1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ứng dụng phương pháp cân bằng chuyền đối với quy trình sản xuất của công ty tnhh saigon heritage factory s h f

85 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ứng dụng phương pháp cân bằng chuyền đối với quy trình sản xuất của Công ty TNHH Saigon Heritage Factory (S.H.F)
Tác giả Ngô Đức Trung
Người hướng dẫn ThS. Trương Văn Nam
Trường học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản lý công nghiệp
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 6,18 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (12)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (13)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (13)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu (14)
  • 5. Kết cấu của đề tài (14)
  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CÔNG TY SAIGON HERITAGE FACTORY (S.H.F) (16)
    • 1.1. Giới thiệu công ty TNHH Saigon Heritage Factory (S.H.F) (16)
      • 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty (16)
      • 1.1.2. Lĩnh vực hoạt động, ngành nghề kinh doanh của công ty (16)
      • 1.1.3. Sứ mệnh (17)
      • 1.1.4. Tình hình sản xuất của công ty (19)
    • 1.2. Giới thiệu về phân xưởng may (19)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT (24)
    • 2.1. Tổng quan về sản xuất (24)
      • 2.1.1. Khái niệm về sản xuất (24)
      • 2.1.2. Quy trình sản xuất (25)
      • 2.1.3. Quản trị sản xuất (26)
      • 2.1.4. Năng suất lao động và sản xuất (28)
    • 2.2. Cân bằng chuyền (28)
      • 2.2.1. Khái niệm (28)
      • 2.2.2. Vai trò của cân bằng chuyền (29)
      • 2.2.3. Các bước cân bằg chuyền (30)
    • 2.2. Bố trí mặt bằng (31)
    • 2.3. Nhịp sản xuất (Takt time) và Thời gian chu kỳ (Cycle time) (32)
      • 2.3.1. Nhịp sản xuất (32)
      • 2.3.2. Thời gian chu kỳ (33)
    • 2.4. Phương pháp bấm giờ liên tục (33)
      • 2.4.1. Định nghĩa (33)
      • 2.4.2. Thời gian định mức (33)
      • 2.4.3. Những yếu tố nghiên cứu thời gian (34)
    • 2.5. Tư duy tinh gọn (34)
      • 2.5.1. Khái niệm tư duy sản xuất tinh gọn (34)
      • 2.5.2. Lãng phí trong sản xuất (34)
      • 2.5.3. Các công cụ trong sản xuất tinh gọn (35)
        • 2.5.3.1. Biểu đồ Pareto (35)
        • 2.5.3.2. Lưu đồ (36)
  • CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH SẢN XUẤT TẠI XƯỞNG MAY CÔNG (38)
    • 3.1. Tổng quan về quy trình sản xuất của công ty TNHH SHF (38)
    • 3.2. Thực trạng lập kế hoạch sản xuất (40)
    • 3.3. Thực trạng quy mô sản xuất (41)
    • 3.4. Thực trạng công tác hoạt động sản xuất (42)
      • 3.4.1. Sản phẩm nghiên cứu (44)
      • 3.4.2. Phân tích quy trình chuẩn (SOP) (47)
      • 3.4.3. Bố trí layout của chuyền sản xuất (48)
    • 3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình sản xuất (50)
    • 3.6. Thực trạng sản xuất tại xưởng may (57)
      • 3.6.1. Ưu điểm (57)
      • 3.6.2. Nhược điểm (58)
  • CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CÔNG TÁC CHUYỀN TẠI XƯỞNG (61)
    • 4.1. Giải pháp cân bằng chuyền (61)
      • 4.1.1. Đánh giá thực trạng sản xuất sản phẩm D4507 (61)
      • 4.1.2. Áp dụng phương pháp CBC (67)
    • 4.2. Giải pháp nâng cao môi trường làm việc (70)
    • 4.3. Giải pháp tối ưu hóa hoạt động của máy móc thiết bị (70)
      • 4.3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp (70)
      • 4.3.2. Nội dung của giải pháp (71)
      • 4.3.3. Tính khả thi của giải pháp (75)
    • 4.4. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lao động (76)
    • 4.5. Kiến nghị nâng cao hiệu quả sắp xếp và phân bổ đơn hàng (80)
  • KẾT LUẬN ................................................................................................................... 81 (81)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 82 (82)
  • PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 83 (83)

Nội dung

Mặt khác, vấn đề lao động giá rẻ cùng với cường độ làm việc cao phần nào cũng tạo ra những khó khăn cho các doanh nghiệp, do sức hút của ngành đã giảm đi đáng kể và đứng trước nguy cơ th

Mục tiêu nghiên cứu

Cân bằng chuyền sản xuất, tối ưu hóa thời gian sản xuất sản phẩm và xây dựng giải pháp nhằm nâng cao năng lực sản xuất cho công ty TNHH Saigon Herritage Fatory

• Tìm hiểu thực trạng sản xuất của nhà máy

• Nhân định các vấn đề còn đang thiếu sót trong quy trình quản xuất và xác định các yếu tố ảnh hưởng khiến năng lực sản xuất sản phẩm tại các công đoạn mất cân đối

• Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất bằng phương pháp cân bằng chuyền đối với quy trình sản xuất

Phương pháp nghiên cứu

➢ Phương pháp thu thập dữ liệu: Dựa trên việc tìm hiểu các lý thuyết về thiết kế và đo lường lao động được nêu ra trong bài cùng với thông tin được cung cấp từ công ty, sinh viên sẽ nhận diện vấn đề và tiến hành phân tích, tìm hiểu nguyên nhân làm xuất hiện vấn đề Để có thể phân tích, những thông tin sơ cấp được thu thập từ quan sát trực tiếp và thứ cấp từ nội bộ công ty sẽ phục vụ cho việc phân tích của sinh viên Sau khi phân tích, tiến hành tìm hiểu nguyên nhân vấ đề bằng cách sử dụng các công cụ thống kê kết hợp với phỏng vấn Từ đó đề xuất các biện pháp giải quyết vấn đề

- Thông tin thứ cấp: Đây là những thông tin có sẵn và dễ thu thập trong quá trình thực tập, được sự cho phép của ban lãnh đạo

- Thông tin sơ cấp: Thông tin sơ cấp là thông tin được sinh viên thu thập trong quá trình tìm hiểu, là những thông tin lần đầu được thu thập Dữ liệu này sẽ được thu thập khi các thông tin thứ cấp không được đáp ứng

➢ Phương pháp phân tích: Trong quá trình thực tập tại công ty, việc thu thập và tổng hợp dữ liệu là một phần quan trọng Từ những số liệu và thông tin được thu thập, có thể tiến hành các bước thống kê một cách chi tiết, phân tích sâu rộng để đánh giá một cách toàn diện Dựa trên những phân tích này, chúng ta có thể đề xuất những giải pháp sáng tạo và phù hợp, nhằm cải thiện và tối ưu hóa các quy trình làm việc, đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu suất và chất lượng công việc tại công ty Đây là cơ hội để áp dụng lý thuyết vào thực tiễn, đồng thời phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề và khả năng sáng tạo trong môi trường làm việc thực tế

- Phương pháp định lượng: Tính toán thời gian hoàn thiện sản phẩm, xác định các loại công đoạn trong giai đoạn sản xuất dựa trên số liệu đã có thể xử lý được

- Sử dụng các công cụ sản xuất tinh gọn: Cân bằng chuyền, Kanban,…

Kết cấu của đề tài

Bố cục của đề tài gồm 4 phần:

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Chương 3: Thực trạng công tác cân bằng chuyền tại Xưởng May Công ty TNHH S.H.F

Chương 4: Đề xuất giải pháp nâng cao công tác chuyền tại Xưởng May Công ty TNHH S.H.F.

GIỚI THIỆU CÔNG TY SAIGON HERITAGE FACTORY (S.H.F)

Giới thiệu công ty TNHH Saigon Heritage Factory (S.H.F)

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Tên công ty: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Saigon Heritage Factory

Tên quốc tế: S.H.F Company Limited

Mã số thuế: 0309472311 Địa chỉ: Đơn Vị B Tầng 1 Lô N.04 ~ 10, Đường số 14, KCX Tân Thuận, Phường Tân

Thuận Đông, Quận 7, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam

Trang web: https://www.shf-saigon.com/

Cột mốc hình thành và phát triển:

- Có nguồn gốc từ Belgium, SHF được công nhận là một trong những nhà sản xuất nhỏ đạt chất lượng tốt nhất tại Đông Nam Á về các mặt hàng da nhỏ và túi xách cao cấp;

Năm 2009, Schwennicke Francois Marie thành lập công ty tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam - một trong những khu vực năng động và ổn định nhất Châu Á.

Với đội ngũ hơn sáu mươi nghệ nhân lành nghề được đào tạo bài bản theo tiêu chuẩn châu Âu, cùng với trang thiết bị hiện đại nhất, tiệm trang sức đảm bảo mọi công đoạn đều được thực hiện tỉ mỉ, đáp ứng những yêu cầu khắt khe nhất.

- Đội ngũ điều hành của S.H.F mang đến sự ổn định và chuyên nghiệp cũng như phong cách quản lý chuyên nghiệp, đảm bảo sự hài lòng của khách hàng;

1.1.2 Lĩnh vực hoạt động, ngành nghề kinh doanh của công ty

Saigon Heritage Factory là công ty hoạt động chuyên trong lĩnh vực sản xuất đồ kim hoàn, đồ giả kim hoàn và các chi tiết liên quan Ví dụ như các sản phẩm túi da, móc khóa, ốp lưng điện thoại phụ kiện thời trang, được thiết kế tỉ mỉ, tất cả đều là các sản phẩm có chất lượng cao và xu hướng hiện đại, được đánh giá rất cao trên thị trường

Là một công những công ty hàng đầu tại Đông Nam Á sản xuất các mặt hàng thủ công các sản phẩm về da cao cấp hoặc các sản phẩm thời trang nhiều chi tiết để xuất khẩu sang các quốc gia của Châu Âu Tự hào là đối tác tin cậy cho các thương hiệu uy tín trên thị trường Với nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi đã xây dựng được danh tiếng vững chắc trong lĩnh vực sản xuất và thiết kế các sản phẩm phụ kiện hàng hiệu chất lượng cao Cam kết mang lại cho khách hàng những sản phẩm độc đáo, phản ánh đầy đủ nét đặc trưng của thương hiệu Đội ngũ nhân sự của S.H.F không chỉ có kinh nghiệm lâu năm mà còn có sự sáng tạo Sự kết hợp này giúp công ty không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và mang lại những giải pháp đa dạng cho nhu cầu đa dạng của khách hàng

Trong tâm thế của một công ty có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực, chúng tôi đặt sự thỏa mãn của khách hàng lên hàng đầu trong mọi yếu tố Luôn lắng nghe về những phản hồi của khách hàng, và đồng thời chủ động đổi mới, hoàn thiện từng khâu sản xuất, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, vượt lên trên cả những kỳ vọng khắt khe nhất Nhờ vào sự chuyên nghiệp trong hoạt động sản xuất, cam kết và không ngừng sáng tạo đã giúp công ty đã trở thành đối tác bền vững, đồng hành cùng các thương hiệu nổi tiếng Và qua đó, góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển và thành công chung của toàn ngành

Quy trình sản xuất của công ty được xây dựng dựa trên một nền tảng hợp tác chặt chẽ, thông qua hợp đồng sản xuất kỹ lưỡng với các đối tác Điều này bao gồm một chuỗi các bước từ việc phác thảo ý tưởng ban đầu, thiết kế chi tiết, chọn lựa nguyên liệu, cho đến quá trình sản xuất cuối cùng của sản phẩm Mỗi giai đoạn đều được thực hiện với sự chú trọng cao độ nhằm đảm bảo chất lượng và sự sáng tạo không ngừng nghỉ, phản ánh cam kết của chúng tôi trong việc tạo ra những sản phẩm xuất sắc nhất

Công ty TNHH S.H.F đã xây dựng và mở rộng một hệ thống mạng lưới nhà cung cấp toàn cầu, với mục tiêu không chỉ nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn tối ưu hóa chi phí Chúng tôi tự hào về khả năng lựa chọn và quản lý nguồn cung ứng một cách linh hoạt, đảm bảo nguồn nguyên liệu đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe nhất về chất lượng Đồng thời, nhờ vào việc đàm phán và hợp tác chặt chẽ với các đối tác, S.H.F cũng có thể cắt giảm đáng kể các khoản chi không cần thiết, qua đó mang lại lợi ích tối đa cho khách hàng và đối tác của mình

Các sản phẩm mà công ty có thể được cung cấp bao gồm:

S.H.F đã cải tiến hệ thống quản lý doanh nghiệp lên thông qua việc triển khai hệ thống ERP chuyên dụng Hệ thống này không chỉ giúp kiểm soát chặt chẽ chi phí và tối ưu hóa ngân sách, mà còn cho phép công ty lên kế hoạch nguồn nguyên liệu một cách chính xác, đồng thời đẩy mạnh tiến độ phát triển các dự án với hiệu suất cao nhất

Sự kết hợp giữa công nghệ thông minh và chiến lược quản lý sáng suốt đã tạo ra một hệ thống làm việc đồng bộ, linh hoạt, đáp ứng nhanh chóng mọi yêu cầu phức tạp của thị trường hiện đại

Cam kết chất lượng: Thành công của của công ty không chỉ là kết quả của những nỗ lực không ngừng nghỉ, ngoài ra còn là sự hợp tác được xây dựng trên nền tảng minh bạch và tin cậy Chúng tôi tự hào về một môi trường làm việc mở cửa, nơi mọi thông tin đều được chia sẻ công bằng và rõ ràng, tạo điều kiện cho khách hàng cùng tham gia vào quá trình quyết định Sự tín nhiệm này không chỉ giúp công ty tạo dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng, mà còn là động lực thúc đẩy tiếp tục phát triển và hoàn thiện mỗi ngày Đội ngũ kiểm soát chất lượng và chất lượng của chúng tôi cam kết cung cấp:

- Phát triển tiêu chuẩn cụ thể của khách hàng;

- Tiêu chuẩn hàng đầu từ nguyên liệu thô đến kiểm soát lô hàng;

- Giải quyết sự không phù hợp trong bất kì trường hợp nào;

Sức mạnh cốt lõi: Phòng R&D

Đội ngũ đa ngành của công ty, bao gồm các chuyên gia có kiến thức chuyên sâu trong nhiều lĩnh vực, cam kết cung cấp cho khách hàng các giải pháp toàn diện và từng bước cho sự phát triển dự án Những giải pháp này không chỉ chiến lược mà còn đảm bảo hiệu quả và thành công tối ưu cho dự án.

- Trưởng bộ phận R&D của chúng tôi có 33 năm kinh nghiệm chuyên môn, trong đó có 25 năm kinh nghiệm dành cho Delvaux và 23 năm kinh nghiệm trong phát triển phần cứng;

S.H.F tự hào về việc sở hữu nhiều trang thiết bị tiên tiến và hiện đại, phản ánh tầm nhìn chiến lược và đầu tư lâu dài vào cơ sở hạ tầng và công nghệ Chúng tôi không chỉ trang bị cho các nghệ nhân của mình những công cụ chất lượng cao mà còn cung cấp chương trình đào tạo chuyên sâu, nhằm nâng cao kỹ năng và sự sáng tạo trong công việc Đặc biệt, chính sách quản lý không giấy tờ của chúng tôi đã tạo điều kiện cho việc theo dõi và quản lý thông tin một cách linh hoạt và hiệu quả, thông qua một hệ thống mạng liên kết mọi phòng ban, giúp tối ưu hóa quy trình làm việc Sử dụng phần mềm Mozart và Autodesk Fusion 360, hai trong số những phần mềm hàng đầu thế giới, chúng tôi có khả năng biến những ý tưởng của khách hàng thành sản phẩm thực tế, đáp ứng mọi yêu cầu khắt khe nhất về chất lượng và thiết kế

1.1.4 Tình hình sản xuất của công ty

Mặc dù quy mô của công ty không lớn nhưng cùng với sự cố gắng trong nhiều năm qua, S.H.F đã trở thành một trong những đối tác quen thuộc của rất nhiều các thương hiệu thời trang lớn và lâu năm trên thế giới Ví dụ như: Delvaux, Horrizon,

Giới thiệu về phân xưởng may

Ngay từ những ngày đầu thành lập, công ty S.H.F đã chứng kiến sự ra đời của phân xưởng may, một bước tiến quan trọng đánh dấu sự khởi đầu của chúng tôi Phân xưởng này tọa lạc tại tầng 1 của tòa nhà Tan Thuan Standard Factory B, số 14, khu công nghiệp Tân Thuận, phường Tân Thuận Đông, Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh, một vị trí đắc địa ngay trên trục đường chính của khu công nghiệp

Xưởng sản xuất được trang bị máy móc hiện đại, quy tụ đội ngũ hơn 100 thợ lành nghề, có kỹ năng chuyên môn cao, đảm bảo chế tác và lắp ráp sản phẩm da cao cấp với độ tinh xảo hoàn hảo, xứng tầm đẳng cấp thương hiệu S.H.F.

Hình 1.1 Tòa nhà Standard Factory Rd 14

Cơ cấu tổ chức của xưởng:

Hình 1.2 Cơ cấu tổ chức xưởng may công ty TNHH S.H.F

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Chức năng của các vị trí

- Giám đốc sản xuất: Tổ chức sản xuất tại các đơn vị thành viên Chịu trách nhiệm tiếp nhận kế hoạch sản xuất, tổ chức điều hành sản xuất, đảm bảo đảm bảo an toàn, hiệu quả, năng suất, chất lượng theo quy định của Công ty Xây dựng quy trình sản xuất, chỉnh sửa bổ sung hệ thống văn bản, nội quy, quy định, quy trình chuyên môn cho phù hợp với tình hình thực tế Triển khai áp dụng định mức sản xuất được phê duyệt trong sản xuất Chủ động tham mưu kịp thời cho Công ty trong tổ chức hoạt động sản xuất, cải tiến quy trình sản xuất, cải tiến kỹ thuật và công nghệ nhằm nâng cao năng suất chất lượng và hiệu quả sản xuất Đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ, an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp trong quá trình sản xuất Quản lý nhân sự tại các đơn vị thành viên Quản lý, phân công công việc cho công nhân đảm bảo đúng người đúng việc Đánh giá kết quả công việc, chất lượng nhân sự trong khối đảm bảo đạt hiệu quả nhân lực Điều chỉnh vị trí, công việc của nhân sự trong khối sản xuất (đảm bảo hiệu quả) Rà soát, xác định nhu cầu nhân sự để đề xuất tuyển dụng nếu cần Phổ biến, đào tạo, hướng dẫn thực hiện và kiểm soát việc thực hiện các Quy định, nội quy, quy trình sản xuất Quản lý vật tư và nguyên liệu của các đơn vị thành viên Chịu trách nhiệm kiểm soát vận tư, nguyên nhiên vật liệu đản bảo cho sản xuất Yêu cầu Công ty và các phòng ban chức năng đảm bảo và cung cấp kịp thời vật tư, nguyên nhiên vật liệu cho hoạt động của các đơn vị thành viên Tổ chức kiểm kê định kỳ theo quy định của Công ty, đề xuất biện pháp xử lý kịp thời những vấn đề bất cập, lãng phí Quản lý máy móc thiết bị, công cụ dụng cụ Chỉ đạo sử dụng, vận hành máy móc thiết bị theo đúng quy định, quy trình, đảm bảo an toàn và hiệu quả trong sản xuất Đề xuất, đề nghị việc bảo dưỡng, bảo trì máy móc thiết bị của xưởng kịp thời tới Công ty nhằm đảo bảo cho hoạt động sản xuất của xưởng Báo cáo sự cố máy móc thiết bị và đề xuất thực hiện công tác sửa chữa máy móc thiết bị kịp thời tới Công ty phê duyệt Đề xuất áp dụng các sáng kiến cải tiến máy móc thiết bị công nghệ trong quá trình sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất Chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng, vận hành máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ thuộc xưởng Đề xuất xử lý, thanh lý kịp thời, dứt điểm các máy móc, trang thiết bị, công cụ, dụng cụ không có giá trị sử dụng, tồn kho lâu Chỉ đạo bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện kịp thời Báo cáo định kỳ, đột xuất theo yêu cầu của Công ty;

- Quản lý sản xuất: Quản lý điều hành công việc gia công tại xưởng Tiếp nhận yêu cầu nội bộ và bên ngoài Quản lý chi phí tiêu hao, nhân công (chi phí vận hành) Viết các quy trình quản lý: Công việc tiêu chuẩn, chuẩn hóa công việc, thông số quản lý vận hành thiết bị theo hướng dẫn nhà SX,… Giám sát thực hiện các quy trình vận hành của xưởng Tính toán các giải pháp để xử lý các quy trình xảy ra trong quá trình hoạt động sản xuất Xử lý các sự cố kỹ thuật: Phát hiện vấn đề (tiếp nhận vấn đề), phân tích nguyên nhân gốc dễ, tiến thành xử lý các vấn đề chất lượng hàng hóa và thiết bị Theo dõi đánh giá giải quyết vấn đề và giải quyết các khiếu nại khách hàng;

- Quản lý chất lượng: Chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng của sản phẩm đáp ứng yêu cầu của khách hàng và tiêu chuẩn đề ra Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng cho toàn Công ty, bao gồm các quy trình, hướng dẫn, bảng kiểm cần thiết Giám sát việc thực hiện các Quy trình kiểm soát chất lượng của xưởng may Lập các kế hoạch QLCL cho từng đơn hàng Thường xuyên theo dõi và phân tích để có những thay đổi kịp thời và phù hợp với từng dự án, sản phẩm Huấn luyện, đào tạo cho các bộ phận liên quan về việc áp dụng hệ thống, tiêu chuẩn và quy trình cũng như các thay đổi của hệ thống, tiêu chuẩn, quy trình phù hợp với yêu cầu thực tế Kiểm soát quá trình triển khai công việc, theo dõi và yêu cầu các công nhân xây dựng điều chỉnh Tiến hành lập báo cáo khi phát hiện những vấn đề không phù hợp và lập báo cáo khắc phục, phòng tránh trong quá trình thực hiện công việc

- Quản lý bảo trì: Xây dựng kế hoạch bảo dưỡng máy móc thiết bị công ty cung cấp Xây dựng quy trình, tiêu chuẩn bảo trì thiết bị, xây dựng các form biểu mẫu để quản lý công việc và hướng dẫn khách hàng Trực tiếp kiểm tra, bảo trì bảo dưỡng các thiết bị, máy móc mà công ty cung cấp - đối với các trường hợp lỗi khó Cải tiến máy móc thiết bị, quy trình làm việc, hệ thống nhằm tối ưu nguồn lực cho sản xuất, giảm thiểu rủi ro/ sai hỏng, nâng cao năng lực quản lý, giảm chi phí sản xuất Hướng dẫn lập, theo dõi, cập nhật lý lịch máy móc thiết bị Hướng dẫn việc giám sát việc thực hiện bảo trì tự chủ

(TPM) của công nhân vận hành thiết bị Lập kế hoạch và tổ chức kiểm định/ hiệu chuẩn thiết bị sản xuất;

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Tổng quan về sản xuất

2.1.1 Khái niệm về sản xuất

Theo Gitman và cộng sự (2018), sản xuất là quá trình chuyển đổi các yếu tố đầu vào như tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu thô, nguồn nhân lực và tư liệu sản xuất thành các sản phẩm và dịch vụ có giá trị Đây là hoạt động thiết yếu đối với mọi doanh nghiệp và đóng vai trò tạo ra giá trị cho xã hội thông qua những đầu ra mà nó mang lại.

Hình 2.1 Sơ đồ quá trình sản xuất

(Nguồn: Lawrence J Gitman và cộng sự, 2018)

Quá trình sản xuất bắt đầu từ giai đoạn đầu vào, khi các nguyên liệu và yếu tố sản xuất khác được thu thập và chuẩn bị Sau đó, các nguyên liệu này được biến đổi hoặc chế biến thông qua các bước công việc khác nhau để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ Cuối cùng, sản phẩm hoặc dịch vụ được phân phối đến người tiêu dùng. Đầu ra của quá trình sản xuất là sản phẩm hoặc dịch vụ, và việc biến đổi các yếu tố đầu vào thành đầu ra là trọng tâm của hoạt động sản xuất Quá trình này đòi hỏi sự kết hợp giữa các nguồn lực để tạo ra sản phẩm cuối cùng có chất lượng và giá trị cao Sự hiểu biết sâu sắc về công nghệ, quản lý nguồn lực, và quy trình sản xuất là quan trọng để đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng đáp ứng được mong đợi của thị trường và khách hàng Theo Trần Văn Trang (2018) đã chỉ ra rằng, trong bối cảnh kinh tế đang phát triển, vai trò của ngành dịch vụ trong các hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng trở nên quan trọng Do đó, các hoạt động sản xuất không chỉ bao gồm việc sản xuất hàng hóa mà còn bao gồm cả việc cung cấp dịch vụ Như vậy, sản xuất có thể được hiểu là quá trình chuyển đổi các yếu tố đầu vào thành các sản phẩm và dịch vụ đầu ra để đáp ứng nhu cầu của thị trường

Quá trình sản xuất tập trung vào chuyển đổi các đầu vào thành sản phẩm và dịch vụ mong muốn nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và tạo ra giá trị gia tăng cho doanh nghiệp Sự thành công của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả của quá trình này, do đó, tối ưu hóa quá trình sản xuất là ưu tiên hàng đầu của các nhà quản trị sản xuất.

Theo Trần Văn Trang và cộng sự (2018), dựa theo sự phát triển của trình độ sản xuất được chia thành ba cấp độ: sản xuất bậc 1, sản xuất bậc 2 và sản xuất bậc 3

• Sản xuất bậc 1: Là mô hình sản xuất dựa trên việc khai thác hoặc hoạt động sử dụng các nguồn tài nguyên có sẵn, còn ở dạng tự nhiên như việc khai thác các mỏ quặng, khai thác than, khai thác lâm sản, trồng trọt, đánh bắt,…

• Sản xuất bậc 2: Là hình thức sản xuất chế biến các nguyên vật liệu thô và tài nguyên thiên nhiên thành sản phẩm, ví dụ như bàn ghế gỗ, tủ, kệ, Sản xuất bậc 2 bao gồm cả mô hình lắp ráp các bộ phận để tạo nên 1 sản phẩm hoàn chỉnh thành sản phẩm tiêu dùng hoặc sản phẩm công nghiệp

Sản xuất bậc 3 tập trung vào cung cấp dịch vụ đa dạng đáp ứng nhu cầu con người Trong ngành này, dịch vụ được sản xuất nhiều hơn hàng hóa vật chất Các nhà sản xuất được hỗ trợ bởi chuỗi cung ứng rộng lớn, giúp họ cung cấp tiện ích cho khách hàng Các công ty vận tải đóng vai trò quan trọng trong việc đưa sản phẩm từ nhà máy đến người bán lẻ Nhà bán buôn và nhà bán lẻ cung cấp dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng Ngoài ra, nhiều dịch vụ khác cũng ngày càng trở nên quan trọng như bưu điện, viễn thông, dịch vụ bốc dỡ hàng hóa, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, y tế, giáo dục, nhà hàng, khách sạn, góp phần tạo nên sự phong phú của sản xuất bậc 3.

Theo Đào Văn Hiệp (2017) đã nêu rõ rằng, quy trình sản xuất là quá trình biến đổi, khai thác và gia công thông qua việc kết hợp giữa máy móc, thiết bị, lao động và nguyên vật liệu để tạo ra sản phẩm Mỗi sản phẩm có một quy trình sản xuất riêng biệt Quy trình này có thể thay đổi tùy thuộc vào đặc điểm của sản phẩm, nguyên vật liệu và lao động

Theo Nguyễn Thị Thu Hằng và Đường Võ Hùng (2014), quy trình sản xuất được hiểu là việc phân chia các hoạt động sản xuất thành nhiều hoạt động riêng lẻ Đây là quá trình chuyển hóa vật tư thành sản phẩm thông qua nhiều công đoạn khác nhau Cụ thể:

Sản xuất chính: bao gồm các bộ phận trực tiếp tham gia vào quá trình biến đổi hình dáng, kích thước, và các tính năng vật lý, sinh học, hóa học của đối tượng đang được gia công để tạo ra sản phẩm

Sản xuất phụ trợ bao gồm các hoạt động hỗ trợ cho quá trình sản xuất chính, đảm bảo hoạt động thông suốt và hiệu quả Nó bao gồm các nhiệm vụ như sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị, vận chuyển nguyên vật liệu và bán thành phẩm, cung cấp năng lượng, kiểm tra chất lượng sản phẩm cũng như cung cấp và quản lý các loại dụng cụ cần thiết.

Mục tiêu của quy trình sản xuất

• Sự uy tín: Cung cấp hàng hóa đúng thời gian, đúng số lượng và tiêu chuẩn chất lượng theo yêu cầu của khách hàng và thị trường

• Độ hiệu quả: Tận dụng tối đa các nguồn lực như nguyên vật liệu, máy móc, nhân công… để giảm lãng phí trong quá trình vận hành

• Tính thống nhất và nhất quán của sản phẩm cuối cùng: Quy trình sản xuất giúp tăng cường năng suất và giảm tỷ lệ lỗi

• Mang lại lợi nhuận cho tổ chức hoặc doanh nghiệp: Tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của khách hàng

• Chuyển đổi nguyên liệu và tài nguyên thành hàng hóa và dịch vụ có giá trị sử dụng: Thông qua việc sử dụng công nghệ, lao động và quản lý hiệu quả

• Cung cấp dịch vụ và hàng hóa cho người tiêu dùng: Quy trình sản xuất là một phương pháp sử dụng các yếu tố đầu vào hoặc nguồn lực kinh tế

Dựa trên nghiên cứu của Phạm Huy Tuân và Nguyễn Phi Trung (2016), quản trị sản xuất là quá trình bao gồm tất cả các công việc liên quan đến việc điều hành, tổ chức, kiểm soát và phối hợp các yếu tố đầu vào Mục tiêu là biến đổi chúng thành các sản phẩm hoặc dịch vụ cuối cùng với hiệu suất tối ưu nhất

Quản trị sản xuất đòi hỏi việc quản lý chặt chẽ quá trình sản xuất để đảm bảo hoạt động suôn sẻ và tối ưu hóa quy trình để tăng hiệu quả, giảm lãng phí Đồng thời, việc quản lý tài nguyên như nhân lực, nguyên vật liệu và thiết bị cũng rất quan trọng để đảm bảo sự sử dụng hiệu quả Quản trị sản xuất cũng đòi hỏi việc đưa ra các quyết định quan trọng liên quan đến sản xuất, tuân thủ quy định về an toàn và môi trường, và giữ liên hệ với các phòng ban khác trong công ty Mục tiêu chính là sản xuất sản phẩm chất lượng, đúng số lượng, chi phí và thời gian

Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất trong hệ thống sản xuất có thể thay đổi tùy thuộc vào ngành công nghiệp và loại sản phẩm Ví dụ như:

Cân bằng chuyền

Theo Adeppa (2015), cân bằng chuyền là tối ưu hóa lượng công việc tại các trạm khác nhau hoặc giảm thiểu số trạm để hoàn thành mục tiêu sản xuất mà không vi phạm mối quan hệ ưu tiên nhau Mỗi trạm, trang bị đầy đủ dụng cụ và thiết bị di chuyển, được vận hành bởi một hoặc nhiều công nhân Việc cân bằng chuyền không chỉ là việc phân bố tổng công việc cho mỗi trạm mà còn là việc phân chia công việc một cách đồng đều giữa các trạm, nhằm đảm bảo hiệu quả về thời gian

Sự cân bằng đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động hiệu quả của dây chuyền sản xuất Để đạt được sự cân bằng trên dây chuyền, cần thực hiện các tiêu chí sau:

• Đạt tốc độ sản xuất tối đa

• Tránh tình trạm nút thắt cổ chai trên dây chuyền

• Loại bỏ sự lãng phí chờ đợi

• Không có sản phẩm chưa hoàn thành trên dây chuyền

• Đảm bảo số lượng sản phẩm tại trạm sau không vượt quá số lượng tại trạm trước

Mục tiêu chính của cân bằng chuyền là tối ưu thời gian sản xuất, giảm tối đa thời gian ngừng máy và sử dụng năng lực sản xuất và lao động tốt hơn

2.2.2 Vai trò của cân bằng chuyền

Cân bằng chuyền sản xuất là quán trình phân giao nhiệm vụ cho từng nơi làm việc trên dây chuyền sản xuất Quá trình này cần thực hiện theo những nguyên tắc nhất định, bao gồm:

• Thực hiện công việc có thời gian thực hiện dài nhất trước

• Thực hiện công việc có thời gian thực hiện ngắn nhất sau

• Thực hiện công việc có số công việc kèm theo nhiều nhất trước

• Thực hiện công việc có số công việc kèm theo ít nhất sau

• Thực hiện công việc có tổng thời gian thực hiện các công việc kèm theo dài nhất trước

Cân bằng chuyền sản xuất tạo ra những nhóm bước công việc có thời gian gần bằng nhau, giảm thiểu thời gian ngừng máy, tăng tốc độ sẩn xuất, tối ưu được năng lực sản xuất của máy móc và nhân lực, tạo thuận lợi trong việc bố trí thiết bị, nguyên vật liệu, tạo ra mô hình dòng chảy ổn định, loại bỏ nút thắt trong sản xuất

2.2.3 Các bước cân bằg chuyền

Theo Phạm Huy Tuân và Nguyễn Phi Trung (2016), các nguyên tắc để thực hiện cân bằng chuyền hiệu quả:

- Công việc có thời gian dài nhất: chọn công việc có sẵn mà có thời gian thực hiện dài nhất

- Công việc có thời gian ngắn nhất: chọn công việc có sẵn mà có thời gian thực hiện ngắn nhất

- Công việc theo sau nhiều nhất: chọn công việc có sẵn mà có số công việc theo sau nhiều nhất

- Công việc theo sau ít nhất: chọn công việc có sẵn mà có số công việc theo sau ít nhất

- Công việc theo vị trí trọng số: chọn công việc có sẵn mà có tổng thời gian các công việc theo sau dài nhất

Dựa vào những nguyên tắc trên ta có thể xây dựng nguyên tắc cân bằng chuyền hiệu quả, theo Trần Văn Trang (2018), các bước cân bằng chuyền có thể được trải qua

Bước thiết yếu trong quy trình lập kế hoạch sản xuất là xác định toàn diện các công đoạn cần thực hiện, bao gồm thời gian hoàn thành dự kiến và thứ tự tiến hành hợp lý Đặc biệt, việc lập sơ đồ ưu tiên cho các công đoạn giúp tối ưu hóa hiệu quả sản xuất.

Bước 2: Tính toán nhịp sản xuất mục tiêu của dây chuyền

Bước 3: Tính toán số lượng trạm làm việc cần thiết để đảm bảo sản xuất đủ số lượng sản phẩm mục tiêu Số lượng trạm làm việc được tính bằng công thức như sau:

𝑁 %&' : Số lượng trạm làm việc tối thiểu

∑ 𝑡 : Tổng số thời gian thực hiện các công việc

Bước 4: Lựa chọn nguyên tắc thực hiện công việc để tiến hành cân bằng giảm thiểu thời gian ngừng máy, tăng năng suất và cải thiện chất lượng lao động

Bước 5: Dựa trên nguyên tắc phân chia công việc, ta bắt đầu từ công việc đầu tiên và xác định trạm bằng cách tính toán thời gian cho đến khi tổng thời gian các công việc bằng nhịp chuyền mục tiêu hoặc không có công việc nào có thời gian khả thi để bố trí tiếp vào trạm (tổng thời gian chưa bằng nhịp chuyền mục tiêu) Tiếp tục lặp lại với các công việc tiếp theo cho đến khi tất cả các công việc được phân bổ vào trạm

Bước 6: Tính toán nhịp chuyền thực tế sau khi đã cân bằng:

R: Thời gian ở trạm làm việc thứ i sau khi đã cân bằng

Bước 7: Tính thời gian nhàn rỗi và hiệu suất chuyền sau cân bằng:

Bước 8: Nếu hiệu suất chuyền sau cân bằng không lớn hơn ban đầu thì sử dụng nguyên tắc khác và thực hiện cân bằng chuyển lại từ đầu.

Bố trí mặt bằng

Bố trí mặt bằng sản xuất là việc xác định vị trí thiết bị, máy móc trong nhà xưởng Phương pháp bố trí mặt bằng truyền thống theo sự di chuyển của sản phẩm gồm hai loại: mặt bằng sản phẩm cố định và mặt bằng sản phẩm di chuyển.

Theo Phương Mai Anh và Phạm Trung Hải, việc bố trí mặt bằng cần tuần thủ các việc sau đây:

Quá trình sắp xếp máy móc, thiết bị và các bộ phận liên quan trong sản xuất phải tuân theo trình tự công nghệ để đảm bảo dòng chảy sản phẩm hợp lý Việc bố trí các bộ phận phải dựa trên trình tự công nghệ, bắt đầu từ khâu đầu vào và kết thúc ở khâu thành phẩm, nhằm tối ưu hóa quá trình sản xuất, giảm thời gian và chi phí.

- Đảm bảo tính linh hoạt của hệ thống: Hệ thống sản xuất có thể phải đáp ứng cho nhiều loại sản phẩm với cấu trúc Nó bao gồm các phương pháp, thủ tục hoặc sự sắp xếp các chức năng cần thiết để tập hợp các yếu tố đầu vào và cung cấp sản phẩm đầu ra có thể bán được trên thị trường Vì hệ thống sản xuất phải đáp ứng cho nhiều loại sản phẩm với cấu trúc, mẫu mã khác nhau

Do đó, việc bố trí hệ thống sản xuất cần phải xem xét đến khả năng thay đổi với chi phí thấp nhất.

- Đảm bảo khả năng mở rộng sản xuất: Việc lựa chọn địa điểm và bố trí mặt bằng cũng phải được xuất phát từ những dự kiến đến các khả năng mở rộng trong tương lai, bao gồm cả việc đa dạng hóa sản phẩm hoặc tăng sản lượng sản xuất

- Tận dụng hợp lý không gian và diện tích mặt bằng: Tận dụng hợp lý không gian và diện tích mặt bằng hiện có để có thể làm giảm chi phí mặt bằng của doanh nghiệp Đặc biệt là với những doanh nghiệp sản xuất hay là kho hàng, tận dụng cả diện tích mặt sàn và không gian hiện có giúp doanh nghiệp tối đa hóa diện tích mặt bằng hiện có và giảm chi phí mặt bằng

- Đảm bảo an toàn cho người sản xuất và lao động: Điều này đảm bảo cho người lao động và sản phẩm, vật liệu giúp đảm bảo an toàn Việc sắp xếp cần đảm bảo tối ưu hóa diện tích, giúp hoạt động kinh doanh trở nên hiệu quả hơn

- Tối ưu hóa dòng di chuyển nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm: cần hạn chế các trường hợp dòng di chuyển ngược chiều, đồng thời tăng khoảng cách vận chuyển để tránh gây ùn tắc và ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất - kinh doanh.

Nhịp sản xuất (Takt time) và Thời gian chu kỳ (Cycle time)

Nhịp sản xuất là khoảng thời gian cần thiết để sản xuất một sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường Thuật ngữ này được sử dụng trong ngành sản xuất và có thể được đo bằng giây, phút, giờ, ngày hoặc tuần Nhịp sản xuất đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng giữa cung và cầu, đảm bảo sản xuất đủ sản phẩm để đáp ứng nhu cầu mà không tạo ra tình trạng dư thừa hoặc thiếu hụt.

Takt time thiết lập “nhịp điệu” của sản xuất trong tổ chức để đồng bộ với nhu cầu của khách hàng Nó đo lường tần suất về mặt thời gian sản xuất của một sản phẩm để đáp ứng theo nhu cầu của khách hàng Takt time được tính bằng cách sau:

Theo Franson (2013), việc phát triển nhịp sản xuất sẽ phù hợp với khả năng của tất cả các trạm trong một chuyền (hoặc trong cả hệ thống) và điều chỉnh khả năng của các trạm để phù hợp với nhịp sản xuất là một hành động cân bằng quan trọng đối với sự thành công của hệ thống sản xuất Khi nhịp sản xuất và khả năng của các trạm không cân bằng, bán thành phẩm sẽ bị tích lũy ở giữa các trạm khi trạm tiếp theo chưa sẵn sàng thực hiện thao tác hoặc trạm sau sẽ bắt buộc phải chờ đợi trạm thực hiện các thao tác nhanh hơn so với trạm trước đó

Thời gian chu kỳ là khoảng thời gian mà doanh nghiệp thực hiện tất cả các công việc tính, năng suất và khả năng đáp ứng khách hàng Các công việc bao gồm các hoạt động tạo ra từ thời điêm bắt đầu đến khi kết thúc quy trình sản xuất Theo Gangala và cộng sự (2017), giảm thời gian chu kỳ đóng một vai trò quan trọng khi một tổ chức đang hướng tới mục tiêu hiệu quả giá trị và hoạt động không tạo ra giá trị Đối với sản xuất theo lô, thời gian chu kỳ của mỗi sản phẩm được xác định như sau:

Thời gian chu kỳ = -1ờ& /&3' Hế( (1ú8L-1ờ& /&3' Mắ( đầE

Phương pháp bấm giờ liên tục

Thu thập dữ liệu liên tục bằng cách bấm giờ giúp ghi lại mọi kết quả nghiên cứu trong chu kỳ quan sát Người điều hành có thể đảm bảo không bỏ sót thời gian nào trong quá trình nghiên cứu, và mọi sự chậm trễ hoặc không thường xuyên đều được ghi chép đầy đủ Phương pháp này đặc biệt hữu ích khi nghiên cứu đòi hỏi độ chính xác với các công việc có thời gian ngắn, nhỏ hơn 0,04 phút Bằng cách ghi chép liên tục thời gian bấm giờ cho mỗi phần của công việc, sau đó tính toán bằng cách trừ dần, chúng ta có thể xác định chính xác thời gian cho từng yếu tố của công việc

Thời gian định mức được xác định dựa trên 3 nhân tố chính:

- Thời gian quan sát: là thời gian đo lường để hoàn tất tất cả các công đoạn

- Thời gian chuẩn: Đối tượng được đo lường là người vận hành trong điều kiện

“bình thường” Họ là những công nhân chất lượng, có kinh nghiệm và làm việc dưới những điều kiện tiêu chuẩn tại nơi làm việc của họ Làm việc ở một tốc độ không quá nhanh cũng không quá chậm, phản ánh một mức độ trung bình Giá trị này được biểu thị qua mức độ hoàn thành công việc R

Thời gian chuẩn = thời gian quan sát x

- Sự bù trừ cho phép: Bao gồm 3 loại gián đoạn: Thứ nhất là sự gián đoạn cá nhân từ những việc nhỏ như đi vệ sinh, đi uống nước; thứ hai là những tác động về mặt sinh lí như mệt mỏi; và thứ ba là sự chậm trễ không thể tránh khỏi như dụng cụ làm việc bị hỏng, gián đoạn bởi thiếu nguyên vật liệu, bởi người quan sát

Thời gian định mức = thời gian chuẩn (1 + bù trừ)

2.4.3 Những yếu tố nghiên cứu thời gian

Các yếu tố nghiên cứu thời gian bao gồm:

- Chọn người thao tác: Dựa trên những tiêu chuẩn chọn lọc các nhân viên để thao tác Các nhân viên phải đạt được những tiêu chuẩn từ trung bình trở lên

Các nhà quan sát có thể giám sát công việc của nhân viên từ khoảng cách vài mét so với vị trí nhân viên vận hành.

Tư duy tinh gọn

2.5.1 Khái niệm tư duy sản xuất tinh gọn

Dựa trên lý thuyết của Nguyễn Như Phong (2016), tư duy tinh gọn được xem là một chiến lược chuyển hóa hiệu quả, biến đổi lãng phí thành giá trị Giúp chúng ta nhận diện rõ ràng các giá trị cốt lõi, sắp xếp và tối ưu hóa các hoạt động để chúng mang lại giá trị tối đa Qua việc thực hiện liên tục và cải tiến không ngừng, quá trình sản xuất trở nên linh hoạt và hiệu quả hơn Điều này giúp tiết kiệm nguồn lực về con người, máy móc, thiết bị, thời gian và không gian, đồng thời chỉ cung cấp chính xác những sản phẩm và dịch vụ mà khách hàng mong muốn vào đúng thời điểm

2.5.2 Lãng phí trong sản xuất

Lãng phí trong sản xuất là những hoạt động, quá trình hoặc tài nguyên không mang lại giá trị cho sản phẩm hoặc dịch vụ cuối cùng Những lãng phí này gây tốn kém, làm giảm hiệu suất và lợi nhuận của công ty

- Sản xuất dư thừa: Đây là loại lãng phí gây ra nhiều hậu quả xấu, bao gồm cả các lãng phí khác Nó ngăn cản quy trình sản xuất diễn ra mượt mà, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm Nó cũng kéo dài thời gian sản xuất và tồn trữ, làm chậm việc tìm ra và sửa lỗi, và làm mất giá trị của sản phẩm Thường thì người ta làm lãng phí này để che đậy những thiếu sót của hệ thống sản xuất, như máy móc hỏng hóc, lao động không đủ… Một nguyên nhân khác của lãng phí này là cạnh tranh năng suất, vượt quá kế hoạch để được đánh giá cao

- Chờ đợi: Đây là loại lãng phí xảy ra khi vật tư, công nhân, máy móc đều không hoạt động trong quá trình sản xuất Nó ảnh hưởng đến quy trình sản xuất và thời gian sản xuất, làm giảm cạnh tranh và khách hàng không hài lòng Nếu so sánh thời gian chờ đợi của máy với thời gian chờ đợi của công nhân, thì thời gian chờ đợi của máy cũng là lãng phí vì nó làm mất cơ hội cải tiến quy trình bằng cách sản xuất theo lô nhỏ hơn

- Di chuyển: Sản xuất lãng phí khi di chuyển không cần thiết Có thể do máy móc không hợp lý, tao tác vô ích, hoặc công nhân đi quá nhiều

- Nâng chuyền: Tư duy tinh gọn nhận thấy nâng chuyển vật tư không tạo ra giá trị, chỉ tốn kém thời gian và công sức Loại lãng phí này khó tránh khỏi, nhưng phải luôn tìm cách giảm bớt và cải thiện

- Gia công: Lãng phí gia công bao gồm các lãng phí gia công thừa và lãng phí gia công không thích hợp

- Tồn kho: Tồn kho là điều không thể tránh khỏi trong sản xuất, nhưng cũng là nguyên nhân làm giảm chất lượng và năng suất Một số công ty để tồn kho nhiều để che giấu những khuyết điểm trong hệ thống sản xuất của họ

- Hư hỏng: Việc sản phẩm hư hỏng, không những làm giảm năng suất mà doanh nghiệp còn phải tốn thêm nhiều chi phí để sửa hàng và dẫn đến các chi phí rủi ro khác

2.5.3 Các công cụ trong sản xuất tinh gọn

Nguyên tắc Pareto được phát triển bởi nhà kinh tế học Vilfredo Pareto khi ông nhận thấy 80% kết quả đến chủ yếu từ 20% các yếu tố, nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả Nói cách khác, trọng số ảnh hưởng của các yếu tố dẫn đến kết quả cụ thể không bằng nhau, do đó cần ưu tiên xác định các yếu tố có trọng số cao và tiến hành nghiên cứu, giải quyết chúng nhằm giảm thời gian cần thiết để đạt được kết quả mong muốn, từ đó tiết kiệm được nguồn lực và chi phí

Trong biểu đồ Pareto, nguyên nhân quan trọng nhất, có tần suất lớn nhất, được ưu tiên đặt bên trái biểu đồ Tiếp theo, các nguyên nhân khác được sắp xếp theo thứ tự giảm dần mức độ quan trọng, dựa trên tần suất xuất hiện của chúng.

Trong một dự án, biểu đồ Pareto đóng vai trò quan trọng trong việc xác định vấn đề, phân tích dữ liệu và đánh giá kết quả cải tiến Biểu đồ này trình bày dữ liệu trực quan, giúp truyền đạt thông tin hiệu quả Nếu muốn duy trì kết quả tốt đã đạt được, sử dụng biểu đồ Pareto để xác định các yếu tố đóng góp chính là cách làm hữu hiệu, từ đó có thể duy trì những yếu tố này để tiếp tục đạt kết quả như mong muốn.

Biểu đồ Pareto hiển thị các yếu tố ảnh hưởng đến một vấn đề cụ thể dưới dạng các cột được sắp xếp theo thứ tự giảm dần của mức độ quan trọng Mỗi cột đại diện cho một yếu tố, phản ánh mức độ đóng góp của yếu tố đó đối với tổng thể kết quả thông qua chiều cao của cột Các cột cao nhất chỉ ra những yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất, trong khi các cột thấp hơn thể hiện những yếu tố ít quan trọng hơn Biểu đồ này tích hợp một đường cong tần suất tích lũy, cung cấp một cái nhìn tổng quan về sự ảnh hưởng của các yếu tố Đường cong này giúp người xem dễ dàng nhận thức được tổng ảnh hưởng của các yếu tố khi được xem xét cùng nhau, từ đó hỗ trợ trong việc đưa ra quyết định về việc ưu tiên cải tiến

2.5.3.2 Lưu đồ Định nghĩa: Theo Phạm Huy Tuân và Nguyễn Phi Trung (2016), lưu đồ còn được gọi biểu đồ tiến trình, là dạng biểu đồ sử dụng các biểu tượng kỹ thuật và hình ảnh để khắc họa một quá trình Đây là một phương tiện để mô tả quá trình một cách trực quan và hữu ích để phân tích, thiết kế và truyền đạt thông tin liên quan đến quá trình đó

Mục tiêu: Việc sử dụng lưu đồ là để mô tả toàn diện về quá trình, từ đầu vào đến đầu ra, giúp người xem có thể dễ dàng nhận diện và đánh giá các bước, các giai đoạn, và dòng chảy của quá trình Tạo điều kiện cho việc thực hiện quá trình một cách hiệu quả và hỗ trợ việc phát hiện, khai thác các cơ hội cải tiến, thông qua việc so sánh và phân tích sự khác biệt giữa các bước làm việc

Sơ đồ luồng là công cụ đa năng, có thể ứng dụng trong nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác nhau Nó không chỉ giúp nâng cao hiệu suất của các quy trình hiện tại mà còn là nền tảng vững chắc để thiết kế và phát triển các quy trình mới, đảm bảo rằng tất cả những người tham gia đều cùng hiểu rõ về cách thức hoạt động và mục tiêu của quy trình.

Các bước xây dựng lưu đồ:

Bước 1: Xác định thời điểm bắt đầu và kết thúc của quy trình

Bước 2: Xác định các bước trong quy trình hoạt động bao gồm hoạt động, quyết định, đầu vào, đầu ra

Bước 3: Thiết lập lưu đồ

Bước 4: Xem xét lại biểu đồ cùng với các đối tượng liên quan

Bước 5: Kiểm tra, cải tiến lưu đồ thông qua xem xét lại

Bước 6: Ghi lại thời gian lập lưu đồ và sử dụng trong tương lai.

THỰC TRẠNG QUY TRÌNH SẢN XUẤT TẠI XƯỞNG MAY CÔNG

Tổng quan về quy trình sản xuất của công ty TNHH SHF

Hình 3.1 Quy trình sản xuất sản phẩm

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Quy trình sản xuất sẽ được bắt đầu khi công ty nhận được đơn hàng từ khách hàng, lúc này đơn hàng sẽ được phân loại để bắt đầu đưa vào sản xuất Nếu là đơn hàng của một sản phẩm mới, phòng R&D sẽ tiến hành nghiên cứu và thiết kế sản phẩm để đáp ứng tiêu chuẩn của khách hàng, sau đó sẽ tiến hành sản xuất mẫu Nếu đơn hàng của một sản phẩm đã có sẵn mã sản xuất, bộ phận kho sẽ tiến hành kiểm tra nguyên vật liệu Sau khi thỏa mãn được cái điều kiện để sản xuất, sẽ tiếp nhận và tiến hành lập kế hoạch sản xuất cho sản phẩm Ở công đoạn chuẩn bị vật tự, các nguyên vật liệu sẽ được kiểm tra kĩ càng về tình trạng cũng như là số lượng Vì hầu hết các sản phẩm của công ty đều là hàng chất lượng cao nên hầu hết các vật liệu da đều được khách hàng đặt sẵn từ Châu Âu, công ty chỉ chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu đầu vào Một số sản phẩm không được cung cấp sẵn theo nguyên vật liệu, nếu như số lượng trong kho không đủ, tiến hành liên hệ với bộ phận mua hàng để đặt nguyên vật liệu và sẽ phải chờ đơn hàng được về Khi đã chuẩn bị đầy đủ, tiến hành mang đến công đoạn chặt Tiến hành công tác sản xuất theo kế hoạch Ở công đoạn chặt và lạng lần 1, các nguyên vật liệu sẽ được chặt bằng máy chuyện dụng hoặc sử dụng máy cắt COMELZ để định hình chi tiết Lúc này các chi tiết sẽ được đảm bảo độ chính xác về kích thước, và các công nhân sẽ liên tục kiểm soát và chịu trách nhiệm

Sau khi chặt, các chi tiết sẽ được mang đi dán keo để có thể sớm được đình hình Sau khi keo khô sẽ được tiến hành lạng thêm một lần nữa để hoàn thiện chi tiết Các chi tiết sau khi lạng sẽ được mang đi QC để đảm bảo được chấy lượng cho công đoạn kế tiếp

Sau khi đã QC thì chi tiết sẽ được đưa vào công đoạn may để cố định sản phẩm lại, đây là công đoạn tương đối quan trọng và cần độ tỉ mỉ cao vì đường chỉ phải đẹp và rõ ràng, không lệch

Sau khi may, các chi tiết sẽ được QC một lần nữa để tiến hành lắp ráp và hoàn thiện sản phẩm, đây là công đoạn tốn khá nhiều thời gian để hoàn thành

Sau khi lắp ráp các sản phẩm, sẽ đến với công đoạn cuối cùng đó là QC sản phẩm, các sản phẩm sẽ được kiểm tra tỉ mỉ trước khi đóng gói và vận chuyển Vì là sản phẩm có yêu cầu chất lượng nên việc kiểm tra chất lượng cũng phải được hoàn thiện kỹ càng Sau đó sẽ tiến hành đóng gói và vận chuyển.

Thực trạng lập kế hoạch sản xuất

Công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty S.H.F dựa trên các yếu tố như loại sản phẩm, số lượng đơn hàng, hiệu suất sản xuất và nhân sự Kế hoạch này nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng và đảm bảo mức tồn kho phù hợp cho sản xuất, lưu ý rằng thời gian sản xuất càng dài thì mức tồn kho càng cao Kế hoạch sản xuất được chia thành từng giai đoạn theo thời gian (tuần, tháng, năm) Công tác sản xuất tuân thủ theo khả năng của công ty (năng lực, công nghệ và nhân sự) với quy mô vừa và nhỏ.

Trước khi bắt đầu quá trình sản xuất tại chuyền, các tổ trưởng sẽ có trách nhiệm tiếp nhận và phân tích kế hoạch sản xuất được giao Kế hoạch này được xây dựng dựa trên số lượng sản phẩm mà bộ phận thu mua đã đặt hàng, đòi hỏi sự chính xác và chi tiết trong từng bước tính toán Các tổ trưởng sẽ cân nhắc kỹ lưỡng về cơ cấu lao động hiện có và năng suất dự kiến của từng công đoạn để đưa ra một lịch trình sản xuất hợp lý, đảm bảo rằng mục tiêu sản lượng sản phẩm được phân bổ đều cho mỗi ngày làm việc hoặc mỗi tuần, tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể

Sau khi đã lập kế hoạch một cách tỉ mỉ, các tổ trưởng sẽ tiến hành gửi yêu cầu đến bộ phận kho để nhận vật tư cần thiết cho quá trình sản xuất Việc này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận để đảm bảo nguồn cung vật tư luôn sẵn sàng, từ đó giúp quá trình sản xuất diễn ra mượt mà và không bị gián đoạn

Một trong những nét nổi bật trong quy trình sản xuất làm việc tại Saigon Herritage Factory chính là sự linh hoạt và hiệu quả trong việc xử lý các đơn hàng Công ty luôn đặt năng suất và khả năng sản xuất của xưởng sản xuất lên hàng đầu, điều này giúp giảm thiểu tối đa khả năng chậm trễ trong việc giao hàng Dù rằng, thỉnh thoảng vẫn có những sự cố không lường trước được khiến cho việc giao hàng phải được lùi lại, nhưng những trường hợp này không thường xuyên xảy ra Đặc biệt, đối với những sản phẩm đòi hỏi quy trình sản xuất phức tạp và kéo dài Công ty không ngần ngại đưa ra yêu cầu cao hơn nữa về việc rút ngắn thời gian sản xuất Điều này không chỉ thể hiện cam kết với khách hàng về việc cải thiện liên tục quy trình làm việc mà còn đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng sẽ được giao đến tay khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất

Công ty sở hữu năng lực sản xuất ấn tượng, đáp ứng yêu cầu khắt khe của các thương hiệu lớn tại Châu Âu Với hệ thống máy móc tối tân, công nghệ tiên tiến và đội ngũ nhân viên lành nghề, công ty tự hào là một trong những đơn vị có năng lực sản xuất hàng đầu trong lĩnh vực Quy trình sản xuất theo kế hoạch tháng cho phép công ty đánh giá tình hình hoạt động và đặt mục tiêu phù hợp cho tháng tiếp theo Để đảm bảo chất lượng, công ty triển khai quy trình kiểm tra chặt chẽ và đội ngũ kiểm định chuyên nghiệp.

QC chuyên nghiệp để đảm bảo sản phẩm đạt được tiêu chuẩn hàng cao cấp

Đội ngũ nhân sự của chúng tôi là niềm tự hào của công ty, bao gồm những chuyên gia sản xuất và lập kế hoạch dày dặn kinh nghiệm Họ có khả năng quản lý và điều phối linh hoạt, hiệu quả quy trình sản xuất, đồng thời ứng dụng thành thạo các phương pháp tiên tiến trong cả lập kế hoạch lẫn quản lý sản xuất Hơn nữa, đội ngũ công nhân lành nghề của chúng tôi được đào tạo kỹ thuật bài bản, nắm vững chuyên môn vận hành máy móc và tuân thủ quy trình kỹ thuật tiêu chuẩn Nhờ đó, chúng tôi luôn đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt mức hoàn hảo.

Thực trạng quy mô sản xuất

Khu vực xưởng sản xuất của công ty tương đối rộng lớn, bao gồm cả chuyền may và chuyền gò, cùng với các khâu sản xuất khác đều hoạt động cùng nhau trong một không gian chung Mặc dù quy mô của công ty không lớn, nhưng việc bố trí các khâu sản xuất đã được thực hiện một cách khoa học và tối giản, giúp tối ưu hóa quá trình sản xuất Điều này cũng tạo ra một lợi thế lớn cho sinh viên khi thực tập tại đây, giúp dễ dàng tiếp cận và nắm bắt được toàn bộ quy trình sản xuất của công ty Trong quá trình thực tập, sinh viên đã nhận thấy rằng trong dây chuyền sản xuất vẫn còn tồn đọng khá nhiều bán thành phẩm và thời gian chờ đợi giữa các công đoạn Đây chính là yếu tố mà sinh viên sẽ tập trung nghiên cứu và khảo sát, nhằm tìm ra nguyên nhân và đề xuất giải pháp cải tiến

Với quy mô nhân lực hơn 100 công nhân, bao gồm về cả thợ may, thợ cắt và nhân viên hành chính Các nhân công được tổ chức thành các đội làm việc, mỗi đội chịu trách nhiệm về 1 phần cụ thể của công việc

Xưởng may rộng lớn, diện tích lên đến 2000 m2, được chia thành nhiều khu vực riêng, mỗi khu vực đều phục vụ cho một công đoạn riêng biệt trong quá trình sản xuất Khu vực chặt là nơi các công nhân cắt các mảnh vải theo mẫu sẵn Tiếp theo là khu vực lạng, nơi các mảnh vải sẽ được làm mỏng vành để được chuẩn bị cho quá trình dán Khu vực dán là nơi các mảnh chi tiết được ghép lại với nhau Sau đó, tại khu vực may, các mảnh chi tiết được may lại với nhau để tạo thành sản phẩm Cuối cùng, tại khu vực lắp ráp, các chi tiết cuối cùng của sản phẩm được hoàn thiện Các khu vực này được sắp xếp một cách khoa học, tạo điều kiện thuận lợi cho công nhân di chuyển và kết nối các công đoạn với nhau một cách mượt mà, giúp tối ưu hóa quá trình sản xuất

S.H.F tích hợp loạt công nghệ tiên tiến vào quy trình sản xuất, bao gồm máy móc chuẩn xác cao như máy chặt, lạng và cắt laser Sự kết hợp này không chỉ gia tăng năng suất mà còn bảo đảm chất lượng sản phẩm, tạo môi trường làm việc thuận lợi và an toàn cho nhân viên Đây chính là minh chứng cho cam kết phát triển bền vững và không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất của S.H.F.

S.H.F không chỉ là một cái tên nổi bật trong ngành sản xuất hàng hóa cao cấp, mà còn là đối tác đáng tin cậy của những thương hiệu hàng đầu Châu Âu Điều này chứng minh đây là kết quả của một hành trình không ngừng nỗ lực và đổi mới, nơi mỗi sản phẩm là minh chứng cho sự chăm chỉ và sự chú trọng đến từng chi tiết nhỏ nhất Điều này đã giúp S.H.F không chỉ khẳng định vị thế của mình trên thị trường, mà còn ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng khách hàng bởi chất lượng vượt trội, luôn vượt qua những tiêu chuẩn khắt khe nhất, đem đến sự hài lòng tuyệt đối cho mỗi đối tác và người tiêu dùng

Trong đề tài nghiên cứu này, sinh viên sẽ tập trung tìm hiểu về công tác quản lý sản xuất tại xưởng may nhằm xác định những tồn tại trong chuỗi sản xuất Đây là tiền đề quan trọng để đề xuất các giải pháp cải thiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Quá trình nghiên cứu sẽ phân tích các khâu trong dây chuyền sản xuất, từ đó đánh giá thực trạng, chỉ ra những điểm nghẽn và đưa ra những khuyến nghị cụ thể nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tiết kiệm chi phí sản xuất.

Thực trạng công tác hoạt động sản xuất

Quy trình sản xuất của xưởng sẽ được trải qua đối với 1 sản phẩm sẽ trải qua 3 giai đoạn, bao gồm:

• Giai đoạn 1: Sản xuất mẫu

Ngay sau khi nhận được ý tưởng và yêu cầu chi tiết từ khách hàng, phòng Nghiên cứu và Phát triển (R&D) của công ty bắt đầu quá trình tạo ra các mẫu sản phẩm mẫu theo yêu cầu Sự sáng tạo không giới hạn cùng với sự chuyên nghiệp đã giúp họ biến những ý tưởng ban đầu thành những thiết kế 3D chính xác, sinh động và sáng tạo

Quá trình này không chỉ đơn thuần là việc tạo ra mẫu, mà còn đi kèm với sự tương tác chặt chẽ với khách hàng, nhằm đảm bảo rằng mẫu sản phẩm cuối cùng sẽ đáp ứng đúng và đầy đủ các mong đợi của họ Việc sản xuất mẫu sản phẩm được thực hiện dưới sự phối hợp chặt chẽ giữa phòng R&D và bộ phận quản lý sản xuất Sau khi hoàn thiện mẫu, thời gian tiêu chuẩn để hoàn thành sản phẩm sẽ được tính toán và bố trí cho các chuyền sản xuất

Sau khi sản phẩm mẫu được khách hàng kiểm tra và đánh giá, nếu đáp ứng được yêu cầu, sản phẩm sẽ được chuyển xuống xưởng may để sản xuất hàng loạt Đây là bước quan trọng đánh dấu sự chuyển đổi từ giai đoạn mẫu sang giai đoạn sản xuất, và biểu thị sự tin tưởng và chắc chắn về chất lượng sản phẩm.

Trong quá trình phát triển sản phẩm hiện tại, S.H.F không chỉ tái định nghĩa và cải thiện thời gian hoàn thiện sản phẩm mà còn chuyển giao công nghệ xuống nhà máy để đảm bảo sản xuất diễn ra một cách chính xác và hiệu quả theo quy trình đã được chuẩn hóa Việc sản xuất ra những nguyên mẫu sản phẩm không chỉ giúp chúng tôi kiểm soát chất lượng ở mức cao nhất mà còn mang lại cơ hội để sáng tạo và đưa ra thị trường những sản phẩm đột phá, vượt trội, đáp ứng không chỉ những kỳ vọng mà còn vượt lên trên những mong đợi của khách hàng, phản ánh đúng đắn tầm nhìn và sứ mệnh của công ty

• Giai đoạn 2: Tiến hành sản xuất

Chỉ khi mẫu sản phẩm cuối cùng đã đáp ứng hoàn hảo mọi tiêu chuẩn và mong đợi của khách hàng, công ty mới bắt đầu tiến hành quá trình sản xuất hàng loạt Trong giai đoạn này, đội ngũ máy móc hiện đại và đội ngũ nhân viên lành nghề của sẽ làm việc cùng nhau một cách nhịp nhàng trên các dây chuyền sản xuất, đảm bảo rằng từng sản phẩm đều đạt được chất lượng cao nhất Mọi khía cạnh của quá trình sản xuất, từ chất lượng đến tiến độ, đều được giám sát nghiêm ngặt để hạn chế các sai sót có thể xảy ra

Tuy nhiên, trong điều kiện làm việc phức tạp, giai đoạn đầu khởi động có thể gặp phải một số thách thức, đặc biệt là trong việc phân bổ và sắp xếp nhân lực Trong khoảng thời gian từ 3 đến 4 ngày đầu tiên, bộ phận quản lý sản xuất sẽ tiến hành đánh giá và điều chỉnh kế hoạch lao động một cách tỉ mỉ, để đảm bảo rằng mỗi nhân viên đều được phân công công việc phù hợp với kỹ năng và kinh nghiệm của mình Mục tiêu của công ty là nhanh chóng đạt được sự ổn định trong quy trình và duy trì một dòng sản xuất liên tục và hiệu quả nhất có thể

• Giai đoạn 3: Sản xuất ổn định

Trong quá trình sản xuất hiện tại, mọi hoạt động đều được cải thiện để đạt đến mức độ ổn định nhất có thể Mỗi số liệu đo lường đều được kiểm định với độ chính xác cao nhất, nhằm loại bỏ mọi sai số không đáng có Dù vậy, không thể phủ nhận rằng các lỗi nhỏ vẫn có khả năng xuất hiện, có thể gây ra những ảnh hưởng không mong muốn đối với các quy trình liên quan Để đảm bảo tính liên tục và ổn định trong sản xuất, chúng tôi thực hiện các bước kiểm soát chất lượng một cách nghiêm ngặt Quy trình này bao gồm việc đánh giá tỉ mỉ từ kích thước sản phẩm, đến từng đường may, cách thức thao tác, và mọi chi tiết nhỏ nhất, nhằm đảm bảo rằng từng sản phẩm cuối cùng không chỉ đạt tiêu chuẩn chất lượng cao nhất mà còn phản ánh một cách chân thực nhất ý định và mong đợi của khách hàng

Trong quá trình thực tập, vì giới hạn chuyên môn nên sinh viên chỉ được tiếp xúc với giai đoạn 2 và 3 của quá trình sản xuất của mã sản phẩm D4507, đây là mã sản phẩm của khách hàng IELGY Trong tháng 10, dòng sản phẩm này sẽ được sản xuất liên tục với số lượng là 200 sản phẩm, chiếm khoảng 20% sản lượng công ty trong tháng này Để nghiên cứu sâu hơn về sản phẩm, đầu tiên ta cần xác định rõ:

- Đầu tiên, ta cần xác định rõ thao tác các công đoạn của từng sản phẩm Điều này bao gồm việc đánh giá đặc điểm kỹ thuật của sản phẩm, dựa trên sự yêu cầu của khách hàng

(Nguồn: Bộ phận sản xuất)

Bảng 3.1 Các chi tiết của sản phẩm D4507

CHI TIẾT Chuẩn bị sản xuất ĐB GIAO

Chặt Lạng Dán In May

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

- Xác định đối tượng cần nghiên cứu

Chọn công nhân với các tiêu chí trung bình, được đào tạo bài bản (tối thiểu 6 tháng), có thể làm hoàn thành tốt công việc của mình ở bất kì giai đoạn nào của công việc được yêu cầu Đối với mã hàng D4507, khách hàng IELGY yêu cầu khá cao về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, vì vậy phải tránh các lỗi xảy ra trên đơn hàng này nhiều nhất có thể

- Chuẩn bị thiết bị và công cụ để đo

Để xác định tốc độ làm việc và hiệu suất công việc, trước tiên cần chuẩn bị các thiết bị đo đạc chuyên dụng như máy quay, bút, đồng hồ, Sau đó, thực hiện đo đạc thời gian thực tế của từng công đoạn Tiếp theo, nhân viên tiến hành đo tốc độ làm việc của công nhân nhằm tính toán mối liên hệ giữa tốc độ công việc và hiệu suất.

- Tiến hành nghiên cứu quy trình sản xuất của mã sản phẩm này

- Nghiên cứu sơ đồ bố trí máy móc, thiết bị và nhân sự

Hầu hết tất cả hệ thống máy móc sẽ được đưa vào sử dụng trong quá trình sản xuất mã hàng

Xác định các công đoạn chủ điểm của mã hàng:

Chặt đúng hướng, đúng vị trí, đúng quy trình

- Chú ý chặt các chi tiết cẩn thận, chặt đúng hướng, tránh làm gãy da, làm nứt các chi tiết trên da

- Kiểm tra kích thước các khuôn chặt có đạt được yêu cầu tiêu chuẩn hay không

In ép cắt chop, chú trọng sử dụng thân trong và thân ngoài, hạn chế để chi tiết xuất hiện răng cưa, đảm bảo độ bám chặt Thực hiện quy trình in ép và cắt chop tỉ mỉ, tránh để cả thân trong lẫn thân ngoài xuất hiện khuyết điểm như răng cưa Tạo độ bám chắc chắn, góp phần nâng cao chất lượng tổng thể sản phẩm.

- Các kích cỡ của các chi tiết phải đúng với tiêu chuẩn được đặt ra theo kế hoạch, tránh các sai sót ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm

- Để đảm bảo chất lượng và tránh những sai sót những chi tiết Lạng các chi tiết đúng với kích thước của túi, đúng tiêu chuẩn, tránh các sai sót làm ảnh hưởng đến da, đồng thời bảo vệ tính thẩm mỹ và độ bền của sản phẩm

- Kiểm tra kĩ số lượng da được giao, tránh tình trạng thiếu hụt số lượng

- Các đường chỉ cần rõ nét, không lồi chỉ, không thừa chỉ, không nứt da

- Không làm lệch các mối chỉ, hỏng các thao tác ban đầu lên da

Cần có cách quy trình phân tích đúng và chính xác trước khi xác định thời gian chuẩn cho quá trình sản xuất

3.4.2 Phân tích quy trình chuẩn (SOP)

Quy trình chuẩn của công ty TNHH S.H.F giúp đảm bảo sự hiệu quả, chất lượng và an toàn trong sản xuất các sản phẩm về da Lưu ý rằng SOP cụ thể có thể thay đổi tùy thuộc loại sản phẩm mà khách hàng yêu cầu

Mục đích: Cam kết rằng mỗi bước trong quy trình sản xuất của chúng tôi không chỉ tuân thủ mà còn vượt trội hơn các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, an toàn và hiệu suất Điều này đảm bảo rằng từng sản phẩm cuối cùng đều là kết quả của sự chăm chỉ, tỉ mỉ và không ngừng nâng cao giá trị cho khách hàng

Phạm vi: Áp dụng cho toàn bộ quá trình sản xuất của xưởng

Các bước trong quy trình chuẩn:

Bước 1: Lập kế hoạch sản xuất:

- Xác định lịch trình sản xuất dựa trên đơn hàng của khách hàng;

- Lập kế hoạch nguồn nhân lực và nguyên liệu cần thiết;

- Xác định kế hoạch kiểm tra chất lượng

Bước 2: Chuẩn bị nguyên vật liệu:

- Kiểm tra và đảm bảo chất lượng của nguyên liệu như da, chỉ may, nút, dây kéo, v.v

- Làm sạch và cắt nguyên liệu theo kích thước cần thiết

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình sản xuất

Thiếu hụt vật tư ảnh hưởng đến chuỗi sản xuất do chất lượng đầu vào không đạt yêu cầu hoặc trục trặc vận chuyển Chất lượng vật tư phụ thuộc vào bảo quản tại kho hoặc nhà cung cấp, đặc biệt với sản phẩm cao cấp từ da đòi hỏi tiêu chuẩn cao Vận chuyển đường dài có thể gây hư hại, va đập làm gãy, nứt da; môi trường kho ẩm có thể làm da mốc Nhà cung cấp chủ yếu ở châu Âu khiến vận chuyển gặp vấn đề móp, méo Thiếu hụt vật tư làm chậm sản xuất, gián đoạn công đoạn và phần lớn vật tư được khách hàng hoặc công ty chỉ định từ nhà cung ứng trực tiếp.

Dựa vào định hướng chiến lược đã được đề ra trong kế hoạch được đề ra vào cuối tuần trước, bộ phận quản lý sản xuất sẽ tiến hành phân tích và đánh giá kỹ lưỡng để xác định chính xác số lượng và loại vật tư cần thiết cho chu kỳ sản xuất sắp tới Sau khi hoàn tất, bản kế hoạch chi tiết sẽ được chuyển giao nhanh chóng đến quản lý kho và các trưởng chuyền và phụ trách các bộ phận Điều này sẽ đảm bảo rằng mọi nguồn lực đều được sắp xếp sẵn sàng, từ vật tư đến nhân lực, để quá trình sản xuất diễn ra mượt mà và hiệu quả, không gặp trở ngại về nguyên liệu hay thiếu hụt trang thiết bị

Chuyền trưởng sẽ nhận nguyên vật liệu thô từ kho - những vật liệu này được mua từ các nhà cung cấp bên ngoài hoặc được cung cấp bởi chính khách hàng đặt hàng Đồng thời, chuyền chính cũng sẽ nhận bán thành phẩm từ chuyền phụ (còn được gọi là chuyền sub)

Chuyền phụ sẽ nhận nguyên vật liệu thô và tiến hành lắp ráp chúng để tạo ra bán thành phẩm Những sản phẩm này sau đó sẽ được giao cho chuyền chính để tiếp tục quá trình sản xuất Quá trình này được gọi chung là assy Đối với bộ phận kho, quy trình hoạt động như sau: Khi nhận thấy vật tư trên chuyền sắp hết, nhân viên chịu trách nhiệm, thường là tổ trưởng, sẽ trực tiếp yêu cầu Thời gian giao hàng dự kiến sau khi nhận được thẻ từ trên chuyền là 2 giờ Tuy nhiên, do những khó khăn không lường trước như thiếu nhân sự, có thể có những trường hợp vật tư bị giao trễ Đối với chuyền phụ, quy trình hoạt động như sau: Chuyền phụ sẽ sản xuất dựa theo kế hoạch từ chuyền chính và thực hiện soạn assy theo từng ca Khi bắt đầu một ca mới, tổ trưởng sẽ là người đi nhận assy từ chuyền phụ Lượng assy này được tính toán cẩn thận để đảm bảo đủ dùng trong suốt một ca làm việc, đảm bảo hiệu suất làm việc không bị gián đoạn

* Yếu tố máy móc thiết bị

Trong quy trình sản xuất, không chỉ việc cần phải quản lý số lượng lao động, cùng với hệ thống nguyên vật liệu mà còn phải kiểm soát tình trạng hoạt động của tất cả thiết bị máy móc đang được sử dụng Bởi vì bên cạnh lao động chính, máy móc cũng là thành phần tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất và ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất hoạt động của nhà máy

Bảng 3.2 Xếp loại máy đầu vào Xưởng theo thống kê đến tháng 10/2023

STT MMTB NĂM SẢN XUẤT SL

Máy lớn sản xuất năm

2009 Máy nhỏ sản xuất năm

6 Máy ép nhiệt Sản xuất năm 2013 1

7 Máy đục Sản xuất năm 2014 1

9 Dụng cụ ép cạnh da 2010 1

(Nguồn: Bộ phận sản xuất)

Một số máy cần chú ý thường xuyên kiểm tra vì các máy này cũng đã có thời gian hoạt động dài, dễ xảy ra các lỗi vặt, nhưng tình trạng vẫn hoạt động vẫn rất tốt và chưa cần đến dấu hiệu thay thế, ví dụ:

- Máy chặt: Với số lượng 3 máy và đều được sản xuất vào năm 2013, công suất máy 3.500kw, vẫn còn hoạt động rất tốt Tuy nhiên, đôi khi vẫn xảy ra các lỗi vặt, làm chậm tốc độ sản xuất;

- Máy xịt keo: Được sản xuất từ năm 2013, các máy này đã được đưa vào sản xuất với công nghệ thời điểm bấy giờ Tuy nhiên, do thời gian sử dụng đã tương đối lâu, những chiếc máy này đã gây ra tác động tương đối đáng kể đối với môi trường, từ khí thải đến chất thải rắn Để giảm thiểu những ảnh hưởng này, xưởng sản xuất đã quyết định giảm bớt việc sử dụng các máy xịt keo cỡ lớn và chuyển sang áp dụng các máy cỡ nhỏ hơn, hiệu quả hơn, nhằm tối ưu hóa quy trình làm việc đồng thời bảo vệ môi trường sống xung quanh Đây là một bước đi tích cực hướng tới việc sản xuất bền vững và thân thiện với môi trường

- Máy đục: Hoạt động vẫn ổn định nhưng đôi khi vẫn xảy ra một số lỗi nhỏ, vẫn kiểm soát được;

Hoạt động sản xuất của máy móc trong thực tế đáp ứng đầu vào của Nhà máy chỉ đạt khoảng 80-85% Điều này đồng nghĩa với việc các vấn đề máy móc trong sản xuất cũng đang gặp 1 số vấn đề, lượng cung ứng đầu vào cũng có sự thiếu hụt đáng kể Điều đó làm ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất của đơn hàng Để có thể bắt kịp tiến độ, bộ phận sản xuất cần phải có sự linh hoạt, cập nhật kế hoạch sản xuất làm sao cho phù hợp

Số lượng máy nhiều nhất đang hoạt động trên chuyền là máy may, hiện tại trên chuyền đang có 22 máy hoạt động liên tục Các máy hầu hết được sản xuất vào năm

2014 và một số máy được mua mới vào năm 2018, số lượng máy hoạt động ổn định chiếm khoảng 70%, vì có một số máy cũng đã cũ và đôi khi gặp một số lỗi nhỏ, tuy nhiên chuyền vẫn gặp một số vấn đề làm chậm tiến độ may Xưởng cần trang bị hoặc thay số một số máy may để tăng tỉ lệ sản xuất, giúp làm tăng năng suất hoạt động của chuyền may

Sau khi tiến hành đánh giá kỹ lưỡng về hệ thống máy móc tại nhà xưởng, có thể thấy rằng đa số thiết bị đã đi vào hoạt động trên 7 năm trước Điều này không tính đến giai đoạn đại dịch, khi mà nhà xưởng đã phải giảm thiểu sản xuất đáng kể do các hạn chế về hoạt động Xét về tổng thể, hiệu suất làm việc của các máy móc này rơi vào khoảng mức trung bình; chúng không thể hoạt động ở cấp độ cao nhất có thể Bên cạnh đó, một số thiết bị chuyên biệt cũng đang đối mặt với những trục trặc kỹ thuật cần được giải quyết

Theo lời nhân viên bảo trì, các máy móc vẫn hoạt động bình thường Máy móc có chất lượng cao, được sản xuất theo công nghệ Châu Âu nên vận hành ổn định và bền bỉ Hiện tại, các lỗi xảy ra đều có thể tự khắc phục và xử lý trong thời gian ngắn.

Biểu đồ lao động năm 2022 của công ty cho thấy yếu tố con người chiếm tới 83% năng suất lao động hiện tại Trong đó, nhân viên chiếm 60% và cán bộ quản lý chiếm 23% Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của nguồn nhân lực trong thành công của doanh nghiệp.

Hình 3.4 Biểu đồ ảnh hưởng của từng bộ phận lên năng suất lao động

- Sự thay đổi về lao động

Bảng 3.3 Biến động lao động của xưởng từ tháng 8/2022 đến 8/2023

T8/2022 Lao động giảm Lao động tăng

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Trong năm 2023, tỷ lệ biến động lao động không đáng kể với khoảng 7% Tuy nhiên, số lượng lớn lao động nghỉ việc là công nhân tay nghề cao, tuổi cao, khiến doanh nghiệp phải đào tạo lại nhân công mới trình độ thấp Điều này gây khó khăn trong phân bổ nhân lực, tạo ra nút thắt cổ chai trong dây chuyền sản xuất Ngược lại, nếu công nhân nghỉ đột xuất, doanh nghiệp khó đảm bảo nguồn nhân lực kịp thời, dẫn đến tình trạng công nhân phải làm thêm giờ, ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất lao động.

Bảng 3.4 Chất lượng lao động xưởng may đến tháng 10/2023

Số lượng nhân công Thâm niên làm việc

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Thực trạng sản xuất tại xưởng may

Hình 3.5 Biểu đồ hiệu suất của xưởng từ tháng 04/2023 - 10/2023 của sản phẩm

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Theo như mục tiêu ban đầu đặt ra từ bộ phận sản xuất, năng suất của sản phẩm D4507 trong tháng 10/2023 là 78% Nhưng từ biểu đồ trên, ta nhận thấy năng suất của xưởng trong tháng 10/2023 là 73%, nghĩa là sản lượng kinh tế đã bị hụt so với kế hoạch đề ra Điều này chứng tỏ rằng vẫn còn nhiều hạn chế trong quá trình sản xuất và còn tồn đọng nhiều bán thành phẩm dở dang trên các chuyền

Các con số trên cho thấy hiệu quả sản xuất của hệ thống sản xuất vẫn được xem là ổn đinh (ổn định trên dưới 70%), điều này vẫn chứng tỏ công ty vẫn có khả năng đáp ứng tốt và duy trì được sự ổn định của trong sản xuất Điều này phản ánh được một điều là hệ thống nhân sự đang hoạt động một cách tương đối ổn định Với sự đào tạo bài bản từ bộ phận chuyên môn thì các sản phẩm đầu ra đang được đánh giá khá cao

Hệ thống móc thiết bị cũng được kiểm soát tương đối kĩ càng, hạn chế được các hỏng hóc trong quá trình sản xuất Điều này làm giảm sự gián đoạn trong quy trình sản xuất

Mặc dù quy mô công ty nhỏ, nhưng quy trình sản xuất được đảm bảo hoạt động ổn định với công suất tối đa Các điều kiện làm việc được đảm bảo tốt, với các công đoạn được bố trí khoa học, chi tiết được kiểm tra cẩn thận để đảm bảo đáp ứng yêu cầu của công đoạn tiếp theo Môi trường và khu vực làm việc luôn được giữ sạch sẽ, tạo không gian làm việc thoải mái và hiệu quả cho người lao động.

Do công ty TNHH S.H.F không có bộ phận cân bằng chuyền, nên việc phân bổ nhân công cho các phân khúc sản xuất chưa đạt hiệu quả tối đa Tái cấu trúc nhân công tại các điểm nút cụ thể sẽ giúp nâng cao năng suất chung, đặc biệt là những trạm làm việc đòi hỏi thời gian xử lý lâu và kỹ thuật phức tạp, nơi mà việc tinh chỉnh công việc và cải thiện có thể mang lại lợi ích đáng kể.

Công tác điều hành sản xuất nắm giữ vai trò then chốt, là yếu tố chủ chốt tác động đến hiệu quả hoạt động của toàn bộ quá trình Nói cách khác, hoạt động điều hành tốt sẽ tối ưu hóa tiến trình sản xuất, qua đó góp phần giảm thiểu chi phí, hạn chế lãng phí, đồng thời gia tăng năng suất vận hành của nhà máy.

Mặc dù công tác cân bằng chuyền của nhà máy đang khá ổn, tuy nhiên theo sự ghi nhận, việc bố trí công nhân giữa các giai đoạn chưa thật sự được tối ưu, việc bố trí lại lao động giữa các trạm là cần thiết, điều này là vô cùng cần thiết ở giữa các công đoạn yêu cầu độ chính xác cao

Tác động của bộ phận quản lý lên năng suất là vô cùng lớn, như biểu đồ hình 3.4, chúng ta có thể nhận thấy, yếu tố quản lý chiếm đến 23% Bởi vì việc vấn đề thay đổi trong cách vận hành và đồng thời cải tiến các yếu tố khác cũng sẽ gây ra ít nhiều khó khăn cho họ, vì thế sẽ hơi khó để có thể tạo ra được sự thay đổi bên trong công tác quản lý của nhà máy

Hiện nhà máy áp dụng phương pháp sản xuất đẩy, chỉ tiến hành lên kế hoạch sản xuất khi có đơn hàng, dẫn tới tồn kho giữa các công đoạn sản xuất Mô hình này không giải quyết được tình trạng hàng tồn trước đó, gây lãng phí và tồn kho Do đó, việc xây dựng mô hình sản xuất thay thế là cần thiết để khắc phục những hạn chế này và tối ưu hóa hoạt động sản xuất của nhà máy.

Con người là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tình trạng sản phẩm dở dang trên chuyền sản xuất Trong quá trình may, do đòi hỏi độ tỉ mỉ của người thợ và sự ổn định của máy móc, lỗi sản phẩm sẽ thường xuyên xảy ra nhiều hơn so với các công đoạn khác Quá trình xử lý lỗi cũng mất nhiều thời gian, dẫn đến tồn kho cao do sản phẩm dở dang và sản phẩm khuyết tật.

Máy móc: Tình trạng máy bị hỏng do sự cố khiến xảy ra tình trạng dừng máy bắt buộc làm chậm quá trình sản xuất, làm cho các sản phẩm dở dang tồn đọng trên chuyền và cuối chuyền, các công đoạn sau phải chờ công đoạn trước

Yếu tố đánh giá quy trình: Yếu tố này ảnh hưởng đến các sản phẩm dở dang đang tồn đọng ở trên chuyền sản xuất Khi thao tác ở giai đoạn 2, bộ phận quản lý vẫn chưa chú trọng vào hai điểm chính, đó là năng lực chuyền và layout của xưởng sản xuất Điều này dẫn đến việc giao sản lượng vượt quá mức năng lực sản xuất

• Đánh giá năng lực về chuyền của xưởng May, vì đây là các khu vực sử dụng nhân công tương đối nhiều Số lượng công nhân có tuổi cũng là cao, khoảng 5 –

7 người, chính vì vậy mà một số chi tiết nhỏ sẽ tạo nên đôi chút khó khăn Vì thế, thời gian thao tác ở một số công đoạn sẽ lớn hơn so với kế hoạch

• Về bố trí mặt bằng, việc di chuyển giữa các bộ phận trong chuyền may rất mất thời gian, chưa kể các bộ phận khác phải phục vụ cho nhiều đơn hàng khác nhau nên độ ưu tiên dành cho các mã sản phẩm sẽ cũng phải khác nhau

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CÔNG TÁC CHUYỀN TẠI XƯỞNG

Giải pháp cân bằng chuyền

4.1.1 Đánh giá thực trạng sản xuất sản phẩm D4507

Chuyền sản xuất dòng sản phẩm D4507, đây là một sản phẩm có quá trình sản xuất nghiêm ngặt và có thời gian sản xuất tương đối dài so với các mã hàng khác của công ty Để có thể hiểu rõ hơn về quá trình này, sinh viên sẽ tiếp cận và thu thập dữ liệu về thời gian sản xuất trên chuyền cho sản phẩm D4507, tất cả những thông tin chi tiết này sẽ được thu thập trong Phụ lục

Trong quá trình xử lý và thu thập dữ liệu, không chỉ đơn thuần dựa vào việc bấm giờ để có thể ghi lại được thời gian sản xuất Vì trong quy trình sản xuất, có một số công đoạn được thực hiện bởi các máy móc với thời gian hoạt động cố định Do đó, để có thể thu thập được dữ liệu cho những công đoạn này, tác gia đã sử dụng dữ liệu từ chính hệ thống công ty và thông qua việc phỏng vấn với các tổ trưởng của các chuyền Những thông tin thu thập được sẽ giúp có cái nhìn tổng quan hơn và chi tiết hơn về quá trình sản xuất sản phẩm

Ta có thể sử dụng phương pháp cân bằng chuyền để đánh giá thực trạng sản xuất Theo các số liệu được thu thập vào tháng 10/2023, giờ làm việc tại chuyền của xưởng là 8,5 giờ/ngày (đã trừ thời gian nghỉ trưa và giải lao), với nhu cầu đơn hàng mỗi tuần là 140 sản phẩm Từ đó có thể tính được nhịp sản xuất như sau:

Chu kỳ sản xuất được tác giả thu thập bằng cách bấm thời gian tại từng công đoạn và lấy giá trị trung bình sau 5 lần đo

Bảng 4 1 Thực trạng sản xuất của xưởng may

Chu kỳ sản xuất (giây)

Số công nhân theo lý thuyết (người)

Số công nhân trên thực tế (người)

Thời gian chu kỳ của trạm (giây)

10 Lắp ráp chi tiết lần 1 1112,5 1530 0,73

11 Lắp ráp chi tiết lần 2 1112,5 1530 0,73

12 Kiểm chi tiết sau lắp ráp 690 1530 0,45

Kiểm đường chỉ sau may 450 1530 0,44

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Bảng 4 2 Hiệu suất của Xưởng may trước khi cân bằng chuyền

STT Trạm Chu kỳ trạm (s) Nhịp sản xuất (s) Hiệu suất cân bằng (%)

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Hiệu suất cân bằng tại Xưởng may:

Bảng 4 3 Phân tích thời gian của các công việc trong quá trình sản xuất

Giá trị VA NNVA NVA Tổng

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Dựa trên số liệu thống kê tổng quát, chúng ta có thể nhận thấy rằng tại các điểm làm việc, vẫn còn tồn tại một lượng không nhỏ các công việc không đóng góp vào việc chiếm phần lớn trong sản xuất với tỷ lệ 81,5% Trong khi đó, các hoạt động không tạo ra giá trị cho sản phẩm nhưng lại cần thiết (NNVA) chỉ chiếm một phần nhỏ với tỷ lệ 4% Phần còn lại, tương đương 14,5% tổng thời gian sản xuất sản phẩm, là thời gian dành cho các hoạt động không tạo ra giá trị (NVA) của xưởng sản xuất

Cần lưu ý rằng, mặc dù các hoạt động NNVA không tạo ra giá trị cho sản phẩm, nhưng chúng lại là những yêu cầu không thể thiếu từ phía khách hàng, hoặc chúng ta phải chấp nhận những thời gian này để giảm chi phí sửa hàng Tuy nhiên, đối với các hoạt động không tạo ra giá trị (NVA), chúng ta nên cân nhắc và tìm cách giảm bớt để tối ưu hóa thời gian sản xuất, từ đó nâng cao hiệu suất làm việc

Lãng phí nguyên vật liệu

Trong quá trình gia công gỗ, việc chặt xả và dán keo có thể tạo ra nhiều phế liệu không tái sử dụng được Đây không chỉ gây lãng phí về nguyên liệu mà còn phát sinh chi phí xử lý môi trường.

Bảng 4 4 Thống kê các lãng phí về nguyên vật liệu trên các công đoạn của chuyền

STT Công việc Tỉ lệ lãng phí Nguyên nhân

1 Chặt 12% Phần vải thừa sau khi chặt các chi tiết

2 Lạng 8% Phần vải thừa sau khi lạng các chi tiết

3 Dán keo 3% Thừa keo lên chi tiết

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Qua bảng thống kê trên, có thể dễ dàng thấy rằng các công đoạn vẫn đang có thể gây ra các lãng phí về nguyên vật liệu Các công đoạn như chặt và lạng chiếm tỉ lệ khá lớn, điều này xảy ra khi lượng vải hoặc da thừa sau khi được cắt qua máy, con số cụ thể là 12% cho công đoạn “chặt” và 8% cho công đoạn “lạng” Tỷ tệ lãng phí này được tính dựa trên tỷ lệ lãng phí trong công đoạn

Chặt là công đoạn cực kì quan trọng cho sự bắt đầu quá trình sản xuất, nguyên vật liệu đầu vào sẽ được đưa qua công đoạn này Từ đó các mảng da từ được cắt ra từ mảnh lớn thông qua máy chặt COMELZ Điều này sẽ gián tiếp tạo ra các mảnh da thừa Tuy nhiên, điều này khó có thể hạn chế được

Tương tự như công đoạn “chặt”, “lạng” cũng tạo ra khá nhiều vật liệu thừa trong quá trình sản xuất, các chi tiết cần được “lạng” để có thể được gọn gàng và đạt tiêu chuẩn về sản xuất Và cũng sẽ tạo ra khá nhiền sản phẩm thừa

Trong các khâu sản xuất gồm "dán keo" và "in logo", tình trạng lãng phí nguyên vật liệu vẫn thường xuyên xảy ra Sự kết hợp giữa máy móc hiện đại và sức lao động thủ công trong các công đoạn này đôi khi dẫn đến sai sót, gây ra tình trạng lãng phí nguyên vật liệu.

Lãng phí do thời gian chờ đợi

Lãng phí do thời gian chờ đợi là một yếu tố quan trọng gây ra sự giảm hiệu suất trong quá trình sản xuất và đồng thời làm tăng thêm chi phí vận hành Dựa vào quy trình, chúng ta có thể nhận thấy rằng một lượng thời gian đáng kể đã bị lãng phí trong quá trình chờ đợi

Các lãng phí do chờ đợi sẽ tới từ việc các công đoạn sản xuất xảy ra một số công đoạn sẽ cần phải chờ Ví dụ như việc chờ QC các chi tiết trước khi bước vào công đoạn sau Có những trường hợp, đơn hàng trở nên nhiều hơn, bộ phận QC cũ

Lãng phí do di chuyển

Việc vận chuyển nguyên vật liệu và các chi tiết trong công đoạn sản xuất làm cho quy trình bị kéo dài Điều này làm ảnh hưởng đến việc sắp xếp lao động và bố trí mặt bằng trong doanh nghiệp trở nên không được tối ưu Trong quá trình khảo sát, tác giả đã tổng hợp được một số thao tác lãng phí do vận chuyển được thống kê như bảng sau:

Bảng 4 5 Thống kê thời gian di chuyển của các công đoạn

STT Công việc Thời gian (giây) Tỉ lệ (%)

1 Lấy nguyên vật liệu và phân loại 8 6,4

2 Chuyển nguyên vật liệu lên khu vực chặt 30 24

3 Chuyển chi tiết qua máy lạng 7 5,6

4 Chuyển chi tiết lên qua khu vực keo 8 6,4

5 Chuyển chi tiết đi lạng lần 2 7 5,6

6 Chuyển đi lắp ráp các chi tiết 8 6,4

7 Chuyển chi tiết lên khu vực may 10 8

8 Chuyển chi tiết lên khu vực đóng logo 9 7,2

9 Chuyển hàng đi kiểm tra kích thích và tiêu chuẩn logo 7 5,6

10 Chuyển chi tiết lên khu vực lắp ráp 9 7,2

11 Mang chi tiết đi mài 9 7,2

12 Mang chi tiết đi kiểm tra chất lượng lần cuối 7 5,6

13 Chuyển hàng đi đóng gói 6 4,8

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Khi so sánh thời gian lãng phí trong việc chờ đợi với thời gian cần thiết để di chuyển giữa các công đoạn sản xuất, có thể thấy rằng thời gian di chuyển không hề chiếm ưu thế đáng kể, chỉ với 125 giây, tương đương với hơn 2 phút Điều này là minh chứng cho thấy, mặc dù đã có những nỗ lực không ngừng trong việc cải tiến quy trình, nhưng tại chuyền 3C, vẫn tồn tại những bất cập trong việc sắp xếp và tổ chức công việc, khiến cho việc tối ưu hóa quy trình sản xuất chưa thể được thực hiện một cách hoàn hảo Điều này gợi ý rằng cần phải có sự đánh giá và điều chỉnh kỹ lưỡng hơn nữa đối với từng công đoạn, nhằm mục tiêu giảm thiểu thời gian chờ đợi và tăng hiệu quả tổng thể của dây chuyền sản xuất

Trong quá trình phân tích hiệu suất làm việc, nhận thấy rằng hoạt động

“Chuyển nguyên vật liệu lên khu vực chặt” đòi hỏi một lượng thời gian di chuyển đáng kể, cụ thể là 30 giây, chiếm 24% tổng thời gian di chuyển được ghi nhận Điều này không chỉ làm chậm quy trình sản xuất mà còn ảnh hưởng đến tổng thời gian hoàn thành sản phẩm, bởi vì để vận chuyển được nguyên vật liệu lên máy chặt Nhưng nhìn chung các hoạt động còn lại đều có thời gian vận chuyển tương đối giống nhau, chỉ chênh lệch một khoảng ngắn Các hoạt động này đều liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất sản phẩm, quan trọng cho quá trình sản xuất Để cải thiện tình hình này, việc tái cấu trúc lại xưởng và sắp xếp lại máy móc và mặt bằng sản xuất có thể được xem như là giải pháp khả thi Tuy nhiên, quyết định này không thể đơn giản chỉ dựa trên bảng số liệu thời gian di chuyển; chúng ta cần phải xem xét kỹ lưỡng các yếu tố khác như việc tối ưu hóa không gian, đảm bảo an toàn lao động, và không làm gián đoạn các quy trình sản xuất hiện hành Chỉ khi đã đánh giá toàn diện tất cả các yếu tố này, chúng ta mới có thể đưa ra quyết định sắp xếp lại mặt bằng sao cho đạt được hiệu quả cao nhất, đồng thời giảm thiểu thời gian di chuyển, qua đó nâng cao năng suất tổng thể

Có thể các công việc này không chiếm bao nhiêu thời gian nhưng nhiều công việc như vậy cũng gây ra thời gian lãng phí không ít

Giải pháp nâng cao môi trường làm việc

Môi trường làm việc là một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến khả năng làm việc của công nhân, gián tiếp tác động đến chất lượng sản phẩm, đây có thể là một số phương pháp để cải thiện môi trường làm việc

- Đảm bảo an toàn lao động cho công nhân, giữ vệ sinh sạch sẽ khu vực làm việc, tạo cảm giác an toàn và duy trì thực hiện các hoạt động 5S theo quy định.

- Đảm bảo rằng tất cả công nhân có trang thiết bị bảo hộ cá nhân cần thiết, như mặt nạ, áo chống nhiệt, găng tay, vv…;

- Cải thiện điều kiện làm việc bao gồm hệ thống ánh sáng và hệ thống điều hòa để kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm;

- Thiết lập một chế độ làm việc hợp lý để giảm căng thẳng và mệt mỏi cho công nhân, khuyết khích các chế độ thuận lợi để công nhân có động lực làm việc;

- Hạn chế tác động của tiếng ồn bằng cách sử dụng cách âm hoặc phân chia không gian làm việc, làm tăng sự tập trung của công nhân trong quá trình làm việc;

- Tăng cười vệ sinh và duy trì môi trường làm việc sạch sẽ với các máy móc thiết bị, cung cấp các sản phẩm rửa tay tại chỗ để giúp công nhân thuận lợi hơn trong việc vệ sinh.

Giải pháp tối ưu hóa hoạt động của máy móc thiết bị

4.3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp

Sau hơn 10 năm hoạt động, tỷ lệ máy móc cũ kỹ tại xưởng may số 1 khá cao, lên đến 85% Điều này gây ra tình trạng hỏng hóc thường xuyên, ảnh hưởng đến hiệu suất sản xuất Để giải quyết vấn đề, tác giả đã áp dụng phương pháp phân tích ABC Pareto để xác định và ưu tiên các máy móc cần bảo trì Đây là công cụ quản lý chất lượng hiệu quả, giúp phân loại thiết bị dựa trên tần suất hỏng hóc và mức độ ảnh hưởng, từ đó đề xuất lịch trình bảo trì tối ưu, đảm bảo sự vận hành liên tục và nâng cao hiệu quả của toàn bộ dây chuyền sản xuất.

4.3.2 Nội dung của giải pháp

Trong phạm vi nghiên cứu này, việc theo dõi và ghi chép dữ liệu được tập trung vào các thiết bị đang hoạt động tại xưởng sản xuất, nơi diễn ra quá trình gia công sản phẩm mang mã D4507 Để hiểu rõ hơn về hiệu suất và độ tin cậy của từng loại máy, tác giả đã tiến hành thu thập và phân tích bảng số liệu chi tiết, ghi nhận số lần máy móc gặp sự cố và chi phí sửa chữa phát sinh trong suốt tháng 10 năm 2023 Dưới đây là bảng thống kê chi tiết, cung cấp cái nhìn sâu sắc về tình hình của các thiết bị:

Bước 1: Thu thập dữ liệu

Dựa trên phạm vi theo dõi và thu thập thông tin tại xưởng gia công mã hàng D4507, tác giả đã ghi nhận dữ liệu được tổng hợp trong bảng dưới đây.

Bảng 4 8 Hiệu suất của Xưởng may sau khi cân bằng chuyền

STT Tên thiết bị SL Số lần hư CP sửa chữa

3 Máy kiểm – chặt da Comelz 1 2 3.000.000

9 Dụng cụ ép cạnh da 1 7 50.000

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Từ bảng trên, có thể thấy tần suất hỏng hóc máy chặt da Comelz khá thấp, nhưng chi phí sửa chữa lại đắt đỏ (2.000.000 VNĐ/tháng) Ngược lại, máy lạng da có tần suất hư hỏng cao nhất (13 lần/tháng) nhưng chi phí sửa chữa lại rẻ (50.000 VNĐ), còn máy đục có chi phí sửa chữa cao nhất vì lưỡi đục chuyên dụng phải đặt từ nước ngoài Do phần lớn công nhân là nữ nên việc kiểm soát hoạt động máy móc gặp nhiều khó khăn.

Bước 2: Xây dựng biểu đồ Pareto

Bảng 4 9 Tỷ lệ hư hỏng của máy móc thiết bị tại xưởng may trong quá trình sản xuất sản phẩm

Tên thiết bị SL Chi phí sửa chữa CP sữa chữa

Dụng cụ ép cạnh da 1 50.000 0,74% 100%

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Qua bảng 4.8, ta có thể nhận thấy máy kiểm – chặt da Comelz có chi phí sửa chữa khá cao với tỷ lệ là 44,22% và máy ép nhiệt có tổng chi phí sữa chữa thấp nhất chỉ với 0,22%

Hình 4.1 Biểu đồ pareto chi phí sửa chữa máy móc thiết bị tại xưởng

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Bước 3: Phân tích và đề xuất cải tiến

Dựa vào biểu đồ Pareto cùng với dữ liệu chi tiết từ bảng số liệu, chúng ta có thể phân tích mối liên hệ giữa chi phí sửa chữa và tần suất sửa chữa cho các loại máy móc khác nhau Không chỉ giúp cải thiện khả năng hoạt động của máy móc mà còn đóng góp vào việc nâng cao hiệu suất sản xuất Từ đó, việc phân loại các thiết bị vào nhóm phù hợp trở nên thuận lợi, cho phép công ty xây dựng được chiến lược bảo trì, nhằm tối ưu hóa hiệu quả sử dụng và giảm thiểu các chi phí không cần thiết:

Nhóm 1, bao gồm các loại máy móc chủ chốt như máy kiểm – Chặt da Comelz và máy cắt laser, hai máy này đóng vai trò quan trọng trong quy trình sản xuất Đáng chú ý, nhóm này chiếm tới 81% tổng chi phí dành cho việc sửa chữa và bảo dưỡng, nhưng tần suất xảy ra sự cố trong khoảng thời gian một tháng đánh giá là không cao (1 lần/tháng) Mỗi khi một sự cố máy móc xảy ra, đội ngũ bảo trì phải tiến hành kiểm tra và phân tích để xác định nguyên nhân Sau đó, họ cần thêm thời gian để tiến hành sửa chữa Toàn bộ quá trình này không chỉ tiêu tốn thời gian đáng kể mà còn làm gián đoạn quá trình sản xuất, tạo ra điểm nghẽn tại những khu vực máy móc gặp sự cố, bởi vì các máy này hầu hết là các máy công nghệ cao, để sữa chữa hoàn chỉnh cần mất tương đối nhiều thời gian Hậu quả là, ngoài chi phí sửa chữa trực tiếp, doanh nghiệp còn phải đối mặt với những tổn thất không hề nhỏ khác, ảnh hưởng đến hiệu suất và lợi nhuận tổng thể Với các nhóm này, việc đầu tư máy thay thế là không thể, bởi vì chi phí mua mới là rất cao, và hầu hết các lỗi đều có thể được khắc phục bởi bộ phận bảo trì Vì vậy, với nhóm này, vẫn có thể tận dụng và áp dụng các biện pháp bảo trì định kỳ

Nhóm 2 là bao gồm các máy còn lại, bao gồm: máy đục, máy chặt, máy lạng da, máy xịt keo, dụng cụ ép cạnh da, máy ép nhiệt và máy dập Mặc dù việc sửa chữa khi có hỏng hóc xảy ra không làm giảm đáng kể hiệu suất hoạt động của dây chuyền sản xuất, nhưng chi phí sau nhiều lần sửa chữa thì sẽ không nhỏ Chính vì vậy, để tối ưu hóa cả hiệu quả công việc lẫn chi phí, tác giả đã quyết định áp dụng một lịch trình bảo trì định kỳ hàng tuần cho loại máy này Điều này không chỉ giúp phát hiện kịp thời các vấn đề tiềm ẩn có thể gây trục trặc cho máy móc, mà còn góp phần ngăn chặn những sự cố bất ngờ có thể xảy ra, đảm bảo sự liên tục và ổn định trong quá trình sản xuất Hơn nữa, việc bảo dưỡng định kỳ còn giúp hạn chế các hư hỏng đến các bộ phận khác của máy, từ đó giảm thiểu chi phí sửa chữa và kéo dài tuổi thọ của thiết bị Đây là một giải pháp thông minh, giúp cân bằng giữa việc duy trì hiệu quả sản xuất và việc kiểm soát chi phí một cách hiệu quả

Ngoài ra, với công ty có quy mô vừa và nhỏ như S.H.F, ta có thể:

Để máy móc hoạt động hiệu quả, cần lên kế hoạch bảo dưỡng định kỳ Đối với máy móc có tuổi thọ cao, cần có kế hoạch bảo trì hoặc thay mới kịp thời Ngoài ra, theo dõi chặt chẽ hoạt động của máy móc cũng rất quan trọng, giúp đảm bảo thiết bị hoạt động ổn định và duy trì năng suất cao.

- Tối ưu hóa quy trình sản xuất: Có thể đầu tư thêm các hệ thống tự động hóa để làm giảm các sai số và tối ưu hóa được quy trình sản xuất Có thể tham khảo các thiết bị IoT để theo dõi và kiểm soát quy trình sản xuất trong thời gian thực;

- Đào tạo các công nhân đầy đủ về cách sử dụng máy móc và thiết bị sao cho hiệu quả;

- Quản lý việc sử dụng các nguyên liệu phù hợp với cách thức hoạt động của máy móc, giảm các tác động của máy móc đến môi trường làm việc, đảm bảo rằng máy móc và thiết bị tuân thủ tất cả các quy định an toàn và môi trường;

- Xây dựng kế hoạch sản xuất phù hợp để đảm bảo tần suất hoạt động của máy móc để đảm bảo rằng máy móc và thiết bị sẽ được hoạt động ổn định; Để có cái nhìn khách quan và toàn diện hơn về chất lượng hoạt động của các loại máy móc thiết bị hiện nay, việc đánh giá không thể chỉ dựa vào tuổi thọ của chúng Thay vào đó, cần phải xem xét kỹ lưỡng các số liệu cụ thể liên quan đến tần suất sử dụng và số lần máy móc gặp sự cố, hư hỏng Điều này bởi vì chất lượng và hiệu suất của máy móc không chỉ phụ thuộc vào độ bền theo thời gian mà còn chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau như loại máy, nguồn gốc, xuất xứ, cũng như cách thức và lịch trình bảo dưỡng định kỳ Chỉ khi xem xét đầy đủ và đa chiều, chúng ta mới có thể đưa ra những đánh giá chính xác và công bằng về chất lượng dịch vụ mà các thiết bị máy móc này cung cấp Đặc biệt, để đạt được cái nhìn rõ ràng và toàn diện nhất, tác giả tập trung vào việc đo lường và phân tích các thiết bị chủ chốt trong quá trình sản xuất mã sản phẩm tại chuyền sản xuất Điều này không chỉ giúp xác định các điểm nghẽn cốt lõi mà còn cung cấp cơ sở để phát triển các giải pháp bảo trì sáng tạo, nhằm tối ưu hóa hiệu suất và kéo dài tuổi thọ của máy móc Đây là bước quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm và tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường

4.3.3 Tính khả thi của giải pháp

Trong hoạt động sản xuất tại xưởng may, các máy móc đóng vai trò rất quan trọng và thường xuyên phải hoạt động liên tục qua nhiều năm Điều này không tránh khỏi việc phát sinh các vấn đề kỹ thuật, từ những lỗi nhỏ đến nghiêm trọng, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất Do đó, việc bảo dưỡng và bảo trì máy móc là một phần không thể thiếu trong quản lý các hoạt động sản xuất, giúp đảm bảo máy móc hoạt động ổn định và hiệu quả

Để tối ưu hóa hoạt động bảo trì, phương pháp ABC - Pareto được áp dụng để chia thiết bị thành hai nhóm: Nhóm 1 gồm thiết bị giá trị cao và quan trọng trong quá trình sản xuất, yêu cầu chú ý bảo trì kỹ lưỡng Nhóm 2 ít quan trọng hơn nhưng vẫn cần bảo trì định kỳ để ngăn sự cố và kéo dài tuổi thọ.

Dù việc đầu tư ban đầu cho nhóm 1 và chi phí bảo trì cho nhóm 2 sẽ gây ảnh hưởng đến tài chính, nhưng khi so sánh với những tổn thất lớn hơn do hỏng hóc không lường trước và thời gian ngừng máy không mong muốn, chi phí này lại trở nên đáng cân nhắc Đầu tư thông minh và bảo trì có kế hoạch sẽ giúp tiết kiệm chi phí lâu dài và tăng cường sự ổn định trong sản xuất, qua đó góp phần vào sự thành công và phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lao động

Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tạo cơ hội phát triển cho từng cá nhân, hàng tháng, mỗi tổ trưởng sẽ được giao nhiệm vụ quan trọng là tuyển chọn một công nhân thủ công xuất sắc tuyên dương, đồng thời chọn một công nhân kỹ thuật tiềm năng để huấn luyện trở thành công nhân đa năng Quá trình này kéo dài trong vòng sáu tháng, đòi hỏi sự cam kết và nỗ lực không ngừng từ phía người lao động

Các tiêu chí được đặt ra cho việc lựa chọn này không chỉ dựa vào thâm niên công tác trên một năm mà còn căn cứ vào tinh thần tự giác, khát khao tiến bộ và khả năng học hỏi nhanh nhẹn của từng công nhân Điều này đảm bảo rằng những người được chọn sẽ có đủ động lực và khả năng để tiếp thu kiến thức mới, cũng như thích nghi với các công đoạn sản xuất khác nhau một cách linh hoạt

Trong quá trình đào tạo, việc chuyển giao kiến thức và kỹ năng giữa các công đoạn là cần thiết, nhưng cũng cần phải thực hiện một cách cẩn trọng để tránh gây ra áp lực không cần thiết cho người lao động Sự lựa chọn kỹ lưỡng của tổ trưởng sẽ giúp ngăn chặn tình trạng nhân viên cảm thấy quá tải và có nguy cơ bỏ cuộc giữa chừng, đồng thời tối ưu hóa hiệu quả của chương trình đào tạo, góp phần xây dựng một đội ngũ công nhân lành nghề và đa dạng kỹ năng Để đẩy mạnh chất lượng nguồn nhân lực và tạo điều kiện cho sự xuất hiện của nhiều công nhân xuất sắc và linh hoạt hơn, việc triển khai một chương trình đào tạo công nhân đa năng là hết sức cần thiết Chương trình này sẽ không chỉ giúp công nhân thủ công nâng cao kỹ năng để trở thành công nhân kỹ thuật, mà còn giúp công nhân kỹ thuật phát triển thành công nhân đa năng có khả năng thích ứng với nhiều loại công việc khác nhau Qua đó, dây chuyền sản xuất sẽ được tối ưu hóa, với khả năng lập kế hoạch và bố trí công việc một cách linh hoạt, nhằm khai thác tối đa tiềm năng và năng lực sẵn có của từng công nhân, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm

Công nhân thủ công sẽ được học các quy trình để vận máy, các yêu cầu khi thao tác với máy để đảm bảo an toàn và các lưu ý khi máy móc xảy ra vấn đề Thời gian học là 1 tuần, yêu cầu sau thời gian này công nhân có thể độc lập vận hành máy, có kiến thức xử lý khi máy gặp sự cố Đối với công nhân đào tạo lên công nhân đa năng sẽ được học toàn bộ công đoạn trong nhóm của mình về các thao tác, tiêu chuẩn sản phẩm đạt chất lượng tại mỗi công đoạn Ngoài mục tiêu đào tạo công nhân đa năng phải hiểu rõ các công đoạn thì những người công nhân này còn được đào tạo về quy trình xử lý tình huống khi các công đoạn trong nhóm gặp vấn đề như ứ đọng bán thành phẩm, thiếu người đột xuất, Như vậy khi đào tạo được hai bộ phận công nhân này thì nhóm sẽ đảm bảo công việc được xử lý và vấn đề phát sinh được giải quyết kể cả khi không có tổ trưởng

Trong quá trình nâng cao kỹ năng và chất lượng công việc, công nhân thủ công sẽ được trải qua một khóa đào tạo chuyên sâu, kéo dài một tuần, với mục tiêu trang bị cho họ những kiến thức và kỹ năng cần thiết để vận hành máy móc một cách an toàn và hiệu quả Họ sẽ học cách nhận biết và tuân thủ các quy trình vận hành, đồng thời nắm vững các biện pháp an toàn và cách xử lý sự cố kỹ thuật một cách nhanh chóng và chính xác Để có thể nâng cao tay nghề cho các công nhân trong chuyền, tác giả có đề xuất giải pháp đào tạo lao động cụ thể như sau:

Bước 1: Xây dựng kế hoạch đào tạo gồm 2 giai đoạn:

Nhằm tránh lãng phí nguồn nhân lực, tăng cường chất lượng đào tạo và đảm bảo tính hợp lý trong việc phân bổ lao động cho từng loại máy, tác giả không thực hiện đào tạo đại trà Thay vào đó, việc phân bổ sẽ dựa trên thang điểm đánh giá kỹ năng của công nhân, kết hợp với yếu tố giới tính và số lượng lao động đã đảm bảo chất lượng cho từng loại máy Kết quả sau khi phân bổ sẽ được tổng hợp như sau:

Bảng 4 10 Phân bố nội dung đào tạo

Bước 2: Triển khai kế hoạch đào tạo, bao gồm 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Đào tạo cho lao động thuộc nhóm mới (thâm niên chưa đến 6 tháng và chỉ có thể thực hiện được trên 1 máy, hoặc 1 số trường hợp có thể thao tác trên hơn 1 máy), lịch đào tạo được thể hiện như hình sau:

Hình 4.2 Kế hoạch đào tạo giai đoạn 1

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Giai đoạn 2: Đào tạo cho công nhân thuộc nhóm mới đã hoàn thành giai đoạn 1 và nhóm ổn định (thao tác tốt và có thể khắc phục lỗi đơn giản từ 1 máy trở lên), lịch đào tạo được thể hiện như hình sau:

Hình 4.3 Kế hoạch đào tạo giai đoạn 2

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Cụ thể, từ thứ 2 đến thứ 6, người lao động sẽ tham gia vào quá trình đào tạo từ sau ca làm việc chiều (sau 30 phút) Thời gian đào tạo sẽ kéo dài khoảng 30 – 45p Chủ nhật các công nhân sẽ được nghỉ

Sau khi thực hiện đào tạo, tiến hành đánh giá lao động theo bảng mẫu sau:

Bảng 4 11 Biểu mẫu đánh giá sau đào tạo

STT Họ tên Mức độ hoàn thành Ghi chú

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Bảng 4 12 Cơ cấu điểm đánh giá sau đào tạo

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Khóa học đào tạo sẽ trang bị cho công nhân kỹ năng vận hành máy móc, giải quyết vấn đề kỹ thuật phát sinh, đảm bảo duy trì quá trình sản xuất độc lập Đối với công nhân theo hướng đa năng, khóa học tập trung đào tạo toàn diện về kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp duy trì chất lượng xuyên suốt các công đoạn sản xuất theo nhóm.

Ngoài ra, họ còn được trang bị kiến thức để xử lý các tình huống phức tạp như sự cố ứ đọng bán thành phẩm, thiếu hụt nhân sự đột ngột, và các vấn đề khác có thể phát sinh trong quá trình sản xuất Với việc đào tạo kỹ lưỡng hai nhóm công nhân này, nhóm sẽ có khả năng tự quản lý và giải quyết mọi vấn đề, đảm bảo quá trình làm việc liên tục và hiệu quả, ngay cả trong những tình huống không có sự giám sát của tổ

Kiến nghị nâng cao hiệu quả sắp xếp và phân bổ đơn hàng

Việc tối ưu hóa quá trình sắp xếp kho cũng mang lại rất nhiều lợi ích cho hiệu quả cân bằng chuyền Có thể phân loại và gom nhóm hàng hóa dựa trên các tính chất về kính tích thước, số lượng, loại da và tần suất sử dụng Hoặc có thể gom các loại nguyên vật liệu tương tự lại với nhau để giảm thời gian tìm kiếm Sử dụng các kệ và hệ thống lưu trữ hiệu quả Điều này có thể làm tối ưu thời gian lưu trữ ở bên trong kho Sắp xếp theo chiều cao và trọng lượng để tối ưu hóa không gian

Có thể sử dụng phương pháp phân phối ABC để sắp xếp sản phẩm tại các vị trí lưu trữ dựa trên tần suất sử dụng và giá trị của chúng Theo đó, sản phẩm hạng A (giá trị cao) sẽ được sắp xếp ở vị trí dễ tiếp cận nhất, sản phẩm hạng B (giá trị trung bình) sẽ được sắp xếp ở vị trí tiếp theo, còn sản phẩm hạng C (giá trị thấp) sẽ được sắp xếp ở vị trí xa nhất.

Thiết kế khu vực nhận và giao hàng theo cách hợp lý để đảm bảo quá trình di chuyển hàng hóa trôi chảy và hiệu quả Xác định khu vực tạm thời để lưu trữ tạm thời các mặt hàng đang chờ nhập kho.

Ngày đăng: 26/09/2024, 11:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lawrence J. Gitman và cộng sự (2018), Introduction to Business (1 st ed). Open Stax Sách, tạp chí
Tiêu đề: Introduction to Business (1"st"ed)
Tác giả: Lawrence J. Gitman và cộng sự
Năm: 2018
2. Lý Bá Toàn (2018). Phương pháp quản lý tinh gọn: Nội dung cơ bản và hướng dẫn áp dụng Lean. Hà Nội: NXB Hồng Đức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp quản lý tinh gọn: Nội dung cơ bản và hướng dẫn áp dụng Lean
Tác giả: Lý Bá Toàn
Nhà XB: NXB Hồng Đức
Năm: 2018
3. Trần Văn Trang và cộng sự (2018). Giáo trình Quản trị sản xuất. Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản trị sản xuất
Tác giả: Trần Văn Trang và cộng sự
Nhà XB: Nhà xuất bản thống kê
Năm: 2018
4. Nguyễn Thị Thu Hằng và Đường Võ Hùng (2014). Hệ thống sản xuất. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống sản xuất
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hằng và Đường Võ Hùng
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. HCM
Năm: 2014
5. Đào Văn Hiệp (2017). Giáo trình Tổ chức quản lý sản xuất. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tổ chức quản lý sản xuất
Tác giả: Đào Văn Hiệp
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội
Năm: 2017
6. Hopp, W.J. and Spearman, M.L. (2008). “Shop Floor Control.” Factory Physics, Waveland Press, Long Grove, IL, p. 495 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Shop Floor Control
Tác giả: Hopp, W.J. and Spearman, M.L
Năm: 2008
8. Fastdo – Kiến thức quản trị (22/07/2022). Nút thắt cổ chai là gì? Tác động và xác định. Truy cập tại: https://nscl.vn/can-bang-chuyen-trong-san-xuat/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nút thắt cổ chai là gì? Tác động và xác định
9. Andeppa, A. (2015). A Study on Basics of Assembly Line Balancing. International Journal on Emerging Technologies, 6(2), 294 – 297 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A Study on Basics of Assembly Line Balancing
Tác giả: Andeppa, A
Năm: 2015
10. Trương Đức Lực và Nguyễn Đình Trung (2013). Giáo trình Quản trị tác nghiệp. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học kinh tế Quốc Dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản trị tác nghiệp
Tác giả: Trương Đức Lực và Nguyễn Đình Trung
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học kinh tế Quốc Dân
Năm: 2013
11. Phạm Huy Tuân và Nguyễn Phi Trung (2016). Giáo trình Quản trị sản xuất và chất lượng. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản trị sản xuất và chất lượng
Tác giả: Phạm Huy Tuân và Nguyễn Phi Trung
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. HCM
Năm: 2016
7. Nguyễn Như Phong. (2016). Sản xuất tinh gọn. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Đại học Quốc gia TP.HCM Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.2 Cơ cấu tổ chức xưởng may công ty TNHH S.H.F - ứng dụng phương pháp cân bằng chuyền đối với quy trình sản xuất của công ty tnhh saigon heritage factory s h f
Hình 1.2 Cơ cấu tổ chức xưởng may công ty TNHH S.H.F (Trang 20)
Hình 1.1 Tòa nhà Standard Factory Rd. 14 - ứng dụng phương pháp cân bằng chuyền đối với quy trình sản xuất của công ty tnhh saigon heritage factory s h f
Hình 1.1 Tòa nhà Standard Factory Rd. 14 (Trang 20)
Hình 3.1 Quy trình sản xuất sản phẩm - ứng dụng phương pháp cân bằng chuyền đối với quy trình sản xuất của công ty tnhh saigon heritage factory s h f
Hình 3.1 Quy trình sản xuất sản phẩm (Trang 38)
Bảng 3.1 Các chi tiết của sản phẩm D4507 - ứng dụng phương pháp cân bằng chuyền đối với quy trình sản xuất của công ty tnhh saigon heritage factory s h f
Bảng 3.1 Các chi tiết của sản phẩm D4507 (Trang 45)
Hình 3.1 Sản phẩm D4507 - ứng dụng phương pháp cân bằng chuyền đối với quy trình sản xuất của công ty tnhh saigon heritage factory s h f
Hình 3.1 Sản phẩm D4507 (Trang 45)
Hình 3.2. Mô phỏng mặt bằng của xưởng may - ứng dụng phương pháp cân bằng chuyền đối với quy trình sản xuất của công ty tnhh saigon heritage factory s h f
Hình 3.2. Mô phỏng mặt bằng của xưởng may (Trang 49)
Bảng 3.2 Xếp loại máy đầu vào Xưởng theo thống kê đến tháng 10/2023 - ứng dụng phương pháp cân bằng chuyền đối với quy trình sản xuất của công ty tnhh saigon heritage factory s h f
Bảng 3.2 Xếp loại máy đầu vào Xưởng theo thống kê đến tháng 10/2023 (Trang 52)
Hình 3.4 Biểu đồ ảnh hưởng của từng bộ phận lên năng suất lao động - ứng dụng phương pháp cân bằng chuyền đối với quy trình sản xuất của công ty tnhh saigon heritage factory s h f
Hình 3.4 Biểu đồ ảnh hưởng của từng bộ phận lên năng suất lao động (Trang 54)
Bảng 3.4 Chất lượng lao động xưởng may đến tháng 10/2023. - ứng dụng phương pháp cân bằng chuyền đối với quy trình sản xuất của công ty tnhh saigon heritage factory s h f
Bảng 3.4 Chất lượng lao động xưởng may đến tháng 10/2023 (Trang 55)
Bảng 3.5 Thời gian hao phí ở xưởng may - ứng dụng phương pháp cân bằng chuyền đối với quy trình sản xuất của công ty tnhh saigon heritage factory s h f
Bảng 3.5 Thời gian hao phí ở xưởng may (Trang 56)
Bảng 4. 1 Thực trạng sản xuất của xưởng may - ứng dụng phương pháp cân bằng chuyền đối với quy trình sản xuất của công ty tnhh saigon heritage factory s h f
Bảng 4. 1 Thực trạng sản xuất của xưởng may (Trang 62)
Bảng 4. 2 Hiệu suất của Xưởng may trước khi cân bằng chuyền. - ứng dụng phương pháp cân bằng chuyền đối với quy trình sản xuất của công ty tnhh saigon heritage factory s h f
Bảng 4. 2 Hiệu suất của Xưởng may trước khi cân bằng chuyền (Trang 63)
Bảng 4. 3 Phân tích thời gian của các công việc trong quá trình sản xuất. - ứng dụng phương pháp cân bằng chuyền đối với quy trình sản xuất của công ty tnhh saigon heritage factory s h f
Bảng 4. 3 Phân tích thời gian của các công việc trong quá trình sản xuất (Trang 63)
Bảng 4. 5 Thống kê thời gian di chuyển của các công đoạn - ứng dụng phương pháp cân bằng chuyền đối với quy trình sản xuất của công ty tnhh saigon heritage factory s h f
Bảng 4. 5 Thống kê thời gian di chuyển của các công đoạn (Trang 65)
Bảng 4. 7 Hiệu suất của Xưởng may sau khi cân bằng chuyền. - ứng dụng phương pháp cân bằng chuyền đối với quy trình sản xuất của công ty tnhh saigon heritage factory s h f
Bảng 4. 7 Hiệu suất của Xưởng may sau khi cân bằng chuyền (Trang 69)
Bảng 4. 8 Hiệu suất của Xưởng may sau khi cân bằng chuyền. - ứng dụng phương pháp cân bằng chuyền đối với quy trình sản xuất của công ty tnhh saigon heritage factory s h f
Bảng 4. 8 Hiệu suất của Xưởng may sau khi cân bằng chuyền (Trang 71)
Bảng 4. 9 Tỷ lệ hư hỏng của máy móc thiết bị tại xưởng may trong quá trình sản xuất - ứng dụng phương pháp cân bằng chuyền đối với quy trình sản xuất của công ty tnhh saigon heritage factory s h f
Bảng 4. 9 Tỷ lệ hư hỏng của máy móc thiết bị tại xưởng may trong quá trình sản xuất (Trang 72)
Hình 4.1 Biểu đồ pareto chi phí sửa chữa máy móc thiết bị tại xưởng - ứng dụng phương pháp cân bằng chuyền đối với quy trình sản xuất của công ty tnhh saigon heritage factory s h f
Hình 4.1 Biểu đồ pareto chi phí sửa chữa máy móc thiết bị tại xưởng (Trang 73)
Hình 4.2 Kế hoạch đào tạo giai đoạn 1 - ứng dụng phương pháp cân bằng chuyền đối với quy trình sản xuất của công ty tnhh saigon heritage factory s h f
Hình 4.2 Kế hoạch đào tạo giai đoạn 1 (Trang 78)
Hình 4.3 Kế hoạch đào tạo giai đoạn 2 - ứng dụng phương pháp cân bằng chuyền đối với quy trình sản xuất của công ty tnhh saigon heritage factory s h f
Hình 4.3 Kế hoạch đào tạo giai đoạn 2 (Trang 78)
Bảng 4. 12 Cơ cấu điểm đánh giá sau đào tạo - ứng dụng phương pháp cân bằng chuyền đối với quy trình sản xuất của công ty tnhh saigon heritage factory s h f
Bảng 4. 12 Cơ cấu điểm đánh giá sau đào tạo (Trang 79)
Bảng 4. 11 Biểu mẫu đánh giá sau đào tạo - ứng dụng phương pháp cân bằng chuyền đối với quy trình sản xuất của công ty tnhh saigon heritage factory s h f
Bảng 4. 11 Biểu mẫu đánh giá sau đào tạo (Trang 79)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w