẩn bị những kiến thức cơ bản của bài, các kiến thức và hiểu biết của môn học vào giải quyết các tình huống thực tế liên quan đến bài

- Các nhóm tổ chuẩn bị nội dung theo yêu cầu giáo viên(tìm hiểu thêm trong sách tham khảo, thông tin đại chúng) và báo cáo trong tiết học

2.4 Biện pháp tổ chức thực hiện

“Nâng cao hứng thú học tập môn Hoá học và phát triển năng lực vận dụng kiến thức môn học vào thực tiễn qua bài : Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ–Hoá học 12 nâng cao” thông qua giáo án và tiến trình lên lớp

như sau:

2.4.1 Mục tiêu bài dạy

Kiến thức

Hiểu được :

- Tính chất hoá học cơ bản, ứng dụng của Ca(OH)2, CaCO3, CaSO4.2H2O

- Khái niệm về nước cứng (tính cứng tạm thời, vĩnh cửu, toàn phần), tác hại củanước cứng ; Cách làm mềm nước cứng

Kĩ năng

- Dự đoán, kiểm tra dự đoán bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hoá họccủa Ca(OH)2

- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học

- Giải được bài tập: Tính thành phần phần trăm khối lượng muối trong hỗn hợpphản ứng, bài tập khác có nội dung liên quan

Phẩm chất: Yêu gia đình, yêu đất nước, yêu quê hương, có trách nhiệm với giađình, đất nước và nhân loại

2.4.2 Thiết bị và học liệu

- Gv: Soạn bài từ SGK, internet

- Một số hình ảnh tư liệu liên quan đến thực tiễn cuộc sống

- Phiếu học tập cho học sinh

2.4.3 Đối tượng dạy học của bài:

Đối tượng là học sinh lớp 12 C1, 12C3 Trường THPT Thạch Thành 4

Số lượng : 100 học sinh

4

Trang 5

2.4.4 Tiến trình dạy học

Hoạt động: Hoạt động trải nghiệm kết nối GV: Trình chiếu một số hình ảnh của các hợp chất và đặt câu hỏi: Những hình ảnh

trên nói về những hợp chất gì các em đã biết

HS: Những hình ảnh trên nói về vôi tôi và phấn viết bảng

GV: Vôi tôi và phấn đều là hợp chất của canxi các hợp chất của kim loại kiểm thổ

phổ biến nhất và có ứng dụng rộng rãi nhất là hợp chất của canxi Hôm nay chúng

ta đi tìm hiểu

Hoạt động : Hình thành kiến thức mới

I Một số hợp chất của canxi

Hoạt động 1: Tìm hiểu về Canxi hiđroxit

GV: Yêu cầu học sinh nhóm 1 báo cáo nhiệm vụ nhóm mình đã chuẩn bị.

Câu 1: Nêu tính chất của canxi hiđroxit?

Câu 2: Ứng dụng của Canxi hiđroxit?

Câu 3: Dựa vào kiến thức của Canxi hiđroxit hãy giải thích các câu hỏi sau

1 Hãy giải thích tại sao ở mỗi lọ vôi tôi nếu để trong không khí sẽ có một lớp váng phía trên mặt

2 Tại sao khi quét vôi lên tường thì lát sau vôi khô và cứng lại?

3 Tại sao những người ăn trầu thì răng thường chắc khoẻ?

4 Tại sao ăn trầu phải có đủ cau, trầu và vôi, nhất thiết không thể thiếu vôi?

5 Nếu bị bỏng do vôi bột thì người ta sẽ chọn phương án nào sau đây là tối ưu để sơcứu? Giải thích lí do chọn

- Rửa sạch nước vôi bột bằng nước rồi rửa lại bằng dung dịch amoniclorua 10%

- Lau khô sạch bột rồi rửa bằng dung dịch amoniclorua 10%

- Chỉ rửa sạch vôi bột bằng nước rồi lau khô

- Lau khô sạch bột rồi rửa sạch bằng nước xà phòng loãng

Trang 6

Tác dụng với oxit axit, axit, muối(Gv cho học sinh lấy các ví dụ)

1.2 Một số ứng dụng của canxi hiđroxit

GV: cho các nhóm khác nhận xét bổ sung và chốt kiến thức ứng dụng của

canxihiđroxit

- Trộn vữa xây nhà: Ca(OH)2 là nguyên liệu của ngành xây dựng là thành phầnquan trọng để tạo nên hỗn hợp vữa, chất kết dính của các hàng gạch cũng như tráttường Sở dĩ canxi hiđroxit được sử dụng là vì hỗn hợp vôi và nước khá dẻo giốngnhư hồ, khả năng kết dính rất tốt

- Ca(OH)2 là hoá chất được sử dụng nhiều trong nông nghiệp Ca(OH)2 được dùng làm giảm, trung hoà pH giúp khử phèn, khử chua đất trồng, đồng thời nó cũng có thành phần của một số hoá chất nông nghiêp, thuốc trừ sâu bệnh hại khác

Khử chua cho đất bằng Ca(OH)2

6

Trang 7

Cứ 70 kg bón cho diện tích 1000m2 sẽ nâng được một đơn vị pH trong đất.

Khi bón vôi bà con không nên trộn với bất kỳ loại phân gì Để tránh tác hại nên bónvôi sau thu hoạch, bón sau đợt bón phân cuối cùng của vụ trước ít nhất 15 ngày vàbón trước đợt bón phân của vụ sau ít nhất 15 ngày Tốt nhất là bón trước khi mùamưa đến hay giữa mùa mưa

Sản xuất clorua vôi

2Cl 2+2 Ca(OH )2→CaOCl 2+CaCl 2+2 H2O

Những lưu ý khi sử dụng Clorua vôi trong thực tế: Clorua vôi là chất hoá học độchại, có khả năng gây kích ứng da, khi tiếp xúc cần phải cẩn thận với nồng độ lớn cóthể dẫn đến tử vong Trong trường hợp, khi con người hít phải, nuốt hay các hoạtđộng tiếp xúc(da, mắt) ở dạng hơi, bột đều có khả năng gây thương tích nghiêmtrọng Trong trường hợp nồng độ cao có thể dẫn đến bỏng hoặc chết

Clorua vôi có khả năng thúc đẩy quá trình đốt cháy khí bị hoả hoạn xảy ra Đồ vật

sẽ phân huỷ nhanh khi bị nung nóng hoặc dính vào lửa Nhưng nếu không được xử

lí đúng thì có thể gây nổ từ nhiệt hoặc nhiễm bẩn Ở trường hợp đặc biệt hơn, nó sẽphản ứng nổ với nhiên liệu Có thể đốt cháy các chất dễ cháy(gỗ giấy, dầu, quần áo

1.3 Giải thích các tình huống thực tế liên quan đến Ca(OH)2

Câu 1: Hãy giải thích tại sao ở mỗi lọ vôi tôi nếu để trong không khí sẽ có một lớp

váng phía trên mặt

HS: Do vôi tôi tác dụng với CO2 có trong không khí tạo ra CaCO3 kết tủa(lớp váng)

Ca(OH )2+CO 2CaCO 3+H2O

Câu 2: Tại sao khi quét vôi lên tường thì lát sau vôi khô và cứng lại?

HS: Do vôi tôi tác dụng với CO2 có trong không khí tạo ra CaCO3 kết tủa.

Ca(OH )2+CO 2CaCO 3+H2O

Câu 3: Tại sao những người ăn trầu thì răng thường chắc khoẻ?

HS: Báo cáo kết quả tìm hiểu và sự hiểu biết của mình giáo viên chốt kiến thức.

Vấn đề sâu răng và phòng ngừa sâu răng được mọi người quan tâm Nhưng ít aibiết rằng vì sao răng bị sâu và cơ chế phòng ngừa như thế nào

Răng được bảo vệ bởi lớp men cứng, dày khoảng 2mm Lớp men này là hợp chấtCa5(PO4)3OH và được tạo thành bằng phản ứng:

Lượng axit trong miệng tăng làm cho pH giảm, làm cho phản ứng sau xảy ra:

H+ + OH- → H2O Khi nồng độ OH- giảm, theo nguyên lí Lơ-Sa-tơ-li-ê, cân bằng (1) chuyển dịchtheo chiều nghịch và men răng bị mòn, tạo điều kiện cho sâu răng phát triển

Biện pháp tốt nhất phòng sâu răng là ăn thức ăn ít chua, ít đường và đánh răng saukhi ăn

Ở nước ta, một số người có thói quen ăn trầu, việc này rất tốt cho việc tạo menrăng theo phản ứng (1), vì trong trầu có vôi tôi Ca(OH)2, chứa các ion Ca 2+ và OH-

7

Trang 8

làm cho cân bằng (1) chuyển dịch theo chiều thuận.

Câu 4: Tại sao ăn trầu phải có đủ cau, trầu và vôi, nhất thiết không thể thiếu vôi?

HS: Trong lá trầu có chứa tinh dầu , trong hạt cau có chứa một chất gọi là arecolin

chất này có tính độc Không có vôi miếng trầu không thể chuyển sang màu đỏ, vôi

là chất kiềm khi tác dụng với arecolin làm chất này chuyển thành arecaidin không độc mà có tác dụng gây hưng phấn ấm áp làm cho da mặt hồng hào, môi đỏ

thắm,chống cảm cúm, diệt khuẩn làm sạch miệng, làm chặt chân răng

Câu 5: Nếu bị bỏng do vôi bột thì người ta sẽ chọn phương án nào sau đây là tối ưu

để sơ cứu? Giải thích lí do chọn

- Rửa sạch nước vôi bột bằng nước rồi rửa lại bằng dung dịch amoniclorua 10%

- Lau khô sạch bột rồi rửa bằng dung dịch amoniclorua 10%

- Chỉ rửa sạch vôi bột bằng nước rồi lau khô

- Lau khô sạch bột rồi rửa sạch bằng nước xà phòng loãng

HS: Trả lời Gv chốt kiến thức phương án 2 tối ưu nhất

Không dùng nước vì CaO+H2O→Ca(OH )2ΔHH <0 Phản ứng này toả nhiệt gây bỏng nặng thêm Không dùng xà phòng vì có môi trường kiềm yếu

Ở đây học sinh thường quên phản ứng hoà tan CaO toả nhiệt và thường quên xà phòng có môi trường kiềm yếu

Hoạt động 2 Tìm hiểu về Canxi cacbonat 2.Canxi cacbonat CaCO3

GV: Yêu cầu học sinh nhóm 2 báo cáo nhiệm vụ nhóm mình đã chuẩn bị theo

Canxi cacbonat là muối của axit yếu và không bền, nên tác dụng với nhiều axit hữu

cơ và vô cơ giải phóng khí cacbon đioxit

CaCO 3+2 HCl→CaCl2+H2O+CO 2( 1)

CaCO 3+2 CH3 COOH →Ca(CH 3 COO)2+H2O+CO 2( 2 )Canxi cacbonat tan dần trong nước có chứa khí cacbon đioxit

CaCO 3+H2O+CO 2Ca( HCO 3)2

8

Phiếu số 2 Câu 1: Nêu tính chất của canxi cacbonat?

Câu 2: Ứng dụng của canxi cacbonat?

Câu 3: Dựa vào hiểu biết về canxi cacbonat hãy giải thích các vấn đề sau

- Để đánh sạch các cặn vôi trong ấm hoặc trong phích ta làm gì?

- Giải thích câu ca dao nước chảy đá mòn

- Giải thích sự tạo thành thạch nhũ trong hang động, và sự tạo thành

cặn vôi trong ấm nấu nước

- Tại sao đốt vôi thủ công lại gây ô nhiễm môi trường? Thực trạng

của vấn đề đôt vôi thủ công hiện nay?

Trang 9

2.2 Ứng dụng của canxi cacbonat

GV: Cho các nhóm khác nhận xét bổ sung và gv chốt kiến thức

- Canxi cacbonat cung cấp nguồn canxi oxit chính cần thiết để sản xuất gốm, canxioxit nóng chảy ở nhiệt độ 10500C, giúp nâng cao độ bền cơ học và hoá học củathuỷ tinh và giảm độ co rút từ quá trình nu ng Canxi cacbonat được trộn lẫn vớilượng gốm thì đạt được độ giãn nở cần thiết cho tỉ lệ đúng giữa mảnh gốm và lớpmen

- Thuỷ tinh: Canxi cacbonat là một trong những thành phần chính trong thuỷ tinhcùng với silica và natri cacbonat Canxi cacbonat trong thuỷ tinh xem như là chất

ổn định, nó điều chỉnh độ nhớt và tăng độ bền của thuỷ tinh

- Ngoài ra còn ứng dụng trong ngành xi măng , gang thép, sô đa, vôi cao su…

- Điều chế khí CO2: ứng dụng của CO2 là làm nước đá khô, và tạo nước giải khát Tạo nước giải khát có gas: Khí CO2 khi hoà tan trong nước tạo thành dung dịchyếu của axit cacbonic Chính axit cacbonic kết hợp với hương liệu trong nướcngọt có ga tạo nên vị chua đặc trưng cho sản phẩm Khi uống, axit cacbonic kíchthích vòm miệng ta làm ta cảm nhận được vị chua ngọt đặc trưng của nước giảikhát

9

Trang 10

2.3 Giải thích các tình huống thực tế liên quan đến CaCO3

Câu 1: Để đánh sạch các cặn vôi trong ấm hoặc trong phích ta làm gì?

HS: Cặn trong ấm nấu nước hoặc phích nước là CaCO3 nên để đánh sạch ta dùng axitthông thường dùng dấm ăn hoặc chanh

CaCO 3+2 CH3 COOH →Ca(CH 3 COO)2+H2O+CO 2

Câu 2: Giải thích câu ca dao nước chảy đá mòn

HS: Thành phần chủ yếu của đá là CaCO3 Trong không khí có khí CO2 nên nướchòa tan một phần tạo thành axit H2CO3 Do đó xảy ra phản ứng hóa học :

CaCO 3+H2O+CO 2Ca( HCO 3)2Khi nước chảy cuốn theo Ca(HCO3)2, theo nguyên lí dịch chuyển cân bằng thì cânbằng (*) sẽ chuyển dịch theo phía phải Kết quả là sau một thời gian nước đã làmcho đá bị bào mòn dần

Áp dụng: Hiện tượng này thường thấy ở những phiến đá có dòng nước chảy qua

Do hiện tượng xảy ra chậm nên phải thật sự chú ý chúng ta mới nhận ra điều này

Hiểu được điều này giúp học sinh biết được dụng ý khoa học của câu tục ngữ có từ

xa xưa và làm cho hóa học trở nên rất gần gũi hơn trong cuộc sống đời thường

Câu 3: Giải thích sự tạo thành thạch nhũ trong hang động, và sự tạo thành cặn vôi

trong ấm nấu nước

HS: Ở các vùng núi đá vôi, thành phần chủ yếu là CaCO3 Khi trời mưa trongkhông khí có CO2 tạo thành môi trường axit nên làm tan được đá vôi Những giọtmưa rơi xuống sẽ bào mòn đá thành những hình dạng phong phú:

CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2(1)Theo thời gian tạo thành các hang động Khi nước có chứa Ca(HCO3)2 ở đá thayđổi về nhiệt độ và áp suất nên khi giọt nước nhỏ từ từ có phản ứng theo chiều:Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O(2)

Như vậy lớp CaCO3 dần dần lưu lại ngày càng nhiều, dày tạo thành những hình thù

đa dạng VD: Động Từ Thức Nga Sơn –Thanh Hoá, Động Phong Nha Kẻ Bàng(Quảng Bình)

Và khi nấu nước xảy ra theo phản ứng 2 tạo CaCO3 là cặn bám vào các ấm và trongphích

Câu 4: Tại sao đốt vôi thủ công lại gây ô nhiễm môi trường? Thực trạng của vấn đề

đôt vôi thủ công hiện nay?

10

Trang 11

HS: Trước đây đốt vôi bằng các lò truyền thống CaCO 3CaO+CO 2 ΔHH >0

Lò nung vôi thủ công

Miệng lò để hở nên khí CO2 tạo ra gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm do bụi trong quátrình đốt vôi gây ra và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn an toàn lao động

Hiện nay nhà nước đang có chính sách hỗ trợ bà con xoá bỏ lò nung vôi thủ công.Thay vào đó là các lò nung vôi hiện đại khí CO2 được thu hồi để sản xuất nước đákhô, muối cacbonat (Gv có thể chiếu video giới thiệu lò đứng nung vôi hiện đại)

Lò nung vôi hiện đại

Hoạt động 3: Tìm hiểu về Canxi sunfat, CaSO 4

3 Canxi sunfat CaSO4

GV: Yêu cầu nhóm 3 báo cáo về tính chất và ứng dụng của Canxi sunfat.

11

Phiếu số 3 Câu 1: Tính chất của canxi sunfat

Câu 2: Ứng dụng của canxi sunfat

Câu 3: Trong công nghệ thực phẩm người ta dùng CaSO4 trong sản xuất

đậu phụ Em hãy cho biết tác dụng và tác hại khi sử dụng không đúng quy

định?

Trang 12

GV: Cho các nhóm khác nhận xét bổ sung và gv chốt kiến thức.

3.1 Tính chất

Canxi sunfat là chất rắn màu trắng, tan ít trong nước độ tan ở 250C là 0,15 g/100 gH2O

Tuỳ theo lượng nước kết tinh trong muối canxi sufat ta có 3 loại:

CaSO4.2H2O có trong tự nhiên là thạch cao sống, bền ở nhiệt độ thường

CaSO4.H2O hoặc CaSO4.0,5 H2O là thạch cao nung

CaSO4 là thạch cao khan, được điều chế bằng cách nung thạch cao sống ở nhiệt độcao hơn Thạch cao khan không tan và không tác dụng với nước

3.2 Ứng dụng

- Thạch cao nung có thể kết hợp với nước tạo thành thạch cao sống và khi đông

cứng thì dãn nở thể tích do vậy thạch cao rất ăn khuôn Thạch cao nung thườngđược đúc tượng, đúc các chi tiết tinh vi dùng trang trí nội thất, làm phấn viết bảng,

bó bột khi gãy xương

Bó bột làm từ thạch cao Tượng làm từ thạch cao

Trần nhà làm từ thạch cao

Thạch cao đáp ứng những yêu cầu: có khả năng cách âm và tiêu âm tốt, chống cháy

và chống ẩm…, mang lại tính thẩm mỹ cao, không gây độc hại

Thạch cao sống dùng để sản xuất xi măng Các nhà máy xi măng trong nước

12

Ngày đăng: 19/05/2021, 20:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w