DoanhnghiệpĐôngNamÁvànhững 'cuộc chiến' triệuđô Số thương vụ mua bán xuyên biên giới của các công ty ĐôngNamÁ từ đầu năm đến nay đã đạt kỷ lục 29,9 tỷ USD, gần gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Cảm thấy "chật hẹp" với môi trường trong nước, các doanhnghiệp thuộc các quốc gia ĐôngNamÁ đang vung tiền vươn ra bên ngoài để vừa mở rộng thị trường, vừa khẳng định tên tuổi của mình. “Cuộc chiếntriệu đô” giữa hãng bia Heineken và các nhà đầu tư Thái Lan để giành quyền kiểm soát một trong những đế chế bia lớn nhất khu vực này là minh chứng mới nhất cho thấy sự chuyển đổi quyền lực ở châu Á. Với ví tiền rủng rỉnh, các công ty lớn ĐôngNamÁ đang tìm cách vươn ra toàn cầu. Thai Beverage và Kindest Place là các công ty có liên quan đến tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi (Thái Lan) đã chính thức đe dọa vị trí vốn có lâu nay của Heineken. Công ty này quyết định mua vào 8,6% cổ phần của Công ty Đồ uống châu Á - Thái Bình Dương (APB) – một trong những hãng đồ uống lớn nhất khu vực và 26,2% cổ phần của Fraser & Neave (F&N) – tập đoàn liên doanh với Heineken trong APB. Heineken đáp trả bằng cách đề nghị chi 4,1 tỷ USD để mua cổ phần của F&N tại APB nhằm tiếp tục duy trì quyền kiểm soát với công ty này. Đầu tháng 8/2012, F&N đã chấp nhận chào giá trên của Heineken. Nhưng sau đó, Công ty Kindest Place (do con rể của tỷ phú Charoen điều hành) đã đưa ra đề nghị mua cổ phần của F&N với giá cao hơn. Giới phân tích nhận định nhữngđộng thái này có thể tạo ra một cuộcchiếnnắm quyền kiểm soát mới. Đây chỉ là một trong những “cuộc chiến” trong xu hướng chuyển dịch của các doanhnghiệp khu vực ĐôngNam Á. Thực tế này đặt ra một sự cạnh tranh mới đáng kể cho các công ty phương tây, đặc biệt trong các ngành như đồ uống, năng lượng và bất động sản. Xưa đến nay, các doanhnghiệp trong khu vực vẫn thường được coi là “đội đàn em” khi so với các tên tuổi khác đã thành danh ở châu Á như Toyota hay Samsung. Theo số liệu từ công ty tư vấn Dealogic có trụ sở tại London (Anh), số thương vụ mua bán xuyên biên giới của các công ty ĐôngNamÁ từ đầu năm đến nay đã đạt kỷ lục 29,9 tỷ USD, chưa kể các vụ mua bán do các quỹ đầu tư quốc gia của khu vực thực hiện. Con số này gần gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái và đã vượt mức 23,2 tỷ USD của cả năm 2011. "Hiện có rất nhiều sức mạnh kinh tế đang ngự trị ở ĐôngNamÁ và nó được phản ảnh bởi các công ty thuộc khu vực này”, Rajiv Biswas - kinh tế trưởng tại châu Á của Công ty phân tích kinh tế IHS Global Insight nhìn nhận. Không chỉ dừng lại trong khu vực, các công ty Đông NamÁ hiện đang tìm cách vươn xa hơn trên toàn cầu. Trong tháng 7, Công ty Royal Dutch Shell PLC (công ty dầu khí đa quốc gia liên kết giữa Hà Lan và Anh) đã để tuột mất cơ hội mua cổ phần của Cove Energy PLC – một công ty chuyên khai thác dầu và khí của Mozambique đang niêm yết trên thị trường chứng khoán London – vì Tập đoàn PTT Exploration & Production PCL của Thái Lan đưa ra những đề nghị còn hấp dẫn hơn với tổng trị giá lên tới 1,9 tỷ USD. Vào năm 2010, cũng chính tập đoàn này đã bỏ ra 2,3 tỷ USD để nắm giữ 40% cổ phần trong dự án khai thác cát và dầu tại Canada của công ty dầu khí Nauy Statoil ASA. Một công ty ĐôngNamÁ khác là Tập đoàn dầu khí quốc gia Petronas của Malaysia cũng đang trong quá trình thương thảo để thâu tóm tập đoàn Progress Energy Resources của Canada. Trong khi đó, công ty Genting Bhd. của nước này đã hướng sang Mỹ trong nỗ lực triển khai một khu nghỉ dưỡng – casino trị giá 4 tỷ USD tại New York, Mỹ cùng một dự án lớn khác tại Miami. Còn Felda Global Ventures Holdings (công ty sản xuất dầu cọ trực thuộc nhà nước Malaysia) lại có ý định dùng khoảng 3,3 tỷ USD để mua các tài sản nông nghiệp trên toàn thế giới. “Nhiều công ty Đông NamÁ hiện nay đang khao khát trở thành nhữngdoanhnghiệp thành đạt như Samsung của Hàn Quốc” - chuyên gia Vorapong Sutanont thuộc PricewaterhouseCoopers tại Bangkok, Thái Lan nhận xét. Hiện bức tranh tương lai về khả năng các công ty Đông NamÁ có vươn ra và đuổi kịp các tên tuổi lớn toàn cầu không còn chưa rõ ràng. Không ít công ty trong khu vực đã vấp ngã như trường hợp của PTT Exploration Thái Lan. Công ty này năm 2009 đã vướng phải rắc rối khi một giếng dầu mà họ sở hữu trong việc thâu tóm một công ty năng lượng của Australia, đã bị rò rỉ và gây nên vụ tràn dầu tồi tệ nhất trong lịch sử Australia. PTT Exploration cho biết, họ đã rút ra được rất nhiều kinh nghiệm từ vụ việc này. “Với tiềm lực vốn của mình, các công ty ĐôngNamÁ có thể thành công trong các thương vụ thâu tóm và không có điều gì sai trái cả. Tuy nhiên, nếu so với các siêu cường như Toyota hay Samsung thì năng lực của họ, nhất là về công nghệ chưa thể sánh kịp", nhà nghiên cứu kinh tế Joe Studwell bình luận. Chuyên gia này cũng cho rằng, các công ty ĐôngNamÁ cũng thường ít kinh nghiệm cạnh tranh trên cấp độ toàn cầu so với những đối thủ đã thành danh. Lợi thế đáng nể nhất của những công ty lớn trong khu vực để vươn ra toàn cầu hiện nay là có ví tiền “rủng rỉnh”. Tuy nhiên, lựa chọn cơ hội và địa chỉ nào để đầu tư, cũng như làm sao để các món đầu tư hiệu quả sẽ không phải là điều dễ dàng, khi mà có những thương hiệu toàn cầu đã tồn tại hàng thế kỷ vẫn phải gục ngã trước những sóng gió của kinh tế toàn cầu hiện nay. . Doanh nghiệp Đông Nam Á và những 'cuộc chiến' triệu đô Số thương vụ mua bán xuyên biên giới của các công ty Đông Nam Á từ đầu năm đến nay đã đạt. châu Á. Với ví tiền rủng rỉnh, các công ty lớn Đông Nam Á đang tìm cách vươn ra toàn cầu. Thai Beverage và Kindest Place là các công ty có liên quan đến tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi (Thái. chuyển dịch của các doanh nghiệp khu vực Đông Nam Á. Thực tế này đặt ra một sự cạnh tranh mới đáng kể cho các công ty phương tây, đặc biệt trong các ngành như đồ uống, năng lượng và bất động sản.